watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đời Mưa Gió-Chương 1 - tác giả Khái Hưng, Nhất Linh Khái Hưng, Nhất Linh

Khái Hưng, Nhất Linh

Chương 1

Tác giả: Khái Hưng, Nhất Linh

nhà bà phủ về, tuy đêm đã khuya, Chương còn để đèn điện, chưa đi ngủ.
Chàng đưa mắt nhìn ngắm gian phòng, cảm thấy sự lạnh lẽo của đời mình.
Ra hiên gác tựa lan can, chàng ngước nhìn trời.
Trời đầy sao lấp lánh tia vàng, đuôi chòm Bắc đẩu đã quay quá nửa vòng.
Mặt đường nhựa phản chiếu ánh đèn điện thành từng vệt sáng dài. Không một chiếc xe qua.
Cảnh ban đêm hoàn toàn yên lặng, trái ngược với cảnh rạo rực của tâm hồn Chương. Tâm hồn Chương buổi chiều còn bình tĩnh như hồ nước im phẳng, trong vắt như da trời xanh không vẩn một gợn mây, bỗng trở nên hỗn loạn như mặt biển đầy sóng gió.
Là vì ban nãy chàng đánh tổ tôm bên bà phủ, hình ảnh cô Thu, một cô gái đến thì, mơn mởn như bông hoa xuân đượm hạt móc, đã in sâu vào khối óc chàng tư tưởng êm đềm của một gia đình êm ấm.
Bỗng chàng rùng mình, thốt nhớ tới một quãng đời qua.
Bốn năm trước, một cô thiếu nữ xinh đẹp. Cô Loan! Thu với Loan không biết có ý nghĩa gì nối liền với nhau, không biết vì sự liên tưởng chi mà vừa thoạt nghĩ tới cô Thu, Chương nhớ ngay đến cô Loan.
Chương buông một tiếng thở dài ... Phải, năm ấy Loan cũng vào trạc tuổi Thu ngày nay, có phần còn trẻ hơn. Loan cũng xinh tươi, cũng yểu điệu dịu dàng. Trong một năm Chương mơ mộng, Chương ao ước, Chương bài trí ra những cảnh tương lai tốt đẹp.
Rồi một buổi chiều ... Buổi chiều hôm ấy, Chương còn bao giờ quên được? ...
Chương buồn rầu đến báo tin hỏng thi với người vợ chưa cưới, tưởng sẽ được nàng an ủi khuyến khích, sẽ được nàng đem lời âu yếm vỗ về.
Nhưng trời ơi! Trái hẳn, Chương chỉ gặp vẻ mặt lạnh đạm của ông bố và dáng điệu khinh bỉ của bà mẹ. Nhất, câu nói rất có lý của bà ta, thì luôn luôn, mãi mãi còn văng vẳng bên tai chàng:
“Người lấy con tôi phải là người có nghề nghiệp, căn bản”.
Chương phẫn chí về học, bỏ hết tính mơ mộng, vì chàng nhận ra sự mơ mộng về tình ái đã làm cho chàng thất bại về đường học vấn, thi cử.
Mấy tháng sau, hình ảnh Loan, Chương đã xóa hẳn trong tâm tư. Không những thế, tính tình chàng trở nên cứng cỏi, mất hẳn sự cảm động dễ dàng khi xưa. Chàng cho rằng những cốt cách yểu điệu, mềm mại kia chỉ chứa có một khối hồn khô khan, vụ danh, vị lợi.
Năm sau Chương đỗ đầu kỳ thi Cao đẳng Sư Phạm và được bổ giáo sư tại trường Trung học Bảo hộ.
Từ đó đến nay, không một cặp má hồng nào được lọt vào cặp mắt xanh của chàng. Mỗi cái mỉm cười tươi thắm như hoa xuân đàm tiếu, chàng cho có giấu những tư tưởng vật chất đê hèn, mỗi cái nhìn của cặp mắt trong như nước hồ thu, chàng cho chỉ là cái bình phong che bao tâm hồn thô sơ, trưởng giả.
Chàng đã nổi danh trong giáo giới là một người ghét phụ nữ. Anh em bạn, vô ý nói chuyện gái, chuyện tình ở trước mặt chàng, chàng yên lặng lãng xa ngay. Mà người nào, dẫu thân với chàng đến đâu, nhưng hễ có vợ trẻ, đẹp là chàng không bao giờ bước chân đến chơi nhà. Hơn nữa, những bà giáo, bạn đồng nghiệp, người Pháp hay người Nam cũng vậy, chàng không hề nói chuyện với, và chàng hết sức tìm cách lánh mặt.
Những người biết Chương đều lấy làm lạ về sự thay đổi tâm tính mau chóng như thế. Họ thì thầm bảo nhau:
“Không ngờ một người mơ mộng ái tình đến nỗi biếng lười cả học mà nay bỗng trở nên một người ghét phụ nữ một cách cay độc!”.
Nghe thấy anh bàn luận lào xào về mình, Chương càng tỏ ra một người như anh em phỏng đoán:
một người ghét đàn bà.
Nơi chàng ở cũng không phải là một gian phòng chật hẹp, tối tăm của kẻ ẩn sĩ. Trái lại, căn nhà gác chàng thuê ở đường Quan Thánh thật cao ráo, sáng sủa, có cây lá lăn tăn bao bọc. Khi mặt trời mọc, chiếu in bóng rung rinh vào tường và lên trên bãi cỏ, trông vui tươi như một người trẻ tuổi ham sống.
Song ta nhận xét thấy hai điều này:
Chung quanh nhà chàng tuy có vườn, nhưng tuyệt nhiên không trồng một cây hoa, và trong các phòng quét vôi màu xanh thắm và màu đỏ sẫm, không treo một bức tranh nhỏ. Có lẽ Chương cho hoa và tranh là hình ảnh của mỹ nhân chăng? Hay cô Loan, vị hôn thê tàn nhẫn của chàng, khi xưa thích hoa và tranh? Chẳng biết vì cớ gì, nhưng học trò còn nhớ một lần, năm mới, đem đến dâng chàng một bó hoa cúc, chàng trả lời một cách sống sượng rằng nhà chàng không có lọ để cắm. Rồi vừa ra tới cổng, một người trong bọn học trò ngoái cổ lại, trông thấy Chương tức giận ném bó hoa vào trong sọt giấy. Lại một lần, mở quyển vở thấy có bức ảnh cô gái mơ mộng.
Chương xé nát và phạt cậu học sinh phải ở lại trong trường ngày chủ nhật sắp tới.
Cái tính nết khó chịu ấy, bọn phụ nữ dễ dàng trong một trong một vài gia đình mới đã đặt cho cái tên “Nan du” và lâu dần, họ chỉ gọi Chương là anh chàng “Nan du”, khi Chương có việc gì đến chơi với chồng họ hay anh em họ.
Về phần Chương thì chàng cũng chẳng thèm lưu ý đến những lời dị nghị của bọn “đàn bà” mà hễ thoáng trông thấy, hễ thoáng nghĩ đến là chàng bĩu môi một cách khinh bỉ.
Nhưng cớ sao tối hôm nay, Chương lại sang đánh tổ tôm bên nhà bà phủ?
Câu ấy, chính Chương cũng đương đứng hút thuốc lá, loay hoay tự hỏi. Lấy cớ rằng ham chơi tổ tôm mà sang thì chưa đủ. Chẳng lẽ tính ham mê cờ bạc lại thắng nổi được lòng khinh bỉ đàn bà? Vả chăng, Chương cũng chỉ đánh tổ tôm để tiêu khiển đỡ buồn mà thôi. Cho rằng chàng tưởng bên nhà bà phủ có đàn ông lại càng vô lý. Trong ba năm, một ngày bốn buổi qua biệt thự “Bạch Cúc”, chàng còn lạ gì mặt bà phủ và cô Thu. Đến lai lịch hai người chàng còn biết, nữa là.
Chương dụi tàn thuốc lá vào lan can, mỉm cười. Vì chàng vừa tưởng tới ông huyện Khiết và ông tham Đoàn, nhớ tới dáng điệu xoắn xít của họ đối với bà phủ và cô Thu. Chàng cười mũi, lẩm bẩm:
– Trong hai thằng thế nào cũng có một thằng sẽ bị khốn đốn. Hừ! ái tình ...
khốn nạn!
Nhưng, chàng lấy làm ngượng với lương tâm. Ừ, vì sao chàng cứ loay hoay nghĩ tới Thu và hai người kia? Cô Thu, cô láng giềng mà chàng gặp mặt có đến hàng trăm, hàng nghìn lần cớ sao đêm nay chàng phải băn khoăn nghĩ tới? Cô ấy tốt hay xấu, cô ấy sẽ vợ Khiết hay sẽ là vợ Đoàn thì phỏng có can dự gì đến chàng! Đêm đã khuya rồi, vì đồng hồ treo đã đánh hai giờ từ nãy, sao chàng chẳng tắt đèn đi ngủ?
Chương nghe như có ai thì thầm bên tai những câu ấy ... Nhưng đêm xuân yên tĩnh, mát mẻ, dịu dàng vẫn gợi những tư tưởng êm đềm về một cuộc đời mơ mộng. Trái tim chàng đập mạnh, chàng thổn thức vì ai. Phải chăng vì ban nãy cặp mắt cô Thu nhìn cặp mắt chàng một cách khác thường? Phải chăng vì ban nãy cô Thu đã cố cãi cho chàng có lý về một ván bài bỏ ù? Phải chăng vì những lời bông lơn có ý vị, vì những câu ca tụng kín đáo của một thiếu nữ như có cảm tình với chàng?
Trời ơi! giả dối! giả dối hết! Chương như xua đuổi những ý nghĩ bậy bạ đi.
Chàng vừa mới nhận thấy, chàng vừa mới nhớ ra rằng hai tiếng “thưa ông” của Thu y hệt lời nói của Loan khi xưa. Chàng cau mày lẩm bẩm:
“Chà! họ giống nhau hết! Có ra gì cái phường giả dối?”. Ngẫm nghĩ một lúc, Chương lại mỉm cười:
“Thì làm gì mà mình phải giận dữ như thế? Đừng nghĩ đến người ta nữa có hơn không? Ta cũng ngộ thật, ban nãy ở bên ấy thì ta cố moi móc tìm những câu mới pha trò có duyên ... Bây giờ về nhà ta lại đứng đây hàng giờ mà nghĩ vơ nghĩ vẩn? Giá anh em bạn họ biết thì thật là ta làm trò cười cho họ”.
Chương vào trong nhà đóng cửa chớp, rồi thay quần áo.
Một cái gương để trên bàn rửa mặt. Cầm lấy soi, thấy tóc lòa xòa xuống trán, Chương tự lấy làm ngượng về cách trang điểm lười biếng của mình. Chàng nghiêng đầu về bên này, nghiêng đầu về bên kia, nhếch một nụ cười, lấy làm vui sướng vì chàng nhận ra rằng mình có duyên lắm. Phải, anh em bạn đều bảo chàng có duyên, nhưng lần này là lần đầu chàng nhận thấy như thế. Rồi nhìn vào gương, chàng ôn lại những câu chàng nói với Thu ban nãy, xem khi nói những câu ấy thì vẻ mặt mình ra sao?
Bỗng như tỉnh ngộ, nhận thấy mình lố lăng, Chương ném cái gương xuống đống quần áo rồi tắt đèn đi ngủ Sáng hôm sau, Chương thức dậy, nhìn đồng hồ túi, treo ở đầu giường thấy đã hơn chín giờ rưỡi. “May gặp ngày chủ nhật, không phải đi dạy học”.
Chương nghĩ thế thì lấy làm sung sướng, khoan khoái đứng xuống dép, vươn vai trước cái gương cánh cửa tủ quần áo.
Ánh mặt trời chiếu qua rèm ren, in bóng cành cây sâu xuống ván gác. Gió xuân thoáng qua, bóng lá như chạy, như nhảy múa lẫn với bóng mỏng mảnh, nhẹ nhàng của bức rèm.
Một con chim chích chòe đậu đâu trên nóc nhà cất tiếng hót lanh lảnh. Nhớ đến câu chữ nho:
“Thiếu tiểu tu cần học” từa tựa như giọng chim hót, Chương mỉm cười ngước mắt nhìn lên đám lá cây xanh.
Chàng chẳng hiểu vì sao sáng hôm nay chàng sung sướng. Vì hôm qua chàng được tổ tôm chăng? Quyết không phải. Tổ tôm một hội góp có hai đồng thì được thua phỏng là bao. Có lẽ tại đưa mắt ngắm hai dãy cây bên đường, chàng thấy búp non mới mọc, màu xanh vàng mơn mởn, mũm mĩm như chứa đầy những nhựa xuân, như biểu hiện cho cái sức mạnh của tuổi trẻ.
Tuổi trẻ hai tiếng ấy gợi bao mối cảm tình trong lòng một chàng niên thiếu.
Chương ngẫm nghĩ lấy làm lạ rằng mình đã hai mươi lăm tuổi mà trong ba, bốn năm nay, tình yêu đương không hề rung động tâm hồn.
Có lẽ thất vọng một lần về tình ái nên trái tim chàng rắn lại không thể hồi hộp được nữa vì những sự tươi tốt, êm đềm?
Những búp non mới nhú ở cành cây kia không đủ là câu trả lời có ý nghĩa sâu xa chăng? Gặp tiết đông giá lạnh cây cối khô héo thì sang xuân đầm ấm lại nẩy chồi non.
Lòng người ta sao không thể? Một lần khô héo sao không một lần nẩy nở tốt tươi? ...
Đồng hồ đánh mười tiếng. Chương đứng lắng tai đếm nhẩm đủ mười lần.
Chàng bỗng giật mình nhớ ra rằng, tối hôm trước đã nhận lời sáng nay sang ăn cơm bên nhà bà phủ. Chàng cau mày lẩm bẩm:
“Không sang là hơn hết. Phải, sang làm gì? ... Sang mà nhìn cái điệu bộ khả ố của hai anh chàng ... Không sang, nhất định không sang, ta sẽ gửi giấy cáo từ”.
Song nghĩ như thế, chàng vẫn vào buồng tắm rửa mặt, chải đầu, rồi lấy bộ quần áo mới ra mặc. Người bếp lên gác, chàng vội nói:
– Vi, tao có thư từ gì không?
Chẳng mấy khi chàng nhận được thư. Nhưng hôm nay, chàng chắc chắn rằng có người gửi thư cho chàng. Vi đáp:
– Bẩm có.
– Có à? Đâu? Thư ai gửi thế?
– Bẩm, con không biết. Lúc ông ngủ, con để ở bàn giấy.
– Thế à? Sao không đánh thức tao dậy?
Chương hỏi xoắn xít khiến anh bếp lấy làm ngạc nhiên rằng mọi khi ông chủ lạnh lùng, điềm đạm mà sao hôm nay lại nóng nảy, hốt hoảng đến thế.
Chương chạy vội xuống nhà, đến bên bàn giấy. Một cái phong bì màu tím nhạt chung quanh viền nẹp tím thẫm. Giòng chữ Monsieur Chương nét viết rất mềm mại, có duyên. Chương bóc vội ra xem. Trong có một tờ giấy cũng đồng màu với phong bì. Chàng đọc đi đọc lại mãi một câu vắn tắt:
“Xin mời ông đúng mười một giờ sáng, sang xơi cơm và đánh tổ tôm với chúng tôi”. Dưới ký thấu, chỉ hơi rõ có hai chữ Th. Chương đoán chắc rằng là chữ Thanh, tên bà phủ, nhưng vẫn hy vọng rằng đó là chữ Thu.
Chàng tắc lưỡi, lấy giấy viết thư trả lời từ tạ. Viết xong lại xé, rồi viết bức thư khác, rồi lại xé.
Sau cùng chàng vùng vằng vứt bút, đi lên gác. Đồng hồ điểm mười một tiếng. Chẳng biết thế nào, Chương chép miệng ra đi, đến nhà bà phủ.
Nghe tiếng chuông ở cổng, Thu vội chạy ra sân, rồi vui mừng nói:
– Anh giáo Chương đã đến.
Chương cau mày, nhìn chiếc xe ô-tô đậu bên cổng, rồi thủng thỉnh bước vào.
Chàng ngả đầu chào bà phủ. Khiết và Đoàn đưa tay bắt tay chàng, còn Thu thì đứng nhìn chàng nửa như buồn rầu, nửa như bẽn lẽn.
Bà phủ cười bảo Chương:
– Ông đốc ngủ trưa lắm nhỉ.
– Bẩm bà lớn, một tuần lễ cháu chỉ được ngủ trưa có ngày chủ nhật.
– Mời ông ngồi chơi. Thu! Con đi pha nước ông đốc xơi. Rồi bảo chia bài.
Đánh xong một hội, ăn cơm cũng vừa.
Đoàn tán một câu:
– Bẩm cụ vâng, ắp-pê-ti-tip một hồi thì vừa lắm.
Chương cúi xuống để giấu sự bất bình hiện ra nét mặt. Lúc đặt chén nước lên bàn, Thu thoáng thấy thế, liền quay lại nói với mẹ.
– Bẩm mẹ, sắp được cơm. Xin để ăn rồi hãy đánh.
Chương đưa mắt nhìn Thu, Thu hơi mỉm cười. Chương cũng đáp lại bằng một nụ cười kín đáo như để cám ơn nàng đã đồng ý với mình.
Rồi Thu lảng xuống nhà, sắp cơm. Chương sung sướng. Chàng chỉ muốn Thu không có ở trong phòng khách vì lấy làm chướng mắt thấy Đoàn săn sóc quanh mình nàng. Còn một lẽ nữa, chàng không dám tự thú:
là chẳng biết sao, hễ thấy cặp mắt dịu dàng của Thu để tới mắt mình thì chàng lại ngọng nghịu và nóng bừng cả mặt. Chàng nhận thấy rằng cái tính bẽn lẽn ấy chàng vừa mới có.
Hay là bởi bấy lâu ghét đàn bà, chàng không gần gũi chuyện trò với bọn họ, nên nay cặp mắt đen láy của một thiếu nữ làm cho chàng phải khó chịu.
Đã lắm lúc, Chương tự lấy làm đáng tức cười và toan đứng dậy chào bà phủ để đi về, thoái thác là mình nhức đầu. Nhưng tuy nghĩ thế mà chàng vẫn ngồi lì ở ghế, không nhúc nhích. Và, đưa mắt liếc chỗ sập gụ, Chương thấy bà phủ đương thân mật nói chuyện với Khiết nên chàng không muốn lại gần.
– Mời ông xơi nước.
Bấy giờ Chương mới kịp để ý đến Đoàn ngồi trước mặt.
– Không dám, mời ông.
– Thưa ông, ông làm giáo sư ở trường Bảo Hộ?
– Vâng.
– Ông thi ra năm nào?
– Năm hai mươi bốn.
– Thảo nào mà tôi không biết ông. Năm ấy tôi mới vào Cao đẳng.
Hai người ngồi nói chuyện về việc học, hỏi thăm nhau về các ông giáo, các bạn cũ, về mọi sự thay đổi trong trường. Thỉnh thoảng tiếng cười nịnh của Khiết lại khiến Chương phải quay nhìn tới chỗ sập gụ. Có lẽ Đoàn cũng có một ý tưởng như Chương vì chàng thì thầm hỏi:
– Ông có quen ông huyện Khiết?
– Thưa không. Nhưng tôi thường nghe anh em nói chuyện đến ông ta.
– Vậy ông quen bà phủ?
– Cũng không. Tôi ở gần đây, nên bà phủ tìm sang đánh tổ tôm.
Chàng mỉm cười nói tiếp:
– Mà mới mãi hôm qua tôi mới đánh canh đầu.
Chương cố lấy giọng điềm nhiên nói câu ấy, làm như mình không lưu ý đến bà phủ và cô Thu. Thực ra, ngày bốn buổi qua biệt thự “Bạch Cúc”, chàng chẳng khỏi nhìn vào trong vườn, và hễ thoáng gặp bóng Thu ở đó, chàng lại ngoảnh mặt đi ngay. Lâu nay đã trót đóng vai ghét phụ nữ, chàng vẫn phải giữ cử chỉ, ngôn ngữ và dáng bộ lãnh đạm như thế. Thành thử lúc bất thần, trái tim chàng hồi hộp thì chàng lại cố sức tự phản kháng, tự chế lòng yêu của mình. Rồi chàng sung sướng hay tự cho mình là sung sướng với cái đời trơ trọi, cái đời không tình, không cảm.
Chương tự hỏi:
“Nhưng về phần Thu sao bỗng dưng nàng lại có cảm tình với ta?”. Tự hỏi rồi chàng tự trả lời ngay:
“Đã biết đâu người ta có cảm tình với mình!”. Chàng nghĩ thế thì chàng mỉm cười thầm, khiến Đoàn tưởng chàng chế nhạo mình, đứng dậy đi ra ngoài hiên hút thuốc lá. Song Chương cũng chẳng lưu ý tới Đoàn. Chàng đương đăm đăm nghĩ đến câu phê bình của một bạn đồng nghiệp. Câu ấy còn như văng vẳng bên tai chàng:
“Anh Chương ạ, thằng Phương nó gan quá, hễ thấy con gái nào nhìn nó là nó cho rằng người ta yêu nó, người ta cảm động, hồi hộp vì nó, thế là đêm hôm ấy, nó loay hoay mất ngủ”.
– Mời anh giáo xơi nước.
Chương giật mình ngẩng mặt nhìn lên:
Thu tươi cười đặt hộp thuốc lá Ănglê xuống bàn.
– Cám ơn cô.
Chàng cho chữ “anh” là âu yếm. Nếu chàng biết rằng các cô thiếu nữ tân thời thường gọi bọn trẻ bên nam giới là anh như thế thì chàng cũng chẳng cho là lạ. Song có mấy khi chàng được nói chuyện với các cô!
Tối hôm ấy, ăn cơm xong, Chương đi bách bộ trên đường Cổ Ngư. Tuy về tiết xuân, trời mát mẻ, chàng vẫn thấy nóng bức, khó chịu.
Ban chiều, sao Thu lại giữ chàng ở lại? Đó là câu chàng loay hoay tự hỏi có đến mấy mươi lần. Phải, chàng còn nhớ, khi đánh tổ tôm xong, Đoàn cáo từ ra về, nói nhà có việc bận, thì Thu dửng dưng. Cho cả lúc Khiết ra ô-tô, tuy Thu có tuân ý mẹ tiễn đến tận cổng, song nàng chẳng biểu lộ chút tình lưu luyến. Thế mà khi thấy chàng đứng dậy toan chào bà phủ để về nhà, Thu lại đưa mắt và thì thầm bảo:
“Anh giáo ở lại em hỏi tí việc”.
Trời ơi! Nhớ lại lời nói êm dịu của Thu, Chương còn có cảm giác sung sướng nồng nàn. Rồi chàng lấy làm lạ về sự thay đổi tâm tính của mình chóng đến thế. Một câu nói đùa của anh em vụt trở lại trong ký ức:
“Liệu hồn! Hỏa diệm sơn yên lặng lâu ngày không phun lửa, đến khi phun lửa càng mạnh, càng ghê gớm, tai hại”. Mọi khi nghe anh em dọa như thế, Chương chỉ cười. Nhưng hôm nay, chàng cho là câu ấy có nghĩa rất sâu xa.
“Hay trái tim ta là một ngọn lửa thật! Ta tưởng nó tắt hẳn rồi, nhưng có lẽ nó chỉ nghỉ tạm ít lâu đó thôi”.
Sự so sánh ngộ nghĩnh khiến Chương phải mỉm cười. Rồi chàng đỡ thổn thức, đỡ nóng ruột, có thể bình tĩnh nghĩ tới những việc đã xảy ra lúc ban chiều.
Phải, đã có gì là gớm ghiếc, là đáng lưu ý một cách quá sốt sắng như thế?
Thu giữ chàng lại để hỏi ý kiến về sự chọn kiểu áo, về mấy câu Pháp văn tối nghĩa trong quyển mẫu ren thì đã có gì đáng làm cho chàng sung sướng! Vẫn biết lúc hai người cùng mở trang sách, những ngón tay ngọc ngà của Thu có chạm vào tay chàng, nhưng sự đó có chi lạ. Có một mình chàng tính tình mọi rợ, thù ghét đàn bà, con gái thì chàng cho là Thu cố ý làm ra thế, chứ trai gái các nhà tử tế ngày nay người ta bắt tay nhau thì đã sao?
Bỗng Chương lại cười. Chàng vừa nhớ tới câu hỏi ngây thơ của Thu:
“Anh giáo ạ, sao người ta lại gọi anh là nan Du nhỉ? Thật anh chả nan du một tí nào!”.
Lúc bấy giờ chàng đã toan trả lời rằng vì chàng ghét phụ nữ, nên họ đặt cho chàng cái tên ấy. Nhưng cặp mắt đen láy của Thu nhìn chàng, làm cho chàng mất hết can đảm, và ấp úng đáp lại một câu vô nghĩa:
“Thưa cô, thế à?”.
Chương lấy làm xấu hổ. Cái tính tự cao tự đại của chàng, chàng thấy bị lung lay. Phải, bốn, năm năm nay, cái lòng ghen ghét đàn bà đã làm tôn giá trị của chàng, đã làm cho chàng có những tư tưởng triết lý độc địa đối với anh em đồng nghiệp. Thế mà nay, chẳng lẽ chàng đem lòng yêu một người con gái, nhất người con gái ấy lại là con nhà giàu sang. Đừng nói lấy người ta làm vợ vội, hãy nói ngay sự yêu thầm nhớ trộm cũng đủ làm cho chàng không ra sao rồi, vì ý nghĩ trái ngược hẳn với bản tính chàng.
Đèn điện chiếu xuống mặt hồ Trúc Bạch những luồng sáng dài, rung động, ngoằn ngoèo như đàn rắn vàng đùa giỡn, bơi lượn. Trên đường Cổ Ngư không một người qua. Có lẽ đêm đã khuya, nhưng Chương cũng chẳng biết là mấy giờ, chàng chỉ nhớ rằng chàng đã đi hai lần khứ hồi từ đền Trần Võ đến dốc đê Yên Phụ.
Bỗng Chương đứng dừng lại, tò mò nhìn hai cái bóng đen vừa vượt qua chàng. Lần này là lần thứ hai chàng gặp trai gái ấy, mà ban nãy mãi nghĩ đến Thu, chàng không lưu ý đến. Hai người khoác tay nhau mà đi, ra chiều âu yếm, thân mật. Thấp thoáng Chương thấy cái đầu vấn tóc trần đặt vào vai người bận âu phục. Rồi, ý chừng có Chương theo sau, họ đứng lại bên đường. Chương vượt qua. Mấy mẩu câu, giọng buồn rầu có ý kêu van của người thiếu phụ lọt vào tai chàng:
“Em lạy anh, anh tha lỗi cho em ... anh đừng đi ...”.
Chương lẩm bẩm. “Đó! Đàn bà! Họ lừa dối mình, họ đã cho là đủ đâu? Họ còn giở những giọng thỏ thẻ, nũng nịu để mê hoặc lòng mình nữa kia”. Chương thấy lạnh, toan trở về ngủ.
Cử chỉ và ngôn ngữ của người thiếu phụ vừa gặp làm cho tâm hồn chàng cứng cỏi, khiến chàng quên hẳn được Thu.
Lúc Chương đi đến chỗ rẽ ra đường Quan Thánh chợt nghe một tiếng hét ở sau lưng, chàng vội quay đầu lại.
Rồi tiếng giày chạy thình thịch, tiếng người thiếu phụ ban nãy kêu la:
– Trời ơi! Cứu tôi với, nó giết tôi đây!
Chương toan chạy lại thì người đàn ông đã đuổi kịp người đàn bà cách ngay chỗ chàng đứng chỉ độ ba, bốn bước.
Thấy người đàn ông níu tóc người đàn bà và ấn đầu nàng vào cột đèn điện, Chương nhảy xổ lại đưa tay gạt hai bên ra, hỏi:
– Sao vậy? Sao lại đánh người ta thế?
Người đàn bà quấn tóc lại, vừa hổn hển:
– Thưa ông ... thằng khốn nạn ... nó đánh tôi.
Người đàn ông, thấp thoáng dưới ánh đèn điện. Chương trông như có vẻ tuấn tú, và vào trạc hăm lăm, hăm sáu tuổi. Chàng khuyên can một câu:
– Ông chả nên thế, người ta là đàn bà.
Người kia đứng im lặng, vẻ mặt căm tức. Khi nghe Chương nói câu ấy thì chàng hục hặc, hất hàm mắng:
– Việc gì đến anh đấy? Rõ khéo! Nếu anh biết con mụ này thế nào thì anh đã chả tưởng nó là một người đàn bà yếu đuối.
Chương ngây người, chưa kịp đáp, thì người ấy lại nói tiếp:
– Anh đi đi, để mặc kệ nó với tôi.
Chương cũng cáu tiết:
– Tôi có quyền đi, hay ở lại. Không ai bắt được tôi đi.
Chừng biết mình vô lý, người đàn ông đấu dịu:
– Vậy tôi xin ông đi cho.
– Nhưng trước khi đi, tôi muốn ông cam đoan với tôi, ông viện danh dự thề với tôi rằng ông không hành hạ người đàn bà này nữa.
Nghe Chương nói, người kia cất tiếng cười sằng sặc, đáp lại:
– Trời ơi! Ông chưa biết cô Tuyết của tôi, tôi xin giới thiệu với ông (vừa nói chàng ta vừa trỏ người đàn bà). Đây là cô Tuyết, tình nhân của tôi mà tôi yêu, tôi thương hơn hết những người thân yêu của tôi ở trên đời, mà tôi sắp cưới làm vợ chính thức. Thế mà cô ấy lừa tôi đi ngủ với hết thảy với mọi người.
– Đồ khốn nạn! Đồ ganh đểu.
Đó là lời đáp lại của cô Tuyết, khiến người đàn ông nhảy xổ toan đánh nữa.
Chương giữ lại nói:
– Dẫu thế nào mặc lòng, ông cũng không nên dùng võ lực với một người bên phái yếu. Như thế, tôi thiết tưởng hèn nhát lắm.
Anh tình nhân sừng sộ:
– Mày bảo ai hèn nhát? Có phải mày bảo tao hèn nhát không?
Chương tức giận đã đến cực điểm, trả lời liền:
– Tao bảo mày đấy.
Tức thì người ấy sấn vào đánh Chương. Rồi hai bên níu nhau mà đấm. Bỗng Chương thoáng nghe tiếng người thiếu phụ thét:
“Ông cẩn thận, nó rút dao đấy”.
Chương chỉ kịp lùi lại đưa tay gạt. Một nhát đâm trúng bàn tay làm cho máu chảy ròng ròng ... Ý chừng kẻ hành hung nghe Chương kêu “ái” một tiếng to, tưởng chàng bị trọng thương nên ù té chạy về phía trường Bảo Hộ. Còn Tuyết thì đứng la thất thanh:
– Trời ơi! Nó giết người!
Một người lính cảnh sát phóng xe đạp lại hỏi:
– Cái gì thế?
– Nó giết người. Thằng giết người nó chạy về phía ...
Tuyết toan giơ tay trỏ theo người tình nhân vừa tẩu thoát. Bỗng nàng ngừng lại vờ quay hỏi Chương:
– Ông có sao không thưa ông?
– Tôi không hề gì, chỉ hơi xầy da.
Người lính cảnh sát hỏi:
– Đầu đuôi ra sao? ... Cả hai người về bót.
Chương lại gần nói:
– Có gì đâu. Tôi bắt gặp một người đàn ông đánh người đàn bà này. Tôi lại cứu, bị nó đâm trúng tay một mũi dao. Nhưng không hề gì.
Người lính cảnh sát quay lại hỏi Tuyết:
– Người ấy là ai?
– Tôi cũng không biết.
– Không biết! Vô lý! Vậy về bót Hàng Đậu khai đầu đuôi.
Chương cau mày suy nghĩ, rồi chàng thò tay vào túi, vì bàn tay phải bị thương, rút ví và lúng túng mãi không mở ra được. Người thiếu phụ ghé lại hỏi:
– Ông định lấy vật gì, em xin giúp.
– Cô làm ơn lấy hộ tôi một cái danh thiếp ... Ở ngăn kia.
Trước khi trao danh thiếp cho Chương, Tuyết tò mò nhận thấy mấy hàng chữ:
NGUYỄN VĂN CHƯƠNG Giáo sư trường Bảo Hộ.
, ĐƯỜNG QUAN THÁNH Chương đưa danh thiếp cho người lính cảnh sát:
– Tên và chỗ ở của tôi đây. Sau có xảy ra sự gì, cứ đến đó mà tìm.
Người lính cảnh sát bỏ tấm danh thiếp vào túi rồi lên xe đi thẳng. Chương đưa mắt nhìn Tuyết. Nàng mỉm cười bảo chàng:
– Em sợ quá, ông có việc gì không?
– Chả việc gì.
– Lại còn chả việc gì. Máu vẫn chảy kia kìa, để em buộc cho.
Nàng lấy khăn đưa con buộc tay cho Chương. Chương nói cảm ơn rồi hỏi nàng về đâu để chàng thuê xe. Tuyết lại mỉm cười.
Chương nhận thấy vẻ đẹp lộng lẫy của nàng. Chàng ấp úng hỏi:
– Thưa cô, cô ở phố nào?
– Em không có nhà.
– Sao lại không có nhà?
– Em ở với thằng Cảnh, thằng ban nãy. Nhưng em sợ lắm, không dám về nữa.
– Hay tôi đưa cô về xin lỗi ... chồng cô, hộ cô nhé?
– Ấy chết! Chả nên! Hay anh cho em về nhà anh ngủ nhờ một tối.
Chương nhìn Tuyết, ngạc nhiên. Chàng ngần ngừ một lát, rồi đáp:
– Không tiện, cô ạ.
– Vì anh có vợ, phải không?
– Không ... Nhưng không tiện.
Bỗng chẳng hiểu nghĩ ngợi ra sao, Tuyết quay ngoắt sang đường Quan Thánh rồi vừa rảo bước, vừa quay cổ lại bảo Chương:
– Vậy khi khác, em đến nhé?
Chương chưa kịp đáp lại, thì Tuyết đã đi khuất vào trong đêm tối. Chàng rùng mình tần ngần nghĩ tới người gái yêu tinh trong truyện Liêu trai.
Ở trường về, đi qua nhà bà phủ, Chương đưa mắt nhìn vào trong vườn.
Nghe có tiếng:
“Anh giáo”. Chương mặt nóng bừng, đương nhớn nhác tìm xem ai gọi, thì thấp thoáng thấy cặp mắt đen láy của Thu sau những chòm hoa tím của cây leo bên hàng giậu.
Chàng cất mũ, ấp úng chào:
– Thưa cô.
Sau một dịp cười, Thu hỏi:
– Anh dạy học về sớm nhỉ?
– Thưa cô, hôm nào cũng bây giờ tôi về.
– Anh vào chơi đã.
Chương ngượng nghịu, chẳng biết nên nhận lời hay nên từ chối, thì Thu chừng cũng bẽn lẽn nói luôn:
– Thưa anh, mẹ em có nhà đấy, mời anh vào nhà chơi ...
– Thưa cô ... xin để khi khác, bây giờ tôi ... bận chút việc.
– Anh ở gần đây?
– Vâng ...tôi ở số nhà 84.
– Thế à?
Thật ra, Thu và Chương chẳng lạ gì nhà nhau. Chương nhìn Thu mỉm cười, chưa biết nên hỏi câu gì, thì thoáng trông thấy ở đằng xa mấy cậu học trò đi lại.
Chàng chợt nhớ tới lòng ghét phụ nữ của chàng mà bọn học trò thường chế giễu. Lúng túng, vụng về, chàng vội ngả đầu chào Thu, rồi rảo bước đi thẳng.
Về nhà, chàng toan lên gác. Thoáng có tiếng khúc khích cười ở trong buồng khách. Chàng đứng lắng tai. Giọng khàn khàn ai hát se sẽ và sai điệu một bài hát tây quen quen. Chương gọi bếp, hỏi:
– Ai đến chơi thế, Vi?
– Bẩm ông, con cũng không biết. Cô ấy bảo là bạn ông.
Chương hơi chau mày:
– Cô?
– Vâng.
– Cô nào?
– Bẩm, con cũng không rõ.
– Được.
Vừa bước vào buồng khách. Chương giật mình. Một người thiếu nữ đứng xây lưng ra phía ngoài, đang cắm những cánh hoa. Chương nghĩ thầm:
“Quái! Ai thế? Mà ta không có lọ, có bình thì cô ta cắm hoa vào đâu?”.
Người thiếu nữ vụt quay mặt lại, như đoán có ai nhìn mình. Chương ngạc nhiên kêu:
– Trời ơi! Cô ...
– Thưa anh, cô Tuyết ạ.
Vừa nói, Tuyết vừa ngả đầu chào.
– Cô Tuyết?
– Vâng, cô Tuyết, người chịu ơn của anh.
– Sao cô lại đến đây?
Tuyết cười khanh khách:
– Sao em lại đến đây? Thì em đã thưa cùng anh rằng em đến tạ ơn anh ... và hỏi thăm xem vết thương của anh đã khỏi chưa.
Chương đứng ngẩn người như mất linh hồn, đăm đăm nhìn Tuyết.
– Mời anh ngồi chơi.
Rồi nàng cười giòn như nắc nẻ và cất tiếng gọi:
– Vi! Pha nước.
Cái giọng khàn khàn của Tuyết làm cho Chương rùng mình. Thốt nhiên, chàng tưởng tới một cô danh ca trên màn chớp bóng nói, và truyện “nàng tiên xanh”, một truyện đã làm cho chàng căm tức khi chàng ở rạp chớp bóng về nhà.
Thấy Tuyết nhìn mình một cách tò mò, Chương hất hàm hỏi:
– Cô muốn cái gì?
Tuyết lại cười:
– Xin nhắc lại anh biết rằng, anh hỏi em câu ấy lần này là lần thứ hai. Nhưng mời anh hãy ngồi xuống đã ... Đó, anh coi, em tử tế với anh đến thế, em giữ cả địa vị chủ nhà hộ anh. Ô hay kia, em mời anh mãi mà anh vẫn đứng.
Chương hai má đỏ ửng:
– Vâng, thì ngồi. Cô cắm hoa vào cái gì thế?
– Vào cái đế cắm.
Tuyết vừa nói vừa liếc mắt long lanh hoạt động nhìn Chương một cách rất tình tứ. Cặp môi sáp đỏ hình trái tim nhếch một nụ cười làm lúm hai đồng tiền ở hai bên má mơn mởn như tuyết trái đào Lạng Sơn chín hồng mới hái. Chương luống cuống, chẳng biết nói gì, đứng dậy lại gần lò sưởi:
– Trời ơi! Những bông hoa hồng đẹp thế này mà cô cắm vào một cái cốc uống nước.
– Cái bình pha lê của em đấy! Bình pha lê không rạn đâu.
Chương kinh ngạc hỏi:
– Cô biết chữ Pháp! Cô thuộc thơ Pháp?
– Dạ cũng khá.
Rồi nàng đọc luôn:
“I lest brisé, n`y toychez pas”.
Có tiếng ai gọi ở cổng:
– Anh giáo ơi!
Tuyết nhìn Chương, hơi hé hàm răng trắng và đưa cặp mắt lim dim rất có ý nghĩa.
– Kìa, cô nào gọi anh ... Em lên gác để anh tiếp khách nhé?
Chương cười, đáp:
– Được, mời cô cứ ngồi đấy.
Tiếng ở ngoài cổng vẫn gọi. Lần này, Chương nhận ra được tiếng Thu. Tuyết thấy Chương lộ vẻ mặt sợ hãi, thì cười sằng sặc. Chương vội xua tay:
– Tôi xin cô, cô đừng cười nữa.
Rồi chàng chạy vội ra sân. Thu ở ngoài hàng rào sắt nói vào.
– Nhà anh ở mát lắm nhỉ?
Chương đương sợ Thu bước vào vườn, thì Thu đã nói tiếp luôn:
– Em ra chỗ đợi xe điện, qua đây, trông thấy số 84, em chợt nhớ tới nhà anh.
Ngừng vài giây và đưa mắt ngắm nghía quanh nhà, nàng lại nói:
– Vườn rộng thế mà anh bỏ hoang, chẳng trồng hoa, trông buồn tẻ quá nhỉ!
Thôi xin chào anh, thứ bảy anh sang chơi đánh tổ tôm nhé?
– Lại có ông huyện và ông tham phải không, thưa cô?
Chương cho câu là một câu nói kháy. Nhưng có lẽ vì chàng nói sẽ quá, nên Thu nghe không rõ, vì nàng không đáp lại, cắm đầu đi thẳng về phía vườn hoa Hàng Đậu.
Chương lững thững quay vào nhà, lòng tự trách lòng:
“Sao mình lại nói một câu hớ hênh đến thế? May mà cô Thu không nghe thấy, chứ nếu nghe thấy thì cô ấy cho mình là ngốc đến đâu! .... Ồ! Mà mình ngốc thật. Có lẽ mình ghen chăng?”.
Một dịp cười khiến Chương ngẩng lên, Tuyết đứng trước mặt chàng.
Chương cau mày gắt:
– Sao cô lại ra đây?
Không trả lời, Tuyết hỏi lại:
– Ai đấy, anh?
Chương trợn mắt, mắm môi:
– Cô ra đây làm gì? Mà cô ra từ bao giờ?
Tuyết lại cười?
– Anh không lo. Em vừa ra đó thôi. Em nhìn qua khe cửa sổ chờ cho cô ả đi khuất, em mới ra. Nhưng ai như con bà phủ Thanh ấy nhỉ?
Chương kinh ngạc:
– Phải đấy.
– Cô ta có họ hàng gì với anh mà anh sợ hãi cô ta thế?
– Không, cô ấy không họ hàng gì với tôi hết.
– Vậy tại sao anh lại cứ lo lắng rằng cô ta gặp mặt em?
– Không, tôi có lo lắng gì đâu.
– Thế thì càng hay ... Này, vị hôn thê đấy, phải không?
– Không.
– Chưa chứ lị. Khá lắm đấy! Sộp lắm đấy! Cố đi!
Chương tỏ vẻ tức giận:
– Tôi không hiểu cô định nói gì?
Tuyết đăm đăm nhìn Chương:
– Có gì mà không hiểu. Món tiền hồi môn kếch xù sờ sờ trước mắt, ai không trông thấy?
Chương tái mặt. Chàng căm tức Tuyết, lại càng căm tức lây đến Thu, cho chí hết thảy đám phụ nữ.
– Mời cô ra ngay.
– Anh đuổi em?
– Vâng.
– Thế thì cũng hơi vô lễ nhỉ? Ai lại mở mồm đuổi một người đàn bà đẹp đến chơi nhà bao giờ?
– Xin cô tha lỗi cho. Nhưng quả thật tôi không thể tiếp cô một phút nào nữa.
Nhoẻn miệng cười, Tuyết lại hỏi một cách rất ngây thơ:
– Sao vậy, thưa anh?
– Bởi vì tôi ghét tuốt cả đàn bà, con gái. Tuốt.
– Tuốt? Cả cô ban nãy, cả cô giàu có ban nãy?
Lòng phẫn uất đã đưa lên đến cực điểm, Chương một tay mở cánh cổng, một tay giơ ra bảo:
– Xin mời bà ra ngay cho.
Tuyết tò mò nhìn Chương như nhìn một vật lạ, lấy làm quái gở cái tính cau có, khiếm nhã của một gã thiếu niên đứng trước mặt một người thiếu phụ kiều diễm.
Xưa nay cái nhan sắc của nàng không bao giờ đã bị một ai khinh nhờn đến như thế. Nàng bỗng cất tiếng cười rũ rượi. Lãnh đạm, Chương quay vào trong nhà. Tuyết nhìn theo, gọi:
– Anh giáo ơi!
Chương ngoảnh cổ lại:
– Còn gì nữa?
– Anh giáo ơi! Em bắt chước tiếng cô ả có giống như hệt không anh? ... Vậy khi khác em đến chơi nhé, vì hôm nay anh gặp vía ai nên không muốn tiếp em.
Nhưng này, em bảo:
Khôn hồn đấy! Em yêu anh lắm kia. Mà em đã yêu thì anh khôn hồn.
Dứt lời, Tuyết đi thẳng. Chương lên gác đứng tì lan can, nhìn xuống đường.
Tuyết đi đã khuất. Chàng thở dài, lẩm bẩm:
“Rõ oái oăm! Nổi tiếng ghét phụ nữ mà một lúc hai cô gái đẹp đến thăm”.
Rồi chàng thong thả xuống nhà ăn cơm. Qua phòng khách, mấy đóa hồng đỏ trong cốc nước trong như nhìn chàng và mỉm một nụ cười mai mỉa. Chàng đứng lại, tay vân vê những cành hoa sắc thắm ướt mượt như nhung. Cái cảm giác dịu dàng làm ngây ngất tâm hồn chàng. Bỗng chàng đăm đăm nhìn một vật bên cốc hoa:
Cái khăn đưa xinh xắn của Tuyết, y hệt chiếc khăn Tuyết dùng để buộc tay cho chàng mà sau khi lấy bông quấn vết thương, chàng vứt đâu không nhớ.
Tẩn mẩn, Chương cầm chiếc khăn ghé gần mình. Mùi nước hoa hồng phảng phất đưa qua khiến chàng ngỡ là hương thơm của mấy đóa hoa thiên nhiên trong cốc. Rồi chàng chẳng biết nghĩ sao, Chương ấn mạnh chiếc khăn vào túi quần, chép miệng đi sang phòng ăn.
Ngồi trên sập, bà phủ Thanh đưa mắt nhìn quanh phòng khách, mỉm cười khoái lạc. Bà nhận thấy bà sống trong cảnh giàu ó, sang trọng, trong sự đầy đủ của một đời bà quan.
Cái tủ chè khảm xà cừ kê liền với cái sập gụ đánh xi bóng lộn, bộ phòng khách bằng gỗ trắc làm bằng gỗ Tây, lưng tựa có chạm tứ quý và bốn câu thơ chữ nho. Những chậu, bát sứ, thống, chóe cổ bày la liệt, những đĩa men xanh, men ngũ sắc Giang Tây treo nhan nhản, lại thêm những đồ lộ bộ bằng đồng sáng nhoáng cắm trong cái giá gỗ gụ chạm trổ công phu và mấy cái quạt lông, hai đôi kiếm treo lệch trên tường.
Bà ngắm nghía, suy nghĩ tới đời sung sướng hiện tại thì bà lại nhớ đến quan phủ, chồng bà, nhớ một cách thản nhiên, không thương, không tiếc, không buồn, như ta nhớ một sự thường xảy ra trong đời ký vãng.
Ông phủ về hưu được vài năm thì mất, để lại cho bà cái cơ nghiệp vài chục vạn và ba cô con gái. Hai cô lớn đã ra ở riêng ngay khi ông phủ còn đang tại chức. Cô út, cô Thu thì vẫn ở nhà với mẹ. Không phải vì lúc ông phủ qua đời, cô mới mười sáu tuổi mà cô vừa mới đoạn tang cha được hơn một năm mà cô còn phòng không chiếc bóng.
Chỉ vì đối với cô con gái út rất xinh đẹp, bà phủ có nhiều lưu luyến, nên chưa nhận lời ai. Bà chắc rằng là con nhà giàu sang mà lại có nhan sắc thì chẳng cần vội vàng. Làm gì rồi không chọn được một nơi thật xứng đáng.
Quả vậy, vừa đoạn tang chồng, bà phủ đã phải tiếp luôn mấy bà mối.
Cố giấu lòng tự cao, bà phủ tìm lời khôn khéo từ tạ. Bà nói con bà hãy còn bé dại, chưa dám cho đi làm dâu. Thật ra cô Thu đã mười chín tuổi. Chủ ý bà phủ muốn kén chọn cho con một người chồng hoàn toàn, mà về điều đó, bà chẳng tin lời mấy mụ mối.
Bà là con nhà thế tộc lấy chồng quan cũng con nhà quyền quý, nên bà quen với sự sống phong lưu đài các. Tuy là một người đàn bà góa mà tuổi lại đã gần năm mươi, bà vẫn chăm chú sự điểm trang phấn sáp cùng là rong ruổi vui chơi.
Vì bà nhàn rỗi lắm, suốt ngày, suốt tháng chẳng phải dúng tay vào một việc gì.
Nếu không, nay sắm thứ quần áo này, mai sắm đồ nữ trang kia, nếu không dạo chơi ô-tô đây đó, nghỉ mát Đồ Sơn, Tam Đảo thì bà sẽ có nhiều khoảng trống rỗng quá khiến bà sinh ra chán nản cuộc đời, dù là một cuộc đời phú quý.
Cũng vì lẽ ấy mà ở nhà bà chẳng thứ bảy, chủ nhật nào, không có khách đến chơi, ăn cơm và đánh tổ tôm.
Gần đây, trong bọn khách có ông tham Đoàn xuất thân trường Đại học và ông huyện Khiết tập sự ở một tỉnh lỵ gần Hà Nội. Cả hai người cùng trẻ trai, cùng có vẻ mặt thông minh, tuấn tú và hình như cũng yêu thầm, thương trộm cô Thu.
Một cô gái mơn mởn đào tơ, lộ đầy vẻ đẹp, màu tươi như thế thì ngắm mà cầm lòng cho được? Ấy, là chưa kể món tiền hồi môn nó theo cô về nhà kẻ sẽ có hân hạnh, có diễm phúc được làm chồng cô.
Chẳng biết ông huyện trẻ hay ông tham trẻ yêu cô Thu hơn hay yêu món tiền hồi môn của cô hơn? Cái đó có lẽ không quan hệ. Chỉ biết rằng chiều thứ bảy nào, ông huyện cũng phóng chiếc ô-tô con đến trước cổng biệt thự “Bạch Cúc”.
phố Quan Thánh. Và ở đó hoặc đến trước hoặc đến sau chàng, thế nào cũng có ông tham với chiếc xe nhà bóng lộn của ông ta.
“Bạch Cúc”, tên ấy chính cô Thu đã đặt cho cái biệt thự xinh xắn:
hoa cúc vẫn làm biểu hiện cho mùa Thu mà tên cô lại là Thu. Vả biệt thự có vườn bao bọc và nhất là về mùa đông, mùa xuân, có trồng đủ các thứ cúc, cúc trắng, cúc vàng, cúc tím, cúc đại đóa, cúc trân châu, trông thật có vẻ đầm ấm, vui tươi như một cô thiếu nữ dịu dàng ngồi mơ mộng.
Sống trong cảnh mơ mộng ấy, cô Thu dễ có tính lãng mạn. Không phải sự lãng mạn ái ân ngoài vòng phu phụ của những cô quá ư tự do đâu. Cô Thu chỉ mơ màng tới sự êm đềm của ái tình và cô ao ước sẽ lấy một người hoàn toàn như trí cô tưởng tượng, một người có học thức, có quảng giao, lịch thiệp, biết trọng nữ quyền và nhất là bao giờ cũng yêu cô, yêu một cách nồng nàn, đằm thắm. Người ấy, cô Thu đương tìm, mà bà phủ nuông con cũng cho phép được tùy ý kén chọn. Tuy nhiên nhiều lần bà cũng khuyên con nên lấy người nọ hay người kia, song hễ Thu ngõ ý không bằng lòng là bà thôi ngay, không ép.
Nhưng lần này, bà rất đỗi bằng lòng ông huyện Khiết mà tình cờ bà gặp mấy tháng trước ở bãi biển Đồ Sơn. Vì thế, bà đã sai người nhà đi mời ông đốc Phan em bà lại chơi để ông bảo giúp con gái cho:
Bà biết rằng Thu rất yêu mến cậu, rất nể lời cậu.
Một sau ông Phan đến.
Ông cũng đoán biết chị cho tìm việc gì, nên sau khi chuyện trò qua quýt mấy câu, ông nói thẳng:
– Cháu đã lớn, chị cũng chẳng nên lưu luyến mãi, cho cháu ở riêng thôi.
Bà phủ thở dài:
– Con bé khó bảo lắm, cậu ạ. Tôi nghĩ mà tôi buồn. Ai lại bao nhiêu đám tử tế đến dạm, nó đều chối bây bẩy. Mấy tháng nay có cậu huyện Khiết với cậu tham Đoàn thường đến chơi, tôi xem chừng nó cũng vui vẻ. Thế mà hôm qua có bà mối đến ngỏ lời xin nó cho cậu huyện, nó nhất định không bằng lòng. Tôi phải trả lời người ta rằng hãy cho thong thả mươi hôm nữa để tôi còn nghĩ.
– Cháu còn dại lắm.
– Cậu tính người ta còn trẻ măng mà đã là tri huyện rồi thì còn đâu hơn nữa.
Ông đốc lắc đầu, chép miệng:
– Được, chị để rồi em khuyên bảo cháu giúp chị.
Bà phủ hớn hở vui mừng:
– Ấy, tôi nhờ cậu đấy. Cháu nó vẫn mến cậu, thì cậu bảo chắc nó vâng lời.
Ông đốc ngẫm nghĩ một phút rồi hỏi:
– Thế còn ông tham Đoàn?
– Ông tham Đoàn nó càng chê lắm. Nào những ngấm ngầm, nào những đạo đức giả ... Thôi thì tôi cũng đến khổ với nó!
– Chị chả nên phiền, cháu tuy vậy nhưng vẫn còn ít tuổi.
Bà phủ thở dài:
– Gần hai mươi tuổi đầu, cậu bảo còn bé dại gì?
Ông đốc tuy có chị lấy chồng quan nhưng vẫn có tư tưởng bình dân, có khi lại cố ra làm ra ta đây thuộc phái bình dân. Chẳng thế mà bao lần ông khoe với chị rằng nếu ông ta thích làm quan thì đã làm quan dễ như bỡn, nhưng ông ta chỉ muốn làm thầy thuốc để có thể chạy chữa, gần gũi bọn bình dân mà ông ta yêu mến. (Nói cho đúng thì khách ốm của ông ta phần nhiều đều là người giàu có, nhất là các quan sang).
Vì thế ông đốc với bà phủ vẫn thường có ý tưởng trái ngược và xung đột.
Nay nghe chị tán dương ông huyện Khiết và làm như ông huyện sẽ là người chồng hoàn toàn của con mình thì ông liền nhếch một nụ cười chế nhạo:
– Chị kén chồng cho con, mà chỉ cần kén cái chức tước thôi ư? Người chẳng tốt thì huyện mà làm gì?
Biết em sắp sinh sự lôi thôi và giở những ý tưởng giai cấp ra để cãi cọ với mình, bà phủ đấu dịu ngay:
– Cậu nói rất phải, nhưng tôi đã xét kỹ, ông huyện Khiết thật là một người hoàn toàn.
– Hoàn toàn!
– Nghĩa là khá lắm. Ông ta thật thà, hiền lành, nết na.
– Thiết tưởng cháu Thu đã muốn ở lại chăm nom chị thì chị cũng nên tìm một người có thể ở gửi rể được. Hai cháu lớn, chị đã gả chồng xa, cháu Thu lại đi theo chồng thì chị sẽ trơ trọi một mình ở nhà, buồn tẻ lắm!
– Chà! Tôi cần gì.
– Vậy tùy chị đấy.
Bà phủ hơi có giọng gắt:
– Tôi mời cậu lại để cậu khuyên bảo cháu giúp tôi mà cậu lại cứ nói ngang, rõ bực cả mình.
– Nếu thế thì được, để em bảo cháu.
Bà phủ vui vẻ:
– Nó mến cậu lắm đấy, chắc thế nào cậu bảo nó cũng nghe.
Bấy giờ có tiếng máy hát ở buồng Thu. Ông Phan liền bảo chị:
– Được! Chị cứ để em tìm cách dỗ cháu.
Dứt lời, ông sang buồng bên. Thu đương ngồi ghế thấy cậu vào, đứng dậy, đưa tay ra hãm máy hát lại.
– Cháu cứ vặn.
Thu láu lỉnh:
– Con chắc mẹ con đã bàn định với cậu về việc can hệ đến con.
Ông đốc Phan mỉm cười:
– Khá! Cháu đoán đúng.
– Việc gì thế cậu?
– Cháu thử đoán một lần nữa xem.
– Lại việc hôn nhân của cháu chứ gì!
Rồi Thu nũng nịu nói luôn:
– Con chẳng thuận đâu.
– Sao vậy?
– Vì con không muốn lấy chồng.
Ông đốc nghiêm sắc mặt bảo Thu:
– Cháu chả nên thế. Ngày nay, me cháu đã già, mà cháu thì đã lớn tuổi. Cháu nên nghe lời me đi.
Thu cúi mặt không nói, khiến ông đốc tưởng lầm rằng nàng đã thuận, và trước kia, nàng chỉ từ chối lấy lệ hay vì bẽn lẽn mà thôi:
– Vậy cậu nói với me là cứ nhận lời người ta nhé?
Thu ngẩng đầu lên, vờ hỏi:
– Thưa cậu, người ta là ai?
Ông đốc mỉm cười:
– Lại còn ai? Ông huyện Khiết chứ lại còn ai?
– Thà rằng bắt cháu chết còn hơn ép cháu lấy ông huyện ấy.
Giọng quả quyết của Thu khiến ông biết ngay rằng khó lòng dỗ được cháu, liền nói lảng:
– Ấy là vì cậu cũng tưởng tới hạnh phúc tương lai của cháu nên khuyên bảo cháu. Còn bằng lòng hay không bằng lòng là tùy ở cháu.
Hai cậu cháu đứng im. Táy máy, ông đốc mở một quyển tiểu thuyết, thấy trang đầu có chữ ký lạ, liền hỏi Thu:
– Quyển truyện này của cháu đấy chứ?
Thản nhiên, không hề ngượng ngùng, Thu đáp lại:
– Thưa cậu không. Cháu mượn của ông giáo Chương.
– Ông giáo Chương là ai thế?
– Cái ông hôm nọ sang đánh tổ tôm với cậu ấy mà.
– À!
Ông đốc vụt nhớ ra ông giáo có vẻ mặt nhu mì, điềm đạm và hình như đã làm cho Thu cảm động. Ông liền hỏi dò ý tứ cháu:
– Ông giáo Chương cậu xem nết na lắm.
Thu cúi mặt, hai má đỏ hây. Ông đốc nói tiếp:
– Mà học vấn lại uyên bác.
Thu đặt cái đĩa hát lên trên máy hát. Ông đốc bịa thêm một câu:
– Hôm kia cậu gặp ông ta, cậu xem ý ông ta cũng muốn nhờ cậu làm mối hỏi xin cháu, nhưng còn chưa dám.
Thu đánh trống lảng, cho máy hát chạy. Ông đốc yên trí rằng cháu đã yêu thầm Chương rồi, liền sang buồng bà phủ nói cho chị biết.
Đã hơn hai tuần lễ, Chương không sang nhà bà phủ, tuy chiều thứ bảy nào bà cũng bảo Thu viết giấy mời chàng lại đánh tổ tôm. Chàng muốn xa lánh hẳn người mà vì “điên cuồng” trong chốc lát, chàng suýt đem lòng yêu mến. Phải, điên cuồng! Chàng cho rằng chàng phải mất trí khôn, tâm hồn chàng phải bị huyễn hoặc thì chàng mới có thể yêu được nữa.
Yêu! Vô lý! Những tính tình cao thượng làm gì có ở trong cái xác thịt bọn phụ nữ mà bảo họ yêu được mình? Chương cho Loan là đại biểu cả phái đẹp.
Loan cũng yểu điệu, cũng dịu dàng như Thu, mà chỉ một cái tin Chương thi hỏng thì đủ làm mất hết những đức tốt của nàng, và biểu lộ chân tướng nàng ra.
Chương cố tìm những nết xấu của Thu. Chàng chỉ nhận ra được một điều:
nhà Thu giàu. Nhưng giàu không phải là một nết xấu! Câu nói mỉa của Tuyết hôm nọ vẫn còn văng vẳng bên tai chàng:
“Sộp lắm đấy! Cố đi!”. Câu ấy ngày nào Chương cũng ôn đi ôn lại có đến hàng chục lần. Mà sáng hôm nay, trong khi theo con đường Carnot để tới trường Bảo Hộ, câu ấy vẫn còn lởn vởn trong trí nghĩ. Có tiếng cười khanh khách. Chương quay lại. Một người bạn đồng nghiệp xuống xe nhà đến bắt tay chàng:
– Sao mấy hôm nay, anh lại đi đường này?
Chương hơi ngượng, đáp:
– Đường này mát.
Thật ra chỉ vì Chương không muốn qua nhà bà phủ, nên đi ngược lên phía vườn hoa Hàng Đậu rồi đi theo con đường Carnot để đi đến trường. Như thế đã năm, sáu hôm nay. Người bạn lại hỏi:
– Anh sao vậy?
– Không, tôi có sao đâu?
– Trông độ rày anh gầy sọp hẳn đi.
– Phải, tôi cũng hơi mệt ... mệt xoàng.
Quả vậy, Chương có sút đi nhiều. Là vì lắm đêm chàng không ngủ được, băn khoăn, trằn trọc với những ý tưởng tương phản. Từ hôm Tuyết đến nhà chàng, nói chuyện với chàng, chàng cảm thấy trong tâm hồn nẩy ra một tính tình kỳ lạ.
Tính tình ấy không phải là ái tình, chỉ là một sự dịu dàng, êm ái, hay hay, trái ngược với tâm tính lãnh đạm khô khan của chàng. Tính tình ấy đã làm cho chàng mơ mộng, bâng khuâng, mất ăn, mất ngủ.
Đã lắm hôm, đứng trên bao lơn hành lan-can, trong lòng bối rối, chàng tự hỏi:
“Hay ta yêu?” Nhưng sau khi suy nghĩ, sau khi lòng tự hỏi lòng, chàng chẳng nhận thấy yêu ai.
Yêu Thu? Quyết là không. Lòng tự đại, tính khí vô lý của chàng cho rằng dẫu đối với Thu chàng có một tấm ái tình chân thật, người ta cũng cho là chàng ham của.
Hay chàng yêu Tuyết?
Nghĩ đến Tuyết, Chương lại phì cười. Không bao giờ chàng lại ngờ có một người thiếu phụ ngộ nghĩnh đến như thế. Đi bên cạnh Chương, người bạn cũng cười theo và hỏi:
– Anh có sự gì thú thế?
– Không, anh ạ.
Buổi học ấy, Chương cau có, gắt gỏng, mắng học trò luôn mồm. Rồi khi nghe tiếng trống tan học, chàng cắp cặp về thẳng, trái lại với mọi lần, bất cứ gặp trống ra chơi hay trống tan học, hễ đương giảng nghĩa dở bài thì bao giờ chàng cũng bắt học trò ở lại, có khi đến mươi mười lăm phút.
Về nhà, Chương đứng dừng lại ở cổng nhìn vào vườn, lấy làm kinh ngạc:
Bên vỉa gạch, lót chung quanh nhà, trong luống đất mới xới, các màu tím, màu trắng, màu xanh của những hoa chân chim và cẩm chướng hớn hở rung rinh ở đầu cuống mềm mại. Chàng cao tiếng gọi:
– Vi!
Tuyết, một cái khăn trắng buộc ra ngoài áo, tay cầm đôi đũa, ở dưới bếp chạy ra hỏi:
– Cái gì mà anh gọi rối lên thế?
Chương trừng mắt nhìn Tuyết:
– Ô hay!
Tuyết vừa chạy xuống bếp vừa ngoái cổ lại bảo Chương:
– Nếu không có việc gì cần kíp lắm, thì xin phép anh, em xuống bếp, chẳng cháy mất cả con gà quay.
Chương càng kinh ngạc. Chàng không hiểu sao Tuyết lại đến ở nhà chàng, mà nhất là lại tự do quá suồng sã quá đến thế. Mỉm cười, chàng vào trong nhà.
Ở buồng khách, một cái lọ Nhật Bản vẽ men ngũ sắc, trong cắm mấy đóa hoa hồng thuận vi màu đỏ thắm đặt trên cái bàn có đặt chiếc khăn ren trắng.
Chương tò mò ngắm nghía, rồi lại gọi:
– Vi!
Lần thứ hai, Tuyết cầm đôi đũa chạy lên:
– Anh gọi thằng Vi làm gì?
Chương chau mày nhìn Tuyết:
– Thế này là nghĩa gì?
Tuyết ôm bụng cười rũ rượi:
– Câu hỏi của anh tây nhỉ!
Chương cáu:
– Cô tưởng tôi đùa với cô đấy à?
Tuyết càng cười to:
– Ô hay! Thì ai bảo anh đùa? Mà ai cấm anh đùa? Nhưng xin lỗi anh, em xuống quay xong con gà đã, rồi sẽ xin lên hầu chuyện anh.
Dứt lời, Tuyết lại chạy vội xuống bếp.
Chương lắc đầu nhìn theo, lấy làm khó chịu.
Xưa nay chàng vẫn là một người quả quyết, có khi quả quyết quá hóa bướng bỉnh. Thế mà đối với Tuyết, chàng bỗng trở nên do dự, nhu nhược. Nói một câu, mà chỉ nói có một câu:
“Tôi cấm cô, không được vào nhà tôi một cách quá tự do như thế, nếu không, tôi sẽ đi trình cảnh sát”; thì phỏng có khó khăn gì. Vậy mà câu ấy cả lần trước cho chí lần này, Chương vẫn không dám nói. Lần trước, trong khi cáu kỉnh chàng đã toan dùng hết lời tàn nhẫn, nhưng chàng chẳng biết tại sao, câu chàng định nói như trên lại đổi hẳn:
“Xin mời bà đi ngay cho”. Có lẽ đó là bởi lễ độ của hạng người có học thức, có giáo dục. Chương nghĩ thế thì tự lấy làm thẹn, vì chàng biết chắc rằng không phải thế. Chàng lẩm bẩm:
“Được!
Chờ lát nữa cô ta lên, ta sẽ không nể nang một chút nào, không tiếc một lời nào nữa”. Hình như để mạnh bạo thêm lên. Chương nắm chặt tay đấm mạnh xuống bàn, nói lớn:
“Không thể thế này được!”.
Ý chừng nghe rõ tiếng đập bàn, Tuyết chạy vội lên hỏi:
– Anh lại gọi thằng Vi?
Chương cúi mặt, hai tay ôm đầu để tránh cặp mắt sắc sảo của Tuyết và lớn tiếng trả lời:
– Không!
Tuyết lại quay xuống bếp, vừa đi vừa nói một mình, nhưng nói to quá, khiến Chương nghe thấy rõ ràng:
– Người đâu mà cau có, gắt gỏng!
Chương ngẩng đầu lên thì Tuyết đã đi khuất. Bỗng chàng thoáng thấy phản chiếu trong chiếc gương bầu dục treo ở tường cái bộ mặt nhăn nhó, kho đăm đăm của chàng. Tự nhiên, chàng nhách một nụ cười, đứng dậy đi lại gần chỗ treo gương.
Chàng đưa năm ngón tay chải ngược mớ tóc, rồi chữa lại cái cà-vạt, cắm lại cái bút máy cho ngay ngắn, vuốt lại cái nếp áo cho phẳng phiu. Chàng phàn nàn thầm về nỗi tóc tai để dài quá:
“Rõ giận! Hôm qua Phương rủ đi xén tóc thì lại còn nấn ná mãi ... Hừ! Trông đầu mình như đầu dân Hồng chủng! .... Nhưng đầu chưa húi được, thì ta cũng nên vạc bộ râu đã!”.
Chàng liền mở ngăn kéo lấy dao. Cạo mặt xong, chàng thấy trẻ ra nhiều, rồi thấy mình có duyên, mỉm cười, ngắm nghía cặp môi và đôi mắt rất tình tứ.
Tuyết đem món ăn lên. Nhác thấy Chương đứng trước gương, nàng lùi lại, vì nàng sợ Chương ngượng với mình. Rồi nàng vờ cất tiếng gọi Vi tuy nàng nhớ đã sai Vi lên phố từ nãy. Nghe tiếng Tuyết, Chương vội lại chỗ cũ chống tay vào cằm, ngồi nhìn bàn giấy.
Tuyết bày các món ăn lên bàn. Chương liếc qua, thấy nàng đặt hai cái bát và hai đôi đũa ở hai phía bàn đối nhau. Chàng nghĩ thầm:
“Ta hãy cứ để vậy xem hắn còn làm những trò gì.”.
Câu nghĩ thầm chỉ để tự chữa thẹn cho mình. Kỳ thực, Chương không còn đủ nghị lực, không đủ lòng quả quyết để đuổi Tuyết ra như hôm trước. Tâm trí chàng như bị cử chỉ và ngôn ngữ kỳ khôi của Tuyết huyễn hoặc, tựa như con chim bị cặp mắt lí tí của con rắn thôi miên làm cho không thể nhúc nhích.
– Anh lại xơi cơm!
Chương thong thả lắc đầu:
– Cô thực là một người kỳ dị.
Tuyết cười khanh khách:
– Thế à? Ồ lạ nhỉ!
Chương cau mày, mắm môi làm bộ khó chịu về cử chỉ ngôn ngữ của Tuyết.
Song Tuyết vẫn cười, và nhảy theo điệu nhảy theo điệu khiêu vũ vừa hát:
“Nous sommes seul, ici bas ...”.
Rồi nàng lại cười, bảo Chương:
– Anh coi, em hát vẫn sai như thường, phải không, thưa anh?
Chương không thể giữ được trang nghiêm nữa, cũng bật lên tiếng cười, hỏi Tuyết:
– Thằng bếp của tôi, cô giấu nó ở đâu?
– Ồ quên nhỉ! Em xin lỗi anh nhé! Em sai nó đi đằng kia có chút việc riêng, chưa kịp nói để anh biết.
– Cô tự tiện quá nhỉ? Đầy tớ của tôi mà cô sai.
Tuyết ngắt lời tiếp luôn:
– Như thường. Nhưng em sai nó đi thì em đã làm bếp thay nó cho anh. Miễn là các món ăn ngon là được chứ gì ... Thôi, mời anh lại xơi cơm, rồi còn ... đi nghỉ trưa chứ.
Tuyết đưa mắt liếc Chương một cách rất tình. Nhưng Chương vẫn ngồi ở bàn giấy, không nhúc nhích. Nàng lại gần lấy tay quàng vai Chương, nũng nịu, nằn nì:
– Đi anh! Chóng ngoan, đi! Chóng em yêu, đi. Đừng khó bảo thế em giận, tội nghiệp!
Chương như điên cuồng, trong lòng như nước sôi, như lửa cháy, bỗng chàng đẩy Tuyết ra, trừng trừng nhìn, vẻ mặt sợ hãi, lo lắng. Tuyết hai má đỏ hây, mái tóc hơi rối, hai món tóc mai vòng vòng như hai dấu hỏi đen láy ở hai bên thái dương trắng bông. Nàng lim dim cặp mắt nháy Chương:
– Đấy, anh coi, anh không yêu em sao được? ... Nhưng lại ăn cơm đã.
Vừa nói, nàng vừa kéo Chương lại bàn ăn. Chương như người mất linh hồn, Tuyết lôi đi đâu thì đi đấy.
– Anh ngồi đây.
Chương ngồi xuống ghế. Tuyết ngồi đối diện chàng, cầm bát mời:
– Xin mời anh động đũa ... Anh làm em xấu hổ chết đi mất. Ai lại cứ như là khách ấy, mời mãi chả ăn cho ...
Chàng bĩu môi, bảo Tuyết:
– Cô có biết cô dơ dáng đại hình không?
Tuyết đứng dậy một ngắm trước gương bầu dục, rồi trở lại chỗ cũ trả lời:
– Không anh ạ. Hình dáng em vẫn xinh như thường.
Chương mỉm cười:
– Sao cô hay nói chữ “như thường” thế?
– Vâng, em nói chữ “như thường” như thường.
Chương cầm đũa bát và cơm uể oải. Tuyết bảo:
– Nhà còn rượu không anh?
– Cô thích uống rượu?
– Cũng thích xoàng thôi.
– Thế thì đi mua vậy. Chứ nhà tôi không có rượu, vì tôi không nghiện rượu.
– Thôi vậy. Nhưng cũng hơi đáng tiếc. Bữa tiệc “ra mắt” mà không có rượu thì không vui.
– Cô chờ một tí tôi đi mua nhé?
– Ồ, khá nhỉ! Nhưng thôi, để đến bữa cơm chiều cũng được, anh ạ.
Hai người vui vẻ cùng ăn. Chương cảm thấy trong lòng hân hoan, sung sướng mà chàng chẳng muốn hiểu vì sao.
– Các món ăn cô làm khéo lắm.
– Chuyện!
Chương cất tiếng cười vang. Lần đầu Tuyết thấy chàng cười tự nhiên và thẳng thắn.
Xong bữa cơm, Tuyết thu dọn bàn ăn.
Chương nói:
– Thôi, để chờ thằng Vi về, cô chẳng cần bận tới.
– Vẽ!
Thoăn thoắt, Tuyết bưng mâm đĩa bát xuống bếp để rửa, rồi lên gấp khăn bàn, khăn ăn rất là gọn gàng, nhanh nhẹn. Có tiếng chuông ở cổng. Chương vừa buông tờ báo ngẩng lên đã thấy Tuyết chạy vội ra sân. Chàng lo lắng, sợ gặp khách quen, toan gọi Tuyết lại thì đã không kịp nữa.
Một phút sau, Tuyết theo ông khách đi vào.
Chương đứng dậy chắp tay chào. Đầu chàng nóng bừng như bị sốt nặng, vì ông khách nào phải ai, chính là ông đốc Phan, em bà phủ Thanh, cậu cô Thu.
– Mời cụ ngồi chơi.
Thấy ông đốc tò mò đứng nhìn Tuyết mở tủ chè lấy ấm chén để pha nước, Chương ngượng nghịu, ấp úng:
– Thưa cụ .... đó là ... em cháu ...ở ...nhà quê ra chơi.
Tuyết lẩm bẩm:
– Rõ khéo!
Ông đốc Phan hỏi lại Chương:
– Cô em ở quê ra chơi?
Ông đốc hỏi để có câu hỏi trong khi chuyện trò mà thôi. Nhưng Chương cho là một câu mai mỉa. Vì chàng ngắm lại diện mạo và y phục cô “em gái” chẳng có một tí gì là quê hết. Láu lỉnh Tuyết lại gần chỗ hai người ngồi, se sẽ, và lễ phép hỏi Chương:
– Thưa anh, chè cất đâu ạ?
Cố lấy giọng tự nhiên, Chương đáp:
– Ở ngăn tủ trên ấy, cô ạ.
Tuyết xuống bếp đun nước. Chương và ông đốc Phan trong câu chuyện thù tiếp, đều có vẻ không được tự nhiên.
Chương thì luôn băn khoăn với câu nghĩ thầm:
“Rõ khổ cho mình quá! Bỗng dưng con bé nó vác xác nó đến nhà mình làm gì thế không biết?”. Chàng tưởng đến Thu, và lo lắng rằng ông cậu sẽ thuật lại cho cháu biết cái đời éo le của mình. “Hừ! Mà éo le thật!”.
Còn ông đốc, chủ ý đến chơi cũng chỉ cốt để nói chuyện Thu với Chương và định sẽ vì chàng giúp việc hôn nhân. Song thoạt gặp Tuyết ra mở cổng, ông tưởng Chương đã có vợ rồi. Đến khi Chương nói là đó là em gái chàng, thì ông mới để ý nhìn kỹ người thiếu phụ và nhận thấy nàng là một người quen quen mà ông thường gặp hoặc ở phố Tràng Tiền, hoặc ở các rạp chớp bóng ... Ông đoán chắc rằng cô kia chỉ là tình nhân của Chương. Vì thế ông chưa muốn đá động đến việc hôn nhân vội.
Giữa câu chuyện tẻ ngắt, rời rạc, buồn ngủ, Chương bỗng giật mình. Tuyết đương cười khanh khách ở nhà dưới, và sai bảo bếp Vi vừa về làm những việc gì chàng không rõ. Rồi một lát sau Tuyết bưng cái khay đựng hai chén nước bốc khói thơm ngát và đặt xuống bàn, nói:
– Mời cụ xơi nước, mời anh xơi nước.
Ông đốc Phan ngả đầu đáp lại:
– Cảm ơn cô.
Chương không giấu nổi vẻ căm giận. Chàng ngồi yên lặng nhìn ra sân, cặp mắt đỏ ngầu. Uống hết chén nước, ông đốc đứng dậy từ cáo ra về. Trong lòng buồn bực, Chương cũng chẳng nghĩ gì tới sự lưu khách. Tuyết lại như trêu tức:
– Kìa, anh không giữ cụ ở lại chơi đã?
Không nói nửa lời. Chương tiễn ông đốc ra đến tận cổng. Khi chàng trở vào phòng, đã thấy Tuyết ngồi vắt chéo chân, nghiễm nhiên đọc nhật trình. Chương tiến thẳng đến trước mặt nàng, dằn từng tiếng:
– Bây giờ thì xin mời cô đi ngay cho.
Thong thả, Tuyết ngước nhìn Chương:
– Thưa ông anh, ông định đuổi cô em gái về quê chăng?
Rồi nàng liến thoắng:
– Anh ạ việc đồng án nhà quê em thạo lắm kia.
Không thấy Chương nói gì, nàng lại cúi xuống đọc nhật trình như không lưu ý đến chàng nữa.
– Vậy cô muốn tôi đi trình cảnh sát?
Lần này, Tuyết không thèm nhìn lên, ung dung bảo Chương.
– Nghỉ trưa một lát rồi đi dạy học, chứ đứng đấy mà nói lảm nhảm mãi ư?
Chương kinh ngạc, tò mò nhìn Tuyết. Thật không bao giờ, chàng hề tưởng tượng một cô con gái, dù là giang hồ đi nữa, lại có thể có thái độ kỳ dị đến như thế. Thấy Chương đứng im, Tuyết lại hỏi:
– Vậy anh không ngủ trưa?
Chẳng biết nghĩ sao, Chương trả lời một cách dịu dàng:
– Không.
– Vậy uống cà phê nhé?
– Không có cái pha.
– Có. Sáng nay soát tủ không có cái lọc cà phê nào, em đã đưa tiền cho Vi đi mua một đôi và đủ cả các thứ rồi. Có cả cối xay cà phê nữa đấy ... Nhưng anh không nghe thấy nó đang xay cà phê ở dưới nhà đấy ư?
Chương ngây ngất, ngớ ngẩn, trả lời.
– Ừ nhỉ.
Rồi hai cặp mắt nhìn nhau ... hai cặp mắt nồng nàn đắm đuối. Chương rùng cả mình ...
Luôn một tuần lễ, hai người yêu nhau. Chương để mặc ái tình nhục dục lôi kéo đi. Chàng như mê man, không kịp suy xét. Cái tính nhu nhược, sự không tự chủ được lòng mình bỗng theo tình yêu ủy mị mà đến chiếm đoạt hết tâm hồn chàng. Nhiều lần, chợt nghĩ đến sự éo le vô lý, điên cuồng của một khối tình đột nhiên bồng bột. Chương cố quên nhãng ngay đi, quên nhãng bằng sự làm việc.
Vì thế, luôn mấy hôm, ngoài cuộc ái ân đắm đuối, chàng tận tụy chăm chú vào việc dạy học:
Nào soạn bài, nào chấm bài.
Khi vào lớp, học trò đều lắng tai nghe chàng giảng nghĩa, vì chàng nói rất nhiều, giảng rất hay. Chàng sung sướng hay chàng chỉ cốt làm cho tâm trí đê mê, bận rộn, không có lúc nào kịp phân tích tới tình yêu? Vì động tưởng tới tình yêu là chàng lại thấy hiện ra biết bao sự trái ngược. Song nhiều khi bị xúc động quá, óc chàng trở nên nhọc mệt. Tức thì sự buồn rầu, sầu muộn vẩn vơ man mác làm cho chàng ủ rủ như người mất linh hồn.
Còn Tuyết? Tuyết sung sướng. Sung sướng như người mới biết yêu và mới biết yêu lần này là một. Nàng âu yếm chiều chuộng Chương, không bao giờ phật ý chàng, lại đoán mà tìm ra những sự ước muốn của chàng.
Nhưng chiều hôm nay, ở trường về, Chương thấy Tuyết vắng nhà. Chờ đến chín giờ, Tuyết vẫn chưa về, chàng liền một mình ngồi ăn cơm. Tưởng tới tính phóng đãng, và cái đời vô định của bọn gái giang hồ, chàng mỉm một nụ cười khinh bỉ ... Song chẳng sự khinh bỉ lại đổi ra sự thương hại. Rồi, ăn uể oải, Chương cảm thấy sự thiếu thốn trong đời chàng.
Sáu, bảy hôm với tình yêu đắm đuối, mê man! Tuy không là tình yêu trong trẻo, và chân chính làm cho ta đề huề vui thú cảnh gia đình, nhưng vẫn là tình yêu mà lại là tình yêu nhục dục thứ nhất trong đời ngây thơ của chàng. Xưa nay, vì lòng ghét phụ nữ, chàng chưa hề gần gũi một người đàn bà.
Chương chỉ ăn có một lưng cơm. Chàng đặt mạnh bát cơm xuống bàn. Vi tưởng chủ còn ăn, đỡ lấy bát xới cơm, thì Chương đang tìm cớ để gắt, liền thét mắng ầm ĩ. Thật vậy, chiều hôm nay, chàng cau có, vẻ mặt khó đăm đăm như người bực tức điều gì.
Chương càng khổ tâm, khi nhận thấy rằng mình không dám thú thực với mình cái nguyên nhân sự bực tức đó. Lòng tự cao, tự đại thái quá khiến chàng tưởng rằng, yên trí rằng mình không yêu, và một tuần lễ lăn lộn say đắm với cái thú vật dục, chàng cho đó chỉ là sự nhu yếu của một con vật, cũng như sự ăn, sự uống. Chàng lẩm bẩm:
“Phải! Là ái tình họa chăng ...”.
Chương chợt nhớ tới con gái bà phủ. Nhưng một sự lạ! Không những chàng không tưởng tượng ra được diện mạo của Thu mà đến cái tên Thu, chàng cũng quên bẵng. Đến nỗi chàng phải ngồi cố tìm để nhớ ra:
chàng chắp các vần trắc ở các vần bằng bắt đầu từ chữ B cho đến chữ X mà vẫn không ra. Chàng bỗng bật cười, vì vừa tự nghe thấy tiếng mình lẩm nhẩm đọc, như một thằng bé con mới học vần quốc ngữ:
Ba, Biên, Bồng, Dan, Dần ... Mãi lúc chàng lại nghĩ đến Tuyết, và nhờ sự liên tưởng, cái tên Tuyết ấy mới giúp chàng tìm ra được tên Thu:
Tuyết gợi ra mùa đông, rồi mùa đông gợi ra mùa Thu.
Song đến khi tìm ra được tên Thu, chàng vẫn không thấy trái tim chàng cảm động mảy may. Mà, càng lạ nữa, khi lòng tự ái của chàng cố phác vẽ lại bức tranh Thu đứng sau hàng giậu chờ mình đi qua, thì sự tưởng tượng của chỉ vẽ ra được nét mặt của Tuyết.
– Bẩm ông xơi cà phê.
Vi se sẽ đặt cốc cà phê lên bàn. Chương trợn mắt mắng:
– Ai bảo mày pha?
– Bẩm ...
– Cút! Xuống nhà!
Tò mò, Chương nhìn cốc cà phê.
Đã một tuần lễ nay, chàng sinh nghiện cà phê. Xưa nay chàng vẫn tự phụ rằng không thể nghiện được một thứ gì, thế mà lần này vì nể một “đứa con gái”.
một “đứa con đĩ”, chàng lại nghiện được cà phê ư?
Chương mỉm cười. Chàng vừa tìm ra được chữ “nghiện” để giảng nghĩa sự thay đổi tính tình. Phải, đối với Tuyết, chàng chỉ nghiện chứ không yêu:
“Yêu, mình còn yêu sao được?”. Chương cho rằng chàng mới bắt đầu nghiện Tuyết, nghĩa là nghiện cái thú nhục dục cũng như một vài anh em nghiện thuốc phiện, nghiện đi hát.
Tìm ra nguyên nhân ổn thỏa sự nhớ nhung. Chương cảm thấy lòng đỡ thổn thức, đỡ băn khoăn, đem trí bình tĩnh mà nghĩ tới mấy ngày vừa qua. Thì nào chàng có phân biệt được ngày nào với ngày nào! Bó ngày ấy giống như bó hồng thuận vi của Tuyết cùng một màu tươi thắm, cắm vào cái lọ vẽ men Nhật.
Nghĩ mãi, Chương chỉ tưởng tượng ra được hình dáng, điệu bộ của Tuyết.
Tuyết cười, Tuyết nói, Tuyết hát, Tuyết nũng nịu, Tuyết âu yếm ... Rồi nhớ tới mấy bức tranh chàng phác họa hình ảnh Tuyết. Chương thò tay vào túi lấy quyển sổ nhỏ. Một cảnh Tuyết ngồi khâu làm cho chàng cảm động ...
Hôm ấy, cơm sáng vừa xong, thì thợ giặt đem quần áo đến, và lấy quần áo bẩn đem về giặt.
Nhanh nhẹn, Tuyết trao cho bác phó mớ quần áo đã buộc lại cẩn thận, rồi lấy chồng quần áo sạch đem lên gác cất vào tủ.
Mấy phút sau, Chương cũng theo lên, thấy Tuyết đương ngồi cặm cụi mạng chiếc áo lót, Chương đứng dừng lại ngắm cái tay trắng muốt, mềm mại cử động.
Nhưng Tuyết đã thoáng thấy bóng Chương phản chiếu trong gương tủ. Nàng ngừng tay, ngẩng đầu nhìn Chương và mỉm cười, nói:
– Hai cái sơ mi của anh cũng rách cả.
– Tôi cũng định chiều nay đi may mấy cái.
– May làm gì vội. Anh có những năm cái mà ba cái hãy còn mới. Hai cái này tuy rách nhưng ít ra cũng mặc được ba, bốn tháng nữa.
Tuyết vừa nói vừa mạng. Chương lấy làm kinh ngạc. Chàng không ngờ một cô gái giang hồ phóng đãng, chỉ biết sống ngày nay không nghĩ đến ngày mai, lại có những tư tưởng bình thường và tính ngăn nắp được như thế:
“hay là ...
nàng giả dối để lừa ta, để cám dỗ ta?”.
Thấy Chương đăm đăm nghĩ ngợi, Tuyết lại nói:
– Vậy chiều nay đừng may nữa nhé?
– Vâng, thì đừng may.
– Với lại hết tháng này, quần áo để nhà em giặt cho, đưa thợ, tốn tiền không kể làm chi, nhưng họ giặt dối mà là vụng ghê gớm quá. Chỉ được mỗi cái chóng rách.
Nghe nói câu này. Chương càng ngờ Tuyết giả dối. Vô lý! Một cô gái ăn chơi mà lại biết thích làm việc! Nhưng bức tranh một người đẹp ngồi khâu xóa bỏ ngay được những sự hèn mọn của tư tưởng, những sự nghi hoặc của tâm tình:
Chương chỉ thấy có một sự đẹp, đẹp dịu dàng, âu yếm, thân thiết. Cảm động, chàng lấy ra quyển sổ tay và cái bút chì hí hoáy vẽ. Nhác trông thấy, Tuyết vội kêu:
– Ấy đừng!
– Ngồi im, đẹp lắm!
– Nhưng để em vấn tóc lại đã.
Chương phì cười:
– Em làm như anh chụp ảnh em không bằng! Em không lo. Nhờ trời được cái anh vẽ cũng không khéo lắm.
Tuyết cố nói pha trò để được vui lòng người yêu. Nhưng thấy Chương tưởng rằng mình nói thực thì nàng làm ngay ra như mình ngây thơ, đưa tay lên nắn lại vành tóc, vuốt lại món tóc mai, rồi mỉm cười bảo Chương:
– Bây giờ thì xin mời họa sĩ vẽ đi cho.
Tuyết sung sướng, Tuyết cảm động vì lần đầu được nghe Chương gọi mình là em xưng anh với mình. Tính tình bẽn lẽn, Chương trong khi trò chuyện cùng nàng thường vẫn còn giữ gìn, đứng đắn, bao giờ cũng chỉ xưng hô là cô với tôi mà thôi. Nhưng trước một cảnh tưởng êm đềm, chàng vụt trở nên âu yếm, quên hẳn đứng đắn, giữ gìn.
Cảnh tượng ấy, hôm nay bức tranh phác họa bằng nét chì trong quyển sổ con lại làm hoạt động trong tâm trí. Chương nhớ lại từ dáng điệu cho chí tiếng cười, giọng nói của Tuyết.
Trời ơi! Cái giọng khàn khàn ấy, đã nghe qua một lần, còn ai có thể quên được nữa? Chương thở dài, đánh diêm châm thuốc lá ...
Một tập bài học trò gấp trong cái cặp bìa, nhắc Chương nhớ ngày mai có luận Pháp văn. Chàng liền đứng dậy ra bàn giấy ngồi chấm. Chàng luôn mồm gắt gỏng, phàn nàn về sức học kém cỏi của học trò. Mọi khi chàng cho điểm rất rộng mà hôm nay có nhiều bài, chàng phê đến nửa điểm. Chấm được độ hai chục bài, chàng vứt bút chì, đứng tựa cửa sổ nhìn ra đường.
Lúc ấy có lẽ hơn mười giờ. Ngoài phố vắng ngắt. Thỉnh thoảng chiếc ô-tô qua nhà. Tiếng còi điện, chàng nghe như tiếng cười chế nhạo. Rồi nghĩ vơ vẩn, Chương nhớ tới Khiết với tiếng còi ô-tô rít của Khiết. Chàng mỉm cười lẩm bẩm:
“Chắc ít lâu nay, anh ta cũng cụt hy vọng với cái mộng đào mỏ!”.
Ánh đèn điện ngoài đường chiếu qua hàng giậu xuống cái vườn trước cửa nhà. Những hoa chân chim, cẩm chướng, trân châu, chàng chỉ trông thấy lờ mờ thấp thoáng dưới bóng những then giậu sắt, nhưng chàng cũng tưởng tượng ra được cái màu tươi rực rỡ. Nhất là mấy khóm hồng trắng, hồng đỏ mà Tuyết mua tận Yên Phụ, và ngày ngày hai buổi, nàng xới tưới chăm nom.
Chương nhớ một buổi chiều ở trường về, chàng bắt gặp Tuyết đương trồng mấy khóm hoa xác pháo. Màu đỏ chói của những cánh hoa in bật lên vạt áo xanh Tuyết mặc. Chừng Tuyết sợ ướt hay lấm, nên đặt cây xuống đất rồi gọi Vi lấy nước để rửa tay. Thoáng thấy Chương đứng ở ngoài hàng giậu nhìn vào, nàng hớn hở chạy ra mở cổng. Chương thấy rõ rệt sự yêu mến mong đợi của nàng, hình như trong khi chàng đi vắng, nàng chỉ nghĩ tới mình chàng, và nếu nàng làm như thế, sao chợt thấy bóng chàng, Tuyết lại vứt cả cây ra đó mà chạy lại âu yếm chuyện trò với chàng, hầu như nàng quên bẵng rằng nàng đương làm việc gì.
Bây giờ Chương đứng tì cửa sổ nhìn xuống vườn, những cảm tưởng êm đềm ấy vẫn toàn vẹn. Chàng vẫn yên trí rằng Tuyết yêu chàng. Chàng không thể ngờ vực được.
Nhưng sao tự nhiên Tuyết lại bỏ nhà ra đi như thế. Mà đi đâu lại mãi mười một giờ đêm chưa về. Chương thấy nóng mặt, nhức đầu. Hai tay thọc túi quần, chàng đi đi lại lại trong phòng, giày nện cồm cộp xuống gạch. “Còn đi đâu nữa? ... Ai lại khờ dại, lẩn thẩn muốn tìm biết một cô gái giang hồ, đi đâu bao giờ”. Vì dẫu sao, Chương vẫn không quên rằng Tuyết là một gái giang hồ, một người bậy bạ. Buột mồm chàng rủa:
“Đồ khốn nạn”.
Rồi chàng lớn tiếng gọi:
– Vi!
Vi vội vàng chạy lên, lo lắng, sợ hãi, vì từ chiều đến giờ, nó chưa thấy chủ sai bảo điều gì mà chỉ thấy gắt gỏng, cau có:
– Dạ!
– Đi không bảo gì mày?
Vi còn ngơ ngác không hiểu, thì Chương đã giẫm chân hỏi lại:
– Cô Tuyết đi có dặn gì mày không?
– Bẩm không.
– Đi đâu mày biết không?
– Bẩm không.
– Thôi được! .... À, đóng khóa cổng lại nhé. Mà cái chuông cổng không kêu, mày đã chữa lại chưa?
– Bẩm, đã.
– Thôi được, xuống nhà.
Chương lên gác đi ngủ. Nhưng băn khoăn, trằn trọc không sao ngủ được.
Đồng hồ đánh nửa đêm được một lát thì văng vẳng chàng nghe có tiếng chuông.
Vội vàng chàng dậy ra cửa sổ gọi Vi bảo mở cổng. Nhưng hỏi hai ba lần không thấy ai thưa, Vi liền đứng dưới sân nói lên:
– Bẩm chuông nhà bên cạnh đấy ạ.
Chương chán ngắt, lại lên giường nằm, rồi thức cho đến sáng.
Vi lúi húi làm cơm trong bếp, lắng tai nghe có tiếng ai hát ở trên nhà. Nó vội chạy lên, trong lòng lo lắng, vì nó vừa nhớ rằng ban nãy quên không khóa cổng. Bỗng nó vui mừng kêu:
– Ô kìa, cô!
Tuyết vừa cắm những hoa hồng vào lọ, vừa quay đầu lại mỉm cười hỏi:
– Thế nào, ba hôm nay tôi vắng nhà, có xảy ra sự gì lạ không?
– Thưa cô, không ... Nhưng ông tôi buồn lắm.
Thật ra, trong ba hôm ấy. Vi lấy làm khó chịu với chủ quá. Chương cau có gắt gỏng suốt ngày. Vì thế, nay thấy Tuyết về, nó hớn hở tươi cười như vừa được chủ tăng tiền công. Nó chẳng lạ vì đâu mà chủ nó buồn rầu, kém ăn, kém ngủ.
Tuyết như không để ý tới câu trả lời của bếp Vi, yên lặng cắm hoa vào lọ.
Nhưng liếc trông thấy Vi đứng nhìn mình, Tuyết liền quay lại bảo:
– Đừng làm cơm tôi nhé.
Vi hoảng hốt hỏi lại:
– Vậy cô không xơi cơm nhà?
– Không.
Vi ngẫm nghĩ, lo sợ, rồi nửa khuyên răn, nửa như van lơn, bảo Tuyết:
– Cô chả nên thế.
Tuyết không nhịn được cười:
– Chả nên thế nào?
– Chả nên ... đi nữa. Ông tôi ... nhớ cô lắm.
– Thế à?
Tuyết vẫn biết Chương yêu mình. Có lẽ vì biết thế mà bỗng dưng nàng bỏ đi một cách vội vàng và kín đáo cũng nên. Nàng không muốn đời nàng có dính dáng quá mật thiết với đời một kẻ khác, nhất kẻ khác lại là Chương mà nàng hơi thương hại. Nàng đã khắc sâu vào trái tim, vào trái tim sắt đá của nàng một câu châm ngôn ghê gớm:
“Không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời như vị thuốc trường sinh”.
Những tình nhân trước kia của nàng hoàn toàn là những tay phóng đãng, những tay cùng nàng thờ một chủ nghĩa khoái lạc. Cả cái người mê nàng một cách say đắm đến nỗi suýt nữa vì nàng đã gây nên án mạng, nàng cũng chỉ nhận thấy rằng hắn theo đuổi mục đích như nàng.
Buổi đầu mới gặp Chương, nàng thấy hay hay, nhận rõ sự ngộ nghĩnh của một tấm tình yêu bẽn lẽn, ngây thơ, trong sạch. Nàng ví Chương như một cô thiếu nữ, hơn nữa, như một cô con gái đồng trinh. Nhưng được một tuần lễ thì nàng thấy chán. Cái đời một ông giáo đạo càng ngày nàng càng thấy trái ngược với đời nàng, một đời không có tương lai vững chãi.
Rồi một buổi như đáp lại tiếng gọi ở cõi xa xăm, nàng dứt ra đi, đi tìm một người tình nhân cũ, mà nàng vụt cảm thấy nàng yêu.
Vừa cắm hoa hồng vào lọ, Tuyết vừa nhớ lại mấy ngày vừa qua. Nghe tiếng đồng hồ đánh bốn tiếng nàng nghĩ đến giờ tan học, trong lòng băn khoăn áy náy.
Nàng quay lại, thấy bếp Vi vẫn đứng sau lưng, tò mò nhìn nàng như muốn nói điều gì:
– Anh không xuống làm cơm?
Vi cười nịnh:
– Giá cô làm hộ cháu cái món “xốt”, xốt gì, cô nhỉ?
Tuyết cười:
– Xốt thì thiếu gì thứ xốt.
– Thứ xốt mà cô vẫn làm để ăn với cá ấy mà.
– À, sauce mayonnaise.
– Vâng, xốt bayđon-nết. Từ hôm cô làm món ấy cho ông tôi xơi, rồi ông tôi cho là ngon lắm, hôm nào cũng bắt làm, mà hôm nào cũng kêu vụng.
Vẩn vơ, Tuyết hỏi:
– Thế à? Ông thích ăn món ấy?
– Vâng, thích lắm. Cũng như món cánh gà rán tẩm bột của cô. Nhưng hình như ông tôi mệt hay sao ấy. Mỗi bữa ăn chỉ ăn có một tí cơm.
Tuyết cười khanh khách, rồi nàng đưa lọ hoa cho Vi.
– Anh rót nước vào đây. Mà sao tôi đã dặn anh hễ hoa héo thì thay hoa mới vào mà anh chẳng nhớ.
– Thưa cô, tôi có nhớ đấy. Nhưng hôm qua, tôi vừa mua mấy bông hoa về, gặp ông tôi, ông tôi ném đi không cho thay.
Tuyết mỉm cười:
– Thế à?
– Tôi sợ cô thay hoa mới vào thế này rồi chốc nữa ông về, ông lại mắng tôi.
– Anh cứ bảo tôi thay đấy.
Giọng Tuyết uể oải, buồn rầu. Có lẽ vì mấy hôm nay nàng chơi bời thái quá, thức đêm khuya quá, uống rượu nhiều quá. Thân thể nàng đau đớn, cả tinh thần nàng cũng mỏi mệt. Ngẫm lại cảnh yên tĩnh nó đã làm cho nàng, trong sáu, bảy hôm, quên bẵng một đời náo nhiệt, bộn bề, nàng cảm thấy tâm hồn chán nản:
– Thôi xuống nhà! Đứng làm gì đây mãi?
Vi thong thả xuống bếp. Ngồi lại một mình, Tuyết ôm đầu thở dài, lẩm bẩm nói:
“Có lẽ nào lại thế được!”. Lần đầu, trí nàng ngờ vực cái lý chính đáng của đời khoái lạc.
Đưa mắt nhìn phòng khách một lượt, Tuyết tưởng như mình ở giữa một nơi thân mật, quen biết hằng năm. Nàng cảm động xiết bao khi nàng nhận thấy những thức nàng trang hoàng vẫn huyện nguyên như cũ. Nàng vẫn tưởng bức thủy họa nàng treo ở tường sẽ bị bỏ ngay sau khi nàng rời Chương ra đi, vì nàng chẳng lạ gì cái tính ghét tranh hoa của Chương.
Tuyết nhớ lại những câu chuyện của Chương trong mấy ngày trời mà phải tức cười. Người đâu lại ngộ nghĩnh như vậy? Nói chuyện với đàn bà mà chỉ phô những cái đáng ghét của mình ra, nhất là thú thực rằng mình ghét phụ nữ!
Lững thững Tuyết lên gác để lấy mấy bộ quần áo ngủ cất trong tủ gương.
Nàng vừa nhớ ra rằng chìa khóa đã đưa trả lại Chương rồi thì chợt thấy cánh cửa tủ hé mở, và chùm chìa cắm ở ổ khóa.
Trên một chiếc áo lót của Tuyết, Tuyết thấy có cài vào giây lạt một cái khăn con vấy máu đã đen. Nhìn kỹ thì đó chính là lấy cái khăn nàng dùng để buộc tay đau cho Chương bữa nọ. Nàng cảm động, linh hồn cứng cỏi của nàng bỗng trở nên ủy mị. Nàng biết chắc rằng Chương yêu nàng, nhưng nàng vẫn tưởng tình yêu của Chương cũng như tình yêu của kẻ khác. Tình nhục dục. Nàng không ngờ đâu đối với nàng Chương lại có tình âu yếm đến nỗi giữ những vật kỷ niệm có dính dáng đến nàng một cách trân trọng như thế.
Hai giọt lệ sung sướng từ từ rơi trên má, Tuyết lẩm bẩm:
“Vô lý!” Rồi chẳng biết vụt có ý tưởng ngộ nghĩnh gì, nàng cất tiếng cười vang và nói một mình:
“Anh chàng nan du thực!”.
Tò mò, nàng cầm chùm chìa khóa ngắm nghía. Rồi táy máy, nàng mở các ngăn kéo. Trong một ngăn, nàng thấy một quyển sổ con xinh xắn, đóng bìa da mềm. Mở ra coi thì đó là một quyển nhật ký của Chương. Tuyết vừa cười vừa đọc nhiều câu chuyện riêng của Chương, từ chuyện xảy ra ở trường, ở phố cho chí khoản chi tiêu bất thường.
Đến chỗ Chương chép sự gặp gỡ của hai người. Thì thầm nàng đọc:
Gần 22 giờ gặp T. Bị thương ở tay. Một người rất lạ. Cũng khá đẹp. Trời ơi!
Gia đình! Tình ái! Chỉ có thế. Không có ta thì có lẽ ái tình đã kết liễu bằng một nhát dao.
Tuyết mỉm cười mở sang trang sau:
... T lại đến, có lẽ cô ta là một con yêu tinh đến ám ảnh ta chăng? ...
Tuyết lạ rằng hôm ấy Chương gặp cả hai người, Thu và mình, mà sao đây chỉ thấy chua có một tên. Hay T. là Thu? Nếu là Thu thì tất cả phải viết Th. Và Thu khi nào lại là yêu tinh được? “Yêu tinh” đích Tuyết rồi! ....
Tuyết vừa cười, vừa giở ... Bỗng nàng dừng lại mắt đăm đăm nhìn trang giấy:
Một câu Pháp văn vắn tắt viết bằng viết chì, nét nguệch ngoạc:
Je l`aime!
Tuyết bẽn lẽn xấu hổ, nàng nhận thấy nàng không xứng đáng với ái tình nồng nàn và chân thật của Chương. Nhưng nàng vẫn giở, vẫn thì thầm đọc ...
...12 Mars ... 2giờ ...Mong đợi, 23 giờ, có chuông gọi nhưng không phải, 1 giờ sáng. Đồ khốn nạn! 6 giờ sáng. Cả đêm không ngủ.
Rồi luôn mấy trang, Tuyết thấy để trắng. Chàng quên Tuyết ngay hôm sau được ư? Hay vì buồn quá mà chàng không nghĩ được một câu gì để viết?
Tuyết đương loay hoay với câu hỏi, thì một tờ giấy ở trong quyển sách rơi ra.
Nàng cúi xuống nhặt lên coi:
Đó là bức thư viết cho nàng. Bức thư còn bỏ dở.
Hình như Chương viết đến đây thì gặp giờ học. Hoặc giả chàng chợt nghĩ đến cái đời nhơ nhuốc của Tuyết mà ngừng bút bỏ dở bức thư chăng. Đọc lại mấy dòng chữ Tuyết ngây ngất cả người:
Anh không hiểu vì sao bỗng dưng em lại bỏ nhà em đi như thế, khiến anh lo sợ cho em, vì anh đoán chừng em trở về với thằng khốn nạn bữa nọ. Nếu không thì em cũng lại dấn thân vào cái đời mưa gió, nó hạ con người xuống hàng súc vật.
Anh thương em lắm, anh muốn ...
Bức thư chỉ có thế, Tuyết chau mày tỏ vẻ tức tối, mồm lẩm bẩm:
“Rõ khéo!
Ai khiến thương!” Xưa nay nàng vẫn ghét những người mà nàng gọi chung là hạng đạo đức:
“Nhưng chẳng biết anh muốn gì vậy?”.
Có tiếng động ở thang gác. Tuyết giật mình tưởng Chương về, vội vàng đóng sập ngăn kéo lại. Song đó chỉ là bếp Vi:
– Cái gì thế anh?
– Thưa cô, tôi đánh hỏng mất món “xốt” rồi.
Tuyết chưa kịp trả lời thì Vi lại nói luôn:
– Hay cô đánh hộ tôi.
– Chịu thôi. Tôi phải đi bây giờ đây.
– Cô đi đâu?
– Đi đâu? Về nhà chứ còn đi đâu?
– Nhà cô?
– Phải, nhà tôi. Chốc nữa, ông giáo về đừng nói tôi đến nhé.
Dứt lời, Tuyết thoăn thoắt xuống cầu thang, rồi đi thẳng.
Sáng hôm sau, Chương vừa thức giấc, Vi đã lên gác đưa cho chàng một bức thư. Chương đoán là thư của một người đàn bà, tuy chữ viết ngoài phong bì rất tốt, rất hoạt. Là vì ngắm nét vòng mềm mại của những chữ h, chữ g, chàng cho rằng bàn tay cứng cỏi của đàn ông không thể uốn nắn được như thế. Lại thêm thoang thoảng có mùi nước thơm của phấn đánh mặt, khiến Chương nhớ đến Tuyết:
– Hay thư của Tuyết?
Bấy giờ Chương mới nhận ra rằng ăn ở với nhau trong sáu, bảy hôm mà chàng chưa hề thấy Tuyết viết một chữ nào. Chàng bỗng tắc lưỡi mỉm cười, vừa xé phong bì vừa lẩm bẩm:
– Mình thật rõ lẩm cẩm ... Thì hãy cứ bóc thư ra xem đã nào! Của ai khắc biết.
Quả thật, thư ấy của Tuyết, bức thư rất dài, chữ nhỏ li ti và viết kín bốn trang giấy lớn. Chương xem vội cuối thư, tuy tên người viết thư ký thấy, chàng cũng nhận ra ngay được là chữ “Tuyết”. Chàng liền cặm cụi ngồi đọc.
Ngày ... 193 ...
Chương anh, Anh tha tội cho Tuyết vì tội Tuyết to lắm. Tuyết không ngờ Tuyết lại làm cho anh đến phải buồn bực, khổ sở.
Nhưng anh đừng tưởng lầm rằng đối với anh, tội của em là đã vội vàng rời bỏ anh. Không, tội của em nặng hơn thế kia, là đã quá nhẹ dạ trong khi đùa bỡn, và đã vô tình “cợt trêu” một trái tim chân thành hiếm có.
Thật ra hôm đầu em đến nhà anh, chú tâm em cũng định, anh đừng giận nhé, – cũng định ghẹo anh, vâng, ghẹo anh một tí thôi, vì hôm trước trong khi sốt sắng cứu em, anh đã bị một nhát thương ở tay.
Ấy, chỉ có thế thôi, chứ nào em có yêu gì anh, mà em hy vọng gì yêu được một ông giáo đạo mạo như anh.
Nhưng rắc rối chỉ tại cô con gái bà phủ. Vâng, chính tại cô ả giàu có “con nhà nề nếp” ấy mà em vụt có ý tưởng điên cuồng và trở nên tinh nghịch quái ác.
Em thấy anh băn khoăn, cuống quýt vì cô ta, thì em đâm ghét, rồi em định bụng trêu cho hả lòng căm tức. Chẳng lẽ vì có đống bạc với cái đời tử tế(!) mà anh đặt được người ta lên trên em ư? Em đây cũng đã thừa sống cái đời tử tế rồi.
Cái đời giàu có đầy đủ em đã thừa hưởng rồi ...
Thế là em lập tâm thi hành chương trình một cuộc vui hiếm có. Nói lập tâm thì cũng hơi quá. Thật ra thì hình như em chẳng lập tâm gì cả.
À, chắc anh còn nhớ hôm anh ngây người đứng nhìn cô ... cô gì em quên mất tên rồi, thôi cứ gọi là cô ả cho tiện. Anh ngơ ngác như mất linh hồn đến nỗi em ra đến gần sát anh và cất tiếng cười rộ, anh mới biết. Rồi anh nhớn nhác hình như chỉ sợ cô ả biết rằng có em đến chơi nhà. Anh làm em cáu tiết. Câu dọa nạt của em hẳn anh chưa quên. Nếu chẳng may anh quên thì em nhắc lại một lần nữa. Em nói:
“Khôn hồn! Em yêu anh lắm đấy. Mà em đã yêu thì anh khôn hồn!”. Em muốn đóng vai ... vai gì lại quên mất rồi, vai gì trong một chuyện Prosper Mériméé mà họ đã diễn ở nhà hát Tây độ nọ ấy nhỉ?
Thế rồi mọi sự xảy ra như em đã muốn. Những sự xảy ra ấy, anh đã biết cả, hà tất phải kể lại lôi thôi.
Nhưng có một sự không ngờ, một sự phi thường đã xảy ra cùng với những sự ....những sự không phi thường. Sự ấy là ...thì cứ nói thẳng ngay nó là ái tình.
Em có ngờ đâu rằng em nói đùa hóa ra thật. Bây giờ, nghĩ lại, em còn lấy làm lạ mà cho rằng vô lý. Phải, em mà lại yêu được anh? Em mà lại còn yêu được ai?
Cái đó chỉ tại anh. Anh yêu em như yêu một cô gái nhà tử tế, khiến em quên bẵng cái đời giang hồ, phóng đãng của em. Em tưởng tới, em mơ mộng mấy hôm những hạnh phúc êm đềm của gia đình ...
Nhưng thôi, nói lắm phiền lòng anh, mà phiền cả lòng em nữa. Anh chỉ biết cho rằng tình nghĩa đôi ta được đến thế đã quá lắm rồi. Anh không thể yêu em được, mà em cũng không muốn làm mất hạnh phúc của anh, làm ngăn trở con đường tương lai của anh.
Thật may mà em sớm tỉnh ngộ. Giá cứ để cho đời chúng ta vướng víu lấy nhau ít lâu nữa thì rồi sau này cũng chẳng biết có thể buông nhau ra được không? Nhưng lòng quả quyết của em là nhờ về một sự gặp gỡ.
Anh ạ, sáng hôm ấy, qua nhà bà phủ, em nhác thấy cô ta đứng trong hàng giậu nhìn ra đường, nét mặt bơ phờ, buồn bã. Em chẳng lạ gì tâm tình một cô thiếu nữ yêu thương. Cô thiếu nữ ấy, bảy, tám năm trước, một buổi chiều ...
Trời ơi! Chương anh, em nghĩ lại, em nhớ lại mà em còn cảm động. Em cứ tưởng trái tim của em đã khô héo, không còn rung động được nữa vì những tính tình cao thượng. Nhưng không, cái hình ảnh một cô thiếu nữ chờ mong, mơ ước vụt bắt em tưởng tới chuỗi ngày xanh đã dứt.
Rồi chiều hôm ấy, em đi. Em chẳng muốn làm ngăn trở sự hòa hợp của hai trái tim mơn mởn, mới mẻ trong buổi đầu xuân. Anh yêu đi. Rồi ngày sau có nhớ tới em, anh đừng khinh em như người ta khinh em, thế là đủ cho em lắm rồi. Ngày nay anh chẳng nên nhớ tiếc chi em. Anh cũng đừng nên tìm kiếm em, vô ích. Em đã như con chim lạc đàn, nay đây mai đó, đang quen sống với đời phiêu bạt giang hồ, thì anh cũng chẳng nên lưu luyến em làm chi.
Em nói thế là vì hôm qua, trở lại nhà anh trong chốc lát, em đã nhận thấy điều có thể chứng thực ái tình của anh đối với em. Trời ơi, anh yêu được em ư?
Anh chưa biết em là ai đấy. Em chỉ là một đứa giả dối, man trá; hơn nữa, em là một con ác phụ bỏ chồng bỏ con theo trai. Em là một con đĩ khốn nạn, đê hèn.
Trời ơi, anh mà yêu em, thì anh sẽ khổ sở không biết đâu mà kể. Em sẽ lừa dối người em yêu, vì em đã trở thành một đứa vứt đi, tiêm nhiễm hết mọi nết xấu của loài người ...
Đọc đến đây. Chương cảm động quá, đứng dậy lấy khăn hỉ mũi. Chàng cảm động vì lời văn thành thật của Tuyết cũng có, nhưng nhất là vì Tuyết đã sống những ngày khổ sở. Rồi hình như quên rằng lúc đó gần đến giờ học, chàng lại mở thư ra đọc cho kỳ hết.
...cái đời khốn nạn ấy, thật ra em đã tự dấn mình vào, em nhận như thế chứ không dám chối cãi, mà em không hề oán trách ai ... Nhưng một phần lớn trách nhiệm cũng ở hoàn cảnh.
Thôi thì em cũng chẳng giấu anh làm gì. Thà rằng kể cho anh nghe còn hơn kể cho những kẻ khác vô tình. Mà có lẽ kể được cho một người nghe, em cũng trút bớt được một vài phần phiền não.
Em là con một nhà ... quý phái, -anh tin hay không cũng mặc anh,-thuở nhỏ, em học chữ Pháp. Năm mười bốn tuổi, em đậu tốt nghiệp, nhà cho ra Hà Nội theo học trường nữ Cao đẳng tiểu học.
Tuy ở tỉnh nhỏ mới ra Hà Nội lần đầu, nhưng cũng chẳng bao lâu em theo được ngay các cách lịch sự nơi thị thành. Nhà em lại giàu có và em lại được cha mẹ nuông chiều, nên tuy năm ấy em mới mười sáu, nghĩa là hai năm sau, em đã đua ăn đua mặc chẳng kém một ai ... Trong óc em chứa bao nhiêu hy vọng về tương lai, về một đời rực rỡ mà em sẽ cùng người bạn trăm năm cùng sống sau này. Biết bao công tử tuấn tú trẻ trai ngày ngày ngắm em, cặp mắt cảm động, đầy những sự thèm thuồng, ước ao.
Trời đã phú cho em một khối óc tốt tươi và một trái tim dễ cảm, nên em thấy ai, em cũng tưởng người ta yêu em và em cũng muốn yêu người ta. Nhưng may nhờ có giáo dục mà những tình cảm quá nồng nàn của em, em cố nén được ...
Thế rồi, năm em mười bảy, mẹ em báo cho em biết rằng có người hỏi em.
Rồi cuối năm ấy em thôi học để theo về nhà chồng ... Nào em có hiểu ra sao?
Mà nào em có rõ mặt chồng em ra sao? Chỉ biết người ta hỏi, người ta cưới linh đình rồi mình trở nên vợ người ta, trở nên con dâu người ta. Thế thôi.
Chồng em. Khốn nạn! Giá hắn lấy độ một vài phần hay phần tốt của các trang công tử mà em thường gặp hay em thường tưởng tượng, thì em cũng đủ tự an ủi gượng một đời. g trời ơi, cậu ta chỉ được mỗi một nết:
là con cưng một nhà quan. Anh tính, ai lại đã mười bảy, mười tám tuổi đầu mà còn ngây ngốc như một thằng bé con lên mười, chẳng biết một tí gì. Nhưng cậu ta cũng biết làm chồng, và một năm sau vợ chồng đã sinh được một thằng con trai.
Rõ khổ, ở với cha mẹ, hai vợ chồng ăn bám lại còn nuôi vú, nuôi bõ là khác.
Chồng thì bỏ học, vô nghệ (mà cậu ta cũng mới học đến lớp nhất trường Pháp - Việt), vợ thì hầu hạ mẹ chồng như một con ở. Cái đời tốt đẹp thuở xưa, đua chị, đua em ở Hà Nội, nay còn đâu? Lại thêm cha mẹ chồng cổ lỗ, bắt khoan bắt nhặt con dâu từng li từng tí.
Anh thử tưởng tượng lúc ấy ... Nhưng thôi, kể lể lắm càng thêm ê chề, thêm xấu.
Chỉ biết rằng chẳng bao lâu, em ... có ngoại tình với một cậu láng giềng.
Rồi một hôm đương ở trên xe hỏa với chồng em, thoáng thấy tình nhân em ở một ga xép, em xuống cùng hắn đi biệt.
Từ đó tới nay em không trở về nhà chồng một lần nào, mà cha mẹ em cho đi tìm, em cũng chỉ trốn tránh, nay đây mai đó. Lâu dần cha mẹ em coi em cũng như một đứa con bỏ đi, hơn nữa, như một đứa con đã chết rồi. Còn ông chồng em thì nghe đâu đã lấy vợ khác ...
Anh coi cái đời nhơ nhuốc của người mà anh yêu đó! Người ấy chẳng đáng làm bận lòng anh, làm bận trí anh. Anh nên để cho nó theo đuổi cái đời khốn nạn mà nó đã tự gây nên. Vâng, anh nên quên em đi. Sáu ngày em được ở bên anh sẽ mãi mãi là sự an ủi cho em.
Kính thư, TUYẾT Tái bút:
Khi nào anh cưới vợ, em sẽ đến mừng anh chị, em ước ao rằng ngày vui mừng của anh sắp đến rồi. Người ấy thật xứng đáng với anh. Anh chẳng nên do dự nữa. Em biết đích xác rằng người ta và bà phủ đương mong đợi anh. Anh mà đến ngỏ lời xin người ta làm vợ thì bà phủ bằng lòng gả ngay.
Bây giờ, anh đừng tìm kiếm em nữa, vô ích. Em hiện ở với người mà anh gặp bữa nọ trên đường Cổ Ngư. Người ấy cũng yêu em lắm, và em cũng rất sung sướng không ân hận điều gì.
Em chờ anh cưới vợ rồi mới dám đến thăm và xin lỗi anh.
Em TUYẾT Đọc xong bức thư, Chương buông một tiếng thở dài.
– Bẩm ông, gần đến giờ học rồi, mời ông đi rửa mặt.
Thấy chủ không nói gì, bếp Vi lo sợ bước xuống nhà.
Luôn một tháng, năm sáu lần Tuyết đến nhà Chương, mà lần nào cũng vào giờ Chương đi dạy học.
Hôm thì nàng mang hoa mới lại để thay những hoa trong lọ đã tàn. Hôm thì nàng bảo Vi tìm cho một vật gì đó của nàng bỏ quên, hoặc cái khăn, hoặc hộp phấn. Nếu Vi tìm mãi không thấy thì nàng nói có lẽ nàng vứt đâu mất mà nàng tưởng lầm rằng đã đem lại nhà Chương.
Có khi nàng chẳng cần viện cớ gì mà nàng hỏi thẳng Vi về tin tức và sức khỏe của Chương, hay nói, nhân qua đây có chút việc nàng vào thăm ông giáo.
Tuyết còn lạ gì trong giờ ấy Chương đang bận dạy học.
Kỳ thật, Tuyết đến nhà Chương chỉ cốt để đọc quyển nhật ký mà vì lơ đễnh hay cố ý, Chương không cất kỹ như xưa nữa. Nhờ có Vi mách, Chương biết được tính tò mò của Tuyết nên muốn trêu nàng và bắt nàng đọc những bức thư gửi một cách gián tiếp cho nàng chăng? Hay vì ở một mình nên chàng không sợ ai xem trộm những chuyện kín của chàng?
Tuyết sung sướng đọc những lời vắn tắt của Chương hằng ngày chép ra. Và hễ gặp những trang giấy trắng thì chẳng hiểu sao, tự nhiên nàng buồn rầu. Có lẽ vì nàng cho là những ngày ấy Chương không nghĩ đến nàng? Nhưng nàng lại muốn Chương quên hẳn nàng. Thật ra, biết bao tính tình trái ngược, tư tưởng trái ngược ở trong tâm hồn cô gái phóng đãng chỉ quen với sự sống hiện tại và không hề đoái công tới ngày mai!
Sáng hôm sau, Tuyết vẫn không thấy thiên nhật ký của Chương trong mấy hôm thêm được một chữ nào. Ngao ngán, nàng xuống bếp để định hỏi chuyện Vi, nhưng không thấy Vi đâu.
Một món ăn làm dở, đặt trên bếp lửa. Mỉm cười, Tuyết nhớ tới buổi đầu nàng đến với Chương. Nàng liền cởi áo ngoài cất lên nhà, rồi xuống làm bếp giúp Vi.
Có tiếng cổng, Tuyết vẫn tưởng Vi trở về. Nhưng một lát sau nghe tiếng ai cười ở sau lưng, nàng quay lại. Chương khoanh tay lên ngực đứng nhìn nàng.
Nghiễm nhiên như không có chuyện gì xảy ra, Tuyết yên lặng làm cho xong món ăn, mà Chương không thấy nàng nói gì cũng đứng im. Lâu, chàng sinh ngượng toan lên nhà thì Tuyết bỗng hỏi một cách rất điềm tĩnh:
– Mấy giờ rồi, anh?
– Hơn mười giờ.
Hai người cùng có dáng suy nghĩ ... Chương bảo Tuyết:
– Để Vi nó làm cho, lên nhà tôi bảo cái này.
– Cũng được.
Vào buồng khách, Chương mời Tuyết ngồi rồi âu yếm trách:
– Em đi đâu mãi thế?
Không trả lời câu hỏi của Chương, Tuyết hỏi lại:
– Sao mới mười giờ anh đã về?
– Hôm nay, anh có giờ nghỉ.
Thật ra, vì biết rằng Tuyết thường đến nhà trong khi Chương đi dạy học, nên hôm trước, chàng có dặn Vi hễ hôm nào nàng đến thì phải lên trường báo tin ngay. Bởi thế, sáng hôm nay cáo ốm xin về trước một giờ để được gặp Tuyết.
Và cũng bởi thế mà ban nãy Vi chẳng kịp nghĩ tới món ăn đương làm dở, vội vàng bỏ chạy đến trường.
Tuyết đăm đăm nhìn Chương để dò ý tứ, khiến chàng ngượng nghịu quay đi.
– Lâu nay, anh có lại đằng bà phủ không?
– Không.
Tuyết im. Chương nói tiếp:
– Đến làm gì?
– Sao lại không đến? Phải đến chơi, chẳng người ta tưởng mình giận người ta.
– Tưởng thì tưởng, cần gì?
Tuyết mỉm cười:
– Anh dở hơi lắm ... À, anh đã đọc thư của em rồi đấy chứ?
– Đã. Nhưng sao trong thư Tuyết kể lể lôi thôi quá thế? Anh cần gì phải biết đời quá khứ của Tuyết.
Rồi hình như cốt để nói lảng sang chuyện khác, Chương thuật lại những sự sung sướng hai người đã cùng hưởng, và những nỗi nhớ mong, trong khi xa vắng người yêu.
Bỗng Tuyết cất tiếng cười vang. Chương hỏi:
– Sao mình lại cười?
Nhưng Tuyết vẫn cười, cười rũ rượi, cười chảy nước mắt, cười nằm bò cả lên bàn. Chương bực tức toan lên gác, thì Tuyết cố nín cười, bảo chàng:
– Anh đừng giận chứ, anh gàn lắm ...
– Gàn à?
– Vâng, gàn! Gàn thật! Yêu thì cứ yêu, bao giờ chán thì thôi. Việc gì mà chờ đợi, mong mỏi, sầu não như một cô vị hôn thê?
Chương thở dài:
– Em không hiểu ái tình là gì hết!
– Thế ái tình là gì, thưa anh? Nếu chẳng phải là sự gặp gỡ của hai xác thịt?
Tuyết lại cười:
– Cái tình ấy xin để tặng cô ...À nhân tiện em hỏi anh con bà phủ tên là gì nhỉ?
– Thu.
Chương cau mày, có vẻ không bằng lòng. Tuyết lại hỏi luôn:
– Còn em thì em chỉ biết có một thứ ái tình:
ái tình xác thịt.
Chương ngẫm nghĩ một lát rồi thở dài, bảo Tuyết:
– Nếu anh đã có hạnh phúc được là người chồng thứ nhất của Tuyết thì có lẽ đời Tuyết không đến nỗi như ngày nay nhỉ?
Tuyết quay đi, đưa khăn lau ngầm hai giọt lệ. Nhưng nén được sự cảm động, nàng lại cười khanh khách mà mở ví lấy cái gương con và cái bông phấn để sửa lại nhan sắc. Rồi cô lấy giọng tự nhiên, nàng bảo Chương:
– Thôi chào anh, em về.
– Về đâu?
– Về nhà em chứ về đâu.
– Đây là nhà em chứ còn đâu nữa?
Buồn rầu Tuyết đáp:
– Không thể được, anh ạ.
Chương nhất định giữ Tuyết lại:
– Thì em hãy ăn với anh một bữa cơm ...
Chương kể lể với Tuyết rằng những hôm chàng vắng nhà mà Tuyết đến chơi, lúc ở trường về, chàng tự ví với Tú Uyên, yêu người tố nữ trong truyện “Bích Câu Kỳ Ngộ”. Chương nói tiếp:
– Trong khi Tú Uyên vắng nhà, nàng tiên ở tranh hiện thành người ...
Tuyết cười sằng sặc:
– Tuyết còn bẩn hơn tiên một tí ... Thôi tiên chào tục tiên về nhé?
– Thế thì em tệ thật!
– Khốn nhưng ở nhà nó chờ cơm.
Chương hầm hầm nổi giận:
– Có phải thằng đâm tôi một mũi dao không?
Tuyết nhìn Chương, lo sợ đáp sẽ:
– Vâng.
– Em còn ở với nó làm gì?
Tuyết không đáp. Chương lại nói:
– Thì em hãy ở đây ăn cơm với anh một bữa ... Một bữa cuối cùng ...Kìa, nó đã sắp cơm rồi đó.
Tuyết vẫn đứng im, suy nghĩ. Chương nói tiếp:
– Xa nó sáu, bảy hôm còn được, nữa là một buổi nay ... Hay em sợ nó?
Buồn rầu, Tuyết đáp:
– Không, em chỉ sợ anh ...sợ yêu anh.
– Yêu anh thì đã sao, mà sợ?
– Em không muốn yêu ai nữa ... Em không thể yêu ai được nữa.
Vi đã bày xong bàn ăn, lại mời. Chương bảo Tuyết:
– Lại ăn cơm với anh đi. Chóng ngoan! Anh bảo em không được thì anh khổ lắm ... Mà em không ăn thì anh cũng đành nhịn đói thôi.
Thấy Chương là người ít lời, không mấy khi vui vẻ mà hôm nay bỗng trở nên khéo nói, Tuyết mỉm cười. Đột nhiên, nàng hỏi Chương:
– Nếu em nhận lời ăn cơm với anh thì anh sung sướng lắm sao?
– Trời ơi! Em còn phải hỏi điều đó?
Tuyết cười ngất:
– Nếu anh sung sướng thì chắc anh không khổ, mà trước anh khổ là vì anh không sung sướng, phải không?
Rồi như điên rồ, nàng vừa nhảy vừa hát theo điệu Bình-bán:
Quand je suis heureux, Je ne suis pas malheureux, Quand je suis malheureux, Je ne suis jamais très heureux Heureux et malheureux Sont deux choses différentes Comprenne qui veut Comprendre Car je ne chanterai plus ...
Nghe Tuyết hát, Chương cười vang:
– Thôi lại ăn cơm đã.
Tuyết hát tiếp:
Bouvez si vous voulez Mangez si vous voulez ...
Chương vẫn cười lăn lộn, rồi ngắt lời, chàng hỏi Tuyết:
– Bài hát quỷ gì mà ngộ dữ vậy?
– Bài hát Bình bán mà anh không biết?
– Ai dạy em thế?
– Anh Bật.
Chương hơi cau mày:
– Anh Bật nào?
– Một sinh viên trường Pháp-chính.
– Nhưng ra ăn cơm đã, Tuyết ạ.
Tuyết lại hát:
Manger ou bien boire, Tout cela mest bigen égal ...(Ăn hay là uống, đằng nào thì tôi cũng chẳng cần.) Chương đưa tay bưng lấy miệng Tuyết:
– Em tha cho. Cái lối hát Pháp Việt ấy, anh nghe chướng tai lắm.
– Thôi vậy.
Rồi hai người ngồi vào bàn ăn. Chương bảo Vi mở rượu. Chương tuy không hay uống rượu nhưng vì thấy Tuyết uống rất khỏe nên chàng cũng cố theo kịp.
Xong bữa cơm, Chương say mèm, ngồi gục đầu xuống bàn. Còn Tuyết thì vẫn tỉnh táo như thường. Nàng gọi Vi lấy giấy, bút, mực rồi viết bức thư sau này:
Cher anh Bảo, Đừng chờ cơm em bữa sáng nay. Cả bữa chiều nữa, cả bữa sáng mai và mãi mãi.
Hôm qua, anh nhiếc em, khiến em hối hận nghĩ lại, nên em đã trở về với chồng cũ của em rồi.
Hôn anh một lần cuối cùng. Và xin anh đừng giận em, tội nghiệp. Em cũng vậy, em vẫn yêu anh như thường, như thường.
TUYẾT Lạnh lùng, Tuyết bỏ thư vào phong bì và giao cho Vi đem đến nhà tình nhân ...
Đời Mưa Gió
Chương 1
Chương 2
Chương 3