CÁC BÀI ĐỌC THÊM
Tác giả: DƯƠNG QUẢNG HÀM
1. Thế nào là hiếu?
Mạnh Tử (7) hỏi thờ đáng thân thế nào gọi là hiếu? Đức Khổng nói rằng: “Thờ đấng thân mà không ngang trái là hiếu”
Thầy Phàn Trì (8) ngự xe cho đức Khổng, đức Khổng bảo cho rằng: “Họ Mạnh tôn (8) hỏi ta điều hiếu ,ta thưa rằng: “Không ngang trái” Thầy Phàn Trì hỏi rằng: “Lời ấy là ý bảo thế nào?” Đức Khổng nói rằng: “Ta nói không ngang trái là không ngang trái với lẽ phải. Người con thờ đấng thân, khi đấng thân còn thì phụng dưỡng cho phải lễ; khi đấng thân mất thì tống táng cho phải lễ; khí tế đáng thân thì tế cho phải lễ”
Mạnh Vũ Bá (9) hỏi điều hiêú. Đức Khổng nói rằng: “Cha mẹ chị chăm lo về tật bệnh người con”
Thầy Tử Du (10) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: “đời nay chỉ bảo rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó cả. Nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính, thì có khác gì!”
Tử Hạ (11) hỏi điều hiếu, Đức Khổng nói rằng: “Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu!”
Luận ngữ (Thiên vi chính thứ hai, chương V – VIII) Nguyễn Hữu tiến và Nguyễn Đôn Phục dịch. Luận ngữ quốc văn giải thích (Đông kinh ấn quán, Hà Nội).
2.- Cái thuyết “tính thiện” của Mạnh tử.
Cáo tử (12) nói rằng: Tính người ta cũng như nước chảy quanh vậy; khơi sang phương đông thì chảy phương đông, khơi sang phương tây thì chảy phương tây; tính người không phân biệt thiện với bất thiên, cũng như nước không phân biệt phương đông với phương tây vậy”.
Thầy Mạnh nói rằng: “Nước đành là không phân biệt phương đông phương tây, nhưng lại không phân biệt chỗ cao chỗ thấp đấy ư? Tính người ta vốn thiện, cũng như nước vốn chảy chỗ thấp; tính người ta không có người nào là chẳng thiện, nước không có nước nào là chẳng chảy chỗ thấp. Nay nước kia đập mà cho bắn lên, có thể khiến vọt qua tràn; ngăn mà cho đi ngược, có thể khiến tràn đến núi; ấy há phải cái nguyên tính của nước thế đâu, vì cái thế nó bị đập, bị ngăn thì nó mới thế vậy; người ta mà khá khiến làm điều bất thiện, vì cái tính nó bị vật dục che lấp cũng như nước bị người đập hay ngăn đi vậy.
Mạnh tử (Thiên Cáo tử thượng, Chương 11) Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đôn Phục dịch. Mạnh tử uqốc văn giải thích (Trung Bắc tân văn Hà Nội xuất bản)
--
(7) Mạnh Ý tử : quan đại phu nước Lỗ, họ Trọng tôn, tên là Hà Kỵ.
(8) Phàn Trì: học trò 9ức Không, tên là Tu, Mạnh tôn: tức : Trọng Tôn.
(9) Mạnh Vũ Bá: con Mạnh Ý tử, tên là Trệ.
(10) Tử Du: học trò đứcKhông, họ Ngôn, tên là Yến.
(11) Tử Hạ: học trò đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương
(12) Cáo tử: người đồng thời với thâỳ Mạnh.
--
3. Ông vua phải lấy nhân nghĩa làm đầu
Thầy Mạnh yết kiến vua Huệ vương nước Lương. Vua hỏi: “cụ chẳng quản xa xôi nghìn dặm mà đến đây, chừng cũng có thuật gì làm lợi cho nước tôi chẳng?”
Thầy Mạnh thưa: “Nhà vua hà tất phải nói đến lợi, chỉ nên nói nhân nghĩa mà thôi. Nếu vua lên mà nói rằng làm thế nào có lợi cho nước ta, thời các quan Đại phu cũng bắt chước mà nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta; kẻ trên người dưới giao nhau tranh lợi, thời nước nguy mất! Rồì thì có cái kẻ giết vua nước vạn thặng đó, tất là cái nhà thiên thặng; cái kẻ giết vua thiên thặng đó, tất là cái nhà bách thặng. Khi xưa đấng tiên vương chia đất: trong phần vạn, quan Công Khanh đã được phần thiên; trong hần thiên, quan Đại phu đã được phần bách; được thế cũng đã nhiêù lắm rồi, nếu lại cho nghĩa là hoãn mà bỏ lại sau, cho lợi là kíp mà xướng lên trước, thời cứ như cái lòng tham lợi ấy, không cướp được của nhau, không biết thế nào là đủ. Chửa thấy kẻ có nhân mà bỏ cha mẹ mình bao giờ; chửa thấy kẻ có nghĩa mà trễ nải việc vua mình bao giờ. Vua cũng chỉ nên nói nhân nghĩa mà thôi, hà tất phải nói đến lợi. !”
Mạnh tử (Thiên Lương Huệ vương, thượng. Chương 1) Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đôn Phục dịch (Sách đã kể trước).
4. Vợ chồng người nước Tề .
Một người nước Tề cùng ở một nhà với hai vợ. Người ấy cứ ngày ngày đi đâu về cũng thấy no say. Người vợ cả hỏi đi ăn uống với ai, thì người ấy nói đi ăn uống rặt với những người sang giàu cả. Người vợ cả bảo người vợ lẽ rằng: “chồng ta đi đâu thì cũng ăn uống no say rồi mới về. Hỏi thì nói rằng: “Đi ăn uống với những người sang giàu hết cả. Thế mà ta chưa thấy ai là người sang trọng đến nhà ta. Ta sẽ dò xem chồng ta đi những đâu”. Ngày hôm sau, sáng dậy, người vợ cả lẻn đi theo chồng. Đi khắp mọi nơi, không thấy ai đứng nói chuyện với chồng mình. Sau thấy người chồng đi đến xóm đông, chỗ có người đang cải mả, xin những đồ người ta cúng lễ xong mà ăn, ăn chưa đủ, lại nghễnh lên trông xem có chỗ nào lại đi đến xin ăn nữa. Ấy là cái cách của người ấy làm cho được no say là thế. Người vợ cả nói với người vợ lẽ rằng: “Người chồng là người của ta trông cậy suốt đời, nay đê hạ như thế đấy”. Người vợ cả nói cái xấu xa của chồng với người vợ lẽ, rồi cả hai cùng khóc ở giữa sân. Người chồng về không biết, hớn hở đi từ ngoài vào, lên mặt với hai vợ.
Cứ người quân tử xét ra, thì người cầu phú quý lợi đạt, mà thê thiếp không xấu hổ và khóc với nhau, là ít có vậy.
Mạnh tử (Thiên Ly Lâu hạ, Chương XXXII) Lệ Thần Trần Trọng Kim dịch; Nho giáo quyển 1 (Trung Bắc tân văn Hà Nội)
CÁC TÁC PHẨM KÊ ĐỂ KÊ CỨU
1) Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo, Etudes sur la littérature sinoannamite, Hanoi. Editions du Trung Bắc tân văn 1930.
2) Phạm Quỳnh, L’idéal du Sage dans la philosophie confucéenne (cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng) avec traduction annamite. Nam phong tùng thư, Hanoi, Đông kinh ấn quán x.b.1928.
3) Lệ Thần Trần Trọng Kim, Nho giáo, Quyển 1. Hanoi. Editions du Trung Bắc tân văn, 1930.
4) Nguyễn Hữu Tiến, Học thuyết thầy Mạnh, N.P.t.XXXII. số 133 tr. 340-350.