Người Anh-dieng (2)
Tác giả: Henry Charrière
Bà già đang chờ chúng tôi, và anh chàng Anh-điêng thường đi với Lali cũng đang ngồi trên cát khô ở chỗ thường tách trai tìm ngọc. Anh ta rất hài lòng khi thấy số trai vớt được nhiều như vậy. Lali giảng giải cho anh ta hiểu cách làm của tôi: buộc cái túi vào dây để nguyên dưới đáy thì khi lên cô được nhẹ hơn, do đó tiết kiệm được thời gian, cho nên mới nhặt được nhiều trai hơn. Anh ta nhìn cái túi để xem tôi buộc như thế nào và xem xét rất kỹ cái nút buộc. Anh ta tháo nó ra và thử thắt lại như cũ: chỉ một lần anh ta đã thắt được ngay. Anh ta đưa mắt nhìn tôi có vẻ rất tự hào.
Mở hết chỗ trai ra, bà già lấy được mười ba viên ngọc, Lali thường ngày không bao giờ ở lại xem bà già làm việc này, mà về nhà ngay rồi đợi người ta đem phần của mình về, nhưng lần này thì cô ngồi lại cho đến khi mở con trai cuối cùng. Tôi ăn đến ba tá là ít, Lali thì chỉ ăn năm sáu con. Bà già chia phần chỗ ngọc trai vừa nhặt được. Mười ba viên gần bằng nhau, đều xấp xỉ to bằng hạt đậu Hà Lan. Bà già tách ra ba viên cho thủ lĩnh, ba viên cho tôi, hai viên cho bà ta, và năm viên cho Lali. Lali lấy ba viên phần tôi đưa cho tôi. Tôi cầm lấy và đưa cho người Anh-điêng bị thương. Anh ta không chịu lấy, nhưng tôi mở tay anh ta ra, giúi ngọc vào và bóp tay anh lại. Đến lúc ấy anh ta mới nhận. Vợ và con gái anh ta nảy giờ im lặng ngồi cách đấy một quãng nhìn chúng tôi, thấy thế liền cất tiếng cười mừng rỡ và đến nhập bọn với chúng tôi. Tôi giúp họ dìu anh ta về nhà. Cảnh này được lặp đi lặp lại trong gần hai tuần. lần nào tôi cũng giao lại phần ngọc của tôi cho người đàn ông Anh-điêng. Hôm qua tôi giữ lại một trong sáu viên ngọc thuộc phần của tôi. Về đến nhà tôi đã bắt Lali ăn nó. Lali phát cuồng lên vì vui sướng, ca hát suốt cá buổi chiều.
Thỉnh thoảng tôi lại đến gặp người Anh-điêng da nhợt. Anh ta bảo tôi gọi anh là là Zorillo, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là con cáo nhỏ. Anh ta nói với tôi là thủ lĩnh sai anh hỏi tôi xem thử tại sao tôi không xăm cho ông hình đầu hổ đi, tôi phân trần rằng sở dĩ tôi chưa dám xăm vì tôi không biết vẽ cho thật giống cái đầu hổ của tôi. Vừa nói vừa tra từ điển, tôi yêu cầu anh ta kiếm cho tôi một tấm gương hình chữ nhật rộng bằng ngực tôi, một tờ giấy trong, một cái bút lông nhỏ nét và một lọ mực, một ít giấy than hay nếu không kiếm được chì một cây bút chì nét thật to và thật đậm. Tôi cũng nhờ anh ta kiếm một ít áo quần vừa khổ người tôi và cứ để ở nhà anh ta với ba cái áo sơ-mi ka-ki. Tôi được anh ta cho biết rằng cảnh sát có hỏi anh ta về tôi và Antonio. Anh ta đã nói với họ rằng tôi đã vượt núi sang Venezuela, còn Antonio thì bị rắn cắn chết rồi. Anh ta cũng biết rằng mấy người Pháp vượt ngục hiện đang ở nhà tù Santa Marta.
Trong nhà Zorillo cũng có đủ những thứ đồ đạc linh tinh pha tạp như trong nhà ông thủ lĩnh: một đống lớn những cái hũ bằng đất sét có vẽ những hoa văn được người Anh-điêng ưa chuộng, đó là những thứ đồ gốm rất nghệ thuật về hình dáng cũng như màu sắc và hoa văn; những cái võng tuyệt đẹp bằng len thuần chất, cái thì trắng muốt, cái thì có màu sắc, có dải viền. Những tấm da rắn, da thằn lằn, da ễnh ương, tấm nào cũng rất lớn và được thuộc kỹ; những cái giỏ đan bằng dây leo trắng hoặc nhiều màu. Anh ta nói rằng tất cả những vật ấy đều là sản phẩm của những bộ lạc Anh-điêng thuộc cùng một chủng tộc với bộ lạc của tôi nhưng lại sống trong rừng rậm cách đây hai mươi lăm ngày đường. Hơn hai mươi chiếc lá coca mà anh ta cho tôi cũng từ đấy đến. Khi nào mỏi mệt chán chường, tôi sẽ nhai một chiếc lá là thấy đỡ ngay. Tôi từ giã Zorillo và yêu cầu anh ta khi nào tiện thì đem tất cả những vật tôi đã kê và thêm vào đấy mấy tờ báo hay tạp chí bằng tiếng Bây Ban Nha, vì với cuốn từ điển, trong hai tháng qua tôi đã học thêm được khá nhiều. Anh ta không có tin tức gì của Antonio, chỉ biết rằng vừa qua lại có một cuộc đụng độ giữa các đội canh phòng bờ biển với bọn buôn lậu. Năm người lính và một người buôn lậu đã bị giết, nhưng chiếc thuyền thì không bắt được. Chưa bao giờ tôi trông thấy một giọt rượu mạnh ở trong làng, nếu không kể thứ nước quả lên men mà tôi đã có lần nói đến. Trông thấy một chai rượu hồi trong nhà Zorillo, tôi hỏi xin anh ta. Anh ta từ chối. Nếu tôi muốn uống ở đây thì cứ uống, nhưng đem về thì anh ta không cho.
Cái anh bạch tạng này là một bậc hiền minh. Tôi từ giã Zorillo và ra về với một con lừa mà anh ta cho tôi mượn để trở lại (anh ta cam đoan rằng đến mai nó sẽ tự tìm đường về nhà một mình). Tôi chỉ đem về một gói kẹo lớn đủ màu, mỗi cái kẹo đều bọc giấy mịn, và sáu mươi bao thuốc lá. Lali đợi tôi cách làng hơn ba cây số cùng với cô em gái. Cô không gây gổ gì cả và chịu đi bên cạnh tôi, chịu để cho tôi quàng lưng. Thỉnh thoảng cô đứng lại và hôn lên môi tôi theo kiểu văn minh. Về đến làng, tôi đến thăm ông thủ lĩnh và biếu ông gói kẹo với chỗ thuốc lá kia. Chúng tôi ngồi trước cửa ngôi nhà ông thủ lĩnh, quay mặt ra biển.
Chúng tôi uống nước quả lên men đựng trong những cái chum bằng đất nên lúc nào cũng mát. Lali ngồi ở bên phải tôi, hai tay ôm lấy đùi tôi, còn cô em ngồi ở bên trái, cũng với tư thế như vậy. Hai cô đều ngậm kẹo. Gói kẹo để mở trước mặt chúng tôi, đàn bà trẻ con trong nhà chốc chốc lại ra bốc mấy cái. Ông thủ lĩnh khẽ đẩy đầu Zoraima vào đầu tôi và ra hiệu cho tôi hiểu rằng cô ta muốn làm vợ tôi như Lali. Lali cầm lấy vú Zoraima ra hiệu nói rằng nó hơi nhỏ cho nên tôi mới không muốn lấy em gái cô. Tôi nhún vai, thế là mọi người cười rộ. Tôi thấy hình như Zoraima rất khổ sở. Tôi liền quàng tay quanh cổ cô, ôm cô vào lòng và vuốt ve đôi vú của cô: mặt Zoraima lập tức sáng bừng lên vì hạnh phúc. Tôi hút vài điếu thuốc lá. Mấy người Anh-điêng cũng thử hút xem sao, nhưng được vài hơi họ đã vứt đi để quay trở về với điếu thuốc lá quấn của họ, đầu có lửa ngậm trong miệng. Tôi đứng dậy chào mọi người rồi cầm tay Lali ra về. Lali đi sau tôi và Zoraima đi sau chị cô. Chúng tôi quạt lò than nướng mấy con cá thật to: món này bao giờ cũng làm thành cả một bữa tiệc ngon lành. Tôi vùi vào than hồng một con tôm hùm nặng ít nhất hai cân. Chúng tôi lại ăn hết món này một cách ngon lành.
Tôi đã nhận được tấm gương, tờ giấy mịn và tờ giấy trong để đồ hình, một ống keo mà tôi không hề nhờ mua nhưng có thể có ích cho tôi, mấy cây bút chì than, lọ mực và cây bút lông. Tôi dùng một sợi dây treo tấm gương ngang tầm ngực tôi ở tư thế ngồi: Trong gương hiện ra rõ nét cái đầu hổ xăm trên mình tôi, với đủ các chi tiết. Lali và Zoraima tò mò nhìn tôi làm việc một cách đầy hứng thú. Tôi cầm bút lông đồ lại từng nét, nhưng vì mực cứ chảy xuống, tôi phải dùng đến keo, pha nó vào mực. Từ đấy mọi sự đều ổn. Sau ba buổi làm việc như thế, mỗi buổi một tiếng đồng hồ, trên tấm gương đã có được một bán sao chính xác của cái đầu hổ.
Lali đã đi mời ông thủ lĩnh, Zoraima cầm hai tay tôi để lên ngực cô, cô có vẻ khổ sở và si mê, đôi mắt cô tràn đầy tình yêu và dục vọng đến nỗi tôi phải ôm lấy cô, và cũng chẳng hiểu rõ mình làm gì, tôi chiếm hữu thân xác cô ngay dưới đất, ở giữa nhà. Cô khẽ buông một tiếng rên, nhưng thân thể cô rướn thẳng lên vì khoái lạc và dính chặt vào tôi không chịu buông ra nữa. Tôi nhẹ nhàng gỡ ra rồi xuống biển tắm vì người tôi đầy đất. Zoraima đi theo tôi, và chúng tôi cùng tắm với nhau. Tôi kỳ lưng cho cô, cô xát hai chân vào hai tay tôi, rồi chúng tôi cùng về nhà. Lali đang ngồi ở chỗ chúng tôi vừa nằm với nhau, khi chúng tôi về thì cô đã hiểu hết. Cô đứng dậy quàng tay lên cổ tôi và âu yếm hôn tôi, rồi cô lấy cánh tay em gái và dìu nó đi ra bằng cửa của tôi, đoạn quay lại và ra bằng cái cửa dành riêng cho mình. Tôi nghe thấy những tiếng đập vách từ phía ngoài. Tôi ra thì trông thấy Lali, Zoraima và hai người đàn bà khác nữa đang dùng một thanh sắt để đục vách. Tôi hiểu rằng họ muốn khoét thêm một cái cửa thứ tư. Để cho vách khỏi nứt ra quá rộng, họ dùng cái bình tưới nước vào vách. Chỉ một lát sau cái cửa đã khoét xong. Zoraima xua những mảnh vỡ ra ngoài. Từ nay trở đi một mình cô sẽ ra vào cái cửa này, cô sẽ không bao giờ dùng đến cửa của tôi nữa.
Ông thủ lĩnh đến cùng với ba người Anh-điêng và người em trai (vết thương ở chân anh này nay đã gán thành sẹo). Ông ta nhìn cái hình vẽ trên gương và nhìn bóng mình trong gương. Ông ta kinh ngạc và vui mừng khi thấy cái đầu hổ được vẽ đẹp như vậy và khi thấy mặt mình được phản chiếu trong gương. Ông ta không hiểu tôi định làm gì. Lúc bấy giờ mực đã khô, tôi đặt tấm gương lên bàn, để tờ giấy trong lên mặt gương và bắt đầu đồ lại. Công việc này rất dễ, chẳng mấy chốc mà xong. Cây bút chì sao lại đúng từng nét vẽ, không đầy một nửa giờ sau, trước khi đôi mắt đầy hứng thú của mọi người, tôi đã có được một hình vẽ cũng hoàn mỹ không kém gì nguyên bản. Mỗi người lần lượt cầm tờ giấy lên ngắm nghía, so sánh cái đầu hổ trên ngực tôi với cái đầu hổ trên tờ giấy. Tôi cho Lali nằm lên bàn, nhấp một ít nước lên bụng cô bằng một cái khăn ướt rồi đặt một tờ giấy than lên đấy và trên cùng là tờ giấy của hình vẽ. Tôi vẽ một vài đường, và sự kinh ngạc của mọi người lên đến cực độ khi họ thấy trên bụng của Lali hiện rõ một phần của hình vẽ. Mãi đến lúc ấy ông thủ lĩnh mới hiểu rằng bao nhiêu công sức của tôi nãy giờ là để làm vừa lòng ông ta.
Những con người không biết giả dối, vì chưa được qua một quá trình giáo dục của người văn minh, bao giờ cũng phản ứng một cách tự nhiên, cảm thụ như thế nào thì phản ứng như thế. Họ hài lòng hay bất mãn, vui hay buồn, thấy hứng thú hay dửng dưng đều là một cách tự phát và hồn nhiên. Tính ưu việt của những người Anh-điêng thuần nhất như mấy người Guajiros này thật rõ ràng. Họ vượt chúng ta về mọi mặt, vì khi họ đã thâu nạp một người nào vào khối cộng đồng của họ thì tất cả những gì họ có đều là của người ấy, và về phần họ, khi nhận được của người ấy một sự quan tâm dù nhỏ nhặt đến đâu thì cái tâm hồn hết sức nhạy cảm của họ cũng xúc động sâu xa. Tôi đã quyết định vạch trước những nét chính bằng dao cạo để ngay trong buổi đầu tiên những đường viền của hình vẽ đã ăn hẳn vào da. Sau đó tôi sẽ dùng ba cây kim đóng vào một cái que nhỏ xăm thêm vào những đường đã vạch rồi xăm tiếp những đường khác. Hôm sau tôi bắt tay vào việc.
Thủ lĩnh Zato nằm trên bàn. Sau khi đồ lại một lần nữa cái hình vẽ trên giấy mịn sang một tờ giấy trắng khác dai hơn, tôi dùng một cây bút chì cứng và một tờ giấy than in cái hình ấy lên da bụng ông. Lớp da này đã dược bôi sẵn một lớp hồ loãng bằng đất sét trắng pha với nước, rồi để cho khô. Hình vẽ được in lên rất rõ, tôi để một lúc cho nó khô hẳn. Ông thủ lĩnh nằm yên trên bàn, người cứng đơ, không dám nhúc nhích, ngay cả cái đầu cũng không dám nghiêng qua nghiêng lại vì sợ làm hỏng cái hình vẽ mà tôi đã cho ông ta xem trong tấm gương. Tôi dùng dao cạo vạch tất cả các nét chính. Máu chỉ rỉ ra chút ít, rỉ ra đến đâu tôi lau đến đấy, khi tất cả những đường nét giấy than hằn lên đã được thay bằng những đường rạch mảnh màu đỏ, tôi lấy mực chàm bôi lên khắp ngực. Mực chỉ khó ăn ở những chỗ tôi rạch hơi mạnh, vì ở những chỗ ấy máu cứ làm cho mực không ngấm xuống được, còn nhìn chung thì hình vẽ nổi lên rất rõ và rất đẹp. Tám ngày sau Zato đã có cái đầu hổ trên ngực, mồm há to, với cái lưỡi màu hồng, bộ nanh trắng, cái mũ và bộ ria đen, và cả đôi mắt nữa. Tôi rất hài lòng về tác phẩm của mình: nó đẹp hơn cái đầu hổ của tôi, màu sắc tươi hơn. Khi vảy đã tróc hết tôi dùng kim xâm lại một vài chỗ chưa được đậm. Zato hài lòng đến nỗi ông ta bảo Zorillo đặt mua sáu tấm gương phát cho mỗi nhà một tấm và hai tấm nữa cho nhà ông ta.
Những ngày, những tuần, những tháng lần lượt trôi qua. Bây giờ đã là tháng tư và như vậy tôi ở đây đã được bốn tháng. Sức khỏe tôi rất tốt. Cơ bắp tôi đều mạnh và đôi chân tôi đã quen đi đất cho nên có thể đi bộ rất xa mà không mệt trong những chuyến đi săn các giống thằn lằn lớn. Vừa rồi tôi quên không nói rằng sau buổi đi thăm ông thầy mo lần đầu tôi đã yêu cầu Zorillo kiếm cho tôi một ít thuốc i-ốt, một ít nước oxy một ít bông, mấy cuộn bông, mấy chục viên ký ninhvà stovarsol. Dạo trước ở bệnh viện tôi đã thấy một người tù khổ sai có một cái mụn loét to không kém gì cái mụn của ông thầy mo. Tôi thấy Chatal, người y tá nghiền một viên stovarsol rồi rắc vào đấy. Zorillo đã đem các thứ đó đến cho tôi, lại tự động đưa thêm một ít thuốc mỡ nữa. Tôi đã gửi con dao gỗ nhỏ cho ông thầy mo, và ông ta đã trả lời bằng cách gửi con dao của ông cho tôi. Tôi phải năn nỉ mãi và nói đi nói lại đủ cách ông ta mới chịu để cho tôi chữa. Nhưng tôi mới bôi thuốc được vài ba lần thì cái mụn đã thu hẹp lại chỉ còn một nữa, sau đó ông ta tiếp tục tự bôi thuốc lấy, rồi đến một ngày kia ông ta gửi cho tôi con dao gỗ lớn để tôi đến xem ông ta đã khỏi hẳn. Không bao giờ có ai biết rằng chính tôi đã chữa cho ông ta khỏi.
Hai cô vợ của tôi không buông tôi ra được một phút. Khi nào Lali đi vớt trai thì Zoraima ở nhà với tôi. Còn hễ Zoraima đi thì Lali ngồi chơi với tôi. Thủ lĩnh Zato sinh con trai. Khi chuyển bụng, vợ ông ra bãi biển chọn một tảng đá lớn để tránh ở phía sau cho đừng ai trông thấy, một bà vợ khác của Zato bưng cho bà một cái giỏ lớn đựng bánh nướng, nước ngọt và những tảng đường đen hai cân một. Chắc bà ta đẻ vào lúc bốn giờ chiều, vì đến khi mặt trời lặn bà vừa reo vừa đi về phía làng, hai tay giơ cao đứa con. Trước khi bà ta về đến nơi thì Zato cũng đã biết rằng đó là một đứa con trai. Tôi đoán được rằng nếu đó là một đứa con gái thì bà vợ sẽ lẳng lặng bế con về, không reo hò gì cả, không giơ cao đứa con lên như vậy. Lali dùng điệu bộ giảng giải cho tôi hiểu điều đó. Người đàn bà Anh-điêng đi tới rồi dừng lại sau khi giơ cao đứa con lên. Zato dang hai tay ra phía trước và reo lên, nhưng vẫn đứng yên tại chỗ. Lúc bấy giờ người mẹ lại bước tới mấy thước nữa, lại giơ cao đứa con, reo lên rồi đứng lại. Zato lại reo và dang hai tay ra. Cứ như thế năm sáu lần trong khoảng ba bốn chục mét cuối cùng. Zato vẫn đứng yên ở ngưỡng cửa nhà mình. Ông ta đứng trước cái cửa lớn, và mọi người đều chen chúc ở hai bên. Người mẹ đứng lại khi chỉ còn năm sáu bước, bà ta giơ cao đứa con và reo lên. Lúc bấy giờ Zato tiến tới luồn hai tay dưới nách thằng bé, bế nó lên cao, rồi quay về phía đông reo ba tiếng và giơ nó lên ba lần. Rồi ông ta đặt thằng bé ngồi trên cánh tay phải, cho nó nằm ngang trên ngực, cho đầu nó chui vào nách mình rồi lấy cánh tay trái che nó. Xong ông ta đi vào cửa lớn mà không quay lại. Mọi người đều vào theo, người mẹ vào sau cùng. Có bao nhiêu nước quả lên men đều đem ra cho mọi người uống hết.
Suốt cả tuần ấy, từ sáng đến chiều người ta tưới nước vào khoảng đất ở trước mặt nhà của thủ lĩnh Zato, rồi cả đàn ông lẫn đàn bà đến giẫm chân cho đất dẽ xuống. Rốt cuộc họ có được một cái sân hình tròn rất rộng bằng đất sét nện chặt. Ngày hôm sau họ dựng một cái lêu lớn bằng da bò, và tôi đoán biết sắp có hội hè đến nơi. Dưới lều da họ bày hơn hai mươi cái chum lớn bằng đất nung rồi rót nước quả lên men vào. Họ đặt những phiến đá xếp thành hàng lối và xung quanh chất những đống cui, khô có, xanh có, mỗi ngày một chất cao thêm. Trong số củi đó có một phần lớn đã được biển tấp vào từ lâu, nay đã khô, trắng và nhẵn.
Có những thân cây rất lớn đã được kéo từ biển lên không biết từ bao giờ: Trên các phiến đá họ đã dựng hai cái cọc phía trên chĩa đôi cao bằng nhau: đó là hai cột trụ của một cái lò quay khổng lồ. Bốn con rùa lật ngửa, hơn ba mươi con thằn lằn khổng lồ hãy còn sống, móng chân bị bất chéo vào nhau không chạy đi đâu được, hai con cừu: cả đàn hy sinh vật ấy đang chờ người ta làm thịt. Ngoài ra còn có ít nhất là hai ngàn cái trứng rùa biển.
Một buổi sáng nọ có khoảng mười lăm người cưỡi ngựa đến, tất cả đều là người Anh-điêng, cổ đeo vòng, đội mũ rơm vành rất rộng, đóng khố, chân, đùi và mông để trần, mình mặc áo không tay bằng da cừu lộn trái. Ai nấy đều giắt một con dao găm lớn ở thắt lưng, có hai người đeo súng săn hai nòng, người cầm đầu có một khẩu các bin tự động và mặc một chiếc áo vét rất đẹp, ống tay bằng da đen, thắt một cái nịt giắt đầy đạn. Ngựa họ cưỡi rất đẹp, nhỏ nhưng hăng, con nào lông cũng màu xám có đốm trắng. Trên mông ngựa đều có buộc một bó cỏ khô. Từ xa họ đã báo hiệu cho mọi người biết họ đến bằng những phát súng, nhưng vì họ phi nước đại cho nên vừa nghe tiếng súng đã thấy họ đến nơi ngay. Vị thủ lĩnh của đoàn người này giống Zato và em trai ông một cách kỳ lạ, tuy có lớn tuổi hơn. Xuống ngựa, vị thủ lĩnh ấy đi thẳng về phía Zato và hai người chạm tay vào vai nhau. Vị khách đi vào nhà một mình, Zato theo sau, rồi lại đi ra, trên tay bế thằng bé mới đẻ. Ông ta giơ nó ra cho mọi người trông rõ, rồi làm những cử chỉ giống như Zato đã làm hôm trước: sau khi đưa nó về hướng mặt trời mọc, ông ta dấu nó dưới nách và che cánh tay trái lên, rồi đi vào nhà. Bấy giờ tất cả những người cưỡi ngựa đều nhảy xuống đất, buộc ngựa cách đấy một quãng, bó cỏ khô treo lủng lẳng ở cổ từng con. Vào khoảng giữa trưa một tốp đàn bà Anh-điêng đi trên một cái xe lớn có bốn ngựa kéo, vào làng. Người đánh xe là Zorillo. Trên xe có cả thảy đến hai mươi người đàn bà, đều còn trẻ, và bảy tám đứa bé đều là con trai.
Trước khi Zorillo đến, tôi đã được giới thiệu với cả đoàn người cưỡi ngựa, bắt đầu từ vị thủ lĩnh. Zato chỉ cho tôi để ý thấy ngón chân út bên trái của ông ta bắt chéo lên trên ngón thứ tư. Em trai ông ta cũng thế, và vị thủ lĩnh mới đến cũng lại như vậy. Sau đó ông ta lại chỉ cho tôi thấy rằng phía dưới cánh tay của mỗi người đều có một thử nốt ruồi đen giống nhau. Tôi hiểu rằng người khách mới đến là anh ruột của thủ lĩnh làng tôi. Những hình xăm trên người Zato được mọi người ngắm khía khen ngợi, nhất là cái đầu hổ.
Tất cả những người đàn bà Anh-điêng mới đến đều có hoa văn đủ các màu sắc vẽ khắp người, chỉ trừ khuôn mặt. Lali khoác những chuỗi san hô vào cổ mấy người đàn bà, và những chuỗi vỏ ốc vào cổ mấy người khác Tôi để ý đến một người đàn bà Anh-điêng rất đẹp, cao hơn những người khác vốn có tầm vóc trung bình. Cô ta có những đường nét của một người đàn bà ý trông nghiêng giống như một bức phù điêu trên mặt những chiếc mề-đay mà người ta thường đeo ở cổ. Tóc cô ta màu đen có ánh tím, mắt màu cẩm thạch, rất to, với đôi hàng mi rất dài và đôi mày cong rất đẹp. Tóc cô ta cắt theo kiểu Anh-điêng, phía trước có bờm xén thắng, phía trên có đường ngôi ở giữa chia mái tóc ra làm hai phần rũ xuống hai bên tai. Mái tóc được cắt rất thẳng ở khoảng giữa cổ. Đôi vú bằng cẩm thạch gần sát nhau ở phía góc mở ra hai bên một cách hài hòa.
Lali giới thiệu tôi với cô ta và dắt cô ta về nhà chúng tôi cùng với Zoraima và một cô gái Anh-điêng khác rất trẻ mang theo mấy cái cốc gỗ và một bó bút lông. Số là mấy người đàn bà mới đến này có nhiệm vụ vẽ hoa văn cho phụ nữ trong làng. Tôi được chứng kiến cái công trình nghệ thuật mà cô gái xinh đẹp kia thực hiện trên người Lali và Zoraima. Bút lông của họ làm bằng một que gỗ có gắn một dúm len ở đầu. Cô gái chấm nó vào mấy cái cốc đựng thuốc màu để vẽ. Tôi cũng lấy cây bút lông của tôi ra, và bắt đầu từ rốn Lali, tôi vẽ một cây hoa có hai cành đi lên hai bờ vú, rồi vẽ những cánh hoa màu hồng trên hai vú, còn đầu vú thì tôi bôi vàng. Trông như một bông hoa hé nở, ở giữa có nhụy vàng. Ba cô con gái kia muốn tôi vẽ cả cho họ nữa. Việc này tôi phải hỏi Zorillo. Anh ta đến và nói rằng một khi họ đã bằng lòng thì tôi muốn vẽ gì cho họ cũng được cả. Tôi đã lâm vào một tình thế thật đặc biệt. Suốt hơn hai tiếng đồng hồ tôi phải vẽ màu lên bụng và vú của tất cả các cô Anh-điêng, khách cũng như chủ. Zoraima nhất định đòi tôi vẽ thật giống như Lali. Trong khi đó, dân làng đã quay xong mấy con cừu và nướng thịt hai con rùa đã được đã được xẻ ra từng miếng. Thịt của nó đỏ tươi giống như thịt bò, trông rất ngon lành.
Tôi được ngồi gần Zato và bố ông ta ở dưới lều. Đàn ông ăn một bên, đàn bà ăn bên kia, không kể những người bưng dọn thức ăn cho chúng tôi. Đám hội kết thúc bằng một thứ điệu vũ, khi đã khá khuya. Để đệm cho điệu vũ, một người đàn ông Anh-điêng thổi một cây sáo bằng gỗ phát ra những âm thanh cao hơi đơn điệu và đánh lên hai cái trống bằng da cừu. Có nhiều người, cả đàn ông lẫn đàn bà, say rượu, nhưng không thấy xảy ra chuyện gì khó coi. Ông thầy cũng cưỡi lừa đến dự. Ai cũng nhìn cái sẹo màu hồng đã thay thế cho cái mụn sâu quẳng mà mọi người đều biết rõ. Họ đều lấy làm ngạc nhiên khi thấy nó đã khỏi. Chỉ có Zorillo và tôi là biết rõ ngọn ngành, Zorillo giảng giải cho tôi biết rằng thủ lĩnh của bộ lạc đến dự hội là ông bố của Zato, thường được gọi là Justo, có nghĩa là Công Bằng. Ông ta là người chuyên xử các vụ tranh chấp giữa những người thuộc các bộ lạc khác nhau trong chủng tộc Guajiros. Anh ta cũng nói cho tôi biết rằng khi có chuyện xích mích với người Iapus, một chủng tộc Anh-điêng khác, hai bên họp lại để bàn xem sẽ mở cuộc chiến tranh với nhau hay dàn xếp với nhau. Khi một người Anh-điêng bị một người thuộc chủng tộc khác giết chết, họ có thể tránh được chiến tranh bằng cách thỏa thuận với nhau là kẻ giết người bồi thường cho bộ lạc có người bị giết. Nhiều khi của bồi thường có thể lên tới hai trăm con bò, vì các vùng núi và chân núi, bộ lạc nào cũng nuôi được rất nhiều bò. Đáng tiếc là họ không bao giờ tiêm chủng bò để phòng ngừa bệnh sốt lở mồm và các bệnh dịch thường làm chết rất nhiều súc vật. Zorillo cho rằng tình hình đó cũng có mặt tốt, vì nếu không có những thứ bệnh ấy thì số súc vật sẽ quá nhiều. Bò của người Anh-điêng không được đem bán công khai ở Colombia hay ở Venezuela, mà chỉ được đổi chác quanh quẩn trong phạm vi lãnh thổ Anh-điêng, vì người ta sợ bệnh sốt lở mồm sẽ lan vào hai xứ này. Nhưng, vẫn theo Zorillo, trong vùng núi người ta buôn lậu gia súc rất nhiều. Vị khách của bộ lạc thủ lĩnh Công Bằng nhờ Zorillo bảo tôi đến thăm ông ta trong làng của bộ lạc do ông đứng đầu. Làng này hình như có đến một trăm mái nhà. Ông ta bảo tôi cùng đến với Lali và Zoraima, ông ta sẽ cho một nếp nhà riêng, và dặn tôi đừng đem gì theo vì ở đấy tôi có đủ các thứ cần dùng, chỉ cần mang theo những dụng cụ xăm hình để xăm cho ông ta một cái đầu hổ. Ông ta tháo cái nịt gân bằng da đen thắt ở cổ tay ra tặng tôi. Theo Zorillo thì đó là một cử chỉ có ý nghĩa quan trọng cho biết rằng ông ta là bạn của tôi và trước những ý muốn của tôi ông ta sẽ không đủ sức từ chối. Ông ta hỏi tôi xem tôi có muốn có một con ngựa không, tôi trả lời là có nhưng tôi không dám nhận vì ở đây hầu như không có cỏ. Ông ta liền nói rằng Lali hay Zoraima mỗi khi cần có thể đến cắt cỏ ở một nơi chỉ cách làng tôi nửa ngày đi ngựa, ông ta chỉ rõ cách đi đến nơi ấy và nói thêm rằng ở đấy cỏ tốt và ngon. Tôi đành nhận con ngựa mà ông nói là chỉ ít nữa ông sẽ gửi đến cho tôi
Nhân dịp Zorillo ở lại đây khá lâu, tôi nói rằng tôi tin anh ta và hy vọng rằng anh ta sẽ không phản bội tôi khi tôi cho anh biết ý định đi Venezuela. Anh ta liền nói rõ cho tôi biết những mối nguy hiểm của những vùng nằm trong khoảng ba mươi cây số hai bên biên giới. Theo những tài liệu của dân buôn lậu thì phái Venezuela nguy hiểm hơn phía Colombia. Mặt khác, bản thân anh ta có thể đưa tôi đi về phía Colombia gần đến tận Santa Marta, và nói thêm rằng tôi đã từng đi qua đường này, và theo anh ta thì đi Colombia có lợi hơn. Anh ta bằng lòng giúp tôi kiếm một cuốn từ điển khác hay tốt hơn là những cuốn sách học tiếng Tây Ban Nha trong đó có những câu mẫu. Theo anh ta nếu tôi tập giả vờ nói cà lăm thật dữ thì sẽ rất có lợi vì khi nghe tôi nói người ta sẽ sốt ruột và sẽ tự nói nốt những câu dở dang mà không để ý đến cách phát âm lơ lớ của tôi. Thế là chúng tôi đã nhất trí: anh ta sẽ mua cho tôi mấy cuốn sách, một tấm bản đồ càng chi tiết càng tốt và khi cần sẽ đảm đương việc giúp tôi bán ngọc trai để lấy tiền Colombia. Zorillo giải cho tôi hiểu rằng người Anh-điêng, bắt đầu từ ông thủ lĩnh, chỉ có thể tán thành quyết định ra đi của tôi, vì một khi tôi đã muốn thế, họ sẽ lấy làm tiếc nhưng cũng sẽ hiểu rằng tôi tìm cách trở về với đồng chủng là lẽ tự nhiên. Cái khó là Zoraima và nhất là Lali. Cả hai người, nhất là Lali, đều rất có thể bắn chết tôi. Mặt khác, Zorillo cũng cho tôi biết một điều mà tôi không ngờ: Zoraima đã có thai. Trước đó tôi không để ý, cho nên nghe nói như vậy tôi rất kinh ngạc.
Hội hè đã kết thúc, khách khứa đã ra về, cái lều da bò đã được tháo gỡ, mọi việc trở lại như cũ, ít nhất là bề ngoài. Tôi đã nhận được con ngựa của thủ lĩnh Justo tặng, một con tuấn mã màu xám có đốm trắng, đuôi dài sát đất, bờm màu xám bạch kim rất đẹp. Lali và Zoraima chẳng bằng lòng chút nào, và ông thầy mo có cho gọi tôi đến để nói cho tôi biết rằng Lali và Zoraima có hỏi ông ta xem thử nếu họ cho con ngựa ăn thủy tinh đâm vụn cho nó chết đi thì họ có bị sao không. Ông thầy mo đã trả lời hai cô là không được làm như thế vì tôi được một ông thần Anh-điêng nào đó che chở cho nên nếu hai cô bỏ thủy tinh vụn vào thức ăn của ngựa thì chỗ thủy tinh đó tức khắc sẽ chui vào bụng hai cô. Ông ta nói thêm rằng theo ông không có gì đáng sợ về phía họ nữa, nhưng điều đó cũng không chắc hoàn toàn. Tôi phải coi chừng. Còn về phần tôi thì sao? Không sao cả, ông ta nói thế. Nếu hai cô thấy tôi sửa soạn ra đi thật, quá lắm họ cũng chỉ có thể giết tôi bằng một phát súng, nhất là Lali. Liệu tôi có thể tìm cách thuyết phục họ để họ cho tôi đi, hứa rằng tôi nhất định sẽ trở lại không? Tối kỵ, không bao giờ được để cho họ thấy rằng tôi muốn ra đi.
Ông thầy mo đã nói được cho tôi hiểu tất cả những điều: đó đúng hôm ấy ông ta cho gọi cả Zorillo đến làm thông ngôn. Tình hình rất nghiêm trọng cho nên phải đề phòng hết cách, Zorillo kết luận như vậy. Tôi về nhà. Zorillo cũng về bằng một con đường khác - (khi đến đây, anh ta cũng đã giữ ý đi một con đường khác hẳn con đường của tôi). Trong làng không có ai biết là Zorillo lên chỗ ông thầy mo cùng một lúc với tôi.
Đã sáu tháng trôi qua, và tôi rất nóng lòng muốn ra đi. Có một hôm đi đâu về, tôi bắt gặp Lali và Zoraima lom khom trên tấm bản đồ. Hai cô đang cố đoán xem những hình vẽ ngoằn ngoèo trên tờ giấy kia là cái gì. Hai cô ngại nhất là cái hình có những mũi tên chỉ ra bốn phương trời. Rốt cục họ chẳng hiểu gì nhưng vẫn đoán rằng tờ giấy này có một cái gì rất hệ trọng đối với cuộc đời của vợ chồng chúng tôi. Bụng Zoraima đã bắt đầu to lên khá rõ. Lali hơi ghen và bắt tôi phải làm tình vào bất cứ giờ nào không kể ngày hay đêm, hễ có nơi thuận tiện một chút là được Zoraima cũng đòi làm tình, nhưng may thay, chỉ ban đêm thôi. Tôi đã đến thăm thủ lĩnh Công Bằng, ông của Zato. Cả Lali và Zoraima cũng cùng đi với tôi. Rất may là hôm trước tôi đã giữ lại hình vẽ đầu hổ, cho nên bây giờ tôi có thể dùng nó để đồ lên ngực ông thủ lĩnh. Trong sáu ngày việc xăm hình đã xong, vì lớp vảy đầu đã tróc rất nhanh sau khi ông ta rửa ngực bằng nước có bỏ chút vôi sống. Justo hài lòng đến nỗi mỗi ngày ông soi gương đến mấy lần. Trong khi tôi còn ở đấy thì Zorillo đến. Với sự đồng ý của tôi, anh ta nói chuyện với thủ lĩnh về dự định của tôi, vì tôi muốn ông đổi cho tôi con ngựa. Ngựa của người Guajiros màu xám có đốm trắng không hề có ở Colombia, nhưng ông thủ lĩnh có ba con ngựa hồng, vốn là ngựa xứ Colombia. Biết được ý định của tôi, ông ta cho người đi bắt ngựa ngay. Tôi chọn một con có vẻ đằm tính nhất ông ta liền ra lệnh đóng yên, lắp bàn đạp và một cái hàm thiếc, vì ngựa của họ không có yên, và hàm thiết chỉ là một khúc xương. Sau khi đã trang bị tôi theo kiểu Colombia, thủ lĩnh đặt vào tay tôi sợi dây cương bằng da nâu, rồi trước mặt tôi ông ta đếm cho Zorillo ba mươi chín đồng tiền vàng mỗi đồng ăn một trăm pesos. Zorillo có nhiệm vụ giữ số tiền này để trao lại cho tôi khi tôi ra đi. Ông ta muốn tặng tôi khẩu các-bin Winchester tự động của ông ta, nhưng tôi từ chối. Vả lại Zorillo cũng đã nói rằng tôi không thể mang vũ khí vào Colombia được. Lúc bấy giờ thủ lĩnh Công Bằng đưa cho tôi hai mũi tên dài bằng ngón tay bọc trong một cái túi da nhỏ. Zorillo nói cho tôi biết rằng những mũi tên này đã được tẩm một thứ thuốc độc rất mạnh và rất quý.
Zorillo chưa bao giờ thấy mà cũng chưa bao giờ có những mũi tên tẩm thuốc độc. Anh ta có nhiệm vụ giữ mấy mũi tên này cho đến khi tôi lên đường. Tôi không biết làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với lòng tốt tuyệt vời của thủ lĩnh Công Bằng. Ông ta nói tôi qua Zorillo rằng ông ta biết được ít nhiều về cuộc đời tôi và tôi nghĩ rằng cái phần mà ông ta chưa biết chắc phải phong phú lắm, vì dưới mắt ông tôi là một con người hoàn hảo; ông ta nói lại rằng đây là lần đầu tiên trong đời ông được biết rõ về một người da trắng, trước kia ông coi tất cả những người da trắng như là những kẻ thù, nhưng từ nay ông sẽ quý mến họ và tìm cách biết thêm một người nữa giống như tôi. Ông nói:
- Anh hãy nghĩ cho kỹ trước khi lên đường đi đến một vùng đất có nhiều kẻ thù của anh và rời bỏ vùng đất này, nơi mà anh chỉ có những người bạn.
Ông ta lại nói rằng Zato và bản thân ông sẽ trông nom Lali và Zoraima, rằng đứa con của Zoraima bao giờ cũng sẽ có được một vị trí vinh hiển trong bộ lạc (nếu nó sẽ là con trai, dĩ nhiên). Ông nói tiếp:
- Tôi thì tôi chẳng muốn anh ra đi. Nếu anh ở lại, tôi sẽ cho anh cô gái xinh đẹp mà anh đã gặp trong ngày hội. Đó là một đứa con gái tốt, và nó cũng yêu anh. Nếu vậy anh có thể ở lại đây với tôi. Anh sẽ có một ngôi nhà lớn và muốn có bao nhiêu bò cũng được.
Tôi từ giã con người tuyệt vời đó và trở về làng. Suốt dọc đường, Lali không nói một câu nào. Cô ngồi sau lưng tôi, trên con ngựa hồng. Cái yên cà vào đùi làm cho cô đau, nhưng cô vẫn không hé răng. Zoraima chung ngựa với một người Anh-điêng. Zorillo trở về làng anh ta bằng một con đường khác. Ban đêm trời hơi lạnh. Tôi mặc cho Lali chiếc áo vét bằng da cừu mà thủ lĩnh Công Bằng mới cho tôi. Cô cứ để mặc, không nói lấy một lời, không biểu lộ một cảm xúc gì. Người cô im như pho tượng. Cô cứ để cho tôi mặc áo vào người, chỉ thế thôi. Ngựa chạy có xóc nhiều, cô cũng không ôm lưng tôi để ngồi cho vững. Về đến làng, trong khi tôi ghé chào Zato, cô dắt ngựa về trước, buộc dây cương vào cột nhà, ném một bó cỏ trước mặt nó, không tháo yên, không tháo hàm thiết. Tôi ngồi với Zato đến một tiếng đồng hồ rồi về nhà.
Khi nào buồn, người Anh-điêng, nhất là phụ nữ, có một gương mặt trầm ngâm, kín như bưng, không một thớ thịt nào cử động, đôi mắt chìm đắm trong nỗi buồn nhưng lại không bao giờ khóc. Họ có thể rên rỉ, nhưng họ không khóc. Đang nằm, tôi trở mình vô tình chạm phải bụng Zoraima lần nữa. Cái võng này mắc rất thấp. Tôi nằm xuống thì cảm thấy có ai chạm vào nó. Tôi giả vờ ngủ. Lali ngồi trên một súc gỗ và im lặng nhìn tôi không nhúc nhích. Một lát sau tôi lại cảm thấy sự có mặt của Zoraima: cô có thói quen bóp nát mấy bông hoa cam rồi xát lên người, cho nên da cô có một mùi thơm rết riêng biệt. Những bông hoa ấy cô thường mua từng túi nhỏ của một người đàn bà Anh-điêng thỉnh thoảng vẫn ghé vào làng. Khi tôi thức dậy hai cô vẫn ngồi ở đấy, im lìm bất động. Mặt trời đã lên, lúc ấy vào khoảng tám giờ. Tôi dẫn hai người ra bãi biển và nằm xuống lớp cát khô. Lali và Zoraima đều ngồi cạnh tôi. Tôi vuốt lên đôi vú và lên bụng Zoraima, nhưng cô vẫn lạnh như băng. Tôi kéo Lali nằm xuống và hôn cô, nhưng cô mím chặt môi lại. Người chèo thuyền đã đến đợi Lali. Chỉ nhìn gương mặt của cô thôi, anh ta cũng hiểu ngay và lảng đi nơi khác. Tôi thành thật xót xa nhưng tôi chẳng biết làm cách nào, chỉ biết ôm ấp vuốt ve họ để cho họ thấy rõ tôi yêu họ. Họ vẫn chẳng nói không rằng. Chỉ nghĩ đến cuộc sống của họ sau khi tôi ra đi, tôi cũng đã thấy rối bời cả ruột gan trước nỗi đau lớn lao của họ. Lali muốn làm tình ngay cho bằng được. Cô hiến thân cho tôi một cách hầu như tuyệt vọng. Vì nguyên do gì? Nguyên do chỉ có thể có một: cố sao có thai với tôi. Sáng hôm ấy, lần đấu tiên tôi trông thấy một cử chỉ ghen tuông của Lali đối với Zoraima. Lúc bấy giờ tôi đang vuốt ve cái bụng và đôi vú của Zoraima còn cô thì cắn nhè nhẹ vào dái tai tôi. Chúng tôi đang nằm trên bãi biển ở một nơi kín gió trên cát mịn. Lali đi tới, cầm lấy cánh tay em, rồi vuốt lên cái bụng hơi phồng lên của cô em, rồi lại vuốt lên cái bụng phẳng và trơn của mình. Zoraima lập tức đứng dậy nhường chỗ cho chị bên cạnh tôi, vẻ như muốn nói: chị có lý.
Hai cô ngày nào cũng làm hết món này đến món nọ cho tôi ăn, nhưng hai cô thì chả ăn gì hết. Đã ba ngày rồi họ không ăn gì. Tôi thắng ngựa và suýt phạm một sai lầm nghiêm trọng, sai lầm đầu tiên kể từ hơn năm tháng nay: tôi định đến thăm ông thầy mo mà không chờ được phép. Giữa đường tôi sực nhớ ra, nên không dám vào thẳng mà chỉ đi qua đi lại cách lều ông ta khoảng hai trăm mét. Ông ta đã trông thấy tôi và ra hiệu gọi tôi đến. Tôi tìm cách làm cho ông ta hiểu rằng Lali và Zoraima không chịu ăn nữa. Ông ta cho tôi một cái hạt gì giống như hạt dẻ, dặn tôi bỏ vào chum nước ngọt trong nhà. Tôi về nhà và bỏ cái hột vào cái chum lớn. Hai cô đã uống nước nhiều lần mà tôi vẫn chẳng thấy họ ăn gì cả. Lali không đi vớt trai nữa. Hôm nay, sau bốn ngày nhịn đói hoàn toàn, cô đã làm một việc thật là điên rồ: cô đã bơi ra biển cách bờ gần hai trăm mét và đem ba mươi con sò về cho tôi ăn. Nỗi tuyệt vọng câm lặng của họ làm cho tôi hoang mang đến nỗi tôi cũng không ăn được nữa. Tình trạng này đã kéo dài được sáu ngày. Lali phải nằm, người cô hâm hấp sốt. Trong sáu ngày trời cô chỉ mút nước vài quả chanh, ngoài ra chẳng có gì nữa. Zoraima ăn môi ngày một lần vào giữa trưa. Tôi không còn biết làm thế nào nữa.
Hôm đó tôi ngồi cạnh Lali. Lali nằm trên một chiếc võng mà tôi đã gấp lại trải xuống đất thành một thứ nệm, mắt cô nhìn đăm đăm lên mái nhà, người cô bất động. Tôi nhìn Lali rồi lại nhìn Zoraima với cái bụng cộm lên, rồi cũng chẳng hiểu rõ tại sao, nước mắt tôi trào ra: tôi khóc. Khóc cho bản thân, hay khóc cho họ? Ai mà biết được! Tôi khóc, nước mắt chảy ròng ròng trên hai má. Zoraima thấy thế liền cất tiếng rên rỉ, lúc bấy giờ Lali ngoảnh lại và thấy mặt tôi giàn giụa nước mắt. Cô đứng phắt dậy, đến ngồi vào lòng tôi, rên khe khẽ. Cô ôm hôn tôi và vuốt ve tôi. Zoraima quàng một cánh tay lên vai tôi, Lali thì bắt đầu nói những gì không rõ, vừa nói vừa rên rỉ. Zoraima đáp lại, hình như cô trách móc chị. Lali lấy một cục đường đen to bằng nắm tay bỏ vào nước khuấy trước mặt tôi và uống hai hớp hết sạch. Rồi cô cùng ra ngoài với Zoraima, tôi nghe thấy tiếng họ dắt ngựa ra, và đến khi tôi ra thì đã thấy nó được thắng yên cương đầy đủ, dây cương buộc vào đầu yên. Tôi đem theo cái áo da cừu cho Zoraima, và Lali đặt lên yên một cái võng gấp lại. Zoraima lên ngựa trước, ngồi sát cổ con ngựa, tôi ngồi giữa và Lali ngồi sau. Lúc bấy giờ tôi hoang mang đến nỗi ra đi chẳng chào ai mà cũng chẳng báo cho thủ lĩnh biết.
Lali kéo dây cương, vì tôi tưởng họ định đi đến nhà ông thầy mo nên đã cho ngựa đi về hướng ấy. Hóa ra không phải, Lali kéo dây cương rồi nói: “Zorillo”. Chúng tôi đi gặp Zorillo, Lali ngồi bám vào thắt lưng tôi thật chặt, mấy lần hôn vào cổ tôi. Tôi thì tay trái cầm cương còn tay phải tôi vuốt ve Zoraima của tôi. Chúng tôi đến làng Zorillo vừa đúng lúc anh ta từ Colombia trở về với ba con lừa và một con ngựa chở rất nặng. Chúng tôi vào nhà. Lali nói trước, rồi Zoraima.
Và đây là những điều Zorillo đã nói lại cho tôi hiểu: kể cho đến khi trông thấy tôi khóc, Lali đã tưởng rằng tôi là một con người Da trắng không hề coi cô ta ra gì. Lali biết rằng tôi sắp ra đi, nhưng tôi giả dối như con rắn vì tôi không bao giờ chịu nói gì hay làm gì cho cô hiểu điều đó. Cô ấy nói rằng cô thất vọng vô cùng, vì cô vẫn nghĩ rằng một người như cô có thể làm cho một người đàn ông hạnh phúc được. Cô nghĩ rằng một người đàn ông được thỏa mãn thì không bao giờ lại bỏ đi, rằng sau một sự đổ vỡ trầm trọng như vậy không còn lý do gì để cho cô tiếp tục sống nữa. Zoraima cũng nói đại loại như vậy, và thêm vào đấy lại còn lo rằng con trai cô đẻ ra sẽ giống như bố nó: một con người chẳng biết nói năng, ăn ở dối trá và đòi hỏi ở vợ mình những chuyện khó làm đến nỗi, mặc dầu sẵn sàng hy sinh tính mạng cho chồng, họ cũng không tài nào hiểu được tại sao tôi lại muốn xa lánh cô ấy như thể cô ấy là con chó đã cắn tôi hôm tôi mới đến? Tôi trả lời:
- Lali ạ, nếu bố em ốm, em sẽ làm gì?
- Em sẽ đi trên chông gai để đến săn sóc bố.
Nếu người ta săn đuổi em như một con thú để giết em, thì đến cái ngày mà em có thể chống trả được em sẽ làm gì?
- Em sẽ đi tìm kẻ thù của em khắp mọi nơi, để chôn nó xuống thật sâu, sâu đến nỗi nó không còn có thể nhúc nhích trong cái lỗ chôn nó được nữa.
- Làm xong tất cả những việc đó, em sẽ làm gì nếu em có hai người vợ tuyệt vời đang đợi em?
- Em sẽ cưỡi ngựa trở về.
- Đó là điều mà anh sẽ làm, chắc chắn như vậy.
- Thế nếu khi anh trở về em đã già và xấu thì sao?
- Anh sẽ về từ lâu trước khi em già và xấu.
- Phải, nước trong mắt anh đã chảy ra: như vậy là anh không bao giờ có thể cố tình xa lánh chúng em. Cho nên bây giờ anh muốn ra đi lúc nào em cũng bằng lòng, nhưng anh phải đi giữa ban ngày, trước mặt mọi người, chứ không phải ra đi vụng trộm như thằng ăn cắp. Anh phải ra đi đúng như anh đã đến đây, đúng vào giờ ấy, ăn mặc chỉnh tề. Anh phải nói rõ người nào được anh giao nhiệm vụ trông nom chúng em đêm ngày. Zato là vị thủ lĩnh của chúng em, nhưng phải có một người nữa trông nom chúng em. Anh phải nói cho mọi người nghe rằng nhà này vẫn là nhà của anh, rằng không có một người đàn ông nào trừ con trai anh nếu trong bụng Zoraima là một đứa con trai, không có một người đàn ông nào có quyền bước chân vào nhà anh. Vậy Zorillo phải đến đây vào ngày anh ra đi. Để nói lại cho mọi người nghe tất cả những điều anh cần nói.
Chúng tôi đã ngủ lại nhà Zorillo. Đêm ấy là một đêm dịu ngọt và êm ái lạ thường. Những tiếng thì thầm và những âm thanh êm dịu phát ra từ miệng hai đứa con gái của thiên nhiên ấy có những âm hưởng ái ân mạnh mẽ và sâu xa đến nỗi tôi rung động đến tận đáy lòng. Cả ba chúng tôi cùng cưỡi ngựa trở về làng, đi rất thong thả để nương nhẹ cái bụng của Zoraima. Tôi phải ra đi đúng vào ngày thứ chín sau khi bắt đầu tuần trăng, vì Lali muốn cho tôi biết chắc cô đã có mang chưa. Tuần trăng trước, cô không thấy kinh nguyệt. Lali sợ mình có thể nhầm, nhưng nếu tuần trăng này lại không thấy nữa thì như thế có nghĩa là một đứa con đã bắt đầu phôi thai trong mình cô. Zorillo sẽ đem theo tất cả các thứ áo quần tôi sẽ mặc: tôi sẽ mặc các thứ ấy vào sau khi đã nói chuyện với dân làng với tư cách đầy đủ của một người dân Guajiro. Nghĩa là trong bộ trang phục của dân tộc - cái khố. Trước đấy một hôm, chúng tôi sẽ phải cùng đến gặp ông thầy mo, cả ba người. Ông ta sẽ nói cho chúng tôi biết là trong nhà phải để ngỏ cái cửa của tôi hay phải đóng nó lại. Vì phải nương nhẹ cái bụng của Zoraima, chúng tôi cho ngựa đi trên đường về một cách chậm chạp. Tuy vậy, chuyến đi này không có gì buồn bã. Hai cô vợ của tôi thà biết rõ sự thật còn hơn là bị bỏ lại trong một tình thế không minh bạch và chịu đựng những tiếng chê cười của đàn bà và đàn ông trong làng. Khi Zoraima sinh con, cô sẽ chọn một người chèo thuyền để đi mò trai, cô sẽ cố gắng mò thật nhiều ngọc để dành cho tôi.
Lali cũng sẽ đi mò trai nhiều hơn trước để có công việc làm cho đỡ buồn. Tôi rất tiếc là đã không học tiếng Guajiro: tôi chỉ biết được mười lăm tiếng là cùng. Giá tôi chịu khó học, tôi có thể nói với Lali và Zoraima biết bao nhiêu điều cần nói, nhất là những điều không thể nói qua một người phiên dịch. Chúng tôi đã về đến làng. Việc đầu tiên cần phải làm là đến gặp Zato để xin lỗi vì vừa rồi ra đi không nói gì với ông. Zato cũng cao thượng như cha ông. Tôi chưa kịp nói thì ông đã đặt bàn tay lên cổ tôi và nói “Uilu (anh im đi)”. Còn mười hai ngày nữa sẽ có trăng non. Cộng thêm tám ngày tôi phải đợi nữa là hai mươi ngày: đến ngày thứ hai mươi mốt tôi sẽ lên đường.
Tôi xem lại bản đồ, dự định thay đổi một vài chi tiết trong cách đi qua các làng mạc, vừa xem vừa nghĩ lại những điều mà thủ lĩnh Công Bằng đã nói với tôi. Dễ có nơi nào tôi sẽ được sung sướng hơn ở đây, nơi mà mọi người đều yêu quý tôi? Hay là tôi sẽ tự mình chuốc lấy tai họa khi trở về với thế giới văn minh?
Tương lai sẽ trả lời cho tôi biết.
Ba tuần ấy đã trôi qua như một giấc mơ kỳ ảo. Lali đã có đủ bằng chứng để biết chắc rằng cô có mang: thế là sẽ có hai hay ba đứa trẻ đợi tôi về. Sao lại ba? Lali nói với tôi rằng mẹ cô đã hai lần đẻ sinh đôi. Chúng tôi đã đến gặp ông thầy mo. Không, không được đóng cửa. Chỉ lấy một cành cây chắn ngang cửa là đủ. Cái võng mà ba chúng tôi thường nằm phải đem căng lên trần nhà. Lali và Zoraima lúc nào cũng phải cùng đi ngủ một lúc vì hai cô bây giờ chỉ là một. Rồi ông ta bảo chúng tôi ngồi quanh ngọn lửa, bỏ một nắm lá xanh vào và hun khói chúng tôi hơn mười phút. Xong đâu đấy chúng tôi về nhà chờ Zorillo đến. Ngay tối hôm ấy anh ta đến thật. Chúng tôi đốt một đống lửa ở phía trước, và dân làng đến ngồi xung quanh nói chuyện với chúng tôi suốt đêm. Thông qua Zorillo, tôi nói với mỗi người một đôi lời thân ái, và người ấy cũng đáp như thế. Khi mặt trời mọc tôi lui vào nhà với Lali và Zoraima.
Suốt ngày hôm sau chúng tôi quấn quít bên nhau Zoraima ôm lấy tôi để cảm thấy rõ hơn là tôi đang ở trong cô, Lali quấn quanh tôi như một sợi dây leo, tôi như bị đóng chặt vào cô... Đến chiều là giờ ra đi. Tôi nói với thủ lĩnh thông qua Zorillo:
- Thưa thủ lĩnh Zato vị tù trướng lớn của cái bộ lạc đã tiếp nhận tôi và đã cho tôi tất cả, tôi buộc lòng phải thưa với thủ lĩnh rằng thủ lĩnh cần cho phép tôi đi xa bộ lạc trong nhiều tuần trăng.
- Tại sao anh lại muốn xa rời các bạn anh?
- Tại vì tôi cần phải đi trừng phạt những kẻ đã săn đuổi tôi như một con thú. Nhờ thủ lĩnh, tôi đã có nơi nương náu trong làng này, tôi đã được sống hạnh phúc, ăn uống no đủ, có được những người bạn cao quý, hai người vợ đã đưa ánh nắng vào lồng ngực tôi. Nhưng tất cả những điều đó không thể biến một người đàn ông như tôi thành một con thú khi đã gặp được một nơi ẩn nấp ấm cúng thì cứ nằm lại đấy suốt đời vì sợ phải đau khổ nếu rời chỗ ấy lên đường đấu tranh. Tôi đi tìm những kẻ thù của tôi để đối chọi với chúng đi tìm người cha già đang cần đến tôi. ở đây tôi để lại linh hồn của tôi, tôi để lại những đứa con nảy mầm từ tình yêu thương của chúng tôi. Nếp nhà tranh của tôi là của họ và của những đứa con tôi khi chúng ra đời.
Tôi hy vọng rằng nếu có ai quên điều đó thì thủ lĩnh Zato sẽ nhắc cho họ nhớ. Tôi yêu cầu là ngoài sự trông nom riêng của thủ lĩnh, thủ lĩnh còn cho một người đàn ông tên là Usli đêm ngày bảo vệ gia đình tôi. Tôi đã yêu thương tất cả các bạn rất nhiều và tôi sẽ mãi mãi yêu thương các bạn. Tôi sẽ làm hết sức mình để chóng trở về đây. Nếu tôi chết trong khi làm tròn bổn phận, những ý nghĩ cuối cùng của tôi sẽ hướng về các người, Lali, Zoraima và các con tôi, và hướng về các người, những người dân làng Anh-điêng Guajiros, là gia đình của tôi
Tôi trở vào nhà, Lali và Zoraima vào theo, Tôi mặc áo quần: sơ-mi và quần ka-ki, đi tất và giày cao cổ. Rất lâu tôi đã ngoảnh lại nhìn kỹ từng chi tiết cái làng thơ mộng nơi tôi đã sống qua sáu tháng. Cái bộ lạc Guajiro mà người ta kinh sợ, mà các bộ lạc khác cũng như người da trắng đều kiêng dè, đối với tôi đã là một bến bờ yên tĩnh để nghỉ ngơi, một nơi nương tựa không gì sánh nổi để tránh khỏi sự độc ác của con người. Tôi đã tìm thấy ở đây tình yêu, sự thanh bình và sự tôn quý. Xin từ biệt những người Guajiro, những người Anh-điêng hoang dã của bán đảo Colombia - Venezuela này, và xin Thượng đế phù hộ cho các người. Thật may là cái lãnh thổ rộng lớn của các người không thuộc hẳn về một quốc gia nào và thoát khỏi sự xâm nhập của hai nền văn minh kế cận. Cách sống hoang dã và cách tự vệ hồn nhiên của các người đã dạy cho tôi một điều rất quan trọng cho tương lai: thà làm một người Anh-điêng hoang dã còn hơn làm một ông cử nhân luật.
Xin từ biệt Lali và Zoraima, hai người đàn bà tuyệt vời với những phản ứng thật gần gũi với thiên nhiên, không hề biết tính toán, những con người hoàn toàn hồn nhiên tự phát, vào lúc chia tay, bằng một cử chỉ giản dị đã bỏ vào một cái túi vải nhỏ tất cả những viên ngọc trai đang có trong nhà. Tôi sẽ trở về, đó là điều chắc chắn, không thể nào khác được. Bao giờ? Như thế nào?
Tôi không biết, nhưng tôi tự hứa là sẽ trở về.
Cuối buổi chiều hôm ấy, Zorillo lên ngựa, và chúng tôi đi về phía Colombia. Tôi đội một cái mũ rơm. Tôi đi bộ, tay cầm cương dắt con ngựa đi bên cạnh. Tất cả những người dân trong làng, không trừ một ai, đều đưa cánh tay trái lên che mặt và dang cánh tay phải về phía tôi. Cử chỉ đó họ dùng để nói với tôi rằng họ không muốn nhìn thấy tôi ra đi vì điều đó quá đau lòng, và tay họ dang ra là để giữ tôi lại. Lali và Zoraima đi theo tôi trong khoảng gần một trăm mét. Tôi tưởng họ sắp ôm hôn tôi, nhưng bỗng nhiên họ rống lên một tiếng và bỏ chạy thắng về nhà, không quay lại.
Bà già đang chờ chúng tôi, và anh chàng Anh-điêng thường đi với Lali cũng đang ngồi trên cát khô ở chỗ thường tách trai tìm ngọc. Anh ta rất hài lòng khi thấy số trai vớt được nhiều như vậy. Lali giảng giải cho anh ta hiểu cách làm của tôi: buộc cái túi vào dây để nguyên dưới đáy thì khi lên cô được nhẹ hơn, do đó tiết kiệm được thời gian, cho nên mới nhặt được nhiều trai hơn. Anh ta nhìn cái túi để xem tôi buộc như thế nào và xem xét rất kỹ cái nút buộc. Anh ta tháo nó ra và thử thắt lại như cũ: chỉ một lần anh ta đã thắt được ngay. Anh ta đưa mắt nhìn tôi có vẻ rất tự hào.
Mở hết chỗ trai ra, bà già lấy được mười ba viên ngọc, Lali thường ngày không bao giờ ở lại xem bà già làm việc này, mà về nhà ngay rồi đợi người ta đem phần của mình về, nhưng lần này thì cô ngồi lại cho đến khi mở con trai cuối cùng. Tôi ăn đến ba tá là ít, Lali thì chỉ ăn năm sáu con. Bà già chia phần chỗ ngọc trai vừa nhặt được. Mười ba viên gần bằng nhau, đều xấp xỉ to bằng hạt đậu Hà Lan. Bà già tách ra ba viên cho thủ lĩnh, ba viên cho tôi, hai viên cho bà ta, và năm viên cho Lali. Lali lấy ba viên phần tôi đưa cho tôi. Tôi cầm lấy và đưa cho người Anh-điêng bị thương. Anh ta không chịu lấy, nhưng tôi mở tay anh ta ra, giúi ngọc vào và bóp tay anh lại. Đến lúc ấy anh ta mới nhận. Vợ và con gái anh ta nảy giờ im lặng ngồi cách đấy một quãng nhìn chúng tôi, thấy thế liền cất tiếng cười mừng rỡ và đến nhập bọn với chúng tôi. Tôi giúp họ dìu anh ta về nhà. Cảnh này được lặp đi lặp lại trong gần hai tuần. lần nào tôi cũng giao lại phần ngọc của tôi cho người đàn ông Anh-điêng. Hôm qua tôi giữ lại một trong sáu viên ngọc thuộc phần của tôi. Về đến nhà tôi đã bắt Lali ăn nó. Lali phát cuồng lên vì vui sướng, ca hát suốt cá buổi chiều.
Thỉnh thoảng tôi lại đến gặp người Anh-điêng da nhợt. Anh ta bảo tôi gọi anh là là Zorillo, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là con cáo nhỏ. Anh ta nói với tôi là thủ lĩnh sai anh hỏi tôi xem thử tại sao tôi không xăm cho ông hình đầu hổ đi, tôi phân trần rằng sở dĩ tôi chưa dám xăm vì tôi không biết vẽ cho thật giống cái đầu hổ của tôi. Vừa nói vừa tra từ điển, tôi yêu cầu anh ta kiếm cho tôi một tấm gương hình chữ nhật rộng bằng ngực tôi, một tờ giấy trong, một cái bút lông nhỏ nét và một lọ mực, một ít giấy than hay nếu không kiếm được chì một cây bút chì nét thật to và thật đậm. Tôi cũng nhờ anh ta kiếm một ít áo quần vừa khổ người tôi và cứ để ở nhà anh ta với ba cái áo sơ-mi ka-ki. Tôi được anh ta cho biết rằng cảnh sát có hỏi anh ta về tôi và Antonio. Anh ta đã nói với họ rằng tôi đã vượt núi sang Venezuela, còn Antonio thì bị rắn cắn chết rồi. Anh ta cũng biết rằng mấy người Pháp vượt ngục hiện đang ở nhà tù Santa Marta.
Trong nhà Zorillo cũng có đủ những thứ đồ đạc linh tinh pha tạp như trong nhà ông thủ lĩnh: một đống lớn những cái hũ bằng đất sét có vẽ những hoa văn được người Anh-điêng ưa chuộng, đó là những thứ đồ gốm rất nghệ thuật về hình dáng cũng như màu sắc và hoa văn; những cái võng tuyệt đẹp bằng len thuần chất, cái thì trắng muốt, cái thì có màu sắc, có dải viền. Những tấm da rắn, da thằn lằn, da ễnh ương, tấm nào cũng rất lớn và được thuộc kỹ; những cái giỏ đan bằng dây leo trắng hoặc nhiều màu. Anh ta nói rằng tất cả những vật ấy đều là sản phẩm của những bộ lạc Anh-điêng thuộc cùng một chủng tộc với bộ lạc của tôi nhưng lại sống trong rừng rậm cách đây hai mươi lăm ngày đường. Hơn hai mươi chiếc lá coca mà anh ta cho tôi cũng từ đấy đến. Khi nào mỏi mệt chán chường, tôi sẽ nhai một chiếc lá là thấy đỡ ngay. Tôi từ giã Zorillo và yêu cầu anh ta khi nào tiện thì đem tất cả những vật tôi đã kê và thêm vào đấy mấy tờ báo hay tạp chí bằng tiếng Bây Ban Nha, vì với cuốn từ điển, trong hai tháng qua tôi đã học thêm được khá nhiều. Anh ta không có tin tức gì của Antonio, chỉ biết rằng vừa qua lại có một cuộc đụng độ giữa các đội canh phòng bờ biển với bọn buôn lậu. Năm người lính và một người buôn lậu đã bị giết, nhưng chiếc thuyền thì không bắt được. Chưa bao giờ tôi trông thấy một giọt rượu mạnh ở trong làng, nếu không kể thứ nước quả lên men mà tôi đã có lần nói đến. Trông thấy một chai rượu hồi trong nhà Zorillo, tôi hỏi xin anh ta. Anh ta từ chối. Nếu tôi muốn uống ở đây thì cứ uống, nhưng đem về thì anh ta không cho.
Cái anh bạch tạng này là một bậc hiền minh. Tôi từ giã Zorillo và ra về với một con lừa mà anh ta cho tôi mượn để trở lại (anh ta cam đoan rằng đến mai nó sẽ tự tìm đường về nhà một mình). Tôi chỉ đem về một gói kẹo lớn đủ màu, mỗi cái kẹo đều bọc giấy mịn, và sáu mươi bao thuốc lá. Lali đợi tôi cách làng hơn ba cây số cùng với cô em gái. Cô không gây gổ gì cả và chịu đi bên cạnh tôi, chịu để cho tôi quàng lưng. Thỉnh thoảng cô đứng lại và hôn lên môi tôi theo kiểu văn minh. Về đến làng, tôi đến thăm ông thủ lĩnh và biếu ông gói kẹo với chỗ thuốc lá kia. Chúng tôi ngồi trước cửa ngôi nhà ông thủ lĩnh, quay mặt ra biển.
Chúng tôi uống nước quả lên men đựng trong những cái chum bằng đất nên lúc nào cũng mát. Lali ngồi ở bên phải tôi, hai tay ôm lấy đùi tôi, còn cô em ngồi ở bên trái, cũng với tư thế như vậy. Hai cô đều ngậm kẹo. Gói kẹo để mở trước mặt chúng tôi, đàn bà trẻ con trong nhà chốc chốc lại ra bốc mấy cái. Ông thủ lĩnh khẽ đẩy đầu Zoraima vào đầu tôi và ra hiệu cho tôi hiểu rằng cô ta muốn làm vợ tôi như Lali. Lali cầm lấy vú Zoraima ra hiệu nói rằng nó hơi nhỏ cho nên tôi mới không muốn lấy em gái cô. Tôi nhún vai, thế là mọi người cười rộ. Tôi thấy hình như Zoraima rất khổ sở. Tôi liền quàng tay quanh cổ cô, ôm cô vào lòng và vuốt ve đôi vú của cô: mặt Zoraima lập tức sáng bừng lên vì hạnh phúc. Tôi hút vài điếu thuốc lá. Mấy người Anh-điêng cũng thử hút xem sao, nhưng được vài hơi họ đã vứt đi để quay trở về với điếu thuốc lá quấn của họ, đầu có lửa ngậm trong miệng. Tôi đứng dậy chào mọi người rồi cầm tay Lali ra về. Lali đi sau tôi và Zoraima đi sau chị cô. Chúng tôi quạt lò than nướng mấy con cá thật to: món này bao giờ cũng làm thành cả một bữa tiệc ngon lành. Tôi vùi vào than hồng một con tôm hùm nặng ít nhất hai cân. Chúng tôi lại ăn hết món này một cách ngon lành.
Tôi đã nhận được tấm gương, tờ giấy mịn và tờ giấy trong để đồ hình, một ống keo mà tôi không hề nhờ mua nhưng có thể có ích cho tôi, mấy cây bút chì than, lọ mực và cây bút lông. Tôi dùng một sợi dây treo tấm gương ngang tầm ngực tôi ở tư thế ngồi: Trong gương hiện ra rõ nét cái đầu hổ xăm trên mình tôi, với đủ các chi tiết. Lali và Zoraima tò mò nhìn tôi làm việc một cách đầy hứng thú. Tôi cầm bút lông đồ lại từng nét, nhưng vì mực cứ chảy xuống, tôi phải dùng đến keo, pha nó vào mực. Từ đấy mọi sự đều ổn. Sau ba buổi làm việc như thế, mỗi buổi một tiếng đồng hồ, trên tấm gương đã có được một bán sao chính xác của cái đầu hổ.
Lali đã đi mời ông thủ lĩnh, Zoraima cầm hai tay tôi để lên ngực cô, cô có vẻ khổ sở và si mê, đôi mắt cô tràn đầy tình yêu và dục vọng đến nỗi tôi phải ôm lấy cô, và cũng chẳng hiểu rõ mình làm gì, tôi chiếm hữu thân xác cô ngay dưới đất, ở giữa nhà. Cô khẽ buông một tiếng rên, nhưng thân thể cô rướn thẳng lên vì khoái lạc và dính chặt vào tôi không chịu buông ra nữa. Tôi nhẹ nhàng gỡ ra rồi xuống biển tắm vì người tôi đầy đất. Zoraima đi theo tôi, và chúng tôi cùng tắm với nhau. Tôi kỳ lưng cho cô, cô xát hai chân vào hai tay tôi, rồi chúng tôi cùng về nhà. Lali đang ngồi ở chỗ chúng tôi vừa nằm với nhau, khi chúng tôi về thì cô đã hiểu hết. Cô đứng dậy quàng tay lên cổ tôi và âu yếm hôn tôi, rồi cô lấy cánh tay em gái và dìu nó đi ra bằng cửa của tôi, đoạn quay lại và ra bằng cái cửa dành riêng cho mình. Tôi nghe thấy những tiếng đập vách từ phía ngoài. Tôi ra thì trông thấy Lali, Zoraima và hai người đàn bà khác nữa đang dùng một thanh sắt để đục vách. Tôi hiểu rằng họ muốn khoét thêm một cái cửa thứ tư. Để cho vách khỏi nứt ra quá rộng, họ dùng cái bình tưới nước vào vách. Chỉ một lát sau cái cửa đã khoét xong. Zoraima xua những mảnh vỡ ra ngoài. Từ nay trở đi một mình cô sẽ ra vào cái cửa này, cô sẽ không bao giờ dùng đến cửa của tôi nữa.
Ông thủ lĩnh đến cùng với ba người Anh-điêng và người em trai (vết thương ở chân anh này nay đã gán thành sẹo). Ông ta nhìn cái hình vẽ trên gương và nhìn bóng mình trong gương. Ông ta kinh ngạc và vui mừng khi thấy cái đầu hổ được vẽ đẹp như vậy và khi thấy mặt mình được phản chiếu trong gương. Ông ta không hiểu tôi định làm gì. Lúc bấy giờ mực đã khô, tôi đặt tấm gương lên bàn, để tờ giấy trong lên mặt gương và bắt đầu đồ lại. Công việc này rất dễ, chẳng mấy chốc mà xong. Cây bút chì sao lại đúng từng nét vẽ, không đầy một nửa giờ sau, trước khi đôi mắt đầy hứng thú của mọi người, tôi đã có được một hình vẽ cũng hoàn mỹ không kém gì nguyên bản. Mỗi người lần lượt cầm tờ giấy lên ngắm nghía, so sánh cái đầu hổ trên ngực tôi với cái đầu hổ trên tờ giấy. Tôi cho Lali nằm lên bàn, nhấp một ít nước lên bụng cô bằng một cái khăn ướt rồi đặt một tờ giấy than lên đấy và trên cùng là tờ giấy của hình vẽ. Tôi vẽ một vài đường, và sự kinh ngạc của mọi người lên đến cực độ khi họ thấy trên bụng của Lali hiện rõ một phần của hình vẽ. Mãi đến lúc ấy ông thủ lĩnh mới hiểu rằng bao nhiêu công sức của tôi nãy giờ là để làm vừa lòng ông ta.
Những con người không biết giả dối, vì chưa được qua một quá trình giáo dục của người văn minh, bao giờ cũng phản ứng một cách tự nhiên, cảm thụ như thế nào thì phản ứng như thế. Họ hài lòng hay bất mãn, vui hay buồn, thấy hứng thú hay dửng dưng đều là một cách tự phát và hồn nhiên. Tính ưu việt của những người Anh-điêng thuần nhất như mấy người Guajiros này thật rõ ràng. Họ vượt chúng ta về mọi mặt, vì khi họ đã thâu nạp một người nào vào khối cộng đồng của họ thì tất cả những gì họ có đều là của người ấy, và về phần họ, khi nhận được của người ấy một sự quan tâm dù nhỏ nhặt đến đâu thì cái tâm hồn hết sức nhạy cảm của họ cũng xúc động sâu xa. Tôi đã quyết định vạch trước những nét chính bằng dao cạo để ngay trong buổi đầu tiên những đường viền của hình vẽ đã ăn hẳn vào da. Sau đó tôi sẽ dùng ba cây kim đóng vào một cái que nhỏ xăm thêm vào những đường đã vạch rồi xăm tiếp những đường khác. Hôm sau tôi bắt tay vào việc.
Thủ lĩnh Zato nằm trên bàn. Sau khi đồ lại một lần nữa cái hình vẽ trên giấy mịn sang một tờ giấy trắng khác dai hơn, tôi dùng một cây bút chì cứng và một tờ giấy than in cái hình ấy lên da bụng ông. Lớp da này đã dược bôi sẵn một lớp hồ loãng bằng đất sét trắng pha với nước, rồi để cho khô. Hình vẽ được in lên rất rõ, tôi để một lúc cho nó khô hẳn. Ông thủ lĩnh nằm yên trên bàn, người cứng đơ, không dám nhúc nhích, ngay cả cái đầu cũng không dám nghiêng qua nghiêng lại vì sợ làm hỏng cái hình vẽ mà tôi đã cho ông ta xem trong tấm gương. Tôi dùng dao cạo vạch tất cả các nét chính. Máu chỉ rỉ ra chút ít, rỉ ra đến đâu tôi lau đến đấy, khi tất cả những đường nét giấy than hằn lên đã được thay bằng những đường rạch mảnh màu đỏ, tôi lấy mực chàm bôi lên khắp ngực. Mực chỉ khó ăn ở những chỗ tôi rạch hơi mạnh, vì ở những chỗ ấy máu cứ làm cho mực không ngấm xuống được, còn nhìn chung thì hình vẽ nổi lên rất rõ và rất đẹp. Tám ngày sau Zato đã có cái đầu hổ trên ngực, mồm há to, với cái lưỡi màu hồng, bộ nanh trắng, cái mũ và bộ ria đen, và cả đôi mắt nữa. Tôi rất hài lòng về tác phẩm của mình: nó đẹp hơn cái đầu hổ của tôi, màu sắc tươi hơn. Khi vảy đã tróc hết tôi dùng kim xâm lại một vài chỗ chưa được đậm. Zato hài lòng đến nỗi ông ta bảo Zorillo đặt mua sáu tấm gương phát cho mỗi nhà một tấm và hai tấm nữa cho nhà ông ta.
Những ngày, những tuần, những tháng lần lượt trôi qua. Bây giờ đã là tháng tư và như vậy tôi ở đây đã được bốn tháng. Sức khỏe tôi rất tốt. Cơ bắp tôi đều mạnh và đôi chân tôi đã quen đi đất cho nên có thể đi bộ rất xa mà không mệt trong những chuyến đi săn các giống thằn lằn lớn. Vừa rồi tôi quên không nói rằng sau buổi đi thăm ông thầy mo lần đầu tôi đã yêu cầu Zorillo kiếm cho tôi một ít thuốc i-ốt, một ít nước oxy một ít bông, mấy cuộn bông, mấy chục viên ký ninhvà stovarsol. Dạo trước ở bệnh viện tôi đã thấy một người tù khổ sai có một cái mụn loét to không kém gì cái mụn của ông thầy mo. Tôi thấy Chatal, người y tá nghiền một viên stovarsol rồi rắc vào đấy. Zorillo đã đem các thứ đó đến cho tôi, lại tự động đưa thêm một ít thuốc mỡ nữa. Tôi đã gửi con dao gỗ nhỏ cho ông thầy mo, và ông ta đã trả lời bằng cách gửi con dao của ông cho tôi. Tôi phải năn nỉ mãi và nói đi nói lại đủ cách ông ta mới chịu để cho tôi chữa. Nhưng tôi mới bôi thuốc được vài ba lần thì cái mụn đã thu hẹp lại chỉ còn một nữa, sau đó ông ta tiếp tục tự bôi thuốc lấy, rồi đến một ngày kia ông ta gửi cho tôi con dao gỗ lớn để tôi đến xem ông ta đã khỏi hẳn. Không bao giờ có ai biết rằng chính tôi đã chữa cho ông ta khỏi.
Hai cô vợ của tôi không buông tôi ra được một phút. Khi nào Lali đi vớt trai thì Zoraima ở nhà với tôi. Còn hễ Zoraima đi thì Lali ngồi chơi với tôi. Thủ lĩnh Zato sinh con trai. Khi chuyển bụng, vợ ông ra bãi biển chọn một tảng đá lớn để tránh ở phía sau cho đừng ai trông thấy, một bà vợ khác của Zato bưng cho bà một cái giỏ lớn đựng bánh nướng, nước ngọt và những tảng đường đen hai cân một. Chắc bà ta đẻ vào lúc bốn giờ chiều, vì đến khi mặt trời lặn bà vừa reo vừa đi về phía làng, hai tay giơ cao đứa con. Trước khi bà ta về đến nơi thì Zato cũng đã biết rằng đó là một đứa con trai. Tôi đoán được rằng nếu đó là một đứa con gái thì bà vợ sẽ lẳng lặng bế con về, không reo hò gì cả, không giơ cao đứa con lên như vậy. Lali dùng điệu bộ giảng giải cho tôi hiểu điều đó. Người đàn bà Anh-điêng đi tới rồi dừng lại sau khi giơ cao đứa con lên. Zato dang hai tay ra phía trước và reo lên, nhưng vẫn đứng yên tại chỗ. Lúc bấy giờ người mẹ lại bước tới mấy thước nữa, lại giơ cao đứa con, reo lên rồi đứng lại. Zato lại reo và dang hai tay ra. Cứ như thế năm sáu lần trong khoảng ba bốn chục mét cuối cùng. Zato vẫn đứng yên ở ngưỡng cửa nhà mình. Ông ta đứng trước cái cửa lớn, và mọi người đều chen chúc ở hai bên. Người mẹ đứng lại khi chỉ còn năm sáu bước, bà ta giơ cao đứa con và reo lên. Lúc bấy giờ Zato tiến tới luồn hai tay dưới nách thằng bé, bế nó lên cao, rồi quay về phía đông reo ba tiếng và giơ nó lên ba lần. Rồi ông ta đặt thằng bé ngồi trên cánh tay phải, cho nó nằm ngang trên ngực, cho đầu nó chui vào nách mình rồi lấy cánh tay trái che nó. Xong ông ta đi vào cửa lớn mà không quay lại. Mọi người đều vào theo, người mẹ vào sau cùng. Có bao nhiêu nước quả lên men đều đem ra cho mọi người uống hết.
Suốt cả tuần ấy, từ sáng đến chiều người ta tưới nước vào khoảng đất ở trước mặt nhà của thủ lĩnh Zato, rồi cả đàn ông lẫn đàn bà đến giẫm chân cho đất dẽ xuống. Rốt cuộc họ có được một cái sân hình tròn rất rộng bằng đất sét nện chặt. Ngày hôm sau họ dựng một cái lêu lớn bằng da bò, và tôi đoán biết sắp có hội hè đến nơi. Dưới lều da họ bày hơn hai mươi cái chum lớn bằng đất nung rồi rót nước quả lên men vào. Họ đặt những phiến đá xếp thành hàng lối và xung quanh chất những đống cui, khô có, xanh có, mỗi ngày một chất cao thêm. Trong số củi đó có một phần lớn đã được biển tấp vào từ lâu, nay đã khô, trắng và nhẵn.
Có những thân cây rất lớn đã được kéo từ biển lên không biết từ bao giờ: Trên các phiến đá họ đã dựng hai cái cọc phía trên chĩa đôi cao bằng nhau: đó là hai cột trụ của một cái lò quay khổng lồ. Bốn con rùa lật ngửa, hơn ba mươi con thằn lằn khổng lồ hãy còn sống, móng chân bị bất chéo vào nhau không chạy đi đâu được, hai con cừu: cả đàn hy sinh vật ấy đang chờ người ta làm thịt. Ngoài ra còn có ít nhất là hai ngàn cái trứng rùa biển.
Một buổi sáng nọ có khoảng mười lăm người cưỡi ngựa đến, tất cả đều là người Anh-điêng, cổ đeo vòng, đội mũ rơm vành rất rộng, đóng khố, chân, đùi và mông để trần, mình mặc áo không tay bằng da cừu lộn trái. Ai nấy đều giắt một con dao găm lớn ở thắt lưng, có hai người đeo súng săn hai nòng, người cầm đầu có một khẩu các bin tự động và mặc một chiếc áo vét rất đẹp, ống tay bằng da đen, thắt một cái nịt giắt đầy đạn. Ngựa họ cưỡi rất đẹp, nhỏ nhưng hăng, con nào lông cũng màu xám có đốm trắng. Trên mông ngựa đều có buộc một bó cỏ khô. Từ xa họ đã báo hiệu cho mọi người biết họ đến bằng những phát súng, nhưng vì họ phi nước đại cho nên vừa nghe tiếng súng đã thấy họ đến nơi ngay. Vị thủ lĩnh của đoàn người này giống Zato và em trai ông một cách kỳ lạ, tuy có lớn tuổi hơn. Xuống ngựa, vị thủ lĩnh ấy đi thẳng về phía Zato và hai người chạm tay vào vai nhau. Vị khách đi vào nhà một mình, Zato theo sau, rồi lại đi ra, trên tay bế thằng bé mới đẻ. Ông ta giơ nó ra cho mọi người trông rõ, rồi làm những cử chỉ giống như Zato đã làm hôm trước: sau khi đưa nó về hướng mặt trời mọc, ông ta dấu nó dưới nách và che cánh tay trái lên, rồi đi vào nhà. Bấy giờ tất cả những người cưỡi ngựa đều nhảy xuống đất, buộc ngựa cách đấy một quãng, bó cỏ khô treo lủng lẳng ở cổ từng con. Vào khoảng giữa trưa một tốp đàn bà Anh-điêng đi trên một cái xe lớn có bốn ngựa kéo, vào làng. Người đánh xe là Zorillo. Trên xe có cả thảy đến hai mươi người đàn bà, đều còn trẻ, và bảy tám đứa bé đều là con trai.
Trước khi Zorillo đến, tôi đã được giới thiệu với cả đoàn người cưỡi ngựa, bắt đầu từ vị thủ lĩnh. Zato chỉ cho tôi để ý thấy ngón chân út bên trái của ông ta bắt chéo lên trên ngón thứ tư. Em trai ông ta cũng thế, và vị thủ lĩnh mới đến cũng lại như vậy. Sau đó ông ta lại chỉ cho tôi thấy rằng phía dưới cánh tay của mỗi người đều có một thử nốt ruồi đen giống nhau. Tôi hiểu rằng người khách mới đến là anh ruột của thủ lĩnh làng tôi. Những hình xăm trên người Zato được mọi người ngắm khía khen ngợi, nhất là cái đầu hổ.
Tất cả những người đàn bà Anh-điêng mới đến đều có hoa văn đủ các màu sắc vẽ khắp người, chỉ trừ khuôn mặt. Lali khoác những chuỗi san hô vào cổ mấy người đàn bà, và những chuỗi vỏ ốc vào cổ mấy người khác Tôi để ý đến một người đàn bà Anh-điêng rất đẹp, cao hơn những người khác vốn có tầm vóc trung bình. Cô ta có những đường nét của một người đàn bà ý trông nghiêng giống như một bức phù điêu trên mặt những chiếc mề-đay mà người ta thường đeo ở cổ. Tóc cô ta màu đen có ánh tím, mắt màu cẩm thạch, rất to, với đôi hàng mi rất dài và đôi mày cong rất đẹp. Tóc cô ta cắt theo kiểu Anh-điêng, phía trước có bờm xén thắng, phía trên có đường ngôi ở giữa chia mái tóc ra làm hai phần rũ xuống hai bên tai. Mái tóc được cắt rất thẳng ở khoảng giữa cổ. Đôi vú bằng cẩm thạch gần sát nhau ở phía góc mở ra hai bên một cách hài hòa.
Lali giới thiệu tôi với cô ta và dắt cô ta về nhà chúng tôi cùng với Zoraima và một cô gái Anh-điêng khác rất trẻ mang theo mấy cái cốc gỗ và một bó bút lông. Số là mấy người đàn bà mới đến này có nhiệm vụ vẽ hoa văn cho phụ nữ trong làng. Tôi được chứng kiến cái công trình nghệ thuật mà cô gái xinh đẹp kia thực hiện trên người Lali và Zoraima. Bút lông của họ làm bằng một que gỗ có gắn một dúm len ở đầu. Cô gái chấm nó vào mấy cái cốc đựng thuốc màu để vẽ. Tôi cũng lấy cây bút lông của tôi ra, và bắt đầu từ rốn Lali, tôi vẽ một cây hoa có hai cành đi lên hai bờ vú, rồi vẽ những cánh hoa màu hồng trên hai vú, còn đầu vú thì tôi bôi vàng. Trông như một bông hoa hé nở, ở giữa có nhụy vàng. Ba cô con gái kia muốn tôi vẽ cả cho họ nữa. Việc này tôi phải hỏi Zorillo. Anh ta đến và nói rằng một khi họ đã bằng lòng thì tôi muốn vẽ gì cho họ cũng được cả. Tôi đã lâm vào một tình thế thật đặc biệt. Suốt hơn hai tiếng đồng hồ tôi phải vẽ màu lên bụng và vú của tất cả các cô Anh-điêng, khách cũng như chủ. Zoraima nhất định đòi tôi vẽ thật giống như Lali. Trong khi đó, dân làng đã quay xong mấy con cừu và nướng thịt hai con rùa đã được đã được xẻ ra từng miếng. Thịt của nó đỏ tươi giống như thịt bò, trông rất ngon lành.
Tôi được ngồi gần Zato và bố ông ta ở dưới lều. Đàn ông ăn một bên, đàn bà ăn bên kia, không kể những người bưng dọn thức ăn cho chúng tôi. Đám hội kết thúc bằng một thứ điệu vũ, khi đã khá khuya. Để đệm cho điệu vũ, một người đàn ông Anh-điêng thổi một cây sáo bằng gỗ phát ra những âm thanh cao hơi đơn điệu và đánh lên hai cái trống bằng da cừu. Có nhiều người, cả đàn ông lẫn đàn bà, say rượu, nhưng không thấy xảy ra chuyện gì khó coi. Ông thầy cũng cưỡi lừa đến dự. Ai cũng nhìn cái sẹo màu hồng đã thay thế cho cái mụn sâu quẳng mà mọi người đều biết rõ. Họ đều lấy làm ngạc nhiên khi thấy nó đã khỏi. Chỉ có Zorillo và tôi là biết rõ ngọn ngành, Zorillo giảng giải cho tôi biết rằng thủ lĩnh của bộ lạc đến dự hội là ông bố của Zato, thường được gọi là Justo, có nghĩa là Công Bằng. Ông ta là người chuyên xử các vụ tranh chấp giữa những người thuộc các bộ lạc khác nhau trong chủng tộc Guajiros. Anh ta cũng nói cho tôi biết rằng khi có chuyện xích mích với người Iapus, một chủng tộc Anh-điêng khác, hai bên họp lại để bàn xem sẽ mở cuộc chiến tranh với nhau hay dàn xếp với nhau. Khi một người Anh-điêng bị một người thuộc chủng tộc khác giết chết, họ có thể tránh được chiến tranh bằng cách thỏa thuận với nhau là kẻ giết người bồi thường cho bộ lạc có người bị giết. Nhiều khi của bồi thường có thể lên tới hai trăm con bò, vì các vùng núi và chân núi, bộ lạc nào cũng nuôi được rất nhiều bò. Đáng tiếc là họ không bao giờ tiêm chủng bò để phòng ngừa bệnh sốt lở mồm và các bệnh dịch thường làm chết rất nhiều súc vật. Zorillo cho rằng tình hình đó cũng có mặt tốt, vì nếu không có những thứ bệnh ấy thì số súc vật sẽ quá nhiều. Bò của người Anh-điêng không được đem bán công khai ở Colombia hay ở Venezuela, mà chỉ được đổi chác quanh quẩn trong phạm vi lãnh thổ Anh-điêng, vì người ta sợ bệnh sốt lở mồm sẽ lan vào hai xứ này. Nhưng, vẫn theo Zorillo, trong vùng núi người ta buôn lậu gia súc rất nhiều. Vị khách của bộ lạc thủ lĩnh Công Bằng nhờ Zorillo bảo tôi đến thăm ông ta trong làng của bộ lạc do ông đứng đầu. Làng này hình như có đến một trăm mái nhà. Ông ta bảo tôi cùng đến với Lali và Zoraima, ông ta sẽ cho một nếp nhà riêng, và dặn tôi đừng đem gì theo vì ở đấy tôi có đủ các thứ cần dùng, chỉ cần mang theo những dụng cụ xăm hình để xăm cho ông ta một cái đầu hổ. Ông ta tháo cái nịt gân bằng da đen thắt ở cổ tay ra tặng tôi. Theo Zorillo thì đó là một cử chỉ có ý nghĩa quan trọng cho biết rằng ông ta là bạn của tôi và trước những ý muốn của tôi ông ta sẽ không đủ sức từ chối. Ông ta hỏi tôi xem tôi có muốn có một con ngựa không, tôi trả lời là có nhưng tôi không dám nhận vì ở đây hầu như không có cỏ. Ông ta liền nói rằng Lali hay Zoraima mỗi khi cần có thể đến cắt cỏ ở một nơi chỉ cách làng tôi nửa ngày đi ngựa, ông ta chỉ rõ cách đi đến nơi ấy và nói thêm rằng ở đấy cỏ tốt và ngon. Tôi đành nhận con ngựa mà ông nói là chỉ ít nữa ông sẽ gửi đến cho tôi
Nhân dịp Zorillo ở lại đây khá lâu, tôi nói rằng tôi tin anh ta và hy vọng rằng anh ta sẽ không phản bội tôi khi tôi cho anh biết ý định đi Venezuela. Anh ta liền nói rõ cho tôi biết những mối nguy hiểm của những vùng nằm trong khoảng ba mươi cây số hai bên biên giới. Theo những tài liệu của dân buôn lậu thì phái Venezuela nguy hiểm hơn phía Colombia. Mặt khác, bản thân anh ta có thể đưa tôi đi về phía Colombia gần đến tận Santa Marta, và nói thêm rằng tôi đã từng đi qua đường này, và theo anh ta thì đi Colombia có lợi hơn. Anh ta bằng lòng giúp tôi kiếm một cuốn từ điển khác hay tốt hơn là những cuốn sách học tiếng Tây Ban Nha trong đó có những câu mẫu. Theo anh ta nếu tôi tập giả vờ nói cà lăm thật dữ thì sẽ rất có lợi vì khi nghe tôi nói người ta sẽ sốt ruột và sẽ tự nói nốt những câu dở dang mà không để ý đến cách phát âm lơ lớ của tôi. Thế là chúng tôi đã nhất trí: anh ta sẽ mua cho tôi mấy cuốn sách, một tấm bản đồ càng chi tiết càng tốt và khi cần sẽ đảm đương việc giúp tôi bán ngọc trai để lấy tiền Colombia. Zorillo giải cho tôi hiểu rằng người Anh-điêng, bắt đầu từ ông thủ lĩnh, chỉ có thể tán thành quyết định ra đi của tôi, vì một khi tôi đã muốn thế, họ sẽ lấy làm tiếc nhưng cũng sẽ hiểu rằng tôi tìm cách trở về với đồng chủng là lẽ tự nhiên. Cái khó là Zoraima và nhất là Lali. Cả hai người, nhất là Lali, đều rất có thể bắn chết tôi. Mặt khác, Zorillo cũng cho tôi biết một điều mà tôi không ngờ: Zoraima đã có thai. Trước đó tôi không để ý, cho nên nghe nói như vậy tôi rất kinh ngạc.
Hội hè đã kết thúc, khách khứa đã ra về, cái lều da bò đã được tháo gỡ, mọi việc trở lại như cũ, ít nhất là bề ngoài. Tôi đã nhận được con ngựa của thủ lĩnh Justo tặng, một con tuấn mã màu xám có đốm trắng, đuôi dài sát đất, bờm màu xám bạch kim rất đẹp. Lali và Zoraima chẳng bằng lòng chút nào, và ông thầy mo có cho gọi tôi đến để nói cho tôi biết rằng Lali và Zoraima có hỏi ông ta xem thử nếu họ cho con ngựa ăn thủy tinh đâm vụn cho nó chết đi thì họ có bị sao không. Ông thầy mo đã trả lời hai cô là không được làm như thế vì tôi được một ông thần Anh-điêng nào đó che chở cho nên nếu hai cô bỏ thủy tinh vụn vào thức ăn của ngựa thì chỗ thủy tinh đó tức khắc sẽ chui vào bụng hai cô. Ông ta nói thêm rằng theo ông không có gì đáng sợ về phía họ nữa, nhưng điều đó cũng không chắc hoàn toàn. Tôi phải coi chừng. Còn về phần tôi thì sao? Không sao cả, ông ta nói thế. Nếu hai cô thấy tôi sửa soạn ra đi thật, quá lắm họ cũng chỉ có thể giết tôi bằng một phát súng, nhất là Lali. Liệu tôi có thể tìm cách thuyết phục họ để họ cho tôi đi, hứa rằng tôi nhất định sẽ trở lại không? Tối kỵ, không bao giờ được để cho họ thấy rằng tôi muốn ra đi.
Ông thầy mo đã nói được cho tôi hiểu tất cả những điều: đó đúng hôm ấy ông ta cho gọi cả Zorillo đến làm thông ngôn. Tình hình rất nghiêm trọng cho nên phải đề phòng hết cách, Zorillo kết luận như vậy. Tôi về nhà. Zorillo cũng về bằng một con đường khác - (khi đến đây, anh ta cũng đã giữ ý đi một con đường khác hẳn con đường của tôi). Trong làng không có ai biết là Zorillo lên chỗ ông thầy mo cùng một lúc với tôi.
Đã sáu tháng trôi qua, và tôi rất nóng lòng muốn ra đi. Có một hôm đi đâu về, tôi bắt gặp Lali và Zoraima lom khom trên tấm bản đồ. Hai cô đang cố đoán xem những hình vẽ ngoằn ngoèo trên tờ giấy kia là cái gì. Hai cô ngại nhất là cái hình có những mũi tên chỉ ra bốn phương trời. Rốt cục họ chẳng hiểu gì nhưng vẫn đoán rằng tờ giấy này có một cái gì rất hệ trọng đối với cuộc đời của vợ chồng chúng tôi. Bụng Zoraima đã bắt đầu to lên khá rõ. Lali hơi ghen và bắt tôi phải làm tình vào bất cứ giờ nào không kể ngày hay đêm, hễ có nơi thuận tiện một chút là được Zoraima cũng đòi làm tình, nhưng may thay, chỉ ban đêm thôi. Tôi đã đến thăm thủ lĩnh Công Bằng, ông của Zato. Cả Lali và Zoraima cũng cùng đi với tôi. Rất may là hôm trước tôi đã giữ lại hình vẽ đầu hổ, cho nên bây giờ tôi có thể dùng nó để đồ lên ngực ông thủ lĩnh. Trong sáu ngày việc xăm hình đã xong, vì lớp vảy đầu đã tróc rất nhanh sau khi ông ta rửa ngực bằng nước có bỏ chút vôi sống. Justo hài lòng đến nỗi mỗi ngày ông soi gương đến mấy lần. Trong khi tôi còn ở đấy thì Zorillo đến. Với sự đồng ý của tôi, anh ta nói chuyện với thủ lĩnh về dự định của tôi, vì tôi muốn ông đổi cho tôi con ngựa. Ngựa của người Guajiros màu xám có đốm trắng không hề có ở Colombia, nhưng ông thủ lĩnh có ba con ngựa hồng, vốn là ngựa xứ Colombia. Biết được ý định của tôi, ông ta cho người đi bắt ngựa ngay. Tôi chọn một con có vẻ đằm tính nhất ông ta liền ra lệnh đóng yên, lắp bàn đạp và một cái hàm thiếc, vì ngựa của họ không có yên, và hàm thiết chỉ là một khúc xương. Sau khi đã trang bị tôi theo kiểu Colombia, thủ lĩnh đặt vào tay tôi sợi dây cương bằng da nâu, rồi trước mặt tôi ông ta đếm cho Zorillo ba mươi chín đồng tiền vàng mỗi đồng ăn một trăm pesos. Zorillo có nhiệm vụ giữ số tiền này để trao lại cho tôi khi tôi ra đi. Ông ta muốn tặng tôi khẩu các-bin Winchester tự động của ông ta, nhưng tôi từ chối. Vả lại Zorillo cũng đã nói rằng tôi không thể mang vũ khí vào Colombia được. Lúc bấy giờ thủ lĩnh Công Bằng đưa cho tôi hai mũi tên dài bằng ngón tay bọc trong một cái túi da nhỏ. Zorillo nói cho tôi biết rằng những mũi tên này đã được tẩm một thứ thuốc độc rất mạnh và rất quý.
Zorillo chưa bao giờ thấy mà cũng chưa bao giờ có những mũi tên tẩm thuốc độc. Anh ta có nhiệm vụ giữ mấy mũi tên này cho đến khi tôi lên đường. Tôi không biết làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với lòng tốt tuyệt vời của thủ lĩnh Công Bằng. Ông ta nói tôi qua Zorillo rằng ông ta biết được ít nhiều về cuộc đời tôi và tôi nghĩ rằng cái phần mà ông ta chưa biết chắc phải phong phú lắm, vì dưới mắt ông tôi là một con người hoàn hảo; ông ta nói lại rằng đây là lần đầu tiên trong đời ông được biết rõ về một người da trắng, trước kia ông coi tất cả những người da trắng như là những kẻ thù, nhưng từ nay ông sẽ quý mến họ và tìm cách biết thêm một người nữa giống như tôi. Ông nói:
- Anh hãy nghĩ cho kỹ trước khi lên đường đi đến một vùng đất có nhiều kẻ thù của anh và rời bỏ vùng đất này, nơi mà anh chỉ có những người bạn.
Ông ta lại nói rằng Zato và bản thân ông sẽ trông nom Lali và Zoraima, rằng đứa con của Zoraima bao giờ cũng sẽ có được một vị trí vinh hiển trong bộ lạc (nếu nó sẽ là con trai, dĩ nhiên). Ông nói tiếp:
- Tôi thì tôi chẳng muốn anh ra đi. Nếu anh ở lại, tôi sẽ cho anh cô gái xinh đẹp mà anh đã gặp trong ngày hội. Đó là một đứa con gái tốt, và nó cũng yêu anh. Nếu vậy anh có thể ở lại đây với tôi. Anh sẽ có một ngôi nhà lớn và muốn có bao nhiêu bò cũng được.
Tôi từ giã con người tuyệt vời đó và trở về làng. Suốt dọc đường, Lali không nói một câu nào. Cô ngồi sau lưng tôi, trên con ngựa hồng. Cái yên cà vào đùi làm cho cô đau, nhưng cô vẫn không hé răng. Zoraima chung ngựa với một người Anh-điêng. Zorillo trở về làng anh ta bằng một con đường khác. Ban đêm trời hơi lạnh. Tôi mặc cho Lali chiếc áo vét bằng da cừu mà thủ lĩnh Công Bằng mới cho tôi. Cô cứ để mặc, không nói lấy một lời, không biểu lộ một cảm xúc gì. Người cô im như pho tượng. Cô cứ để cho tôi mặc áo vào người, chỉ thế thôi. Ngựa chạy có xóc nhiều, cô cũng không ôm lưng tôi để ngồi cho vững. Về đến làng, trong khi tôi ghé chào Zato, cô dắt ngựa về trước, buộc dây cương vào cột nhà, ném một bó cỏ trước mặt nó, không tháo yên, không tháo hàm thiết. Tôi ngồi với Zato đến một tiếng đồng hồ rồi về nhà.
Khi nào buồn, người Anh-điêng, nhất là phụ nữ, có một gương mặt trầm ngâm, kín như bưng, không một thớ thịt nào cử động, đôi mắt chìm đắm trong nỗi buồn nhưng lại không bao giờ khóc. Họ có thể rên rỉ, nhưng họ không khóc. Đang nằm, tôi trở mình vô tình chạm phải bụng Zoraima lần nữa. Cái võng này mắc rất thấp. Tôi nằm xuống thì cảm thấy có ai chạm vào nó. Tôi giả vờ ngủ. Lali ngồi trên một súc gỗ và im lặng nhìn tôi không nhúc nhích. Một lát sau tôi lại cảm thấy sự có mặt của Zoraima: cô có thói quen bóp nát mấy bông hoa cam rồi xát lên người, cho nên da cô có một mùi thơm rết riêng biệt. Những bông hoa ấy cô thường mua từng túi nhỏ của một người đàn bà Anh-điêng thỉnh thoảng vẫn ghé vào làng. Khi tôi thức dậy hai cô vẫn ngồi ở đấy, im lìm bất động. Mặt trời đã lên, lúc ấy vào khoảng tám giờ. Tôi dẫn hai người ra bãi biển và nằm xuống lớp cát khô. Lali và Zoraima đều ngồi cạnh tôi. Tôi vuốt lên đôi vú và lên bụng Zoraima, nhưng cô vẫn lạnh như băng. Tôi kéo Lali nằm xuống và hôn cô, nhưng cô mím chặt môi lại. Người chèo thuyền đã đến đợi Lali. Chỉ nhìn gương mặt của cô thôi, anh ta cũng hiểu ngay và lảng đi nơi khác. Tôi thành thật xót xa nhưng tôi chẳng biết làm cách nào, chỉ biết ôm ấp vuốt ve họ để cho họ thấy rõ tôi yêu họ. Họ vẫn chẳng nói không rằng. Chỉ nghĩ đến cuộc sống của họ sau khi tôi ra đi, tôi cũng đã thấy rối bời cả ruột gan trước nỗi đau lớn lao của họ. Lali muốn làm tình ngay cho bằng được. Cô hiến thân cho tôi một cách hầu như tuyệt vọng. Vì nguyên do gì? Nguyên do chỉ có thể có một: cố sao có thai với tôi. Sáng hôm ấy, lần đấu tiên tôi trông thấy một cử chỉ ghen tuông của Lali đối với Zoraima. Lúc bấy giờ tôi đang vuốt ve cái bụng và đôi vú của Zoraima còn cô thì cắn nhè nhẹ vào dái tai tôi. Chúng tôi đang nằm trên bãi biển ở một nơi kín gió trên cát mịn. Lali đi tới, cầm lấy cánh tay em, rồi vuốt lên cái bụng hơi phồng lên của cô em, rồi lại vuốt lên cái bụng phẳng và trơn của mình. Zoraima lập tức đứng dậy nhường chỗ cho chị bên cạnh tôi, vẻ như muốn nói: chị có lý.
Hai cô ngày nào cũng làm hết món này đến món nọ cho tôi ăn, nhưng hai cô thì chả ăn gì hết. Đã ba ngày rồi họ không ăn gì. Tôi thắng ngựa và suýt phạm một sai lầm nghiêm trọng, sai lầm đầu tiên kể từ hơn năm tháng nay: tôi định đến thăm ông thầy mo mà không chờ được phép. Giữa đường tôi sực nhớ ra, nên không dám vào thẳng mà chỉ đi qua đi lại cách lều ông ta khoảng hai trăm mét. Ông ta đã trông thấy tôi và ra hiệu gọi tôi đến. Tôi tìm cách làm cho ông ta hiểu rằng Lali và Zoraima không chịu ăn nữa. Ông ta cho tôi một cái hạt gì giống như hạt dẻ, dặn tôi bỏ vào chum nước ngọt trong nhà. Tôi về nhà và bỏ cái hột vào cái chum lớn. Hai cô đã uống nước nhiều lần mà tôi vẫn chẳng thấy họ ăn gì cả. Lali không đi vớt trai nữa. Hôm nay, sau bốn ngày nhịn đói hoàn toàn, cô đã làm một việc thật là điên rồ: cô đã bơi ra biển cách bờ gần hai trăm mét và đem ba mươi con sò về cho tôi ăn. Nỗi tuyệt vọng câm lặng của họ làm cho tôi hoang mang đến nỗi tôi cũng không ăn được nữa. Tình trạng này đã kéo dài được sáu ngày. Lali phải nằm, người cô hâm hấp sốt. Trong sáu ngày trời cô chỉ mút nước vài quả chanh, ngoài ra chẳng có gì nữa. Zoraima ăn môi ngày một lần vào giữa trưa. Tôi không còn biết làm thế nào nữa.
Hôm đó tôi ngồi cạnh Lali. Lali nằm trên một chiếc võng mà tôi đã gấp lại trải xuống đất thành một thứ nệm, mắt cô nhìn đăm đăm lên mái nhà, người cô bất động. Tôi nhìn Lali rồi lại nhìn Zoraima với cái bụng cộm lên, rồi cũng chẳng hiểu rõ tại sao, nước mắt tôi trào ra: tôi khóc. Khóc cho bản thân, hay khóc cho họ? Ai mà biết được! Tôi khóc, nước mắt chảy ròng ròng trên hai má. Zoraima thấy thế liền cất tiếng rên rỉ, lúc bấy giờ Lali ngoảnh lại và thấy mặt tôi giàn giụa nước mắt. Cô đứng phắt dậy, đến ngồi vào lòng tôi, rên khe khẽ. Cô ôm hôn tôi và vuốt ve tôi. Zoraima quàng một cánh tay lên vai tôi, Lali thì bắt đầu nói những gì không rõ, vừa nói vừa rên rỉ. Zoraima đáp lại, hình như cô trách móc chị. Lali lấy một cục đường đen to bằng nắm tay bỏ vào nước khuấy trước mặt tôi và uống hai hớp hết sạch. Rồi cô cùng ra ngoài với Zoraima, tôi nghe thấy tiếng họ dắt ngựa ra, và đến khi tôi ra thì đã thấy nó được thắng yên cương đầy đủ, dây cương buộc vào đầu yên. Tôi đem theo cái áo da cừu cho Zoraima, và Lali đặt lên yên một cái võng gấp lại. Zoraima lên ngựa trước, ngồi sát cổ con ngựa, tôi ngồi giữa và Lali ngồi sau. Lúc bấy giờ tôi hoang mang đến nỗi ra đi chẳng chào ai mà cũng chẳng báo cho thủ lĩnh biết.
Lali kéo dây cương, vì tôi tưởng họ định đi đến nhà ông thầy mo nên đã cho ngựa đi về hướng ấy. Hóa ra không phải, Lali kéo dây cương rồi nói: “Zorillo”. Chúng tôi đi gặp Zorillo, Lali ngồi bám vào thắt lưng tôi thật chặt, mấy lần hôn vào cổ tôi. Tôi thì tay trái cầm cương còn tay phải tôi vuốt ve Zoraima của tôi. Chúng tôi đến làng Zorillo vừa đúng lúc anh ta từ Colombia trở về với ba con lừa và một con ngựa chở rất nặng. Chúng tôi vào nhà. Lali nói trước, rồi Zoraima.
Và đây là những điều Zorillo đã nói lại cho tôi hiểu: kể cho đến khi trông thấy tôi khóc, Lali đã tưởng rằng tôi là một con người Da trắng không hề coi cô ta ra gì. Lali biết rằng tôi sắp ra đi, nhưng tôi giả dối như con rắn vì tôi không bao giờ chịu nói gì hay làm gì cho cô hiểu điều đó. Cô ấy nói rằng cô thất vọng vô cùng, vì cô vẫn nghĩ rằng một người như cô có thể làm cho một người đàn ông hạnh phúc được. Cô nghĩ rằng một người đàn ông được thỏa mãn thì không bao giờ lại bỏ đi, rằng sau một sự đổ vỡ trầm trọng như vậy không còn lý do gì để cho cô tiếp tục sống nữa. Zoraima cũng nói đại loại như vậy, và thêm vào đấy lại còn lo rằng con trai cô đẻ ra sẽ giống như bố nó: một con người chẳng biết nói năng, ăn ở dối trá và đòi hỏi ở vợ mình những chuyện khó làm đến nỗi, mặc dầu sẵn sàng hy sinh tính mạng cho chồng, họ cũng không tài nào hiểu được tại sao tôi lại muốn xa lánh cô ấy như thể cô ấy là con chó đã cắn tôi hôm tôi mới đến? Tôi trả lời:
- Lali ạ, nếu bố em ốm, em sẽ làm gì?
- Em sẽ đi trên chông gai để đến săn sóc bố.
Nếu người ta săn đuổi em như một con thú để giết em, thì đến cái ngày mà em có thể chống trả được em sẽ làm gì?
- Em sẽ đi tìm kẻ thù của em khắp mọi nơi, để chôn nó xuống thật sâu, sâu đến nỗi nó không còn có thể nhúc nhích trong cái lỗ chôn nó được nữa.
- Làm xong tất cả những việc đó, em sẽ làm gì nếu em có hai người vợ tuyệt vời đang đợi em?
- Em sẽ cưỡi ngựa trở về.
- Đó là điều mà anh sẽ làm, chắc chắn như vậy.
- Thế nếu khi anh trở về em đã già và xấu thì sao?
- Anh sẽ về từ lâu trước khi em già và xấu.
- Phải, nước trong mắt anh đã chảy ra: như vậy là anh không bao giờ có thể cố tình xa lánh chúng em. Cho nên bây giờ anh muốn ra đi lúc nào em cũng bằng lòng, nhưng anh phải đi giữa ban ngày, trước mặt mọi người, chứ không phải ra đi vụng trộm như thằng ăn cắp. Anh phải ra đi đúng như anh đã đến đây, đúng vào giờ ấy, ăn mặc chỉnh tề. Anh phải nói rõ người nào được anh giao nhiệm vụ trông nom chúng em đêm ngày. Zato là vị thủ lĩnh của chúng em, nhưng phải có một người nữa trông nom chúng em. Anh phải nói cho mọi người nghe rằng nhà này vẫn là nhà của anh, rằng không có một người đàn ông nào trừ con trai anh nếu trong bụng Zoraima là một đứa con trai, không có một người đàn ông nào có quyền bước chân vào nhà anh. Vậy Zorillo phải đến đây vào ngày anh ra đi. Để nói lại cho mọi người nghe tất cả những điều anh cần nói.
Chúng tôi đã ngủ lại nhà Zorillo. Đêm ấy là một đêm dịu ngọt và êm ái lạ thường. Những tiếng thì thầm và những âm thanh êm dịu phát ra từ miệng hai đứa con gái của thiên nhiên ấy có những âm hưởng ái ân mạnh mẽ và sâu xa đến nỗi tôi rung động đến tận đáy lòng. Cả ba chúng tôi cùng cưỡi ngựa trở về làng, đi rất thong thả để nương nhẹ cái bụng của Zoraima. Tôi phải ra đi đúng vào ngày thứ chín sau khi bắt đầu tuần trăng, vì Lali muốn cho tôi biết chắc cô đã có mang chưa. Tuần trăng trước, cô không thấy kinh nguyệt. Lali sợ mình có thể nhầm, nhưng nếu tuần trăng này lại không thấy nữa thì như thế có nghĩa là một đứa con đã bắt đầu phôi thai trong mình cô. Zorillo sẽ đem theo tất cả các thứ áo quần tôi sẽ mặc: tôi sẽ mặc các thứ ấy vào sau khi đã nói chuyện với dân làng với tư cách đầy đủ của một người dân Guajiro. Nghĩa là trong bộ trang phục của dân tộc - cái khố. Trước đấy một hôm, chúng tôi sẽ phải cùng đến gặp ông thầy mo, cả ba người. Ông ta sẽ nói cho chúng tôi biết là trong nhà phải để ngỏ cái cửa của tôi hay phải đóng nó lại. Vì phải nương nhẹ cái bụng của Zoraima, chúng tôi cho ngựa đi trên đường về một cách chậm chạp. Tuy vậy, chuyến đi này không có gì buồn bã. Hai cô vợ của tôi thà biết rõ sự thật còn hơn là bị bỏ lại trong một tình thế không minh bạch và chịu đựng những tiếng chê cười của đàn bà và đàn ông trong làng. Khi Zoraima sinh con, cô sẽ chọn một người chèo thuyền để đi mò trai, cô sẽ cố gắng mò thật nhiều ngọc để dành cho tôi.
Lali cũng sẽ đi mò trai nhiều hơn trước để có công việc làm cho đỡ buồn. Tôi rất tiếc là đã không học tiếng Guajiro: tôi chỉ biết được mười lăm tiếng là cùng. Giá tôi chịu khó học, tôi có thể nói với Lali và Zoraima biết bao nhiêu điều cần nói, nhất là những điều không thể nói qua một người phiên dịch. Chúng tôi đã về đến làng. Việc đầu tiên cần phải làm là đến gặp Zato để xin lỗi vì vừa rồi ra đi không nói gì với ông. Zato cũng cao thượng như cha ông. Tôi chưa kịp nói thì ông đã đặt bàn tay lên cổ tôi và nói “Uilu (anh im đi)”. Còn mười hai ngày nữa sẽ có trăng non. Cộng thêm tám ngày tôi phải đợi nữa là hai mươi ngày: đến ngày thứ hai mươi mốt tôi sẽ lên đường.
Tôi xem lại bản đồ, dự định thay đổi một vài chi tiết trong cách đi qua các làng mạc, vừa xem vừa nghĩ lại những điều mà thủ lĩnh Công Bằng đã nói với tôi. Dễ có nơi nào tôi sẽ được sung sướng hơn ở đây, nơi mà mọi người đều yêu quý tôi? Hay là tôi sẽ tự mình chuốc lấy tai họa khi trở về với thế giới văn minh?
Tương lai sẽ trả lời cho tôi biết.
Ba tuần ấy đã trôi qua như một giấc mơ kỳ ảo. Lali đã có đủ bằng chứng để biết chắc rằng cô có mang: thế là sẽ có hai hay ba đứa trẻ đợi tôi về. Sao lại ba? Lali nói với tôi rằng mẹ cô đã hai lần đẻ sinh đôi. Chúng tôi đã đến gặp ông thầy mo. Không, không được đóng cửa. Chỉ lấy một cành cây chắn ngang cửa là đủ. Cái võng mà ba chúng tôi thường nằm phải đem căng lên trần nhà. Lali và Zoraima lúc nào cũng phải cùng đi ngủ một lúc vì hai cô bây giờ chỉ là một. Rồi ông ta bảo chúng tôi ngồi quanh ngọn lửa, bỏ một nắm lá xanh vào và hun khói chúng tôi hơn mười phút. Xong đâu đấy chúng tôi về nhà chờ Zorillo đến. Ngay tối hôm ấy anh ta đến thật. Chúng tôi đốt một đống lửa ở phía trước, và dân làng đến ngồi xung quanh nói chuyện với chúng tôi suốt đêm. Thông qua Zorillo, tôi nói với mỗi người một đôi lời thân ái, và người ấy cũng đáp như thế. Khi mặt trời mọc tôi lui vào nhà với Lali và Zoraima.
Suốt ngày hôm sau chúng tôi quấn quít bên nhau Zoraima ôm lấy tôi để cảm thấy rõ hơn là tôi đang ở trong cô, Lali quấn quanh tôi như một sợi dây leo, tôi như bị đóng chặt vào cô... Đến chiều là giờ ra đi. Tôi nói với thủ lĩnh thông qua Zorillo:
- Thưa thủ lĩnh Zato vị tù trướng lớn của cái bộ lạc đã tiếp nhận tôi và đã cho tôi tất cả, tôi buộc lòng phải thưa với thủ lĩnh rằng thủ lĩnh cần cho phép tôi đi xa bộ lạc trong nhiều tuần trăng.
- Tại sao anh lại muốn xa rời các bạn anh?
- Tại vì tôi cần phải đi trừng phạt những kẻ đã săn đuổi tôi như một con thú. Nhờ thủ lĩnh, tôi đã có nơi nương náu trong làng này, tôi đã được sống hạnh phúc, ăn uống no đủ, có được những người bạn cao quý, hai người vợ đã đưa ánh nắng vào lồng ngực tôi. Nhưng tất cả những điều đó không thể biến một người đàn ông như tôi thành một con thú khi đã gặp được một nơi ẩn nấp ấm cúng thì cứ nằm lại đấy suốt đời vì sợ phải đau khổ nếu rời chỗ ấy lên đường đấu tranh. Tôi đi tìm những kẻ thù của tôi để đối chọi với chúng đi tìm người cha già đang cần đến tôi. ở đây tôi để lại linh hồn của tôi, tôi để lại những đứa con nảy mầm từ tình yêu thương của chúng tôi. Nếp nhà tranh của tôi là của họ và của những đứa con tôi khi chúng ra đời.
Tôi hy vọng rằng nếu có ai quên điều đó thì thủ lĩnh Zato sẽ nhắc cho họ nhớ. Tôi yêu cầu là ngoài sự trông nom riêng của thủ lĩnh, thủ lĩnh còn cho một người đàn ông tên là Usli đêm ngày bảo vệ gia đình tôi. Tôi đã yêu thương tất cả các bạn rất nhiều và tôi sẽ mãi mãi yêu thương các bạn. Tôi sẽ làm hết sức mình để chóng trở về đây. Nếu tôi chết trong khi làm tròn bổn phận, những ý nghĩ cuối cùng của tôi sẽ hướng về các người, Lali, Zoraima và các con tôi, và hướng về các người, những người dân làng Anh-điêng Guajiros, là gia đình của tôi
Tôi trở vào nhà, Lali và Zoraima vào theo, Tôi mặc áo quần: sơ-mi và quần ka-ki, đi tất và giày cao cổ. Rất lâu tôi đã ngoảnh lại nhìn kỹ từng chi tiết cái làng thơ mộng nơi tôi đã sống qua sáu tháng. Cái bộ lạc Guajiro mà người ta kinh sợ, mà các bộ lạc khác cũng như người da trắng đều kiêng dè, đối với tôi đã là một bến bờ yên tĩnh để nghỉ ngơi, một nơi nương tựa không gì sánh nổi để tránh khỏi sự độc ác của con người. Tôi đã tìm thấy ở đây tình yêu, sự thanh bình và sự tôn quý. Xin từ biệt những người Guajiro, những người Anh-điêng hoang dã của bán đảo Colombia - Venezuela này, và xin Thượng đế phù hộ cho các người. Thật may là cái lãnh thổ rộng lớn của các người không thuộc hẳn về một quốc gia nào và thoát khỏi sự xâm nhập của hai nền văn minh kế cận. Cách sống hoang dã và cách tự vệ hồn nhiên của các người đã dạy cho tôi một điều rất quan trọng cho tương lai: thà làm một người Anh-điêng hoang dã còn hơn làm một ông cử nhân luật.
Xin từ biệt Lali và Zoraima, hai người đàn bà tuyệt vời với những phản ứng thật gần gũi với thiên nhiên, không hề biết tính toán, những con người hoàn toàn hồn nhiên tự phát, vào lúc chia tay, bằng một cử chỉ giản dị đã bỏ vào một cái túi vải nhỏ tất cả những viên ngọc trai đang có trong nhà. Tôi sẽ trở về, đó là điều chắc chắn, không thể nào khác được. Bao giờ? Như thế nào?
Tôi không biết, nhưng tôi tự hứa là sẽ trở về.
Cuối buổi chiều hôm ấy, Zorillo lên ngựa, và chúng tôi đi về phía Colombia. Tôi đội một cái mũ rơm. Tôi đi bộ, tay cầm cương dắt con ngựa đi bên cạnh. Tất cả những người dân trong làng, không trừ một ai, đều đưa cánh tay trái lên che mặt và dang cánh tay phải về phía tôi. Cử chỉ đó họ dùng để nói với tôi rằng họ không muốn nhìn thấy tôi ra đi vì điều đó quá đau lòng, và tay họ dang ra là để giữ tôi lại. Lali và Zoraima đi theo tôi trong khoảng gần một trăm mét. Tôi tưởng họ sắp ôm hôn tôi, nhưng bỗng nhiên họ rống lên một tiếng và bỏ chạy thắng về nhà, không quay lại.