Hồi 5
Tác giả: Lâm Ngữ Đường
Võ Hậu được tấn phong vào tháng 11 năm 655 , khi bà được ba mươi tuổi.
Tên bà được đổi là Võ Tắc Thiên . Bà mong mỏi và đã đạt được địa vị tôn quí nhất của một người đàn bà. Nhưng tham vọng của bà không phải chỉ có vậy.
Không ai hiểu được đàn bà trừ phi đã cưới họ làm vợ .
Cao Tôn đã nhận ra điều đó rất sớm.
Chỉ một tháng sau khi chính thức cưới Mị Nương, Cao Tôn đã nhìn ra bản chất của bà. Tuy vậy, ông vẫn có cảm giác khoan khoái vì có một người giúp ông đắc lực từng chuyện nhỏ cũng như chuyện bên ngoài. Ông nhận thấy Võ Hậu không phải chỉ là một món đồ chơi xinh đẹp như Triệu phi . Ông bắt đầu suy nghĩ về bà Quí phi này, cũng như về bà Hoàng hậu mà ông đã kết tội. Bỗng dưng ông cảm thấy tràn trề hối hận. Dù sao, ông cũng không để cho Võ Hậu thấy những ý nghĩ của ông .
Một ngày kia, Võ Hậu rời cung đi thăm vài người họ hàng. Cao Tôn bèn quyết định đi thăm hai người đàn bà đáng thương kia . Ông đi thơ thẩn về phía lãnh cung , trong lòng nóng nãy và có cảm giác như kẻ phạm tội .
Khi đến nơi ông thấy lãnh cung khoá kỹ , chỉ chừa một lỗ hổng ở bên cạnh để đứa cơm nước vào bên trong .
Thường thường các Hoàng hậu hay Cung phi có tội đều bị giữ tại lãnh cung, nhưng đâu đến nỗi bị nhốt giống tù như vậy.
Cao Tôn ghé miệng gần lỗ hổng và gọi :
- Ái hậu, ái phi ! Hai khanh đâu ?
Một lát sau, giọng nói yếu ớt và buồn rầu của Triệu phi vọng ra :
- Sao Bệ Hạ lại gọi bọn thiếp như vậy. Bọn thiếp đâu còn là Hoàng hậu hay Quý phi nữa.
Ngừng một chút, Triệu phi lại tiếp, giọng có vẻ cầu khẩn :
- Xin Bệ hạ hãy vì nghĩa cũ mà tha bọn thiếp ra . Chỉ cần ra khỏi chốn này là bọn thiếp sẽ đội ơn Bệ Hạ muôn đời.
Cao Tôn cảm thấy bồi hồi xúc động. Ông an ủi :
- Hai khanh đừng lo . Trẫm sẽ liệu cách.
Cao Tôn quay về cung, tâm tư nặng trĩu. Ông cảm thấy vừa xót xa vừa hổ thẹn. Ông có biết đâu mấy đứa tâm phúc của Võ Hậu đã theo dõi ông và báo cáo cho bà biết ngay .
Võ Hậu thừa rõ ông là người yếu đuối về mặt tình cảm, nên bà đã tổ chức một hệ thống gián điệp hoạt động rất đắc lực. Tai mắt bà đặt khắp nơi để đề phòng những chuyện bất ngờ, ví dụ như chuyện vua đến thăm Hoàng hậu ngày hôm nay, hoặc chuyện vua lẻn đem ni cô nào đó vào cung để lật đổ bà , như bà đã từng lật đổ Vương hậu.
Khi Võ Hậu về tới cung, bà được báo cáo đầy đủ về cuộc viếng thăm lén lút của Vua .
Hiển nhiên Vua hãy còn nhớ tới người cũ. Bà sẽ cho họ biết tay .
Cao Tôn chưa kịp hỏi han gì, Võ Hậu đã chặn trước. Bà vặn hỏi vua về vụ xuống lãnh cung thăm Hoàng hậu và Triệu phi, nhưng Vua một mực chối. Cuối cùng Võ Hậu nói :
- Nếu Bệ Hạ không đi thăm họ thì hay lắm.
Võ Hậu không phải người có thể chấp nhận được việc vua đoái thương đến hai người đàn bà kia. Bà sẽ chấm dứt hành động này, không những để trả thù hai người đàn bà xấu số đó, mà còn cảnh cáo các cung phi, mỹ nữ khác. Bà sẽ cho tất cả một bài học. Là đàn bà, bà biết đàn bà nguy hiểm như thế nào.
Võ Hậu ra lệnh cho thuộc hạ đánh hai người đàn bà khốn khổ mỗi người một trăm roi. Sau đó bà cho chặt hết chân tay họ rồi ngâm trong hầm rượu.
Bà nói :
- Hãy cho chúng hưởng những cảm giác mê ly tận xương tuỹ cho đến khi chúng biến thành nước...
Vài ngày sau, hai người đều chết vì không chịu nỗi sự hành hạ.
Được tin này, Võ Hậu chỉ mỉm cười. Nghe lời Hứa Kỉnh Tôn,
Võ Hậu biếm tất cả họ hàng, thân thích của Vương hậu và Triệu phi ra Quảng Đông, một miền đất xa xôi ở phía Nam. Võ Hậu còn đòi Cao Tôn phải cho người đào mộ thân phụ Vương hậu (một vị quốc công) để bầm thây.
Vua thấy làm như vậy lá quá bất nhân nhưng cũng nghe theo.
Từ đó Võ Hậu càng ngày càng độc ác.
Thêm vào đó, bà lại có một lối chơi chữ cay độc : Bà lấy làm thú vị khi nghĩ ra chữ Vương vần với "hổ mang" và chữ Triệu đồng âm với "kên kên" , thế là bà xuống chỉ bắt mọi người kêu những người còn lại trong hai họ này là bọn "hổ mang" và bọn "kên kên" .
Giai đoạn đầu của đời bà chấm dứt, đánh dấu một thành công rực rỡ trên xác chết của hai người đàn bà khác.
Võ Hậu có thân hình đẹp đẽ da thịt thơm tho... nhưng tất cả chỉ là nọc độc giết người.
Cao Tôn không khác gì con cá đớp miếng mồi ngon , đến khi cảm thấy lưỡi câu đã mắc vào ruột mình thì có muốn nhả ra cùng không được nữa.
Cao Tôn đau đớn và rùng mình vì những cảnh chém giết không cần thiết .
Tại sao không để cho họ một cái chết nhẹ nhàng hơn, như tự treo cổ để khỏi đau đớn .
Ông cảm thấy tai hoạ chụp xuống hai người đàn bà đó như chụp xuống cả chính ông. Trước đó , ông không hề hay biết các hành động dã man đó. Ông tự hỏi ông là vua hay chỉ là một đứa ăn mày ? Lương tâm ông bắt đầu nổi dậy chống lại người đàn bà độc ác, nhưng ông không nói gì. Chiến tranh lạnh bắt đầu.
Dần dần mọi người hiểu mục đích của Võ Hậu khi bà hành động tàn bạo như vậy . Bà muốn trong nhà phải được quét sạch sẽ, hay
nói cách khác chế độ đa thê phải chấm dứt, dù là Vua cũng vậy . Nhiều thê thiếp quá, Vua chỉ đuối sức thêm ! Vậy không cần cung phi, mỹ nữ gì nữa. Tuy nhiên, để Vua khỏi mất mặt với các Vương hầu, bà sẽ giữ lại một số cung nữ để phụ tá Vua trong việc giử gìn đạo đức.
Với mục đích bảo vệ luân lý, bà đặt ra hai chức phụ tá đạo đức thay thế bốn cung phi, và bốn chức giám sát tinh thần thay thế chín cung tần, để giúp Vua và nhắc nhở Vua khỏi lạc bước vào cảnh mê sa tội lỗi .
Đàn ông sinh ra có người tự nhiên đạo đức , có người bị bắt phải đạo đức. Cao Tôn ở trong đám người thứ hai. Hành động của Võ Hậu khiến ông xa lánh mọi người, ông sống trong cắn rứt và đau buồn. Tình yêu của ông đối với Võ Hậu đã biến thành sự sợ hãi. Ông có cảm tưởng như mình đã lấy phải một con báo gấm. Hình ảnh con báo nãy luôn luôn theo ông vào giấc ngủ và tạo nên những giác mơ hãi hùng.
Người ta không thể yêu đương một người đàn bà mà người ta sợ hãi và chán ghét cùng cực . Tuy chưa già (mới hai mươi tám tuổi), ông đã cảm thấy bà vợ không còn kích thích được ông nữa. Điều này càng cảm ông xấu hổ và hối hận. Ngọn lửa ham muốn của ông đã bị Võ Hậu dập tắt. Đây là lý do mà mãi sáu năm sau Võ Hậu mới sinh được người con thứ tư tên là Đán (ba người con trước là : Hoằng, Hiền và Triết) và là nguyên nhân đưa đẩy Võ Hậu vào những cuộc ngoại tình liên miên.
Ngoài ba mươi tuổi, Cao Tôn mắc bệnh thần kinh , thường nhức đầu , choáng váng và bị một số chứng bịnh khác mà các quan Thái y không tìm ra . Tóc ông bắt đầu bạc . Tính ông càng ngày càng nhút nhát , ông ghét việc triều chính , thường để mặc Võ Hậu thao túng .
Điều mong ước duy nhất của ông là hãy để ông yên .
Võ Hậu được tấn phong vào tháng 11 năm 655 , khi bà được ba mươi tuổi.
Tên bà được đổi là Võ Tắc Thiên . Bà mong mỏi và đã đạt được địa vị tôn quí nhất của một người đàn bà. Nhưng tham vọng của bà không phải chỉ có vậy.
Không ai hiểu được đàn bà trừ phi đã cưới họ làm vợ .
Cao Tôn đã nhận ra điều đó rất sớm.
Chỉ một tháng sau khi chính thức cưới Mị Nương, Cao Tôn đã nhìn ra bản chất của bà. Tuy vậy, ông vẫn có cảm giác khoan khoái vì có một người giúp ông đắc lực từng chuyện nhỏ cũng như chuyện bên ngoài. Ông nhận thấy Võ Hậu không phải chỉ là một món đồ chơi xinh đẹp như Triệu phi . Ông bắt đầu suy nghĩ về bà Quí phi này, cũng như về bà Hoàng hậu mà ông đã kết tội. Bỗng dưng ông cảm thấy tràn trề hối hận. Dù sao, ông cũng không để cho Võ Hậu thấy những ý nghĩ của ông .
Một ngày kia, Võ Hậu rời cung đi thăm vài người họ hàng. Cao Tôn bèn quyết định đi thăm hai người đàn bà đáng thương kia . Ông đi thơ thẩn về phía lãnh cung , trong lòng nóng nãy và có cảm giác như kẻ phạm tội .
Khi đến nơi ông thấy lãnh cung khoá kỹ , chỉ chừa một lỗ hổng ở bên cạnh để đứa cơm nước vào bên trong .
Thường thường các Hoàng hậu hay Cung phi có tội đều bị giữ tại lãnh cung, nhưng đâu đến nỗi bị nhốt giống tù như vậy.
Cao Tôn ghé miệng gần lỗ hổng và gọi :
- Ái hậu, ái phi ! Hai khanh đâu ?
Một lát sau, giọng nói yếu ớt và buồn rầu của Triệu phi vọng ra :
- Sao Bệ Hạ lại gọi bọn thiếp như vậy. Bọn thiếp đâu còn là Hoàng hậu hay Quý phi nữa.
Ngừng một chút, Triệu phi lại tiếp, giọng có vẻ cầu khẩn :
- Xin Bệ hạ hãy vì nghĩa cũ mà tha bọn thiếp ra . Chỉ cần ra khỏi chốn này là bọn thiếp sẽ đội ơn Bệ Hạ muôn đời.
Cao Tôn cảm thấy bồi hồi xúc động. Ông an ủi :
- Hai khanh đừng lo . Trẫm sẽ liệu cách.
Cao Tôn quay về cung, tâm tư nặng trĩu. Ông cảm thấy vừa xót xa vừa hổ thẹn. Ông có biết đâu mấy đứa tâm phúc của Võ Hậu đã theo dõi ông và báo cáo cho bà biết ngay .
Võ Hậu thừa rõ ông là người yếu đuối về mặt tình cảm, nên bà đã tổ chức một hệ thống gián điệp hoạt động rất đắc lực. Tai mắt bà đặt khắp nơi để đề phòng những chuyện bất ngờ, ví dụ như chuyện vua đến thăm Hoàng hậu ngày hôm nay, hoặc chuyện vua lẻn đem ni cô nào đó vào cung để lật đổ bà , như bà đã từng lật đổ Vương hậu.
Khi Võ Hậu về tới cung, bà được báo cáo đầy đủ về cuộc viếng thăm lén lút của Vua .
Hiển nhiên Vua hãy còn nhớ tới người cũ. Bà sẽ cho họ biết tay .
Cao Tôn chưa kịp hỏi han gì, Võ Hậu đã chặn trước. Bà vặn hỏi vua về vụ xuống lãnh cung thăm Hoàng hậu và Triệu phi, nhưng Vua một mực chối. Cuối cùng Võ Hậu nói :
- Nếu Bệ Hạ không đi thăm họ thì hay lắm.
Võ Hậu không phải người có thể chấp nhận được việc vua đoái thương đến hai người đàn bà kia. Bà sẽ chấm dứt hành động này, không những để trả thù hai người đàn bà xấu số đó, mà còn cảnh cáo các cung phi, mỹ nữ khác. Bà sẽ cho tất cả một bài học. Là đàn bà, bà biết đàn bà nguy hiểm như thế nào.
Võ Hậu ra lệnh cho thuộc hạ đánh hai người đàn bà khốn khổ mỗi người một trăm roi. Sau đó bà cho chặt hết chân tay họ rồi ngâm trong hầm rượu.
Bà nói :
- Hãy cho chúng hưởng những cảm giác mê ly tận xương tuỹ cho đến khi chúng biến thành nước...
Vài ngày sau, hai người đều chết vì không chịu nỗi sự hành hạ.
Được tin này, Võ Hậu chỉ mỉm cười. Nghe lời Hứa Kỉnh Tôn,
Võ Hậu biếm tất cả họ hàng, thân thích của Vương hậu và Triệu phi ra Quảng Đông, một miền đất xa xôi ở phía Nam. Võ Hậu còn đòi Cao Tôn phải cho người đào mộ thân phụ Vương hậu (một vị quốc công) để bầm thây.
Vua thấy làm như vậy lá quá bất nhân nhưng cũng nghe theo.
Từ đó Võ Hậu càng ngày càng độc ác.
Thêm vào đó, bà lại có một lối chơi chữ cay độc : Bà lấy làm thú vị khi nghĩ ra chữ Vương vần với "hổ mang" và chữ Triệu đồng âm với "kên kên" , thế là bà xuống chỉ bắt mọi người kêu những người còn lại trong hai họ này là bọn "hổ mang" và bọn "kên kên" .
Giai đoạn đầu của đời bà chấm dứt, đánh dấu một thành công rực rỡ trên xác chết của hai người đàn bà khác.
Võ Hậu có thân hình đẹp đẽ da thịt thơm tho... nhưng tất cả chỉ là nọc độc giết người.
Cao Tôn không khác gì con cá đớp miếng mồi ngon , đến khi cảm thấy lưỡi câu đã mắc vào ruột mình thì có muốn nhả ra cùng không được nữa.
Cao Tôn đau đớn và rùng mình vì những cảnh chém giết không cần thiết .
Tại sao không để cho họ một cái chết nhẹ nhàng hơn, như tự treo cổ để khỏi đau đớn .
Ông cảm thấy tai hoạ chụp xuống hai người đàn bà đó như chụp xuống cả chính ông. Trước đó , ông không hề hay biết các hành động dã man đó. Ông tự hỏi ông là vua hay chỉ là một đứa ăn mày ? Lương tâm ông bắt đầu nổi dậy chống lại người đàn bà độc ác, nhưng ông không nói gì. Chiến tranh lạnh bắt đầu.
Dần dần mọi người hiểu mục đích của Võ Hậu khi bà hành động tàn bạo như vậy . Bà muốn trong nhà phải được quét sạch sẽ, hay
nói cách khác chế độ đa thê phải chấm dứt, dù là Vua cũng vậy . Nhiều thê thiếp quá, Vua chỉ đuối sức thêm ! Vậy không cần cung phi, mỹ nữ gì nữa. Tuy nhiên, để Vua khỏi mất mặt với các Vương hầu, bà sẽ giữ lại một số cung nữ để phụ tá Vua trong việc giử gìn đạo đức.
Với mục đích bảo vệ luân lý, bà đặt ra hai chức phụ tá đạo đức thay thế bốn cung phi, và bốn chức giám sát tinh thần thay thế chín cung tần, để giúp Vua và nhắc nhở Vua khỏi lạc bước vào cảnh mê sa tội lỗi .
Đàn ông sinh ra có người tự nhiên đạo đức , có người bị bắt phải đạo đức. Cao Tôn ở trong đám người thứ hai. Hành động của Võ Hậu khiến ông xa lánh mọi người, ông sống trong cắn rứt và đau buồn. Tình yêu của ông đối với Võ Hậu đã biến thành sự sợ hãi. Ông có cảm tưởng như mình đã lấy phải một con báo gấm. Hình ảnh con báo nãy luôn luôn theo ông vào giấc ngủ và tạo nên những giác mơ hãi hùng.
Người ta không thể yêu đương một người đàn bà mà người ta sợ hãi và chán ghét cùng cực . Tuy chưa già (mới hai mươi tám tuổi), ông đã cảm thấy bà vợ không còn kích thích được ông nữa. Điều này càng cảm ông xấu hổ và hối hận. Ngọn lửa ham muốn của ông đã bị Võ Hậu dập tắt. Đây là lý do mà mãi sáu năm sau Võ Hậu mới sinh được người con thứ tư tên là Đán (ba người con trước là : Hoằng, Hiền và Triết) và là nguyên nhân đưa đẩy Võ Hậu vào những cuộc ngoại tình liên miên.
Ngoài ba mươi tuổi, Cao Tôn mắc bệnh thần kinh , thường nhức đầu , choáng váng và bị một số chứng bịnh khác mà các quan Thái y không tìm ra . Tóc ông bắt đầu bạc . Tính ông càng ngày càng nhút nhát , ông ghét việc triều chính , thường để mặc Võ Hậu thao túng .
Điều mong ước duy nhất của ông là hãy để ông yên .