watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tiền Bạc Bạc Tiền-Chương 4 - tác giả Hồ Biểu Chánh Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh

Chương 4

Tác giả: Hồ Biểu Chánh

Tranh cử Hội đồng tốn hao hơn hai muôn rưỡi đồng bạc, rồi kế chồng đau chạy thuốc gần một tháng và chồng chết lo tống táng nữa, bởi vậy Đỗ Thị chôn chồng rồi thì trong tủ sắt không còn đến một trăm đồng bạc. Đỗ Thị rầu buồn nỗi nợ nần, phần chồng vay của Chà Xã Tri một muôn, còn phần bà vay riêng của bà Đội Thinh ba ngàn, bây giờ biết lấy chi mà trả.
Đến bữa cúng thất mà bà không thấy Thái Thường ra. Chiều bà sai Như Bình vô Chợ Lớn biểu Thái Thường ra cho bà nói chuyện.
Như Bình, Thái Thường và Thanh Huê tựu đủ rồi Đỗ Thị mới tỏ thiệt việc nhà cho con rể biết rồi hỏi chúng nó bây giờ phải liệu lẽ nào.
Thái Thường ngồi hút thuốc, bộ vui vẻ như thường, song không nói chi hết.
Như Bình ngó vợ rồi nói rằng:
- Thưa má, nhà này thuở nay ăn xài quá độ. Nếu muốn trả nợ cho được thì mỗi người phải tiện tặn mà cũng phải lo làm ăn nữa mới được.
Đỗ Thị thở dài rồi nói rằng:
- Tao thuở nay sung sướng quen rồi, bây giờ mày bảo tao đi mua gánh bán bưng tao làm sao đặng.
- Phải ráng chớ.
- Dầu mẹ con tao có làm ăn đi nữa, lại có lời đủ mà trả nợ hay sao?
- Con tính như vầy: bây giờ ba với má mắc nợ hết thảy là mười ba ngàn đồng. Má bán cái xe hơi với mấy bộ hột xoàn có lẽ đủ trả cho bà Đội Thinh được. Còn mối nợ của xã-tri một muôn thì má bán hết nhà đất và đồ đạc trong nhà chắc là đủ trả.
- Ủa! Mày tính như vậy rồi mẹ con tao ra ngoài chợ mà ở hay sao?
- Con tính đó là tính phỏng, chớ nếu má bán hết gia tài thì trả nợ rồi có lẽ cũng còn dư được chút đỉnh. Má mướn một căn phố nhỏ nhỏ mà ở rồi dùng số bạc dư ấy làm vốn mà mua bán chắc cũng đủ ăn mà.
Thanh Huê nãy giờ ngồi lặng thinh, tưởng cô sầu não quá không nói được, chẳng dè cô suy nghĩ bây giờ cha mẹ nghèo rồi, cô không nhờ cậy xin xỏ được nữa, nên cô tức rồi vùng nói rằng:
- Giàu rồi mà còn sanh sự muốn làm Hội đồng chi vậy không biết! Má tính sao thì má tính. Phần tôi thì tôi không lo, hễ túng tiền tôi vô cô Phủ tôi xin tôi xài.
Đỗ Thị nghe giọng nói của Thanh Huê thì giận lắm, nên liếc ngó rồi mắng rằng:
- Mày là đồ khốn nạn! Mày lo cho phận mày mà thôi, ta chết trối kệ tao há?
Thanh Huê đứng dậy bỏ đi ra nhà sau. Đỗ Thị buồn tủi nên kéo gối mà nằm không thèm nói nữa.
Thái Thường đứng dậy từ mà về.
Qua ngày sau, Đỗ Thị dắt Thanh Kiều vô lạy lục khóc lóc xin bà Phủ Khánh Long giúp tiền đặng trả nợ cho chồng, nói rằng nếu không giúp thì chắc họ kiện, rồi thi hành phát mãi nhà cửa xấu hổ lắm.
Bà Phủ hứ một cái rồi gio dảnh nói rằng:
- Mầy là đồ hư lắm. Tại mày muốn làm bà Hội đồng, mày xúi giục chồng mày, nên bây giờ mới tàn mạt đó đa! Hồi trước mầy chưng mầy là con nhà trâm anh, còn mầy chê tao là đồ vợ Tây vợ Tà. Thứ vợ Tây mà có tài gì nên cứu con nhà trâm anh cho được. Thôi, thôi, đừng có lạy lục chi hết. Về tính lấy, tao không biết đâu.
Bà Phủ nói mấy lời rồi ngoe ngoảy bỏ đi vô buồng mà nằm. Đỗ Thị liệu nói nữa cũng vô ích, nên lau nước mắt rồi mẹ con dắt nhau đi về.
Nợ không trả vốn mà cũng không trả lời, nên cách ít ngày chà xã-tri với bà Đội Thinh đều vào đơn trên Tòa mà kiện, rồi biên tịch tài sản định ngày phát mãi.
Đỗ Thị gởi thơ ra Hà Nội cho Bá Kỳ hay, rồi lén dọn một ít món đồ quý mà gửi cho Như Bình. Đỗ Thị với Thanh Kiều ban ngày cũng như ban đêm, cứ ngồi khóc hoài, tính ở lỳ tại đó chừng nào họ bán nhà rồi sẽ về ở đậu với thằng rể lớn. Còn Thái Thường thì biệt tăm tích, không thấy tới lui nữa; có bữa Đỗ Thị sai Như Bình vô kêu, anh ta cũng không thèm ra.
Bữa nọ, ăn cơm chiều rồi, Đỗ Thị nằm gác tay qua trán mà lo tính việc nhà. Trời sẫm trong nhà đã tối rồi mà không chịu vặn đèn lên. Thình lình bà Phán Quý ở ngoài bước vô hỏi rằng:
-Ủa! Nhà đi đâu mất hết, mà tối rồi chưa đốt đèn, để tối mò như vầy nè?
Đỗ Thị lồm cồm ngồi dậy vặn đèn lên, lật đật chào hỏi rồi mời chị sui ngồi.
Bà Phán Quý dòm cùng trong nhà rồi hỏi rằng:
- Con nhỏ nó đi đâu vắng vậy chị?
Hổm nay Đỗ Thị thấy Thái Thường không tới lui, đến nỗi cho kêu cũng không chịu ra, thì có bụng nghi Thái Thường thấy nhà mình nghèo rồi nên anh ta muốn bội ước. Nay có bà Phán đến thăm, lại vừa mới ngồi liền hỏi con dâu đi đâu, thì Đỗ Thị mừng thầm nên lật đật kêu Thanh Kiều.
Thanh Kiều ở nhà sau, mà nghe nói có bà Phán, cô không chịu ra mặt, nên sai gia dịch lên thưa dối rằng cô đã đi xuống Đất Hộ mà thăm cô hai Thanh Huê chưa về.
Đỗ Thị muốn sai đứa ở chạy đi kêu. Bà Phán cản mà nói rằng:
- Thôi, thôi, kêu làm chi; tôi thấy vắng nên tôi hỏi vậy chớ. May không có nó ở nhà, vậy mình nói chuyện mới thong thả.
Bà Phán têm trầu mà ăn và nói rằng:
- Hổm nay tôi muốn ra nói chuyện chơi với chị đặng chị giải khuây, ngặt trong mình không được mạnh nên không đi được... Thiệt chị vô phước quá, ai thấy vậy cũng thương. Tôi xét phận tôi đây thì tôi biết, hồi ông Phán ở nhà ổng mất tôi buồn rầu biết chừng nào, bởi vậy bây giờ tôi thấy phận chị tôi thương quá. Ảnh sức mạnh lắm, chớ phải yếu đuối gì đó sao, rồi đau sơ sịa có mấy bữa rồi ra như vậy.
Đỗ Thị hít mũi rồi đáp rằng:
- Bịnh của ở nhà tôi thì có thấy chỗ gì nặng lắm đâu. Tôi chắc là tại ổng thất cử ổng buồn rầu rồi bịnh nó dồi dập thêm, nên mới hại như vậy đó.
Bà Phán ngồi xích lại gần rồi hỏi nhỏ rằng:
- Tôi nghe họ đồn anh mất để nợ đến hai ba muôn đồng, bây giờ mấy chủ nợ họ ó lên họ kiện đặng bán nhà, bán đất, thiệt có như vậy hay không chị? Tôi sợ họ ghét rồi họ đồn tầm bậy tầm bạ, nên tôi lật đật ra hỏi chị đây.
Đỗ Thị hổ thẹn nên day mặt chỗ khác làm bộ kiếm cái khăn và nói nhỏ nhỏ rằng:
- Chuyện họ nói đó cũng có. Lúc ra tranh cử Hội đồng tốn hao nhiều quá nên ổng có vay thêm hết mười ba ngàn. Hôm trước tôi có nói chuyện với thằng thầy thuốc. Vậy chớ nó không có nói lại cho chị nghe hay sao?
- Cơ khổ! Nó có nói ở đâu!
- Bây giờ chủ nợ họ đã vô đơn họ kiện rồi. Tôi tính để tôi bán cái nhà này mà trả nợ dứt cho họ, rồi tôi kiếm mua một cái nhà nhỏ nhỏ tôi ở; ổng mất rồi, nay mai con Tư lấy chồng thì nó theo chồng, còn thằng Ba tôi nó đi học, sau này nó có về thì nó đi làm việc, tôi có một mình ở nhà lớn minh mông cũng không ích gì.
- Ảnh mất mà việc nhà chị bối rối thiệt tội nghiệp quá!
Bà Phán ngồi lặng thinh một hồi rồi nói tiếp rằng:
- Tôi ra đây thiệt trước thăm chị, sau tôi nói chuyện sắp nhỏ luôn thể.
Đỗ Thị tưởng bà Phán nói ngày cưới nên lóng tai nghe, chẳng dè bà Phán lại nói rằng:
- Mấy tháng nay chị đã biết bụng tôi, thiệt tôi thương con Tư lắm. Tôi không hiểu tại cớ nào mà hôm trước thằng thầy thuốc nó về nó nói với tôi nó muốn đi Tây học nữa chớ nó không chịu cưới vợ. Tôi rầy la nó hết sức mà nó không nghe lời. Có con đời này khó quá, nó muốn ngang nào được ngang nấy, thiệt tôi không biết làm sao được nên tôi ra cho chị hay coi chị tính lẽ nào.
Đỗ Thị nghe nói giận quá, song bà dằn lòng tỉnh táo mà đáp rằng:
- Chị nói mấy lời tôi đủ hiểu rồi. Ông thầy thuốc ổng thấy mẹ con tôi bây giờ suy sụp rồi, nên ổng tính hồi hôn đặng ổng đi kiếm con nhà giàu ổng cưới chứ gì. Con trai đời nay chú nào cũng vậy hết thảy, cứ ham tiền ham bạc chớ không kể gì làm nhơn nghĩa.
Bà Phán có con làm đến thầy thuốc thì bà trọng lắm, coi thiên hạ không ai bằng, bởi vậy bà nghe Đỗ Thị nhiếc con bà ham giàu thì bà phiền nên bà cười gằn mà đáp rằng:
- Chị đừng có nói như vậy. Tôi biết bụng con tôi, nó không có tánh tham phú phụ bần như họ đâu. Chị phải nhớ lại mà coi, chị có giàu gì hơn tôi, nếu con tôi nó ham giàu thì nó đương thèm đi nói con chị đa.
- Nếu nó không ham giàu sao bây giờ nó lại bội ước?
- Không biết chừng hay là nó nghe con gái chị có hư chỗ nào đó chăng?
- Con tôi hư chỗ nào đâu chị chỉ thử coi?
- Không, chị đừng có nóng chớ! Cái đó là tôi nói ví dụ mà nghe đó thôi, chớ tôi có biết con chị hư chỗ nào đâu. Nhưng mà tôi biết chắc bây giờ làm thế nào con tôi nó cũng không chịu cưới.
- Tôi có nài nỉ chị đâu.
- Chớ tôi lại nài hồi nào? Chị nhớ lại mà coi, hồi trước tôi dắt con tôi đến coi mặt rồi thôi, chớ tôi không chịu đi nói, chỉ tại chị sai cô Năm Liêu vô ngày một mà thúc tôi hoài nên tôi vị tình tôi mới đi nói, chớ chị giàu muôn hộ gì đó mà tôi ham.
Đỗ Thị gốc con nhà giàu sang nên đã tập tánh khinh thị nhà nghèo quen rồi; chớ chưa từng chịu để cho ai khinh bỉ mình. Nay nghe bà Phán nói giọng cao hơn mình thì tức giận quá không biết đáp thế nào cho đã nư giận, cùng trí rồi mới nói bướng rằng:
- Thôi tôi cũng chẳng muốn nói nhiều lời làm mích lòng chị mà làm chi. Chị tính hồi hôn tôi cũng cầu. Tuy bây giờ trời khiến nhà tôi suy sụp, song phận con tôi cũng chẳng ế chồng đâu mà tôi sợ, bởi vì cô nó là chị Phủ tôi trong Chợ Lớn, hồi trước chỉ cũng không chịu gả nó cho ông thầy thuốc, tại ở nhà tôi gả, chỉ theo rầy hoài, cứ trách sao không để cho chỉ gả. Hổm nay chỉ ra biểu tôi để chỉ đem con nhỏ về trỏng chỉ nuôi đặng nó coi sự nghiệp cho chỉ, bởi vì chỉ không có con mà sự nghiệp tới hai ba chục muôn chỉ coi không xiết. Ấy vậy, nếu ông thầy thuốc không cưới nó thì thân nó càng sung sướng, chớ có hại chi đâu mà tôi lo.
Bà Phán thiệt cũng vì nghe Đỗ Thị suy sụp nên mẹ con bàn tính với nhau rồi ra hồi hôn, mà bà quên sự bà Phủ Khánh Long giàu lớn không có con, gia tài ngày sau sẽ về ba đứa cháu, nên bà mới nói hủy, không dè dặt chút nào hết. Chừng bà nghe Đỗ Thị nói bà Phủ tính đem Thanh Kiều về nuôi, nghĩa là bây giờ Thanh Kiều có tiền nhiều ngày sau còn hưởng gia tài lớn, thì bà hối hận vô cùng.
Mà thôi, nói đã lỡ rồi, trở lại sao được. Tiếc thì đáng tiếc, song tiếc cũng chẳng ích gì, bởi vậy bà nói rằng:
- Nếu bà Phủ có lòng thương con chị như vậy thì tôi cũng mừng cho nó. Xin chị đừng có phiền tôi. Hai chị em mình không được gần nhau, thiệt là tại con tôi nó muốn đi học nữa, chớ không phải tại tôi đâu.
Bà Phán nói dứt lời rồi đứng dậy từ mà về. Đỗ Thị đưa ra tới thềm. Bà Phán đứng giữa ngó vô nhà mà nói rằng:
- Nhà cất đã tốt, mà cuộc đất cũng thiệt là đẹp. Nếu chị không gìn giữ được, bán cho người ta ở thì uổng quá. Thôi, tôi kiếu chị.
Đỗ Thị nghe mấy lời chót của bà Phán lại càng tức giận hơn nữa. Bà trở vô nhà nằm ngay trên ván mà khóc. Thiên hạ họ xấu thiệt! Hồi nào mình giàu, họ bợ đỡ mình, bây giờ mình nghèo họ khinh bỉ mình thái quá! Đỗ Thị quên việc ngày trước bà chê Hiếu Liêm nghèo hèn bà không chịu gả con, bà chỉ nhớ có sự người ta thấy bà nghèo người ta chê con bà mà thôi, chớ chi bà nhớ việc Hiếu Liêm ngày trước thì chắc ngày nay bà không trách mẹ con bà Phán.
Đỗ Thị tức giận muốn vô bà Phủ mà phân trần việc xấu hổ của mình, rồi xin bà ra tiền mua hết nhà đất và xin gởi Thanh Kiều ở với bà đặng che bớt miệng thiên hạ, mà rồi bà nghĩ bà Phủ tánh khó lắm, sợ nói không được mà lại còn bị mắng thêm, nên bà nằm co mà khóc, không đi đâu hết. Cách một lát, Thanh Kiều bước ra dọn dẹp trầu nước.
Đỗ Thị bèn hỏi:
- Con đi xuống chị Hai con làm gì?
Thanh Kiều đáp rằng:
- Con biểu bầy trẻ nói dối với má, nãy giờ con nằm trong buồng chớ có đi đâu!
Đỗ Thị ngó con chưng hửng rồi hỏi nữa rằng:
- Té ra nãy giờ mẹ nói chuyện với bà Phán Quý, con nghe hết sao?
- Con nghe đủ hết.
Đỗ Thị đau đớn trong lòng nên lấy khăn lau nước mắt, không nói tiếng chi được nữa. Thanh Kiều cười và nói rằng:
- Mà buồn làm chi. Thầy thuốc Thái Thường hồi hôn, ấy là may cho con, bởi vậy nãy giờ con vui lắm, có hại chi đâu mà má buồn.
Đỗ Thị thấy con bị chồng chê mà lại hân hoan thì bà lấy làm lạ, song bà đa đoan trong lòng nên không tính hỏi duyên cớ làm chi.
Cách chẳng bao lâu, Trưởng tòa đến niêm nhà cửa tài vật, rồi kế Lục sự đến đánh trống rao phát mãi.
Mẹ con Đỗ Thị dắt nhau qua Đất Hộ tá túc với rể là Lý Như Bình. Thanh Huê là vợ Như Bình, từ khi có chồng, thì ỷ mình là con nhà giàu có nên coi chồng như rơm như rác, ban ngày cũng như ban đêm cứ dồi phấn thoa son, thay quần đổi áo đi câu tôm câu cá hoài, chồng có dứt bẩn thì mắng vãi trên đầu, không thèm kể đến; mà Như Bình một là vì xét phận mình nghèo, hai là vì thấy vợ chồng Bá Vạn cưng con, dầu có mét cũng chẳng rầy la chi hết, bởi vậy anh ta nhịn thua, nhắm mắt để cho vợ thong thả bài bạc không thèm nói tới.
Đến lúc này Thanh Huê chẳng còn cậy nhờ cha mẹ như trước nữa được, mà ngựa quen đường cũ, cũng cứ đi đánh bài hoài, Như Bình rầy hẳn, nhứt định không cho Thanh Huê cầm đến cây bài.
Đỗ Thị thất thế, đến tá túc với rể, không dám binh con, nên Thanh Huê phải xuống nước ép mình vưng lời chồng, nhưng mà trong bụng thầm oán, quyết tình hễ ngày nào mình có tiền bạc nhiều thì sẽ hành hạ thân chồng lại mà trả thù.
Tuy Đỗ Thị hết gia sản, song bà còn giấu được một bộ cà rá với vài đôi bông tai hột xoàn. Bà bán bớt bộ cà rá với một đôi bông làm vốn cho vay đặng kiếm lời mẹ con chi dụng.
Mẹ con Đỗ Thị ở đậu nhà Như Bình được ít ngày, kế gặp dịp bãi trường, Bá Kỳ về thăm nhà. Tuy lúc cha chết Bá Kỳ ở xa nên không về mà báo hiếu được, song việc nhà nhờ có Như Bình gởi thơ nên anh ta đã biết hết.
Bá Kỳ về đến Sài Gòn thấy mẹ với em ở nhà anh rể thì yên lòng, thầm tính để mình học cho thành thân đặng sau có nuôi mẹ và nuôi em. Có bữa anh ta đến thăm Hiếu Liêm, đem chuyện thầy thuốc Thái Thường hồi hôn em mình ra mà nói, thì Hiếu Liêm làm lơ nói lảng, ý không muốn nghe chuyện Thanh Kiều. Bá Kỳ nghĩ Hiếu Liêm còn phiền mẹ mình, lại nghĩ trước kia mẹ mình đã chê người ta, nếu bây giờ mình còn tính kết nhơn duyên lại thì là trái lễ nghĩa lắm, bởi vậy Bá Kỳ thiệt muốn cho Hiếu Liêm với Thanh Kiều kết tóc trăm năm, mà vì anh ta ngại ngùng nên không dám nói ra.
Bà Phủ Khánh Long chẳng hiểu là tại ăn năn những lời khắc bạc với Đỗ Thị hay là tại bà sợ miệng thiên hạ chê cười bà giàu sang mà không biết thương em cháu, mà bữa nọ bà đi kiếm nhà Như Bình rồi biểu Đỗ Thị dắt con vô nhà bà mà ở. Đỗ Thị hờn việc trước nên giục giặc không muốn đi. Bà Phủ mới nói rằng:
- Khi trước tao giận tao nói như vậy, chớ cắt ruột sao cho đành. Tao giàu sang lẽ nào tao đành bỏ mẹ con bây cực khổ như vậy hay sao. Mẹ con bây về ở với tao. Thầy thuốc Thái Thường nó chê con Thanh Kiều nghèo nó không thèm cưới, để tao gả lấy chồng coi có hơn nó hay không.
Đỗ Thị nghe bà Phủ tính gả Thanh Kiều thì mừng rỡ, nếu bà gả thì chắc là gả con nhà giàu có được, bởi vậy hết giục giặc nữa, và xin vài bữa rồi sẽ đem đồ đạc vô mà ở.
Bà Phủ về rồi, Bá Kỳ can mẹ xin ráng chịu cực vài năm nữa, đợi mình ra trường rồi mình lo bảo bọc, chẳng nên chìu lụy bà Phủ làm gì. Đỗ Thị không nghe lời, cứ thâu xếp quần áo rồi dắt Thanh Kiều vô Chợ Lớn.
Bá Kỳ phiền quá nên nói rằng:
- Má đã đến nước này mà còn mê mùi giàu sang. Đồng bạc của cô Phủ là đồng bạc bất nhơn, má ăn làm gì.
Đỗ Thị gạt ngang rồi kêu xe chở đồ và dắt Thanh Kiều đi. Bá Kỳ buồn quá, mới đi xuống nhà Hiếu Liêm thuật việc ấy lại cho Hiếu Liêm nghe, rồi nói rằng:
- Tôi với anh không phải ruột thịt, song thương nhau cũng như con một nhà, không lẽ tôi giấu anh. Cô của tôi ngày trước làm điều đại ác nên mới giàu lớn được đó. Tôi nói thiệt, thà là tôi chết đói chớ không khi nào tôi chịu thọ của cô tôi một đồng xu. Má tôi suy sụp đã bị người ta khinh bỉ rồi mà chưa tởn, nghe cô tôi đem về nuôi thì vui mừng, nghe cô tôi tính gả Thanh Kiều cho con nhà giàu thì đắc ý, nên bươn bả đi vô ở với cô tôi liền, không kể liêm sỉ chi hết; tôi coi ý má tôi ham gả con Thanh Kiều cho người giàu sang hoài. Nói thì mang tội với trời đất, chớ thiệt má tôi tệ quá.
Hiếu Liêm lóng tai nghe kỹ rồi chau mày hỏi rằng:
- Bác đi mà cô Tư cổ cũng vui lòng đi theo nữa sao?
- Thì má tôi đi đâu nó phải theo đó, chớ cãi sao được.
- Nếu cổ vui lòng đi theo thì thôi, anh can gián làm chi.
Bá Kỳ ngồi lặng thinh một hồi rồi nói rằng:
- Tiền bạc thiệt là khốn nạn lắm! Vì tiền bạc, bạc tiền mà người đời họ hư danh dự, họ phế nhơn nghĩa, họ quên liêm sỉ hết. Phận tôi đây cũng vậy, nếu tôi chê đồng bạc phi nghĩa thì làm sao tôi học nữa được? Khổ lắm, khổ lắm!
Hiếu Liêm nghe nói vùng đứng dậy ngó ngay Bá Kỳ mà hỏi rằng:
- Anh chê đồng bạc của tôi hay không? Nếu anh không chê, thì tôi tuy không giàu, song tôi nguyện giúp cho anh ăn học đến cùng, anh đừng ngại chi hết.
Bá Kỳ nắm tay Hiếu Liêm rồi hai anh em nhìn nhau, thảy đều rưng rưng nước mắt.



Tranh cử Hội đồng tốn hao hơn hai muôn rưỡi đồng bạc, rồi kế chồng đau chạy thuốc gần một tháng và chồng chết lo tống táng nữa, bởi vậy Đỗ Thị chôn chồng rồi thì trong tủ sắt không còn đến một trăm đồng bạc. Đỗ Thị rầu buồn nỗi nợ nần, phần chồng vay của Chà Xã Tri một muôn, còn phần bà vay riêng của bà Đội Thinh ba ngàn, bây giờ biết lấy chi mà trả.

Đến bữa cúng thất mà bà không thấy Thái Thường ra. Chiều bà sai Như Bình vô Chợ Lớn biểu Thái Thường ra cho bà nói chuyện.

Như Bình, Thái Thường và Thanh Huê tựu đủ rồi Đỗ Thị mới tỏ thiệt việc nhà cho con rể biết rồi hỏi chúng nó bây giờ phải liệu lẽ nào.

Thái Thường ngồi hút thuốc, bộ vui vẻ như thường, song không nói chi hết.

Như Bình ngó vợ rồi nói rằng:

- Thưa má, nhà này thuở nay ăn xài quá độ. Nếu muốn trả nợ cho được thì mỗi người phải tiện tặn mà cũng phải lo làm ăn nữa mới được.

Đỗ Thị thở dài rồi nói rằng:

- Tao thuở nay sung sướng quen rồi, bây giờ mày bảo tao đi mua gánh bán bưng tao làm sao đặng.

- Phải ráng chớ.

- Dầu mẹ con tao có làm ăn đi nữa, lại có lời đủ mà trả nợ hay sao?

- Con tính như vầy: bây giờ ba với má mắc nợ hết thảy là mười ba ngàn đồng. Má bán cái xe hơi với mấy bộ hột xoàn có lẽ đủ trả cho bà Đội Thinh được. Còn mối nợ của xã-tri một muôn thì má bán hết nhà đất và đồ đạc trong nhà chắc là đủ trả.

- Ủa! Mày tính như vậy rồi mẹ con tao ra ngoài chợ mà ở hay sao?

- Con tính đó là tính phỏng, chớ nếu má bán hết gia tài thì trả nợ rồi có lẽ cũng còn dư được chút đỉnh. Má mướn một căn phố nhỏ nhỏ mà ở rồi dùng số bạc dư ấy làm vốn mà mua bán chắc cũng đủ ăn mà.

Thanh Huê nãy giờ ngồi lặng thinh, tưởng cô sầu não quá không nói được, chẳng dè cô suy nghĩ bây giờ cha mẹ nghèo rồi, cô không nhờ cậy xin xỏ được nữa, nên cô tức rồi vùng nói rằng:

- Giàu rồi mà còn sanh sự muốn làm Hội đồng chi vậy không biết! Má tính sao thì má tính. Phần tôi thì tôi không lo, hễ túng tiền tôi vô cô Phủ tôi xin tôi xài.

Đỗ Thị nghe giọng nói của Thanh Huê thì giận lắm, nên liếc ngó rồi mắng rằng:

- Mày là đồ khốn nạn! Mày lo cho phận mày mà thôi, ta chết trối kệ tao há?

Thanh Huê đứng dậy bỏ đi ra nhà sau. Đỗ Thị buồn tủi nên kéo gối mà nằm không thèm nói nữa.

Thái Thường đứng dậy từ mà về.

Qua ngày sau, Đỗ Thị dắt Thanh Kiều vô lạy lục khóc lóc xin bà Phủ Khánh Long giúp tiền đặng trả nợ cho chồng, nói rằng nếu không giúp thì chắc họ kiện, rồi thi hành phát mãi nhà cửa xấu hổ lắm.

Bà Phủ hứ một cái rồi gio dảnh nói rằng:

- Mầy là đồ hư lắm. Tại mày muốn làm bà Hội đồng, mày xúi giục chồng mày, nên bây giờ mới tàn mạt đó đa! Hồi trước mầy chưng mầy là con nhà trâm anh, còn mầy chê tao là đồ vợ Tây vợ Tà. Thứ vợ Tây mà có tài gì nên cứu con nhà trâm anh cho được. Thôi, thôi, đừng có lạy lục chi hết. Về tính lấy, tao không biết đâu.

Bà Phủ nói mấy lời rồi ngoe ngoảy bỏ đi vô buồng mà nằm. Đỗ Thị liệu nói nữa cũng vô ích, nên lau nước mắt rồi mẹ con dắt nhau đi về.

Nợ không trả vốn mà cũng không trả lời, nên cách ít ngày chà xã-tri với bà Đội Thinh đều vào đơn trên Tòa mà kiện, rồi biên tịch tài sản định ngày phát mãi.

Đỗ Thị gởi thơ ra Hà Nội cho Bá Kỳ hay, rồi lén dọn một ít món đồ quý mà gửi cho Như Bình. Đỗ Thị với Thanh Kiều ban ngày cũng như ban đêm, cứ ngồi khóc hoài, tính ở lỳ tại đó chừng nào họ bán nhà rồi sẽ về ở đậu với thằng rể lớn. Còn Thái Thường thì biệt tăm tích, không thấy tới lui nữa; có bữa Đỗ Thị sai Như Bình vô kêu, anh ta cũng không thèm ra.

Bữa nọ, ăn cơm chiều rồi, Đỗ Thị nằm gác tay qua trán mà lo tính việc nhà. Trời sẫm trong nhà đã tối rồi mà không chịu vặn đèn lên. Thình lình bà Phán Quý ở ngoài bước vô hỏi rằng:

-Ủa! Nhà đi đâu mất hết, mà tối rồi chưa đốt đèn, để tối mò như vầy nè?

Đỗ Thị lồm cồm ngồi dậy vặn đèn lên, lật đật chào hỏi rồi mời chị sui ngồi.

Bà Phán Quý dòm cùng trong nhà rồi hỏi rằng:

- Con nhỏ nó đi đâu vắng vậy chị?

Hổm nay Đỗ Thị thấy Thái Thường không tới lui, đến nỗi cho kêu cũng không chịu ra, thì có bụng nghi Thái Thường thấy nhà mình nghèo rồi nên anh ta muốn bội ước. Nay có bà Phán đến thăm, lại vừa mới ngồi liền hỏi con dâu đi đâu, thì Đỗ Thị mừng thầm nên lật đật kêu Thanh Kiều.

Thanh Kiều ở nhà sau, mà nghe nói có bà Phán, cô không chịu ra mặt, nên sai gia dịch lên thưa dối rằng cô đã đi xuống Đất Hộ mà thăm cô hai Thanh Huê chưa về.

Đỗ Thị muốn sai đứa ở chạy đi kêu. Bà Phán cản mà nói rằng:

- Thôi, thôi, kêu làm chi; tôi thấy vắng nên tôi hỏi vậy chớ. May không có nó ở nhà, vậy mình nói chuyện mới thong thả.

Bà Phán têm trầu mà ăn và nói rằng:

- Hổm nay tôi muốn ra nói chuyện chơi với chị đặng chị giải khuây, ngặt trong mình không được mạnh nên không đi được... Thiệt chị vô phước quá, ai thấy vậy cũng thương. Tôi xét phận tôi đây thì tôi biết, hồi ông Phán ở nhà ổng mất tôi buồn rầu biết chừng nào, bởi vậy bây giờ tôi thấy phận chị tôi thương quá. Ảnh sức mạnh lắm, chớ phải yếu đuối gì đó sao, rồi đau sơ sịa có mấy bữa rồi ra như vậy.

Đỗ Thị hít mũi rồi đáp rằng:

- Bịnh của ở nhà tôi thì có thấy chỗ gì nặng lắm đâu. Tôi chắc là tại ổng thất cử ổng buồn rầu rồi bịnh nó dồi dập thêm, nên mới hại như vậy đó.

Bà Phán ngồi xích lại gần rồi hỏi nhỏ rằng:

- Tôi nghe họ đồn anh mất để nợ đến hai ba muôn đồng, bây giờ mấy chủ nợ họ ó lên họ kiện đặng bán nhà, bán đất, thiệt có như vậy hay không chị? Tôi sợ họ ghét rồi họ đồn tầm bậy tầm bạ, nên tôi lật đật ra hỏi chị đây.

Đỗ Thị hổ thẹn nên day mặt chỗ khác làm bộ kiếm cái khăn và nói nhỏ nhỏ rằng:

- Chuyện họ nói đó cũng có. Lúc ra tranh cử Hội đồng tốn hao nhiều quá nên ổng có vay thêm hết mười ba ngàn. Hôm trước tôi có nói chuyện với thằng thầy thuốc. Vậy chớ nó không có nói lại cho chị nghe hay sao?

- Cơ khổ! Nó có nói ở đâu!

- Bây giờ chủ nợ họ đã vô đơn họ kiện rồi. Tôi tính để tôi bán cái nhà này mà trả nợ dứt cho họ, rồi tôi kiếm mua một cái nhà nhỏ nhỏ tôi ở; ổng mất rồi, nay mai con Tư lấy chồng thì nó theo chồng, còn thằng Ba tôi nó đi học, sau này nó có về thì nó đi làm việc, tôi có một mình ở nhà lớn minh mông cũng không ích gì.

- Ảnh mất mà việc nhà chị bối rối thiệt tội nghiệp quá!

Bà Phán ngồi lặng thinh một hồi rồi nói tiếp rằng:

- Tôi ra đây thiệt trước thăm chị, sau tôi nói chuyện sắp nhỏ luôn thể.

Đỗ Thị tưởng bà Phán nói ngày cưới nên lóng tai nghe, chẳng dè bà Phán lại nói rằng:

- Mấy tháng nay chị đã biết bụng tôi, thiệt tôi thương con Tư lắm. Tôi không hiểu tại cớ nào mà hôm trước thằng thầy thuốc nó về nó nói với tôi nó muốn đi Tây học nữa chớ nó không chịu cưới vợ. Tôi rầy la nó hết sức mà nó không nghe lời. Có con đời này khó quá, nó muốn ngang nào được ngang nấy, thiệt tôi không biết làm sao được nên tôi ra cho chị hay coi chị tính lẽ nào.

Đỗ Thị nghe nói giận quá, song bà dằn lòng tỉnh táo mà đáp rằng:

- Chị nói mấy lời tôi đủ hiểu rồi. Ông thầy thuốc ổng thấy mẹ con tôi bây giờ suy sụp rồi, nên ổng tính hồi hôn đặng ổng đi kiếm con nhà giàu ổng cưới chứ gì. Con trai đời nay chú nào cũng vậy hết thảy, cứ ham tiền ham bạc chớ không kể gì làm nhơn nghĩa.

Bà Phán có con làm đến thầy thuốc thì bà trọng lắm, coi thiên hạ không ai bằng, bởi vậy bà nghe Đỗ Thị nhiếc con bà ham giàu thì bà phiền nên bà cười gằn mà đáp rằng:

- Chị đừng có nói như vậy. Tôi biết bụng con tôi, nó không có tánh tham phú phụ bần như họ đâu. Chị phải nhớ lại mà coi, chị có giàu gì hơn tôi, nếu con tôi nó ham giàu thì nó đương thèm đi nói con chị đa.

- Nếu nó không ham giàu sao bây giờ nó lại bội ước?

- Không biết chừng hay là nó nghe con gái chị có hư chỗ nào đó chăng?

- Con tôi hư chỗ nào đâu chị chỉ thử coi?

- Không, chị đừng có nóng chớ! Cái đó là tôi nói ví dụ mà nghe đó thôi, chớ tôi có biết con chị hư chỗ nào đâu. Nhưng mà tôi biết chắc bây giờ làm thế nào con tôi nó cũng không chịu cưới.

- Tôi có nài nỉ chị đâu.

- Chớ tôi lại nài hồi nào? Chị nhớ lại mà coi, hồi trước tôi dắt con tôi đến coi mặt rồi thôi, chớ tôi không chịu đi nói, chỉ tại chị sai cô Năm Liêu vô ngày một mà thúc tôi hoài nên tôi vị tình tôi mới đi nói, chớ chị giàu muôn hộ gì đó mà tôi ham.

Đỗ Thị gốc con nhà giàu sang nên đã tập tánh khinh thị nhà nghèo quen rồi; chớ chưa từng chịu để cho ai khinh bỉ mình. Nay nghe bà Phán nói giọng cao hơn mình thì tức giận quá không biết đáp thế nào cho đã nư giận, cùng trí rồi mới nói bướng rằng:

- Thôi tôi cũng chẳng muốn nói nhiều lời làm mích lòng chị mà làm chi. Chị tính hồi hôn tôi cũng cầu. Tuy bây giờ trời khiến nhà tôi suy sụp, song phận con tôi cũng chẳng ế chồng đâu mà tôi sợ, bởi vì cô nó là chị Phủ tôi trong Chợ Lớn, hồi trước chỉ cũng không chịu gả nó cho ông thầy thuốc, tại ở nhà tôi gả, chỉ theo rầy hoài, cứ trách sao không để cho chỉ gả. Hổm nay chỉ ra biểu tôi để chỉ đem con nhỏ về trỏng chỉ nuôi đặng nó coi sự nghiệp cho chỉ, bởi vì chỉ không có con mà sự nghiệp tới hai ba chục muôn chỉ coi không xiết. Ấy vậy, nếu ông thầy thuốc không cưới nó thì thân nó càng sung sướng, chớ có hại chi đâu mà tôi lo.

Bà Phán thiệt cũng vì nghe Đỗ Thị suy sụp nên mẹ con bàn tính với nhau rồi ra hồi hôn, mà bà quên sự bà Phủ Khánh Long giàu lớn không có con, gia tài ngày sau sẽ về ba đứa cháu, nên bà mới nói hủy, không dè dặt chút nào hết. Chừng bà nghe Đỗ Thị nói bà Phủ tính đem Thanh Kiều về nuôi, nghĩa là bây giờ Thanh Kiều có tiền nhiều ngày sau còn hưởng gia tài lớn, thì bà hối hận vô cùng.

Mà thôi, nói đã lỡ rồi, trở lại sao được. Tiếc thì đáng tiếc, song tiếc cũng chẳng ích gì, bởi vậy bà nói rằng:

- Nếu bà Phủ có lòng thương con chị như vậy thì tôi cũng mừng cho nó. Xin chị đừng có phiền tôi. Hai chị em mình không được gần nhau, thiệt là tại con tôi nó muốn đi học nữa, chớ không phải tại tôi đâu.

Bà Phán nói dứt lời rồi đứng dậy từ mà về. Đỗ Thị đưa ra tới thềm. Bà Phán đứng giữa ngó vô nhà mà nói rằng:

- Nhà cất đã tốt, mà cuộc đất cũng thiệt là đẹp. Nếu chị không gìn giữ được, bán cho người ta ở thì uổng quá. Thôi, tôi kiếu chị.

Đỗ Thị nghe mấy lời chót của bà Phán lại càng tức giận hơn nữa. Bà trở vô nhà nằm ngay trên ván mà khóc. Thiên hạ họ xấu thiệt! Hồi nào mình giàu, họ bợ đỡ mình, bây giờ mình nghèo họ khinh bỉ mình thái quá! Đỗ Thị quên việc ngày trước bà chê Hiếu Liêm nghèo hèn bà không chịu gả con, bà chỉ nhớ có sự người ta thấy bà nghèo người ta chê con bà mà thôi, chớ chi bà nhớ việc Hiếu Liêm ngày trước thì chắc ngày nay bà không trách mẹ con bà Phán.

Đỗ Thị tức giận muốn vô bà Phủ mà phân trần việc xấu hổ của mình, rồi xin bà ra tiền mua hết nhà đất và xin gởi Thanh Kiều ở với bà đặng che bớt miệng thiên hạ, mà rồi bà nghĩ bà Phủ tánh khó lắm, sợ nói không được mà lại còn bị mắng thêm, nên bà nằm co mà khóc, không đi đâu hết. Cách một lát, Thanh Kiều bước ra dọn dẹp trầu nước.

Đỗ Thị bèn hỏi:

- Con đi xuống chị Hai con làm gì?

Thanh Kiều đáp rằng:

- Con biểu bầy trẻ nói dối với má, nãy giờ con nằm trong buồng chớ có đi đâu!

Đỗ Thị ngó con chưng hửng rồi hỏi nữa rằng:

- Té ra nãy giờ mẹ nói chuyện với bà Phán Quý, con nghe hết sao?

- Con nghe đủ hết.

Đỗ Thị đau đớn trong lòng nên lấy khăn lau nước mắt, không nói tiếng chi được nữa. Thanh Kiều cười và nói rằng:

- Mà buồn làm chi. Thầy thuốc Thái Thường hồi hôn, ấy là may cho con, bởi vậy nãy giờ con vui lắm, có hại chi đâu mà má buồn.

Đỗ Thị thấy con bị chồng chê mà lại hân hoan thì bà lấy làm lạ, song bà đa đoan trong lòng nên không tính hỏi duyên cớ làm chi.

Cách chẳng bao lâu, Trưởng tòa đến niêm nhà cửa tài vật, rồi kế Lục sự đến đánh trống rao phát mãi.

Mẹ con Đỗ Thị dắt nhau qua Đất Hộ tá túc với rể là Lý Như Bình. Thanh Huê là vợ Như Bình, từ khi có chồng, thì ỷ mình là con nhà giàu có nên coi chồng như rơm như rác, ban ngày cũng như ban đêm cứ dồi phấn thoa son, thay quần đổi áo đi câu tôm câu cá hoài, chồng có dứt bẩn thì mắng vãi trên đầu, không thèm kể đến; mà Như Bình một là vì xét phận mình nghèo, hai là vì thấy vợ chồng Bá Vạn cưng con, dầu có mét cũng chẳng rầy la chi hết, bởi vậy anh ta nhịn thua, nhắm mắt để cho vợ thong thả bài bạc không thèm nói tới.

Đến lúc này Thanh Huê chẳng còn cậy nhờ cha mẹ như trước nữa được, mà ngựa quen đường cũ, cũng cứ đi đánh bài hoài, Như Bình rầy hẳn, nhứt định không cho Thanh Huê cầm đến cây bài.

Đỗ Thị thất thế, đến tá túc với rể, không dám binh con, nên Thanh Huê phải xuống nước ép mình vưng lời chồng, nhưng mà trong bụng thầm oán, quyết tình hễ ngày nào mình có tiền bạc nhiều thì sẽ hành hạ thân chồng lại mà trả thù.

Tuy Đỗ Thị hết gia sản, song bà còn giấu được một bộ cà rá với vài đôi bông tai hột xoàn. Bà bán bớt bộ cà rá với một đôi bông làm vốn cho vay đặng kiếm lời mẹ con chi dụng.

Mẹ con Đỗ Thị ở đậu nhà Như Bình được ít ngày, kế gặp dịp bãi trường, Bá Kỳ về thăm nhà. Tuy lúc cha chết Bá Kỳ ở xa nên không về mà báo hiếu được, song việc nhà nhờ có Như Bình gởi thơ nên anh ta đã biết hết.

Bá Kỳ về đến Sài Gòn thấy mẹ với em ở nhà anh rể thì yên lòng, thầm tính để mình học cho thành thân đặng sau có nuôi mẹ và nuôi em. Có bữa anh ta đến thăm Hiếu Liêm, đem chuyện thầy thuốc Thái Thường hồi hôn em mình ra mà nói, thì Hiếu Liêm làm lơ nói lảng, ý không muốn nghe chuyện Thanh Kiều. Bá Kỳ nghĩ Hiếu Liêm còn phiền mẹ mình, lại nghĩ trước kia mẹ mình đã chê người ta, nếu bây giờ mình còn tính kết nhơn duyên lại thì là trái lễ nghĩa lắm, bởi vậy Bá Kỳ thiệt muốn cho Hiếu Liêm với Thanh Kiều kết tóc trăm năm, mà vì anh ta ngại ngùng nên không dám nói ra.

Bà Phủ Khánh Long chẳng hiểu là tại ăn năn những lời khắc bạc với Đỗ Thị hay là tại bà sợ miệng thiên hạ chê cười bà giàu sang mà không biết thương em cháu, mà bữa nọ bà đi kiếm nhà Như Bình rồi biểu Đỗ Thị dắt con vô nhà bà mà ở. Đỗ Thị hờn việc trước nên giục giặc không muốn đi. Bà Phủ mới nói rằng:

- Khi trước tao giận tao nói như vậy, chớ cắt ruột sao cho đành. Tao giàu sang lẽ nào tao đành bỏ mẹ con bây cực khổ như vậy hay sao. Mẹ con bây về ở với tao. Thầy thuốc Thái Thường nó chê con Thanh Kiều nghèo nó không thèm cưới, để tao gả lấy chồng coi có hơn nó hay không.

Đỗ Thị nghe bà Phủ tính gả Thanh Kiều thì mừng rỡ, nếu bà gả thì chắc là gả con nhà giàu có được, bởi vậy hết giục giặc nữa, và xin vài bữa rồi sẽ đem đồ đạc vô mà ở.

Bà Phủ về rồi, Bá Kỳ can mẹ xin ráng chịu cực vài năm nữa, đợi mình ra trường rồi mình lo bảo bọc, chẳng nên chìu lụy bà Phủ làm gì. Đỗ Thị không nghe lời, cứ thâu xếp quần áo rồi dắt Thanh Kiều vô Chợ Lớn.

Bá Kỳ phiền quá nên nói rằng:

- Má đã đến nước này mà còn mê mùi giàu sang. Đồng bạc của cô Phủ là đồng bạc bất nhơn, má ăn làm gì.

Đỗ Thị gạt ngang rồi kêu xe chở đồ và dắt Thanh Kiều đi. Bá Kỳ buồn quá, mới đi xuống nhà Hiếu Liêm thuật việc ấy lại cho Hiếu Liêm nghe, rồi nói rằng:

- Tôi với anh không phải ruột thịt, song thương nhau cũng như con một nhà, không lẽ tôi giấu anh. Cô của tôi ngày trước làm điều đại ác nên mới giàu lớn được đó. Tôi nói thiệt, thà là tôi chết đói chớ không khi nào tôi chịu thọ của cô tôi một đồng xu. Má tôi suy sụp đã bị người ta khinh bỉ rồi mà chưa tởn, nghe cô tôi đem về nuôi thì vui mừng, nghe cô tôi tính gả Thanh Kiều cho con nhà giàu thì đắc ý, nên bươn bả đi vô ở với cô tôi liền, không kể liêm sỉ chi hết; tôi coi ý má tôi ham gả con Thanh Kiều cho người giàu sang hoài. Nói thì mang tội với trời đất, chớ thiệt má tôi tệ quá.

Hiếu Liêm lóng tai nghe kỹ rồi chau mày hỏi rằng:

- Bác đi mà cô Tư cổ cũng vui lòng đi theo nữa sao?

- Thì má tôi đi đâu nó phải theo đó, chớ cãi sao được.

- Nếu cổ vui lòng đi theo thì thôi, anh can gián làm chi.

Bá Kỳ ngồi lặng thinh một hồi rồi nói rằng:

- Tiền bạc thiệt là khốn nạn lắm! Vì tiền bạc, bạc tiền mà người đời họ hư danh dự, họ phế nhơn nghĩa, họ quên liêm sỉ hết. Phận tôi đây cũng vậy, nếu tôi chê đồng bạc phi nghĩa thì làm sao tôi học nữa được? Khổ lắm, khổ lắm!

Hiếu Liêm nghe nói vùng đứng dậy ngó ngay Bá Kỳ mà hỏi rằng:

- Anh chê đồng bạc của tôi hay không? Nếu anh không chê, thì tôi tuy không giàu, song tôi nguyện giúp cho anh ăn học đến cùng, anh đừng ngại chi hết.

Bá Kỳ nắm tay Hiếu Liêm rồi hai anh em nhìn nhau, thảy đều rưng rưng nước mắt.
Tiền Bạc Bạc Tiền
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương kết