watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ông đội Cấn-Chương 1 - tác giả Hà Ân Hà Ân

Hà Ân

Chương 1

Tác giả: Hà Ân

Đ ội Cấn lắng nghe những tiếng động của một đêm sắp tàn. Trời còn tối nhưng tiếng gà gáy sáng đã eo óc xa xa. ở bên trại lính khố xanh Thái Nguyên, sức sống đang uể oải trỗi dậy; tiếng bàn ghế lục cục, tiếng nồi niêu va chạm, tiếng sạp giường tre rên lên cót két. Mọi tiếng động đều có vẻ bất ngờ. Hình như trong dãy nhà thấp mái tôn này mọi người e ngại làm động tới giấc ngủ hiếm hoi của trẻ thơ hoặc sợ hãi một điều gì đây sẽ làm đảo lộn cả cuộc đời mà họ đã quen chịu đựng từ lâu. Nhưng một bước chân vụng về nào đó đụng phải một đồ vật bằng kim loại gây thành một tiếng động lanh lảnh. Rồi thình lình tiếng trẻ khóc thét lên. Tiếng khóc như tiếng mèo kêu. Chắc đứa trẻ cũng gầy guộc như một nhách mèo con đói sữa. Đội Cấn nằm chìm trong mớ âm thanh quen thuộc ở nơi đã trên mười năm ông tiêu hoài tuổi trai trẻ của mình. Dãy nhà thấp mái tôn có mười mấy gian. Nhà chung tường, chung ngõ, chung bếp theo một kiểu cách gặp bất kỳ ở ven một cái đồn khố xanh, khố đỏ miền trung du và mạn ngược.
Thực ra, đội Cấn mới về đóng ở Thái Nguyên bốn năm nay, năm 1913. Nhưng những năm trước, ông đóng ở Đu, ở Chợ Chu, ở Phấn Mễ, ông cũng có một gian tương tự trong một dãy nhà mái tôn thấp giống thế này. Nó giống nhau đến nỗi ông tưởng như mình ở đây đã từ lâu. Đó là cảm giác một người mê muội trong sự tù đọng ở một cái trại "con gái"! Người ta lúc nào cũng nơm nớp chờ một cuộc chia tay, người đi người ở đều xót xa... Dưới bếp đã thấy lửa nấu cơm lom đom. Tiếng chuyện trò rì rầm chen lẫn tiếng gắt, tiếng nựng con. Và thình lình dãy nhà bừng tỉnh dậy với tất cả cái vội vã, chen chúc, nửa tối nửa sáng của một trại con gái sau tiếng kèn "la vầy". Kèn "la vầy" từ trại lanh lảnh cất lên hồi hai. Đội Cấn vẫn im lặng. ông vừa thức trắng đêm để suy nghĩ nhưng chưa bao giờ ông thấy mình tỉnh táo như lúc này. Kể cả thể xác của ông cũng vậy, ông thấy máu chảy dồn dập và biết rằng cặp mắt của mình đang sáng lên như mặt một chàng trai trẻ. Đội Cấn lắng nghe cuộc sống đang diễn ra hùng hục ở chung quanh. Rõ ràng trại con gái khác trước khá nhiều. Non một nửa số gian của dãy nhà lên đèn chứng tỏ chủ có nhà. Số còn lại im lìm, mặc dù cửa ra vào mở toang ra để lộ bên trong tăm tối, hoang vắng. Đội Cấn thương những người đang mắng mỏ, gắt gỏng vợ con, giọng gằn lại. ông hiểu họ đang lo lắng. Từ mấy năm nay, cuộc chiến tranh giữa Pháp và Đức ở Châu âu diễn ra giằng co.
Năm 1914, lính Đông Dương nghe tin âu chiến như tin hội hè. Nhưng chỉ vài tháng sau, Tây lấy lính "tình nguyện" cho mẫu quốc hết đợt này sang đợt khác. Tất cả những chuyến tàu chở lính đi Tây đều được báo Tây đăng tin lên trang nhất. Các nhà báo lĩnh "lương thêm" ở ngân sách phủ Thống sứ, viết những bài ồn ào, gọi những người lính đi Tây ấy là lính "tình nguyện". Lúc tàu nhổ neo có lính bồng súng chào theo lệnh chỉ huy của mấy viên sĩ quan to béo, bụng bằng cái thúng; có đội lính kèn chơi các bài nhạc binh huyên náo; có cả sĩ quan thay mặt võ phòng phủ Thống sứ đọc "đít cua" chúc mừng khen ngợi những người "con" bản xứ đã "tình nguyện" sang Tây, mang lồng ngực (lép kẹp) để bảo vệ nước mẹ(?). Những người "con cưng" này được chia ra làm nhiều loại mặc dù họ chả có gì hác nhau: nào là lính tập, lính có nghề, lính vô nghề nghiệp... Ngoài một số đã mặc áo lính vài ba tháng, một, đôi năm, còn phần lớn chỉ ít ngày trước đây vẫn cầm theo trâu ngoài ruộng; họ đã được "chọn" đi Tây trong những cuộc "mộ lính tình nguyện" hết sức kỳ quặc. Viên công sứ tỉnh Thái Nguyên đã làm như thế này: Ngài cho gọi các quan Nam triều đến dinh chánh sứ vào bảo các quan rằng Đức tặc đánh mẫu quốc, dân An- nam-mít là con đỏ của mẫu quốc, có bổn phận phải xả thân giúp mẫu quốc. Các quan Nam triều đứng đầu là viên bố chánh vâng dạ lia lịa. Quan công sứ bèn chia cho mỗi phủ, huyện phải nộp bằng này người "tình nguyện". Ngài bảo: "Bằng cách nào có được thì làm. Các ông cứ việc tùy đấy mà xoay xở lấy.
Nếu làm khả thi sẽ có Long Bội Tinh, có phẩm hàm". Thế thì còn gì bằng nữa? Cái ngón xoay xở thì khỏi nói, các quan có thừa mánh khóe. Và ở cái việc mộ lính tình nguyện" cứ ngửi qua cũng thấy mùi tanh đồng. Các quan thừa sức xoay sở để vừa lòng Nhà nước bảo hộ và cũng vừa thỏa mãn túi tham mình. Sự mẫn cán của các quan truyền rất nhanh xuống các chánh tổng, lý trưởng trong tỉnh. Bọn trương tuần các làng theo lệnh của các cụ chánh và thầy lý, vác tay thước lồng lộn săn bắt những người làng nghèo khổ nhưng khỏe mạnh. Những người này không còn biết kêu cứu ở đâu, họ bị khoác ngay lên cổ cái tên "lính tình nguyện đi Tây" và bị nộp lên "trại chờ" ở tỉnh lỵ. Đề phòng họ không nhận cái tên lính "tình nguyện", ngài công sứ dùng chất ni-tơ-rát bạc đánh số lên bắp tay họ. Thế là tài trời cũng không trốn thoát cái kiếp "tình nguyện đi Tây" nữa. Sau những cuộc săn bắt thật này, đến cuộc săn bắt vờ. Bây giờ thì đến các quan phủ, huyện ra tay. Các quan cho đòi con cái những nhà có máu mặt nhưng không vào phe cánh với họ. Những người này nếu tìm cách lẩn trốn thì sẽ bị lính khố vàng đem chão đến "gô cổ nó lại". Thế là họ phải chọn một trong hai cách: hoặc là cho con cái "tình nguyện sang Tây đi đứt", hoặc là xì tiền ra. Tiền ấy chia ra, quan phủ, quan huyện được một phần, ông bố chánh được nhiều hơn, ngài công sứ lại được nhiều hơn nữa. Đấy là cách lấy "lính tình nguyện" trong dân làng.
Còn với lính khố đỏ khố xanh thì lấy "tình nguyện" dễ hơn. Nghĩa là lấy bao nhiêu thì cứ việc ra lệnh. Đầu tiên cũng lấy từng đội, từng cơ lính Tây, lính lê dương xuống tàu sang mặt trận Pháp. Rồi đến các loại lính các xứ châu Phi, lính kỵ mã, pháo thủ, khố đỏ. Cuối cùng tất nhiên phải "bắt tình nguyện" đến anh khố xanh. âu chiến thế là lan đến từng trại khố xanh Đông Dương. Lính khố xanh phải chuyển sang khố đỏ trước khi xuống tàu sang Pháp bởi vì lính khố xanh chỉ được lập theo đơn vị từng tỉnh. Các lữ khố xanh chỉ chuyên được dùng trong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa trong tỉnh ấy và các tỉnh lân cận. Vì vậy lương cũng được tăng lên một tí. Lon cũng đẩy lên một cấp. ở Thái Nguyên, ngài công sứ sau khi đóng số vào tay lính "tình nguyện", còn hứa nếu "trong các con có ai trở về thì sẽ được hưởng phẩm hàm, ai lỡ què chân cụt tay sẽ được Nhà nước bảo hộ cho đi làm loong toong chạy giấy cho các công sở". ấy cũng vì vậy nên các bác "khố xanh tình nguyện" sang Tây anh nào cũng ngơ ngơ ngác ngác. Tàu biển về mẫu quốc tăng thêm chuyến. Ba hôm trước đây mới có một chuyến mà không chừng chỉ tuần lễ sau đã có chuyến mới. Đội Cấn chợt mỉm cười. Một sự so sánh vừa thoáng trong tâm trí ông. Tại sao lính đi âu chiến lại lo sợ mà ông và những người bạn cùng chí hướng thì không? Bây giờ, ông thấy minh mẫn và khỏe mạnh. Ngày hôm nay ông cũng xuất trận. Sự suy tính bấy nay dẫn ông đến một thay đổi kỳ lạ. ông vừa chín chắn hơn, vừa trẻ trung hơn. Bạn cùng chí hướng với ông cũng có sự thay đổi ấy. Nhà đội Cấn cũng đã lên đèn. ánh sáng cây đèn ba dây có chao sơn trắng tỏa trong một căn nhà sung túc hơn hai bên hàng xóm. Vợ chồng đội Cấn chưa có con nên dư dật hơn bạn đồng ngũ. Mỗi sáng cô Cấn còn mua cho chồng cái bánh chưng một xu và mỗi bữa cơm tối, lưng cút rượu trắng. Cái bánh chưng quen thuộc ấy đã nằm vuông vắn trên đĩa. Cô Cấn bưng nó đặt lên bàn giữa nhà. Người thiếu phụ lưỡng lự. Cô đứng buông thõng hai tay nhìn cái giường vẫn buông màn. Cô muốn đánh thức chồng dậy nhưng cô lại thôi. Bởi vì cô biết chồng đã thức suốt đêm qua. Cô biết chắc chắn như vậy vì chính cô cũng suốt đêm không chợp mắt. Hai người đã nằm im lặng, không cử động và cố gắng không để người kia biết mình thức.
Nhưng lâu lâu, chỉ một nhịp thở khác thường cũng đủ là dấu hiệu của một người thao thức. Cô Cấn đột nhiên nhớ tới ngày đầu tiên hai người gặp nhau. ....... Cách đây mấy năm, một cô gái quê đến tỉnh lỵ Thái Nguyên vào một buổi trưa hè oi bức. Cô tên là Ngoan. Cô ngơ ngác trong một tỉnh lỵ xa lạ. Vai cô khoác chiếc tay nải nâu, đôi chân xéo lấm mỏi và bụi bám đầy gấu váy thâm bạc màu. Một người con gái lẻ loi trong một tỉnh lỵ trung du là điều hiếm thấy. Nhưng gia đình cô ta có việc ở Thái Nguyên. Và cô chỉ còn một mẹ già trên sáu mươi tuổi. Gia dĩ Ngoan là một cô gái có dòng máu họ Phùng chảy trong huyết quản. Hai anh ruột Ngoan là quốc sự phạm. Sau khi lĩnh án người mười lăm năm, người hai mươi năm khổ sai, họ bị chính quyền Pháp đày lên Thái Nguyên. Không biết họ đã làm thế nào, mà đột nhiên mẹ con Ngoan nhận được một lá thư ngắn báo tin họ ở Thái Nguyên. Và thế là cô gái quê xinh đẹp ấy một mình lên đường thăm anh. Cô đến một tỉnh xa lạ không một người thân thích, thậm chí chẳng có lấy một người quen biết. Cô khoác chiếc tay nải đi lang thang trong tỉnh lỵ vắng vẻ trưa hè. Muốn hỏi thăm đường cũng phải kín đáo chọn mặt mà hỏi. Lang thang mãi, Ngoan mới tới được cổng đề lao. Một dãy tường đá xanh, cao, ngọn tường cắm mảnh chai và những hàng dây điện đan dày. Một cổng vòm, cánh sơn hắc ín. Người lính gác thò mũi súng ở cửa sổ lầu cổng. Bên ngoài đề lao vắng vẻ lạnh lẽo. Ngoan đi qua đi lại hai ba lần trước cổng và chẳng biết làm cách nào để hỏi tin tức anh mình. Khi cô đi ngang qua cửa lần thứ tư thì người lính gác quát đuổi. Cô gái vội lảng ra đầu tường đứng vẩn vơ ở đó. Phần lo lắng, phần thương anh, phần oán giận Tây, lòng Ngoan cứ rối lên. Có lúc tủi thân, Ngoan rơm rớm nước mắt rồi cô lại kìm được vì cô thấy hổ thẹn. Thình lình Ngoan giật mình vì có người hỏi cô: "Cô tìm người quen trong kia à?". Ngoan vội ngoảnh lại nhìn người hỏi mình. Người hỏi cô là một người lính khố xanh. Bất giác Ngoan lùi lại một bước, cô thu hai tay trước ngực và cặp mắt bướng bỉnh của cô hơi nheo lại. Nhưng người lính khố xanh ấy dường như hiểu tâm trạng cô gái. Anh ta nói tiếp, giọng hấp tấp:
-Cô đừng ngại! Cô đừng ngại! Tôi thấy cô qua lại trước cổng đề lao mấy lần tôi đoán là cô tìm người nhà nên thì tôi hỏi thế thôi. Anh ta chăm chú ngắm Ngoan. Dường như hơi ngượng trước vẻ đẹp nền nã của cô gái, người lính khố xanh muốn bỏ đi nhưng rồi anh ta vẫn nói tiếp:
-Nếu cô cần gì, tôi xin giúp. Ngoan cũng chăm chú nhìn người lính khố xanh. Cô nhìn lâu hơn, vừa kinh ngạc, vừa lo lắng, vừa mừng rỡ. Xưa nay, cánh lính tráng khố xanh, khố vàng có về làng cô thì toàn hạch sách, nạt nộ dân làng. Người làng sợ họ hơn sợ giặc. Cô còn nghe ông chú kể lại những chuyện bà con ra tỉnh gặp những gỉ những gì ấy, cứ nghĩ đến mà rợn tóc mai. Đời người con gái như chỉ tơ, bóng bẩy mà dễ đứt. Ngoan nghĩ rất nhanh. Trong khi đó người lính khố xanh vẫn đứng chờ. Cuối cùng Ngoan đánh bạo:
-Nhà cháu có hai anh ruột trong đó. Bác có biết hai anh cháu không ạ. Chắc bác làm gì chẳng biết anh cháu. Bỗng nhiên người lính khố xanh bật cười. Anh ta cũng nhận ra cái cười của mình làm cho cô gái quê lúng túng. Anh ta buồn cười vì thấy vẻ mặt ngơ ngác của cô gái là cứ cười thôi.
-Có thể tôi biết anh cô nhưng cô phải nói anh cô là ai đã chứ? Ngoan ngượng. Nếu không vì muốn tìm anh thì cô đã bỏ chạy rồi. Cô mím chặt môi, mặt cúi xuống. Người lính khố xanh thôi cười. Anh ta cũng ngượng vì sự sỗ sàng của mình và hạ thấp giọng:
-Chắc tôi biết anh cô đấy, lính tráng và tù phạm nhà lao tôi biết mặt biết tên hết. Thế... anh cô là ai? Ngoan im lặng một lúc nữa rồi mới trả lời khe khẽ:
-Là anh Vịnh, anh Thấu.
-...Thấu, Vịnh à! Tôi biết!
-Người lính khố xanh hơi cau mày suy nghĩ trong khi Ngoan ngước nhìn há vọng.
-Thấu, Vịnh quốc sự phạm đây mà.
-Vâng, vâng phải đấy ạ. Cô gái buột mồm nhận rồi hối hận về sự lỡ lời của mình. Cô sợ người lính sẽ không dám giúp nữa. Nhưng cô đã chót nói ra rồi, tài giời cũng không vớt lại được. Trong khi đó người lính khố xanh cúi mặt băn khoăn. Một lát sau anh ta mới nói:
-Bác Thấu, bác Vịnh mới lên Thái. Tây nó còn bắt cấm cố. Thế mới khó. Thấy cô gái ngơ ngác, anh ta chợt hiểu lại tiếp luôn:
-Cấm cố là nhốt riêng, không cho ai đi đâu, ngay cả ra sân đề lao nữa. à thôi được...
-Anh ta mừng rỡ reo khẽ:
-Chiều nay lấy tù đi làm cỏ vê bên dinh chánh sứ. Số tù chẳng đủ đâu. Có khi phải lấy cả tù cấm cố đi làm thêm. Mặc cho anh ta nói đông nói tây, cô gái chưa làm quen ngay được với những tiếng lạ như "quốc sự phạm, tù cấm cố, khổ sai với cỏ vê, giấy phép với áp pen áp pung". Nhưng Ngoan hơi mừng và tin rằng anh ta cũng không đến nỗi nào, cũng muốn giúp mình thật. Cuối cùng người lính khố xanh dặn Ngoan chờ ở cuối vườn hoa Dây Thép. Anh ta chỉ chỗ cho Ngoan cẩn thận và nhắc đi nhắc lại rằng Ngoan phải có mặt ở đó lúc hai giờ chiều là lúc anh sẽ dẫn tù qua. Có thể Ngoan sẽ gặp được anh cô trong số tù đi làm ấy. Thế là đói, Ngoan cũng không dám rời cái góc vườn hoa Dây Thép đi kiếm cái gì ăn. Cô ta cứ nép sau mấy bụi hoa, mắt nhớn nhác ngược xuôi chỉ sợ gặp cu lít. Khoảng gần hai giờ, lính khố xanh áp gải tù cỏ vê đi qua. Ngoan không thể quên được cảnh một đoàn người trọc đầu đội nón rách, quần áo vải mộc bẩn thỉu, ngực in số hắc ín, đi thất thểu. Chung quanh đoàn tù khổ sai, mấy chú lính khố xanh cầm roi mây đi áp tải. Ngoan chỉ thấy anh hai, không thấy anh cả. Người lính khố xanh có lòng tốt đến gần Ngoan lúc nào không biết. Anh ta nói nhỏ với Ngoan:
-Cô cứ chờ ở đây, lát nữa anh cô sẽ quay trở lại.
Ngoan rơm rớm nước mắt đứng nép vào bụi hoa, lòng dạ nôn nao. Cô thấy xót xa thương anh, cô chợt thấy uất ức, tai cô như nghe thấy tiếng súng nổ và tiếng roi mây rít lên trong không khí. Cảnh tù hỗn độn chập chờn trước mắt Ngoan nhưng rõ nhất là những bàn chân gầy guộc, nứt nẻ lê chậm rãi trên mặt đường đá lởm chởm. Ngoan chờ lặng đi bao lâu chẳng rõ. Chỉ biết khi cô bừng tỉnh là lúc Vịnh đến bên em gái. Người quốc sự phạm nhìn em chăm chú, Ngoan khóc tấm tức.
-Nín đi. Người họ Phùng sao lại khóc. Ngoan cố nín. Ngoan nhớ đến cha; ông cụ là người nổi tiếng khắp vùng Đoài. Từ Sơn Tây đến Vĩnh Yên, Phúc Yên, hai bên bờ con sông Hồng ai là không biết đến tên tuổi cụ thủ khoa Phùng Văn Nhuận, đỗ đầu cử nhân khoa Hà Nam hợp thí, năm ông Tú Xương đỗ lại tú tài. Văn hay, chữ tốt lừng lẫy sĩ tử Bắc Hà mà ngón chầu trác lạc, điệu thơ thoát tục và con người coi thường công danh tước vị triều đình cũng lừng lẫy trong đám xử sĩ mười bốn tỉnh. Đến khi ông nghè Nguyễn Quang Bích nhận chức Sơn khê Thống lãnh coi quân thứ bên hữu sông Hồng và sông Đà thì viên tham mưu sắc sảo nhất của ông nghè Nguyễn chính là cụ thủ khoa họ Phùng.
Cụ có sắc vua ban mang ấn Hàm Nghi. Cụ có kiếm vua ban. Từ miền núi đá hiểm trở châu Mai tới vẹn rừng đào Tu Lý bên bờ sông Đà, từ đồn Vàng qua ngàn Thục Luyện xuống thác Bờ đi phủ Thiên Quan, dấu chân vị nho tướng Phùng Văn Nhuận cứ in dài con đường đánh giặc giữ nước. Ngay đến tên quan Tây Pen-nơ-canh cũng phải kính phục mà gọi cụ là "hồn bất tử của người Việt sông Đà". Có người cha như thế sao Ngoan lại mềm yếu được... Hai anh em kể lại cho nhau về tin ở nhà, tin trong tù. Ngoan đưa cái tay nải quà bánh ít ỏi cho anh. Thình lình ông Vịnh nhớ ra điều gì. Đôi mày ông cau lại, giọng xẵng:
-Làm sao mà cô lại quen cái thằng khố xanh ấy?
-Ai cơ ạ?
-Cái thằng bảo cô chờ anh ở đây ấy mà!
-à... Ngoan sửng sốt không hiểu tại sao anh mình lại không bằng lòng việc ấy? Chẳng những thế, trong cách xưng hô, ông Vịnh còn tỏ ra thù ghét người kia. Ngoan chẳng biết trả lời anh ra sao cả.
-Nhờ vả ai thì được chứ thà chết không giao du với lũ bán dân bán nước. Ngoan vẫn cúi mặt, đứng im. Ngoan hiểu ý anh rồi. Ngay lúc sáng, Ngoan cũnng không muốn chuyện trò gì với người lính khố xanh không quen biết này. Anh mắng, Ngoan phải chịu nhưng rõ ràng người này vẫn còn tốt bụng. Anh ta chả đã giúp cho anh em Ngoan gặp mặt nhau là gì. ông Vịnh càu nhàu:
-Làm thân con gái ở đất lạ thì phải giữ mình chứ cứ buông tuồng thế thì không được...
-Anh!
-Ngoan uất ức kêu lên, ông Vịnh nể em nên im bặt. Ngoan bật khóc lên, ông Vịnh lại quay ra dỗ:
-Nín đi. Anh có thương cô anh mới nói. Rồi ông nói là bữa nay người lính khố xanh này lấy tù sang làm cỏ vê bên dinh chánh sứ. Anh ta bảo ông là có người nhà lên thăm nhưng anh ta chỉ dám lấy thêm một tù cấm cố thôi. ông Thấu, ông Vịnh bàn nhau xem ai nên đi. Hai anh em đã trái ý nhau đến đỗi suýt xảy ra to tiếng. ôngn Thấu bảo nên đi, ông Vịnh bảo không tin được quân liếm đít Tây. ông Thấu bảo đi gặp thì hay, chẳng gặp cũng chẳng mất gì, ông Vịnh thì bảo ai nhờ vả quân bán nước là đồ hèn. ông Thấu giận tái mặt, ông Vịnh biết mình lỡ lời vội xin lỗi anh. ông Thấu hầm hầm bảo ông Vịnh:
-Chú đánh Tây một mình à? ông Vịnh không dám cãi lại anh nhưng nghĩ thầm: thế Tây nó có một mình đánh ta đâu? ông Vịnh đi gặp người nhà nhưng trong lòng hết sức nghi ngờ người lính khố xanh kia. ông nói với Ngoan:
-Hắn là cai khố xanh đấy, mà nên đội cũng chỉ nay mai thôi. ông nghĩ phải thế nào thằng Tây mới thăng chức cho chứ. Và Ngoan cũng nghĩ như ông Vịnh. Tuy vậy, lòng thương anh vẫn giữ Ngoan ở lại Thái Nguyên ba ngày nữa. Lần lấy tù đi làm cỏ vê sau, Ngoan được gặp anh cả. Cũng do người lính khố xanh kia thu xếp cho. Về sau, Ngoan được biết người lính khố xanh kia là một người có gia giáo, ăn nói cư xử với bà con dân phố cũng mực thước và đối với Ngoan, anh ta giữ gìn lời ăn tiếng nói bao giờ cũng đứng đắn nhã nhặn và không quên chăm sóc cô gái một cách cẩn thận và kín đáo. Người cai khố xanh ấy là chồng Ngoan bây giờ. Chính là viên đội Trịnh Văn Cấn, người cầm đầu vụ nổi dậy đánh Tây đêm nay. Mối quan hệ giữa mấy người được giữ kín lúc đầu vì sợ liên lụy, về sau là để giữ bí mật lực lượng. Vì vậy Ngoan lưỡng lự chưa muốn đánh thức chồng mình dậy. Ngoan biết chồng mình thao thức suốt đêm qua nhưng Ngoan không biết sau một đêm suy nghĩ ấy chồng mình đã quyết đoán những gì? Bây giờ, Ngoan mới thấy cái ngày mà mình mong mỏi đã đến, nhưng khi nó đến thì Ngoan lại có nhiều lo nghĩ. Ngoan có thù nhà, đêm qua cô cũng thao thức. Nghĩ đến lúc giặc giải cụ thủ khoa về làng Vân Cốc chém đầu, bêu thủ cấp lên cây si cổng đình thì Ngoan lại giận sôi lên. Không hiểu rồi đây số phận của chồng mình, anh mình sẽ ra sao? Cả bản thân Ngoan cũng sẽ ra sao?... ......
Chính lúc Ngoan lưỡng lự không biết có nên đánh thức chồng hay không thì đội Cấn thình lình vùng dậy rất nhanh nhẹn. Quen nếp nhà binh, đội Cấn cuốn màn, gập chăn chỉ trong một thoáng. ông rửa mặt và mặc quần áo cũng rất nhanh. Lát sau, đội Cấn đã lại gần bàn, ngồi xuống đường hoàng, nâng chén trà bốc khói lên miệng, mắt sáng lên. Nhìn ông đi lại trong phòng, chả ai nghĩ rằng ông đã ngoài bốn mươi tuổi. Ngoan nhìn thấy chồng thoáng mỉm cười, cô thấy tâm hồn nhẹ thảnh đi. Cô hiểu rằng chồng mình sau khi cân nhắc, xem lại mọi chi tiết trong kế hoạch khởi nghĩa đã hết sức lạc quan tin ở sự thành công đêm nay. Ngoan vừa thấy hồi hộp vừa hứng khởi. Giờ phút cô chờ đợi đã sắp tới! Đã sắp đến lúc Ngoan trả thù nhà, nợ nước!


*******

Đ ội Cấn lặng lẽ ngồi ăn bánh chưng tưởng như ông mải suy nghĩ một điều gì nhưng thực ra ông để ý đến từng cử chỉ nhỏ của người vợ trẻ. Đội Cấn vốn không thâm trầm nhưng cũng đủ tinh tế để hiểu rằng giờ phút quyết liệt chờ đợi sắp đến chắc chắn đang làm cho lòng Ngoan nao nức. Từ khi ông gặp Ngoan lần đầu, tình cảm giữa hai người không ngừng nảy nở. Thoạt đầu ông chỉ vì lòng tốt sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà tìm cách để Ngoan gặp được anh. Lúc đó, đội Cấn chỉ coi Ngoan là một cô gái quê bỡ ngỡ giữa một nơi đông đúc xa lạ. Nhưng qua những lần gặp gỡ sau, ông dần dần hiểu người con gái ấy. Đó là một cô gái xuất thân trong một gia đình có nho phong sĩ khí, danh tiếng thì nhiều nhưng nghèo và thanh bạch. Người con gái ấy lớn lên trong cảnh gia đình bị giặc làm cho tan nát, tuổi non nớt đã phải nhận lấy gánh nặng gia đình và lời ăn nết ở đã làm cho bà con xóm làng thêm thương thên qúy. Người con gái ấy cũng có đầy đủ những đức tính của một người con gái Việt Nam, đảm đang, trung hậu, thùy mị, dịu dàng, sẵn sàng quên mình đi để giúp người khác. Và Ngoan có một tình yêu hết sức mãnh liệt! Phải chăng những người con gái như Ngoan đã thừa hưởng những điều tốt đẹp trong tâm hồn của những vợ hiền dâu thảo từ xưa và cả khí phách anh hùng của những bậc liệt nữ đã sáng ngời sử sách. Từ thương đến quý, từ mến tới kính trọng, kín đáo hơn là một tình yêu mỗi ngày một đằm thắm. Đội Cấn yêu Ngoan không chỉ bằng tình yêu chồng vợ mà còn bằng tình yêu với người bạn đường đời, một đời chiến đấu há sinh đầy gian khổ... ông chợt thấy thương vợ, ông biết trong tâm hồn người thiếu phụ có một vướng mắc rất riêng tư mà Ngoan chưa hề thổ lộ với bất kỳ ai, ngay cả với chính ông. Ngoan vẫn ao ước có một đứa con trai!
Đội Cấn đoán biết được điều đó vì đã một lần ông thấy vợ bế nựng một cháu nhỏ, con hàng xóm. Hai con mắt Ngoan lúc ấy sáng lên láng ướt, chứa chan tình cảm. Ngoan ao ước có một đứa con trai cho nó nghịch nó bầy biện. Căn nhà của họ tuy hẹp nhưng trống trải biết bao nhiêu. Đồ đạc trong nhà bày gọn ghẽ chứng tỏ cái đảm đang của cô Cấn nhưng nó thiếu hẳn vẻ bề bộn đáng yêu do trẻ thơ nghịch ngợm, bày ra. Nhưng nỗi riêng tư ấy Ngoan biết nén xuống đáy lòng và cô gan góc đảm nhận những công việc khó. Đầu năm nay, Ngoan nhận việc thầu cơm tù bên đề lao. Chính đội Cấn đã chạy cho vợ việc này. Việc thầu cơm tù xưa nay vốn là việc có lãi nhiều, còn nhiều hơn cả lãi thầu cơm lính. Theo lệ thường chỉ vợ con hàng đội, hàng quản mới đủ uy thế được tòa sứ nhận làm nhà thầu. Người thầu trước Ngoan là mụ Ngân, vợ bé lão phó quản Thải đã về hưu. Mụ ta mới nhận thầu có ba năm mà đã làm hai cái nhà hai tầng ở phố Chợ. Mụ kiếm ăn xem ra "mát tay" hơn cả những người thầu trước. Nhưng đến lúc việc thầu cơm tù đến tay Ngoan thì cái việc kiếm bẫm này chỉ ăn thâm vào vốn của hai vợ chồng. Đó cũng là điều mà hai người tính được từ trước. Ngoan bán cả hoa, hột, xuyến vàng đút lót lão phán đầu tòa. Sau ngày đấu thầu, Ngoan nghiễm nhiên thành người có vai vế trong tỉnh lỵ. Thực ra việc thầu cơm tù chỉ để che mắt mật thám Tây. Đội Cấn ra vào đề lao không khó khăn lắm miễn là đúng phiên ông dẫn lính canh sang bên ấy: nhưng ông thường phải đi kèm với bốn, năm người lính, có muốn nói năng gì với anh em quốc sự phạm cũng không tiện. Cho ngoan thầu cơm tù, việc thông báo tin tức giữa ông với quốc sự phạm vừa kín vừa nhanh chóng. Cho nên vợ chồng ông thầu cơm tù chỉ lỗ thêm. Tiền tòa sứ chi cho mỗi suất cơm tù rất ít, muỗi lãi thì chỉ có cách làm như mụ Ngân, là ngâm gạo vào nước vôi cho nở và chọn mua thứ cá mắm người ta đổ đi ngay đến chó ngửi thấy cũng phải cụp đuôi mà rên lên ư ử, Ngoan thường lấy tiền nhà phụ thêm vào nhưng cơm tù vẫn là cơm tù, có điều Ngoan trông coi người làm cố sao cho sạch sẽ hơn trước.
Đội Cấn ngẫm nghĩ và lấy làm lạ tại sao với tâm hồn gan góc, thông minh ấy, Ngoan lại có một vẻ bề ngoài hiền dịu mà ai kém tinh tường còn cho là mềm yếu nữa. Đội Cấn lặng lẽ xắn chiếc bánh chưng, ăn chậm rãi. ông suy nghĩ về lòng người và những nỗi niềm riêng chung ẩn náu ở mãi đáy sâu nào đấy. ông nghĩ về những người bạn chiến đấu thân thiết nhất đã cùng ông bàn bạc, góp công sức lập nên kế hoạch nổ súng khởi nghĩa đêm nay. Tất nhiên trong chiến đấu sẽ có những điều bất ngờ xảy ra nhưng ông rất tin ở sự tỉ mỉ có cân nhắc kỹ lưỡng của bản kế hoạch. Tuy vậy, cũng còn một vài điểm vẫn còn suy tính thêm cho thật thấu đáo. Ngay như cái việc đánh chiếm kho súng cho đến lúc này vẫn làm cho ông băn khoăn. Kho súng chỉ có ba người coi. Nó nằm ngay chân quả đồi nhỏ bên cạnh trại khố xanh. Trên mỏm đồi có xây nhà tên giám binh chỉ huy trại. Phải chiếm kho súng cho ngọt thì việc diệt tên giám binh và tên chánh quản mới êm thấm. Và có lấy ngọt được kho súng thì mới có đạn dược phân phát cho nghĩa quân tiến đánh trại lê dương ở cuối tỉnh lỵ. Lính khố xanh xưa nay chỉ được phát súng mà không phát đạn. Hai cái bao da đeo ngang thắt lưng bao giờ cũng lép kẹp. Anh em binh lính thường dùng để đựng gói thuốc lào, cái nhíp nhổ râu, hộp kim chỉ. Có anh còn cất trong đó cái bàn chải và hộp thuốc đánh đồng dùng để chà bóng hàng khuy áo ngoài (khuy đồng không sáng lóe như vàng diệp sẽ bị phạt giam từ hai mươi bốn tới bốn mươi tám tiếng đồng hồ mà còn ăn đá đít nữa đằng khác). Đội Cấn nghĩ tới viên đội coi kho súng. Đó là một con người được đánh giá bằng nhiều cách rất khác nhau. Đội Trường không bị ai ghét kể từ tên giám binh cho chí người lính trơn. Anh làm việc cần cù, có thể nói là mẫn cán nữa. Kho súng lúc nào cũng gọn gàng thứ tự. Các khẩu súng ký kho được lau mỡ sạch bóng. Súng gác trên các giá gỗ đúng theo số súng khắc trên nòng. Những hòm đạn, hòm lựu đạn được kê cao ráo. Các hòm có ghi rõ số lượng đạn chứa bên trong. Giờ làm việc, giờ nghỉ đúng quá định nhà binh. Cửa khóa cẩn thận và chính đội Trường thường ngủ lại trong kho.
Đội Trường không hề to tiếng với ai bao giờ. Anh luôn luôn im lặng và chỉ nói khi cần thiết bằng những câu rất ngắn. Anh ít khi cười, nếu có cười cũng chỉ khẽ nhếch môi. Viên giám binh đối với đội Trường xem ra tin cậy anh. Viên chánh quản cũng vậy, có khi còn tỏ ra hơi nịnh theo kiểu cấp trên nịnh cấp dưới là khác. Về phía anh em binh lính thì họ xét đội Trường theo nhiều cách rất khác nhau. Có người cho rằng anh ta là tay "ngậm miệng ăn tiền". Những cũng có người lại cho rằng đội Trường rất thâm trầm. Đội Cấn đồng ý với cách đánh giá này. Đội Cấn mường tượng đến chiều sâu, vẻ buồn trong đôi mắt rất đẹp của viên suất đội rất đẹp trai này. Anh ta mà làm kép nhất trong một gánh chèo rong nào thì gái làng cứ gọi là bỏ nhà bỏ cửa đi mà theo cái con người có nước da trắng xanh lên làm nổi màu tươi của cặp môi đỏ và cái dáng cao dong dỏng thanh tú của người có học. Đội Cấn tin rằng đằng sau cái đôi mắt đẹp hơi buồn buồn ấy chắc có chứa chất một nỗi niềm riêng, một suy nghĩ riêng nào đây. Nhưng là nỗi niềm gì, suy nghĩ gì vậy?
Cần phải biết rõ điều đó. Nếu đội Trường là người tốt thì lấy kho súng sẽ không khó khăn. Nếu anh là người không tốt thì lấy kho súng tuy chẳng dễ dàng nhưng cũng không đến nỗi không làm được cho ngọt. Chỉ cần một mẹo nhỏ, đưa một người mà anh không hề nghi ngờ chi cả mang kín theo một con dao, lừa lúc anh ngoảnh mặt đi chỗ khác, chém cho một nhát chết thật êm ru là xong việc. Nhưng đội Trường tốt hay xấu? Đội Cấn nhớ lời một người mà ông kính phục như một bậc đàn anh: Đó là người quốc sự phạm đang bị giam cấm cố bên đề lao tỉnh lỵ. ông là Lương Ngọc Quyến, mỗi lời nói đều được đội Cấn xem trọng. Người tử tù đó đã dặn ông về đội Trường: "Tôi xem ra ông ta là người tốt. ở thời buổi này ai ưu tư, ai đăm chiêu là người tốt. Chỉ có quân bán nước theo Tây mới hớn hở, mới vui vẻ được". Nhưng đôi mắt hơi buồn buồn của đội Trường có biểu lộ một tâm trạng ưu thời mẫn thế không? Hay chỉ vì cái đôi mắt ấy vốn dĩ cha sinh mẹ đẻ ra nó cũng vậy? ừ, mà ngay cái thằng liếm đít Tây là cái thằng đội Hạnh nó cũng có một đôi mắt tương tự, một đôi mắt có những vành mi nặng luôn luôn sụp xuống, một đôi mắt lúc nào cũng lơ mơ, đờ đẫn nhưng đội Cấn biết rằng đằng sau cái lơ mơ, đờ đẫn ấy chứa đựng cả một tâm trạng hèn hạ, tham lam, phản trắc. Những năm tháng làm việc với hắn, đội Cấn đã thấy đầy đủ điều đó. Hãy tạm gạt đội Trường ra đã. Có sao thì đến giờ khởi nghĩa mới quyết định cũng vẫn kịp. Đội Cấn chỉ áy náy vì theo linh cảm, ông thích đội Trường và ông cho rằng đó là một con người tốt. Nhưng mới chỉ là theo linh cảm mà thôi. Đội Cấn ngẩng nhìn vợ, dặn khẽ:
-Hôm nay em sang đề lao nhớ hỏi ông ba Quyến cho anh xem nên đối xử với đội Trường thế nào nhé! Ngoan hơi kinh ngạc:
-Anh ta làm sao cơ? Đội Cấn trầm ngâm:
-Cũng chẳng biết anh ta là người thế nào! Hơi khó hiểu. ... Im lặng. Đội Cấn liếc nhìn ra cửa rồi nghoảnh lại nói tiếp:
-Nếu anh ta tốt thì điều đó là may mắn cho chúng ta và cho cả anh ấy nữa. Nếu anh ta không tốt...
-Anh Trường mà không tốt?
-Ngoan nhíu lông mày suy nghĩ.
-Ai bảo đảm được điều ấy?
-Em!
-Thôi đi!... Đến anh cũng chẳng dám quả quyết nữa là.
-Nhưng em dám thì sao? Đội Cấn nghiêm nét mặt, đặt tay lên trán, dáng chừng đang suy nghĩ về những lời nói quả quyết của vợ. Giây lát ông mỉm cười nói với Ngoan:
-Hãy cứ hỏi ông Quyến xem sao nhé! Đội Cấn không để ý đến vẻ khó chịu của vợ. ông đứng dậy với cái mũ cát đội lên đầu. Có tiếng người gọi từ ngoài vào:
-Bác Cấn vào trại chưa hử? Hôm nay đến phiên ông làm xếp bốt đấy nhá. Sắp đến kỳ thăng thưởng rồi đừng để "nốt" xấu mà thiệt hại to đấy.
-Vâng!
-Đội Cấn đáp lại nhưng ông chửi thầm một câu rất tục. Ngoan cũng rủa thầm: "Cái thằng lúc nào cũng nhòm ngó như cú nhòm nhà bệnh". Cô vốn ghét cái con người có bộ mặt đẹp mà bụng dạ thì rất xấu. Cả trại lính Thái Nguyên ai cũng biết tiếng đội Hạnh nịnh Tây. Cả tỉnh lỵ Thái Nguyên cũng khét tiếng đội Hạnh đĩ ra đĩ. Ngoan không dám nói với chồng chứ chính cô đã bị đội Hạnh tán tỉnh, chẳng biết bao nhiêu lần rồi. Miệng y nói cứ ngọt xớt, hai cái môi đo đỏ và hai con mắt thăm thẳm của hắn ta khi đứng trước Ngoan lại sáng lên long lanh. Ngoan thấy hắn là một gã "Sở Khanh" mặc áo lính khố xanh.
Ông đội Cấn
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11