Chương 3
Tác giả: Duyên Anh
Một tháng nữa sẽ có đại hi học sinh Thái Bình. Thông cáo đã đọc. Ðọc trước rồi mới đọc tên những anh học trò "chầy" chưa chịu đóng học phí. Hôm đó, nhằm đúng giờ đại số. Thầy Lô cao hứng, gấp sách lại. Thầy giáo kính trắng, lau kỹ đeo lại. Mũi thầy vốn dĩ đã đỏ, lúc thầy hồi tưởng dĩ vãng trường Bưởi và kể lể, cái mũi của thầy càng đỏ.
- Trường Bưởi là nhất Ðông Dương. Tôi học trường Bưởi. Tranh đua bất cứ giải gì, trường Bưởi cũng nhất. Trường Bưởi đuổi học trò Albert Sarrut chạy dài. Ai học ở trường Bưởi, sau này đýu nên người h"u ích. Học trò trường Thăng Long chỉ đi làm cách mạng chứ học trò trường Bưởi làm quan hết. Tôi muốn học trò trường Trần Lãm noi gương trường Bưởi. Phải giỏ toán, nghe chưa. Toán hệ số ba. Ủi thi trúng tủ toán là cầm chắc nửa mảnh bằng.
Thầy Lô có cái tật nói chuyện dông dài và xoay về... toán.
- Phải đóng khung đáp số. Thí dụ bài toán bắt chừng minh AB bằng CD. Ta chứng minh xong, đóng khung AB bằng CD rồi viết: "đó là điều ta phải chứng minh. Các anh sẽ đỗ hết, với điều kiện..."
"Với điều kiện", đó là biệt hiệu chúng tôi tặng thầy Lô. Thầy thích học trò cùng nhắc chữ cuối của thầy giảng. Chẳng hạn, thầy hoa phấn trên bảng:
- AB bằng AC, vậy tam giác ABC là tam giác...
Thầy Lô ngừng lại. Cả lớp đều nhắc nốt cái "chữ" thấy muốn nhắc.
- Cân!
Ai chẳng hiểu AB bằng AC thì tam giác ABC là tam giác cân. Nhưng thấy Lô thích học trò hét lớn cái "chữ" thầy để dành. Hoàng văn Lộc mấy lần phản ứng của thầy bằng cách rỉ tai anh em giả vờ quên không nhắc.
- AB bằng AC mà AC lại bằng CD vậy CD phải bằng...
Cả lớp nín thinh. Thầy Lô giận sùi bọt mép:
- Các anh dốt quá, học không hiểu gì cả. AB bằng AC mà AC lại bằng CD vậy CD phải bằng AB chứ còn ngừng ngập chi?
Ðại khái, thầy Lô biệt hiệu "với điều kiện" của chúng tôi rất thích cái khoản học trò nhắc giùm thầy chữ thầy cố tình quên. Hãy chịu khó nhắc, càng lớn thầy càng hài lòng. Thầy không hài lòng, thầy giận, thầy mắng thì những thằng ngồi hàng đầu bị phóng xạ...nước bọt! Nhưng thầy vui, thầy hồi tưởng dĩ vãng đẹp, kể lể, những thằng ngồi đầu bàn cũng vẫn phải dùng mộc che mặt.
- Các anh đã nghĩ được trò gì vui cho ngày đại hội chưa?
- Thưa thầy chưa ạ!
- Hồi học trường Bưởi, chúng tôi có trò đi xe đạp khỏi hành từ Hà Nội, di quanh Ðông Dương, ghé Sàigòn, Huế, Nam Vang, Vạn Tượng. Ở mỗi nơi đều có dân chúng ra múa hát, chào mừng. Đặc biệt đoàn xe qua dãy núi Trường Sơn, Mọi đón tiếp.
- Anh nào muốn làm Mọi?
Tôi ngứa miệng, pha trò:
- Thưa thầy, làm Mọi đàn ông hay Mọi đàn bà ạ?
Thầy Lô cười:
- Cả đàn ông lẫn đàn bà.
- Thưa thầy làm Mọi phải vẽ mặt, dắt lông gà, dơ dày quá đi thôi.
Thầy Lô dang vui vẻ, bỗng tái mặt:
- Anh làm Mọi đi. Anh chỉ được cái nước phá hiệu đoàn. Ai nhận việc gì anh cũng bảo là "tổ sư hoạt động". Anh phải làm Mọi.
Tôi đứng dậy, khoanh tay:
- Thưa thầy con không biết làm Mọi.
Thầy Lô đập bàn:
- Tôi đuổi anh. Ai bằng lòng đuổi anh Trần Vũ dơ tay lên.
Đồ tể Hoàng văn Lộc quay đầu xuống phía dưới. Không ai dám dơ tay lên. Có mỗi thằng Nguyễn Sĩ Thâm trót dơ tay vội, bèn từ từ hạ. Thầy Lô mím môi:
- Tôi nhất định đuổi anh Vũ!
Tôi rắt mong bị đuổi. Chú tôi ở Hà Nội tuần nào cũng viết thư cho bố tôi cũng đòi đưa tôi lên Hà Nội học.
Tỉnh lỵ vùng tề buồn hiu, chín giờ đã đóng cửa, tối thắp đèn dầu khiến tôi chán ngán. Tôi thèm lên Hà Nội học trường của Huyên. Nhưng bố tôi bảo chờ thi xong trung học phổ thông mới cho tôi đi. Bây giờ, thầy Lô đuổi tôi, tôi mừng quá. Tôi ngồi yên nghe thầy kể tội. Tan học, Hoàng văn Lộc đón Nguyễn Sĩ Thâm ngoài đường. Nó nắm áo Thâm:
- Lỗ Trí Thâm, tại sao mày đòi đuổi thằng Vũ?
Thâm chối:
- Đâu, tao đua tay gãi đầu đấy chứ.
Lộc bợp Thâm một cái:
- Liệu hồn.
Về nhà, nghĩ tới Lộc, Côn, Luyến, thầy Ðàn, thầy Quý tôi mới buồn. Tôi lại không muốn rời ngôi trường Trần Lãm mến yêu của tôi nữa.
Hôm sau, tôi nghỉ học. Tự nhiên, tôi nhớ những người bạn hiền lành hay bị tôi chòng ghẹo ghê quá. Như Vũ Tiến Mẫn. Như Phí Cao Thành. Như Bùi Thọ Tê. Như Vũ Khắc Niệm... Mỗi anh học trò nhà quê lên tỉnh trọ học này đều có một vẻ dễ yêu lạ lùng. Vũ Tiến Mẫn có dáng điệu của một anh hương sư. Quả nhiên, sau này nó làm thầy giáo tiểu học. Lúc tôi đang viết về nó thì nó ở KBC 3021, đóng chức quan hai. Phí Cao Thành gù nên bị gọi là Phí Cao Gù, học rất chăm nhưng không không bao giờ thuộc bài. Bùi Thọ Tê giống hệt ông lý trưởng. Nay nó làm cán bộ ở Bộ Thông Tin, chẳng hiểu đã được nhập ngạch chưa. Vũ Khắc Niệm cao lêu ngêu. Nó mặc cái quần dài ống ngắn khỏi mắt cá hàng gang tay nên trông thật...cả quỷnh. Niệm khoái tôi. Nó bắt chước từng thói quen lố lăng của tôi. Thí dụ kéo guốc mộc đến mòn vẹt hay vừa đi vừa nhún vai. Niệm là học trò xuất sắc. Gần hết niên học, nó lên Hà Nội học trường Nguyễn Trãi. Khi nó về Thái, nó diện giầy tây, quần trắng, áo sơ mi bỏ trong quần. Nhưng quần vẫn cộc. Và tôi thấy nó còn buồn cười hơn. Nó khoe nó học ông Vũ Khắc Khoan và phịa với bạn cùng lớp rằng nó là em Vũ Khắc Khoan nên cả lớp nể nó. Vì hồi đó, Vũ Khắc Khoan đã là "cái gì" của Hà Nội nghệ thuật.
Với Vũ Khắc Niệm, tôi có thật nhiều kỷ niệm. Nó đinh ninh tôi đàn ca giỏi lắm. Ngày vào Sàigòn, tôi gặp nó lang thang trên đường Thủ Khoa Huân. Nó theo tôi về Nhà Hát Tây sống cuộc đời...nghệ sĩ. Bấy giờ, Ðặng Xuân Côn đã bỏ trường chu Văn An, đi làm "pointeur" cho hãng Messageries Maritimes để nuôi tôi và Niệm. Con nhà Niệm mơ kéo phong cầm. Tôi mơ thổi hắc tiêu.
Chúng tôi nấu cơm lấy ăn. Niệm đóng vai bếp đi chợ Bến Thành mỗi buổi sáng. Mới đầu nó xấu hổ. Sau cái chất "nghệ sĩ" quyến rũ nó, nó trở thành bạo dạn. Nhưng nó khù khờ, mua củ cải già và thịt lợn dai bị chúng tôi mắng mỏ thậm tệ. Nó đùn vai bếp cho tôi, tình nguyện rửa bát. Niệm có tài ngủ. Ngủ đứng ngủ ngồi. Nó học nhờ trường Pétrus Ký, ngày ngày cuốc bộ từ Tự Do đến trường.
Một giờ phải "đi học" nó, ngủ gỡ nửa tiếng, dặn chúng tôi đánh thức. Chúng tôi muốn nó thôi học, chuyên vặn đồng hồ nhanh lên cả tiếng. Niệm thấy trễ giờ, lại ngủ. May mà tôi bỏ nhà hát Tây lên Ban Mê Thuột, nó về với gia đình nên nay mới có mảnh bằng bác sĩ. Chứ không, đời nó sẽ rách hơn tôi. Nghe tin nó sắp cưới một em ở đường Thủ Khoa Huân. Chả biết có phải cô em bé tí ở nhà thuở trước Niệm thường lai vãng chờ nhận thư bảo đảm có măng đa của ông anh nhà binh?
Ðêm nọ, Niệm đến nhà tôi. Nó tỏ ý phục tôi nhớ dai. Nó hỏi ngớ ngẩn "Tại sao mày có thể nhớ cả tên lẫn họ của từng thằng một." Tôi đáp vì tôi yêu thương ngôi trường cũ của tôi. Mỗi khi tôi bị cuộc đời hất hủi, bị nhửng thằng làm cùng nghề đố kỵ, bị những đàn anh xúi dại, tôi đều vận dụng trí nhớ, hồi tưởng ngày xưa còn bé. Ðể được ngồi trên chiếc xe êm ái trở về quê hương thơ ấu của mình. Nơi đó, không có ông thầy nào dạy học trò lừa lọc, không có người bạn nào phản bội mình cả. Nơi đó, tội lỗi chỉ là sự vụng dại dám trêu thầy chọc bạn. Nhưng lớn lên biết sám hối là vết nhơ trên giấy trắng học trò được tẩy xoá ngay. Cho nên, tôi đã buồn tủi vì bị đuổi học.
Buổi chiều, Nguyễn Thịnh, Ðặng Xuân Côn, Ðàm Viết Minh tới tìm tôi. Thịnh vui vẻ:
- Mày hết bị đuổi rồi.
Tôi hỏi:
- Tại sao?
- Thịnh bao hoa:
- Tao đến thầy Ðàn nói về cái lều của bọn mình và ban nhạc của trường trong ngày đại hội. Thầy Ðàn thích lắm. Thầy bảo cần có ban nhạc. Tao phiệu ban nhạc rất cần mày.
Không có mày hỏng bét. Thầy Ðàn đã nói với thầy Lô. Yên chí, mai thầy Lô sẽ ra lệnh cho văn phòng đạt thư "mời" mày đi học.
Thịnh đã nói đúng. Hôm sau tôi đến trường. Thầy Lô gọi tôi vào văn phòng. Thầy an ủi:
- Tôi giận Vũ quá đòi đuổi Vũ. Chứ, thật ra tui thương Vũ. Vũ lại đi học nhé!
Thầy dặn dò thêm:
- Nhưng nghịch vừa vừa thôi. Tại sao anh không viết bích báo nhà trường mà cứ viết bích báo riêng đả kích bích báo nhà trường và mỉa mai ban chấp hành hiệu đoàn?
Tôi lặng thinh nghe thầy mắng yêu. Thầy Lô vỗ vai tôi:
- Tập nhiều bài nhạc hay để chơi kỳ đại hội cho nổi trường Trần Lãm nhé!
Thịnh "vận động" thật giỏi. Tôi vào lớp hiên ngang như một "chiến sĩ bất khuất", như một công thần bị vua giáng chức và vừa được phục hồi danh dự. Tôi quay xuống ngó Nguyễn Sĩ Thâm, thầm nói:
- Tốt đen, thầy vẫn thương tao. Thầy không ghét tao đâu mà mày vội dơ tay...