Hồi 10
Tác giả: Hứa Trọng Lâm
Triệu Khải thấy quân đem thây Thương Dung đi bỏ ngoài đồng nổi giận ra nói lớn :
- Tôi không thể phụ ơn vua trước , nên quyết chết giữa đền để tạ tội với tiên quân .
Nói rồi chỉ vào mặt Trụ Vương mắng :
- Hôn quân , nghe ta hài tội đây : Giết Thừa Tướng , hại quan trung , chư hầu sẽ không còn kính trọng . Mê Ðắc Kỷ giết vợ bõ con , cơ nghiệp không còn . Làm vua mà không tròn bổn phận làm vua , tam cang ngũ thường đổ nát , như thế còn ai kính phục .
Trụ Vương nỗi giận đỏ mặt hét :
- Ðồ thất phu , không còn biết giữ đạo vua tôi là gì nữa . Tả hữu đâu , đem Bào Lạc đốt nó đi cho khuất mắt ta .
Triệu Khải nói :
- Ta chết đi không hại gì , vì tên vua ngu muội sẽ được tiếng trung thần , còn hôn quân mất nước sẽ bị nghìn đời sĩ vả , tiếng xấu thiên thu .
Triệu Khải nói một hồi thì lửa Bào Lạc đã đỏ , quân sĩ bắt Triệu Khải trói lại , lột hết áo mão , xiềng vào Bào Lạc . Phút chốc thịt xương Triệu Khải tan thành tro bụi . Triều thần ai nấy đều thương xót , thở dắn than dài .
Trụ Vương truyền bãi trào về cung , Ðắc Kỷ ra nghênh tiếp , Vua Trụ nói :
-Bửa nay Thương Dung đập đầu tự tử , Triệu Khải bị ta dùng Bào Lạc đốt thành than . Tuy vậy , ta xem lối hành hình ấy chúng nó không ghê , vậy Khanh tính kế nào trị bọn triều thần mới được .
Ðắc Kỷ tâu :
- Xin Bệ Hạ yên tâm , thần thiếp suy tính một hôm sẽ có cách .
Trụ Vương nói :
- Nay mỹ nhân đã làm Hoàng Hậu , không còn ai vô lễ với mỹ nhân nữa , chỉ sợ Khương Hoàng Sở ở Ðông Lỗ cử binh về đánh , trong lúc Thái Sư Văn Trọng chưa về , biết ai chống cự ?
Ðắc Kỷ tâu :
- Thần thiếp là phận đàn bà , mưu trí không bao nhiêu , xin Bệ Hạ đòi Bí Trọng vào hỏi xem có mưu gì hay không ?
Trụ Vương khen :
- Ái khanh nói rất phài .
Liền đòi Bí Trọng ứng hầu , và nói :
- Trẫm đang lo Khương Hoàng Sở cử binh làm phản , báo cừu cho Khương Hậu , Khanh có kế gì hay để ngăn ngừa mũi giặc ấy hay không ?
Bí Trọng quì tâu :
- Khương Hậu đã mất , hai vị HoàngTử bị gió thổi bay mất , Thương Dung đập đầu tự vận , Triệu Khải bị Bào Lạc ra tro , các quan văn võ thế nào cũng oán trách Bệ Hạ , và nhắm vào lực lượng Khương Hoàng Sở có thể báo thù được . Mũi giặc ấy tất không tránh khỏi . Nay Bệ Hạ nên xuống chiếu , triệu bốn Trấn chư hầu về chầu , chém đầu hết . Như vậy , tám trăm Trấn chư hầu nhỏ sẽ không ai làm chủ chẳng khác rắn không đầu , cọp thiếu vây , dù chúng có muốn làm phản cũng không được . Ðó là Bệ Hạ biết lo xa .
Vua Trụ khen :
- Khanh thật là kẽ mưu cao trí rộng . Tô Hoàng Hậu tiến cử không lầm .
Bí Trọng cúi lạy ra về . Trụ Vương liền viết chiếu sai sứ giả đi bốn Trấn .
Bốn vị sứ thần tuân lệnh ra đi …
Vị sứ thần đến Tây Kỳ thấy phong tục rất tốt , cảnh vật hiền hòa , từ dân chúng đến các quan đều một lòng yêu nước , tuân theo lề luật quốc gia , không gian tham , không trộm cắp , không một tiếng gây gỗ ngoài chợ .
Sứ thần khen :
- Nghe đồn ông Bá Cơ nhân đức , trị nước ôn hòa , quả nhiên đúng như thuở Thuấn Nghiêu , lời đồn ấy không sai .
Bấy giờ , Tây Bá Cơ Xương đang lâm triều nghị việc với các quan văn võ , bỗng nghe có tin báo :
- Thiên sứ xin vào yết kiến .
Tây Bá liền dẫn bá quan văn võ ra khỏi thành nghênh tiếp .
Sứ thần bước vào trước điện , truyền đặt bàn hương án , và đọc chiếu như sau :
" Biển Bắc dậy loạn , thiên hạ đảo huyền , các quan triều thần đều hết phương hết kế . Trẫm lấy làm lo lắm nên ban chiếu triệu bốn Trấn chư hầu về Triều Ca cùng Trẫm bàn việc binh đao .Nếu được chiếu nầy , Tây Bá hãy đến cho mau , kẻo Trẫm trông đợi . Như dẹp xong giặc , Trẫm sẽ chia đất phong thêm . Trẫm không quên lời , Khanh chớ trễ bước " .
Tây Bá lạy rồi truyền dọn yến đải sứ và sáng hôm sau sắm lễ vật đưa Thiên sứ lên đường.
Tây Bá nói với Thiên sứ :
- Xin ngài về trước báo tin với Thiên tử hay tôi sắp xếp xong sẽ về Triều Ca liền để kịp họp mặt cùng bốn Trấn .
Sứ thần lên ngựa ra đi.
Tây Bá trở vào kêu Táng Nghi Sanh dặn :
Ta đi khỏi thì việc trong giao cho quan Ðại phu, việc ngoài giao cho Nam Cung Hoắt và Tân Giáp.
Nói rồi cho đòi Bá Áp Khảo đến dạy rằng :
- Hôm qua Thiên tử đem chiếu đòi cha , cha có bói thử một quẻ thấy chuyến đi này dữ nhiều lành ít . Dẫu không đến chết chết cũng bị tù nạn bảy năm . Con ở Tây Kỳ phải noi theo lề luật, không nên đổi phép nước, cứ theo đường lối cũ mà làm . Anh em phải hòa thuận, tôi chúa phải yêu thương, muốn làm việc gì phải tính cho kỹ lưỡng . Dân nghèo phải xuất kho cứu giúp , dân no phải dạy dỗ , chớ có hành hạ khắt khe , đợi bảy năm nữa mãn hạn cha sẽ về , chớ nên thăm viếng.
Bá Áp Khảo quì thưa :
- Tâu phụ vương. nếu phụ vương bị bảy năm tai nạn vậy để con đi thế cho .
Tây Bá nói :
- Mỗi người đều có một số mang do do trời đất an bài , trốn tránh sao được. Con cứ ở nhà làm đúng như theo lời giáo huấn của cha là giữ được hiếu đạo rồi .
Tây Bá vào cung thăm mẹ là bà Thái khuông , thưa rành các việc .
Thái Khương nói :
- Vừa rồi mẹ có gieo quẻ thấy con bi nạn bảy năm, con có biết không ?
Tây Bá nói :
- Thiên tử có lệnh đòi con , con vừa gieo quẻ cũng thấy như vậy . Nay mọi việc con đã sắp xếp xong , giao cho triều thần quản lãnh , còn Bá Áp Khảo thay con thế ngôi , con vào thưa cho mẹ rõ , mai sáng con lên đường vào Triều Ca .
Bà Thái Khương căn dặn :
- Con dến Triều Ca phải giử mình , coi bản thân là trọng .
Tây Bá lạy tạ , nói :
- Con tuân lời mẹ .
Nói rồi từ giả Nguyên Phi Thái Cơ .
(Tây Bá co bốn cái vú và hai mươi bốn người vợ , sinh được chín mươi chín người con. Con trai lớn là Bá Áp Khảo, con thứ là Cơ Phát, sau lên ngôi Thiên tử gọi là Võ Vương) .
Bửa sau Tây Bá sắm sửa ra đi đem năm mươi binh mạnh.
Thế tử Bá Áp Khảo cùng quần thần là Táng Nghi Sanh , Nam Cung Hoát, Mao Công Toại, Châu Công Ðán, Thiệu Công Thích , Tất Công, Vinh Công, Tân Giáp, Tân Miễng, đến trường đình dọn tiệc tiễn hành.
Tây Bá uống rượu với các quan và nói :
- Hôm nay ta cùng các quan cách biệt, nhưng bảy năm nữa vua tôi sẽ trùng phùng.
Tây Bá dặn đi dặn lại ,Bá Áp Khảo :
- Anh em con nên hòa thuận để cha khỏi nhọc lòng lo.
Các quan đều quyến luyến không nỡ rời. Giờ tiễn hành kéo dài hơn nửa buổi.
Tây Bá lên ngựa đi bảy mươi dặm thì mới đến núi Kỳ Sơn.
Lần hồi đi hơn ba mươi dặm nữa mới thấy núi Yên Sơn trước mặt.
Bấy giờ trời đã gần tối, Tây Bá truyền quân dừng lại và nói :
- Trời sắp có mưa to , chúng bay hãy coi có khoản rừng rậm hoặc nhà ai gần đây núp mưa đã.
Quân lính nghe nói ngạc nhiên thì thầm :
- Trời không có chút mây, nắng chang chang như lửa, mưa sao đuợc!
Thế rồi chỉ chốc lát, mây kéo nghịt trời. Tây Bá hối quân sĩ vào rừng rậm cho mau .
Vừa chạy tới cụm rừng đã thấy trời trút nước xuống như thác đổ hơn nửa giờ vẫn chưa tạnh.
Tây Bá lại nói với quân sĩ :
- Hãy ngồi xít vào kẻo có sấm lớn .
Quân sĩ vội nép mình vào trong , xảy nghe một tiếng sấm như xé không gian , như núi lở đất long, làm ai nấy kinh hãi
Trời dứt mưa , quân sĩ uễ oải lên đường. Tây Bá ướt cả áo giáp ngồi trên ngựa, nói :
- Sấ m lớn quá chắc có tướng tinh ra đời. Chúng bay đi tìm đi tìm tướng tinh xem thử .
Quân sĩ đưa mắt nhìn nhau cười thầm :
- Tướng tinh là ai ? . Biết đâu mà tìm ?
Tuy vậy quân sĩ không dám trái lệnh, phân nhau bốn hướng đi lang thang làm ra bộ tìm kiếm để dạo cảnh luôn.
Bỗng nghe bên gò mả có tiếng con nít khóc oa oa.
Quân sĩ xúm lại, thấy một đứa trẽ sơ sinh ai bỏ rơi ở đó . Chúng bàn với nhau :
- Có khi tướng tinh là đứa bé bỏ rơi nầy chăng ?
Bèn bồng đứa bé đến trao cho Tây Bá.
Tây Bá thấy thằng nhỏ mặt như nhụy đào , mắt như sao nháy , mừng lắm, nói với quân sĩ :
- Ta đẫ có chín mươi chín đứa con, nay nuôi thằng nhỏ nầy nữa cho đủ một trăm. Tướng mạng nó ngày sau quí lắm. Bây giờ bồng nó vào xóm mướn người nuôi dưỡng, đợi bảy năm nữa ta sẽ rước về.
Tây Bá cùng đoàn quân tìm đến một thôn xóm , bỗng gặp một vị đạo sĩ , tay cầm gậy bước ra cản đường nói :
- Xin chào Chúa công.
Tây Bá liền xuốg ngựa đáp lễ và hỏi :
- Ðạo sư ở động nào, đến đây có việc gì ?
Ðạo sĩ nói :
- Tôi ở động Ngọc Trụ , thuộc núi Chung Nam tên là Vân Trung Tử, vì nghe sấm có biết có vì tướng ra đời nên đến đây tìm .
Tây Bá truyền đem hài nhi ra cho Ðạo sĩ xem.
Vân Trung Tử liền bồng xem một hồi rồi nói :
- Tướng tinh đợi đến lúc nầy mới chịu ra mắt.
Rồi nói với Tây Bá :
- Ðể tôi mang nó về núi nuôi dưỡng , chừng Chúa công trở lại tôi sẽ giao trả .
Tây Bá nói :
- Ðạo sư muốn như thế cũng được. Song tôi muốn đặt cho nó một cái tên , để sau này tôi dễ dàng gặp lại nó.
Vân Trung Tử nói :
- Do tiếng sấm đó mà sinh ra nó , vậy đặt tên nó là Lôi Chấn Tử cho tiện .
Tây Bá khen phải , trao đứa bé cho Vân Trung Tử.
Vân Trung Tử từ giã , bồng Lôi Chấn Tử về động.
Còn Tây Bá đi khỏi năm ải qua sông Huỳnh Hà , thẳng đến Triều Ca , vào trạm Kim Ðình đã thấy ba Trấn chư hầu cùng nhau ngồi uống rượu .
Trông thấy. Tây Bá mọi người đều mừng rỡ đón chào, Khương Hoàng Sở hỏi :
- Tây Bá Hầu sao đến trễ vậy ?
Tây Bá nói :
- Ðường xa quá , tôi lật đật mà vẫn đến sau .
Kế quân dọn tiệc, bốn vị chư hầu ngối lại uống rượu cho đến tối .
Tây Bá nói :
- Chẵng biết có việc chi quan trọng lắm, nên Thiên Tử cho đòi chúng ta , chớ như giặc Bắc thì đã có Võ Thành Vương thừa sức cán đáng , xếp đặt trong triều thì có Tỉ Can tài ba lỗi lạc, chúng ta về đây chẳng biết việc gì ?
Ba trấn chư hầu kia cũng không ai định được duyên cớ, cứ ngồi uống rượu mãi.
Bấy giờ rượu đã ngà ngà say, Nam Bá Hầu Ngạt Sùng Võ lâu nay nghe tiếng Sùng Hầu Hổ bóc lột của dân, tham nhũng nhiều việc, nên ngứa họng nói :
- Này, Bắc Bá Hầu tôi muốn nói với ngài một lời, chẳng biết ngài có giận tôi không ?
Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ cười lớn :
- Có chuyện gì thì cứ nói ra nghe. Chúng ta cùng là chức hầu cả, chỗ thân tình còn e ngại gì !
Ngạt Sùng Võ nói :
- Nếu thế thì còn gì thân mật bằng. Tôi nghe ông có nhiều tăm tiếng không tốt, mất thể diện đại thần ! Ông bóc lột của dân, chia với Vưu Hồn, Bí Trọng là hai tên dua mị. Việc ấy có hay không ?
Sùng Hầu Hổ đỏ mặt, nói :
- Ai nói với ông như vậy !
Ngạt Sùng Võ cười lớn :
- Ðó là tiếng đồn , cần gì phảí có chứng cớ. Tôi nghe ông lúc làm lầu Trích Tinh đã lấy của nhà giàu, bắt nhà nghèo nai lưng gánh chịu , thật mất lẽ công bình. Lời xưa nói : chứa lành được phước, chứa dữ gặp họa. Tôi với ông là chỗ thân tình , không lẽ cứ để ông mang tiếng xấu ấy mãi sao. Ông nên sửa chữa hành động của mình để chuộc lại tiếng xấu ấy .
Sùng Hầu Hổ ỷ thế Vưu Hồn, Bí Trọng nên tánh tình ngang ngạnh, khi đã chạm tự ái rồi không còn kễ gì phải trái nữa, trợn mắt nhìn Ngạt Sùng Võ hét lớn :
- Khốn nạn ! Mày dám tìm lời bêu xấu ta truớc mặt chư hầu à ?
Nói rồi xô ghế đứng đậy cung tay toan đánh Ngạt Sùng Võ.
Tây Bá vội xua tay can :
- Nam Bá Hầu lấy lời phải khuyên nhủ, sao ông lại làm dữ như vậy . Giữa tiệc có chúng tôi, lẽ nào chúng tôi để ông đánh Nam Bá Hầu . Nếu ông có lỗi thì ăn năn , bằng không thì cũng nên thanh minh, rồi bỏ qua , nối lại tình giao hảo với nhau không tốt hơn sao ?
Sùng Hầu Hổ muốn đánh Ngạt Sùng Võ, nhưng thấy Tây Bá Hầu can ngăn , đành rút tay về, toan ngồi xuống, chẳng ngờ Ngạt Sùng Võ đã lẹ tay hơn, đánh ngay vào mặt Sùng Hầu Hổ một cái đau thấu xuơng.
Sùng Hầu Hổ không còn nhịn được nữa , xốc tới ôm Ngạt Sùng Võ vật xuống
Hai người bám sát nhau.
Khương Hoàng Sở vội chen vào giữa vẹt hai người ra, nói lớn :
- Ðại thần mà đánh lộn với nhau thì còn gì thể thống nữa !
Bắc Bá Hầu ơi đêm đã khuya, nên đi nghỉ là hơn .
Sùng Hầu Hổ nuốt hận đi ngủ.
Có thơ rằng :
Uống rượu bày lời nói thấp cao
Tôi gian toan kế hại anh hào
Loạn ly từ đấy tràn thiên hạ
Dân ở Triều Ca mấy vạn hao.
Sùng Hầu Hổ đi ngủ, chỉ còn ba vị chư hầu ba trấn ngồi nói chuyện suốt đêm.
Có một tên quân hầu thấy vậy lén ngâm nhỏ một câu :
Nửa đêm rượu cúc vui canh lụn
Tảng sáng máu hường nhuốm chợ mai.
Vì đêm khuya, giọng ngâm rất nhỏ, nhưng nghe rất rõ ràng.
Tây Bá Hầu bỗng hỏi lớn :
- Ai vừa ngâm câu thơ đó hãy ra đây ta bảo.
Mấy tên quân hầu đều đến quì trước mặt không ai dám nhận cả .
Tây Bá Hầu nói :
Ta vừa nghe rõ ràng, chúng bay chối sao được . Nếu không có đứa nào thú nhận ta truyền chém hết.
Bọn quân hầu thất kinh, chỉ vào một tên quân đàng trước nói :
Tai họa xãy ra thế nầy là tại tên Dao Phước đó.
Tây Bá liền hỏi tên quân gọi là Dao phước :
- Vì đâu mà ngươi lại ngâm hai câu thơ ấy . Hãy nói thiệt, ta trọng thưởng.
Dao Phước thưa :
- Việc nầy rất trọng đại và bí mật . Tôi là đứa bộ hạ của quan nội giám nên mới rõ. Sở dĩ Khương Hoàng Hậu thác oan , hai vị Hoàng Tử bị gió thổi bay mất vì Thiên tử đam mê mỹ sắc, không nghe lời can gián của tôi trung , chế hình Bào Lạc hại tôi hiền, do đó Thiên tử sợ chư hầu dấy binh nổi loạn , nên nghe lời kẻ dua nịnh gạt các ngài về đây để chém đầu . Tôi thấy các ngài là những đại thần không nỡ giấu nên mới tiết lộ điều đó.
Khương Hoàng Sở nghe nói hỏi :
- Khương Hậu phạm tội gì mà bị hành hình đến chết ?
Dao Phước kễ lại mọi việc vừa xảy ra trong cung cấm và ngoài triều thần trong giai đoạn vừa rồi .
Khương Hoàng Sở nghe xong ngã lăn ra chết giấc.
Tây Bá thương hại, vội đỡ dậy.
Khương Hoàng Sở quá đau đớn , nói :
- Con tôi bị khoét mắt, đốt tay, thật là một cực hình chưa bao giờ có đối với một vị Hoàng Hậu .
Tây Bá khuyên :
- Người chết rồi không sống đậy được nữa. Hiền hầu có than khóc cũng chỉ làm cho kẻ khác tủi lòng. Ðể mai, chúng ta đồng viết sớ vào triều can gián, may ra Bệ hạ hồi tâm sửa mình, lo việc chánh.
- Khương Hoàng Sở nói :
- Trước đây các vị trung thần như Thương Dung, Triệu Khải , Mai Bá chỉ vì can vua mà bỏ mình. Nay các ngài vì tôi dự vào việc này e không khỏi họa. Thôi, cứ để mình tôi dâng sớ mà thôi.
Tây Bá Hầu nói :
- Hiền hầu dâng lên một sớ , còn chúng tôi đứng chung một sớ . Tất cả đều có lời can vua mới phải đạo làm tôi trong lúc quốc biến gia vong này .
Khương Hoàng Sở vừa khóc vừa ngồi lại viết sớ.
Bấy giờ Vưu Hồn , Bí Trọng thấy các trấn chư hầu đã về đủ mặt liền vào cung báo cho Trụ Vương hay.
Trụ Vương mừng lắm hỏi Bí Trọng :
- Trẫm phải làm sao bây giờ ?
Bí Trọng tâu .
Ngày mai bốn chư hầu thế nào cũng dâng sớ can gián, xin Bệ hạ đừng xem đến làm gì , cứ việc truyền đem chém đầu hết.
Vua Trụ nhận lời, sáng hôm sau, Trụ Vương lâm triều Huỳnh Môn quan vào báo :
- Bốn trấn chư hầu được lệnh bệ hạ xin vào ra mắt.
Vua Trụ cho vào. Bốn chư hầu lạy chúc mừng xong, Khương Hoàng Sở dâng lá sớ lên .
Tỉ Can tiếp lấy trải trước long sàng.
Vua Trụ không thèm xem, hỏi Khương Hoàng Sở :
- Khanh đã biết tội chưa ?
Khương Hoàng Sở tâu :
- Tôi trấn Ðông Lỗ, bình an một cõi , noi theo lề luật nào có tội gì. Bệ hạ mê sắc , nghe lời nịnh thần không kể đến nghĩa vợ chồng, khoét mắt, đốt tay Hoàng Hậu hành hình một cách ghê gớm như vậy đâu phải luật Thành Thang. Ðã vậy còn ra lệnh chém hai vị Ðiện Hạ, làm Bào Lạc đốt tôi trung . Tôi đội ơn tiên đế không kể mạng sống , liều mình dâng sớ khuyên can. Xin Bệ hạ bỏ tà quy chánh , giết kẻ nịnh thần , xa rời mỹ sắc lo việc trị dân sửa đức thì người sống cũng mang ơn , mà người chết cũng cam tâm nhắm mắt .
Trụ Vương nổi giận mắng lớn :
- Lão tặc ! Ngươi dám thông đồng với con gái mưu giết Trẫm soán đoạt ngôi trời . Tội ấy lớn bằng non , không lo chịu tội còn tìm lời mắng Trẫm. Võ sĩ đâu, hãy bắt tên phản tặc nầy đem phân thây mau.
Võ sĩ áp lại lột hết áo rnão .
Khương Hoàng Sở mắng vãi vào mặt Trụ Vương không dứt .
Ba trấn chư hầu đều quì xuống tâu :
- Khương Hoàng Sở lòng ngay phò chúa , chẳng có hành động thí quân , xin Bệ Hạ xem sớ của chúng tôi rồi xét lại.
Vua Trụ quyết tình giết hết bốn Trấn chư hầu nên không thèm coi sớ.
Triệu Khải thấy quân đem thây Thương Dung đi bỏ ngoài đồng nổi giận ra nói lớn :
- Tôi không thể phụ ơn vua trước , nên quyết chết giữa đền để tạ tội với tiên quân .
Nói rồi chỉ vào mặt Trụ Vương mắng :
- Hôn quân , nghe ta hài tội đây : Giết Thừa Tướng , hại quan trung , chư hầu sẽ không còn kính trọng . Mê Ðắc Kỷ giết vợ bõ con , cơ nghiệp không còn . Làm vua mà không tròn bổn phận làm vua , tam cang ngũ thường đổ nát , như thế còn ai kính phục .
Trụ Vương nỗi giận đỏ mặt hét :
- Ðồ thất phu , không còn biết giữ đạo vua tôi là gì nữa . Tả hữu đâu , đem Bào Lạc đốt nó đi cho khuất mắt ta .
Triệu Khải nói :
- Ta chết đi không hại gì , vì tên vua ngu muội sẽ được tiếng trung thần , còn hôn quân mất nước sẽ bị nghìn đời sĩ vả , tiếng xấu thiên thu .
Triệu Khải nói một hồi thì lửa Bào Lạc đã đỏ , quân sĩ bắt Triệu Khải trói lại , lột hết áo mão , xiềng vào Bào Lạc . Phút chốc thịt xương Triệu Khải tan thành tro bụi . Triều thần ai nấy đều thương xót , thở dắn than dài .
Trụ Vương truyền bãi trào về cung , Ðắc Kỷ ra nghênh tiếp , Vua Trụ nói :
-Bửa nay Thương Dung đập đầu tự tử , Triệu Khải bị ta dùng Bào Lạc đốt thành than . Tuy vậy , ta xem lối hành hình ấy chúng nó không ghê , vậy Khanh tính kế nào trị bọn triều thần mới được .
Ðắc Kỷ tâu :
- Xin Bệ Hạ yên tâm , thần thiếp suy tính một hôm sẽ có cách .
Trụ Vương nói :
- Nay mỹ nhân đã làm Hoàng Hậu , không còn ai vô lễ với mỹ nhân nữa , chỉ sợ Khương Hoàng Sở ở Ðông Lỗ cử binh về đánh , trong lúc Thái Sư Văn Trọng chưa về , biết ai chống cự ?
Ðắc Kỷ tâu :
- Thần thiếp là phận đàn bà , mưu trí không bao nhiêu , xin Bệ Hạ đòi Bí Trọng vào hỏi xem có mưu gì hay không ?
Trụ Vương khen :
- Ái khanh nói rất phài .
Liền đòi Bí Trọng ứng hầu , và nói :
- Trẫm đang lo Khương Hoàng Sở cử binh làm phản , báo cừu cho Khương Hậu , Khanh có kế gì hay để ngăn ngừa mũi giặc ấy hay không ?
Bí Trọng quì tâu :
- Khương Hậu đã mất , hai vị HoàngTử bị gió thổi bay mất , Thương Dung đập đầu tự vận , Triệu Khải bị Bào Lạc ra tro , các quan văn võ thế nào cũng oán trách Bệ Hạ , và nhắm vào lực lượng Khương Hoàng Sở có thể báo thù được . Mũi giặc ấy tất không tránh khỏi . Nay Bệ Hạ nên xuống chiếu , triệu bốn Trấn chư hầu về chầu , chém đầu hết . Như vậy , tám trăm Trấn chư hầu nhỏ sẽ không ai làm chủ chẳng khác rắn không đầu , cọp thiếu vây , dù chúng có muốn làm phản cũng không được . Ðó là Bệ Hạ biết lo xa .
Vua Trụ khen :
- Khanh thật là kẽ mưu cao trí rộng . Tô Hoàng Hậu tiến cử không lầm .
Bí Trọng cúi lạy ra về . Trụ Vương liền viết chiếu sai sứ giả đi bốn Trấn .
Bốn vị sứ thần tuân lệnh ra đi …
Vị sứ thần đến Tây Kỳ thấy phong tục rất tốt , cảnh vật hiền hòa , từ dân chúng đến các quan đều một lòng yêu nước , tuân theo lề luật quốc gia , không gian tham , không trộm cắp , không một tiếng gây gỗ ngoài chợ .
Sứ thần khen :
- Nghe đồn ông Bá Cơ nhân đức , trị nước ôn hòa , quả nhiên đúng như thuở Thuấn Nghiêu , lời đồn ấy không sai .
Bấy giờ , Tây Bá Cơ Xương đang lâm triều nghị việc với các quan văn võ , bỗng nghe có tin báo :
- Thiên sứ xin vào yết kiến .
Tây Bá liền dẫn bá quan văn võ ra khỏi thành nghênh tiếp .
Sứ thần bước vào trước điện , truyền đặt bàn hương án , và đọc chiếu như sau :
" Biển Bắc dậy loạn , thiên hạ đảo huyền , các quan triều thần đều hết phương hết kế . Trẫm lấy làm lo lắm nên ban chiếu triệu bốn Trấn chư hầu về Triều Ca cùng Trẫm bàn việc binh đao .Nếu được chiếu nầy , Tây Bá hãy đến cho mau , kẻo Trẫm trông đợi . Như dẹp xong giặc , Trẫm sẽ chia đất phong thêm . Trẫm không quên lời , Khanh chớ trễ bước " .
Tây Bá lạy rồi truyền dọn yến đải sứ và sáng hôm sau sắm lễ vật đưa Thiên sứ lên đường.
Tây Bá nói với Thiên sứ :
- Xin ngài về trước báo tin với Thiên tử hay tôi sắp xếp xong sẽ về Triều Ca liền để kịp họp mặt cùng bốn Trấn .
Sứ thần lên ngựa ra đi.
Tây Bá trở vào kêu Táng Nghi Sanh dặn :
Ta đi khỏi thì việc trong giao cho quan Ðại phu, việc ngoài giao cho Nam Cung Hoắt và Tân Giáp.
Nói rồi cho đòi Bá Áp Khảo đến dạy rằng :
- Hôm qua Thiên tử đem chiếu đòi cha , cha có bói thử một quẻ thấy chuyến đi này dữ nhiều lành ít . Dẫu không đến chết chết cũng bị tù nạn bảy năm . Con ở Tây Kỳ phải noi theo lề luật, không nên đổi phép nước, cứ theo đường lối cũ mà làm . Anh em phải hòa thuận, tôi chúa phải yêu thương, muốn làm việc gì phải tính cho kỹ lưỡng . Dân nghèo phải xuất kho cứu giúp , dân no phải dạy dỗ , chớ có hành hạ khắt khe , đợi bảy năm nữa mãn hạn cha sẽ về , chớ nên thăm viếng.
Bá Áp Khảo quì thưa :
- Tâu phụ vương. nếu phụ vương bị bảy năm tai nạn vậy để con đi thế cho .
Tây Bá nói :
- Mỗi người đều có một số mang do do trời đất an bài , trốn tránh sao được. Con cứ ở nhà làm đúng như theo lời giáo huấn của cha là giữ được hiếu đạo rồi .
Tây Bá vào cung thăm mẹ là bà Thái khuông , thưa rành các việc .
Thái Khương nói :
- Vừa rồi mẹ có gieo quẻ thấy con bi nạn bảy năm, con có biết không ?
Tây Bá nói :
- Thiên tử có lệnh đòi con , con vừa gieo quẻ cũng thấy như vậy . Nay mọi việc con đã sắp xếp xong , giao cho triều thần quản lãnh , còn Bá Áp Khảo thay con thế ngôi , con vào thưa cho mẹ rõ , mai sáng con lên đường vào Triều Ca .
Bà Thái Khương căn dặn :
- Con dến Triều Ca phải giử mình , coi bản thân là trọng .
Tây Bá lạy tạ , nói :
- Con tuân lời mẹ .
Nói rồi từ giả Nguyên Phi Thái Cơ .
(Tây Bá co bốn cái vú và hai mươi bốn người vợ , sinh được chín mươi chín người con. Con trai lớn là Bá Áp Khảo, con thứ là Cơ Phát, sau lên ngôi Thiên tử gọi là Võ Vương) .
Bửa sau Tây Bá sắm sửa ra đi đem năm mươi binh mạnh.
Thế tử Bá Áp Khảo cùng quần thần là Táng Nghi Sanh , Nam Cung Hoát, Mao Công Toại, Châu Công Ðán, Thiệu Công Thích , Tất Công, Vinh Công, Tân Giáp, Tân Miễng, đến trường đình dọn tiệc tiễn hành.
Tây Bá uống rượu với các quan và nói :
- Hôm nay ta cùng các quan cách biệt, nhưng bảy năm nữa vua tôi sẽ trùng phùng.
Tây Bá dặn đi dặn lại ,Bá Áp Khảo :
- Anh em con nên hòa thuận để cha khỏi nhọc lòng lo.
Các quan đều quyến luyến không nỡ rời. Giờ tiễn hành kéo dài hơn nửa buổi.
Tây Bá lên ngựa đi bảy mươi dặm thì mới đến núi Kỳ Sơn.
Lần hồi đi hơn ba mươi dặm nữa mới thấy núi Yên Sơn trước mặt.
Bấy giờ trời đã gần tối, Tây Bá truyền quân dừng lại và nói :
- Trời sắp có mưa to , chúng bay hãy coi có khoản rừng rậm hoặc nhà ai gần đây núp mưa đã.
Quân lính nghe nói ngạc nhiên thì thầm :
- Trời không có chút mây, nắng chang chang như lửa, mưa sao đuợc!
Thế rồi chỉ chốc lát, mây kéo nghịt trời. Tây Bá hối quân sĩ vào rừng rậm cho mau .
Vừa chạy tới cụm rừng đã thấy trời trút nước xuống như thác đổ hơn nửa giờ vẫn chưa tạnh.
Tây Bá lại nói với quân sĩ :
- Hãy ngồi xít vào kẻo có sấm lớn .
Quân sĩ vội nép mình vào trong , xảy nghe một tiếng sấm như xé không gian , như núi lở đất long, làm ai nấy kinh hãi
Trời dứt mưa , quân sĩ uễ oải lên đường. Tây Bá ướt cả áo giáp ngồi trên ngựa, nói :
- Sấ m lớn quá chắc có tướng tinh ra đời. Chúng bay đi tìm đi tìm tướng tinh xem thử .
Quân sĩ đưa mắt nhìn nhau cười thầm :
- Tướng tinh là ai ? . Biết đâu mà tìm ?
Tuy vậy quân sĩ không dám trái lệnh, phân nhau bốn hướng đi lang thang làm ra bộ tìm kiếm để dạo cảnh luôn.
Bỗng nghe bên gò mả có tiếng con nít khóc oa oa.
Quân sĩ xúm lại, thấy một đứa trẽ sơ sinh ai bỏ rơi ở đó . Chúng bàn với nhau :
- Có khi tướng tinh là đứa bé bỏ rơi nầy chăng ?
Bèn bồng đứa bé đến trao cho Tây Bá.
Tây Bá thấy thằng nhỏ mặt như nhụy đào , mắt như sao nháy , mừng lắm, nói với quân sĩ :
- Ta đẫ có chín mươi chín đứa con, nay nuôi thằng nhỏ nầy nữa cho đủ một trăm. Tướng mạng nó ngày sau quí lắm. Bây giờ bồng nó vào xóm mướn người nuôi dưỡng, đợi bảy năm nữa ta sẽ rước về.
Tây Bá cùng đoàn quân tìm đến một thôn xóm , bỗng gặp một vị đạo sĩ , tay cầm gậy bước ra cản đường nói :
- Xin chào Chúa công.
Tây Bá liền xuốg ngựa đáp lễ và hỏi :
- Ðạo sư ở động nào, đến đây có việc gì ?
Ðạo sĩ nói :
- Tôi ở động Ngọc Trụ , thuộc núi Chung Nam tên là Vân Trung Tử, vì nghe sấm có biết có vì tướng ra đời nên đến đây tìm .
Tây Bá truyền đem hài nhi ra cho Ðạo sĩ xem.
Vân Trung Tử liền bồng xem một hồi rồi nói :
- Tướng tinh đợi đến lúc nầy mới chịu ra mắt.
Rồi nói với Tây Bá :
- Ðể tôi mang nó về núi nuôi dưỡng , chừng Chúa công trở lại tôi sẽ giao trả .
Tây Bá nói :
- Ðạo sư muốn như thế cũng được. Song tôi muốn đặt cho nó một cái tên , để sau này tôi dễ dàng gặp lại nó.
Vân Trung Tử nói :
- Do tiếng sấm đó mà sinh ra nó , vậy đặt tên nó là Lôi Chấn Tử cho tiện .
Tây Bá khen phải , trao đứa bé cho Vân Trung Tử.
Vân Trung Tử từ giã , bồng Lôi Chấn Tử về động.
Còn Tây Bá đi khỏi năm ải qua sông Huỳnh Hà , thẳng đến Triều Ca , vào trạm Kim Ðình đã thấy ba Trấn chư hầu cùng nhau ngồi uống rượu .
Trông thấy. Tây Bá mọi người đều mừng rỡ đón chào, Khương Hoàng Sở hỏi :
- Tây Bá Hầu sao đến trễ vậy ?
Tây Bá nói :
- Ðường xa quá , tôi lật đật mà vẫn đến sau .
Kế quân dọn tiệc, bốn vị chư hầu ngối lại uống rượu cho đến tối .
Tây Bá nói :
- Chẵng biết có việc chi quan trọng lắm, nên Thiên Tử cho đòi chúng ta , chớ như giặc Bắc thì đã có Võ Thành Vương thừa sức cán đáng , xếp đặt trong triều thì có Tỉ Can tài ba lỗi lạc, chúng ta về đây chẳng biết việc gì ?
Ba trấn chư hầu kia cũng không ai định được duyên cớ, cứ ngồi uống rượu mãi.
Bấy giờ rượu đã ngà ngà say, Nam Bá Hầu Ngạt Sùng Võ lâu nay nghe tiếng Sùng Hầu Hổ bóc lột của dân, tham nhũng nhiều việc, nên ngứa họng nói :
- Này, Bắc Bá Hầu tôi muốn nói với ngài một lời, chẳng biết ngài có giận tôi không ?
Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ cười lớn :
- Có chuyện gì thì cứ nói ra nghe. Chúng ta cùng là chức hầu cả, chỗ thân tình còn e ngại gì !
Ngạt Sùng Võ nói :
- Nếu thế thì còn gì thân mật bằng. Tôi nghe ông có nhiều tăm tiếng không tốt, mất thể diện đại thần ! Ông bóc lột của dân, chia với Vưu Hồn, Bí Trọng là hai tên dua mị. Việc ấy có hay không ?
Sùng Hầu Hổ đỏ mặt, nói :
- Ai nói với ông như vậy !
Ngạt Sùng Võ cười lớn :
- Ðó là tiếng đồn , cần gì phảí có chứng cớ. Tôi nghe ông lúc làm lầu Trích Tinh đã lấy của nhà giàu, bắt nhà nghèo nai lưng gánh chịu , thật mất lẽ công bình. Lời xưa nói : chứa lành được phước, chứa dữ gặp họa. Tôi với ông là chỗ thân tình , không lẽ cứ để ông mang tiếng xấu ấy mãi sao. Ông nên sửa chữa hành động của mình để chuộc lại tiếng xấu ấy .
Sùng Hầu Hổ ỷ thế Vưu Hồn, Bí Trọng nên tánh tình ngang ngạnh, khi đã chạm tự ái rồi không còn kễ gì phải trái nữa, trợn mắt nhìn Ngạt Sùng Võ hét lớn :
- Khốn nạn ! Mày dám tìm lời bêu xấu ta truớc mặt chư hầu à ?
Nói rồi xô ghế đứng đậy cung tay toan đánh Ngạt Sùng Võ.
Tây Bá vội xua tay can :
- Nam Bá Hầu lấy lời phải khuyên nhủ, sao ông lại làm dữ như vậy . Giữa tiệc có chúng tôi, lẽ nào chúng tôi để ông đánh Nam Bá Hầu . Nếu ông có lỗi thì ăn năn , bằng không thì cũng nên thanh minh, rồi bỏ qua , nối lại tình giao hảo với nhau không tốt hơn sao ?
Sùng Hầu Hổ muốn đánh Ngạt Sùng Võ, nhưng thấy Tây Bá Hầu can ngăn , đành rút tay về, toan ngồi xuống, chẳng ngờ Ngạt Sùng Võ đã lẹ tay hơn, đánh ngay vào mặt Sùng Hầu Hổ một cái đau thấu xuơng.
Sùng Hầu Hổ không còn nhịn được nữa , xốc tới ôm Ngạt Sùng Võ vật xuống
Hai người bám sát nhau.
Khương Hoàng Sở vội chen vào giữa vẹt hai người ra, nói lớn :
- Ðại thần mà đánh lộn với nhau thì còn gì thể thống nữa !
Bắc Bá Hầu ơi đêm đã khuya, nên đi nghỉ là hơn .
Sùng Hầu Hổ nuốt hận đi ngủ.
Có thơ rằng :
Uống rượu bày lời nói thấp cao
Tôi gian toan kế hại anh hào
Loạn ly từ đấy tràn thiên hạ
Dân ở Triều Ca mấy vạn hao.
Sùng Hầu Hổ đi ngủ, chỉ còn ba vị chư hầu ba trấn ngồi nói chuyện suốt đêm.
Có một tên quân hầu thấy vậy lén ngâm nhỏ một câu :
Nửa đêm rượu cúc vui canh lụn
Tảng sáng máu hường nhuốm chợ mai.
Vì đêm khuya, giọng ngâm rất nhỏ, nhưng nghe rất rõ ràng.
Tây Bá Hầu bỗng hỏi lớn :
- Ai vừa ngâm câu thơ đó hãy ra đây ta bảo.
Mấy tên quân hầu đều đến quì trước mặt không ai dám nhận cả .
Tây Bá Hầu nói :
Ta vừa nghe rõ ràng, chúng bay chối sao được . Nếu không có đứa nào thú nhận ta truyền chém hết.
Bọn quân hầu thất kinh, chỉ vào một tên quân đàng trước nói :
Tai họa xãy ra thế nầy là tại tên Dao Phước đó.
Tây Bá liền hỏi tên quân gọi là Dao phước :
- Vì đâu mà ngươi lại ngâm hai câu thơ ấy . Hãy nói thiệt, ta trọng thưởng.
Dao Phước thưa :
- Việc nầy rất trọng đại và bí mật . Tôi là đứa bộ hạ của quan nội giám nên mới rõ. Sở dĩ Khương Hoàng Hậu thác oan , hai vị Hoàng Tử bị gió thổi bay mất vì Thiên tử đam mê mỹ sắc, không nghe lời can gián của tôi trung , chế hình Bào Lạc hại tôi hiền, do đó Thiên tử sợ chư hầu dấy binh nổi loạn , nên nghe lời kẻ dua nịnh gạt các ngài về đây để chém đầu . Tôi thấy các ngài là những đại thần không nỡ giấu nên mới tiết lộ điều đó.
Khương Hoàng Sở nghe nói hỏi :
- Khương Hậu phạm tội gì mà bị hành hình đến chết ?
Dao Phước kễ lại mọi việc vừa xảy ra trong cung cấm và ngoài triều thần trong giai đoạn vừa rồi .
Khương Hoàng Sở nghe xong ngã lăn ra chết giấc.
Tây Bá thương hại, vội đỡ dậy.
Khương Hoàng Sở quá đau đớn , nói :
- Con tôi bị khoét mắt, đốt tay, thật là một cực hình chưa bao giờ có đối với một vị Hoàng Hậu .
Tây Bá khuyên :
- Người chết rồi không sống đậy được nữa. Hiền hầu có than khóc cũng chỉ làm cho kẻ khác tủi lòng. Ðể mai, chúng ta đồng viết sớ vào triều can gián, may ra Bệ hạ hồi tâm sửa mình, lo việc chánh.
- Khương Hoàng Sở nói :
- Trước đây các vị trung thần như Thương Dung, Triệu Khải , Mai Bá chỉ vì can vua mà bỏ mình. Nay các ngài vì tôi dự vào việc này e không khỏi họa. Thôi, cứ để mình tôi dâng sớ mà thôi.
Tây Bá Hầu nói :
- Hiền hầu dâng lên một sớ , còn chúng tôi đứng chung một sớ . Tất cả đều có lời can vua mới phải đạo làm tôi trong lúc quốc biến gia vong này .
Khương Hoàng Sở vừa khóc vừa ngồi lại viết sớ.
Bấy giờ Vưu Hồn , Bí Trọng thấy các trấn chư hầu đã về đủ mặt liền vào cung báo cho Trụ Vương hay.
Trụ Vương mừng lắm hỏi Bí Trọng :
- Trẫm phải làm sao bây giờ ?
Bí Trọng tâu .
Ngày mai bốn chư hầu thế nào cũng dâng sớ can gián, xin Bệ hạ đừng xem đến làm gì , cứ việc truyền đem chém đầu hết.
Vua Trụ nhận lời, sáng hôm sau, Trụ Vương lâm triều Huỳnh Môn quan vào báo :
- Bốn trấn chư hầu được lệnh bệ hạ xin vào ra mắt.
Vua Trụ cho vào. Bốn chư hầu lạy chúc mừng xong, Khương Hoàng Sở dâng lá sớ lên .
Tỉ Can tiếp lấy trải trước long sàng.
Vua Trụ không thèm xem, hỏi Khương Hoàng Sở :
- Khanh đã biết tội chưa ?
Khương Hoàng Sở tâu :
- Tôi trấn Ðông Lỗ, bình an một cõi , noi theo lề luật nào có tội gì. Bệ hạ mê sắc , nghe lời nịnh thần không kể đến nghĩa vợ chồng, khoét mắt, đốt tay Hoàng Hậu hành hình một cách ghê gớm như vậy đâu phải luật Thành Thang. Ðã vậy còn ra lệnh chém hai vị Ðiện Hạ, làm Bào Lạc đốt tôi trung . Tôi đội ơn tiên đế không kể mạng sống , liều mình dâng sớ khuyên can. Xin Bệ hạ bỏ tà quy chánh , giết kẻ nịnh thần , xa rời mỹ sắc lo việc trị dân sửa đức thì người sống cũng mang ơn , mà người chết cũng cam tâm nhắm mắt .
Trụ Vương nổi giận mắng lớn :
- Lão tặc ! Ngươi dám thông đồng với con gái mưu giết Trẫm soán đoạt ngôi trời . Tội ấy lớn bằng non , không lo chịu tội còn tìm lời mắng Trẫm. Võ sĩ đâu, hãy bắt tên phản tặc nầy đem phân thây mau.
Võ sĩ áp lại lột hết áo rnão .
Khương Hoàng Sở mắng vãi vào mặt Trụ Vương không dứt .
Ba trấn chư hầu đều quì xuống tâu :
- Khương Hoàng Sở lòng ngay phò chúa , chẳng có hành động thí quân , xin Bệ Hạ xem sớ của chúng tôi rồi xét lại.
Vua Trụ quyết tình giết hết bốn Trấn chư hầu nên không thèm coi sớ.