10.
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Ông Nhị chợt đập cái rầm xuống bàn, làm Thúy Văn giật bắn mình. Giọng ông gay gắt:
- Nhưng ba gả con cho nó không phải để con đi ra ngoài làm. Nếu cần cho con làm việc thì ba đã để con làm cho ba rồi. Ba muốn gì con không hiểu sao ?
Thúy Văn cúi gầm mặt, không trả lời. Ông Nhị bực tức nói tiếp:
- Con phải biết cách quản lý công ty nó, con làm vợ nó mà không làm được chuyện đó thì ai làm. Nếu không như vậy thì ba gả con về đó làm gì.
Thúy Văn vẫn ngồi im, âm thầm nuốt nước mắt. “Ba có biết chỉ vì sự tính toán ích kỷ của ba, con đã trả một giá đắt như thế nào không? Ở gia đình chồng htì bị hắt hủi tẻ lạnh, về nhà thì bị ba tra gạn trách cứ. Ba chỉ coi con là công cụ chứ không phải là con mình” Cô muốn hét lên, nói tất cả những điều đó. Nhưng uy lực của ông làm cô không sao mở miệng được và chỉ biết ngồi lặng câm.
Ông Nhị khoát tay:
- Nó nhất quyết không cho ba can thiệp sâu vào chuyện làm ăn cuả nó. Thằng này cao thay lắm. Nhưng ba cũng có cách trị. Con phải gíup ba, phải làm sao nắm được mối buôn bán của nó. Con có hứa với ba không?
Thật đúng là một chuyẹn quá sức, Thúy Văn biết điều đó. Nhưng cô sợ quá nên chỉ biết nhắm mắt gật đầu, rồi có ra sao thì ra.
Ông Nhị nhíu mày như suy tính chuyện gì đó, thật lâu ông mới ngước lên bực bội:
- Ba thật không hài lòng con chút nào cả . Con thiếu bản lĩnh và thậm chí là ngu ngốc., Nếu con khôn ngoan 1 chút thì moi chuyện đã khác đi rồi.
Thúy Văn cúi gầm mặt như có lỗi, cử chỉ đó cũng không làm ông thấy động lòng:
- Con có học, có nhan sắc vậy mà vẫn không dụ đuợc nó. Con có biết là ba đã đổ vốn cho công ty nó biết bao nhiêu không, vậy mà tới giờ vẫn không thu đuợc kết quả gì. Không khéo roi ba mất trắng với thằng nhóc đó.
Thúy Văn thu hết can đảm nói ra ý nghĩ của mình:
- Tại sao ba muốn chiếm đoạt công ty ảnh ? Ảnh là chồng con, nếu ảnh bị phá sản thì con cũng khổ, ba không thương con sao ? Con là con của ba mà.
- Con của ba à ?
Ông Nhị lặp lại rô`i cười gằn. Cái cười của ông làm Thúy Văn hoang mang rối rắm. Cách thể hiện đó không có chút tình cảm cha con nào cả . Tại sao như thế ?
Chợt có tính hiệu điện thoại, ông Nhị mở máy ra nói chuyện. Thúy Văn buồn bã đứng lên. Cô định lên phòng mình một chút, nhưng không hiểu sao hai chân cứ đi ra ngoài dường. Buổi trưa nắng như đổ lửa, vậy mà cô vẫn không nhận ra và cứ bước tới như người mộng du.
Chợt một chiếc xe thắng sát bên Thúy Văn làm cô giật mìnhthoát khỏi cơn mê nặng nề. Cô nhận ra Hữu Tri , nhưng chỉ biết đứng nhìn anh. Hữu Tri mỉm cười:
- Trời nắng thế này sao lại lang thang thế, chị đi đâu vậy ?
- Tôi ở nhà tôi ra.
Hữu Tri nhíu mày:
- Chị định đi bộ về nhà à ? Sao không đón taxi ?
Thúy Văn lắc đầu không trả lời. Hữu Tri nhìn cô chăm chú:
- Chị làm sao vậy ? Có chuyện gì phải không?
- Cũng không có gì , anh đi đâu vậy ?
- Ði làm, chị quên đã trưa rồi à ?
- Ờ, tôi quên .
- Thúy Văn này, chị gặp chuyện gì phải không?
- Sao anh hỏi vậy ? Tôi khác thườn glắm hả ?
Hữu Tri không trả lời, lần đầu tiên anh nói với cô bằng giọng ra lệnh:
- Lên xe đi, tôi đưa chị về.
- Anh không về nhà sao, coi chừng chị ấy trông.
- Tôi hay đi đột xuất, cô ấy không trông đâu, chị lên đi.
Thúy Văn lưỡng lự một lát, rồi ngồi lên phía sau Hữu Tri, đi một đoạn, anh chợt quay lại:
- Tôi nghĩ chắc chị chưa muốn về nhà đâu, đi ăn với tôi nhé Thúy Văn?
- Vâng
Trả lời xong, Thúy Văn chợt thấy hoang mang. Không biết như thế có phiền Hữu Tri không, nhưng cô thật sự đang cần một người bạn. Néeu anh quan tâm đến cô thì công việc cuả anh không quan trọng nữa. Và cô để mặc anh muốn đưa đến đâu thì đưa.
Hữu Tri vào một nhà hàng quen. Anh đề nghị một căn phòng riêng biệt. Khi cả hai người đối diện nhau qua bàn, anh bắt đầu điều tra ngay:
- Chị nói thật vơí tôi đi, lúc nãy chị gặp chuyện gì vậy ?
Thúy Văn nói thật lòng:
- Không phải lúc nãy, mà là tối qua và cả sáng nay nữa. Tôi cảm thấy mình không thể chịu đựng được nữa. Tôi không có chỗ cho mình nữa, nếu không gặp anh, có thể tôi sẽ vào một công viên mà ngồi, tôi đã định như vậy.
Chợt nhớ ra, cô ngưóc lên:
- Tại sao anh lại đi làm, anh vừa đám cưới mà ?
- Tôi không muốn đi hưởng tuần trăng mật, mà thôi, nói tiê’p chuyện của chị đi. Tại sao chị lại bị dồn nén như vậy ?
Thúy Văn ngập ngừng:
- Tối qua về, tôi với anh Nghiêm cãi nhau, thế là anh ấy đuổi tôi đi.
- Ðuổi đi à ?
Hữu Tri nhíu mày, rồi anh giận bùng lên:
- Không ngờ ảnh thô bạo như vậy . Tại sao hai người lại cãi nhau ?
- Tôi không hiểu, nói ra thì có vẻ vô lý. Nhưng tôi không hiểu tại sao anh đâm ra như vậy, ảnh như có vẻ đau khổ chuyện gì đó. Tôi tự hỏi, không lẽ đám cưới của anh làm ảnh buồn, nghe ra thì có vẻ vô lý. Nhưng thái độ của ảnh là như vậy.
Ðến lượt Hữu Tri ngồi yên, bần thần .Chuyện đa~ như vậy anh còn biết nói gì bây giờ. Nếu biết sự hi sinh của mình chỉ có tác dụng ngược lại, thi anh đã không hi sinh một cách ngu ngốc như thế.
Anh đấm mạnh tay xuống bàn, cử chỉ phẫn nộ bộc phát . Thúy Văn ngỡ ngàng ngồi im. Thái độ ngơ ngác của cô làm Hữu Tri như dịu lại, anh cố tự chủ, mỉm cười:
- Chị đừng sợ, tại tôi hơi bất mãn anh Nghiêm. Thật ra ảnh buồn chuyện của công ty thôi . Chị đừng quan tâm.
Thúy Văn mở to mắt:
- Có phải buồn ba tôi không ? Tôi biết, tôi thật không biết nói sao.
Cô chợt nguẩy mạnh đầu, phẫn uất:
- Tôi không có lỗi gì cả, tại sao ba tôi và ảnh đối đầu nhau rồi lại trút tất cả vào tôi ?
Tôi có cảm tưởng mình là tưởng mình là thùng rác, những điều xấu xa họ đều vứt hết vào tôi .
- Bình tĩnh đi Thúy Văn, chuyện không như chị nghĩ đâu.
- Làm sao tôi bình tĩnh cho nổi, tối qua anh ấy đuổi tôi đi vì ghét ba tôi . Thế rồi buổi sáng nay tôi về nhà thì lại bị mắng. Ba tôi bảo tôi là đồ vô dụng.
Cô chợt nghẹn lại, khóc nấc lên:
- Tôi muốn chết đi cho rồi, anh có biết cảm giác của một người bị oan ức và ruồng bỏ không? Trên đời này tôi không tìm được một ai yêu thương tôi cả.
Cô ngừng lại, như nhớ ra mình đang nói gì, cô hít mũi nói nhỏ:
- Chỉ có mình anh nâng đỡ tôi, rất may là tôi còn có anh.
Hữu Tri im lặng, có lẽ chỉ có anh mới hiểu hết nỗi khổ của Thúy Văn. Rất may cô không biết mình còn thêm một bất hạnh khác, đó là Yến Oanh . Và anh thề với lòng sẽ giữ mãi cho cô bí mật đó. Thúy Văn khổ như thế cũng đủ rồi.
Thúy Văn quẹt mắt, cố giữ bình tĩnh:
- Tôi cũng biết ba tôi thật quá đáng. Nhưng tôi không lam` sao ngăn được. Anh thấy đó, ngay cả chuyện hôn nhân của mình tôi cũng không đuợc quyền lựa chọn . Thế thì tôi làm sao chống nổi ba tôi chứ. Tôi ước sao anh ta bị sống oan ức, để anh ta hiểu được cái khổ của tôi
Hữu Tri diu dàng:
- Yên tâm đi Thúy Văn, đến lúc nào đó Hiệu Nghiêm cũng sẽ nhận ra. Thời gian sẽ thanh minh cho chị. Còn bây giờ anh ấy vừa cần đối phó vói ba chị, ảnh không còn thời gian để khám phá đâu.
- Ðợi đến khi anh ta hiểu ra thì tôi không tin lúc đó mình còn đủ sức chịu đựng.
- Chị phải đi làm đi, có việc làm rồi chị sẽ thấy đỡ nặng nề hơn.
- Nhưng ba tôi không cho, ba tôi cứ một mực bắt tôi tìm cách quản lý công ty, tôi làm sao mà làm nổi việc đó. Tôi sợ lắm.
- Chị sợ gì ?
- Sợ ba tôi không cho đi làm, và sợ cả anh Nghiêm nữa.
Giọng Hữu Tri nghiêm nghị:
- Nghe này Thúy Văn, chị phải vượt lên nỗi sợ của mình. Từ đó giờ chị chỉ biết nghe lòi ba mình, bây giờ tập tự chủ lại đi. Chị có chồng rồi, có tự do của chị, và có quyên quyét định cuộc sống của mình. Ba chị hết quyền với chị rồi, chị hiểu không ?
Thúy Văn mở mắt lớn nhìn Hữu Tri . Anh đã nói một điều quá mới mẻ với cô. Nó như giúp cô mở mắt nhìn một thế giới khác, có cách suy nghĩ khác. Nó làm cô hoảng sợ, dù thừa nhận anh nói đúng.
Hữu Tri điềm nhiên nhìn vẻ ngơ ngẩn của cô, anh tiếp:
- Ðó là với ba chị, còn với anh Nghiêm thì chị càng không nên sợ , Vì chị có làm gì bậy đâu.
- Nhưng ba tôi ,, ba tôi ..
- Tôi biết, nhưng đó là chuyện của ba chị, còn trên thực tế chị có làm hại ai đâu.
Thúy Văn nhìn anh , mắt vẫn mở to im lặng. Ðiều mới mẻ này hãy còn làm cô bàng hoàng, nhưng đồng thơì cô cũng cảm thấy vui sướng kỳ lạ, giống như mình vừa được giải thoát.
Cô cười rụt rè:
- Có lẽ tôi sẽ nghe lời anh. Từ lâu rồi không có ai chỉ cho tôi thấy như vậy là hay. Có lúc tôi cũng hình thành tư tưởng phản kháng, tôi muốn tự bảo vệ mình, nhưng sau đó …
- Sau đó chị lại sợ hãi ?
- Vâng, đó chỉ là tư tưởng thóang qua .
- Tập làm chủ lấy mình đi Thúy Văn ạ . Lúc đó chị sẽ cảm thấy sung sướng hẳn . Tôi không nói sai đâu.
Thúy Văn gật đầu như hiểu. Cả hai im lặng khá lâu, lơ đãng ăn và mỗi người theo đuổi suy nghĩ riêng/. Rồi Thúy Văn không ngăn được tò mò:
- Tôi rất ngạc nhiên là anh đi làm ngay hôm nay.
Hữu Tri mỉm cười:
- Anh Nghiêm cũng đi làm ngay sau khi cưới đó thôi/
- Nhưng chúng tôi khác, chúng tôi không thích ở gần nhau. Còn anh và chị Oanh thì yêu nhau, làm thế anh không sợ chị ấy buồn sao ?
Hữu Tri giải thich lấp lửng:
- Tôi coi công việc quan trọng hơn.
Thúy Văn nói như bâng khuâng”
- Tôi nghĩ ,, Tôi nghĩ những người yêu nhau lấy được nhau chắc là sướng lắm. Chắc chẳng có chuyện gì để thấy nặng nề đâu. Vì thế nếu yêu nhau thì người ta sẽ tha thứ tất cả . Tôi nghĩ có đúng không/
- Chắc là vậy.
- Sao anh trả lời lập lờ thế, chẳng lẽ anh không hiểu đươc mình ?
- Chính vì hiểu quá nên tôi không dám chắc.
Thúy Văn mỉm cười:
- Anh nói chuyện khó hiẻu quá
Lại im lặng khá lâu, Hữu Tri lên tiếng:
- Chị đang nghĩ gì vậy ?
Thúy Văn ngước lên, ngập ngừng:
- Tôi muốn nhờ anh đi với tôi, tôi muốn mua đầu đĩa để nghe nhạc, nhưng không rành những thứ đó.
- Anh Nghiêm không cho chị xài à ?
- Không phải, không phải vậy.
Cô hơi đỏ mặt vì phải để Hữu Tri biết chuyện riêng tư của mình, nhưng cũng không giấu giếm:
- Có thể tôi hơi con nít, nhưng thật tình tôi không muốn dính dáng bất cứ thú gì đến anh ta, kể cả chuyện xài đồ của anh ta.
- À, tôi hiểu rồi .
Hữu Tri vừa nói vừa ngã người ra ghế. Anh muốn cười nhưng không dám, và nói thật nghiêm chỉnh:
- Như vậy thì không phải chỉ đầu đĩa thôi, còn phải có tivi, đầu máy và nhiều thứ khác. Nếu chị có đi làm thì phải có máy vi tính nữa.
- Vâng đúng đấy, nhưng tạm thời chỉ cần một thứ thôi, vì tôi rất mê nghe nhạc.
- Nhưng nếu mua tất cả những thứ đó, vô tình chị đã làm nên một thế giới riêng.
Mặt Thúy Văn lại đỏ lên, cô thấy quê với Hữu Tri thật sự:
- Vâng, tôi muốn ngăn phòng ra. Anh đừng cười tôi nhé.
Hữu Tri lắc đầu:
- Tôi không bao giò phản đối bât’ cứ điều gì chị làm.
- Tôi cũng thấy vậy là kỳ, nhưng không làm thế thì không chịu nổi.
Hữu Tri gật đầu liên tục:
- Tôi hiểu.
Thật ra anh không chỉ thông cảm mà còn thấy một cảm giác gì đó sung sướng. Anh biết như vậy là ích kỷ, nhưng không muốn xóa bỏ nó. Sự sung sướng ích kỷ của một người thấy người mình yêu vẫn giữ thanh tân dù đã có chồng.
Anh nhìn Thúy Văn hơi lâu rồi hỏi đột ngột:
- Thường buổi sáng chị ở nhà một mình phải không ?
- Vâng
- Sáng mai chị đừng đi đâu nhé.
- Chi vậy anh Tri ?
- Ðừng hỏi, mai tôi sẽ đến giúp chị.
- Ôi, đừng . Như thế không tiện đâu, kỳ lắm.
- Cứ coi như tôi phục vụ cho vợ sếp đi, không có gì cả.
Thấy cô định phản đôi tiếp, anh khoát tay:
- Chuyện đến đây coi như xong, không bàn tới nữa nhé.
Anh nhìn đồng hồ rồi cười nhẹ nhàng:
- Bây giờ chị thấy hết buồn chưa, chị có muốn đi đâu nữa không?
- Tôi muốn về, dù sao tôi cũng đi suốt buổi sáng nay rồi. Phải về xem nhà cửa ra sao.
Hữu Tri nhìn cô một cách ý nghĩa:
- Chị đã bắt đầu xem đó là nhà mình rồi đó Thúy Văn .
- Vậy sao ? Nhưng chắc là vậy thật . Anh biết không, tôi thích không khí nhà anh Nghiêm lắm, mọi việc đều thoải mái. Nhiều lúc tôi nghĩ giá anh ta cứ đi mãi đừng về nhà, có lẽ cuộc sống của tôi sẽ vui vẻ hơn nhiều.
Hữu Tri bật cười:
- Thật là nghịch lý phải không?
- Vâng, thật là nghịch lý.
Cả hai rời nhà hàng, Thúy Văn chia tay ở cổng:
- Ðể tôi đón taxi về, anh không cần phải đưa đâu.
Hữu Tri ngần ngừ một chút, nhưng cũng gật đầu:
- Thôi được, mai gặp lại.
Thúy Văn nhìn anh một cái, cô có cảm giác đây là một cuộc hẹn hò riêng tư với nhau. Ðiều đó làm cô nhớ lại cử chỉ của anh tối qua. May là lúc đó anh say, nếu không cô sẽ không tự nhiên nổi với anh như sáng nay.
Thúy Văn về nhà thì đã quá trưa. Trong nhà yên lặng như tờ, mọi người đã ngủ nên cô không gặp ai. Cô nhẹ nhàng đi lên phòng mình. Vừa mở cửa, cô suýt đứng tim khi thấy Hiệu Nghiêm ngay trước mặt. Anh cũng đang định đi ra. Thấy cô, anh chỉ nhìn lưót qua rồi nhìn chỗ khác:
- Ba cô vừa gọi điện tìm cô và nhắn khi nào về thì gọi ngay cho ông ấy.
Thái độ của anh như không nhớ gì chuyện tối qua cũng không quan tâm về sự vắng mặt của cô từ sáng đến giờ. Sau khi đã xúc phạm người khác nặng nề, anh ta mặc kệ không cần biết tâm trạng người ta ra sao. Thật là vô tâm, vậy thì cô không còn gì để ngại khi cách ly với anh ta.
Sáng hôm sau cô loay hoay dọn một góc phòng cho mình. Căn phòng khá rộng nên việc ngăn đôi không khó lắm. Cô đang lui cui đóng đinh lên tường thì có tiếng chuông gọi cổng. Cô nhảy xuống ghế, chạy ra cửa sổ nhìn. Ðó là Hữu Tri, anh ta đúng hẹn thật .
Hữu Tri đem đến cho cô một giàn máy làm Thúy Văn ngạc nhiên kinh khủng. Cô tròn mắt định hỏi, nhưng anh đã trả lời trước:
- Không phải hôm qua chị bảo chị cần những thứ này sao ? Tôi muốn tặng cho chị.
- Cái gì ? Trời đất !
- Khi chị ở trong thế giói riêng của chị, chị hãy nghĩ đến tôi. Như thế là tôi thỏa mãn rồi, tôi không muốn chị thiếu tiện nghi nào cả .
- Nhưng tôi không có quyền nhận một món quà lớn như vậy, tôi sẽ trả tiền lại cho anh. Anh không được hào hiệp với tôi như thế, chị Oanh biết đuợc sẽ buồn lắm đấy.
Cô định đi lên cầu thang, nhưng Hữu Tri đã tự nhiên kéo tay cô lại, nghiêm mặt:
- Trong những chuyện thế này nghĩ đến trả nợ là vô nghĩa, chị hiểu không ? Ðừng làm tôi hụt hẫng.
Thúy Văn ngơ ngác nhìn anh, rồi chợt rút tay về. Cô gật đầu nhè nhẹ:
- Tôi hiểu, và sẽ không nghĩ đến tiền nữa. Nhưng quả thật chưa ai tặng tôi món quà lớn như thế bao giờ.
Hữu Tri khom người nhấc chiếc tivi lên:
- Tôi sẽ làm ổ điện sẵn cho chị, chị không làm được đâu.
Anh đi lên phòng, và gần cả buổi sáng anh ở lại sắp xếp căn phòng cho Thúy Văn. Cô lăng xăng phụ giúp anh. Cô có cảm giác vui thích vì mình được chăm sóc và cứ nói chuyện liếng thoắng không ngớt. Cô chạy xuống bếp mang lon nước lên cho anh:
- Anh có mệt không, uống đi.
Một cử chỉ săn sóc như thế cũng làm Hữu Tri thấy sung sướng. Anh đón lon nước trên tay cô, mỉm cười:
- Cám ơn!
Cả hai đứng nhìn thành quả của mình . Hữu Tri thấy một chút tự hào thầm kín khi nghĩ rằng chính anh chứ không phải Hiệu Nghiêm chăm sóc cho Thúy Văn. Và chuyện đó chỉ có cô và anh biết mà thôi . Bí mật này sẽ gắn bó với anh một cách thầm lặng.
Hiệu Nghiêm chỉ nghĩ đến chuyện chăm sóc cuộc sống của Yến Oanh, vậy thì chính anh sẽ làm tất cả để Thúy Văn hạnh phúc.
Ông Nhị chợt đập cái rầm xuống bàn, làm Thúy Văn giật bắn mình. Giọng ông gay gắt:
- Nhưng ba gả con cho nó không phải để con đi ra ngoài làm. Nếu cần cho con làm việc thì ba đã để con làm cho ba rồi. Ba muốn gì con không hiểu sao ?
Thúy Văn cúi gầm mặt, không trả lời. Ông Nhị bực tức nói tiếp:
- Con phải biết cách quản lý công ty nó, con làm vợ nó mà không làm được chuyện đó thì ai làm. Nếu không như vậy thì ba gả con về đó làm gì.
Thúy Văn vẫn ngồi im, âm thầm nuốt nước mắt. “Ba có biết chỉ vì sự tính toán ích kỷ của ba, con đã trả một giá đắt như thế nào không? Ở gia đình chồng htì bị hắt hủi tẻ lạnh, về nhà thì bị ba tra gạn trách cứ. Ba chỉ coi con là công cụ chứ không phải là con mình” Cô muốn hét lên, nói tất cả những điều đó. Nhưng uy lực của ông làm cô không sao mở miệng được và chỉ biết ngồi lặng câm.
Ông Nhị khoát tay:
- Nó nhất quyết không cho ba can thiệp sâu vào chuyện làm ăn cuả nó. Thằng này cao thay lắm. Nhưng ba cũng có cách trị. Con phải gíup ba, phải làm sao nắm được mối buôn bán của nó. Con có hứa với ba không?
Thật đúng là một chuyẹn quá sức, Thúy Văn biết điều đó. Nhưng cô sợ quá nên chỉ biết nhắm mắt gật đầu, rồi có ra sao thì ra.
Ông Nhị nhíu mày như suy tính chuyện gì đó, thật lâu ông mới ngước lên bực bội:
- Ba thật không hài lòng con chút nào cả . Con thiếu bản lĩnh và thậm chí là ngu ngốc., Nếu con khôn ngoan 1 chút thì moi chuyện đã khác đi rồi.
Thúy Văn cúi gầm mặt như có lỗi, cử chỉ đó cũng không làm ông thấy động lòng:
- Con có học, có nhan sắc vậy mà vẫn không dụ đuợc nó. Con có biết là ba đã đổ vốn cho công ty nó biết bao nhiêu không, vậy mà tới giờ vẫn không thu đuợc kết quả gì. Không khéo roi ba mất trắng với thằng nhóc đó.
Thúy Văn thu hết can đảm nói ra ý nghĩ của mình:
- Tại sao ba muốn chiếm đoạt công ty ảnh ? Ảnh là chồng con, nếu ảnh bị phá sản thì con cũng khổ, ba không thương con sao ? Con là con của ba mà.
- Con của ba à ?
Ông Nhị lặp lại rô`i cười gằn. Cái cười của ông làm Thúy Văn hoang mang rối rắm. Cách thể hiện đó không có chút tình cảm cha con nào cả . Tại sao như thế ?
Chợt có tính hiệu điện thoại, ông Nhị mở máy ra nói chuyện. Thúy Văn buồn bã đứng lên. Cô định lên phòng mình một chút, nhưng không hiểu sao hai chân cứ đi ra ngoài dường. Buổi trưa nắng như đổ lửa, vậy mà cô vẫn không nhận ra và cứ bước tới như người mộng du.
Chợt một chiếc xe thắng sát bên Thúy Văn làm cô giật mìnhthoát khỏi cơn mê nặng nề. Cô nhận ra Hữu Tri , nhưng chỉ biết đứng nhìn anh. Hữu Tri mỉm cười:
- Trời nắng thế này sao lại lang thang thế, chị đi đâu vậy ?
- Tôi ở nhà tôi ra.
Hữu Tri nhíu mày:
- Chị định đi bộ về nhà à ? Sao không đón taxi ?
Thúy Văn lắc đầu không trả lời. Hữu Tri nhìn cô chăm chú:
- Chị làm sao vậy ? Có chuyện gì phải không?
- Cũng không có gì , anh đi đâu vậy ?
- Ði làm, chị quên đã trưa rồi à ?
- Ờ, tôi quên .
- Thúy Văn này, chị gặp chuyện gì phải không?
- Sao anh hỏi vậy ? Tôi khác thườn glắm hả ?
Hữu Tri không trả lời, lần đầu tiên anh nói với cô bằng giọng ra lệnh:
- Lên xe đi, tôi đưa chị về.
- Anh không về nhà sao, coi chừng chị ấy trông.
- Tôi hay đi đột xuất, cô ấy không trông đâu, chị lên đi.
Thúy Văn lưỡng lự một lát, rồi ngồi lên phía sau Hữu Tri, đi một đoạn, anh chợt quay lại:
- Tôi nghĩ chắc chị chưa muốn về nhà đâu, đi ăn với tôi nhé Thúy Văn?
- Vâng
Trả lời xong, Thúy Văn chợt thấy hoang mang. Không biết như thế có phiền Hữu Tri không, nhưng cô thật sự đang cần một người bạn. Néeu anh quan tâm đến cô thì công việc cuả anh không quan trọng nữa. Và cô để mặc anh muốn đưa đến đâu thì đưa.
Hữu Tri vào một nhà hàng quen. Anh đề nghị một căn phòng riêng biệt. Khi cả hai người đối diện nhau qua bàn, anh bắt đầu điều tra ngay:
- Chị nói thật vơí tôi đi, lúc nãy chị gặp chuyện gì vậy ?
Thúy Văn nói thật lòng:
- Không phải lúc nãy, mà là tối qua và cả sáng nay nữa. Tôi cảm thấy mình không thể chịu đựng được nữa. Tôi không có chỗ cho mình nữa, nếu không gặp anh, có thể tôi sẽ vào một công viên mà ngồi, tôi đã định như vậy.
Chợt nhớ ra, cô ngưóc lên:
- Tại sao anh lại đi làm, anh vừa đám cưới mà ?
- Tôi không muốn đi hưởng tuần trăng mật, mà thôi, nói tiê’p chuyện của chị đi. Tại sao chị lại bị dồn nén như vậy ?
Thúy Văn ngập ngừng:
- Tối qua về, tôi với anh Nghiêm cãi nhau, thế là anh ấy đuổi tôi đi.
- Ðuổi đi à ?
Hữu Tri nhíu mày, rồi anh giận bùng lên:
- Không ngờ ảnh thô bạo như vậy . Tại sao hai người lại cãi nhau ?
- Tôi không hiểu, nói ra thì có vẻ vô lý. Nhưng tôi không hiểu tại sao anh đâm ra như vậy, ảnh như có vẻ đau khổ chuyện gì đó. Tôi tự hỏi, không lẽ đám cưới của anh làm ảnh buồn, nghe ra thì có vẻ vô lý. Nhưng thái độ của ảnh là như vậy.
Ðến lượt Hữu Tri ngồi yên, bần thần .Chuyện đa~ như vậy anh còn biết nói gì bây giờ. Nếu biết sự hi sinh của mình chỉ có tác dụng ngược lại, thi anh đã không hi sinh một cách ngu ngốc như thế.
Anh đấm mạnh tay xuống bàn, cử chỉ phẫn nộ bộc phát . Thúy Văn ngỡ ngàng ngồi im. Thái độ ngơ ngác của cô làm Hữu Tri như dịu lại, anh cố tự chủ, mỉm cười:
- Chị đừng sợ, tại tôi hơi bất mãn anh Nghiêm. Thật ra ảnh buồn chuyện của công ty thôi . Chị đừng quan tâm.
Thúy Văn mở to mắt:
- Có phải buồn ba tôi không ? Tôi biết, tôi thật không biết nói sao.
Cô chợt nguẩy mạnh đầu, phẫn uất:
- Tôi không có lỗi gì cả, tại sao ba tôi và ảnh đối đầu nhau rồi lại trút tất cả vào tôi ?
Tôi có cảm tưởng mình là tưởng mình là thùng rác, những điều xấu xa họ đều vứt hết vào tôi .
- Bình tĩnh đi Thúy Văn, chuyện không như chị nghĩ đâu.
- Làm sao tôi bình tĩnh cho nổi, tối qua anh ấy đuổi tôi đi vì ghét ba tôi . Thế rồi buổi sáng nay tôi về nhà thì lại bị mắng. Ba tôi bảo tôi là đồ vô dụng.
Cô chợt nghẹn lại, khóc nấc lên:
- Tôi muốn chết đi cho rồi, anh có biết cảm giác của một người bị oan ức và ruồng bỏ không? Trên đời này tôi không tìm được một ai yêu thương tôi cả.
Cô ngừng lại, như nhớ ra mình đang nói gì, cô hít mũi nói nhỏ:
- Chỉ có mình anh nâng đỡ tôi, rất may là tôi còn có anh.
Hữu Tri im lặng, có lẽ chỉ có anh mới hiểu hết nỗi khổ của Thúy Văn. Rất may cô không biết mình còn thêm một bất hạnh khác, đó là Yến Oanh . Và anh thề với lòng sẽ giữ mãi cho cô bí mật đó. Thúy Văn khổ như thế cũng đủ rồi.
Thúy Văn quẹt mắt, cố giữ bình tĩnh:
- Tôi cũng biết ba tôi thật quá đáng. Nhưng tôi không lam` sao ngăn được. Anh thấy đó, ngay cả chuyện hôn nhân của mình tôi cũng không đuợc quyền lựa chọn . Thế thì tôi làm sao chống nổi ba tôi chứ. Tôi ước sao anh ta bị sống oan ức, để anh ta hiểu được cái khổ của tôi
Hữu Tri diu dàng:
- Yên tâm đi Thúy Văn, đến lúc nào đó Hiệu Nghiêm cũng sẽ nhận ra. Thời gian sẽ thanh minh cho chị. Còn bây giờ anh ấy vừa cần đối phó vói ba chị, ảnh không còn thời gian để khám phá đâu.
- Ðợi đến khi anh ta hiểu ra thì tôi không tin lúc đó mình còn đủ sức chịu đựng.
- Chị phải đi làm đi, có việc làm rồi chị sẽ thấy đỡ nặng nề hơn.
- Nhưng ba tôi không cho, ba tôi cứ một mực bắt tôi tìm cách quản lý công ty, tôi làm sao mà làm nổi việc đó. Tôi sợ lắm.
- Chị sợ gì ?
- Sợ ba tôi không cho đi làm, và sợ cả anh Nghiêm nữa.
Giọng Hữu Tri nghiêm nghị:
- Nghe này Thúy Văn, chị phải vượt lên nỗi sợ của mình. Từ đó giờ chị chỉ biết nghe lòi ba mình, bây giờ tập tự chủ lại đi. Chị có chồng rồi, có tự do của chị, và có quyên quyét định cuộc sống của mình. Ba chị hết quyền với chị rồi, chị hiểu không ?
Thúy Văn mở mắt lớn nhìn Hữu Tri . Anh đã nói một điều quá mới mẻ với cô. Nó như giúp cô mở mắt nhìn một thế giới khác, có cách suy nghĩ khác. Nó làm cô hoảng sợ, dù thừa nhận anh nói đúng.
Hữu Tri điềm nhiên nhìn vẻ ngơ ngẩn của cô, anh tiếp:
- Ðó là với ba chị, còn với anh Nghiêm thì chị càng không nên sợ , Vì chị có làm gì bậy đâu.
- Nhưng ba tôi ,, ba tôi ..
- Tôi biết, nhưng đó là chuyện của ba chị, còn trên thực tế chị có làm hại ai đâu.
Thúy Văn nhìn anh , mắt vẫn mở to im lặng. Ðiều mới mẻ này hãy còn làm cô bàng hoàng, nhưng đồng thơì cô cũng cảm thấy vui sướng kỳ lạ, giống như mình vừa được giải thoát.
Cô cười rụt rè:
- Có lẽ tôi sẽ nghe lời anh. Từ lâu rồi không có ai chỉ cho tôi thấy như vậy là hay. Có lúc tôi cũng hình thành tư tưởng phản kháng, tôi muốn tự bảo vệ mình, nhưng sau đó …
- Sau đó chị lại sợ hãi ?
- Vâng, đó chỉ là tư tưởng thóang qua .
- Tập làm chủ lấy mình đi Thúy Văn ạ . Lúc đó chị sẽ cảm thấy sung sướng hẳn . Tôi không nói sai đâu.
Thúy Văn gật đầu như hiểu. Cả hai im lặng khá lâu, lơ đãng ăn và mỗi người theo đuổi suy nghĩ riêng/. Rồi Thúy Văn không ngăn được tò mò:
- Tôi rất ngạc nhiên là anh đi làm ngay hôm nay.
Hữu Tri mỉm cười:
- Anh Nghiêm cũng đi làm ngay sau khi cưới đó thôi/
- Nhưng chúng tôi khác, chúng tôi không thích ở gần nhau. Còn anh và chị Oanh thì yêu nhau, làm thế anh không sợ chị ấy buồn sao ?
Hữu Tri giải thich lấp lửng:
- Tôi coi công việc quan trọng hơn.
Thúy Văn nói như bâng khuâng”
- Tôi nghĩ ,, Tôi nghĩ những người yêu nhau lấy được nhau chắc là sướng lắm. Chắc chẳng có chuyện gì để thấy nặng nề đâu. Vì thế nếu yêu nhau thì người ta sẽ tha thứ tất cả . Tôi nghĩ có đúng không/
- Chắc là vậy.
- Sao anh trả lời lập lờ thế, chẳng lẽ anh không hiểu đươc mình ?
- Chính vì hiểu quá nên tôi không dám chắc.
Thúy Văn mỉm cười:
- Anh nói chuyện khó hiẻu quá
Lại im lặng khá lâu, Hữu Tri lên tiếng:
- Chị đang nghĩ gì vậy ?
Thúy Văn ngước lên, ngập ngừng:
- Tôi muốn nhờ anh đi với tôi, tôi muốn mua đầu đĩa để nghe nhạc, nhưng không rành những thứ đó.
- Anh Nghiêm không cho chị xài à ?
- Không phải, không phải vậy.
Cô hơi đỏ mặt vì phải để Hữu Tri biết chuyện riêng tư của mình, nhưng cũng không giấu giếm:
- Có thể tôi hơi con nít, nhưng thật tình tôi không muốn dính dáng bất cứ thú gì đến anh ta, kể cả chuyện xài đồ của anh ta.
- À, tôi hiểu rồi .
Hữu Tri vừa nói vừa ngã người ra ghế. Anh muốn cười nhưng không dám, và nói thật nghiêm chỉnh:
- Như vậy thì không phải chỉ đầu đĩa thôi, còn phải có tivi, đầu máy và nhiều thứ khác. Nếu chị có đi làm thì phải có máy vi tính nữa.
- Vâng đúng đấy, nhưng tạm thời chỉ cần một thứ thôi, vì tôi rất mê nghe nhạc.
- Nhưng nếu mua tất cả những thứ đó, vô tình chị đã làm nên một thế giới riêng.
Mặt Thúy Văn lại đỏ lên, cô thấy quê với Hữu Tri thật sự:
- Vâng, tôi muốn ngăn phòng ra. Anh đừng cười tôi nhé.
Hữu Tri lắc đầu:
- Tôi không bao giò phản đối bât’ cứ điều gì chị làm.
- Tôi cũng thấy vậy là kỳ, nhưng không làm thế thì không chịu nổi.
Hữu Tri gật đầu liên tục:
- Tôi hiểu.
Thật ra anh không chỉ thông cảm mà còn thấy một cảm giác gì đó sung sướng. Anh biết như vậy là ích kỷ, nhưng không muốn xóa bỏ nó. Sự sung sướng ích kỷ của một người thấy người mình yêu vẫn giữ thanh tân dù đã có chồng.
Anh nhìn Thúy Văn hơi lâu rồi hỏi đột ngột:
- Thường buổi sáng chị ở nhà một mình phải không ?
- Vâng
- Sáng mai chị đừng đi đâu nhé.
- Chi vậy anh Tri ?
- Ðừng hỏi, mai tôi sẽ đến giúp chị.
- Ôi, đừng . Như thế không tiện đâu, kỳ lắm.
- Cứ coi như tôi phục vụ cho vợ sếp đi, không có gì cả.
Thấy cô định phản đôi tiếp, anh khoát tay:
- Chuyện đến đây coi như xong, không bàn tới nữa nhé.
Anh nhìn đồng hồ rồi cười nhẹ nhàng:
- Bây giờ chị thấy hết buồn chưa, chị có muốn đi đâu nữa không?
- Tôi muốn về, dù sao tôi cũng đi suốt buổi sáng nay rồi. Phải về xem nhà cửa ra sao.
Hữu Tri nhìn cô một cách ý nghĩa:
- Chị đã bắt đầu xem đó là nhà mình rồi đó Thúy Văn .
- Vậy sao ? Nhưng chắc là vậy thật . Anh biết không, tôi thích không khí nhà anh Nghiêm lắm, mọi việc đều thoải mái. Nhiều lúc tôi nghĩ giá anh ta cứ đi mãi đừng về nhà, có lẽ cuộc sống của tôi sẽ vui vẻ hơn nhiều.
Hữu Tri bật cười:
- Thật là nghịch lý phải không?
- Vâng, thật là nghịch lý.
Cả hai rời nhà hàng, Thúy Văn chia tay ở cổng:
- Ðể tôi đón taxi về, anh không cần phải đưa đâu.
Hữu Tri ngần ngừ một chút, nhưng cũng gật đầu:
- Thôi được, mai gặp lại.
Thúy Văn nhìn anh một cái, cô có cảm giác đây là một cuộc hẹn hò riêng tư với nhau. Ðiều đó làm cô nhớ lại cử chỉ của anh tối qua. May là lúc đó anh say, nếu không cô sẽ không tự nhiên nổi với anh như sáng nay.
Thúy Văn về nhà thì đã quá trưa. Trong nhà yên lặng như tờ, mọi người đã ngủ nên cô không gặp ai. Cô nhẹ nhàng đi lên phòng mình. Vừa mở cửa, cô suýt đứng tim khi thấy Hiệu Nghiêm ngay trước mặt. Anh cũng đang định đi ra. Thấy cô, anh chỉ nhìn lưót qua rồi nhìn chỗ khác:
- Ba cô vừa gọi điện tìm cô và nhắn khi nào về thì gọi ngay cho ông ấy.
Thái độ của anh như không nhớ gì chuyện tối qua cũng không quan tâm về sự vắng mặt của cô từ sáng đến giờ. Sau khi đã xúc phạm người khác nặng nề, anh ta mặc kệ không cần biết tâm trạng người ta ra sao. Thật là vô tâm, vậy thì cô không còn gì để ngại khi cách ly với anh ta.
Sáng hôm sau cô loay hoay dọn một góc phòng cho mình. Căn phòng khá rộng nên việc ngăn đôi không khó lắm. Cô đang lui cui đóng đinh lên tường thì có tiếng chuông gọi cổng. Cô nhảy xuống ghế, chạy ra cửa sổ nhìn. Ðó là Hữu Tri, anh ta đúng hẹn thật .
Hữu Tri đem đến cho cô một giàn máy làm Thúy Văn ngạc nhiên kinh khủng. Cô tròn mắt định hỏi, nhưng anh đã trả lời trước:
- Không phải hôm qua chị bảo chị cần những thứ này sao ? Tôi muốn tặng cho chị.
- Cái gì ? Trời đất !
- Khi chị ở trong thế giói riêng của chị, chị hãy nghĩ đến tôi. Như thế là tôi thỏa mãn rồi, tôi không muốn chị thiếu tiện nghi nào cả .
- Nhưng tôi không có quyền nhận một món quà lớn như vậy, tôi sẽ trả tiền lại cho anh. Anh không được hào hiệp với tôi như thế, chị Oanh biết đuợc sẽ buồn lắm đấy.
Cô định đi lên cầu thang, nhưng Hữu Tri đã tự nhiên kéo tay cô lại, nghiêm mặt:
- Trong những chuyện thế này nghĩ đến trả nợ là vô nghĩa, chị hiểu không ? Ðừng làm tôi hụt hẫng.
Thúy Văn ngơ ngác nhìn anh, rồi chợt rút tay về. Cô gật đầu nhè nhẹ:
- Tôi hiểu, và sẽ không nghĩ đến tiền nữa. Nhưng quả thật chưa ai tặng tôi món quà lớn như thế bao giờ.
Hữu Tri khom người nhấc chiếc tivi lên:
- Tôi sẽ làm ổ điện sẵn cho chị, chị không làm được đâu.
Anh đi lên phòng, và gần cả buổi sáng anh ở lại sắp xếp căn phòng cho Thúy Văn. Cô lăng xăng phụ giúp anh. Cô có cảm giác vui thích vì mình được chăm sóc và cứ nói chuyện liếng thoắng không ngớt. Cô chạy xuống bếp mang lon nước lên cho anh:
- Anh có mệt không, uống đi.
Một cử chỉ săn sóc như thế cũng làm Hữu Tri thấy sung sướng. Anh đón lon nước trên tay cô, mỉm cười:
- Cám ơn!
Cả hai đứng nhìn thành quả của mình . Hữu Tri thấy một chút tự hào thầm kín khi nghĩ rằng chính anh chứ không phải Hiệu Nghiêm chăm sóc cho Thúy Văn. Và chuyện đó chỉ có cô và anh biết mà thôi . Bí mật này sẽ gắn bó với anh một cách thầm lặng.
Hiệu Nghiêm chỉ nghĩ đến chuyện chăm sóc cuộc sống của Yến Oanh, vậy thì chính anh sẽ làm tất cả để Thúy Văn hạnh phúc.