watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đất rừng phương nam-Chương 5 - tác giả Đoàn Giỏi Đoàn Giỏi

Đoàn Giỏi

Chương 5

Tác giả: Đoàn Giỏi

Dì Tư Béo đã đi rồi. Cả bác tài công già trong đoàn thuyền vận tải quân lương và anh học sinh cô-le đã cho tôi chiếc áo vét-tông, hiện giờ cũng không biết ở đâu.
phải chăng những người mà số mệnh đã run rủi cho tôi gặp họ trên đường giạt trôi vì khói lửa đều vội vàng tất bật buông rơi tôi lại, bỏ tôi trơ trọi giữa đường? Mà tôi chỉ
là thằng bé từ lúc còn lẫm chẫm biết đi cho đến mấy tháng trước đây chưa hề rời khỏi thành phố mình sinh trưởng. Hay đó là thử thách của cuộc đời đối với tôi chăng?
Anh Sáu tuyên truyền bảo tôi về ở với anh. Ban ngày tôi theo anh ra quét dọn phòng thông tin, tô lại những khẩu hiệu cũ. Ban đêm thì tôi bạ đâu ngủ đấy. CÓ khi tôi ăn và ngủ ở nhà anh, nhưng cũng có nhiều bữa tôi ăn cơm nơi nhà người khác, phần đông là các anh thanh niên trong chợ. Bởi họ thấy tôi dễ bảo có chút ít chữ nghĩa, lúc nào cũng sẵn sàng giúp họ viết những khẩu hiệu xanh đỏ lòe loẹt bằng các thứ kiểu chữgô-tích, ba-tông, broa... Đôi khi tôi còn chịu khó ngồi nắn nót vẽ nhũng chữ hoa trên góc các vuông khăn vải phin trắng còn thơm mùi hồ mà các chị phụ nữ Tiền phong đã cậy tôi vẽ để họ thêu...
Tôi làm các công việc vặt này một cách say sưa, bởi đó là thích thú của tôi, đồng thời cũng muốn phô khoe chút tài khéo léo của mình. Anh Sáu tuyên truyền chẳng đã
nhiều lần khen tôi là một thằng bé có "hoa tay" đấy ư
Dẫu sao thì tôi cũng vẫn buồn . Cái hy vọng gặp lại ba má tôi và ngày mình có thể trở về thành phố quê hương cứ khuấy động trong tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi.
Nhưng tôi tuyệt nhiên không hề hé môi thốt ra một lời than vãn. Thảng hoặc có một vài người nào đó lưu tâm hời hoàn cảnh gia đình cha mẹ tôi Ở đâu... thì tôi đều kiếm cớ nói tránh đi, hoặc lái câu chuyện về một hướng khác Tôi không muốn thấy ai bày tỏ lòng thương hại đối với mình. Bởi vì, nói cho cùng chung đem lại một kết quả
gì mà chỉ gây thêm tủi cực, xót xa hơn cho mình sau đó.
Tôi sống lần hồi ở xóm chợ này được đâu hơn một tháng . Ban ngày, tôi có thể tạm quên nỗi buồn nhớ ba má tôi bằng cách đi chơi đây đó, vui đùa với bọn nhỏ và các anh thanh niên. Nhưng ban đêm, tôi thường giật mình thức giấc thấy mình nghiêng mặt trên cánh cánh tay gối đầu ướt đầm nước mắt. .
Những con đường hàng me mượt mà lớp lá xanh non sau những trận mưa đầu mùa, suốt ngày vi vu tiếng kêu của những bầy ong không ngớt bay lượn trên những
chùm hoa, làm rơi lả tả những cánh hoa trắng bé xíu trên đầu bọn học trò nhỏ chúng tôi. Những con đường hàng xoài, mùa quả năm nào cũng có những chú pô lít( Cảnh sát) áo vàng cứ trưa lại núp trong các ngõ hẻm rình chộp lấy chiếc giàn thun(giàn ná, súng cao su ) của mấy đứa trẻ trốn bố mẹ, vờ đi học sớm để ra đó bắn quả xanh . . . Những đêm thứ bảy, ba tôi thường dắt tôi ra cầu tàu lục tỉnh ngồi xem ông thả mồi, buông một sợi câu rất dài, câu cá bông lau. Thành phố yên tĩnh dưới trăng khuya. Tiếng gió rì rào trên những ngọn dương trồng dọc con đường đá đỏ chạy cặp
theo bờ sông Tiền Giang, lác đác một vài người đi dạo đêm đứng dưới cội cây, hoặc ngồi trên bậc cầu đá nhìn ra dòng nước mênh mang nhấp nhánh ánh lửa thuyền câu .
Tôi đã lớn lên trong cái thành phố vừa đông vui trù mật vừa yên tĩnh dịu dàng, tràn ngập một thứ gió sông nhiễm đầy mùi phù sa và nắng ấm đó cho đến ngày "đằng mình" cướp chính quyền. . . . .
Lần .đầu tiên, tôi nghe ba tôi nói hai tiếng "độc lập" với một vẻ mặt dầy xúc động
- Bà nó ơi, độc lập rồi? . Thằng An, mày có biết không, TỔ quốc ta từ nay độc lập rồi
ông lắp bắp nói như vậy, mặt mũi tay chân đỏ bừng như con gà trống. Và bằng một dáng điệu rất tự hào, ba tôi đứng nghiêng đầu nhìn lá cờ đỏ sao vàng treo trên bục
ảnh HỒ Chí Minh mà các anh thanh niên Tiền phong vừa dựng Ở chỗ ngã ba đường, ngay trước cửa nhà tôi.
trường học của chúng tôi đóng cổng mấy hôm cho học sinh nghỉ ngơi đi biểu tình mừng ngày độc lập. Thành phố nhuốm màu đỏ rực của băng, cờ, khẩu hiệu ngày
đêm rầm rập bước chân của thanh niên, phụ nữ Tiền Phong, của Cộng hòa vệ binh, của các đội dân quân cách mạng vũ trang, của dân chúng từ các làng quận xa xôi
kéo về tỉnh mừng ngày hội lớn có một không hai đó . Thực ra thì bấy giờ tôi cũng không hiểu hết ý nghĩa của danh từ "độc !ập" là ra sao cả. Chỉ biết rằng thằng cò Tây, bọn lính Tây trong thành san-dá trước đây hay đuổi học sinh chúng tôi và thường bắt bớ đánh đập dân chúng, đã bị mình bắt bỏ vào khám sau một hồi chúng nó nổ súng lẹt đẹt chống cự lại ta, và bọn binh lính Nhật đóng trong thành phố lúc trước, giờ đây ra đường cúi mặt xuống, lê chiếc gươm dài như lê một khúc củi mục mà đi thất thểu.
Và tất cả các công sở, nhà máy trước kia do bọn chủ Pháp, chủ nhật cai quản, nay đầu thuộc về mình.
Chưa được hai mươi hôm, bỗng xôn xao nghe tin giặc pháp lại nổ súng đánh ta ở Sài Gòn. Thành phố tôi còn đang vui tở mở như bọn trẻ chúng tôi thi chỉ qua một dêm nghe biến cố, đã trở nên nghiêm nghị như một cụ già. ông già Tám đánh xe ngựa ở sát cạnh nhà tôi lúc nào cũng sẵn sàng một ngọn tầm vông, chỉ chờ dịp xông ra đâm chết lũ giặc. Người ta rèn vũ khí, người ta chuẩn bị lương khô, "ai có dao dùng dao. có mác dùng mác" - đúng như lời trong bảng hiệu triệu của hai ông Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh thay mặt Tổng bộ Việt Minh kêu gọi dân chúng xông ra bảo vệ nền độc lập của Tôi quốc mới phôi thai.
, Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi.. .
Trong dêm dài mù mịt tầm tã giọt mưa rơi, hay giữa ngày nắng chói chang dưới ánh mặt trời nóng như thiêu như đốt ở khắp góc phố, bờ sông, ngõ hẻm, bãi chợ, đầu
cầu trong những khu vườn ngoại Ô lan dài đến tận ruộng đồng và các xóm làng xa, tiếng hát cứ bồng lên như sóng, âm vang chưa dứt đầu này đã nghe nổi.lên dồn dập Ở chỗ cuối kia. Hình như không phải là người 'ta đang hát, mà họ gào lên với tết cả tâm hồn khát khao yêu nước yêu độc lập thì đúng hơn... Ủy ban nhân dân Nam BỘ từ sài gòn chuyển về đóng ở thành phố tôi, binh sĩ bị thương ở các mặt trận chung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn chở về nằm chật các gìùơng bệnh của y viện tỉnh. Ngày nào cũng có đoàn xe tô chở thanh niên Tiền phong, thanh niên Cứu quốc, cảm tử quân từ trong thành phố chạy ra hướng Trung lương đi về các vùng Phú Lâm, Chợ Đệm, nơi đang diễn ra các trận đánh ác liệt giữa các sư đoàn dân quân cách mạng với bọn giặc Pháp núp sau lưng bọn lính ăng-lê lính ấn ĐỘ mang đanh nghĩa Đồng minh vào tước khí giới Nhật và lén lút từ trong thành phố đánh ra.
Đêm, tôi thường rất ít ngủ. Giấc ngủ cứ chập chờn trong tiếng bánh ôtô chuyển rung động phố chở thanh niên ra mặt trận, trong những lời hát sôi nổi bằng giọng trầm hùng của những anh sinh viên, học anh cỡ lớn
xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, xếp bút nghiên coi thường công danh..."
CÓ khi tôi chiêm bao thấy mình đã lớn mặc áo sơ mi trắng lồng vào quần sóc đen, đầu đội nón bàng rộng vành, bên lưng đeo dao găm, tay cầm tầm vông đứng gác trước trụ sở Uy ban nhân dân như một anh thanh niên Tiền phong thực thụ. "Đánh giặc cũng vui chứ Tôi thường nghĩ như vậy và háo hức tiếc mình vì còn bé quá, không được theo các anh ra mặt trận.
Giặc đã tiến xuống đến gần Tân An. Ta vẫn còn án ngữ ở hai đầu cầu quan trọng trên hai con sông Vàm CỎ Đông và Vàm CỎ Tây, thì chưa dễ gì chúng có thể tới tỉnh
Định Tiếng này được...
Một đêm, tôi dang ngủ bỗng giật mình choàng dậy.
Tiếng gì y như tiếng bọn giặc tấn công . . Đùng. . . oang. . . áng. oàng
Hai chân tôi đạp lung tung mà cũng không rút ra được khỏi chăn. Trong nhà tối den. Một tiếng nổ, hai tiếng nổ, ba tiếng nổ. Rồi một tràng dài tiếng nổ liền theo, không đếm xuể nữa.
- ông ơi ? Tây tới rồi , ông ơ. . . ơ. . . oi ! - má tôi hét thất thanh. Tiếng chân má tôi quờ quạng dò tìm đôi guốc.
Ba tôi đập mạnh tay xuống bàn:
- Im! Để nghe coi phải không đã? Làm gì mà cuống lên. . . như giặc tới vậy? .
Má tôi lại hét :
- Tây tới bên nách rồi, ông còn đứng đây chờ nghe? An ơi dậy mau! Tây tới rồi, con ơi!
Tôi-nhảy phóc xuống giường, dụi mắt lia lịa. Tôi chạy va đầu vào một cái ghế. Cả ngừờl, cả ghế ngã đổ lổng chổng. Tay tôi sờ soạng mãi vẫn không tìm được lối ra
khỏi buồng.
Tiếng guốc chạy lốp cốp ra phòng ngoài. Nghe hơi thở hổn hển vụt qua trước mặt, tôi lao tới ôm chầm lấy má tôi súng đại liên nổ pập pập.'.. một tràng dài. Tiếng ào
ào khủng khiếp chạy trên rời như một cái chổi khổng lồ bằng sắt quét không khí, cuốn theo những luồng gió hút ghê rợn . Trẻ con các nhà hàng xóm khóc vang dậy. Bỗng nghe cánh cửa chớp bật "kẹt" một tiếng. ánh điện đường ùa vào nhà sáng rực. Ba tôi đã đứng đấy, hai tay vin vào thành cửa sổ, chồm người ra ngoài quan sát. Má tôi vẫn ngồi trên nền gạch, đầu tóc xòa tung phủ xuống mắt tôi.
Đôi mắt má tôi mở thao láo vì sợ hãi, hai bàn tay bà run run ôm chặt lấy tôi. Tôi toan gỡ tay má tôi .để chạy ra ngoài xem thế nào, thì ánh diện ngoài đường vụt tắt.
Tiếng guốc khua lộp cộp bên các nhà hàng xóm, tiếng trẻ con khóc cũng đồng thời im bặt. Một sự im lặng mênh mông ập xuống nặng nề ghê rợn. Đột nhiên tiếng súng lại
đùng đùng. . . oang. . . oang nổi lên . Bây giờ, tới phiên có nhiều bà vừa gọi nhau vừa khóc. Trẻ con thì không phải nói . Chúng nó đã khóc thét lên khi tiếng đại bác bắt đầu nổ đợt thứ hai. .
Má tôi móc được bao diêm trong túi ra, quýnh quáng đánh lên.. Que diêm cứ trật xoèn xoẹt ngoài vỏ bao. Tôi thớ đến cái công tắc, bèn chạy đến chỗ bật đèn. Tôi cứ
vẫn lắc cắc mãi mà trong nhà vẫn tối đen. Thôi, ngoài nhà máy đèn người ta đã cắt điện rồi! Xoẹt... xoẹt!... Lửa bỗng lòe lên . Má tôi cứ cầm cái đèn trứng vịt chạy ra chạy vào
Ngoài đường, tiếng người kêu thét, tiến chân chạy hỗn loạn. Xe thổ mộ chọc cán roi vào căm xe (nan hoa ) khua lách . Ngựa nhảy dựng, hí ran, gõ móng cồm cộp xuống mặt đường, tung vó phi nước đại. ô-tô rú ga hù hù, rít phanh ken két, vừa hãm tốc độ máy xong lại hù hù mở máy rú lên lại. Chuông xe đạp leng keng... leng keng...
không dứt. Ngừờl lạc gọi nhau. Trẻ con kêu khóc. .. Tất cả cuốn di, xa dần. Rồi lại từ từ kéo đến một tốp người khác, đông hơn, dài hơn. Tốp này đến tốp sau, liên tiếp vượt qua trước nhà tôi, chạy ra khỏi thành phố như một cuộc đuổi bắt khổng lồ.
Trong ánh dèn dầu hỏa lù mù, giữa đống bàn ghế hỗn độn, đồ dạc tháo tung bừa bãi, má tôi cuống lên, loay hoay mãi vẫn không nhét được cái gì vào va-li. Cái gì má tôi cũng muốn mang theo, vừa bỏ ra lại nhặt vào, lại bỏ ra.Ba tôi thì tỏ ra trầm tĩnh hơn. Những thứ nào không cần thiết,ông vất ra ngay. Má tôi vừa giục, vừa càu nhàu vừa khóc Ba tôi không muốn cãi nhau với má tôi trong lúc này, cứ thản nhiên thu xếp đồ đạc vào hai chiếc va-li.
Tôi đã lóc cóc chạy ra khỏi nhà, đứng nhìn đoàn người tản cư diễu qua như nước chảy. Hồi lâu, ba tôi dắt xe đạp ra nhập vào toán ngươi thưa thớt vừa hớt hải chạy tới. Hai chiếc va-li to tướng, ba tôi đã đặt xuôi một chiếc lên ghi dông, một chiếc buộc sau booc-ba-ga . Má tôi khóa cửa xong, tay cầm nón không kịp đội, tay xách chiếc làn mây nhét linh tinh từ chai nước mắm đến cái bàn chải đánh răng, hối hả chạy theo ra đường.
Trời chưa rạng, nhưng một thứ ánh sáng tai tái đã vươn nhẹ trên những đầu cây mận còn im lìm ngái ngủ trước sân những ngôi nhà nhỏ, cửa đóng chặt, chắc là chủ nhà cũng vừa rời đi trước chúng tôi không lâu. Trong các xóm vườn trồng cây ăn quả, có bóng những người đàn ông cởi trần hiện lờ mờ trong sáng, đang chạy đuổi bắt heo, bắt gà vịt. "Thực hiện triệt để vườn không nhà trống khi giặc đến", tôi nhớ tới khẩu hiệu dán chỗ ngã ba nhà tôi mấy hôm trước, và lia cặp mắt thán phục nhìn theo bóng những người đàn ông cởi trần chạy thấp thoáng trong các vươn cây Đi một quãng, tôi gặp bọn thằng Phi, thằng Tính mặc quần sóc tuýt-xo, áo sơ mi thả cúc, đứng giữa đường cạnh chiếc ô-tô mui hòm sơn đen chết máy đỗ bên lề hai anh em nó thấy gia đình tôi lích kích đẩy chiếc xe đạp thồ va-li cồng kềnh ngang qua, chúng nó thọc tay vào túi quần, nhe răng cười. Dường như chúng nó cười chào....
mà thực ra không phải cười chào. Coi bộ chúng nó không có vẻ gì lo lắng cả . Ba nó ưỡn cái bụng to ra, dừng bên gốc cây vẫn phì phèo hút thuốc lá thơm, xem người tài xế loay hoay chui dưới gầm xe chữa máy. Má nó thì ngồi nhai trầu trong xe bên cạnh có người vú em đang bung búng vào những sợi dây dàn để dỗ em nín khóc. Cho tới
cả cây đàn măng-đô-lin, chúng nó cũng mang theo chơi trong lúc chạy giặc!
Tôi bỗng chợt nhớ mình còn quên một món ở nhà, toan chạy trở lại. Nhưng ba tôi lừ mắt nhìn tôi, và ông cứ cắm cúi đẩy chiếc xe đạp cồng kềnh vượt sang ngã ba Đạo
Ngạn. Chúng tôi đã ra khỏi thành phố rồi, CÓ quay lại cũng không kịp. Huống chi cửa nhà tôi đã khóa chặt, mà má thì nhất định không trao chìa khóa cho tôi.
ôi, cái địa bàn bằng quả trứng có cây kim đồng hồ quay quay chỉ về hướng bắc của anh Ba thủy thủ cho tôi năm ngoái, nó còn nằm trong ngăn kéo bàn học, bên cạnh hộp thuốc màu Lơ-phơ-răng và xấp các-pốt-tan( Bưu ảnh) in đủ hình phong cảnh năm châu bốn biển... Tại sao tôi lại có thể quên cái "tài sản' .quí báu ấy của mình được? Tôi đâm ra giận má tôi Đến chai nước mắm bà vẫn còn nhớ mang theo, thế
mà những thứ ấy bà lại không nhớ giùm tôi.
Không biết hiện giờ anh Ba thủy thủ thân mến của tôi ở đâu? Anh có nhập vào Cộng hòa vệ binh chặn đánh giặc Pháp ở nơi nào đó không Hay anh đang lênh đênh trên một con tàu giữa biển khơi mà không biết rằng giờ đây, giặc Pháp đang đuổi tôi chạy hộc tốc thế này? Chân bước đi mà mặt tôi cứ ngoảnh lại nhìn về thành phố. Mấy đứa bạn nhỏ cua tôi ở bên kia đầu cầu quay, vùng chợ cũ, xóm Đình, xóm cả, chắc đã chạy vế hướng chùa Vinh Tràng đổ về GÒ Cát, Bến Tranh rồi... Chà, mai mốt đây cánh thanh niên đuổi giặc ra khỏi thành phố, chúng tôi lại quay về gặp nhau, tha hồ mà kể dủ thứ chuyện nhé?
Tôi vừa có phần lo, lại vừa có phần vui. CÓ gì đâu mà má tôi lại mặt xanh mày xám thế kia? Lâu lâu, tản cư một lần thế này cũng vui như cái bận quân Đồng minh ném bom bọn Nhật, đi ít hôm lại về: Lúc về, trong các buổi đến trường gặp nhau chúng tôi càng thêm nhiều chuyện vui hơn trước.
Chạy nhanh lên bà con ơi!
Tiếng kêu của một người nào đó khiến chúng tới giật mình quay lại. Cây dang bị chặt ngã, đổ rầm rầm phía sau. Thanh niên bắt đầu đốn cây chặn đường, ngừa giặc tiến về hướng này. Người ta kháo nhau: thằng Tây khôn lắm! NÓ chẳng dại gì từ Tân An đánh xuống. NÓ vòng ra biển rồi bất ngờ từ cửa GÒ công thọc lên. Mình không đề phòng mặt đó thì đến trời cũng chẳng kịp trở tay" . Một tiếng nổ vọng rền từ trung tâm thành phố. Cột khói đen sì cuồn cuộn bốc lên. Một chỗ, hai chỗ, ba chỗ lửa đã cháy khắp nơi trong thành phố, từ trên bẹ một ngọn dừa cao chót vót, một cụ già đứng che tay lên mắt, nhìn theo các cột khói.
Tây chiếm Mỹ Tho rồi, bà con ơil - Tiếng kêu thất thanh của ông lão tắt giữa những tràng tiếng súng liên thanh nặng nổ pãp... pập và tiếng đạn bay vui víu trên trời
Hai hôm sau, chúng tôi chạy tới Cai Lậy, cách thành phố tỉnh ly chừng ba tầm súng đại bác. Thị : trấn vẫn đông vui, chợ nhóm tấp nập như thường nhưng không khí chuẩn bị chiến đấu có phần sôi nổi và căng hơn ở tỉnh Ba má tôi vào ở nhờ nhà một người bà con. Không hiểu sao tôi cũng bắt chước điệu bộ quái quỉ của anh em
thằng Phi, thằng Tính, thọc hai tay vào túi quần sooc, nhẩn nha đi dạo phố. Tôi đứng xem các anh thanh niên nông dân mặc quần áo nhuộm màu phèn, tóc tai bù xù,
từ các thôn ấp xa xôi vác tầm vông nối nhau kéo vào thị trấn. Trông cũng khí thế lắm. HỌ ít nói, ít cười, mặt lầm lầm. Chắc là đánh giặc khá lắm. Nhưng họ xếp hàng
từng tiểu dội đi la mác, chân tay con chệch choạc, không được đều bước và oai như các anh thanh niên ở tỉnh. Tôi chỉ phục nhất có cậu Lê Văn Tám ở Sài Gòn. Ngày nào tôi cũng vào phòng thông tin xem tranh, đọc báo "Kèn gọi lính" để về kể lại cho má tôi nghe. Cậu này cũng cỡ tuổi tôi thôi, có khi còn bé hơn, thế mà dám tẩm dầu vào người đốt kho xăng địch thì bảnh thật Người họa sĩ nào vẽ bức tranh "Em bé tẩm dầu, đã tô nhiều ngọn lửa quá, khiến tôi chỉ thấy có đôi mắt sáng ngời của cậu bé, còn cả ngươi cậu ta thì đỏ rực như một cây đuốc ấy! Giá tôi có mang hộp thuốc màu theo thì tôi cũng bắt chước vẽ một bức như thế này để khi nào trở về đưa ra treo ở lớp học.
Thường trong lớp, tôi là đứa học trò vẽ giỏi nhất. Thầy giáo đã nhiều lần khen, bảo tôi vẽ những hình con bọ dừa, con bướm phóng đại to như cái quạt treo lên bảng
làm bài học cho cả lớp kia mà!
Tôi chẳng đủ thì giờ nghĩ lan man những chuyện đâu đâu nữa. Tôi ở Cai Lây độ tuần lễ thì giặc Pháp mò lên.
Gia đình tôi lại chạy về hướng Cái Bè . Chúng tôi cứ chạy truy tầm đại bác của giặc. Rồi Cái Bè cũng mất. Gia đình tôi chạy vào đồng ruộng. Chiếc xe đạp vướng lắm, ba tôi đem biếu nó cho các anh tự vệ dùng để chạy liên lạc trên đường quốc lộ. . .
Bây giờ thì tiếng súng nổ rền bốn phía chung quanh, không còn biết đâu là đâu nữa. Chúng tôi quá giang theo xuồng của đồng bào đi vào chợ Thiên Hộ( Thiên hộ dương tên một người anh hùng chống pháp ở đồng háp mười ).
Những người nông đần sẵn sàng giúp đỡ ba má tới đủ mọi thứ. HỌ cho gạo thổi cơm, cho mượn xuồng đi chợ. . .
Những thằng bé con còn dạy tôi cách cầm chĩa ba mũi phóng cá rô dưới kênh... Ở đây cũng thú, chỉ phải cái muỗi và đỉa thì quá lắm! Nhiều đến phát khiếp? Đứng ở
sân chợ nhìn về quảng đông, chỉ thấy đồng cỏ mịt mùng, lau sậy nối liền với chân trời. Hóa ra đồng tháp mười là chốn này đây. Tưởng ở yên, nhưng chưa được mấy hôm, tàu bay giặc đã ầm ầm ù ù bay lượn dọc theo các xóm bờ kênh bắn xuống như trấu vãi. Thế là chúng tôi lại đi.
Qua Mỹ An, qua Cái Bèo, chúng tôi lại đổ ra hướng sông Tiền Giang.
Những làng mạc êm đềm, bóng dừa bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng, măng cụt... Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài . . . Tất cả những nơi mắt tôi nhìn thấy, chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của nó, không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất . . . Và cũng từ những thôn ấp xa xôi , bình yên phẳng lặng ấy, những anh thanh niên, những chị phụ nữ, những em bé, những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ khí thô sơ. Chao ôi Những người nông dân xưa kia đi vào thành phố thì củ mỉ cù mì, chẳng thấy nói một câu, bước e dè, sợ sệt từ thằng lính mã tà(lính gác đường) cho đến con mụ góp tiền chỗ, nhẫn nhục mỉm cười trước những cặp mắt rẻ khinh của bọn người thành phố ăn trắng mặc trơn, thì bây giờ, họ đà vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ những con người đã rời bỏ đô thị chạy đi trước khi giặc tới? Và dù miệng họ không nói ra được ý nghĩ của mình bằng những danh từ bóng bẩy văn hoa, nhưng hành động của họ lại thiết thực và anh dũng biết bao trước lời kêu gọi của TỔ quốc lâm nguy...
tiến lên đường máu, quốc dân Việt Nam!
Non nước nát tan vì quân thù xâm lấn.
Đồng bào mau hiệp sức ra đấu tranh .
Đi đi. .. nước mất sao ta nỡ đành...
Tiến lên vì nước, thù kia ta đánh lui
Tiến lên đường máu, núi sông sáng ngời.. .
Trong tiếng sóng ầm ầm của dòng sông Cửu Long ngày đêm không ngớt thét gào, tiếng hát của họ vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi, khi thì như
thúc giục gọi kêu, khi thì như giận dỗi trách mắng, lúc lại nghe như buồn bã âu sầu, lúc lại cuồn cuộn lên đầy phẫn nộ... Hay là vì từ trong tấm lòng thơ bé của tôi, từ
lúc tâm trạng buồn vui khác nhau làm cho tôi nghe ra như thế, tôi cũng chẳng biết nữa?
Chúng tôi đã vượt sông Tiền Giang và mò mẫm lần hồi, hơn tháng sau đã nghe tiếng sóng vỗ. bờ của dòng sông Hậu Giang trước mắt. Đến đây thì sức má tôi đã yếu
lắm. CÓ những đêm không chạy nổi nữa, chúng tôi phải dừng lại.ngủ giữa cánh đồng trơ trụi, quần áo ướt đẫm sương, có khi phải đội mưa đi suốt ngày; mệt vẫn không
dám nghỉ, đói vẫn không kịp ăn... Lo sợ và cực nhọc đã quật má tôi ngã xuống mấy bận ở dọc đường. Tai hại nhất là những cơn sốt liên miên kéo dài, làm cho con người gầy gò như má tôi mỗi ngày một kiệt di. Nhiều bữa, má tôi không ăn uống gì, nằm thở mệt nhọc, bàn tay lạnh ngắt cứ nắm chặt lấy tay tôi. Nhưng đến khi nghe
tiếng súng nổ, thì má tôi lại tức khắc ngồi dậy, nhanh nhẹn thu vén đồ đạc, dắt tôi chạy theo đoàn người tản cư.
Hễ có dịp dừng lại một nơi nào yên ổn, là y như một chốc sau, tôi đã lẻn trốn má tôi, nhập bọn với đám trẻ, con những người tản cư khác và bọn trẻ địa phương chưa
hề quen biết bao giờ. Chúng tôi đi thật xa, ra tận giữa đồng, hoặc chui vào những khu vườn rậm để người lớn không tìm thấy, ở dó chúng tôi mặc sức bày ra dủ các thứ trò chơi mà trước kia ở thành phố tôi chưa hề nghĩ ra. Chỉ cần một cái mo cau rụng và mươi cọng sậy là chúng tôi đã làm thành chiếc cộ hai ngựa kéo, đưa viên tướng cởi truồng đầu đội mũ tết lá xanh di "quan sát mặt trận theo sau có cả tiểu đội trẻ em bồng súng theo hầu. Với vài bẹ chuối cắt ngắn, cắm đầy que khô thả xuống. con mương nhỏ, thế là chúng tôi đã có cả một đội hải thuyền rồi. Còn đạn trái phá thì tha hồ, cứ nhặt quả mù u rụng ném xuống 'lệnh uỳnh" làm cho bẹ chuối dập dềnh, nước có bắn tung tóe ướt cả áo quần cũng mặc.. . Chúng tôi bày ra rồi lại phá đi, ngày này qua ngày khác, nhiều trò chơi cứ lặp lại mãi không đứa nào thấy chán.
- An ơi? Ba má chỉ có mỗi mình con. Giặc bắn phá lung tung mà con chẳng biết lo lắng chút gì ! Còn cứ mê chơi đi lung tung, rủi ro bị lạc, hay có nguy hiểm gì xảy ra thì ba má biết con ở đâu mà tìm! - Má tôi thường rầu rầu nét mặt bảo tôi như vậy. -
Tôi thương má tôi lắm. Những lúc ấy thì giá có trời xuống rủ đi chơi tôi cũng chẳng đi. Tôi rơm rớm nước mắt, cúi mặt xuống, lòng buồn thỉu buồn thiu.
Nhưng nước mắt và cái buồn của trẻ thơ mau đến và cũng mau tan, như những giọt mưa bóng mây thôi. Quẩn quanh bên chân má tôi được vài buổi, tôi lại lén theo bọn
nhỏ, chạy nhảy reo hò như một đám quỉ ranh, hoặc lại đi chơi xa cùng chúng nó.
Một buổi trưa, tôi lẽo đẽo theo mấy đứa chăn trâu mò vào đầm sen bắt cá thia thia. Bỗng có hai chiếc tàu bay khu trục đen sì ầm ầm bay tới. Như hai con ác điểu khổng lồ, chúng gào rú lượn lên sà xuống, quần trên đầu xóm bờ sông, chỗ đám người tản cư vừa dừng lại ban sáng. bom rơi xuống từng chùm, trông rõ mồn một.
Tiếng bom nổ rung rinh cả mặt nước đầm sen. Súng bắn dữ đội. Dường như chỉ có tiếng súng trên trời bắn xuống.
Khói cuồn cuộn phủ mất những đầu cây cao nhất mọc dọc theo bờ sông. Bọn chăn trâu mặt xám ngoét, vất rổ chạy tứ tung Mãi đến tối, lửa vẫn còn cháy đỏ khắp làng
Tôi lần về đến nơi thì không.thấy ba má tôi đâu nữa.
Ngôi nhà chúng tôi vào nghỉ nhờ ban sáng giờ chỉ còn lại mỗi đống tro, và những cây cột than gãy đổ vẫn còn đang nghi ngút cháy.
- Còn ở đây à? Giặc đổ bộ rồi, không biết sao?
NÓ đổ bộ lên . . . ở đâu, anh?
- Đóng ở trong đình ấp dutn chứ còn ở đâu!
Một anh thanh niên tự vệ cầm tầm vông đi qua gặp tôi đã bao tôi như vậy. Tôi hỏi thăm ba má tôi, anh chẳng biết. Tôi hỏi rất nhiều người khác nhưng chẳng ai biết cả. HỌ bảo tôi cứ chạy dọc bờ sông, đi về hướng ấp trên xem may ra có gặp không
Tôi trượt lên ngã xuống, lần theo vết chân những nơừơi chạy trước mà đi mãi. Tôi cũng không biết mình đi đâu Đến một ngã ba sông thì cùng đường. Tôi ngồi xuống
một gốc cây xa-kê? chờ xem có chiếc xuồng nào tới để xin quá giang sang bên kia bờ.
Đêm tối quá, Trời lại lấc rắc đổ mưa. Tôi quên cả mệt cả đói quên cả giặc đằng sau lưng, chỉ lo không tìm được ba má tôi. Vào khoảng nửa đêm thì có một đoàn thuyền vận tải ngang qua. .. Tôi đã gặp anh học sinh cô-le và bác tài công già tốt bụng, và họ cho tôi xuống thuyền.
HỌ bảo tôi cứ đi theo họ, rồi sẽ tìm gặp ba má nay mai thôi. Cho đến bây giờ, rốt lại thì tôi vẫn ngồi một mình ở đây.



Dì Tư Béo đã đi rồi. Cả bác tài công già trong đoàn thuyền vận tải quân lương và anh học sinh cô-le đã cho tôi chiếc áo vét-tông, hiện giờ cũng không biết ở đâu.
phải chăng những người mà số mệnh đã run rủi cho tôi gặp họ trên đường giạt trôi vì khói lửa đều vội vàng tất bật buông rơi tôi lại, bỏ tôi trơ trọi giữa đường? Mà tôi chỉ
là thằng bé từ lúc còn lẫm chẫm biết đi cho đến mấy tháng trước đây chưa hề rời khỏi thành phố mình sinh trưởng. Hay đó là thử thách của cuộc đời đối với tôi chăng?
Anh Sáu tuyên truyền bảo tôi về ở với anh. Ban ngày tôi theo anh ra quét dọn phòng thông tin, tô lại những khẩu hiệu cũ. Ban đêm thì tôi bạ đâu ngủ đấy. CÓ khi tôi ăn và ngủ ở nhà anh, nhưng cũng có nhiều bữa tôi ăn cơm nơi nhà người khác, phần đông là các anh thanh niên trong chợ. Bởi họ thấy tôi dễ bảo có chút ít chữ nghĩa, lúc nào cũng sẵn sàng giúp họ viết những khẩu hiệu xanh đỏ lòe loẹt bằng các thứ kiểu chữgô-tích, ba-tông, broa... Đôi khi tôi còn chịu khó ngồi nắn nót vẽ nhũng chữ hoa trên góc các vuông khăn vải phin trắng còn thơm mùi hồ mà các chị phụ nữ Tiền phong đã cậy tôi vẽ để họ thêu...
Tôi làm các công việc vặt này một cách say sưa, bởi đó là thích thú của tôi, đồng thời cũng muốn phô khoe chút tài khéo léo của mình. Anh Sáu tuyên truyền chẳng đã
nhiều lần khen tôi là một thằng bé có "hoa tay" đấy ư
Dẫu sao thì tôi cũng vẫn buồn . Cái hy vọng gặp lại ba má tôi và ngày mình có thể trở về thành phố quê hương cứ khuấy động trong tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi.
Nhưng tôi tuyệt nhiên không hề hé môi thốt ra một lời than vãn. Thảng hoặc có một vài người nào đó lưu tâm hời hoàn cảnh gia đình cha mẹ tôi Ở đâu... thì tôi đều kiếm cớ nói tránh đi, hoặc lái câu chuyện về một hướng khác Tôi không muốn thấy ai bày tỏ lòng thương hại đối với mình. Bởi vì, nói cho cùng chung đem lại một kết quả
gì mà chỉ gây thêm tủi cực, xót xa hơn cho mình sau đó.
Tôi sống lần hồi ở xóm chợ này được đâu hơn một tháng . Ban ngày, tôi có thể tạm quên nỗi buồn nhớ ba má tôi bằng cách đi chơi đây đó, vui đùa với bọn nhỏ và các anh thanh niên. Nhưng ban đêm, tôi thường giật mình thức giấc thấy mình nghiêng mặt trên cánh cánh tay gối đầu ướt đầm nước mắt. .
Những con đường hàng me mượt mà lớp lá xanh non sau những trận mưa đầu mùa, suốt ngày vi vu tiếng kêu của những bầy ong không ngớt bay lượn trên những
chùm hoa, làm rơi lả tả những cánh hoa trắng bé xíu trên đầu bọn học trò nhỏ chúng tôi. Những con đường hàng xoài, mùa quả năm nào cũng có những chú pô lít( Cảnh sát) áo vàng cứ trưa lại núp trong các ngõ hẻm rình chộp lấy chiếc giàn thun(giàn ná, súng cao su ) của mấy đứa trẻ trốn bố mẹ, vờ đi học sớm để ra đó bắn quả xanh . . . Những đêm thứ bảy, ba tôi thường dắt tôi ra cầu tàu lục tỉnh ngồi xem ông thả mồi, buông một sợi câu rất dài, câu cá bông lau. Thành phố yên tĩnh dưới trăng khuya. Tiếng gió rì rào trên những ngọn dương trồng dọc con đường đá đỏ chạy cặp
theo bờ sông Tiền Giang, lác đác một vài người đi dạo đêm đứng dưới cội cây, hoặc ngồi trên bậc cầu đá nhìn ra dòng nước mênh mang nhấp nhánh ánh lửa thuyền câu .
Tôi đã lớn lên trong cái thành phố vừa đông vui trù mật vừa yên tĩnh dịu dàng, tràn ngập một thứ gió sông nhiễm đầy mùi phù sa và nắng ấm đó cho đến ngày "đằng mình" cướp chính quyền. . . . .
Lần .đầu tiên, tôi nghe ba tôi nói hai tiếng "độc lập" với một vẻ mặt dầy xúc động
- Bà nó ơi, độc lập rồi? . Thằng An, mày có biết không, TỔ quốc ta từ nay độc lập rồi
ông lắp bắp nói như vậy, mặt mũi tay chân đỏ bừng như con gà trống. Và bằng một dáng điệu rất tự hào, ba tôi đứng nghiêng đầu nhìn lá cờ đỏ sao vàng treo trên bục
ảnh HỒ Chí Minh mà các anh thanh niên Tiền phong vừa dựng Ở chỗ ngã ba đường, ngay trước cửa nhà tôi.
trường học của chúng tôi đóng cổng mấy hôm cho học sinh nghỉ ngơi đi biểu tình mừng ngày độc lập. Thành phố nhuốm màu đỏ rực của băng, cờ, khẩu hiệu ngày
đêm rầm rập bước chân của thanh niên, phụ nữ Tiền Phong, của Cộng hòa vệ binh, của các đội dân quân cách mạng vũ trang, của dân chúng từ các làng quận xa xôi
kéo về tỉnh mừng ngày hội lớn có một không hai đó . Thực ra thì bấy giờ tôi cũng không hiểu hết ý nghĩa của danh từ "độc !ập" là ra sao cả. Chỉ biết rằng thằng cò Tây, bọn lính Tây trong thành san-dá trước đây hay đuổi học sinh chúng tôi và thường bắt bớ đánh đập dân chúng, đã bị mình bắt bỏ vào khám sau một hồi chúng nó nổ súng lẹt đẹt chống cự lại ta, và bọn binh lính Nhật đóng trong thành phố lúc trước, giờ đây ra đường cúi mặt xuống, lê chiếc gươm dài như lê một khúc củi mục mà đi thất thểu.
Và tất cả các công sở, nhà máy trước kia do bọn chủ Pháp, chủ nhật cai quản, nay đầu thuộc về mình.
Chưa được hai mươi hôm, bỗng xôn xao nghe tin giặc pháp lại nổ súng đánh ta ở Sài Gòn. Thành phố tôi còn đang vui tở mở như bọn trẻ chúng tôi thi chỉ qua một dêm nghe biến cố, đã trở nên nghiêm nghị như một cụ già. ông già Tám đánh xe ngựa ở sát cạnh nhà tôi lúc nào cũng sẵn sàng một ngọn tầm vông, chỉ chờ dịp xông ra đâm chết lũ giặc. Người ta rèn vũ khí, người ta chuẩn bị lương khô, "ai có dao dùng dao. có mác dùng mác" - đúng như lời trong bảng hiệu triệu của hai ông Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh thay mặt Tổng bộ Việt Minh kêu gọi dân chúng xông ra bảo vệ nền độc lập của Tôi quốc mới phôi thai.
, Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi.. .
Trong dêm dài mù mịt tầm tã giọt mưa rơi, hay giữa ngày nắng chói chang dưới ánh mặt trời nóng như thiêu như đốt ở khắp góc phố, bờ sông, ngõ hẻm, bãi chợ, đầu
cầu trong những khu vườn ngoại Ô lan dài đến tận ruộng đồng và các xóm làng xa, tiếng hát cứ bồng lên như sóng, âm vang chưa dứt đầu này đã nghe nổi.lên dồn dập Ở chỗ cuối kia. Hình như không phải là người 'ta đang hát, mà họ gào lên với tết cả tâm hồn khát khao yêu nước yêu độc lập thì đúng hơn... Ủy ban nhân dân Nam BỘ từ sài gòn chuyển về đóng ở thành phố tôi, binh sĩ bị thương ở các mặt trận chung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn chở về nằm chật các gìùơng bệnh của y viện tỉnh. Ngày nào cũng có đoàn xe tô chở thanh niên Tiền phong, thanh niên Cứu quốc, cảm tử quân từ trong thành phố chạy ra hướng Trung lương đi về các vùng Phú Lâm, Chợ Đệm, nơi đang diễn ra các trận đánh ác liệt giữa các sư đoàn dân quân cách mạng với bọn giặc Pháp núp sau lưng bọn lính ăng-lê lính ấn ĐỘ mang đanh nghĩa Đồng minh vào tước khí giới Nhật và lén lút từ trong thành phố đánh ra.
Đêm, tôi thường rất ít ngủ. Giấc ngủ cứ chập chờn trong tiếng bánh ôtô chuyển rung động phố chở thanh niên ra mặt trận, trong những lời hát sôi nổi bằng giọng trầm hùng của những anh sinh viên, học anh cỡ lớn

xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, xếp bút nghiên coi thường công danh..."

CÓ khi tôi chiêm bao thấy mình đã lớn mặc áo sơ mi trắng lồng vào quần sóc đen, đầu đội nón bàng rộng vành, bên lưng đeo dao găm, tay cầm tầm vông đứng gác trước trụ sở Uy ban nhân dân như một anh thanh niên Tiền phong thực thụ. "Đánh giặc cũng vui chứ Tôi thường nghĩ như vậy và háo hức tiếc mình vì còn bé quá, không được theo các anh ra mặt trận.
Giặc đã tiến xuống đến gần Tân An. Ta vẫn còn án ngữ ở hai đầu cầu quan trọng trên hai con sông Vàm CỎ Đông và Vàm CỎ Tây, thì chưa dễ gì chúng có thể tới tỉnh
Định Tiếng này được...
Một đêm, tôi dang ngủ bỗng giật mình choàng dậy.
Tiếng gì y như tiếng bọn giặc tấn công . . Đùng. . . oang. . . áng. oàng
Hai chân tôi đạp lung tung mà cũng không rút ra được khỏi chăn. Trong nhà tối den. Một tiếng nổ, hai tiếng nổ, ba tiếng nổ. Rồi một tràng dài tiếng nổ liền theo, không đếm xuể nữa.
- ông ơi ? Tây tới rồi , ông ơ. . . ơ. . . oi ! - má tôi hét thất thanh. Tiếng chân má tôi quờ quạng dò tìm đôi guốc.
Ba tôi đập mạnh tay xuống bàn:
- Im! Để nghe coi phải không đã? Làm gì mà cuống lên. . . như giặc tới vậy? .
Má tôi lại hét :
- Tây tới bên nách rồi, ông còn đứng đây chờ nghe? An ơi dậy mau! Tây tới rồi, con ơi!
Tôi-nhảy phóc xuống giường, dụi mắt lia lịa. Tôi chạy va đầu vào một cái ghế. Cả ngừờl, cả ghế ngã đổ lổng chổng. Tay tôi sờ soạng mãi vẫn không tìm được lối ra
khỏi buồng.
Tiếng guốc chạy lốp cốp ra phòng ngoài. Nghe hơi thở hổn hển vụt qua trước mặt, tôi lao tới ôm chầm lấy má tôi súng đại liên nổ pập pập.'.. một tràng dài. Tiếng ào
ào khủng khiếp chạy trên rời như một cái chổi khổng lồ bằng sắt quét không khí, cuốn theo những luồng gió hút ghê rợn . Trẻ con các nhà hàng xóm khóc vang dậy. Bỗng nghe cánh cửa chớp bật "kẹt" một tiếng. ánh điện đường ùa vào nhà sáng rực. Ba tôi đã đứng đấy, hai tay vin vào thành cửa sổ, chồm người ra ngoài quan sát. Má tôi vẫn ngồi trên nền gạch, đầu tóc xòa tung phủ xuống mắt tôi.
Đôi mắt má tôi mở thao láo vì sợ hãi, hai bàn tay bà run run ôm chặt lấy tôi. Tôi toan gỡ tay má tôi .để chạy ra ngoài xem thế nào, thì ánh diện ngoài đường vụt tắt.
Tiếng guốc khua lộp cộp bên các nhà hàng xóm, tiếng trẻ con khóc cũng đồng thời im bặt. Một sự im lặng mênh mông ập xuống nặng nề ghê rợn. Đột nhiên tiếng súng lại
đùng đùng. . . oang. . . oang nổi lên . Bây giờ, tới phiên có nhiều bà vừa gọi nhau vừa khóc. Trẻ con thì không phải nói . Chúng nó đã khóc thét lên khi tiếng đại bác bắt đầu nổ đợt thứ hai. .
Má tôi móc được bao diêm trong túi ra, quýnh quáng đánh lên.. Que diêm cứ trật xoèn xoẹt ngoài vỏ bao. Tôi thớ đến cái công tắc, bèn chạy đến chỗ bật đèn. Tôi cứ
vẫn lắc cắc mãi mà trong nhà vẫn tối đen. Thôi, ngoài nhà máy đèn người ta đã cắt điện rồi! Xoẹt... xoẹt!... Lửa bỗng lòe lên . Má tôi cứ cầm cái đèn trứng vịt chạy ra chạy vào
Ngoài đường, tiếng người kêu thét, tiến chân chạy hỗn loạn. Xe thổ mộ chọc cán roi vào căm xe (nan hoa ) khua lách . Ngựa nhảy dựng, hí ran, gõ móng cồm cộp xuống mặt đường, tung vó phi nước đại. ô-tô rú ga hù hù, rít phanh ken két, vừa hãm tốc độ máy xong lại hù hù mở máy rú lên lại. Chuông xe đạp leng keng... leng keng...
không dứt. Ngừờl lạc gọi nhau. Trẻ con kêu khóc. .. Tất cả cuốn di, xa dần. Rồi lại từ từ kéo đến một tốp người khác, đông hơn, dài hơn. Tốp này đến tốp sau, liên tiếp vượt qua trước nhà tôi, chạy ra khỏi thành phố như một cuộc đuổi bắt khổng lồ.
Trong ánh dèn dầu hỏa lù mù, giữa đống bàn ghế hỗn độn, đồ dạc tháo tung bừa bãi, má tôi cuống lên, loay hoay mãi vẫn không nhét được cái gì vào va-li. Cái gì má tôi cũng muốn mang theo, vừa bỏ ra lại nhặt vào, lại bỏ ra.Ba tôi thì tỏ ra trầm tĩnh hơn. Những thứ nào không cần thiết,ông vất ra ngay. Má tôi vừa giục, vừa càu nhàu vừa khóc Ba tôi không muốn cãi nhau với má tôi trong lúc này, cứ thản nhiên thu xếp đồ đạc vào hai chiếc va-li.
Tôi đã lóc cóc chạy ra khỏi nhà, đứng nhìn đoàn người tản cư diễu qua như nước chảy. Hồi lâu, ba tôi dắt xe đạp ra nhập vào toán ngươi thưa thớt vừa hớt hải chạy tới. Hai chiếc va-li to tướng, ba tôi đã đặt xuôi một chiếc lên ghi dông, một chiếc buộc sau booc-ba-ga . Má tôi khóa cửa xong, tay cầm nón không kịp đội, tay xách chiếc làn mây nhét linh tinh từ chai nước mắm đến cái bàn chải đánh răng, hối hả chạy theo ra đường.
Trời chưa rạng, nhưng một thứ ánh sáng tai tái đã vươn nhẹ trên những đầu cây mận còn im lìm ngái ngủ trước sân những ngôi nhà nhỏ, cửa đóng chặt, chắc là chủ nhà cũng vừa rời đi trước chúng tôi không lâu. Trong các xóm vườn trồng cây ăn quả, có bóng những người đàn ông cởi trần hiện lờ mờ trong sáng, đang chạy đuổi bắt heo, bắt gà vịt. "Thực hiện triệt để vườn không nhà trống khi giặc đến", tôi nhớ tới khẩu hiệu dán chỗ ngã ba nhà tôi mấy hôm trước, và lia cặp mắt thán phục nhìn theo bóng những người đàn ông cởi trần chạy thấp thoáng trong các vươn cây Đi một quãng, tôi gặp bọn thằng Phi, thằng Tính mặc quần sóc tuýt-xo, áo sơ mi thả cúc, đứng giữa đường cạnh chiếc ô-tô mui hòm sơn đen chết máy đỗ bên lề hai anh em nó thấy gia đình tôi lích kích đẩy chiếc xe đạp thồ va-li cồng kềnh ngang qua, chúng nó thọc tay vào túi quần, nhe răng cười. Dường như chúng nó cười chào....
mà thực ra không phải cười chào. Coi bộ chúng nó không có vẻ gì lo lắng cả . Ba nó ưỡn cái bụng to ra, dừng bên gốc cây vẫn phì phèo hút thuốc lá thơm, xem người tài xế loay hoay chui dưới gầm xe chữa máy. Má nó thì ngồi nhai trầu trong xe bên cạnh có người vú em đang bung búng vào những sợi dây dàn để dỗ em nín khóc. Cho tới
cả cây đàn măng-đô-lin, chúng nó cũng mang theo chơi trong lúc chạy giặc!
Tôi bỗng chợt nhớ mình còn quên một món ở nhà, toan chạy trở lại. Nhưng ba tôi lừ mắt nhìn tôi, và ông cứ cắm cúi đẩy chiếc xe đạp cồng kềnh vượt sang ngã ba Đạo
Ngạn. Chúng tôi đã ra khỏi thành phố rồi, CÓ quay lại cũng không kịp. Huống chi cửa nhà tôi đã khóa chặt, mà má thì nhất định không trao chìa khóa cho tôi.
ôi, cái địa bàn bằng quả trứng có cây kim đồng hồ quay quay chỉ về hướng bắc của anh Ba thủy thủ cho tôi năm ngoái, nó còn nằm trong ngăn kéo bàn học, bên cạnh hộp thuốc màu Lơ-phơ-răng và xấp các-pốt-tan( Bưu ảnh) in đủ hình phong cảnh năm châu bốn biển... Tại sao tôi lại có thể quên cái "tài sản' .quí báu ấy của mình được? Tôi đâm ra giận má tôi Đến chai nước mắm bà vẫn còn nhớ mang theo, thế
mà những thứ ấy bà lại không nhớ giùm tôi.
Không biết hiện giờ anh Ba thủy thủ thân mến của tôi ở đâu? Anh có nhập vào Cộng hòa vệ binh chặn đánh giặc Pháp ở nơi nào đó không Hay anh đang lênh đênh trên một con tàu giữa biển khơi mà không biết rằng giờ đây, giặc Pháp đang đuổi tôi chạy hộc tốc thế này? Chân bước đi mà mặt tôi cứ ngoảnh lại nhìn về thành phố. Mấy đứa bạn nhỏ cua tôi ở bên kia đầu cầu quay, vùng chợ cũ, xóm Đình, xóm cả, chắc đã chạy vế hướng chùa Vinh Tràng đổ về GÒ Cát, Bến Tranh rồi... Chà, mai mốt đây cánh thanh niên đuổi giặc ra khỏi thành phố, chúng tôi lại quay về gặp nhau, tha hồ mà kể dủ thứ chuyện nhé?
Tôi vừa có phần lo, lại vừa có phần vui. CÓ gì đâu mà má tôi lại mặt xanh mày xám thế kia? Lâu lâu, tản cư một lần thế này cũng vui như cái bận quân Đồng minh ném bom bọn Nhật, đi ít hôm lại về: Lúc về, trong các buổi đến trường gặp nhau chúng tôi càng thêm nhiều chuyện vui hơn trước.
Chạy nhanh lên bà con ơi!
Tiếng kêu của một người nào đó khiến chúng tới giật mình quay lại. Cây dang bị chặt ngã, đổ rầm rầm phía sau. Thanh niên bắt đầu đốn cây chặn đường, ngừa giặc tiến về hướng này. Người ta kháo nhau: thằng Tây khôn lắm! NÓ chẳng dại gì từ Tân An đánh xuống. NÓ vòng ra biển rồi bất ngờ từ cửa GÒ công thọc lên. Mình không đề phòng mặt đó thì đến trời cũng chẳng kịp trở tay" . Một tiếng nổ vọng rền từ trung tâm thành phố. Cột khói đen sì cuồn cuộn bốc lên. Một chỗ, hai chỗ, ba chỗ lửa đã cháy khắp nơi trong thành phố, từ trên bẹ một ngọn dừa cao chót vót, một cụ già đứng che tay lên mắt, nhìn theo các cột khói.
Tây chiếm Mỹ Tho rồi, bà con ơil - Tiếng kêu thất thanh của ông lão tắt giữa những tràng tiếng súng liên thanh nặng nổ pãp... pập và tiếng đạn bay vui víu trên trời
Hai hôm sau, chúng tôi chạy tới Cai Lậy, cách thành phố tỉnh ly chừng ba tầm súng đại bác. Thị : trấn vẫn đông vui, chợ nhóm tấp nập như thường nhưng không khí chuẩn bị chiến đấu có phần sôi nổi và căng hơn ở tỉnh Ba má tôi vào ở nhờ nhà một người bà con. Không hiểu sao tôi cũng bắt chước điệu bộ quái quỉ của anh em
thằng Phi, thằng Tính, thọc hai tay vào túi quần sooc, nhẩn nha đi dạo phố. Tôi đứng xem các anh thanh niên nông dân mặc quần áo nhuộm màu phèn, tóc tai bù xù,
từ các thôn ấp xa xôi vác tầm vông nối nhau kéo vào thị trấn. Trông cũng khí thế lắm. HỌ ít nói, ít cười, mặt lầm lầm. Chắc là đánh giặc khá lắm. Nhưng họ xếp hàng
từng tiểu dội đi la mác, chân tay con chệch choạc, không được đều bước và oai như các anh thanh niên ở tỉnh. Tôi chỉ phục nhất có cậu Lê Văn Tám ở Sài Gòn. Ngày nào tôi cũng vào phòng thông tin xem tranh, đọc báo "Kèn gọi lính" để về kể lại cho má tôi nghe. Cậu này cũng cỡ tuổi tôi thôi, có khi còn bé hơn, thế mà dám tẩm dầu vào người đốt kho xăng địch thì bảnh thật Người họa sĩ nào vẽ bức tranh "Em bé tẩm dầu, đã tô nhiều ngọn lửa quá, khiến tôi chỉ thấy có đôi mắt sáng ngời của cậu bé, còn cả ngươi cậu ta thì đỏ rực như một cây đuốc ấy! Giá tôi có mang hộp thuốc màu theo thì tôi cũng bắt chước vẽ một bức như thế này để khi nào trở về đưa ra treo ở lớp học.
Thường trong lớp, tôi là đứa học trò vẽ giỏi nhất. Thầy giáo đã nhiều lần khen, bảo tôi vẽ những hình con bọ dừa, con bướm phóng đại to như cái quạt treo lên bảng
làm bài học cho cả lớp kia mà!
Tôi chẳng đủ thì giờ nghĩ lan man những chuyện đâu đâu nữa. Tôi ở Cai Lây độ tuần lễ thì giặc Pháp mò lên.
Gia đình tôi lại chạy về hướng Cái Bè . Chúng tôi cứ chạy truy tầm đại bác của giặc. Rồi Cái Bè cũng mất. Gia đình tôi chạy vào đồng ruộng. Chiếc xe đạp vướng lắm, ba tôi đem biếu nó cho các anh tự vệ dùng để chạy liên lạc trên đường quốc lộ. . .
Bây giờ thì tiếng súng nổ rền bốn phía chung quanh, không còn biết đâu là đâu nữa. Chúng tôi quá giang theo xuồng của đồng bào đi vào chợ Thiên Hộ( Thiên hộ dương tên một người anh hùng chống pháp ở đồng háp mười ).
Những người nông đần sẵn sàng giúp đỡ ba má tới đủ mọi thứ. HỌ cho gạo thổi cơm, cho mượn xuồng đi chợ. . .
Những thằng bé con còn dạy tôi cách cầm chĩa ba mũi phóng cá rô dưới kênh... Ở đây cũng thú, chỉ phải cái muỗi và đỉa thì quá lắm! Nhiều đến phát khiếp? Đứng ở
sân chợ nhìn về quảng đông, chỉ thấy đồng cỏ mịt mùng, lau sậy nối liền với chân trời. Hóa ra đồng tháp mười là chốn này đây. Tưởng ở yên, nhưng chưa được mấy hôm, tàu bay giặc đã ầm ầm ù ù bay lượn dọc theo các xóm bờ kênh bắn xuống như trấu vãi. Thế là chúng tôi lại đi.
Qua Mỹ An, qua Cái Bèo, chúng tôi lại đổ ra hướng sông Tiền Giang.
Những làng mạc êm đềm, bóng dừa bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng, măng cụt... Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài . . . Tất cả những nơi mắt tôi nhìn thấy, chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của nó, không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất . . . Và cũng từ những thôn ấp xa xôi , bình yên phẳng lặng ấy, những anh thanh niên, những chị phụ nữ, những em bé, những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ khí thô sơ. Chao ôi Những người nông dân xưa kia đi vào thành phố thì củ mỉ cù mì, chẳng thấy nói một câu, bước e dè, sợ sệt từ thằng lính mã tà(lính gác đường) cho đến con mụ góp tiền chỗ, nhẫn nhục mỉm cười trước những cặp mắt rẻ khinh của bọn người thành phố ăn trắng mặc trơn, thì bây giờ, họ đà vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ những con người đã rời bỏ đô thị chạy đi trước khi giặc tới? Và dù miệng họ không nói ra được ý nghĩ của mình bằng những danh từ bóng bẩy văn hoa, nhưng hành động của họ lại thiết thực và anh dũng biết bao trước lời kêu gọi của TỔ quốc lâm nguy...

tiến lên đường máu, quốc dân Việt Nam!
Non nước nát tan vì quân thù xâm lấn.
Đồng bào mau hiệp sức ra đấu tranh .
Đi đi. .. nước mất sao ta nỡ đành...
Tiến lên vì nước, thù kia ta đánh lui
Tiến lên đường máu, núi sông sáng ngời.. .

Trong tiếng sóng ầm ầm của dòng sông Cửu Long ngày đêm không ngớt thét gào, tiếng hát của họ vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi, khi thì như
thúc giục gọi kêu, khi thì như giận dỗi trách mắng, lúc lại nghe như buồn bã âu sầu, lúc lại cuồn cuộn lên đầy phẫn nộ... Hay là vì từ trong tấm lòng thơ bé của tôi, từ
lúc tâm trạng buồn vui khác nhau làm cho tôi nghe ra như thế, tôi cũng chẳng biết nữa?
Chúng tôi đã vượt sông Tiền Giang và mò mẫm lần hồi, hơn tháng sau đã nghe tiếng sóng vỗ. bờ của dòng sông Hậu Giang trước mắt. Đến đây thì sức má tôi đã yếu
lắm. CÓ những đêm không chạy nổi nữa, chúng tôi phải dừng lại.ngủ giữa cánh đồng trơ trụi, quần áo ướt đẫm sương, có khi phải đội mưa đi suốt ngày; mệt vẫn không
dám nghỉ, đói vẫn không kịp ăn... Lo sợ và cực nhọc đã quật má tôi ngã xuống mấy bận ở dọc đường. Tai hại nhất là những cơn sốt liên miên kéo dài, làm cho con người gầy gò như má tôi mỗi ngày một kiệt di. Nhiều bữa, má tôi không ăn uống gì, nằm thở mệt nhọc, bàn tay lạnh ngắt cứ nắm chặt lấy tay tôi. Nhưng đến khi nghe
tiếng súng nổ, thì má tôi lại tức khắc ngồi dậy, nhanh nhẹn thu vén đồ đạc, dắt tôi chạy theo đoàn người tản cư.
Hễ có dịp dừng lại một nơi nào yên ổn, là y như một chốc sau, tôi đã lẻn trốn má tôi, nhập bọn với đám trẻ, con những người tản cư khác và bọn trẻ địa phương chưa
hề quen biết bao giờ. Chúng tôi đi thật xa, ra tận giữa đồng, hoặc chui vào những khu vườn rậm để người lớn không tìm thấy, ở dó chúng tôi mặc sức bày ra dủ các thứ trò chơi mà trước kia ở thành phố tôi chưa hề nghĩ ra. Chỉ cần một cái mo cau rụng và mươi cọng sậy là chúng tôi đã làm thành chiếc cộ hai ngựa kéo, đưa viên tướng cởi truồng đầu đội mũ tết lá xanh di "quan sát mặt trận theo sau có cả tiểu đội trẻ em bồng súng theo hầu. Với vài bẹ chuối cắt ngắn, cắm đầy que khô thả xuống. con mương nhỏ, thế là chúng tôi đã có cả một đội hải thuyền rồi. Còn đạn trái phá thì tha hồ, cứ nhặt quả mù u rụng ném xuống 'lệnh uỳnh" làm cho bẹ chuối dập dềnh, nước có bắn tung tóe ướt cả áo quần cũng mặc.. . Chúng tôi bày ra rồi lại phá đi, ngày này qua ngày khác, nhiều trò chơi cứ lặp lại mãi không đứa nào thấy chán.
- An ơi? Ba má chỉ có mỗi mình con. Giặc bắn phá lung tung mà con chẳng biết lo lắng chút gì ! Còn cứ mê chơi đi lung tung, rủi ro bị lạc, hay có nguy hiểm gì xảy ra thì ba má biết con ở đâu mà tìm! - Má tôi thường rầu rầu nét mặt bảo tôi như vậy. -
Tôi thương má tôi lắm. Những lúc ấy thì giá có trời xuống rủ đi chơi tôi cũng chẳng đi. Tôi rơm rớm nước mắt, cúi mặt xuống, lòng buồn thỉu buồn thiu.
Nhưng nước mắt và cái buồn của trẻ thơ mau đến và cũng mau tan, như những giọt mưa bóng mây thôi. Quẩn quanh bên chân má tôi được vài buổi, tôi lại lén theo bọn
nhỏ, chạy nhảy reo hò như một đám quỉ ranh, hoặc lại đi chơi xa cùng chúng nó.
Một buổi trưa, tôi lẽo đẽo theo mấy đứa chăn trâu mò vào đầm sen bắt cá thia thia. Bỗng có hai chiếc tàu bay khu trục đen sì ầm ầm bay tới. Như hai con ác điểu khổng lồ, chúng gào rú lượn lên sà xuống, quần trên đầu xóm bờ sông, chỗ đám người tản cư vừa dừng lại ban sáng. bom rơi xuống từng chùm, trông rõ mồn một.
Tiếng bom nổ rung rinh cả mặt nước đầm sen. Súng bắn dữ đội. Dường như chỉ có tiếng súng trên trời bắn xuống.
Khói cuồn cuộn phủ mất những đầu cây cao nhất mọc dọc theo bờ sông. Bọn chăn trâu mặt xám ngoét, vất rổ chạy tứ tung Mãi đến tối, lửa vẫn còn cháy đỏ khắp làng
Tôi lần về đến nơi thì không.thấy ba má tôi đâu nữa.
Ngôi nhà chúng tôi vào nghỉ nhờ ban sáng giờ chỉ còn lại mỗi đống tro, và những cây cột than gãy đổ vẫn còn đang nghi ngút cháy.
- Còn ở đây à? Giặc đổ bộ rồi, không biết sao?
NÓ đổ bộ lên . . . ở đâu, anh?
- Đóng ở trong đình ấp dutn chứ còn ở đâu!
Một anh thanh niên tự vệ cầm tầm vông đi qua gặp tôi đã bao tôi như vậy. Tôi hỏi thăm ba má tôi, anh chẳng biết. Tôi hỏi rất nhiều người khác nhưng chẳng ai biết cả. HỌ bảo tôi cứ chạy dọc bờ sông, đi về hướng ấp trên xem may ra có gặp không
Tôi trượt lên ngã xuống, lần theo vết chân những nơừơi chạy trước mà đi mãi. Tôi cũng không biết mình đi đâu Đến một ngã ba sông thì cùng đường. Tôi ngồi xuống
một gốc cây xa-kê? chờ xem có chiếc xuồng nào tới để xin quá giang sang bên kia bờ.
Đêm tối quá, Trời lại lấc rắc đổ mưa. Tôi quên cả mệt cả đói quên cả giặc đằng sau lưng, chỉ lo không tìm được ba má tôi. Vào khoảng nửa đêm thì có một đoàn thuyền vận tải ngang qua. .. Tôi đã gặp anh học sinh cô-le và bác tài công già tốt bụng, và họ cho tôi xuống thuyền.
HỌ bảo tôi cứ đi theo họ, rồi sẽ tìm gặp ba má nay mai thôi. Cho đến bây giờ, rốt lại thì tôi vẫn ngồi một mình ở đây.
Đất rừng phương nam
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20