Giả nữ
Tác giả: Hòa Bang Nghạch
Nguyên tác: Huỳnh Song Dị Thảo
Tác giả: Trắng Bạch Hao Ca Tử
Triều đình có vị quan họ Sách, trong nhà có nuôi một nam bộc, chẳng những thạo đàn tỳ bà, lại còn ca hát rất hay. Mỗi khi có yến ẩm tiệc tùng, Sách công đều sai người nam bộc ấy ra gấy đàn ca hát giúp vui. Các bạn đồng liêu của Sách Công ai cũng khen ngợi, thưởng tiền bạc rất nhiều. Nhân thế, người nam bộc ấy trở thành giàu có hơn các bạn cùng nghề. Tuy vậy, đã hai mươi tuổi, mà anh ta vẫn chưa lấy được vợ, trong lòng cũng hơi có ý oán trách chủ nhân.
Mùa Xuân năm Canh Ngọ, Sách Công cùng gia đình tính đi tế mộ phần, nhưng mộ phần lại nằm ở phía ngoài thành môn, cách thành cả vài chục dặm.
Trước ngày đi một hôm, Sách Công sai nam bộc cùng một người lão bộc già ra đi trước để sắm sửa chuẩn bị.
Lúc hai người ra khỏi thành môn, thì trời đã quá trưa.
Họ vừa đi vừa chuyện vãn, kể lể sự tình; phần nhiều là những chuyện có liên quan đến bọn nữ tỳ, nô bộc trong nhà Sách Công.
Ði được nửa đường thì gặp một tửu điếm, cả hai bèn ghé vào mua rượu thịt đánh chén. Rượu được vài tuần, còn chưa đủ hứng, bỗng nghe ngoài cửa quán rượu có tiếng người hỏi vọng vào:
- Lục Tam Ca, đã lâu chẳng gặp, sao chẳng đến chơi thăm đệ?
Lục Tam Ca là nhũ danh của người nam bộc lúc còn nhỏ. Trong nhà Sách Công mọi người ai cũng quen gọi người nam bộc bằng tên ấy cả.
Nghe thấy có người gọi đúng tên cơm của mình, Tam vội vã chạy ra cửa xem ai. Té ra là một người đầy tớ làm trong nhà một vị quan đồng liêu với Sách Công đã bị đuổi đi trước đó tên là Lương, vốn là chỗ giao tình thắm thiết với Tam. Bèn mời vào cùng ngồi uống rượu, chén chú chén anh. Người lão bộc già cảm thấy tức bực, sắc mặt lộ vẻ không vui. Nhưng Tam mặc nhiên chẳng hề để ý, cứ tiếp tục cùng Lương đối ẩm. Mãi một lúc lâu mà vẫn không có ý khởi hành.
Thấy thế, người lão bộc già đứng dậy bảo với Tam:
- Sợ làm hỏng việc của chủ nhân, ta đi trước một chút, chú từ từ uống xong thì đi sau nhé.
Tam ỷ được Sách Công thương, nên đồng ý để cho người lão bộc đi trước, rồi cười bảo với Lương:
- Lương huynh lúc này làm trong phủ đệ nào mà quần áo hài vớ lam lũ không được như trước vậy?
Lương xua tay, vội vã ngắt lời Tam lại, nói:
- Chuyện khá ly kỳ, chỗ này không tiện nói?
Tam cố gạn hỏi thì Lương đáp:
- Ðợi uống hết hũ rượu này, ra ngoài đường đệ sẽ kể rõ cho huynh nghe.
Bấy giờ Tam mới thôi không hỏi nữa. Hai người tiếp tục uống say tít thò lò, bước ra khỏi tửu điếm, khoác vai nhau cùng đi.
Tam lại lè nhè bảo với Lương:
- Lương huynh có tâm sự, sao chẳng nói cho đệ nghe ngay bây giờ đi.
Lương đáp:
- Ðúng ! Ðúng ? Ðệ có chuyện phải kể cho huynh nghe, nhưng cho đệ hỏi huynh một điều. Huynh bấy nhiêu tuổi, đã thử "ấy" lần nào chưa?
Tam nghe Lương hỏi thế thì thẹn thùng đỏ mặt, đáp:
- Ðừng đề cập đến chuyện đó làm gì, chỉ khiến đệ tức chết mà thôi.
Lương tiếp:
- Thế ra, huynh vẫn chưa có gia thất gì cả sao? Chủ nhân mới của đệ là một vị phụ nữ họ Giả, sau khi chồng chết, vẫn sống quả cư , nhưng nhan sắc tuyệt vời. Trong nhà nuôi toàn nam bộc, hẳn là có dụng ý. Nếu huynh có thể theo đệ đến gặp, ắt thế nào cũng có điều hay.
Tam không tin, nhưng tiện miệng đáp:
- Chuyện đó có thật sao? Nhưng chủ nhân lại là một mỹ nữ, thì đâu phải người để cho bọn nô bộc đầy tớ mó tới được ?
- Thì huynh cứ đi theo đệ một lần thì sẽ biết thật hay giả .
Tam cũng muốn nghiệm xem lời Lương có đúng không, bèn hoan hỉ đi theo.
Hai người đi vào một con đường vòng vèo khúc khuỷu mãi lúc trời đã về chiều mà vẫn chưa đến nơi.
Tam bảo với Lương:
- Huynh làm hỏng công việc của đệ rồi. Về nhà tất sẽ bị chủ nhân trách mắng. Biết làm thế nào bây giờ?
Lương cười nói đùa:
- Huynh đến đó thì không về nữa đâu. Còn sợ gì trách mắng !
Lại đi thêm một quãng độ hai dặm nữa thì đến một tòa phủ đệ, chung quanh tường vây mấy lớp, phòng thất hàng hàng la liệt, khí tượng thật là nguy nga tráng lệ. Bây giờ đêm đã quá khuya, Tam nghe rõ tiếng mõ đổ canh hai.
Lương bảo với Lục Tam:
- Ðây là nhà chủ nhân của đệ. Ðệ vào trước, huynh tạm đứng chờ một chút nhá.
Nói xong thì đi.
Còn lại một mình Tam. Chàng để ý quan sát cặn kẽ.
Ngoài cửa trông rất chỉnh tề, sạch sẽ, nhưng tuyệt khống một bóng người, vắng vẻ lặng lẽ như tờ. Tam trong bụng lấy làm lạ.
Một lát sau, Lương ở trong nhà đi ra, bảo với chàng :
- Chủ nhân cho mời huynh vào. Huynh nên lấy lễ tương kiến.
Tam gật đầu đồng ý, rồi theo Lương vào. Ði qua một dấy hành lang và mấy lần cửa, hai người mới đến khuê . Ðầu óc chàng mông lung mê cảm. Hình dung và thân thể mỹ nhân cứ quanh quẩn không sao rời khỏi não bộ của chàng.
Hôm sau trời mới hừng hửng sáng, Tam cũng vừa mới thức dậy thì đã thấy Lương đến. Sau vài lời thăm hỏi,
Lương nói:
- Cơm ở đây ăn không hợp khẩu đâu .
Rồi kéo chàng đi ra ngoài thôn mua rượu thịt đánh chén. Bữa sáng, bữa chiều, Tam đều được Lương đãi đằng tử tế . Mãi đến tận trời sâm sẩm tối, hai người mới kéo nhau về đi ngủ. Liên tiếp mấy ngày liền đều như thế. Tam có ý ngờ trong bụng. Một lần chàng cố ý trì hoãn nằm nán lại giường, nhưng mãi cũng không thấy ánh thái dương, chừng đến lúc cùng Lương ra khỏi cửa, thì mặt trời đã ở trên đỉnh đầu. Tam lấy làm áy náy, xin Lương đưa về.
Lương nói:
- Huynh nóng gấp quá, tối qua đệ đã bẩm với chủ nhân rồi. Bà đồng ý tiếp huynh tối nay, không để huynh ở lãng phí thời gian đâu.
Buổi tối, Tam và Lương trở về nhà thì được khẩu tín của chủ nhân, truyền Tam đến gặp ở chỗ cũ. Chàng y lời, đứng ngoài rèm bái kiến, nghe bên trong có lời truyền ra, giọng nói dịu dàng ấm áp:
- Nghe đồn khanh đàn giỏi hát hay lắm, hôm nay nhàn hạ, khanh có thể đàn cho ta nghe thử một khúc được chăng?
Tam cung kính nhận lời.
Lương kê một chiếc ghế thấp ở dưới cột nhà, rồi đem ra một cây đàn tỳ bà trao cho Tam. Chàng thấy cây đàn bóng loáng sáng sủa, trong lòng rất thích, bèn lên giây nắn nắn phiếm, giở hết bình sinh tuyệt kỹ ra gầy. Nhưng bên trong tuyệt nhiên chẳng có một lời khen thưởng nào.
Khi chàng đàn vừa dứt, thì Lương đến bảo:
- Chủ nhân nói rằng tài nghệ của huynh như thế chưa có gì độc đáo, huynh còn có giọng hát hay nữa, xin cho chủ nhân nghe thử.
Tam đặt cây đàn xuống, ngân giọng cất tiếng ca, thì trong rèm có tiếng thở dài khe khẽ lọt ra, tựa hồ như có vẻ vừa lòng mãn ý với giọng ca của chàng. Tam ca tiếp thêm mấy khúc nữa, bấy giờ mới nghe bên trong rèm có tiếng cười hoan hỷ khoái lạc vọng ra.
Sau đấy chủ nhân ra lệnh cho cuốn rèm lên, ánh sáng ùa ra soi tỏ khắp hành lang. Tam ngẩng đầu hé mắt liếc nhìn trộm, thấy một bầy tỳ nữ, lão ẩu, xiêm y quần áo người nào cũng phi thường rạng rỡ chỉnh tề, sạch sẽ, đứng vây chung quanh một mỹ nhân, trên dưới không che một mảnh vải, thiên nhiên ngọc lộ, y hệt người mà chàng đã được nhìn trộm.
Trước cảnh tượng ấy, Tam cực kỳ kinh ngạc, tự hỏi thầm trong bụng, chẳng biết người tiên hay người trần.
Giữa lúc Tam còn đang nghi hoặc vẩn vơ, thì mỹ nhân cho lệnh truyền mời chàng vào trong nội thất, ban
ghế mời ngồi. Hai người ngồi đối diện với nhau, nhưng nàng vẫn tự nhiên, không hề e lệ ngượng ngùng.
Thấy thế Tam không thể cầm nổi lòng tà, lửa dục phừng phức bốc lên.
Mỹ nhân cười, quay sang bảo với bọn tỳ nữ:
- Cái anh chàng thật là được voi đòi tiên, mắt cứ hau háu nhìn, làm ta không còn đất mà trốn nữa.
Rồi nàng sai tắt đèn, dắt Tam lên giường cùng nằm.
Bọn tỳ nữ, lão ẩu, đều cười hoan hỷ, bỏ ra ngoài.
Tam ôm nàng vào lòng, thân thể nõn nường như gấm, da dẻ trơn tru mịn màng như mỡ, bèn cùng mây mưa hoan lạc, điên đảo chiếu giường. Thật là một duyên kỳ ngộ lạ lùng, bình sinh Tam không hề dám tơ tưởng.
Sáng dậy, Lương lại đến đưa Tam ra ngoài thôn ăn uống. Nhưng hôm sau cũng đều như thế.
Chủ nhân cũng là người giỏi đàn tỳ bà, nàng đem tất cả sở trường tuyệt kỹ của mình truyền thụ cho Tam.
Nhưng từ sau ngày Tam cùng chủ nhân chăn chiếu thì hình sắc hao mòn, dần dần có ý bớt cùng nàng gần gụi.
Tuy vậy, mỗi lần thấy bóng dáng nhu mì, khả ái của nàng xuất hiện, thì cựu tật như cố, không sao đừng được. Chỉ quá vài tuần Tam tiều tụy, gầy guộc như củi khô không lá.
Một hôm, Tam cùng Lương ra ngoài thôn ăn uống trong một tửu điếm. ăn xong, Tam thấy trên tường có đàn tỳ bà, bèn đem xuống gầy. Giữa lúc Lương hết sức khuyên Tam dừng lại, thình lình bên ngoài có một số người xông vào quán miệng hô lớn:
- Nó đây rồi ! Thằng bỏ trốn nó đây rồi ?
Tam kinh hãi, dương mắt nhìn. Té ra bọn người đó đều là sai dịch của Sách Công, được lệnh đi lùng bắt Tam.
Giữa lúc hỗn loạn, huyên náo, Lương biến mất tăm tích, không ai hay.
Bọn người sai dịch hò hét tiền hô hậu ủng, áp giải Tam ra ngoài đường. Tam cố nài nỉ xin họ thong thả giây
lát, sao bắt cho được Lương để cùng đến gặp Sách Công.
Trong số bọn sai dịch, có người trách mắng Tam:
- Chú mày có điên không? Thằng Lương từ khi bị chủ đuổi, ra sống ở ngoại thành bằng nghề làm thuê làm
mướn, được ít tháng chết vì bệnh thổ huyết, đến nay cũng ba năm rồi, dẫu có đổi kiếp sống lại, cũng chưa biết bò, lẽ nào có thể lãnh tội thế chú mày được.
Tam nghe vậy, lấy làm ngạc nhiên, mới đem hết sự tình kể lại cho bọn sai dịch biết. Bọn sai dịch nhìn thấy
Tam thân thể gầy đét cũng không khỏi ngạc nhiên, bèn cùng Tam tìm đến chỗ chàng nói.
- Chừng đến nơi, chỉ thấy cỏ dại um tùm, khói hoang phảng phất, lớp lớp mộ phần, tuyệt vô nhà cửa phủ đệ.
Tam lại càng sợ hãi, hỏi thăm cư dân quanh vùng.
Một người đương địa cười, bảo với Tam:
- Người mỹ phụ mà quan bác gặp, chính là người con gái họ Giả ở thôn phía trước mặt đấy.
Mọi người tò mò hỏi thêm chi tiết câu chuyện. Thì đáp:
- Họ Giả là một nhà đại phú, có người con gái vô cùng xinh đẹp, rất mê đàn tỳ bà. Ðến khi lớn lên, người
con gái tư tình với một cậu thanh niên cùng thôn. Cha nàng nghe thấy thế, giận không dằn được, mới lập kế mai phục, để bắt hai người tại trận đang khi ngủ với nhau.
Nhưng người con trai trèo qua cửa sổ trốn thoát, còn người con gái xin được chết toàn thây. Vì thế, nàng bị lột hết quần áo, bỏ vào quan tài chôn sống. Người mẹ thương con lén để một cây đàn tỳ bà cho cùng tuẫn táng, chuyện xảy ra cách đây cũng năm năm rồi. Những người đi gác đồng ban đêm, vẫn thường nghe văng vẳng có tiếng đàn ở dưới mộ nàng trổi lên. Mỹ phụ mà quan bác gặp chắc là người con gái họ Giả này đấy chăng?
Bấy giờ mọi người mới tin lời nói của Tam là thực.
Hỏi tới ngôi mộ của Lương, thì người đương địa lấy tay chỉ:
- Kia kìa, cái nấm đất nằm dưới gốc cây bạch dương là mộ phần của Lương đấy.
Bọn sai dịch đều phá lên cười, trào phúng bảo với Tam:
- Chú mày cũng nên đến đó mà tạ ơn người làm mai chứ.
Rồi ồn ào đưa Tam về giao nạp cho Sách Công.
Trước đó, Sách Công cũng đã hỏi người lão bộc già, thấy câu chuyện có vẻ nhiêu khê, chừng gặp lại Tam, biết là chàng bị ma ám, nên cũng không khiển trách chi cả.
Sau đó, Tam bị bệnh mất mấy tháng trời, tưởng nguy đến tính mạng, cuối cùng may thoát được. Tam xin Sách Công cho chuộc lại khế khoán, xuống tóc đến Chính Giác tự tu hành, lấy pháp danh Phổ Thông hòa thượng.
Những lúc nhàn rỗi, Tam thường đem chuyện mình đã trải qua kể cho mọi người nghe. Ai nấy đều le lưỡi
kinh sợ.