watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Siêu Thoát - tác giả Lê Thanh Hải Lê Thanh Hải

Siêu Thoát

Tác giả: Lê Thanh Hải

Gã là kẻ hãnh tiến, mà nhiều người còn cho là kiêu ngạo. Kiêu cũng đúng thôi vì tuổi trẻ của gã đầy thành công. Từ bé đã thông minh, là thần đồng của cả họ; cấp ba liên tục xếp nhất lớp chuyên ngữ; tốt nghiệp đại học được nhận ngay vào công ty nước ngoài. Mọi sự cứ như vậy cho đến khi công ty chọn gã là người duy nhất sang Anh hai năm tu nghiệp.
- Em phải lấy chồng. Bố mẹ đã quyết định vậy. Gia đình anh Huy đã sang đặt lễ. - Một đêm tháng ba, Hà - người yêu từ thời đại học gọi điện sang thông báo.
Gã choáng váng, lạc lõng. Thằng Huy ? Chỉ hết lớp mười. Sang Đức bán thuốc lậu. Có ít tiền chạy được quả Pass 51 [1]. Về Việt Nam tiêu tiền như nước. Thế là đủ để làm hài lòng hai ông bà kĩ sư và một cô kĩ sư trẻ vừa ra trường sao. Còn gã ? Tốt nghiệp hạng ưu. Tu nghiệp nước ngoài. Sắp có bằng master về văn hóa Anh. Chả sơ múi gì sất. Chán nản. Gã tung hê tất cả, trở về Việt Nam trước hạn bảo vệ. Nhưng không còn thay đổi được gì nữa. Một tháng lương chuyên viên của gã dù thuộc loại cao ở nhà cũng chỉ vỏn vẹn có hai trăm đô. Chưa bằng một ngày chạy hàng của thằng Huy theo như lời nó kể.
+ + +
Ngày cưới của Hà cũng là hôm gã gom hết tiền dành dụm được sau chuyến đi Anh, tiền lương tháng, cùng tiền bán chiếc Dream để nộp cho hội dịch vụ, làm giấy tờ sang Nga. Lần quay lại châu Âu này của gã không còn sự háo hức tìm hiểu mà chỉ tuyền một lòng hăm hở kiếm tiền.
Thực tế không bao giờ giống lời kể hay lời đồn đại. Cái lạnh hanh hanh của hòn đảo Anh không thể nào so được với cái rét khủng khiếp tháng Giêng của Nga. Những chiếc vỏ hộp các tông trải ngổn ngang dưới đất và đắp kín trên người không thể nào che hết được cơn lạnh quái ác hàng đêm tự do hoành hành dọc hành lang ốp [2]. Gã hầu như không biết đến khí trời vì suốt ngày đêm chui rúc trong cái tòa nhà ẩm ướt chật chội này. Khôg dám bước ra khỏi cửa quá mười bước vì là sẽ gặp ngay chiếc xe thùng cảnh sát đậu sẵn, chờ hốt đi.
Vốn dân trí thức, gã rất ham đọc, ham học hỏi. Từ khi chui vào cái ổ chuột này gã chỉ còn biết tìm hiểu và tưởng tượng ra cái thế giới ngoài kia qua những mẩu tin ngắn trên tờ Vạn Sự [3] mà thỉnh thoảng các chủ phòng lại vất cho. Với cái tính mặc cảm và ngăn cách, gã không biết chuyện trò cùng ai. Gã không hề giống những người chung quanh. Khuôn mặt hiền lành của gã làm cho nhiều chủ phòng [4] tin cậy, nhưng cũng chỉ được đến thế. Lối nói chuyện thẳng thắng mà nhiều người cho là khoe khoang của gã chỉ tổ tìm thêm thù chứ không kết được bạn. Ở bên này người ta chỉ lo kiếm tiền và so tiền với nhau, không có thời gian để đo trí não, nói gì đến thương hại kẻ sĩ.
Sống hết mùa đông, gã đã thuộc hết những chỗ thủng trên trần nhà và từng vết bẩn trên tường hành lang. Nghe lời rủ của đám bạn quen mà hàng đêm vẫn ngủ cạnh, gã đem hết số tiền kiếm được góp vào để cả bọn đi tiếp sang Ba Lan. Nghe bảo là dễ kiếm sống hơn.
Suốt mùa hè năm ấy, hàng hóa trên sân [5] bỗng chạy ầm ầm. Mỗi ngày gã kéo được cả chục xe đầy ắp nào giầy, nào áo phông và đủ các chủng loại hàng có trên sân. Có được ít tiền, gã mua ngay một bộ máy tính để nối vào Internet. Thật là một sự lạ lùng ở những kẻ chuyên nghề cửu vạn như gã.
- Mày mua máy về để làm gì ? Tiền ấy không để mà đi chơi phò có phải sướng hơn không ? - Lũ bạn ở chung nói trên mâm rượu.
- Vô học như chúng mày thì biết gì ? Tao đếch thèm bàn với bọn như chúng mày. - Gã độp thẳng vào mặt bọn bạn.
Hôm ấy suýt nữa thì đánh nhau to. Sau đấy thì chả thằng cửu vạn nào muốn kéo xe cùng với gã nữa. Gã lủi thủi ngồi ở một góc sân, thỉnh thoảng lại đọc ngấu nghiến những tờ báo mà người ta vứt đi.
Không chỉ đám cửu vạn xa lánh gã, mà các chủ quầy cũng thôi dần trò chuyện. Trong câu chuyện lúc nào gã cũng phải chứng tỏ là gã hơn, gã giỏi, điều mà dễ làm cho người Việt ở đây khó chịu nhất. Kể cũng tội. Đấy không phải là lỗi của gã. Chỉ vì gã học quá giỏi tiếng Anh và quá nhiễm lối cư xử của nền văn hóa Anh Mỹ. Hàng ngày, với chiếc máy tính nối vào mạng Internet, gã đọc cả chục trang những thứ tư tưởng mới lạ. Điều ấy mà đem ra bàn chuyện với cái cộng đồng người Việt khép kín ở đây thì quả là không hợp.
- Thằng hâm ấy mà, thời gian đâu mà nghe nó nói. - một anh phó tiến sĩ bán hàng trên sân nhận xét.
- Lão ấy thuộc loại có học, chỉ mỗi tội hơi điên và khinh người. - Chị X, trước là giáo viên, nói nhẹ nhàng hơn.
- Nó là cái đinh gì mà dám khinh tớ. Cứ cậy biết tiếng Anh và đọc nhiều trên Internet là đủ sao ? Như tớ đây chưa cần tốt nghiệp đại học vẫn có xe đi và nhà riêng để ở, trị giá hàng nghìn tờ, thêm cả một con vợ sinh viên ngoan ngoãn vừa cẩu ở Việt Nam sang nữa. - Cậu sinh viên sang đây từ mười năm trước tức giận.
- Thằng ấy phản động. - Một chú tự giới thiệu là có chân trong sứ quán phán chắc như đinh đóng cột.
Mùa đông sắp đến, nghe ngóng xung quanh, gã xin vào làm việc cho một quán cộng [6] tại Vác [7]. Với số tiền lương ổn định và giấy tờ bảo đảm, gã không ngần ngại thuê ngay một căn hộ để ở riêng, bất chấp những lời dèm pha, dè bỉu của thiên hạ. Thế giới của gã nằm ở một nơi nào ấy mà cái thực tại chỉ là một kiếp tạm bợ để thử thách sự chịu đựng của con người.
Và gã lại yêu. Thật kì lạ là gã lại yêu trong lúc này, không hề dự tính trước như mối tình đầu. Gã yêu một em sinh viên mà tối nào cũng vào IRC để chát [8]. Hôm nào đi làm về gã cũng bật ngay máy lên ngồi đợi. Cứ đến nửa đêm mà cô bé vẫn chưa vào mạng là gã nôn nóng, bồn chồn. Và không phải đêm nào Thủy - tên cô sinh viên - cũng vào được. Vì phải bận học hoặc hệ thống mạng không cho phép nối thêm máy khi đã đủ số giới hạn. Những đêm ấy gã chỉ còn biết buồn bực uống cạn chai bia vốn đủ để làm cho một kẻ không biết uống như gã say choáng váng.
Chỉ vậy thôi, nhưng không hiểu sao bố mẹ cô bé lại nổi giận tam bành khi biết chuyện. Họ cũng chính là chủ của cái quán mà gã làm thuê. Bà mẹ không chỉ mắng nhiếc con mình mà còn xỉa xói chửi rủa gã ngay giữa quán. Nào là dụ dỗ trẻ con. Xong lại đến thứ cứt trâu mà dám đòi với hoa nhài. Cái tính sĩ diện của thằng trí thức trong gã không cho phép chịu đựng nhiều hơn. Gã tự xin nghỉ việc.
Trời đông lạnh giá, biết đi đâu tìm việc làm. Gã lang thang các quán xin việc nhưng đến nơi nào cũng gặp những người đã không thích gã từ trước. Cũng chỉ tại cái thói tự kiêu và khinh người mà mọi người vẫn nhận xét về gã. Tiền để dành vốn không có bao nhiêu càng cạn dần vì bao thứ chi, nhất là tiền nhà và Internet.
Hôm đến dự lễ đón năm mới ở sứ quán gã lại được tận mắt chứng kiến em Thủy đang nép sát trong vòng tay của một thằng đàn ông khác. Đêm ấy gã say không còn biết trời đất gì nữa, nôn mửa đầy ở chỗ vui chơi, kéo đổ bàn, làm những chiếc vỏ bia chẩy lênh láng.
Khi gã hơi tỉnh và tự đứng dậy thất thểu lê về nhà thì cũng chẳng có ai thèm chú ý đến, kể cả cô bé nọ. Với họ gã chỉ là một con số không mà thôi, một lão cửu vạn hết tiền. Kéo sụp mũ len trùm đầu, rụt cổ và vai vào sâu trong chiếc áo khoác, gã lủi thủi cuốc bộ trên đường. Trời lạnh như cắt. Tuyết rơi hạt nhỏ li ti trải mỏng trên nền đất. Vết chân của gã mau chóng bị xóa mất trong cơn mưa. Tuyết, mưa, gió, sương trộn lẫn với nhau chui vào cổ áo, lạnh lùng xâm chiếm thằng đàn ông khốn khổ.
Gã đi lâu lắm, có lẽ là lần lâu nhất trong cuộc đời. Gã đi từ lúc tuyết rơi cho đến khi trời sáng tỏ, ánh nắng yếu ớt biến tuyết và cát phủ thành những đống bùn lầy lội trồi sụt trên đường. Những chỗ không trải cát tạo nên các rãnh băng trơn trượt, chỉ chờ quật ngã người qua đường. Đầu nóng sót, gã đi bừa sang ngã tư, không thèm chú ý đến những chiếc xe vì gã mà phải phanh gấp và trôi tuột sang vệ đường, va vào dẫy cột chống trong tiếng chửi rủa của người lái xe.
Người nóng rực, đầu quay cuồng, tay chân rã rời, gã lảo đảo vào phòng, với tay theo thói quen bật máy tính, rồi ngã vật xuống giường với nguyên giầy mũ áo khoác. Nước, cùng cát bẩn trên quần áo và giầy chẩy ướt sũng chăn đệm tận xuống đất. Cơn say bia, trận mưa tuyết, cái lạnh suốt buổi đêm không ngủ, cùng nỗi đau thất tình, sự tuyệt vọng trước cái bạc bẽo của cuộc sống không lối thoát và cái mệt nhọc của nhiều đêm mất ngủ đã cùng nhau ập đến hạ gục gã.
Chiếc máy tính được khởi động từ nãy đã tự động nối vào Internet, nhấp nháy màn hình, liên lạc với hàng trăm chiếc máy khác trong hệ thống IRC. Những lời chào hỏi, các câu truyện trò lần lượt chạy dọc trên ô cửa sổ chương trình.
Nhìn thấy Nick của gã, những người quen trên nét đều chào nhưng gã không hề đáp lại vì đã nằm lịm suốt ba ngày liền. Trong cơn mơ có lúc gã thấy mình thoát ra khỏi thân xác, bay lượn quanh phòng, nhìn xuống cái hình hài khốn khổ đang lùng nhùng trong một đống vải ướt sũng. Có đôi lúc gã tỉnh táo, cảm thấy đói bụng nhưng không còn đủ sức để nâng người dậy vào bếp tìm thức ăn. Mà cũng chả còn gì trong ấy để ăn, ngoài vài thìa dầu cuối cùng còn sót lại trên cái chảo bẩn đặt trên bếp là thứ dụng cụ nấu nướng duy nhất có trong nhà, cùng một ít nước súp loãng trong cái bát ô tô còn sót lại từ gói mì ăn liền duy nhất gã nấu và không húp hết trước khi đến chỗ vui chơi mừng năm mới.
Đến hôm thứ năm thì gã đã quá yếu. Miệng rát bỏng vì thiếu nước. Bụng khô khốc. Gã bỗng muốn sống vô cùng nhưng không còn đủ sức đứng dậy được nữa. Thỉnh thoảng trong cơn mơ gã đến ngồi bên bàn máy tính. Có vài lần gã thấy Thủy vào đấy.
- Anh đấy hả ? Em đây...
- Anh có khỏe không ? Sao không trả lời em ?...
- Sao anh ở trong này mãi thế ? Sao không nói gì cả ?...
Gã rất muốn trả lời nhưng không thể được. Thân xác vẫn nằm bất động trên giường.
Hai tuần sau hàng xóm bắt đầu nhận thấy mùi khó ngửi trong hành lang. Phát hiện được nơi bốc mùi, họ gọi ban quản trị nhà đến phá cửa và phát hiện được một xác chết da vàng nằm trên giường. Người đầu tiên vào phòng vẫn còn thấy những dòng chữ bằng một thứ tiếng nước ngoài chạy dọc màn hình. Ngay sau đấy bỗng một bóng trắng từ trần nhà chui tuột vào trong chiếc bóng đèn hình, và màn hình thu nhỏ lại dần cho đến khi chỉ còn một điểm sáng ở giữa, rồi tắt ngấm.
Trong lá thư mà gã viết tháng trước, và vẫn chưa gửi về nhà có một đoạn, không hiểu là thơ hay văn:
Mùa đông Ba Lan tuyết rơi đầy bùn lầy quanh góc phố
Em đi em đi
Từng cơn gió rét buốt xua em về
Một mình lang thang, vết chân buồn nằm vùi trong mưa tuyết
Tự biết ngày sau cuộc đời này rồi sẽ về đâu
Em ơi Ba lan lúc tuyết tan là mùa xuân đến
Em ơi Ba lan mùa tuyết tan nắng trên đồi thông
Em ơi Ba lan tuyết mưa gió sương che mất đường về
Em ơi Ba lan còn nhớ còn quên một chút mùa đông.
Lê Thanh Hải - Warszawa - Ba Lan



Gã là kẻ hãnh tiến, mà nhiều người còn cho là kiêu ngạo. Kiêu cũng đúng thôi vì tuổi trẻ của gã đầy thành công. Từ bé đã thông minh, là thần đồng của cả họ; cấp ba liên tục xếp nhất lớp chuyên ngữ; tốt nghiệp đại học được nhận ngay vào công ty nước ngoài. Mọi sự cứ như vậy cho đến khi công ty chọn gã là người duy nhất sang Anh hai năm tu nghiệp.
- Em phải lấy chồng. Bố mẹ đã quyết định vậy. Gia đình anh Huy đã sang đặt lễ. - Một đêm tháng ba, Hà - người yêu từ thời đại học gọi điện sang thông báo.
Gã choáng váng, lạc lõng. Thằng Huy ? Chỉ hết lớp mười. Sang Đức bán thuốc lậu. Có ít tiền chạy được quả Pass 51 [1]. Về Việt Nam tiêu tiền như nước. Thế là đủ để làm hài lòng hai ông bà kĩ sư và một cô kĩ sư trẻ vừa ra trường sao. Còn gã ? Tốt nghiệp hạng ưu. Tu nghiệp nước ngoài. Sắp có bằng master về văn hóa Anh. Chả sơ múi gì sất. Chán nản. Gã tung hê tất cả, trở về Việt Nam trước hạn bảo vệ. Nhưng không còn thay đổi được gì nữa. Một tháng lương chuyên viên của gã dù thuộc loại cao ở nhà cũng chỉ vỏn vẹn có hai trăm đô. Chưa bằng một ngày chạy hàng của thằng Huy theo như lời nó kể.
+ + +
Ngày cưới của Hà cũng là hôm gã gom hết tiền dành dụm được sau chuyến đi Anh, tiền lương tháng, cùng tiền bán chiếc Dream để nộp cho hội dịch vụ, làm giấy tờ sang Nga. Lần quay lại châu Âu này của gã không còn sự háo hức tìm hiểu mà chỉ tuyền một lòng hăm hở kiếm tiền.
Thực tế không bao giờ giống lời kể hay lời đồn đại. Cái lạnh hanh hanh của hòn đảo Anh không thể nào so được với cái rét khủng khiếp tháng Giêng của Nga. Những chiếc vỏ hộp các tông trải ngổn ngang dưới đất và đắp kín trên người không thể nào che hết được cơn lạnh quái ác hàng đêm tự do hoành hành dọc hành lang ốp [2]. Gã hầu như không biết đến khí trời vì suốt ngày đêm chui rúc trong cái tòa nhà ẩm ướt chật chội này. Khôg dám bước ra khỏi cửa quá mười bước vì là sẽ gặp ngay chiếc xe thùng cảnh sát đậu sẵn, chờ hốt đi.
Vốn dân trí thức, gã rất ham đọc, ham học hỏi. Từ khi chui vào cái ổ chuột này gã chỉ còn biết tìm hiểu và tưởng tượng ra cái thế giới ngoài kia qua những mẩu tin ngắn trên tờ Vạn Sự [3] mà thỉnh thoảng các chủ phòng lại vất cho. Với cái tính mặc cảm và ngăn cách, gã không biết chuyện trò cùng ai. Gã không hề giống những người chung quanh. Khuôn mặt hiền lành của gã làm cho nhiều chủ phòng [4] tin cậy, nhưng cũng chỉ được đến thế. Lối nói chuyện thẳng thắng mà nhiều người cho là khoe khoang của gã chỉ tổ tìm thêm thù chứ không kết được bạn. Ở bên này người ta chỉ lo kiếm tiền và so tiền với nhau, không có thời gian để đo trí não, nói gì đến thương hại kẻ sĩ.
Sống hết mùa đông, gã đã thuộc hết những chỗ thủng trên trần nhà và từng vết bẩn trên tường hành lang. Nghe lời rủ của đám bạn quen mà hàng đêm vẫn ngủ cạnh, gã đem hết số tiền kiếm được góp vào để cả bọn đi tiếp sang Ba Lan. Nghe bảo là dễ kiếm sống hơn.
Suốt mùa hè năm ấy, hàng hóa trên sân [5] bỗng chạy ầm ầm. Mỗi ngày gã kéo được cả chục xe đầy ắp nào giầy, nào áo phông và đủ các chủng loại hàng có trên sân. Có được ít tiền, gã mua ngay một bộ máy tính để nối vào Internet. Thật là một sự lạ lùng ở những kẻ chuyên nghề cửu vạn như gã.
- Mày mua máy về để làm gì ? Tiền ấy không để mà đi chơi phò có phải sướng hơn không ? - Lũ bạn ở chung nói trên mâm rượu.
- Vô học như chúng mày thì biết gì ? Tao đếch thèm bàn với bọn như chúng mày. - Gã độp thẳng vào mặt bọn bạn.
Hôm ấy suýt nữa thì đánh nhau to. Sau đấy thì chả thằng cửu vạn nào muốn kéo xe cùng với gã nữa. Gã lủi thủi ngồi ở một góc sân, thỉnh thoảng lại đọc ngấu nghiến những tờ báo mà người ta vứt đi.
Không chỉ đám cửu vạn xa lánh gã, mà các chủ quầy cũng thôi dần trò chuyện. Trong câu chuyện lúc nào gã cũng phải chứng tỏ là gã hơn, gã giỏi, điều mà dễ làm cho người Việt ở đây khó chịu nhất. Kể cũng tội. Đấy không phải là lỗi của gã. Chỉ vì gã học quá giỏi tiếng Anh và quá nhiễm lối cư xử của nền văn hóa Anh Mỹ. Hàng ngày, với chiếc máy tính nối vào mạng Internet, gã đọc cả chục trang những thứ tư tưởng mới lạ. Điều ấy mà đem ra bàn chuyện với cái cộng đồng người Việt khép kín ở đây thì quả là không hợp.
- Thằng hâm ấy mà, thời gian đâu mà nghe nó nói. - một anh phó tiến sĩ bán hàng trên sân nhận xét.
- Lão ấy thuộc loại có học, chỉ mỗi tội hơi điên và khinh người. - Chị X, trước là giáo viên, nói nhẹ nhàng hơn.
- Nó là cái đinh gì mà dám khinh tớ. Cứ cậy biết tiếng Anh và đọc nhiều trên Internet là đủ sao ? Như tớ đây chưa cần tốt nghiệp đại học vẫn có xe đi và nhà riêng để ở, trị giá hàng nghìn tờ, thêm cả một con vợ sinh viên ngoan ngoãn vừa cẩu ở Việt Nam sang nữa. - Cậu sinh viên sang đây từ mười năm trước tức giận.
- Thằng ấy phản động. - Một chú tự giới thiệu là có chân trong sứ quán phán chắc như đinh đóng cột.
Mùa đông sắp đến, nghe ngóng xung quanh, gã xin vào làm việc cho một quán cộng [6] tại Vác [7]. Với số tiền lương ổn định và giấy tờ bảo đảm, gã không ngần ngại thuê ngay một căn hộ để ở riêng, bất chấp những lời dèm pha, dè bỉu của thiên hạ. Thế giới của gã nằm ở một nơi nào ấy mà cái thực tại chỉ là một kiếp tạm bợ để thử thách sự chịu đựng của con người.
Và gã lại yêu. Thật kì lạ là gã lại yêu trong lúc này, không hề dự tính trước như mối tình đầu. Gã yêu một em sinh viên mà tối nào cũng vào IRC để chát [8]. Hôm nào đi làm về gã cũng bật ngay máy lên ngồi đợi. Cứ đến nửa đêm mà cô bé vẫn chưa vào mạng là gã nôn nóng, bồn chồn. Và không phải đêm nào Thủy - tên cô sinh viên - cũng vào được. Vì phải bận học hoặc hệ thống mạng không cho phép nối thêm máy khi đã đủ số giới hạn. Những đêm ấy gã chỉ còn biết buồn bực uống cạn chai bia vốn đủ để làm cho một kẻ không biết uống như gã say choáng váng.
Chỉ vậy thôi, nhưng không hiểu sao bố mẹ cô bé lại nổi giận tam bành khi biết chuyện. Họ cũng chính là chủ của cái quán mà gã làm thuê. Bà mẹ không chỉ mắng nhiếc con mình mà còn xỉa xói chửi rủa gã ngay giữa quán. Nào là dụ dỗ trẻ con. Xong lại đến thứ cứt trâu mà dám đòi với hoa nhài. Cái tính sĩ diện của thằng trí thức trong gã không cho phép chịu đựng nhiều hơn. Gã tự xin nghỉ việc.
Trời đông lạnh giá, biết đi đâu tìm việc làm. Gã lang thang các quán xin việc nhưng đến nơi nào cũng gặp những người đã không thích gã từ trước. Cũng chỉ tại cái thói tự kiêu và khinh người mà mọi người vẫn nhận xét về gã. Tiền để dành vốn không có bao nhiêu càng cạn dần vì bao thứ chi, nhất là tiền nhà và Internet.
Hôm đến dự lễ đón năm mới ở sứ quán gã lại được tận mắt chứng kiến em Thủy đang nép sát trong vòng tay của một thằng đàn ông khác. Đêm ấy gã say không còn biết trời đất gì nữa, nôn mửa đầy ở chỗ vui chơi, kéo đổ bàn, làm những chiếc vỏ bia chẩy lênh láng.
Khi gã hơi tỉnh và tự đứng dậy thất thểu lê về nhà thì cũng chẳng có ai thèm chú ý đến, kể cả cô bé nọ. Với họ gã chỉ là một con số không mà thôi, một lão cửu vạn hết tiền. Kéo sụp mũ len trùm đầu, rụt cổ và vai vào sâu trong chiếc áo khoác, gã lủi thủi cuốc bộ trên đường. Trời lạnh như cắt. Tuyết rơi hạt nhỏ li ti trải mỏng trên nền đất. Vết chân của gã mau chóng bị xóa mất trong cơn mưa. Tuyết, mưa, gió, sương trộn lẫn với nhau chui vào cổ áo, lạnh lùng xâm chiếm thằng đàn ông khốn khổ.
Gã đi lâu lắm, có lẽ là lần lâu nhất trong cuộc đời. Gã đi từ lúc tuyết rơi cho đến khi trời sáng tỏ, ánh nắng yếu ớt biến tuyết và cát phủ thành những đống bùn lầy lội trồi sụt trên đường. Những chỗ không trải cát tạo nên các rãnh băng trơn trượt, chỉ chờ quật ngã người qua đường. Đầu nóng sót, gã đi bừa sang ngã tư, không thèm chú ý đến những chiếc xe vì gã mà phải phanh gấp và trôi tuột sang vệ đường, va vào dẫy cột chống trong tiếng chửi rủa của người lái xe.
Người nóng rực, đầu quay cuồng, tay chân rã rời, gã lảo đảo vào phòng, với tay theo thói quen bật máy tính, rồi ngã vật xuống giường với nguyên giầy mũ áo khoác. Nước, cùng cát bẩn trên quần áo và giầy chẩy ướt sũng chăn đệm tận xuống đất. Cơn say bia, trận mưa tuyết, cái lạnh suốt buổi đêm không ngủ, cùng nỗi đau thất tình, sự tuyệt vọng trước cái bạc bẽo của cuộc sống không lối thoát và cái mệt nhọc của nhiều đêm mất ngủ đã cùng nhau ập đến hạ gục gã.
Chiếc máy tính được khởi động từ nãy đã tự động nối vào Internet, nhấp nháy màn hình, liên lạc với hàng trăm chiếc máy khác trong hệ thống IRC. Những lời chào hỏi, các câu truyện trò lần lượt chạy dọc trên ô cửa sổ chương trình.
Nhìn thấy Nick của gã, những người quen trên nét đều chào nhưng gã không hề đáp lại vì đã nằm lịm suốt ba ngày liền. Trong cơn mơ có lúc gã thấy mình thoát ra khỏi thân xác, bay lượn quanh phòng, nhìn xuống cái hình hài khốn khổ đang lùng nhùng trong một đống vải ướt sũng. Có đôi lúc gã tỉnh táo, cảm thấy đói bụng nhưng không còn đủ sức để nâng người dậy vào bếp tìm thức ăn. Mà cũng chả còn gì trong ấy để ăn, ngoài vài thìa dầu cuối cùng còn sót lại trên cái chảo bẩn đặt trên bếp là thứ dụng cụ nấu nướng duy nhất có trong nhà, cùng một ít nước súp loãng trong cái bát ô tô còn sót lại từ gói mì ăn liền duy nhất gã nấu và không húp hết trước khi đến chỗ vui chơi mừng năm mới.
Đến hôm thứ năm thì gã đã quá yếu. Miệng rát bỏng vì thiếu nước. Bụng khô khốc. Gã bỗng muốn sống vô cùng nhưng không còn đủ sức đứng dậy được nữa. Thỉnh thoảng trong cơn mơ gã đến ngồi bên bàn máy tính. Có vài lần gã thấy Thủy vào đấy.
- Anh đấy hả ? Em đây...
- Anh có khỏe không ? Sao không trả lời em ?...
- Sao anh ở trong này mãi thế ? Sao không nói gì cả ?...
Gã rất muốn trả lời nhưng không thể được. Thân xác vẫn nằm bất động trên giường.
Hai tuần sau hàng xóm bắt đầu nhận thấy mùi khó ngửi trong hành lang. Phát hiện được nơi bốc mùi, họ gọi ban quản trị nhà đến phá cửa và phát hiện được một xác chết da vàng nằm trên giường. Người đầu tiên vào phòng vẫn còn thấy những dòng chữ bằng một thứ tiếng nước ngoài chạy dọc màn hình. Ngay sau đấy bỗng một bóng trắng từ trần nhà chui tuột vào trong chiếc bóng đèn hình, và màn hình thu nhỏ lại dần cho đến khi chỉ còn một điểm sáng ở giữa, rồi tắt ngấm.
Trong lá thư mà gã viết tháng trước, và vẫn chưa gửi về nhà có một đoạn, không hiểu là thơ hay văn:

Mùa đông Ba Lan tuyết rơi đầy bùn lầy quanh góc phố
Em đi em đi
Từng cơn gió rét buốt xua em về
Một mình lang thang, vết chân buồn nằm vùi trong mưa tuyết
Tự biết ngày sau cuộc đời này rồi sẽ về đâu
Em ơi Ba lan lúc tuyết tan là mùa xuân đến
Em ơi Ba lan mùa tuyết tan nắng trên đồi thông
Em ơi Ba lan tuyết mưa gió sương che mất đường về
Em ơi Ba lan còn nhớ còn quên một chút mùa đông.

Lê Thanh Hải - Warszawa - Ba Lan

Các tác phẩm khác của Lê Thanh Hải

Kẻ Xa Lạ

Cơn Mơ Trong Tuyết