watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những thiên đường mù-Chương 5 - tác giả Dương thu Hương Dương thu Hương

Dương thu Hương

Chương 5

Tác giả: Dương thu Hương

Không chịu nổi oan ức, nhục nhã, bố tôi đã bỏ làng đi. Ông dắt theo lưng số vốn còm của người chị gái. Thoạt đầu, bố tôi lên huyện tìm người bạn cũ. Ông này trước đây dạy cùng trường với bố tôi, con 1 gia đình 3 đời làm nghề buôn nước mắm trên thị trấn. Tìm được tới nơi, người bạn cũng đã bỏ phố huyện lên Lào cai. Gia đình ông bị nghi là chứa chấp Quốc dân đảng, chính quyền quản thúc chờ ngày xét xử. Lúc ấy, ngay ở phố huyện, bãi cỏ lớn trước vốn là sân quần ngựa cũng đã biến thành trường đấu. Địa chủ lớn, cường hào, ác bá điển hình trong các xã được đưa lên đấu tố và đem ra trước tòa án của nông dân xét xử. Suốt đêm tiếng trống, tiếng kèn, tiếng hô, tiếng la hét của đám đông vang động. Đội du kích đi tuần tra, lưỡi lê giương sáng quắc. Các đội viên du kích, súng lăm lăm chĩa về phía trước, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mắt họ cũng sáng quắc như lưỡi lê vì tinh thần cảnh giác, nhìn như lục soát đám khách bộ hành. “Không để bọn địa chủ lọt lưới” – Khẩu hiệu kẻ ngang dọc trên đường, bằng đủ loại chữ. Bất cứ người nào bị họ gọi tới cũng run như cầy sấy, trước những ánh mắt hừng hực căm hờn – 1 sự căm hờn rất an nhiên không cần căn đế và lí trí.
- Thưa thày, xin thày đi ngay cho, trăm lạy thầy, xin thày đi ngay cho.
Gia đình người chủ trọ, đồng thời là phụ huynh học sinh của bố tôi chắp tay lạy ông như tế sao. Vào lúc đó, sự xuất hiện của bất cứ người lạ mặt nào cũng có thể làm cớ cho những kẻ ghen ghét trả thù: Có liên lạc với bọn địa chủ, có quan hệ với bọn Quốc dân đảng trốn tránh, có hiện tượng khả nghi chống phá cách mạng... vân vân và vân vân...
- Thưa thầy, chúng tôi biết cư sử thế này là lỗi đạo, nhưng thày thương cho.
Vợ chồng thân chủ dúi vào tay bố tôi 1 gói giấy nhỏ, trước khi ông quay đi, rồi họ đóng cửa. Bố tôi gọi trả lại món đồ, nhưng cánh cửa vẫn im lìm. Lát sau, có tiếng học trò run run nói qua khe cửa:
- Thưa thày, thầy cầm theo độ thân. Thế nào cũng có lúc cần. Bố mẹ em bảo thế.
Hơi thở của đứa bé cũng run run theo lời nói. Rồi có tiếng chân nó chạy qua sân, trở vào. Bố tôi nhét gói đồ vào túi áo, tiếp tục đi. Lúc đó, trời vừa sẩm tối. Giờ các đội du kích chưa tuần tra ráo riết. Ở bến xe phố huyện 1 người ngồi úp nón ngủ. Chợt ông ta lật chiếc nón chào bố tôi:
- Thầy giáo đi đâu?
Bố tôi dừng lại, nhận ra ông xích lô quen thuộc. Trước đây, mỗi lần bố tôi ở quê lên, ông thường chở bố tôi về trường. Thấy bố tôi im lặng, ông ta liền nói:
- Thầy giáo đừng ngại tôi. Xưa thày dạy chữ cho học trò, tôi đạp xe chở khách kiếm cơm nuôi vợ. Thời thế đổi thay, kẻ bất lương mới khuấy đục nước kiếm mồi, con người ăn ở hẳn hoi đặt chữ đức lên trên chóp nón.
Bố tôi đáp:
- Cảm ơn bác. Nhưng chính tôi cũng chẳng biết đi đâu. Có người đồng nghiệp là anh Tuấn...
Ông xích lô cắt nhời:
- Thày Tuấn con ông bà nước mắm Vạn Vân đi rồi. Chính tôi chở thầy ấy lên bến xe tỉnh tháng trước.
2 người im lặng. Lúc ấy, thấp thoáng có 1 đội tuần tra ở phía đầu bến. Ông xích lô bảo:
- Thày cứ ngồi lên xe, tôi đạp. Đứng thế này, họ lại ra hỏi giấy má lôi thôi.
Bố tôi ngồi lên xe, ông thủng thẳng đạp về phía cuối bãi. Khi 2 người đã ra tới tỉnh lộ, ông ta nói:
- Tôi chắc dưới quê không yên thày mới lên đây. Nhưng ở đây cũng nhộn nhạo lắm, ở lại thày sẽ gặp sự khó. Trường thày dạy vẫn mở cửa nhưng số thầy cô cũ chẳng còn lại bao lăm. Thôi, cổ nhân đã dạy: “Cùng tắc biến.” Mạng thày đã tới ngày phải ly hương.
Bố tôi chỉ nói được 1 câu:
- Cảm ơn bác.
Rồi không nói thên lời nào nữa. Ông xích lô cứ đạp xe dọc tỉnh lộ. Tới ngã 3 đường, ông cúi xuống hỏi:
- Thầy mạng gì thế?
- Mộc.
Ông xích lô lẩm bẩm tính rồi bảo:
- Thủy sinh Mộc, dưỡng mộc. Tôi chở thày tới bến sông. Ở đó có đò dọc, mua 1 xuất đi tận bến 5 đồng rưỡi. Ngồi hết 3 ngày.
Ông dấn lên đạp. Chiếc xe bon bon về phía Tây Nam. 17 cây số rưỡi, tới bến Còn. ông xích lô dừng lại, cho bố tôi bước xuống. Lúc đó, khoảng 9 giờ tối, sao chi chít trên trời. Những con thuyền dưới bến im lìm như đã ngũ. 2 người cúi chào nhau. Bố tôi lần túi áo lấy tiền trả. Ông xích lô cầm 1 tờ giấy bạc, nói:
Tôi cầm 1 đồng để thày khỏi băn khoăn. nhưng tôi lại guở thầy dồng này làm tiền âm phủ mai sau. Khi nào mồ tôi xanh cỏ, thầy hãy mua vàng thoi, bạc nén, hương ngát, hoa tôi cúng cho vong hồn tôi mát mẻ. Thôii thầy xuống đò cho may mắn. Mong cho thày vạn sự bình an.
Ông đặt lại tờ giấy bạc vào lòng tay bố tôi, rồi quay xe đi. Bố tôi đứng nhìn theo, cho tới khi người và xe chìm trong đm tối. Đưới bến, có tiếng gọi vọng lên:
- Ai đợi í í... Có đi đò dọc thì xuống.
1 ngọn đèn chai từ trong khoang thuyền được đặt ra ngoià sạp. Cái đầu vấn khăn của người đàn bà cũng nhô lên. Bố tôi bước xuống bến.
- Nhà ông đi đâu?
Bố tôi lúng túng, rồi đáp lại 1 câu chẳng ăn nhập gì:
- Tôi dạy học.
Người đàn bà hỏi gặng:
- Dạy học ở đâu ta?
Bố tôi bảo:
- Phố huyện.
Bà ta hỏi:
- Muốn lên đò ngược hay đò xuôi?
Bố tôi đáp:
- Thế nào cũng được.
1 giọng đàn ông gay gắt trong khoang thuyền:
- Ngược cũng được, xuôi cũng được là thế nào?
Khoảnh khắc im lặng trôi qua, rồi giọng đàn ông với lên:
- Chắc là quân địa chủ, phú nông trốn làng. Có giấy tờ không?
Bố tôi đáp:
- Tôi là giáo viên tiểu học. Tôi có căn cước đây.
Người đàn bà vấn khăn gạt đi:
- Giấy má làm khỉ gió à? Đây chẳng cần giấy má gì hết. Nhà ông ngược hay xuôi?
Bố tôi buông 1 tiếng liều:
- Ngược.
Bà ta nói:
- Hai chục.
Bố tôi bất giác buông tiếng thở dài:
- Trời ơi, cả lưng vốn chị tôi cho có 26 đồng. Xuất đò thường chỉ 5 đồng rưỡi thôi mà.
Người đàn bà gắt gỏng đáp:
- Đò thường mặc đò thường. Nhà ông có đi không?
Chắc hẳn lúc ấy bố tôi đứng im lặng, đắn đo hơi lâu, nên người đàn bà hạ giọng:
- Thôi, bớt cho 2 đồng. Nhà ông đưa 18 đồng rồi lên đò.
Bố tôi không còn tính thêm nữa. Ông đếm đủ 18 đồng đưa cho người chủ đò rồi vào khoang, có 1 ông lão tóc bạc như cước với đứa cháu trai 14 tuổi. Họ ngồi giữa những bao khoai khô, im lìm như tượng. Người đàn bà chủ thuyền xếp cho bố tôi ngồi cạnh 2 ông cháu họ rồi bảo chồng:
- Ngược.
Gã đàn ông không rõ mặt, lùi lũi bước lên sạp mũi, dóng mái chèo. Con thuyền vẽ 1 nửa vòng tròn ướt loáng ánh sao, rồi từ từ rẽ nước đi. Đò dọc đi suốt 3 ngày 3 đêm. 2 ông cháu nhà kia xuống 1 bến nhỏ, vào buổi chiều ngày thứ 3. Họ đi tìm trại của 1 người bà con đã sinh sống lâu năm, bằng nghề trồng cây trám, cây trẩu và chăn bò. Bố tôi, tuân theo ngọn gió của định mệnh, bước xuống bến đò cuối cùng, vào lúc sao hôm vừa mọc.
Bến đò, trơ trụi 2 nóc nhà, 1 quán nhỏ bán quà, 1 ngôi lều sơ sài vách nứa của gã khùng làm nghề đánh xe trâu. Bố tôi xin trú nhờ vợ chồng chủ quán hàng, họ vốn người Kinh phiêu bạt lên đây từ thời kháng Pháp. Không con cái, lại có oán thù với dòng họ, 2 người không trở về làng mà dựng túp lều ở tại bến sông hiu quạnh, ngày gói vài chục bánh chưng cho khách qua đường. Đêm đêm ngồi vót nan rổ đan thúng, chờ phiên chợ. Họ có 1 khi vườn rộng, trồng cây ăn quả, cả lạc, vừng, đậu xanh, đậu đen. Mỗi thứ 1 vạt. Mùa mít, người vợ gỡ từng thúng hạt đồ chín rồi phơi khô, cất vào chum ăn dần. Bố tôi đã ở lại với họ chừng nửa tháng. Họ tốt nhưng tham tiền. Khi đã tiêu hết 8 đồng bạc, bố tôi không thể cầm bát cơm của họ lên ăn, dù đó chỉ là thứ cơm ghế quá nửa sắn khô, ăn với vừng chườm. Vả chăng, cả 2 người đều lầm lì, khóhiểu. Dường như không bao giờ họ trò chuyện với nhau. Làm bánh, mở quán, nấu cơm, dọn cơm, bán hàng, vót tre, đan thúng... họ như 2 cỗ máy di động dưới 1 mái lều. Ngay đến khi nhìn mặt nhau họ cũng không nhìn. Bố tôi lờ mơ đoán rằng trong quá khứ, có 1 tội ác nào đó liên quan tới 2 người, liên quan tới cái lý do khiến họ phải rời bỏ quê quán ở lại đây. Quá vãng ấy liên kết họ nhưng đồng thời đào 1 vực sâu giữa 2 tâm hồn, nó trói buộc 2 số kiếp nhưng lại chia lìa 2 trái tim. Bởi lẽ đó, cuộc sống chung của họ ngầm chứa những nọc độc. Làn ám khí quẩn tụ dưới mái lều khiến bố tôi lo sợ. Người đã biếu ông chủ quán bộ quần áo lành nhất rồi ra đi, đồng tiền cuối cùng đã hết. Bố tôi mở cái gói nhỏ bố mẹ cậu học trò đưa tặng. Trong ấy, có 1 sợi dây chuyền vàng.
- “Mạng ông là Mộc. Thủy dưỡng Mộc. Cứ theo sông mà đi...”
Nhớ lời ông xích lô, bố tôi ngược theo sông, lần lên mãi. Vùng ấy, toàn bản người Mường. bản đầu tiên rất nhỏ, dân cư sống bằng nghề trồng lúa nương, dệt lanh. Nhưng bản thứ 2 rất trù phú, dân Mường vừa trồng cây, chăn nuôi gia súc, vừa buôn bè và đủ loại hàng hóa. Ở bản đó, sợi dây chuyền có giá trị. Nó đưa bố tôi, từ địa vị của 1 kẻ lang thang làm thuê kiếm từng bữa tới địa vị người con rể trưởng ông phó chủ tịch bản. Bố tôi dạy chữ quốc ngữ cho lũ trẻ con nhà khá giả, hướng dẫn đám thanh niên những kiến thức khoa học mà ông có. Ở đấy, ngoài các loại chiêng, cồng của dân tộc Mường, người ta có cả 1 cây ghi ta và 2 cây đàn mandolin. Hồi dạy học ở huyện, bố tôi thường chơi cả 2 loại nhạc cụ này. Vậy là, nghiễn nhiên, ông trở thành 1 bậc trí giả cao sang, 1 nghệ nhân đáng kính trọng của bản.
Ông có đứa con trai ngay năm đầu tiên làm rể vị phó chủ tịch. Qua năm sau, ông có tiếp đứa thứ 2. Cuộc sống cũ, với bão tố đã lùi xa. Cơn dông mệt nhoài nằm dưới vạt cỏ ướt. Nước hồ đã lắng lại, những cặn bùn, những rác rến, những bèo bọ. Năm tháng qua. Nhưng rồi năm thứ 6, kể từ ngày bố tôi rời làng đi, chợt 1 gã bán hàng rong lạc tới bản Mường. Gã bán đủ loại, từ cá mắm khô tới thuốc ho gà, cam Hàng Bạc cho trẻ nhỏ...
- Ai mua hàng xuống thang mà mua... ai mua hàng...
Gã có giọng rao hàng vui vẻ, bỡn cợt. Cứ rao 1 câu tiếng Kinh xong, gã lại rao 1 câu tiếng Mường. Nghe vui tai, bố tôi gọi gã lên nhà. Giáp mặt, chợp ông nhận ra gã là người làng bên, chỉ cách làng tôi 1 bờ mương.
- Ở đây, ở đây chơi vài ngày, tôi sẽ nuôi anh, tôi sẽ mua cho anh nửa gùi hàng.
Bố tôi đã nuôi gã bán hàng như 1 thượng khách, ngày 3 bữa gà luộc với rượu. Sang ngày thứ 2, ông thịt 1 con dê. Gã bán hàng săm sắm làm món tái, cũng nộm rau thơm, cũng thính giã, cũng lá chanh, cũng tương chấm... hệt cách nấu ăn dưới xuôi. Ngày thứ 3, thợ săn trong bản biếu 1 đùi nai lớn. Gã bán hàng rong, lần đầu trong đời gặp may, cười hơn hớn. Kho chuyện tiếu lâm có bao nhiêu, gã xổ ra hết, khiến đám trai bản cười lăn cười lộn.
Đêm khuya, khách khứa về, gã không còn bông đùanữa. Với giọng nói âm thầm của kẻ đã từng phiêu bạt, gã kể cho bố tôi nghe những biến cố ở vùng quê. Cải cách ruộng đất, sửa sai, phong trào đổi công, phong trào hợp tác hóa... Gã biết cô Tâm tôi, gã cũng biết cả mẹ tôi. Lúc ấy mẹ tôi đã cầm cố 3 gian nhà, lên tỉnh sống. Câu chuyện triền miên như dòng nước. Trái tim người đàn ông thức dậy. Cuộc sống no đủ êm ấm ở bản Mường không còn kìm giữ được bố tôi. Tuần lễ sau, ông cùng gã bán hàng rong xuôi bè về. Từ làng quê, ông dò hỏi được chỗ ở của mẹ tôi, lọt trong ngõ hẻm khu phố ngoại ô. Năm ấy, mẹ còn xuân sắc, con mắt không liếc ai, miệng không cười với ai. Tình yêu của họ thức dậy. Như đám cháy sau hồi âm ỉ được dội thêm dầu. Khoảng thời gian xa cách, nhớ nhung và hờn tủi, nỗi oan khiên của đời sống và sự cay nghiệt của hoàn cảnh. Tất cả như những âm thanh dồn tích lại, cùng lúc cộng hưởng, rung động tới từng tế bào. Bố mẹ tôi đã yêu thương nhau, ăn ở với nhau trong căn nhà vá víu tồi tàn ấy. Và đẻ ra tôi...
Những thiên đường mù
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14