Hồi 35
Tác giả: Khái Hưng
Ngày chiều hôm ấy, Khiến Xuyên hầu truyền làm một bữa tiệc thật long trọng
rồi cho mời Phạm Thái đến dự.
Thấy đầy một mâm lớn sơn hào, hải vị, lại thêm một chóc rượn đặt trên cái giá
sơn son thiếp vàng, Phạm Thái kính cẩn chắp tay từ tạ:
- Bẩm tướng công, bần tăng đã xuất gia tu hành đâu dám nghĩ đến ăn mặn.
Kiến Xuyên cười khà:
- Bày vẽ? Vã ăn chay quanh năm, nếm thử một bữa cơm mặn chũng chẳng tội
gì
- Dám bẩm tướng công, bần tăng giới tửu đã quen...
- Giới tửu thì thật đáng tiếc, nhất sư ông lại có tài ngâm vịnh phi thường.
Phạm Thái nhún nhường:
- Bẩm tướng công, bần tăng chỉ học có kinh phật.
- Dù thế nào mặc lòng, sư ông cũng chẳng nên bỏ dỗi bữa tiệc tiễn hành của
lão gia. Nhân hôm nọ sư ông ngỏ lời muốn về Kinh Bắc, nên hôm nay lão gia mới
có chén rượn nhạt để trước là cảm tạ sư ông đã hộ tống linh cữu con trai lão gia,
lại cứu con dâu lão thoát chết, sau là để tiển biệt một người bạn thiếu niên.
Phạm Thái kính cẩn:
- Bẩm tướng công, chúng tôi đâu dám.
Kiến Xuyên hầu bỗng cười phá lên hỏi:
- Sư ông hẳn thuộc sự tích Phật tổ?
Phạm Thái giật mình, vì tưởng Kiến Xuyên hầu đoán biết cái lực lượng phật
học của mình. Nhưng Kiến Xuyên nói tiếp luôn:
- Hẳn sư ông đã đọc truyện người tiều phu bắn được một con lợn rừng, nhân
có Phật tổ qua đường liền rước ngài về nhà khoản đãi. Ngài tuy đau yếu phải kiêng
thịt,- vì nếu không kiêng thì tất phải nguy đến tính mệnh - nhưng ngài không nỡ
làm đỗi bữa tiệc của người tiều phu, bèn nhận lời đến dự. Cũng vì bữa tiệc lợn
rừng ấy mà Phật tổ tịch Nát bàn. Vậy sao bữa tiệc của lão gia thết sư ông lại ế
được, phải không sư ông? Dù sư ông có vì ăn mặn mà chịu thiệt không được lên
Nát bàn đi nữa thiết tưởng sư ông cũng chẳng nên từ chối.
Phạm Thái mỉm cười xin nhận lời. Rồi chủ khách vào tiệc.
Lúc mới uống dăm chén rượn, Phạm Thái còn giữ được tự nhiên, chuyện trò ôn
tồn vui vẻ. Nhưng khi đã quá số vài chục chén rồi, thì chàng quên hẳn rằng mình
đương ngồi đối diện với một lão quan. Thấy chàng li bì chẳng nói chẳng rằng mà
nốc rượn như nốc nước vối, Kiến Xuyên hầu nói đùa:
- Trông sư ông như ông Di Lặc.
Di Lặc đương để ý đến cái rèm che cửa buồng gian bên và nghĩ thầm: "Không
gió mà chánh rèm động đậy thì hẳn có người đứng trong ghé mắt nhòm ra. Người
ấy là ai? Hà tất ta còn phải hỏi".
Vì thế Di Lặc tỉnh hẳn: Men rượn chỉ đủ làm cho chàng hết "li" (cái đức tính
của chàng khi quá chén, và trở nên một người nói chuyện rất có duyện).
Thấy nhà sư đãng trí, luôn luôn đưa mắt về phía cửa buồng bên, Kiến Xuyên
hầu hỏi:
- Sư ông nhìn gì vậy?
Phạm Thái luống cuống. May sao Ở ngay vách bức bàn gần đấy có treo tờ
tranh lớn vẽ một người tố nữ. Chàng liền vịn ngay vào đó để chữa thẹn:
- Dám bẩm tướng công, xin tướng công tha lỗi bần tăng mải ngắm bức tranh;
tinh thần nét bút, càng nhìn càng tươi. Dám bẩm tướng công ai là tác giả bức danh
họa này?
Trương công cười:
- Sư ông quá khen. Tôi coi nét vẽ còn non nớt lắm, mà còn non nớt cũng phải,
vì họa sĩ chỉ là một người con gái mười sáu tuổi.
Phạm Thái kinh ngạc hỏi lại:
- Bẩm tướng công, vậy ra...
Thấy chàng ngập ngừng, Kiến Xuyên đỡ lời:
- Phải, tranh ấy chính tay tiện nữ Quỳnh Như phát họa.
Phạm Thái khen, có lẽ cốt để Quỳnh Như đứng sau bức rèm nghe rõ:
- Đại tài kỳ nữ?
Trương công lại cười:
- Sư ông quá tán tụng. Nhưng lão gia nghe đồn sư ông có tài thất bộ thành thi,
vậy sư ông đề một bài thơ Đường luật vịnh người mỹ nữ trong tranh xem nào.
Phạm Thái chắp tay lễ phép:
- Bẩm tướng công, bần tăng đâu dám múa rìu qua mắt thợ. Nhưng tướng công
đã truyền bần tăng cũng xin đánh bạo vâng lời, có kém chỗ nào, xin tướng công
phủ chính cho. Vả bức tranh còn thừa nhiều khoảng trắng quá. Bài thơ của bần
tăng có dở đi nữa cũng được cái công dụng giúp cho bức tranh đỡ trống trải.
- Thi sĩ nhúng nhường quá?
Hầu liền gọi người nhà lấy bút mực.
Phạm Thái ngồi ngắm kỹ bức tranh và ngẫm nghĩ một lát rồi quả quyết đứng
dậy viết một mạch xong tám câu thơ chữ Hán sau này:
Thanh xuân toả liễu lãnh tiêu phòng,
Cẩm trục đình châm ngại điểê m trang.
Thanh rạng đỗ liên phi bất lục,
Đạm bi tạn cúc thái sơ hoàng.
Tình si dị tố liêm biên nguyệt,
Mộng xúc tằng liêu trưởng đỉnh sương.
Tranh Khúc cưỡng hêu sầu mỗi bận,
Oanh ca nhật vĩnh các tiêu hương.
Đề xong thơ, Phạm Thái lại ngồi vào tiệc rượn ngâm lại một lượt rồi hỏi Kiến
Xuyên hầu:
- Bẩm tướng công, bần tăng chữ nghĩa còn kém...
Nhưng Kiến Xuyên ngắt lời:
- Thiên tài ? Thiên tài ? thực là Lý B ạch tái thế.
Hầu lại gần bức tranh dương mục kính đọc đi đọc lại mãi. Bỗng hầu kêu:
- Trời ơi? dễ thường sư ông... Phải rồi, Oanh, tranh, tình, thanh, xuân... Gỉoi
thực, giỏi thực? Đại tài, đại tài?
Rồi đọc đảo ngược bài thơ chữ thành một bài thơ nôm, lời văn chải chuốt và
tự nhiên:
Hương tiêu gát vắng nhặt ca oanh,
Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh,
Sương đỉnh tường gieo tường dục mộng,
Nguyệt bên rèm tỏ sễsi tình,
Vàng thưa thớt, cúc tan hơi đạm,
Lụcphấtphơ, sen đọ rạnh thanh,
Trang điể hm ngại chăm dừng trục gấm,
Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh.
Hầu quay vào tiệc rót chén rượn đầu, mời Phạm Thái mà rằng:
- Xin tặng thi hào một chén rượn.
Phạm Thái giơ hai tay kính cẩn đỡ lấy, vái đáp:
- Tướng công ban thưởng, bần tăng xin bái l~nh xin chúc tướng công thiên tuế.
- Nhưng ngày tôi hỏi: sao sư ông không để ba chữ "hồi văn cách" để người
đọc hiểu ngay.
Phạm Thái khiêm nhượng:
- Dám bẩm tướng công, có lẽ ngẫu nhiên mà được thế. Nhưng bần tăng cũng
xin vâng theo tôn ý.
Rồi chàng đứng dậy cầm bút đề vào bên bài thơ ba chữ "hồi văn cách" thực
nhỏ
Kiến Xuyên hầu bảo chàng đọc lại một lượt. Chàng vâng lời cất giọng sang
sảng bình văn. Đến câu "nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình" thì không biết ngẫu nhiên
hay định ý, chàng đăm đăm nhìn cái rèm rung động che cửa buồng bên.
Phạm Thái bình xong, Kiến Xuyên hầu lại rót một chén rượn đầy nữa:
- Đây là mừng riêng nhà bình văn tốt giọng.
Thực ra Phạm Thái đã cố sửa sang cho giọng mình lên bổng xuống trầm, có
nhịp nhàng tình tứ. Không một lần nào sư ông đọc kệ hay bằng thế.
Phạm Thái vội đỡ chén nói:
- Chết? Tướng công quá yêu, làm bần tăng tự thẹn, vì tài mọn của bần tăng
không được xứng đáng với tấm lòng lân tài của tướng công.
Kiến Xuyên cười phá lên:
- Hay? Sư ông không nhắc đến chữ lân tài, thì suýt nữa lão gia quên bẳng rằng
sư ông là một bậc đãi tài.
Phạm Thái cho câu nói có ý riễu, lặng thinh cúi mặt, nhưng Trương công nói
tiếp ngay:
- Phải, tôi hỏi, sao thiền sư không ra tiến thân để trị dân giúp nước?
Rồi muốn dò ý Phạm Thái, Trương công nhìn thẳng vào mắt chàng, trù trừ
nol:
- Hay là thế này... lão gia tiến cử... thiền sư lên triều đình.
Phạm Thái lạnh lùng:
- Xin đa tạ tướng công, bần tăng đã xuất gia tu hành, đâu còn dám mơ màng
quan cao, chức trọng. Vả miếng đỉnh chung thời này...
Phạm Thái tuy say, nhưng còn đủ tỉnh để giữ gìn lời nói, nên ngừng ngay
được Kiến Xuyên hỏi dồn:
- Miếng đỉnh chung sao kia, thiền sư? Thiền sư nói miếng đỉnh chung thời này
là có ý gì?
Phạm Thái kính cẩn:
- Xin tướng công đại xá cho, chúng tôi say, có khi nói mà không biết nói gì.
Kiến Xuyên lại cười to:
- Còn gì sướng bằng lúc say mềm nói chuyện mà không biết mình nói gì. Vậy
xin mời thiền sư cùng lão gia uống cho thật say mềm đã rồi hãy nói chuyện.
Dút lời, hầu giốc cạn nậm rượn vào chén mình rồi mở chóe, thân cầm gáo và
phễu triết đầy nậm, dù Phạm Thái đứng lên xin để chàng làm giúp, hầu cũng
không nghe:
- Tráng sĩ cứ để mặc lão gia.
Phạm Thái giật mình nhìn Trương công:
- Thôi tướng công say rồi. CÓ tráng sĩ nào ngồi hầu rượn tướng công đâu?
Kiến Xuyên đầu lắc lư, tay run lẩy bẩy đặt nậm xuống bàn.
- Ờ mà có lẽ lão gia say thực. Lão gia nhìn thiền sư ra hẳn một tráng sĩ, nét
mặt đầy dõng cảm, chí khí.
Men rượn mỗi lúc một làm cho truyện thêm hăng hái. Đến nhá nhem tối, khi
chóe rượn đã cạn quá nửa, thì không còn ai tưởng đến giữ gìn nữa, bao lời tâm
quyết về thời thế đem giốc hết ra mâm rượn.
Rồi ánh sáng mấy ngọn sáp le lói chiếu vào hai cái đầu gục lên hai góc bàn,
một cái bạc phơ và một cái tóc đen mới mọc lởm chởm.
Ngày chiều hôm ấy, Khiến Xuyên hầu truyền làm một bữa tiệc thật long trọng
rồi cho mời Phạm Thái đến dự.
Thấy đầy một mâm lớn sơn hào, hải vị, lại thêm một chóc rượn đặt trên cái giá
sơn son thiếp vàng, Phạm Thái kính cẩn chắp tay từ tạ:
- Bẩm tướng công, bần tăng đã xuất gia tu hành đâu dám nghĩ đến ăn mặn.
Kiến Xuyên cười khà:
- Bày vẽ? Vã ăn chay quanh năm, nếm thử một bữa cơm mặn chũng chẳng tội
gì
- Dám bẩm tướng công, bần tăng giới tửu đã quen...
- Giới tửu thì thật đáng tiếc, nhất sư ông lại có tài ngâm vịnh phi thường.
Phạm Thái nhún nhường:
- Bẩm tướng công, bần tăng chỉ học có kinh phật.
- Dù thế nào mặc lòng, sư ông cũng chẳng nên bỏ dỗi bữa tiệc tiễn hành của
lão gia. Nhân hôm nọ sư ông ngỏ lời muốn về Kinh Bắc, nên hôm nay lão gia mới
có chén rượn nhạt để trước là cảm tạ sư ông đã hộ tống linh cữu con trai lão gia,
lại cứu con dâu lão thoát chết, sau là để tiển biệt một người bạn thiếu niên.
Phạm Thái kính cẩn:
- Bẩm tướng công, chúng tôi đâu dám.
Kiến Xuyên hầu bỗng cười phá lên hỏi:
- Sư ông hẳn thuộc sự tích Phật tổ?
Phạm Thái giật mình, vì tưởng Kiến Xuyên hầu đoán biết cái lực lượng phật
học của mình. Nhưng Kiến Xuyên nói tiếp luôn:
- Hẳn sư ông đã đọc truyện người tiều phu bắn được một con lợn rừng, nhân
có Phật tổ qua đường liền rước ngài về nhà khoản đãi. Ngài tuy đau yếu phải kiêng
thịt,- vì nếu không kiêng thì tất phải nguy đến tính mệnh - nhưng ngài không nỡ
làm đỗi bữa tiệc của người tiều phu, bèn nhận lời đến dự. Cũng vì bữa tiệc lợn
rừng ấy mà Phật tổ tịch Nát bàn. Vậy sao bữa tiệc của lão gia thết sư ông lại ế
được, phải không sư ông? Dù sư ông có vì ăn mặn mà chịu thiệt không được lên
Nát bàn đi nữa thiết tưởng sư ông cũng chẳng nên từ chối.
Phạm Thái mỉm cười xin nhận lời. Rồi chủ khách vào tiệc.
Lúc mới uống dăm chén rượn, Phạm Thái còn giữ được tự nhiên, chuyện trò ôn
tồn vui vẻ. Nhưng khi đã quá số vài chục chén rồi, thì chàng quên hẳn rằng mình
đương ngồi đối diện với một lão quan. Thấy chàng li bì chẳng nói chẳng rằng mà
nốc rượn như nốc nước vối, Kiến Xuyên hầu nói đùa:
- Trông sư ông như ông Di Lặc.
Di Lặc đương để ý đến cái rèm che cửa buồng gian bên và nghĩ thầm: "Không
gió mà chánh rèm động đậy thì hẳn có người đứng trong ghé mắt nhòm ra. Người
ấy là ai? Hà tất ta còn phải hỏi".
Vì thế Di Lặc tỉnh hẳn: Men rượn chỉ đủ làm cho chàng hết "li" (cái đức tính
của chàng khi quá chén, và trở nên một người nói chuyện rất có duyện).
Thấy nhà sư đãng trí, luôn luôn đưa mắt về phía cửa buồng bên, Kiến Xuyên
hầu hỏi:
- Sư ông nhìn gì vậy?
Phạm Thái luống cuống. May sao Ở ngay vách bức bàn gần đấy có treo tờ
tranh lớn vẽ một người tố nữ. Chàng liền vịn ngay vào đó để chữa thẹn:
- Dám bẩm tướng công, xin tướng công tha lỗi bần tăng mải ngắm bức tranh;
tinh thần nét bút, càng nhìn càng tươi. Dám bẩm tướng công ai là tác giả bức danh
họa này?
Trương công cười:
- Sư ông quá khen. Tôi coi nét vẽ còn non nớt lắm, mà còn non nớt cũng phải,
vì họa sĩ chỉ là một người con gái mười sáu tuổi.
Phạm Thái kinh ngạc hỏi lại:
- Bẩm tướng công, vậy ra...
Thấy chàng ngập ngừng, Kiến Xuyên đỡ lời:
- Phải, tranh ấy chính tay tiện nữ Quỳnh Như phát họa.
Phạm Thái khen, có lẽ cốt để Quỳnh Như đứng sau bức rèm nghe rõ:
- Đại tài kỳ nữ?
Trương công lại cười:
- Sư ông quá tán tụng. Nhưng lão gia nghe đồn sư ông có tài thất bộ thành thi,
vậy sư ông đề một bài thơ Đường luật vịnh người mỹ nữ trong tranh xem nào.
Phạm Thái chắp tay lễ phép:
- Bẩm tướng công, bần tăng đâu dám múa rìu qua mắt thợ. Nhưng tướng công
đã truyền bần tăng cũng xin đánh bạo vâng lời, có kém chỗ nào, xin tướng công
phủ chính cho. Vả bức tranh còn thừa nhiều khoảng trắng quá. Bài thơ của bần
tăng có dở đi nữa cũng được cái công dụng giúp cho bức tranh đỡ trống trải.
- Thi sĩ nhúng nhường quá?
Hầu liền gọi người nhà lấy bút mực.
Phạm Thái ngồi ngắm kỹ bức tranh và ngẫm nghĩ một lát rồi quả quyết đứng
dậy viết một mạch xong tám câu thơ chữ Hán sau này:
Thanh xuân toả liễu lãnh tiêu phòng,
Cẩm trục đình châm ngại điểê m trang.
Thanh rạng đỗ liên phi bất lục,
Đạm bi tạn cúc thái sơ hoàng.
Tình si dị tố liêm biên nguyệt,
Mộng xúc tằng liêu trưởng đỉnh sương.
Tranh Khúc cưỡng hêu sầu mỗi bận,
Oanh ca nhật vĩnh các tiêu hương.
Đề xong thơ, Phạm Thái lại ngồi vào tiệc rượn ngâm lại một lượt rồi hỏi Kiến
Xuyên hầu:
- Bẩm tướng công, bần tăng chữ nghĩa còn kém...
Nhưng Kiến Xuyên ngắt lời:
- Thiên tài ? Thiên tài ? thực là Lý B ạch tái thế.
Hầu lại gần bức tranh dương mục kính đọc đi đọc lại mãi. Bỗng hầu kêu:
- Trời ơi? dễ thường sư ông... Phải rồi, Oanh, tranh, tình, thanh, xuân... Gỉoi
thực, giỏi thực? Đại tài, đại tài?
Rồi đọc đảo ngược bài thơ chữ thành một bài thơ nôm, lời văn chải chuốt và
tự nhiên:
Hương tiêu gát vắng nhặt ca oanh,
Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh,
Sương đỉnh tường gieo tường dục mộng,
Nguyệt bên rèm tỏ sễsi tình,
Vàng thưa thớt, cúc tan hơi đạm,
Lụcphấtphơ, sen đọ rạnh thanh,
Trang điể hm ngại chăm dừng trục gấm,
Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh.
Hầu quay vào tiệc rót chén rượn đầu, mời Phạm Thái mà rằng:
- Xin tặng thi hào một chén rượn.
Phạm Thái giơ hai tay kính cẩn đỡ lấy, vái đáp:
- Tướng công ban thưởng, bần tăng xin bái l~nh xin chúc tướng công thiên tuế.
- Nhưng ngày tôi hỏi: sao sư ông không để ba chữ "hồi văn cách" để người
đọc hiểu ngay.
Phạm Thái khiêm nhượng:
- Dám bẩm tướng công, có lẽ ngẫu nhiên mà được thế. Nhưng bần tăng cũng
xin vâng theo tôn ý.
Rồi chàng đứng dậy cầm bút đề vào bên bài thơ ba chữ "hồi văn cách" thực
nhỏ
Kiến Xuyên hầu bảo chàng đọc lại một lượt. Chàng vâng lời cất giọng sang
sảng bình văn. Đến câu "nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình" thì không biết ngẫu nhiên
hay định ý, chàng đăm đăm nhìn cái rèm rung động che cửa buồng bên.
Phạm Thái bình xong, Kiến Xuyên hầu lại rót một chén rượn đầy nữa:
- Đây là mừng riêng nhà bình văn tốt giọng.
Thực ra Phạm Thái đã cố sửa sang cho giọng mình lên bổng xuống trầm, có
nhịp nhàng tình tứ. Không một lần nào sư ông đọc kệ hay bằng thế.
Phạm Thái vội đỡ chén nói:
- Chết? Tướng công quá yêu, làm bần tăng tự thẹn, vì tài mọn của bần tăng
không được xứng đáng với tấm lòng lân tài của tướng công.
Kiến Xuyên cười phá lên:
- Hay? Sư ông không nhắc đến chữ lân tài, thì suýt nữa lão gia quên bẳng rằng
sư ông là một bậc đãi tài.
Phạm Thái cho câu nói có ý riễu, lặng thinh cúi mặt, nhưng Trương công nói
tiếp ngay:
- Phải, tôi hỏi, sao thiền sư không ra tiến thân để trị dân giúp nước?
Rồi muốn dò ý Phạm Thái, Trương công nhìn thẳng vào mắt chàng, trù trừ
nol:
- Hay là thế này... lão gia tiến cử... thiền sư lên triều đình.
Phạm Thái lạnh lùng:
- Xin đa tạ tướng công, bần tăng đã xuất gia tu hành, đâu còn dám mơ màng
quan cao, chức trọng. Vả miếng đỉnh chung thời này...
Phạm Thái tuy say, nhưng còn đủ tỉnh để giữ gìn lời nói, nên ngừng ngay
được Kiến Xuyên hỏi dồn:
- Miếng đỉnh chung sao kia, thiền sư? Thiền sư nói miếng đỉnh chung thời này
là có ý gì?
Phạm Thái kính cẩn:
- Xin tướng công đại xá cho, chúng tôi say, có khi nói mà không biết nói gì.
Kiến Xuyên lại cười to:
- Còn gì sướng bằng lúc say mềm nói chuyện mà không biết mình nói gì. Vậy
xin mời thiền sư cùng lão gia uống cho thật say mềm đã rồi hãy nói chuyện.
Dút lời, hầu giốc cạn nậm rượn vào chén mình rồi mở chóe, thân cầm gáo và
phễu triết đầy nậm, dù Phạm Thái đứng lên xin để chàng làm giúp, hầu cũng
không nghe:
- Tráng sĩ cứ để mặc lão gia.
Phạm Thái giật mình nhìn Trương công:
- Thôi tướng công say rồi. CÓ tráng sĩ nào ngồi hầu rượn tướng công đâu?
Kiến Xuyên đầu lắc lư, tay run lẩy bẩy đặt nậm xuống bàn.
- Ờ mà có lẽ lão gia say thực. Lão gia nhìn thiền sư ra hẳn một tráng sĩ, nét
mặt đầy dõng cảm, chí khí.
Men rượn mỗi lúc một làm cho truyện thêm hăng hái. Đến nhá nhem tối, khi
chóe rượn đã cạn quá nửa, thì không còn ai tưởng đến giữ gìn nữa, bao lời tâm
quyết về thời thế đem giốc hết ra mâm rượn.
Rồi ánh sáng mấy ngọn sáp le lói chiếu vào hai cái đầu gục lên hai góc bàn,
một cái bạc phơ và một cái tóc đen mới mọc lởm chởm.