Ienaga Saburou
Lời người dịch
Tác giả: Ienaga Saburou
CHƯƠNG 1 :
VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI BAN SƠ
KHỞI ĐIỂM CỦA LỊCH SỬ
THỜI ĐẠI XÃ HỘI NGUYÊN THỦY LÀ MỘT THỜI ĐẠI NHƯ THẾ NÀO
ĐỒ GỐM JOU-MON
SỨC SINH SẢN BỊ ĐÌNH TRỆ
SỰ CHI PHỐI CỦA BÙA PHÉP (CHÚ THUẬT)
CHƯƠNG 2 :
VĂN HÓA THỜI KỲ ĐẦU XÃ HỘI THƯỢNG CỔ
VĂN HÓA KIM LOẠI ĐẾN NHẬT
QUỐC GIA VÀ GIAI CẤP ĐƯỢC THÀNH LẬP
MỘT QUỐC GIA VỚI CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ THÀNH HÌNH
TẾ LỄ, MỘT HÌNH THỨC TÔN GIÁO DÂN TỘC
CHUYỆN ĐƯỢC TRUYỀN BỞI “CỔ SỰ KÝ” VÀ “NHẬT BẢN THƯ KỶ”
TÌNH DỤC VÀ VĂN HÓA THỜI XƯA
ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
MỸ THUẬT TẠO HÌNH
CHƯƠNG 3 :
VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI LUẬT LỆNH
CƠ CẤU LUẬT LỆNH ĐƯỢC THÀNH LẬP
DU NHẬP VĂN HÓA TINH THẦN CỦA ĐẠI LỤC
NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO THỜI A-SU-KA, HA-KU-HOU, TEN-PYOU
PHÁT TRIỂN MỚI CỦA NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA ĐẦU THỜI HEIAN
CHƯƠNG 4 :
VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘC
ĐẶC SẮC CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘC
VĂN NGHỆ KỂ TRUYỆN (MONOGATARI) PHÁT ĐẠT
TRANH CUỐNG PHÁT ĐẠT
VĂN HÓA QUÍ TỘC BÀNH TRƯỚNG RA ĐỊA PHƯƠNG VÀ HẢI NGOẠI
SINH HOẠT VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THÀNH
CHƯƠNG 5 :
VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI PHONG KIẾN BÀNH TRƯỚNG
SỰ NỔI DẬY THÌNH LÌNH CỦA VŨ SĨ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NẦY
BẢN TÍNH CỦA VŨ SĨ VÀ TÍNH CHẤT VĂN NGHỆ CỦA HỌ
PHẬT GIÁO MỚI
NHỮNG TRỨ TÁC LÝ LUẬN XUẤT HIỆN
TRUYỀN THỐNG CỦA VĂN HÓA QUÍ TỘC
THỂ CHẾ TRANG VIÊN BỊ GIẢI TÁN VÀ THẾ LỰC XƯA CŨ DIỆT VONG
VĂN HÓA “HẠ KHẮC THƯỢNG”
VĂN HÓA MỚI PHÁT ĐẠT TỪ VIỆC THẾ TỤC HÓA CỦA TÔN GIÁO
ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY TRONG THỜI ĐẠI MUROMACHI
CHƯƠNG 6 :
VĂN HÓA XÃ HỘI THỜI PHONG KIẾN VỮNG MẠNH
MỸ THUẬT CỦA VŨ TƯỚNG VÀ HÀO THƯƠNG
NHỮNG TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN VỚI VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG
SỰ CỐ ĐỊNH CỦA TRẬT TỰ PHONG KIẾN, ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ÁP ĐẢO
GIỚI TƯ TƯỞNG
HỌC VẤN THỊNH HÀNH VÀ GIÁO DỤC PHỔ CẬP
SỰ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI THÀNH PHỐ
ĐẶC SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN THÀNH PHỐ THỜI GENROKU
CHƯƠNG 7 :
VĂN HÓA THỜI KỲ PHONG KIẾN SUY SỤP
VĂN NGHỆ THÀNH PHỐ CHÍN RỤC VÀ TRẬT TỰ PHONG KIẾN LUNG
LAY
SỰ NẨY NỞ TINH THẦN KHOA HỌC
SỰ PHÁT TRIỂN NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI TIẾN BỘ
VĂN HÓA LAN RỘNG RA KHU VỰC VÀ XÃ HỘI
LỜI NGƯỜI DỊCH
Nhật Bản là một quốc gia phát triển, giàu mạnh hiện đại. Sản phẩm công nghiệp của Nhật nổi tiếng về chất lượng và được nhiều người trên thế giới yêu chuộng. Nhưng trước thời kỳ Minh trị duy tân, Nhật cũng chỉ là một quốc gia phong kiến nghèo khổ hơn cả Việt nam chúng ta thời đó.
Trước sự bành trướng của các thế lực Âu châu hùng mạnh, các nước Á châu chỉ có thể nghĩ ra được cách “bế quan tỏa cảng” để chống lại liệt cường Âu châu, nhưng cuối cùng đã bị liệt cường Âu châu xâu xé như Trung Quốc hoặc bị thành thuộc địa như Việt nam. Tại sao ở Á châu chỉ có Nhật bản đã lợi dụng được sức mạnh của người khác để cận đại hóa quốc gia, tạo ra một nước Nhật hùng cường như ngày nay.
Người ta thường bảo một dân tộc, một quốc gia có thể phát triển được hay không, điều nầy tùy thuộc lớn lao và cách suy nghĩ, sinh hoạt xã hội, nói một cách vắn tắt là văn hóa của dân tộc đó, quốc gia đó.
Ở đây tôi xin dịch và chú thích quyển “Văn hóa sử Nhật bản” do giáo sư Ienaga Saburou (giáo sư trường “Đại học sư phạm Toukyou”, nay là trường đại học Tsukuba) viết xuất bản vào năm 1982 (bản 2) để giới thiệu cùng bạn đọc vài nét đại cương về văn hóa của Nhật bản.
Đối với những người nghiên cứu về Nhật Bản, đầu đề “tại sao Nhật bản đã nghĩ ra và đã thực hành được 2 chữ “duy tân” vào khoảng 140 năm về trước, trong lúc không có nước nào nghĩ ra được”, là một đầu đề hết sức khó khăn.
Với ý nghĩa đó, quyển sách nầy được dịch ra với mục đích giúp bạn đọc có một kiến thức thường thức về văn hóa Nhật bản, và nếu nó là một kích thích khiến bạn đọc muốn biết sâu hơn về Nhật bản, để rồi một ngày nào đó có người đưa ra lời giải cho đầu đề nói trên để tham khảo trong việc kiến thiết đất nước, thì đó chính là điều hạnh phúc của tôi.
Sau cùng tôi xin cảm ơn tất cả anh em, gia đình và những ngườI thân yêu của tôi đã hết lòng giúp tôi trong việc hoàn thành quyển sách nầy.
Tháng 3 năm 2003
Lê ngọc Thảo