chương 4
Tác giả: Ma Văn Kháng
Quả là mặt Hứng nhác trông đã thấy hiện lên gần như tất cả tính xấu của Hứng.
Cái mặt là mặt ngựa. Hai lỗ mũi ngửa huếch. Mắt to mắt nhỏ. Tai bẹp. Miệng rộng bàm bạp như miệng cá trê. Răng trên xỉa ra bốn chiếc. Răng nanh lại bịt vàng. Thái dương có cái sẹo to bằng đồng bạc. Đỉnh đầu hói nhẵn như quả nhót. Cái mặt ấy lúc trợn trừng trợn trạc, khi ngất ngư biến hóa.
Thầy nào tớ ấy. Bạn bè giao du toàn loại đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Gã thì to trùng trục mà lấc láo nghiêng ngửa. Kẻ thì gầy xác ve, rỗ nhằng rỗ nhịt. Đến là mang theo bọc to, bọc nhỏ. Đi cũng lại túi bé, túi lớn. Lúc sầm sầm sì sì. Khi toang tác nói cười. Nói tục thì khỏi chê. Thỉnh thoảng lại có người dắt một con chó đến. Lúc ấy con Jăng rú rít như động rồ. Và băng nhạc nhà Hứng vặn hết cỡ, bọn Hứng cười nô như cuồng ngộ. Tôi không hiểu họ làm cái trò gì, chỉ thấy tơm tởm.
Cô Đại Bàng hỏi họ là người thế nào mà hôm qua đứng trò chuyện với cái Vàng Anh lại gọi nó là bé và rủ nó đi xem phim. Bà tôi bảo : ấy là cái loại vào thì bẩm bẩm thưa thưa, ra thì văng tục có chừa ai đâu.
Hôm nay thì nhà Hứng mới thật ầm ĩ. Hứng mời khách đến ăn mừng nhà mới. Từ sáng bửng đã có một phụ nữ đi chiếc Cúp đỏ đến, nheo nhéo gọi cửa và xách vào một làn đầy ụ thịt bò sống, thịt chó chín và mấy bọc thịt quay, cùng là măng miến, mộc nhĩ và hai con gà công nghiệp cao kều, mỗi con trên ba kí là ít.
Công việc nấu nướng do người phụ nữ này đảm nhận. Trạc bốn mươi, béo xệ, ngực u, tóc búi tó, mặt tròn, mũi chúc, trông y hệt mặt con cú, vẻ chua ngoa, sành sỏi, lại nói ngọng líu. Chốc chốc mụ lại vào buồng Hứng, nói tiếng lóng với nhau, bấm chí nhau, kêu eo éo.
Cỗ bàn dọn xong, khách đến để xe máy chật sân, nhưng Hứng vẫn còn ngong ngóng nhìn ra cửa. Tới lúc thấy bóng ông Luông chủ tịch phường, Hứng mới nhún chân phóng ra, mừng quýnh lên, bập lấy tay khách đưa vào nhà, rồi cao giọng :
- Xin trân trọng giới thiệu với các chiến hữu. Anh Luông kính mến, nguyên thủ trưởng cũ của tôi, nay là chủ tịch phường Ngọc Sinh này.
Rồi đưa tay chỉ đám người đã sắp vào hai mâm, Hứng hạ giọng :
- Bạn bè chí cốt của em.
Dừng lại người phụ nữ mặt cú, Hứng còn đang ấp úng thì ông Luông đã đỡ lời :
- Bồ của cậu, tớ còn lạ !
Hứng cười khắc khắc, vung tay :
- Thủ trưởng Luông muôn năm !
Người phụ nữ mặt cú phát đánh bốp vào vai Hứng :
- Hỗn vừa vừa chứ ! Báo cáo thủ trưởng, hắn là em rể em đấy ạ.
- Em rể càng hay, càng dễ !
ông Luông khoanh chân ngồi vào mâm, phán, làm nổ bùng một tràng cười khoái trá.
Hứng chạm cốc đánh kèng vào cốc ông Luông. Nhưng, ông Luông đưa tay giữ cốc lão lôi, nhăn nhăn cái trán hẹp :
- Quên chưa hỏi : cái nhà cũ thế nào ?
- Dạ, báo cáo anh, em đẩy được rồi ạ.
ông Luông gật đầu đánh khật :
- Tốt ! Cậu khá đấy !
- Dạ, tương đối thôi ạ. Bao giờ em mới bén gót thủ trưởng được ạ ?
Đút tỏm một miếng dồi chó vào miệng, ông Luông nhồm nhoàm :
- Ăn với nói ! Này, tớ dặn, phải khôn khéo một tí với mụ bôn-sê-vích ở bên cạnh này nhé. Đáo để lắm ! Tòa áo đỏ áo đen đế quốc mụ cũng không sợ đâu.
- Xin lĩnh ý thủ trưởng ạ !
Hứng giơ cao cốc nhìn quanh, rượu vào, lời bốc như lửa :
- Các chiến hữu chưa biết tài anh Luông tôi đâu. Có thể nói sáu ban võ nghệ, bảy mươi phép địa sát biến hóa, phép cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không trong Tây du ký cũng chỉ bằng ông anh tôi thôi.
- Thôi thôi mà...
- Tôi xin nói thêm. Các chú cũng chưa biết tình cảm anh em thân thiết giữa anh Luông đây và anh thế nào đâu. Có thể nói : không từ nào diễn đạt nổi.
- Nối khố ?
- Ăn thua gì.
- Con chấy cắn làm đôi ?
- Chưa đạt !
- Xẻ nhà xẻ cửa cho nhau.
- Còn hơn nữa !
- Thế thì gọi là mối tình có một không hai. Vĩ đại và tuyệt vời.
- Ha ha...
ông Luông liếm môi. Cái cằm như mũi kích chọc chọc vào ngực :
- Cái tình ấy quý ở chỗ : tôi không đòi hỏi gì khi giúp đỡ chú ấy !
- Dạ thế mới là tình anh em thật sự chứ ạ.
- Thì đấy, cái hồi tôi ở úc mới về.
Đô-la, bên ngoài, một đồng ăn một nghìn. Thế mà tôi đưa chú, bảo : tùy ! Chứ tôi có lên giá cho chú không ?
- Anh ạ, em nghe nói : hai con lỏi tì tên là Vàng Anh Vàng Em gì đó ở bên cạnh ta đây có bố là xế ở Băng Cốc !
- Thì đúng thế !
ông Luông gật, vung đũa, tiếp :
- Nhưng, để tôi nói tiếp đã. Như chú, giờ ăn nên làm ra. Một chữ ký của chú, tôi có hàng tạ xi-măng, sắt, thép. Nhưng mà chú có thấy tôi xin xỏ chú bao giờ không ? Không nhé ! Vì tình, hôm nay tôi mới tới đây. Chứ cả phường này, hỏi có ai mời nổi tôi một điếu Sông Cầu ? Làm chủ tịch phường này thực sự là vác ngà voi. Chứ ăn nhằm gì ! Phường khác, chức chủ tịch là màu mỡ lắm. Hợp tác xã thủ công là một. Chợ là hai. Hai nguồn ngoại bổng có thể nói là tha hồ no béo, ở đây là chay tịnh. Còn như những việc khác, có chút hồ nào ?
Thấy người phụ nữ mặt cú gắp vào bát mình miếng lườn gà, ông Luông hạ giọng, chuyển mạch : - Cho tôi cái tăm, cô. Răng hở đến là khổ !
- Dạ, có ngay đây ạ.
- Cám ơn. Này cô, cô cặp bồ với chú Hứng tôi được bao lâu rồi ?
- Dạ, chúng em quen nhau từ hồi còn ở trong trại giam cơ ạ.
Đang há hốc miệng để chọc cái tăm vào mà ông Luông không sao
ngậm mồm lại được. Con mụ này trơ trẽn, táo tợn quá thể ! Đó, nó ghé tai ông, lại còn bấu vào sườn ông :
- ông ơi, ông mà đẩy được con mụ
già ở buồng ngoài đi khỏi căn hộ này thì mới thật là hết ý ông ạ.
- Cái gì ?
Mặt ông Luông ngơ ngơ như người nặng tai. Cái mặt cú lại ghé vào ông, lần này nó thét :
- Con mụ già bôn-sê-vích. ông tống nó đi !
ông Luông gật rồi lại lắc ngay :
- Cái này không phải do tôi, mà là do xí nghiệp chú ấy quyết định.
- Dạ, chính quyền địa phương quan trọng lắm chứ ạ. Anh là người nắm công tắc điện.
- Cái gì ?
- Dạ. Điện là của nhà nước, nhưng tắt, mở, cho ai dùng, là quyền của anh.
- ờ, ví von hay đấy nhỉ !
ông Luông cười đánh phựt một tiếng rồi như sực nhớ :
- Này, lúc nãy chú Hứng nói Tôn Ngộ Không là ở cái tích...
- Nó ở trong Tây du ký. Tây du ký là cuốn truyện Tàu nói về cái chuyện thầy Đường Tăng đi sang Tây Trúc tức nước ấn Độ thỉnh kinh ấy mà anh.
- Thế thì bỏ mẹ tớ rồi.
- Sao hở anh ?
- Không, không, không có gì...
ông Luông gãi gãi vành tai tia tía, nhớ lại cái cơn tức giận ngu xuẩn khi kết tội cuốn Tây du ký là viết về Đặng Tiểu Bình đi Mỹ hôm rồi trước mặt bà tôi và các bà trong chi hội.
Hứng không hay biết, quay sang ông chủ tịch, lè nhè :
- Còn điều gì dạy bảo, hôm nay xin anh cứ cho em biết.
Ông Luông quên ngay tí chút liêm sỉ vừa xuất hiện, vỗ vai Hứng :
- Kể ra thì cũng có nhiều điều phải dặn cậu.
- Xin anh cứ coi em như đứa em ruột.
- Được rồi. Thứ nhất là phải tránh gái như tránh tên tẩm thuốc độc.
- úi giời... Cái đó thì thậm hay nhưng cũng khó ạ. Hí hí...
- Thứ hai : lợn lành trói cho chặt, có nghĩa rằng, việc gì dễ, phải dứt điểm. Thứ ba là : thiện, ác tùy sức !
- Anh nói lại ạ.
- Tuỳ theo thế của mình mà khi ác, khi thiện.
Hứng đập đít cốc xuống mâm : - Hay tuyệt ! - Rồi lảo đảo cái đầu.
- Còn anh, em xin góp ý...
- Chú cứ nói.
- Anh phải cảnh giác với tên cụt.
- Cụt nào ?
- Lão đại tá Vinh ấy. Vì theo nguồn tin em được biết : lão Hồn Nhiên, lão Xương... vân vân... nghĩa là đám các xừ về hưu non, hưu già đang đóng vai quân sư quạt mo thúc lăo này lật đổ anh. Họ thúc lão nổ pháo vào anh.
- Anh còn lạ !
- Họ gọi anh là cường hào ác bá đấy !
- Láo thật !
Hứng nghé tai ông Luông lào thào.
Ông Luông đập cái bốp vào đùi mình :
- Chú nói đúng ý anh. Đại tá gì mà trẻ thế. Đại tá dởm ! Chú cứ phao hộ anh cái tin ấy ra ngoài dân, hay đấy !
Cốc, chén lại nâng. Những cái mặt càng lúc càng đỏ cháy. Bỗng có tiếng người đàn bà mặt cú la : - Đỡ lấy anh ấy kìa ! Đã bảo là dân nát rượu mà cứ chuốc mãi ! Chuốc mãi !
Hứng đã gục xuống chiếu, lại bò dậy :
- ờ, nói láo ! Chưa hề say nhé !
Cốc đâu ? Anh Luông phải trăm phần trăm với em đi. Nào !
*
* *
Khi khách khứa đã ra về cả, chỉ còn lại người đàn bà mặt cú, cơn khùng điên của Hứng mới thật nổi dậy. Lão loạng choạng đi ra cửa buồng, đá đánh bịch một cái vào bụng con béc-giê, con này nhe răng gừ một tiếng, lão liền giơ nắm đấm : A, mày tưởng chó Tây mà ông tha riềng mẻ, hả ? Quay vào buồng, lão nằm vật ra giường, nheo nhéo gọi : Tuyết Trinh em yêu quái ôi, vào đây anh biểu cái này. Bồ của lão đang rửa bát, chõ qua cửa sổ, the thé : Làm cái gì mà như ông tướng thế ! Lão gầm : Muốn nhắng, hả ? Mụ bồ vội vẩy tay chạy vào. Bốp ! Bốp ! Lão giáng luôn hai cái bạt tai. Mụ bồ i ỉ khóc : ứ ừ, anh đánh em đau thế, em đ. thèm ở đây nữa. Anh đểu lắm ư...ư... Lăo cười khí khí : à, anh đánh yêu đấy mà ! Yêu cái c. em ấy ! Mụ bồ ngúng nguẩy, rồi
chửi lão. Rồi cả hai cùng cười sằng sặc như thể chúng cù nách nhau vậy.
Tôi từ trong buồng bước ra thì gặp lão.
-ê, ông lỏi.
Tôi quay lại, lão loạng choạng đi tới :
- Hóa ra từ nãy mày vẫn ngồi lì ở trong buồng này hở ? Mụ già đâu ? Mẹ kiếp ? Dòng giống nhà mày là cứng đầu cứng cổ lắm !
Tôi đứng im. Lăo áp sát tôi. Một mắt lão như lồi lên, một mắt lão như lép lại. Bộ răng mái hiên của lão xỉa ra, như chọc vào mặt tôi. Lão gầm ghè : - Mẹ kiếp, quân cứng đầu cứng cổ, đúng là nòi địa chủ, quốc dân đảng phản động. Hừ, nòi nhà mày thế đấy, ông lỏi ạ !
Lui cách tôi một bước, lão hơi ngửa người về sau, ngất ngưởng như sắp ngã. Giọng lão cũng díu lôi, liêu xiêu, nghiêng ngả : - Mày có biết mặt mũi cái thằng địa chủ, quốc dân đảng phản động nó như thế nào không ? Là cái mặt mẹt, có hai cái răng nanh to bằng quả chuối, chuyên ăn thịt người. Vì thế nên ông mày mới bị chúng tao trừng trị. Chúng tao trói giật ông mày lôi, lôi ra trường bắn. Rồi... pằng ! Pằng !
Lão giơ hai ngón tay làm súng lục, miệng khạc đạn.
Tôi thấy như có ngọn súng chỉ vào mặt, định đưa tay lên che, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.
- A, thằng này gan cóc tía ! Định trì, hả ?
Lão cười, phả vào mặt tôi hơi rượu nồng nặc. Tôi lì. Tự nhiên tôi không còn thấy sợ lão nữa. Nhưng có lẽ thái độ của tôi đã làm cho lão tức tối. Thế là, lừa lúc tôi sơ ý, lão túm lấy cổ áo tôi, giật mạnh :
- Thằng lỏi ! Còn con mẹ mày theo giai chuồn sang Thái Lan rồi. Và thằng bố mày cũng là đồ phản quốc, theo đít thằng Pôn Pốt rồi, hiểu chưa ?
- Không phải !
Tôi bật thét. Sững người vì bất ngờ, Hứng buông cổ áo tôi. Như được đà, tôi gào : - Bố tôi là trung úy lái xe quân đội. ông tôi là chiến sĩ cách mạng. ông tôi hiện ở trên Yên Kỳ.
- Hở ? Cái gì ?
Hứng trợn trừng như mê ngủ. Rồi hiểu ra, lão nhìn tôi trừng trừng và gằn từng tiếng :
- Không tin, hở ? Thế thì mày cứ lên Yên Kỳ bới mộ ông mày lên mà xem. Có một cái xương sườn chỗ che quả tim bị gãy. Vì sao mà gãy ? Vì bị cách mạng xử bắn. ở pháp trường, sáu tay súng hành quyết đã nhằm trúng tim ông mày, bóp cò. Pằng pằng...
- Không đúng ! - Tôi quát.
Lão ghé vào tôi, gào man dại :
- Còn cô Quỳnh, chú Dũng mày cũng chỉ là loại bà cô, ông mãnh vứt sọt rác thôi, hiểu chưa ? Tao nắm trong tay lý lịch từng người trong dòng giống nhà mày ! Cơ sở của cô mày, chú mày vừa về hỏi ý kiến tao về gia đình mày. Hơ hơ... đừng có hòng mà mở mày mở mặt với tao ! Đời chú mày còn khốn nạn ! Đời cô mày cũng vậy, rách nát rồi, em ơi !
Tôi không hiểu hết ý nghĩa lời hăm dọa của lão. Nhưng cảm thấy lão là con yêu quái chứ không phải là người. Đã quá sức chịu đựng của tôi, tôi òa khóc.
*
* *
Họa vô đơn chí. Đã tưởng nỗi khổ như thế là đã tận cùng rồi. Nào ngờ, đó chỉ là chương mở đầu của một cuốn sách dày, rặt những hồi buồn thảm.
Một chiều tháng năm, kết thúc năm học, tôi được là học sinh tiên tiến, bước vào những ngày hè tươi sáng, sang năm sẽ lên lớp ba, hí hửng định đem niềm vui đó dâng tặng bà, nhưng đã châng hẩng vì không có dịp.
Bước vào nhà, tôi nhận ra bà tôi nét mặt buồn bã đang ngồi cạnh một phụ nữ trẻ trên tay bồng một đứa trẻ mới đẻ còn đỏ hỏn. Người phụ nữ xanh xao, tóc xőa, mắt ậng nước, thấy tôi vào liền ngẩng lên. Tình ruột thịt là cái gì đó rất tự nhiên. Qua ánh mắt giao hòa rung động, tôi nhận ra ngay mối quan hệ máu mủ giữa người nọ và tôi. Đồng thời, tôi thấy gai gai người vì cảm thấy đã xảy ra điều gì đó như một hiểm họa bất thường. Tôi chợt nhớ tới, trong một linh ứng quái dị, lời hăm dọa có tính chất dự báo điềm gở của lăo Hứng. Tôi cũng nhớ tới cái giọng bồn chồn run rẩy của bà tôi lúc khấn ông tôi ở nghĩa trang Yên Kỳ. Bà tôi cứ phấp phỏng thế nào đó cho số phận của cô Quỳnh và chú Dũng tôi. Giữa cuộc đời còn nhiều sự điên đảo, bất trắc này, những kẻ non người trẻ dạ, làm thế nào để khỏi có những bước lỡ làng !
- Cô Quỳnh đấy, chào cô đi cháu Bà tôi nhìn tôi và bằng luồng mắt buồn rầu đưa tôi đến với người cô ruột thịt, từ ngày hiểu biết, tôi chưa hề gặp mặt.
Người phụ nữ gầy mòn héo hắt, cổ nổi xương quai xanh, nhìn tôi giọng nghèn nghẹn :
- Cháu Duy đấy à.
Tôi lí nhí chào cô, rồi cất cặp sách. Không khí u uất khác thường của cuộc gặp gỡ khiến tôi bối rối. Người thân gặp nhau mà không tay bắt mặt mừng. Không một cử chỉ vuốt ve âu yếm. Và hai người lớn bị hút vào câu chuyện bi đát gì đó không muốn cho tôi biết, không cần cho tôi biết, vì tôi còn bé quá, nhưng vẫn cứ lúng túng, ngượng ngập với nhau, và với cả tôi thế nào ấy.
Cho tới lúc đứa bé trong tay cô Quỳnh thức giấc, ọ ẹ khóc, rồi thét giật lên, hai người mới thôi chuyện trò. Cô tôi ẵm đứa bé đứng dậy, vừa vỗ mông nó, vừa vạch áo cho nó bú. Nhưng, cô bé oằn người, nhả vú ra. Cô tôi bế thẳng nó lên, nhưng nó ré lên còn to hơn và hai cái chân tí xíu của nó cứ đạp liên tục vào ngực mẹ.
Bà tôi vỗ vỗ hai bàn tay vào nhau, rồi chìa tay đón đứa bé :
- Thôi thôi... bà xin, bà xin... ôi, làm gì mà cô mình to tiếng thế ! Thôi, bà xin. › kìa, bà xin lỗi cô mình rồi cơ mà. à, thì ra con mẹ Quỳnh nó không biết quấn tã cho cô mình. Nào, đưa cho em cái tã khác đây, anh Duy. Thôi, bà xin cháu bà. Cháu à, nhà mình đây mà. Có phải nhà người lạ đâu mà sợ. Anh Duy ơi, lại đây với em nào !
Tôi bước lại cạnh đứa bé. Bà tôi đưa mu tay gạt nước mắt còn in vệt
trên đôi má gầy nhăn nheo. Cô tôi vắt nước mũi, gài tóc mai, búi lại tóc. Đứa bé nấc nấc mấy tiếng rồi ập mặt vào ngực bà tôi. Tựa như đang trôi nổi, bơ vơ giữa muôn điều kinh hãi, một con thuyền nhỏ cô đơn đã đậu lại một bến bờ yên ả, an toàn, em nhỏ thu hai tay lôi, mắt gà gà ngủ.
Bà tôi quay lại cô tôi, khe khẽ :
- Thôi, bao nhiêu gánh nặng mẹ chịu hết cho con. Đi tắm giặt đi, con. Duy, nhóm bếp, đặt nồi, nấu cơm đi, cháu.
Nói đoạn bà đứng lên, đi đi lại lại trong căn buồng, đôi tay rung nhè nhẹ đứa nhỏ, và cất tiếng hát ru trầm trầm :
Cái ngủ mày ngủ cho lâu,
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về. Bắt được con giếc con trê, Cầm cổ lôi về, nấu nướng cho cái ngủ ăn...
Chao ôi, chỉ từng ấy lời nói và cử chỉ của bà tôi mà cảnh huống đã
chuyển đổi hoàn toàn. Một khúc đoạn mới đã xuất hiện. Cô tôi như được giải tỏa. Nhưng, ngồi trong bếp, chụm củi nấu cơm cạnh tôi, thỉnh thoảng cô tôi lại gục mặt xuống gối, sụt sịt khóc.
Chặng đường tiếp sau lại thêm biết bao gian truân do sự có mặt đứa nhỏ này ? Tôi không thể biết. Nhưng suốt đời tôi, tôi chẳng bao giờ có thể quên giây phút đó. Sau này, lớn khôn, hiểu rõ sâu sắc ý nghĩa của hành động và sự kiện, tôi càng rưng rưng mỗi khi nhớ đến cái cảnh bà tôi chìa đôi bàn tay đón đứa nhỏ với sự tự nguyện đón nhận cái gánh nặng trách nhiệm là cứu vớt đứa nhỏ và mẹ nó đang ở trong tình trạng vô cùng bi thảm ; tiếng ru não lòng của bà lúc ấy in một vệt xám nhờ thăm thẳm trong ký ức tôi.
*
* *
Cô tôi đã lầm lỡ. Biết được lầm lỡ thì đã muộn.
May thay, muộn nhưng chưa đến mức vô vọng. Vì ở những giây phút nguy biến nhất, cô tôi đã có bà tôi. Bà nội tôi. ôi, bà nội yêu quý của cháu ! Bà nội đã gánh chịu tất cả nỗi khổ của đời người dằng dặc, đã chia sẻ với ông tôi nỗi oan khuất đớn đau, đã chống chọi với mọi gian hiểm, bây giờ trên lưng bà lại chất thêm những lỗi lầm của con cái mình.
Cô tôi chỉ ở với bà tôi có hai ngày. Hôm trở về nông trường, cô ôm tôi, dụi má vào ngực tôi, không nói được câu nào. Nhưng, khi chào bà tôi, cô bật lên tiếng khóc và rụi xuống chân bà tôi : - Mẹ ơi, mẹ sinh ra con lần thứ hai, bao giờ con mới đền ơn được mẹ, mẹ ơi !
Bà tôi tay ôm cháu gái, tay đỡ cô tôi dậy, dịu dàng mà nghẹn ắng :
- Thôi, con đi. Con còn trẻ, đừng lo. Cố mà theo kịp chị em, con à.
Cô tôi đi. Lạ sao, lúc ấy trời nhả mưa, y như hôm mẹ tôi đi.
*
* *
Nghe thấy tiếng trẻ khóc cô giáo Quyên ngó sang :
- Con ai thế, bà ?
Không thấy bà tôi đáp, cô giáo bước qua sân vào nhà tôi. Đứa bé
đang oằn oại trên tay bà tôi.
- Bà ơi...
Cô Quyên khe khẽ. Bà tôi quay lại, ngàn ngạt :
- Cô giáo đấy à. Con cái Quỳnh đấy, cô ạ. Khổ, nó là cái sự chưa thăm ván đã bán thuyền, giờ mới dang dở thế này đây.
Đứa bé đạp tung cái tă quấn bụng. Bà tôi vội đặt nó xuống giường : - Thôi, bà xin, bà xin. Khổ, con thì mẹ, cá thì nước. Cực chẳng đã, nhưng thế này thì khổ quá, cháu ơi.
Cô Quyên ngồi, mặt băn khoăn lo nghĩ. Bà bế đứa bé dậy. Tay bà nâng cái đầu nó cứ ật ngửa ra gào. Bà cất tiếng ru để át tiếng nó gào. Nhưng rõ ràng là nó chưa quen hơi bén tiếng bà. Bà mếu máo :
- Khổ quá cháu ơi. Khóc mãi thế thì còn gì là sức nữa, hả cháu !
Cô Quyên đứng dậy, sốt sắng :
- Bà đưa con đỡ một lúc. Con cho cháu bú.
Đứa bé rúc vào ngực cô Quyên, nấc tủi thân. Mắt bà giàn giụa :
- Nhớ hơi mẹ đây mà !
- Cháu tên là gì, hả bà ?
- Nào đã có tên gì đâu.
- Thế thì phải làm giấy khai sinh cho cháu, rồi xin phiếu sữa, lương thực, thực phẩm, bà ạ.
- Tôi rối ruột rối gan quá.
- Để con làm cho. Con sẽ nói với ông Luông chủ tịch. Bà đặt tên cho cháu đi.
Bà quay đi, lấy khăn vắt nước mũi. Đứa bé lục xục một lúc lại nhả vú cô Quyên, mếu xệch. Cô Quyên đã cai sữa cho thằng Lễ từ lâu rồi.
- Anh Duy chạy sang nhà cô lấy chai nước đường có cái vú cao su cô
để
ở cửa sổ ấy đi !
Tôi như vụt lớn dậy. Cái vú cao su và dòng nước đường dỗ được em bé chừng năm phút. Rồi em lại khóc, khóc thật dài, lặng đi đến mấy giây. Tôi vỗ tay bộp bộp : - Em ơi, em ơi, anh đây ! Nhà mình đây mà !
Em vẫn ngằn ngặt. Cô Quyên bế em lên, xoa lưng em, yên được một lúc em lại giãy đạp.
- Cháu làm sao thế, cháu ơi ?
Giọng bà đầm nước mắt. Hay là em đau bụng ? Bà đón em, ấp bụng em vào ngực bà. Em rên ừ ừ... thảm thương quá.
Bà sụt sịt :
- Bà thương, bà xin lỗi em. Em giật mình, em sợ mà bà không biết. Chém cha vía thằng nào con nào làm cháu bà sợ nhé !
Cô Quyên đứng, hai mắt nhoèn nước. Bà quay đi :
- Nghỉ hè rồi, bao giờ cô đi phép vào đón chú ấy ?
- Cháu còn đang phân vân quá.
- Thôi, đi đi cho chú ấy khỏi mong. Em bé nấc một tiếng. Bà vội vỗ nhè nhẹ mông em, nựng em. Em ư ư... mệt nhọc.
Buồng trong có tiếng cựa động. Hai tiếng ngáp tiếp theo nhau. Tiếng đàn bà chua loét :
- Mới sáng ra đã ầm ĩ cả nhà !
Giọng đàn ông ồm ồm :
- Ngày quần quật công việc, có được mấy tiếng nghỉ ngơi cũng không được yên. Đưa nó đi đâu thì đi. Điếc đít !
Đó là tiếng nói của lão Hứng và người phụ nữ mặt cú. Bà tôi nghển vào :
- Nó là cái sự bất đắc dĩ. Các bác thông cảm cho bà cháu tôi.
- Thông cảm cái cục c. ấy !
- Đúng là cái dòng giống đốn mạt ! Đục từ đầu sông đục xuống !
Cô Quyên nhìn ra cửa thấy cái Vàng Anh và cái Vành Khuyên, liền chạy ra : - Có gì đâu, em bé nó đói nó khóc đấy mà, đi chơi đi, các cháu.
Bà tôi bảo tôi đốt tờ giấy rồi đưa bà. Bà vung vẩy tờ giấy cháy quanh nhà : "Đốt vía đốt vang đứa nào định ám cháu tao nhá !".
Cái Vàng Anh trâng tráo :
- Đất nhà nước, tôi đứng đây, ai cấm được ?
Cái Vành Khuyên nhoen nhoẻn : - Rõ là ngửa tay xin việc quen thói chưa !
Cô Quyên quay vào nhà, bực dọc :
- Người hay quỷ mà ác thế !
Con Jăng nhà Hứng bỗng gâu một tiếng. Đã yên yên, em tôi lại giật thót mình, ré lên như tiếng vải xé. Hứng gào :
- Câm mẹ mồm mày đi !
Tôi quát :
- Ai bảo con chó nhà ông nó sủa !
- A, thằng lỏi gớm nhỉ !
- Bác Hứng ơi, - cô Quyên cố dịu giọng. - Cháu nó phải lúc giở giời.
- Đẻ cho lắm vào !
- Hí hí hí...
Tiếng người đàn bà mặt cú cười kéo theo cả tiếng cười của hai chị em con Vàng Anh. Tôi vớ ngay cái cán chổi, đập bộp vào tấm vách ngăn và lao ra cửa, sừng sộ :
- Cút đi ! Không được làm em tao sợ !
Bà bế nằm em, giọng bà nhức nhối :
- Bà xin, bà xin... Em đau ở đâu, đứa nào nó nạt nộ, nó định bắt em, em bảo bà nào.
Đã đến những giây phút cùng cực.
Đã đến tình thế không thể chịu nổi.
Không phải chỉ là cơn đau nhục thể, là cái đói, cơn khát hành hạ em. Mắt bà bỗng quắc sáng. Bà bế em, chạy ra bếp, vớ con dao chẻ củi. Tay rung em nhè nhẹ, tay bà huơ con dao, miệng bà thét :
- Nào, ma quỷ nào dám trêu ghẹo cháu bà ra đây bà cho chúng bay biết tay. Ngắn hai dài một, bà quyết liều với bọn bay đây ! Bà quyết liều với chúng bay đây !
Bà vung dao. ánh dao loang loáng. Lưỡi dao phập vào cạnh bàn, vào thành giường. Lạ thay, quanh tôi bầu không khí bỗng trở nên thanh tĩnh lạ thường. Và em tôi bặt tiếng khóc, rồi nó thiu thiu ngủ. Bà thở nhè nhẹ, đặt con dao xuống giường. Và nước mắt
lặng lẽ tràn xuống đôi gò má sạm nắng của bà :
- Cô Quyên ơi, nhờ cô giúp cháu.
Cháu có tội tình gì đâu. Tôi lấy họ nhà tôi đặt cho cháu. Còn tên cháu, đặt là Thảm, cô ạ. Thảm thiết quá, cô ơi ! Rồi đây, biết sống thế nào ! Bè thì là bè lim, mà sào thì lại là sào sậy, cô à...
*
* *
Quả thật bè thì nặng như bè lim mà cây sào chống đẩy lại yếu ớt mỏng manh như cây sậy. Hình ảnh ví von ấy của bà tôi đã diễn tả chính xác tình cảnh ba bà cháu tôi trong những ngày này.
Biết bao nhiêu là khó khăn đã giáng xuống đầu em Thảm tôi, tôi và bà nội tôi. Đến cái mức bà tôi phải phẫn uất kêu trời. Và tôi, sau này khi đã có hiểu biết, nhớ lại tôi đã phải rùng mình. Thì ra con người là thủ phạm gây ra nỗi khổ cho đồng loại. Con người, mang tiếng là con người mà sao nó lại có thể nhẫn tâm, đểu cáng thế.
Liền một tuần cô giáo Quyên đến gặp ông Luông chủ tịch phường để xin giấy khai sinh cho bé Thảm. Vừa vận dụng luật, vừa lấy tình cô giáo dạy con ông hồi xưa, cô nói hết nước hết cái mà ông ta vẫn cứ nhất định không cấp. Các cụ tổ hưu đến can thiệp, ông ta bữa thì lánh mặt, bữa thì tiếp, hết lý sự cùn thì ậm à hứa sẽ cứu xét. Kết quả không vẫn hoàn không. Cô Quyên bực quá, bỏ cả việc đi phép vào Nam thăm chồng, lên tận Thành hội đưa đơn khiếu nại. Nhưng, đơn gửi một tháng rồi mà vẫn chưa có hồi âm. Bà tôi ái ngại bảo cô đừng vì việc cháu Thảm mà lỡ việc hệ trọng của cô lúc này. Nhưng cô bảo, cô đã gửi thư vào bảo chồng cô chờ ít bữa nữa, vì cô thật không có lòng nào bỏ bà và em Thảm trong tình cảnh điêu đứng này.
Không có tờ khai sinh tức là không được xã hội công nhận làm người. Không được hưởng những quyền lợi mà một đứa hài nhi, một con người được hưởng. Gạo không. Đường không. Sữa không. Quần áo không. Tất cả những thứ đó bà tôi phải mua ngoài, giá gấp mười lần giá nhà nước bán. ại ! Tất cả số thu nhập của bà nội gồm tiền lãi tiết kiệm, lương hưu cộng thêm món tiền do bưu điện chuyển tới của một lòng hảo tâm bí mật nào đó và ít đồng do bán rau ngải, cộng lại chả được là bao. Thời giá cũ co kéo còn tạm được. Chứ giá cả vọt tăng như hiện tại thì đói khát là ở nhãn tiền rồi.
Trước mắt là sự sống của Thảm. Người ta không muốn cho em sống. Vậy tôi và bà tôi càng phải bằng mọi giá để nuôi được em. Khổ, bà tôi, từng ấy tuổi đầu, qua mọi khúc đoạn trường rồi, chưa bao giờ lâm vào cảnh huống bi thảm thế này. Gần bảy chục tuổi đầu rồi, giờ lại phải nuôi con. Bà tôi phải hai lần nuôi con. Nuôi con trong hoàn cảnh này, ngoài cách nhịn ăn nhịn mặc, mà bà tôi và tôi chấp nhận ra, chỉ còn một cách nữa là đi ăn mày, xin cho em Thảm bú chực.
Tôi đã bỏ ăn bữa sáng. Tám tuổi, tôi đã biết vá lấy quần áo. Tôi chỉ tiếc không biết cách nào làm ra tiền để mua sữa, mua đường cho em Thảm đáng thương của tôi thôi.
ôi, tôi thương em Thảm của tôi lắm. Mỗi lần thấy bà tôi bế em đi bú chực các bà, các cô có con nhỏ trong phường về, thấy nó sởn sơ vui vẻ, bên cạnh bà tôi mỗi ngày một hốc hác là tôi lại muốn trào nước mắt và lo âu. Biết bao giờ mới qua khỏi đoạn đời cay cực này. ít nhất em cũng phải ăn sữa sáu tháng. Sáu tháng chỉ chuyên đi bú chực người ta là không được. Em phải có sữa bò. Em cần được ăn thêm nước cháo pha đường.
Số mệnh em lúc này thật tình mong manh quá. Những điều kiện tối thiểu để nuôi em không có. Quanh em, có bao điều đe dọa, có bao kẻ độc ác. Lăo Hứng bây giờ chẳng còn được cái vẻ đạo đức giả bề ngoài nữa. Cứ mỗi lần em Thảm khóc là lão lại chửi bà tôi. Phụ họa, có mụ đàn bà mặt cú, mụ moi móc cả tam đôi, tứ đại nhà tôi. Có lần lão xồng xộc sang, chỉ mặt bà tôi, quát, đuổi bà tôi phải bế em Thảm ra khỏi nhà ; bà tôi và cô Quyên té tát một trận, lão mới chịu lui.
Trong những ngày này tôi nhận ra ông Luông là một kẻ vô cùng xấu xa. ông hạch sách bà tôi thế nào sau này tôi sẽ kể. Bây giờ tôi chỉ lấy một chi tiết về tư cách hèn hạ của ông thôi. ông dùng hai chị em con Vàng Anh làm hai con gián điệp theo dõi gia đình tôi. ông đã gọi chúng đến và giao nhiệm vụ đó cho chúng. "Nếu cần, các cháu cứ ghi chép lại cho bác" - ông nói vậy. Về hai đứa con gái này, tôi cam đoan là chúng nếu không mắc bệnh tâm thần thì cũng thuộc loại quái kiệt, phát triển nhân cách không bình thường. Ai lại vô liêm sỉ đến mức biết là em Thảm tôi thèm sữa, chúng cứ mỗi sáng mỗi đứa một cốc đầy quấy thìa leng keng, rồi leo lẻo ở ngoài sân :
"ối giời, sữa ngọt quá !". "Nhem nhẻm nhèm nhem, có đứa chết thèm". Rồi có bận nó nghiêng cốc đổ cả nửa cốc sữa xuống đất trước mặt bà tôi và nhâng nhâng cái mặt : "Có thừa cũng chẳng cho cái đồ đĩ !". Hai đứa này gây bức bối cay uất cho tôi còn hơn là con chó Jăng. Tôi có cảm giác con Jăng điên mỗi khi nó bất thình lình chồm lên, rít quẫy và cào cạt cạt những móng sắc xuống nền xi-măng. Em Thảm tôi lúc ấy giật mình run lập cập như động kinh. Bà tôi lại vội ủ em vào ngực mình, vừa nựng vừa trấn an em. Còn hai đứa con gái quả thực bà tôi chẳng biết cách nào để bảo ban, răn dạy và ngăn chặn chúng. Cô
Quyên sang nhà, bảo mẹ chúng. Mẹ chúng lắc đầu ảo não : Tôi bây giờ là con bù nhìn giữ dưa cho nhà nó rồi, cô ạ. Mẹ chúng nói vậy rồi khóc. Thì ra bây giờ ông chồng cô và hai chị em con Vàng Anh đã đứng về một phe. Cô bị cô lập. Thậm chí bây giờ ông xế Đại gửi hàng từ Băng Cốc về, cũng đề tên người nhận là Vàng Anh. Và con này đi nhận cái gì về là giấu biệt mẹ, giấu biệt em. Hai chị em nó, mỗi đứa có dấn vốn riêng. Tay mỗi đứa đeo hai ba cái nhẫn mặt ngọc. Nhẫn ấy chúng nhờ Hứng và bồ của lão mua. Mối liên minh giữa Hứng và hai chị em con Vàng Anh mỗi ngày một khăng khít, nhờ các chuyến hàng ông tài xế Đại từ Thái Lan gửi về.
Con Vàng Anh đã mười lăm tuổi. Mười lăm tuổi nhưng ngực nó căng như ngực đứa mười sáu mười bảy. Lăo Hứng nhìn con Vàng Anh mắt cứ tít lại, hàm răng như mỗi phút một chìa thêm ra.
Một hôm tôi đang nằm cạnh em Thảm để em có hơi ấm cho bà nấu cơm thì bỗng thấy mụ mặt cú từ đâu về, sầm sập bước vào buồng lão Hứng. Sau đó là những tiếng la thét nguyền rủa, rít róng rồi là tiếng đấm đá, xé quần xé áo. Lát sau tọt ra ngoài sân, con Vàng Anh tóc tai rũ rượi, áo quần xốc xếch, mép có vết máu.
Em Thảm thức giấc, khóc.
Bà tôi ở bếp chạy ra, túm được con Vàng Anh, lôi nó vào cửa. Bà tôi nghiến răng quát : - Mày làm cháu tao thức giấc ! Mày vào đây, tao trị tội cho mày !
Con Vàng Anh lúc này đang khiếp đảm vì trận đòn thù của mụ mặt cú. Sự việc xảy ra dơ dáy quá. Lộ ra thì quá là bêu riếu. Mặt nó xám xịt. Nó cố giằng giật để ra khỏi tay bà. Vừa lúc đó mụ mặt cú xộc ra, tóm được con Vàng Anh. Để mụ mặt cú đủ thời gian cho nó mấy miếng cào mặt, giật tóc,
bà tôi buông con Vàng Anh đẩy nó ra cửa, và nói :
- Thôi, chị tha cho nó trót dại. Từ nay cạch đến già, cháu nhé !
Đoạn bà tôi ôm em Thảm, đặt lên võng, đưa vống lên, và véo von :
Thôi tôi chẳng lấy ông đâu, ông đừng cạo mặt, cạo râu tốn tiền.
Sau sự việc này, lão Hứng cũng như con Vàng Anh một hồi không dám nho nhe nhóc nhách gây sự chửi bới gia đình tôi.
*
* *
Nhưng mà không phải chỉ là những nỗi buồn khổ tự bên ngoài đem đến cho em Thảm. Chính em Thảm, cái sinh linh bé nhỏ tội nghiệp, hình như cũng cảm thấy cái hẩm hiu, trớ trêu của số phận mình. Em không được bình thường như những đứa trẻ khác. Em khóc nhiều lắm. Và một hôm tôi đã run cả người khi nghe thấy bà tôi đang bế em bỗng thảng thốt :
- Sao cháu lại thở dài thế, cháu !
ôi ! Mới có ba tháng tuổi, em Thảm tôi đã biết thở dài. Có lẽ đó chỉ là một hơi thở tự nhiên thôi. Nhưng, thật tình tôi nhận ra, đôi mắt nó, kể cả những lúc nó bình tĩnh vui vẻ vì dễ chịu, vì no nê, vẫn vương vương một nỗi tủi hờn.
Em Thảm hay tủi thân lắm. Em khóc nhiều hơn những đứa trẻ khác. Em khóc suốt cữ, và tiếng khóc cũng khác những đứa trẻ khác. Có khi đang ngủ, tự dưng em múm mím môi, rồi nhếch miệng hự hự mấy tiếng. Em mang một ấm ức xót xa trong ký ức non nớt của em. Bà bảo : em nhớ mẹ, em tủi phận. Và đêm nào cũng ít ra là một lần bỗng dưng em thức dậy với tiếng khóc hờn dỗi kéo dài khoảng gần một giờ đồng hồ. Khóc vì đói thì chỉ cần cho em ăn là em nín. Vì rét thì ủ thêm chăn. Vì nóng thì bế em ra sân cho thoáng. Còn vì tủi thì dỗ thế nào em cũng không nguôi.
ôi, lúc ấy tôi cũng ứa nước mắt. Nỗi tủi nhục của con người bé bỏng kia sao mà sâu xa vậy và có cách nào chia sẻ giúp em ? Bà vỗ về em, bà ru dín em. Bà bảo tôi bày các trò cho em quên đi nỗi tủi ám ảnh tâm linh em. Xót đau vì bất lực, vì thương em, tôi và bà đã nhiều lúc khóc theo em. Chẳng có cách nào, nếu như em không vì quá mệt mà thiếp đi. Lúc ấy, nương nhẹ đặt em nằm xuống bên tôi, bà gióng to lên câu hát ru để át cơn thất thần bất chợt của em. Và tay bà phật phờ cái quạt nan, cho tới sáng, bà chẳng hề chợp mắt một phút nào nữa.
Biết kể sao cho xiết lòng bà mênh mông thương xót cháu con !
Ai đếm được bao đêm bà thức trắng ? Ai ghi được số lần em Thảm
tôi khóc hờn ? Em gái tôi còn bé quá, nó chưa biết tỏ bày. Nó đau ở đâu ? Nó đói hay nó khát ? Nó bị ai dọa nạt ? Chỉ có tiếng khóc với sắc thái riêng từng lúc là bà đoán được. Tuy vậy, đã nhiều lần, em như một sinh thể bất thường. Có hôm em nín vì thấy ánh đèn. Có bận em khóc rồi chỉ trỏ lung tung. Tôi tìm được một con đom đóm ở góc nhà, vứt ra sân thì em nín. Nhưng lắm hôm làm đủ cách em vẫn khóc. Bà thắp hương trên bàn thờ, khấn ông, viện cả cụ cao tằng về mà em vẫn không thôi. Thấy em có cái thần thái khác lạ, bà vội lấy muối ném xung quanh nhà, vừa ném bà vừa chửi hồn thằng Liễu Thăng, thằng Phạm Nhan, lũ ma vương quỷ sứ định trêu chọc, hãm hại em. Em vẫn oằn oại. Lại như hôm nào bà đốt vía. Cuối cùng bà cầu viện đến con dao chẻ củi. "Một liều ba bảy cũng liều. Bà liều với chúng mày đây". Lưỡi dao vun vút chém vào không khí. Vừa chém, bà vừa quát :
Chém đầu thằng Chích ! Ních đầu thằng Chiếc ! Bêu đầu ngọn tre ! Rồi bà đặt con dao xuống dưới chiếu, ở đầu giường. Lạ thay, em bặt ngay tiếng khóc. Từ hôm ấy trên đầu giường bà lúc nào cũng để con dao rựa dưới lần chiếu cói. Cuộc sống của trẻ con vẫn là một vùng bí ẩn chưa được soi tỏ mọi ngõ hẻm kiệt cùng.
Nhưng, vào những ngày này, dẫu có đau xót cũng vẫn phải nói rằng : cái ăn vẫn là nguyên cớ đầy đọa nặng nề nhất với con người. ở gia đình tôi lúc này nạn nhân xếp theo thứ tự chịu đựng là bà tôi, tôi, em Thảm.
Bà tôi và tôi, thôi khỏi phải nói. Tôi đã lớn. Còn bà, bà bảo bà quen chịu khổ rồi. ái ngại nhất là em Thảm trứng nước.
Cái mặc dẫu sao cũng còn gạn lọc vá víu được. Cô giáo Quyên lại mang sang cho một lô quần áo cũ của thằng Lễ. Bà cười, bảo : tuy là quần thừa áo thải nhưng em Thảm mặc tới sang năm cũng chưa hết.
Cái ăn mới là đòi hỏi sát sườn, liên tục hàng ngày. Người ta không thể ăn một lần cho sáu tháng, một tháng, một tuần, thậm chí một ngày. Vài ba tiếng con người lại phải ăn rồi. Con mèo Mí nhà tôi đẻ, hai con nó bú mẹ chòm chọp suốt ngày.
Em Thảm tôi thuộc loại háu ăn. Khi ngủ miệng em cũng núm núm, môi em cũng nhóp nhép. Tội nghiệp, lúc nào em cũng thèm ăn ! Có hôm trông em tu ừng ực chai sữa mà vừa thích vừa thương.
Em chịu khó ăn lắm. Nước cơm gạn pha tí đường, mà em nuốt ngon lành, nhanh đến nỗi bà bón không kịp. Có hôm hết cả chai sữa rồi, em lăn ra hờn. Bà bế em lên, bảo em ngủ đi mai bà mua nữa em ăn nhé. Em ngủ chưa đẫy giấc đã tỉnh. Cái đói thường trực lại lên tiếng đòi ăn.
Bà thu nhặt những thứ chưa dùng đến bán sạch bách cả rồi. Cuối cùng,
còn đôi khuyên mẹ tôi để lại. Bà bảo, thôi người còn của còn, thế là cũng bán nốt.
Nhưng, đã có biết bao người lòng đầy ưu ái chia sẻ với gia đình tôi ngày ấy. Nỗi đau khổ được con người nhân hậu nghiêng xuống lắng nghe, bày tỏ cảm thông cũng có thể được vợi bớt đi và người ta vì thế có thể lại vui sống được, huống hồ ở đây lại còn là sự ghé vai, giúp sức ! Bà tôi luôn dạy tôi rằng : "ở hiền thì gặp lành". Ngẫm ra, câu ấy thật đúng. Đầu tiên là những người hàng xóm xung quanh chúng tôi. Cô Quyên thì nhất rồi. Cô ẵm em Thảm suốt, cô thương nó như con cô. Cô Đại Bàng thì đem sữa sang cho bé Thảm. Tất nhiên việc này rất hạn chế. Vì hai đứa con gái thần nanh đỏ mỏ một lần biết chuyện đã chửi cô và dọa viết thư tố cáo với bố chúng ! Cô không dạy bảo được chúng và bây giờ đang mất dần quyền làm mẹ, làm chủ gia đình. Các cụ tổ hưu cũng đến giúp đỡ. Cụ cho cái Thảm đôi bít tất. Cụ cho nó
cái chăn bông con, cái mũ len. ông Vinh cho cả cái phiếu đường của ông. Quan trọng hơn, các cụ cử người lên tận Sở thương binh xã hội xin tem phiếu cho nó. Lại có những trường hợp như là tình cờ. Chẳng hạn có hôm bà tôi đi chợ về dẫn theo một người đàn ông trẻ, cao lớn, râu rậm, đi đôi giày săng đá cỡ đại. ông vác một bao tải nặng và tay xách một can mật ong đầy. ông gọi bà tôi là mẹ. ông biếu bà tôi cả bao tải thục và can mật. Thì ra, hồi kháng chiến chống Pháp đã có dạo bà tôi là mẹ chiến sĩ, đã từng nuôi ông khi ông bị thương phải ở lại dọc đường trong cuộc hành quân lên Tây Bắc năm 1952. Giờ, ông cùng vợ con khai hoang ở Sa Pa...
Tuy nhiên người gần gũi và san sẻ với tôi niềm vui nỗi buồn nhiều nhất là Việt. Việt thân với tôi, vẫn hay sang chơi với tôi. Chúng tôi cùng nhau đọc sách, học bài, bàn chuyện và chơi bi, chơi cờ, chơi tu-lơ-khơ... Từ ngày có em Thảm, Việt lại cùng tôi trông em.
Những lúc em Thảm hờn, Việt tìm mọi cách dỗ em. Việt rất khéo tay, nặn bằng đất sét màu được các con chim, con voi, con rồng... lại làm được cả mặt nạ. "Em ơi, em nín đi, anh cho em con voi có ngà trắng này !". Việt nựng. Nhưng, voi em cũng chẳng thiết, rồng em cũng chẳng cần. Thế mà Việt đeo mặt nạ Tôn Ngộ Không, nhảy choi choi giữa nhà, thét : "Ta là Mỹ hầu vương hóa từ quả trứng đá ở núi Hoa Quả, nước Ngạo Lai, thuộc Đông Thắng Thần Châu, tài nghệ hàng long phục hổ..." thì em cười nấc từng hồi.
Tuy nhiên, ấn tượng của tôi về những ngày này vẫn mang sắc màu
ảm đạm lắm. Tôi nhớ mãi chiều hôm đó khi bà tôi bế em Thảm đi bú chực trở về. Mọi chiều bà tôi vẫn bế em Thảm ra chỗ ngã ba dốc đỏ chờ người đi chợ qua xin cho em bú nhờ. Em nhớ sữa mẹ lắm. Và nhiều bà mẹ thấy em thế, rất thương. Nhất là lúc nó mấp vào vú bà ta, nún lấy nún để, nức lên sung sướng đến nỗi sặc cả sữa, ho trớ một
hồi, rất tội nghiệp. Có bà vừa nựng nó vừa ứa nước mắt hỏi bà tôi : Mẹ cháu đâu ? Bà tôi nghèn nghẹn : - Cám ơn bác có lòng thăm hỏi. Tôi ăn mày cầm tinh bị gậy, bác ạ. Nói ra thì lòng những thẹn thùng...
Bà nọ đoán ra, hẹn chiều nào thì ra đây đón, bà sẽ cho em bú.
Nhưng không phải ngày nào cũng gặp may. Có hôm chẳng gặp được bà mẹ nào, như hôm nay, trời mưa gió, bà bế em Thảm về không. Bà bảo tôi pha cho em ít nước đường em uống tạm. Nhưng, em Thảm nhớ sữa, cứ khóc èo ẹo và đẩy bát nước đường ra. Tôi sơ ý buột tay, bát nước đường rơi xuống nền nhà vỡ tan.
Chẳng làm thế nào dỗ em được, bà cứ bế em đi vòng quanh sân. Thỉnh thoảng lại thất kinh : Hôm nay cháu tôi làm sao thế này ! Cho tới lúc cô Quyên đi đâu cùng thằng Lễ về, sang bế đỡ bà và cho em một cái kẹo. Em ngậm một lúc thì nín, nấc nấc, rồi khíp mắt ngủ.
Cô Quyên đặt em Thảm xuống giường, chẹn hai bên em hai cái gối cho em khỏi giật mình, rồi nhìn bà, tần ngần :
- Bà ạ, nhà con vừa viết thư ra, báo tin sắp tới phải mổ lại. Kỳ hè của con cũng sắp hết. Con cũng đã bán ít đồ đạc có được ít tiền. Chẳng lẽ không vào với nhà con, nhưng ra đi lúc này, để bà và các cháu thế này, quả thật con áy náy quá...
Bà cảm động :
- Thôi, mười phần cũng được năm sáu rồi. Tấm lòng của cô thế nào, bà cháu tôi đều biết và ghi nhớ mãi. Bây giờ, việc chú ấy là trọng, không nên hoãn nữa, cô ạ.
Cô Quyên mở miệng cái túi xách tay, rút ra một xấp tiền. Tôi không nghe rõ lời cô nói. Chỉ thấy bà tôi cứ đẩy tay cô và miệng đay đi đay lại : ô hay, sao cô lại làm thế. Bà cháu tôi còn gượng được. Cô vào đấy, lạ nước lạ cái, lại phải săn sóc chú ấy, biết bao nhiêu cho đủ. Lẽ ra tôi phải đưa cô mới phải chứ. Còn cô Quyên thì như dỗi : Bà không cầm, con không đi nữa. Cuối cùng, bà tôi đành nhận một ít tiền cô đưa và nói là vay.
Xong việc ấy, cô Quyên ghé tai bà tôi, tay chỉ vào nhà Hứng. Hình như cô mách bảo cho bà tôi biết điều gì hệ trọng lắm. Bà tôi nhằn nhằn môi : - Ra cái quân mèo mả gà đồng này nó chẳng từ việc gì là vậy.
Cô Quyên thở dài :
- Bao giờ cho nó hết cái thời kẻ ăn không hết người lần không ra ; bao giờ không còn cái cảnh lộng hành, oan trái hở bà ? Khổ ! Rồi đời cái Thảm sẽ ra sao ?
Cô cúi xuống vuốt mái tóc đen dày của em tôi. Như chợt nhận ra điều gì khác thường, cô ập tay xuống trán nó, mặt vẻ hốt hoảng :
- Bà xem, hình như cháu Thảm nó sốt hay sao thế ? Con thấy nóng lắm !
Tối hôm ấy em Thảm nóng bốn mươi độ.
Bắt đầu một thời kỳ đau ốm triền miên của em gái tôi.
*
* *
So với thời kỳ này, nỗi khổ của thời kỳ mới nuôi em Thảm thật chẳng thấm tháp vào đâu. Hết sáu tháng tuổi, hình như toàn bộ sức lực dự trữ của em đều đã cạn kiệt. Em là cái mầm non bấy bớt do ra đời trong muôn vàn thiếu thốn, là cái hệ quả của một cơn chấn thương não lòng. Em hay thở dài và tủi hổ vì hình như em nhận ra cái số phận trớ trêu và rủi ro của mình. Các chứng bệnh, chúng biết cả những điều đó. Chúng lợi dụng các mặt nhược yểu của em, vào hùa với nhau hành hạ tấm thân bé bỏng, yếu đuối của em. Khổ, em không có được một phần cái sức Phù Đổng của tôi !
Bà tôi và tôi đã sống những giây phút vô cùng căng thẳng, với cảm giác quyết liệt sinh tử, đã vận dụng đến kiệt cùng sức lực, để giành giật lại sự sống
cho cái sinh linh mong manh chênh vênh bên bờ vực thẳm của em.
Trong những ngày kinh sợ đó, đã bao lần tôi thấy bà tôi rơi vào trạng thái hoang mang, bàng hoàng thốt lên cái câu đã một lần tôi nghe thấy :
Cháu ơi, cháu sinh ra vào cái thời buổi khốn khó, lắm nỗi nhiễu nhương này làm gì cho khổ cháu, khổ bà, cháu ơi !
Tiếng kêu đau đớn, xé lòng nói đúng sự thật ấy, không ngờ sau này lại bị kẻ lòng lang dạ hiểm lợi dụng để bôi nhọ phẩm giá bà tôi. Nhưng thôi, đó là chuyện sau này. Còn bây giờ là sức khỏe, là tính mệnh của em gái tôi.
Sau hôm cô giáo Quyên đi vào Nam thăm chồng, em Thảm sốt bốn mươi độ ba ngày liền. Sáng ngày thứ tư, thấy em vẫn mê man, bà tôi vội đưa em tới trạm xá. Người y sĩ trực ở đây chẳng nói chẳng rằng, cho mấy viên pi-ra-mi-đông, rồi hẩy tay bảo về. Bà tôi giãy nảy. ông ta mới trợn mắt, lẻm bẻm : không có giấy tờ gì, cho thuốc thế là phúc lắm rồi. Bà tôi bế em đến nhà ông Luông, trình bày hoàn cảnh và xin ông giấy giới thiệu. ông Luông đáp : Không thể vô nguyên tắc thế được, con bé này - tức em Thảm tôi - có là người thuộc phường ông đâu. Bà tôi đành nuốt nước mắt, bế em về. Nhưng, quả thật em tôi còn gặp may. Bà tôi đang sửa soạn cho em tôi uống thuốc thì cô Đại Bàng đi chợ về, rẽ vào thăm. Cô bảo : tự dưng sao cô thấy sốt ruột quá. Người phụ nữ vẻ ngoài và tính tình có phần thô kệch này còn giữ được bản chất thuần hậu, quan tâm đến đồng loại, chứ chưa biến thành kẻ nô lệ của đồng tiền. Nghe bà tôi kể, cô vội giằng lấy mấy viên pi-ra-mi-đông vứt tạch ra sân, la hoảng : ôi bà ơi, đang có dịch sốt xuất huyết. Đứa nào nó định giết cháu tôi thế này ? " Nói đoạn, cô vừa bảo cho bà tôi biết những kiến thức sơ đẳng về chứng bệnh này, vừa buồn rầu kể lại tấn thảm kịch của gia đình cô, hai đứa con gái hỗn láo thì ai cũng biết rồi. Gần đây cái Vàng Anh lại bỏ học, chơi bời đàn đúm với một bọn du thủ du thực. Có hôm nó bỏ nhà đi cả đêm. Tuy vậy, điều đau buồn hơn là chồng cô, do tập nhiễm quá nặng thói buôn bán lọc lừa và lối sống sa đọa, nên vừa rồi đã bị kỷ luật đình chỉ công tác và đuổi về nước.
Em Thảm sốt sình sịch bảy ngày bảy đêm. Da thịt em lúc nào cũng nóng nung. Tôi cùng Việt lên khu đồi hoang lấy cỏ nhọ nồi về, giã ra, vắt lấy nước cho em uống. Cô Đại Bàng, giấu hai con yêu nữ, đem đá sang để bà tôi chườm cho em. Một tấm khăn bọc đá lạnh đặt trên trán. Khoeo chân, gan bàn chân em mỗi bên buộc một mảnh xô ướp đá nữa, để hạ nhiệt. Trông em nằm thiêm thiếp, mắt lờ ngờ, môi he hé khô nẻ, tái nhợt mà rớt nước mắt.
Sau trận sốt xuất huyết, em chỉ còn là những lóng xương bọc lớp da sạm. Bà mua sườn về ninh cháo cho em ăn. Độ nửa tháng em hồi sức, bà bảo : em như con lợn hồ, chóng sút, chóng hồi, đã có da có thịt rồi. Bỗng nghe đồn đã có mấy đứa trẻ chết vì bệnh dịch hạch. Bà sợ quá. Nhà ở chật chội vốn đã là cái ổ sinh muỗi. Đêm nào bà cũng phải dậy mấy lần đập muỗi trong màn, hai bàn tay bà sáng ra trạt đỏ máu muỗi, trông mà kinh ! Giờ lại chuột ! Gầm giường lủng củng đồ đoàn, là nơi chuột to chuột nhỏ rúc rích cả ngày. Con mèo Mí và hai con nó chịu khó săn chuột lắm, nhưng cũng không chui vào nổi vì chật quá. Bà lại phải bỏ ra mấy buổi sắp đặt moi móc, quét quáy trong nhà ngoài sân. Lão Hứng lại được dịp cạnh khóe, cằn nhằn.
Tháng mười, em Thảm lại bị sốt vì viêm họng. Tháng mười một, em sốt siêu vi trùng. Liên tiếp trận ông chưa qua, trận bà đã tới. Hết khuẩn này đến trùng nọ rình rập làm hại em. Có căn bệnh nào nó không nhăm nhăm cái thể trạng yếu ớt của em. Bệnh bại liệt với những di chứng vĩnh viễn. Bệnh bạch hầu gây trụy tim mạch. Rồi lao màng não. Rồi ho gà. Rồi suy dinh dưỡng.
Những bệnh tật của con nhà nghèo, thiếu ăn. ấy là chưa kể những món nợ thế nào cũng phải trả như sốt mọc răng, sốt mọc tóc, đau mắt đỏ, tưa lưỡi... ở thời kỳ ấu nhi của bất cứ ai.
Nhưng, đến mùa xuân năm ấy thì bà tôi và tôi mới gặp hồi thất điên bát đảo : em tôi mắc bệnh sởi.
Bệnh sởi, theo như bà tôi, cô Đại Bàng nói, là căn bệnh đứa trẻ nào cũng phải mắc, tối thiểu là một lần. Nó cũng là cái món nợ phải trả cho tự nhiên của đời người. Nó là bệnh lành. Chỉ cần kiêng giữ như tránh nước, tránh gió là có thể qua khỏi nhẹ nhàng. Bà tôi đã nuôi ba người con toàn vẹn, nên rất đầy đủ kinh nghiệm để săn sóc em Thảm tôi. Em sốt li bì mấy hôm thì bắt đầu ho. Ho như nạo phổi. Rồi hai mắt đỏ hoe lên, và mặt lấm tấm nổi những hạt nhỏ như kê. Bà cho em kiêng nước và nằm trong màn. Cho em ăn trứng vịt luộc, theo kinh nghiệm dân gian, để thúc cho nọc sởi mọc hết. Bà lại đốt bồ kếp để thanh khiết không khí trong buồng. Tiếp đó cho em uống bột sắn dây, nước rau rệu và nước cam thảo, toàn những thứ mát.
Nằm cạnh em, sà sã tay quạt, nhưng bà mừng lắm vì em sắp qua khỏi.
- ờ, em khỏi bà sẽ mua bánh giò cho em ăn này. Bà nấu cháo sườn cho em ăn nữa.
Bà nói. Em kêu ẹ ẹ. Bà gật đầu.
- ừ, bà mua cả kẹo ngọt cho em ăn nữa.
- Bà... bà... ti, tô.
Em bập bẹ. Bà nghển dậy, cười sung sướng :
- ừ, bà cho em uống nước đường.
Anh Duy, anh Việt dẫn em ra dốc đỏ xem ô-tô nữa này.
Tôi ngồi dưới chân em :
- Anh bế em ra công viên chơi nhé. Công viên các cụ tổ hưu mới làm ở cạnh trường mẫu giáo ấy.
- ừ, em đi học mẫu giáo, đứa nào bắt nạt em, anh Duy, anh Việt phải bênh em nhé.
Việt đang cầm viên phấn vẽ chim bồ câu ở dưới sàn nhà, đứng dậy :
- Anh sẽ dạy em vẽ với nặn tượng nữa. Bà ạ, tay em xinh ghê, bà nhỉ.
- ừ, tay em là tay tháp bút đấy.
- Bà ạ, thấy cháu nặn tượng giỏi, thằng Kim Phú cũng bắt mẹ nó cho nó đi học ở Cung thiếu nhi, bà ạ. Nó hay gây sự đánh nhau lắm cơ ! Mà nó ngủ trưa lắm nhé ! Không bao giờ dậy tập thể dục. ông Vinh pháo phê bình nó với hai đứa con cô Đại Bàng mấy lần rồi bà ạ.
- à, thế thì em lớn, anh phải xin cho em tập thể dục nữa cơ.
- ừ, anh sẽ gọi em dậy sớm nhé.
Việt bò lên giường, nói. Hình như em tôi hiểu. Mặt nó tươi rờn. Nó cười, lộ ra hai cái răng cửa trắng, nhỏ như cái mầm giá đỗ.
Thế mà khốn khổ, có ai ngờ cái bệnh sởi hiền lành ấy gặp cái cơ thể yếu ớt của em, lại gây ra một biến chứng quái ác ghê người. Liền sáu tháng em nằm liệt, suy sụp sức lực toàn thân. Mụn sởi bay hết, nhưng di chứng của nó còn đó. Nó gây viêm ruột. Nó phá lở khắp người em. Người em rộp những bong bóng nước. Bong bóng nước vỡ. Khắp thân em đau rát, lại nhược lử vì sức tàn phá của bệnh đường ruột.
Em nằm xẹp như một dải khoai héo. Đôi môi ho hó, bợt bạt, không buồn động đậy. Em thở khò khè. Trên vầng trán nhỏ của em, gân xanh nổi chằng chẵng. Tim em đập rất khẽ. Có lúc tôi đặt tay lên tưởng tim nó đã ngừng. Cô Đại Bàng sang với bà tôi, có đêm ngủ lại cùng em. Cô đã tận tình với em. Bao nhiêu thuốc kháng sinh tốt nhất của nhà cô, cô đã mang sang cho em uống. Lo sợ quá, hai người phụ nữ có lúc nhìn nhau lặng đi. Không có giấy tờ đưa em vào viện được, bà tôi đành thuê xích-lô đưa em đi khám đông y.
Từ hôm ấy cái bếp nhà tôi lúc nào cũng âm ỉ một ấm thuốc bắc. Thuốc bắc sao, hạ thổ rồi cho vào ấm đất, nấu, ba bát chỉ lấy một. Thuốc bắc đăng đắng, chua chua, khó uống lắm.
Tôi nhìn em âu yếm :
- Em uống đi, rồi anh mua chuối ngọt cho em ăn.
Việt hồn nhiên, giơ một cái kẹo bọc giấy vẽ hình con thỏ : - Anh cho em cái kẹo cao su này nữa.
Em như hiểu lời động viên. Em cũng gắng sống. Em ghé miệng vào vành bát thuốc. Nước thuốc đen đặc. Em nhăn mặt, bụm miệng, nuốt một hơi liền ba bốn ngụm rồi há mồm, thè cái lưỡi trắng bợt, mếu xệch. Khốn khổ, em tôi.
- Anh Duy, anh Việt thấy em tài chưa ! Em uống một hơi nữa là hết thuốc cho mà xem. Nào, em uống xong thang này là em dậy đi chơi được rồi đấy nhé.
Bà bế em dậy. Đầu em ngẹo bên phải. Em cố ngẩng lên. Lần này em uống một hơi hết chỗ thuốc. Bà đặt em nằm, lấy khăn mặt ẩm chấm môi cho em. Việt về nhà lấy búp bê cho em. Tôi đưa cho em cái kẹo cao su. Em lắc đầu :
- à à ...
- Bà đây ! Bà đây ! Bà bóc cam cho em ăn nhé.
- Uy ! Uy !
- Em gọi anh Duy đấy.
- ẹ ẹ...
- Em gọi mẹ đấy. Để bà gọi mẹ về cho em nhé. Con mẹ Quỳnh là hư lắm. Em ốm mà không về với em. Lần này mà về đây bà đánh cho.
Tôi nhìn mắt em. Mắt em hập hờ khép mở. Hai hàng mi dài ngắn không đều chập lôi, rồi lại doãng xa.
- Bà ơi, em khóc !
Tôi thốt kêu run rẩy. Bà cúi xuống. Trời ! Đuôi mắt em vừa lọt ra hai giọt nước mắt tròn như hai hạt đậu. Mới tí tuổi đầu, em đã thương bà, thương anh, nhớ mẹ và khóc cho số phận mình.
Bà nâng em lên, cố giấu nỗi chua xót :
- Không phải em khóc đâu. Mụ khóc đấy !
Bà bảo : mụ ở trong người em, là cái tinh anh, cái linh khí thần thái của em. Mụ nâng đỡ em, bộc lộ hộ em. Chẳng hạn, em ngã, lẽ ra rất đau, nhưng nhờ có mụ đỡ, nên không hề gì.
Tôi thương em gái tôi không biết đâu mà kể. Giá như lúc này tôi có thể ốm thay nó, tôi sẵn sàng ngay.
Một buổi, em gái tôi rơi vào tình trạng cực kỳ nguy cấp. Tôi đang sắc thuốc cho em ở trong bếp, bà đi đâu vắng, bỗng nghe thấy tiếng em đạp chân đánh thách trên giường. Tôi vội bổ lên nhà, bò tới cạnh em. Em nằm giữa hai cái gối chèn. Chân khẳng kheo đi đôi tất cũ thò ra ngoài chăn.
- Em uống nước đường nhé !
Tôi hỏi. Hai mắt em đang mơ mơ bỗng mở to. Một ánh nhìn già dặn đọng lại trên mặt tôi. Nó đầy vẻ ái ngôi, tiếc nuối thế nào. Rồi sau khi lắng cái nhìn đó trong một giây đồng hồ, em khép từ từ mi mắt lại. Tôi có cảm giác đó là một bông hoa đang cụp cánh lụi tàn. Sờ tay em, tôi càng kinh hãi. Tay em lạnh toát.
- Thảm ! Thảm ơi...
Tôi gọi giật. Mắt nó như dính chặt. Tôi lay tay nó, áp tai xuống ngực nó. Không có hơi thở, không có tiếng sự sống đập trong lồng ngực nó. Tôi lao ra ngoài sân, thất thanh : "Bà ơi". Cô Đại Bàng đang phơi chăn chiếu ngoài sân nắng vội chạy sang. Mắt em Thảm đang nhắm nghiền, bỗng mở toang, rồi trợn ngược. Cô Đại Bàng vội ủ chăn cho em, bế xốc em lên, hổn hển : - Giời ơi, cháu tôi làm sao thế này ! Duy ơi, bà cháu đang ở trên trụ sở ủy ban phường, cháu lên đấy, bảo bà về ngay. Giời ơi là giời...
Quả là mặt Hứng nhác trông đã thấy hiện lên gần như tất cả tính xấu của Hứng.
Cái mặt là mặt ngựa. Hai lỗ mũi ngửa huếch. Mắt to mắt nhỏ. Tai bẹp. Miệng rộng bàm bạp như miệng cá trê. Răng trên xỉa ra bốn chiếc. Răng nanh lại bịt vàng. Thái dương có cái sẹo to bằng đồng bạc. Đỉnh đầu hói nhẵn như quả nhót. Cái mặt ấy lúc trợn trừng trợn trạc, khi ngất ngư biến hóa.
Thầy nào tớ ấy. Bạn bè giao du toàn loại đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Gã thì to trùng trục mà lấc láo nghiêng ngửa. Kẻ thì gầy xác ve, rỗ nhằng rỗ nhịt. Đến là mang theo bọc to, bọc nhỏ. Đi cũng lại túi bé, túi lớn. Lúc sầm sầm sì sì. Khi toang tác nói cười. Nói tục thì khỏi chê. Thỉnh thoảng lại có người dắt một con chó đến. Lúc ấy con Jăng rú rít như động rồ. Và băng nhạc nhà Hứng vặn hết cỡ, bọn Hứng cười nô như cuồng ngộ. Tôi không hiểu họ làm cái trò gì, chỉ thấy tơm tởm.
Cô Đại Bàng hỏi họ là người thế nào mà hôm qua đứng trò chuyện với cái Vàng Anh lại gọi nó là bé và rủ nó đi xem phim. Bà tôi bảo : ấy là cái loại vào thì bẩm bẩm thưa thưa, ra thì văng tục có chừa ai đâu.
Hôm nay thì nhà Hứng mới thật ầm ĩ. Hứng mời khách đến ăn mừng nhà mới. Từ sáng bửng đã có một phụ nữ đi chiếc Cúp đỏ đến, nheo nhéo gọi cửa và xách vào một làn đầy ụ thịt bò sống, thịt chó chín và mấy bọc thịt quay, cùng là măng miến, mộc nhĩ và hai con gà công nghiệp cao kều, mỗi con trên ba kí là ít.
Công việc nấu nướng do người phụ nữ này đảm nhận. Trạc bốn mươi, béo xệ, ngực u, tóc búi tó, mặt tròn, mũi chúc, trông y hệt mặt con cú, vẻ chua ngoa, sành sỏi, lại nói ngọng líu. Chốc chốc mụ lại vào buồng Hứng, nói tiếng lóng với nhau, bấm chí nhau, kêu eo éo.
Cỗ bàn dọn xong, khách đến để xe máy chật sân, nhưng Hứng vẫn còn ngong ngóng nhìn ra cửa. Tới lúc thấy bóng ông Luông chủ tịch phường, Hứng mới nhún chân phóng ra, mừng quýnh lên, bập lấy tay khách đưa vào nhà, rồi cao giọng :
- Xin trân trọng giới thiệu với các chiến hữu. Anh Luông kính mến, nguyên thủ trưởng cũ của tôi, nay là chủ tịch phường Ngọc Sinh này.
Rồi đưa tay chỉ đám người đã sắp vào hai mâm, Hứng hạ giọng :
- Bạn bè chí cốt của em.
Dừng lại người phụ nữ mặt cú, Hứng còn đang ấp úng thì ông Luông đã đỡ lời :
- Bồ của cậu, tớ còn lạ !
Hứng cười khắc khắc, vung tay :
- Thủ trưởng Luông muôn năm !
Người phụ nữ mặt cú phát đánh bốp vào vai Hứng :
- Hỗn vừa vừa chứ ! Báo cáo thủ trưởng, hắn là em rể em đấy ạ.
- Em rể càng hay, càng dễ !
ông Luông khoanh chân ngồi vào mâm, phán, làm nổ bùng một tràng cười khoái trá.
Hứng chạm cốc đánh kèng vào cốc ông Luông. Nhưng, ông Luông đưa tay giữ cốc lão lôi, nhăn nhăn cái trán hẹp :
- Quên chưa hỏi : cái nhà cũ thế nào ?
- Dạ, báo cáo anh, em đẩy được rồi ạ.
ông Luông gật đầu đánh khật :
- Tốt ! Cậu khá đấy !
- Dạ, tương đối thôi ạ. Bao giờ em mới bén gót thủ trưởng được ạ ?
Đút tỏm một miếng dồi chó vào miệng, ông Luông nhồm nhoàm :
- Ăn với nói ! Này, tớ dặn, phải khôn khéo một tí với mụ bôn-sê-vích ở bên cạnh này nhé. Đáo để lắm ! Tòa áo đỏ áo đen đế quốc mụ cũng không sợ đâu.
- Xin lĩnh ý thủ trưởng ạ !
Hứng giơ cao cốc nhìn quanh, rượu vào, lời bốc như lửa :
- Các chiến hữu chưa biết tài anh Luông tôi đâu. Có thể nói sáu ban võ nghệ, bảy mươi phép địa sát biến hóa, phép cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không trong Tây du ký cũng chỉ bằng ông anh tôi thôi.
- Thôi thôi mà...
- Tôi xin nói thêm. Các chú cũng chưa biết tình cảm anh em thân thiết giữa anh Luông đây và anh thế nào đâu. Có thể nói : không từ nào diễn đạt nổi.
- Nối khố ?
- Ăn thua gì.
- Con chấy cắn làm đôi ?
- Chưa đạt !
- Xẻ nhà xẻ cửa cho nhau.
- Còn hơn nữa !
- Thế thì gọi là mối tình có một không hai. Vĩ đại và tuyệt vời.
- Ha ha...
ông Luông liếm môi. Cái cằm như mũi kích chọc chọc vào ngực :
- Cái tình ấy quý ở chỗ : tôi không đòi hỏi gì khi giúp đỡ chú ấy !
- Dạ thế mới là tình anh em thật sự chứ ạ.
- Thì đấy, cái hồi tôi ở úc mới về.
Đô-la, bên ngoài, một đồng ăn một nghìn. Thế mà tôi đưa chú, bảo : tùy ! Chứ tôi có lên giá cho chú không ?
- Anh ạ, em nghe nói : hai con lỏi tì tên là Vàng Anh Vàng Em gì đó ở bên cạnh ta đây có bố là xế ở Băng Cốc !
- Thì đúng thế !
ông Luông gật, vung đũa, tiếp :
- Nhưng, để tôi nói tiếp đã. Như chú, giờ ăn nên làm ra. Một chữ ký của chú, tôi có hàng tạ xi-măng, sắt, thép. Nhưng mà chú có thấy tôi xin xỏ chú bao giờ không ? Không nhé ! Vì tình, hôm nay tôi mới tới đây. Chứ cả phường này, hỏi có ai mời nổi tôi một điếu Sông Cầu ? Làm chủ tịch phường này thực sự là vác ngà voi. Chứ ăn nhằm gì ! Phường khác, chức chủ tịch là màu mỡ lắm. Hợp tác xã thủ công là một. Chợ là hai. Hai nguồn ngoại bổng có thể nói là tha hồ no béo, ở đây là chay tịnh. Còn như những việc khác, có chút hồ nào ?
Thấy người phụ nữ mặt cú gắp vào bát mình miếng lườn gà, ông Luông hạ giọng, chuyển mạch : - Cho tôi cái tăm, cô. Răng hở đến là khổ !
- Dạ, có ngay đây ạ.
- Cám ơn. Này cô, cô cặp bồ với chú Hứng tôi được bao lâu rồi ?
- Dạ, chúng em quen nhau từ hồi còn ở trong trại giam cơ ạ.
Đang há hốc miệng để chọc cái tăm vào mà ông Luông không sao
ngậm mồm lại được. Con mụ này trơ trẽn, táo tợn quá thể ! Đó, nó ghé tai ông, lại còn bấu vào sườn ông :
- ông ơi, ông mà đẩy được con mụ
già ở buồng ngoài đi khỏi căn hộ này thì mới thật là hết ý ông ạ.
- Cái gì ?
Mặt ông Luông ngơ ngơ như người nặng tai. Cái mặt cú lại ghé vào ông, lần này nó thét :
- Con mụ già bôn-sê-vích. ông tống nó đi !
ông Luông gật rồi lại lắc ngay :
- Cái này không phải do tôi, mà là do xí nghiệp chú ấy quyết định.
- Dạ, chính quyền địa phương quan trọng lắm chứ ạ. Anh là người nắm công tắc điện.
- Cái gì ?
- Dạ. Điện là của nhà nước, nhưng tắt, mở, cho ai dùng, là quyền của anh.
- ờ, ví von hay đấy nhỉ !
ông Luông cười đánh phựt một tiếng rồi như sực nhớ :
- Này, lúc nãy chú Hứng nói Tôn Ngộ Không là ở cái tích...
- Nó ở trong Tây du ký. Tây du ký là cuốn truyện Tàu nói về cái chuyện thầy Đường Tăng đi sang Tây Trúc tức nước ấn Độ thỉnh kinh ấy mà anh.
- Thế thì bỏ mẹ tớ rồi.
- Sao hở anh ?
- Không, không, không có gì...
ông Luông gãi gãi vành tai tia tía, nhớ lại cái cơn tức giận ngu xuẩn khi kết tội cuốn Tây du ký là viết về Đặng Tiểu Bình đi Mỹ hôm rồi trước mặt bà tôi và các bà trong chi hội.
Hứng không hay biết, quay sang ông chủ tịch, lè nhè :
- Còn điều gì dạy bảo, hôm nay xin anh cứ cho em biết.
Ông Luông quên ngay tí chút liêm sỉ vừa xuất hiện, vỗ vai Hứng :
- Kể ra thì cũng có nhiều điều phải dặn cậu.
- Xin anh cứ coi em như đứa em ruột.
- Được rồi. Thứ nhất là phải tránh gái như tránh tên tẩm thuốc độc.
- úi giời... Cái đó thì thậm hay nhưng cũng khó ạ. Hí hí...
- Thứ hai : lợn lành trói cho chặt, có nghĩa rằng, việc gì dễ, phải dứt điểm. Thứ ba là : thiện, ác tùy sức !
- Anh nói lại ạ.
- Tuỳ theo thế của mình mà khi ác, khi thiện.
Hứng đập đít cốc xuống mâm : - Hay tuyệt ! - Rồi lảo đảo cái đầu.
- Còn anh, em xin góp ý...
- Chú cứ nói.
- Anh phải cảnh giác với tên cụt.
- Cụt nào ?
- Lão đại tá Vinh ấy. Vì theo nguồn tin em được biết : lão Hồn Nhiên, lão Xương... vân vân... nghĩa là đám các xừ về hưu non, hưu già đang đóng vai quân sư quạt mo thúc lăo này lật đổ anh. Họ thúc lão nổ pháo vào anh.
- Anh còn lạ !
- Họ gọi anh là cường hào ác bá đấy !
- Láo thật !
Hứng nghé tai ông Luông lào thào.
Ông Luông đập cái bốp vào đùi mình :
- Chú nói đúng ý anh. Đại tá gì mà trẻ thế. Đại tá dởm ! Chú cứ phao hộ anh cái tin ấy ra ngoài dân, hay đấy !
Cốc, chén lại nâng. Những cái mặt càng lúc càng đỏ cháy. Bỗng có tiếng người đàn bà mặt cú la : - Đỡ lấy anh ấy kìa ! Đã bảo là dân nát rượu mà cứ chuốc mãi ! Chuốc mãi !
Hứng đã gục xuống chiếu, lại bò dậy :
- ờ, nói láo ! Chưa hề say nhé !
Cốc đâu ? Anh Luông phải trăm phần trăm với em đi. Nào !
*
* *
Khi khách khứa đã ra về cả, chỉ còn lại người đàn bà mặt cú, cơn khùng điên của Hứng mới thật nổi dậy. Lão loạng choạng đi ra cửa buồng, đá đánh bịch một cái vào bụng con béc-giê, con này nhe răng gừ một tiếng, lão liền giơ nắm đấm : A, mày tưởng chó Tây mà ông tha riềng mẻ, hả ? Quay vào buồng, lão nằm vật ra giường, nheo nhéo gọi : Tuyết Trinh em yêu quái ôi, vào đây anh biểu cái này. Bồ của lão đang rửa bát, chõ qua cửa sổ, the thé : Làm cái gì mà như ông tướng thế ! Lão gầm : Muốn nhắng, hả ? Mụ bồ vội vẩy tay chạy vào. Bốp ! Bốp ! Lão giáng luôn hai cái bạt tai. Mụ bồ i ỉ khóc : ứ ừ, anh đánh em đau thế, em đ. thèm ở đây nữa. Anh đểu lắm ư...ư... Lăo cười khí khí : à, anh đánh yêu đấy mà ! Yêu cái c. em ấy ! Mụ bồ ngúng nguẩy, rồi
chửi lão. Rồi cả hai cùng cười sằng sặc như thể chúng cù nách nhau vậy.
Tôi từ trong buồng bước ra thì gặp lão.
-ê, ông lỏi.
Tôi quay lại, lão loạng choạng đi tới :
- Hóa ra từ nãy mày vẫn ngồi lì ở trong buồng này hở ? Mụ già đâu ? Mẹ kiếp ? Dòng giống nhà mày là cứng đầu cứng cổ lắm !
Tôi đứng im. Lăo áp sát tôi. Một mắt lão như lồi lên, một mắt lão như lép lại. Bộ răng mái hiên của lão xỉa ra, như chọc vào mặt tôi. Lão gầm ghè : - Mẹ kiếp, quân cứng đầu cứng cổ, đúng là nòi địa chủ, quốc dân đảng phản động. Hừ, nòi nhà mày thế đấy, ông lỏi ạ !
Lui cách tôi một bước, lão hơi ngửa người về sau, ngất ngưởng như sắp ngã. Giọng lão cũng díu lôi, liêu xiêu, nghiêng ngả : - Mày có biết mặt mũi cái thằng địa chủ, quốc dân đảng phản động nó như thế nào không ? Là cái mặt mẹt, có hai cái răng nanh to bằng quả chuối, chuyên ăn thịt người. Vì thế nên ông mày mới bị chúng tao trừng trị. Chúng tao trói giật ông mày lôi, lôi ra trường bắn. Rồi... pằng ! Pằng !
Lão giơ hai ngón tay làm súng lục, miệng khạc đạn.
Tôi thấy như có ngọn súng chỉ vào mặt, định đưa tay lên che, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.
- A, thằng này gan cóc tía ! Định trì, hả ?
Lão cười, phả vào mặt tôi hơi rượu nồng nặc. Tôi lì. Tự nhiên tôi không còn thấy sợ lão nữa. Nhưng có lẽ thái độ của tôi đã làm cho lão tức tối. Thế là, lừa lúc tôi sơ ý, lão túm lấy cổ áo tôi, giật mạnh :
- Thằng lỏi ! Còn con mẹ mày theo giai chuồn sang Thái Lan rồi. Và thằng bố mày cũng là đồ phản quốc, theo đít thằng Pôn Pốt rồi, hiểu chưa ?
- Không phải !
Tôi bật thét. Sững người vì bất ngờ, Hứng buông cổ áo tôi. Như được đà, tôi gào : - Bố tôi là trung úy lái xe quân đội. ông tôi là chiến sĩ cách mạng. ông tôi hiện ở trên Yên Kỳ.
- Hở ? Cái gì ?
Hứng trợn trừng như mê ngủ. Rồi hiểu ra, lão nhìn tôi trừng trừng và gằn từng tiếng :
- Không tin, hở ? Thế thì mày cứ lên Yên Kỳ bới mộ ông mày lên mà xem. Có một cái xương sườn chỗ che quả tim bị gãy. Vì sao mà gãy ? Vì bị cách mạng xử bắn. ở pháp trường, sáu tay súng hành quyết đã nhằm trúng tim ông mày, bóp cò. Pằng pằng...
- Không đúng ! - Tôi quát.
Lão ghé vào tôi, gào man dại :
- Còn cô Quỳnh, chú Dũng mày cũng chỉ là loại bà cô, ông mãnh vứt sọt rác thôi, hiểu chưa ? Tao nắm trong tay lý lịch từng người trong dòng giống nhà mày ! Cơ sở của cô mày, chú mày vừa về hỏi ý kiến tao về gia đình mày. Hơ hơ... đừng có hòng mà mở mày mở mặt với tao ! Đời chú mày còn khốn nạn ! Đời cô mày cũng vậy, rách nát rồi, em ơi !
Tôi không hiểu hết ý nghĩa lời hăm dọa của lão. Nhưng cảm thấy lão là con yêu quái chứ không phải là người. Đã quá sức chịu đựng của tôi, tôi òa khóc.
*
* *
Họa vô đơn chí. Đã tưởng nỗi khổ như thế là đã tận cùng rồi. Nào ngờ, đó chỉ là chương mở đầu của một cuốn sách dày, rặt những hồi buồn thảm.
Một chiều tháng năm, kết thúc năm học, tôi được là học sinh tiên tiến, bước vào những ngày hè tươi sáng, sang năm sẽ lên lớp ba, hí hửng định đem niềm vui đó dâng tặng bà, nhưng đã châng hẩng vì không có dịp.
Bước vào nhà, tôi nhận ra bà tôi nét mặt buồn bã đang ngồi cạnh một phụ nữ trẻ trên tay bồng một đứa trẻ mới đẻ còn đỏ hỏn. Người phụ nữ xanh xao, tóc xőa, mắt ậng nước, thấy tôi vào liền ngẩng lên. Tình ruột thịt là cái gì đó rất tự nhiên. Qua ánh mắt giao hòa rung động, tôi nhận ra ngay mối quan hệ máu mủ giữa người nọ và tôi. Đồng thời, tôi thấy gai gai người vì cảm thấy đã xảy ra điều gì đó như một hiểm họa bất thường. Tôi chợt nhớ tới, trong một linh ứng quái dị, lời hăm dọa có tính chất dự báo điềm gở của lăo Hứng. Tôi cũng nhớ tới cái giọng bồn chồn run rẩy của bà tôi lúc khấn ông tôi ở nghĩa trang Yên Kỳ. Bà tôi cứ phấp phỏng thế nào đó cho số phận của cô Quỳnh và chú Dũng tôi. Giữa cuộc đời còn nhiều sự điên đảo, bất trắc này, những kẻ non người trẻ dạ, làm thế nào để khỏi có những bước lỡ làng !
- Cô Quỳnh đấy, chào cô đi cháu Bà tôi nhìn tôi và bằng luồng mắt buồn rầu đưa tôi đến với người cô ruột thịt, từ ngày hiểu biết, tôi chưa hề gặp mặt.
Người phụ nữ gầy mòn héo hắt, cổ nổi xương quai xanh, nhìn tôi giọng nghèn nghẹn :
- Cháu Duy đấy à.
Tôi lí nhí chào cô, rồi cất cặp sách. Không khí u uất khác thường của cuộc gặp gỡ khiến tôi bối rối. Người thân gặp nhau mà không tay bắt mặt mừng. Không một cử chỉ vuốt ve âu yếm. Và hai người lớn bị hút vào câu chuyện bi đát gì đó không muốn cho tôi biết, không cần cho tôi biết, vì tôi còn bé quá, nhưng vẫn cứ lúng túng, ngượng ngập với nhau, và với cả tôi thế nào ấy.
Cho tới lúc đứa bé trong tay cô Quỳnh thức giấc, ọ ẹ khóc, rồi thét giật lên, hai người mới thôi chuyện trò. Cô tôi ẵm đứa bé đứng dậy, vừa vỗ mông nó, vừa vạch áo cho nó bú. Nhưng, cô bé oằn người, nhả vú ra. Cô tôi bế thẳng nó lên, nhưng nó ré lên còn to hơn và hai cái chân tí xíu của nó cứ đạp liên tục vào ngực mẹ.
Bà tôi vỗ vỗ hai bàn tay vào nhau, rồi chìa tay đón đứa bé :
- Thôi thôi... bà xin, bà xin... ôi, làm gì mà cô mình to tiếng thế ! Thôi, bà xin. › kìa, bà xin lỗi cô mình rồi cơ mà. à, thì ra con mẹ Quỳnh nó không biết quấn tã cho cô mình. Nào, đưa cho em cái tã khác đây, anh Duy. Thôi, bà xin cháu bà. Cháu à, nhà mình đây mà. Có phải nhà người lạ đâu mà sợ. Anh Duy ơi, lại đây với em nào !
Tôi bước lại cạnh đứa bé. Bà tôi đưa mu tay gạt nước mắt còn in vệt
trên đôi má gầy nhăn nheo. Cô tôi vắt nước mũi, gài tóc mai, búi lại tóc. Đứa bé nấc nấc mấy tiếng rồi ập mặt vào ngực bà tôi. Tựa như đang trôi nổi, bơ vơ giữa muôn điều kinh hãi, một con thuyền nhỏ cô đơn đã đậu lại một bến bờ yên ả, an toàn, em nhỏ thu hai tay lôi, mắt gà gà ngủ.
Bà tôi quay lại cô tôi, khe khẽ :
- Thôi, bao nhiêu gánh nặng mẹ chịu hết cho con. Đi tắm giặt đi, con. Duy, nhóm bếp, đặt nồi, nấu cơm đi, cháu.
Nói đoạn bà đứng lên, đi đi lại lại trong căn buồng, đôi tay rung nhè nhẹ đứa nhỏ, và cất tiếng hát ru trầm trầm :
Cái ngủ mày ngủ cho lâu,
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về. Bắt được con giếc con trê, Cầm cổ lôi về, nấu nướng cho cái ngủ ăn...
Chao ôi, chỉ từng ấy lời nói và cử chỉ của bà tôi mà cảnh huống đã
chuyển đổi hoàn toàn. Một khúc đoạn mới đã xuất hiện. Cô tôi như được giải tỏa. Nhưng, ngồi trong bếp, chụm củi nấu cơm cạnh tôi, thỉnh thoảng cô tôi lại gục mặt xuống gối, sụt sịt khóc.
Chặng đường tiếp sau lại thêm biết bao gian truân do sự có mặt đứa nhỏ này ? Tôi không thể biết. Nhưng suốt đời tôi, tôi chẳng bao giờ có thể quên giây phút đó. Sau này, lớn khôn, hiểu rõ sâu sắc ý nghĩa của hành động và sự kiện, tôi càng rưng rưng mỗi khi nhớ đến cái cảnh bà tôi chìa đôi bàn tay đón đứa nhỏ với sự tự nguyện đón nhận cái gánh nặng trách nhiệm là cứu vớt đứa nhỏ và mẹ nó đang ở trong tình trạng vô cùng bi thảm ; tiếng ru não lòng của bà lúc ấy in một vệt xám nhờ thăm thẳm trong ký ức tôi.
*
* *
Cô tôi đã lầm lỡ. Biết được lầm lỡ thì đã muộn.
May thay, muộn nhưng chưa đến mức vô vọng. Vì ở những giây phút nguy biến nhất, cô tôi đã có bà tôi. Bà nội tôi. ôi, bà nội yêu quý của cháu ! Bà nội đã gánh chịu tất cả nỗi khổ của đời người dằng dặc, đã chia sẻ với ông tôi nỗi oan khuất đớn đau, đã chống chọi với mọi gian hiểm, bây giờ trên lưng bà lại chất thêm những lỗi lầm của con cái mình.
Cô tôi chỉ ở với bà tôi có hai ngày. Hôm trở về nông trường, cô ôm tôi, dụi má vào ngực tôi, không nói được câu nào. Nhưng, khi chào bà tôi, cô bật lên tiếng khóc và rụi xuống chân bà tôi : - Mẹ ơi, mẹ sinh ra con lần thứ hai, bao giờ con mới đền ơn được mẹ, mẹ ơi !
Bà tôi tay ôm cháu gái, tay đỡ cô tôi dậy, dịu dàng mà nghẹn ắng :
- Thôi, con đi. Con còn trẻ, đừng lo. Cố mà theo kịp chị em, con à.
Cô tôi đi. Lạ sao, lúc ấy trời nhả mưa, y như hôm mẹ tôi đi.
*
* *
Nghe thấy tiếng trẻ khóc cô giáo Quyên ngó sang :
- Con ai thế, bà ?
Không thấy bà tôi đáp, cô giáo bước qua sân vào nhà tôi. Đứa bé
đang oằn oại trên tay bà tôi.
- Bà ơi...
Cô Quyên khe khẽ. Bà tôi quay lại, ngàn ngạt :
- Cô giáo đấy à. Con cái Quỳnh đấy, cô ạ. Khổ, nó là cái sự chưa thăm ván đã bán thuyền, giờ mới dang dở thế này đây.
Đứa bé đạp tung cái tă quấn bụng. Bà tôi vội đặt nó xuống giường : - Thôi, bà xin, bà xin. Khổ, con thì mẹ, cá thì nước. Cực chẳng đã, nhưng thế này thì khổ quá, cháu ơi.
Cô Quyên ngồi, mặt băn khoăn lo nghĩ. Bà bế đứa bé dậy. Tay bà nâng cái đầu nó cứ ật ngửa ra gào. Bà cất tiếng ru để át tiếng nó gào. Nhưng rõ ràng là nó chưa quen hơi bén tiếng bà. Bà mếu máo :
- Khổ quá cháu ơi. Khóc mãi thế thì còn gì là sức nữa, hả cháu !
Cô Quyên đứng dậy, sốt sắng :
- Bà đưa con đỡ một lúc. Con cho cháu bú.
Đứa bé rúc vào ngực cô Quyên, nấc tủi thân. Mắt bà giàn giụa :
- Nhớ hơi mẹ đây mà !
- Cháu tên là gì, hả bà ?
- Nào đã có tên gì đâu.
- Thế thì phải làm giấy khai sinh cho cháu, rồi xin phiếu sữa, lương thực, thực phẩm, bà ạ.
- Tôi rối ruột rối gan quá.
- Để con làm cho. Con sẽ nói với ông Luông chủ tịch. Bà đặt tên cho cháu đi.
Bà quay đi, lấy khăn vắt nước mũi. Đứa bé lục xục một lúc lại nhả vú cô Quyên, mếu xệch. Cô Quyên đã cai sữa cho thằng Lễ từ lâu rồi.
- Anh Duy chạy sang nhà cô lấy chai nước đường có cái vú cao su cô
để
ở cửa sổ ấy đi !
Tôi như vụt lớn dậy. Cái vú cao su và dòng nước đường dỗ được em bé chừng năm phút. Rồi em lại khóc, khóc thật dài, lặng đi đến mấy giây. Tôi vỗ tay bộp bộp : - Em ơi, em ơi, anh đây ! Nhà mình đây mà !
Em vẫn ngằn ngặt. Cô Quyên bế em lên, xoa lưng em, yên được một lúc em lại giãy đạp.
- Cháu làm sao thế, cháu ơi ?
Giọng bà đầm nước mắt. Hay là em đau bụng ? Bà đón em, ấp bụng em vào ngực bà. Em rên ừ ừ... thảm thương quá.
Bà sụt sịt :
- Bà thương, bà xin lỗi em. Em giật mình, em sợ mà bà không biết. Chém cha vía thằng nào con nào làm cháu bà sợ nhé !
Cô Quyên đứng, hai mắt nhoèn nước. Bà quay đi :
- Nghỉ hè rồi, bao giờ cô đi phép vào đón chú ấy ?
- Cháu còn đang phân vân quá.
- Thôi, đi đi cho chú ấy khỏi mong. Em bé nấc một tiếng. Bà vội vỗ nhè nhẹ mông em, nựng em. Em ư ư... mệt nhọc.
Buồng trong có tiếng cựa động. Hai tiếng ngáp tiếp theo nhau. Tiếng đàn bà chua loét :
- Mới sáng ra đã ầm ĩ cả nhà !
Giọng đàn ông ồm ồm :
- Ngày quần quật công việc, có được mấy tiếng nghỉ ngơi cũng không được yên. Đưa nó đi đâu thì đi. Điếc đít !
Đó là tiếng nói của lão Hứng và người phụ nữ mặt cú. Bà tôi nghển vào :
- Nó là cái sự bất đắc dĩ. Các bác thông cảm cho bà cháu tôi.
- Thông cảm cái cục c. ấy !
- Đúng là cái dòng giống đốn mạt ! Đục từ đầu sông đục xuống !
Cô Quyên nhìn ra cửa thấy cái Vàng Anh và cái Vành Khuyên, liền chạy ra : - Có gì đâu, em bé nó đói nó khóc đấy mà, đi chơi đi, các cháu.
Bà tôi bảo tôi đốt tờ giấy rồi đưa bà. Bà vung vẩy tờ giấy cháy quanh nhà : "Đốt vía đốt vang đứa nào định ám cháu tao nhá !".
Cái Vàng Anh trâng tráo :
- Đất nhà nước, tôi đứng đây, ai cấm được ?
Cái Vành Khuyên nhoen nhoẻn : - Rõ là ngửa tay xin việc quen thói chưa !
Cô Quyên quay vào nhà, bực dọc :
- Người hay quỷ mà ác thế !
Con Jăng nhà Hứng bỗng gâu một tiếng. Đã yên yên, em tôi lại giật thót mình, ré lên như tiếng vải xé. Hứng gào :
- Câm mẹ mồm mày đi !
Tôi quát :
- Ai bảo con chó nhà ông nó sủa !
- A, thằng lỏi gớm nhỉ !
- Bác Hứng ơi, - cô Quyên cố dịu giọng. - Cháu nó phải lúc giở giời.
- Đẻ cho lắm vào !
- Hí hí hí...
Tiếng người đàn bà mặt cú cười kéo theo cả tiếng cười của hai chị em con Vàng Anh. Tôi vớ ngay cái cán chổi, đập bộp vào tấm vách ngăn và lao ra cửa, sừng sộ :
- Cút đi ! Không được làm em tao sợ !
Bà bế nằm em, giọng bà nhức nhối :
- Bà xin, bà xin... Em đau ở đâu, đứa nào nó nạt nộ, nó định bắt em, em bảo bà nào.
Đã đến những giây phút cùng cực.
Đã đến tình thế không thể chịu nổi.
Không phải chỉ là cơn đau nhục thể, là cái đói, cơn khát hành hạ em. Mắt bà bỗng quắc sáng. Bà bế em, chạy ra bếp, vớ con dao chẻ củi. Tay rung em nhè nhẹ, tay bà huơ con dao, miệng bà thét :
- Nào, ma quỷ nào dám trêu ghẹo cháu bà ra đây bà cho chúng bay biết tay. Ngắn hai dài một, bà quyết liều với bọn bay đây ! Bà quyết liều với chúng bay đây !
Bà vung dao. ánh dao loang loáng. Lưỡi dao phập vào cạnh bàn, vào thành giường. Lạ thay, quanh tôi bầu không khí bỗng trở nên thanh tĩnh lạ thường. Và em tôi bặt tiếng khóc, rồi nó thiu thiu ngủ. Bà thở nhè nhẹ, đặt con dao xuống giường. Và nước mắt
lặng lẽ tràn xuống đôi gò má sạm nắng của bà :
- Cô Quyên ơi, nhờ cô giúp cháu.
Cháu có tội tình gì đâu. Tôi lấy họ nhà tôi đặt cho cháu. Còn tên cháu, đặt là Thảm, cô ạ. Thảm thiết quá, cô ơi ! Rồi đây, biết sống thế nào ! Bè thì là bè lim, mà sào thì lại là sào sậy, cô à...
*
* *
Quả thật bè thì nặng như bè lim mà cây sào chống đẩy lại yếu ớt mỏng manh như cây sậy. Hình ảnh ví von ấy của bà tôi đã diễn tả chính xác tình cảnh ba bà cháu tôi trong những ngày này.
Biết bao nhiêu là khó khăn đã giáng xuống đầu em Thảm tôi, tôi và bà nội tôi. Đến cái mức bà tôi phải phẫn uất kêu trời. Và tôi, sau này khi đã có hiểu biết, nhớ lại tôi đã phải rùng mình. Thì ra con người là thủ phạm gây ra nỗi khổ cho đồng loại. Con người, mang tiếng là con người mà sao nó lại có thể nhẫn tâm, đểu cáng thế.
Liền một tuần cô giáo Quyên đến gặp ông Luông chủ tịch phường để xin giấy khai sinh cho bé Thảm. Vừa vận dụng luật, vừa lấy tình cô giáo dạy con ông hồi xưa, cô nói hết nước hết cái mà ông ta vẫn cứ nhất định không cấp. Các cụ tổ hưu đến can thiệp, ông ta bữa thì lánh mặt, bữa thì tiếp, hết lý sự cùn thì ậm à hứa sẽ cứu xét. Kết quả không vẫn hoàn không. Cô Quyên bực quá, bỏ cả việc đi phép vào Nam thăm chồng, lên tận Thành hội đưa đơn khiếu nại. Nhưng, đơn gửi một tháng rồi mà vẫn chưa có hồi âm. Bà tôi ái ngại bảo cô đừng vì việc cháu Thảm mà lỡ việc hệ trọng của cô lúc này. Nhưng cô bảo, cô đã gửi thư vào bảo chồng cô chờ ít bữa nữa, vì cô thật không có lòng nào bỏ bà và em Thảm trong tình cảnh điêu đứng này.
Không có tờ khai sinh tức là không được xã hội công nhận làm người. Không được hưởng những quyền lợi mà một đứa hài nhi, một con người được hưởng. Gạo không. Đường không. Sữa không. Quần áo không. Tất cả những thứ đó bà tôi phải mua ngoài, giá gấp mười lần giá nhà nước bán. ại ! Tất cả số thu nhập của bà nội gồm tiền lãi tiết kiệm, lương hưu cộng thêm món tiền do bưu điện chuyển tới của một lòng hảo tâm bí mật nào đó và ít đồng do bán rau ngải, cộng lại chả được là bao. Thời giá cũ co kéo còn tạm được. Chứ giá cả vọt tăng như hiện tại thì đói khát là ở nhãn tiền rồi.
Trước mắt là sự sống của Thảm. Người ta không muốn cho em sống. Vậy tôi và bà tôi càng phải bằng mọi giá để nuôi được em. Khổ, bà tôi, từng ấy tuổi đầu, qua mọi khúc đoạn trường rồi, chưa bao giờ lâm vào cảnh huống bi thảm thế này. Gần bảy chục tuổi đầu rồi, giờ lại phải nuôi con. Bà tôi phải hai lần nuôi con. Nuôi con trong hoàn cảnh này, ngoài cách nhịn ăn nhịn mặc, mà bà tôi và tôi chấp nhận ra, chỉ còn một cách nữa là đi ăn mày, xin cho em Thảm bú chực.
Tôi đã bỏ ăn bữa sáng. Tám tuổi, tôi đã biết vá lấy quần áo. Tôi chỉ tiếc không biết cách nào làm ra tiền để mua sữa, mua đường cho em Thảm đáng thương của tôi thôi.
ôi, tôi thương em Thảm của tôi lắm. Mỗi lần thấy bà tôi bế em đi bú chực các bà, các cô có con nhỏ trong phường về, thấy nó sởn sơ vui vẻ, bên cạnh bà tôi mỗi ngày một hốc hác là tôi lại muốn trào nước mắt và lo âu. Biết bao giờ mới qua khỏi đoạn đời cay cực này. ít nhất em cũng phải ăn sữa sáu tháng. Sáu tháng chỉ chuyên đi bú chực người ta là không được. Em phải có sữa bò. Em cần được ăn thêm nước cháo pha đường.
Số mệnh em lúc này thật tình mong manh quá. Những điều kiện tối thiểu để nuôi em không có. Quanh em, có bao điều đe dọa, có bao kẻ độc ác. Lăo Hứng bây giờ chẳng còn được cái vẻ đạo đức giả bề ngoài nữa. Cứ mỗi lần em Thảm khóc là lão lại chửi bà tôi. Phụ họa, có mụ đàn bà mặt cú, mụ moi móc cả tam đôi, tứ đại nhà tôi. Có lần lão xồng xộc sang, chỉ mặt bà tôi, quát, đuổi bà tôi phải bế em Thảm ra khỏi nhà ; bà tôi và cô Quyên té tát một trận, lão mới chịu lui.
Trong những ngày này tôi nhận ra ông Luông là một kẻ vô cùng xấu xa. ông hạch sách bà tôi thế nào sau này tôi sẽ kể. Bây giờ tôi chỉ lấy một chi tiết về tư cách hèn hạ của ông thôi. ông dùng hai chị em con Vàng Anh làm hai con gián điệp theo dõi gia đình tôi. ông đã gọi chúng đến và giao nhiệm vụ đó cho chúng. "Nếu cần, các cháu cứ ghi chép lại cho bác" - ông nói vậy. Về hai đứa con gái này, tôi cam đoan là chúng nếu không mắc bệnh tâm thần thì cũng thuộc loại quái kiệt, phát triển nhân cách không bình thường. Ai lại vô liêm sỉ đến mức biết là em Thảm tôi thèm sữa, chúng cứ mỗi sáng mỗi đứa một cốc đầy quấy thìa leng keng, rồi leo lẻo ở ngoài sân :
"ối giời, sữa ngọt quá !". "Nhem nhẻm nhèm nhem, có đứa chết thèm". Rồi có bận nó nghiêng cốc đổ cả nửa cốc sữa xuống đất trước mặt bà tôi và nhâng nhâng cái mặt : "Có thừa cũng chẳng cho cái đồ đĩ !". Hai đứa này gây bức bối cay uất cho tôi còn hơn là con chó Jăng. Tôi có cảm giác con Jăng điên mỗi khi nó bất thình lình chồm lên, rít quẫy và cào cạt cạt những móng sắc xuống nền xi-măng. Em Thảm tôi lúc ấy giật mình run lập cập như động kinh. Bà tôi lại vội ủ em vào ngực mình, vừa nựng vừa trấn an em. Còn hai đứa con gái quả thực bà tôi chẳng biết cách nào để bảo ban, răn dạy và ngăn chặn chúng. Cô
Quyên sang nhà, bảo mẹ chúng. Mẹ chúng lắc đầu ảo não : Tôi bây giờ là con bù nhìn giữ dưa cho nhà nó rồi, cô ạ. Mẹ chúng nói vậy rồi khóc. Thì ra bây giờ ông chồng cô và hai chị em con Vàng Anh đã đứng về một phe. Cô bị cô lập. Thậm chí bây giờ ông xế Đại gửi hàng từ Băng Cốc về, cũng đề tên người nhận là Vàng Anh. Và con này đi nhận cái gì về là giấu biệt mẹ, giấu biệt em. Hai chị em nó, mỗi đứa có dấn vốn riêng. Tay mỗi đứa đeo hai ba cái nhẫn mặt ngọc. Nhẫn ấy chúng nhờ Hứng và bồ của lão mua. Mối liên minh giữa Hứng và hai chị em con Vàng Anh mỗi ngày một khăng khít, nhờ các chuyến hàng ông tài xế Đại từ Thái Lan gửi về.
Con Vàng Anh đã mười lăm tuổi. Mười lăm tuổi nhưng ngực nó căng như ngực đứa mười sáu mười bảy. Lăo Hứng nhìn con Vàng Anh mắt cứ tít lại, hàm răng như mỗi phút một chìa thêm ra.
Một hôm tôi đang nằm cạnh em Thảm để em có hơi ấm cho bà nấu cơm thì bỗng thấy mụ mặt cú từ đâu về, sầm sập bước vào buồng lão Hứng. Sau đó là những tiếng la thét nguyền rủa, rít róng rồi là tiếng đấm đá, xé quần xé áo. Lát sau tọt ra ngoài sân, con Vàng Anh tóc tai rũ rượi, áo quần xốc xếch, mép có vết máu.
Em Thảm thức giấc, khóc.
Bà tôi ở bếp chạy ra, túm được con Vàng Anh, lôi nó vào cửa. Bà tôi nghiến răng quát : - Mày làm cháu tao thức giấc ! Mày vào đây, tao trị tội cho mày !
Con Vàng Anh lúc này đang khiếp đảm vì trận đòn thù của mụ mặt cú. Sự việc xảy ra dơ dáy quá. Lộ ra thì quá là bêu riếu. Mặt nó xám xịt. Nó cố giằng giật để ra khỏi tay bà. Vừa lúc đó mụ mặt cú xộc ra, tóm được con Vàng Anh. Để mụ mặt cú đủ thời gian cho nó mấy miếng cào mặt, giật tóc,
bà tôi buông con Vàng Anh đẩy nó ra cửa, và nói :
- Thôi, chị tha cho nó trót dại. Từ nay cạch đến già, cháu nhé !
Đoạn bà tôi ôm em Thảm, đặt lên võng, đưa vống lên, và véo von :
Thôi tôi chẳng lấy ông đâu, ông đừng cạo mặt, cạo râu tốn tiền.
Sau sự việc này, lão Hứng cũng như con Vàng Anh một hồi không dám nho nhe nhóc nhách gây sự chửi bới gia đình tôi.
*
* *
Nhưng mà không phải chỉ là những nỗi buồn khổ tự bên ngoài đem đến cho em Thảm. Chính em Thảm, cái sinh linh bé nhỏ tội nghiệp, hình như cũng cảm thấy cái hẩm hiu, trớ trêu của số phận mình. Em không được bình thường như những đứa trẻ khác. Em khóc nhiều lắm. Và một hôm tôi đã run cả người khi nghe thấy bà tôi đang bế em bỗng thảng thốt :
- Sao cháu lại thở dài thế, cháu !
ôi ! Mới có ba tháng tuổi, em Thảm tôi đã biết thở dài. Có lẽ đó chỉ là một hơi thở tự nhiên thôi. Nhưng, thật tình tôi nhận ra, đôi mắt nó, kể cả những lúc nó bình tĩnh vui vẻ vì dễ chịu, vì no nê, vẫn vương vương một nỗi tủi hờn.
Em Thảm hay tủi thân lắm. Em khóc nhiều hơn những đứa trẻ khác. Em khóc suốt cữ, và tiếng khóc cũng khác những đứa trẻ khác. Có khi đang ngủ, tự dưng em múm mím môi, rồi nhếch miệng hự hự mấy tiếng. Em mang một ấm ức xót xa trong ký ức non nớt của em. Bà bảo : em nhớ mẹ, em tủi phận. Và đêm nào cũng ít ra là một lần bỗng dưng em thức dậy với tiếng khóc hờn dỗi kéo dài khoảng gần một giờ đồng hồ. Khóc vì đói thì chỉ cần cho em ăn là em nín. Vì rét thì ủ thêm chăn. Vì nóng thì bế em ra sân cho thoáng. Còn vì tủi thì dỗ thế nào em cũng không nguôi.
ôi, lúc ấy tôi cũng ứa nước mắt. Nỗi tủi nhục của con người bé bỏng kia sao mà sâu xa vậy và có cách nào chia sẻ giúp em ? Bà vỗ về em, bà ru dín em. Bà bảo tôi bày các trò cho em quên đi nỗi tủi ám ảnh tâm linh em. Xót đau vì bất lực, vì thương em, tôi và bà đã nhiều lúc khóc theo em. Chẳng có cách nào, nếu như em không vì quá mệt mà thiếp đi. Lúc ấy, nương nhẹ đặt em nằm xuống bên tôi, bà gióng to lên câu hát ru để át cơn thất thần bất chợt của em. Và tay bà phật phờ cái quạt nan, cho tới sáng, bà chẳng hề chợp mắt một phút nào nữa.
Biết kể sao cho xiết lòng bà mênh mông thương xót cháu con !
Ai đếm được bao đêm bà thức trắng ? Ai ghi được số lần em Thảm
tôi khóc hờn ? Em gái tôi còn bé quá, nó chưa biết tỏ bày. Nó đau ở đâu ? Nó đói hay nó khát ? Nó bị ai dọa nạt ? Chỉ có tiếng khóc với sắc thái riêng từng lúc là bà đoán được. Tuy vậy, đã nhiều lần, em như một sinh thể bất thường. Có hôm em nín vì thấy ánh đèn. Có bận em khóc rồi chỉ trỏ lung tung. Tôi tìm được một con đom đóm ở góc nhà, vứt ra sân thì em nín. Nhưng lắm hôm làm đủ cách em vẫn khóc. Bà thắp hương trên bàn thờ, khấn ông, viện cả cụ cao tằng về mà em vẫn không thôi. Thấy em có cái thần thái khác lạ, bà vội lấy muối ném xung quanh nhà, vừa ném bà vừa chửi hồn thằng Liễu Thăng, thằng Phạm Nhan, lũ ma vương quỷ sứ định trêu chọc, hãm hại em. Em vẫn oằn oại. Lại như hôm nào bà đốt vía. Cuối cùng bà cầu viện đến con dao chẻ củi. "Một liều ba bảy cũng liều. Bà liều với chúng mày đây". Lưỡi dao vun vút chém vào không khí. Vừa chém, bà vừa quát :
Chém đầu thằng Chích ! Ních đầu thằng Chiếc ! Bêu đầu ngọn tre ! Rồi bà đặt con dao xuống dưới chiếu, ở đầu giường. Lạ thay, em bặt ngay tiếng khóc. Từ hôm ấy trên đầu giường bà lúc nào cũng để con dao rựa dưới lần chiếu cói. Cuộc sống của trẻ con vẫn là một vùng bí ẩn chưa được soi tỏ mọi ngõ hẻm kiệt cùng.
Nhưng, vào những ngày này, dẫu có đau xót cũng vẫn phải nói rằng : cái ăn vẫn là nguyên cớ đầy đọa nặng nề nhất với con người. ở gia đình tôi lúc này nạn nhân xếp theo thứ tự chịu đựng là bà tôi, tôi, em Thảm.
Bà tôi và tôi, thôi khỏi phải nói. Tôi đã lớn. Còn bà, bà bảo bà quen chịu khổ rồi. ái ngại nhất là em Thảm trứng nước.
Cái mặc dẫu sao cũng còn gạn lọc vá víu được. Cô giáo Quyên lại mang sang cho một lô quần áo cũ của thằng Lễ. Bà cười, bảo : tuy là quần thừa áo thải nhưng em Thảm mặc tới sang năm cũng chưa hết.
Cái ăn mới là đòi hỏi sát sườn, liên tục hàng ngày. Người ta không thể ăn một lần cho sáu tháng, một tháng, một tuần, thậm chí một ngày. Vài ba tiếng con người lại phải ăn rồi. Con mèo Mí nhà tôi đẻ, hai con nó bú mẹ chòm chọp suốt ngày.
Em Thảm tôi thuộc loại háu ăn. Khi ngủ miệng em cũng núm núm, môi em cũng nhóp nhép. Tội nghiệp, lúc nào em cũng thèm ăn ! Có hôm trông em tu ừng ực chai sữa mà vừa thích vừa thương.
Em chịu khó ăn lắm. Nước cơm gạn pha tí đường, mà em nuốt ngon lành, nhanh đến nỗi bà bón không kịp. Có hôm hết cả chai sữa rồi, em lăn ra hờn. Bà bế em lên, bảo em ngủ đi mai bà mua nữa em ăn nhé. Em ngủ chưa đẫy giấc đã tỉnh. Cái đói thường trực lại lên tiếng đòi ăn.
Bà thu nhặt những thứ chưa dùng đến bán sạch bách cả rồi. Cuối cùng,
còn đôi khuyên mẹ tôi để lại. Bà bảo, thôi người còn của còn, thế là cũng bán nốt.
Nhưng, đã có biết bao người lòng đầy ưu ái chia sẻ với gia đình tôi ngày ấy. Nỗi đau khổ được con người nhân hậu nghiêng xuống lắng nghe, bày tỏ cảm thông cũng có thể được vợi bớt đi và người ta vì thế có thể lại vui sống được, huống hồ ở đây lại còn là sự ghé vai, giúp sức ! Bà tôi luôn dạy tôi rằng : "ở hiền thì gặp lành". Ngẫm ra, câu ấy thật đúng. Đầu tiên là những người hàng xóm xung quanh chúng tôi. Cô Quyên thì nhất rồi. Cô ẵm em Thảm suốt, cô thương nó như con cô. Cô Đại Bàng thì đem sữa sang cho bé Thảm. Tất nhiên việc này rất hạn chế. Vì hai đứa con gái thần nanh đỏ mỏ một lần biết chuyện đã chửi cô và dọa viết thư tố cáo với bố chúng ! Cô không dạy bảo được chúng và bây giờ đang mất dần quyền làm mẹ, làm chủ gia đình. Các cụ tổ hưu cũng đến giúp đỡ. Cụ cho cái Thảm đôi bít tất. Cụ cho nó
cái chăn bông con, cái mũ len. ông Vinh cho cả cái phiếu đường của ông. Quan trọng hơn, các cụ cử người lên tận Sở thương binh xã hội xin tem phiếu cho nó. Lại có những trường hợp như là tình cờ. Chẳng hạn có hôm bà tôi đi chợ về dẫn theo một người đàn ông trẻ, cao lớn, râu rậm, đi đôi giày săng đá cỡ đại. ông vác một bao tải nặng và tay xách một can mật ong đầy. ông gọi bà tôi là mẹ. ông biếu bà tôi cả bao tải thục và can mật. Thì ra, hồi kháng chiến chống Pháp đã có dạo bà tôi là mẹ chiến sĩ, đã từng nuôi ông khi ông bị thương phải ở lại dọc đường trong cuộc hành quân lên Tây Bắc năm 1952. Giờ, ông cùng vợ con khai hoang ở Sa Pa...
Tuy nhiên người gần gũi và san sẻ với tôi niềm vui nỗi buồn nhiều nhất là Việt. Việt thân với tôi, vẫn hay sang chơi với tôi. Chúng tôi cùng nhau đọc sách, học bài, bàn chuyện và chơi bi, chơi cờ, chơi tu-lơ-khơ... Từ ngày có em Thảm, Việt lại cùng tôi trông em.
Những lúc em Thảm hờn, Việt tìm mọi cách dỗ em. Việt rất khéo tay, nặn bằng đất sét màu được các con chim, con voi, con rồng... lại làm được cả mặt nạ. "Em ơi, em nín đi, anh cho em con voi có ngà trắng này !". Việt nựng. Nhưng, voi em cũng chẳng thiết, rồng em cũng chẳng cần. Thế mà Việt đeo mặt nạ Tôn Ngộ Không, nhảy choi choi giữa nhà, thét : "Ta là Mỹ hầu vương hóa từ quả trứng đá ở núi Hoa Quả, nước Ngạo Lai, thuộc Đông Thắng Thần Châu, tài nghệ hàng long phục hổ..." thì em cười nấc từng hồi.
Tuy nhiên, ấn tượng của tôi về những ngày này vẫn mang sắc màu
ảm đạm lắm. Tôi nhớ mãi chiều hôm đó khi bà tôi bế em Thảm đi bú chực trở về. Mọi chiều bà tôi vẫn bế em Thảm ra chỗ ngã ba dốc đỏ chờ người đi chợ qua xin cho em bú nhờ. Em nhớ sữa mẹ lắm. Và nhiều bà mẹ thấy em thế, rất thương. Nhất là lúc nó mấp vào vú bà ta, nún lấy nún để, nức lên sung sướng đến nỗi sặc cả sữa, ho trớ một
hồi, rất tội nghiệp. Có bà vừa nựng nó vừa ứa nước mắt hỏi bà tôi : Mẹ cháu đâu ? Bà tôi nghèn nghẹn : - Cám ơn bác có lòng thăm hỏi. Tôi ăn mày cầm tinh bị gậy, bác ạ. Nói ra thì lòng những thẹn thùng...
Bà nọ đoán ra, hẹn chiều nào thì ra đây đón, bà sẽ cho em bú.
Nhưng không phải ngày nào cũng gặp may. Có hôm chẳng gặp được bà mẹ nào, như hôm nay, trời mưa gió, bà bế em Thảm về không. Bà bảo tôi pha cho em ít nước đường em uống tạm. Nhưng, em Thảm nhớ sữa, cứ khóc èo ẹo và đẩy bát nước đường ra. Tôi sơ ý buột tay, bát nước đường rơi xuống nền nhà vỡ tan.
Chẳng làm thế nào dỗ em được, bà cứ bế em đi vòng quanh sân. Thỉnh thoảng lại thất kinh : Hôm nay cháu tôi làm sao thế này ! Cho tới lúc cô Quyên đi đâu cùng thằng Lễ về, sang bế đỡ bà và cho em một cái kẹo. Em ngậm một lúc thì nín, nấc nấc, rồi khíp mắt ngủ.
Cô Quyên đặt em Thảm xuống giường, chẹn hai bên em hai cái gối cho em khỏi giật mình, rồi nhìn bà, tần ngần :
- Bà ạ, nhà con vừa viết thư ra, báo tin sắp tới phải mổ lại. Kỳ hè của con cũng sắp hết. Con cũng đã bán ít đồ đạc có được ít tiền. Chẳng lẽ không vào với nhà con, nhưng ra đi lúc này, để bà và các cháu thế này, quả thật con áy náy quá...
Bà cảm động :
- Thôi, mười phần cũng được năm sáu rồi. Tấm lòng của cô thế nào, bà cháu tôi đều biết và ghi nhớ mãi. Bây giờ, việc chú ấy là trọng, không nên hoãn nữa, cô ạ.
Cô Quyên mở miệng cái túi xách tay, rút ra một xấp tiền. Tôi không nghe rõ lời cô nói. Chỉ thấy bà tôi cứ đẩy tay cô và miệng đay đi đay lại : ô hay, sao cô lại làm thế. Bà cháu tôi còn gượng được. Cô vào đấy, lạ nước lạ cái, lại phải săn sóc chú ấy, biết bao nhiêu cho đủ. Lẽ ra tôi phải đưa cô mới phải chứ. Còn cô Quyên thì như dỗi : Bà không cầm, con không đi nữa. Cuối cùng, bà tôi đành nhận một ít tiền cô đưa và nói là vay.
Xong việc ấy, cô Quyên ghé tai bà tôi, tay chỉ vào nhà Hứng. Hình như cô mách bảo cho bà tôi biết điều gì hệ trọng lắm. Bà tôi nhằn nhằn môi : - Ra cái quân mèo mả gà đồng này nó chẳng từ việc gì là vậy.
Cô Quyên thở dài :
- Bao giờ cho nó hết cái thời kẻ ăn không hết người lần không ra ; bao giờ không còn cái cảnh lộng hành, oan trái hở bà ? Khổ ! Rồi đời cái Thảm sẽ ra sao ?
Cô cúi xuống vuốt mái tóc đen dày của em tôi. Như chợt nhận ra điều gì khác thường, cô ập tay xuống trán nó, mặt vẻ hốt hoảng :
- Bà xem, hình như cháu Thảm nó sốt hay sao thế ? Con thấy nóng lắm !
Tối hôm ấy em Thảm nóng bốn mươi độ.
Bắt đầu một thời kỳ đau ốm triền miên của em gái tôi.
*
* *
So với thời kỳ này, nỗi khổ của thời kỳ mới nuôi em Thảm thật chẳng thấm tháp vào đâu. Hết sáu tháng tuổi, hình như toàn bộ sức lực dự trữ của em đều đã cạn kiệt. Em là cái mầm non bấy bớt do ra đời trong muôn vàn thiếu thốn, là cái hệ quả của một cơn chấn thương não lòng. Em hay thở dài và tủi hổ vì hình như em nhận ra cái số phận trớ trêu và rủi ro của mình. Các chứng bệnh, chúng biết cả những điều đó. Chúng lợi dụng các mặt nhược yểu của em, vào hùa với nhau hành hạ tấm thân bé bỏng, yếu đuối của em. Khổ, em không có được một phần cái sức Phù Đổng của tôi !
Bà tôi và tôi đã sống những giây phút vô cùng căng thẳng, với cảm giác quyết liệt sinh tử, đã vận dụng đến kiệt cùng sức lực, để giành giật lại sự sống
cho cái sinh linh mong manh chênh vênh bên bờ vực thẳm của em.
Trong những ngày kinh sợ đó, đã bao lần tôi thấy bà tôi rơi vào trạng thái hoang mang, bàng hoàng thốt lên cái câu đã một lần tôi nghe thấy :
Cháu ơi, cháu sinh ra vào cái thời buổi khốn khó, lắm nỗi nhiễu nhương này làm gì cho khổ cháu, khổ bà, cháu ơi !
Tiếng kêu đau đớn, xé lòng nói đúng sự thật ấy, không ngờ sau này lại bị kẻ lòng lang dạ hiểm lợi dụng để bôi nhọ phẩm giá bà tôi. Nhưng thôi, đó là chuyện sau này. Còn bây giờ là sức khỏe, là tính mệnh của em gái tôi.
Sau hôm cô giáo Quyên đi vào Nam thăm chồng, em Thảm sốt bốn mươi độ ba ngày liền. Sáng ngày thứ tư, thấy em vẫn mê man, bà tôi vội đưa em tới trạm xá. Người y sĩ trực ở đây chẳng nói chẳng rằng, cho mấy viên pi-ra-mi-đông, rồi hẩy tay bảo về. Bà tôi giãy nảy. ông ta mới trợn mắt, lẻm bẻm : không có giấy tờ gì, cho thuốc thế là phúc lắm rồi. Bà tôi bế em đến nhà ông Luông, trình bày hoàn cảnh và xin ông giấy giới thiệu. ông Luông đáp : Không thể vô nguyên tắc thế được, con bé này - tức em Thảm tôi - có là người thuộc phường ông đâu. Bà tôi đành nuốt nước mắt, bế em về. Nhưng, quả thật em tôi còn gặp may. Bà tôi đang sửa soạn cho em tôi uống thuốc thì cô Đại Bàng đi chợ về, rẽ vào thăm. Cô bảo : tự dưng sao cô thấy sốt ruột quá. Người phụ nữ vẻ ngoài và tính tình có phần thô kệch này còn giữ được bản chất thuần hậu, quan tâm đến đồng loại, chứ chưa biến thành kẻ nô lệ của đồng tiền. Nghe bà tôi kể, cô vội giằng lấy mấy viên pi-ra-mi-đông vứt tạch ra sân, la hoảng : ôi bà ơi, đang có dịch sốt xuất huyết. Đứa nào nó định giết cháu tôi thế này ? " Nói đoạn, cô vừa bảo cho bà tôi biết những kiến thức sơ đẳng về chứng bệnh này, vừa buồn rầu kể lại tấn thảm kịch của gia đình cô, hai đứa con gái hỗn láo thì ai cũng biết rồi. Gần đây cái Vàng Anh lại bỏ học, chơi bời đàn đúm với một bọn du thủ du thực. Có hôm nó bỏ nhà đi cả đêm. Tuy vậy, điều đau buồn hơn là chồng cô, do tập nhiễm quá nặng thói buôn bán lọc lừa và lối sống sa đọa, nên vừa rồi đã bị kỷ luật đình chỉ công tác và đuổi về nước.
Em Thảm sốt sình sịch bảy ngày bảy đêm. Da thịt em lúc nào cũng nóng nung. Tôi cùng Việt lên khu đồi hoang lấy cỏ nhọ nồi về, giã ra, vắt lấy nước cho em uống. Cô Đại Bàng, giấu hai con yêu nữ, đem đá sang để bà tôi chườm cho em. Một tấm khăn bọc đá lạnh đặt trên trán. Khoeo chân, gan bàn chân em mỗi bên buộc một mảnh xô ướp đá nữa, để hạ nhiệt. Trông em nằm thiêm thiếp, mắt lờ ngờ, môi he hé khô nẻ, tái nhợt mà rớt nước mắt.
Sau trận sốt xuất huyết, em chỉ còn là những lóng xương bọc lớp da sạm. Bà mua sườn về ninh cháo cho em ăn. Độ nửa tháng em hồi sức, bà bảo : em như con lợn hồ, chóng sút, chóng hồi, đã có da có thịt rồi. Bỗng nghe đồn đã có mấy đứa trẻ chết vì bệnh dịch hạch. Bà sợ quá. Nhà ở chật chội vốn đã là cái ổ sinh muỗi. Đêm nào bà cũng phải dậy mấy lần đập muỗi trong màn, hai bàn tay bà sáng ra trạt đỏ máu muỗi, trông mà kinh ! Giờ lại chuột ! Gầm giường lủng củng đồ đoàn, là nơi chuột to chuột nhỏ rúc rích cả ngày. Con mèo Mí và hai con nó chịu khó săn chuột lắm, nhưng cũng không chui vào nổi vì chật quá. Bà lại phải bỏ ra mấy buổi sắp đặt moi móc, quét quáy trong nhà ngoài sân. Lão Hứng lại được dịp cạnh khóe, cằn nhằn.
Tháng mười, em Thảm lại bị sốt vì viêm họng. Tháng mười một, em sốt siêu vi trùng. Liên tiếp trận ông chưa qua, trận bà đã tới. Hết khuẩn này đến trùng nọ rình rập làm hại em. Có căn bệnh nào nó không nhăm nhăm cái thể trạng yếu ớt của em. Bệnh bại liệt với những di chứng vĩnh viễn. Bệnh bạch hầu gây trụy tim mạch. Rồi lao màng não. Rồi ho gà. Rồi suy dinh dưỡng.
Những bệnh tật của con nhà nghèo, thiếu ăn. ấy là chưa kể những món nợ thế nào cũng phải trả như sốt mọc răng, sốt mọc tóc, đau mắt đỏ, tưa lưỡi... ở thời kỳ ấu nhi của bất cứ ai.
Nhưng, đến mùa xuân năm ấy thì bà tôi và tôi mới gặp hồi thất điên bát đảo : em tôi mắc bệnh sởi.
Bệnh sởi, theo như bà tôi, cô Đại Bàng nói, là căn bệnh đứa trẻ nào cũng phải mắc, tối thiểu là một lần. Nó cũng là cái món nợ phải trả cho tự nhiên của đời người. Nó là bệnh lành. Chỉ cần kiêng giữ như tránh nước, tránh gió là có thể qua khỏi nhẹ nhàng. Bà tôi đã nuôi ba người con toàn vẹn, nên rất đầy đủ kinh nghiệm để săn sóc em Thảm tôi. Em sốt li bì mấy hôm thì bắt đầu ho. Ho như nạo phổi. Rồi hai mắt đỏ hoe lên, và mặt lấm tấm nổi những hạt nhỏ như kê. Bà cho em kiêng nước và nằm trong màn. Cho em ăn trứng vịt luộc, theo kinh nghiệm dân gian, để thúc cho nọc sởi mọc hết. Bà lại đốt bồ kếp để thanh khiết không khí trong buồng. Tiếp đó cho em uống bột sắn dây, nước rau rệu và nước cam thảo, toàn những thứ mát.
Nằm cạnh em, sà sã tay quạt, nhưng bà mừng lắm vì em sắp qua khỏi.
- ờ, em khỏi bà sẽ mua bánh giò cho em ăn này. Bà nấu cháo sườn cho em ăn nữa.
Bà nói. Em kêu ẹ ẹ. Bà gật đầu.
- ừ, bà mua cả kẹo ngọt cho em ăn nữa.
- Bà... bà... ti, tô.
Em bập bẹ. Bà nghển dậy, cười sung sướng :
- ừ, bà cho em uống nước đường.
Anh Duy, anh Việt dẫn em ra dốc đỏ xem ô-tô nữa này.
Tôi ngồi dưới chân em :
- Anh bế em ra công viên chơi nhé. Công viên các cụ tổ hưu mới làm ở cạnh trường mẫu giáo ấy.
- ừ, em đi học mẫu giáo, đứa nào bắt nạt em, anh Duy, anh Việt phải bênh em nhé.
Việt đang cầm viên phấn vẽ chim bồ câu ở dưới sàn nhà, đứng dậy :
- Anh sẽ dạy em vẽ với nặn tượng nữa. Bà ạ, tay em xinh ghê, bà nhỉ.
- ừ, tay em là tay tháp bút đấy.
- Bà ạ, thấy cháu nặn tượng giỏi, thằng Kim Phú cũng bắt mẹ nó cho nó đi học ở Cung thiếu nhi, bà ạ. Nó hay gây sự đánh nhau lắm cơ ! Mà nó ngủ trưa lắm nhé ! Không bao giờ dậy tập thể dục. ông Vinh pháo phê bình nó với hai đứa con cô Đại Bàng mấy lần rồi bà ạ.
- à, thế thì em lớn, anh phải xin cho em tập thể dục nữa cơ.
- ừ, anh sẽ gọi em dậy sớm nhé.
Việt bò lên giường, nói. Hình như em tôi hiểu. Mặt nó tươi rờn. Nó cười, lộ ra hai cái răng cửa trắng, nhỏ như cái mầm giá đỗ.
Thế mà khốn khổ, có ai ngờ cái bệnh sởi hiền lành ấy gặp cái cơ thể yếu ớt của em, lại gây ra một biến chứng quái ác ghê người. Liền sáu tháng em nằm liệt, suy sụp sức lực toàn thân. Mụn sởi bay hết, nhưng di chứng của nó còn đó. Nó gây viêm ruột. Nó phá lở khắp người em. Người em rộp những bong bóng nước. Bong bóng nước vỡ. Khắp thân em đau rát, lại nhược lử vì sức tàn phá của bệnh đường ruột.
Em nằm xẹp như một dải khoai héo. Đôi môi ho hó, bợt bạt, không buồn động đậy. Em thở khò khè. Trên vầng trán nhỏ của em, gân xanh nổi chằng chẵng. Tim em đập rất khẽ. Có lúc tôi đặt tay lên tưởng tim nó đã ngừng. Cô Đại Bàng sang với bà tôi, có đêm ngủ lại cùng em. Cô đã tận tình với em. Bao nhiêu thuốc kháng sinh tốt nhất của nhà cô, cô đã mang sang cho em uống. Lo sợ quá, hai người phụ nữ có lúc nhìn nhau lặng đi. Không có giấy tờ đưa em vào viện được, bà tôi đành thuê xích-lô đưa em đi khám đông y.
Từ hôm ấy cái bếp nhà tôi lúc nào cũng âm ỉ một ấm thuốc bắc. Thuốc bắc sao, hạ thổ rồi cho vào ấm đất, nấu, ba bát chỉ lấy một. Thuốc bắc đăng đắng, chua chua, khó uống lắm.
Tôi nhìn em âu yếm :
- Em uống đi, rồi anh mua chuối ngọt cho em ăn.
Việt hồn nhiên, giơ một cái kẹo bọc giấy vẽ hình con thỏ : - Anh cho em cái kẹo cao su này nữa.
Em như hiểu lời động viên. Em cũng gắng sống. Em ghé miệng vào vành bát thuốc. Nước thuốc đen đặc. Em nhăn mặt, bụm miệng, nuốt một hơi liền ba bốn ngụm rồi há mồm, thè cái lưỡi trắng bợt, mếu xệch. Khốn khổ, em tôi.
- Anh Duy, anh Việt thấy em tài chưa ! Em uống một hơi nữa là hết thuốc cho mà xem. Nào, em uống xong thang này là em dậy đi chơi được rồi đấy nhé.
Bà bế em dậy. Đầu em ngẹo bên phải. Em cố ngẩng lên. Lần này em uống một hơi hết chỗ thuốc. Bà đặt em nằm, lấy khăn mặt ẩm chấm môi cho em. Việt về nhà lấy búp bê cho em. Tôi đưa cho em cái kẹo cao su. Em lắc đầu :
- à à ...
- Bà đây ! Bà đây ! Bà bóc cam cho em ăn nhé.
- Uy ! Uy !
- Em gọi anh Duy đấy.
- ẹ ẹ...
- Em gọi mẹ đấy. Để bà gọi mẹ về cho em nhé. Con mẹ Quỳnh là hư lắm. Em ốm mà không về với em. Lần này mà về đây bà đánh cho.
Tôi nhìn mắt em. Mắt em hập hờ khép mở. Hai hàng mi dài ngắn không đều chập lôi, rồi lại doãng xa.
- Bà ơi, em khóc !
Tôi thốt kêu run rẩy. Bà cúi xuống. Trời ! Đuôi mắt em vừa lọt ra hai giọt nước mắt tròn như hai hạt đậu. Mới tí tuổi đầu, em đã thương bà, thương anh, nhớ mẹ và khóc cho số phận mình.
Bà nâng em lên, cố giấu nỗi chua xót :
- Không phải em khóc đâu. Mụ khóc đấy !
Bà bảo : mụ ở trong người em, là cái tinh anh, cái linh khí thần thái của em. Mụ nâng đỡ em, bộc lộ hộ em. Chẳng hạn, em ngã, lẽ ra rất đau, nhưng nhờ có mụ đỡ, nên không hề gì.
Tôi thương em gái tôi không biết đâu mà kể. Giá như lúc này tôi có thể ốm thay nó, tôi sẵn sàng ngay.
Một buổi, em gái tôi rơi vào tình trạng cực kỳ nguy cấp. Tôi đang sắc thuốc cho em ở trong bếp, bà đi đâu vắng, bỗng nghe thấy tiếng em đạp chân đánh thách trên giường. Tôi vội bổ lên nhà, bò tới cạnh em. Em nằm giữa hai cái gối chèn. Chân khẳng kheo đi đôi tất cũ thò ra ngoài chăn.
- Em uống nước đường nhé !
Tôi hỏi. Hai mắt em đang mơ mơ bỗng mở to. Một ánh nhìn già dặn đọng lại trên mặt tôi. Nó đầy vẻ ái ngôi, tiếc nuối thế nào. Rồi sau khi lắng cái nhìn đó trong một giây đồng hồ, em khép từ từ mi mắt lại. Tôi có cảm giác đó là một bông hoa đang cụp cánh lụi tàn. Sờ tay em, tôi càng kinh hãi. Tay em lạnh toát.
- Thảm ! Thảm ơi...
Tôi gọi giật. Mắt nó như dính chặt. Tôi lay tay nó, áp tai xuống ngực nó. Không có hơi thở, không có tiếng sự sống đập trong lồng ngực nó. Tôi lao ra ngoài sân, thất thanh : "Bà ơi". Cô Đại Bàng đang phơi chăn chiếu ngoài sân nắng vội chạy sang. Mắt em Thảm đang nhắm nghiền, bỗng mở toang, rồi trợn ngược. Cô Đại Bàng vội ủ chăn cho em, bế xốc em lên, hổn hển : - Giời ơi, cháu tôi làm sao thế này ! Duy ơi, bà cháu đang ở trên trụ sở ủy ban phường, cháu lên đấy, bảo bà về ngay. Giời ơi là giời...