Chương 1
Tác giả: Khái Hưng
Sầm sơn, 15 tháng 6 năm 193...
Chère Oanh , (#1)
Chị tha lỗi cho em nhé. Em hẹn viết thư cho chị ngay thế mà ra đây đã được năm hôm em mới có bức thư này về thăm chị.
Em vừa viết vừa loay hoay-nghĩa là chẳng loay hoay tí nào, chỉ tìm cớ để xin lỗi chị về sự chậm trễ đó là ngẫu nhiên. Em tưởng tới luận đề quốc-văn cô giáo ra cho chúng ta hồi 4ème année (#2) : “Xin lỗi bạn về sự phúc đáp chậm trễ”.
Em còn nhớ ngày ấy cúng mình cười mãi về cái đề tài ngớ ngẩn và một câu văn tinh-quái nghịch ngợm của chị Kha: “Cha tha lỗi cho tôi, tôi mải ngồi ngắm mây bay và mơ màng tới sự sống êm đềm nên quên lãng biên thư phúc đáp...”.
Em thì không mơ màng ngồi ngắm mây bay, nhưng em lại khó chịu về nỗi buồn và 'cái nóng'! Ở Hà-Nội mẹ em sợ nóng, trốn vào trong nàỵ Nhưng ở đây cũng chẳn mát với ai, nhất là vào khoảng từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều thì lại càng khó chịu với những cơn gió tây như đốt mà những giại, những phên nứa đan mắt cáo không đủ sức cản nổị
Hôm nào không có gió thì cũng chẳng sung sướng gì hơn. Chị cứ tưởng tượng đứng trước một bức ảnh màu vĩ đại... Phải, một bức ảnh vì bao vật xanh tươi hồng thắm cho đến mây trắng trời lam đều đứng im phăng phắc như in trong một tấm hình vậỵ Đến cả rặng phi lao, ngọn mềm như thế mà cũng không rung động mảy maỵ Vạn vật như sợ hãi nín thở trước sự hung tợn ầm ĩ của sóng biển ngày đêm lăn lộn gầm thét không thôi... Thơ mộng không?
Hết cái khó chịu về nóng, đến cái khó chịu về các hàng vặt. Suốt từ sáng đến chiều luôn luôn nghe những câu chào hàng qua bờ giậụ Nào mua “trấng mua chúi”, mua thuyền, mua tôm rồng. Thôi thì không còn một thứ gì họ không mời mình mua! Hôm đầu em còn cáu kỉn gắt gỏng, nhưng vì em thấy họ coi thường những lời cự tuyệt của mình nên em để cho họ tha hồ muốn mời, muốn gào mỏi miệng mặc kệ, không buồn đáp lại nữạ Chị đừng tưởng làm thế mà thoát đâu! Họ còn thò tay qua phía trong mở chốt cổng để vào sân, vào vườn mà mời mình mua cho bằng được. Một hôm em đùa, thấy hàng nào hoặc đội, hoặc gánh cũng bảo ngồi đợi đấy rồi em muạ Một lát sân nhà em thành cái chợ nhỏ có đủ các thứ hàng bày la liệt. Bấy giờ em mới vào mời mẹ em rạ Mẹ em không thể nín cười được.
Nhưng thôi, viết dài dòng quá bắt chị đọc khổ thân. Để hôm nào em về em sẽ thuật lại cho nghe vì cứ xem nông nỗi này thì em cũng không ở đâu được đâu, chỉ độ tuần lễ nữa là em chuồn thôị
Kính thư,
Hiền
***
Sầm Sơn 16 tháng 6 năm 193...
Chị Oanh,
Hôm qua viết xong thư, em thân hành ra bỏ tận hộp nhà bưu điện. Gìữa đường gặp Lưu và Miện, trường Luật. Thấy tay em cầm phong bì, họ tủm tỉm cườị Chắc họ yên chí rằng đó là một bức thư tình nên em mới chịu khó thân đem đi bỏ, nhất họ lại biết villa (#3) em cách nhà bưu điện rất xạ Có lẽ vì thế mà họ xăm xăm sấn lại hỏi chuyện em chăng? Thấy mắt họ lơ láo nhìn tay em, em trêu tức bỏ ngay phong bì vào ví làm hai cậu càng thêm ngờ vực.
Cho thế mới bõ ghét, chị ạ! Từ hôm em ra đây tới nay, hai tướng lượn quá đi mất, làm em đến phát cáu lên ấy! Đi đâu cũng thấy hai người lẽo đẽo theo saụ Mà hễ em tắm chỗ nào là họ lởn vởn lại gần liền. Hôm kia tức mình em bơi ra xa làm hai cậu theo không nổ, đành phải quay vào bờ. Chị tính, bộ ấy thì bơi ở ao cũng vị tất được mấy chục thước chứ đừng nói ở biển có sóng lớn. Bơi được một quãng, em leo lên cái mảng đứng vẫy tay gọi họ ra, họ chỉ lắc đầụ Em buồn cười quá! Hừ! Thế mà cũng học 'đòi chim gáí!
Em rõ lẩn thẩn, đương chuyện nọ kể xọ sang chuyện kiạ Em nói hai tướng thấy em giấu vội bức thư vào ví thì tò mò đa nghi lắm, đưa mắt nhìn nhaụ Hẳn 'hai ngàí cụt hy vọng vì tưởng em gửi thư cho người tình nào mà hai cậu biết chắc chắn rằng không phải là hai cậụ
Chẳng thế, mỗi lần hễ gặp em là chuyện nở như gạo rang, mà lần này thì tiu nghỉu như mèo bị cắt tai, hỏi thăm mấy câu nhạt nhẽo rồi ngả đầu chào đi thẳng.
Tưởng tối về, 'hai ngàí hẳn ngồi nhà mà than vãn cùng nhau về mối tình tuyệt vọng. Nhưng không chị ạ, đêm hôm qua em vừa kéo dứt bài “Ville d'Amour” đã nghe thấy tiếng cười khúc khích của hai tướng ở ngoài hàng giậu rồị Em bực mình quá tắt đèn đi ngủ liền.
Tóm lại em xin nói trước để chị biết rằng thế nào vài hôm nữa em cũng về Hà-Nội vì những lẽ này:
1/Nóng.
2/Buồn
3/Không có bạn.
Nói tóm lại là bơ vơ quá!
Bạn chị,
Hiền
Tái bút: Em sắp dán thư thì Hồng đến chơị Hồng cửa Đông chứ không phải Hồng hàng Nón đâu nhé. Trông giờ nó gầy quá chị ạ, chẳng còn tí ngực nào nữa, mà người thì đét đèn đẹt. Em bảo nó tập Muller chẳng biết nó có nghe không.
Sầm Sơn 20 tháng 6 năm 193...
Ma Oanh Chérie, (#4)
Thư chị gửi vào em đã nhận được rồi, mừng quá. Mà may quá, vì em đã định gần nhất định-mai từ biệt đất nước Sầm Sơn. Nếu thư chị gửi chậm một hai hôm thì có lẽ nó sẽ phải khứ hồi, về lại Hà-Nội, và sẽ cùng em gặp nhau ở phố hàng Da.
Thế à chị? Ở Hà-Nội nóng thế kia à? Ừ, chẳng lẽ mất công đi nghỉ mát lại không mát bằng ở nhà! Nhưng nếu chị bảo Hà-Nội là một cái lò thì Sầm Sơm là một cái lò nhỏ hơn.
Chị tính, nóng như thế mà sáng hôm nay em đi chơi núi đấỵ Em đi với mẹ em và chị Hồng. Chị Hồng yếu quá chị ạ, trèo dốc cứ thở hổn ha hổn hển mãị
Chúng tôi đem theo con gà quay và một chai bia, ra khe Thờ tắm rồi lên hòn núi Trống Mái ngồi chén. Ở đó cũng khá mát, nhưng đến lúc nóng thì không thể tả được! Thôi, cũng bõ! Ở Hà-Nội có ai lòe, khoe hòn Trống Mái đẹp hay lạ thì cũng biết nó ở đâu, nhất là em lại chụp được một tấm hình “cặp gà đá” ấỵ Rồi em sẽ đưa cho chị coi, và chị sẽ thấy nó chẳng đẹp mấỵ
Thế là đã xem được núị Còn rừng nữạ Em định chiều nay đi nốt để mai về. Em về thì chắc mẹ em ở lại một mình buồn lắm đấỵ Nhưng lạy cụ thôi, cụ đi nghỉ mát để khỏe người, nhưng con, con chỉ mong đến bãi biển để vui đùạ Mà bãi biển Sầm Sơn thì vắng ngắt như bãi sa mạc, còn vui đùa sao được! Rõ em giận mẹ em quá! Nói cụ đi Đồ Sơn thì cụ không nghe!
Có lẹ em sẽ theo chị huyện Đài lên nghỉ ở Chapa ít ngàỵ Chị ạ, Chapa thì chắc cũng buồn, nhưng đi cho biết thôi mà. Với lại em muốn chụp mấy bức ảnh vận Mèo, chị ạ. Em được xem ảnh chị Đài chụp năm ngoái ở Chapa mà em thích lên đó quá.
Thôi, chào chị. Em phải mặc Maillot (#5) đi tắm đâỵ Mẹ em đương giục kiạ Kính chúc chị mạnh khoẻ.
HIỀN
-----------
(1-) Chère: tiếng Pháp có nghĩa là thân mến; Chère Oanh nói chung là “Oanh thân mến”. Đây là lối viết thư của rất nhiều 'dân Việt trường Tâý thuở trước.
(2-) Tức lớp Đệ Ngũ thời đó, ngày nay là lớp 8.
(3-) Villa: tiếng Pháp, có nghĩa là biệt-thự.
(4-) Ma chérie: tiếng Pháp, có nghĩa là người thân yêu dấu; không bắt buộc phải là người tình. Trong trường hợp này vì người nhận là phái nữ nên mới dùng “ma chérie”; giả sử là phái nam thì phải viết là “mon cher”.
(5-) Maillot: tiếng Pháp, có nghĩa là áo lót. Nhưng trong trường hợp này có lẽ là áo tắm.