Kẻ Xa Lạ
Tác giả: Lê Thanh Hải
Hắn là ai ?
Bạn bè gọi hắn là đồ vô gia cư, các bà dì thì bảo là hắn hơi mát, còn bố hắn thì tuyên bố thẳng - thứ vô tổ chức. Ngay chính bản thân hắn cũng không biết mình là ai. Hắn đi suốt, lang bạt hết nước này đến nước khác. Đến đâu hắn cũng thích ứng rất nhanh với môi trường xung quanh. Mỗi khi có dịp vào Pháp thì hắn luôn miệng "cám ơn", "xin lỗi" như một gã người Pháp thực sự với ngữ điệu chuẩn xác của vùng Djon. Sau khi sang Đan Mạch làm việc vài tháng thì hắn thành thói quen lúc nào cũng đóng bộ com-lê bất kể trời đất nóng lạnh thế nào. Lúc về đến Ý thì gã là kẻ bặm trợn nhất trên phố: luôn miệng chọc gái, phạm luật giao thông, chửi thề bạt mạng. Dù vậy, đi đến đâu hắn cũng vẫn cảm thấy không chút gì thân quen, là điều làm hắn khó chịu nhất trong đầu và cũng là nguyên nhân chính của những lần chuyển nhà.
Vốn ham học hỏi, hắn không ngần ngại lục lọi, tìm tòi trong đống sách vỏ để tìm câu trả lời. Rốt cục chỉ có vài đoạn rất ngắn trong các sách xã hội - nhân chủng học hiện đại định nghĩa về hắn: "con kì nhông" - cameleon - pretender.
Kẻ lang bạt ấy đang ngồi nhìn từng giọt cà phê nhỏ từ đáy chiếc phin nhôm xuống những viên đá xếp lên nhau trong chiếc cốc thủy tinh. Hắn nghe đi nghe lại không biết chán câu hỏi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - "Tôi là ai, là ai, là ai ?". Đã thành lệ, không cần nói, cứ nhìn thấy hắn là cô chủ quán lại bật bài hát này và bưng ra một li cà phê phin đá không đường. Nếu trong quán không có khách thì hắn được ưu tiên nghe đi nghe lại không biết chán bài hát này.
- Chắc anh ấy là sinh viên đang học tiếng Anh thích ra đây luyện tập với mấy anh chàng Tây ba lô. - Cô cháu gái tôi, cũng chính là cô chủ quán cà phê này, nhận xét như vậy.
Tôi thì thích gọi hắn bằng cái tên tôi đặt - kẻ xa lạ.
Hắn thật sự xa lạ với nơi này, cũng như những nơi hắn đã sống và những nơi hắn đã từng đi qua. Với một dáng vẻ thật tội nghiệp, hắn cố làm thân với những con người ỏ đây nhưng không được dù chả ai có ý ghét bỏ gì hắn. Và tôi thật bất ngờ khi biết hắn cũng là một giảng viên đại học như tôi, chỉ khác là hắn đứng lớp ỏ một nơi xa xăm lạnh lẽo. Hắn kể cho tôi nghe nhiều chuyện lắm. Đủ cả, về công trình khoa học mà hắn đang nghiên cứu, về cái thú vui mà hắn gọi là "lướt sóng" trong mớ hỗn độn rối rắm của mạng máy tính, và nhiều nhất là về cái đẹp, cái tuyệt diệu của những thị trấn, những làng mạc hắn đã đi qua.
Khi tôi gọi hắn là "Tây ba lô" thì hắn phản đối cực liệt. Hắn bảo hắn là người Việt cho nên không thể gọi là Tây, còn bố mẹ hắn sống ỏ đây cho nên cũng không thể gọi hắn là Việt Kiều. Hắn có vẻ thích khi ai đó công nhận hắn là "Đông ba lô", hay hơn nữa - "Việt ba lô" vì theo hắn, trong một giai đoạn nào đó tại Việt Nam, từ "Tây" dùng để chỉ người Pháp và người Mỹ không được dân ta gọi là "Tây". Tôi thấy hắn nói cũg có lí. Thật vậy, nếu những gì hắn kể là đúng thì hắn thật sự là một tay du lịch ba lô sứng sỏ với nhiều năm kinh nghiệm có từ thời sinh viên. Chỉ có điều, cái cụm từ "Đông ba lô" hay "Việt ba lô" nghe vẫn chưa được lọt lỗ tai cho lắm.
Theo hắn, thì rất dễ nhận dạng một tay "ba lô" thượng hạng nhờ vào quyển sách, đôi giày và chiếc túi. Một "ba lô" thực thụ chỉ dùng sách hướng dẫn của nhà xuất bản Let's Go do các sinh viên của trường đại học nổi tiếng Havard biên soạn. Với hắn, thứ trang bị đắt tiền nhất và cũng là quan trọng nhất trên người là đôi giầy chịu được nước và đủ mọi loại thời tiết. Dân "ba lô" nhà nghề không bao giờ đem theo máy ảnh hay bản đồ. Quyển sách là bùa hộ mạng của hắn trong mọi tình huống. Đôi mắt của hắn sôi nổi hẳn lên mỗi khi kể cho tôi nghe về dân ba lô, hay mỗi khi có dịp tán phét đủ mọi chuyện trên đời với mấy anh "Tây" (cả Nhật, Triều Tiên,...) từ các nhà trọ xung quanh đổ ra đây ngồi nhâm nhi cà phê nhìn đường phố Sài Gòn nhộn nhịp về đêm. Đến đúng mười giờ, đôi mắt ấy bỗng trỏ nên lờ đờ và hắn chậm chạp đứng dậy, lòm khòm nổ máy xe chạy về nhà để rồi chập tối hôm sau lại mò đến chiếm chỗ.
Có lẽ ngoài mạng Internet ra thì các tụ điểm tập trung của dân ba lô là nơi hắn cảm thấy thoải mái, gẫn gũi nhất. Hắn bảo với tôi là các ông giáo sư tâm lý - xã hội học đáng kính giải thích ca của hắn là do thường xuyên phải lập lại quá trình tự tồn tại trong một môi trường mới cho nên bộ não của hắn học được cách thích nghi nhanh chóng nhưng đồng thời lại vô ý xóa mất cái cá tính lúc ban đầu có được từ thời thơ ấu cho nên dù là về đến nhà rồi nhưng hắn vẫn chả có chút cảm giác gì thân quen. Cũng chính vì cái cảm giác ấy mà có lần hắn đã mất sạch vài nghìn đô dành dụm được trong suốt năm học để đi nghỉ hè.
Năm ấy, hắn vác túi đi về hướng Nam phần để nhìn ngắm phong cảnh vùng biển Địa Trung Hải, phần hắn cũng muốn tìm ông Vua cũ triều Nguyễn để viết thêm tư liệu cho báo cáo khoa học của hắn về cuộc sống cô đơn của những người tha phương. Đến thành phố cảng nhộn nhịp đầy rẫy trộm cắp, hắn vô cùng cẩn thận đề phòng. Để thêm chắc ăn, hắn ngồi cạnh một "thằng Tây ba lô" khác cũng đang cầm sách như hắn. Anh chàng này có vẻ kém tiếng Anh, không biết từ đâu đến. Tôn trọng tự do của kẻ khác, và cũng không có thói quen tò mò, hắn chẳng hỏi xem tên kia là người nước nào. Chừng quá mệt vì lo đề phòng xung quanh, hắn quên bẵng đi sự chú ý với anh chàng bên cạnh cho đến khi phác giác ra sự biếm mất của gã này. Linh cảm điều chẳng lành, hắn phát hiện ra ngay tên kia ỏ một góc xa đang lục chiếc túi đeo hông của hắn. Hô hoán, đuổi bắt nhưng mọi người xung quanh đều thờ ơ chẳng ai có vẻ gì là muốn giúp hắn, bất kể số tiền tên kẻ cắp đang cầm trong tay là tất cả những gì hắn đang có. Trong ba ngày, mệt mỏi, thất thểu, hắn tìm đường về nhà bằng đủ mọi phương tiện: vẫy xe, trốn vé, cuốc bộ... Thậm chí lúc đói hắn không ngần ngại liếm sạch những giọt bia cuối cùng trong đống chai vứt đi để nạp thêm chút ca-lo quí giá vào người. Hắn chỉ mong sao lết về được đến nhà.
Lần khác, nổi chút tình đồng bào, hắn sốt sắng giúp đỡ một nhóm người Việt lỡ đường để đổi lấy một sự thờ ơ khi gặp họ vài hôm sau ỏ nhà người thân. Với họ, lúc này hắn chỉ là một gã giáo viên quèn hết giá trị lợi dụng. Sau đấy hắn còn nghe có người bảo hắn là đồ gàn, làm gì cũng chỉ bốc đồng không biết tính toán thiệt hơn.
Hắn còn nói, còn kể nhiều lắm. Hắn cho tôi cả số phôn, địa chỉ với lời mời ghé chơi khi tôi có dịp ra nước ngoài và một lời ghi chú thẳng thắn: - hắn thường không thích tiếp khách tại nhà vì hắn quen sống thui thủi một mình rồi.
Tôi cũng chả nhớ mình đã cất tờ danh thiếp ấy ỏ đâu mất rồi. Có lúc tôi muốn lục tìm nhưng nghĩ lại, hắn đã dặn như thế, mà tôi chỉ gặp hắn có vài lần nơi quán cà phê, với lại chả biết đến lúc nào một thằng giáo viên già như tôi mới có cơ hội được đi ra nước ngoài. Nhưng dù sao thì linh cảm vẫn mách tôi là khi nào hắn về lại Việt Nam thể nào hắn cũng sẽ đến quán cà phê để tìm tôi, vì tôi cũng là một loại như hắn - một kẻ xa lạ.
Hắn là ai ?
Bạn bè gọi hắn là đồ vô gia cư, các bà dì thì bảo là hắn hơi mát, còn bố hắn thì tuyên bố thẳng - thứ vô tổ chức. Ngay chính bản thân hắn cũng không biết mình là ai. Hắn đi suốt, lang bạt hết nước này đến nước khác. Đến đâu hắn cũng thích ứng rất nhanh với môi trường xung quanh. Mỗi khi có dịp vào Pháp thì hắn luôn miệng "cám ơn", "xin lỗi" như một gã người Pháp thực sự với ngữ điệu chuẩn xác của vùng Djon. Sau khi sang Đan Mạch làm việc vài tháng thì hắn thành thói quen lúc nào cũng đóng bộ com-lê bất kể trời đất nóng lạnh thế nào. Lúc về đến Ý thì gã là kẻ bặm trợn nhất trên phố: luôn miệng chọc gái, phạm luật giao thông, chửi thề bạt mạng. Dù vậy, đi đến đâu hắn cũng vẫn cảm thấy không chút gì thân quen, là điều làm hắn khó chịu nhất trong đầu và cũng là nguyên nhân chính của những lần chuyển nhà.
Vốn ham học hỏi, hắn không ngần ngại lục lọi, tìm tòi trong đống sách vỏ để tìm câu trả lời. Rốt cục chỉ có vài đoạn rất ngắn trong các sách xã hội - nhân chủng học hiện đại định nghĩa về hắn: "con kì nhông" - cameleon - pretender.
Kẻ lang bạt ấy đang ngồi nhìn từng giọt cà phê nhỏ từ đáy chiếc phin nhôm xuống những viên đá xếp lên nhau trong chiếc cốc thủy tinh. Hắn nghe đi nghe lại không biết chán câu hỏi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - "Tôi là ai, là ai, là ai ?". Đã thành lệ, không cần nói, cứ nhìn thấy hắn là cô chủ quán lại bật bài hát này và bưng ra một li cà phê phin đá không đường. Nếu trong quán không có khách thì hắn được ưu tiên nghe đi nghe lại không biết chán bài hát này.
- Chắc anh ấy là sinh viên đang học tiếng Anh thích ra đây luyện tập với mấy anh chàng Tây ba lô. - Cô cháu gái tôi, cũng chính là cô chủ quán cà phê này, nhận xét như vậy.
Tôi thì thích gọi hắn bằng cái tên tôi đặt - kẻ xa lạ.
Hắn thật sự xa lạ với nơi này, cũng như những nơi hắn đã sống và những nơi hắn đã từng đi qua. Với một dáng vẻ thật tội nghiệp, hắn cố làm thân với những con người ỏ đây nhưng không được dù chả ai có ý ghét bỏ gì hắn. Và tôi thật bất ngờ khi biết hắn cũng là một giảng viên đại học như tôi, chỉ khác là hắn đứng lớp ỏ một nơi xa xăm lạnh lẽo. Hắn kể cho tôi nghe nhiều chuyện lắm. Đủ cả, về công trình khoa học mà hắn đang nghiên cứu, về cái thú vui mà hắn gọi là "lướt sóng" trong mớ hỗn độn rối rắm của mạng máy tính, và nhiều nhất là về cái đẹp, cái tuyệt diệu của những thị trấn, những làng mạc hắn đã đi qua.
Khi tôi gọi hắn là "Tây ba lô" thì hắn phản đối cực liệt. Hắn bảo hắn là người Việt cho nên không thể gọi là Tây, còn bố mẹ hắn sống ỏ đây cho nên cũng không thể gọi hắn là Việt Kiều. Hắn có vẻ thích khi ai đó công nhận hắn là "Đông ba lô", hay hơn nữa - "Việt ba lô" vì theo hắn, trong một giai đoạn nào đó tại Việt Nam, từ "Tây" dùng để chỉ người Pháp và người Mỹ không được dân ta gọi là "Tây". Tôi thấy hắn nói cũg có lí. Thật vậy, nếu những gì hắn kể là đúng thì hắn thật sự là một tay du lịch ba lô sứng sỏ với nhiều năm kinh nghiệm có từ thời sinh viên. Chỉ có điều, cái cụm từ "Đông ba lô" hay "Việt ba lô" nghe vẫn chưa được lọt lỗ tai cho lắm.
Theo hắn, thì rất dễ nhận dạng một tay "ba lô" thượng hạng nhờ vào quyển sách, đôi giày và chiếc túi. Một "ba lô" thực thụ chỉ dùng sách hướng dẫn của nhà xuất bản Let's Go do các sinh viên của trường đại học nổi tiếng Havard biên soạn. Với hắn, thứ trang bị đắt tiền nhất và cũng là quan trọng nhất trên người là đôi giầy chịu được nước và đủ mọi loại thời tiết. Dân "ba lô" nhà nghề không bao giờ đem theo máy ảnh hay bản đồ. Quyển sách là bùa hộ mạng của hắn trong mọi tình huống. Đôi mắt của hắn sôi nổi hẳn lên mỗi khi kể cho tôi nghe về dân ba lô, hay mỗi khi có dịp tán phét đủ mọi chuyện trên đời với mấy anh "Tây" (cả Nhật, Triều Tiên,...) từ các nhà trọ xung quanh đổ ra đây ngồi nhâm nhi cà phê nhìn đường phố Sài Gòn nhộn nhịp về đêm. Đến đúng mười giờ, đôi mắt ấy bỗng trỏ nên lờ đờ và hắn chậm chạp đứng dậy, lòm khòm nổ máy xe chạy về nhà để rồi chập tối hôm sau lại mò đến chiếm chỗ.
Có lẽ ngoài mạng Internet ra thì các tụ điểm tập trung của dân ba lô là nơi hắn cảm thấy thoải mái, gẫn gũi nhất. Hắn bảo với tôi là các ông giáo sư tâm lý - xã hội học đáng kính giải thích ca của hắn là do thường xuyên phải lập lại quá trình tự tồn tại trong một môi trường mới cho nên bộ não của hắn học được cách thích nghi nhanh chóng nhưng đồng thời lại vô ý xóa mất cái cá tính lúc ban đầu có được từ thời thơ ấu cho nên dù là về đến nhà rồi nhưng hắn vẫn chả có chút cảm giác gì thân quen. Cũng chính vì cái cảm giác ấy mà có lần hắn đã mất sạch vài nghìn đô dành dụm được trong suốt năm học để đi nghỉ hè.
Năm ấy, hắn vác túi đi về hướng Nam phần để nhìn ngắm phong cảnh vùng biển Địa Trung Hải, phần hắn cũng muốn tìm ông Vua cũ triều Nguyễn để viết thêm tư liệu cho báo cáo khoa học của hắn về cuộc sống cô đơn của những người tha phương. Đến thành phố cảng nhộn nhịp đầy rẫy trộm cắp, hắn vô cùng cẩn thận đề phòng. Để thêm chắc ăn, hắn ngồi cạnh một "thằng Tây ba lô" khác cũng đang cầm sách như hắn. Anh chàng này có vẻ kém tiếng Anh, không biết từ đâu đến. Tôn trọng tự do của kẻ khác, và cũng không có thói quen tò mò, hắn chẳng hỏi xem tên kia là người nước nào. Chừng quá mệt vì lo đề phòng xung quanh, hắn quên bẵng đi sự chú ý với anh chàng bên cạnh cho đến khi phác giác ra sự biếm mất của gã này. Linh cảm điều chẳng lành, hắn phát hiện ra ngay tên kia ỏ một góc xa đang lục chiếc túi đeo hông của hắn. Hô hoán, đuổi bắt nhưng mọi người xung quanh đều thờ ơ chẳng ai có vẻ gì là muốn giúp hắn, bất kể số tiền tên kẻ cắp đang cầm trong tay là tất cả những gì hắn đang có. Trong ba ngày, mệt mỏi, thất thểu, hắn tìm đường về nhà bằng đủ mọi phương tiện: vẫy xe, trốn vé, cuốc bộ... Thậm chí lúc đói hắn không ngần ngại liếm sạch những giọt bia cuối cùng trong đống chai vứt đi để nạp thêm chút ca-lo quí giá vào người. Hắn chỉ mong sao lết về được đến nhà.
Lần khác, nổi chút tình đồng bào, hắn sốt sắng giúp đỡ một nhóm người Việt lỡ đường để đổi lấy một sự thờ ơ khi gặp họ vài hôm sau ỏ nhà người thân. Với họ, lúc này hắn chỉ là một gã giáo viên quèn hết giá trị lợi dụng. Sau đấy hắn còn nghe có người bảo hắn là đồ gàn, làm gì cũng chỉ bốc đồng không biết tính toán thiệt hơn.
Hắn còn nói, còn kể nhiều lắm. Hắn cho tôi cả số phôn, địa chỉ với lời mời ghé chơi khi tôi có dịp ra nước ngoài và một lời ghi chú thẳng thắn: - hắn thường không thích tiếp khách tại nhà vì hắn quen sống thui thủi một mình rồi.
Tôi cũng chả nhớ mình đã cất tờ danh thiếp ấy ỏ đâu mất rồi. Có lúc tôi muốn lục tìm nhưng nghĩ lại, hắn đã dặn như thế, mà tôi chỉ gặp hắn có vài lần nơi quán cà phê, với lại chả biết đến lúc nào một thằng giáo viên già như tôi mới có cơ hội được đi ra nước ngoài. Nhưng dù sao thì linh cảm vẫn mách tôi là khi nào hắn về lại Việt Nam thể nào hắn cũng sẽ đến quán cà phê để tìm tôi, vì tôi cũng là một loại như hắn - một kẻ xa lạ.