Hồi 2
Tác giả: Lương Vũ Sinh
Phàn Nhất Chi hôn mê không biết bao lâu, khi tỉnh dậy chàng có cái cảm giác toàn thân lạnh giá như bọc trong một lớp băng, chàng thử vươn vai mới khám phá ra mình Ở dưới đáy một vùng nước lạnh lẽo. Vốn từ nhỏ theo chúng bạn rong chơi trên mặt nước Hoàng Hà, chàng có thủy tính bẩm sinh nên chàng cố ngoi lên trên mặt nước. Hôm nay khắp người ê ẩm nên việc đó không phải là dễ dàng, dường như cố ngoi lên chàng lại càng chìm xuống.
Phàn Nhất Chi tỉnh ngộ, chàng biết chỉ trong khoảnh khắc nữa chàng sẽ bị ngợp nước mà chết, hai chân đạp mạnh như đuôi loài cá, chàng quyết định lao vượt xuống đáy hồ.
Ðáy hồ toàn đá lởm chởm và đen kịt một màu đục mờ mịt. Phàn Nhất Chi không biết làm gì, chàng Vô tình nhấc lên một hòn đá. Bên dưới hòn đá có một vòng sắt rất kỳ dị mà chỉ do cảm giác mười ngón tay chàng biết được Nhất Chi đẩy mạnh vòng sắt. Hình như có sức chuyển động nào đó Ở bên dưới.
chàng vận hết sức bình sinh đẩy mạnh.
Vòng sắt ăn vào mặt đá hơi lay động. Chàng luồn ngón tay xuống dưới mặt đá, phát hiện ra liền phép lạ.
Thì ra dưới đáy băng hồ này có một cửa hang có nắp đậy. Khi lọt vào trong hang bóng tối vẫn bao trùm chung quanh, nhưng hết sức kỳ lạ là nước trên băng hồ không lọt được vào đây, dường như có bàn tay bí mật nào đó từ trước đã bố trí nắp hầm không để cho nước từ băng hồ tràn xuống.
Phàn Nhất Chi không hiểu tại sao.
Chàng kiếm soát lại quần áo trên người.
Không có thì giờ suy nghĩ, chàng cố bò sâu vào hang vì nghĩ bụng đường hang này nhất định phải ăn sang một nơi nào đó.
Cho tay vào túi áo, chàng cố tìm một vật gì đó, may ra còn khô để có thể đánh lửa giúp chàng nhìn rõ đường đi.
Tay chàng chạm vào một mảnh giấy cũng ướt nước, trong đêm tối chàng không hiểu là mảnh giấy gì nhưng cũng đặt vào túi tiếp tục bò tới nữa.
Miệng hang có lẽ càng lúc càng mở rộng và có lẽ chàng đã dự đoán đúng, chắc hang phải thông tới một nơi nào khác trong lòng băng hồ.
Ðột nhiên có ánh sáng le lói dội xuống từ một nơi nào đó trên đầu chàng.
Tuy ánh sáng rất yếu ớt nhưng cũng đủ giúp cho chàng nhìn lờ mờ cảnh vật.
ÐÓ là một thạch động ầm ướt trơn trượt rêu phong như đã hàng chục năm nay không có ai ở.
Phàn Nhất Chi cứ mò mẫm bò theo lòng hang chật chội.
Hai tay chàng bươn tới trước.
Bỗng chàng giật mình vì đầu ngón tay chàng đụng phải vật gì đó lạnh giá.
Chàng cầm vật ấy đưa lên gần mắt. ÐÓ là một khúc xương người trắng dã.
Khúc xương ống cánh tay của một xác chết. Trong lòng rất kinh sợ nhưng chàng tiếp tục vượt tới. Tay chàng lại chạm phải một khúc xương nữa. Có lẽ là một xác chết đã trăm năm nằm Ở đây.
Chàng mở căng mắt và cuối cùng nhờ quen ánh sáng mờ đục, chàng nhận ra toàn bộ xương người nằm dài trước mặt. BỘ xương trắng hếu đến rợn người.
Giữa bộ xương là một lưỡi kiếm dài đâm suốt qua. RÕ ràng người này đã chết vì lưỡi kiếm này.
Phàn Nhất Chi bò vượt qua bộ xương người.
chàng lại chạm phải bộ xương thứ hai cũng Ở tư thế nằm dài nhưng trên người không có lưỡi kiếm hay đao gì đâm qua cả.
Chàng sợ đến quên cả lạnh và quên cả không biết nên làm gì.
Có lẽ cả hai bộ xương này cũng Ở hoàn cảnh như chàng hôm nay. Cũng đã bị rơi xuống đáy băng hồ và cũng phát hiện ra miệng hang này cố chui vào tìm con đường sống và cuối cùng bị bỏ xác tại đây.
Nhưng điều Vô lý là tại sao bộ xương thứ nhất lại có lưỡi kiếm xuyên qua ngực. RÕ ràng là hai bộ xương không phải chết vì đói lạnh mà chết vì đao kiếm.
Hoặc là họ rủ nhau xuống đây huyết chiến?
Tại sao họ lại phải xuống đáy băng hồ huyết chiến?
Trong lòng cực kỳ hoang mang, Phàn Nhất Chi dừng lại ngay chỗ hai bộ xương người chết không bò tiếp nữa. Vả chăng, chàng cũng đã gần kiệt lực rồi, chàng phải tạm nghĩ trong giây lát để lấy lại sức.
ánh sáng trên đầu chàng mới đầu còn le lói, sau cứ sáng rõ như ánh sáng mặt trời đang nhô lên buổi sáng sớm.
Trong hành lang tối dần dần đã sáng hơn.
Phàn Nhất Chi nín hơi quan sát chung quanh. Chàng phát hiện trên vách đá lờ mờ có hàng chữ khắc chìm vào đó. Bình nhật Ở nhà Phàn Nhất Chi rất ham mền thư tịch sách vở, một phần có lẽ vì bẩm sinh, một phần vì thân phụ chàng vốn mặc cảm ông không được đi học nên cố công rèn dạy bắt chàng phải học hơn những thiếu niên bình thường khác nên lâu dần thành tập quán của chàng.
Chữ viết khắc vào đá đã bị rêu ăn mờ mất nhiều nét, Phàn Nhất Chi đưa tay vừa mò vừa đọc: "Thanh Thế Tổ, Thuận Trị đệ thập nhất niên" Chàng nhẩm tính trong bụng: "Thế là cách nay đã hơn năm mươi năm rồi!" (Thanh Thuận Trị năm thứ mười bảy là năm 1 660 so với tây lịch) Thảo nào hai bộ xương này không bị rã hết thịt chỉ còn trơ lại hai bộ xương trắng xóa.
Phàn Nhất Chi tiếp tục lần mò đọc bằng đầu ngón tay: "Bồ Ðề Lan Nhã Ở Cáp Nhĩ Tân di ngôn trên bộ xương của cừu nhân trong khi đợi chết." Cáp Nhĩ Tân Ở cách Tân Kinh có cả ngàn dặm tại sao người tên BỒ Ðề Lan Nhã này lại đến đây mà chịu chết?
BỒ Ðề Lan Nhã? Cứ theo tên này thì thực đây không phải là người Trung Nguyên mà là người Tây Vực mới phải.
Chàng lại tập trưng quan sát hai bộ xương, quả nhiên bộ xương thứ hai không bị tử thương vì kiếm có kích thước thô hơn bộ xương trước. Chàng đoán dần ra sự việc: Có lẽ vào năm Thuận Trị thứ mười bảy, người Tây Vực là BỒ Ðề Lan Nhã đuổi theo một cừu nhân nào đó xuống dưới thạch động băng hồ này và Ở đây hai người đã xảy ra một trận huyết chiến, cuối cùng BỒ Ðề Lan Nhã đã xuyên được kiếm qua người cừu nhân nhưng ông ta hoặc không tìm được đường thoát ra khỏi thạch động, hoặc cũng vì nội thương đành nằm chờ chết Ở đây và trong những ngày hấp hối, BỒ Ðề Lan Nhã đã dùng truy thủ khắc lên đá lời di ngôn trên bộ xương kẻ thù.
Lời phỏng đoán của chàng có lẽ đúng vì bên cạnh bộ xương của BỒ Ðề Lan Nhã vẫn còn một con dao ngắn sáng loáng như mới được rút trong vỏ ra. Chàng nhặt lấy lưỡi truy thủ cất vào ống tay áo.
Phàn Nhất Chi nhặt lên ống xương tay của bộ xương mà chàng chạm vào đầu tiên. Dưới ánh sáng mờ đục, quả nhiên chàng nhận ra những hàng chữ li ti rất sắc nét. Té ra BỒ Ðề Lan Nhã tuy là người Tây Vực nhưng cũng rất thông thạo ngôn tự Trung Nguyên nên mới có thể dùng truy thủ khắc thành những hàng chữ tinh xảo như thế này.
Cứ theo tên gọi thì BỒ Ðề Lan Nhã phải là người Tây Vực và phải là tăng nhân Phật giáo.
Tiếc rằng chung quanh đây không có một nén nhang để chàng đốt lên tưởng niệm ông và cảm tạ ông đã xui khiến cho chàng gặp được di ngôn của ông. Phàn Nhất Chi không biết di ngôn gì vì ánh sáng quá tối không cho phép chàng đọc rõ. Vì óc tò mò chàng tiện tay đút luôn ống xương vào ống tay áo.
Ngoài hai bộ xương, con truy thủ, chung quang thạch động không còn một vật gì nữa.
Phàn Nhất Chi tiếp tục bò lên hướng phát ra ánh sáng với hy vọng tìm được lối ra. Nhưng lẩn quẩn trong thạch động gần nửa buổi chàng vẫn không tìm thấy miệng hang. ánh sáng lọt vào thạch động là do những kẽ đá nứt có lẽ trải qua hàng ngàn năm, những kẽ này không thể đút lọt một ngón tay thì làm sao chàng có thể thoát thân được?
CỐ nhìn qua kẽ đá, chàng chỉ thấy những bụi cây rậm rạp như Ở trong một khu rừng nào đó. ánh sáng nhảy múa bên ngoài khiến chàng nôn muốn thoát thân Phàn Nhất Chi cố vươn mình lên cao nhìn qua kẽ đá. Chàng gần như tuyệt vọng vì không có cách nào phá vỡ tung thạch thất này được. Thảo nào năm xưa BỒ Ðề Lan Nhã và cừu nhân của ông đành chịu chết trong này mà không ai hay biết.
Trong bụng đã ngấm ngầm thấy đói, Phàn Nhất Chi tuột xuống chỗ hai bộ xương nằm dài trên mặt đá rêu ẩm ướt. Không lẽ cũng như hai bộ xương này, chàng đành bó tay chịu chết Ở đây?
Chàng thoáng rùng mình có cảm giác âm khí bắt đầu tỏa ra từ thạch động.
Ðột nhiên Phàn Nhất Chi nhớ đến tấm giấy trong túi chàng. ÐÓ là mảnh giấy viết mấy chữ "Hãy đến với ta ngay. Nhớ mang theo Càn Khôn Yếu Quyết. Ta đợi con" mà kẻ thù mạo nhận là bút tích của phụ thân để lừa chàng. Duy kẻ nào đó chỉ không biết một điều phụ thân chàng vẫn dấu kín:
từ bé đến lớn ông không hề được đi học một ngày nào, làm sao viết được chữ?
Không hiểu lý do tại sao mảnh giấy này lại lọt vào túi chàng và nằm Ở đây theo chàng tận đáy băng hồ giá lạnh này.
Hoặc là hương hồn của thân phụ chàng có ý xui khiến gì chăng?
Ðột nhiên Phàn Nhất Chi nghe loáng thoáng trên đầu chàng có tiếng người. Thoạt tiên là tiếng của nữ tử:
- Gia gia ta làm sao đi tới chốn này mà ngươi dẫn dụ ta tới đây?
Tiếng trầm trầm của một nam nhân:
- CÔ nương, trong rừng rậm này có ai trông thấy chúng ta đâu mà cô nương phải ngại?
- Ngươi muốn gì cứ nói thăng hà tất phải quanh co.
- Gia gia cô nương đã đoạt được Càn Khôn Yếu Quyết tại sao không trao lại cho TÔ Tử vương chúng ta?
Nghe đến bốn chữ "Càn Khôn Yếu Quyết" chàng giật mình. Làm sao lại có kẻ mang chuyện nhà chàng đến đây tranh cãi?
Phàn Nhất Chi cố lắng nghe, thì ra bên trên thạch động là một khu rừng rậm và đôi nam nữ này dẫn nhau vào đây để tranh cãi về chuyện Càn Khôn Yếu Quyết.
Tiếng nữ nhân có vẻ giận dữ:
- A! Bọn bay định ức hiếp bản cô nương ư? Bọn bây cho rằng Lâm cô nương dễ bị ức hiếp lắm?
Tiếp đó là tiếng binh khí chạm nhau. Dường như nữ nhân sử dụng song đao còn nam nhân sử dụng kiếm. Bỗng có tiếng reo to:
- ôi chà! Tiện tỳ gớm thật! Các huynh đệ, hãy bắt sống tiện tỳ này về cho TÔ Tử vương.
Thực ra "các huynh đệ" mà gọi chỉ có một người âm giọng rất trầm chứng tỏ tuổi quá trung niên:
- âu Dương công tử! Nữ nhân này là con gái của Lâm Mậu Tiếu đó.
Chúng ta chỉ nên tra vấn về Càn Khôn Yếu Quyết chứ không nên đụng tới người cô nương.
Nam nhân được gọi là "âu Dương công tử" cười khẩy:
- Không đụng tới người làm sao tra vấn được? Mậu huynh không thấy Lâm cô nương song đao như thần đó sao?
Phàn Nhất Chi nghe những lời đối đáp vội vàng lại leo lên đỉnh thạch thất cố ghé mắt qua những kẽ đá hở nhìn ra.
Lúc này hai nhân vật một già một trẻ vây thiếu nữ vào giữa. Nhưng song đao của nàng vẫn tỏ ra không chút nào nao núng. Thanh niên trẻ tuổi sử dụng kiếm còn trung niên cầm một thiết trượng có dây quấn Ở đầu trông rất hung dữ. Thanh niên hình như đã bị thương Ở bả vai, máu thấm cả ống tay áo trái nên kiếm pháp không còn linh hoạt nữa. Bù vào đó, y có trung niên hỗ trợ, nhưng thiếu nữ hoàn toàn không có vẻ gì là sợ sệt, song đao của nàng vũ lộng như hai con rồng, tay trái cầm đoản đao để giữ thế thủ còn tay phải trường đao đánh ra liên tiếp thế công như mây bay gió cuốn.
Thoạt tiên Phàn Nhất Chi thấy đao tay phải nàng đâm thăng tới theo thế Bình Sa Lạc Nhạn, đao đi xéo từ dưới lên trên rồi quay ngoặc lại từ trên xuống dưới, đồng thời đoản đao tay trái lộn đảo quanh người bọc kín không cho đối phương có chỗ tấn công.
Trung niên hán tử kêu lên:
- ái chà! Ðao pháp nhà họ Lâm đã đến mức tinh luyện. Lâm cô nương!
Hôm nay Mậu mỗ đành phải xuất chiêu tối hậu thôi!
Vừa dứt lời, thiết trượng của y đánh cho một chiêu vụt qua đầu nàng, thực ra đây chỉ là hư chiêu. Thực chiêu của y bỗng bất ngờ bung ra từ tay trái ÐÓ là ba mũi Mai Hoa châm có hình thù như hai lưỡi câu đánh vào cước bộ của nàng.
Thiếu nữ chỉ tấp trưng vào bảo vệ thượng thân nên cước bộ rất trống trải, nếu bị trúng Mai Hoa châm ắt phải ngã liền.
Phàn Nhất Chi không kịp suy nghĩ, chàng cầm sẵn trên tay mấy viên đá rất nhỏ thử đút xuyên qua mấy khe hở rồi bắn liên tiếp.
Mấy tiếng "canh, canh" vang lên, tuy kình lực của chàng không đủ đánh bạt Mai Hoa châm sang một bên nhưng cũng đủ cảnh giác thiếu nữ.
Ðoản đao nàng vòng xuống như chớp đánh đúng ba mũi Mai Hoa châm.
Tên trung niên họ Mậu trố mắt:
- âu Dương công tử! Hình như Ở đây có trợ thủ của họ Lâm?
âu Dương công tử hơi ngây người ra một lát:
- Làm sao... làm sao... có chuyện ấy. Ðây là khu Ma Lâm, có ai biết được ngoài chúng ta?
Trung niên định cúi xuống nhặt ba mũi Mai Hoa châm. Phàn Nhất Chi đã lập ý từ trước chàng bắn thêm một viên đá nữa trúng ngay huyệt Thiên Trụ sau ót y. Y nhảy cẫng lên:
- Ðúng rồi! Lão đệ! Ta bị ám nhân bắn trúng đây này!
Y cúi xuống nhặt đúng viên đá nho nhỏ bằng ngón tay út lên xem:
- Lão đệ xem! Vùng chúng ta đang đứng làm gì có viên đá lạ như thế này?
Trung niên họ Mậu thở dài:
- Việc hôm nay có lẽ không thành. âu Dương công tử! Có lẽ ta nên về bẩm báo lại TÔ Tử vương để người quyết định.
Tên được gọi là âu Dương công tử quay sang thiếu nữ:
- Lâm cô nương! Việc Càn Khôn Yếu Quyết quyết không qua mắt được TÔ Tử vương đâu. Có lẽ cô nương nên khuyên lệnh thân phụ đến gặp TÔ TỬ vương để giải quyết hơn là để vương phủ phải hạ thủ!
[thiếu mấy hàng cuối trang 60]
đến lần đầu, họ Lâm nhà ta có liên can gì mà phải gặp giải quyết?
âu Dương công tử cười lạt:
- CÔ nương đừng giả vờ! "Xú Nhân Lưỡng Diện" Lâm Mậu Tiếu đêm hôm nọ đã đoạt Càn Khôn Yếu Quyết làm sao nói không liên can tới TÔ TỬ vương?
Thiếu nữ mím chặt môi:
- Chính bọn bay mới hồ đồ, nghiêm phụ trong đêm ấy chỉ là vai phụ làm sao ta có thể đoạt được Càn Khôn Yếu Quyết? Sao không hỏi Thiên Thủ Tán Hoa Mậu Quán Hoa?
- Mậu Quán Hoa đã theo Cái Bang Ðộc Cước về Quan Trung rồi, có mặt Ở vùng Hoa Hạ này đâu mà hỏi?
Phàn Nhất Chi chấn động.
Thì ra toàn bộ câu chuyện tranh chấp trên kia đều có liên quan đến cái chết thê thảm của thân phụ chàng Ở Giang Nam. Chàng cố vểnh tai nghe tiếp nhưng chỉ nghe tên trung niên họ Mậu quát:
- Thôi! Ta đi đi thôi!
Khu rừng đột ngột trở lại im lặng. Có lẽ hai tên nam nhân đã hấp tấp bỏ đi xa rồi.
Thiếu nữ cất tiếng:
- Ða tạ cao nhân nào đã ra tay cứu giúp. Xin cho gặp mặt.
Phàn Nhất Chi cả mừng. Chàng biết rằng đây là dịp may duy nhất và hãn hữu giúp chàng có thể thoát thân ra khỏi thạch thất này. Chàng nói lớn:
- CÔ nương! Ta Ở dưới chân cô nương đây!
Chàng đập mạnh vào vách đá phát ra những tiếng lớn.
Thiếu nữ nhìn quanh hết sức kinh ngạc:
- Cao nhân nói sao? Ớ dưới chân là đâu?
Phàn Nhất Chi tiếp tục gõ vào vách đá:
- CÔ nương hãy nhìn kỹ dưới chân có những kẽ đá nứt, tại hạ Ở dưới đó.
Thiếu nữ chú ý quan sát một lúc phát giác ra những kẽ đá, thảng thốt kêu lên:
- ủa! Làm sao ân nhân chui xuống đó được?
Phàn Nhất Chi hấp tấp:
- Chuyện còn dài, trước tiên xin cô nương hãy cố đập vỡ theo những kẽ nứt của đá cho tại hạ chui lên đã.
Thiếu nữ lách lưỡi đao vào một kẽ đá bật lên. Ðá vẫn không lay chuyển.
Nàng kêu lên thất vọng:
- Ðá cứng quá, làm sao bây giờ?
Chàng van nài:
- CÔ nương đừng thất vọng. Tại hạ vì rủi ro lạc xuống thạch động này.
Xin cô nương hãy dùng chưởng đập vỡ đá, đá đã có sẵn những kẽ nứt, cô nương cứ đập mạnh chưởng vào đó, tại hạ không hề hấn gì đâu.
Thiếu nữ đáp:
- Nội lực của ta làm sao đập vỡ đá được. Hay là... hay là... để ta kiếm thêm vài người nữa?
Phàn Nhất Chi kêu lên:
- Không! CÔ nương đừng gọi ai cả, cứ theo kẽ nứt đập dần dần thế nào cũng đủ cho tại hạ chui lên.
Thiếu nữ đành làm theo lời chàng:
- Nàng vận hết kình lực đập mạnh xuống kẽ nứt đá. Quả nhiên tuy nội kình nàng còn yếu nhưng cũng khiến những mảnh đá rơi xuống lả tả. Phàn Nhất Chi nép vào một mô đá nhô ra trong lòng hang, dục tiếp:
- CÔ nương đập tiếp đi, cố mạnh vào.
Nàng giáng liên tiếp mười mấy chưởng hết thành công lực vào miệng kẽ đá nứt dần dần ra. Cuối cùng Phàn Nhất Chi cố thu mình nhỏ lại vượt khỏi miệng thạch thất chui ra ngoài.
Chàng đã kiệt lực ngã lăn xuống mặt đất chan hòa ánh nắng trong lúc thiếu nữ cũng đã tận dụng hết nội lực mệt lả người. Chàng mấp máy môi:
- Ða tạ cô nương cứu mạng... Xin... xin cho biết tên... để ghi xương tạc dạ...
Thiếu nữ nhìn bộ quần áo tơi tả của Phàn Nhất Chi, mặt hơi ửng đỏ:
- Ta... Ta... ta họ Lâm, làm sao ân nhân lại bị nhốt trong hang đá ấy được?
- Thực ra trong họa có phước... tại hạ... tưởng rằng đã bỏ thây trong đó rồi... CÔ nương biết đây là nơi nào không?
- Ðây là ngoại vi thành Yên Kinh...
Nàng hấp tấp ngồi xuống điều dưỡng khí lực, một lúc sau chợt nói:
- Thôi, có lẽ ta phải ra về, gia gia chắc đang đợi lắm đó...
- CÔ nương... tại hạ đói bụng suốt ngày hôm nay... cô nương có thể nào giúp chút lương thực... Và vì sự an toàn sinh mệnh... xin cô nương đừng tiết lộ đã gặp tại hạ Ở đây.
- Tại sao vậy? Các hạ đang bị cừu nhân truy tìm ư?
Phàn Nhất Chi thở ra:
- Cứ coi như vậy CÔ nương giúp tại hạ chứ?
Thiếu nữ họ Lâm gật đầu:
- Ðược nhưng các hạ phải biết đây là vùng Ma Lâm, bọn giang hồ hắc đạo hay tụ tập Ở dây làm việc mờ ám, không biết các hạ có ẩn thân được lâu không?
Phàn Nhất Chi quyết định liền:
- CÔ nương, dưới kia là hang đá rất ít người biết. Tại hạ tạm ẩn thân dưới đó chỉ xin... chỉ xin cô nương giúp lương thực...
Lâm cô nương gật đầu:
- Lương thực thì ta có cách nhưng nếu có những việc bất tường xảy ra các hạ làm sao?
- Không sao! Tại hạ sẽ tự biết để bảo thân. Ða tạ lòng tốt của cô nương.
- Các hạ không có nhà cửa gì Ở Yên Kinh ư?
- Nhà cửa của tại hạ đã bị bọn cừu nhân đốt ra tro rồi, đâu còn chỗ về nữa?
Sau khi bảo:
- Các hạ hãy đợi ta một lát, để ta quay về thăm tình hình rồi sẽ trở lại ngay.Nàng quay ngoắt đi liền.
Phàn Nhất Chi còn lại một mình.
Chàng vẫn nhớ cốt lệnh xương ống cồm cộm trong tay áo. Ðợi thiếu nữ khuất bóng, chàng lấy ống xương ra xem xét tỉ mỉ.
Thì ra "di ngôn" của BỒ Ðề Lan Nhã là một loạt chữ li ti khắc rất sắc xảo bài Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp.
Trong lúc lấy ống xương ra, con truỵ thủ cũng theo ống tay áo rơi ra ngoài. ÐÓ là một lưỡi dao ngắn hơn gang tay có cái cán chạm theo hình con rồng đang uốn thân rất đẹp.
Phàn Nhất Chi đọc câu đầu trong bài Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp ấy: Chủ của kiếm là Ở khí chớ không phải Ở kiếm. Khí đã biến thành kiếm thì không có đối thủ nào địch nổi." Tiếp theo đó là các lời hướng dẫn các chiêu thế. Vì không có mang theo kiếm bên người, Phàn Nhất Chi đành bẻ một cành cây làm kiếm và theo các lời hướng dẫn chiêu thức ra chiêu tuần tự Gần trưa thiếu nữ họ Lâm mới trở lại.
Nàng mang theo túi đựng toàn lương khô nhưng nét mặt nàng hốt hoảng lạ thường:
- Các hạ! Gia nghiêm ta có lẽ không Ở đây lâu được vì bọn hắc đạo sắp kéo đến đông lắm.
- Phải chăng để tìm Càn Khôn Yếu Quyết?
- Sao các hạ biết?
- Tại hạ khi còn nằm dưới thạch động đã trộm nghe một phần. Phải chăng lệnh nghiêm đường đang giữ Càn Khôn Yếu Quyết?
Lâm cô nương lắc mạnh mái tóc:
- Chuyện ấy ta không biết rõ. Nhưng bọn hắc đạo cứ đoan quyết như thế.
- Bọn ấy là những ai?
- Bọn họ Vương và bọn nguy hiểm nhất là bọn xưng là thủ hạ của TÔ TỨ vương, các hạ có nghe tên chúng?
- TÔ Tử Kiệt à? Hừ, bọn này đang hiệp cùng Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại phải không?
- Phải rồi, mai đây chưa biết tình thế ra sao, các hạ hãy thoát khỏi vùng Ma Lâm này đi.
Phàn Nhất Chi thở dài thườn thượt:
- Tại hạ tứ cố Vô thân biết đi đâu bây giờ, dù sao cũng đa tạ cô nương có lòng lo lắng. CÔ nương cứ trở về lo gia sự. Ngày sau may ra bèo nước lại gặp nhau.
Phàn Nhất Chi tụt xuống thạch động.
Với số lương khô do Lâm cô nương mang đến, chàng chia ra từng phần nhỏ để ăn dần trong tháng.
Từ đó chàng theo hướng dẫn trong Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp tận lực luyện tập.
Thấm thoát đã hết một tháng. Kiếm pháp của Phàn Nhất Chi tuy có tiến bộ rất nhiều nhưng phần lương khô đã cạn. Chàng lại phải leo lên trên thạch động vào rừng sâu tìm săn bắt dã thú về làm lương thực.
Khu rừng Ma Lâm rậm rạp này có rất nhiều loại thú hoang nhưng dễ bắt nhất là loại thỏ rừng nhút nhát. Phàn Nhất Chi đan một loạt bẫy bằng những loại giây mây và có nhiều hôm chàng bắt được trên mười con thỏ phải phơi khô ăn dần.
Vấn đề lương thực tạm ổn, chàng chuyên tâm Ở dưới thạch động luyện tập Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp không quan tâm gì đến mọi việc bên ngoài.
Một năm trôi qua.
Phàn Nhất Chi hôm nay so với Phàn Nhất Chi một năm trước hoàn toàn đổi khác kiếm pháp của chàng đã được chân truyền trong Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp của BỒ Ðề Lan Nhã, tuy vậy công hiệu của nó ra sao chàng hoàn toàn chưa biết vì một năm qua gần như chàng chỉ có một mình dưới thạch động không hề so kiếm với ai để ấn chứng bản lãnh.
Hôm ấy vào giữa sáng xuân.
Khu Ma Lạm rực rỡ hắn lên vì muôn ngàn loại kỳ hoa dị thảo đua nhau nở, hương thơm ngào ngạt đưa vào trong lòng thạch động.
Phàn Nhất Chi đang nướng dở dang một con thỏ phơi khô sửa soạn cho bữa trưa bỗng chàng nghe có tiếng động như tiếng vẹt cây lá. Thính lực của chàng rất nhạy nên chàng nghe như có tiếng đối đáp:
- Hừ! Năm ngoái cha con họ Lâm còn Ở nơi này, nghe nói đã dời cư lên miền bắc rồi, không biết Ở đó đã luyện xong Càn Khôn Yếu Quyết chưa?
Tiếng ồm ồm đáp lại:
- Chuyện ấy đới với họ Lâm không đau đớn bằng vì cuốn Càn Khôn Yếu Quyết ấy mà con gái lão đã bị tên Cái bang thiếu chủ dụ dỗ giả hợp hôn rồi đoạt mất rồi!
- ủa! Té ra Càn Khôn Yếu Quyết không còn Ở trong tay nhà họ Lâm nữa hay sao?
Phàn Nhất Chi nghe nhắc tới con gái Lâm Mậu Tiếu, chàng nhớ tới vị cô nương năm trước là một ân nhân của chàng nên cố lắng nghe.
Tiếng hai người tiếp tục:
- ờ! ÐÓ cũng là nhân quả của Lâm lão vì khi xưa Càn Khôn Yếu Quyết vốn là của nhà họ Phàn Ở thành Yên Kinh chứ đâu phải là của họ Lâm?
- Thì ra có lần ta nghe Lâm cô nương tự ải, có lẽ nguyên nhân cũng là do làm mất "Yếu quyết" của cha?
Tiếng ồm ồm cười ha hả:
- Chứ còn gì nữa! Rất may nàng không chết chứ không thôi đáng tiếc cho một đóa hoa khôi lắm đó. Chỉ hận rằng "Yếu quyết" lọt vào tay bọn Cái bang chúng ta khó đoạt lại.
Ðợi hơn một khắc không nghe hai tên nói gì nữa cả chỉ nghe chúng lùng sục hết bụi này qua bụi khác, không biết ý định tìm vật gì. Phàn Nhất Chi rất muốn biết "Yếu quyết" của gia tộc chàng lưu lạc về đâu. Cái bang thiếu chủ là tên nào lừa gạt Lâm cô nương? Tiếc rằng hình như cả hai tên đều tập trưng thinh thần vào việc tìm kiếm cái gì đó nên không ai nói với ai câu nào nữa cả.
Chúng tìm gì Ở nơi hoang vu rậm rạp này? Ðã gần năm nay Phàn Nhất Chi nào thấy bóng người nào lặn lội tới đây để lại hoặc cất dấu hoặc làm rớt vật gì mà hai tên này lục soát từng bụi cây bãi cỏ có vẻ khẩn cấp lắm.
Mãi một lúc lâu, có lẽ một tên đã mệt mỏi vi nghe hơi thở hắn dồn dập, hắn uể oải:
- CÓ chăng giống Thiên Chi Thảo Ở trên đời này mà TÔ Tử vương nhất định bắt chúng ta lùng Ở cái Ma Lâm quỷ quái này?
Tên nọ thở dài:
- Hình như đối với TÔ Tử vương Thiên Chi Thảo quan trọng lắm, chắc người muốn sát độc ai đó chăng?
Tên nọ hạ thấp giọng:
- Thế A ca ca không biết gì sao?
Tên được gọi là A ca ca trợn mắt:
- Biết gì? BỘ ngươi biết hơn ta nữa hả?
Tên kia giọng nhún nhường:
- Tiểu đệ đâu giám biết hơn ca ca, nhưng vì tiểu đệ phụ trách việc bếp núc cho TÔ Tử vương nên biết chắc mấy hôm rồi TÔ Tử vương tiếp đãi một vị khách bí mật nên có mật truyền cho nhà bếp nấu thêm hai xuất cơm duy người dặn kỹ một điều "cấm tiết lộ ra ngoài biết" đó!
A ca ca giật mình:
- ái chà! Vị khách bí mật ấy là ai?
- Tiểu đệ chỉ dám nói cho một mình A ca biết thôi đó nhé: ấy là Thiên Hạ Ðệ Nhất Ðộc Hậu La Bá Thảo từ Tây Vực đến.
- Hừ! Ðã có Thiên Hạ đệ Nhất Ðộc Hậu rồi còn sai bọn ta đi tìm Thiên Chi Thảo làm chi nữa?
- Ðệ đoán rằng La Bá Thảo đang điều chế một môn độc dược gì đó cực mạnh cần loại Thiên Chi Thảo này nên TÔ Tử vương sai bọn ta đi tìm.
- Ồ! Nhưng đã sắp hết buổi sáng rồi mà chúng ta vẫn chưa ra thì biết làm sao? Ngươi có biết loại Thiên Chi Thảo đó có hình dạng ra sao?
- Tiểu đệ chỉ biết loại cây này rất nhiều màu sắc, nửa là nấm nửa là cỏ, A ca ca nhìn xem kìa!
Cả hai tên như mới phát hiện ra điều gì đó cùng trố mắt ra nhìn, tên gọi là A ca ca lẩm bẩm:
- Ờ Ờ chúng mọc dưới kẽ nứt của đá như vậy làm sao kẻ sống có thể nhìn thấy được?
"Kẽ nứt của đá" phải chăng chúng muốn nói tới cái lê nứt của đá nơi miệng thạch động Phàn Nhất Chi đang ẩn nấp?
Quả là bước chân đang di chuyển lại gần chàng. Nếu chúng cúi xuống và luồn tay qua kê lá để hái cái gọi là Thiên Chi Thảo tất nhiên sẽ dễ dàng phát giác ra chàng.
Phàn Nhất Chi đoán không sai.
Trên được gọi là A ca ca bước tới trước, người hắn nằm rạp xuống mặt đất luồn cánh tay hộ pháp vào kẽ đá nhưng có lẽ không lọt nên hắn la lối:
- Hừ! Kẽ đá này nhỏ quá, Ðinh đệ! Tay Ðinh đệ thon hơn hãy đến đây hái xem!
Tên họ Ðinh hấp tấp chạy lại, hắn cũng nằm rạp xuống cố chùi bàn tay xuống kẽ đá. Nếu hắn nhìn sâu xuống một chút ắt đã phát hiện ra miệng thạch động rồi. Hình như Phàn Nhất Chi nghĩ hơi chậm vì có tiếng họ Ðinh ú ớ:
- A ca... ca ca... hình như Ở đây có miệng hang...
A ca ca gắt giọng:
- Coi chừng hang rắn độc thì cỒ! Nghe nói trong Ma Lâm này cái gì cũng có độc cả Tên họ Ðinh cố cãi:
- xem ra không giống hang rắn A ca ca à... tiểu đệ ngờ rằng...
Hắn phát giác ra miệng hang nghĩa là sắp phát hiện ra chàng. Ðiều này rất là phiền phức và chàng không muốn chút nào.
Sẵn tay đang cầm một cành củi nhỏ. Tâm niệm đây là một lưỡi kiếm, Phàn Nhất Chi phát ra chiêu Vân Hạc ẩn Phi chớp nhoáng.
Không ngờ kiếm chiêu đi mau đến như vậy vì xưa nay chàng chưa hề đối kiếm với ai, mũi kiếm (hay nói cho đúng thì đó chỉ là đầu thanh củi) điểm "bốp" một tiếng ngay tử huyệt Thái Dương, tên họ Ðinh chỉ kịp la "ôi" một tiếng vật liền ngang người chết ngay lập tức.
A ca ca lâu đinh ninh tên họ Ðinh bị rắn cắn, hắn rút kiếm nhảy dựng lên:
- Cái gì đó? Rắn độc phải không?
HỌ Ðinh đâu còn trả lời được nữa.
A ca ca cúi xuống quan sát đồng bọn rồi lẩm bẩm:
- Tại sao vậy? Ðệ đệ có phải bị rắn cắn hay là...
Phàn Nhất Chi biết rằng chàng không thể ẩn thân được nữa.
Người chàng trườn lên khỏi miệng thạch động.
A ca ca thất sắc vì không thể ngờ được dưới mặt đất lại có người xuất hiện. Hắn trố mắt như muốn vọt cả con ngươi ra ngoài, một phần vì quá kinh ngạc một phần vì quần áo Phàn Nhất Chi rách tả tơi, đầu tóc rối bù và qua một năm Ở dưới thạch động, người chàng xanh lướt không khác gì oan hồn từ cõi u minh. Hắn lắp bắp trong miệng:
- Ngươi... ngươi... là quỷ sứ hay là... hay là người?
Phàn Nhất Chi trong vòng một năm không hề nói chuyện với ai nên âm thanh cũng có đổi khác:
- Ta vừa là quỷ vừa là người. HỌ A kia! Ngươi hãy nói ngay: tìm hái Thiên Chi Thảo làm chi?
HỌ A vốn xuất thân là tên Vô lại ngoài thành Yên Kinh rất quỷ quyệt, hắn chỉ cần một loáng suy nghĩ đã lập được một mưu kế, miệng cười giả lả:
- Hà! Thiên Chi Thảo là linh vật Ở vùng Ma Lâm này nên TÔ Tử vương mới sai bọn ta tìm hái về, các hạ không biết ư?
Hắn chợt nhớ tới cái chết tức thì của đồng bọn, giận dữ quát:
- CÓ phải các hạ vừa giết chết Ðinh tiểu ngũ này?
Phàn Nhất Chi lạnh lùng:
- Ta Ở thế chăng đặng đừng. A ca định sao xin cứ nói!
Hắn quát to:
- Sát nhân giả tử.
Kiếm theo lời, chiêu đã đâm đến cạnh người chàng.
đay là lần thứ nhất chàng so kiếm với đối phương nên lập tâm thử công hiệu của Huyền Công kiếm pháp.
Phàn Nhất Chi vẫn cầm trên tay một thanh củi, nhưng theo lời dạy trong Huyền Công kiếm pháp thì khi đã luyện đến mức thượng thừa thì kiếm bằng kim khí hay kiếm bằng gỗ, thậm chí chỉ là một cành cây mỏng manh, mức độ sát thương chẳng có gì khác.
Phàn Nhất Chi nhẩm thầm trong bụng: "Chủ của kiếm là Ở khí chứ không phải Ở kiếm. Khí đã thành kiếm thì đối thủ nào có thể địch nổi." Tuần tự, Phàn Nhất Chi đem toàn bộ cửu bát thập nhất chiêu thức trong Huyền Công kiếm pháp ra thi triển.
Thanh củi mỏng manh trong tay chàng bay lượn Vô cùng huyền diệu. Và cũng may võ công của tên A ca này hình như khá non nớt nên chỉ mới qua ba mươi hiệp đã bị chàng đánh trúng mười mấy huyệt đạo trên thân.
Hắn mướt mồ hôi hột mà không sao đâm trúng được người chàng. Cuối cùng khi bị chàng đâm trúng một lúc các huyệt Túc Tâm Lý, Thiếu Hải, Thái Xung, hắn ngã xuống đất, trường kiếm đang lúng túng liền bị chàng điểm luôn Vô các huyệt Hợp Cốc, Dương Khẽ trên tay đành buông kiếm rơi xuống đất:
- A ca ca đã thấy bản lãnh của ta chưa? Thế nào? CÓ nói ra nơi Ở của TÔ Tử vương được chứ?
Bất đắc dĩ hắn phải đáp:
- TÔ Tử vương hiện ngụ tại Tử Chiêm viện gần đây, các hạ cứ ra khỏi Ma Lâm năm dặm về hướng tây nam là ắt gặp.
Chàng hỏi liền:
- Nghe nói trong đêm thảm tử Phàn Huệ Chi Ở Giang Nam có mặt vương phải không?
Hắn ấp úng:
- Chuyện ấy đã xảy ra hơn năm, lúc ấy quả thật tiện nhân chưa được nạp làm thủ hạ nhà vương tử, nên không tường tận, xin các hạ miễn thứ.
Biết hỏi thêm nữa cũng Vô ích, Phàn Nhất Chi đặt chưởng tâm vào sau huyệt Thiên Trụ của tên A ca nọ, bắt hắn đứng lên:
- Hãy dẫn ta đến Tử Chiêm viện rồi ta sẽ phóng sinh cho.
A ca ríu ríu đứng lên và trong tình trạng bị kềm tỏa, hắn bước đi. Nhưng chỉ vài bước hắn bỗng dừng lại:
- Các hạ... xin các hạ tha thứ, nếu tiện nhân trở về mà không có Thiên Chi Thảo e bị từng phạt nặng, nhất là Ðinh tiểu ngũ đã chết...
Phàn Nhất Chi gật đầu:
- Ðược! Ðể ta hái cho Thiên Chi Thảo, nhưng ta phải giữ chứ không phải ngươi đâu.
Chàng cúi xuống hái một lúc ba bốn cây Thiên Chi Thảo bỏ vào túi áo khẽ mỉm cười:
- Lần này trở về ta tạm đóng thế vai Ðinh tiểu ngũ vậy, ngươi hãy nghe lời ta điều khiển kẻo mất mạng đó.
A ca khúm núm:
- Vâng... vâng... các hạ cứ tùy tiện.
Hắn dẫn chàng ra khỏi Ma Lâm.
Nếu hắn không dẫn đường, chàng khó có thể một mình thoát ra khỏi vùng Ma Lâm này được vì đường lối chằng chịt của khu rừng. Ðến xế chiều Phàn Nhất Chi và tên A ca mới vượt khỏi Ma Lâm.
Tử Chiêm viện tòa ngang dãy dọc nằm sửng sững bên đường quan đạo chứng tỏ chủ nhân phải là người hoặc dòng dõi vương bá, hoặc là tay cự phú mới dám công nhiên khoe gia sản Ở ngay kế cận kinh đô Yên Kinh thế này vì triều đình Mãn Thanh vốn rất cấm ky với người Hán tộc mà ba chữ "Tử Chiêm viện" viết bằng loại chữ hành thảo ngoài cổng tam quan không hề có ý dấu chủ nhân vốn là hậu duệ xa xôi của TÔ Ðông Pha nguyên gốc Hán tộc từ đời Tống.
Tên gia nhân gác cổng vừa nhác thấy mặt A ca liền mừng rối rít:
- A ca ca, TÔ Tử vương đợi đại ca từ trưa đến giờ có ý sốt ruột rồi đấy!
Chợt thấy có người lạ đi sát sau lưng A ca, tên gia nhân hỏi:
- Người nào vậy?
A ca thản nhiên:
- Bằng hữu của ta, muốn gặp TÔ Tử vương...
Lời chưa dứt hắn đã vượt quá tam quan và Phàn Nhất Chi theo vào không bị tên gia nhân ngăn cản. A ca khẽ nói vào tai chàng như có ý khoe công:
- Nếu không có lời tiện hạ, kẻ lạ mặt muốn bước vào cổng viện này phải có tín phù.
Cả hai tiến vào một khoảng sân rộng bỗng có tiếng chuông ngân vang dội, một giọng nói dõng dạc hô:
- TÔ Tử vương xin chào đón quan khách giá lâm.
Phàn Nhất Chi hơi giật mình kinh ngạc không ngờ chuyện mình đến TỬ Chiêm viện này lại được đón rước long trọng đến thế.
Nhưng chàng lầm.
Tiếng chuông và giọng nói là để chào mừng một nhân vật cũng đến gần cùng lúc với chàng nhưng đi vào bằng bàng môn nhỏ hơn Ở bên cạnh dãy tường cao quá đầu người, vì ngay lúc ấy giọng ngân nga lại lên tiếng:
- Xin mời Cái bang thiếu chủ đến chính điện để TÔ Tử vương được thân nghinh.
Cái bang thiếu chủ?
Ồ! cái tên này hình như Phàn Nhất Chi đã được nghe Ở đâu một lần rồi.
Chàng quan sát khách nhân đến cùng lúc với mình bằng cửa bàng môn.
ÐÓ là một trung niên trên dưới tuổi ba mươi, với hàng râu thưa nhưng đen láy ăn mặc như một văn nhân nhàn du trên tay cầm chiếc bồ phiến phất bằng lụa, nhàn nhã vược vào.
Chính điện là một tòa nhà nằm chân ngang trước mặt khoảng sân dài rộng sắp hai hàng cây giả sơn trồng tỉa khá công phu. Trên chính điện một trung niên đầu buông đuôi sam dài xuống tận gót chân tươi cười dang rộng cánh tay:
- Cái bang thiếu chủ TỔ nhân huynh, ngọn gió nào đưa nhân huynh tới kinh đô thế?
Văn nhân cầm bồ phiến chính là TỔ Di Khánh cười mỉm:
- Ngọn gió từ Giang Nam. Xin cho biết vãn bối có thể gặp TÔ Tử vương được chăng?
Trung niên tóc đuôi sam bước vài bước xuống dãy bậc thềm. Phàn Nhất Chi kinh ngạc thấy gã nhấc quyền ngang mặt, miệng tắt hằn nụ cười:
- Ðược chứ, nếu thiếu chủ vượt qua được quyền pháp của Lạc Gia Tam Tuyệt này.
TỔ Di Khánh động nhẹ tay cho bồ phiến bung những cánh nan ra khẽ quạt phe phẩy:
- Té ra vãn bối đang được đối diện với Lạp Gia Tam Tuyệt Lạp CỔ Lan đây à?
Lạp CỔ Lan quất đuôi sam vòng một đường ngang xéo từ dưới lên đồng thời cười to:
- Chính là Lạp mỗ, xin tiếp đệ nhất chiêu.
Ðuôi sam của gã không khác gì một vũ khí lợi hại vì nó được bện rất cứng như một sợi nhuyễn tiên, chiêu thức đi nghiêng từ dưới đánh lên vừa bất ngờvừa hiểm hóc.
TỔ Di Khánh xòe bồ phiến, chân di bộ Bàng Hổ tấn, tay phải đánh vẹt xuống đầu đuôi tóc ra, quạt và tóc chạm nhau, kình lực tuy rất âm nhu nhưng đã cho hai đối phương biết rõ bản lãnh của nhau. TỔ Di Khánh vẫn cười khinh mạn:
- Ồ! TÔ Tử vương nỡ tiếp khách xa đến thế ư? Chưa chi đã cho vãn bối nếm đệ nhất tuyệt "phát thức" của kẻ thủ hạ rồi. Nhưng Lạp CỔ Lan huynh đài hôm nay vãn bối quyết học đến "đệ tam tuyệt" rồi mới chịu yên bụng đấy Lạp CỔ Lan thu đuôi sam về vắt ngang qua vai:
- ÐÓ là thủ tục của Tử Chiêm viện, xin thiếu chủ miễn thứ, muốn gặp TÔ Tử vương trước tiên phải qua cửa ải "tam tuyệt" này đã. Tử vương đâu có thời giờ để tiếp những tay non nớt không có bản lãnh gì.
Lúc ấy A ca và Phàn Nhất Chi đã đến gần bậc thềm chính điện, câu nói này gã "tam tuyệt" liếc xéo về phía chàng, chắc trong bụng gã có hàm ý gì chăng?
Ðuôi sam gã đang vắt trên vai bỗng ngóc đầu dậy, lần này nó mổ từ trên xuống thiên linh cái đối phương ngay giữa huyệt Bách Hội, chăng khác gì một con rắn mổ mồi. BỒ phiến của TỔ Di Khánh căng rộng che đỉnh đầu đón lấy đầu tóc nghe một tiếng "bộp" rất lớn. Lạp CỔ Lan hơi lùi lại vì gã có cảm giác toàn bộ da đầu gã tê rần chứng tỏ nội công hỏa hầu của Cái bang thiếu chủ đã đến mức lộ hỏa thuần thanh.
Lạp CỔ Lan kinh ngạc lui lại một bước, chân gã chạm bậc thềm nên dừng lại kịp, gã không ngăn được hốt hoảng:
- Cái Bang Di Công của thiếu chủ đã đạt đến tuyệt đỉnh. Bái phục, bái phục, xin mời thiếu chủ tự tiện!
Gã cúi xuống dang tay mời TỔ Di Khánh bước lên bậc thềm nhưng khi họ TỔ vừa đưa chân trái bước lên, quyền của Lạp CỔ Lan đã bật ra đánh xéo ngang hông. TỔ Di Khánh cười to:
- Ðây là "đệ nhị tuyệt,, phải không?
Nguyên gã Lạp CỔ Lan này vốn là người Mãn Châu xưng là Lạp Gia Tam Tuyệt vì gã tự cho "phát thức" (chiêu thức đánh bằng tóc) của gã là "đệ nhất tuyệt,, quyền thức (chiêu thức đánh bằng tay) là "đệ nhị tuyệt" và cuối cùng "y thức" (chiêu thức đánh bằng áo) là "đệ tam tuyệt" của gã khắp Mãn Châu không có ai là đối thủ.
Thức thứ nhất "phát thức" của gã mới thi triển hai chiêu đã bị TỔ Di Khánh dễ dàng chế ngự, gã đánh luôn "quyền thức" là "đệ nhị tuyệt" vào lúc bất ngờ mong thủ thắng.
Gã không ngờ TỔ Di Khánh được xưng là "Cái bang thiếu chủ' không phải không có nguyên nhân. HỌ TỒ tuy chỉ mới xấp xỉ ba mươi nhưng vì là con trai của Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại nên từ bé đã được chân truyền nội công chính tông, hai mươi tuổi lại gặp kỳ ngộ được thụ lãnh võ học với một cao nhân ẩn cư Ở dãy Hằng Sơn nên võ công thực học của TỔ Di Khánh hiện nay trên cõi giang hồ không dễ gì có đối thủ.
Nói thì chậm nhưng thực sự rất mau, quyền của Lạp CỔ Lan vẹt qua theo thế Di Sơn Ðảo Hải tuy rất dũng mãnh nhưng so với chiêu thức của TỔ Di Khánh lại thiếu phần ảo diệu nên họ TỔ chỉ mới vừa cụp chiếc quạt bồ phiến vào đã thành một chiếc gậy nhỏ, TỔ Di Khánh giả vờ chống xuống đất là có thể chân đứng quyền của Lạp CỔ Lan và động tác không hề dừng lại cước thế của gã đã bung ra nhằm mặt của họ Lạp Cổ.
Cước thế rất mau và bất ngờ, chắc chắn Lạp CỔ Lan nếu có tránh được khỏi trúng mắt ắt cũng phải trúng vai. Không ngờ Lạp CỔ Lan chỉ rú lên một tiếng nho nhỏ trong miệng, gã hơi cúi đầu, toàn bộ chiếc áo chân màu đen gã mặc trên người bỗng tụt ra khỏi đầu đỡ lấy cước bộ của TỔ Di Khánh và vì là làm bằng loại lụa mềm, chiếc áo quấn luôn vào chân chàng.
TỔ Di Khánh lâm vào thế hạ phong vì nếu chàng để cho cước bị áo quấn chặt lấy tất nhiên sẽ bị ngã liền. Mắt thấy tình hình biến chuyển, Cái bang thiếu chủ TỔ Di Khánh tung liền chân trái thành song cước đá hất chiếc chiếc áo chân bây giờ đã biến thành một thứ vũ khí của Lạp CỔ Lan. Thì ra đây là "đệ tam thức" của gã. Thế là gã đã thi triển hết "tam tuyệt" ra rồi mà vẫn không áp đảo được đối phương.
Lúc này TÔ Tử vương mới xuất hiện. Người được gọi là "vương" đứng cạnh một lão hòa thượng mặc cà sa buông chùng tới gót chân để lộ vai phải cuồn cuộn những bắp thịt. Trên đầu "vương" là hai chiếc lọng to lớn sặc sỡ do hai đồng tử đứng cạnh cầm giữ. "Vương" cười rất lớn:
- Ðại hảo thủ! Xin hân hạnh tiếp kiến Cái bang thiếu chủ.
Hòa thượng đứng kế bên là một lão già có giọng nói không ra đàn ông cũng chăng ra đàn bà, lão the thé cất tiếng khó chịu:
- Cái bang thiếu chủ ư? Thế ai là "Cái bang lão chủ“ nữa?
TỔ Di Khánh biết lão cố ý châm chọc mình nhưng vì chưa biết hàng trạng lão nên chàng cố nhịn giả như không nghe, đáp lời TÔ Tử vương:
- Vãn sinh đến tham kiến Vương là do lệnh của nghiêm đường, vương gia có hứng nghe?
TÔ Tử vương vồn vã nhưng vẫn không giấu được vẻ giả tạo:
- Rất vinh hạnh! Rất vinh hạnh!
Tên "vương gia" này tuy nói "rất vinh hạnh" nhưng vẫn đứng bất động, không có ý gì muốn mời TỔ Di Khánh vào khách sảnh cả. Dường như gã còn chần chừ để cho lão hòa thượng gây sự nữa. Quả thực lão hòa thượng sanh sự:
- Thiếu chủ, lão tăng Ở Tây vực qua, chưa hề học hỏi gì được Ở võ công Trung Nguyên, hôm nay được gặp thiếu chủ, phải là kỳ duyên chăng?
TÔ Tử vương giả như can thiệp:
- Diệp huynh, thiếu chủ đây danh trấn giang hồ về Cái Bang Di Công e rằng chưa phải là người cần học hỏi.
Lời này không phải là lời can thiệp mà là lời khiêu khích thêm lão tăng họ Diệp.
Quả nhiên lão lồng lộn ngay tức khắc:
- Cái Bang Di Công! Hừ! Là cái gì vậy? Xin được học hỏi.
Lão búng thân đến gần TỔ Di Khánh. Thân bộ của lão kỳ dị như quả bóng tưng đến sát người chàng. TỔ Di Khánh vốn là trung niên có bề ngoài văn nhã nhưng trong lòng lại nóng nảy bộc trực, chàng ta xòe rộng bồ phiến giả quạt và cái vào người tuy khí hậu lúc này không có gì là nóng bức.
Mấy cái quạt nhẹ của TỔ Di Khánh thoạt nhìn không có gì nguy hiểm nhưng chính là chàng đang thì triển "di công" áp đảo lão tăng họ Diệp ngay từ lúc đầu Kình lực ôn nhu nhưng không kém phần mãnh liệt đi quạt xéo vào giữa huyệt Ðan Ðiền của lão.
Lão tăng Tây Hạ đúng là một trái bong bóng chứa đầy hơi, cà sa của lão đột nhiên căng phồng lên đỡ lấy kình lực của họ Tổ.
Một tiếng động như tiếng đánh vào bịch bông phát ra. Lão tăng lùi lại đến ba bước mới đứng vững nhưng TỔ Di Khánh tái mặt vì quạt bồ phiến của chàng đã gãy mất một nan. Chàng tắc lưỡi:
- ôi chà! "Hí công" của sư phụ lợi hại thật.
Thực ra chàng ca tụng quá lời chứ chiêu pháp vừa rồi TỔ Di Khánh mới thử đánh ra mới có ba thành công lực, nếu chàng đánh đủ mười thành công lực chưa chắc Diệp tăng chịu nổi.
Nguyên vì "hí công" là một công phu của Phật gia quyền. Diệp tăng tuy đã đánh tới bảy tám thành công lực vẫn bị lùi tới ba bước mà chỉ làm gãy được có một nan quạt của TỔ Di Khánh chứng tỏ nội công của chàng cao hơn lão một bậc.
Ðã nếm thử mùi Cái Bang Di Công của TỔ Di Khánh, lão tăng họ Diệp có phần e dè nhưng vốn tính cương ngạnh của người Tây Vực, lão vẫn cứng coi:
- Xin mời thiếu chủ thử võ khí.
TỔ Di Khánh đánh nhẹ chiếc quạt bồ phiến vào không trưng cho nó xếp lại nghe một tiếng "xoẹt":
- Vãn bối vẫn cầm vũ khí đây thôi. Ðại sư cứ tự tiện!
Lão tăng trợn tròn mắt nửa kinh ngạc nửa có vẻ giận:
- Thiếu chủ gọi chiếc quạt lụa ấy là vũ khí ư? Chắc thiếu chủ không khinh miệt lão tăng quá đấy chứ?
- Không dám, không dám, từ khi gia nghiêm cho xuất hiện giang hồ đến nay vãn sinh chỉ dắt bên người chiếc quạt này chứ có cầm thêm loại vũ khí nào nữa đâu?
Lão tăng họ Diệp "hừ" một tiếng, người lão xoay một vòng trên tay rút ra một vòng hình như quấn sẵn quanh lưng bên trong chiếc cà sa rộng. ÐÓ là một sợi dây kim loại màu vàng chóe được nối kết lại bằng Vô số những khoeo tròn nho nhỏ với nhau.
Lão quay vùn vụt sợi dây kim loại:
- Vũ khí của thiếu chủ đặc dị lắm, bần tăng cung xin ra mắt vũ khí đặc dị của bần tăng.
- "Lăng Già Thiết Nhuyễn" của đại sư ai mà ai chăng biết võ công lợi hại, xin đại sư đừng quá tự khiêm.
Lão tăng không ngờ TỔ Di Khánh cũng biết đến cái tên Lăng Già Thiết Nhuyễn của lão, lão lấy làm hơi đắc ý:
- Thiếu chủ còn trẻ tuổi mà cũng có biết Lăng Già Thiết Nhuyễn nữa ư?
TỔ Di Khánh thành thực:
- Kiến văn của vãn sinh nhỏ hẹp, nhưng may nhờ có gia nghiêm thường dạy dỗ chuyện giang hồ kỳ nhân dị sĩ nên cứng có biết một vài, gia nghiêm vẫn thường ca tụng thiết nhuyễn của đại sư như một kỳ vật võ lâm!
Nghe lời khen ngợi của TỔ Di Khánh, lão tăng có vẻ mãn ý lắm, thái độ hung hăng của lão đã hơi chùng xuống, lão nhẹ giọng:
- Hôm nay thiếu chủ có muốn thử biết thiết nhuyễn của bần tăng chăng?
TÔ Tử vương vẫn điềm nhiên đứng dưới tấm lọng bỗng hơi ho một tiếng ngắn. Lão tăng họ Diệp dường như đổi khác liền, lão xoay lộn chiếc dây sắt:
- Thiếu chủ! Nếu đã nghe uy danh của thiết nhuyễn thì hãy trao quạt bồ phiến đây.
TỔ Di Khánh cười gằn một tiếng nhỏ:
- Ðại sư! sao lại ép nhau đến như thế? BỒ phiến này là của gia bảo, muốn trao cho ai chắc phải đợi khi vãn sinh thở hơi cuối cùng mới được.
Lời vừa dứt, thiết nhuyễn đã mổ liền xuống đầu cùng với tay TỔ Di Khánh cầm bồ phiến xòe ra che chở, nhưng thiết nhuyễn này được tạo thành bằng Vô số những vòng nhỏ nên hết vòng này đập xuống lại tiếp theo vòng kia tạo thành những tiếng "bộp" liên tiếp.
Tuy không bị trúng yếu huyệt nhưng tay TỔ Di Khánh liên tục bị rung lên dưới kình lực của thiết nhuyễn. Chàng quát lớn:
- Ðủ rồi! Ðại sư hãy thu thiết nhuyễn về đi thôi!
Quạt bồ phiến của chàng theo tiếng quát hất lên cao đẩy thiết nhuyễn bật lại đồng thời thân pháp chàng di động áp sát vào người lão tăng. Tay phải cầm bồ phiến của chàng bỗng lật thế đánh cán quạt vào Toàn Trúc giữa trán lão còn tay trái chàng xỉa chỉ công chĩa thăng vào huyệt Hoành Cốt dưới hạ thân Hai chiêu song song theo thế Song Ðiêu Ðồng Minh rất mau lẹ. Tin chắc một trong hai chiêu phải trúng mục tiêu nhưng bỗng TỔ Di Khánh nghe TÔ Tử vương đứng gần đấy "hà" lên một tiếng nhỏ.
Tiếng "hà" của TÔ Tử vương khiến TỔ Di Khánh hơi phân tâm, chàng kịp nhận thấy hai vật bằng kim khí nhỏ như chiếc đinh đang bay vụt đến nhắm huyệt "Thực Ðầu' dưới nách chàng. Chắc chắn TÔ Tử vương muốn giải cứu cho lão tăng họ Diệp nên lừa thế bắn ám khí vào huyệt này khi chàng vừa dơ tay lên xuất chỉ nên chàng không cấp kỳ rút tay về chắc chắn ám khí sẽ ghim vào huyệt Thực Ðậu liền.
Nhưng muốn rút tay cũng không phải dễ vì chiêu lỡ xuất gần tới đích và lão tăng cũng đang toát mồ hôi. Ðầu lão ngã về phía sau tránh cán quạt đánh vào huyệt Toàn Trúc rồi khó khăn lắm lão mới nghiên thân chuyển thiết nhuyễn lộn xuống dưới che huyệt Hoàn Cốt.
Nói thì chậm nhưng thực ra các chiêu thế đi mau như điện xẹt, Ở vào thế nguy khốn bây giờ lại là TỔ Di Khánh vì hai ám khí đã sắp chạm vào huyệt Thực Ðậu của chàng.
Bổng hai tiếng "cạch, cạch" phát ra cùng một lúc. Một ánh loáng như chớp giật lóe lên. Cả hai mũi ám khí cùng rơi xuống. Phàn Nhất Chi đã nhảy đến gần TỔ Di Khánh, lúc này bên cạnh vẫn lão đêo theo chàng là tên A ca mặt mũi nhợt nhạt trông rất tội nghiệp.
Trên tay Phàn Nhất Chi vẫn lay động cành cây chàng bẻ làm kiếm Ở trong Ma Lâm. TÔ Tử vương toàn thân rúng động hỏi trồng:
- Tên nào đây?
A ca mau miệng hơn cả, hắn khúm núm:
- Thưa vương gia... vương gia... đây là... là...
Hắn không biết nói sao, cứ ấp úng mãi trong miệng, Phàn Nhất Chi điềm tĩnh:
- Tại hạ tình cờ được bái yết vương gia. Xin tự xưng tên: họ Phàn, tên Nhất Chi Ở Tam Dương tiêu cục.
TÔ Tử vương càng kinh ngạc, bất giác hắn lui lại một bước:
- HỌ Phàn à? Con trai của Phàn Huệ Chi tổng tiêu đầu?
- Bẩm vâng, vương gia có biết lệnh nghiêm đường?
TÔ Tử vương chưa kịp đáo sao thì lão tăng họ Diệp nóng nảy gầm lên:
- Té ra TỔ thiếu chủ có mang theo trợ thủ đến đây?
TỔ Di Khánh mỉm cười:
- Không dám. Vị bằng hữu này vãn sinh mới gặp lần đầu còn chưa biết tên sao gọi là trợ thủ được?
Lão tăng:
- Thế sao y dùng Liên Xuyên Pháp cứu thiếu chủ?
Thì ra lão tăng đã nhìn thấy chàng dùng kiếm gỗ theo chiêu pháp trong Huyền Công kiếm pháp đánh rơi hai ám khí của TÔ Tử vương.
TÔ Tử vương nghe lão tăng họ Diệp nói đến ba chữ "Liên Xuyên Pháp" sắc mặt hơi biến đổi, hấp tấp hỏi:
- Liên Xuyên Pháp làm gì có Ở đây? Pháp môn này chỉ có Ở Thiên Trúc do thượng thừa tổ sư BỒ Ðề Lan Nhã mật truyền thôi.
Lão tăng thở dài:
- TỔ sư BỒ Ðề Lan Nhã ba trăm năm trước vào Trung Nguyên rồi bí mật mất tích, chính bần tăng còn chưa tra xét được nguyên nhân do đâu, Ở Thiên Trúc bây giờ cũng không có ai còn biết Liên Xuyên Pháp cả.
TÔ Tử vương sốt ruột:
- Tiểu tử! HỌ Phàn với vương gia không có quan hệ gì, hôm nay tiểu tử vào đây có việc chi?
Phàn Nhất Chi nhớ lại những lời đối đáp mình nghe trộm được trong Ma Lâm, cười gằn:
- CÓ phải thực không quan hệ gì không? Sao tại hạ nghe nói vương gia vừa đoạt Càn Khôn Yếu Quyết của gia nghiêm trong đêm nọ khi đoàn bảo tiêu đi ngang qua Giang Nam?
TÔ Tử vương hơi tái mặt:
- Ai bảo ta đoạt Càn Khôn Yếu Quyết?
Cùng với lời nói gã xuất chiêu, thân pháp như con đại bàng vọt lên cao theo thế Dực Ðiểu Hoành Vân chụp tráo xuống đầu Phàn Nhất Chi.
Phàn Nhất Chi điểm liên tiếp mười mũi kiếm gỗ lên không hóa giải chiêu pháp của TÔ Tử vương bắt buộc gã phải thu tráo hạ thân xuống, thân pháp của gã đã hạ xuống sát bên Phàn Nhất Chi nhưng khi còn Ở lơ lững trên không trưng, gã đã kịp rút kiếm, chân gã vừa chạm đất gã chém liền hai đường liên tiếp theo thế Ðồng Tử Hiến Hoa, kiếm dí vào hai huyệt Kiên Ngang trên vai Phàn Nhất Chi. Chàng không chuyển động thân mình nhưng kiếm gỗ biến liền cũng hai thế nhanh như chớp xẹt đang là Bát Vân Kiến Nhật giữa chừng biến thành Ðại Sư Ðiểm Ðầu đánh vào hai tử huyệt Thái Dương của TÔ Tử vương đang để lộ. Vì thân hình chưa đặt vững trên đất nên TÔ Tử vương phải cấp tốc thu kiếm lại bảo vệ quanh đầu.
Kiếm dắt và kiếm gỗ chạm nhau, TÔ Tử vương đinh ninh cành cây làm kiếm trên tay chàng ít nhất cũng bị chặt ngang, không ngờ chính hổ khẩu của gã đau thốn cơ hồ không cầm nổi kiếm, thân ảnh bắt buộc lui lại xuống Trụ Tấn mới đứng vững. Lão hít hà:
- ôi chà! Tiểu tử nội công thâm hậu thật! Dám đùa giỡn với tiểu vương gia!
Thực ra lão lầm. Nội công của Phàn Nhất Chi chăng có gì đáng gọi là "thâm hậu' chỉ vì chàng đã cố dồn hết mười thành công lực vào kiếm gỗ, nếu đánh tiếp vài chiêu nữa ắt chàng không thể đối phó.
Nên biết, Phàn Nhất Chi chưa hề được truyền thụ nội công tâm pháp.
Một năm qua, tình cờ bị nhốt trong Ma Lâm, chàng chỉ chuyên tâm học kiếm pháp cũng đã hết thì giờ, vả lại, đâu có chân sư nào chỉ dạy cho chàng nội công?
Huyền Công kiếm pháp tuy ảo diệu nhưng chủ về phần quỷ dị chứ không chủ về nội công chính tông nên lúc này nếu TÔ Tử vương biết được nhược điểm ấy cứ tấn công liên tiếp ắt Phàn Nhất Chi không thể nào đối địch.
Nhưng TÔ Tử vương và lão tăng họ Diệp đều không biết điều đó, bị hóa giải chiêu kiếm một cách chớp nhoáng, TÔ Tử vương hoảng hốt lui lại kêu lão tăng họ Diệp:
- Diệp Bác Quần lão huynh! Hai tiểu tử này không phải tầm thường, chúng ta phải áp dụng VÔ ảnh La mau thôi!
Vừa dứt lời thân ảnh của gã vọt vào trong chính điện rồi khoảnh khắc biến đâu mất. Lão tăng Diệp Bác Quần theo bén gót của gã tiểu vương gia cũng biến mất cùng lúc với hai tên tiểu đồng cầm lọng cũng không còn thấy đâu nữa.
TỔ Di Khánh ung dung bảo Phàn Nhất Chi:
- Ða tạ huynh đài cứu mạng. Chúng ta hãy theo tên tiểu vương gia này xem sao!
Phàn Nhất Chi quay lại tìm A ca nhưng cả hắn cũng biến dạng lúc nào với tên gọi là Lạp Gia Tam Tuyệt.
Chỉ còn trơ lại TỔ Di Khánh và Phàn Nhất Chi.
Chàng gật đầu:
- ừ! Thì vào thử xem!
Không có ai cả. Chính điện trống trải và tuyệt không thấy một bóng người. Phàn Nhất Chi đạp chân lên tấm thảm Ba Tư có màu tía thêu hoa văn rất đẹp, chàng vừa định cất tiếng gọi TÔ Tử vương thì một tiếng động rất lạ âm vang đâu đây rồi đột nhiên cả nền tấm thảm như bị lọt hẫng vào khoảng không.
Phàn Nhất Chi và TỔ Di Khánh cùng rơi xuống một căn hầm tối om, bên trên giọng nói khàn đục của tên tiểu vương gia gọi họ TÔ Tử cất lên xen giữa giọng cười của lão tăng họ Diệp:
- Tiểu tử đã lọt vào VÔ ảnh La rồi. Hãy cố Ở đó mà chờ ta qua Thiên Trúc tìm Ðảo Vũ chân nhân về đã!
Câu nói ấy của TÔ Tử vương khiến chàng biết chắc gã tiểu vương gia đây nắm giữ Càn Khôn Yếu Quyết của gia tộc chàng vì chàng còn nhớ như in chi tiết trang ba với lời dặn dò: "Qua Tây Trúc tìm Ðảo Vũ chân nhân" nhưng TỔ Di Khánh thì không hiểu gì cả, họ TỔ hỏi vào tai chàng:
- Gã tiểu vương gia nói vậy là có ý gì? Không lẽ chúng ta phải Ở dưới này mười năm chờ gã qua Tây Trúc trở về ư?
Phàn Nhất Chi thở dài:
- Tại hạ cũng không biết sao. Huynh đài có phương cách gì thoát khỏi nơi đây?
RÕ ràng TỔ Di Khánh mệnh danh là Cái bang thiếu chủ có kinh nghiệm giang hồ nhiều nên im lặng suy tính một lúc rồi mới đáp:
- Bây giờ chỉ còn một cách phát được tín lệnh đến Cái bang của ta may ra ta mới thoát khỏi nơi này được.
Căn hầm tối mờ mờ vì vẫn còn chút ánh sáng lọt vào khung của một song cửa nho nhỏ nằm tận trên cao. TỔ Di Khánh chép miệng:
- Ta ân các hạ vừa cứu mạng, rất tiếc chưa có dịp trả ân.
Phàn Nhất Chi gạt đi:
- Cùng chung hoạn nạn, kể gì ân và nghĩa, huynh đài có bao giờ nghe đến Càn Khôn Yếu Quyết?
TỔ Di Khánh đáp:
- CÓ nghe. Té ra các hạ lặn lội vào Tử Chiêm viện này là vì việc ấy ư?
- Chính phải. Tại hạ nghe Càn Khôn Yếu Quyết lọt vào tay TÔ Tử vương nên muốn gặp hỏi cho ra lê.
- Vừa nghe khẩu khí của TÔ Tử vương thì chuyện các hạ nghe quả là đúng sự thật, nhưng ta lấy làm lạ, tại sao gia tộc các hạ có Càn Khôn Yếu Quyết mà dường như các hạ chưa biết gì về nội công?
Phàn Huệ Chi gật đầu:
- Huynh đài nói đúng, rất tiếc nhà có Phật vàng mà ta không biết, bây giờ có hối cũng muộn rồi.
TỔ Di Khánh lưỡng lự một chút rồi nói:
- Ðể đền ơn các hạ cứu mạng và để qua thời giờ trong gian ngục thất, ta xin truyền ấn quyết nội công cho các hạ, các hạ có bằng lòng?
TỔ Di Khánh kéo Phàn Nhất Chi ngồi xuống, chàng đọc nho nhỏ khẩu quyết nội công chính tông cho chàng nghe, hướng dẫn chàng cách điều tức dưỡng thần, thậm chí còn truyền công giúp chàng đả thông các kinh mạch.
Cứ mỗi buổi đến giờ cơm là có một tên gia nhân mở mấy song sắt trên cao thả dây xuống cho hai người hai phần lương thực như nhau. Thì ra gã tiểu vương gia đối xừ với hai chàng không đến nỗi tệ, cơm tuy không phải là ngon nhưng cũng có thể tạm nuốt một cách dễ dàng trong hoàn cảnh này, chỉ có điều đáng phàn nàn là tuy có cả thịt cá nhưng không hiểu sao rất thi êu rau tươi.
Một hôm nhai trệu trạo miếng cơm sấy với thịt rừng sấy khô, TỔ Di Khánh than:
- Nuốt mãi thứ thịt nai khô này hôi quá, các hạ có thấy sức lực chúng ta ngày thêm suy bại chứ?
Vì câu hỏi này, Phàn Nhất Chi sực nhớ tới mấy cây Thiên Chi Thảo nằm trong áo chàng, chàng vội lôi ra:
- Huynh đài có biết loại nấm này không?
Chàng gọi là "nấm" vì tuy tên gọi là "thảo" (cỏ) nhưng quả tình hình dạng chúng không khác gì cây nấm hoang. Duy có điều chúng Ở trong ngực áo chàng quá lâu nên cũng đã queo quắt. TỔ Di Khánh chăng suy nghĩ gì lâu:
- Hay quá! Ta chăng biết là nấm gì, nhưng cứ ăn kèm với cái thứ thịt sấy khô có lẽ cũng ngon đấy!
TỔ Di Khánh bẻ liền một cây vào miệng nhai ngon lành xong khen ngợi:
- Ngọt lắm đấy! Các hạ cứ ăn thử xem!
Phàn Nhất Chi làm theo lời TỔ Di Khánh.
Cả hai ăn hết mấy cây Thiên Chi Thảo trong nháy mắt, họ TỔ còn tấm tắc - Phải chi ta có loại nấm này nhiều hơn nữa thì đỡ biết bao!
Một lúc sau cả hai mới thấy di hại của loại thảo mộc hoang dã ấy.
TỔ Di Khánh bị phát tác trước tiên, bụng đau như vặn và mồ hôi toát ra ướt đẫm cả lưng áo. HỌ TỔ luôn miệng rên rỉ:
- Lục phủ ngũ tạng ta hình như nát như tương tất cả. Các hạ có cảm thấy thế không?
Không hiểu sao Phàn Nhất Chi không cảm thấy đau đớn thái quá như TỔ Di Khánh, chàng chỉ thấy bụng hơi ngấm ngầm đau nhưng vẫn có thể chịu đựng được , chàng thật thà đáp:
- Chúng ta cùng Ở một nơi, ăn một thứ, cớ sao huynh đài lại trúng độc còn tại hạ lại không? Huynh đài thử vận công lực đợi xem sao?
TỔ Di Khánh tuy đã yếu lả nhưng cũng cố ngồi kiết già vận điều công phu. Khoảng hơn một khắc họ TỔ đã không còn cách gì chịu nổi, đành ngã vật xuống nền đất:
- ôi ối chết ta rồi... các hạ... ta trúng độc nát hết lục phủ ngũ tạng rồi... các hạ có cách nào gọi TÔ Tử vương được không?
Chàng rất muốn chiều ý TỔ Di Khánh nhưng biết rằng chỉ là Vô vọng vì dưới tầng sâu này tiếng nói người không thể nào vọng lên tới bên trên được, chàng cố trấn an:
- Huynh đài cứ yên tâm điều khí, có lẽ đến giờ cơm sắp tới chúng ta mới gọi TÔ Tử vương được.
Người của TỔ Di Khánh lạnh ngắt:
- Không... không... càng điều khí ta càng cảm thấy đau đớn khôn tả, các hạ... các hạ... nếu ta chết, các hạ nhớ báo thù cho ta...
- Nhưng tại hạ biết huynh đài có oán thù với ai?
Hơi thở của TỔ Di Khánh rất mệt nhọc:
- Tiểu vương gia TÔ Tử Kiệt là kẻ thù không đội trời chung với thân phụ ta, để rồi ta sẽ kể cho các hạ câu chuyện...
HỌ TỔ ngưng lại vì hình như cơn đau mới lại đến vặn thắt trái tim khiến không nói nên lời, một lúc chàng ta thở dốc:
- Ta sắp chết... không hiểu tại sao... hừ... xưa kia TÔ Tử Hồng là thân phụ của TÔ Tử Kiệt đã đoạt mất người mẹ kế của thân phụ ta để học Cái Bang Di Công khiến bà phải cắn lưỡi tự ải và khiến thân phụ ta thành kẻ suốt đời điên loạn, ta tìm TÔ Tử Kiệt để rửa nhục cho phụ thân... không ngờ... không ngờ...
Miệng TỔ Di Khánh như muống rống lên một tiếng lớn nhưng không còn đủ sức lực nữa, mắt của chàng đã lạc thần.
Phàn Nhất Chi cố hỏi:
- Thế TÔ Tử Hồng không học được Cái Bang Di Công ư?
Bên mép của TỔ Di Khánh ứa ra một ngụm máu đen đặc sệt:
- Không... đời nào nhà ta chịu mất Cái Bang Di Công vào tay người, nhưng bây giờ... bây giờ... ta sắp chết rồi... ta tặng các hạ Cái Bang Di Công để tạ ân đã cứu ta lúc nãy... các hạ hãy lấy cái quạt bồ phiến của ta.
Phàn Nhất Chi thở dài:
- Huynh đài... dù cho tại hạ học được Cái Bang Di Công cũng Vô ích thôi hôm nay tại hạ không trúng độc nhưng biết có thoát khỏi cái VÔ ảnh La này của TÔ Tử vương tên Kiệt ấy chăng?
Chợt nhớ ra một điều, chàng vội vàng rút tờ giấy viết mấy chữ thủ bút giả của cha chàng đưa cho TỔ Di Khánh:
- Huynh đài có biết tự dạng thủ bút này là của ai không?
Mắt TỔ Di Khánh đã lạc thần:
- Chàng cố xoay người để họ TỔ nhìn kỹ tờ giấy, đột nhiên mắt họ TỔ như hơi sáng lên:
-à à ái chà...là của...là của...
Miệng chàng ta cứ ấp úng không ra câu nào nữa cả vì thân hình đã lạnh cứng. TỔ Di Khánh chết mà không để lại một lời.
Phàn Nhất Chi vừa buồn bã, kinh dị vừa tự giận mình sao lại không sớm đưa cho TỔ Di Khánh coi tờ giấy vì dường như họ TỔ đã nhận ra bút tích người viết mấy hàng chữ giả chữ của phụ thân chàng.
Chàng ngậm ngùi lật xác của TỔ Di Khánh lên theo di ngôn họ Tổ, chàng gỡ bàn tay lạnh ngắt nắm cứng lấy chiếc quạt bồ phiến.
Khi chết chắc họ TỔ đau đớn lắm nên bàn tay cứ ghì lấy chiếc quạt, một lúc chàng mới gỡ được năm ngón tay bấu cứng ấy ra. Chàng mang chiếc quạt đưa ra chỗ ánh sáng rọi vào từ mấy song cửa nhỏ xíu. Trên ấy viết nguyên bài ấn quyết của Cái Bang Di Công và dưới bài ấn quyết bằng loại mực đen nhánh chàng mờ mờ đọc rõ một chữ "Mậu' viết bằng móng tay chìm hằn xuống. Chữ "Mậu' này rõ ràng là mới viết vì nó đè lên cả hàng chữ Cái Bang Di Công và cũng là chữ viết dỡ dang vì nét chấm cuối cùng (chữ Hán) chưa kịp hoàn tất.
Phàn Nhất Chi chợt tỉnh ngộ.
Hay là TỔ Di Khánh đã trả lời câu hỏi cuối cùng...
[thiếuhaitrangi21. 122] tình không biết: trái lại kẻ nào không học nội công mà ăn nhằm loại Thiên Chi Thảo này tự nhiên thêm phần công lực như đã trải qua ba năm tập luyện.
Phàn Nhất Chi may mắn nằm Ở trường hợp sau, nhưng chàng chưa tự biết.
Loại Thiên Chi Thảo này vốn là loại cây độc mọc hoang trong khu Ma Lâm cả ngàn năm nay rất ít ai biết. Nếu có ai Vô tình biết cũng không dám hái về ăn vì từ đời này truyền cho đời nọ ai cũng biết đó là loại độc dược không dại gì đụng đến chúng.
Diệp Bác Quần ra lệnh cho gia nhân kéo xác TỔ Di Khánh lên khỏi miệng hầm, Phàn Nhất Chi thăm dò:
- Lão tăng, việc này không bẩm báo với tiểu vương gia ư?
Diệp Bác Quần khẽ "hừ" một tiếng:
- Tiểu vương gia qua Tây Trúc rồi, biết bao giờ mới về mà bẩm báo?
- Thế... thế... vãn bối cũng phải Ở dưới này đợi tiểu vương gia trở về nữa ư?
Lão tăng phất tay bỏ đi sau khi nói:
- Chứ còn gì nữa! Ðương nhiên tiểu tử phải Ở dưới đó chờ tiểu vương gia trở về sẽ quyết định Từ khi có việc ấy xảy ra, Phàn Nhất Chi chắc chắn mình sẽ còn phải Ở dưới bốn bức tường này lâu dài nên chàng đem Cái Bang Di Công chép trên chiếc quạt do TỔ Di Khánh để lại ra học thở hít nội công thổ nạp. Ðây là ấn quyết của Cái bang Trung Nguyên, tuy rất khó học nhưng vì chàng cũng có học qua Huyền Công kiếm pháp nên dần dần những chỗ gút mắt chàng đều tự giải khai.
Mỗi ngày mắt đều nhìn vào bài Cái Bang Di Công có chữ Mậu đè mờ mờ bằng móng tay lên trên nhắc nhở luôn cho chàng biết tên người oan cừu của nhà chàng.
Thế nào rồi chàng cũng phải thoát ra nơi tăm tối này.
Nhưng bằng cách nào?
Phàn Nhất Chi đang nằm mơ màng sau một buổi luyện công mệt nhọc bỗng nghe có tiếng huyên náo như vọng về từ xa rồi tiếng quát rất lớn bằng công phu Truyền âm Nhập Mật đến trăm dặm còn nghe:
- TÔ Tử Kiệt! Lưỡng Long Thần Châu đến đòi nợ đây!
Một tiếng ầm rất lớn vọng xuống như tiếng vật nặng rơi đổ. Tiếng quát của Lạp Gia Tam Tuyệt:
- Lão nhân gia, chủ nhân Tử Chiêm viện vắng mặt, xin lão nhân gia dừng tay.
Liên tiếp là những tiếng "ầm, ầm" rất lớn nữa rồi tiếng đỗ vỡ. Bỗng có tiếng nói trầm trầm:
- Nhị vị lão nhân! Bần tăng đã có lời cảnh cáo! Nếu nhị vị lão nhân không tin chuyện TÔ Tử vương vắng mặt thì cứ việc lục xét chứ sao lại đập phá như thế?
Một giọng Hán hơi cứng:
- Chúng ta ngờ TÔ Tử Kiệt cố tình lánh mặt. Long Dực đệ, hãy đi lùng khắp Tử Chiêm viện cho ta!
Lạp CỔ Lan đánh sợi đuôi sam vào mặt người được gọi là Long Dực.
Long Dực đợi sợi đuôi sam đến gần trảo công mới xuất bấu liền vào đầu tóc y xuống tấn hét lớn:
- HỌ Lạp lộng hành Ở Mãn Châu thì được! Nhưng trước mặt Lưỡng Long Thần Châu thì không được!
Giọng Hán của Long Dực cũng ngọng nghịu không kém gì người sư huynh. Có lẽ cả hai đều không phải là người Hán tộc Trung Nguyên?
Lạp CỔ Lan thu tóc về nhưng chiêu trảo công của Long Dực rất kỳ lạ, như đã dán chặt vào đuôi tóc của hắn, hắn không sao thu về được. Long Dực hú lên một tiếng dài, một chân y đặt lên bực thềm còn một chân hơi cong xuống, y vận kình lực nhấc bổng Lạp CỔ Lan lên bắt đầu xoay tít.
RÕ ràng Lạp CỔ Lan đã Ở vào thế hạ phong vì nếu bị đối phương nắm tóc xoay như thế này, hắn không thể nào thi triển đệ nhị, đệ tam tuyệt được nữa.
HỌ Lạp không dám chậm trễ, chiếc áo chân đang mặc trên thân hắn bỗng thoát ra chụp xuống đầu Long Dực. Chiếc áo này vốn được dệt bằng thứ lụa rất lạ lùng Ở Mãn Châu, tuy nhìn rất mềm nhưng thực thì đao kiếm chưa chắc đã đâm thủng nó được. Chiếc áo vừa chụp xuống tưởng như đã quấn lấy đầu Long Dực nhưng Long Dực này thân thủ rất kỳ lạ, y nghiêng đầu tránh rồi nhún thân một cái cả người lật ngược, đầu cắm xuống đất bung Lạp CỔ Lan ra xa.
Lạp CỔ Lan bây giờ trên tay múc vùn vụt chiếc áo còn Long Dực thì chổng ngược đầu đánh bằng đôi cước như hai cây cột chống trời. Cước pháp của Long Dực lợi hại không kém gì quyền pháp. Chân y có vận một đôi hài bằng thứ tơ dệt thô trông rọ những đường hoa văn quay tít tấn công Lạp CỔ Lan.
Y chỉ nhún tay hai cái người đã đến sát bên người họ Lạp, cước trái đá ngoặt từ trên xuống nhằm huyệt Thừa Thấp còn cước phải đá tạt ngang nhằm huyệt Thính Hội. Lạp CỔ Lan lắc cổ quấn sợi đuôi sam quanh đầu nhưng thực ra để hóa giải hai huyệt đang bị tấn công. Hắn không chú ý phần hạ thân nên đã bị Long Dực điểm trúng vào huyệt Túc Tam Lý đau thốn tới óc, họ Lạp đổ xuống và một lần nữa người Long Dực bật dậy, y chộp lấy đuôi sam của Lạp CỔ Lan định quay tít.
Lão tăng Diệp Bác Quần ra tay, lão gầm lên:
- Thí chủ, xin dừng tay!
Thân pháp lão như ngọn gió quất vào ngang hông Long Dực, áo cà sa đã áp sát đối phương, tà áo rộng lồng lộng bay lên chân đứng thủ pháp của Long Dực lại.
Long Dực lùi một bước, gọi sư huynh:
- Long Tán sư huynh! Trị tội lão tăng này chứ?
Người thứ hai là sư huynh của y, biệt hiệu Long Tán trầm tỉnh lắc đầu:
- Chúng ta đến đây để tìm TÔ Tử Kiệt chứ không phải tỉ thí võ công với hai vị này. Sư đệ! Hãy lục soát Tử Chiêm viện đi!
Diệp Bác Quần nghe lời lê Long Tán ra vẻ không lý gì đến sự có mặt của lão lửa giận tím gan, di thân chân ngang cửa chính điện:
- Nhị vị! Bần tăng rất tiếc đã bảo chủ nhân TÔ Tử vương vắng mặt mà nhị vị chưa chịu tin. Nếu muốn lục soát phải qua ải của bần tăng đây!
Lời chưa dứt sợi dây vòng khoeo kim loại của lão đã mổ vào giữa mặt Long Tán.
Trong tay Long Tán hoàn toàn không cầm một vũ khí nào cả, mặt y vẫn lạnh như tiền dơ thăng cánh tay cho sợi dây quấn vào. Thế là hai đầu dây có hai người giữ, một bên là lão tăng Diệp Bác Quần, một bên là Long Tán.
cả hai trầm thân xuống tấn. Nội công của lão tăng Tây Vực và Long Tán đều xuất từ một nguồn gốc nên sợi dây bị kéo căng ra, các vòng khoeo liên tiếp bị kéo dán đến độ sắp bức hắn.
Hiển nhiên hai người đang tỉ thí công phu kình lực vì chỉ qua một khắc, viên gạch dưới chân Diệp Bác Quần nứt "tách" một tiếng chứng tỏ nội công của lão tăng phải dồn xuống hết hạ thân mới trụ vững, còn gương mặt của Long Tán vẫn bình thản ôn nhu chứng tỏ bản lãnh hơn hắn. Khí trắng trên huyệt Bách Hội của lão tăng bắt đầu toát ra trong khi ấy sư đệ Long Dực đã thoát vượt vào cửa trong chính điện.
Lạp CỔ Lan lo sợ cho lão tăng Diệp Bác Quần không ngăn cản nổi Long Tán, vội vàng trợ sức bằng cách di thân nhẹ nhàng đến cạnh Long Tán đánh một chiêu liên hoàn bằng "phát thức" vào ba nơi thượng, trưng, hạ của người Long Tán buộc y thu nội kình về.
Phàm dù kẻ võ học đại gia đang phát nội kình mà thình lình bị đánh lén rất dễ thọ thương vì kình lực bị phát tán và đang tập trưng tinh thần vào một mục tiêu.
Long Tán là một trường hợp lạ lùng.
Khi sợi tóc đuôi sam của Lạp CỔ Lan đánh tới mười mươi trúng mục tiêu rồi bỗng hắn nghe như có cảm giác mình đánh vào khoảng không trống rỗng, nội lực của Long Tán tỏa ra chung quanh chứ không tập trưng vào một điểm nào đẩy đuôi sam của hắn quật trở lại mạnh đến nỗi nếu hắn không chuyển thân mau đã bị đuôi tóc đập vào mặt rồi.
Lạp CỔ Lan càng lạ lùng vì nếu nội lực của Long Tán tỏa ra chung quanh làm sao vẫn đối phó được với nội lực của lão tăng Diệp Bác Quần và buộc lão tăng phải ấn thân xuống nền gạch mới đứng vững. Nếu thực vậy thì không lẽ nội công hỏa hầu của Long Tán là Vô tận?
Toàn thân Long Tán hơi rung lên đột ngột, sợi dây khoen kim khí phát lên một tiếng đứt rời ra, hàng trăm vòng khoen sắt rụng lả tả lăn dưới đất vung vãi khắp nơi. Diệp Bác Quần mồ hôi ra ướt sũng cà sa phải lùi lại có đến năm bước dựa lưng vào thân một tàng cổ thụ trồng trong sân mới đứng vững. Lão bất giác buột miệng:
- Khâm phục! Khâm phục! Nội công của các hạ phải nói là giang hồ tuyệt thế!
Gương mặt Long Tán vẫn thản nhiên, y chậm rãi quay lại Lạp CỔ Lan:
- Lạp CỔ huynh bằng lòng cho ta vào Tử Chiêm viện chứ?
Y hỏi câu này là thừa vì lúc ấy sư đệ của y là Long Dực đã lùng sục khắp chính điện trở ra. Long Dực báo liền:
- Sư huynh! Tiểu đệ quả không thấy TÔ Tử Kiệt Ở đâu!
Nhìn thấy sư đệ và không đợi Lạp CỔ Lan nói gì, Long Tán bước lên thềm chính điện.
Lạp CỔ Lan liếc nhìn lão tăng Diệp Bác Quần mềm rũ bên cạnh gốc tùng, tự biết mình không đủ sức ngăn cản đành im lặng để Long Tán tiến vào.
Long Tán hấp tấp hỏi sư đệ:
- Sư đệ đã xem xét CỔ Phật Lâu Ở phía sau viện chưa?
Long Dực hơi ngẩn người:
- CỔ Phật Lâu à? Tiểu đệ tưởng... tưởng...
Long Tán vượt thân tới trước.
Ðám gia nhân Tử Chiêm viện chạy tan tác khắp nơi vì hai sư huynh đệ Lưỡng Long Thần Châu lục tung khắp nơi trong viện truy tìm TÔ Tử vương nhưng ai nấy rất yên tâm vì chắc chắc TÔ Tử chủ nhân không có mặt trong viện ngày hôm nay.
Long Dực vượt qua một khoảng sân nhỏ trồng la liệt hoa kiểng, loại nào cũng bé li ti bằng nắm tay người lớn trồng trong những chậu cũng be bé xinh xinh Long Tán liền đi theo sau người sư đệ.
Ðột nhiên khi Long Dực đang cúi xuống nhìn một tàn cây mọc sau một hòn giả sơn, Long Tán phát nhẹ tay áo, trong tay ông ta nắm gọn một vòng khoen kim khí như vòng khoen từ dây sắt của lão tăng Diệp Bác Quần sử dụng lúc nãy. Long Tán kinh ngạc:
- CÓ gian nhân nào đó dùng vật này làm ám khí tấn công chúng ta.
Long Dực ngó dung một lượt khắp sân:
- Không có bóng người nào cả, theo ý sư huynh thì sao?
Long Tán trầm ngâm:
- Hướng đi của vòng khoen là hướng này, sư đệ hãy theo ta.
ông bước tới vài bước, phát hiện sợi dây thừng vẫn dùng đưa cơm nước xuống căn hầm cho Phàn Nhất Chi hàng ngày, Long Dực la lên:
- CÓ một cửa sổ nhỏ Ở đây, sư huynh, phải chăng đây là căn hầm bí mật?
Long Tán quan sát một lát rồi trầm giọng xuống hầm:
- TÔ Tử Kiệt trốn Ở dưới đó ư? CÓ Lưỡng Long Thần Châu đến đòi nợ đây Phàn Nhất Chi lên tiếng:
- Nhị vị ân nhân! Tại hạ bị TÔ Tử Kiệt giam giữ dưới đây! Xin nhờ nhị vị cứu lên!
Long Dực lùi lại, hơi trố mắt:
- Không phải là TÔ Tử Kiệt, sư huynh...
Long Tán ngắt lời:
- Kẻ thù của TÔ Tử Kiệt tức là bạn của ta, sư đệ hãy đưa dây xuống cho y lênđi.
Long Dực đã phát hiện nắp hầm, vâng lời sư huynh, sợi dây thừng được quăng xuống và trong nháy mắt Phàn Nhất Chi đã nhảy vọt lên.