Chương 1
Tác giả: Hồ Biểu Chánh
Trời gần sáng. Trong mấy xóm ở dọc theo khúc lộ từ cầu Mồng Gà lên chợ Cần Giuộc, gà gáy vang rân, tiếp nhau kêu nông phu thức dậy mà đi ra ruộng. Bên hướng Đông trời giăng mấy cụm mây đen để áng mặt nhựt chưa cho lố lên; tuy vậy mà bên hướng tây vừng trăng khuyết treo lửng đửng trên không đã nhượng bước, nên phai lợt lu mờ, không còn tỏ rạng như hồi canh khuya nữa.
Cỏ pha sương ướt ngọn, lúa dợm trổ xóng lưng, cô Đào, là con ghẻ của hương trưởng Tồn, gánh một gánh bánh ú với bánh bò, xung xăng đi lên chợ mà bán. Cô vừa mới được hai mươi tuổi, tuy con nhà nghèo lại mồ côi cha, nên mặc quần áo vải đen, nữ trang thì chỉ đeo một đôi bông tai chuỗi mà thôi, nhưng mà mặt mày cô đề đạm, tướng mạo cô nghiêm trang, vì từ lúc ngây thơ đã thấy những thảm trạng trong nhà, nên cô ảo não trong lòng, ít nói ít cười, mà hễ có dịp vui làm cho cô phải cười, thì mặt như trăng rằm, miệng như hoa nở.
Cô đi ngang qua cái gò mả, là chỗ có cái mồ đất của cha cô, là Hương hào Quý, chết chôn tại đó hồi cô mới lên mười hai tuổi, thì cũng như mọi bữa trước, cô day mặt ngó vô gò mà tưởng tượng hình dạng của cha. Cô bưng khuâng, nhớ lúc cô còn nhỏ hễ cha đi xóm về thì ôm cô hun hít, hễ cô đau thì bồng cô lên võng mà đưa. Nhớ người xưa, cô đương cảm động trong lòng, bỗng thấy trong gò mả có một người xăm xăm đi ra lộ. Cảnh vắng, trời khuya, từ phía không người, cô phát sợ, nên hồi hộp trong ngực. Thình lình người đi ra đó kêu hỏi: "Phải chị đó hay không chị Hai?"
Cô Đào đứng lại mà ngó. Người ấy ra tới, cô nhìn lại thì là Lân, em ruột của cô, mười bảy tuổi, đầu đội nón nỉ đen, mình mặc một bộ đồ vải trắng cũ.
Cô để gánh dựa lề mà hỏi:
- Em làm giống gì ở trong đó? Đi thi về hồi nào?
- Em về hồi chiều hôm qua; mà buồn quá em không muốn về nhà. Từ hồi hôm đến giờ, em nằm một bên mả của cha.
- Em nằm chi đó?
- Em thi rớt rồi, chị Hai à.
- Trời đất ơi! Thi rớt hay sao?
Lân ngồi chồm hổm một bên gánh bánh của chị, khoanh tay trên đầu gối, nước mắt chảy ròng ròng.
Cô Đào đứng lặng thinh mà ngó mông một hồi chậm rãi mà nói: "Em đi thi hổm nay, ở nhà má vái van hết sức, má vái vong hồn của cha giúp cho em thi đậu, đặng em đi học nữa, sau khỏi cực tấm thân. Má hay em thi rớt đây chắc má buồn lung lắm".
Lân cứ ngồi im lìm.
Cô Đào thở dài rồi để cây đòn gánh trên lề đường, vén vạt áo ngồi một bên em. Bóng trăng lờ lạt, đồng ruộng vắng teo, cô ngó thấy em khóc, cô bắt động lòng, nên cô cũng ứa nước mắt. Cô cúi mặt mà nói tiếp: "Má dung cậu năm năm nay, tuy chi em mình khỏi đói khát, nhưng mà tấm thân mình khổ não biết chừng nào. Hễ say thì cậu chửi mắng tưng bừng. Mà cậu chửi thì cứ chửi cha mình hoài, chị buồn hết sức. Em cũng biết, cậu có muốn cho em đi học đâu, cậu muốn để em ở nhà đặng cậu cho em ở đợ. Má khóc gần hết nước mắt, má năn nỉ hết sức, nên mới chịu để cho em học luôn đến bây giờ đó. Hổm nay em đi thi, cậu ở nhà cứ cằn nhằn hoài. Cậu nói học làm chi, bày học đặng ở không đi chơi, chớ học giống gì. Ở đợ ít năm cho biết nghề làm ruộng, rồi chừng lớn mướn ruộng mà làm, cũng no cơm ấm áo được vậy. Cậu lại hăm hễ em thi rớt thì cậu đợ em liền, không cho học hành gì nữa hết. Em về nhà đây chắc là khổ lắm."
Lân lau nước mắt mà nói cứng cỏi rằng:
- Em nhất định không về nhà nữa.
- Không về nhà, vậy chớ em đi đâu?
- Đi đâu cũng được... Nhà của mình giống như địa ngục, về đó thì bị chửi bị rủa, vui sướng gì mà về. Thà là em đi bậy đi bạ, dầu chết đói vẫn còn sướng thân hơn ở đợ.
- Em nói như vậy nghĩ cũng phải. Nhịn đói cũng còn dễ chịu hơn là nghe chửi. Thân chị là gái, chị không biết đi đâu, nên chị phải gầm đầu mà chịu, chớ nhiều khi chị cũng muốn chết phứt cho rồi. Có đêm chị buồn quá, chị vái linh hồn cha về bắt chị theo, đặng chị khỏi bị đày đọa nữa.
- Thiệt như vậy, chết cho mát thân, chớ sống mà bị cha ghẻ đày đọa hoài, thì sống làm gì. Em nhứt định đi luôn, không về nhà nữa đâu.
Cô Đào lặng thinh suy nghĩ rồi lắc đầu nói: "Mà em không về nhà nữa, chắc là má buồn rầu lung lắm. Em không thấy hay sao, cũng vì chị em mình mà má buồn thảm đêm ngày, má ăn ngủû không được, nên má ốm quá. Nếu em đi mất thì thêm một nỗi sầu cho má nữa."
Lân nghe nhắc tới mẹ thì buồn hiu.
Cô Đào nói tiếp: "Hồi má lấy chồng khác, chị đã được mười lăm tuổi rồi, nên chị biết. Năm đó lúa cao gạo kém, nhà mình nghèo khổ lắm, nhiều bữa không tiền mua gạo, má phải đổi lúa chịu mà lấy khoai lang cho chị em mình ăn đỡ đói. Cực chẳng đã má phải lấy chồng, tưởng lấy chồng đặng có chỗ nương dựa mà nuôi chị em mình. Nào dè đụng cậu, thiệt cũng như mắc cái họa lớn"
Lân thở ra mà nói:
- Xưa rày em muốn trốn đi đã lâu rồi. Em còn dụ dự là em sợ má với chị buồn. Nay chị cũng nghĩ em đi là phải, vật thì em hết dụ dự nữa. Chừng em đi rồi, như má có lo sợ, thì chị cắt nghĩa cho má nghe. Xin chị nói với má đừng có buồn. Em lớn rồi, em đủ trí khôn, tuy em không có tài nghề gì, song em tưởng cái lòng quả quyết muốn thoát khỏi tay bất nhơn của cậu, với cái chí tấn thủ quyết tranh một chỗ mà đứng dưới ánh mặt trời với thiên hạ, có lẽ nó cũng có thể làm cho em khhỏi chết đói được.
- Mà em đâu? Em thích làm việc gì?
- Em chưa biết phải đi đâu, mà cũng chưa biết phải làm việc gì, để đi rồi sẽ hay.
- Em không có bạc tiền, mà cũng không quen biết với ai, em đi minh mông như vậy sao được.
- Vậy chớ chệt bên Tàu họ qua đây họ đâu có tiền bạc, họ thấy quen với ai, mà họ cũng dám đi vậy. Em đi trong xứ mình, tứ bề đều người Annam, mà sợ nỗi gì.
- Không có tiền bạc, đi ra khó lắm chớ.
- Bữa hổm má lén cậu đưa má cho em một đồng bạc đặng em đi thi. Em tiện tặn em đi bộ, còn ăn cơm mỗi bữa em ăn bậy bạ ít xu, nên em còn được ba cắc trong túi đây.
- Ba cắc bạc mà nhiều nhỡ gì! Em đói bụng hôn? Như đói thì ăn bánh đây, muốn ăn bánh ú hay bánh bò thì ăn đi.
- Trưa hôm qua em có ăn một ổ bánh mì nhỏ hai xu. Chiều hôm qua em không có ăn vật gì hết.
- Nếu vậy thì em đói lắm. Thôi, ăn ít cái bánh ú mà dằn bụng.
Cô Đào đứng dậy dỡ hai cái tràn đậy hai thúng bánh mà biểu em ăn. Lân đói bụng lắm, nhưng mà gặp chị thì sự sầu não tràn rề trong lòng nên quên đói. Bây giờ tỏ được tâm sự rồi, trong lòng bớt buồn, nên thấy bánh khoan khoái, lật đật lấy bánh ú cắn dây lột lá mà ăn liền.
Cô Đào thấy em ăn ngon lành, thì cô ứa nước mắt. Cô ngó em và nói:
- Đêm nay em ngủ trong mả của cha, chắc em lạnh lắm há?
- Không lạnh gì lắm. Mà em buồn quá, em ngủ có được đâu. Em cứ vái linh hồn cha phò hộ em đi ra làm ăn cho khá. Em tự quyết làm giàu cho được em mới nghe. Chừng nào em làm giàu được rồi, em sẽ về rước má với chị đặng hưởng chút sung sướng với em.
Lân lấy một cái bánh ú nữa lột ăn. Trò chỉ mặt trăng mà nói: "Em thề có mặt trăng làm chứng cho em, em sẽ hết sức lo làm giàu cho cậu biết mặt em. Nếu em không làm giàu được, thì em không thèm trở về xứ này."
Lân ăn một giọt tới ba cái bánh ú rồi cò ăn thêm một cái bánh bò đang nửa. No bụng rồi, trò đứng dậy kiếm ngọn cỏ ướt mà chùi tay. Cô Đào nói:
- Em ăn thêm nữa cho thiệt no đi.
- Thôi, em no rồi.
- Em lấy vài cái bánh ú cầm theo đặng chừng nào đói em ăn nữa.
- Thôi, để chị bán chớ.
- Có hại gì đâu.
Lân đứng ngó mông, thấy dạng có người ta đi xung xăng trên trên bờ lộ thì nói với chị:
- Trời sáng rồi. Thôi, chị đi lên chợ mà bán kẻo trễ.
- Trời sáng lẹ quá.
Cô Đào sắp bánh lại, đậy tràn lên, rồi lấy cây đòn gánh, tính gánh mà đi. Mà chừng cô đút đòn gánh vô gióng, thì cô lại dụ dự, thò tay vô túi móc lấy một cắc bạc mà đưa cho em và nói:
- Chị có một cắc bạc đây. Em lấy bỏ thêm vô túi mà đi đường.
- Em có ba cắc rồi.
- Em lấy hờ theo mà ăn cơm. bây giờ em đi đâu?
- Em theo chị lên chợ kiếm nước uống rồi ở chơi tới chừng nào chị bán hết bánh chị về, em sẽ đi lên Sài Gòn.
Hai chị em đứng ngó vô mả cha mà ứa nước mắt, rồi cô Đào mới kê đoàn gánh bánh mà đi. Lân đi theo một bên.
Trời đã sáng thiệt, người đi chợ rải rác bưng rổ đi trên lộ, kẻ câu cá vác cần câu đi thủng thẳng trong mấy bờ con.
Chị em cô Đào lên tới trường học. Thầy giáo Bính dậy sớm, ra đứng dựa lộ mà chơi. Thầy thấy cô Đào đi ngang thì cười mơm mà hỏi:
- Cô bán bánh gì đó cô?
- Thưa, bánh ú với bánh bò.
- Bữa nay có bánh ú hả? Tôi thích bánh ú của cô lắm. Thôi, trao một cặp cho tôi đi.
Mấy lời ấy không hiểu là vô tình hay hữu ý mà nói, nhưng mà cô để gánh ở bên đường, cô lộ sắc hổ thẹn.
Lân ngó chị mà nói: "Thôi để em đi trước lại chợ. Lát nữa chị lại đó rồi sẽ gặp nhau".
Cô Đào đưa hai cái bánh ú cho thầy Bính mà cô không dám ngó thầy, cô cúi mặt mà trả lời với em: "Ừ, em đi trước lại chợ đi".
Thầy Bính hỏi:
- Em của cô hả?
-Thưa, phải.
- Ê! cô đưa hai cái bánh gì mà mềm xèo vậy nè. Tôi ưa ăn bánh ú cứng. Cô lựa cặp khác cho tôi.
- Thưa, bánh ú em gói cái nào cũng như cái nấy, có cái nào mềm, có cái nào cứng đâu. Thầy chê cặp đó, thôi thầy lựa cho vừa ý.
Thầy Bính ngó cô mà cười và nói: "Tôi muốn mua cặp bánh ú kia". Thầy và nói chỉ ngay vào ngực cô. Cô mắc cỡ day mặt chỗ khác.
Thầy Bính hỏi nữa:
- Cô có phải là con ghẻ của chú Hương trưởng Tôn hay không?
- Thưa, phải.
- Năm nay cô được mấy tuổi? Cô có chồng hay chưa?
Cô không chịu trả lời hai câu ấy, cô lại nói: "Xin thầy làm ơn mua bánh giùm cho mau, đặng em lại chợ mà bán kẻo trễ buổi chợ."
Thầy chọc ghẹo một hồi nữa, rồi mới chịu trả tiền, lấy một cặp bánh ú và để cho cô đi.
Sớm mai, gần nhóm chợ, thiên hạ lao nhao lố nhố. Trong mấy tiệm người ta bưng dọn hàng xén lăng xăng. Ngoài sân chợ đờn và bánh gạo, bưng rao, sắp trầu, dọn bánh, ngồi liên tiếp nhau từng hàng mà bán.
Lân đi thơ thẩn trước tiệm của Ban Liêm, đi qua rồi đi lại, tuy bộ đi hững hờ như nhiều người đi chợ, nhưng mà hễ đi đến tiệm này thì liếc mắt ngó vô.
Cô Thinh chừng mười sáu hoặc mười bảy tuổi, con của thím Ban Liêm, ở phía sau đi ra đứng trong cửa tiệm mà lau mặt. Cô thấy lân đi ngang, thì cô chúm chím cười, rồi cô trở vô cất cái khăn. Cô xé một tờ nhựt trình cũ xếp cầm trong tay, thủng thẳng ra cửa rồi đi quẹo xuống đường mé sông, nước da trắng đỏ, gương mặt phương phi, tướng đi dịu dàng, hai tay đánh đòn xa coi rất yểu điệu.
Cô đi theo kịp Lân, cô không ngó, mà cô nói nhỏ nhỏ: "Anh đi xuống mé sông, đặng em nói chuyện một chút."
Cô nói rồi thì cô bỏ đi riết. Lân thủng thẳng đi theo sau. Cô đi khỏi dãy phố mé sông, tới ngang miễu Bà, cô bèn đứng lại dưới một cây gưa lớn, đâm rễ lòng thòng, rồi day lại ngó chừng Lân.
Lân đi riết tới, chừng gần nhau cô Thình cười và hỏi: "Anh thi đậu hôn?" Lân nói một tiếng "Rớt" mà giọng nghe rất buồn thảm, mặt cứ ngó xuống đất.
Cô Thinh hớn hở nói tiếp:
- Thi rớt rồi bây giờ anh tính làm sao?
- Khó quá!
- Có khó chi đâu. Tưởng là thi đậu thì anh phải đi học nữa. Bây giờ thi rớt, thôi anh nói với cậu Hương trưởng lên nói với tía má em mà cưới em đi. Tía em thường nói chừng em lớn thì gả em cho "các chú". Em không chịu đâu. Em thương anh lắm. Hễ cậu Hương trưởng lên nói, dẫu tía má em không gã đi nữa, em cũng nói thiệt rồi em ưng nhầu. Ép con sao được.
- Gia đạo của qua khó lắm, em ôi.
- Khó giống gì?
- Phận qua mồ côi cha. Cậu của qua đó là cha ghẻ: vì má của qua khóc lóc năn nỉ lắm, nên mới cho qua đi học đến năm nay đó, chớ có bao giờ có ý muốn lập thân cho qua đâu. Qua đi thi vô trường Bá Nghệ, là có ý muốn học thêm ít năm nữa, cho có một chút nghề trong mình, đủ sức nuôi em, rồi qua sẽ cưới em. Chẳng may qua thi rớt, qua buồn rầu quá, không biết làm sao.
- Anh đừng lo, em buôn bán nuôi anh được mà. Anh cưới em rồi anh xin về trên tiệm em mà ở. Anh ở một vài năm biết buôn bán rồi, mình xin tía cho mình ra riêng, lập tiệm của mình. Ban đầu mình buôn bán nhỏ nhỏ, rồi thủng thẳng mình sẽ làm lớn, bán tới vải, bán tới hàng lụa. Anh về biểu cậu lên nói đi.
- Em không hiểu, cậu của qua kỳ cục lắm. Hổm nay cậu hăm qua, cậu nói hễ qua thi rớt thì cậu sẽ bắt qua ở đợ. Bởi vậy qua thi rớt, qua không dám về nhà nữa.
- Anh không về nhà, vậy chớ anh ở đâu?
- Qua tính qua chốn đi xứ khác, kiếm công việc làm ăn.
- Đi xứ nào?
- Xứ nào cũng được.
Cô Thinh vói tay nắm rễ gừa mà suy nghĩ rồi hỏi:
- Anh đi rồi bỏ em hay sao?
- Qua đi làm ăn, chừng nào khá rồi qua trở về cưới em chớ qua có bỏ đâu.
- Trời ơi! Biết chừng nào anh mới làm ăn khá!
- Qua hứa chắc với em, hễ qua đi ra thì ngày đêm qua ráng lo làm cho có tiền, không chơi bời chi hết, làm cho có tiền đặng qua về cưới em.
Cô Thinh trề môi nói giọng nhõng nhẽo:
- Hổng chịu. Anh đi, em đi theo.
- Ý! Sao được! Bây giờ qua không có bạc tiền, qua không có nghề nghiệp, mà qua cũng không biết phải đi đâu, phải làm việc gì mà nuôi thân qua. Em đi theo rồi làm sao? Hai đứa chết đói hết rồi còn gì!
- Em ăn cắp tiền của tía má đặng đem theo.
- Hổng được đâu. Em phải nghe lời qua, em ở nhà mà chờ qua. Qua hứa chắc hễ qua làm có tiền thì qua sẽ về rước em.
- Thiệt hôn? Anh đi mất, anh không về, rồi em tính làm sao? Em biết anh đi đâu mà kiếm?
Lân chỉ tay vô miễu mà nói: "Qua thề có Bà trong miếu đây làm chứng cho qua. Nếu qua bỏ em thì bà vặn họng qua chết, đừng để mạng qua."
Cô Thinh châu mày ứa nước mắt mà nói:
- Anh thề nặng như vậy thì em tin... Chừng nào anh đi?
- Nội buổi sớm mơi này, bởi vì qua không dám về nhà, nếu ở đây có chỗ đâu mà ở.
- Anh không về lấy quần áo đem theo mà bận hay sao?
- Có áo quần gì đâu mà lấy, em.
- Cái áo anh bận đã rươn vai rồi đây nè.
Cô và nói và đưa tay rờ cái vai của Lân, chỗ áo rượn một đường dài.
Lân lắc đầu nói:
- Ối! Thây kệ nó. Rách lành cũng không hại gì.
- Em thấy anh bận áo rách em thương quá.
- Con nhà nghèo, mà lại mồ côi cha, thì phải rách rưới như vầy chớ sao em.
Cô đứng trơ trơ, nước mắt chảy rưng rưng. Cô suy nghĩ một chút, rồi cô mới hỏi nữa: "Anh đi mà anh có tiền bạc chút đỉnh gì hay không?"
Lân ngó chỗ khác, không trả lời.
Cô hỏi nữa. Lân mới nói nhỏ nhỏ: "Qua có được cắc bạc".
Cô Thinh thở ra mà nói: "Chớ chi anh nói cho em hay trước ít bữa, thì có lẽ em kiếm cho anh vài chục đồng bạc được. Anh nói gấp quá, làm có kịp đâu".
Cô thò tay vô túi, cô móc ra hai lần, mà có ba đồng bạc giấy với ít cắc. Cô đưa hết cho Lân mà nói: Em có được ba đồng ba đây. Thôi anh hãy lấy đỡ mà đi đường."
Lân dụ dự không chịu lấy. Cô nói: "Anh lấy đi mà. Tiền riêng của em mà anh ngại giống gì! Lấy đi."
Lân lấy tiền mà mặt có sắc hổ thẹn, không dám ngó cô Thinh.
Cô cười, đưa tay trái ra, vặn khóa mở chiếc đồng bánh ú, rồi lấy mà đưa cho Lân nữa và nói: "Anh lấy luôn chiếc đồng đây mà đem theo đặng hộ thân. Khi nào rủi có hụt tiền xài, hoặc có đau ốm, thì bán mà xài đỡ".
Lân thụt tay và đáp:
- Qua lấy mấy đồng bạc của em, thì đã quá rồi. Có lẽ nào qua lấy tới đồ của em đeo nữa.
- Nếu anh không chịu lấy, thì anh không thương em.
- Qua mới thề hồi nãy đó, sao em còn nói qua không thương? Vì qua thương em lắm, nên qua mới tính bỏ xứ mà đi, đi đặng làm cho có tiền rồi trở về cưới em chớ.
- Nếu anh thiệt có tình thương em, thì những vật gì của em, anh phải coi như của anh, cũng như em coi vật gì của anh cũng như của em hết thảy vậy mới phải. Anh nói anh quyết đi làm cho có tiền đặng cưới em. Em phụ với anh đặng anh làm có tiền cho mau, sao anh lại dục dặc. Anh làm như vậy thì em nghĩ anh không thương em. Anh lấy chiếc đồng mà cất đi. Anh đem theo, bữa nào anh buồn anh nhớ em, anh lấy nó ra mà nhìn, thì cũng như anh ngó mặt em vậy. Lấy mau mau đi, có người ta đi tới kìa.
Lân ngó ngoái lại, thì thấy có một người đờn ông vác một bó lá chầm, với một bà già bưng gỗ gần tới. Trò lật đật lấy chiếc đồng mà bỏ vô túi, còn cô Thinh thì day mặt ngó ra sông.
Chừng hai người đi đường qua khỏi, Lân mới nói:
- Tình em ở với qua như vầy, đến ngày chết qua cũng không quên em được.
- Anh đi ra, thì ở nhà em trông lung lắm. Không cần gì phải đợi có tiền. Hễ anh có công việc làm, có chỗ ở, thì anh trở về cưới em liền đi. Em biết mua bán, em nuôi anh được mà.
- Muốn mua bán thì phải có vốn được chớ.
- Anh hay lo quá! Chừng mình làm vợ chồng với nhau rồi, mình sẽ tính mà. Hai vợ chồng làm tới không đủ cơm ăn sau hay mà sợ?
- Không sợ sao được. Mà theo ý qua, hễ qua làm chồng em, thì qua không cho em làm gì hết, em cứ ở không ăn rồi đi chơi. Bắt em phải làm công việc cực khổ, qua chịu sao được.
- Có hại gì đâu. Như giàu thì mình sung sướng với nhau, còn như nghèo thì phải chịu cực với nhau chớ.
- Hổng được. Chồng thì phải nuôi vợ, phải làm cho vợ sung sướng, chớ cưới vợ mà bắt vợ phải làm cực khổ, thì thà đừng cưới.
- Anh nói như vậy chừng anh cưới em về, anh phải cất nhà lầu cho em ở mới chịu.
- Qua cũng muốn cho được như vậy lắm. Qua đi rồi, ở nhà em phải vái, nghe hôn; vái cho qua giàu to rồi em muốn sung sướng cách nào cũng được hết thảy.
- Anh dám mua hột xoàn cho em đeo, dám sắm xe hơi cho em đi chơi hay không?
- Dám chớ; hễ qua có tiền thì tiền của qua cũng là tiền của em, em muốn giống gì cũng được hết. Trong đời này qua chỉ thương có ba người là má qua, chị Hai qua với em mà thôi. Qua tính đi đây đi đặng làm ăn mà cho có tiền mà nuôi ba người mà qua thương đó. Qua chắc sớm muộn gì qua cũng sẽ có tiền; mà hễ có tiền thì phải có cho nhiều, đặng qua nuôi hết ba người, là cho người đều được sung sướng.
- Em nói chơi với anh, chớ không phải em muốn cho anh giàu đặng em đeo hột xoàn, đi xe hơi đâu. Em muốn làm sao cho mình một cái tiệm rồi hai đứa mình mua bán chơi vậy thôi. Mua bán khá lắm hễ có thời, mình làm giàu dễ ợt. Em muốn mình buôn bán mà làm giàu, đặng tía em hết nói Annam không biết buôn bán.
Lân với Thinh ngó nhau rất nồng nàn, rất dan díu tình tứ tràn trề, song không phát hiện ra ngoài được.
Mặt trời đã lên cao. Cô Thinh mới nói: "Em đi nãy giờ lâu rồi. Thôi, để em về, kẻo má em sai bầy trẻ đi kiếm. Cô xếp miếng giấy nhựt trình mà bỏ túi và nói tiếp: "Hồi nãy em thấy anh, em lấy tờ giấy mà đi, làm bộ như đi tiêu. Bây giờ phải cất giấy, chứ cầm về sao được. Thôi, anh đi mạnh giỏi, nghe. Anh đừng có quên em. Em trông lung lắm". Cô nói dứt lời rồi dợm muốn đi.
Lân rưng rưng nước mắt mà nói: "Em ở nhà, qua cũng vái cho em mạnh giỏi."
Cô Thinh đi không đành, nên đứng trơ trơ, mắt cứ ngó Lân, dường như muốn nói chuyện chi nữa, mà rồi cô chảy nước mắt và bước chơn đi chỉ nói: "Thôi em về."
Lân ngó theo, ruột đau từng đoạn, ngó cho tới chừng cô Thinh quẹo lại chợ rồi mới thôi. Tro day mặt vô miễu, thấy trên bàn thờ còn một ngọn đèn leo lét, trò nhớ lời thề thốt hồi nãy, thì trò châu mày suy nghĩ rồi chẫm hẫm đi lại chợ, bộ quả quyết lắm.
Lân thấy chị đương ngồi bán bánh, trò mới đi lại ngồi chồm hổm một bên. Hai chị em người nào cũng chứa chan tâm sự, nhưng vì ở giữa chợ đông, không nói chuyện chi được, nên chị lo bán nghiêm chỉnh, em ngồi chơi buồn hiu.
Gần tan chợ, cô Đào bán hết bánh rồi, cô biểu Lân coi chừng thúng gióng cho cô; co lấy cái ve đi vào tiệm rượu mà mua một cắc rượu trắng. Một lát cô trở ra, ngang qua tiệm Ban Liềm, Lân thấy cô Thinh đứng trước cửa tiệm ngó mình trân trân, mà sắc mặt cô buồn nghiến.
Ra tới ngã ba, Lân đứng lại mà nói: "Thôi chị về đi, nghe hôn chị Hai, để em đi. Chị chớ nói giùm, em gởi lời chúc má ở nhà mạnh giỏi."
Cô Đào nói: "Em đi hay sao? Thôi, chị cũng cầu chúc em đi ra mạnh giỏi. Em muốn lấy thêm ít cắc bạc hay không?"
Lân lắc đầu rồi chẫm hẫm đi lên ngã Chợ Lớn.
Cô Đào ngó theo em, nước mắt chảy ròng ròng.
Trên chợ Cần Giuộc đi xuuống gần tới cầu Mồng Gà, có một xóm chừng mười cái nhà nằm dựa theo lộ, bên phía tay trái. Cái nhà đầu cất thụt vô trong xa một chút, nhà cột dầu, lợp lá, ba căn nhỏ nhỏ, phía sau lại có kềm một cái nhà nhỏ để nấu ăn và nuôi vịt nuôi gà.
Trước có sân, sau có vườn, mà từ trước ra sau chẳng có trồng cây chi khác hơn là cau với chuối; cau còn tơ nên coi sung lắm, còn chuối thì nhờ có bùn ngoài ruộng móc lên đắp góc thường, nên con nhảy sum sê, lá đơm rập rạp.
Cái nhà này là nhà của Hương trưởng Tồn.
Sớm mơi, chừng lối nữa buổi, bà Hương trưởng Tồn ở sau vườn đi ra trước sân, tay ôm năm sáu tàu chuối, lại có cầm một cái dao bầu. bà để mấy tàu chuối ở giữa sân, rồi ngồi rọc lấy lá sắp có hàng mà phơi. Bà vừa mới bốn mươi tuổi, nên tóc còn đen, răng còn chắc, nhưng mà hình vóc bà ốm, da mặt bà dùn, lại diện mạo coi có sắc buồn thảm.
Bà đương lui cui rọc lá, ông Hương trưởng Tồn trong nhà bước ra đứng tại cửa cái, tóc xụ xợp, mắt ngó chừng ngoài lộ. Ông đã trên năm mươi tuổi rồi, mà sức lực còn mạnh mẽ, nói tiếng nghe rảng rảng. Nước da ông mét mét, cặp mắt ông lừ đừ, tóc của ông vừa mới bạc hoa râm, còn râu thì ông để hai bên mép rồi hớt nhọn như rạch cá trê, làm cho bộ tướng ông coi hùng tráng mà u ám.
Vì cô Đào lên chợ bán bánh chưa về, ông thức dậy chưa có rượu điểm tâm, nên bộ ông buồn bực quạu quợ lắm. Ông trợn mắt ngó bà mà hỏi:
- Sau không chịu ra phía sau mà rọc lá, cứ rọc mấy bụi chuối trước này hoài, còi cọc hết rồi chết rụi còn gì?
- Tôi đốn lá ở sau vườn đây chớ.
- Còn chối nữa!
- Thiệt như vậy chớ. Tôi đốn đàng sau, tôi mới ôm ra đây tôi rọc mà phơi cho dốt đốt, đặng chiều có sẵn cho con Đào nó gói gánh.
Ông gầy việc này không được, coi bộ ông không vừa ý, nên ông tính kiếm việc khác mà rầy nữa. Ông ngồi chồm hổm tại cửa, tay rãi đầu nghe sạt sạt mà nói:
- Việc của con Đào thì để nó về rồi nó làm. Bà cứ lo làm giùm cho nó hoài.
- Nó cực khổ, mình ở không làm giùm cho nó chút đỉnh có hại gì.
- Nó làm giống gì đó mà cực khổ? Thứ gói bánh ú, đổ bánh bò rồi đem lên chợ mà bán, mà bà nói cực. Thôi thì bà để nó ở không ăn rồi đi chơi. bà nói hơi cưng con bà hoài, tôi ghét quá. Bà cưng thằng Lân nên nó mới hư rồi đó. Bà cưng con Đào, đố nó khỏi hư nữa.
- Ai sanh con lại không thương. Mình thương mình lo cho nó, nếu nó biết khôn, nó nghe lới mình nó nên thì nó nhờ, còn như nó dại nó không nghe lời mình thì nó hư thì nó chịu, chớ biết làm sao bây giờ.
- Phải, có con thì thương con chớ sao. Mà con nào kìa, chớ tuồng mặt thằng Lân nó giống dòng thằng cha nó, thấy dễ ghét quá, mà thương nỗi gì. Tôi biểu để nó đi với người ta đặng tập cho nó biết làm ruộng, sau nó có nghề nghiệp như người ta. Bà cãi tôi, sòng sòng xin cho nó đi học. Nó đi học mấy năm nay tốn cơm, tốn áo quần, rồi có ích gì đâu? Thằng đó mà học giống gì. Đi du hí du thực, học làm du côn, rồi bung đi mất mấy tháng nay đó, bà thấy hay không?
Bà ứa nước mắt, cầm dao đi vô nhà và nói:
- Thằng Lân nó đi mất đó là tại ông, chứ có phải nó theo du côn du cái nào đâu.
- Sao mà tại tôi?
- Hễ thấy mặt nó thì ông hầm hầm muốn ăn thịt nó, ông cứ đánh chửi nó hoài. Nó khôn lớn, nó chịu không được, tự nhiên nó phải trốn mà đi, chớ ở như vậy chịu sao nổi.
- Bà nói tôi độc ác lắm hả?
- Ông có độc ác hay không thì ông biết lấy chớ.
Ông còn muốn cải nữa, kế thấy có một chiếc xe hai bánh ở phía chợ Trạm chạy lên ngừng ngoài lộ, rồi có hai người đờn ông đi vô sân.
Ông đứng dậy mà dòm, thì thấy người đi trước là Hương thân Mẩn, còn người đi sau là thầy giáo Bính, mà thầy giáo hai tay có xách hai chai rượu. Vô tới sân Hương thân Mẩn thấy ông Hương trưởng đứng tại cửa thì cười và nói: "May dữ! Có ông Hương trưởng ở nhà đây, tôi sợ ông đi khỏi quá."
Ông Hương trưởng hỏi: "Hai ông kiếm tôi có việc chi?"
Hương thân Mẩn và bước vô cửa và đáp:
- Kiếm chơi chứ có việc chi đâu. Ông biết thầy giáo đây hay không?
- Biết lắm chớ. Thầy giáo trên trường học Cần Giuộc, tôi gặp xuống nhà Hương quản Chiếu đánh bài hoài.
Thầy giáo Bính nói:
- Tôi thôi dạy trên Cần Giuộc rồi, ông Hương à; tôi đổi xuống dạy trường chợ Trạm hơn một tháng nay.
- A, té ra bây giờ thầy xuống dạy dưới chợ Trạm hay sao?
Thưa, phải.
- Thôi, mời hai ông vô nhà.
Tại căn giữa có để một cái bàn với bốn cái ghế đẩu. Ông Hương trưởng mời khách ngồi tại cái bàn ấy, thầy giáo ngồi trên, Hương thân ngồi kế đó, còn chủ nhà thì ngôi phía bên kia.
Thầy giáo để hai chai rượu trên bàn. Từ hồi sớm mơi cho tới bây giờ, ôn Hương trưởng chưa có một nhuể rượu vô trong miệng, bởi vậy thấy hai chai rượu thì ông cứ ngó lườm lườm.
Hương thân biết ý nên nói: "Chúa nhật nghỉ dạy, thầy giáo buồn. Thầy rủ tôi kiếm chỗ đi chơi. Tôi không biết đi đâu, nên hai anh em tôi mua rượu đem lên đây đặng nhậu với ông mà nói chuyện chơi cho vui."
Ông Hương trưởng đắc ý, nên chúm chím cười, mà cặp mắt cũng cứ ngó hai ve rượu.
Thầy giáo mở bóp lấy ra một đồng bạc mà đưa cho ông Hương trưởng và nói: "Ông làm ơn cậy ai trong nhà mua gà hay là vịt cũng được, rồi làm thịt nấu cháo đặng mình nhậu rượu chơi mới thú."
Ông Hương trưởng cản tay và nói:
- Thầy giáo làm như vậy tôi phiền lắm. Thầy đến nhà tôi mà chơi, thì tôi phải đãi thầy chớ có lý nào lấy tiền của thầy đi mua gà, mua vịt.
- Tôi xin lỗi ông Hương, nếu ông không chịu lấy tiền, thì tôi ngại lắm, tôi về liền bây giờ. Anh em tôi buồn nên đến thăm ông Hương; ông vui vẻ mà tiếp rước, có lý nào anh em tôi làm tốn hao cho ông nữa. Xin ông lấy đi, lấy đặng biểu đi mua gà vịt nấu cháo rồi mình nhậu với nhau chơi mà.
Hương thân tiếp nói: "Xin ông ông Hương đừng có ngại chi hết. Cứ lấy đồng bạc mà biểu đi mua gà vịt đi. Anh em khi nãy người nào bao, khi khác người khác bao, cớ chi đâu mà ngại. Bữa nào ông xuống chợ Trạm chơi, rồi ông bao anh em tôi lại. Biểu ai trong nhà lấy đi mua đi, đừng cãi lẻ mất ngày giờ. Đâu, ông có ly cho lần ít cái, đặng uống giả trước một hai ly cho ấm bụng, rồi chừng ăn cháo mình sẽ làm thiệt."
Ông Hương trưởng phải chịu thua. Ông kêu bà ra mà đưa đồng bạc và nói: "Đây nè, thầy giáo đưa tiền cậy bà mua giùm gà vịt làm thịt đặng nhậu chơi. Bà làm mau mau nghe hôn. Bây giờ bà coi còn khô gì đó bà nướng cho một miếng đặng nhậu đỡ, như hết khô thì kiếm cho ít trái ổi hay khế gì cũng được."
Bà đi xuống nhà sau. Ông bèn bước lại bàn thờ lấy một cái nhạo với ba ly nhỏ đem lại.
Thầy giáo giành chiếc rượu vô nhạo rồi lao ly rót đầy ba ly. Rượu bọt vung chùng, coi ngon lắm. Chủ khách hớn hở mời nhau, kẻ nói người cười, mà nhứt là ông Hương trưởng bấy giờ vui lắm, chớ không phải quạo quợ như hồi nãy nữa.
Rượu vừa thấm họng thì ông Hương thân hỏi ông Hương trưởng rằng:
- Ông ngồi chức Hương trưởng lâu lắm rồi, sao không lo lên chức Hương sư chơi?
- Ôi! Tôi không cần Hương gì cũng là Hương, đi nhóm hay cúng đình mình cũng có rượu thịt nhậu được vậy, cần gì phải lên chức Hương sư hay chủ Cả.
- Nói như ông vậy sao được. Không làm thì thôi, chớ hễ làm làng thì phải lên chức lần lần chớ. Bởi ông không cần, nên năm ngoái ông để cho cụ Hương chánh Biên nó vượt lên chức Hương sư người ta bất bình quá.
- Nó lên Hương sư rồi nó chém được mình hay sao?
- Không phải nó chém mình được. Song nó là người ở đâu mới lại đây, chớ không phải con nhà gốc cội trong làng. Nếu để nó làm Hương sư rồi sau nó trèo lên chức chủ Cả, nó ngồi trên đầu trên cổ mình chớ.
- Tôi nhượng chức Hương sư cho nó đó, ông tưởng tôi dại lắm hay sao? Nó kĩnh cho tôi ba mươi đồng bạc, nên mới êm đó, biết hôn.
- À có vậy chăng!
-Ông đừng tưởng tôi lù khù, tôi khôn hơn họ hết thảy. Lên chức làm gì? Cứ ngồi chức Hương trưởng chơi. Thằng nào muốn leo qua thì tôi kêu nài; nếu nó biết khôn nó đút tiền cho tôi thì tôi nhượng cho nó.
- Ông ngồi chức Hương trưởng hoài, tụi nhỏ ở sau nó lên không được nó phiền chớ.
- Việc ấy hôm nhóm cử tôi có nói. Tôi nói ai có muốn cho tôi xin thôi đặng trống chỗ mà lên, thì phải chịu cho tôi hai trăm đồng bạc, thiếu một đồng cũng không được.
- Làm làng ông lanh quá.
- Phải như vậy mới được chớ. Nè, mà tôi coi trong Hội tề, không có chức nào sướng cho bằng chức Hương trưởng.
- Sao mà sướng?
- Theo chữ Annam, trưởng nghĩa là lớn, biết hôn. Mình làm Hương trưởng nghĩa là làm ông Hương lớn hơn hết trong làng, coi không sướng hay sao, cần gì làm Cả chủ.
- Ông cắt nghĩa thông quá. Thôi, uống chớ, nói chuyện để rượu lại hết.
Uống mới vài ly thì kế cô Đào ở trên chợ về, cô gánh bánh vô sân.
Ông Hương trưởng ngó thấy thì cười và nói: "Con nhỏ đi chợ về kia. Còn rượu nữa. Hai ông uống đi, thiếu gì rượu mà sợ. Uống có hết mình biểu nó đi mua thêm nữa cũng được."
Thầy giáo ngó cô Đào mà cười. Cô thấy nhà có khách, nên đi vòng theo hè mà vô nhà sau.
Hương thân nói: "Rượu của thầy giáo mua tới hai chai, uống sao cho hết, cần gì phải mua nữa."
Hương trưởng đáp:
- Giống gì mà không hết! Ông nói như vậy người ta nghe họ khinh khi mình chớ.
- Tôi không được mạnh rượu cho lắm. Tôi uống chấm chút năm ba ly, chớ hễ uống nhiều thì cúp rồi hết nói chuyện được.
- Uống cho khá khá một chút nói chuyện mới vui chớ.
cách một lát cô Đào đem lên để một bên ông Hương trưởng một ve rượu nhỏ với một dĩa khô mới nướng nên còn nóng hổi.
Ông Hương trưởng cười và nói: "Chà chà! Bữa nay con nhỏ nó kiếm được khô cá hố nó mua chớ. Hai ông hên lắm. Gặm khô đây mà nhậu cho sướng." Ông đẩy dĩa khô qua mà mời khách, rồi cầm ve rượu nhỏ đưa lên mà coi.
Cô Đào xây lưng đi xuống nhà sau, ông bèn kêu mà nói: "Đào à, phụ với má mày mà làm gà làm vịt nấu cháo cho lẹ nó, nghe hôn. Như liệu làm không kịp thì kêu vợ thằng Cai tuần Tam nó qua nó tiếp tay cho. Nấu cháo cho ngọt, đừng làm lấy có tao đánh chết đa.
Hương thân hỏi Hương trưởng:
- Con cháu năm nay trộng đến. Nó được mấy tuổi rồi vậy?
- Hai mươi tuổi rồi đó.
- Nếu vậy thì gả lấy chồng được rồi. Có chỗ nào họ nói hay chưa.
- Chưa. Trai đời này kỳ cục lắm. Hễ con nhỏ đi ra thì chúng nó cứ theo chọc ghẹo, mà không thấy đứa nào nói tiếng chi hết.
- Tại ông gắt quá, nên họ sợ không dám tới họ nói chớ gì.
- Đâu có! Tôi gắt hồi nào? Tôi trông ai tới nói tôi gả phứt nó cho rồi, chớ để làm chi. Nó là con ghẻ, chớ phải con ruột của tôi hay sao mà tôi làm khó dễ.
- Ông nói như vậy, thôi để tôi làm mai kiếm đầu heo ăn chơi.
- Nó là cháu của ông. Ông coi chỗ nào phải ông nói với tôi, thì tôi gả liền... Nè, uống chớ, hai ông sao uống lôi thôi quá.
Ông Hương trưởng rót rượu mà ép khách, rồi ông nhậu thêm một ly coi ngon lắm. Ông đã xình xoàng day mặt xuống nhà sau mà kêu: "Đào a, lên đây biểu coi nào."
Cô Đào xăn áo ngang, hai tay ướt mem ở dưới nhà sau lơn tơn đi lên. Ông Hương trưởng hỏi:
- Có gà vịt gì hay không?
- Thưa có. Má đương làm một con gà và một con vịt.
- Ừ được. Làm gà trước đi rồi luộc xé phay bưng lên đây.
- Dạ.
- Làm cho mau đa. Mẹ con bây chậm như rùa, cứ dạ dạ hoài, mà không thấy gì hết.
Cô Đào trở xuống nhà sau. Thầy giáo nói: "Để thủng thẳng vậy chờ. Ông thúc quá, làm sao cho kịp. Còn sớm mà, chưa đói đâu."
Hương thân hỏi:
- Mỗi ngày ông uống chừng bao nhiêu?
- Ối, cái đó chừng dỗi gì. Có nhiều thì uống nhiều, có ít thì uống ít, bao nhiêu cũng được.
- Như không có rượu được hay không?
- Không được. Nếu không có thì buồn lắm, bởi vậy con nhỏ đi bán bánh mỗi bữa phải mua cho tôi một cắc.
- Ông nói như vậy, nếu ông gả cháu lấy chồng rồi còn ai bán bánh mà mua rượu cho ông uống?
- Mẹ nó đó chi.
- Tôi nói thiệt với ông, thầy giáo đây thẩy thấy con cháu thẩy thương, nên thẩy cậy tôi làm mai. Ông chịu gả hay không?
Ông Hương trưởng chưng bửng. Ông ngó thầy giáo rồi hỏi: "Thầy giáo đây?"
Thầy giáo Bính cười.
Hương thân rước mà đáp:
- Phải. Thầy giáo đây. Ông chịu gả hay không?
- Tưởng là ai, chớ thầy giáo đây thì tôi gả liền. Tụi của mình mà không gả, thì còn chờ ai nữa.
- Ông gả ông đòi bao nhiêu?
- Bán chác gì đó mà đòi. Tôi gả không, tôi không thèm đồng nào hết.
- Không đòi sao được. Ông phải đòi một số tiền đặng mua sắm quần áo cho cháu và đi chợ mà làm đám cưới chớ.
- Làm đám cưới đám hỏi chi vậy? Định ngày nào cưới mình anh em năm ba người tựu lại, mua ít chai rượu rồi với nhau một bữa thì đủ rồi.
- Ông tính như vậy thì tiện lắm. Mà bề nào thầy giáo cũng phải đưa cho ông một số tiền đặng cho cháu sắm chút đỉnh quần áo mà về nhà chồng chớ.
Ông Hương trưởng rót rượu mà uống nữa rồi nói: "Sắm áo quần thì ít chục đồng bạc sắm cũng đủ".
Cô Đào bưng lên một mâm, có một dĩa thịt gà xé phay, một dĩa muối ớt với ba đôi đũa.
Ông Hương trưởng lấy làm đắc ý, ông mời khách lăng xăng, khách ăn còn ông uống.
Cách chẳng bao lâu, cô Đào lại bưng thịt vịt, bưng cháo lên nữa.
Ông Hương trưởng quá chén, ônbg gặm cái đầu gà chưa xong, nên ông cứ ép khách, chớ ông ăn không được.
Bà Hương trưởng nấu xong rồi, bây giờ bà mới rảnh rang, nên lên ngồi tại bộ ván nhà trên mà ăn trầu. Bà cứ liếc mắt ngó thầy giáo Bính, song bà không nói một tiếng chi hết.
Tiệc mãn rồi, thầy giáo mới nói với ông Hương thân trưởng: "Thưa ông Hương trưởng, phận tôi đơn chiếc lắm, dầu muốn cũng khó mà làm rình rang được. Hồi nãy ông nói dễ như vậy thì tôi hết sức cám ơn ông. Thôi, để mai mốt tôi đem lên đưa cho ông năm mươi đồng bạc. Ông mua sắm áo quần bao nhiêu tùy ý ông, song tôi xin ông mua một con heo đặng bữa cưới đãi hai họ. Hễ ông định ngày cưới thì tôi mời bà con đôi ba người lên đây. Ông cũng mời khách ít người. Ăn tiệc rồi chiều tôi rước dâu về. Làm như vậy, ông nghĩ coi có được hôn?"
Ông Hương trưởng nói: "Được mà, được mà. Thầy muốn sao cũng được hết. Tôi đã nói tôi dễ lắm".
Hương thân Mẩn với thầy giáo Bính cáo từ màø về.
Ông Hương trưởng nằm ngửa trên ván mà nghỉ. Bà Hương trưởng ở nhà sau bước lên hỏi rằng:
- Hồi nãy tôi nghe ông hứa gả con Đào cho thầy giáo Bính phải hôn?
- Ừ.
- Ông có chén rồi, ông hứa bất tử quá!
- Sao mà bất tử?
- Thầy giáo coi bộ lớn tuổi hơn con Đào nhiều quá mà gả giống gì.
- Thầy chừng ba mươi tuổi chứ già cả gì hay sao.
- Còn gì nữa! Lại nghe tin thầy có một đời vợ rồi.
- Tôi biết hồi thầy ở trên Cần Giuộc, thầy có cặp xách con nào đó, mà thầy bỏ đã lâu rồi mà.
- Con Đào nó nói thầy ưa mèo chó, bài bạc dữ lắm.
- Ối! Bà đừng có nhiều chuyện! Hễ tôi nhất định gả là tôi gả. Bà cứ nghe lời con Đào hoài! Thầy giáo thầy chịu cưới năm mươi đồng bạc, hễ thầy cưới rồi nó được làm "thím giáo", không sướng sao? Khéo làm bộ chê bai; người ta như vậy mà chê! Làm phách rồi trốn theo trai mới mang xấu.
Bà Hương trưởng không dám cãi nữa, bà trở đi xuống nhà sau, mặt buồn hiu.
Cách năm năm sau.
Trưa, Cô Đào đang nằn trên võng mà cho đứa con gái của cô mới đẻ được ba tháng bú. Thằng Khoa là con trai của cô, đã được ba tuổi rồi, nó đi lẫm đẫm trước mặt cô mà chơi. Một lát nó chạy lại ôm mặt em nó mà hun và nói: "Con thương con Lý quá."
Cô Đào xô nhẹ nhẹ cho nó dang ra và nói: "Đừng con. Để cho em ngủ. Con hun nó đây đố khỏi nó thức dậy cho mà coi."
Thằng Khoa cười, rồi đi ra cửa mà đứng.
Ngoài đường trời nắng chang chang. Con heo vá nằm dựa góc me nghỉ trưa, mắt nhắm lim dim, bụng thở hoi hóp. Con gà mái vàng dắt bầy con đi kiếm ăn, mẹ đứng trên đóng gác mà bươi, con chạy xung quanh kêu chét chét.
Thằng Khoa một tay vịn cánh cửa, còn tay kia thì đưa lên và thọc ngón trỏ vô miệng mà ngậm, đứng ngó gà ngó heo mà nói nhỏ như hát. Cách một hồi nó nói: "Ba về", rồi lăng xăng chạy ra lộ.
Thầy giáo Bính dừng xe máy trước cửa, thầy nhảy xuống gọn gàng và nói: "Đi vô con. Trời nắng lắm, đừng ra lộ". Thầy với nắm tay thằng Khoa mà dắt nó đi vô nhà, tay kia thầy dẫn cái xe máy.
Cô Đào bồng con ngồi dậy mà hỏi: "Bữa nay má bớt hay không?"
Thầy giáo Bính dựng cái xe dựa vách rồi lại ngồi trên ghế mà đáp:
- Bịnh coi cũng vậy, có thấy bớt gì đâu.
- Mình có hỏi hồi sớm mai này má có ăn cơm hay không?
- Tôi hỏi, má nói má ăn cơm không được; hồi sớm má mới hỏi mượn chị Cai tuần nấu cho má một chén cháo, mà má ăn có vài muỗn thì ói ra hết.
- Hôm qua tôi lên thăm thì má nói đã năm sáu bữa rồi má không có một hột cơm trong bụng. Khổ quá, đau mà cơm cháo ăn không được thì làm sao mà mạnh.
- Bởi vậy bữa nay tôi coi má yếu lung lắm.
- Má đã ốm sẵn, rồi không ăn cơm mấy bữa rày nữa, thì không yếu sao được. Cậu có tính rước thầy coi mạch hốt thuốc cho má uống hay không?
- Tôi thấy xẩn bẩn đi ra nhậu một ly, đi vô nhậu một ly hoài, có tính gì đâu.
- Thế khi cậu sợ uống thuốc tốn tiền nên không dám rước thầy chớ gì.
- Có lẽ tại vậy đó. Hồi nãy tôi có nói với cậu rằng tôi coi bịnh má nhiều lắm, vậy cậu phải coi thầy nài hay thì rước đặng coi mạch hốt thuốc cho má uống. Cậu nói thứ nhức đầu nóng lạnh để ít bữa thì hết, cần gì phải uống thuốc cho tốn tiền. Thầy thuốc nói dốc đặng ăn tiền, chớ họ giỏi gì đó mà rước họ; nếu họ giỏi thì họ không chết. Nói như vậy thì cùn chuyện rồi.
- Má thiệt vô phước quá! Gặp ông chồng ổng giỏi nghề uống rượu, uống mấy lít ổng cũng không biết say, chớ ổng không biết lo việc gì hết!
Thầy giáo chúm chím cười mà nói: "Nhờ ổng ưa uống rượu, nên tôi mới cưới được mình đó, mình nhớ hôn?" Thầy nói dứt lời rồi bồng thằng Khoa mà hun.
Chồng muốn nói pha lửng chơi, mà cô Đào đương có việc lo, nên cô không lấy lời vui vẻ mà đáp lại với chồng, cô ôm con Lý ngồi ngó sửng ra ngoài đường, mặt cô buồn hiu. Cô suy nghĩ một hồi rồi than rằng: "Thằng Lân nó đi đâu biệt mấy năm nay, không thấy tăm dạng gì hết. Bà già đau đó, không biết chừng tại nhớ nó nên buồn rầu mà sanh bịnh."
Thầy giáo nói: "Mình không phải thầy thuốc, làm sao mình dám đoán căn bịnh đó chớ. Thôi má đau, cậu không lo, thì mình lo. Để lát nữa đi dạy học, tôi ghé tôi nói với thầy Hoằng, rồi chừng nữa chiều, trời mát, mình mượn một cỗ xe mình rước ổng đặng ổng lên coi mạch hốt thuốc cho má uống. Mình đem hết hai đứa nhỏ theo, đặng ở trển ít bữa mà lo cơm cháo thuốc men cho má. Xe lên đó mình biểu nó chờ, đặng ông thầy Hoằng coi mạch rồi ổng theo xe ổng về mà hốt thuốc. Chừng tan học rồi, tôi lấy thuốc tôi đạp xe máy tôi mang lên cho."
Cô Đào nghe chồng nói như vậy thì cô rất cảm tình nên cô ngó chồng mà hỏi:
- Tôi đi lên ở trển rồi ở nhà ai lo cơm nước cho mình.
- Ối! chuyện nhỏ mọn hơi nào mà lo. Tôi qua nhà anh Hương thân kiếm cơm ăn, hay tôi mua cơm đàng quán tôi ăn đỡ cũng được mà. Bà già đau phải lo cho bà già, mình mạnh mà lo giống gì.
Thầy giáo coi đồng hồ, thầy đã gần tới giờ dạy học, thầy mới lật đật vô buồng thay đổi áo quần. Chừng thầy trở ra, thầy đưa cho vợ ba đồng bạc mà nói: "Lấy tiền đây mà đem hờ theo, đặng coi má muốn ăn vật gì thì mua cho má ăn. Thôi, để tôi đi sớm đặng tôi nói trước với thầy Hoằng và tôi dặn xe sẵn rồi chiều mát mình đi. Nè, chừng mình đi mình khóa cửa lại, rồi gởi chìa khóa cho thím Cấm đặng chiều về tôi mở cửa tôi vô nghe hôn."
Thầy giáo đi rồi, cô Đào lo tắm cho hai đứa con. Đến nữa chiều, xe đem lại, cô mới khóa cửa gửi chìa khóa cho thím Cấm, rồi bồng con lên xe. Cô lại ghé rước thầy Hoằng rồi đi lên cầu Mồng Gà.
Khi cô Đào với thầy Hoằng bước vô nhà thì thấy ông Hương trưởng Tồn nằm chình ình trên bộ ván giữa mà ngủ, ông ngáy nghe vo vo. Cô Đào mời thầy Hoằng ngồi, rồi cô bồng con đi thằng vô buồng mà thăm mẹ. Cách một lát cô trở ra mời thầy Hoằng vô coi mạch. Thầy coi mạch rất kỹ, chừng coi rồi thầy từ mà về đặng hốt thuốc cho thầy giáo đem lên cho sớm.
Cô Đào đưa thầy Hoằng ra cửa, rồi cô đứng lại hỏi nhỏ nhỏ rằng:
- Thầy coi bịnh má tôi có sao hôn thầy?
- Bịnh tuy nhiều, song không sao đâu mà sợ. Tôi hốt vài thang thì mạnh. Thím giáo phải cần ở nuôi bà Hương trưởng. Vái tổ cho uống thang đầu chịu, thì có lẽ mau mạnh lắm.
- Xin thầy giùm với tôi.
- Tôi phải ráng chớ.
Thầy Hoằng về rồi, cô Đào tay bồng con lý, tay dắt thằng Khoa, trở vô buồng thấy mẹ nằm thiêm thiếp, mắt nhắm lim dim, cô bèn lúc lắc hỏi mẹ muốn ăn cháo hay không. Mẹ cô không ừ hử chi hết, cô lấy làm lo sợ, nên cô ngồi xề trên giường mà khóc. Ngoài trước ông Hương trưởng Tồn vẫn còn ngáy vo vo.
Gần tối thằng Khoa đói bụng nên đòi ăn cơm. May lúc ấy có vợ Cai tuần Tam lại thăm, cô Đào mới cậy thím nấu giùm cho một nồi cơm và mua bốn cái trứng vịt luộc đặng giằm nước mắm mà ăn.
Cơm chín rồi, cô Đào mới bới một chén mà cho thằng Khoa ăn, rồi cô đốt đèn ngồi than thở với thím Cai tuần về sự mẹ đau.
Ông Hương trưởng thức dậy thấy cô Đào thì hỏi:
- Mày lên hồi nào vậy?
- Tôi mới lên hồi chiều.
- Thằng Giáo mới lên thăm hồi trưa, sao mày còn lên chi nữa?
- Thầy giáo biểu tôi lên ở nuôi má tôi ít bữa.
- Khéo làm rộn! Hễ đau thì thủng thẳng rồi mạnh chớ nuôi giống gì.
Cô Đào không thèm trả lời; cô bỏ đi vô buồng mà ngồi một bên mẹ, mượn thím Cai tuần coi chừng giùm thằng Khoa.
Tối một lát, thầy giáo Bính đạp xe máy đem lên một thang thuốc. Thằng Khoa với con Lý đều ngủ hết. Cô Đào rảnh tay, nên đi lấy siêu nhúm lửa sắc thuốc, rồi cô dọn cơm cho ông Hương trưởng ăn. Thầy giáo nói thầy ăn cơm rồi, nên thầy đi xuống nhà sau mà kiếm vợ và nói nhỏ: "Thầy Hoằng nói riêng với tôi rằng bịnh má nguy lắm rồi, sợ qua không khỏi đêm nay."
Cô Đào kêu trời, nước mắt chảy ròng ròng.
Thầy giáo khuyên vợ rằng:
- Mình phải tĩnh trí mà lo cho má, chớ khóc làm chi. Để sắc thang thuốc rồi cho má uống thử coi.
- Cậu kỳ cục quá. Má đau như vầy mà bộ cậu không lo chút nào hết. Rủi má có bề nào rồi làm sao.
- Cậu không lo thì mình lo. Như rủi má mất thì tôi về tôi kêu chệt mà bán con heo đủ chôn cất má mà.
Cô Đào mượn thím Cai tuần coi chừng siêu thuốc và dặn hễ chừng ông Hương trưởng ăn cơm rồi thì thím bưng dọn giùm, rôi cô vô ngồi một bên mẹ mà khóc hoài.
Thầy giáo tính đem thang thuốc lên rồi thầy về nghỉ, mà bây giờ thầy thấy tình cảnh như vậy thầy không nỡ về. Thầy nằm với hai đứa con mà quạt cho chúng nó ngủ.
Ông Hương trưởng ăn cơm rồi, ông nằm trên ván mà chơi một hồi rồi cũng ngủ nữa.
Thuốc sắc tới rồi, thím Cai tuần mới bưng vô buồng. Thím hiệp với cô Đào mà kêu mà bà Hương trưởng dậy uống thuốc. Bà nằm trơ trơ, mở mắt ra rồi nhắm lại. Thầy giáo thấy vậy mới biểu vợ lấy muỗng múc mà đổ cho bà. Bà ực được vài muỗng, rồi không nuốt nữa, thuốc đổ vô thì chảy ra hai bên khóe miệng hết.
Vợ chồng thầy giáo với thím Cai tuần không biết làm sao, chỉ thức mà canh bà, tính chờ sáng rồi rước thầy Hoằng nữa.
Đến khuya bà Hương trưởng tắt hơi.
Thầy giáo kêu ông Hương trưởng thức dậy mà cho ông hay. Ông ngồi gãi đầu mà hỏi:
- Bả tắt hơi rồi hay sao?
- Tắt hơi rồi.
- Hồi hôm tao thấy bây sắc thuốc gì đó, bây không có cho bả uống hay sao?
- Cho uống được có vài muỗng rồi má không nuốt được nữa.
- Tao nói thầy thuốc họ nói dóc đặng họ bán rễ cây. Tin làm chi không biết. Uống rượu như tao đây, con gì độc ở trong mình nó phải chết hết thảy, còn đâu mà hại tỳ vị của mình, làm cho mình đau được.
Ông bước vô buồn, đứng ngó xác bà một cái rồi trở ra lấy rượu mà uống.
Cô Đào khóc mà kêu má, nghe rất thảm thiết.
Thầy giáo bàn tính với vợ rồi trời rựng đông thầy đạp xe mà về chợ Trạm. Thầy kêu chệt bán con heo, rồi đem lên đưa cho vợ bốn mươi đồng bạc đặng cậy xóm riềng mua hòm mà chôn cất bà Hương trưởng cho ấm cúng.
Ông Hương trưởng cứ lo uống rượu, không thèm cần tới đám ma, bỏ phú cho vợ chồng thầy giáo, làm sao thì làm. Tuy làm tiện tặn hết sức, lại nhờ có làng xóm đi biếu cũng bộn, song chôn bà Hương trưởng rồi, vợ chồng thầy giáo bồng con trở về chợ Trạm thì trong túi chỉ còn bảy đồng bạc.
Hồi thầy giáo Bính nói mà cười, thì cô Đào chê thầy ưa mèo chó, ham bài bạc. Ông Hương Tồn trưởng lấy năm mươi đồng mà gả bướng, cũng như ông bán cô. Cô lấy làm bất bình, song cô phải vưng chịu, cô không dám cãi. Vợ chồng ở với nhau năm năm nay, thiệt thầy giáo Bính không bỏ tánh cũ, đã có con mà thầy vẫn chơi bời hoài. Nhiều khi cô Đào khuyên lơn dứt bẫn, mà những lời của cô nói chẳng khác nào như nước đổ trên lá môn, thầy gạt ngang hết thảy, chẳng bao giờ thèm đếm xỉa tới, vì vậy nên đối với thầy, cô coi tình nghĩa lợt lạt, chớ không mặn nồng như vợ chồng người ta. Nhờ có hoạn nạn này, cô mới thấy tuy thầy ham chơi bời, song thầy cũng có lương tâm, lúc mẹ cô đau thầy lo thuốc men, khi mẹ cô chết thầy lo chôn cất. Cô nhớ tới cái nghĩa cử ấy, cô rất cảm động, rồi cô mới biết kính mến chồng.
Cuộc thạnh suy chẳng khác nào cái bánh xe cứ lăn tròn hoài, hễ thạnh rồi tới suy, suy rồi tới thạnh. Cô Đào đương nồng nàn tình nghĩa với chồng, kế nghe tin nhà nước bãi chức hết thảy thầy giáo làng không có bằng cấp sư phạm, định phát tiền cứu giúp cho mọi người ít tháng lương đặng ăn đỡ rồi kiếm việc khác mà làm. Cô Đào ngó hai đứa con, cô chảy nước mắt.
Thầy giáo Bính thấy vợ buồn thì nói rằng: "Ối! Cần gì. Thôi làm thầy giáo, tôi lên Sài Gòn kiếm việc khác mà làm, tôi ăn lương còn nhiều hơn nữa."
Cách ít ngày có giấy xuống bãi chức thầy giáo Bính và cho thầy lãnh ba tháng lương. Thầy lãnh tiền rồi đưa cho vợ mười đồng mà nói rằng: "Mình cất tiền đây để dành ở nhà mua gạo mà ăn. Để tôi lên Sài gòn kiếm việc tôi làm. Hễ tôi có chỗ làm, tôi mướn phố rồi tôi sẽ về rước mấy mẹ con lên trển mà ở, chớ bây giờ dắt hết lên trển không tiện."
Thầy đi chừng một tháng rồi thầy trở về, nói đã kiếm được chỗ làm, ăn lương mỗi tháng năm mươi đồng. Thầy bán hết đồ đạc trong nhà, trả phố cho chủ, rồi rước vợ con lên Sài Gòn.
Trời gần sáng. Trong mấy xóm ở dọc theo khúc lộ từ cầu Mồng Gà lên chợ Cần Giuộc, gà gáy vang rân, tiếp nhau kêu nông phu thức dậy mà đi ra ruộng. Bên hướng Đông trời giăng mấy cụm mây đen để áng mặt nhựt chưa cho lố lên; tuy vậy mà bên hướng tây vừng trăng khuyết treo lửng đửng trên không đã nhượng bước, nên phai lợt lu mờ, không còn tỏ rạng như hồi canh khuya nữa.
Cỏ pha sương ướt ngọn, lúa dợm trổ xóng lưng, cô Đào, là con ghẻ của hương trưởng Tồn, gánh một gánh bánh ú với bánh bò, xung xăng đi lên chợ mà bán. Cô vừa mới được hai mươi tuổi, tuy con nhà nghèo lại mồ côi cha, nên mặc quần áo vải đen, nữ trang thì chỉ đeo một đôi bông tai chuỗi mà thôi, nhưng mà mặt mày cô đề đạm, tướng mạo cô nghiêm trang, vì từ lúc ngây thơ đã thấy những thảm trạng trong nhà, nên cô ảo não trong lòng, ít nói ít cười, mà hễ có dịp vui làm cho cô phải cười, thì mặt như trăng rằm, miệng như hoa nở.
Cô đi ngang qua cái gò mả, là chỗ có cái mồ đất của cha cô, là Hương hào Quý, chết chôn tại đó hồi cô mới lên mười hai tuổi, thì cũng như mọi bữa trước, cô day mặt ngó vô gò mà tưởng tượng hình dạng của cha. Cô bưng khuâng, nhớ lúc cô còn nhỏ hễ cha đi xóm về thì ôm cô hun hít, hễ cô đau thì bồng cô lên võng mà đưa. Nhớ người xưa, cô đương cảm động trong lòng, bỗng thấy trong gò mả có một người xăm xăm đi ra lộ. Cảnh vắng, trời khuya, từ phía không người, cô phát sợ, nên hồi hộp trong ngực. Thình lình người đi ra đó kêu hỏi: "Phải chị đó hay không chị Hai?"
Cô Đào đứng lại mà ngó. Người ấy ra tới, cô nhìn lại thì là Lân, em ruột của cô, mười bảy tuổi, đầu đội nón nỉ đen, mình mặc một bộ đồ vải trắng cũ.
Cô để gánh dựa lề mà hỏi:
- Em làm giống gì ở trong đó? Đi thi về hồi nào?
- Em về hồi chiều hôm qua; mà buồn quá em không muốn về nhà. Từ hồi hôm đến giờ, em nằm một bên mả của cha.
- Em nằm chi đó?
- Em thi rớt rồi, chị Hai à.
- Trời đất ơi! Thi rớt hay sao?
Lân ngồi chồm hổm một bên gánh bánh của chị, khoanh tay trên đầu gối, nước mắt chảy ròng ròng.
Cô Đào đứng lặng thinh mà ngó mông một hồi chậm rãi mà nói: "Em đi thi hổm nay, ở nhà má vái van hết sức, má vái vong hồn của cha giúp cho em thi đậu, đặng em đi học nữa, sau khỏi cực tấm thân. Má hay em thi rớt đây chắc má buồn lung lắm".
Lân cứ ngồi im lìm.
Cô Đào thở dài rồi để cây đòn gánh trên lề đường, vén vạt áo ngồi một bên em. Bóng trăng lờ lạt, đồng ruộng vắng teo, cô ngó thấy em khóc, cô bắt động lòng, nên cô cũng ứa nước mắt. Cô cúi mặt mà nói tiếp: "Má dung cậu năm năm nay, tuy chi em mình khỏi đói khát, nhưng mà tấm thân mình khổ não biết chừng nào. Hễ say thì cậu chửi mắng tưng bừng. Mà cậu chửi thì cứ chửi cha mình hoài, chị buồn hết sức. Em cũng biết, cậu có muốn cho em đi học đâu, cậu muốn để em ở nhà đặng cậu cho em ở đợ. Má khóc gần hết nước mắt, má năn nỉ hết sức, nên mới chịu để cho em học luôn đến bây giờ đó. Hổm nay em đi thi, cậu ở nhà cứ cằn nhằn hoài. Cậu nói học làm chi, bày học đặng ở không đi chơi, chớ học giống gì. Ở đợ ít năm cho biết nghề làm ruộng, rồi chừng lớn mướn ruộng mà làm, cũng no cơm ấm áo được vậy. Cậu lại hăm hễ em thi rớt thì cậu đợ em liền, không cho học hành gì nữa hết. Em về nhà đây chắc là khổ lắm."
Lân lau nước mắt mà nói cứng cỏi rằng:
- Em nhất định không về nhà nữa.
- Không về nhà, vậy chớ em đi đâu?
- Đi đâu cũng được... Nhà của mình giống như địa ngục, về đó thì bị chửi bị rủa, vui sướng gì mà về. Thà là em đi bậy đi bạ, dầu chết đói vẫn còn sướng thân hơn ở đợ.
- Em nói như vậy nghĩ cũng phải. Nhịn đói cũng còn dễ chịu hơn là nghe chửi. Thân chị là gái, chị không biết đi đâu, nên chị phải gầm đầu mà chịu, chớ nhiều khi chị cũng muốn chết phứt cho rồi. Có đêm chị buồn quá, chị vái linh hồn cha về bắt chị theo, đặng chị khỏi bị đày đọa nữa.
- Thiệt như vậy, chết cho mát thân, chớ sống mà bị cha ghẻ đày đọa hoài, thì sống làm gì. Em nhứt định đi luôn, không về nhà nữa đâu.
Cô Đào lặng thinh suy nghĩ rồi lắc đầu nói: "Mà em không về nhà nữa, chắc là má buồn rầu lung lắm. Em không thấy hay sao, cũng vì chị em mình mà má buồn thảm đêm ngày, má ăn ngủû không được, nên má ốm quá. Nếu em đi mất thì thêm một nỗi sầu cho má nữa."
Lân nghe nhắc tới mẹ thì buồn hiu.
Cô Đào nói tiếp: "Hồi má lấy chồng khác, chị đã được mười lăm tuổi rồi, nên chị biết. Năm đó lúa cao gạo kém, nhà mình nghèo khổ lắm, nhiều bữa không tiền mua gạo, má phải đổi lúa chịu mà lấy khoai lang cho chị em mình ăn đỡ đói. Cực chẳng đã má phải lấy chồng, tưởng lấy chồng đặng có chỗ nương dựa mà nuôi chị em mình. Nào dè đụng cậu, thiệt cũng như mắc cái họa lớn"
Lân thở ra mà nói:
- Xưa rày em muốn trốn đi đã lâu rồi. Em còn dụ dự là em sợ má với chị buồn. Nay chị cũng nghĩ em đi là phải, vật thì em hết dụ dự nữa. Chừng em đi rồi, như má có lo sợ, thì chị cắt nghĩa cho má nghe. Xin chị nói với má đừng có buồn. Em lớn rồi, em đủ trí khôn, tuy em không có tài nghề gì, song em tưởng cái lòng quả quyết muốn thoát khỏi tay bất nhơn của cậu, với cái chí tấn thủ quyết tranh một chỗ mà đứng dưới ánh mặt trời với thiên hạ, có lẽ nó cũng có thể làm cho em khhỏi chết đói được.
- Mà em đâu? Em thích làm việc gì?
- Em chưa biết phải đi đâu, mà cũng chưa biết phải làm việc gì, để đi rồi sẽ hay.
- Em không có bạc tiền, mà cũng không quen biết với ai, em đi minh mông như vậy sao được.
- Vậy chớ chệt bên Tàu họ qua đây họ đâu có tiền bạc, họ thấy quen với ai, mà họ cũng dám đi vậy. Em đi trong xứ mình, tứ bề đều người Annam, mà sợ nỗi gì.
- Không có tiền bạc, đi ra khó lắm chớ.
- Bữa hổm má lén cậu đưa má cho em một đồng bạc đặng em đi thi. Em tiện tặn em đi bộ, còn ăn cơm mỗi bữa em ăn bậy bạ ít xu, nên em còn được ba cắc trong túi đây.
- Ba cắc bạc mà nhiều nhỡ gì! Em đói bụng hôn? Như đói thì ăn bánh đây, muốn ăn bánh ú hay bánh bò thì ăn đi.
- Trưa hôm qua em có ăn một ổ bánh mì nhỏ hai xu. Chiều hôm qua em không có ăn vật gì hết.
- Nếu vậy thì em đói lắm. Thôi, ăn ít cái bánh ú mà dằn bụng.
Cô Đào đứng dậy dỡ hai cái tràn đậy hai thúng bánh mà biểu em ăn. Lân đói bụng lắm, nhưng mà gặp chị thì sự sầu não tràn rề trong lòng nên quên đói. Bây giờ tỏ được tâm sự rồi, trong lòng bớt buồn, nên thấy bánh khoan khoái, lật đật lấy bánh ú cắn dây lột lá mà ăn liền.
Cô Đào thấy em ăn ngon lành, thì cô ứa nước mắt. Cô ngó em và nói:
- Đêm nay em ngủ trong mả của cha, chắc em lạnh lắm há?
- Không lạnh gì lắm. Mà em buồn quá, em ngủ có được đâu. Em cứ vái linh hồn cha phò hộ em đi ra làm ăn cho khá. Em tự quyết làm giàu cho được em mới nghe. Chừng nào em làm giàu được rồi, em sẽ về rước má với chị đặng hưởng chút sung sướng với em.
Lân lấy một cái bánh ú nữa lột ăn. Trò chỉ mặt trăng mà nói: "Em thề có mặt trăng làm chứng cho em, em sẽ hết sức lo làm giàu cho cậu biết mặt em. Nếu em không làm giàu được, thì em không thèm trở về xứ này."
Lân ăn một giọt tới ba cái bánh ú rồi cò ăn thêm một cái bánh bò đang nửa. No bụng rồi, trò đứng dậy kiếm ngọn cỏ ướt mà chùi tay. Cô Đào nói:
- Em ăn thêm nữa cho thiệt no đi.
- Thôi, em no rồi.
- Em lấy vài cái bánh ú cầm theo đặng chừng nào đói em ăn nữa.
- Thôi, để chị bán chớ.
- Có hại gì đâu.
Lân đứng ngó mông, thấy dạng có người ta đi xung xăng trên trên bờ lộ thì nói với chị:
- Trời sáng rồi. Thôi, chị đi lên chợ mà bán kẻo trễ.
- Trời sáng lẹ quá.
Cô Đào sắp bánh lại, đậy tràn lên, rồi lấy cây đòn gánh, tính gánh mà đi. Mà chừng cô đút đòn gánh vô gióng, thì cô lại dụ dự, thò tay vô túi móc lấy một cắc bạc mà đưa cho em và nói:
- Chị có một cắc bạc đây. Em lấy bỏ thêm vô túi mà đi đường.
- Em có ba cắc rồi.
- Em lấy hờ theo mà ăn cơm. bây giờ em đi đâu?
- Em theo chị lên chợ kiếm nước uống rồi ở chơi tới chừng nào chị bán hết bánh chị về, em sẽ đi lên Sài Gòn.
Hai chị em đứng ngó vô mả cha mà ứa nước mắt, rồi cô Đào mới kê đoàn gánh bánh mà đi. Lân đi theo một bên.
Trời đã sáng thiệt, người đi chợ rải rác bưng rổ đi trên lộ, kẻ câu cá vác cần câu đi thủng thẳng trong mấy bờ con.
Chị em cô Đào lên tới trường học. Thầy giáo Bính dậy sớm, ra đứng dựa lộ mà chơi. Thầy thấy cô Đào đi ngang thì cười mơm mà hỏi:
- Cô bán bánh gì đó cô?
- Thưa, bánh ú với bánh bò.
- Bữa nay có bánh ú hả? Tôi thích bánh ú của cô lắm. Thôi, trao một cặp cho tôi đi.
Mấy lời ấy không hiểu là vô tình hay hữu ý mà nói, nhưng mà cô để gánh ở bên đường, cô lộ sắc hổ thẹn.
Lân ngó chị mà nói: "Thôi để em đi trước lại chợ. Lát nữa chị lại đó rồi sẽ gặp nhau".
Cô Đào đưa hai cái bánh ú cho thầy Bính mà cô không dám ngó thầy, cô cúi mặt mà trả lời với em: "Ừ, em đi trước lại chợ đi".
Thầy Bính hỏi:
- Em của cô hả?
-Thưa, phải.
- Ê! cô đưa hai cái bánh gì mà mềm xèo vậy nè. Tôi ưa ăn bánh ú cứng. Cô lựa cặp khác cho tôi.
- Thưa, bánh ú em gói cái nào cũng như cái nấy, có cái nào mềm, có cái nào cứng đâu. Thầy chê cặp đó, thôi thầy lựa cho vừa ý.
Thầy Bính ngó cô mà cười và nói: "Tôi muốn mua cặp bánh ú kia". Thầy và nói chỉ ngay vào ngực cô. Cô mắc cỡ day mặt chỗ khác.
Thầy Bính hỏi nữa:
- Cô có phải là con ghẻ của chú Hương trưởng Tôn hay không?
- Thưa, phải.
- Năm nay cô được mấy tuổi? Cô có chồng hay chưa?
Cô không chịu trả lời hai câu ấy, cô lại nói: "Xin thầy làm ơn mua bánh giùm cho mau, đặng em lại chợ mà bán kẻo trễ buổi chợ."
Thầy chọc ghẹo một hồi nữa, rồi mới chịu trả tiền, lấy một cặp bánh ú và để cho cô đi.
Sớm mai, gần nhóm chợ, thiên hạ lao nhao lố nhố. Trong mấy tiệm người ta bưng dọn hàng xén lăng xăng. Ngoài sân chợ đờn và bánh gạo, bưng rao, sắp trầu, dọn bánh, ngồi liên tiếp nhau từng hàng mà bán.
Lân đi thơ thẩn trước tiệm của Ban Liêm, đi qua rồi đi lại, tuy bộ đi hững hờ như nhiều người đi chợ, nhưng mà hễ đi đến tiệm này thì liếc mắt ngó vô.
Cô Thinh chừng mười sáu hoặc mười bảy tuổi, con của thím Ban Liêm, ở phía sau đi ra đứng trong cửa tiệm mà lau mặt. Cô thấy lân đi ngang, thì cô chúm chím cười, rồi cô trở vô cất cái khăn. Cô xé một tờ nhựt trình cũ xếp cầm trong tay, thủng thẳng ra cửa rồi đi quẹo xuống đường mé sông, nước da trắng đỏ, gương mặt phương phi, tướng đi dịu dàng, hai tay đánh đòn xa coi rất yểu điệu.
Cô đi theo kịp Lân, cô không ngó, mà cô nói nhỏ nhỏ: "Anh đi xuống mé sông, đặng em nói chuyện một chút."
Cô nói rồi thì cô bỏ đi riết. Lân thủng thẳng đi theo sau. Cô đi khỏi dãy phố mé sông, tới ngang miễu Bà, cô bèn đứng lại dưới một cây gưa lớn, đâm rễ lòng thòng, rồi day lại ngó chừng Lân.
Lân đi riết tới, chừng gần nhau cô Thình cười và hỏi: "Anh thi đậu hôn?" Lân nói một tiếng "Rớt" mà giọng nghe rất buồn thảm, mặt cứ ngó xuống đất.
Cô Thinh hớn hở nói tiếp:
- Thi rớt rồi bây giờ anh tính làm sao?
- Khó quá!
- Có khó chi đâu. Tưởng là thi đậu thì anh phải đi học nữa. Bây giờ thi rớt, thôi anh nói với cậu Hương trưởng lên nói với tía má em mà cưới em đi. Tía em thường nói chừng em lớn thì gả em cho "các chú". Em không chịu đâu. Em thương anh lắm. Hễ cậu Hương trưởng lên nói, dẫu tía má em không gã đi nữa, em cũng nói thiệt rồi em ưng nhầu. Ép con sao được.
- Gia đạo của qua khó lắm, em ôi.
- Khó giống gì?
- Phận qua mồ côi cha. Cậu của qua đó là cha ghẻ: vì má của qua khóc lóc năn nỉ lắm, nên mới cho qua đi học đến năm nay đó, chớ có bao giờ có ý muốn lập thân cho qua đâu. Qua đi thi vô trường Bá Nghệ, là có ý muốn học thêm ít năm nữa, cho có một chút nghề trong mình, đủ sức nuôi em, rồi qua sẽ cưới em. Chẳng may qua thi rớt, qua buồn rầu quá, không biết làm sao.
- Anh đừng lo, em buôn bán nuôi anh được mà. Anh cưới em rồi anh xin về trên tiệm em mà ở. Anh ở một vài năm biết buôn bán rồi, mình xin tía cho mình ra riêng, lập tiệm của mình. Ban đầu mình buôn bán nhỏ nhỏ, rồi thủng thẳng mình sẽ làm lớn, bán tới vải, bán tới hàng lụa. Anh về biểu cậu lên nói đi.
- Em không hiểu, cậu của qua kỳ cục lắm. Hổm nay cậu hăm qua, cậu nói hễ qua thi rớt thì cậu sẽ bắt qua ở đợ. Bởi vậy qua thi rớt, qua không dám về nhà nữa.
- Anh không về nhà, vậy chớ anh ở đâu?
- Qua tính qua chốn đi xứ khác, kiếm công việc làm ăn.
- Đi xứ nào?
- Xứ nào cũng được.
Cô Thinh vói tay nắm rễ gừa mà suy nghĩ rồi hỏi:
- Anh đi rồi bỏ em hay sao?
- Qua đi làm ăn, chừng nào khá rồi qua trở về cưới em chớ qua có bỏ đâu.
- Trời ơi! Biết chừng nào anh mới làm ăn khá!
- Qua hứa chắc với em, hễ qua đi ra thì ngày đêm qua ráng lo làm cho có tiền, không chơi bời chi hết, làm cho có tiền đặng qua về cưới em.
Cô Thinh trề môi nói giọng nhõng nhẽo:
- Hổng chịu. Anh đi, em đi theo.
- Ý! Sao được! Bây giờ qua không có bạc tiền, qua không có nghề nghiệp, mà qua cũng không biết phải đi đâu, phải làm việc gì mà nuôi thân qua. Em đi theo rồi làm sao? Hai đứa chết đói hết rồi còn gì!
- Em ăn cắp tiền của tía má đặng đem theo.
- Hổng được đâu. Em phải nghe lời qua, em ở nhà mà chờ qua. Qua hứa chắc hễ qua làm có tiền thì qua sẽ về rước em.
- Thiệt hôn? Anh đi mất, anh không về, rồi em tính làm sao? Em biết anh đi đâu mà kiếm?
Lân chỉ tay vô miễu mà nói: "Qua thề có Bà trong miếu đây làm chứng cho qua. Nếu qua bỏ em thì bà vặn họng qua chết, đừng để mạng qua."
Cô Thinh châu mày ứa nước mắt mà nói:
- Anh thề nặng như vậy thì em tin... Chừng nào anh đi?
- Nội buổi sớm mơi này, bởi vì qua không dám về nhà, nếu ở đây có chỗ đâu mà ở.
- Anh không về lấy quần áo đem theo mà bận hay sao?
- Có áo quần gì đâu mà lấy, em.
- Cái áo anh bận đã rươn vai rồi đây nè.
Cô và nói và đưa tay rờ cái vai của Lân, chỗ áo rượn một đường dài.
Lân lắc đầu nói:
- Ối! Thây kệ nó. Rách lành cũng không hại gì.
- Em thấy anh bận áo rách em thương quá.
- Con nhà nghèo, mà lại mồ côi cha, thì phải rách rưới như vầy chớ sao em.
Cô đứng trơ trơ, nước mắt chảy rưng rưng. Cô suy nghĩ một chút, rồi cô mới hỏi nữa: "Anh đi mà anh có tiền bạc chút đỉnh gì hay không?"
Lân ngó chỗ khác, không trả lời.
Cô hỏi nữa. Lân mới nói nhỏ nhỏ: "Qua có được cắc bạc".
Cô Thinh thở ra mà nói: "Chớ chi anh nói cho em hay trước ít bữa, thì có lẽ em kiếm cho anh vài chục đồng bạc được. Anh nói gấp quá, làm có kịp đâu".
Cô thò tay vô túi, cô móc ra hai lần, mà có ba đồng bạc giấy với ít cắc. Cô đưa hết cho Lân mà nói: Em có được ba đồng ba đây. Thôi anh hãy lấy đỡ mà đi đường."
Lân dụ dự không chịu lấy. Cô nói: "Anh lấy đi mà. Tiền riêng của em mà anh ngại giống gì! Lấy đi."
Lân lấy tiền mà mặt có sắc hổ thẹn, không dám ngó cô Thinh.
Cô cười, đưa tay trái ra, vặn khóa mở chiếc đồng bánh ú, rồi lấy mà đưa cho Lân nữa và nói: "Anh lấy luôn chiếc đồng đây mà đem theo đặng hộ thân. Khi nào rủi có hụt tiền xài, hoặc có đau ốm, thì bán mà xài đỡ".
Lân thụt tay và đáp:
- Qua lấy mấy đồng bạc của em, thì đã quá rồi. Có lẽ nào qua lấy tới đồ của em đeo nữa.
- Nếu anh không chịu lấy, thì anh không thương em.
- Qua mới thề hồi nãy đó, sao em còn nói qua không thương? Vì qua thương em lắm, nên qua mới tính bỏ xứ mà đi, đi đặng làm cho có tiền rồi trở về cưới em chớ.
- Nếu anh thiệt có tình thương em, thì những vật gì của em, anh phải coi như của anh, cũng như em coi vật gì của anh cũng như của em hết thảy vậy mới phải. Anh nói anh quyết đi làm cho có tiền đặng cưới em. Em phụ với anh đặng anh làm có tiền cho mau, sao anh lại dục dặc. Anh làm như vậy thì em nghĩ anh không thương em. Anh lấy chiếc đồng mà cất đi. Anh đem theo, bữa nào anh buồn anh nhớ em, anh lấy nó ra mà nhìn, thì cũng như anh ngó mặt em vậy. Lấy mau mau đi, có người ta đi tới kìa.
Lân ngó ngoái lại, thì thấy có một người đờn ông vác một bó lá chầm, với một bà già bưng gỗ gần tới. Trò lật đật lấy chiếc đồng mà bỏ vô túi, còn cô Thinh thì day mặt ngó ra sông.
Chừng hai người đi đường qua khỏi, Lân mới nói:
- Tình em ở với qua như vầy, đến ngày chết qua cũng không quên em được.
- Anh đi ra, thì ở nhà em trông lung lắm. Không cần gì phải đợi có tiền. Hễ anh có công việc làm, có chỗ ở, thì anh trở về cưới em liền đi. Em biết mua bán, em nuôi anh được mà.
- Muốn mua bán thì phải có vốn được chớ.
- Anh hay lo quá! Chừng mình làm vợ chồng với nhau rồi, mình sẽ tính mà. Hai vợ chồng làm tới không đủ cơm ăn sau hay mà sợ?
- Không sợ sao được. Mà theo ý qua, hễ qua làm chồng em, thì qua không cho em làm gì hết, em cứ ở không ăn rồi đi chơi. Bắt em phải làm công việc cực khổ, qua chịu sao được.
- Có hại gì đâu. Như giàu thì mình sung sướng với nhau, còn như nghèo thì phải chịu cực với nhau chớ.
- Hổng được. Chồng thì phải nuôi vợ, phải làm cho vợ sung sướng, chớ cưới vợ mà bắt vợ phải làm cực khổ, thì thà đừng cưới.
- Anh nói như vậy chừng anh cưới em về, anh phải cất nhà lầu cho em ở mới chịu.
- Qua cũng muốn cho được như vậy lắm. Qua đi rồi, ở nhà em phải vái, nghe hôn; vái cho qua giàu to rồi em muốn sung sướng cách nào cũng được hết thảy.
- Anh dám mua hột xoàn cho em đeo, dám sắm xe hơi cho em đi chơi hay không?
- Dám chớ; hễ qua có tiền thì tiền của qua cũng là tiền của em, em muốn giống gì cũng được hết. Trong đời này qua chỉ thương có ba người là má qua, chị Hai qua với em mà thôi. Qua tính đi đây đi đặng làm ăn mà cho có tiền mà nuôi ba người mà qua thương đó. Qua chắc sớm muộn gì qua cũng sẽ có tiền; mà hễ có tiền thì phải có cho nhiều, đặng qua nuôi hết ba người, là cho người đều được sung sướng.
- Em nói chơi với anh, chớ không phải em muốn cho anh giàu đặng em đeo hột xoàn, đi xe hơi đâu. Em muốn làm sao cho mình một cái tiệm rồi hai đứa mình mua bán chơi vậy thôi. Mua bán khá lắm hễ có thời, mình làm giàu dễ ợt. Em muốn mình buôn bán mà làm giàu, đặng tía em hết nói Annam không biết buôn bán.
Lân với Thinh ngó nhau rất nồng nàn, rất dan díu tình tứ tràn trề, song không phát hiện ra ngoài được.
Mặt trời đã lên cao. Cô Thinh mới nói: "Em đi nãy giờ lâu rồi. Thôi, để em về, kẻo má em sai bầy trẻ đi kiếm. Cô xếp miếng giấy nhựt trình mà bỏ túi và nói tiếp: "Hồi nãy em thấy anh, em lấy tờ giấy mà đi, làm bộ như đi tiêu. Bây giờ phải cất giấy, chứ cầm về sao được. Thôi, anh đi mạnh giỏi, nghe. Anh đừng có quên em. Em trông lung lắm". Cô nói dứt lời rồi dợm muốn đi.
Lân rưng rưng nước mắt mà nói: "Em ở nhà, qua cũng vái cho em mạnh giỏi."
Cô Thinh đi không đành, nên đứng trơ trơ, mắt cứ ngó Lân, dường như muốn nói chuyện chi nữa, mà rồi cô chảy nước mắt và bước chơn đi chỉ nói: "Thôi em về."
Lân ngó theo, ruột đau từng đoạn, ngó cho tới chừng cô Thinh quẹo lại chợ rồi mới thôi. Tro day mặt vô miễu, thấy trên bàn thờ còn một ngọn đèn leo lét, trò nhớ lời thề thốt hồi nãy, thì trò châu mày suy nghĩ rồi chẫm hẫm đi lại chợ, bộ quả quyết lắm.
Lân thấy chị đương ngồi bán bánh, trò mới đi lại ngồi chồm hổm một bên. Hai chị em người nào cũng chứa chan tâm sự, nhưng vì ở giữa chợ đông, không nói chuyện chi được, nên chị lo bán nghiêm chỉnh, em ngồi chơi buồn hiu.
Gần tan chợ, cô Đào bán hết bánh rồi, cô biểu Lân coi chừng thúng gióng cho cô; co lấy cái ve đi vào tiệm rượu mà mua một cắc rượu trắng. Một lát cô trở ra, ngang qua tiệm Ban Liềm, Lân thấy cô Thinh đứng trước cửa tiệm ngó mình trân trân, mà sắc mặt cô buồn nghiến.
Ra tới ngã ba, Lân đứng lại mà nói: "Thôi chị về đi, nghe hôn chị Hai, để em đi. Chị chớ nói giùm, em gởi lời chúc má ở nhà mạnh giỏi."
Cô Đào nói: "Em đi hay sao? Thôi, chị cũng cầu chúc em đi ra mạnh giỏi. Em muốn lấy thêm ít cắc bạc hay không?"
Lân lắc đầu rồi chẫm hẫm đi lên ngã Chợ Lớn.
Cô Đào ngó theo em, nước mắt chảy ròng ròng.
Trên chợ Cần Giuộc đi xuuống gần tới cầu Mồng Gà, có một xóm chừng mười cái nhà nằm dựa theo lộ, bên phía tay trái. Cái nhà đầu cất thụt vô trong xa một chút, nhà cột dầu, lợp lá, ba căn nhỏ nhỏ, phía sau lại có kềm một cái nhà nhỏ để nấu ăn và nuôi vịt nuôi gà.
Trước có sân, sau có vườn, mà từ trước ra sau chẳng có trồng cây chi khác hơn là cau với chuối; cau còn tơ nên coi sung lắm, còn chuối thì nhờ có bùn ngoài ruộng móc lên đắp góc thường, nên con nhảy sum sê, lá đơm rập rạp.
Cái nhà này là nhà của Hương trưởng Tồn.
Sớm mơi, chừng lối nữa buổi, bà Hương trưởng Tồn ở sau vườn đi ra trước sân, tay ôm năm sáu tàu chuối, lại có cầm một cái dao bầu. bà để mấy tàu chuối ở giữa sân, rồi ngồi rọc lấy lá sắp có hàng mà phơi. Bà vừa mới bốn mươi tuổi, nên tóc còn đen, răng còn chắc, nhưng mà hình vóc bà ốm, da mặt bà dùn, lại diện mạo coi có sắc buồn thảm.
Bà đương lui cui rọc lá, ông Hương trưởng Tồn trong nhà bước ra đứng tại cửa cái, tóc xụ xợp, mắt ngó chừng ngoài lộ. Ông đã trên năm mươi tuổi rồi, mà sức lực còn mạnh mẽ, nói tiếng nghe rảng rảng. Nước da ông mét mét, cặp mắt ông lừ đừ, tóc của ông vừa mới bạc hoa râm, còn râu thì ông để hai bên mép rồi hớt nhọn như rạch cá trê, làm cho bộ tướng ông coi hùng tráng mà u ám.
Vì cô Đào lên chợ bán bánh chưa về, ông thức dậy chưa có rượu điểm tâm, nên bộ ông buồn bực quạu quợ lắm. Ông trợn mắt ngó bà mà hỏi:
- Sau không chịu ra phía sau mà rọc lá, cứ rọc mấy bụi chuối trước này hoài, còi cọc hết rồi chết rụi còn gì?
- Tôi đốn lá ở sau vườn đây chớ.
- Còn chối nữa!
- Thiệt như vậy chớ. Tôi đốn đàng sau, tôi mới ôm ra đây tôi rọc mà phơi cho dốt đốt, đặng chiều có sẵn cho con Đào nó gói gánh.
Ông gầy việc này không được, coi bộ ông không vừa ý, nên ông tính kiếm việc khác mà rầy nữa. Ông ngồi chồm hổm tại cửa, tay rãi đầu nghe sạt sạt mà nói:
- Việc của con Đào thì để nó về rồi nó làm. Bà cứ lo làm giùm cho nó hoài.
- Nó cực khổ, mình ở không làm giùm cho nó chút đỉnh có hại gì.
- Nó làm giống gì đó mà cực khổ? Thứ gói bánh ú, đổ bánh bò rồi đem lên chợ mà bán, mà bà nói cực. Thôi thì bà để nó ở không ăn rồi đi chơi. bà nói hơi cưng con bà hoài, tôi ghét quá. Bà cưng thằng Lân nên nó mới hư rồi đó. Bà cưng con Đào, đố nó khỏi hư nữa.
- Ai sanh con lại không thương. Mình thương mình lo cho nó, nếu nó biết khôn, nó nghe lới mình nó nên thì nó nhờ, còn như nó dại nó không nghe lời mình thì nó hư thì nó chịu, chớ biết làm sao bây giờ.
- Phải, có con thì thương con chớ sao. Mà con nào kìa, chớ tuồng mặt thằng Lân nó giống dòng thằng cha nó, thấy dễ ghét quá, mà thương nỗi gì. Tôi biểu để nó đi với người ta đặng tập cho nó biết làm ruộng, sau nó có nghề nghiệp như người ta. Bà cãi tôi, sòng sòng xin cho nó đi học. Nó đi học mấy năm nay tốn cơm, tốn áo quần, rồi có ích gì đâu? Thằng đó mà học giống gì. Đi du hí du thực, học làm du côn, rồi bung đi mất mấy tháng nay đó, bà thấy hay không?
Bà ứa nước mắt, cầm dao đi vô nhà và nói:
- Thằng Lân nó đi mất đó là tại ông, chứ có phải nó theo du côn du cái nào đâu.
- Sao mà tại tôi?
- Hễ thấy mặt nó thì ông hầm hầm muốn ăn thịt nó, ông cứ đánh chửi nó hoài. Nó khôn lớn, nó chịu không được, tự nhiên nó phải trốn mà đi, chớ ở như vậy chịu sao nổi.
- Bà nói tôi độc ác lắm hả?
- Ông có độc ác hay không thì ông biết lấy chớ.
Ông còn muốn cải nữa, kế thấy có một chiếc xe hai bánh ở phía chợ Trạm chạy lên ngừng ngoài lộ, rồi có hai người đờn ông đi vô sân.
Ông đứng dậy mà dòm, thì thấy người đi trước là Hương thân Mẩn, còn người đi sau là thầy giáo Bính, mà thầy giáo hai tay có xách hai chai rượu. Vô tới sân Hương thân Mẩn thấy ông Hương trưởng đứng tại cửa thì cười và nói: "May dữ! Có ông Hương trưởng ở nhà đây, tôi sợ ông đi khỏi quá."
Ông Hương trưởng hỏi: "Hai ông kiếm tôi có việc chi?"
Hương thân Mẩn và bước vô cửa và đáp:
- Kiếm chơi chứ có việc chi đâu. Ông biết thầy giáo đây hay không?
- Biết lắm chớ. Thầy giáo trên trường học Cần Giuộc, tôi gặp xuống nhà Hương quản Chiếu đánh bài hoài.
Thầy giáo Bính nói:
- Tôi thôi dạy trên Cần Giuộc rồi, ông Hương à; tôi đổi xuống dạy trường chợ Trạm hơn một tháng nay.
- A, té ra bây giờ thầy xuống dạy dưới chợ Trạm hay sao?
Thưa, phải.
- Thôi, mời hai ông vô nhà.
Tại căn giữa có để một cái bàn với bốn cái ghế đẩu. Ông Hương trưởng mời khách ngồi tại cái bàn ấy, thầy giáo ngồi trên, Hương thân ngồi kế đó, còn chủ nhà thì ngôi phía bên kia.
Thầy giáo để hai chai rượu trên bàn. Từ hồi sớm mơi cho tới bây giờ, ôn Hương trưởng chưa có một nhuể rượu vô trong miệng, bởi vậy thấy hai chai rượu thì ông cứ ngó lườm lườm.
Hương thân biết ý nên nói: "Chúa nhật nghỉ dạy, thầy giáo buồn. Thầy rủ tôi kiếm chỗ đi chơi. Tôi không biết đi đâu, nên hai anh em tôi mua rượu đem lên đây đặng nhậu với ông mà nói chuyện chơi cho vui."
Ông Hương trưởng đắc ý, nên chúm chím cười, mà cặp mắt cũng cứ ngó hai ve rượu.
Thầy giáo mở bóp lấy ra một đồng bạc mà đưa cho ông Hương trưởng và nói: "Ông làm ơn cậy ai trong nhà mua gà hay là vịt cũng được, rồi làm thịt nấu cháo đặng mình nhậu rượu chơi mới thú."
Ông Hương trưởng cản tay và nói:
- Thầy giáo làm như vậy tôi phiền lắm. Thầy đến nhà tôi mà chơi, thì tôi phải đãi thầy chớ có lý nào lấy tiền của thầy đi mua gà, mua vịt.
- Tôi xin lỗi ông Hương, nếu ông không chịu lấy tiền, thì tôi ngại lắm, tôi về liền bây giờ. Anh em tôi buồn nên đến thăm ông Hương; ông vui vẻ mà tiếp rước, có lý nào anh em tôi làm tốn hao cho ông nữa. Xin ông lấy đi, lấy đặng biểu đi mua gà vịt nấu cháo rồi mình nhậu với nhau chơi mà.
Hương thân tiếp nói: "Xin ông ông Hương đừng có ngại chi hết. Cứ lấy đồng bạc mà biểu đi mua gà vịt đi. Anh em khi nãy người nào bao, khi khác người khác bao, cớ chi đâu mà ngại. Bữa nào ông xuống chợ Trạm chơi, rồi ông bao anh em tôi lại. Biểu ai trong nhà lấy đi mua đi, đừng cãi lẻ mất ngày giờ. Đâu, ông có ly cho lần ít cái, đặng uống giả trước một hai ly cho ấm bụng, rồi chừng ăn cháo mình sẽ làm thiệt."
Ông Hương trưởng phải chịu thua. Ông kêu bà ra mà đưa đồng bạc và nói: "Đây nè, thầy giáo đưa tiền cậy bà mua giùm gà vịt làm thịt đặng nhậu chơi. Bà làm mau mau nghe hôn. Bây giờ bà coi còn khô gì đó bà nướng cho một miếng đặng nhậu đỡ, như hết khô thì kiếm cho ít trái ổi hay khế gì cũng được."
Bà đi xuống nhà sau. Ông bèn bước lại bàn thờ lấy một cái nhạo với ba ly nhỏ đem lại.
Thầy giáo giành chiếc rượu vô nhạo rồi lao ly rót đầy ba ly. Rượu bọt vung chùng, coi ngon lắm. Chủ khách hớn hở mời nhau, kẻ nói người cười, mà nhứt là ông Hương trưởng bấy giờ vui lắm, chớ không phải quạo quợ như hồi nãy nữa.
Rượu vừa thấm họng thì ông Hương thân hỏi ông Hương trưởng rằng:
- Ông ngồi chức Hương trưởng lâu lắm rồi, sao không lo lên chức Hương sư chơi?
- Ôi! Tôi không cần Hương gì cũng là Hương, đi nhóm hay cúng đình mình cũng có rượu thịt nhậu được vậy, cần gì phải lên chức Hương sư hay chủ Cả.
- Nói như ông vậy sao được. Không làm thì thôi, chớ hễ làm làng thì phải lên chức lần lần chớ. Bởi ông không cần, nên năm ngoái ông để cho cụ Hương chánh Biên nó vượt lên chức Hương sư người ta bất bình quá.
- Nó lên Hương sư rồi nó chém được mình hay sao?
- Không phải nó chém mình được. Song nó là người ở đâu mới lại đây, chớ không phải con nhà gốc cội trong làng. Nếu để nó làm Hương sư rồi sau nó trèo lên chức chủ Cả, nó ngồi trên đầu trên cổ mình chớ.
- Tôi nhượng chức Hương sư cho nó đó, ông tưởng tôi dại lắm hay sao? Nó kĩnh cho tôi ba mươi đồng bạc, nên mới êm đó, biết hôn.
- À có vậy chăng!
-Ông đừng tưởng tôi lù khù, tôi khôn hơn họ hết thảy. Lên chức làm gì? Cứ ngồi chức Hương trưởng chơi. Thằng nào muốn leo qua thì tôi kêu nài; nếu nó biết khôn nó đút tiền cho tôi thì tôi nhượng cho nó.
- Ông ngồi chức Hương trưởng hoài, tụi nhỏ ở sau nó lên không được nó phiền chớ.
- Việc ấy hôm nhóm cử tôi có nói. Tôi nói ai có muốn cho tôi xin thôi đặng trống chỗ mà lên, thì phải chịu cho tôi hai trăm đồng bạc, thiếu một đồng cũng không được.
- Làm làng ông lanh quá.
- Phải như vậy mới được chớ. Nè, mà tôi coi trong Hội tề, không có chức nào sướng cho bằng chức Hương trưởng.
- Sao mà sướng?
- Theo chữ Annam, trưởng nghĩa là lớn, biết hôn. Mình làm Hương trưởng nghĩa là làm ông Hương lớn hơn hết trong làng, coi không sướng hay sao, cần gì làm Cả chủ.
- Ông cắt nghĩa thông quá. Thôi, uống chớ, nói chuyện để rượu lại hết.
Uống mới vài ly thì kế cô Đào ở trên chợ về, cô gánh bánh vô sân.
Ông Hương trưởng ngó thấy thì cười và nói: "Con nhỏ đi chợ về kia. Còn rượu nữa. Hai ông uống đi, thiếu gì rượu mà sợ. Uống có hết mình biểu nó đi mua thêm nữa cũng được."
Thầy giáo ngó cô Đào mà cười. Cô thấy nhà có khách, nên đi vòng theo hè mà vô nhà sau.
Hương thân nói: "Rượu của thầy giáo mua tới hai chai, uống sao cho hết, cần gì phải mua nữa."
Hương trưởng đáp:
- Giống gì mà không hết! Ông nói như vậy người ta nghe họ khinh khi mình chớ.
- Tôi không được mạnh rượu cho lắm. Tôi uống chấm chút năm ba ly, chớ hễ uống nhiều thì cúp rồi hết nói chuyện được.
- Uống cho khá khá một chút nói chuyện mới vui chớ.
cách một lát cô Đào đem lên để một bên ông Hương trưởng một ve rượu nhỏ với một dĩa khô mới nướng nên còn nóng hổi.
Ông Hương trưởng cười và nói: "Chà chà! Bữa nay con nhỏ nó kiếm được khô cá hố nó mua chớ. Hai ông hên lắm. Gặm khô đây mà nhậu cho sướng." Ông đẩy dĩa khô qua mà mời khách, rồi cầm ve rượu nhỏ đưa lên mà coi.
Cô Đào xây lưng đi xuống nhà sau, ông bèn kêu mà nói: "Đào à, phụ với má mày mà làm gà làm vịt nấu cháo cho lẹ nó, nghe hôn. Như liệu làm không kịp thì kêu vợ thằng Cai tuần Tam nó qua nó tiếp tay cho. Nấu cháo cho ngọt, đừng làm lấy có tao đánh chết đa.
Hương thân hỏi Hương trưởng:
- Con cháu năm nay trộng đến. Nó được mấy tuổi rồi vậy?
- Hai mươi tuổi rồi đó.
- Nếu vậy thì gả lấy chồng được rồi. Có chỗ nào họ nói hay chưa.
- Chưa. Trai đời này kỳ cục lắm. Hễ con nhỏ đi ra thì chúng nó cứ theo chọc ghẹo, mà không thấy đứa nào nói tiếng chi hết.
- Tại ông gắt quá, nên họ sợ không dám tới họ nói chớ gì.
- Đâu có! Tôi gắt hồi nào? Tôi trông ai tới nói tôi gả phứt nó cho rồi, chớ để làm chi. Nó là con ghẻ, chớ phải con ruột của tôi hay sao mà tôi làm khó dễ.
- Ông nói như vậy, thôi để tôi làm mai kiếm đầu heo ăn chơi.
- Nó là cháu của ông. Ông coi chỗ nào phải ông nói với tôi, thì tôi gả liền... Nè, uống chớ, hai ông sao uống lôi thôi quá.
Ông Hương trưởng rót rượu mà ép khách, rồi ông nhậu thêm một ly coi ngon lắm. Ông đã xình xoàng day mặt xuống nhà sau mà kêu: "Đào a, lên đây biểu coi nào."
Cô Đào xăn áo ngang, hai tay ướt mem ở dưới nhà sau lơn tơn đi lên. Ông Hương trưởng hỏi:
- Có gà vịt gì hay không?
- Thưa có. Má đương làm một con gà và một con vịt.
- Ừ được. Làm gà trước đi rồi luộc xé phay bưng lên đây.
- Dạ.
- Làm cho mau đa. Mẹ con bây chậm như rùa, cứ dạ dạ hoài, mà không thấy gì hết.
Cô Đào trở xuống nhà sau. Thầy giáo nói: "Để thủng thẳng vậy chờ. Ông thúc quá, làm sao cho kịp. Còn sớm mà, chưa đói đâu."
Hương thân hỏi:
- Mỗi ngày ông uống chừng bao nhiêu?
- Ối, cái đó chừng dỗi gì. Có nhiều thì uống nhiều, có ít thì uống ít, bao nhiêu cũng được.
- Như không có rượu được hay không?
- Không được. Nếu không có thì buồn lắm, bởi vậy con nhỏ đi bán bánh mỗi bữa phải mua cho tôi một cắc.
- Ông nói như vậy, nếu ông gả cháu lấy chồng rồi còn ai bán bánh mà mua rượu cho ông uống?
- Mẹ nó đó chi.
- Tôi nói thiệt với ông, thầy giáo đây thẩy thấy con cháu thẩy thương, nên thẩy cậy tôi làm mai. Ông chịu gả hay không?
Ông Hương trưởng chưng bửng. Ông ngó thầy giáo rồi hỏi: "Thầy giáo đây?"
Thầy giáo Bính cười.
Hương thân rước mà đáp:
- Phải. Thầy giáo đây. Ông chịu gả hay không?
- Tưởng là ai, chớ thầy giáo đây thì tôi gả liền. Tụi của mình mà không gả, thì còn chờ ai nữa.
- Ông gả ông đòi bao nhiêu?
- Bán chác gì đó mà đòi. Tôi gả không, tôi không thèm đồng nào hết.
- Không đòi sao được. Ông phải đòi một số tiền đặng mua sắm quần áo cho cháu và đi chợ mà làm đám cưới chớ.
- Làm đám cưới đám hỏi chi vậy? Định ngày nào cưới mình anh em năm ba người tựu lại, mua ít chai rượu rồi với nhau một bữa thì đủ rồi.
- Ông tính như vậy thì tiện lắm. Mà bề nào thầy giáo cũng phải đưa cho ông một số tiền đặng cho cháu sắm chút đỉnh quần áo mà về nhà chồng chớ.
Ông Hương trưởng rót rượu mà uống nữa rồi nói: "Sắm áo quần thì ít chục đồng bạc sắm cũng đủ".
Cô Đào bưng lên một mâm, có một dĩa thịt gà xé phay, một dĩa muối ớt với ba đôi đũa.
Ông Hương trưởng lấy làm đắc ý, ông mời khách lăng xăng, khách ăn còn ông uống.
Cách chẳng bao lâu, cô Đào lại bưng thịt vịt, bưng cháo lên nữa.
Ông Hương trưởng quá chén, ônbg gặm cái đầu gà chưa xong, nên ông cứ ép khách, chớ ông ăn không được.
Bà Hương trưởng nấu xong rồi, bây giờ bà mới rảnh rang, nên lên ngồi tại bộ ván nhà trên mà ăn trầu. Bà cứ liếc mắt ngó thầy giáo Bính, song bà không nói một tiếng chi hết.
Tiệc mãn rồi, thầy giáo mới nói với ông Hương thân trưởng: "Thưa ông Hương trưởng, phận tôi đơn chiếc lắm, dầu muốn cũng khó mà làm rình rang được. Hồi nãy ông nói dễ như vậy thì tôi hết sức cám ơn ông. Thôi, để mai mốt tôi đem lên đưa cho ông năm mươi đồng bạc. Ông mua sắm áo quần bao nhiêu tùy ý ông, song tôi xin ông mua một con heo đặng bữa cưới đãi hai họ. Hễ ông định ngày cưới thì tôi mời bà con đôi ba người lên đây. Ông cũng mời khách ít người. Ăn tiệc rồi chiều tôi rước dâu về. Làm như vậy, ông nghĩ coi có được hôn?"
Ông Hương trưởng nói: "Được mà, được mà. Thầy muốn sao cũng được hết. Tôi đã nói tôi dễ lắm".
Hương thân Mẩn với thầy giáo Bính cáo từ màø về.
Ông Hương trưởng nằm ngửa trên ván mà nghỉ. Bà Hương trưởng ở nhà sau bước lên hỏi rằng:
- Hồi nãy tôi nghe ông hứa gả con Đào cho thầy giáo Bính phải hôn?
- Ừ.
- Ông có chén rồi, ông hứa bất tử quá!
- Sao mà bất tử?
- Thầy giáo coi bộ lớn tuổi hơn con Đào nhiều quá mà gả giống gì.
- Thầy chừng ba mươi tuổi chứ già cả gì hay sao.
- Còn gì nữa! Lại nghe tin thầy có một đời vợ rồi.
- Tôi biết hồi thầy ở trên Cần Giuộc, thầy có cặp xách con nào đó, mà thầy bỏ đã lâu rồi mà.
- Con Đào nó nói thầy ưa mèo chó, bài bạc dữ lắm.
- Ối! Bà đừng có nhiều chuyện! Hễ tôi nhất định gả là tôi gả. Bà cứ nghe lời con Đào hoài! Thầy giáo thầy chịu cưới năm mươi đồng bạc, hễ thầy cưới rồi nó được làm "thím giáo", không sướng sao? Khéo làm bộ chê bai; người ta như vậy mà chê! Làm phách rồi trốn theo trai mới mang xấu.
Bà Hương trưởng không dám cãi nữa, bà trở đi xuống nhà sau, mặt buồn hiu.
Cách năm năm sau.
Trưa, Cô Đào đang nằn trên võng mà cho đứa con gái của cô mới đẻ được ba tháng bú. Thằng Khoa là con trai của cô, đã được ba tuổi rồi, nó đi lẫm đẫm trước mặt cô mà chơi. Một lát nó chạy lại ôm mặt em nó mà hun và nói: "Con thương con Lý quá."
Cô Đào xô nhẹ nhẹ cho nó dang ra và nói: "Đừng con. Để cho em ngủ. Con hun nó đây đố khỏi nó thức dậy cho mà coi."
Thằng Khoa cười, rồi đi ra cửa mà đứng.
Ngoài đường trời nắng chang chang. Con heo vá nằm dựa góc me nghỉ trưa, mắt nhắm lim dim, bụng thở hoi hóp. Con gà mái vàng dắt bầy con đi kiếm ăn, mẹ đứng trên đóng gác mà bươi, con chạy xung quanh kêu chét chét.
Thằng Khoa một tay vịn cánh cửa, còn tay kia thì đưa lên và thọc ngón trỏ vô miệng mà ngậm, đứng ngó gà ngó heo mà nói nhỏ như hát. Cách một hồi nó nói: "Ba về", rồi lăng xăng chạy ra lộ.
Thầy giáo Bính dừng xe máy trước cửa, thầy nhảy xuống gọn gàng và nói: "Đi vô con. Trời nắng lắm, đừng ra lộ". Thầy với nắm tay thằng Khoa mà dắt nó đi vô nhà, tay kia thầy dẫn cái xe máy.
Cô Đào bồng con ngồi dậy mà hỏi: "Bữa nay má bớt hay không?"
Thầy giáo Bính dựng cái xe dựa vách rồi lại ngồi trên ghế mà đáp:
- Bịnh coi cũng vậy, có thấy bớt gì đâu.
- Mình có hỏi hồi sớm mai này má có ăn cơm hay không?
- Tôi hỏi, má nói má ăn cơm không được; hồi sớm má mới hỏi mượn chị Cai tuần nấu cho má một chén cháo, mà má ăn có vài muỗn thì ói ra hết.
- Hôm qua tôi lên thăm thì má nói đã năm sáu bữa rồi má không có một hột cơm trong bụng. Khổ quá, đau mà cơm cháo ăn không được thì làm sao mà mạnh.
- Bởi vậy bữa nay tôi coi má yếu lung lắm.
- Má đã ốm sẵn, rồi không ăn cơm mấy bữa rày nữa, thì không yếu sao được. Cậu có tính rước thầy coi mạch hốt thuốc cho má uống hay không?
- Tôi thấy xẩn bẩn đi ra nhậu một ly, đi vô nhậu một ly hoài, có tính gì đâu.
- Thế khi cậu sợ uống thuốc tốn tiền nên không dám rước thầy chớ gì.
- Có lẽ tại vậy đó. Hồi nãy tôi có nói với cậu rằng tôi coi bịnh má nhiều lắm, vậy cậu phải coi thầy nài hay thì rước đặng coi mạch hốt thuốc cho má uống. Cậu nói thứ nhức đầu nóng lạnh để ít bữa thì hết, cần gì phải uống thuốc cho tốn tiền. Thầy thuốc nói dốc đặng ăn tiền, chớ họ giỏi gì đó mà rước họ; nếu họ giỏi thì họ không chết. Nói như vậy thì cùn chuyện rồi.
- Má thiệt vô phước quá! Gặp ông chồng ổng giỏi nghề uống rượu, uống mấy lít ổng cũng không biết say, chớ ổng không biết lo việc gì hết!
Thầy giáo chúm chím cười mà nói: "Nhờ ổng ưa uống rượu, nên tôi mới cưới được mình đó, mình nhớ hôn?" Thầy nói dứt lời rồi bồng thằng Khoa mà hun.
Chồng muốn nói pha lửng chơi, mà cô Đào đương có việc lo, nên cô không lấy lời vui vẻ mà đáp lại với chồng, cô ôm con Lý ngồi ngó sửng ra ngoài đường, mặt cô buồn hiu. Cô suy nghĩ một hồi rồi than rằng: "Thằng Lân nó đi đâu biệt mấy năm nay, không thấy tăm dạng gì hết. Bà già đau đó, không biết chừng tại nhớ nó nên buồn rầu mà sanh bịnh."
Thầy giáo nói: "Mình không phải thầy thuốc, làm sao mình dám đoán căn bịnh đó chớ. Thôi má đau, cậu không lo, thì mình lo. Để lát nữa đi dạy học, tôi ghé tôi nói với thầy Hoằng, rồi chừng nữa chiều, trời mát, mình mượn một cỗ xe mình rước ổng đặng ổng lên coi mạch hốt thuốc cho má uống. Mình đem hết hai đứa nhỏ theo, đặng ở trển ít bữa mà lo cơm cháo thuốc men cho má. Xe lên đó mình biểu nó chờ, đặng ông thầy Hoằng coi mạch rồi ổng theo xe ổng về mà hốt thuốc. Chừng tan học rồi, tôi lấy thuốc tôi đạp xe máy tôi mang lên cho."
Cô Đào nghe chồng nói như vậy thì cô rất cảm tình nên cô ngó chồng mà hỏi:
- Tôi đi lên ở trển rồi ở nhà ai lo cơm nước cho mình.
- Ối! chuyện nhỏ mọn hơi nào mà lo. Tôi qua nhà anh Hương thân kiếm cơm ăn, hay tôi mua cơm đàng quán tôi ăn đỡ cũng được mà. Bà già đau phải lo cho bà già, mình mạnh mà lo giống gì.
Thầy giáo coi đồng hồ, thầy đã gần tới giờ dạy học, thầy mới lật đật vô buồng thay đổi áo quần. Chừng thầy trở ra, thầy đưa cho vợ ba đồng bạc mà nói: "Lấy tiền đây mà đem hờ theo, đặng coi má muốn ăn vật gì thì mua cho má ăn. Thôi, để tôi đi sớm đặng tôi nói trước với thầy Hoằng và tôi dặn xe sẵn rồi chiều mát mình đi. Nè, chừng mình đi mình khóa cửa lại, rồi gởi chìa khóa cho thím Cấm đặng chiều về tôi mở cửa tôi vô nghe hôn."
Thầy giáo đi rồi, cô Đào lo tắm cho hai đứa con. Đến nữa chiều, xe đem lại, cô mới khóa cửa gửi chìa khóa cho thím Cấm, rồi bồng con lên xe. Cô lại ghé rước thầy Hoằng rồi đi lên cầu Mồng Gà.
Khi cô Đào với thầy Hoằng bước vô nhà thì thấy ông Hương trưởng Tồn nằm chình ình trên bộ ván giữa mà ngủ, ông ngáy nghe vo vo. Cô Đào mời thầy Hoằng ngồi, rồi cô bồng con đi thằng vô buồng mà thăm mẹ. Cách một lát cô trở ra mời thầy Hoằng vô coi mạch. Thầy coi mạch rất kỹ, chừng coi rồi thầy từ mà về đặng hốt thuốc cho thầy giáo đem lên cho sớm.
Cô Đào đưa thầy Hoằng ra cửa, rồi cô đứng lại hỏi nhỏ nhỏ rằng:
- Thầy coi bịnh má tôi có sao hôn thầy?
- Bịnh tuy nhiều, song không sao đâu mà sợ. Tôi hốt vài thang thì mạnh. Thím giáo phải cần ở nuôi bà Hương trưởng. Vái tổ cho uống thang đầu chịu, thì có lẽ mau mạnh lắm.
- Xin thầy giùm với tôi.
- Tôi phải ráng chớ.
Thầy Hoằng về rồi, cô Đào tay bồng con lý, tay dắt thằng Khoa, trở vô buồng thấy mẹ nằm thiêm thiếp, mắt nhắm lim dim, cô bèn lúc lắc hỏi mẹ muốn ăn cháo hay không. Mẹ cô không ừ hử chi hết, cô lấy làm lo sợ, nên cô ngồi xề trên giường mà khóc. Ngoài trước ông Hương trưởng Tồn vẫn còn ngáy vo vo.
Gần tối thằng Khoa đói bụng nên đòi ăn cơm. May lúc ấy có vợ Cai tuần Tam lại thăm, cô Đào mới cậy thím nấu giùm cho một nồi cơm và mua bốn cái trứng vịt luộc đặng giằm nước mắm mà ăn.
Cơm chín rồi, cô Đào mới bới một chén mà cho thằng Khoa ăn, rồi cô đốt đèn ngồi than thở với thím Cai tuần về sự mẹ đau.
Ông Hương trưởng thức dậy thấy cô Đào thì hỏi:
- Mày lên hồi nào vậy?
- Tôi mới lên hồi chiều.
- Thằng Giáo mới lên thăm hồi trưa, sao mày còn lên chi nữa?
- Thầy giáo biểu tôi lên ở nuôi má tôi ít bữa.
- Khéo làm rộn! Hễ đau thì thủng thẳng rồi mạnh chớ nuôi giống gì.
Cô Đào không thèm trả lời; cô bỏ đi vô buồng mà ngồi một bên mẹ, mượn thím Cai tuần coi chừng giùm thằng Khoa.
Tối một lát, thầy giáo Bính đạp xe máy đem lên một thang thuốc. Thằng Khoa với con Lý đều ngủ hết. Cô Đào rảnh tay, nên đi lấy siêu nhúm lửa sắc thuốc, rồi cô dọn cơm cho ông Hương trưởng ăn. Thầy giáo nói thầy ăn cơm rồi, nên thầy đi xuống nhà sau mà kiếm vợ và nói nhỏ: "Thầy Hoằng nói riêng với tôi rằng bịnh má nguy lắm rồi, sợ qua không khỏi đêm nay."
Cô Đào kêu trời, nước mắt chảy ròng ròng.
Thầy giáo khuyên vợ rằng:
- Mình phải tĩnh trí mà lo cho má, chớ khóc làm chi. Để sắc thang thuốc rồi cho má uống thử coi.
- Cậu kỳ cục quá. Má đau như vầy mà bộ cậu không lo chút nào hết. Rủi má có bề nào rồi làm sao.
- Cậu không lo thì mình lo. Như rủi má mất thì tôi về tôi kêu chệt mà bán con heo đủ chôn cất má mà.
Cô Đào mượn thím Cai tuần coi chừng siêu thuốc và dặn hễ chừng ông Hương trưởng ăn cơm rồi thì thím bưng dọn giùm, rôi cô vô ngồi một bên mẹ mà khóc hoài.
Thầy giáo tính đem thang thuốc lên rồi thầy về nghỉ, mà bây giờ thầy thấy tình cảnh như vậy thầy không nỡ về. Thầy nằm với hai đứa con mà quạt cho chúng nó ngủ.
Ông Hương trưởng ăn cơm rồi, ông nằm trên ván mà chơi một hồi rồi cũng ngủ nữa.
Thuốc sắc tới rồi, thím Cai tuần mới bưng vô buồng. Thím hiệp với cô Đào mà kêu mà bà Hương trưởng dậy uống thuốc. Bà nằm trơ trơ, mở mắt ra rồi nhắm lại. Thầy giáo thấy vậy mới biểu vợ lấy muỗng múc mà đổ cho bà. Bà ực được vài muỗng, rồi không nuốt nữa, thuốc đổ vô thì chảy ra hai bên khóe miệng hết.
Vợ chồng thầy giáo với thím Cai tuần không biết làm sao, chỉ thức mà canh bà, tính chờ sáng rồi rước thầy Hoằng nữa.
Đến khuya bà Hương trưởng tắt hơi.
Thầy giáo kêu ông Hương trưởng thức dậy mà cho ông hay. Ông ngồi gãi đầu mà hỏi:
- Bả tắt hơi rồi hay sao?
- Tắt hơi rồi.
- Hồi hôm tao thấy bây sắc thuốc gì đó, bây không có cho bả uống hay sao?
- Cho uống được có vài muỗng rồi má không nuốt được nữa.
- Tao nói thầy thuốc họ nói dóc đặng họ bán rễ cây. Tin làm chi không biết. Uống rượu như tao đây, con gì độc ở trong mình nó phải chết hết thảy, còn đâu mà hại tỳ vị của mình, làm cho mình đau được.
Ông bước vô buồn, đứng ngó xác bà một cái rồi trở ra lấy rượu mà uống.
Cô Đào khóc mà kêu má, nghe rất thảm thiết.
Thầy giáo bàn tính với vợ rồi trời rựng đông thầy đạp xe mà về chợ Trạm. Thầy kêu chệt bán con heo, rồi đem lên đưa cho vợ bốn mươi đồng bạc đặng cậy xóm riềng mua hòm mà chôn cất bà Hương trưởng cho ấm cúng.
Ông Hương trưởng cứ lo uống rượu, không thèm cần tới đám ma, bỏ phú cho vợ chồng thầy giáo, làm sao thì làm. Tuy làm tiện tặn hết sức, lại nhờ có làng xóm đi biếu cũng bộn, song chôn bà Hương trưởng rồi, vợ chồng thầy giáo bồng con trở về chợ Trạm thì trong túi chỉ còn bảy đồng bạc.
Hồi thầy giáo Bính nói mà cười, thì cô Đào chê thầy ưa mèo chó, ham bài bạc. Ông Hương Tồn trưởng lấy năm mươi đồng mà gả bướng, cũng như ông bán cô. Cô lấy làm bất bình, song cô phải vưng chịu, cô không dám cãi. Vợ chồng ở với nhau năm năm nay, thiệt thầy giáo Bính không bỏ tánh cũ, đã có con mà thầy vẫn chơi bời hoài. Nhiều khi cô Đào khuyên lơn dứt bẫn, mà những lời của cô nói chẳng khác nào như nước đổ trên lá môn, thầy gạt ngang hết thảy, chẳng bao giờ thèm đếm xỉa tới, vì vậy nên đối với thầy, cô coi tình nghĩa lợt lạt, chớ không mặn nồng như vợ chồng người ta. Nhờ có hoạn nạn này, cô mới thấy tuy thầy ham chơi bời, song thầy cũng có lương tâm, lúc mẹ cô đau thầy lo thuốc men, khi mẹ cô chết thầy lo chôn cất. Cô nhớ tới cái nghĩa cử ấy, cô rất cảm động, rồi cô mới biết kính mến chồng.
Cuộc thạnh suy chẳng khác nào cái bánh xe cứ lăn tròn hoài, hễ thạnh rồi tới suy, suy rồi tới thạnh. Cô Đào đương nồng nàn tình nghĩa với chồng, kế nghe tin nhà nước bãi chức hết thảy thầy giáo làng không có bằng cấp sư phạm, định phát tiền cứu giúp cho mọi người ít tháng lương đặng ăn đỡ rồi kiếm việc khác mà làm. Cô Đào ngó hai đứa con, cô chảy nước mắt.
Thầy giáo Bính thấy vợ buồn thì nói rằng: "Ối! Cần gì. Thôi làm thầy giáo, tôi lên Sài Gòn kiếm việc khác mà làm, tôi ăn lương còn nhiều hơn nữa."
Cách ít ngày có giấy xuống bãi chức thầy giáo Bính và cho thầy lãnh ba tháng lương. Thầy lãnh tiền rồi đưa cho vợ mười đồng mà nói rằng: "Mình cất tiền đây để dành ở nhà mua gạo mà ăn. Để tôi lên Sài gòn kiếm việc tôi làm. Hễ tôi có chỗ làm, tôi mướn phố rồi tôi sẽ về rước mấy mẹ con lên trển mà ở, chớ bây giờ dắt hết lên trển không tiện."
Thầy đi chừng một tháng rồi thầy trở về, nói đã kiếm được chỗ làm, ăn lương mỗi tháng năm mươi đồng. Thầy bán hết đồ đạc trong nhà, trả phố cho chủ, rồi rước vợ con lên Sài Gòn.