watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mười Hai-Phần 3 - tác giả Lưu Thị Lương Lưu Thị Lương

Lưu Thị Lương

Phần 3

Tác giả: Lưu Thị Lương

Số đứa được cho đi trình diễn thời trang chỉ có bảy, thiếu một thằng để đủ cặp. Thy nói ra một cái tên.

- Thằng Phong có hai cái răng nanh chó, cười cũng có duyên lắm. Học kỳ một, nó cộng được 6.4. Chắc là được duyệt.

Lớp trưởng vội vàng trình lên chủ nhiệm qua điện thoại, lập lại nguyên văn câu nói của Thy nhưng chỉ có phần học lực, còn mấy phần kia không dám bàn thêm. Chủ nhiệm ừ ừ.

Vậy là xong. Bây giờ lo kiếm quần áo. Còn tập đi tập đứng tập quẹo cua nữa chứ.

Lớp trưởng Phụng nhắc mãi câu dặn dò mệnh lệnh " Phải kín đáo, nghiêm túc ". Biết mặc gì đây? Kín mít, nghiêm chỉnh chỉ có áo dài là đạt yêu cầu nhất. Cổ cao, tay dài, áo lá, quần dài chấm đất, chỉ hở mười ngón tay với cái mặt thôi. Nhất trí nữ mặc áo dài nhé. Còn nam thì sơ mi cài măng - sét, thắt cà - vạt, cũng kín cổng cao tường luôn. Giao cho Thị Thủy đi năn nỉ mượn đồ, nó có gốc, quen nhiều người có áo xịn.

Thy hoan hô hăng nhất vì nó có tật lùn bẩm sinh. Mặc áo dài, mang thêm guốc một tấc hai, quần dài che mất dấu, đâu ai biết là cao giả hiệu. Được đó, Thị Thủy đi vay mượn gấp rút lên.

Vì vậy phải đổi cặp.

Minh Phương - Phụng: cặp già nhất (mặt nhăn, lưng còng).

Khoa - Bích Ngọc: cặp xứng đôi vừa lứa nhất.

Tuấn Anh - Thư: cặp kinh dị nhất (mập quá - ốm quá).

Phong - Thy: cặp quý hiếm nhất - Gương vỡ lại lành.

Bởi đầu đuôi câu chuyện như vầy.

Chỗ Phong ngồi ngay trước mặt Thy. Bữa học văn đến bài có nhân vật tên Sô - kô - lốp, cả lớp bèn có ý kiến.

- Tên gì khó nhớ quá. Đổi lại thành sô-cô-la cho dễ đọc.

Phong cao hứng giơ tay hỏi:

- Thưa thầy. Ông Sô-kô-lốp có bà con với sô-cô-la không ạ?

Câu trả lời là: ghi sổ đầu bài cái tật phát biểu linh tinh. Thy đang cầm cây viết chì bấm, tiện tay xỉa xỉa vô lưng Phong, ý chê trách nó đã làm lớp mất điểm. Không ngờ lúc đó Phong lại ngả lưng ra sau để dựa. Nghe " tích " một cái. Phong kêu ái úi om xòm. Nguyên khúc đầu viết chì đâm xuyên qua áo, dính chặt trong thịt luôn. Phong kêu cứu ầm ĩ, chẳng nghĩ đến chuyện bị ghi sổ đầu bài nữa. Lớp vừa cười ỏm tỏi vừa um xùm bàn cách lấy " cái dằm " ra. Thầy Văn cũng hơi bị hết hồn, nên bỏ qua không ghi thêm tội " lớp ồn " nữa.

Thy mới là người sợ nhất. Ra chơi, Thy lôi Phong xuống phòng y tế, xin cô y tế " mổ " cho nó. Cô y tế mổ thật. Phong ngồi giơ lưng ra, tay ôm chặt lưng ghế, vừa vặn vẹo vừa úi ái vừa cười mà chảy nước mắt vì đau.

Thy vừa nhìn lưỡi dao lam đào bới khoét lỗ trên da thịt bạn, vừa xin lỗi luôn mồm.

- Thy không cố ý mà. Phong biết mà. Để lát nữa, Thy đền một đĩa nui xào trứng.

Phong rên rỉ :

- Thôi ăn thứ đó độc lắm. Có hại.

- Hại gì hả?

- No chớ sao. Á đau. Đau !

Đau là vì Thy nhéo nên Phong ẹo một cái và bị lưỡi lam rạch thêm một đường không cần thiết, bên cạnh vết thương đang rỉ máu đỏ lòm. Cô y tế quát đuổi Thy ra ngoài. " Học trò gì mà vừa phá vừa dữ quá vậy? ".

Sau vụ đó, Phong không giận Thy (nó nói vậy). Nhưng Thy cứ thấy không yên lòng thé nào. Sẵn dịp mặc quần áo đẹp này, Thy mới " tiến cử " Phong, với ý định là giúp bạn làm việc tốt. Phong sẽ được chủ nhiệm khen thưởng vì có đóng góp cho phong trào chung của lớp. Phong sẽ được thi thố tài năng (nếu có). Vân vân và vân vân, nếu còn gì gì nữa mà nó có sẵn trong người. Không dè, Thy phải sánh vai sóng bước với Phong. Bởi vậy mới có cái tên đặt là cặp quý hiếm nhất.

Buổi thi đấu diễn ra, lớp thành công gần rực rỡ.

Đến giờ chót, lịch xếp đổi mục biểu diễn thời trang học đường lên đầu, cho mát. Chủ nhiệm bị học trò níu kéo đi kéo nài ban giám khảo, xin được lùi đến mục cuối cùng. Lý do: làm đầu chưa kịp.

Nên khi xuất hiện, cả bọn đã gây xôn xao dư luận liền.

Bốn cái áo dài đồ hiệu, thướt tha, lạ mắt và sang trọng. Cái thì năm sáu tà. Cái thì hai ba màu sắc. Đầu bới lên, ghim kẹp như quý bà mệnh phụ phu nhân. Mặt mũi tô hồng tô tím. Bước đi yểu điệu như người mẫu thứ thiệt.

Mười lăm lớp còn lại choáng váng.

- Đẹp ghê !

- Già quá !

- Tụi nó bỏ tiền ra mướn người dạy, thuê đồ xịn. Muốn chơi nổi mà. Lớp nó giàu có tiếng.

Thầy cô giám khảo gật gù, chụm đầu bàn tán (không nghe được).

Buổi chiều kết thúc trại, " tụi áo dài " được trao giải ấn tượng. Lúc đó chủ nhiệm mới chịu cười nguyên miệng. Tụi lớp kể lại :

- Hồi mà mấy bây lượn qua lượn lại trên sân khấu, khó mà diễn tả thái độ, tình cảm lắm. Đang thư giãn bỗng nhăn nheo. Rồi đang nhăn nhó bỗng nhếch mép cười. Hai tay chắp phía sau, môi mím mím, đầu gât gật, lắc lắc. Khó hiểu kinh khủng.

Giải ấn tượng được một trăm ngàn đồng. Và được biểu diễn thêm hai lần nữa, trước toàn trường. Hôm đi thi, chỉ có khối mười hai. Còn lần này diễn buổi sáng để khối mười coi cho biết, buổi chiều giúp khối mười một rút kinh nghiệm, sang năm sau lên lớp, biết cách mà làm cho hay.

Sau buổi biểu diễn báo cáo một tuần, chủ nhiệm kêu Thy tan học ở lại chờ để " có chuyện ".

Phòng giáo viên vắng ngắt, giọng chủ nhiệm khẽ mà vẫn vang vang.

- Em với bạn Phong có chuyện gì?

- Dạ... chuyện gì là sao ạ?

- Tụi nó đồn rùm beng. Bộ em không biết sao. Hay em giả vờ?

- Dạ chuyện đó tụi em giảng hòa rồi. Đâu có gì.

Chủ nhiệm gần như đập tay lên bàn, bực tức.

- Đâu có gì. Giảng hòa là thế nào. Giảng hòa là em với nó đưa nhau đi chơi cùng khắp, biết bao nhiêu người thấy, phải không?

Thy cố gắng thanh minh. Vừa nói vừa làm điệu bộ như những lúc bị nghi oan trong lớp.

- Dạ không hề. Em có đi với bạn Phong một lần, vô phòng y tế thôi. Còn đi chung hôm biểu diễn thì không tính.

Chủ nhiệm đứng bật dậy :

- Phòng y tế ở đâu?

Thy chỉ tay ra cửa :

- Dạ ở trường mình, dưới tầng trệt.

- Vào đó làm gì?

Thy ngập ngừng. Bây giờ mà kể là mang tội đánh nhau với bạn. Có nói dối, thì thằng Phong bị kiểm chứng cũng sẽ khai ra. Thy thường được khen trước lớp: đàng hoàng, hay giúp đỡ bạn bè. Vậy mà bây giờ... Thy cắn môi, suy nghĩ. Mặt mũi chắc là rất căng thẳng, nên chủ nhiệm quát :

- Nói mau!

Thy lắp bắp :

- Dạ. Vô để mổ...

- Ai mổ? Mổ ai?

- Dạ.. cô y tế mổ cái lưng của bạn Phong.

Thy lí nhí kể lại câu chuyện vô ý làm bạn bị thương bữa trước. Nghe xong chủ nhiệm tra hỏi tiếp:

- Không phải chuyện đó. Tôi được báo tin là em với Phong, sau vụ trình diễn thời trang thì thành bồ bịch với nhau luôn. Cô khối trưởng 12 hỏi tôi biết gì chưa, rồi kể, làm tôi muốn nín thở.

Giọng trở nên chì chiết :

- Tôi đã đoán trước mà. Tôi không ưa ba cái vụ tra gái nắm tay nhau, từng cặp diễu qua diễu lại trên sân khấu. Chắc chắn là sẽ bị xúc cảm, xúc động vớ vẩn. Rồi mơ mộng, không lo học hành. Em cứ vậy đi. Thi rớt đừng nhìn mặt tôi.

- Dạ em bị oan. Em xin thề.

- Không được thề thốt với giáo viên. Sai nguyên tắc.

- Nhưng...

Mắt chủ nhiệm nhìn thẳng vào mặt Thy, Thy chỉ muốn chùi nước mắt cho ra vẻ bi đát. Nhưng khốn thay, không nặn ra được một giọt nào cả. Thy chỉ thấy căm tức chứ không uất ức, đau khổ. Tụi lớp, mà ngay cả giáo viên chủ nhiệm cũng biết rõ. Thy chẳng hề nghĩ đến chuyện tình cảm tình kiếc bao giờ. Đứa nào bị vướng vào, Thy còn xỉ vả, còn lôi kéo nó về con đường học tập ngay ngắn. Thằng Phong đẹp trai thật. Nhưng đó là chuyện của nó, không dính dáng gì đến chuyện học của Thy. Chắc Phong cũng nghĩ về Thy vậy thôi. Bằng cớ là sau mấy bữa mặc đồ đẹp, nắm tay nhau xong thì đứa nào vẫn ngồi bàn đứa ấy. Có nói thêm gì nữa đâu.

oOo

Làm sao chứng minh rằng, chuyện Thy với Phong " có vấn đề " là tin đồn đây. Không biết ai tung tin này ra. Mà bịa đặt để làm gì mới được. Thy bị bạn bè ghét bỏ rồi sao.

Thy nhăn trán. Trong đầu cứ lục bục mấy câu hồi đó.

Chủ nhiệm đổi giọng nhẹ nhàng tình cảm :

- Em có chắc chắn là chẳng đi đâu ngoài giờ học cùng với bạn Phong không? Thử nhớ lại coi. Thông thường có lửa mới có khói. Phải làm sao, có cái gì thì người ta mới nói chứ. Đồng ý không? Về suy nghĩ kỹ rồi cho tôi biết nhé. Đừng để tôi mất lòng tin ở em.

Thy gật đầu, dạ dạ. Lòng sôi sùng sục những câu rủa xả của đứa nào mà... Lúc đó, học kỳ II đã trôi qua hơn một tháng. Sắp sửa biết các môn thi, các môn học mang sẵn thân phận không thi gấp rút dứt điểm. Còn mười phút đầu giờ ổn định lớp học để vào tiết một thì ngày càng sôi động, quắn quíu. Bởi nhà trường đã lấy nó làm giờ truy bài, kiểm tra miệng, các môn chính có thời khoá biểu hôm đó. Học như điên.

Sáng học chính khoá. Tối học thêm. Chiều phụ đạo.

Môn phụ đạo dành riêng cho mấy tay học yếu. Mỗi lớp đều đóng góp trên mười em. Đi học nườm nượp như đi hội chợ. Tốp này lết bết ra về, tốp khác lẹt xẹt đi vô. Ngay cả giờ ra chơi cũng xách cuốn tập xuống sân ngồi ghế đá. Chẳng biết có ghim được chữ nào không, nhưng xem ra muôn phần khí thế.

Buổi trưa, thư viện chật ních các huynh muội bị cấm túc. Giáo viên mặt lành lạnh như đang gác thi, giọng nói băng giá, đi qua đi lại nhắc nhở kẻ này, phê phán kẻ kia bởi tội không thuộc bài buổi sáng.

- Học có một chút xíu như vậy mà không xong. Học tới đâu quên tới đó. Chắc rớt hết quá.

Buổi trưa tan học, ở lại dò bài tiếp. Chỗ nào cũng được biến thành lớp học. Đứa chạy vù ra nhà xe giáo viên, cô dặn trước như thế. Đứa bị chặn ngay cầu thang lên xuống. Đứa được ngồi ghế đá đàng hoàng. Và trơn tru, ấp úng trả bài. Thuộc thì về. Còn ngắc ngứ thì thầy (cô) sẽ nán lại mà chờ. Đói hả? Ráng chịu ! Ai bảo làm biếng học hành. Không biết thương thầy cô thì thôi. Thầy cô cũng biết đói bụng như tất cả mọi người. Nhưng vẫn ngồi đợi được. Có chết ngay đâu mà sợ.

- Học đi. Không thuộc không về. Nghe chưa?

Chủ nhật - ngày nghỉ ngơi, xả hơi, thư giãn duy nhất trong tuần cũng cứ đi dò bài như thường. Quần áo mô - đen, xe đời mới, xe đời xưa ra vào tấp nập. Nguyên một dãy hành lang lầu một nhộn nhịp. Phòng nào phòng nấy khẩn trương tự học, tự dò, tự nguyện trả bài. Đạt mức tám tiêu chuẩn mới chính thức thoát hiểm. Nếu bảy rưỡi, tuần sau lại tiếp tục thôi.

- Nếu em thi rớt thì thầy cô cũng rụng rơi. Mấy em là học sinh, không hiểu nổi mối dây nhợ này đâu.

Dạ thôi. Hiểu làm gì cho mệt. Mà cũng chẳng có thì giờ để tò mò tìm hiểu. Trước mắt bây giờ như có hai con đường trong truyện cổ tích. Một bên hoa thơm nở, bướm sặc sỡ bay, đủ đầy ánh sáng, chim hót véo von, đường đi bằng phẳng. Còn một bên kia thì gai góc miểng chai, sâu bọ cóc nhái, đường đá gồ ghề lởm chởm, cúp điện tối thui. Muốn lựa chọn con đường nào tùy ý thích. Vì vậy, cũng giống y như truyện cổ tích, con đường hoa lá sáng tươi sẽ dẫn đến nhà phù thủy, động yêu tinh, con đường khó khăn hiểm trở sẽ tới xứ sở thanh bình, đầy đồng lúa chín.

Ai thích chơi, không thiết tha chuyện đậu rớt thì cứ việc ăn, ngủ, giải trí, học hành lấy lệ cho có, kể như đang dung dăng dung dẻ trên con đường mát mẻ.

Ai không dám chơi, từ sáng tới tối chỉ lo cắm đầu cắm cổ vào sách vở, lúc nào cũng rên rỉ " sắp thi rồi ", là đã chọn con đường lắt léo gập ghềnh khó đi.

Thy tự ví von như thế. Phong hình như cũng giống mình. Bởi vậy hơi nào để ý đến nhau mà " có vấn đề ". Nói thật ra, cũng có quan tâm lắm lắm. Nhưng chỉ để hỏi han nhau như vầy.

- Ê, Toán mấy điểm?

- Bài làm hết hông?

Rồi tập ai nấy học.

Và có một lần duy nhất, nói chuyện hơn hai câu mỗi đứa, tổng cộng là sáu câu. Phong rụt rè chạm tay vào cuốn sổ của Thy.

- Cho tui ghi lưu bút với.

- Con trai nhiều chuyện. Dẹp ! Không cho.

- Tại tui với bà có kỷ niệm chớ bộ.

- Đừng vu oan giá họa cho người ngay à nghe.

- Thiệt mà. Không cho tui ghi. Mai mốt đừng có tiếc.

- Nè. Mai phải trả lại liền. Nói xạo ở trỏng là chết với tui đó.
Mười Hai
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4