watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Màu Hoa Hạnh Phúc-Chương 9 - tác giả Hoàng Thu Dung Hoàng Thu Dung

Hoàng Thu Dung

Chương 9

Tác giả: Hoàng Thu Dung

Thầy Khương khẽ lắc đầu như xua đuổi một thoáng mềm yếu nào đó. Chỉ còn cách nói hết sức lý trí:
- Ở tuổi em, tình yêu thường bắt đầu bằng một ấn tượng nào đó, có thể em thích thầy vì thầy đã từng hiểu tâm hồn, sở thích và ý nghĩ của em, nhưng tình cảm đó cũng giống như người ta thích người tốt bụng với mình, coi chừng khi gần thầy quá rồi, em sẽ vỡ mộng.
- Không bao giờ, và thầy cũng đừng nghĩ em bồng bột, đó là cách coi thường tình cảm của em.
- Thầy không bao giờ coi thường em, cũng như không cho tình cảm của em là hời hợt, thầy chỉ muốn em tỉnh táo nhìn lại, đó là điều có thật hay em tưởng là có.
- Em chưa bao giờ tưởng tượng hayg án bất cứ hào quang nào cho thầy. Em yêu thầy vì chính phong cách thầy thể hiện, cái đó làm sao mà giả được chứ.
- Nhưng em có biết mình đã làm chuyện không tưởng không? Vì giữa em và thầy không thể có điều gì khác được.
Anh Thư lặng thinh. Cách nói đó kéo cô trở về thực tế, dập tắt những mơ ước viễn vông vừa lóe lên trong khoảnh khắc bồng bột. Cô cúi mặt nhìn xuống, nói một cách thất vọng:
- Em biết.
- Vậy thì em thức tỉnh lại đi Anh Thư, thầy không muốn em tự làm đen tối cuộc sống của em, khi thầy đọc thơ của em, thầy đau lòng lắm.
Anh Thư nói khẽ:
- Thầy tội nghiệp em phải không?
- Không phải là sự tội nghiệp thường tình, thầy buồn thật sự khi thấy em buồn. Thầy muốn lúc nào em cũng vui vẻ, như em của trước kia vậy.
- Không được đâu, em không thể vui được nữa. Cuộc sống của em sau này chỉ toàn là thất vọng, có lúc em ghét số phận đã không cho em sinh ra sớm hơn, để em gặp thầy, trước khi thầy yêu chị Thục Ánh
- Cuộc sóng không thể có những giả định, em đừng suy nghĩ lung tung. Càng suy nghĩ em sẽ càng buồn, thầy muốn em đừng nhớ đdến thầy nữa.
- em cũng muốn lắm, nhưng không được nữa rồi.
Cô chợt thút thít khóc:
- Mỗi lần nghe chị Ánh kể chuyện của thầy với chị ấy, em đau khổ muốn chết đi được.
Thầy Khương có vẻ chú ý:
- Thục Ánh đã nói gì với em?
- Nhiều lắm, những lúc như vậy em chợt thấy ghét chị ấy, chị ấy tự hào vì có người yêu như thầy. Em ghét luôn cả sự hãnh diện của chị ấy, em biết vậy là ti tiện, nhưng thật sự là em đã từng ghét, thầy không hiểu được đâu.
Vẻ mặt thầy Khương chợt thoáng nét lo ngại:
- Nếu em từng có ý nghĩ đó, thì đến lúc nào đó em sẽ không kiềm chế được, thầy không muốn nhiều người phát giác ra tình cảm của em, lúc đó em sẽ khổ nhiều hơn, em hiểu không?
Anh Thư hít mũi:
- Tình cảm tự nó đã như vậy, em biết làm sao bây giờ. Em biết khi nói với thầy là em không đúng, nhưng không hiểu sao hôm qua em điên như vậy.
Cô ngừng lại một chút, rồi nói thêm:
- Nhưng em không hối hận đâu, để cho thầy biết em cũng xấu hổ lắm, nhưng em có làm gì sai đâu, tình yêu đâu có tội.
- Nhưng nó sẽ biến thành bất hạnh, nếu em không tìm cách quên nó.
- Nhưng em …
Thầy Khương khoát tay chận lại:
- Và em đừng bao giờ uống rượu như tối qua nữa, nếu tối qua thầy không đến thì chuyện gì sẽ xảy ra với em ? Trong lúc say em sẽ nói với bạn bè, một lúc nào đó sẽ đến tai gia đình em, hậu quả sẽ ra sao ?
- Em ..
- Thầy không muốn em chịu đau khổ thêm, em hiểu ý thầy không ?
- Em hiểu a.
- Vậy thì phải hứa với thầy, đừng bao giờ uống rượu nữa, dù là lúc chỉ có một mình.
Anh Thư định trả lời thì thấy một bóng người đi lướt qua ngoài cửa. Hình như người ấy biết có người trong phòng nên quay lại. Anh Thư chăm chú nhìn ra. Cô chợt muốn đứng tim khi nhận ra người đó là chị Thục Ánh
Trông thấy Anh Thư ngồi trên giường, Thục Ánh đứng ngó sửng sốt. Và lập tức trên mặt cô hiện lên một vẻ nghi ngờ đầy ác ý. Cô bước hẳn vào phòng, nhìn Anh Thư chằm chằm:
- Em làm gì ở đây ? Tại sao đến đây sớm vậy ? Lại ngồi trên giường thế kia, có nghĩa là tối qua em ngủ ở đây phải không?
Anh Thư xấu hổ và sợ lạnh toát cả người. Bây giờ cô mới vụt ý thứchết tác hại của việc mình làm. Cô không thể mở miệng nói gì, chỉ đưa mắt nhìn thầy Khương cầu cứu.
Cử chỉ đó làm Thục Ánh điên tiết lên. Cô nhìn qua thầy Khương:
- Như vậy là sao ? Anh trả lời đi. Tại sao con bé ngủ ở nhà anh ?
Cô chợt hét to lên:
- Tại sao ?
Anh Thư run bắn cả người . Nhưng thầy Khương thì vẫn điềm tĩnh:
- Em đừng la lớn như vậy, từ từ anh sẽ giải thích, không có chuyện gì ghê gớm như em tưởng đâu.
- Không có chuyện gì ghê gớm hả ? Chỉ việc nhìn thấy thôi thì đến người ngu cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra, vậy mà anh bảo không có gì. Anh bao? em bình tĩnh à ?
Thầy Khương không trả lời Thục Ánh, chỉ quay qua Anh Thư, giọng vẫn trầm tĩnh:
- Em về nhà đi, đừng để nhà em lo, thầy cần nói chuyện với chị của em.
Thục Ánh hằn học cắt ngang:
- Tôi không quen biết với con bé này, không ai chị em nổi với con người lẳng lơ cả. Mới chừng đó tuổi mà dám đi quyến rũ thầy giáo, ghê gớm thật đấy.
Câu nói đó làm Anh Thư lạnh toát cả người vì xấu hổ. Mặt cô đỏ như gấc, nước mắt lưng tròng tủi hổ. Nhưng cô không thể phản kháng, vì chị Thục Ánh đã nói đúng.
Sự xấu hố làm cô tê liệt không thể nhúc nhích. Đến nỗi thầy Khương phải lặp lại lần nữa:
- Thầy cần nói chuyện với chị Ánh, em về đi.
Nhưng Thục Ánh chợt trừng mắt nhìn hai người:
- Không cần giải thích, nếu anh không có tình ý gì thì anh đã không chứa chấp nó. Hai người đã làm gì đêm qua hả đồ khốn kiếp ?
Thầy Khương nhìn sững Thục Ánh, không ngờ cô ăn nói như vậy. Nhưng hình như biết tính cô, anh cố bình tĩnh:
- Khi chưa nghe giải thích thì em khoan kết luận. Anh muốn em bớt nóng nảy rồi hai đứa nói chuyện với nhau.
Thục Ánh vung tay lên thật mạnh như muốn gạt phắt tất cả:
- Anh là loại đạo đức giả, thầy giáo đi dụ dỗ sinh viên, đồ mất tư cách.
Rồi cô quay ngoắt người bỏ đi. Thầy Khương bưóc nhanh ra cửa, gọi lớn:
- Thục Ánh!
Nhưng Thục Ánh không đứng lại. Anh Thư nghe tiếng chân xa dần ngoài hành lang. Cô bước xuống giường, đến đứng trước mặt thầy Khương, khóc nức nở:
- Cho em xin lỗi, bây giờ em mới hiểu hết sự ngu ngốc của em. Em thành thật xin lỗi thầy.
Thầy Khương nói nhẹ nhàng:
- Đừng tự dằn vặt như vậy, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi, thầy biết cách thu xếp mọi chuyện mà, bây giờ em về đi.
- Em sẽ đến xin lỗi chị Ánh. Tất cả lỗi là tại em, thầy đừng giận em.
Thầy Khương lắc đầu:
- Chuyện này để mặc thầy giải quyết, thầy hiểu Thục Ánh hơn em, em về đi, và đừng làm gì cả. Cũng đừng khóc như vậy, chuyện không ghê gớm như em nghĩ đâu.
Anh Thư lắc đầu:
- Em sẽ không bao giờ tha thứ cho mình, trong đời em, đây là lần đầu tiên em làm chuyện xấu xa nhất, làm ảnh hưởng đến cả thầy, em thành thật xin lỗi thầy.
- Không có gì tới mức xấu xa như em tưởng đâu. Em hãy nghĩ đây chỉ là sự hiểu lầm, rồi mọi chuyện sẽ qua, bây giờ em về đi, bình tĩnh lại nhé.
Anh Thư hơi cúi đầu:
- Thưa thầy em về.
Rồi cô vụt chạy ra ngoài. Dáng điệu quáng quàng vì tâm lý hoảng loạn, xấu hổ đến cùng tận.
Cô vừa ra cửa thì đúng lúc Hồng Thảo cũng vừa tới. Thấy dáng điệu cô, Hồng Thảo có vẻ hoảng:
- Sao vậy Anh Thử Sao mi khóc ? Chuyện gì vậy ?
Anh Thư lắc đầu không trả lời, tiếp tục chạy xuống đường. Hồng Thảo cũng vội chạy theo:
- Chờ ta với, mi chạy nhanh quá ta theo không kịp.
Chạy một đoạn khá xa, Anh Thư ngừng lại, đi thất thểu mệt mỏi. Hồng Thảo giữ tay cô lại:
- Mi làm gì như bị ma đuổi vậy ? Bộ thầy Khương mắng hả ?
Anh Thư lắc đầu thẫn thờ:
- Không phải.
Rồi cô vừd đi vừa kể toàn bộ câu chuyện xảy ra. Hồng Thảo nhìn cô một cách kinh dị:
- Trời ơi, vậy là chết.
- Ta cũng không biết phải làm sao bây giờ, chị Ánh vui tính nhưng rất dữ. Chị Thục hay kể với ta nhiều chuyện về chị ấy lắm.
- Cụ thể là chuyện gì ?
- Ta không nhớ hết, nhưng ta hiểu là chị Ánh đẹp, học giỏi, được gia đình cưng chiều, được nhiều con trai theo đuổi.
- Mấy người như vậy dễ có tính kiêu căng lắm.
- Chị Ánh rất khinh người, nói chuyện với chị ấy ta biết. Chị ấy không bao giờ thèm chơi với những người kém hơn mình. Nếu ta không phải là em chị Thục thì chị ấy cũng chẳng thèm chơi với ta.
- Nhưng mi kém hơn chị ấy chỗ nào chứ. Chỉ có cái là nhà mi không giàu bằng nhà chị ấy thôi, còn mi cũng đẹp vậy.
- Ta không biết, nhưng bây giờ chị Ánh xem ta như kẻ thù rồi, lúc nãy mi không nghe chị ấy mắng thầy Khương đâu.
- Mắng cả thầy nữa à ? Gan thật.
- Có gì đâu mà gan, thầy là thầy của mình chứ có phải thầy chị ấy đâu.
- Mắng thế nào ?
- Bảo thầy là dụ dỗ sinh viên, mất tư cách.
Hồng Thảo tròn xoe mắt:
- Nói chuyện gì kinh khủng vậy, bà ấy dữ thật đấy.
Anh Thư chợt bụm mặt lại:
- Ta không dám nghĩ tới chuyện đó nữa, kinh khủng quá. Bây giờ ta không còn dám nhìn ai nữa , không dám cả về nhà. Mi có hiểu cảm giác xấu hổ nó khổ ra sao không hả Thảo ?
Hồng Thảo lặng thinh, không nỡ trả lời. Cô thấy chuyện của Anh Thư thật là kinh dị. Để cho thầy Khương biết tình cảm của mình đã kỳ, lại còn say rượu ngủ ở nhà thầy. Kinh khủng hơn nữa là chính người yêu của thầy bắt gặp. Nếu bà người yêu đó là người chín chắn thì còn đỡ, đằng này lại rất kiêu kỳ khó chịu. Đây rồi chuyện sẽ đổ bể tùm lum, mất mặt như chơi.
Cô nói như an ủi:
- Ta nghĩ chị Ánh chỉ mất bình tĩnh lúc đó thôi, rồi chị ấy sẽ nghe thầy Khương giải thích mà bỏ qua chuyện này. Với chị Thục là chị dâu của mi, coi như người nhà rồi, chị Ánh không làm lớn chuyện đâu.
Anh Thư thở dài:
- Ta chỉ sợ chị ấy chia tay với thầy Khương, thầy yêu chị ấy lắm. Tại ta hết, hôm qua thầy bảo đừng nói lung tung mà ta đâu có nghe.
Chợt nhớ ra, Hồng Thảo hỏi ngay;
- Mi ăn gì chưa ?
- Chưa.
- Tìm chỗ nào ăn đi, để đói chịu gì nổi.
Anh Thư lắc đầu thiểu não:
- Ta ăn không nổi, không còn tinh thần để ăn nữa.
- Phải ráng chứ.
- Thôi, đừng nói tới chuyện đó nữa.
- Vậy bây giờ đi đâu đây ?
- Ta cũng không biết.
- Dù sao mi cũng phải về nhà thôi, đi suốt đêm rồi, coi chừng ở nhà chờ đó, ta đi với mi.
Anh Thư không phản đối. Lúc này cô đang rất cần một người bạn. Từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ cô làm một việc gì tồi tệ thế này. Bản chất trong sáng khiến cô thấy không hcịu nổi sự xấu xa mình vừa gây ra. Chẳng lẽ chết để đừng phải thấy mình tồi tệ.
Hồng Thảo đưa Anh Thư về. Và một chuyện kinh khủng đang chờ Anh Thư, mà cô đã không hình dung trước.
Khi cô bước vào phòng khách thì thấy mọi người đang ngồi ở salon. Ba mẹ, anh Tuân, chị Thục và cả chị Thục Ánh . Chắc chắn chị Thục Ánh đếnd dể mách chuyện vừa rồi. Cảnh đó làm Anh Thư lạnh toát cả người.
Hồng Thảo thì thầm sau lưng cô:
- Đừng sợ, ráng bình tĩnh lên.
Cô đẩy Anh Thư tới trước, Anh Thư nói lí nhí:
- Thưa ba mẹ con mới về.
Lập tức cả nhà lặng yên. Tất cả nhìn cô, mỗi người mỗi vẻ. Ba mẹ buồn rầu trách móc, giận dữ. Anh Tuân thở dài, chị Thục khó đăm đăm. Nhưng chà xát nhất vẫn là chị Thục Ánh. Khuôn mặt đẹp sắc xảo sầm lại, hai bên mép hằn lên sự tức giận. Đôi mắt long lên những tia dữ dội khi nhin Anh Thư, khiến cô tự nhiên lùi lại.
Ông Thân nghiêm giọng:
- Con lại đây, trả lời với ba mẹ, tối qua con đã làm chuyện gì ở nhà thầy con ? Trước mặt mọi người con nói đi.
Anh Thư như muốn khuỵu xuống, cả người run lên bần bật. Cổ họng đau thắt không nói được. Và cô cúi gằm mặt, đứng bất động.
Giọng Thục Ánh vang lên chát chúa:
- Nó không dám nói đâu, làm chuyện xấu xa như vậy, miệng nào mở ra nói được. Hai bác không tin thì hỏi nó đi, xem con có nói sai không.
Như bị khơi lại, cơn tức lại phùng lên, cô nói lanh lảnh:
- Lúc con tới là chưa được tám giờ nữa, mà nó thì còn nằm trên giường người ta, như vậy là ngủ đêm ở đó chứ còn gì. Hai bác bảo nó đi họp, họp gì ở nhà thầy mình, hai người họp trên giường thì có.
Cách nói chói tai đó khiến mọi người ngồi lặng. Đến nỗi chị Thục phải lên tiếng:
- Đừng nóng nảy quá Ánh à, ở đây có người lớn, em nhẹ lời lại một chút đi.
Thục Ánh đốp chát lại:
- Nhẹ nhẹ, tới mức này mà chị còn bảo em nhẹ nhàng với họ, còn nó thì sao không ai xử hết vậy.
Cách nói của cô làm ông Thân mất bình tĩnh quát lên:
- Lại đây, con hư thân, hôm nay tao phải trị mày mới được.
Ông đứng phắt dậy, lôi Anh Thư vào nhà. Bà Thân và Tuân vội cản lại:
- Chuyện đâu còn có đó, để từ từ rầy nó mà ông.
Tuân kéo Anh Thư ra, nói như quát:
- Em lên phòng đi, hôm nay cấm em ra khỏi nhà nghe chưa, đi lên.
Vừa nói anh vừa đẩy Anh Thư về phía cầu thang. Nhưng Thục Ánh giãy đong đỏng:
- Phải để nó ở đây đối chất chứ, xem nãy giờ em có nói thêm không, nó quyến rũ người yêu của em mà mọi người không ai nói gì hết à.
Cô quay qua ông Thân:
- Bác trai, bác không biết dạy con gì hết, nếu mà con làm chuyện như nó, ba mẹ con đã đánh con tơi tả rồi.
Thấy ông Thân nổi nóng định quát Anh Thư, Thục vội lên tiếng:
- Ba bình tĩnh đi ba, bây giờ có làm lớn chuyện thì cũng không giải quyết được gì, để dạy cổ sau ba ạ.
Cô quay qua Thục Ánh khẽ trừng mắt rồi răn đe, nhưng giọng vẫn nhẹ nhàng:
- Em lên phòng chị đi, chuyện đâu còn có đó, đừng làm ầm ĩ như vậy. Mình là người trong nhà ma, la lối như vậy người ngoài nghe kỳ lắm.
- Em còn muốn cho cả xóm này nghe nữa, cho người ta biết nó hư hỏng ra sao.
Bất chợt cô rống họng lên, la hết tốc lực như muốn cho mấy nhà kế bên nghe:
- Con gái gì mà ghê gớm vậy, ban đêm tới nhà thầy giáo ngủ, muốn quyến rũ thầy dạy mình, muốn giựt bồ của chị mình, phải không, phải không?
Bà Thân không cách nào bịt miệng được Thục Ánh, bật lên khóc. Nhục nhã quá! Bà đứng dậy bỏ vô nhà. Ông Thân cũng lấy khăn tay lau trán, lắc đầu đau khổ.
Thục Ánh cứ nói oang oang. Đến nỗi Tuân không chịu nổi, anh đẩy Anh Thư đi lên lầu. Chị Thục cũng đứng dậy, bước qua đứng trước mặt cô, nghiêm giọng:
- Em làm ầm lên như vậy có ích gì không? Để hai nhà mếch lòng nhau, rồi hàng xóm biết, người ta cười luôn cả em nữa, thôi đi nghe không?
Khuôn mặt đẹp của Thục Ánh hất lên, kiêu kỳ:
- Em làm gì mà người ta cười em, em có tới nhà thầy giáo ngủ đêm đâu mà cười em.
- Nhưng họ biết thì em vinh dự lắm sao ? Chuyện Anh Thư ba mẹ chị sẽ giải quyết, không ai để em thiệt thòi đâu.
- Chị bên em ruột hay chị theo phe em chồng đây, tôi có bà chị khôn nhà dại chợ thế đấy, tưởng nói cho chị biết để chị bênh vực, không ngờ cũng cá mè với nó, dẹp, không có chị em gì nữa, tui về.
Cô đứng phắt dậy, hầm hầm:
- Để chuyện này cho ba mẹ giải quyết, tui đưa ba mẹ qua đây hỏi coi họ có biết dạy con không.
Và cô đùng đùng bỏ đi ra sân. Thục vội đi theo:
- Em đừng nói gì hết, nhất là đừng có la ầm lên, để chị nói cho, em la như vậy là xấu mặt cả nhà đó, hiểu không?
Nhưng Thục Ánh đâu còn đủ bình tĩnh để hiểu. Sự phát hiện này làm cô nổi điên lên. Và bản tính tự phụ làm cô thấy mình như bị cả thế giới lừa gạt. Cô chỉ muốn làm dữ lên, bắt kẻ thù của mình phải khốn đốn. Chỉ muốn lôi kéo mọi người cùng xử tử Anh Thự Cho nên cách cư xử mềm mỏng của bà chị làm cô thêm điên tiết.
Cô hung hăng hất tay chị Thục ra:
- Chị Ở nhà chồng thì theo phe em chồng đi, tui không cần người chị như vậy. Từ đây về sau không còn chị em gì nữa.
Cô hầm hầm dắt xe ra sân, và cố ý xô mạnh cánh cửa cái rầm. Đến nỗi cả dãy phố đều nghe.
Trong nhà mọi người như chết lặng. Ông Thân quát lên:
- Con Thư xuống đây, đồ hư đốn, đồ mất dạy, xuống đây tao bảo.
Trên phòng, Anh Thư run rẩy đi xuống, nhưng anh Tuân cản lại:
- Em ở đây đi, xuống dưới ba đánh chết, để anh xuống cản ba.
Anh quay qua Hồng Thảo:
- Thảo ở chơi với nó dùm anh nghe.
- Dạ.
Anh Tuân vỗ nhẹ đầu Anh Thư:
- Không có chuyện gì nghiêm trọng đâu, có gì mà khủng hoảng vậy, chuyện gì rồi cũng qua mà, để anh giải quyết cho.
Anh Thư khóc nức nở:
- Em sợ lắm anh Hai, em sợ nhiều người biết, em không cố ý làm vậy đâu.
- Được rồi, anh hiểu mà, để anh xuống dưới cái đã.
Anh Tuân đi ra rồi, Hồng Thảo bước tới khóa cửa lại, như sợ ai đó có thể xông vào xé Anh Thư ra.
Hai cô ngồi trên giường, im lặng nghe tiếng quát tháo dưới nhà, hình như anh Tuân và chị Thục nói gì nhiều lắm. cuối cùng trong nhà cũng trở lại yên lặng.
Anh Thư cũng không còn nước mắt để khóc. Cô ngồi ôm gối trong lòng. Đầu gục trên chân. Đôi mắt đỏ mọng. Những sự việc xảy ra nhanh và dữ dội quá, nên cô không kịp hiểu hết khía cạnh bi đát của nó.
Hồng Thảo chợt nói khẽ:
- Chị Thục hay đó Thư, chuyện như vậy mà chị ấy vẫn bình tĩnh rầy chị Ánh. Phải chị Ánh bớt hung hăng thì chắc không ầm ĩ như vậy.
- Mi có nghĩ chị ấy sẽ quậy thế nào nữa không?
Hồng Thảo lắc đầu:
- Quậy như vậy là hết mức rồi, còn làm gì nữa bây giờ, à còn, sẽ giận thầy Khương, có thể chia tay luôn đấy.
- Ta không muốn thầy Khương bị tai tiếng vì ta, thầy có địa vị như vậy, bị mang tiếng khổ lắm.
Hồng Thảo thở dài:
- Mi thương thầy như vậy, giấu làm sao được, trước sau gì mọi người cũng biết thôi.
Cô ngừng lại một lát, nói thêm:
- Có điều biết như vậy kinh dị quá.
Anh Thư khổ sở ngồi ôm đầu. Bây giờ cô nghìn lần nguyền rủa những việc làm bốc đồng của mình. Hậu quả của nó thật là kinh khủng. Nhưng giờ đây cô không nghĩ về mình nhiều lắm. Chỉ nhớ đến thầy Khương. Cầu trời cho chị ấy đừng mắng nhiếc thầy, nhất là đừng có làm toáng lên cho thầy mất mặt. Như vậy cô càng khổ sở hơn nữa.
Thấy Anh Thư cứ ngồi im, Hồng Thảo cũng không nói gì nữa. Cô ngồi lại với Anh Thư tới gần trưa mới về.
Nhưng cô vừa xuống giữa cầu thang thì thấy có khách tới. Hồng Thảo không biêét mấy người đó là ai, nhưng thấy có chị Thục Ánh, cô đoán là gia đình chị Thục tới.
Cô hoảng hồn chạy trở lên phòng Anh Thư:
- Chết rồi mi ơi, chị Ánh qua nữa kìa, thấy có mấy người lớn nữa, vậy là có chuyện nữa rồi, làm sao bây giờ.
Anh Thư ngước lên. Khuôn mặt chết lặng vì sợ. Cô nhìn Hồng Thảo một cách thẫn thờ:
- Hay là mi về đi, ở đây nhức đầu lắm.
Hồng Thảo lắc đầu ái ngại:
- Ta ở lại với mi, nếu mi có bị đòn ta cản thử xem có được không?
Anh Thư chưa kịp trả lời thì có tiếng ông Thân quát lớn:
- Con Thư xuống đây, xuống trả lời với hai bác nè, mầy trốn đi đâu nữa hả?
Anh Thư bước xuống giường. Đầu ngẩng lên một cách dũng cảm:
- Tới nước này thì ta chịu hết, cuối cùng đi nữa thì cũng là chết, ta hết biết sợ rồi mi.
- Nhưng đừng có nói gì đấy, đừng có thừa nhận mi thương thầy nghe không, cách hay nhất là xin lỗi người lớn.
Anh Thư không trả lời. Cô chải lại tóc, rồi đi xuống phòng khách.
Mọi người đang ngồi ở salon. Anh Thư thấy ba mẹ chị Thục ngồi đối diện với ba mẹ mình. Khuôn mặt bác trai thì dung hòa, nhưng bác gái khó đăm đăm. Chị Thục Ánh mím miệng, vẻ giận dữ còn in trên khuôn mặt.
Ba mẹ và anh Tuân thì có vẻ khó xử. Nhất là chị Thục. Chị ấy cứ bối rối hết nhìn người này đến người kia. Tự nhiên Anh Thư thở dài. Chị Ánh còn muốn lôi kéo bao nhiêu người vào cuộc nữa đây. Còn muốn hành xử cô như thế nào nữa.
Cô bước tới trước mặt ông bà Định, nói nhỏ nhưng rành rọt:
- Con biết lỗi của con rất lớn. Con đã xúc phạm đến chị Ánh, làm hai bác lo lắng, con thành thật xin lỗi hai bác. Nhưng con xin hai bác mắng một mình con, và đừng giận ba mẹ con.
Hành động chững chạc bất ngờ của cô làm ai cũng ngạc nhiên. Nhưng cái đó chỉ thoáng quạ Mà sự trầm tĩnh của cô không ngờ lại gây thêm trong lòng bà Định sự nghi kỵ. Bà ngoảnh mặt chỗ khác như không thèm nghe con nít nói chuyện. Và nhìn thẳng vào mặt bà Thân:
- Con gái chị cũng biết cách nói chuyện lắm đó, mới bây lớn mà có bản lĩnh như vậy, hèn chi nó làm chuyện tày trời, cũng đâu có khó khăn gì.
Bà Thân nuốt nước miếng, như nuốt nỗi nhục vào lòng. Giọng bà cố bình tĩnh:
- Con dại cái mang, con gái tôi có lỗi với con anh chị, tôi sẽ dạy lại nó, anh chị yên tâm. Và đừng buồn vợ chồng tôi, dù sao mình cũng là chỗ sui gia.
Ông Định nói xuôi theo:
- Thật ra cháu nó cũng còn nhỏ, nhiều khi nó không ý thức hết chuyện nó làm, anh chị …
Bà Định ngắt lời, giọng chát chúa:
- Nhỏ gì mà nhỏ, cỡ tuổi này là biết hết rồi, con gái bây giờ khôn thấu trời chớ có phải như thời xưa đâu, biết cách quyến rũ thầy giáo như vậy, nhỏ nhắn gì chứ.
Ông Định có vẻ khó xử:
- Thì chuyện gì cũng từ từ giải quyết, bà la lối thì cũng đâu có cứu vãn được, anh chị xui cũng đâu có muốn vậy đâu.
- Hừ.
Ông Định quay qua Anh Thư:
- Chuyện xảy ra rồi, hai bác cũng không trách con, nhưng từ đây về sau con đừng làm vậy nữa, thầy Khương đó là bạn trai của chị Ánh con, con làm như vậy là chị con mất hạnh phúc, con hiểu không?
Anh Thư chảy nước mắt:
- Con xin lỗi hai bác, từ đây về sau con không dám gặp thầy Khương nữa, con không cố ý làm vậy đâu.
Bà Định nguấy người bồn chồn:
- Thiệt, có chiêm bao tui cũng không tưởng tượng được con gái anh chị làm vậy, bộ hết con trai rồi sao, lại đi quyến rũ thầy mình, mà người đó là chỗ quen biết trong gia đình, sao mà loạn luân quá vậy.
Bà như nghĩ ra chuyện gì mới, và trở nên bồn chồn:
- Đây rồi thầy Khương đó có tình ý gì không đấy, nếu không thì sao chứa chấp nó, tui là nghi lắm, phải ba mặt một lời mới rõ chuyện được.
Anh Thư còn đang rụng rời thì anh Tuân lên tiếng;
- Thôi mẹ ạ, mình nên giải quyết trong gia đình, em gái con hơi xốc nổi nên làm bậy, chứ cậu Khương là thầy giáo, không làm gì mất mặt đâu.
- Ai mà biết được, phải ba mặt một lời, để cậu ta còn biết sợ người lớn chứ. Thục, con gọi điện mời cậu ta qua đây.
Thục khẽ nhăn mặt:
- Gọi người ta tới làm gì mẹ, kỳ lắm mẹ ạ.
Bà Định nổi nóng:
- Mày cái gì cũng sợ, em gái bị người ta cướp bồ cũng không biết làm sao. Cứ lo cản cản, đúng là khôn nhà dại chợ. Chuyện như vầy mà không làm tới cùng, rồi cậu ta còn coi con Ánh ra gì nữa, cậu ta có thế nào con Thư nó mới dám làm vậy chứ.
Ông Định lên tiếng:
- Thôi đi, trong nhà thu xếp được rồi, làm gì um sùm lên, coi không được à.
Bà Định làm ngơ như không nghe. Thục cố cản một lần nữa:
- Đừng làm vậy kỳ lắm mẹ ạ.
Bà Định nạt lớn:
- Mày không gọi thì để tao gọi, sợ cái gì chứ.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau khó xử. Anh Thư quýnh quáng lên:
- Đừng làm vậy bác ạ, tại con tìm đến nhà thầy chứ không phải lỗi của thầy. Bác mắng thầy là không đúng đâu, bác mắng con bao nhiêu cũng được, nhưng đừng gọi thầy tới.
- Ai mà dám nói nặng thầy của mấy người, nhưng tôi muốn làm tới nơi tới chốn để hai bên chấm dứt chuyện lôi thôi, cản cái gì.
Thục vẫn cố thuyết phục:
- Nhưng không thể cư xử với cậu Khương như vậy được.
- Cái gì không thể, nó là thầy con Thư chứ đâu phải thầy con Ánh, mình mà không răn đe không chừng nó coi thường con mình, gọi điện đi.
Thấy Thục ngần ngừ, bà nổi nóng lên:
- Không gọi thì để tao gọi, đồ con khôn ranh.
Rồi bà đứng lên, xăm xăm đến gọi điện. chợt nhớ ra, bà quay qua Thục Ánh:
- Số mấy, đọc cho mẹ đi.
Anh Thư nhìn Thục Ánh, hy vọng cô sẽ cản. Nhưng Thục Ánh ngần ngừ một chút, rồi đọc số cho bà Định. Anh Thư kinh ngạc nhìn cô, không tưởng tượng nổi Thục Ánh dám cư xử như vậy với thầy Khương.
Cô bật kêu lên:
- Chị làm như vậy là xúc phạm thầy đó, thầy đâu phải là con nít, thầy sẽ giận chị đó.
Thục Ánh quay phắt lại, trừng mắt nhìn Anh Thự Cách cản đó làm cho cô có cảm tưởng hai người họ là một, và họ bảo vệ nhau chống lại cô.
Trí tưởng tượng đưa cô đi xa tít, cô đinh ninh hai người cùng phản bội mình. Và cô muốn làm tới để bắt hai người khuất phục.
Bà Định gọi điện xong, Thục bước tới, nói như năn nỉ:
- Mẹ nghĩ lại đi, cậu ta mới chỉ là người yêu chứ chưa phải chồng, mẹ lấy quyền gì bắt lỗi người tạ Mà nếu đã là chồng em con đi nữa thì cũng không nên làm vậy mẹ ạ. Để con bảo cậu ấy đừng đến nghe mẹ.
Bà Định trừng mắt:
- Mày dám gọi không?
- Mẹ …
- Để tao nói cho nó biết, cho nó không dám coi thường con tao, nhu nhược như mày cho nó trèo đầu trèo cổ con nhỏ hả ? Ý là chưa cưới mà nó dám chứa con gái trong nhà, nó coi thường con Ánh quá mà, mai mốt thành vợ rồi nó còn coi thường tới đâu nữa.
Thuyết phục không được, Thục đành ngồi im. Cả ông bà Thân cũng không thể mở miệng nói gì.
Mọi người yên lặng với mỗi vẻ khác nhau. Anh Thư đưa mắt nhìn Tuân cầu cứu. Nhưng ông anh chỉ biết lắc đầu như hết cách. Cô đưa mắt nhìn sang bà Định, né tmặt bà nặng như chì. Môi bà nhọn ra trông thật thấy ghét. Trước giờ Anh Thư vốn không ưa tính kiêu căng của bà, bây giờ cô càng ghét vô cùng.
Cô chợt nhận ra chị Thục Ánh giống mẹ như tạc. Dĩ nhiên là chị ấy đẹp hơn, trẻ hơn. Nhưng tính tình và nét mặt thì hoàn toàn là của mẹ truyền chọ Cô chợt tự hỏi mình giống mẹ hay giống ba ?
Ba nóng tính nhưng đâu có tình cảm ủy mị như cô, còn mẹ thì hiền dịu như vậy, cô không có chút tính thục nữ nào. Nếu cô giống mẹ thì chắc đã không gây ra chuyện tày trời này.
Anh Thư đang đắm chìm trong những suy nghĩ lan man thì thầy Khương đến, nhìn thấy dáng thầy đi ngoài sân, tim cô nhói lên khó tả . Còn kinh khủng hơn là chính cô bị cực hình.
Thảo bước tới trước mặt thầy Khương, gật đầu:
- Thưa thầy.
Thầy Khương có vẻ rất ngạc nhiên vì sự có mặt của mọi người. Nhưng cũng giữ vẻ điềm tĩnh gật đầu với Hồng Thảo:
- Thảo cũng ở đây à ?
- Dạ, nãy giờ em chưa về.
Thục bước tới, nhỏ nhẹ:
- Khương ngồi chơi.
- Cám ơn chị.
Anh quay lại chào mọi người, rồi đến phía chỗ trống ngồi xuống, kín đáo nhìn Anh Thư, như quan sát tình trạng của cô.
Bà Định không để ai kịp nói, bắt đầu lên tiếng trước:
- Tôi mời cậu qua đây để ba mặt một lời cho sáng tỏ, bây giờ có mặt mọi người đó, cậu nói đi. Thực hư là thế nào, tại sao cậu để học trò ngủ đêm ở nhà mình, còn con gái tôi thì sao đây.
Cách nói sống sượng của bà làm mọi người thấy khó thở. Ai cũng ngó đi nơi khác, cả Khương cũng khó trấn tĩnh ngaỵ Anh lắc đầu:
- Xin lỗi, con chưa hiểu hết ý bác.
- Như vậy mà không hiểu gì, chuyện cậu với con Thư tôi biết rồi, cho nên tôi mời cậu qua giáp mặt với mọi người, đó, trước mặt ba mẹ con Thư đó cậu nói đi, giữa cậu với con của họ, ai là người khởi xướng trước.
Khuôn mặt Khương chợt nghiêm lại. Dù cố giữ vẻ lễ độ, anh vẫn không giấu được sự bất bình, không đồng ý, và thẳng thắn từ chối quyền tra hỏi đó. Anh chỉ đưa mắt nhìn qua Thục Ánh, đôi mắt hơi nheo lại, như một lời phê phán.
Thục Ánh mím môi, hất mặt nhìn đi nơi khác.
Anh Thư chợt bước tới mặt bà Định. Cả người run bắn, cô nói với giọng cũng run:
- Tất cả chuyện này là tại con, tại con tự đến nhà thầy, thầy đã bảo nhưng con không về, thầy không có lỗi gì hết, bác đừng hỏi thầy nữa.
- Cô im đi, tôi có hỏi cô đâu, sao xía vô vậy, cái gì mà bênh thầy chằm chặp vậy.
Giọng bà Thân run lên vì giận, bà nói nghiêm khắc:
- Chỗ người lớn nói chuyện, con không được vô phép, nghe không? Con im đi.
Anh Thư không trấn tĩnh được nữa, cô vừa khóc vừa nói tiếng được tiếng mất:
- Con đã nói rất nhiều lần, tất cả là lỗi tại con, xin bác đừng có trách thầy như thế, thầy là thầy, đừng có bắt thầy chịu cảnh này, kỳ lắm bác ạ.
Khương lắc đầu:
- Anh Thư không phải ngại cho thầy, em không đủ sức giải quyết chuyện người lớn đâu, nghe lời mẹ em đi, đừng nói gì cả.
Bà Định mát mẻ:
- Thầy trò bên nhau kiểu đó, ai mà tin được người nào có người nào không.
Bà quay qua bà Thân:
- Tôi cũng hơi lạ, con gái chị nói vậy mà chị không có ý kiến gì, chẳng lẽ chị mắng nó lấy lệ thôi sao, còn sau lưng mọi người, ai mà biết chị dạy con kiểu gì.
Anh Thư nói như hét:
- Bác !
Cô bật lên khóc tức tưởi. Cách nói của bà Định cộng với tiếng hét của cô làm mọi người căng thẳng lên thêm. Ông Thân đứng bật dậy, bỏ đi ra cửa. Bà Thân cũng tức đến ngất đi.
Tuân và Thục vội dìu bà vào phòng. Không khí như lắng lại một chút. Ông Định thấy căng quá, bèn lên tiếng:
- Thôi không nói chuyện này nữa, về nhà, muốn nói để lúc khác nói.
Nhưng bà Định vẫn ngoan cố:
- Bây giờ có mặt cậu Khương, không nói thì đợi lúc nào nữa, mai mốt mời chưa chắc cậu ta chịu giáp mặt, phải hỏi cho ra lẽ mới được.
- Cái bà này, nói không được, kỳ quá đi.
Bà Định không thèm nghe, quay qua nhìn Khương, ánh mắt soi mói:
- Bây giờ trước mặt tôi, cậu phải nói thật, cậu có ý gì với con nhỏ này không?
Vừa nói bà vừa chỉ về phía Anh Thự Câu hỏi đó sống sượng tới nỗi ông Định phải cau mặt. Khương có vẻ bất mãn và bị xúc phạm, anh im lặng một lát, rồi nói điềm đạm:
- Con không hiểu tại sao bác hỏi như vậy.
- Hỏi thẳng như vậy mà cậu còn không hiểu à ? Cậu cố ý không biết chứ gì ? Từ đó giờ tôi cứ nghĩ cậu đạo đức lắm, ai mà ngờ có ngày đổ bể chuyện này.
- Tiếc là Thục Ánh không chịu để con giải thích mà giải quyết vội vã như vậy.
- Cậu không muốn để nhiều người biết, vì muốn ém chuyện này chứ gì ? Cậu muốn nói đường nói mật với con gái tôi rồi cho qua chuyện phải không?
Ông Định lên tiếng:
- Hỏi gì kỳ vậy không biết, làm như người ta tệ lắm vậy, cậu ấy có phải con nít đâu mà chất vấn kiểu đó.
Bà Định la ong óng lên:
- Ông không biết bênh con thì im đi, làm cha gì mà không bảo vệ được con, kiểu như ông rồi ai muốn ăn hiếp nó cũng được sao.
Giọng Khương không nén nổi phản kháng kín đáo:
- Con nghĩ bác đã lo quá xá rồi, Thục Ánh không bao giờ chịu nhường ai đâu, những gì cô ấy đang làm cũng là quá lắm rồi.
- Cậu nói sao ? Ý cậu muốn phê phán con gái tôi hả ? Nó như vậy mà cậu còn muốn qua mặt mà, hiền nữa thì cậu coi ra gì.
Càng nói càng tức, giọng bà trở nên chát chúa:
- Chưa cưới hỏi mà cậu đã lộ tính lăng nhăng như vậy, mai mốt nó làm vợ cậu rồi, chán chê rồi, cậu còn bay bướm đến đâu.
Khương giận đến đỏ mặt, nhưng anh vẫn im lặng. Anh đưa mắt nhìn Thục Ánh, cái nhìn như nghiêm khắc lên án “em là như vậy đó sao ?”
Đáp lại cái nhìn đó là cặp môi mím lại đầy căm tức của Thục Ánh. Cô quắc mắt nhìn lại anh. Những cử chỉ đó Anh Thư đều thấy. Lần đầu tiên cô mơ hồ hiểu ra rằng tình cảm hai người không nhẹ nhàng lãng mạn như cô tưởng.
Trước đây cô cứ nghĩ tình yêu giữa hai người rất thi vị. Vì một người như thầy Khương thì không thể yêu theo cách “bạo lực” kiểu đó.
Anh Thư mở to mắt, nhìn hai người chằm chằm. Đến lúc cái giọng the thé của bà Định cất lên, cô mới giật mình tỉnh lại.
Bà Định nhìn Khương một cách khắc nghiệt:
- Bây giờ trước mặt tôi với ba con Ánh, cậu nói đi, chuyện xảy ra như vậy là sao, cho là con Thư cố tình quyến rũ cậu đi, nhưng nếu không có tình ý gì, thì cậu đã không chứa nó. Thầy giáo phải biết giữ khoảng cách với học trò chứ. Nếu nói không có gì thì bất cứ cô học trò nào đến ngủ với thầy cũng được sao ?
Khương quay mặt đi chỗ khác, như nén lại cảm giác ghê tởm. Một lát sau anh quay lại, vẻ trầm tĩnh:
- Con chưa bao giờ phải xấu hổ về những gì mình làm, còn việc bác gọi đến thế này, xin lỗi bác, con không chấp nhận được, cho phép con từ chối trả lời.
Bà Định há hốc nhìn Khương. Như bị sốc vì phản ứng của anh. Một lát trấn tĩnh lại, bà gằn giọng:
- Nói vậy nghĩa là sao, cậu coi thường chúng tôi quá mức chứ gì ? Vậy còn con gái tôi thì sao, cậu muốn nó phải chấp nhận tính trăng hoa của cậu chứ gì ?
Thầy Khương không trả lời, bà nói lớn hơn:
- Tôi không chấp nhận được thứ con rể vậy đâu, nếu cậu không làm sáng tỏ thì tôi cấm cửa cậu đó, tôi gả nó cho người khác.
Ông Định lên tiếng;
- Kìa bà, chuyện của con cái để nó tự giải quyết, sao xen vô áp đặt nó, làm coi không được.
Khương không trả lời bà Định, anh đứng lên, giọng lễ phép nhưng rất nghiêm:
- Xin phép hai bác, con về.
Thục Ánh đứng bật dậy:
- Anh Khương, bây giờ anh coi thường luôn ba mẹ tôi phải không?
Khương nhíu mày nhìn cô:
- Anh muốn hai đứa nói chuyện trong tình huống khác, chào em.
Và anh đi ra cửa. Thục Ánh ngồi phịch xuống, dậm chân một cách hậm hực. Anh Thư rất muốn chạy theo xin lỗi thầy, nhưng không dám. Cô chỉ biết đứng nhìn theo một cách khổ sở.
Bà Định nghiến răng:
- Rõ ràng nó coi mình không ra gì hết. Đáng lẽ nó phải xin lỗi mình, năn nỉ mình bỏ qua, vậy mà nó không thèm giải thích nữa.
- Thì cũng tại bà thôi.
- Nếu nó biết nói phải quấy rồi xin lỗi thì tôi cũng bỏ qua, đàng này kình chống luôn cả tôi, muốn cưới con gái tôi mà ngang ngược thì đừng hòng.
Ông Định gằn giọng:
- Bà cư xử không ra sao hết. Người ta là người trí thức chứ đâu phải dân thiếu hiểu biết, nếu là người ngang ngược thì nó đã mắng lại bà rồi, nó im lặng như vậy là quá lịch sự đó, bà không biết tôn trọng ai cả.
- Tôi làm gì mà không tôn trọng, nó làm bậy tôi nói nó không được hả ?
- Nói được, nhưng phải tế nhị một chút. Tự nhiên đùng đùng đòi nó tới đối chất trước bao nhiêu người, ai lại không tự ái, mà bà nói năng nghe chướng tai lắm.
- Phải rồi, lời thật luôn làm người ta chướng tai mà.
- Cư xử như bà, nếu là tôi thì tôi cũng không muốn giải thích . Bà như vậy nên con Ánh cũng quen tính nết hung dữ, không biết chỗ nào là điểm dừng cả.
Thấy bà Định mở miệng, ông đứng dậy:
- Hôm nay bà làm tôi mất mặt với sui gia, mất mặt với con rể luôn. Từ nay về sau bà đừng tới đây nữa.
Nói xong ông đứng dậy bỏ về. Bà Định và Thục Ánh ngồi lại chì chiết thêm một lát, rồi cũng bỏ về.
Anh Thư ngước lên nhìn chị Thục. Giọng cô như nghẹn lại:
- Em cám ơn vì chị đã không dí em vào chân tường. Nhưng em xin thề là không bao giờ có ý nghĩ phá hoại tình cảm của thầy và chị Ánh. Chuyện xảy ra đêm qua, em không biết nói sao, nhưng xin thề là sẽ không bao giờ lặp lại, em …
Cô nghẹn giọng không nói được nữa, chỉ biết khóc. Chị Thục nhìn cô, khuôn mặt đầy vẻ lạnh lùng:
- Chị không biết cô cố ý hay không, và thật sự cô và anh ta xảy ra chuyện gì, nhưng chị sẽ không tha thứ nếu ai làm khổ em gái chị.
Anh Thư lặng lẽ nhìn chị Thục quay người bỏ đi lên cầu thang. Cách trách móc nhẹ nhàng đó có một sức nặng đè lên lương tâm cộ Và cảm giác xấu hổ với chị Thục còn nặng hơn cả với Thục Ánh
Khi chỉ còn lại hai anh em, anh Tuân hỏi một cách nghiêm túc:
- Bây giờ chỉ còn mình anh thôi, em nói thật không được giấu anh, thật ra em chủ động đến tìm thầy em, hay anh ta mời em tới.
Anh Thư không còn đầu óc đâu để giấu diếm, cô kể hết, kể hết tất cả. Từ cái ngày đầu tiên gặp thầy Khương trong quán café, đến những đau khổ đã từng chịu đựng một mình.
Anh Tuân lẳng lặng nghe, một vẻ xót xa đầy ắp trong cái nhìn đối với cô em gái. Anh chỉ còn biết lắc đầu:
- Em tự làm khổ mình, và rồi anh ta cũng sẽ không yên ổn vì em. Anh không trách em chút nào, nhưng không làm sao giúp em được. Chỉ có cách là em phải tự quên thôi.
Anh Thư cúi đầu như quá mỏi mệt trước biến cố hôm naỵ Anh Tuân khuyên đúng, nhưng cô biết chắc chắn mình sẽ không quên nổi. Nếu làm được chuyện “quên” đó thì cô đâu để mình rơi vào vòng xoáy như ngày hôm nay.
Màu Hoa Hạnh Phúc
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20