Chương 2
Tác giả: Ian Fleming
Ba tuần sau, London bước vào tháng Ba. Ngay ngày đầu tiên, thời tiết cực kỳ khắc nghiệt. Bắt đầu là mưa đá, mưa tuyết. Rồi cơn bão số 8 quét ngang thành phố. Bàn dân thiên hạ khốn khổ vì tai ương của lão trời già. Có chuyện bước ra đường, mọi người trùm kín áo mưa. Gió cứ thổi đến từng cơn đau buốt da thịt, nứt nẻ mặt mày. Ôi lạy Chúa. Ai nấy đều cầu mong bão táp mau qua.
Ngay cả ông M, người quá dạn dày với sương gió, nắng mưa cũng cảm thấy khó chịu. Khi chiếc xe Silver Wraith Rolls màu đen, cũ kỹ dừng lại trước cổng ngôi nhà cao tại công viên Regent, ông ta bước ra. Mưa quất vào mặt ông từng hồi một.
Chả thèm để ý, ông M bước đến cửa ngay chỗ tay tài xế.
- Smith, ngày hôm nay tôi không cần xe nữa. Cứ về nhà đi. Tối nay, tôi về bằng xe điện ngầm. Thời tiết thế này chạy nhông ngoài đường không thích hợp.
Anh chàng Stoker Smith mỉm cười cám ơn:
- Vâng, thưa ngài.
Rồi ông M bước từng bước vững chãi qua cổng, đi vào ngôi nhà. Ông ta lúc nào cũng thế. Luôn quan tâm đến nhân viên cấp dưới. Bao nhiêu năm qua vẫn vậy. Không chút hách dịch, cửa quyền.
Gạt mạnh cần số, Stoker nhấn ga cho chiếc xe lướt trong làn mưa tuyết. Dùng thang máy đi lên lầu 8, ông M bước dọc theo hành lang trải thảm dày về phía văn phòng của ông ta. Sau khi đóng cửa lại, ông máng áo khoác và khăn quàng cổ lên móc. Rút vội cái khăn tay to, ông lau mặt. Ông M là thế đấy. Chả bao gờ biểu lộ cảm xúc ra ngoài. Luôn vũng chãi, trầm tĩnh.
Ngồi xuống chiếc ghế ngay bàn làm việc, ông chồm người về chiếc máy bộ đàm. Nhấn một nút liên lạc, giọng ông trầm trầm:
- Này cô Moneypenny, mang tài liệu đến cho tôi rồi bắt liên lạc với ngài James Molony. Có lẽ ông ta đang ở bệnh viện St. Mary. Báo với ông Chánh văn phòng, nửa tiếng sau tôi cần gặp 007. Nhớ đem hồ sơ của Strangsway đến.
Đợi cho giọng của Moneypenny đáp lại, ông mới thôi nhấn nút. Tựa lưng vào ghế, tay với lấy cái tẩu, ông bắt đầu nhồi thuốc vào. Vẻ mặt ông dường như đăm chiêu. Vài phút sau, Moneypenny mang chồng hồ sơ bước vào.
Vài báo cáo ngang chữ khẩn cấp. Ông ta thậm chí chẳng thèm nhìn lên. Cũng chả quan tâm đến chồng giấy tờ trước mặt. Nếu thực sự quan trọng, hồi khuya này họ đã phôn tới rồi. Một lát sau, ngọn đèn vàng trên máy bộ đàm sang nhấp nháy. Đưa tay lấy ống nghe đen ở hàng thứ tư, ông nói ngay:
- Có phải là ông James Molony? Ông có thể nói chuỵên với tôi khoảng chừng năm phút?
- Không, sáu phút, thưa ngài. Ngài muốn tôi cấp giấy chứng nhận cho một nhân viên cao cấp của Nữ Hoàng? - Từ đầu dây bên kia giọng của ông bác sĩ tâm thần nổi tiếng vui vẻ đáp lại.
Ông M cau mày khó chịu:
- Không phải thế. Tôi muốn hỏi chuyện một nhân viên của tôi. Đây là một đường dây công cộng. Không tiện nhắc tên anh ta. Có lẽ ông vừa mới cho anh ta xuất viện vào ngày hôm qua. Không biết anh ta có đủ sức khoẻ để tiếp tục công việc?
Đầu dây bên kia ngừng một chút. Rồi giọng ông James Molony vang lên Đúng theo kiểu bác sĩ đang đánh giá bệnh nhân:
- Thể trạng nói chung tốt. Vết thương ở chân đã hồi phục. Không thấy có tác dụng phụ nào.
Rồi ông ta ngừng lại một chút.
- Này ông bạn. Có một điều tôi cần báo cho ông biết. Anh ta cần nghĩ ngơi đôi chút. Mà sao ông quay đám nhân viên căng thế? Theo tôi, anh ta phải làm công việc nhẹ nhàng hơn. Dường như mấy năm gần đây anh chàng thường xuyên bị sốc. Thần kinh luôn căng thẳng.
Ông M đáp lại cộc lốc:
- Đành phải chịu thôi. Công việc là thế đó. Còn phải để anh ta quyết định nữa. Anh ta không phải bị thương lần đầu. Theo lời ông nói, tình trạng sức khoẻ của anh ta rất tốt, đúng không? Cũng may, anh ta không lâm vào tình trạng tồi tệ như mấy nhân viên trước kia.
- Ồ, ông bạn của tôi. Về phương diện y học, đau đớn là điều rất kỳ lạ. Chúng ta vẫn chưa hiểu hết về điều này. Nỗi đau của một phụ nữ trong thời gian mang thai hoàn toàn khác hẳn với một người chịu đau trong bão thận. Mà cũng may, cơ thể con người có thể nhanh chóng thích ứng với mọi cơn đau. Ông M à, nhân viên của ông đang đau đớn thật sự đấy. Đừng nghĩ là không tìm thấy tổn thương thực thể …
- Vâng, tôi hiểu.
Ông M thầm nghĩ: James đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Và đó là cái giá mà anh chàng phải trả. Đối diện với kẻ thù, không thể nào lơ đễnh. Cái nghề này vốn thế.
Vẻ mặt ông cau có. Trước giờ, ông có thích ba cái bài giảng dài hơi đâu. Dù là lời nhận xét của một bác sĩ hàng đầu thế giới về tâm thần học cũng vậy. Đối xử với nhân viên như thế nào, ông có thừa kinh nghiệm.
Ông M nói tiếp:
- Ông đã từng nghe đến bác sĩ Steincrohn, Peter Steincrohn chưa?
- Chưa.
- Đó là một bác sĩ người Mỹ. Ông ấy đã từng viết một quyển sách bàn đến việc cơ thể con người có khả năng chịu đựng tối đa bao nhiêu hình phạt. Bên Washington có gởi tặng cho thư viện của chúng ta. Ông ta có trình bày cả một danh sách thí nghệm trên một người ở thể trạng bình thường. Tôi có sao chép lai. Ông có muốn nghe qua không?
Đưa tay vào túi áo khoác, ông M lấy ra một xấp giấy. Lật từng tờ ra , ông tìm đúng mẩu giấy.
- Này, ngài James Molony. Ngài còn giử máy chứ. Vâng, danh sách đây rồi. Túi mật, lá lách, hạch amiđan, ruột thừa, một quả thận, một lá phổi, hai lít máu, hai phần năm lá gan, hầu hết phần bụng, một thước ruột, một nửa não.
Đầu dây bên kia vẫn im lặng. Ông M nói tiếp:
- Ông có ý kiến gì không?
Có tiếng càu nhàu miễn cưỡng của ông bác sĩ:
- Vâng. Tôi vẫn không hiểu. Sao ông ta không thêm vào đấy một cánh tay hay một cái chân. Cả hai thứ cũng được. Mà này, ông bạn. Ông muốn chứng minh điều gì?
Ông M phát cười to:
- Không chứng minh gì hết. Danh sách làm tôi tò mò chút đỉnh thôi. Xem chừng vết thương trên người nhân viên của tôi thua xa nhiều lần với thí nghiệm của bác sĩ Steincrohn. Thôi đừng tranh cãi về điều này. Tôi định đưa anh ta đến một nơi có không khí trong lành. Jamaica chẳng hạn.
Nhìn ra cửa sổ nước chảy ròng ròng rồi ông M nói tiếp:
- Có lẽ đó là một kỳ nghỉ dưới ánh mặt trời. Còn tốt hơn chịu mưa gió ở đây. Cùng đi với anh ta có một cô nữ nhân viên khác. Tình bạn có thể làm cho mọi vết thương sớm bình phục, đúng không?
Thế thì được đấy. Tôi vẫn thầm ước mong như thế.
Rồi giọng bác sĩ hơi lưỡng lự:
- Đừng nghĩ tôi muốn xía vô chuyện nội bộ của ông. Lòng can đảm của con người có giới hạn. Tôi biết công việc của các ông khác với người thường. Bất cứ điềư gì lạm dụng quá cũng không tốt. Chúng ta vẫn chưa thể đo lường hết khả năng chịu đựng của con người. Có thể nhân viên của ông đã trải qua quá nhiều nguy hiểm. Cần cho anh ta thời gian nghĩ ngơi. Ông có nhớ mấy lời nhận xét của Morgan?
- Không.
- Theo Morgan, lòng can đảm cũng giống như tiền bạc. Xài nhiều quá sẽ cạn kiệt. Tôi đồng ý điều này. Kể từ trước chiến tranh, nhân viên của ông đã tham gia quá nhiều điệp vụ nguy hiểm. Không phải anh ta không đủ năng lực. Nhưng con người luôn có giới hạn.
Ông M cảm thấy chừng như buổi nói chuyện đã quá đủ:
- Vâng, tôi hiểu. Tôi chỉ định gởi anh ta ra nước ngoài. Một kỳ nghỉ ở Jamaica. Đừng lo lắng thái quá ngài James Molony à. Tôi sẽ lưu ý chuyện này. Ông có tìm ra thứ thuốc bọn giặc cái tiêm vào người anh ta?
- Mãi đến ngày hôm qua mới có kết quả.
Ông bác sĩ cảm thấy mừng. Dẫu sao câu chuyện không đến nỗi căng thẳng. Ông già M này hắc ám lắm. Chả biết trình bày thế nào cho ông ta hiểu.
James Molony nói tiếp:
- Chúng tôi phải mất ba tháng. Cũng may có một tay bác sĩ từ trường Y nhiệt tới giúp sức. Thứ thuốc độc ấy có tên là fugu. Bon Nhật thường dung nó để tự sát. Người ta trích nó từ tuyến sinh dục của loài cá nóc Nhật Bản. Bọn địch dùng nó để giết hại kẻ thù. Nó có tác dụng chẳng khác nào chất độc cura dân da đỏ. Chúng làm tê liệt thần kinh trung ương. Tên khoa học của fugu là Tetrodotoxin. Một chất kịch độc có tác động nhanh. Với liều bằng đúng liều tiêm vào người nhân viên của ông, vài giây sau, hệ hô hấp và thần kinh vận động của anh ta bị tê liệt hoàn toàn. Đầu tiên, anh ta lâm vào chứng song thị. Đồng tử dãn ra. Không mở mắt lên được. Kế đến, anh ta không thể thực hiện động tác nuốt. Đầu gục xuống. Rồi chết vì thiếu oxy não.
- Lạy Chúa. Cũng may, anh ta không lâm vào tình trạng như thế.
- Một kỳ tích đấy. Anh ta còn cơ may sống sót là nhờ vào anh chàng người Pháp đi cùng. Hắn đặt anh ta xuống sàn rồi làm hô hấp nhân tạo. Kéo dài khả năng sinh tồn cho tới khi mấy bác sĩ đến. Mà đám bác sĩ ở Nam Mỹ cũng khá lắm. Chẩn đoán ngay là triệu chứng ngộ độc chất cura. Họ có phương pháp giải độc thích hợp. Nhưng đó chỉ là cơ may với tỉ lệ một phần triệu. Con giặc cái ấy ra sao rồi?
Ông M đáp ngắn gọn:
- Ả đi đời nhà ma rồi. Vâng, cám ơn ông rất nhiều, bác sĩ James Molony. Đừng bận tâm về bệnh nhân của ông. Anh ta sẽ có thời gian nghĩ dưỡng sức. Xin chào.
Gác cái phôn xuống, vẻ mặt ông M lạnh lùng và trống vắng. Kéo chồng báo cáo về phía mình, ông mở chúng ra đọc nhanh. Đôi khi tay ông ghi vội vài ba nhận xét lên phần lề của chúng. Thỉnh thoảng, ông nhấc máy lên gọi gì đó cho mấy phòng ban. Mươi phút sau, ông đặt chúng vào giỏ công văn đã được xét duyệt. Với tay lấy cái tẩu, ông nhồi thuốc lần nửa.
Trên bàn, giờ chẳng còn gì ngoài chồng hồ sơ to dày với hàng chử Tuyệt Mật có ngôi sao đỏ ở góc. Ngy giữa là những chữ in hoa cỡ to: PHÂN CỤC CARIBÊ. Strangsway & Trueblood. Một ngọn đèn nhấp nháy trên máy bộ đàm. Nhấn nút, ông M hỏi nhanh:
- Chuyện gì?
- Thưa ngài, 007 có mặt.
- Cho anh ta vào. Năm phút sau gọi viên sĩ quan phụ trách vũ khí đến.
Dựa lưng vào ghế, miệng ngậm ống píp, ông quẹt một que diêm rồi rít. Xuyên qua làn khói trắng, ông nhìn về phía cánh cửa. Đôi mắt ông sáng lên. Vẻ cân nhắc hiện rõ.
Từ ngoài bước vào, James Bond khép cánh cửa lại sau lưng rồi ngồi xuống cái ghế gần bàn viết.
- Chào 007.
- Xin chào bác.
Đột nhiên căn phòng im lặng. Chỉ còn tiếng sột soạt trong ống píp nơi miệng ông M. Trời lạnh làm đốm lửa tắt ngúm. Quẹt đi quẹt lại mấy lần, mớ thuốc mới chịu cháy. Ngoài cửa sổ, mưa tuyết bệt dài từng mảng.
James chợt rung mình khi nhớ lại mấy tháng vừa qua. Chàng điệp viên huyền thoại mình đồng da sắt như thế phải chuyển đi từ bệnh viện này tới bệnh viện kia. Thật khủng khiệp. Nhiều tuần liền nằm trong phòng hồi sức. Bầu không khí ảm đạm, thê lương. Các bác sĩ đã tận tình cứu chữa. Họ đã mang sinh mạng anh trở về từ cõi chết. Chúa cũng còn thương xót. Giờ anh chàng lại ngồi đây đối diện với ông M. Những giây phút trên giường bệnh, anh chàng thông minh, sắc sảo của ông M. Chúng đang dò xét anh chàng. Có điều gì không ổn chăng? Điệp vụ vừa qua có chút sơ sót? Hay ông ta muốn chuyển mình về làm công việc bàn giấy? Hoặc có một điệp vụ nào khác ông ta vẫn còn giữ bí mật?
Liệng cái hộp quẹt lên bàn, ông ta tựa lưng vào ghế, hai tay đặt sau đầu.
- Cháu cảm thấy thế nào? Có muốn trở lại làm việc không?
- Vâng. Cháu rất muốn. Tất cả ổn rồi, thưa bác.
- Có cảm nhận gì về vụ việc vừa qua? Tịnh dưỡng cho lại sức đã. Tay Chánh văn phòng có một số bằng chứng về cháu. Cháu có yêu cầu gì không?
Giọng ông M thật lạnh lùng. Hoàn toàn theo kiểu thượng cấp truyền đạt cho thuộc hạ. James cảm thấy hơi chạm tự ái. Có chút gì đó không được thoải mái.
- Không. Vụ kỳ rồi có mè nheo đôi chút. Cháu tự trách mình sao quá lơ đễnh. Thế con ả mới giở trò được. Sẽ không như thế nữa, thưa bác.
Đặt hai bàn tay xuống bàn, ông M chồm người ra trước. Ánh mắt ông sắc lạnh. Giọng nói vẫn mượt mà nhưng đáng sợ.
- Cây Beretta và hệ thống hãm thanh có gì đó không ổn, 007.
Nếu cháu còn mang hai con số 0, không thể mắc bất kỳ sai phạm nào. Cháu có muốn nhường công việc lại cho người khác rồi trở về công việc bàn giấy?
James cảm thấy người bốc hoả. Anh chàng nhìn ông M với vẻ bực bội. Trời, hai con số 0 đó là niềm tự hào của anh chàng. Quyền được giết khi thi hành công vụ. Kiếm được nó đâu phải dễ. Phải đánh đổi bằng một điệp vụ nguy hiểm cùng cực. Giờ tự dưng tặng không cho thằng nào. Không! Dứt khoát là không!
Anh chàng nghiêm giọng:
- Thưa bác. Cháu không muốn thế.
- Chúng ta phải thay đổi vũ khí. Đó là ý kiến của bộ phận chuyên trách. Bác cũng nghĩ thế. Cháu hiểu không?
Anh chàng vẫn ngoan cố, cãi lại.
- Thưa bác, cháu đã từng dùng nó. Cháu thích nó. Điều ấy có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ loại súng nào.
- Bác không đồng ý. Điều quan trọng bây giờ là cháu sẽ dùng gì thay vào đó?
Nhấn vào máy bộ đàm, ông M trầm giọng:
- Viên sĩ quan phụ trách vũ khí đến chưa? Cho anh ta vào.
Quay về phía James, ông M lên tiếng:
- Cháu có thể chưa nắm rõ điều này. Nhưng thiếu tá Boothroyd, chuyên gia vũ khí hàng đầu của thế giới thừa biết về nó. Nếu không có năng lực như thế, anh ta chẳng làm việc ở đây. Chúng ta cùng lắng nghe ý kiến cua Boothroyd.
Cánh cửa mở ra, một anh chàng ốm, dáng người thấp, mái tóc hung đỏ bước vào đứng bên cạnh chiếc ghế của James. 007 chưa từng gặp qua tay này. Đôi mắt màu nâu của hắn rất to, sắc sảo không lộ vẻ sợ hãi. Liếc sơ 007 một cái, hắn ta nhìn về phía ông M, dáng người thư giãn.
Giọng Boothroyd điềm tĩnh, không có cảm xúc:
- Xin chào ngài.
- Chào anh, Boothroyd. Tôi có chút việc muốn hỏi. Anh nghĩ thế nào về loại súng Beretta 25 ly?
- Thưa ngài, đó là súng dành cho phụ nữ.
Ông M nhướng đôi mày chế nhạo về phía James. 007 cười gượng.
Ông M hỏi tiếp:
- Thế à? Tại sao vậy?
- Thưa ngài, lực bắn không mạnh. Nhưng bù lại rất dễ sử dụng. Dáng vẻ bên ngoài bắt mắt. Phụ nữ rất thích loại súng này.
- Còn dùng nó với hệ thống hãm thanh thì sao?
- Cũng không tăng được lực bắn. Tôi không thích ùung hệ thống hãm thanh. Chúng khá nặng lại cồng kềnh, nhất là lúc ngài đang vội. Tôi chưa từng khuyên ai dùng chúng chung với nhau khi thực hiện công vụ.
Hướng về 007, giọng ông M vui vẻ:
- Nào 007. Có ý kiến gì không?
James khẻ nhún vai:
- Thưa thiếu tá Boothroyd, tôi không đồng ý. Tôi dùng khẩu Beretta đã 15 năm. Nó chưa hề kẹt đạn. Tôi cũng chưa bắn trật lần nào. Cho đến giờ, Không có một báo cáo than phiền về hiệu quả của nó. Đôi khi có chút gì đó không ổn nhưng tôi có thể điều chỉnh được. Những cây súng lớn hơn, chẳng hạn như cây Colt 45, nòng dài tôi đã từng dùng qua. Đối với cự ly gấn và nhất là trong tình trạng hoạt động bí mật, tôi vẫn thích cây Beretta.
James dừng lại một chút. Lòng thầm nghĩ: Tình hình này nói căng quá không được. Mình phải có vài câu vô thưởng vô phạt. Tranh luận với tay này tới khuya còn chưa xong. Lời lẽ của hắn tự tin lắm. Mà trúng nghề vũ khí của hắn, khó mà hơn thua được.
- Thưa ngài Thiếu tá. Chuyện hệ thống hãm thanh, tôi hoàn toàn nhất trí với ngài. Chúng thật phiền nhiễu. Nhưng đôi khi phải dùng đến chúng.
Ông M bắt đầu lên tiếng. Giọng khô khan.
- Chúng ta không cần bàn cãi thêm về khẩu Beretta. Đổi súng là chuyện phải làm. Cháu sẽ nhanh chóng làm quen với một khẩu khác, đúng không?
Rồi giọng ông ta dịu xuống, pha chút thông cảm:
- Nào 007. Cháu đứng lên một chút. Bác muốn ông thiếu tá nhìn sơ hình dáng của cháu.
Không một tiếng trả lời, anh chàng làm theo lời ông M. Nhưng đôi mắt không có chút thân thiện. Vẻ mặt vẫn còn bực tức.
Boothroyd chả thèm để ý. Ánh mắt hắn lãnh đạm, hờ hững. Dạo một vòng quanh James, dừng lại bên hông rồi hắn đưa tay khẽ nắn phần cánh tay rắn chắc của anh chàng. Sau đó, hắn bước về phía trước mặt anh, hỏi:
- Tôi có thể xem qua khẩu súng của ông?
Đưa tay vào áo khoác, James rút ra cây Beretta cưa nòng. Xem qua xem lại cây súng rồi Boothroyd bỏ nó lên bàn tay ướm thử nặng nhẹ.
Một lát sau, hắn bỏ Beretta lên bàn:
- Thế còn bao da của ông?
Cởi áo khoác ra, James gỡ cái bao súng khỏi vai rồi mặc áo vào. Boothroyd quan sát hai mép cái bao da. Không biết có bị thủng chổ nào không mà hắn nhìn tới nhìn lui rất kỹ. Chà, xem bộ dạng hắn liệng cái bao da lên bàn cạnh cây súng nữa kìa. Thấy phát ghét.
Ánh mắt Boothroyd hướng về phía ông M:
- Thưa ngài chúng ta có thứ khác tốt hơn cây này.
Giọng của hắn y hệt tên thợ may lần đầu tiên James đi đo quần áo. Ngồi xuống ghế, anh chàng nhìn ông M vẻ bình thản.
- Nào Boothroyd. Anh có ý kiến gì không?
Tay Thiếu tá đáp lại bằng thứ giọng của dân chuyên nghiệp:
- Thưa ngài, tôi chỉ tiến hành thử nghiệm những cây súng loại nhỏ tự động. Loại năm ngàn vòng ở cự ly hai mươi thước. Trong số đó, tôi sẽ chọn cây Walther PPK 7,65 ly. Nó chỉ xếp thứ tư sau cây M-14 của Nhật, Tokarew và Sauer M-38. Tay cò nhẹ, linh hoạt, ổ đạn duỗi ra một khoảng dễ nắm. Nó thích hợp với 007. Lực bắn của nó mạnh. Dĩ nhiên, nó to hơn. Nòng 32 so với khẩu Beretta 25 ly. Tôi không thích những khẩu súng nhẹ, tính chính xác không cao. Còn đạn của dây Walther có thể kiếm ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Vì thế, nó có ưu điểm hơn ba loại kia.
Quay về phía James, ông M hỏi:
- Có ý kiến gì không?
Giọng anh chàng hơi lẽn bẽn:
- Vâng, đó là một cây súng tốt, thưa bác. Hơi to hơn cây Beretta một tí. Không biết ngài Thiếu ta đề nghị tôi dùng gì đựng nó?
Giọng Boothroyd súc tích:
- Bao da ba góc của Berns Matin. Mang trong dây lưng quần bên trái rất tuyệt. Đeo ngang vai không thành vấn đề. Bao da cứng chắc. Giữ súng ổn định khi dằn xóc. Thuận tiện cho việc rút súng. Nhanh gấp nhiều lần cái thứ nằm kia.
Hắn chỉ tay về phía bàn rồi nói tiếp.
- Ba phần năm giây dư sức nã trúng một tên ở cự ly 6 thước.
Ông M lên tiếng:
- Thế là ổn rồi. Còn thứ nào lớn hơn không?
Giọng hắn lãnh đạm:
- Chỉ có một loại. Smith & Wesson Centennial Airweight, súng lục nòng 38 ly. Không có cò súng. Vì thế không thể móc vào quần áo. Chiều dài tổng cộng hơn tấc rưỡi. Trọng lượng chỉ có 13 pao. Để giảm bớt trọng lượng, ổ đạn chứa năm viên. Nhưng độ bắn rất chính xác. Dùng đạn loại 38 ly S & W đặc biệt. Với cách nạp đạn tiêu chuẩn, tốc độ nóng súng 250 m/giây, năng lượng nòng súng là 78. Có thể dùng nhiều loại nòng khác nhau: dài, 8 phân, tấc hai …
Chà, giọng ông M có vẻ bồn chồn:
- Thôi được rồi. Nếu anh bảo chúng tốt, chúng tôi cứ tin vậy. Gởi mỗi loại một cây cho 007, Walther và Smith & Wwsson. Cùng với bao da nữa. Anh sắp xếp cho hắn ta có thời gian tập dượt. Bắt đầu từ hôm nay. Trong một tuần phải thành thục được không? Thôi cám ơn anh rất nhiều, Thiếu ta Boothroyd. Tôi không muốn làm mất thì giờ của anh.
- Không có chi thưa ngài - Vừa trả lời xong, hắn đi ra khỏi phòng, dáng vẻ vũng chãi.
Bầu không khí đột nhiên im lặng. Chỉ có tiếng quất của làn mưa tuyết từng hồi vào cánh cửa. Xoay người trên ghế, mắt ông M nhìn ra xa.
Lúc này, đã hơn 10 giờ, James ngó cây Beretta cùng với cái bao da để trên bàn vẻ lưu luyến. Khối sắt vô tri kia sát cánh cùng anh chàng hơn mười lăm năm. Một khoảng thời gian chẳng thể gọi là ngắn ngủi. Đã bao lần nhờ nó, anh chàng thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Vâng, ngày đầu tiên anh chàng có quyền được bắn khi thi hành công vụ.
Tháo từng bộ phận ra, chùi dầu, lắp cẩn thận từng viên vào ổ, lấy đạn ra, lắp vào đôi ba lượt, dùng giẻ chùi sạch phần vỏ, gắn nó vào bao da, đứng trước gương quan sát. Những động tác như thế, anh chàng đã từng làm bao nhiêu lần rồi? Chả thể nhớ nổi! Mang nó trong người, anh chàng vũng vàng biết bao nhiêu khi chạm trán với kẻ thù. Giữa những đêm dài tăm tối, cây Beretta như truyền thêm dũng khí cho chàng điệp viên mang bí số 007 trong lòng địch. Nó đã tiễn bao nhiêu tên chó chết về bên kia thế giới? Đột nhiên một nỗi buồn dào dạt trào dâng trong lòng James. Ừ, nó chỉ là một vật vô tri, dáng vẻ không cầu kỳ, thanh nhã. Không sánh bằng những loại súng hàng đầu như lời nhận xét của Boothroyd. Nhưng giữa anh chàng và nó có một mối đồng cảm thật khó giại bày. Và mối thâm tình ấy, ông M định cắt đứt …
Giọng của ông M kéo anh chàng về thực tai:
- James, thật sự đáng tiếc. Bác biết cháu yêu mến nó. Nhưng phải đặt lý lẽ lên hàng đầu, nhất là công việc như chúng ta. Không thể tiếp tục dùng một thứ vũ khí lần thứ hai khi nó bị hỏng. Bác không muốn những trò may rủi xảy ra với những điệp viên mang bí số 00. Họ phải được trang bị thật tốt. Sinh mạng con người là quan trọng hơn cả. Cháu hiểu chứ? Một cây súng không thể nào sánh bằng một cánh tay hay một cái chân của cháu, đúng không?
James khẽ cười gượng:
- Vâng, thưa bác. Cháu hiểu. Cháu chỉ có chút buồn khi chia tay với nó.
- Thôi gác qua chuyện ấy. Bác có một việc cần nhờ đến cháu. Một công vụ ở Jamaica. Vấn đề nhân sự. Có thể tạm gọi như thế. Công việc điều tra hằng ngày và báo cáo. Ánh sáng mặt trời, không khí ở bãi biển có thể giúp cháu mau chóng hồi phục sức khoẻ. À, còn mấy con ba ba nữa, cháu tha hồ dùng chúng làm bia tập cây súng mới. Giống như một kỳ nghĩ phép. Có thích không nào?
Ôi, rõ chán. Anh chàng than thầm. Không lẽ dây là một chuyến công vụ cuối cùng trước khi về gặm mớ tài liệu ngày tám tiếng ở London? Công vụ hay kỳ nghĩ?
Dường như mình làm ông ta thất vọng. Ông ta không còn tin tưỡng vào năng lực của mình nữa? 007 oai hung ngày nào giờ thảm hại đến nõi này sao? Không còn thích hợp những diệp vụ vào sinh ra tử?
Vẻ chán nản vang lên trong giọng nói của James:
- Nghe cũng khá hấp dẫn, thưa bác. Lâu rồi, cháu không có chút thời gian thư giãn. Nhưng nếu bác cảm thấy thế …
- Đúng, bác cảm thấy thế.