watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bản Tango Cuối Cùng-Chương: 2 - tác giả Lệ Hằng Lệ Hằng

Lệ Hằng

Chương: 2

Tác giả: Lệ Hằng

Tôi bị nhốt trong một biệt thự kín đáo từ hôm quạ Một tuần lễ xôi động nhất, tôi không ngừng theo dõi chàng, những cuộc gặp mặt thân mật cũng bị theo dõị Chàng vụt biến mất, không tăm tích, tôi như điên, cuồng đến chùa tìm cũng vô vọng. Thầy cũng biến mất cùng với nhóm bạn trẻ của chàng.
Tôi chới với, tôi đớn đau, tôi đến chùa mỗi chiều cảnh u mặt làm nát lòng ngườị Gạt ra ngoài mọi khuynh hướng chính trị, tôi chạy đôn chạy đáo chỉ vì tôi yêu chàng.
Sự vắng bóng của chàng làm tôi điêu đứng, bỏ ăn bỏ ngủ. Tôi cố che dấu, nhưng lòng tôi tan tác đớn đaụ Những buổi chiều tôi lén lút đến chùa để dò tìm tin tức chàng. Tình yêu trong đau thương là tình yêu đầm thắm nhất. Những người bạn của chàng tranh đấu ôn hoà bằng cách xuống đường, biểu tình để đòi quyền làm người cho mọi người Việt Nam. Ðể mọi người anh em thân yêu được sống trong thanh bình. Mạng sống chúng tôi đâu có thể rẽ hơn một món hàng mãn được. Xót xa hơn mọi xót xa anh ơị
Một chiều, từ chùa trở về nhà tôi bị bắt, bị đưa về ngôi nhà kín cổng cao tường, có người ôm súng gác hai bên, cánh cổng sắt suốt ngày đóng im lìm.
Tôi đi ra đi vào như một nữ tù của tình yêụ Vì yêu anh tôi vào tù. Họ nhốt tôi trên lầu ba của một ngôi nhà cổ kính và sang trọng. Tôi không bị xiềng chân nhưng cửa đóng kín cô lập tôi trên lầu caọ Tôi đi ra đi vào, phòng khách, phòng tắm, rồi phòng ngủ. Mỗi bữa ăn, người đàn bà nghễnh ngãng nói như hét vào tai không nghe, đem cơm cho tôi, rồi lại lặng lẽ khoá kín cánh cửa nối liền với cầu thang.
Hai hôm đầu, tôi cảm thấy thú vị, chưa bao giờ tôi được ở một căn phòng sang trọng như thế nàỵ Phòng tắm có bồn nước nóng lạnh, tráng men xanh ngát. Phòng ngủ có đèn hồng, có chăn êm. lại có người cơm bưng nước rót nữạ Tôi đọc sách, cả một tủ sách cho tôi đọc.
Chà, đi tù mà sướng thế này saỏ Nhưng cảm giác đó chỉ được hai ngàỵ Ðêm nay tôi buồn bực quá, chân cẳng như phát cuồng, nhất là sự cô độc và nỗi nhớ mong dằn vặt tôi không ngừng. Tôi chợt hiểu ý nghĩa sâu xa nhất của hai chữ tự dọ Giường êm, phòng đẹp, thức ăn ngon nhưng không thể sung sướng nếu ta mất tự do, nhưng không thể vui được nếu ta không được nhìn thấy khuôn mặt người ta yêu dấụ
Tôi đứng lặng người trên balcon nhìn mông ra xạ Con đường thưa thớt bóng người, hai người đàn ông im lìm ôm súng canh dưới đó. người đi đường chắc không ai ngờ ngôi biệt thự này là một nhà tù. Tôi bàng hoàng run sợ nghĩ đến chàng và đến sự chết. Người ta có thể bắt chàng và có thể giết chàng nếu người ta muốn. Còn tôỉ Họ sẽ làm gì tội, hai tay tôi yếu đuối không một tấc sắt, họ muốn gì chả được? Nước mắt tôi chảy ra, tôi gọi thầm tên chàng, văng vẳng giọng nói vang cao khi gầm gừ, khi tha thiết rền rĩ của chàng trước đám đông.
Chàng và đôi mắt sâu đen, mắt một mí bí ẩn như đời chàng. Và nụ cười bình thản nhưng ngạo nghễ nhưng đắng caỵ Quanh năm chàng mặc áo sơ mi trắng tay dài, sắn lại hờ hững để cho tôi thấy rõ một khoảng tay dài, sắn lại hờ hững để cho tôi thấy rõ một khoảng tay trần rắn chắc như tia nhìn cuả chàng. Chàng cười, nụ cười cũng giới hạn, nhưng mắt nhìn thì xoáy tròn vào người đối diện như con nước của một lòng chảo dưới đáy biển. Tôi cũng bị mắt chàng cuốn hút như một kẽ vô tình lạc vào vùng xoáy nước để đời yêu mê, đời đời thương nhớ chồng của ngườị
Trước đám đông chàng như một thần tượng. giọng nói của chàng chạy lan trên đầu đám đông, xôn xao vang cao trên chín vạn từng mâỵ người ta gào lên theo chàng và chàng mất hút trong rừng người trùng trùng lớp lớp đó.
Về nhà chàng là một triết gia hiền. Cười hiền, nói hiền. Tôi chưa bao giờ bắt gặp chàng nổi giận, hình như với chàng không còn gì đáng nói, không còn gì đáng giận. Chàng tử tế với mọi người, nên cuối cùng ai ai cũng thành người lạ mặt với chàng. Trừ người đàn bà đó, tình nhân của chàng.
Tôi yêu chàng, tình một chiều nên thầm kín nên thiết thạ Bị bắt đưa về đây, êm thắm như một chuyến xa nhà cũng vì chàng. Ngôi nhà im lặng, cái im lặng chứa đầy một sự đe doạ. Ngày lặng lẽ và đêm mênh mông. Tôi đứng tựa cửa sổ ngó mông ra xa, trăng sao lấp láy cái trên nền trời đen thăm thẳm. Xuống không được lên cao càng không nổi, tôi chỉ có ột khoảng không gian đủ để sống đủ để thở. Tự do trờ thành món quà trong thần thoạị Người đàn ông đi kèm sát người tôi từ Luật Khoa về đã cười thật lạnh, khi tôi ngớ ngác sợ sệt theo ông ta:
-Cô tạm nghĩ ngơi vài ngày, như một thượng khách của chúng tôị
-Ông nói saỏ Tôi có làm gì để phải nghĩ ngơỉ
-Cô cần nghỉ, cô lên xe theo tôị
Tôi lo sợ:
-Tôi làm gì mà ông bắt tôỉ
Ông ta cười xoà:
-Ai bắt cô, chúng tôi mời cô đi nghỉ mát thì đúng hơn, chúng tôi muốn bảo vệ cô, người yêu của Hoàng Phong?
-Ðể làm gì?
-Ðể hắn ngồi im trong năm ngàỵ
-Năm ngàỷ
-Vâng, năm ngàỵ
-Sau đó, ông thả tôi ra chứ?
Đĩ nhiên.
Tôi là thượng khách thật. Bởi không có sợi dây xích nào cột hai chân, cột trái tim cho cạn khô máu để thôi đừng mơ ước tình yêụ Chàng chính là một gông cùm, tình yêu là một nhà tù êm đềm nhất. Thành phố yên lặng một cách bí mật. Tôi mong từng ngày để được trở về nhà, được đi lại theo ý thích dưới những tàn cây rậm trong khuôn viên Quốc Học.
Người đàn bà già điếc nặng nên như người câm. Hét vào tai những câu hỏi cho bớt cô đơn, vẫn lắc lắc cái đầu lấm tấm những sợi tóc bạc buồn phiền cam chịụ
Ðọc sách đến nhức cả mắt, chán đời quá đành tìm khuây lãnh với những thiên tình võ hiệp của Kim dung.
Đúng ngày hẹn, thiên hạ đúng hẹn thật. Người đàn ông chờ tôi dưới phòng khách:
-Sao cô bé, khỏe không?
Tôi lạnh lùng:
-Cám ơn.
-Tôi cám ơn cô thì đúng hơn.
Tôi nhìn ông ta cười nhẹ, tôi gằn giọng, dù cố ngọt ngào, âm thanh từng chữ vẫn lạnh lùng vẫn cứng:
-Tôi về được chưả
-Mời cô theo tôị
Tôi ra khỏi nhà như tôi khi đến, còn một quãng đường nữa, tôi muốn đi bộ để trở về nhà đợi chàng.
-Các ông có làm gì anh ấy không?
Người đàn ông lắc đầu, tôi nói:
-Cho tôi xuống đâỵ
Tôi không muốn nhìn cái xe tráng lệ đó một lần nàọ Tôi nép vào lề cỏ để buồn và lọ Bởi kẻ thù và người tình thân lẫn trong nhau, nên cuộc tranh đấu không bao giờ ngừng. Bởi vừa thù hằn vừa thương yêu, nên không thể khai trừ nhau dễ dàng như mọi tranh chấp khác.
Nhà im vắng như mọi ngày, năm ngày với tôi dài, nhưng với những người bình yêu ngắn như năm phút.
Con Thẻo chạy ra:
-Ủa, cô vô trong đó mới ra hỉ? Thấy cô để nguyên áo quần em biết ngay cô sẽ ra mà.
Tôi không muốn cải chính, hỏi con nhỏ:
-Anh Phong đâủ
-Cũng mới về như cô. ủa, chứ không phải thầy cũng cô Ðà Nẵng với cô à?
Tôi chạy lên thang:
-Còn ở nhà hở Thẻỏ
Con thẻo nói vọng theo:
-Cô ni kỳ thiệt đi mô như đi chơi, ra vô như đi chợ.
Chàng đang ngồi trong phòng đọc sách, bàn thờ Phật nghi ngút khói hương. Trán chàng nhăn lại, tóc rũ xuống che một phần trán rộng mênh mông. Tôi lặng người bám chặt hai tay vào thành cửa ngó sửng chàng. Tôi muốn lao vào người chàng, úp mặt vào vùng ngực mênh mông, hay nép người vào phiến lưng đó, với tôi là một thiên đường tuyệt vời say đắm. Tại sao chàng không thấy tôỉ Tại saỏ Chàng nghĩ đến ai và nghĩ chuyện gì?
Tôi nghẹn ngào:
-Anh!
Chàng đứng phắt lên:
-Trang, trời ơi Trang!
Tôi ào về phía chàng. Hai tay tôi dang ra, hai môi tôi mấp máy, nhưng tấm ảnh bà ta, đôi mắt đa tình, đôi môi đam mê, bắt tôi khựng lạị Mắt khép lại mắt ơi, chàng của người ta, mình chỉ là em gáị Mặt tôi sượng ngắt, giọng tôi lạc lõng như thể ai đang nói qua môi tôi, qua đầu lưỡi mềm hờn tủi của tôi:
-Anh vào Ðà Nẵng không nói với em được nửa câu, để em…để em…
Chàng thở dài:
-Anh kẹt mong em hiểu cho anh, anh phải lánh mặt vì….
Tôi chán nản ngồi xuống bên chàng:
-Vậy mà em tưởng anh bị…em đi tìm và bị giữ lại làm thượng khách. Trong khi em tù, cứ nói là bị tù cho oai, thì anh vào đó với bà tạ Anh sướng thật và tàn ác thật. Ðời em chưa gặp ai ác như anh.
Chàng dịu dàng:
-Anh biết! Anh đến tận nhà xem thử em có về không. Anh biết em bị nên chiều nay anh ngồi nhà chờ em. Chờ em từ lúc sáng đến năm giờ chiềụ
Tôi tránh đôi mắt chàng, bởi tôi sợ tôi sẽ chết đuối mãi hoài trong đôi mắt vừa đa tình vừa xót xa đó.
-Trang!
-Gì anh?
-Ðừng buồn anh nghe Trang.
-Em có quyền gì mà buồn anh, hoạ may chị mới buồn anh được chứ. Ðiều em thấy mình vô duyên.
-Không, Trang đừng nói thế, chính anh mới là kẻ vô duyên. Bạn bè chúng vẫn nói anh vô duyên với tình yêu mà em.
Tôi cười buồn:
-Giờ đời thêm một người vô duyên nữa là em, anh nhỉ?
Chàng đứng lên:
-Thôi đừng nói giọng toàn ớt toàn muối đó nữạ Thấy em về còn tươi ri là mừng rồi, mừng hết lớn. Ði với anh, dám không?
-Không dám cũng phải dám, bị tù vì anh còn được nữa là đi chơị
Chàng cười:
-Nghĩ cũng buồn cười, chẳng đâu vào đâu cả, hết ẩn mặt lại ra mặt, như thể mình đang dự một cuộc chơi cút bắt với nhaụ
Tôi nheo mắt:
-Thấy em mập ra không?
Chàng cười:
-Ðẫy đà lắm, má tròn căn như thể người…
Tôi đỏ mặt:
-Anh nói bậy rồi nhé.
-Người ta chưa nói đã biết, con gái đời nay ghê thật.
Tôi lên xe với chàng, cái xe Lambretta cả năm không lau chùị Chàng phủi sơ sơ cho tôi ngồi sau lưng chàng. Tôi muốn vòng tay ôm ngang lưng chàng. Tôi muốn dựa vào lưng chàng, để gần thêm một chút nữa, để mê đắm hơn bây giờ, một thứ mùi thơm riêng từ yêu dấu nàọ Vùng gáy gờn gợn, phiến lưng gợi thèm. Nhưng tôi không dám, chẳng bao giờ em dám, dù em yêu anh. Tôi bấm tay xuống mép cái nệm cao su để khép nép ngồi xa chàng.
Những con đường thầm lặng ngủ yên dưới bóng câỵ Nhà hai bên cũng cửa đóng then cài, Huế kín đáo quá, một sự kín đáo giả vờ thật dễ thương, như đôi mắt ai đó cười sau vành nón, như mái tóc xao động dấu một luyến lưu thì thầm.
Chàng dừng xe trước cổng chùạ
-Em vào trước đi, anh cất xe đã.
Tôi ghé tai chàng:
-Thầy về hở anh?
Chàng gật đầụ
-Vào đị
Tôi theo dãy hành lang tối tìm đến nhà traị Nắng chiều còn một ít ngủ chập chờ trên cây, nên bóng tối tràn đầỵ Tôi quay lại cuống hành lang, chàng đứng đó dáng đen đi vì bóng tốị Chàng vẫy tay ra dấu cho tôi đứng chờ, rồi đứng lại mồi một điếu thuốc, vắt chéo chân, dựa cột, trầm ngâm hút thuốc khói bay lên bâng khuâng cho anh thương nhớ aỉ Nhất định không phải để nhớ tôi, bởi vì anh chỉ cần tiến lên vài bước để cùng vào thăm Thầy với tôi, để cùng mơ ước với tôị Anh không muốn đi chung với tôi, anh sợ mọi người hiểu lầm anh là của tôị buồn thật!
Chàng đứng đó dáng buồn tênh, tôi cúi đầu bước vào trụ sở của bạn bè chàng. Mọi người ngửng lên cười để chaò tôi:
-Mạc Trang, Phong đâủ
Tôi ngồi xuống đất sau khi cúi đầu chào thầỵ đôi mắt sáng quắc, đôi mắt nhiều lửa ấm, đôi mắt như được gom lại bằng triệu triệu vì saọ Đôi mắt như được vụt lên từ ngàn đuốc lửa, nên tôi run khi nhìn Thầỵ Mỗi lần nhìn thầy tôi run khắp ngườị Tôi khiếp sợ không đùa dỡn như thói quen.
Thầy thích ngồi bệt xuống nền nhà đá men vàng, vàng như màu đất, để tiếp chuyện những người thân. Ðá hoa lau thật bóng, bạn bè chàng ngồi vây tròn quanh Thầy, tâm sự và mơ ước say mê. Thỉnh thoảng những khi mệt, Thầy thích nằm võng đay, màu sợi đay lâu ngày lên nước đen bóng như màu huyền. Nhịp đưa nào gợi nhớ điệu ca dao ngọt ngào của quê hương thanh bình ngày xưạ
Tôi ngồi xuống bên Thu Hải hỏi khẽ:
-Ðến lâu chưa Hảỉ
-Vừa đến xong, tình hình căng thẳng rồi và mình tạm thua, bởi mình còn yếu quá.
-Có gì lạ không?
-Không, điều Sinh Viên thích gặp thầy để lên tinh thần.
Tôi cười:
-Bộ xuống rồỉ
Hải lắc đầu:
-Hỏi anh Phong í.
Tôi nói nhỏ:
-Tướng còn đứng ngoài kia, chả hiểu làm gì nữạ
Hải im lặng nhìn thầy, nó chiêm ngưỡng Thầy như một thần linh. Ðôi mắt sáng bằng vạn lần ánh saọ Giọng nói đầy nghị lực khi vang cao, khi trầm ấm, đều làm người nghe xúc động. Màu da sậm đôi lông mày hơi sếch và đậm nét như nét vẽ thẳng ương ngạch, ngự trị trên đôi mắt sâu thăm thẳm, trĩu nặng suy tư như đựng những lời nguyền của cây rừng gục ngã. Tôi nghĩ đến một giòng sông, một khu rừng, một ngọn núi, khi nhìn Thầỵ Thầy cương nghị quá nhưng ánh mắt vẫn chan chứa tình thương, vẫn đầy nỗi ngậm ngùi khi ngồi bên những người bạn trẻ. Thu Hải thì thào:
-Tao là đệ tử của Thầy, nhìn Thầy tao vẫn run như bị sốt Trang ạ.
Tôi gật đầu:
-Tướng Văn gặp thầy còn run nữa là tụi mình. Mà cũng lạ mi nhỉ. Thầy có dữ dằn gì đâụ
Thầy ít nói, giọng hơi lạnh lùng, nghiêm khắc, những lời nhắn nhủ và những niềm mong ước cho tương laị
Phong bước vàọ Chàng im lặng mất một giây trước khi đến gần Thầỵ Chàng là người Thầy tin cẩn nhất. Dáng đi chắc từng bước một, đôi mắt không ngừng ánh lên những lời thật vuị
-Còn ngồi chung với nhau ở đây là tuyệt rồi thầy nhỉ.
Thầy cười nhè nhẹ. Chàng nhìn Thầy Thiện.
-Con đề nghị hai Thầy đánh cờ cho sinh viên thưởng thức, bàn bạc mãi nhức đầu kinh khủng. Thầy nghĩ sao Thầỷ
Thầy đưa mắt nhìn Thầy Thiện rồi gật đầu:
-Ðược, Phong mang bàn cờ ra đây đi, chơi cờ cũng là một cuộc tranh đấu gay go nhất.
Thầy Thiện cười:
-Nên nhớ lần trước Thầy thua tôi một keo rồi đấy nhé, liệu lần này phục thù được không đâỷ
Thầy vẫn cười:
-Ðôi khi khí quân như Thầy cũng thành công chứ, nhưng mà…
Thầy cười bỏ lửng câu nói nhiều nghĩa ấỵ Sinh viên háo hức vây quanh hai Thầỵ Bàn cờ nằm đó như một cuộc diện đã sẵn sàng chờ đợi vị tướng tài ganh đua trước thế sự. Tôi mon men đến gần chàng, mọi người mải vây quanh bàn cờ cho tôi tự do đến bên chàng.
-Anh bày đặt ghê.
-Cho vui em ạ, đời làm mình nhức đầụ
Thầy Thiện vào cuộc bằng một nước cờ thật bạọ Tấn công bằng một lối đánh thật liềụ Và áp đảo Thầy bằng cách thí quân thật nhanh.
Chàng sáng mắt lên theo dõi, rồi nói nhỏ:
-Em thấy chưả Chơi cờ là một cách bày tỏ trung thực nhất tính nết của một ngườị Thầy bình thản ngay trong nước cờ, em thấy không?
Tôi nhìn đám đông vây quanh hai Thầỵ Mồ hôi rỏ từng giọt trên trán Thầy THiện rồi, những nếp nhăn như sâu thêm rõ thêm. Chàng của tôi cũng lao vào cuộc chơi, dù chỉ bằng mắt bằng ban tay vô tình xiết lấy tay tôi mỗi nước cờ caọ
Sinh viên ồ lên một tiếng kinh ngạc, không ai ngờ Thầy Thiện dám đi nước cờ gai góc đó. Chàng lẩm bẩm:
-Liều thật.
Tôi cười, mong cuộc chơi gay cấn hoài để chàng xiết mãi bàn tay tôị Ðàn ông, họ có những đam mê lạ lùng và khác đàn bà quá. Họ mê chơi vờ, mê thể thao, mê sách hay mê nhạc và mê đàn bà? Còn đàn bà nhất là con gái như tôi, hình như tình yêu là tất cả, đàn bà chỉ có mỗi đam mê đó nồng nàn say đắm thôị Những đam mê khác, sắm áo quần, son phấn, ăn vặt hình như chỉ là một ẩn dấu của đam mê tình yêụ Chàng quên tôi để theo dõi cuộc chơi giữa hai kiện tướng nên bóp đau tay tôị Hay chàng tưởng tôi là Lan chỉ
Tôi dặc tay chàng:
-Anh đưa chị Lan Chi đến đây bao giờ chưả
Chàng lắc đầu:
-Gì em?
Tôi giận dỗi:
-Em hỏi anh đưa chị Lan Chi tới đây bao giờ chưả
Chàng lắc đầu:
-Hỏi lẩm cẩm quá.
-Thì cứ trả lời đị
-Chị Lan Chi để anh dẫn đi phố, mua sắm áo đẹp, kim cương và….Ðến đây làm gì hử, con bé lẩm cẩm?
-Còn em?
Chàng nhún vai:
-Anh chịu, xin tha anh câu này, vì chính anh, anh cũng không hiểu rõ lòng mình. Kìa, xem Thầy đến thua mất, Thầy chơi như không chơi, lừng khừng quá.
Thầy vẫn cười thật tươi, giọng nói vẫn bình thản:
-Thầy chơi sát ván quá, Thầy chơi cờ cũng giống như khi Thầy tranh đấụ Thầy thí người quá. Thầy thí sinh viên của Thầy cho mục đích Thầỵ hay, hay lắm đó cũng là một yếu tố để thành công chứ. Tôi chịu, tôi không thể thí quân như vậy được, tôi quý từng quân cờ một.
Chàng nói khẽ vào tai tôi, hai má đã nóng bừng, chưa bao giờ tôi được gần gũi với hơi thở đàn ông của chàng như hôm naỵ Mùi thuốc lá hăng hăng mùi đàn ông nồng nàn…thứ hương thơm riêng ủ kín một góc tình yêu nào đó, từ mái tóc bồng bềnh toả ra nhè nhẹ:
-Trang, anh phục Thầy giữ gìn từng quân chốt như vậy không phải dễ đâu nhé.
Tôi cười chúm chím. Tôi không hiểu gì mấy những lối đánh cờ tướng. Chỉ thấy sinh viên có vẽ hoan hô Thầy, ủng hộ lối đánh dè dặc giữ quân của Thầy khi chơi cờ. Thầy Thiện đỏ mặt và có vẻ nóng nảy khi di chuyển những quân cờ.
Thầy giữ quân hoài, nâng niu gìn giữ từng quân chốt. Trong khi đó thầy thiện hăng say sử dụng hết quân này đến quân khác. Sinh viên lo Thầy sẽ thuạ Lừng khừng dè dặt đôi khi cũng thấy bại trước một đối thủ quá hung hản.
Chàng thở dài, nói với tôi:
-Chắc Thầy thua như đã thua nhiều lần em ạ. Thời giờ quý người hơn của chưa chắc đã là người khôn.
Tôi mỉm cười:
-Em không biết đánh cờ, nên chả hiểu gì hết, nhưng em thấy Thầy của anh quá trầm tĩnh. Em sợ những người trầm tĩnh hơn.
Sinh viên vỗ tay rồi, Phong rướn người nhìn vào bàn cờ, chàng hân hoan:
-Với một quân chốt Thầy thắng một tay cờ bí hiểm, tài thật.
Thầy mỉm cười:
-Lần này Thầy thua tôi rôì nhé.
Thầy Thiện cũng mỉm cười:
-Tôi rối trí vì sinh viên ủng hộ Thầỵ
Hai Thầy đứng lên, rồi hai chiếc võng nào đó quen thuộc để hai người bàn bạc, tôi đưa mắt nhìn Phong. Phong hỏi khẽ:
-Mình về nghe Trang.
Tôi gật đầu:
-Em đói bụng quá anh ơị
Chàng nhăn mũi:
-Biết mà, chứ người ta gọi là bé lại giận cho coi, đi đâu cũng nhớ ăn hết trơn.
Tôi phụng phịu:
-Bộ anh nhịn đóị
-Sao không, anh có thể tuyệt thực một tuần lễ, cô quên rồi à?
Tôi trề môi:
-Em chả dại tranh đấu kiểu đó tổn thọ thí mồ.
Chàng lắc đầu:
-Chìu đàn bà con gái tổn thọ hơn nhiều, đi ăn cô ăn như mèo rồi cứ than đói cả ngàỵ
Ðêm về rồi, sao khuya lành lạnh. Gió từ giòng sông lồng lộng đưa lên. Tôi ngước mắt tìm một vì sao sáng nhất, để vờ lạnh lùng với chàng, như chàng đã lạnh lùng với tôị Gương mặt chàng thoắt bỗng xa xôi, tóc rũ xuống trán, mắt mờ dưới saọ Chàng không yêu tôi, chàng không nói gì hết, chàng chung thủy với cơ chàng là người đàn ông chặt lòng chặt dạ chỉ biết có một người đàn bà. Ðêm dễ thương thế này, đêm chìm với giòng sông. Tóc tôi bay gần chàng biết mấy, những sợi tóc như muốn quấn quít lấy môi chàng, nhưng chàng thì vẫn xa xôi nhớ về người khác.
Tôi nóng bừng hai má. Tôi giận tôi vô cùng, đã bảo người ta khi mình, người ta coi mình như trẻ con, tại sao mình cứ yêu người tạ Tôi đi dang ra không muốn gần chàng nữạ Tôi lùi lại phía saụ Chàng ngạc nhiên:
-Sao thế em mỏi chân hử? Ðứng chờ anh lấy xe nghẹ
Tôi lắc đầu, môi hờn mắt giận, nhưng chàng quay lưng rồi, có hờn giạn cũng thế thôị Tôi không nhìn theo chàng nữa, chàng nổ máy xe, tôi thờ ơ quay đị
-Trang, lên xe đi lẹ lên.
Tôi đứng im lặng không nhúc nhích. Chàng cười:
-Hờn hở. Ðói bụng rồi tính ăn vạ ở đây hở cô bé tham ăn. Lên xe đi, rồi anh đền một chầu cơm hến tuyệt lắm cưng ơị
Mặc, tôi vẫn quay đi nhìn mông ra bờ sông. Chàng đành tắt maý xe dựng cạnh rồi bước đến gần đặt tay trên vai tôi:
-Trang, anh xin lỗi mà.
Tôi rưng rưng nước mắt, giọng mềm xuống:
-Anh biết em buồn gì không mà xin lỗị
Chàng lắc đầu:
-Chịu, em giận anh phải không?
Tôi gắt nhẹ:
-Ðã bảo em không có quyền gì hết. Em lấy quyền gì mà giận anh chứ? người ta chỉ giận nhau khi nào người ta yêu nhaụ Còn em…
Chàng thở dài:
-Tụi bạn anh nó thấy cười chết, đi đã em.
-Cười, anh sợ tụi nó cưòi thì đừng rủ em đi nữạ Ði với em rồi sợ cười thì đi làm gì.
Chàng xuống nước:
-Thôi, anh xin, giận gì thì nói đị Ðừng làm anh buồn, em đâu có muốn anh buồn phải không Trang?
Tôi giận hờ ngồi sau lưng chàng. Vén nhẹ tà áo, nâng nhẹ đôi chân. Chàng nói trong gió nên văng vẳng như vờn trong tóc:
-Ðưa tay cho anh đi, anh sợ em buông tay ngã xuống đường quá.
Tôi hất bàn tay chàng đi nũng nịu:
-Anh làm như thương em lắm í.
-Anh thương thật chứ làm như gì nữạ Trang không hiểu anh thì đời còn mong ai hiểu cho mình nữa đâỵ
Tôi không bám vào người chàng. Tôi không đủ can đảm, dù tôi thương vô vàn phiến lưng chàng. Chàng cười khẽ:
-Con gái Bắc khó bỏ xừ đị
-Sao không nói thêm là đanh đá nữa đị
-Anh thích cái nết chua chua đó.
-Trời ơi, dám nói con người ta chua bao giờ không?
-Thì ngọt, ngọt như dao sắc.
Tôi hết giận chàng rồị Mỗi lần hết giận lại thấy thương và yêu tha thiết hơn trước. Tôi vờn tay sau gáy chàng, tôi muốn đặt lên đó một nụ hôn, nhưng rôì tất cả vẫn là mơ ước. Tóc tôi bay bay, tóc dài ơi ta thương mi ghê, mi quấn chàng suốt đời cho ta đi, đừng buông ra nữa nghe tóc ơị Những sợi tóc mỏng như tơ trời vờn lên má chàng, tôi không đủ can đảm giữ chúng.
Chàng nói khẽ:
-Trang ơi, em dùng dầu thơm gì dễ thương rứả
Tôi xúc động:
-Ðố anh đó.
-Chịu, mà dễ thương quá.
-Ðừng tán một thứ dầu thơm như thế.
-Mùi thơm của em chứ, chã lẽ của cây đa à.
-Cám ơn ông trời cho một đêm gió.
-Ghét…
-Thật không?
-Thật.
-A, anh biết rồi, mùi tương tư đúng không?
Tôi bối rối, chàng nhận ra mùi thơm Mal d’Amour. Tôi mua nó chai dầu thơm đắt tiền này, từ một chiều chớm yêu chàng. Trời ơi, anh biết mất rồị Không em không muốn anh biết, em muốn tình yêu mong manh mãi thế nàỵ Chàng dừng xe:
-Em ghê lắm nghe Trang.
Tôi e lệ:
-Ghê gì hở anh?
-Thiếu điều anh lao xuống sông vì em.
Chàng nhìn sâu vào mắt tôi:
-Em đẹp lắm, em biết không?
Tôi ngập ngừng:
-Ðừng nhìn em như thế, em sợ.
-Vào ăn đi, anh nghĩ lại rồi buổi tối không nên ăn cơm hến, sợ nặng bụng không tốt, em ăn súp cho nhẹ rồi mai anh đền một chầu khác.
Ngồi trước mặt nhaụ Có lẽ đi ăn với bà ta chàng sẽ kéo ghế ngồi sát bên cạnh. Tất cả những gì chàng cho tôi chỉ là thứ thừạ Từ đôi mắt thật tình từ lời trìu mến, cử chỉ săn sóc chiều chuộng. Ðến những giọt xì dầu chan đỏ cho súp, những hạt tiêu cay rắc lên thịt. Tình yêu đậm mày cay nồng như tiêu anh cho em, nhưng mà được bao nhiêủ Khi nào có người ta anh sẽ bỏ em một xó nhà. Tình yêu cũng như bánh sơ cuạ Tình yêu như một món ăn đỡ lòng khi anh xa họ.
Mắt cay cay, tôi nhăn mặt:
-Khói thuốc làm em muốn khóc.
-Anh dụi thuốc lá đi nhé.
-Ồ! Không, em thích khóc, khóc nhiều cho mắt thêm trong thêm xanh. Những người con gái mắt trong là những người mau nước mắt.
Chàng kêu lên:
-Ủa, khóc thật à?
Tôi nghẹn ngào:
-Khi nào anh chiều chuộng em nhất, em thích khóc.
Chàng đưa khăn cho tôi:
-Vớ vẩn thật. Lau nước mắt đi, người ta chửi anh không biết chiều đàn bà.
Tôi chậm khăn tay chàng lên mi mắt, lên hai má cười gượng:
-Khóc, xấu đi phải không anh?
-Anh thấy em dễ thương hơn.
Tôi giữ khăn chàng lâu trên hai cánh mũị Cảm giác lâng lâng như tình yêu mọc cánh bay lên. tội nghiệp cho tôi, cầm được khăn tay người yêu mà run khắp hồn. Không biết khi người ta hôn được người yêu, người ta xúc động đến thế nàỏ Người ta có khóc không? Tôi len lén nhìn môi chàng, vòng môi hơn ngạo nghễ, hơi cay đắng ấy đã hôn chưả Lẩm cẩm nữa rồi, bà ta vứt đi đâu mà không hôn. Ðôi môi tham lam ấy không hôn cũng không được.
-Nghĩ gì thừ người ra thế cô?
Tôi đứng lên:
-Về đi anh, em thích đi một vòng đường phố đêm âm thầm.
Chàng ra sau đạp xe cho nổ rồi dịu giọng:
-Em có mệt không?
Tôi lắc đầu:
-Không, em thức với anh cả đêm cũng được nữạ
Chàng chớp mắt có vẻ cảm động:
-Trang, anh thật vô duyên với tình yêu, anh kẹt em có biết anh kẹt không?
Tôi lại được ngồi sau lưng chàng. Một che chở êm đềm, gió lạnh chàng cũng che, nhưng tình buồn thì ai nâng niủ Tôi thường nhìn theo những cặp tình nhân chở nhâu trên xe ngày còn bé. Lớn lên một người yêu và một phiến lưng cho mình kề má trở thành ước mơ thầm kín. Tôi lại quên Lan Chi:
-Em thích đời mãi như thế nàỵ
Chàng trầm ngâm:
-Anh khác, anh không bằng lòng hiện tạị
-Anh có bao giờ bằng lòng. Này, tại sao anh không chọn một con đường bình thường. Ðể làm gì đây, khi anh lao vào cuộc tranh chấp mơ hồ nàỵ Một tổng thống chết vì những lý do chẳng ra gì. Thú thật, em không vui, anh thích đổi mới chứ gì, nhưng anh xem có đổi mới được gì đâu, hay chỉ rối ren thêm, nát nhàu thêm.
Chàng thở dài:
-Ðàn bà luôn luôn thích đàn ông an phận.
-Anh tính kỹ đi, anh sẽ chẳng được gì, mình hành động phải tính lợi hại chứ. Lịch sử sẽ chẳng biết anh là aị Các mạng không phải là chánh trị. Khi nào cách mạng thành công, những kẻ làm cách mạng sẽ phải ra đi nhường chỗ cho những người làm chánh trị. Rồi người ta sẽ bỏ quên anh. Ba em đã có một dĩ vãng hào hùng của một đời kháng chiến. Ðể làm gì? Không ai biết đến ba em, chỉ có mẹ con em thiệt thòi và khổ sở. Em sợ cho anh….
Chàng dìu tôi dọc theo bờ sông, giòng sông lặng lẽ như mái tóc người thiếu nữ trải dài trên gối:
-Em nói đúng, cách mạng là đổi mới và cách mạng không phải là chính trị. Lịch sử đâu có nói lên đủ ý nghĩa một hy sinh. Anh yêu quê hương này và anh không thể bó gối ngồi nhìn quê hương rạn nứt. Anh cũng không cần lợi lộc, anh hành động vì anh thấy đó là một điều cần thiết. Như vậy, ra đi hay ở lại sau thành công là chuyện phụ thuộc.
Tôi nói khe khẽ:
-Em sợ anh sẽ có nhiều kẻ thù.
Chàng ném mẩu thuốc gần tàn vào lùm cỏ ấm, giọng thật xa xôi:
-Anh hy sinh cả đời anh cũng được nữa, anh quên chính cái tôi của anh. Anh chỉ mong đất nước mình thôi đừng gian nan. Không thể làm nô lệ, dù chỉ một năm, dù chỉ một ngàỵ
Tôi chán nản:
-Em thèm một cuộc đời bình dị.
-Sẽ không có được nếu vận nước vẫn còn điêu linh.
Tôi nhìn thẳng mắt chàng:
-Hình như người Huế anh, mỗi người tự tin mình là một ông Tổng Thống. Không phục ai, và không tin ai hơn mình. Em thấy rõ, ẩn sau bộ mặt lặng lẽ của thành phố, những còn người thầm lặng sống hai bên sông Hương, là cả một triều đại huy hoàng một ông quan chưa chịu nằm yên trong dĩ vãng.
Chàng gật gù:
-Mà thôi, mình nói chuyện khác đi em. Chuyện tình chẳng hạn.
Tôi cười buồn:
-Anh quên giữa anh và em có hình bóng một ngườị
-Ðừng nhắc nhở người vắng mặt.
-Anh sợ?
Chàng cười khẽ:
-Em sợ thì có.
-Nếu sợ em đã không đi chơi với anh.
Chàng nhìn đồng hồ:
-Khuya rồi, mình về em nhé. Em thứa khuya nhiều sẽ xấu đị
-Em xấu từ lâu rồị
-Bậy nào, ai nói em xấu anh đánh bỏ xừ.
Tôi cười, chàng nói tiếng Bắc khó nhịn được cườị Lên xe hai phút thôi về đến nhà rồị Mong đường dài thêm đường vẫn ngắn. Tôi bỏ vào phòng, chàng chợt cười sau lưng:
-Em chơi xấu anh nhé.
-Cái gì anh nói em xấu hoài nhé.
Chàng cầm quyển sách tôi che mặt bà ta trong khung ảnh hai người lên:
-Thỉnh thoảng em lại quên cho chị thở, em che kín thế này anh cô đơn suốt đời thì saỏ Ai vào đây thương anh.
Tôi gắt cho đỡ ngượng:
-Ðẹp lắm đó, khoe hoàị Thôi chào ông cù lần tôi đi ngủ.
Chàng huýt sáọ Tôi phụng phịu:
-Ghét cái mặt.
Anh chung thủỵ Tôi thích người đàn ông chung thủy với vợ, nhưng trường hợp này thì tức không thở được. Tôi rón rén vào phòng tắm trút hết mọi mảnh vải, mọi sợi dây, vặn nước thật mạnh khắp người, cho tình nguội bớt đi, cho nguôi quên những cơn rạo rực, những cơn thèm khát. Nhắm mắt lại đi, đừng tự nhìn mình kẻo lại đỏ mặt vì những tưởng tượng vu vơ. Chàng không thèm ngó đến mi, chàng có một hoả diệm sơn hừng hực nằm chờ trong đó. Hoả diệm sơn bao giờ cũng nung nấu hơn một ngọn đồi thoai thoải hiền lành.
Cỏ xanh êm không thể sánh với rừng già. Buồn cho mình là kẻ đến sau, lại không có những đường cong hấp dẫn mạnh như ngườị Tôi khoác vội áo ngủ, rồi chui vào mùng, thao thức nhớ anh. Trong giấc mơ huyền hoặc bắt gặp anh đi lang thang trong rừng hoa vàng. Tôi gọi anh mãi mà anh không nghẹ Nụ cười anh bay lên cao rạn rỡ và gương mặt ấy tan biến như một đám mây xạ
Tôi lặng lẽ nhìn lên ban giáo sư. Buổi học đầu tiên sau những ngày bãi khoá với một giáo sư từ Sàigòn bay rạ Cái nôn nao dấu kín trong mọi tia mắt, người ta không còn là những cô bé, những cậu bé dưới trung học nữa rồị bắt đầu một nghề mới, nghề làm ngườị Không nhắm mắt vâng theo thầy cô như lúc nhỏ. Tự chọn cho mình một chỗ ngồị Tôi mỉm cườị Thầy đang nhìn tôị Rõ ràng thầy đang nhìn tôi, Tôi bối rối cúi mặt xuống, khi ngước mắt đưa lên vẫn thấy nụ cười và đôi mắt ấỵ
Thầy Thịnh dạy Triết, hình như chưa có vợ. Các cô sinh viên bàn tán một cách sung sướng chuyện thầy muộn vợ. Ðôi mắt hơi mơ mộng dưới gọng kính trắng. Dáng dấp có vẻ nhàn hạ. Thầy ngồi trước cái bàn rộng bằng gỗ quí trang trọng. Và những quyển sách dầy cộm như tự điển. Giảng bài, nhìn học trò, cười nhè nhẹ, đẩy gọng kính lên, đặt kính xuống bàn, rồi lại đeo kính lên. Những cử chỉ nhìn không chán mắt con gái chưa chồng. tất cả những mái tóc ngồi đây, tóc ngắn, tóc dài, tóc mềm, tóc quăn, đều chưa có chồng, nên đều nhìn thầy như ngóng trông, như mời gọị
Một ông giáo sư đại học chưa vợ, báu vật cho thành phố Huế này rồi, buổi học đầu tiên mà học với ông ni chắc cuối năm đám cưới rinh hết các cô xa giảng đường mất thôị
Tôi nhớ chàng, nên cười thật buồn. Nhỏ Hải ngồi bên cạnh che môi thì thầm:
-Bô ác mi hỉ?
Đám khen thầy bô cơ à?
-Sự thật vẫn là sự thật. Ông bô thì phải khen bô chứ.
-Trang thấy ông có vẻ trí thức quá.
-Chuyện, giáo sư không trí thức thì ai trí thức vào đây nữạ
-Ông ấy là giáo sư thật thụ hở mỉ
-Ừ thật thụ, tao hỏi kỹ rồị Phong của mi mới là phụ khảo thôị
Tôi cười:
-Biết rồi, nói mãị
Hải nheo mắt:
-Người ta nhắc đến cái tên mắt sáng lên còn làm bộ.
-Sời ơi, ba cái chuyện lẩm cẩm. Thôi ông nhìn tuị mình kìạ
Hải trề môi:
-Tại mi đẹp nhất trường, nên ông nhìn mi đó.
-Thôi tôi xin bà, bà đừng có nói móc họng người ta như thế nữạ
Những lời giảng ấm và tròn, những ý tưởng thâm trầm sâu sắc vang trong lớp học. Sinh viên chăm chú nghe như đang chăm chú nhìn. Ghi bài, một cực hình êm đềm của sinh viên những cây bút nguyên tử nhiều khi chạy không kịp môi thầỵ Nhăn nhó bỏ trống một khoảng giấy rồi dịu xuống khi nhìn thầy chìm trong giòng tư tưởng.
Hai giờ học, có nghĩa là hai giờ ghi bàị Ngón tay giữa bị méo đi vì thầy, thầy biết không? Văn sĩ lệch đầu ngón tay giữa, cao vọng còn có lý do hãnh diện, tụi em còn đi học, méo mó bàn tay coi thảm quá.
Hải đang vẫy tay dưới gầm ghế thì thầy đứng lên. Hết một giờ rồị Sinh viên lục đực xô ghế đi theo thầy ra ngoài hành lang. Học thầy bốn giờ kiạ Tha hồ cho các cô chiêm ngưỡng.
Tôi đứng xa để nhìn sinh viên vây quanh thầỵ Vuốt nhẹ tóc mềm, giữ lại vạt áo và chớp khẽ hai mi, thầy nhìn tôị Lạ thật thôi, hay là quen nhau từ kiếp trước?
Thầy tiến về phía tôi cười mím chi:
-Chị có hiểu bài không?
Tôi lúng túng:
Đạ thưa thầy hiểu ạ. Có điều thầy nói mau quá, em ghi không kịp.
Thầy lại cười:
-Nếu hiểu bài thì không cần ghi hết nữạ Ghi những ý chính thôi chứ.
Tôi đỏ mặt:
Đạ hiểu sơ sơ thôi thầỵ
-Chết. Phải hiểu rõ vấn đề chứ, lần sau có chỗ nào hiểu sơ sơ nói tôi giảng lại nghẹ
Tôi cảm động:
Đạ cám ơn thầỵ
-Sao lại cám ơn? À chị tên gì nhỉ?
Đạ Trang. Mạc Tố trang.
Thầy gật gù:
-Tên cũng lạ như người, Trang giống Anna Frank thật, cũng đôi mắt nửa buồn bả nửa ngây thơ, cũng dáng dấp mong manh.
Tôi ngạc nhiên, Thầy có thể lãng mạn văn hoá thế này saỏ Tôi tránh mắt thầy, ngó lên những hàng câỵ
Một vài người đi tới, thầy cười cười quay lưng đi vào lớp. Tôi ngơ ngác nhìn theo, lòng xôn xao nên đôi má ấm hồng nên hai tay run run.
Ðứng trên bục cao, giọng thầy vang lên:
-Để các anh, các chị có dịp thảo luận những vấn đề của các anh chị, như một vài người vừa đề nghị. Tôi muốn chúng ta kéo nhau ra bãi cỏ.
Họ ngạc nhiên lẫn thích thú hoan hô vang lên. Thầy trò lục đục kéo nhau ra khỏi giảng đường. Bãi cỏ non êm, gốc cây râm mát đầy xác lá vàng. Những chị mặc đầm có vẻ lúng túng khi phải ngồi xuống cỏ. Họ tìm cách nhờ các chị áo dài chịu trận dùm hai cặp đùi dễ thương của họ. Tôi ngồi trong vòng tròn ngay trước mặt thầỵ Câu chuyện đưa về vấn đề tranh đấu của sinh viên từ lúc nàọ Vạt áo dài của tôi bị kéo lệch để che hai chân trần của Ái Lệ.
-Khỉ, ai biểu diện đầm cho lắm vàọ
-Ai biết ông ni gàn ri, nếu biết tao mặc cha cái quần pát cho rồị
-Xí đi học mà diện pát người ta chửi cho mục mả.
Ái Lệ nhún vaị Con nhỏ nổi tiếng kiêu kỳ, ngồi đâu ngực cứ ưỡn ra như tài tử. Tôi nhớ Lan Chi, bộ ngực trắng như thạch cao, mát như bột sau lớp mỏng khiêu gợị Bộ ngực như hai ngọn núi hừng hực sắp phun lửa tình. Tôi nhìn ngực mình. Ðồi cỏ này chẳng đô xộ tí nàọ Ưỡn ra cách mấy cũng thế thôị Buồn năm phút và kiêu ngạo năm phút.
Chàng đã làm gì trên hai đỉnh núi lửa ngùn ngùn đó của Lan Chỉ Ôi, lại nghĩ nhảm rồi, chia trí điệu này hoài dám cuối năm đậu cây chuối mất thôị Tôi lắc đầu như xưa đuổi hình bóng chàng, đôi mắt tình tứ mê đắm nhìn về trên núi mê man.
Thầy chậm rãi trả lời cho một sinh viên, mải nhớ chàng tôi không nghe được câu hỏi:
-Học trò bãi khoá tôi nghỉ dạỵ Học trò đi học, tôi xách cặp tới trường. Dạy, hay nghỉ bây giờ tuỳ thuộc học trò của mình. Thú thật tôi hơi buồn. Tôi công nhận các anh có lý của các anh. Các anh thẳng thắn nói lên tiếng nói của các anh. Ðiều mà người lớn chúng tôi không làm được. Nhưng thử hỏi trong hoàn cảnh đất nước bây giờ, tranh đấu có lợi gì không? Đã quá rối ren, chúng ta đòi cách mạng, nghĩa là đòi đổi mới, nhưng thử hỏi cách mạng là gì? Nếu không phải là một cuộc thay đổi những người cai trị. Không có lợi gì hết, tranh đấu chỉ làm tình hình rối ren thêm. Theo tôi, chúng ta nên học hành đều đặn để chờ đợị Tôi không nói tranh đấu là một thái độ xấu, nhưng tôi thấy chưa có lợi cho các anh và cho đất nước.
Một sinh viên dơ tay lên, thầy gật đầu ra dấu cho anh ta nói:
-Thưa thầy, em hiểu nỗi buồn của thầy, nỗi buồn của các giáo sư trong tình thế nàỵ Không ông thầy nào muốn học trò mình bỏ học rồi vào tù cả. Nhưng chúng em không thể ngồi khoanh tay nhìn một con thuyền phăng phăng trôi xuống vựa thẳm. Chúng em không thể tự bịt mắt mình. Bảo rằng tình trạng xã hội đã băng hoại rồi ngồi yên nhìn. Em thấy không thể ngồi yên nhìn một đống rác.
Thầy cầm một ngọn cỏ, mắt nhìn xa xôi:
-Tuổi trẻ bao giờ cũng hăng hái tin tưởng. Nhiệt thành có thừa nhưng các anh đã nhìn thấy con đường trước mặt chưả Con đường đó sẽ đưa các anh về đâủ Ðưa đất nước này về đâụ Tranh đấủ Tranh đấu khi sức mạnh thật sự không có.
Thầy thở dài, gương mặt buồn u uất ngưới nhìn lên caọ Tôi dụt dè dơ tay tôi nhớ chàng, người yêu của tôi, và tôi phải nóị Thầy trìu mến nhìn tôi, đôi mắt thầy làm tôi run cả hai môi:
-Những suy tư của thầy em thấy rất đúng. Mình yếu đuối quá. Cuộc chiến đã làm mình liệt ngườị Ước chi đừng có chiến tranh, chắc chắn mình tiến bộ hơn mọi dân tộc khác. Thầy nói chúng em phaỉ chờ đợi, phải dè dặt tính toán thiệt hơn. Nhưng thưa thầy, em là con gái em thấy rõ chuyện nàỵ Chị dâu của em có năm đứa con. Lấy chồng sáu năm sinh năm đứa con. Em thấy rõ khi nào nó khóc chị em mới cho nó bú. Chúng em cũng vậy, chúng em phải gào lên chứ. Tự do không bao giờ cho không, thầy quên rồi saỏ Không gào không khóc lên, ai biết mình sắp chết đói mà cho ăn hở thầỷ Ðáng nhẽ thầy phải giúp bọn em. Ðất nước mình đã điêu linh, chúng em không thể ngồi nhìn, càng không thể nhắm chặt hai mắt.
Chữ điêu linh của chàng làm tôi nghẹn ngào khi nhắc lạị Phong ơ em yêu anh. Em quay cuồng và miệt mài trong tình yêu đến nỗi em không biết thế nào là tình yêu nữả tại sao yêu một người đã có đủ tất cả như anh.
Tôi ngồi xuống cỏ, thầy nhìn tôi, những lời thầy nói đi thẳng vào tim tôi, nào là người lớn đàng buông xuôi, nào là thời thế quá ngặt nghèọ Nhưng tôi vẫn hiểu thầy muốn sinh viên đi học bình thường. Sinh viên có vẻ buồn, nên không ai mạnh bạo dơ tay nữạ Thầy trò lục ...c đứng lên để vào lớp ghi bàị Học đại học có nghĩa là ghi bài thật lẹ. Tôi vẫn mơ ước một đại học khác hơn, kiểu thầy trò socrate lang thang khắp phố phường.
Người ta tụ lại thành từng nhóm dọc theo hành lang, tôi đứng một mình, tôi thích đứng một mình để tự do nghĩ đến chàng. Sao mơ một đêm với chàng bên sông HƯơng.
Thịnh bước đến gần tôị Vẫn gọng kính trắng trễ trên sóng mũị Vẫn nụ cười nửa bao dung, nửa mỉa maị Tôi gật đầu chào thầỵ Thầy mỉm cười:
-Tố Trang có vẻ suy tư quá. Hay là làm thơ đó?
Tôi lí nhí:
Đạ không em đứng chờ giờ học ghi bài đây ạ.
Thầy xa xôi:
-Trang có hoạt động gì với anh em không?
Tôi lắc đầu:
Đạ không hoạt động hẳn, nhưng em thán phục thái độ dấn thân của bạn bè em.
Thầy lảng chuyện ngay:
-Tôi có vài quyển sách Triết rất hay, trưa nay Trang đến lấy về đọc nghẹ Tôi….
Tôi ngạc nhiên rồi thích thú nói:
-Thật không thầỷ Em mê sách lắm thầy ơị Hễ có tiền là em mua sách. Chắc sách của thầy ở đây không có?
Thầy gật đầu:
-Tôi mang từ Pháp về, những đoạn văn chính thức của Platon. Những sữ liệu quí giá về triết học Hy lạp.
Tôi nao nức:
Đạ thế nào em cũng tớị
-Trang biết cư xá đại học chưả
Đạ chắc Thu Hải biết.
Tôi nghĩ đến Thu Hải tôi sẽ rủ nó đi chung, đến nhà Thầy một mình kỳ lắm.
Thầy Thịnh có những cái nhìn thật tình, tôi bối rối nhìn xuống chân.
-Trang đi học có vui không Trang?
Đạ vui Thầỵ
-Tôi thấy trang có vẻ buồn buồn, Trang buồn tôi phải không?
Tôi lúng túng thật sự, tôi không dám nhìn thầy nữa:
Đạ đâu có…
-Tôi biết Trang không vui vì thái độ chịu đưng của tôi trước tình thế. Đúng không cô bé?
Tôi chớp mắt nhìn thầy, đôi mắt sau gọng kính vẫn đầm thắm nhìn tôi:
-Thưa thầy em kính mến thầy, và em biết thầy có những lý do của thầỵ
Thầy Thịnh cười nhẹ:
-Trang ngoan lắm, Trang ở Huế lâu chưả
Đạ mới vài tháng nay thôi, gia đình em ở Ðà Nẵng, em trọ học ngoài nàỵ
Thầy kể chuyện Sàigòn thì phải, tôi nói với thầy tôi chưa biết Sàigòn. Nhưng tôi không nghe được nữa, dù tôi vẫn đứng gần thầỵ Chàng nện mạnh gót giầy da dọc theo hành lang dàị Ðôi mắt chàng quắc lên nhìn tôi như ngọn lửa toát ra đốt cháy lòng tôị Tôi đứng lặng người, môi mấp máy như muốn gọi chàng mà không dám. Thầy Thịnh vẫn vô tình cười cười nói nóị Chàng lạnh lùng nhìn tôi từ xa, nhưng đến gần tôi, chàng không thèm nhìn tôi nữa, chàng đi sát vào tôi và lạnh lùng như tiền. Gót giày gằn từng tiếng, gót giầy hậm hực, gót giầy như nghiền nát lòng tôị
Tôi thẫn thờ nhìn theo chàng. Thịnh vẫn vô tình ngu ngơ kể chuyện. Nhưng người đại trí thức vẫn có cái tật ngây thơ bên cạnh những khôn ngoan sâu sắc. Lòng tôi tê điếng theo từng bước đi nện mạnh của chàng.
Thầy Thịnh hỏi:
-Trang thích không?
Tôi ngơ ngác:
Đạ thích cái gì cơ ạ?
Thầy Thịnh nhíu mày:
-Ủa nãy giờ Trang không nghe tôi nói gì hết à. Tôi nói về đêm sài gòn.
Đạ…dạ em nghe chứ.
Tôi nói cho thầy vui, sự thật tôi còn lòng dạ nào để nghe đâụ Chàng giận tôi rồi, có nghĩa là chàng ghen khi tôi đứng bên cạnh một người đàn ông khác. Người ta chỉ ghen khi người ta yêụ Tôi sẽ thử lòng chàng, tôi sẽ làm chàng điêu đứng để chàng phải yêu tôị
Tôi hứa hẹn:
-Trưa nay thầy chờ em nhé, em sẽ đến đòi kẹo thầy đó.
Thầy THịnh mỉm cười:
-Sẽ có tất cả những gì Trang muốn. Hôm nay Trang học tôi bốn giờ phải không?
Tôi vuốt tóc làm duyên:
Đạ bốn giờ chứ tám giờ em cũng chịu nữa, thầy giảng bài hay muốn chết.
-Trời đất hay muốn chết cơ à?
Đạ hay muốn chết.
-Trang có chết không?
Tôi thẹn thùng cúi mặt, dấu hai gò má hồng. Thịnh cười quay vào:
-Vào học được chưa cô bé.
Tôi gật đầụ Thịnh chậm rãi bước vào giảng đường. Thu Hải chờ tôi cùng vào, nó nghiêm trọng:
-Con khỉ, tụi nó xầm xì mi với thầy đấỵ Mi làm gì mà cứ đứng lì với ông ấy hở?
Tôi nhún vai:
-Tao đâu có muốn thế. Mà có sao không?
-Không sao hết, nhưng mà kỳ lắm.
-Kỳ cái gì?
-Biết à. Tụi nó cứ chỉ chỏ mi hoài, tao sốt cả ruột.
-Kệ tụi nó.
-Tụi nó chửi mi dữ lắm đó.
Tôi bực bội:
-Chửi saỏ
-Chửi mi nôn chồng, vừa mới gặp ổng mi đeo như sam liền.
Tôi mỉa mai:
-Rồi tụi nó sợ xanh mặt à?
Thu Hải lắc đầu, mái tóc đen như màu đêm xao động thật dễ thương.
-Mi coi chừng, xứ ni mà mang tiếng rồi khó lấy chồng lắm nghe không?
Tôi le lưỡi:
-Ghê, tao có làm gì đâu mà kêu mang tiếng. Ổng hỏi chuyện chã lẽ tao che mặt chạỵ
-Tại răng ổng mới nói chuyện với mi chứ bộ.
-Tại răng thì mi bảo tụi nó hỏi ổng ấy, tao đâu có biết.
Hải khôn ngoan dặn dò:
-Thôi vô học, mi đừng có nổi điên nghe không, thế nào tụi nó cũng gây mi cho coị
Tôi kiêu hãnh:
-Tụi con nít tao khỏi có ngán đị
Thịnh ngồi trên bục caọ Tôi kiếm chỗ gần Thịnh nhất để ghi bài cho dễ. Tiếng xì xào nho nhỏ:
-Hứ ngứa chi mà ngứa dữ rứa không biết. Trường học của người ta chứ bộ bạ búng gì răng mà cua đàn ông như rứa hỉ?
Tôi cười gằn trong cổ, tôi ưỡn ngực ra trêu tụi nó. Lũ con gái dồn hết lên bàn trên mong lọt mắt xanh của Thịnh.
-Còn khuya, thứ đó để người ta chơi qua ngày, chứ ai thèm cưới mà mi lọ
Tôi đỏ mặt rồị Ðó là câu chửi cay cú nhất. Tụi nó bảo tôi chỉ đáng cho Thịnh chơi qua ngày, còn cưới xin thì phải là tụi nó mới xứng kiạ
Thịnh nhìn về phía tôi, đôi mắt Thịnh đằm thắm gởi một hẹn hò. Tôi mỉm cười, vì tôi biết tụi nó đang tức điên lên được. Thu Hải nhăn nhó:
-Thôi cho tao xin, mi đừng có trêu tụi con gái lắm mồm đó, nguy hiểm lắm.
Tôi che môi:
-Trưa nay tao ghé thầy mượn sách, mi đi với ta nghe không?
Thu Hải trợn mắt:
-Mi điên hả? Tao không đi mô.
-Không thì tao đi một mình.
Thu Hải lắc đầu:
-Thôi được, tao đi với mi, để mi đến phòng ông một mình có mà chết.
Tôi nheo mắt:
-Sao lại chết? Bộ ổng thịt taỏ
Thu Hải gắt:
-Không phải tao sợ ổng thịt mi, dù sao ổng cũng đường đường là giáo sư, tao ngại mi mang tiếng.
Tôi nói khẽ:
-Tao thương Huế của mi vì thế đấỵ Cái gì cũng sợ, ăn một cái kẹo giữa đường cũng sợ.
Hải xua tay:
-Thôi im đi cho tao ghi bài con khỉ.
Tôi cũng miệt mài ghi, ghi như máỵ Giáo sư bao giờ cũng có sách vở thật dầy trên bàn. Tôi có cảm tưởng nếu không có những quyển sách đó thầy dạy không được. Cũng như đàn ông bây giờ ra đường không có giấy hợp lệ tình trạng quân dịch không muốn làm đàn ông nữạ
Giờ chơi sau đó, Thu Hải kèm sát tôi để những người đẹp Văn Khoa tỉ tê tâm sự với thầỵ Thịnh đưa mắt tìm tôi, nghĩ tức mụ Hải này quá thôị Tôi đành thở dài vậỵ
-Ðể tụi nó nói chuyện với ổng một chút, mi dành hết mi chết với tụi nó.
-Trời ơi, mi làm như đàn ông là một món hàng không bằng?
-Thế là cái gì?
-Họ là một người họ yêu ai mặt họ, dành dật kỳ thấy mồ.
-Bộ ổng yêu mỉ
Tôi hơi ngượng:
-Biết à.
Hải dí trán tôi:
-Tao mách Phong cho coị
-Hay chưa, người ta vợ con đùm đề sơ múi gì đến tao nhỉ?
-Vợ con người mà ăn thua chị
Tôi bâng khuâng thở dàị Chàng đến văn khoa lúc nào mà tôi không hay, để nhơn nhơn nói cười với Thịnh. Bây giờ chắc chàng giận tôi, chàng khinh tôi lắm. Ðịnh chọc cho chàng ghen, nhưng sao tôi vẫn sợ. Tôi sợ mất luôn tình yêu của chàng.
Giờ học cuối cùng uể oải trôi maụ Thịnh vẫn thỉnh thoảng kín đáo nhìn tôị Hết giờ Thịnh lên xe về nhà, tôi năn nỉ Hải:
-Ði với tao chút đi mi, tao lỡ hẹn với ổng để rồi người ta chờ kỳ lắm.
Thu Hải càu nhàu:
-Ai biểu mi hẹn ẩu, một lần thôi nghe chưả Thật tao cũng sợ mi luôn, mi liều không chê được.
Hải và tôi thập thò đứng trước nhà chàng. Một vila song lập. Mấy lần định bấm chuông, nhưng sợ một giáo sư khác ra thì ê mặt. Hải quả quyết với tôi, thường thường giáo sư Sàigòn ra họ hay ở chung với nhau lắm.
Thịnh hiện ra như đang chờ đợị Chàng cười cười đi ra:
-Ðến lâu chưa Trang? Bạn của Trang hả?
Tôi kéo tay Hải:
-Thu Hải bạn thân của em đó thầỵ
-Vào chơi hai cô, tôi để dành sách cho Trang rồi đó.
Hải ngạc nhiên ghé sát tai tôi:
-Ủa, mi quen ổng lâu rồi hở? Vậy mà dấu tao nhé.
Tôi ỡm ờ không nói một lời, đưa mắt nhìn quanh phòng Thịnh. Một cái giường nhỏ, góc trong cùng cánh cửa vào một phòng khác nhỏ hơn. Tôi thấy sách trên bàn, sách đầu giường, và sách trên tay Thịnh. Tôi kín đáo nhìn mắt Thịnh dưới lớp kính trắng. Ðọc sách liên miên thế này hèn gì Thịnh không đeo kiếng cận.
Tôi cũng là một con mọt, bạn bè vẫn thân mật trêu tôi như thế. Nhưng tôi thua xa mấy ông giáo sư đại học này rồị Tôi mê sách hơn như tôi đã mê nhạc. Sách càng ngày càng đắt nên chỉ đi học nhờ. Ðọc nhờ, cảm giác thân quen với quyển sách không có. Thịnh có những quyển sách mà vừa nhìn qua tôi biết cả đời mình không chắc mua được. Tôi nghe mến THịnh. Có lẽ vì chàng đồng bệnh với tôỉ Tôi trầm trồ:
-Trời ơi, thầy nhiều sách quá. Nếu em có một căn phòng đầy sách như thế này thì em sẽ ở lì trong nhà mất.
Thịnh cười, tiếng cười nhẹ như hơi thở:
-Tôi nhường phòng này cho Trang nhé.
Thu Hải ngơ ngác nhìn tôi, tôi bối rối cầm những quyển sách chàng để sẳn cho tôi nên không dám ngưới nhìn. Thịnh mở hộp kẹo màu:
-Mời Trang, mời chị.
Chàng không gọi tôi bằng chị như Thu Hảị Chàng thản nhiên phân biệt, tôi vừa cảm động vừa lo lo, khẽ nhón lấy viên kẹo hồng. Thịnh nói nhỏ:
-Mời hộ bạn dùm anh đị
Tôi chớp mắt. Thịnh khôn khéo quá. Thịnh tiến chậm mà maụ Chàng xưng anh với tôi thật dễ dàng và ngọt ngàọ Thu Hải khôn lanh vậy mà cũng lầm tôi với chàng chắc quen nhau mấy chục năm trước.
Hải ít nói, ít cườị Con gái Huế vẫn có cái tật dễ thương nàỵ Chút nữa bước ra khỏi phòng Thịnh hắn nói tía lia cho coị Hải chỉ biết cười, cười vu vơ thôị
Thịnh dịu dàng hỏi Hải:
-Ra đây học Trang có hay đi bát phố không chị?
Tôi vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Hải vô tình:
Đạ thưa thầy không. Trang lười đi chơi lắm, lâu lâu đi với…
Tôi nháy mắt Hải ngồi im, vân ve chéo khăn thêu bối rối mười ngón tay gầy gầỵ
-Ði với Hải một vòng hàng quà thôi thầy ạ. Dạ bị cái tật tham ăn.
Thịnh nói như reo:
-Hôm nào cho anh thưởng thức mấy món ăn đặc biệt của Huế nghe Trang.
Tôi thua chàng rồị Tôi không thể xa lạ với người đàn ông này mãi được.
Đạ Trang có biết gì đâu thầỵ
Thịnh dò dẫm:
-Trưa nay Trang có tính ăn thi với anh không Trang?
Tôi lúng túng:
Đạ để lần khác, em chưa nói nhà.
Hải cũng vội vàng:
Đạ cũng trưa rồi xin phép thầỵ
Hải kéo tôi đứng lên. Thịnh đưa sách cho tôị
-Trang đọc mấy quyển sách này đi nhé, hay lắm đấỵ Lần sau anh sẽ mang thêm ra cho Trang.
Tôi lí nhí:
Đạ cám ơn thầỵ
Hải cúi đầu:
-Thưa thầy, tụi em về.
Chàng đứng lại cười trước hiên nhà đầy nắng. Vườn cây xao động, tôi theo hải ra đường, Hải dài giọng:
-Con khỉ, vậy mà kéo người ta đi, làm như xa lạ nhau lắm í.
Tôi càu nhàu:
-Bộ tao đi một mình?
-Tao tưởng mi mới quen đằng này anh anh em em ngọt sớt mà. Biết vậy còn lâu tao mới đị
Tôi không thể thú thật với Hải tôi mới quen chàng. Hải nheo mắt:
-Sướng nhé.
Tôi đỏ mặt:
-Sướng cái gì?
-Tình muốn chết còn làm bộ hỉ.
Tôi gắt:
-Mi kỳ thì có, nhưng người ta làm cũng đủ chết rồị Ðợi mi làm nữa chắc tao độn thổ hỉ?
Tôi dậm chân:
-Người ta làm cái gì mà mi chọc tao hoài vậỷ
Hải nguýt dài:
-Làm cái gì thì hai người hiểu với nhau chứ, làm sao tao hiểu được. Kể ra mi cũng tốt số đó Trang. Ðẹp trai nè, học giỏi nè. Giáo sư đại học chớ dỡn saỏ Tụi nó biết chắc tức điên đầụ Lâu lâu mới có một sữ học giỏi mà chưa vợ, mi nhanh chân thật.
Tôi than thở:
-Mi làm như…chán mi quá.
Haỉ cười mím chi:
-Làm như gì, trăm phần trăm ông ấy yêu mi rồị Ông ấy nhìn mi dứt không ra, ông lại giàu sang nữa mi có điên có khùng mới trốn nổi ông ấỵ
Tôi lơ đãng:
-Biết đâu không vợ con đùm đề như Phong rồị
Hải trề môi:
-Yên trí đi, bảo đảm chưa vợ mà mi, giáo sư chứ bộ lính tráng răng mà dấu nổi, tụi sinh viên thính hơn mật vụ nữa mi ơị Ông mô răng răng tụi nó biết hết.
Tôi lắc đầu:
-Cũng không ăn thua gì đến tao hết.
Thu Hải nheo mắt:
-Ăn mạnh đi chứ răng lại ăn thuạ Chàng của mi ngon lành thí mồ. Mi coi chừng tụi nó dành mất lại thất tình ngàn năm cho coị
Tôi thất tình rồi còn đâụ Tôi yêu Phong, nhưng chàng hững hỡ coi như em gáị Chàng chỉ biết cười khi tôi bàn chuyện tình yêụ Tôi rối lòng không biết trưa nay chàng đi đâủ Thấy tôi nói chuyện với Thịnh chàng có giận tôi rồi bỏ luôn tôi không? Nghĩ mình cũng vô duyên thật. Người ta có bao giờ nói yêu mình đâu mà sợ người ta bỏ. Tôi bâng khuâng đi với hải dưới những hàng cây cao nghiêng che bóng mát. Gần một giờ trưa, đường phố vắng tanh, cái im lặng chất đầy xao xuyến tôi nghe được tiếng thở của con đường mang tên Áo Trắng, tôi nghe tiếng thở của giòng sông êm đềm dưới kiạ
Hải rẽ đường khác để về nhà. Tôi một mình bước chậm bên sông, những quyển sách nặng trên tay ôm ngang trước ngực. Ðôi mắt sâu đen của Phong và ánh mắt đằm thắm của Thịnh quay đều trong óc tôị Tôi yêu Phong. Tôi biết rõ tôi đang yêu Phong. Bởi tôi sợ sệt mỗi bước về nhà.
Tôi đẩy nhẹ cánh cửạ Lách mình vàọ Chàng ngửng đầu lên rồi lại cúi xuống những trang sách mở sẳn. Im lặng! Tôi khựng người sau lưng chàng. Chàng vẫn lạnh lùng với trang sách. Tôi ngầm ngùi lên lầu, những bậc thang như dốc hơn mọi ngàỵ Phong giận tôi rồi, tôi thích chàng hét lên hay hạch hỏị Sự im lặng của chàng làm tôi khổ sở. Tôi thích nhìn rõ cái ghen của chàng hơn là chịu đựng một sự câm nín. Nếu tôi là người yêu của chàng, tôi sẽ đặt tay mình trong tay chàng, sẽ bắt chàng nhìn thẳng vào mắt tôị Ðể chàng hiểu rằng tôi không yêu ai ngoài chàng. Tôi không có quyền làm một người yêu với chàng. Tôi đành lên lầu mở tung cánh cửa để lòng xót xa, để buồn rươm rướm nước mắt. Thẻo chạy lên:
-Cô ơi, thầy nói mời cô xuống ăn cơm.
Tôi ngạc nhiên:
-Bộ nhà chưa dùng cơm?
Đạ rồi, chỉ còn thầy đợi cô.
Tôi long lanh hai mắt hỏi thật khẽ:
-Có thật anh Phong chưa ăn cơm không Thẻỏ
Con Thẻo ngơ ngác:
Đạ thật chứ.
Tôi xúc động:
-Thôi được Thẻo xuống đi, tôi thay áo đã.
Chàng đợi tôị Chàng để bụng đói vì tôi đúng một giờ. Tôi ngập ngừng bám tay trên thang gỗ nâu bóng. Từng bậc, từng bậc gót chân thì mềm như lòng chập chùng đam mê. Chàng ngồi chống tay trước bàn ăn. Tôi ngồi xuống trước mặt chàng:
-Anh chưa ăn cơm à?
Chàng quay đi:
-Tôi no rồị
-Ủa, sao Thẻo nói anh chưa ăn.
-Chưa ăn nhưng no, no tức bụng.
Tôi chớp mắt:
-Giờ ăn với em đi anh.
-Tôi ngồi nhìn cô ăn.
Tôi chống hai tay lên má phụng phịu:
-Nếu vậy em cũng không ăn nữạ
Chàng quắc mắt:
-Cô còn làm nũng tôi nữa cơ à?
Tôi hờn dỗi:
-Bộ anh…bộ anh…
Chàng thở dài:
-Cô làm gì giờ này mới về?
Thấy tôi im lặng, chàng cười mỉm:
-Tiếc rằng đây không phải là sài gòn, để cô nói kẹt xe phải không?
Tôi giận dỗi đứng lên:
-Em không thèm nói dối, em đi chơi với người ta, anh làm gì em không?
Chàng trầm ngâm nhìn khói thuốc bay:
-Không làm gì cả, nhưng buồn.
Tôi cười thầm. Tôi biết chàng yêu tôi rồị Tôi bắt đầu thắng thế, người ta chỉ ghen khi nào người ta yêu nhaụ Tôi lặng lẽ và cơm, những hạt cơm trắng dẽo thơm thơm đầu lưỡị Tôi vờ quên chàng để mặc chàng hút thuốc suy tư. Chàng nói thật khẽ:
-Sướng thật, người ăn người nhìn.
Tôi tinh quái trả lời:
-Em có quyền gì để vòi vĩnh anh đâụ Nếu em có quyền, em chuốc rược cho anh liền.
Chàng lừng khừng:
-Hôm nay tôi cũng muốn saỵ
Nói xong chàng ngồi im như pho tượng. Tôi bỏ lên lầu vừa đi vừa hát khe khẽ một đoạn tình cạ Tôi cười vui rồi nhảy từng bậc như sáo con. Không quên liếc mắt nhìn chàng.



Tôi bị nhốt trong một biệt thự kín đáo từ hôm quạ Một tuần lễ xôi động nhất, tôi không ngừng theo dõi chàng, những cuộc gặp mặt thân mật cũng bị theo dõị Chàng vụt biến mất, không tăm tích, tôi như điên, cuồng đến chùa tìm cũng vô vọng. Thầy cũng biến mất cùng với nhóm bạn trẻ của chàng.

Tôi chới với, tôi đớn đau, tôi đến chùa mỗi chiều cảnh u mặt làm nát lòng ngườị Gạt ra ngoài mọi khuynh hướng chính trị, tôi chạy đôn chạy đáo chỉ vì tôi yêu chàng.

Sự vắng bóng của chàng làm tôi điêu đứng, bỏ ăn bỏ ngủ. Tôi cố che dấu, nhưng lòng tôi tan tác đớn đaụ Những buổi chiều tôi lén lút đến chùa để dò tìm tin tức chàng. Tình yêu trong đau thương là tình yêu đầm thắm nhất. Những người bạn của chàng tranh đấu ôn hoà bằng cách xuống đường, biểu tình để đòi quyền làm người cho mọi người Việt Nam. Ðể mọi người anh em thân yêu được sống trong thanh bình. Mạng sống chúng tôi đâu có thể rẽ hơn một món hàng mãn được. Xót xa hơn mọi xót xa anh ơị

Một chiều, từ chùa trở về nhà tôi bị bắt, bị đưa về ngôi nhà kín cổng cao tường, có người ôm súng gác hai bên, cánh cổng sắt suốt ngày đóng im lìm.

Tôi đi ra đi vào như một nữ tù của tình yêụ Vì yêu anh tôi vào tù. Họ nhốt tôi trên lầu ba của một ngôi nhà cổ kính và sang trọng. Tôi không bị xiềng chân nhưng cửa đóng kín cô lập tôi trên lầu caọ Tôi đi ra đi vào, phòng khách, phòng tắm, rồi phòng ngủ. Mỗi bữa ăn, người đàn bà nghễnh ngãng nói như hét vào tai không nghe, đem cơm cho tôi, rồi lại lặng lẽ khoá kín cánh cửa nối liền với cầu thang.

Hai hôm đầu, tôi cảm thấy thú vị, chưa bao giờ tôi được ở một căn phòng sang trọng như thế nàỵ Phòng tắm có bồn nước nóng lạnh, tráng men xanh ngát. Phòng ngủ có đèn hồng, có chăn êm. lại có người cơm bưng nước rót nữạ Tôi đọc sách, cả một tủ sách cho tôi đọc.

Chà, đi tù mà sướng thế này saỏ Nhưng cảm giác đó chỉ được hai ngàỵ Ðêm nay tôi buồn bực quá, chân cẳng như phát cuồng, nhất là sự cô độc và nỗi nhớ mong dằn vặt tôi không ngừng. Tôi chợt hiểu ý nghĩa sâu xa nhất của hai chữ tự dọ Giường êm, phòng đẹp, thức ăn ngon nhưng không thể sung sướng nếu ta mất tự do, nhưng không thể vui được nếu ta không được nhìn thấy khuôn mặt người ta yêu dấụ

Tôi đứng lặng người trên balcon nhìn mông ra xạ Con đường thưa thớt bóng người, hai người đàn ông im lìm ôm súng canh dưới đó. người đi đường chắc không ai ngờ ngôi biệt thự này là một nhà tù. Tôi bàng hoàng run sợ nghĩ đến chàng và đến sự chết. Người ta có thể bắt chàng và có thể giết chàng nếu người ta muốn. Còn tôỉ Họ sẽ làm gì tội, hai tay tôi yếu đuối không một tấc sắt, họ muốn gì chả được? Nước mắt tôi chảy ra, tôi gọi thầm tên chàng, văng vẳng giọng nói vang cao khi gầm gừ, khi tha thiết rền rĩ của chàng trước đám đông.

Chàng và đôi mắt sâu đen, mắt một mí bí ẩn như đời chàng. Và nụ cười bình thản nhưng ngạo nghễ nhưng đắng caỵ Quanh năm chàng mặc áo sơ mi trắng tay dài, sắn lại hờ hững để cho tôi thấy rõ một khoảng tay dài, sắn lại hờ hững để cho tôi thấy rõ một khoảng tay trần rắn chắc như tia nhìn cuả chàng. Chàng cười, nụ cười cũng giới hạn, nhưng mắt nhìn thì xoáy tròn vào người đối diện như con nước của một lòng chảo dưới đáy biển. Tôi cũng bị mắt chàng cuốn hút như một kẽ vô tình lạc vào vùng xoáy nước để đời yêu mê, đời đời thương nhớ chồng của ngườị

Trước đám đông chàng như một thần tượng. giọng nói của chàng chạy lan trên đầu đám đông, xôn xao vang cao trên chín vạn từng mâỵ người ta gào lên theo chàng và chàng mất hút trong rừng người trùng trùng lớp lớp đó.

Về nhà chàng là một triết gia hiền. Cười hiền, nói hiền. Tôi chưa bao giờ bắt gặp chàng nổi giận, hình như với chàng không còn gì đáng nói, không còn gì đáng giận. Chàng tử tế với mọi người, nên cuối cùng ai ai cũng thành người lạ mặt với chàng. Trừ người đàn bà đó, tình nhân của chàng.

Tôi yêu chàng, tình một chiều nên thầm kín nên thiết thạ Bị bắt đưa về đây, êm thắm như một chuyến xa nhà cũng vì chàng. Ngôi nhà im lặng, cái im lặng chứa đầy một sự đe doạ. Ngày lặng lẽ và đêm mênh mông. Tôi đứng tựa cửa sổ ngó mông ra xa, trăng sao lấp láy cái trên nền trời đen thăm thẳm. Xuống không được lên cao càng không nổi, tôi chỉ có ột khoảng không gian đủ để sống đủ để thở. Tự do trờ thành món quà trong thần thoạị Người đàn ông đi kèm sát người tôi từ Luật Khoa về đã cười thật lạnh, khi tôi ngớ ngác sợ sệt theo ông ta:

-Cô tạm nghĩ ngơi vài ngày, như một thượng khách của chúng tôị

-Ông nói saỏ Tôi có làm gì để phải nghĩ ngơỉ

-Cô cần nghỉ, cô lên xe theo tôị

Tôi lo sợ:

-Tôi làm gì mà ông bắt tôỉ

Ông ta cười xoà:

-Ai bắt cô, chúng tôi mời cô đi nghỉ mát thì đúng hơn, chúng tôi muốn bảo vệ cô, người yêu của Hoàng Phong?

-Ðể làm gì?

-Ðể hắn ngồi im trong năm ngàỵ

-Năm ngàỷ

-Vâng, năm ngàỵ

-Sau đó, ông thả tôi ra chứ?

Đĩ nhiên.

Tôi là thượng khách thật. Bởi không có sợi dây xích nào cột hai chân, cột trái tim cho cạn khô máu để thôi đừng mơ ước tình yêụ Chàng chính là một gông cùm, tình yêu là một nhà tù êm đềm nhất. Thành phố yên lặng một cách bí mật. Tôi mong từng ngày để được trở về nhà, được đi lại theo ý thích dưới những tàn cây rậm trong khuôn viên Quốc Học.

Người đàn bà già điếc nặng nên như người câm. Hét vào tai những câu hỏi cho bớt cô đơn, vẫn lắc lắc cái đầu lấm tấm những sợi tóc bạc buồn phiền cam chịụ

Ðọc sách đến nhức cả mắt, chán đời quá đành tìm khuây lãnh với những thiên tình võ hiệp của Kim dung.

Đúng ngày hẹn, thiên hạ đúng hẹn thật. Người đàn ông chờ tôi dưới phòng khách:

-Sao cô bé, khỏe không?

Tôi lạnh lùng:

-Cám ơn.

-Tôi cám ơn cô thì đúng hơn.

Tôi nhìn ông ta cười nhẹ, tôi gằn giọng, dù cố ngọt ngào, âm thanh từng chữ vẫn lạnh lùng vẫn cứng:

-Tôi về được chưả

-Mời cô theo tôị

Tôi ra khỏi nhà như tôi khi đến, còn một quãng đường nữa, tôi muốn đi bộ để trở về nhà đợi chàng.

-Các ông có làm gì anh ấy không?

Người đàn ông lắc đầu, tôi nói:

-Cho tôi xuống đâỵ

Tôi không muốn nhìn cái xe tráng lệ đó một lần nàọ Tôi nép vào lề cỏ để buồn và lọ Bởi kẻ thù và người tình thân lẫn trong nhau, nên cuộc tranh đấu không bao giờ ngừng. Bởi vừa thù hằn vừa thương yêu, nên không thể khai trừ nhau dễ dàng như mọi tranh chấp khác.

Nhà im vắng như mọi ngày, năm ngày với tôi dài, nhưng với những người bình yêu ngắn như năm phút.

Con Thẻo chạy ra:

-Ủa, cô vô trong đó mới ra hỉ? Thấy cô để nguyên áo quần em biết ngay cô sẽ ra mà.

Tôi không muốn cải chính, hỏi con nhỏ:

-Anh Phong đâủ

-Cũng mới về như cô. ủa, chứ không phải thầy cũng cô Ðà Nẵng với cô à?

Tôi chạy lên thang:

-Còn ở nhà hở Thẻỏ

Con thẻo nói vọng theo:

-Cô ni kỳ thiệt đi mô như đi chơi, ra vô như đi chợ.

Chàng đang ngồi trong phòng đọc sách, bàn thờ Phật nghi ngút khói hương. Trán chàng nhăn lại, tóc rũ xuống che một phần trán rộng mênh mông. Tôi lặng người bám chặt hai tay vào thành cửa ngó sửng chàng. Tôi muốn lao vào người chàng, úp mặt vào vùng ngực mênh mông, hay nép người vào phiến lưng đó, với tôi là một thiên đường tuyệt vời say đắm. Tại sao chàng không thấy tôỉ Tại saỏ Chàng nghĩ đến ai và nghĩ chuyện gì?

Tôi nghẹn ngào:

-Anh!

Chàng đứng phắt lên:

-Trang, trời ơi Trang!

Tôi ào về phía chàng. Hai tay tôi dang ra, hai môi tôi mấp máy, nhưng tấm ảnh bà ta, đôi mắt đa tình, đôi môi đam mê, bắt tôi khựng lạị Mắt khép lại mắt ơi, chàng của người ta, mình chỉ là em gáị Mặt tôi sượng ngắt, giọng tôi lạc lõng như thể ai đang nói qua môi tôi, qua đầu lưỡi mềm hờn tủi của tôi:

-Anh vào Ðà Nẵng không nói với em được nửa câu, để em…để em…

Chàng thở dài:

-Anh kẹt mong em hiểu cho anh, anh phải lánh mặt vì….

Tôi chán nản ngồi xuống bên chàng:

-Vậy mà em tưởng anh bị…em đi tìm và bị giữ lại làm thượng khách. Trong khi em tù, cứ nói là bị tù cho oai, thì anh vào đó với bà tạ Anh sướng thật và tàn ác thật. Ðời em chưa gặp ai ác như anh.

Chàng dịu dàng:

-Anh biết! Anh đến tận nhà xem thử em có về không. Anh biết em bị nên chiều nay anh ngồi nhà chờ em. Chờ em từ lúc sáng đến năm giờ chiềụ

Tôi tránh đôi mắt chàng, bởi tôi sợ tôi sẽ chết đuối mãi hoài trong đôi mắt vừa đa tình vừa xót xa đó.

-Trang!

-Gì anh?

-Ðừng buồn anh nghe Trang.

-Em có quyền gì mà buồn anh, hoạ may chị mới buồn anh được chứ. Ðiều em thấy mình vô duyên.

-Không, Trang đừng nói thế, chính anh mới là kẻ vô duyên. Bạn bè chúng vẫn nói anh vô duyên với tình yêu mà em.

Tôi cười buồn:

-Giờ đời thêm một người vô duyên nữa là em, anh nhỉ?

Chàng đứng lên:

-Thôi đừng nói giọng toàn ớt toàn muối đó nữạ Thấy em về còn tươi ri là mừng rồi, mừng hết lớn. Ði với anh, dám không?

-Không dám cũng phải dám, bị tù vì anh còn được nữa là đi chơị

Chàng cười:

-Nghĩ cũng buồn cười, chẳng đâu vào đâu cả, hết ẩn mặt lại ra mặt, như thể mình đang dự một cuộc chơi cút bắt với nhaụ

Tôi nheo mắt:

-Thấy em mập ra không?

Chàng cười:

-Ðẫy đà lắm, má tròn căn như thể người…

Tôi đỏ mặt:

-Anh nói bậy rồi nhé.

-Người ta chưa nói đã biết, con gái đời nay ghê thật.

Tôi lên xe với chàng, cái xe Lambretta cả năm không lau chùị Chàng phủi sơ sơ cho tôi ngồi sau lưng chàng. Tôi muốn vòng tay ôm ngang lưng chàng. Tôi muốn dựa vào lưng chàng, để gần thêm một chút nữa, để mê đắm hơn bây giờ, một thứ mùi thơm riêng từ yêu dấu nàọ Vùng gáy gờn gợn, phiến lưng gợi thèm. Nhưng tôi không dám, chẳng bao giờ em dám, dù em yêu anh. Tôi bấm tay xuống mép cái nệm cao su để khép nép ngồi xa chàng.

Những con đường thầm lặng ngủ yên dưới bóng câỵ Nhà hai bên cũng cửa đóng then cài, Huế kín đáo quá, một sự kín đáo giả vờ thật dễ thương, như đôi mắt ai đó cười sau vành nón, như mái tóc xao động dấu một luyến lưu thì thầm.

Chàng dừng xe trước cổng chùạ

-Em vào trước đi, anh cất xe đã.

Tôi ghé tai chàng:

-Thầy về hở anh?

Chàng gật đầụ

-Vào đị

Tôi theo dãy hành lang tối tìm đến nhà traị Nắng chiều còn một ít ngủ chập chờ trên cây, nên bóng tối tràn đầỵ Tôi quay lại cuống hành lang, chàng đứng đó dáng đen đi vì bóng tốị Chàng vẫy tay ra dấu cho tôi đứng chờ, rồi đứng lại mồi một điếu thuốc, vắt chéo chân, dựa cột, trầm ngâm hút thuốc khói bay lên bâng khuâng cho anh thương nhớ aỉ Nhất định không phải để nhớ tôi, bởi vì anh chỉ cần tiến lên vài bước để cùng vào thăm Thầy với tôi, để cùng mơ ước với tôị Anh không muốn đi chung với tôi, anh sợ mọi người hiểu lầm anh là của tôị buồn thật!

Chàng đứng đó dáng buồn tênh, tôi cúi đầu bước vào trụ sở của bạn bè chàng. Mọi người ngửng lên cười để chaò tôi:

-Mạc Trang, Phong đâủ

Tôi ngồi xuống đất sau khi cúi đầu chào thầỵ đôi mắt sáng quắc, đôi mắt nhiều lửa ấm, đôi mắt như được gom lại bằng triệu triệu vì saọ Đôi mắt như được vụt lên từ ngàn đuốc lửa, nên tôi run khi nhìn Thầỵ Mỗi lần nhìn thầy tôi run khắp ngườị Tôi khiếp sợ không đùa dỡn như thói quen.

Thầy thích ngồi bệt xuống nền nhà đá men vàng, vàng như màu đất, để tiếp chuyện những người thân. Ðá hoa lau thật bóng, bạn bè chàng ngồi vây tròn quanh Thầy, tâm sự và mơ ước say mê. Thỉnh thoảng những khi mệt, Thầy thích nằm võng đay, màu sợi đay lâu ngày lên nước đen bóng như màu huyền. Nhịp đưa nào gợi nhớ điệu ca dao ngọt ngào của quê hương thanh bình ngày xưạ

Tôi ngồi xuống bên Thu Hải hỏi khẽ:

-Ðến lâu chưa Hảỉ

-Vừa đến xong, tình hình căng thẳng rồi và mình tạm thua, bởi mình còn yếu quá.

-Có gì lạ không?

-Không, điều Sinh Viên thích gặp thầy để lên tinh thần.

Tôi cười:

-Bộ xuống rồỉ

Hải lắc đầu:

-Hỏi anh Phong í.

Tôi nói nhỏ:

-Tướng còn đứng ngoài kia, chả hiểu làm gì nữạ

Hải im lặng nhìn thầy, nó chiêm ngưỡng Thầy như một thần linh. Ðôi mắt sáng bằng vạn lần ánh saọ Giọng nói đầy nghị lực khi vang cao, khi trầm ấm, đều làm người nghe xúc động. Màu da sậm đôi lông mày hơi sếch và đậm nét như nét vẽ thẳng ương ngạch, ngự trị trên đôi mắt sâu thăm thẳm, trĩu nặng suy tư như đựng những lời nguyền của cây rừng gục ngã. Tôi nghĩ đến một giòng sông, một khu rừng, một ngọn núi, khi nhìn Thầỵ Thầy cương nghị quá nhưng ánh mắt vẫn chan chứa tình thương, vẫn đầy nỗi ngậm ngùi khi ngồi bên những người bạn trẻ. Thu Hải thì thào:

-Tao là đệ tử của Thầy, nhìn Thầy tao vẫn run như bị sốt Trang ạ.

Tôi gật đầu:

-Tướng Văn gặp thầy còn run nữa là tụi mình. Mà cũng lạ mi nhỉ. Thầy có dữ dằn gì đâụ

Thầy ít nói, giọng hơi lạnh lùng, nghiêm khắc, những lời nhắn nhủ và những niềm mong ước cho tương laị

Phong bước vàọ Chàng im lặng mất một giây trước khi đến gần Thầỵ Chàng là người Thầy tin cẩn nhất. Dáng đi chắc từng bước một, đôi mắt không ngừng ánh lên những lời thật vuị

-Còn ngồi chung với nhau ở đây là tuyệt rồi thầy nhỉ.

Thầy cười nhè nhẹ. Chàng nhìn Thầy Thiện.

-Con đề nghị hai Thầy đánh cờ cho sinh viên thưởng thức, bàn bạc mãi nhức đầu kinh khủng. Thầy nghĩ sao Thầỷ

Thầy đưa mắt nhìn Thầy Thiện rồi gật đầu:

-Ðược, Phong mang bàn cờ ra đây đi, chơi cờ cũng là một cuộc tranh đấu gay go nhất.

Thầy Thiện cười:

-Nên nhớ lần trước Thầy thua tôi một keo rồi đấy nhé, liệu lần này phục thù được không đâỷ

Thầy vẫn cười:

-Ðôi khi khí quân như Thầy cũng thành công chứ, nhưng mà…

Thầy cười bỏ lửng câu nói nhiều nghĩa ấỵ Sinh viên háo hức vây quanh hai Thầỵ Bàn cờ nằm đó như một cuộc diện đã sẵn sàng chờ đợi vị tướng tài ganh đua trước thế sự. Tôi mon men đến gần chàng, mọi người mải vây quanh bàn cờ cho tôi tự do đến bên chàng.

-Anh bày đặt ghê.

-Cho vui em ạ, đời làm mình nhức đầụ

Thầy Thiện vào cuộc bằng một nước cờ thật bạọ Tấn công bằng một lối đánh thật liềụ Và áp đảo Thầy bằng cách thí quân thật nhanh.

Chàng sáng mắt lên theo dõi, rồi nói nhỏ:

-Em thấy chưả Chơi cờ là một cách bày tỏ trung thực nhất tính nết của một ngườị Thầy bình thản ngay trong nước cờ, em thấy không?

Tôi nhìn đám đông vây quanh hai Thầỵ Mồ hôi rỏ từng giọt trên trán Thầy THiện rồi, những nếp nhăn như sâu thêm rõ thêm. Chàng của tôi cũng lao vào cuộc chơi, dù chỉ bằng mắt bằng ban tay vô tình xiết lấy tay tôi mỗi nước cờ caọ

Sinh viên ồ lên một tiếng kinh ngạc, không ai ngờ Thầy Thiện dám đi nước cờ gai góc đó. Chàng lẩm bẩm:

-Liều thật.

Tôi cười, mong cuộc chơi gay cấn hoài để chàng xiết mãi bàn tay tôị Ðàn ông, họ có những đam mê lạ lùng và khác đàn bà quá. Họ mê chơi vờ, mê thể thao, mê sách hay mê nhạc và mê đàn bà? Còn đàn bà nhất là con gái như tôi, hình như tình yêu là tất cả, đàn bà chỉ có mỗi đam mê đó nồng nàn say đắm thôị Những đam mê khác, sắm áo quần, son phấn, ăn vặt hình như chỉ là một ẩn dấu của đam mê tình yêụ Chàng quên tôi để theo dõi cuộc chơi giữa hai kiện tướng nên bóp đau tay tôị Hay chàng tưởng tôi là Lan chỉ

Tôi dặc tay chàng:

-Anh đưa chị Lan Chi đến đây bao giờ chưả

Chàng lắc đầu:

-Gì em?

Tôi giận dỗi:

-Em hỏi anh đưa chị Lan Chi tới đây bao giờ chưả

Chàng lắc đầu:

-Hỏi lẩm cẩm quá.

-Thì cứ trả lời đị

-Chị Lan Chi để anh dẫn đi phố, mua sắm áo đẹp, kim cương và….Ðến đây làm gì hử, con bé lẩm cẩm?

-Còn em?

Chàng nhún vai:

-Anh chịu, xin tha anh câu này, vì chính anh, anh cũng không hiểu rõ lòng mình. Kìa, xem Thầy đến thua mất, Thầy chơi như không chơi, lừng khừng quá.

Thầy vẫn cười thật tươi, giọng nói vẫn bình thản:

-Thầy chơi sát ván quá, Thầy chơi cờ cũng giống như khi Thầy tranh đấụ Thầy thí người quá. Thầy thí sinh viên của Thầy cho mục đích Thầỵ hay, hay lắm đó cũng là một yếu tố để thành công chứ. Tôi chịu, tôi không thể thí quân như vậy được, tôi quý từng quân cờ một.

Chàng nói khẽ vào tai tôi, hai má đã nóng bừng, chưa bao giờ tôi được gần gũi với hơi thở đàn ông của chàng như hôm naỵ Mùi thuốc lá hăng hăng mùi đàn ông nồng nàn…thứ hương thơm riêng ủ kín một góc tình yêu nào đó, từ mái tóc bồng bềnh toả ra nhè nhẹ:

-Trang, anh phục Thầy giữ gìn từng quân chốt như vậy không phải dễ đâu nhé.

Tôi cười chúm chím. Tôi không hiểu gì mấy những lối đánh cờ tướng. Chỉ thấy sinh viên có vẽ hoan hô Thầy, ủng hộ lối đánh dè dặc giữ quân của Thầy khi chơi cờ. Thầy Thiện đỏ mặt và có vẻ nóng nảy khi di chuyển những quân cờ.

Thầy giữ quân hoài, nâng niu gìn giữ từng quân chốt. Trong khi đó thầy thiện hăng say sử dụng hết quân này đến quân khác. Sinh viên lo Thầy sẽ thuạ Lừng khừng dè dặt đôi khi cũng thấy bại trước một đối thủ quá hung hản.

Chàng thở dài, nói với tôi:

-Chắc Thầy thua như đã thua nhiều lần em ạ. Thời giờ quý người hơn của chưa chắc đã là người khôn.

Tôi mỉm cười:

-Em không biết đánh cờ, nên chả hiểu gì hết, nhưng em thấy Thầy của anh quá trầm tĩnh. Em sợ những người trầm tĩnh hơn.

Sinh viên vỗ tay rồi, Phong rướn người nhìn vào bàn cờ, chàng hân hoan:

-Với một quân chốt Thầy thắng một tay cờ bí hiểm, tài thật.

Thầy mỉm cười:

-Lần này Thầy thua tôi rôì nhé.

Thầy Thiện cũng mỉm cười:

-Tôi rối trí vì sinh viên ủng hộ Thầỵ

Hai Thầy đứng lên, rồi hai chiếc võng nào đó quen thuộc để hai người bàn bạc, tôi đưa mắt nhìn Phong. Phong hỏi khẽ:

-Mình về nghe Trang.

Tôi gật đầu:

-Em đói bụng quá anh ơị

Chàng nhăn mũi:

-Biết mà, chứ người ta gọi là bé lại giận cho coi, đi đâu cũng nhớ ăn hết trơn.

Tôi phụng phịu:

-Bộ anh nhịn đóị

-Sao không, anh có thể tuyệt thực một tuần lễ, cô quên rồi à?

Tôi trề môi:

-Em chả dại tranh đấu kiểu đó tổn thọ thí mồ.

Chàng lắc đầu:

-Chìu đàn bà con gái tổn thọ hơn nhiều, đi ăn cô ăn như mèo rồi cứ than đói cả ngàỵ

Ðêm về rồi, sao khuya lành lạnh. Gió từ giòng sông lồng lộng đưa lên. Tôi ngước mắt tìm một vì sao sáng nhất, để vờ lạnh lùng với chàng, như chàng đã lạnh lùng với tôị Gương mặt chàng thoắt bỗng xa xôi, tóc rũ xuống trán, mắt mờ dưới saọ Chàng không yêu tôi, chàng không nói gì hết, chàng chung thủy với cơ chàng là người đàn ông chặt lòng chặt dạ chỉ biết có một người đàn bà. Ðêm dễ thương thế này, đêm chìm với giòng sông. Tóc tôi bay gần chàng biết mấy, những sợi tóc như muốn quấn quít lấy môi chàng, nhưng chàng thì vẫn xa xôi nhớ về người khác.

Tôi nóng bừng hai má. Tôi giận tôi vô cùng, đã bảo người ta khi mình, người ta coi mình như trẻ con, tại sao mình cứ yêu người tạ Tôi đi dang ra không muốn gần chàng nữạ Tôi lùi lại phía saụ Chàng ngạc nhiên:

-Sao thế em mỏi chân hử? Ðứng chờ anh lấy xe nghẹ

Tôi lắc đầu, môi hờn mắt giận, nhưng chàng quay lưng rồi, có hờn giạn cũng thế thôị Tôi không nhìn theo chàng nữa, chàng nổ máy xe, tôi thờ ơ quay đị

-Trang, lên xe đi lẹ lên.

Tôi đứng im lặng không nhúc nhích. Chàng cười:

-Hờn hở. Ðói bụng rồi tính ăn vạ ở đây hở cô bé tham ăn. Lên xe đi, rồi anh đền một chầu cơm hến tuyệt lắm cưng ơị

Mặc, tôi vẫn quay đi nhìn mông ra bờ sông. Chàng đành tắt maý xe dựng cạnh rồi bước đến gần đặt tay trên vai tôi:

-Trang, anh xin lỗi mà.

Tôi rưng rưng nước mắt, giọng mềm xuống:

-Anh biết em buồn gì không mà xin lỗị

Chàng lắc đầu:

-Chịu, em giận anh phải không?

Tôi gắt nhẹ:

-Ðã bảo em không có quyền gì hết. Em lấy quyền gì mà giận anh chứ? người ta chỉ giận nhau khi nào người ta yêu nhaụ Còn em…

Chàng thở dài:

-Tụi bạn anh nó thấy cười chết, đi đã em.

-Cười, anh sợ tụi nó cưòi thì đừng rủ em đi nữạ Ði với em rồi sợ cười thì đi làm gì.

Chàng xuống nước:

-Thôi, anh xin, giận gì thì nói đị Ðừng làm anh buồn, em đâu có muốn anh buồn phải không Trang?

Tôi giận hờ ngồi sau lưng chàng. Vén nhẹ tà áo, nâng nhẹ đôi chân. Chàng nói trong gió nên văng vẳng như vờn trong tóc:

-Ðưa tay cho anh đi, anh sợ em buông tay ngã xuống đường quá.

Tôi hất bàn tay chàng đi nũng nịu:

-Anh làm như thương em lắm í.

-Anh thương thật chứ làm như gì nữạ Trang không hiểu anh thì đời còn mong ai hiểu cho mình nữa đâỵ

Tôi không bám vào người chàng. Tôi không đủ can đảm, dù tôi thương vô vàn phiến lưng chàng. Chàng cười khẽ:

-Con gái Bắc khó bỏ xừ đị

-Sao không nói thêm là đanh đá nữa đị

-Anh thích cái nết chua chua đó.

-Trời ơi, dám nói con người ta chua bao giờ không?

-Thì ngọt, ngọt như dao sắc.

Tôi hết giận chàng rồị Mỗi lần hết giận lại thấy thương và yêu tha thiết hơn trước. Tôi vờn tay sau gáy chàng, tôi muốn đặt lên đó một nụ hôn, nhưng rôì tất cả vẫn là mơ ước. Tóc tôi bay bay, tóc dài ơi ta thương mi ghê, mi quấn chàng suốt đời cho ta đi, đừng buông ra nữa nghe tóc ơị Những sợi tóc mỏng như tơ trời vờn lên má chàng, tôi không đủ can đảm giữ chúng.

Chàng nói khẽ:

-Trang ơi, em dùng dầu thơm gì dễ thương rứả

Tôi xúc động:

-Ðố anh đó.

-Chịu, mà dễ thương quá.

-Ðừng tán một thứ dầu thơm như thế.

-Mùi thơm của em chứ, chã lẽ của cây đa à.

-Cám ơn ông trời cho một đêm gió.

-Ghét…

-Thật không?

-Thật.

-A, anh biết rồi, mùi tương tư đúng không?

Tôi bối rối, chàng nhận ra mùi thơm Mal d’Amour. Tôi mua nó chai dầu thơm đắt tiền này, từ một chiều chớm yêu chàng. Trời ơi, anh biết mất rồị Không em không muốn anh biết, em muốn tình yêu mong manh mãi thế nàỵ Chàng dừng xe:

-Em ghê lắm nghe Trang.

Tôi e lệ:

-Ghê gì hở anh?

-Thiếu điều anh lao xuống sông vì em.

Chàng nhìn sâu vào mắt tôi:

-Em đẹp lắm, em biết không?

Tôi ngập ngừng:

-Ðừng nhìn em như thế, em sợ.

-Vào ăn đi, anh nghĩ lại rồi buổi tối không nên ăn cơm hến, sợ nặng bụng không tốt, em ăn súp cho nhẹ rồi mai anh đền một chầu khác.

Ngồi trước mặt nhaụ Có lẽ đi ăn với bà ta chàng sẽ kéo ghế ngồi sát bên cạnh. Tất cả những gì chàng cho tôi chỉ là thứ thừạ Từ đôi mắt thật tình từ lời trìu mến, cử chỉ săn sóc chiều chuộng. Ðến những giọt xì dầu chan đỏ cho súp, những hạt tiêu cay rắc lên thịt. Tình yêu đậm mày cay nồng như tiêu anh cho em, nhưng mà được bao nhiêủ Khi nào có người ta anh sẽ bỏ em một xó nhà. Tình yêu cũng như bánh sơ cuạ Tình yêu như một món ăn đỡ lòng khi anh xa họ.

Mắt cay cay, tôi nhăn mặt:

-Khói thuốc làm em muốn khóc.

-Anh dụi thuốc lá đi nhé.

-Ồ! Không, em thích khóc, khóc nhiều cho mắt thêm trong thêm xanh. Những người con gái mắt trong là những người mau nước mắt.

Chàng kêu lên:

-Ủa, khóc thật à?

Tôi nghẹn ngào:

-Khi nào anh chiều chuộng em nhất, em thích khóc.

Chàng đưa khăn cho tôi:

-Vớ vẩn thật. Lau nước mắt đi, người ta chửi anh không biết chiều đàn bà.

Tôi chậm khăn tay chàng lên mi mắt, lên hai má cười gượng:

-Khóc, xấu đi phải không anh?

-Anh thấy em dễ thương hơn.

Tôi giữ khăn chàng lâu trên hai cánh mũị Cảm giác lâng lâng như tình yêu mọc cánh bay lên. tội nghiệp cho tôi, cầm được khăn tay người yêu mà run khắp hồn. Không biết khi người ta hôn được người yêu, người ta xúc động đến thế nàỏ Người ta có khóc không? Tôi len lén nhìn môi chàng, vòng môi hơn ngạo nghễ, hơi cay đắng ấy đã hôn chưả Lẩm cẩm nữa rồi, bà ta vứt đi đâu mà không hôn. Ðôi môi tham lam ấy không hôn cũng không được.

-Nghĩ gì thừ người ra thế cô?

Tôi đứng lên:

-Về đi anh, em thích đi một vòng đường phố đêm âm thầm.

Chàng ra sau đạp xe cho nổ rồi dịu giọng:

-Em có mệt không?

Tôi lắc đầu:

-Không, em thức với anh cả đêm cũng được nữạ

Chàng chớp mắt có vẻ cảm động:

-Trang, anh thật vô duyên với tình yêu, anh kẹt em có biết anh kẹt không?

Tôi lại được ngồi sau lưng chàng. Một che chở êm đềm, gió lạnh chàng cũng che, nhưng tình buồn thì ai nâng niủ Tôi thường nhìn theo những cặp tình nhân chở nhâu trên xe ngày còn bé. Lớn lên một người yêu và một phiến lưng cho mình kề má trở thành ước mơ thầm kín. Tôi lại quên Lan Chi:

-Em thích đời mãi như thế nàỵ

Chàng trầm ngâm:

-Anh khác, anh không bằng lòng hiện tạị

-Anh có bao giờ bằng lòng. Này, tại sao anh không chọn một con đường bình thường. Ðể làm gì đây, khi anh lao vào cuộc tranh chấp mơ hồ nàỵ Một tổng thống chết vì những lý do chẳng ra gì. Thú thật, em không vui, anh thích đổi mới chứ gì, nhưng anh xem có đổi mới được gì đâu, hay chỉ rối ren thêm, nát nhàu thêm.

Chàng thở dài:

-Ðàn bà luôn luôn thích đàn ông an phận.

-Anh tính kỹ đi, anh sẽ chẳng được gì, mình hành động phải tính lợi hại chứ. Lịch sử sẽ chẳng biết anh là aị Các mạng không phải là chánh trị. Khi nào cách mạng thành công, những kẻ làm cách mạng sẽ phải ra đi nhường chỗ cho những người làm chánh trị. Rồi người ta sẽ bỏ quên anh. Ba em đã có một dĩ vãng hào hùng của một đời kháng chiến. Ðể làm gì? Không ai biết đến ba em, chỉ có mẹ con em thiệt thòi và khổ sở. Em sợ cho anh….

Chàng dìu tôi dọc theo bờ sông, giòng sông lặng lẽ như mái tóc người thiếu nữ trải dài trên gối:

-Em nói đúng, cách mạng là đổi mới và cách mạng không phải là chính trị. Lịch sử đâu có nói lên đủ ý nghĩa một hy sinh. Anh yêu quê hương này và anh không thể bó gối ngồi nhìn quê hương rạn nứt. Anh cũng không cần lợi lộc, anh hành động vì anh thấy đó là một điều cần thiết. Như vậy, ra đi hay ở lại sau thành công là chuyện phụ thuộc.

Tôi nói khe khẽ:

-Em sợ anh sẽ có nhiều kẻ thù.

Chàng ném mẩu thuốc gần tàn vào lùm cỏ ấm, giọng thật xa xôi:

-Anh hy sinh cả đời anh cũng được nữa, anh quên chính cái tôi của anh. Anh chỉ mong đất nước mình thôi đừng gian nan. Không thể làm nô lệ, dù chỉ một năm, dù chỉ một ngàỵ

Tôi chán nản:

-Em thèm một cuộc đời bình dị.

-Sẽ không có được nếu vận nước vẫn còn điêu linh.

Tôi nhìn thẳng mắt chàng:

-Hình như người Huế anh, mỗi người tự tin mình là một ông Tổng Thống. Không phục ai, và không tin ai hơn mình. Em thấy rõ, ẩn sau bộ mặt lặng lẽ của thành phố, những còn người thầm lặng sống hai bên sông Hương, là cả một triều đại huy hoàng một ông quan chưa chịu nằm yên trong dĩ vãng.

Chàng gật gù:

-Mà thôi, mình nói chuyện khác đi em. Chuyện tình chẳng hạn.

Tôi cười buồn:

-Anh quên giữa anh và em có hình bóng một ngườị

-Ðừng nhắc nhở người vắng mặt.

-Anh sợ?

Chàng cười khẽ:

-Em sợ thì có.

-Nếu sợ em đã không đi chơi với anh.

Chàng nhìn đồng hồ:

-Khuya rồi, mình về em nhé. Em thứa khuya nhiều sẽ xấu đị

-Em xấu từ lâu rồị

-Bậy nào, ai nói em xấu anh đánh bỏ xừ.

Tôi cười, chàng nói tiếng Bắc khó nhịn được cườị Lên xe hai phút thôi về đến nhà rồị Mong đường dài thêm đường vẫn ngắn. Tôi bỏ vào phòng, chàng chợt cười sau lưng:

-Em chơi xấu anh nhé.

-Cái gì anh nói em xấu hoài nhé.

Chàng cầm quyển sách tôi che mặt bà ta trong khung ảnh hai người lên:

-Thỉnh thoảng em lại quên cho chị thở, em che kín thế này anh cô đơn suốt đời thì saỏ Ai vào đây thương anh.

Tôi gắt cho đỡ ngượng:
-Ðẹp lắm đó, khoe hoàị Thôi chào ông cù lần tôi đi ngủ.

Chàng huýt sáọ Tôi phụng phịu:

-Ghét cái mặt.

Anh chung thủỵ Tôi thích người đàn ông chung thủy với vợ, nhưng trường hợp này thì tức không thở được. Tôi rón rén vào phòng tắm trút hết mọi mảnh vải, mọi sợi dây, vặn nước thật mạnh khắp người, cho tình nguội bớt đi, cho nguôi quên những cơn rạo rực, những cơn thèm khát. Nhắm mắt lại đi, đừng tự nhìn mình kẻo lại đỏ mặt vì những tưởng tượng vu vơ. Chàng không thèm ngó đến mi, chàng có một hoả diệm sơn hừng hực nằm chờ trong đó. Hoả diệm sơn bao giờ cũng nung nấu hơn một ngọn đồi thoai thoải hiền lành.

Cỏ xanh êm không thể sánh với rừng già. Buồn cho mình là kẻ đến sau, lại không có những đường cong hấp dẫn mạnh như ngườị Tôi khoác vội áo ngủ, rồi chui vào mùng, thao thức nhớ anh. Trong giấc mơ huyền hoặc bắt gặp anh đi lang thang trong rừng hoa vàng. Tôi gọi anh mãi mà anh không nghẹ Nụ cười anh bay lên cao rạn rỡ và gương mặt ấy tan biến như một đám mây xạ

Tôi lặng lẽ nhìn lên ban giáo sư. Buổi học đầu tiên sau những ngày bãi khoá với một giáo sư từ Sàigòn bay rạ Cái nôn nao dấu kín trong mọi tia mắt, người ta không còn là những cô bé, những cậu bé dưới trung học nữa rồị bắt đầu một nghề mới, nghề làm ngườị Không nhắm mắt vâng theo thầy cô như lúc nhỏ. Tự chọn cho mình một chỗ ngồị Tôi mỉm cườị Thầy đang nhìn tôị Rõ ràng thầy đang nhìn tôi, Tôi bối rối cúi mặt xuống, khi ngước mắt đưa lên vẫn thấy nụ cười và đôi mắt ấỵ

Thầy Thịnh dạy Triết, hình như chưa có vợ. Các cô sinh viên bàn tán một cách sung sướng chuyện thầy muộn vợ. Ðôi mắt hơi mơ mộng dưới gọng kính trắng. Dáng dấp có vẻ nhàn hạ. Thầy ngồi trước cái bàn rộng bằng gỗ quí trang trọng. Và những quyển sách dầy cộm như tự điển. Giảng bài, nhìn học trò, cười nhè nhẹ, đẩy gọng kính lên, đặt kính xuống bàn, rồi lại đeo kính lên. Những cử chỉ nhìn không chán mắt con gái chưa chồng. tất cả những mái tóc ngồi đây, tóc ngắn, tóc dài, tóc mềm, tóc quăn, đều chưa có chồng, nên đều nhìn thầy như ngóng trông, như mời gọị

Một ông giáo sư đại học chưa vợ, báu vật cho thành phố Huế này rồi, buổi học đầu tiên mà học với ông ni chắc cuối năm đám cưới rinh hết các cô xa giảng đường mất thôị

Tôi nhớ chàng, nên cười thật buồn. Nhỏ Hải ngồi bên cạnh che môi thì thầm:

-Bô ác mi hỉ?

Đám khen thầy bô cơ à?

-Sự thật vẫn là sự thật. Ông bô thì phải khen bô chứ.

-Trang thấy ông có vẻ trí thức quá.

-Chuyện, giáo sư không trí thức thì ai trí thức vào đây nữạ

-Ông ấy là giáo sư thật thụ hở mỉ

-Ừ thật thụ, tao hỏi kỹ rồị Phong của mi mới là phụ khảo thôị

Tôi cười:

-Biết rồi, nói mãị

Hải nheo mắt:

-Người ta nhắc đến cái tên mắt sáng lên còn làm bộ.

-Sời ơi, ba cái chuyện lẩm cẩm. Thôi ông nhìn tuị mình kìạ

Hải trề môi:

-Tại mi đẹp nhất trường, nên ông nhìn mi đó.

-Thôi tôi xin bà, bà đừng có nói móc họng người ta như thế nữạ

Những lời giảng ấm và tròn, những ý tưởng thâm trầm sâu sắc vang trong lớp học. Sinh viên chăm chú nghe như đang chăm chú nhìn. Ghi bài, một cực hình êm đềm của sinh viên những cây bút nguyên tử nhiều khi chạy không kịp môi thầỵ Nhăn nhó bỏ trống một khoảng giấy rồi dịu xuống khi nhìn thầy chìm trong giòng tư tưởng.

Hai giờ học, có nghĩa là hai giờ ghi bàị Ngón tay giữa bị méo đi vì thầy, thầy biết không? Văn sĩ lệch đầu ngón tay giữa, cao vọng còn có lý do hãnh diện, tụi em còn đi học, méo mó bàn tay coi thảm quá.

Hải đang vẫy tay dưới gầm ghế thì thầy đứng lên. Hết một giờ rồị Sinh viên lục đực xô ghế đi theo thầy ra ngoài hành lang. Học thầy bốn giờ kiạ Tha hồ cho các cô chiêm ngưỡng.

Tôi đứng xa để nhìn sinh viên vây quanh thầỵ Vuốt nhẹ tóc mềm, giữ lại vạt áo và chớp khẽ hai mi, thầy nhìn tôị Lạ thật thôi, hay là quen nhau từ kiếp trước?

Thầy tiến về phía tôi cười mím chi:

-Chị có hiểu bài không?

Tôi lúng túng:

Đạ thưa thầy hiểu ạ. Có điều thầy nói mau quá, em ghi không kịp.

Thầy lại cười:

-Nếu hiểu bài thì không cần ghi hết nữạ Ghi những ý chính thôi chứ.

Tôi đỏ mặt:

Đạ hiểu sơ sơ thôi thầỵ

-Chết. Phải hiểu rõ vấn đề chứ, lần sau có chỗ nào hiểu sơ sơ nói tôi giảng lại nghẹ

Tôi cảm động:

Đạ cám ơn thầỵ

-Sao lại cám ơn? À chị tên gì nhỉ?

Đạ Trang. Mạc Tố trang.

Thầy gật gù:

-Tên cũng lạ như người, Trang giống Anna Frank thật, cũng đôi mắt nửa buồn bả nửa ngây thơ, cũng dáng dấp mong manh.

Tôi ngạc nhiên, Thầy có thể lãng mạn văn hoá thế này saỏ Tôi tránh mắt thầy, ngó lên những hàng câỵ

Một vài người đi tới, thầy cười cười quay lưng đi vào lớp. Tôi ngơ ngác nhìn theo, lòng xôn xao nên đôi má ấm hồng nên hai tay run run.

Ðứng trên bục cao, giọng thầy vang lên:

-Để các anh, các chị có dịp thảo luận những vấn đề của các anh chị, như một vài người vừa đề nghị. Tôi muốn chúng ta kéo nhau ra bãi cỏ.

Họ ngạc nhiên lẫn thích thú hoan hô vang lên. Thầy trò lục đục kéo nhau ra khỏi giảng đường. Bãi cỏ non êm, gốc cây râm mát đầy xác lá vàng. Những chị mặc đầm có vẻ lúng túng khi phải ngồi xuống cỏ. Họ tìm cách nhờ các chị áo dài chịu trận dùm hai cặp đùi dễ thương của họ. Tôi ngồi trong vòng tròn ngay trước mặt thầỵ Câu chuyện đưa về vấn đề tranh đấu của sinh viên từ lúc nàọ Vạt áo dài của tôi bị kéo lệch để che hai chân trần của Ái Lệ.

-Khỉ, ai biểu diện đầm cho lắm vàọ

-Ai biết ông ni gàn ri, nếu biết tao mặc cha cái quần pát cho rồị

-Xí đi học mà diện pát người ta chửi cho mục mả.

Ái Lệ nhún vaị Con nhỏ nổi tiếng kiêu kỳ, ngồi đâu ngực cứ ưỡn ra như tài tử. Tôi nhớ Lan Chi, bộ ngực trắng như thạch cao, mát như bột sau lớp mỏng khiêu gợị Bộ ngực như hai ngọn núi hừng hực sắp phun lửa tình. Tôi nhìn ngực mình. Ðồi cỏ này chẳng đô xộ tí nàọ Ưỡn ra cách mấy cũng thế thôị Buồn năm phút và kiêu ngạo năm phút.

Chàng đã làm gì trên hai đỉnh núi lửa ngùn ngùn đó của Lan Chỉ Ôi, lại nghĩ nhảm rồi, chia trí điệu này hoài dám cuối năm đậu cây chuối mất thôị Tôi lắc đầu như xưa đuổi hình bóng chàng, đôi mắt tình tứ mê đắm nhìn về trên núi mê man.

Thầy chậm rãi trả lời cho một sinh viên, mải nhớ chàng tôi không nghe được câu hỏi:

-Học trò bãi khoá tôi nghỉ dạỵ Học trò đi học, tôi xách cặp tới trường. Dạy, hay nghỉ bây giờ tuỳ thuộc học trò của mình. Thú thật tôi hơi buồn. Tôi công nhận các anh có lý của các anh. Các anh thẳng thắn nói lên tiếng nói của các anh. Ðiều mà người lớn chúng tôi không làm được. Nhưng thử hỏi trong hoàn cảnh đất nước bây giờ, tranh đấu có lợi gì không? Đã quá rối ren, chúng ta đòi cách mạng, nghĩa là đòi đổi mới, nhưng thử hỏi cách mạng là gì? Nếu không phải là một cuộc thay đổi những người cai trị. Không có lợi gì hết, tranh đấu chỉ làm tình hình rối ren thêm. Theo tôi, chúng ta nên học hành đều đặn để chờ đợị Tôi không nói tranh đấu là một thái độ xấu, nhưng tôi thấy chưa có lợi cho các anh và cho đất nước.

Một sinh viên dơ tay lên, thầy gật đầu ra dấu cho anh ta nói:

-Thưa thầy, em hiểu nỗi buồn của thầy, nỗi buồn của các giáo sư trong tình thế nàỵ Không ông thầy nào muốn học trò mình bỏ học rồi vào tù cả. Nhưng chúng em không thể ngồi khoanh tay nhìn một con thuyền phăng phăng trôi xuống vựa thẳm. Chúng em không thể tự bịt mắt mình. Bảo rằng tình trạng xã hội đã băng hoại rồi ngồi yên nhìn. Em thấy không thể ngồi yên nhìn một đống rác.

Thầy cầm một ngọn cỏ, mắt nhìn xa xôi:

-Tuổi trẻ bao giờ cũng hăng hái tin tưởng. Nhiệt thành có thừa nhưng các anh đã nhìn thấy con đường trước mặt chưả Con đường đó sẽ đưa các anh về đâủ Ðưa đất nước này về đâụ Tranh đấủ Tranh đấu khi sức mạnh thật sự không có.

Thầy thở dài, gương mặt buồn u uất ngưới nhìn lên caọ Tôi dụt dè dơ tay tôi nhớ chàng, người yêu của tôi, và tôi phải nóị Thầy trìu mến nhìn tôi, đôi mắt thầy làm tôi run cả hai môi:

-Những suy tư của thầy em thấy rất đúng. Mình yếu đuối quá. Cuộc chiến đã làm mình liệt ngườị Ước chi đừng có chiến tranh, chắc chắn mình tiến bộ hơn mọi dân tộc khác. Thầy nói chúng em phaỉ chờ đợi, phải dè dặt tính toán thiệt hơn. Nhưng thưa thầy, em là con gái em thấy rõ chuyện nàỵ Chị dâu của em có năm đứa con. Lấy chồng sáu năm sinh năm đứa con. Em thấy rõ khi nào nó khóc chị em mới cho nó bú. Chúng em cũng vậy, chúng em phải gào lên chứ. Tự do không bao giờ cho không, thầy quên rồi saỏ Không gào không khóc lên, ai biết mình sắp chết đói mà cho ăn hở thầỷ Ðáng nhẽ thầy phải giúp bọn em. Ðất nước mình đã điêu linh, chúng em không thể ngồi nhìn, càng không thể nhắm chặt hai mắt.

Chữ điêu linh của chàng làm tôi nghẹn ngào khi nhắc lạị Phong ơ em yêu anh. Em quay cuồng và miệt mài trong tình yêu đến nỗi em không biết thế nào là tình yêu nữả tại sao yêu một người đã có đủ tất cả như anh.

Tôi ngồi xuống cỏ, thầy nhìn tôi, những lời thầy nói đi thẳng vào tim tôi, nào là người lớn đàng buông xuôi, nào là thời thế quá ngặt nghèọ Nhưng tôi vẫn hiểu thầy muốn sinh viên đi học bình thường. Sinh viên có vẻ buồn, nên không ai mạnh bạo dơ tay nữạ Thầy trò lục ...c đứng lên để vào lớp ghi bàị Học đại học có nghĩa là ghi bài thật lẹ. Tôi vẫn mơ ước một đại học khác hơn, kiểu thầy trò socrate lang thang khắp phố phường.

Người ta tụ lại thành từng nhóm dọc theo hành lang, tôi đứng một mình, tôi thích đứng một mình để tự do nghĩ đến chàng. Sao mơ một đêm với chàng bên sông HƯơng.

Thịnh bước đến gần tôị Vẫn gọng kính trắng trễ trên sóng mũị Vẫn nụ cười nửa bao dung, nửa mỉa maị Tôi gật đầu chào thầỵ Thầy mỉm cười:

-Tố Trang có vẻ suy tư quá. Hay là làm thơ đó?

Tôi lí nhí:

Đạ không em đứng chờ giờ học ghi bài đây ạ.

Thầy xa xôi:

-Trang có hoạt động gì với anh em không?

Tôi lắc đầu:

Đạ không hoạt động hẳn, nhưng em thán phục thái độ dấn thân của bạn bè em.

Thầy lảng chuyện ngay:

-Tôi có vài quyển sách Triết rất hay, trưa nay Trang đến lấy về đọc nghẹ Tôi….

Tôi ngạc nhiên rồi thích thú nói:

-Thật không thầỷ Em mê sách lắm thầy ơị Hễ có tiền là em mua sách. Chắc sách của thầy ở đây không có?

Thầy gật đầu:

-Tôi mang từ Pháp về, những đoạn văn chính thức của Platon. Những sữ liệu quí giá về triết học Hy lạp.

Tôi nao nức:

Đạ thế nào em cũng tớị

-Trang biết cư xá đại học chưả

Đạ chắc Thu Hải biết.

Tôi nghĩ đến Thu Hải tôi sẽ rủ nó đi chung, đến nhà Thầy một mình kỳ lắm.

Thầy Thịnh có những cái nhìn thật tình, tôi bối rối nhìn xuống chân.

-Trang đi học có vui không Trang?

Đạ vui Thầỵ

-Tôi thấy trang có vẻ buồn buồn, Trang buồn tôi phải không?

Tôi lúng túng thật sự, tôi không dám nhìn thầy nữa:

Đạ đâu có…

-Tôi biết Trang không vui vì thái độ chịu đưng của tôi trước tình thế. Đúng không cô bé?

Tôi chớp mắt nhìn thầy, đôi mắt sau gọng kính vẫn đầm thắm nhìn tôi:

-Thưa thầy em kính mến thầy, và em biết thầy có những lý do của thầỵ

Thầy Thịnh cười nhẹ:

-Trang ngoan lắm, Trang ở Huế lâu chưả

Đạ mới vài tháng nay thôi, gia đình em ở Ðà Nẵng, em trọ học ngoài nàỵ

Thầy kể chuyện Sàigòn thì phải, tôi nói với thầy tôi chưa biết Sàigòn. Nhưng tôi không nghe được nữa, dù tôi vẫn đứng gần thầỵ Chàng nện mạnh gót giầy da dọc theo hành lang dàị Ðôi mắt chàng quắc lên nhìn tôi như ngọn lửa toát ra đốt cháy lòng tôị Tôi đứng lặng người, môi mấp máy như muốn gọi chàng mà không dám. Thầy Thịnh vẫn vô tình cười cười nói nóị Chàng lạnh lùng nhìn tôi từ xa, nhưng đến gần tôi, chàng không thèm nhìn tôi nữa, chàng đi sát vào tôi và lạnh lùng như tiền. Gót giày gằn từng tiếng, gót giầy hậm hực, gót giầy như nghiền nát lòng tôị

Tôi thẫn thờ nhìn theo chàng. Thịnh vẫn vô tình ngu ngơ kể chuyện. Nhưng người đại trí thức vẫn có cái tật ngây thơ bên cạnh những khôn ngoan sâu sắc. Lòng tôi tê điếng theo từng bước đi nện mạnh của chàng.

Thầy Thịnh hỏi:

-Trang thích không?

Tôi ngơ ngác:

Đạ thích cái gì cơ ạ?

Thầy Thịnh nhíu mày:

-Ủa nãy giờ Trang không nghe tôi nói gì hết à. Tôi nói về đêm sài gòn.

Đạ…dạ em nghe chứ.

Tôi nói cho thầy vui, sự thật tôi còn lòng dạ nào để nghe đâụ Chàng giận tôi rồi, có nghĩa là chàng ghen khi tôi đứng bên cạnh một người đàn ông khác. Người ta chỉ ghen khi người ta yêụ Tôi sẽ thử lòng chàng, tôi sẽ làm chàng điêu đứng để chàng phải yêu tôị

Tôi hứa hẹn:

-Trưa nay thầy chờ em nhé, em sẽ đến đòi kẹo thầy đó.

Thầy THịnh mỉm cười:

-Sẽ có tất cả những gì Trang muốn. Hôm nay Trang học tôi bốn giờ phải không?

Tôi vuốt tóc làm duyên:

Đạ bốn giờ chứ tám giờ em cũng chịu nữa, thầy giảng bài hay muốn chết.

-Trời đất hay muốn chết cơ à?

Đạ hay muốn chết.

-Trang có chết không?

Tôi thẹn thùng cúi mặt, dấu hai gò má hồng. Thịnh cười quay vào:

-Vào học được chưa cô bé.

Tôi gật đầụ Thịnh chậm rãi bước vào giảng đường. Thu Hải chờ tôi cùng vào, nó nghiêm trọng:

-Con khỉ, tụi nó xầm xì mi với thầy đấỵ Mi làm gì mà cứ đứng lì với ông ấy hở?

Tôi nhún vai:

-Tao đâu có muốn thế. Mà có sao không?

-Không sao hết, nhưng mà kỳ lắm.

-Kỳ cái gì?

-Biết à. Tụi nó cứ chỉ chỏ mi hoài, tao sốt cả ruột.

-Kệ tụi nó.

-Tụi nó chửi mi dữ lắm đó.

Tôi bực bội:

-Chửi saỏ

-Chửi mi nôn chồng, vừa mới gặp ổng mi đeo như sam liền.

Tôi mỉa mai:

-Rồi tụi nó sợ xanh mặt à?

Thu Hải lắc đầu, mái tóc đen như màu đêm xao động thật dễ thương.

-Mi coi chừng, xứ ni mà mang tiếng rồi khó lấy chồng lắm nghe không?

Tôi le lưỡi:

-Ghê, tao có làm gì đâu mà kêu mang tiếng. Ổng hỏi chuyện chã lẽ tao che mặt chạỵ

-Tại răng ổng mới nói chuyện với mi chứ bộ.

-Tại răng thì mi bảo tụi nó hỏi ổng ấy, tao đâu có biết.

Hải khôn ngoan dặn dò:

-Thôi vô học, mi đừng có nổi điên nghe không, thế nào tụi nó cũng gây mi cho coị

Tôi kiêu hãnh:

-Tụi con nít tao khỏi có ngán đị

Thịnh ngồi trên bục caọ Tôi kiếm chỗ gần Thịnh nhất để ghi bài cho dễ. Tiếng xì xào nho nhỏ:

-Hứ ngứa chi mà ngứa dữ rứa không biết. Trường học của người ta chứ bộ bạ búng gì răng mà cua đàn ông như rứa hỉ?

Tôi cười gằn trong cổ, tôi ưỡn ngực ra trêu tụi nó. Lũ con gái dồn hết lên bàn trên mong lọt mắt xanh của Thịnh.

-Còn khuya, thứ đó để người ta chơi qua ngày, chứ ai thèm cưới mà mi lọ

Tôi đỏ mặt rồị Ðó là câu chửi cay cú nhất. Tụi nó bảo tôi chỉ đáng cho Thịnh chơi qua ngày, còn cưới xin thì phải là tụi nó mới xứng kiạ

Thịnh nhìn về phía tôi, đôi mắt Thịnh đằm thắm gởi một hẹn hò. Tôi mỉm cười, vì tôi biết tụi nó đang tức điên lên được. Thu Hải nhăn nhó:

-Thôi cho tao xin, mi đừng có trêu tụi con gái lắm mồm đó, nguy hiểm lắm.

Tôi che môi:

-Trưa nay tao ghé thầy mượn sách, mi đi với ta nghe không?

Thu Hải trợn mắt:

-Mi điên hả? Tao không đi mô.

-Không thì tao đi một mình.

Thu Hải lắc đầu:

-Thôi được, tao đi với mi, để mi đến phòng ông một mình có mà chết.

Tôi nheo mắt:

-Sao lại chết? Bộ ổng thịt taỏ

Thu Hải gắt:

-Không phải tao sợ ổng thịt mi, dù sao ổng cũng đường đường là giáo sư, tao ngại mi mang tiếng.

Tôi nói khẽ:

-Tao thương Huế của mi vì thế đấỵ Cái gì cũng sợ, ăn một cái kẹo giữa đường cũng sợ.

Hải xua tay:

-Thôi im đi cho tao ghi bài con khỉ.

Tôi cũng miệt mài ghi, ghi như máỵ Giáo sư bao giờ cũng có sách vở thật dầy trên bàn. Tôi có cảm tưởng nếu không có những quyển sách đó thầy dạy không được. Cũng như đàn ông bây giờ ra đường không có giấy hợp lệ tình trạng quân dịch không muốn làm đàn ông nữạ

Giờ chơi sau đó, Thu Hải kèm sát tôi để những người đẹp Văn Khoa tỉ tê tâm sự với thầỵ Thịnh đưa mắt tìm tôi, nghĩ tức mụ Hải này quá thôị Tôi đành thở dài vậỵ

-Ðể tụi nó nói chuyện với ổng một chút, mi dành hết mi chết với tụi nó.

-Trời ơi, mi làm như đàn ông là một món hàng không bằng?

-Thế là cái gì?

-Họ là một người họ yêu ai mặt họ, dành dật kỳ thấy mồ.

-Bộ ổng yêu mỉ

Tôi hơi ngượng:

-Biết à.

Hải dí trán tôi:

-Tao mách Phong cho coị

-Hay chưa, người ta vợ con đùm đề sơ múi gì đến tao nhỉ?

-Vợ con người mà ăn thua chị

Tôi bâng khuâng thở dàị Chàng đến văn khoa lúc nào mà tôi không hay, để nhơn nhơn nói cười với Thịnh. Bây giờ chắc chàng giận tôi, chàng khinh tôi lắm. Ðịnh chọc cho chàng ghen, nhưng sao tôi vẫn sợ. Tôi sợ mất luôn tình yêu của chàng.

Giờ học cuối cùng uể oải trôi maụ Thịnh vẫn thỉnh thoảng kín đáo nhìn tôị Hết giờ Thịnh lên xe về nhà, tôi năn nỉ Hải:

-Ði với tao chút đi mi, tao lỡ hẹn với ổng để rồi người ta chờ kỳ lắm.

Thu Hải càu nhàu:

-Ai biểu mi hẹn ẩu, một lần thôi nghe chưả Thật tao cũng sợ mi luôn, mi liều không chê được.

Hải và tôi thập thò đứng trước nhà chàng. Một vila song lập. Mấy lần định bấm chuông, nhưng sợ một giáo sư khác ra thì ê mặt. Hải quả quyết với tôi, thường thường giáo sư Sàigòn ra họ hay ở chung với nhau lắm.
Thịnh hiện ra như đang chờ đợị Chàng cười cười đi ra:

-Ðến lâu chưa Trang? Bạn của Trang hả?

Tôi kéo tay Hải:

-Thu Hải bạn thân của em đó thầỵ

-Vào chơi hai cô, tôi để dành sách cho Trang rồi đó.

Hải ngạc nhiên ghé sát tai tôi:

-Ủa, mi quen ổng lâu rồi hở? Vậy mà dấu tao nhé.

Tôi ỡm ờ không nói một lời, đưa mắt nhìn quanh phòng Thịnh. Một cái giường nhỏ, góc trong cùng cánh cửa vào một phòng khác nhỏ hơn. Tôi thấy sách trên bàn, sách đầu giường, và sách trên tay Thịnh. Tôi kín đáo nhìn mắt Thịnh dưới lớp kính trắng. Ðọc sách liên miên thế này hèn gì Thịnh không đeo kiếng cận.

Tôi cũng là một con mọt, bạn bè vẫn thân mật trêu tôi như thế. Nhưng tôi thua xa mấy ông giáo sư đại học này rồị Tôi mê sách hơn như tôi đã mê nhạc. Sách càng ngày càng đắt nên chỉ đi học nhờ. Ðọc nhờ, cảm giác thân quen với quyển sách không có. Thịnh có những quyển sách mà vừa nhìn qua tôi biết cả đời mình không chắc mua được. Tôi nghe mến THịnh. Có lẽ vì chàng đồng bệnh với tôỉ Tôi trầm trồ:

-Trời ơi, thầy nhiều sách quá. Nếu em có một căn phòng đầy sách như thế này thì em sẽ ở lì trong nhà mất.

Thịnh cười, tiếng cười nhẹ như hơi thở:

-Tôi nhường phòng này cho Trang nhé.

Thu Hải ngơ ngác nhìn tôi, tôi bối rối cầm những quyển sách chàng để sẳn cho tôi nên không dám ngưới nhìn. Thịnh mở hộp kẹo màu:

-Mời Trang, mời chị.

Chàng không gọi tôi bằng chị như Thu Hảị Chàng thản nhiên phân biệt, tôi vừa cảm động vừa lo lo, khẽ nhón lấy viên kẹo hồng. Thịnh nói nhỏ:

-Mời hộ bạn dùm anh đị

Tôi chớp mắt. Thịnh khôn khéo quá. Thịnh tiến chậm mà maụ Chàng xưng anh với tôi thật dễ dàng và ngọt ngàọ Thu Hải khôn lanh vậy mà cũng lầm tôi với chàng chắc quen nhau mấy chục năm trước.

Hải ít nói, ít cườị Con gái Huế vẫn có cái tật dễ thương nàỵ Chút nữa bước ra khỏi phòng Thịnh hắn nói tía lia cho coị Hải chỉ biết cười, cười vu vơ thôị

Thịnh dịu dàng hỏi Hải:

-Ra đây học Trang có hay đi bát phố không chị?

Tôi vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Hải vô tình:

Đạ thưa thầy không. Trang lười đi chơi lắm, lâu lâu đi với…

Tôi nháy mắt Hải ngồi im, vân ve chéo khăn thêu bối rối mười ngón tay gầy gầỵ

-Ði với Hải một vòng hàng quà thôi thầy ạ. Dạ bị cái tật tham ăn.

Thịnh nói như reo:

-Hôm nào cho anh thưởng thức mấy món ăn đặc biệt của Huế nghe Trang.

Tôi thua chàng rồị Tôi không thể xa lạ với người đàn ông này mãi được.

Đạ Trang có biết gì đâu thầỵ

Thịnh dò dẫm:

-Trưa nay Trang có tính ăn thi với anh không Trang?

Tôi lúng túng:

Đạ để lần khác, em chưa nói nhà.

Hải cũng vội vàng:

Đạ cũng trưa rồi xin phép thầỵ

Hải kéo tôi đứng lên. Thịnh đưa sách cho tôị

-Trang đọc mấy quyển sách này đi nhé, hay lắm đấỵ Lần sau anh sẽ mang thêm ra cho Trang.

Tôi lí nhí:

Đạ cám ơn thầỵ

Hải cúi đầu:

-Thưa thầy, tụi em về.

Chàng đứng lại cười trước hiên nhà đầy nắng. Vườn cây xao động, tôi theo hải ra đường, Hải dài giọng:

-Con khỉ, vậy mà kéo người ta đi, làm như xa lạ nhau lắm í.

Tôi càu nhàu:

-Bộ tao đi một mình?

-Tao tưởng mi mới quen đằng này anh anh em em ngọt sớt mà. Biết vậy còn lâu tao mới đị

Tôi không thể thú thật với Hải tôi mới quen chàng. Hải nheo mắt:

-Sướng nhé.

Tôi đỏ mặt:

-Sướng cái gì?

-Tình muốn chết còn làm bộ hỉ.

Tôi gắt:

-Mi kỳ thì có, nhưng người ta làm cũng đủ chết rồị Ðợi mi làm nữa chắc tao độn thổ hỉ?

Tôi dậm chân:

-Người ta làm cái gì mà mi chọc tao hoài vậỷ

Hải nguýt dài:

-Làm cái gì thì hai người hiểu với nhau chứ, làm sao tao hiểu được. Kể ra mi cũng tốt số đó Trang. Ðẹp trai nè, học giỏi nè. Giáo sư đại học chớ dỡn saỏ Tụi nó biết chắc tức điên đầụ Lâu lâu mới có một sữ học giỏi mà chưa vợ, mi nhanh chân thật.

Tôi than thở:

-Mi làm như…chán mi quá.

Haỉ cười mím chi:

-Làm như gì, trăm phần trăm ông ấy yêu mi rồị Ông ấy nhìn mi dứt không ra, ông lại giàu sang nữa mi có điên có khùng mới trốn nổi ông ấỵ

Tôi lơ đãng:

-Biết đâu không vợ con đùm đề như Phong rồị

Hải trề môi:

-Yên trí đi, bảo đảm chưa vợ mà mi, giáo sư chứ bộ lính tráng răng mà dấu nổi, tụi sinh viên thính hơn mật vụ nữa mi ơị Ông mô răng răng tụi nó biết hết.

Tôi lắc đầu:

-Cũng không ăn thua gì đến tao hết.

Thu Hải nheo mắt:

-Ăn mạnh đi chứ răng lại ăn thuạ Chàng của mi ngon lành thí mồ. Mi coi chừng tụi nó dành mất lại thất tình ngàn năm cho coị

Tôi thất tình rồi còn đâụ Tôi yêu Phong, nhưng chàng hững hỡ coi như em gáị Chàng chỉ biết cười khi tôi bàn chuyện tình yêụ Tôi rối lòng không biết trưa nay chàng đi đâủ Thấy tôi nói chuyện với Thịnh chàng có giận tôi rồi bỏ luôn tôi không? Nghĩ mình cũng vô duyên thật. Người ta có bao giờ nói yêu mình đâu mà sợ người ta bỏ. Tôi bâng khuâng đi với hải dưới những hàng cây cao nghiêng che bóng mát. Gần một giờ trưa, đường phố vắng tanh, cái im lặng chất đầy xao xuyến tôi nghe được tiếng thở của con đường mang tên Áo Trắng, tôi nghe tiếng thở của giòng sông êm đềm dưới kiạ

Hải rẽ đường khác để về nhà. Tôi một mình bước chậm bên sông, những quyển sách nặng trên tay ôm ngang trước ngực. Ðôi mắt sâu đen của Phong và ánh mắt đằm thắm của Thịnh quay đều trong óc tôị Tôi yêu Phong. Tôi biết rõ tôi đang yêu Phong. Bởi tôi sợ sệt mỗi bước về nhà.

Tôi đẩy nhẹ cánh cửạ Lách mình vàọ Chàng ngửng đầu lên rồi lại cúi xuống những trang sách mở sẳn. Im lặng! Tôi khựng người sau lưng chàng. Chàng vẫn lạnh lùng với trang sách. Tôi ngầm ngùi lên lầu, những bậc thang như dốc hơn mọi ngàỵ Phong giận tôi rồi, tôi thích chàng hét lên hay hạch hỏị Sự im lặng của chàng làm tôi khổ sở. Tôi thích nhìn rõ cái ghen của chàng hơn là chịu đựng một sự câm nín. Nếu tôi là người yêu của chàng, tôi sẽ đặt tay mình trong tay chàng, sẽ bắt chàng nhìn thẳng vào mắt tôị Ðể chàng hiểu rằng tôi không yêu ai ngoài chàng. Tôi không có quyền làm một người yêu với chàng. Tôi đành lên lầu mở tung cánh cửa để lòng xót xa, để buồn rươm rướm nước mắt. Thẻo chạy lên:

-Cô ơi, thầy nói mời cô xuống ăn cơm.

Tôi ngạc nhiên:

-Bộ nhà chưa dùng cơm?

Đạ rồi, chỉ còn thầy đợi cô.

Tôi long lanh hai mắt hỏi thật khẽ:

-Có thật anh Phong chưa ăn cơm không Thẻỏ

Con Thẻo ngơ ngác:

Đạ thật chứ.

Tôi xúc động:

-Thôi được Thẻo xuống đi, tôi thay áo đã.

Chàng đợi tôị Chàng để bụng đói vì tôi đúng một giờ. Tôi ngập ngừng bám tay trên thang gỗ nâu bóng. Từng bậc, từng bậc gót chân thì mềm như lòng chập chùng đam mê. Chàng ngồi chống tay trước bàn ăn. Tôi ngồi xuống trước mặt chàng:

-Anh chưa ăn cơm à?

Chàng quay đi:

-Tôi no rồị

-Ủa, sao Thẻo nói anh chưa ăn.

-Chưa ăn nhưng no, no tức bụng.

Tôi chớp mắt:

-Giờ ăn với em đi anh.

-Tôi ngồi nhìn cô ăn.

Tôi chống hai tay lên má phụng phịu:

-Nếu vậy em cũng không ăn nữạ

Chàng quắc mắt:

-Cô còn làm nũng tôi nữa cơ à?

Tôi hờn dỗi:

-Bộ anh…bộ anh…

Chàng thở dài:

-Cô làm gì giờ này mới về?

Thấy tôi im lặng, chàng cười mỉm:

-Tiếc rằng đây không phải là sài gòn, để cô nói kẹt xe phải không?

Tôi giận dỗi đứng lên:

-Em không thèm nói dối, em đi chơi với người ta, anh làm gì em không?

Chàng trầm ngâm nhìn khói thuốc bay:

-Không làm gì cả, nhưng buồn.

Tôi cười thầm. Tôi biết chàng yêu tôi rồị Tôi bắt đầu thắng thế, người ta chỉ ghen khi nào người ta yêu nhaụ Tôi lặng lẽ và cơm, những hạt cơm trắng dẽo thơm thơm đầu lưỡị Tôi vờ quên chàng để mặc chàng hút thuốc suy tư. Chàng nói thật khẽ:

-Sướng thật, người ăn người nhìn.

Tôi tinh quái trả lời:

-Em có quyền gì để vòi vĩnh anh đâụ Nếu em có quyền, em chuốc rược cho anh liền.

Chàng lừng khừng:

-Hôm nay tôi cũng muốn saỵ

Nói xong chàng ngồi im như pho tượng. Tôi bỏ lên lầu vừa đi vừa hát khe khẽ một đoạn tình cạ Tôi cười vui rồi nhảy từng bậc như sáo con. Không quên liếc mắt nhìn chàng.
Bản Tango Cuối Cùng
Chương: 1
Chương: 2
Chương: 3
Chương: 4
Chương: 5
Chương: 6
Chương: 7
Chương: 8
Chương: 9
Chương: 10