watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nuôi thù-Lời người dịch - tác giả Kenzaburo Oe Kenzaburo Oe

Kenzaburo Oe

Lời người dịch

Tác giả: Kenzaburo Oe

Trong văn chương hiện đại của xứ «Mặt trời lặn», Kenzaburo Oe chiếm một vị trí riêng biệt và đặc biệt, không nguyên vì tính cách độc sáng của một bút pháp mới lạ, mà còn vì thái độ minh bạch của ông trước những vấn đề như chiến tranh, bộ đội chiếm đóng và quyền sống của con người...
Kenzaburo Oe sinh năm 1935, đã theo học Văn chương Pháp tại Đại học Tokyo (với đề tài thi tốt nghiệp: Jean-Paul Sartre). Ông khởi sự viết văn từ năm 1955 và tới nay đã có tám cuốn tiểu thuyết, hai tập tiểu luận và khá nhiều truyện ngắn.
Lớn lên trong chiến tranh và đã trải qua thời kỳ hỗn loạn kế tiếp chiến tranh, Kenzaburo Oe rất quan tâm tới điều mà ông gọi là «tình trạng tâm lý bất bình thường» hay đúng ra, là ngược lại.
Nhân vật trong truyện của Kenzaburo Oe thường là những sinh viên học sinh, những anh lính nước ngoài hoặc những cô gái điếm...
Phần lớn các sinh viên của ông đều nghèo, phải đi kiếm việc làm thêm và do đó đã gặp nhiều kinh nghiệm kỳ quặc: chẳng hạn như giết 150 con chó để làm thí nghiệm về y khoa trong truyện Việc lạ đời; hoặc vớt những thây người vô thừa nhận ngâm trong những bể nước hóa học của trường Thuốc di chuyển đi nơi khác trong Niềm kiêu hãnh của người chết,..
Các trẻ em học sinh cũng gặp nhiều trường hợp ngược ngạo bi đát, chẳng hạn như hai anh em trong một truyện khác của Kenzaburo Oe, được người lớn sử dụng đi phân phát truyền đơn chống chiến tranh trong một trại quân đội chiếm đóng, lại về sống với một anh lính nước ngoài và một cô gái điếm, nhân tình của anh ta. Hoặc như trong Nuôi thù...
Trước Nuôi thù, truyện Niềm kiêu hãnh của người chết đã được chọn để tranh giải Akutagawa lần thứ 38, và từ đó tên tuổi của Kenzaburo Oe mỗi ngày một sáng rõ trong văn giới Nhật Bản. Tuy nhiên, chính Nuôi thù mới là tác phẩm đã đem lại cho Kenzaburo Oe cái giải thưởng văn chương mà các văn nghệ sĩ Nhật Bản hằng mơ ước đó.
Nuôi thù (Shiiku) viết vào năm 1957, tức là vào thời kỳ Kenzaburo Oe còn đương theo học ở Đại học Tokyo, và qua tháng Bảy năm sau (1958) đã được một ban tuyển lựa gồm nhiều tiểu thuyết gia danh tiếng Nhật bản trao tặng Giải thưởng Văn chương Akutagawa lần thứ 39.
Gần đây, một tác phẩm khác của Kenzaburo Oe, cuốn Một chuyện riêng tư, lại đoạt giải Shinchosa, tức là giải thưởng văn chương của Nhật Bản dành cho tác phẩm tiểu thuyết hay nhất đã xuất bản trong năm.
Ngoài các tác phẩm tiểu thuyết, Kenzaburo Oe còn viết nhiều bài tiểu luận về văn hóa và chính trị. Những bài đăng báo gần đây nhất của Kenzaburo Oe như «Quyền chối từ Nhật bản» hoặc loạt bài về ý nghĩa sự tưởng niệm Minh Trị đã cho thấy một cây bút phê bình xã hội thật sâu sắc và tiến bộ.

Nuôi thù của Kenzaburo Oe có hai bản dịch Anh văn của cùng một dịch giả John Bester, — cả hai bản đều chưa được in thành sách — bản trước đăng trên một tạp chí ngoại văn của Nhật Bản vào đầu năm 1959 và bản sau đăng trên một tạp chí Hoa Kỳ vào tháng Hai năm 1967. So với bản dịch đầu tiên, bản dịch năm 1967 đầy đủ hơn và có một vài thay đổi nhỏ.
Bản Việt văn này căn cứ trên bản Anh văn mới nhất nhưng cũng có tham chiếu bản đầu tiên. Trong bản Việt văn có một vài chữ hoặc đôi khi cả một câu đã phải... tự ý cắt bỏ trước, vì một vài lẽ tương tự như những điều đã thưa cùng bạn đọc trong phần «Ghi chú» ở cuốn Con voi (Trình bầy, 1969).
Ngoài ra, trong Hòa ngữ, chữ Shiiku chỉ có nghĩa là nuôi (thú vật) như nuôi gà, nuôi heo hoặc nuôi ngựa, nuôi bò,...; trong bản Việt văn có thêm một chữ thù cho… êm tai. Và cũng vì lý do âm thanh đó, hai chữ Nuôi thù đã được dùng thay vì Nuôi địch. Ước mong bạn đọc hiểu «nuôi thù» như «nuôi địch» mà thôi.
Nuôi thù
Lời người dịch
Phần 1
Phần 2
Phần 3