Chương 3
Tác giả: Hà Ân
Trong một buổi sáng đã có hai người nói với Trần Bình Trọng nhiều điều có ích. Họ chỉ là người lính, người dân bình thường, nhưng đều đã trải qua nhiều trận chiến đấu gay go. Họ đã làm cho Trần Bình Trọng vui lòng và tin rằng họ sẽ làm tròn những công việc ông giao cho. Kể từ khi đất nước có giặc xâm lược, Trần Bình Trọng đã mắt thấy tai nghe nhiều sự việc chứng tỏ tài năng và lòng yêu nước của những người không phải dòng dõi quý tộc. Ông đã được thấy những người lính bình thường lăm lăm ngọn giáo ngắn trong tay, xông thẳng tới trước những tên tướng Nguyên và dùng ngọn giáo ngắn ấy đánh ngã tướng giặc cưỡi trên lưng những con ngựa cao lớn. Ông đã từng giao nhiều việc quân cho những người lính của mình.
Có những việc, người được giao làm đều biết chắc rằng mình một đi là không trở lại. Nhưng họ đều nhận lệnh với một vẻ kiêu hãnh khác thường. Ông cũng đã từng thấy những người lính của mình nạo vết thương cho nhau. Không một tiếng rên la, không một lời than vãn. Có một lần, một chiến sĩ của ông bị dao chém sả cánh tay. Lưỡi dao phạt mất mảng thịt mang hai chữ “Sát Thát “ thích chàm. Người lính đã chìa cánh tay có vết thương cho bạn buộc hộ và lại sẵn sàng giơ tay còn lại cho người bạn khác thích hai chữ “Sát Thát” mới... Những tháng chiến đấu trên biên thùy phía bắc đã khiến Trần Bình Trọng biết đánh giá một con người trên những mặt nào. Và ông cũng biết tự mình tìm hiểu mình. Cho nên, lo cho quân bắc bếp xong, Trần Bình Trọng dẫn ông già Xuân Đình lên trên đê cao xem thế đất. Ông hỏi nhiều câu mà trước đây không bao giờ ông đặt ra với những người không mang ấn phong hầu như ông. Những câu hỏi- đáp nối tiếp nhau đã chứng tỏ bài học lượm được trong cuộc đời mang lại cho Trần Bình Trọng khá nhiều bổ Ích. Ông già làng Xuân Đình chẳng những giảng giải cho Trần Bình Trọng nghe rất kỹ về thế đất vùng Thiên Mạc, mà ông ta còn nhận xét rất đúng phép dùng binh: với thế đất như thế, cách bày trận sẽ phải ra sao. Ông ta nói:
-Dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ. Mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông. Mặt sau lưng nó là bãi lầy Màn Trò ăn mãi vào sâu hàng trăm dặm. Chỗ chúng ta đứng đây là địa thế làng Xuân Đình. Xuân Đình ở đầu bãi lầy Màn Trò, nhưng cũng ở đầu dải cát sa bồi. Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng trong bãi lầy không có người ở. Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông. Nếu như trận đánh xảy ra ở đây, giặc sẽ tránh giao chiến trên sông Thiên Mạc với ta. Chúng sẽ rút lên dải cát sa bồi này, lập thế trận dựa lưng vào bãi Màn Trò để quyết chiến với ta trên vùng đất khô ráo quen với vó ngựa của chúng.
Trần Bình Trọng suy nghĩ về lời nói của ông già:
-Có phải ông lão cho rằng tướng giặc sẽ lấy dải cát sa bồi này làm đất quyết chiến không?
-Chính vậy đấy! Nhưng ta có cách buộc chúng không thể quyết chiến ở đây mà phải chịu những đòn ta đánh ở chỗ khác và ở những hướng, khác với ý muốn của chúng.
- Ông lão nói nốt đi!-Trần Bình Trọng giục, rõ ràng câu chuyện đã khiến ông thật sự quan tâm.
-Đây nhé! Tướng quân xem, chúng muốn đổ quân lên bộ cũng phải dùng những bến thuyền này. Bởi vì ở đây bờ sông thấp, lại có những vụng nhỏ tránh được sóng gió. Nhưng chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng có thể bị đánh từ cửa Hàm Tử trở xuống, vì rằng bên kia cửa Hàm Tử là bến Chương Dương thẳng đường về Thăng Long, giặc sẽ dễ dàng ra cứu.
Trần Bình Trọng khen thầm. Ông khẽ gật đầu và giơ tay chỉ về phía Màn Trò hỏi tiếp:
- Ông lão định phục binh trong đó để đánh vỗ vào lưng quân giặc phải không?
- Ấy là nếu lão cầm quân, chứ lão đã trên bảy mươi tuổi đầu rồi và cũng chẳng ai bái lão làm tướng. Nhưng nếu lão cầm quân, lão sẽ bày trận như vậy đó!
Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên. Ông nói to với ông già Xuân Đình:
- Ông lão nói rất đúng. Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò. Như thế, nếu giặc phải giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết của chúng. Binh pháp cũng nói như vậy đấy!
Ông già Xuân Đình nhận lời khen một cách im lặng. Ông ta kín đáo nhìn Trần Bình Trọng với một vẻ quý mến. Trần Bình Trọng nói tiếp:
-Nhưng ngặt vì quân ta tuyển dân binh phía bắc lộ Khoái nên chẳng có người thông thạo thế đất Màn Trò. Ông lão chưa trả lời ta xem có tìm được người dẫn đường không.
-Chính để trả lời câu hỏi đó mà lão nói về thế đất của cả vùng Thiên Mạc này. Biết rõ Màn Trò, trị được Màn Trò nay chỉ còn có lão mà thôi. Chả là vì lão quanh năm ngày tháng cứ lặn lội trong cái bãi lầy ấy mà. Cũng vì vậy mà người vùng này quen gọi lão là ông già Màn Trò.
Ông già cởi hàng khuy áo. Một chuỗi răng cá sấu đeo thõng trước ngực ông già.
-Chuỗi này đã được chín mươi chín chiếc răng. Ngày trước lão định giết đủ một trăm con cá sấu, lấy răng làm cho con trai lão một chuỗi. Nhưng đã gần một năm nay, lão bặt tin nó. Lão không biết nó có còn sống không. Mà lão thì già rồi, việc nước đang cấp bách. Thôi thì lão xin biếu tướng quân chuỗi răng này làm vật ra mắt và cũng là để tỏ rõ rằng từ nay bãi lầy Màn Trò kia đã tôn tướng quân làm chủ.
Ông già gỡ chuỗi răng choàng lên cổ Trần Bình Trọng. Chuỗi răng thật đẹp, chiếc nào cũng nhọn sắc, nước men bóng như ngà chuốt. Trần Bình Trọng đang ngắm chuỗi răng thì có tiếng vó ngựa giòn giã vẳng tới. Từ phía cửa Hàm Tử, một con ngựa phi đến rất nhanh. Con ngựa chắc đã phải vượt một chặng đường khá dài nên bốn vó của nó run lẩy bẩy khi dừng lại. Một người lính truyền tin đeo ống công văn bên sườn từ lưng ngựa tụt xuống đất. Người lính vái chào Trần Bình Trọng rồi dốc trong ống công văn ra một tờ giấy cuộn tròn. Anh ta đem tờ giấy dán lên cổng chính làng Xuân Đình. Trần Bình Trọng hỏi:
-Giấy gì thế?
-Thưa tướng quân, đây là tờ chiếu của triều đình.
Trần Bình Trọng lẩm nhẩm đọc. Ông hỏi ông già Màn Trò:
- Ông lão có biết chữ không?
-Khổ quá, lão trước làm cấm vệ trong quân Thần sách. Lão không được học văn. Giá có thằng con trai lão ở đây thì nó đọc được.
-Ta muốn cho đọc to tờ chiếu này để trăm quân đều hiểu.
Trong lúc ông già cúi đầu nhớ đứa con, Trần Bình Trọng gọi lớn vào trong làng ra lệnh:
-Ai biết chữ lên ngay đây!
Tiếng quân lính lại truyền đi khắp vùng đóng quân: “Ai biết chữ lên hầu chủ tướng!... lên ngay hầu chủ tướng!” Người lính biết chữ trong đạo quân của Trần Bình Trọng chính là Hoàng Đỗ. Đó là điều làm cho Trần Bình Trọng kinh ngạc vô cùng. Cậu bé nô tì chăn ngựa bướng bỉnh vừa bước tới đã chợt a lên một tiếng rồi sụp lạy nhưng không phải lạy Trần Bình Trọng, mà là sụp lạy cung kính, thiết tha ông già kỳ dị làng Xuân Đình.
-Bố ơi! Đứa con này thật không có hiếu. Con đã chẳng đỡ chân đỡ tay được cho bố lúc tuổi già.
-Con... con có tội gì đâu!
Ông già ôm lấy con trai, nâng nó lên, nhìn mãi mấy chữ “Quan trung khách” thích chàm trên trán.
Trần Bình Trọng không được thấy cảnh chia tay của hai cha con ông già Màn Trò. Nhưng ông được thấy cảnh gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ nói rõ được cảnh chia tay trước đây. Ông giả vờ ngoảnh mặt đi để cha con người nô tì hỏi han nhau. Ông già Màn Trò hỏi con:
-Mày có khỏe không?
-Con khỏe lắm! Bố xem này!
Cậu bé vén tay áo, nhịn thở, lên gân làm nổi lên mấy cái thăn chuột trên cánh tay gầy nhom cho cha xem.
-Nom thế nhưng mà cứng lắm đấy bố ạ.
- Ờ... ờ, mày có nhớn lên đấy.
-Bố có khỏe không?
-Tao thì bao giờ chẳng vậy. Nhưng mà mày đã lập được chút công nào chưa?
Ông già trợn mắt nhìn con. Cậu bé nhoẻn cười:
-Bố thử xem con có cái gì đây.
Cậu bé gỡ dải thao xanh cho bố xem.
Ông già Xuân Đình kêu lên:
-Ngân tiền à? Ngày xưa đến tao cũng không được thứ này đấy!
Cậu bé chăn ngựa chỉ về phía Trần Bình Trọng, ý nói chính ông là người đã thưởng cho cậu. Ông già Màn Trò kéo con trai lại trước mặt ông tướng Thánh dực:
-Mày lạy ân nhân đi.
Cậu bé bướng bỉnh quỳ gối sụp lạy. Trần Bình Trọng đỡ chú bé dậy. Ông chẳng biết nói gì với hai cha con ông già Màn Trò. Cuộc gặp gỡ đột ngột này đã nói tất cả những điều họ mong muốn. Một lát sau, tiếng của Hoàng Đỗ từ trong làng đã vọng lên đê cao lời chiếu từ trung doanh thảo ra: “...Phàm các quận, huyện trong nước, hễ có giặc ngoại xâm kéo đến, thì phải liều chết cố đánh; nếu sức địch không nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, chứ không được đầu hàng”.
-Thế là từ nay ta có tới hai người thuộc thế đất Màn Trò. Trần Bình Trọng nói, vẻ mãn nguyện.
Ông già Màn Trò cũng hào hứng hẳn lên:
-Màn Trò thế rất hiểm. Ta muốn tiến thì tiến, muốn lùi thì lùi. Lão nguyện theo tướng quân giữ lấy đất này đánh giặc, kỳ đến khi chúng không còn một mống nhỏ.
* * *
Từ một gia nô mặc áo lính, cậu bé chăn ngựa được Trần Bình Trọng tin dùng, giữ luôn ở bên ông. Còn ông già Màn Trò được tự do ra vào quân doanh của Trần Bình Trọng. Vị tướng trẻ tuổi coi ông cụ như một bậc thầy. Khi quân lính ninh nhừ cháo khoai bưng lên, Trần Bình Trọng nài ông già Màn Trò:
- Ông lão ngồi đây ăn với ta.
Trần Bình Trọng ép bằng được ông già phải ngồi cùng mâm với mình. Ông có vẻ tiếc:
-Giá mà ta được gặp ông lão sớm hơn nữa nhỉ!
-Cũng thế thôi tướng quân ạ. Bởi vì khi đó tướng quân sẽ coi lão như bất cứ một người lính cấm vệ nào khác. Mà thật ra lão cũng chỉ là một lính cấm vệ đã về già.
Ông già cười. Trần Bình Trọng im lặng. Câu chuyện của hai người bị ngắt quãng vì một người lính vội vã tới báo tin ngoài sông có một đoàn thuyền từ phía Thăng Long xuôi xuống. Trần Bình Trọng vội buông bát, lên đê. ... Đoàn thuyền to dần. Màu cờ, hiệu phướn đã phân biệt được. Sắc mặt Trần Bình Trọng bỗng thay đổi. Ông bồi hồi nhận ra hiệu cờ Long phụng cắm trên mũi chiếc thuyền nhẹ sơn son đi chính giữa. Long phụng là hiệu cờ của nhà vua! Trần Bình Trọng lập tức ra lệnh cho quân Thánh dực lên đê bày trận. Khi đoàn thuyền cập bến, Trần Bình Trọng cho phất cờ hiệu. Quân Thánh dực cùng giơ khiên giáo lên, múa rất đều bài mừng quen thuộc của họ trước đây ở trường bắn kinh thành. Những đường khiên múa xoáy tròn, những làn giáo đưa nhanh, rung tít ngù bông nhuộm đỏ. Khi những người lính uốn mình, dải áo lượn mềm quấn quanh người họ... Thuyền Long phụng cập bến. Nhân Tông bước lên trước. Gương mặt nhà vua có xanh đi chút ít, vẻ lo nghĩ đọng ở quầng thâm khóe mắt, nhưng Nhân Tông đang nở một nụ cười tươi.
-Quan gia muôn tuổi! Quan gia muôn tuổi!
Tiếng các chiến sĩ tung hô vang dậy bến sông Thiên Mạc. Trần Bình Trọng cảm thấy say sưa, chuếnh choáng. Ông hô lên thật to:
-Múa lên! Múa cho tròn ngọn cờ Thánh dực!
Một người lính cầm ngọn cờ Thánh dực tiến lên ba bước đứng trước hàng quân. Người lính vung mạnh cho lá cờ lớn giũ hết nếp rồi cầm thu hai tay vào giữa cán, múa xoáy tròn.
-Trống đâu? Đánh lên!
Hàng chục cỗ trống đồng cùng được nâng lên khỏi mặt đất. Cứ mỗi cỗ trống là bốn người đánh. Tiếng trống trận trầm rền bùng binh...bùng binh loang mãi ra, ù ù như tiếng sấm truyền qua mặt sông động sóng. Theo điệu trống, quân Thánh dực say sưa múa bài khiên giáo tuyệt diệu của những người lính túc vệ thượng đô. Nhân Tông sung sướng bước lên đê cao. Theo sau nhà vua là một vị tướng già mặc áo chiến may chẽn nhưng ống tay phải lại rất rộng. Trần Bình Trọng bồi hồi nhận ra vị tướng già mặc áo nửa văn nửa võ ấy chính là Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn. Trần Bình Trọng sụp lạy.
-Bảo Nghĩa hầu hãy đứng lên. Ta miễn lạy cho. Hầu ra lệnh cho các nghĩa sĩ ngừng múa đi. Hãy dẹp bớt nghi lễ để dành sức trăm quân cho chiến trận sau này.
Nhân Tông truyền ôn tồn nhưng cũng rất cương quyết. Trần Bình Trọng vội tuân theo. Khi nhà vua và Trần Quốc Tuấn đi qua trước hàng quân, tiếng tung hô lại vang dậy bến sông Thiên Mạc. Nhân Tông nhìn những khuôn mặt nghiêm nghị, dày dạn khói lửa chiến chinh. Trần Bình Trọng cung kính đi theo sau nhà vua và Quốc công Tiết chế. Ông cũng nhìn những người lính của mình. Ông thấy trên nhiều vầng trán có thích chàm ba chữ... Trần Quốc Tuấn bảo vị tướng trẻ tuổi:
-Bảo Nghĩa hầu xem kìa. Chúng ta thật hạnh phúc được chỉ huy những người lính như thế này.
Câu nói của Trần Quốc Tuấn đã gợi cho Trần Bình Trọng nhiều suy nghĩ. Ông im lặng đưa nhà vua và Tiết chế về nghỉ tạm trong một căn nhà cuối làng Xuân Đình. Tới nơi, Trần Quốc Tuấn sai sắp ngay ngựa. Ông bảo Trần Bình Trọng lấy người dẫn đường đưa ông đi xem xét thế đất trong vùng. Chỉ một lát sau, Trần Quốc Tuấn đã phi ngựa trên đê. Sau lưng vị tướng già là Trần Bình Trọng và mười người lính cưỡi ngựa, trong đó có Hoàng Đỗ. Lúc bấy giờ trời đã xế chiều, từng đàn ngỗng trời đang bay về Màn Trò. Trên bãi lầy đầy lau sậy xanh rờn, sương chiều buông xuống, bay la đà, nhẹ và trong suốt. Nằm kẹp giữa Màn Trò và sông Thiên Mạc, dải cát sa bồi bắt ánh nắng xiên khoai, trắng lấp lánh. Trần Quốc Tuấn gò cương ngựa chiến, rướn mình trên bàn đạp. Ông ngắm rất lâu bến Chương Dương mờ ảo bên kia sông xa tít. Ông chau mày nhìn cửa Hàm Tử hầu như không có bờ. Ông phóng ngựa xuống bãi sa bồi. Đoàn người ngựa càng dấn sâu vào dải sa bồi, vó ngựa càng chuệnh choẽng trên cát lỏng. Như muốn thử sức ngựa, Trần Quốc Tuấn ra roi thật mạnh. Con ngựa chiến chồm lên nhưng chỉ trong chốc lát đã mỏi gối, chùn vó lại... Khi quay về, Trần Quốc Tuấn cho ngựa đi bước một. Ông không xem xét thế đất nữa mà luôn luôn đặt ra những câu hỏi về những bí ẩn của bãi lầy Màn Trò. Mỗi câu trả lời của cậu bé chăn ngựa lại gợi cho vị tướng già nhiều ý mới và ông lại hỏi tiếp Hoàng Đỗ. Khi về tới cổng làng Xuân Đình, Trần Quốc Tuấn bảo Trần Bình Trọng:
-Bảo Nghĩa hầu có thằng bé dẫn đường ngoan lắm!
Lời khen của vị Tiết chế đầu bạc làm cho cả Trần Bình Trọng lẫn Hoàng Đỗ cùng sung sướng cảm động.
Trong một buổi sáng đã có hai người nói với Trần Bình Trọng nhiều điều có ích. Họ chỉ là người lính, người dân bình thường, nhưng đều đã trải qua nhiều trận chiến đấu gay go. Họ đã làm cho Trần Bình Trọng vui lòng và tin rằng họ sẽ làm tròn những công việc ông giao cho. Kể từ khi đất nước có giặc xâm lược, Trần Bình Trọng đã mắt thấy tai nghe nhiều sự việc chứng tỏ tài năng và lòng yêu nước của những người không phải dòng dõi quý tộc. Ông đã được thấy những người lính bình thường lăm lăm ngọn giáo ngắn trong tay, xông thẳng tới trước những tên tướng Nguyên và dùng ngọn giáo ngắn ấy đánh ngã tướng giặc cưỡi trên lưng những con ngựa cao lớn. Ông đã từng giao nhiều việc quân cho những người lính của mình.
Có những việc, người được giao làm đều biết chắc rằng mình một đi là không trở lại. Nhưng họ đều nhận lệnh với một vẻ kiêu hãnh khác thường. Ông cũng đã từng thấy những người lính của mình nạo vết thương cho nhau. Không một tiếng rên la, không một lời than vãn. Có một lần, một chiến sĩ của ông bị dao chém sả cánh tay. Lưỡi dao phạt mất mảng thịt mang hai chữ “Sát Thát “ thích chàm. Người lính đã chìa cánh tay có vết thương cho bạn buộc hộ và lại sẵn sàng giơ tay còn lại cho người bạn khác thích hai chữ “Sát Thát” mới... Những tháng chiến đấu trên biên thùy phía bắc đã khiến Trần Bình Trọng biết đánh giá một con người trên những mặt nào. Và ông cũng biết tự mình tìm hiểu mình. Cho nên, lo cho quân bắc bếp xong, Trần Bình Trọng dẫn ông già Xuân Đình lên trên đê cao xem thế đất. Ông hỏi nhiều câu mà trước đây không bao giờ ông đặt ra với những người không mang ấn phong hầu như ông. Những câu hỏi- đáp nối tiếp nhau đã chứng tỏ bài học lượm được trong cuộc đời mang lại cho Trần Bình Trọng khá nhiều bổ Ích. Ông già làng Xuân Đình chẳng những giảng giải cho Trần Bình Trọng nghe rất kỹ về thế đất vùng Thiên Mạc, mà ông ta còn nhận xét rất đúng phép dùng binh: với thế đất như thế, cách bày trận sẽ phải ra sao. Ông ta nói:
-Dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ. Mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông. Mặt sau lưng nó là bãi lầy Màn Trò ăn mãi vào sâu hàng trăm dặm. Chỗ chúng ta đứng đây là địa thế làng Xuân Đình. Xuân Đình ở đầu bãi lầy Màn Trò, nhưng cũng ở đầu dải cát sa bồi. Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng trong bãi lầy không có người ở. Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông. Nếu như trận đánh xảy ra ở đây, giặc sẽ tránh giao chiến trên sông Thiên Mạc với ta. Chúng sẽ rút lên dải cát sa bồi này, lập thế trận dựa lưng vào bãi Màn Trò để quyết chiến với ta trên vùng đất khô ráo quen với vó ngựa của chúng.
Trần Bình Trọng suy nghĩ về lời nói của ông già:
-Có phải ông lão cho rằng tướng giặc sẽ lấy dải cát sa bồi này làm đất quyết chiến không?
-Chính vậy đấy! Nhưng ta có cách buộc chúng không thể quyết chiến ở đây mà phải chịu những đòn ta đánh ở chỗ khác và ở những hướng, khác với ý muốn của chúng.
- Ông lão nói nốt đi!-Trần Bình Trọng giục, rõ ràng câu chuyện đã khiến ông thật sự quan tâm.
-Đây nhé! Tướng quân xem, chúng muốn đổ quân lên bộ cũng phải dùng những bến thuyền này. Bởi vì ở đây bờ sông thấp, lại có những vụng nhỏ tránh được sóng gió. Nhưng chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng có thể bị đánh từ cửa Hàm Tử trở xuống, vì rằng bên kia cửa Hàm Tử là bến Chương Dương thẳng đường về Thăng Long, giặc sẽ dễ dàng ra cứu.
Trần Bình Trọng khen thầm. Ông khẽ gật đầu và giơ tay chỉ về phía Màn Trò hỏi tiếp:
- Ông lão định phục binh trong đó để đánh vỗ vào lưng quân giặc phải không?
- Ấy là nếu lão cầm quân, chứ lão đã trên bảy mươi tuổi đầu rồi và cũng chẳng ai bái lão làm tướng. Nhưng nếu lão cầm quân, lão sẽ bày trận như vậy đó!
Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên. Ông nói to với ông già Xuân Đình:
- Ông lão nói rất đúng. Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò. Như thế, nếu giặc phải giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết của chúng. Binh pháp cũng nói như vậy đấy!
Ông già Xuân Đình nhận lời khen một cách im lặng. Ông ta kín đáo nhìn Trần Bình Trọng với một vẻ quý mến. Trần Bình Trọng nói tiếp:
-Nhưng ngặt vì quân ta tuyển dân binh phía bắc lộ Khoái nên chẳng có người thông thạo thế đất Màn Trò. Ông lão chưa trả lời ta xem có tìm được người dẫn đường không.
-Chính để trả lời câu hỏi đó mà lão nói về thế đất của cả vùng Thiên Mạc này. Biết rõ Màn Trò, trị được Màn Trò nay chỉ còn có lão mà thôi. Chả là vì lão quanh năm ngày tháng cứ lặn lội trong cái bãi lầy ấy mà. Cũng vì vậy mà người vùng này quen gọi lão là ông già Màn Trò.
Ông già cởi hàng khuy áo. Một chuỗi răng cá sấu đeo thõng trước ngực ông già.
-Chuỗi này đã được chín mươi chín chiếc răng. Ngày trước lão định giết đủ một trăm con cá sấu, lấy răng làm cho con trai lão một chuỗi. Nhưng đã gần một năm nay, lão bặt tin nó. Lão không biết nó có còn sống không. Mà lão thì già rồi, việc nước đang cấp bách. Thôi thì lão xin biếu tướng quân chuỗi răng này làm vật ra mắt và cũng là để tỏ rõ rằng từ nay bãi lầy Màn Trò kia đã tôn tướng quân làm chủ.
Ông già gỡ chuỗi răng choàng lên cổ Trần Bình Trọng. Chuỗi răng thật đẹp, chiếc nào cũng nhọn sắc, nước men bóng như ngà chuốt. Trần Bình Trọng đang ngắm chuỗi răng thì có tiếng vó ngựa giòn giã vẳng tới. Từ phía cửa Hàm Tử, một con ngựa phi đến rất nhanh. Con ngựa chắc đã phải vượt một chặng đường khá dài nên bốn vó của nó run lẩy bẩy khi dừng lại. Một người lính truyền tin đeo ống công văn bên sườn từ lưng ngựa tụt xuống đất. Người lính vái chào Trần Bình Trọng rồi dốc trong ống công văn ra một tờ giấy cuộn tròn. Anh ta đem tờ giấy dán lên cổng chính làng Xuân Đình. Trần Bình Trọng hỏi:
-Giấy gì thế?
-Thưa tướng quân, đây là tờ chiếu của triều đình.
Trần Bình Trọng lẩm nhẩm đọc. Ông hỏi ông già Màn Trò:
- Ông lão có biết chữ không?
-Khổ quá, lão trước làm cấm vệ trong quân Thần sách. Lão không được học văn. Giá có thằng con trai lão ở đây thì nó đọc được.
-Ta muốn cho đọc to tờ chiếu này để trăm quân đều hiểu.
Trong lúc ông già cúi đầu nhớ đứa con, Trần Bình Trọng gọi lớn vào trong làng ra lệnh:
-Ai biết chữ lên ngay đây!
Tiếng quân lính lại truyền đi khắp vùng đóng quân: “Ai biết chữ lên hầu chủ tướng!... lên ngay hầu chủ tướng!” Người lính biết chữ trong đạo quân của Trần Bình Trọng chính là Hoàng Đỗ. Đó là điều làm cho Trần Bình Trọng kinh ngạc vô cùng. Cậu bé nô tì chăn ngựa bướng bỉnh vừa bước tới đã chợt a lên một tiếng rồi sụp lạy nhưng không phải lạy Trần Bình Trọng, mà là sụp lạy cung kính, thiết tha ông già kỳ dị làng Xuân Đình.
-Bố ơi! Đứa con này thật không có hiếu. Con đã chẳng đỡ chân đỡ tay được cho bố lúc tuổi già.
-Con... con có tội gì đâu!
Ông già ôm lấy con trai, nâng nó lên, nhìn mãi mấy chữ “Quan trung khách” thích chàm trên trán.
Trần Bình Trọng không được thấy cảnh chia tay của hai cha con ông già Màn Trò. Nhưng ông được thấy cảnh gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ nói rõ được cảnh chia tay trước đây. Ông giả vờ ngoảnh mặt đi để cha con người nô tì hỏi han nhau. Ông già Màn Trò hỏi con:
-Mày có khỏe không?
-Con khỏe lắm! Bố xem này!
Cậu bé vén tay áo, nhịn thở, lên gân làm nổi lên mấy cái thăn chuột trên cánh tay gầy nhom cho cha xem.
-Nom thế nhưng mà cứng lắm đấy bố ạ.
- Ờ... ờ, mày có nhớn lên đấy.
-Bố có khỏe không?
-Tao thì bao giờ chẳng vậy. Nhưng mà mày đã lập được chút công nào chưa?
Ông già trợn mắt nhìn con. Cậu bé nhoẻn cười:
-Bố thử xem con có cái gì đây.
Cậu bé gỡ dải thao xanh cho bố xem.
Ông già Xuân Đình kêu lên:
-Ngân tiền à? Ngày xưa đến tao cũng không được thứ này đấy!
Cậu bé chăn ngựa chỉ về phía Trần Bình Trọng, ý nói chính ông là người đã thưởng cho cậu. Ông già Màn Trò kéo con trai lại trước mặt ông tướng Thánh dực:
-Mày lạy ân nhân đi.
Cậu bé bướng bỉnh quỳ gối sụp lạy. Trần Bình Trọng đỡ chú bé dậy. Ông chẳng biết nói gì với hai cha con ông già Màn Trò. Cuộc gặp gỡ đột ngột này đã nói tất cả những điều họ mong muốn. Một lát sau, tiếng của Hoàng Đỗ từ trong làng đã vọng lên đê cao lời chiếu từ trung doanh thảo ra: “...Phàm các quận, huyện trong nước, hễ có giặc ngoại xâm kéo đến, thì phải liều chết cố đánh; nếu sức địch không nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, chứ không được đầu hàng”.
-Thế là từ nay ta có tới hai người thuộc thế đất Màn Trò. Trần Bình Trọng nói, vẻ mãn nguyện.
Ông già Màn Trò cũng hào hứng hẳn lên:
-Màn Trò thế rất hiểm. Ta muốn tiến thì tiến, muốn lùi thì lùi. Lão nguyện theo tướng quân giữ lấy đất này đánh giặc, kỳ đến khi chúng không còn một mống nhỏ.
* * *
Từ một gia nô mặc áo lính, cậu bé chăn ngựa được Trần Bình Trọng tin dùng, giữ luôn ở bên ông. Còn ông già Màn Trò được tự do ra vào quân doanh của Trần Bình Trọng. Vị tướng trẻ tuổi coi ông cụ như một bậc thầy. Khi quân lính ninh nhừ cháo khoai bưng lên, Trần Bình Trọng nài ông già Màn Trò:
- Ông lão ngồi đây ăn với ta.
Trần Bình Trọng ép bằng được ông già phải ngồi cùng mâm với mình. Ông có vẻ tiếc:
-Giá mà ta được gặp ông lão sớm hơn nữa nhỉ!
-Cũng thế thôi tướng quân ạ. Bởi vì khi đó tướng quân sẽ coi lão như bất cứ một người lính cấm vệ nào khác. Mà thật ra lão cũng chỉ là một lính cấm vệ đã về già.
Ông già cười. Trần Bình Trọng im lặng. Câu chuyện của hai người bị ngắt quãng vì một người lính vội vã tới báo tin ngoài sông có một đoàn thuyền từ phía Thăng Long xuôi xuống. Trần Bình Trọng vội buông bát, lên đê. ... Đoàn thuyền to dần. Màu cờ, hiệu phướn đã phân biệt được. Sắc mặt Trần Bình Trọng bỗng thay đổi. Ông bồi hồi nhận ra hiệu cờ Long phụng cắm trên mũi chiếc thuyền nhẹ sơn son đi chính giữa. Long phụng là hiệu cờ của nhà vua! Trần Bình Trọng lập tức ra lệnh cho quân Thánh dực lên đê bày trận. Khi đoàn thuyền cập bến, Trần Bình Trọng cho phất cờ hiệu. Quân Thánh dực cùng giơ khiên giáo lên, múa rất đều bài mừng quen thuộc của họ trước đây ở trường bắn kinh thành. Những đường khiên múa xoáy tròn, những làn giáo đưa nhanh, rung tít ngù bông nhuộm đỏ. Khi những người lính uốn mình, dải áo lượn mềm quấn quanh người họ... Thuyền Long phụng cập bến. Nhân Tông bước lên trước. Gương mặt nhà vua có xanh đi chút ít, vẻ lo nghĩ đọng ở quầng thâm khóe mắt, nhưng Nhân Tông đang nở một nụ cười tươi.
-Quan gia muôn tuổi! Quan gia muôn tuổi!
Tiếng các chiến sĩ tung hô vang dậy bến sông Thiên Mạc. Trần Bình Trọng cảm thấy say sưa, chuếnh choáng. Ông hô lên thật to:
-Múa lên! Múa cho tròn ngọn cờ Thánh dực!
Một người lính cầm ngọn cờ Thánh dực tiến lên ba bước đứng trước hàng quân. Người lính vung mạnh cho lá cờ lớn giũ hết nếp rồi cầm thu hai tay vào giữa cán, múa xoáy tròn.
-Trống đâu? Đánh lên!
Hàng chục cỗ trống đồng cùng được nâng lên khỏi mặt đất. Cứ mỗi cỗ trống là bốn người đánh. Tiếng trống trận trầm rền bùng binh...bùng binh loang mãi ra, ù ù như tiếng sấm truyền qua mặt sông động sóng. Theo điệu trống, quân Thánh dực say sưa múa bài khiên giáo tuyệt diệu của những người lính túc vệ thượng đô. Nhân Tông sung sướng bước lên đê cao. Theo sau nhà vua là một vị tướng già mặc áo chiến may chẽn nhưng ống tay phải lại rất rộng. Trần Bình Trọng bồi hồi nhận ra vị tướng già mặc áo nửa văn nửa võ ấy chính là Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn. Trần Bình Trọng sụp lạy.
-Bảo Nghĩa hầu hãy đứng lên. Ta miễn lạy cho. Hầu ra lệnh cho các nghĩa sĩ ngừng múa đi. Hãy dẹp bớt nghi lễ để dành sức trăm quân cho chiến trận sau này.
Nhân Tông truyền ôn tồn nhưng cũng rất cương quyết. Trần Bình Trọng vội tuân theo. Khi nhà vua và Trần Quốc Tuấn đi qua trước hàng quân, tiếng tung hô lại vang dậy bến sông Thiên Mạc. Nhân Tông nhìn những khuôn mặt nghiêm nghị, dày dạn khói lửa chiến chinh. Trần Bình Trọng cung kính đi theo sau nhà vua và Quốc công Tiết chế. Ông cũng nhìn những người lính của mình. Ông thấy trên nhiều vầng trán có thích chàm ba chữ... Trần Quốc Tuấn bảo vị tướng trẻ tuổi:
-Bảo Nghĩa hầu xem kìa. Chúng ta thật hạnh phúc được chỉ huy những người lính như thế này.
Câu nói của Trần Quốc Tuấn đã gợi cho Trần Bình Trọng nhiều suy nghĩ. Ông im lặng đưa nhà vua và Tiết chế về nghỉ tạm trong một căn nhà cuối làng Xuân Đình. Tới nơi, Trần Quốc Tuấn sai sắp ngay ngựa. Ông bảo Trần Bình Trọng lấy người dẫn đường đưa ông đi xem xét thế đất trong vùng. Chỉ một lát sau, Trần Quốc Tuấn đã phi ngựa trên đê. Sau lưng vị tướng già là Trần Bình Trọng và mười người lính cưỡi ngựa, trong đó có Hoàng Đỗ. Lúc bấy giờ trời đã xế chiều, từng đàn ngỗng trời đang bay về Màn Trò. Trên bãi lầy đầy lau sậy xanh rờn, sương chiều buông xuống, bay la đà, nhẹ và trong suốt. Nằm kẹp giữa Màn Trò và sông Thiên Mạc, dải cát sa bồi bắt ánh nắng xiên khoai, trắng lấp lánh. Trần Quốc Tuấn gò cương ngựa chiến, rướn mình trên bàn đạp. Ông ngắm rất lâu bến Chương Dương mờ ảo bên kia sông xa tít. Ông chau mày nhìn cửa Hàm Tử hầu như không có bờ. Ông phóng ngựa xuống bãi sa bồi. Đoàn người ngựa càng dấn sâu vào dải sa bồi, vó ngựa càng chuệnh choẽng trên cát lỏng. Như muốn thử sức ngựa, Trần Quốc Tuấn ra roi thật mạnh. Con ngựa chiến chồm lên nhưng chỉ trong chốc lát đã mỏi gối, chùn vó lại... Khi quay về, Trần Quốc Tuấn cho ngựa đi bước một. Ông không xem xét thế đất nữa mà luôn luôn đặt ra những câu hỏi về những bí ẩn của bãi lầy Màn Trò. Mỗi câu trả lời của cậu bé chăn ngựa lại gợi cho vị tướng già nhiều ý mới và ông lại hỏi tiếp Hoàng Đỗ. Khi về tới cổng làng Xuân Đình, Trần Quốc Tuấn bảo Trần Bình Trọng:
-Bảo Nghĩa hầu có thằng bé dẫn đường ngoan lắm!
Lời khen của vị Tiết chế đầu bạc làm cho cả Trần Bình Trọng lẫn Hoàng Đỗ cùng sung sướng cảm động.