Chương 7
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Hôm sau là đến ngày vào thăm chị Vân Trinh, nên cô ra khỏi nhà hơi sớm. Vĩnh Tuyên và Bé Lam vẫn chưa thức. Nhưng cô không thấy lo lắm. Lúc sau này cô nói thẳng với Vĩnh Tuyên việc riêng của mình. Và ông ta cho phép cô vắng mặt nửa ngày.
Thời gian sau này chị Vân Trinh có vẻ tỉnh táo hơn. Nhưng Hương Phi không thế đưa chị ra ngoài. Vì chính bản thân cô cũng phải ở nhà của người khác. Cô luôn mong ước mua được một căn nhà để hai chị em sống chung. Điều đó giúp cô cưỡng lại được những cám dỗ chạy theo vật chất. Cho nên khi nghe anh em Vĩnh Tuyên phê bình lối sống khổ hạnh của mình, cô thấy giận và chán. Không phải tức họ, mà là giận cho cuộc sống của mình.
Vĩnh Tuyên không biết rằng cuộc sống của cô có hai mặt. Khi ở nhà ông ta, cô là một gia sư nhút nhát, bé nhỏ và tận tụy với trách nhiệm. Nhưng khi đến thăm người chị điên loạn, cô trở thành bà mẹ nhẫn nhục, hy sinh và lo lắng. Nếu Diệu Ly được bảo bọc sung sướng bao nhiêu, thì cô lại đơn độc trong cuộc sống bấy nhiêu.
Ngay cả tình yêu cũng chỉ ôm ấp một mình. Khi Hương Phi về thì gặp một người bạn trai thời phổ thông . Cả hai vào một quán nước nói chuyện. Đến lúc chia tay, thì đã hơn hai giờ.
Lân đầu tiên cô về quá giờ như vậy. Cô thấy lo lọ Nhưng nhớ ra Vĩnh Tuyên không còn là một ông chủ nghiêm khắc như trước đây, cô lại yên tâm.
Khi cô về đến nhà thì Vĩnh Tuyên đang có khách. Cô chỉ chào qua ông rồi lên phòng. Không hiểu sao bây giờ cô lại xuất hiện tâm lý sợ gặp riêng ông tạ Trước đây ông ta xa vời nhưng cô lại mơ tưởng. Bây giờ tình cảm thay đổi đột ngột, cô có tâm trạng choáng hơn là hạnh phúc.
Buổi chiều, bên bàn ăn, Vĩnh Tuyên có thái độ rất lạ. Một vẻ gì đó như trở nên dè dặt, xa cách và có chút lạnh lùng trong mỗi cử chỉ. Nó không giống như tối quạ Cũng không gần gũi như lúc đưa cô đi chơi.
Hương Phi cũng nhận ra sự khác biệt đó . Cô nghĩ đó là lý do cô về trễ, nên nói như thanh minh:
- Hôm nay tôi đến thăm chị tôi, tôi đã xin phép ông tuần trước rồi.
- Tôi nhớ, tuần nào cũng vậy, tại sao cô lại nhắc đến chuyện đó?
- Vì tôi về trễ quá, sợ Ông trách.
Vĩnh Tuyên nín lặng một lát, rồi chợt hỏi:
- Cô thăm chị thật chứ, ngoài ra còn lý do nào nữa không?
Hương Phi định nói chuyện gặp bạn, nhưng tự nhiên cô chỉ lắc đầu:
- Dạ không.
Vĩnh Tuyên chợt cười nhẹ:
- Tôi nghĩ cô đã thay đổi, đã rất trung thực. Nhưng hình như không phải vậy . Trước đây cô đã từng gian dối ông chủ của mình khi bỏ mặc con ông chủ ở nhà buổi tối.
Hương Phi hoang mang ngồi im. Cô tự hỏi tại sao Vĩnh Tuyên lại nhắc đến chuyện đó. Ông ta làm cô rối trí nên không nhạy cảm đoán ra được. Chỉ lặng thinh. Sự lặng thinh của một người biết mình có lỗi. Cô không hiểU điều đó tai hại đến nước nào thì Vĩnh Tuyên chợt đứng dậy rời bàn ăn và đi ra ngoài.
Thấy ba trách móc cô giáo, bé Lam có vẻ lo lắng. Nó rụt rè nhìn Hương Phi:
- Ba mắng cô, cô có buồn không?
Hương Phi vỗ nhẹ lên mặt nó:
- Cô không buồn đâu, đừng sợ nào, ăn đi em.
Bé Lam có vẻ yên tâm. Nó lại cúi xuống ăn với vẻ ngon lành. Còn Hương Phi thì ngồi vắt óc nghĩ về chuyện lúc nãy. Cô cố lý giải về thái độ của Vĩnh Tuyên. Và rồi một ý nghĩ bật ra. Lẽ nào ông ta đã thấy cô trong quán nước lúc nãy? Nếu không thì ông ta đã không nói như vậy. Có lẽ ông ta cho đó là sự gian dối.
Cô không biết mình có nên giải thích hay không? Không hiểu tại sao cô rất ngại đá động đến tình cảm. Nhất là trong lúc này.
Mà thật ra có muốn nói cũng không được. Vì tối đó Vĩnh Tuyên đi đến khuya. Cả ngày hôm sau cũng vậy. Cô không biết được là ông ta đi vì công việc, hay muốn tránh mặt cộ Cũng có thể ông ta hối hận về việc làm của mình. Hương Phi không hiểu được ông ta nghĩ gì. Nhưng sự rút lui lặng lẽ đó làm cô thấy buồn.
Trưa nay ở trường về, Hương Phi rụng rời cả người khi thấy Vĩnh Tường đã về. Anh ta là người mở cổng và lịch sự bước đến mở cửa cho cô:
- Gặp lại tôi không thấy vui sao?
Hương Phi cố lấy giọng tự nhiên:
- Xin chào, anh có khỏe không?
- Câu hỏi lịch sự quá, cám ơn nghe.
Ngay lúc đó, bé Lam nhào tới ôm lấy Vĩnh Tường hỏi han ríu rít. Khi anh ta cúi xuống trả lời nó, Hương Phi tranh thủ bỏ vào nhà. Cô không thấy cái nhìn vui thích của anh ta đuổi theo mình. Rồi anh ta lại cười một mình.
Buổi trưa đó, cô lấy cớ nhức đầu để không xuống phòng ăn. Và suốt cả ngày trốn trong phòng, không dám cả xuống sân, vì sợ đụng mặt anh ta.
Cô yên ổn như thế chỉ được mấy ngày. Tuần lễ đầu khi Vĩnh Tường về, nhà lúc nào cũng có khách. Nếu không thì anh em họ lại đi thăm gia đình. Những lần như vậy, Hương Phi không được đi vì cô không phải là người trong gia đình.
Chiều nay họ lại đưa bé Lam đi đâu đó. Hương Phi thoải mái ở nhà một mình, cô xuống phòng khác ngồi đàn rất lâu. Và cô yên trí trong căn phòng rộng thênh thang này chỉ có một mình.
Một lát sau Hương Phi mới nhớ ra, cô ngẩng lên nhìn đồng hồ. Thấy đã tối, cô vội ngừng chơi vì sợ họ về. Đúng hơn là sợ giáp mặt với cả hai anh em.
Hương Phi vừa đóng nắp đàn xong thì Vĩnh Tường đã xuất hiện ngay bên cạnh cộ Anh ta khoanh tay tựa thùng đàn, nheo mắt nhìn cô:
- Đàn hay lắm.
Hương Phi vừa thấy mặt anh ta đã muốn đứng tim. Cô đưa tay chận ngực:
- Anh về lúc nào vậy?
- Nãy giờ tôi ngồi phía sau nghe đàn, và ngắm cộ Đúng là không uổng khi tôi bỏ buổi tiệc về đây.
Hương Phi xẵng giọng:
- Anh nhìn cái gì? Tôi không thích ai nghe lén cả.
Vĩnh Tường có vẻ không để ý phản ứng của cô:
Anh ta nhìn một cách giễu cợt:
- Thế nào, mấy ngày qua có thấy nặng nề không?
- Tại sao tôi phải nặng nề?
- Vì sự trở về của tôi.
- Tôi chỉ là người làm, trong nhà có bao nhiêu ông chủ tôi cũng đâu được quyền từ chối?
- À, nói đến chuyện này tôi mới nhớ, tại sao cô còn ở đây?
- Điều ấy anh hãy hỏi ông chủ, vì ông ta là người quyết định. Còn tôi chỉ cần chỗ làm thôi, ai thuê thì tôi làm.
- Vậy à?
Vĩnh Tường nghiêng đầu châm điếu thuốc rồi chậm rãi nhả khói. Anh ta nhìn điếu thuốc như thể đang nói chuyện với nó:
- Mới có một năm mà cô giáo thay đổi hẳn. Ăn nói trở nên cứng cỏi, khó chịu. Không giống như trước đây chút nào.
Anh ta liếc qua Hương Phi:
- Cô nghĩ sao khi tôi trở về, phát biểu cảm nghĩ đi.
-Tôi chẳng thấy gì cả, vì chuyện nấu nướng phục vụ các ông chủ không phải là của tôi.
-Thật tình không sợ đấy chứ?
- Tại sao tôi phải sợ anh?
- Nói thênghĩa là cô đã quên áp lực của tôi, quên đi lại hay hơn đấy. Thế cũng tốt.
Thấy Hương Phi dợm bỏ đi, anh ta ấn vai cô ngồi xuống:
- Đừng có tránh mặt nữa. Liệu có dùng cách đó hoài được không? Báo trước là tôi sẽ ở đây lâu lắm đó. Phải nói là tôi rất mừng khi gặp cộ Thế mà cô đối xử với tôi như kẻ thù. Buồn thật!
Anh ta ngồi xuống cạnh cô giọng nhẹ tênh:
- Tôi đã ly dị rồi!
Một chuyện nghiêm trọng như thế, mà anh ta nói một cách tỉnh bợ Đúng là con người thiếu nghiêm túc. Hương Phi ngồi nhích ra:
- Đó là chuyện của anh, không liên quan gì đến tôi.
- Có đấy, tôi muốn cho cô biết chuyện này, tôi rất thích cô.
- Và anh cũng từng bảo tôi làm... làm...
Vĩnh Tường tỉnh bơ nói tiếp:
- Làm nhân tình của tôi chứ gì? Chuyện đó cũ rồi. Bây giờ là đề nghị nghiêm túc.
Hương Phi khổ sở nhìn đi chỗ khác:
- Tôi không muốn liên quan đến anh. Và anh cũng thừa biết là tôi ghét anh cay đắng, sao cứ bám lấy tôi hoài thế?
Vĩnh Tường nhìn cô một cách đặc biệt:
- Chính vì cô đủ dũng khí ghét tôi, nên tôi lại yên tâm và thích cô hơn . Cô không thích mà cứ vờ vĩnh quanh tôi mới là điều đáng sợ. Bỏ chuyện cũ đi Hương Phi.
Hương Phi nói một cách cứng rắn:
- Không bao giờ tôi quên nổi cái người coi thường và cư xử rất đểu với tôi.
- Ngược lại, sau khi đã làm cái chuyện... Ờ, cái chuyện không hay đó, tôi nghĩ lại và càng thích cô hơn.
Giọng Hương Phi căm giận:
- Phải nói là tồi tệ chứ không phải không hay, nói thế là còn nhẹ lắm.
- Đúng, tôi không né tránh, tôi đã cư xử quá đểu cáng, về bên đó nghĩ lại, tôi thấy mình bậy quá. Quả thật là cô chi phối tôi, đến nỗi tôi phải trở về.
- Giá anh đừng về thì lại hay hơn, nói thật, khi nghe điện của anh, tôi chỉ muốn bỏ đi. Anh chỉ làm cho tôi ghét và sợ.
- Hy vọng thời gian sẽ làm ấn tượng đó mờ nhạt đi. Nếu chịu khó nhìn lại, cô sẽ thấy tôi có nhiều ưu điểm lắm.
- Hãy để ưu điểm đó cho vợ anh thưởng thức đi.
Nói xong, Hương Phi cương quyết đứng dậy, đi nhanh lên lầu. Cô sợ anh ta đuổi theo hoặc kéo lại. Nhưng anh ta không làm gì cả, mà chỉ ngồi yên đuổi theo cộ Khuôn mặt anh ta có chút gì đó trầm ngâm, chứ không nhâng nháo như bình thường khi gặp cô.
Vĩnh Tuyên về khá khuya. Nghe tiếng xe, Hương Phi chạy xuống thì ông ta đã bồng con bé leo lên đến cầu thang. Nó ngủ say sưa trên tay ba nó. Hương Phi định đỡ lấy nó, nhưng ông ta lắc đầu ra hiệu như khỏi. Cô vội trở vào phòng chuẩn bị sẵn gối cho nó.
Vĩnh Tuyên đặt con bé xuống rồi quay ra ngaỵ Hình như ông ta không muốn tiếp xúc với cộ Từ hôm xảy ra chuyện đó, rồi đến Vĩnh Tường về, hai người không có dịp gặp riêng với nhau. Thật ra nếu muốn thì vẫn có thể, nhưng Vĩnh Tuyên tránh cô quá. Còn cô thì ngại nói đến tình cảm. Nên cuối cùng cứ lửng lơ.
Sáng nay Hương Phi đưa bé Lam xuống phòng ăn. Rồi lưỡng lự đến gần Vĩnh Tuyên:
- Hôm nay đến ngày đi thăm chị tôi, tôi xin phép đi buổi sáng. Ông có cần gì không ạ?
Vĩnh Tuyên khoát tay:
- Cô cứ đi, bé Lam cứ để nó ở nhà.
Vĩnh Tường đặt tách cà phê xuống, lên tiếng:
- Sao không ăn sáng rồi hãy đi.
- Dạ thôi, tôi không muốn ăn.
Vĩnh Tường không nói gì nữa, chỉ nhún vai như không có ý kiến. Hương Phi vội đi ra. Khi ngang qua Vĩnh Tuyên cô thấy ông ta nhìn cô bằng ánh mắt rất lạ. Nghi ngờ nhưng không thể hiện. Điều đó làm cô thấy xốn xang.
Buổi trưa Hương Phi về rất đúng giờ. Vừa vào sân, cô đã thấy Vĩnh Tường ngồi ở băng đá đọc báo. Khi cô đi ngang, anh ta đứng dậy theo cô vào nhà:
- Tuần nào cô cũng đi ra ngoài như thế này à?
Hương Phi nhìn anh ta cảnh giác:
- Tôi có xin phép ông chủ rồi, và ông ấy đồng ý, lúc sáng anh thấy rồi.
- Biết, cô giữ đúng phép tắc lắm. Nhưng tôi không biết là cô còn có một bà chị. Có giống như "đến phụ với dì" vào mỗi đêm trước đây không?
Hương Phi dừng phắt lại:
- Anh muốn ám chỉ gì?
Vĩnh Tường nhún vai:
- Không ám chỉ gì cả, chỉ muốn cô trung thực thôi.
Và anh ta bỏ đi trước cộ Hương Phi vẫn đứng ở thềm suy nghĩ. Vĩnh Tường vừa mới về, anh ta biết gì về chuyện bên đây chứ? Nhất là chuyện của cộ Chắc chắn Vĩnh Tuyên đã nói điều gì đó với ông em. Nếu không, anh ta sẽ không có thái độ như vậy.
Và anh ta còn làm cái điều táo bạo hơn, là đi theo cô đến bệnh viện, dĩ nhiên là chỉ theo dõi phía sau.
Đó là ngày cô đến thăm chị Vân Trinh buổi sáng khi cô xin phép Vĩnh Tuyên, anh ta nhìn cô rất thản nhiên và cô không một chút hoài nghi anh ta sẽ giám sát mình thẳng thừng như vậy.
Hương Phi ngồi với chị Vân Trinh thì Vĩnh Tường đi tới. Ban đầu cô tưởng anh ta thăm người quen, nhưng anh ta đã đi thẳng về phía cô:
- Xin chào, đây là chị cô à? Chào chị?
Hương Phi tròn xoe mắt nhìn anh tạ Kinh ngạc. Còn anh ta thì nhìn Vân Trinh chăm chú. Cặp lông mày nhíu lại như nhớ một điều gì đó. Và mặc dù biết đó là người tâm thầm, anh ta vẫn nhắc lại như nói với người thường:
- Chào chị.
Chị Vân Trinh nhìn anh ta với khuôn mặt dại dột xa xăm. Hương Phi vội lên tiếng:
- Chị ấy không hiểu gì đâu, anh đừng chào làm gì.
Vĩnh Tường quay lại tìm một chỗ ngồi đối diện, nhưng thấy không có băng ghế nào, anh ta thản nhiên ngồi xuống bờ xi măng, khoảng cách rất gần với hai chị em. Anh ta hỏi Hương Phi mà mắt vẫn nhìn Vân Trinh:
- Đây là chị ruột cô à?
- Vâng, có gì không?
- Sao cô không để chị ấy ở nhà, tôi thấy cũng đâu trầm trọng đến nỗi phải ở đây lâu như vậy. Bện nhân có vẻ rất hiền.
- Tôi không có nhà riêng, bản thân tôi còn phải ở nhà anh, anh thấy rồi đó. Nhưng sắp tới đây tôi sẽ có nhà, và sẽ đưa chị tôi về ở với tôi.
Vĩnh Tường gật đầu như hiểu. Rồi anh ta hỏi tiếp:
- Vào đây đã bao lâu rồi?
- Gần ba năm.
- Ba năm à, không ngờ mới đó đã ba năm.
- Anh nói gì?
- Không, tôi chỉ muốn hỏi là có phải chị ấy điên vì mất con không?
Hương Phi tròn xoe mắt:
- Sao anh biết?
- Tôi đoán.
- Kỳ lạ, làm sao nhìn một người mà anh có thể đoán được họ bị cái gì, trừ khi anh quan tâm đến mức hỏi bác sĩ.
Vĩnh Tường đã trả lời câu hỏi của cô bằng một nhận xét:
- Chị em cô giống nhau lắm. Có điều chị ấy nhìn hiền hơn cô.
- Vâng, tính chị tôi hiền lắm, khi chưa bị điên, chị ấy là chỗ dựa của tôi, lo cho tôi đi học. Nếu không xảy ra tai nạn thì tôi đã có một người chị lý tưởng.
- Vậy là sau này cô trở thành chỗ dựa của chị?
- Vâng, cho nên tôi phải cày để có tiền. Lúc còn đi học cũng khổ lắm, sau này thì đỡ hơn, anh của anh trả lương cho tôi cũng khá.
Vĩnh Tường không nói gì. Chỉ đưa mắt nhìn cô rồi quay đi chỗ khác. Một lát sau anh ta lên tiếng, giọng có vẻ mềm hẳn đi:
- Cô khá lắm, Hương Phi.
- Cám ơn lời khen.
Và cô hỏi tiếp cái điều thắc mắc:
- Anh đi thăm ai trong này vậy?
Vĩnh Tường có vẻ như không muốn trả lời. Anh ta khoát tay cái kiểu bảo Hương Phi đừng hỏi, rồi lại nói tiếp thắc mắc của mình:
- Cô định mai mốt sẽ mua nhà sống với chị cô à?
- Vâng.
- Vậy còn bé Lam?
Bị hỏi đột ngột, Hương Phi lưỡng lự:
- Suy cho cùng thì tôi không thể làm gia sư mãi, đến lúc nào đó, con bé sẽ không cần tôi nữa. Còn chị tôi thì cần tôi hơn.
Vĩnh Tường nói chậm rãi:
- Tôi nghĩ, cô đưa chị cô về nhà này thì hay hơn.
Hương Phi không hiểu:
- Anh nói nhà nào?
- Ý tôi muốn nói là nhà anh Tuyên sẽ là chỗ yên ấm của chị em cô.
Hương Phi cười, hoàn toàn không tin ý tưởng đó của anh tạ Tuy nhiên cô cũng thấy cảm động. Vì anh ta có ý nghĩ quá tốt.
- Cảm ơn anh, không ngờ anh hiền hơn tôi nghĩ.
- Cô cho là tôi nói suông?
Không những chỉ nói suông, mà đó là điều không thể thực hiện được? Hương Phi nghĩ thầm, và cô lại cười:
- Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này.
Sợ phải nghe Vĩnh Tường vẽ vời thêm, cô bèn nói chuyện khác:
- Anh không đi thăm người quen sao?
- Không.
"Chẳng lẽ anh ta thích ngồi đây với chị em mình? Hay là anh ta theo dõi mình?" Hương Phi nghĩ thầm như vậy. Nhưng cô lập tức bắt đầu. Cô không tin Vĩnh Tuyên táo tợn như vậy. Đó là xâm phạm thô bạo đời tư người khác. Và cô sẽ không chấp nhận nếu anh ta như vậy.
Vĩnh Tường ngồi lại đến tận giờ về. Khi đưa chị Vân Trinh trở vào phòng, anh ta nói như thỏa thuận:
- Trưa nay đừng về nhà, mình ăn ở ngoài và nói chuyện cho thoải mái. Về nhà rồi lại lo bổn phận, không tự do đâu.
- Không được đâu, ông chủ sẽ bực mình.
Vĩnh Tường thản nhiên:
- Anh ấy không phải là người quản lý cộ Còn cô cũng không phải thuộc về ảnh.
- Anh là một ông chủ phóng khoáng.
Vĩnh Tường nhún vai:
- Tôi không thích làm ông chủ của cộ Nhưng lúc này tạm mượn danh đó để đưa cô đi chơi.
Hương Phi im lặng đi theo anh ta ra xe. Chợt cô đứng lại, làm Vĩnh Tường cũng đứng theo:
- Chuyện gì vậy?
- Anh hãy nói thật, có phải lúc nãy anh theo dõi tôi không?
- Dùng từ đó nghe có vẻ thám tử quá.
- Nhưng có phải vậy không, tại sao anh làm vậy?
Vĩnh Tường quan sát nét mặt cô một lát. Anh ta chợt nhìn quanh, rồi kéo tay cô:
- Vào quán đằng kia nói chuyện, đứng giữa đường thế này kỳ lắm.
Hương Phi không phản đối. Cô đi bên anh ta với tâm trạng tức bực phừng phừng. Khi trả lời như vậy, rõ ràng là anh ta thừa nhận rồi.
Khi Vĩnh Tường đẩy ly nước về phía cô, cô vẫn không hề quan tâm chỉ chăm bẳm nhìn anh ta:
- Hãy trả lời đi, có phải anh theo dõi tôi không?
Vĩnh Tường thản nhiên:
- Anh Tuyên nghi ngờ cô không thành thật. Bằng chứng là ảnh đã bắt gặp cô hẹn hò với bạn trai. Anh ấy không muốn nhẩy bổ vào đời tư của cô, nhưng tôi thì khác.
- Anh...
Hương Phi mặt đỏ gấc, nhìn anh ta trừng trừng. Cuối cùng cô mới nói được:
- Tại sao anh làm như vậy?
- Tôi nói rồi, tôi đã chọn cô là đối tượng chinh phục, vậy thì tôi bắt buộc phải biết tất cả về cộ Nếu thật sự cô yêu ai đó, tôi sẽ tự động rút lui.
- Nhưng theo dõi như vậy là quá kém văn hóa. Tôi càng thấy khinh anh hơn.
- Tôi không cho như vậy là kém văn hóa, dù tôi thừa nhận làm như vậy là hơi quá đối với cô.
- Lúc nãy nói chuyện với anh, tôi thấy thật dễ chịu. Nhưng bây giờ thì kinh tởm, thậm chí nhìn mặt thôi, tôi cũng đã chịu không nổi.
Vĩnh Tường cau mặt, có vẻ bị xúc phạm:
- Cô không thể dịu dàng hơn một chút sao, đừng để đi quá xa như vậy.
- Bởi vì hành động của anh thật đúng là... hèn kém. Dù anh là ông chủ, tôi vẫn không thể không nói điều đó. Tự cho phép mình rình rập người khác, đó là việc làm tiểu nhân.
Mặt Vĩnh Tường chợt đỏ lên. Anh ta quắc mắt nhìn Hương Phi, rồi đột ngột đứng dậy bỏ ra khỏi quán.
Hành động của anh ta làm Hương Phi cũng bị đột ngột. Dù đang mất bình tĩnh, cô cũng thấy anh ta phản ứng khác người. Anh ta tước mất của cô điều kiện phản khác. Bây giờ chính cô cũng không biết phải làm gì. Cô ngồi một mình khá lâu, rồi đứng dậy ra về.
Vào sân, Hương Phi không thấy xe. Có thể là Vĩnh Tường chưa về. Không chừng anh ta còn lang thang ngoài đường. Dù sao cô cũng rất cám ơn khi không phải thấy anh ta lúc này.
Đêm đó, khi đèn trong nhà đã tắt, Hương Phi vẫn không sao ngủ được. Sự trở về của Vĩnh Tường như một áp lực đè nặng lên cộ Nhất là hành động của anh ta lúc sáng, càng làm cô thấy căng thẳng vì bị xúc phạm.
Hương Phi nằm loay hoay trên giường cố ngủ nhưng không sao ngủ được. Cô bước xuống, đi ra ngoài lấy nước uống.
Trong nhà tối mờ, nhưng đèn ở phòng khách nhỏ vẫn còn sáng. Cửa chỉ khép hờ chứng tỏ vẫn còn người thức. Hương Phi sợ Vĩnh Tường ở trong đó, nếu đi ngang sợ anh ta phát hiện ra cộ Thế là cô quay về phòng.
Nhưng cô chợt nghe giọng nói đều đều của Vĩnh Tuyên. Nó làm cô tò mò không thể thờ ợ Và cô đi thật nhẹ đến đứng sát cửa nhìn vào trong.
Khe cửa hẹp quá nên Hương Phi không biết có còn ai trong đó. Nhưng giọng Vĩnh Tuyên thì nghe khá rõ:
- Anh không từ chối việc bảo trợ bà ta, nhưng đưa một người lạ vào nhà không phải là chuyện đơn giản. ĐâU phải ai cũng dễ hòa nhập như Hương Phi, nhất là sợ ảnh hưởng tới bé Lam.
Giọng Vĩnh Tường vang lên, cũng đều đều nhưng đầy thuyết phục:
- Em đã nghĩ đến chuyện này, nhưng không sợ như anh. Vì nhìn chị ta rất hiền, một người như vậy không làm hại ai đâu.
- Nhưng dù sao đó cũng là một người tâm thần.
Tim Hương Phi nhảy lên một nhịp khi nghe câu nói đó. Chẳng lẽ họ đang nói về chị Vân Trinh của cô?
Như để giải đáp cho cô, giọng Vĩnh Tường vang lên:
- Chính vì tâm thần nên anh càng nên giúp đỡ. Chị ta điên vì mất con, thấy bé Lam, biết đâu sẽ dồn hết tình thương cho nó, dần dần sẽ tỉnh trí lại. Dù sao có Hương Phi ở đây, cô ta cũng phải biết bảo vệ bé Lam chứ?
Không nghe Vĩnh Tuyên trả lời, Vĩnh Tường lại thuyết phục:
- Còn nếu như sau đó không được, anh vẫn có thể bảo Hương Phi đưa chị ta về lại bệnh viện, chưa thử làm sao biết được?
- Này, tại sao chú lại khuyên anh như vậy?
Giọng Vĩnh Tường tư lự:
- Dù sao mình cũng phải chịu một phần trách nhiệm tai nạn đó. Và em không thể để cho Hương Phi gánh vác như vậy , tội cho cô ta.
Hương Phi bị chấn động cả người. Cô đột ngột đẩy cửa bưoc vào. Lắp bắp:
- Vậy chính các người gây tai họa cho gia đình tôi, có phải người cán chết cháu tôi năm đó là ông không? Là một trong hai người, nói thật đi.
Hai người đàn ông quay nhìn ra cửa, sửng sốt vì sự xuất hiện bất ngờ của Hương Phị Vĩnh Tường im lặng nhìn cô, nhưng Vĩnh Tuyên thì hỏi trầm tĩnh:
- Cô chưa ngủ sao?
Đôi mắt Hương Phi long lanh, khuôn mặt bừng bừng:
- Tôi đã nghe nãy giờ, không ngờ người gây tai họa cho gia đình tôi là anh, cho nên lúc sáng anh mới nhận ra chị tôi, phải không? Vậy mà lúc đó tôi không hiểu.
Vĩnh Tường đứng lên, đi về phía cô:
- Đến đây nói chuyện. Đừng đứng như thế.
Anh định nắm tay cô, nhưng cô rút phắt lại và lùi ra phía sau:
- Có nằm mơ tôi cũng không ngờ anh là người gây ra tai họa cho chị tôi. Anh đúng là kẻ thù của tôi.
Vĩnh Tường nhún vai bất lực. Anh quay qua Vĩnh Tuyên:
- Anh giải thích đi, cô ấy như thế này, làm em không kiên nhẫn nổi.
Thế rồi anh ta đi ra. Hương Phi định chận lại, nhưng Vĩnh Tuyên đã lên tiếng:
- Cô không nên nóng nảy như vậy Hương Phi, chịu khó nghe tôi giải thích đi. Ngồi xuống đây.
Giọng nói hoà nhã cúa ông làm Hương Phi hơi bình tĩnh lại. Cô bước đến ngồi xuống ghế. Cô không nói gì, nhưng khuôn mặt vẫn tái xanh vì xúc động.
Giọng Vĩnh Tuyên ôn tồn:
- Không phải chỉ riêng cô, mà cả chúng tôi cũng chấn động vì sự phát hiện này. Có lẽ chúng ta có nợ với nhau thật.
- Không phải, anh ta có nợ với chị tôi , ông đừng né tránh.
- Không ai muốn điều đó xảy ra cả. Hương Phi ạ!
Nhưng Hương Phi vẫn cố chấp:
- Vâng, không ai muốn thế, nhưng nếu anh ta không chạy xe ẩu thì cháu tôi đã không chết.
- Không phải Vĩnh Tường lái xe, mà là người tài xế của tôi. Và tôi đã cho anh ta nghỉ ngay sau đó
- Vậy sao?
Hương Phi nói một cách thẫn thờ. Mỗi lần nhắc lại chuyện kinh khủng đó, cô vẫn còn bị động y như mới vừa xảy ra. Lúc này cô cũng vậy.
Vĩnh Tuyên nhìn cô đầy thông cảm:
- Năm đó Vĩnh Tường về nước lần đầu nên chúng tôi đi khắp nơi thăm bà con. Lần đó tôi không có đi , chỉ có một mình chú ấy. Khi chuyện xảy ra, chú ấy bị khủng hoảng rất lâu. Cô nên hiểu rằng đối với chúng tôi, gây ra cái chết cho người khác là một chuyện khủng khiếp , dù chúng tôi không trực tiếp có lỗi.
- Sau chuyện ấy, mấy năm sau chúng tôi vẫn quan tâm tìm cách giúp đỡ chị cô, nhưng về dưới đó hỏi thăm thì người ta bảo cô ấy đã được người em đưa lên thành phố. Tôi hoàn toàn không ngờ cô gái đó là cô.
Ông ta chợt ngừng lại, hỏi dè dặt:
- Cô không coi chúng tôi là kẻ thù chứ, Hương Phi?
Hương Phi thở dài:
- Có lẽ, lúc nãy tôi mất bình tĩnh quá nên nói bậy. Thật ra gia đình ông đâu phải là người gây tai nạn. Và tôi không khắc khe để không biết đó là rủi rọ Chuyện đó không ai muốn cả. Tôi cũng không có lý do gì xem ông là kẻ thù.
- Tôi sẽ đền bù cho chị em cô, Hương Phi ạ.
Hương Phi lắc đầu:
- Tôi không đem chuyện đó ra để đòi nợ đâu. Vả lại năm đó ông cũng đã bồi thường cho chị tôi rồi.
- Những chuyện như vậy, bồi thường bằng tiền không có ý nghĩa gì đâu, Vĩnh Tường sáng suốt hơn tôi, khi đề nghị đem chị cô về nhà.
Hương Phi suy nghĩ một chút, rồi ngước lên:
- Tôi vẫn ao ước có một gia đình cho chị tôi, nhưng cũng không thích bắt người khác gánh trách nhiệm. Ông hãy hình dung hết sự khó khăn và nghĩ kỹ xem liệu có chấp nhận được không. Cả tôi cũng sẽ suy nghĩ kỹ.
- Cô sợ cái gì?
- Ngay bây giờ thì tôi không nghĩ ra được. Nhưng điều tôi cảm nhận đầu tiên là tôi không thích dùng áp lực với người khác. Tôi đã bị khống chế nhiều nên tôi biết, điều đó khổ lắm.
Hương Phi đứng dậy:
- Nhưng dù sao tôi cũng cám ơn lòng tốt của gia đình ông.
Vĩnh Tuyên không trả lời, chỉ yên lặng nhìn cô, như nghĩ ngợi một điều gì đó. Mãi đến lúc cô ra đến cửa mà ông ta vẫn còn ngồi nhìn một cách trầm ngâm.
Hương Phi kéo cửa bước ra, cô chợt quay lại, bắt gặp cái nhìn của ông ta, cô thoáng thấy nao nao. Cô muốn đứng lại nói một cái gì dó, nhưng bước chân đã đưa cô ra hành lang một cách vô tự chủ.
oOo
Chị Vân Trinh được đưa về nhà đã gần tuần. Trái với sự lo sợ của Hương Phi, bệnh nhân không hề làm phiền bất cứ ai trong nhà. Cả bé Lam cũng không thấy sợ. Vân Trinh thường ngồi hàng giờ mà ngắm bé Lam. Khi nhìn con bé, đôi mắt chị như có thần hơn. Nó trìu mến và sống động hẳn lên. Và có lúc chị lại gần con bé, rụt rè lên tay nó với một vẻ yêu quí. Những lúc như vậy, Hương Phi thường khuyến khích chị thể hiện tình cảm. Và ở cô cũng có một cái gì đó thật dịu dàng mềm mại.
Chiều nay hai chị em ngồi chơi với bé Lam dưới sân, con bé nói chuyện huyên thuyên với Hương Phị Còn Vân Trinh đăm đăm nhìn nó. Trên môi phảng phất nụ cười. Hương Phi quay lại nhìn chị. Thấy chị nhìn nó, cô quay qua bé Lam:
- Em nắm tay cô đi, cô thương em lắm đấy.
Rồi cô đặt nó ngồi vào giữa. Bé Lam ngã mình vào người Vân Trinh, ngả ngớn như thích được nựng nịu. Và chị cũng ôm lấy nó, vuốt ve một cách nhẹ nhàng. Trông chị chẳng có gì đáng để đề phòng. Thậm chí có thể muốn gần vì sự hiền lành vô hại của chị.
Hương Phi muốn tập cho bé Lam quen với Vân Trinh, nên đứng lên đi vào nhà. Đến cửa, cô quay lại nhìn. Thấy con bé nằm yên trên chân chị, cô yên tâm đi vào nhà.
Hương Phi đi ngang phòng khách thì thấy Vĩnh Tường. Anh ta đang vẽ, cô lưỡng lự đứng lại. Nửa muốn đến nói chuyện, nửa sợ làm phiền. Cuối cùng cô đến ngồi xuống salon, im lặng xem.
Vĩnh Tường chợt lên tiếng:
- Cô thấy thế nào?
Hương Phi giương mắt nhìn anh tạ Lạ thật, không lẽ anh ta có con mắt phía sau? Anh ta không hề quay lại, làm sao thấy cô được.
Không nghe cô trả lời, Vĩnh Tường quay lại:
-Thế nào?
- Anh hỏi gì?
- Tự nhiên hôm nay cô chủ động đến gần tôi, lạ thật. Không sợ nữa à?
- Anh đang bận công việc thế này, chắc không còn tinh thần để khủng bố tôi. Còn tôi thì thích xem vẽ tranh. Giờ này tôi rảnh đến mức không biết làm gì?
Vĩnh Tường buông cọ xuống, đến ngồi bên cạnh cô:
- Thật sự là không còn sợ tôi nữa à?
- Tại sao tôi phải sợ anh nhỉ???
Anh ta bật cười, hai mắt vẫn dán vào mặt cô:
- Nếu tôi đề nghị lại chuyện trước đây, thử xem cô có trốn như chuột không?
Hương Phi nói một cách bình tĩnh:
- Tôi nghĩ anh không đến nỗi như thế, ít ra là sau này.
- Khi đã đểu rồi, thì lúc nào cũng thế thôi.
Hương Phi làm thinh không cãi với anh tạ Nhưng trong thâm tâm, cô không tin anh ta sẽ quay lại lời đề nghị đó. Nhưng gì anh ta làm đối với chị Vân Trinh khiến cô tự động xóa hết những ác cảm trước đây.
Hương Phi rất quyết liệt khi tự bảo vệ mình. Nhưng cô cũng không cố chấp nếu Vĩnh Tường tự thay đổi. Nghĩ vậy, cô tỉnh bơ cười trước sự đe dọa của anh ta:
- Anh biết không, tôi nghĩ tôi là một con rắn, cần phải biết cách luồn khi bị anh bóp nghẹt.
- Chà, một liên tưởng hay và chính xác lắm.
Thấy Vĩnh Tường đứng dậy trở lại giá vẽ, cô lại lên tiếng:
- Tôi muốn biết, anh còn dị ứng với tôi không?
- Dị ứng cái gì?
- Thái độ của tôi lúc trước, chẳng lẽ anh không nhớ?
Vĩnh Tường nhún vai:
- Bụng dạ quân tử đâu có hẹp hòi đến mức tư thù với phụ nữ?
Hương Phi châm chọc:
- Vậy mà có lúc người quân tử đã bức hiếp lúc người ta thất thế.
Vĩnh Tường cười lớn, tiếng cười của anh ta thậm chí bay ra ngoài sân. Lần đầu tiên Hương Phi thấy anh ta hứng chí như vây. Cô vội chận anh ta lại:
- Tôi thấy chẳng có gì đáng cười hết.
- Còn tôi thì thấy cô hết sức buồn cười.
Và anh ta lại cầm cọ, bắt đầu vẽ. Hương Phi ngồi yên nhìn một lát, rồi lại nói như đề nghị:
- Anh có muốn tôi làm người mẫu không?
Vĩnh Tường cười giễu cợt:
- Trơ trẽn chưa kìa.
Khi hiểu ra, Hương Phi đỏ mặt:
- Không phải tại tôi tự thấy mình đẹp. Nhưng trước đây anh cũng đã bảo tôi làm người mẫu cơ mà?
- Tại lúc đó không có người.
- Thì thôi vậy.
Vĩnh Tường im lặng vẽ một lúc, rồi chợt liếc nhìn cô:
- Muốn tôi vẽ thật đấy à?
Hương Phi hếch mặt lên:
- Tôi không thèm.
- Nếu cô thích thì tôi sẽ chiều ý cô, cũng như bé Lam vậy mà.
- Hứ, nói chuyện với anh thà tôi ngồi một mình thích hơn.
Nói rồi cô đứng lên, định bỏ đi. Nhưng anh ta đã quay lại kéo cô ngồi xuống. Hương Phi hơi hoảng vì cử chỉ đó, cô vội rụt tay lại:
- Anh đừng có làm thế.
- Vậy thì ngồi đó đi. Tôi thích khi tôi làm việc có cô ngồi bên cạnh.
Hương Phi đang lưỡng lự thì thấy Vĩnh Tuyên về. Không hiểu sao cô lại ngồi xuống nghiêm chỉnh. Vì sợ Ông ta thấy cô và Vĩnh Tường dằng co với nhau. Nhưng hình như cử chỉ của hai người đã không lọt qua mắt ông. Vẻ mặt Vĩnh Tuyên thoáng khựng lại, rồi nhanh chóng làm ra vẻ bình thản, nghiêm nghị.
Vĩnh Tường không để ý thái độ của ông anh. Anh ta vừa vẽ vừa nghiêm nghị:
- Cô có biết điều này không? Cô và chị Trinh rất giống nhau. Tôi chưa thấy chị em nào giống nhau đến vậy.
- Nhiều người cũng có nhận xét như anh đấy.
- Có điều chị Trinh có vẻ hiền và đằm thắm hơn cộ Nếu bình thường, chắc chị ấy dịu dàng lắm.
- Tính chị ấy giống mẹ còn tôi thì giống ba hơn. Lúc chị em tôi còn nhỏ, chị ấy rất dịu dàng với tôi, lúc nào cũng nhường nhịn tôi.
- Có lẽ cô đã quen với thói cô út nên cô bướng bỉnh hơn. Có lúc rất dữ, rất chanh chua.
Hương Phi phì cười:
- Tôi có nhiều tính xấu đến vậy sao? Vậy mà tôi cứ nghĩ mình hiền.
- Cũng có, nếu đừng bị ai chọc ghẹo.
Anh ta ngừng tay một lát, rồi nói thêm:
- Trong mắt tôi, cô lại dễ thương hơn. Cô như thơ như nhạc. Đúng là một nghệ sĩ. Này, nếu như tôi không lầm, thì ngày xưa gia đình cô rất khá.
- Sao anh lại nghĩ thế?
- Vì nếu sinh ra trong gia đình lao động chắc cô không có được vẻ quý tộc như thế. Làm sao ba mẹ cô mua nổi đàn dương cầm cho cô học?
Hương Phi tư lự:
- Trước đây ba tôi là một nghệ sĩ piano, còn mẹ là một diễn viên múa. Ngộ lắm, tôi thích học đàn, còn chị Trinh thì theo mẹ học múa. Nhà y như là chia đều hai phe.
Vĩnh Tường có vẻ chú ý:
- Vậy chị Trinh là diễn viên múa à?
- Không, chị ấy đang học năm thứ nhất trường múa thì ba mẹ tôi mất. Sau đó thì chị em tôi về quê ở với ngoại.
- Rồi sao nữa? Cuộc đời cô có vẻ sóng gió đấy!
- Không đâu, so với chị Trinh, tôi sướng hơn nhiều lắm. Đang học phải bỏ về quệ Rồi có chồng, rồi chồng con lại mất, khủng khiếp vô cùng. Lúc xảy ra tai nạn thì tôi còn đang học trên này. Tôi không hình dung nổi chị ấy đã sống những ngày đau đớn đến vậy. Mãi đến lúc chị ấy điên, tôi mới nhận thức hết vấn đề.