Chương 4
Tác giả: Lâm Chương
Tôi hỏi: "Tại sao?"
"ông Nguyễn Công Trứ đang làm quan, bị hất xuống làm lính, vẫn chạy theo sau chiếc xe công danh réo gọi ơi ới, để leo lên nữa. Còn chú, nghe ba cháu nói, cũng đang làm quan gì đó, rồi bị đi tù, trở về đi vác củi, chứ không thèm chạy theo cách mạng."
"Hoàn cảnh mỗi thời mỗi khác. Không so sánh thế được đâu. Cháu đừng nhắc chuyện cũ, để chú được yên thân làm nghề vác củi."
Năm mười bảy tuổi, Mận nói: "Chú ơi, chú giống ông Trần Tế Xương."
Tôi hỏi: "Ổng là thi sĩ. Chú là tiều phụ Sao lại giống nhau được?"
Mận lật quyển sách, đọc:
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Có chăng, chừa rượu với chừa trà.
Rồi ngước lên nhìn tôi: "Chú cũng vậy. Không chừa được đàn bà."
"Đàn bà đâu? Chú đang sống một mình mà."
"Hừm... Cháu thấy mấy cô làm... điếm, bu vào chú nói chuyện hoài."
"Ừ, thì nói chuyện cho... vui."
"Không được. Chú phải chừa cái thứ ba luôn."
Tôi kêu: "Trời ơi. Chú đâu phải thầy tu mà chịu đủ thứ điều răn, giới luật?"
Mận khẳng định: "Người tốt không giao thiệp với người xấu."
Trong mắt Mận, tôi là người tốt. Mận không muốn tôi lân la gần gũi những người mà Mận cho rằng xấu. Mận đâu biết trên cõi đời ô trọc này, không thể nhìn bề ngoài con người mà tỏ được vàng thau. Mận thừa hưởng tấm nhan sắc tương đối mặn mà của mẹ, còn tính nết ra sao, chỉ có trời biết.
Một chiều, nghỉ việc sớm. Tôi thơ thẩn trên sân đình.
Mận đến, nói: "Má cháu bảo đem biếu chú trái dưa hấu đầu mùa." Và đặt trái dưa xuống bậc thềm.
Tôi nói: "Tránh chỗ đó. Coi chừng mái hiên sập xuống bất cứ lúc nào."
Chúng tôi vòng ra đứng trước tiền đình, cửa chính.
Mận nhìn cánh cửa, mối mọt hư hao: "Cái đình này, ghê quá."
"Cháu có vào bên trong bao giờ chưa?"
"Hồi nhỏ, cháu thường vào mỗi khi có dịp cúng đình. Nghe nói Thần đình được sắc phong của vuạ Sắc đựng trong cái hộp gỗ, để bên cạnh bức tượng."
"Mình vào coi thử đị"
Tôi mở cửa chính điện. Bụi thời gian lả tả, rơi đầy trên tóc trên vai. Mùi cứt dơi xông nồng lên mũi. Nền đình lót gạch Tàu, bản lớn. Dấu chân chúng tôi in trên màu bụi xám. ánh sáng bên ngoài hắt qua cửa chính mờ mờ, đủ nhìn thấy bàn thờ, và bức tượng. Hai tấm liễn màu đỏ rủ xuống hai bên, viết bằng Hán tự. Bụi phủ, nhện giăng. Tượng Thần không lớn mà uy nghiêm. Hộp đựng sắc vua phong làm bằng gỗ mun, được che bởi miếng vải lụa điều. Tôi giở miếng vải lụa. Trên nắp hộp có khắc hình một con rồng khảm xa cừ.
Tôi toan mở, Mận ngăn: "Không được."
Tôi quay lại nhìn: "Sao không?."
"Chẳng phải ai cũng có thể mở hộp ra coi được đâu."
"Vậy, ai có thể mở?"
"Cháu nghe nói, chỉ những vị chức sắc phải làm lễ xin phép Thần, trước khi mở hộp."
"Những vị chức sắc, bây giờ ở đâu?"
"Không biết." Mận đứng nép vào tôi, ngó dáo dác chung quanh. "Mình đi ra, chú. Vào đây, cháu thấy sờ sợ."
Vì tôn trọng tín ngưỡng và tập tục lễ nghi của ngưới đời trước, tôi không mở hộp để coi sắc phong thần vua ban,
Tôi nói: "Mai cháu đem cây chổi cho chú mượn. Chú muốn quét dọn bên trong ngôi đình."
"Không. Đừng động đến mọi vật bên trong."
Chúng tôi ra tới cửa chính. Bất ngờ, thấy chị Ba đứng sẵn nơi tiền đình.
Tôi gọi: "Chị Bạ" Như thay thế một lời chào.
Mặt chị có vẻ khác thường: "Các người làm gì trong ấy?"
Mận nói: "Chú định coi sắc vuạ"
"Hừ... Sắc vuả" Chị nắm tay Mận lôi về. Không thèm ngó đến tôi.
Tôi gặp lại Ba Canh ngoài bãi, hôm sau. Anh không nói gì. Thái độ rất lạnh.
Không chịu nổi sự im lặng của anh, tôi lên tiếng hỏi: "Chị Ba có nói với anh điều gì về tôi?"
Anh ngừng tay làm việc, rút thuốc ra hút, và đứng suy nghĩ. Mãi lâu sau, anh nói: "Tôi quý chú em, coi như người nhà. Không ngờ, chú tệ quá." Anh thở dài.
"Nhưng chị nói những gì?"
"Những gì, chú cũng biết rồi. Con Mận còn khờ. Chú là người hiểu biết. Miếu đình là chốn linh thiêng. Sao lại đem nhau vào trong ấy làm... bậy? Không sợ Quỷ Thần quở phạt?"
"Có phải chị Ba thêu dệt chuyện này?"
"Ai dám thêu dệt chuyện động trời như thế."
"Anh chị đã hỏi kỹ lại con Mận chưa?"
"Nó chối. Khóc kêu oan. Làm sao nó có thể nhận một hành động tồi bại?"
Tôi gắt: "Anh cũng tin lời chị sao?"
"Không tin vợ thì tin ai?" Nếu vợ tôi không bắt gặp tại trận, chỉ nghe lời đồn, thì cũng khó tin được."
"Bắt gặp tại trận thế nào?"
"Chú là người trong cuộc, chú biết rõ hơn ai hết. Tôi không nói là vì còn nể mặt nhau."
Tôi muốn đấm ngực, than trời. Mận khóc, kêu oan. Còn tôi, kêu với ai? Đính chính thế nào?
"Bây giờ anh tính sao?" Tôi hỏi.
"Chuyện xảy ra quá đột ngột, tôi chưa biết đường nào giải quyết. Đàn bà nhiều khi sáng suốt hơn mình. Vợ tôi nói, không nên làm ồn lên vụ này, vì danh dự của chú và con Mận. Nó phải giữ danh giá để mai kia còn lấy chồng nữa. Chú nên rời khỏi Tầm Lanh, cắt đứt ngay mối tình vụng trộm này."
Cái câu, chú nên rời khỏi Tầm Lanh, làm tôi hiểu rõ ý định của chị Bạ Chị không hiểu lầm. Chỉ vì không muốn tôi còn lảng vảng quanh đây, sợ một lúc nào đó, tôi sẽ tiết lộ cái đêm trăng cũ, có lần chị đến mái lậu liêu. Nếu lần ấy, tôi đồng tình với chị, thì hai người cùng giữ bí mật. Và chị cũng không cần phải dựng đứng lên một điều không có thật giữa tôi và Mận. Bây giờ, dù tôi có vạch rõ âm mưu của chị Ba, thì anh Ba Canh cũng sẽ cho rằng tôi đặt điều bêu xấu vợ anh, để chạy tội cho mình.
Tôi nói: "Anh Ba, mai tôi rời Tầm Lanh theo ý của chị. Xin anh nhắn với chị rằng, vì muốn bảo vệ danh giá của mình, chị đã vu oan cho tôi và con Mận."
"Vu oan? Tôi không nghĩ thế. Và cũng không hiểu chú muốn nói cái gì?"
"Hiểu sao được, khi anh đang sống ngọt ngào trên lưỡi dao cạo? Tôi và con Mận đã bị đứt tay rồi. Không biết chừng nào tới anh?"
Trên chuyến xe rời Bến Củi, tôi thấy Mận đứng dưới mái hiên, ngùi trông theo. Chẳng biết Mận có khóc hay không. Bóng xế hắt hiu trên đầu cây sao già. Ngôi đình vẫn im lìm như ngày tôi mới đến. Ba năm. Cây rừng Tầm Lanh mọc rễ trong tôi. Tôi nhổ gốc ra đi. Không có ai vẫy tay làm đưa tiễn.
Hết