watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Dấu Nứt Đêm - tác giả Mai Ninh Mai Ninh

Dấu Nứt Đêm

Tác giả: Mai Ninh

Lúc ba ngọn đèn rọi vào khoảnh gọi là sân khấu ấy vụt tắt ngấm trong vài chớp mắt, để lại sáng bừng lên báo hiệu vở kịch chấm dứt, người đàn ông đã đủ thời giờ ngửng lên vòm trời đêm. Một chùm năm ngôi sao ngọn mờ ngọn tỏ vẫn còn đấy, tự bao giờ. Rồi ông cúi xuống vùng ánh sáng đang toả trên khắp người cô ta, nhất là khuôn mặt. Miệng cười nhẹ, cô lùi ra sau cho người nam và người nữ giữ vai chính bước tới, nhận những tràng vỗ tay không ầm ĩ mà thân mật. Cuối cùng, chàng đạo diễn với đuôi tóc dài và anh kéo đại hồ cầm từ sau cột gỗ đi ra, nắm tay cô dong tới ngang hàng với cặp diễn viên để gật đầu chào. Thêm một lượt vỗ tay nữa rồi đám khán giả đứng dậy. Người vội vã bước ngay ra cánh cửa che bức màn mong manh, người lục đục chồng những chiếc ghế vừa ngồi, đẩy vào một góc, quanh mấy cái bàn sắt nhỏ. Thể như khi ngày rạng sáng, thiên hạ lại giở bàn ghế này ra, vui vẻ bày tách cà phê buổi sớm.

Mùa hè năm nay chắc sẽ ra đi nhanh hơn, ông đoán thế. Khi cái nóng cứ rút cao đến cực điểm lúc đứng trưa, song chỉ đôi giờ là đột ngột bị ngọn gió không biết từ đâu nổi lên cuốn hút, đẩy thốc lên trời, cho thành phố bất chợt dịu mát cuối buổi chiều. Thường như vậy là mùa thu ngấp nghé. Hơn bao giờ, từ ngày dọn sang ở bên này con sông ông đã để tâm nhìn trời và ngó không gian. Nửa thành phố bên đây sông mang vẻ u trầm của gạch đá lẫn sự bình dị của một thứ đời sống hòa trộn lửng lơ giữa người và mặt nước lặng lẽ. Hình như không ai phải chạy đâu xa để kiếm tìm, từ điều thực dụng tới mộng mơ. Cứ thong dong vài bước là có thể vào ngay một cửa hiệu bày bán nghìn thứ linh tinh. Những thứ chẳng ăn nhập với nhau, khó lòng xếp chung theo một hệ thống lô -gích của cuộc sống. Ở tủ kính vài món đồ chơi bên cạnh cái giá lồng mấy cuộn giấy WC, dăm ba cái soong dưới chân tấm cạc- tông dựng hình cô gái đẹp cười tình tứ, tay uốn ngọn mascara chải vành mi cong. Quành sang góc phố bên kia là một phòng triển lãm mà tranh dựa chân tường, và trên sàn dở dang mô hình một phần Ấu Châu nằm hai bên một giải sông xanh uốn lượn. Nhiều lần ông đi qua, những mảnh gỗ ép dùng xây dựng nào thành Viên, nào Luân Đôn.vẫn ngổn ngang bừa bộn. Có lẽ người nghệ sĩ, hay chỉ đơn giản là một nghệ nhân thủ công thực hành lắp ráp, thích bỏ những buổi chiều lơ lửng cạnh ly bia, dưới tán cây đầy hương nồng mùa hạ hơn là qùi bò trên sàn để dán ghép, hít thở một thứ văn hoá quá xa vời.

Cũng chẳng bao lâu, sau khi đến ở căn phòng trên bụi trúc, ông khám phá ra cái kịch trường nhỏ bé bình dân, sau sân gạch ấy. Chỉ là hàng hiên một căn nhà mái kéo dài ra, lợp thêm vài mảnh, ngăn với vuông sân bằng ba bức tường gạch thô sơ. Khó biết được đó là nơi chốn người ta có thể đến tìm, bắt gặp đôi điều ở ngoài cuộc sống. Không đèn màu rực rỡ, không bảng tên lóe sáng, chẳng có gì gợi hình trừ một tấm bảng đen học trò với nét phấn trắng quẹt vội tên vở kịch và ngày trình diễn dựng sát bờ tường. Lắm khi người ta quên ghi cả giờ mở màn. Chắc đâu cần thiết cho chừng ba bốn chục khán giả dường đã quen thuộc nơi chốn. Nào có sân khấu để vén màn, họ diễn trên cùng sàn đất với người xem, đầu những hàng ghế thấp, giữa mấy đọt cột đỡ mái che vốn là thân cây già cỗi. Nhiều lần, lúc chờ đợi vở kịch bắt đầu, ông nhìn ngắm chúng, ở những vết sẹo loang lổ nơi cành bị chặt lià thân. Trong bóng tối lập lửng, vết đứt nhô lên, sần sùi, bệnh hoạn, nhưng có gì cứ rút sâu tầm mắt ông vào đó. Cũng may, một chốc thôi thì ba ngọn đèn đã rực nhóa, người đàn bà áo đỏ từ lúc nào lừng lững đứng đấy, đánh thức đám khán giả bằng lời rao sang sảng về bi kịch của bà ta. Rồi người nam diễn viên sau thân cây đi ra, nhập cuộc. Cả hai vừa vùng vẫy vừa quấn lấy nhau trong một tấn tuồng khép kín. Những đối thoại lúc rức cao, buốt xoáy với ánh đèn nhức sáng, phơi trần, lúc bỗng dưng đứt hẳn, ngưng bặt, im lặng, không cả hơi thở, chỉ còn tiếng trầm ngân của những sợi giây đàn.

Cô ta xuất hiện ở màn thứ nhì, khi người đàn bà đã bỏ đi. Cô là đứa con lạc về để vực ông bố đang cúi gục trên những trang đời viết dở. Viết nhưng trống không, viết để bôi xoá. Bôi xoá nhưng chẳng gạt sạch được những gì thuộc quá khứ. Càng không thể manh lên một vớt vát, nói chi phép màu, cho ngày sắp đến. Cúi xuống trên vai người cha với màu áo xanh nhàn nhạt khói, gương mặt cô biểu lộ những cảm xúc không phải xót xa mà ánh lên điều gì lấp lánh, tương phản với niềm tuyệt vọng của người đàn ông. Cô di chuyển chậm trên nền gạch, mỗi bước chân, cử động chính xác trong tự nhiên lẫn bất ngờ. Lời nói của nhân vật là những câu rành mạch, đau, sâu và sắc. Tiếng cô cất lên với thanh âm là lạ? Khán giả xì xào cô ta từ nơi khác đến và ban kịch này lần đầu ghé qua đây.

Người đến xem đã đi hết rồi, ông vẫn đứng lại đầu sân, dưới bóng tối phủ cả bức tường gạch rạn nứt của một ngôi nhà hai từng bọc khoanh một phiá. Cạnh bên kia của mảng sân cũng bọc bởi một căn nhà tương tự với những nhành cây leo bám chặt vào tường, và tuốt trên cao, hai cửa sổ đóng kín. Màu xanh bầu trời sắc lại, thẳm hơn với đêm khuya. Ngày còn ở hữu ngạn con sông, chiều tối đi về trong phần thành phố hiện đại, ngập nhoà đèn đóm ấy, chẳng có mấy lần ông để ý nhìn trời. Như thể thực tế của đời sống con người chỉ đọng lại ở tầng lớp sền sệt thấp, có vươn lên thì cao lắm là kích thước vài chục tầng lầu. Nên sao, trăng, mây trời là điều vời vợi, lửng trên đời sống. Có lẽ ông bắt đầu nhìn lên đêm xanh từ hôm đến nhà kịch này. Cũng không hiểu vì lý do gì ông nán lại, sau khi khán giả đã ra về. Rồi sau đó bước theo tiếng cười của cô ấy, chạy suốt từ khoảnh sân ông đang đứng đến con tàu điện. Những chuyến tàu điện đưa ông và bốn người trong ban kịch về nơi họ ở mỗi đêm. Anh chàng nam diễn viên luôn luôn là người đầu tiên bước khỏi khung cửa trống, khi hai mảnh màn đã vén lên. Dừng lại giữa sân châm điếu thuốc, anh có bâng quơ hướng mắt về phiá ông. Người đàn bà áo đỏ ra sau, đôi mắt sâu còn đọng những vệt chì sậm xanh dù sự hoá trang của những người trong ban kịch này thật đã là đơn giản. Cuối cùng là cô ta và anh nhạc sĩ đại hồ cầm. Luôn luôn, ở lúc ấy, ông thấy mái tóc cô càng ngắn hơn, cái ngắn rất vị thành niên khiến mọi đường nét trên gương mặt tựa đều thu gọn lại, cùng một lúc trở thành mong manh trong không khí hơi se sắt nửa đêm và dưới bầu trời dường ngút cao hơn. Cặp diễn viên chính vừa đi vừa nói chuyện rào rào đùa bỡn, như thể vở kịch dài gần ba giờ đồng hồ với vỏn vẹn ba nhân vật chưa đủ làm họ thấm mệt. Cô ta ít nói nhưng tiếng cười thỉnh thoảng vang lên, trong và nghịch ngợm, đã khiến ông nghĩ đến ánh mắt cùng những vì sao lấp láy. Ông đi theo họ, con đường mở rộng với đêm. Trạm tàu điện ở cuối phố, hai con tàu với tuyến đường khác nhau. Nhưng ngay buổi đầu ông đã lững thững leo lên cùng một chuyến. Không ngại gì, ông sẽ đổi sang tuyến khác để về đến căn phòng trên bụi trúc. Ông còn cả một đêm trước mặt. Sau nhiều năm tháng, bất chợt một ngày người ta nhận ra đêm không cùng.

Người đạo diễn luôn ở lại nhà kịch lâu hơn. Cặp diễn viên chính thường hôn nhau bất chợt, cười rít lên và xuống cùng một trạm. Người đàn bà áo đỏ hay mặc áo thun chẽn ngoài vở kịch, tóc xoã màu đồng óng, dáng đi đong đưa khêu gợi, có gì già dặn. Nhưng ông đoán đấy chỉ là già hơn tuổi bởi giọng nói còn vang ấm thanh xuân. Anh chàng chơi đàn dáng trẻ sinh viên, là người duy nhất đem âm nhạc vào vở kịch, nhưng tiếng đàn anh đã biết thúc hối thêm những cuồng nhiệt, đứt đoạn hơn những chia biệt, mênh mông hơn những khoảng trống, và đẩy sâu tận cùng cảm xúc khi tiếng nói đã ngừng. Chàng ta đi đứng nhẹ nhàng, đùa nghịch với hai chân, có khi chực đổ cả đàn xuống đất. Bước bên cạnh, mấy lần cô giơ tay níu, giọng cười rúc lên tự nhiên, từng chuỗi. Không hiểu tại sao ông thích nghe chúng, như thể bắt gặp lại tiếng reo của những chiếc phong linh treo từng chùm ở cửa nhà một thời thơ ấu, rung lên khi gió chuyển.

Trên xe, người đàn bà ngồi thẳng người, hai chân mở ra, vững chãi. Trong khi ở ghế đối diện cô hơi dựa vào vai chàng nhạc sĩ. Mắt khép hờ, miệng vén nét cười trẻ thơ trên gương mặt, lặng im nghe ba người kia nói chuyện. Thỉnh thoảng anh đánh đàn gõ nhịp mấy ngón tay trên đùi, tự nhiên huýt sáo hay hát một đôi câu. Khi ba người ấy đã xuống xe điện thì bấy giờ cô duỗi người ra, gác chân thản nhiên lên bờ ghế đối diện. Cử chỉ bất ngờ buông thả. Chẳng còn mấy ai trên xe, ngoài ông ngồi cách hai hàng. Hẳn cô nhận ra ông là người khán giả chăm chỉ và kẻ đã đồng hành mấy đêm nay trên chuyến xe khuya cuối cùng, cho đến lúc cô tới trạm ngừng và bước xuống. Có khi bỗng nhiên ngoảnh lại, cặp mắt lánh lên dưới ngọn đèn soi trạm đỗ. Có lúc quay đi vội vã, dáng người biến nhanh vào bóng tối phủ đầy bên kia bờ đường. Cứ nhìn theo thế, cô đơn thoáng từ đâu ngập ngợp, chập chùng. Hình như chẳng phải nó chỉ phủ chụp mình ông mà cả cô ta nữa, nó dập tắt ngúm chuỗi cười reo trong trước đó. Nỗi cô đơn tỏa như lụa quấn lấy đôi chân, ông chực vấp ngã khi bước xuống toa xe. Vuốt những sợi tóc hơi ẩm sương đêm, lao đao, ngây ngất. Có phải sự mỏi mệt của linh hồn hay chính là thời gian. Đã lâu, ông chẳng còn nghĩ đến ngày và tháng, cuộc sống trật tự yên ổn, già khốc, bao bọc bằng những ràng buộc thân thiết, hệ lụy miên man thành một bức tường kiên cố. Sự yên ổn vây kín đó chẳng những chặn đứng thời gian mà cả không gian. Tất cả kín bưng, không cánh cửa, hoặc giả nếu có thì khác gì cái cửa văn phòng ông từng ngồi đó bao năm, nó mở ra một hành lang trơ rỗng, rồi hành lang lại đâm vào những căn phòng làm việc vuông vức, nghẹt thở khác.

Đêm hôm đó, phấn trắng nguệch ngoạc tên vở tuồng mới trên tấm bảng đen. Đám khán giả thêm vài khuôn mặt lạ. Ông vẫn chăm chăm nhìn ngắm vết sẹo chương bấy xù xì trên thân cây già, cho đến lúc tiếng dây đàn bứng lên bục bục thay cho những hạt mưa nặng khởi đầu của vở kịch. Chỉ vách tường gạch mỏng ngăn cách không gian này và con đường xe cộ ngoài kia. Nhưng không ai khó chịu vì tiếng ồn của phố, ít nhất là ông, chẳng còn gì hiện hữu ngoài vùng sáng đang khoanh tròn quanh mấy nhân vật. Họ đang tra tấn và thương xót lẫn nhau, trong một định mệnh thản nhiên, phi lý nhưng sát gần cuộc đời như sự thật. Tuy thế chẳng có gì nặng nề, không có đối thoại gay gắt, cố ý nhận chìm người nghe, không có những kêu đau sướt mướt. Nhưng là những vết tước chậm, từng phân, từng sợi, với ý thức để hiển lộ dần dần mặt dưới vết thương.

Cô ấy giữ vai người đàn bà lúc tỉnh lúc say, khi hiền hoà đến nhút nhát, pha cả ngây thơ, khi lên cơn bạt mạng, phóng túng. Ông rợn người theo với chuỗi cười khăng khắc, và bàng hoàng ở hình ảnh cuối cùng. Cô ta, không, người đàn bà trong vở kịch, đã bị đời quật ngã, nằm tan hoang trên mặt đất, hai ngáng chân dạng ra như tình cờ. Giữa chúng, sự tình cờ rưng trắng bởi màu da trong sâu khuất vừa hé lộ, làm đám người xem lặng thở, ray rứt thật lâu. Thật lâu, sau khi người kéo đàn đã ngừng cây mã vĩ.

Cũng khuya hôm ấy, cơn giông cuối mùa đổ xuống thành phố, đúng ngay lúc cô ta bước rời con tàu điện. Chiếc váy xanh nhạt và tấm áo trắng mỏng manh lạ, khác hẳn vai trò vũ bão cô vừa bỏ lại. Không nghĩ ngợi, ông xuống theo, cô ấy đang cuống quít núp dưới một tàn cây rộng. Cùng một lúc, lằn sét xanh xoẹt ngang trời. Không đắn đo, ông chạy tới vội vàng kéo cô rời xa gốc cây, đợt sấm cũng vừa nổ dồn từ bên kia con sông chia đôi thành phố. Những hạt mưa to, nặng đã kịp đáp ướt mái tóc cô và thấm sát manh áo vào khuôn ngực. Cô ta kéo khép hai bờ vải rồi ngửng lên, vừa đủ bắt gặp ánh nhìn của ông rạng ngời sự thảng thốt. Cùng lúc đó, trong tiếng đập vỡ tung của nước có tiếng vặn mình rên xiết rất gần. Hai người quay lại nhìn, cả thân cây cô vừa đứng trú đang quặn quẹo, trĩu gập, những tán lá xoè toang sắp ôm choàng mặt đất. Mắt xoáy vào dấu cành cắt cụt mưng trồi chỉ chực nứt bung, cô ta thốt kêu lên run rẩy. Những tiếng kêu làm ông bàng hoàng như vừa bị cứa cắt xót xa trên thân thể đồng thời lại được ban tặng một nỗi gì ngập tràn khoái cảm. Cúi ngay xuống, ông ngậm xiết lấy đôi môi đang hé mở trên khuôn mặt dính sát viền tóc mai đẫm nước. Ông hôn cô sâu suốt, mê mải hôn lên da thịt nứt rạn đau đớn, hân hoan giao hoà với vết sẹo trên cành cũng vừa toang vỡ. Chung quanh họ, những mảng vỏ cây rung chuyển, bựt nứt rồi tróc ra, lồng lộng cuốn theo từng vạt gió.

Khi ông rời khỏi căn phòng cô thì đêm đã trở lại trong xanh, mun mút, nhưng nước đọng trên cây còn lững thững rơi. Vài cánh lá bay trong gió đêm rồi chạm vào vai ông, như một lời chào, một san sẻ, trước khi rớt xuống trôi dần theo rãnh nước. Đi về hướng dòng sông, ông bước chậm, hít thật sâu khí trời và thích thú với cảm giác mát rượi trên da. Chiếc áo sơ-mi bây giờ buông thõng, hai vạt thong dong, không còn bị quấn gọn trong quần bằng sợi thắt lưng tề chỉnh. Sau cơn giông mà mặt nước sông phẳng lặng đến chẳng ngờ, mịn như tấm lưng cô ngả bày trên chăn nệm. Nửa khuya có tiếng sáo từ đâu đưa đến căn phòng ấy, đơn độc nhưng trong vắt, có lúc lại xoáy tròn để lút sâu vào xúc cảm. Ông đã nằm xuống bên cô, bập bềnh trong không gian tối, chỉ ánh một vệt đèn đường xuyên qua khung cửa nhỏ. Nằm nghe hơi cô thở, nghe từ làn da cổ và bờ ngực cô ngát một mùi hương gì vừa quen thuộc vừa xa vời như đã có từ thời thơ trẻ, rồi bay mất với dòng sống, nay lại bất ngờ trở về. Hốt nhiên chẳng còn những giới hạn vô hình chia đời người thành ba mảng, quá khứ, hiện tại và những gì người ta cứ thấp thỏm đợi chờ nó xảy ra. Ông lặng nhìn gương mặt co mê thiếp, không thể đếm tuổi đời trên những nét mong manh. Rồi sờ nhẹ tay lên bụng mình, lần đầu tiên, đã từ lâu lắm, ông ý thức được sự căng cứng của sức lực, bắt gặp tràn trề một thứ nhựa cây xanh.

Ông lâng lâng lẫn ngập chìm trong mấy đêm sau. Có khi vào ngồi trong kịch trường nhưng ông không chăm chú nhìn sân khấu, chỉ lắng nghe những giọng nói lúc vang toang, tách bạch, lúc âm u hoà trộn với tiếng đàn. Mắt vẫn hướng về mấy thân cây nhưng lòng nhẹ nhàng, như thể những vết sẹo đã được giũa mài, nhẵn mịn tựa lớp da trên thân thể ông vừa tìm lại được trạng thái phơi phới đong đầy của cánh đồng cỏ mùa xuân. Sau khi xuống trạm xe, ông lôi cô ấy lẩn vào dãy phố chập chờn bóng cây khuya. Mùa hè nực lên bao mùi hương lạ, suốt con đường ông dẫn cô về căn lầu trên đám trúc sẫm đen. Tiếng cười trong cao bây giờ nhỏ lại, chúi rúc, khi ông đẩy cô vào một ngách cửa hiệu đóng im, để cúi xuống trên bờ vai, cánh tay, rồi kéo cao chiếc váy trên hai sống chân buông thả. Những cửa tiệm bầy linh tinh muôn thứ, bình dị. Đời sống có thể sáng rưng lên qua những điều đơn giản, nhưng cảm nhận ấy là trong suốt. Tâm hồn thư thản mở ra, không còn khép kín một thế giới bưng bức. Chẳng còn những căn phòng chỉ có cửa chụm vào một hành lang, mà là không gian tháo tung hết ngăn chia, mà là thời gian không hạn định. Mỗi chiều, từ trung tâm đô thị lễu nghễu, tấp nập, ông đáp chuyến xe băng qua dòng sông, trở về căn phòng đơn độc bên này như lọt vào cõi sống khác, một cố tình bứt bung những níu kéo, phong bao. Ông nói với với cô ta điều đó, và cô đã cẩn trọng, dịu dàng,?ôm lấy khuôn mặt ông bằng hai bàn tay nổi đường gân xanh sót. Ông chẳng biết cô bao nhiêu tuổi, cô cũng không kể cô từ đâu đến. Họ chỉ nói với nhau về những vở kịch, về nỗi đam mê sống với con người thể hiện đầy ắp qua các vai cô diễn và qua từng giờ phút cô chia với ông bao cảm xúc tràn ngập đêm khuya.
Cho đến một buổi chiều, ông nghĩ mình hãy đến nhà kịch ấy sớm hơn, khi nắng chưa hoàn toàn tắt hẳn. Để nhìn tường tận mấy đọt cột trong ánh sáng ngày, mà giờ đây, ông đã có thể bình thản vuốt lên những dấu sẹo. Nhưng tới đầu sân nhìn vào, trên tấm bảng đen chỉ còn vạt phấn xoá vội, dường như bằng một miếng giấy khô. Những chiếc ghế lổng chổng sau bức màn mỏng. Quang cảnh trống lạnh, không có ai, không dấu hiệu một vở kịch sẽ được diễn tối nay. Chẳng có gì đã từng hiện hữu, ngoài mấy thân cây nâu già. Lúc ông bước hẳn vào, chúng bỗng rung chuyển, chừng như có sức mạnh gì trên cao đè xuống nên chúng phình ra bất ngờ. Các vết cành chặt đứt lại phù lên, sưng chướng. Ông chao đảo, vội vàng ra khỏi cửa. Hè phố còn đông người, chuyến xe điện bên kia con đường đã tới trạm dừng. Đôi mắt vẫn cố tình kiếm tìm một hình ảnh, ông ngỡ vừa thấy bóng cây đàn lềnh kềnh đeo theo chàng nhạc sĩ. Hấp tấp chạy tới, nhưng chỉ là một cậu học trò đi học đàn về, sửa soạn lên xe.

Người đàn ông tiếp tục bước trong dòng người, rồi chẳng hiểu nghĩ gì quay trở về nhà kịch, ngồi xuống ở bực thềm, giữa hai tấm màn vén toang. Gió cuối chiều lắc rung những tán lá. Trên cao, mây đang chạy về tụ hết nơi chân trời ráng đỏ, để lại ở khoảng giữa một vùng xanh nhẵn. Phố phường người đi qua lại cách ông một khoảng sân, nhưng cảnh tượng chẳng có một liên hệ gì, không ở trong tầm nhìn của cặp mắt. Những tiếng động cơ xe cộ, tiếng người ta rầm rập ồn ào cũng là ngoài đôi tai. Bao nhiêu náo nhiệt ấy rồi sẽ lắng dần với ánh sáng của ngày tắt ngấm. Khi đó, bầu trời sẫm lại, cùng với ngọn sao hôm sẽ có năm vì sao nam lấp lánh. Rồi sau lưng ông, tiếng đại hồ cầm cất lên mới đầu lắng nhẹ để sau đó kéo mạnh những dòng nhạc rộn ràng. Người ta vội vàng bày mấy hàng ghế, đèn màu trên cột gỗ chớp nháy, sửa soạn chiếu vào nơi mà cô ta sắp bước ra với đầy xúc cảm. Ông tin là như thế.

Tất cả những gì đã xảy ra, các vở kịch, cặp nam nữ diễn viên, anh chàng nhạc sĩ, tiếng đàn trầm hay tiếng sáo reo cao dù có thật hay không, thì ông vẫn tin rằ?g cô đã thực sự hiện hữu và bất biến. Nên ông ngồi lại đó đợi chờ, đợi cô, đợi đêm xanh trong suốt trên những con đường ông đi cùng với cô, không có tuổi.

Mai Ninh
(mùa xuân, 2001)

■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■
nguồn: http://www.hopluu.org



Lúc ba ngọn đèn rọi vào khoảnh gọi là sân khấu ấy vụt tắt ngấm trong vài chớp mắt, để lại sáng bừng lên báo hiệu vở kịch chấm dứt, người đàn ông đã đủ thời giờ ngửng lên vòm trời đêm. Một chùm năm ngôi sao ngọn mờ ngọn tỏ vẫn còn đấy, tự bao giờ. Rồi ông cúi xuống vùng ánh sáng đang toả trên khắp người cô ta, nhất là khuôn mặt. Miệng cười nhẹ, cô lùi ra sau cho người nam và người nữ giữ vai chính bước tới, nhận những tràng vỗ tay không ầm ĩ mà thân mật. Cuối cùng, chàng đạo diễn với đuôi tóc dài và anh kéo đại hồ cầm từ sau cột gỗ đi ra, nắm tay cô dong tới ngang hàng với cặp diễn viên để gật đầu chào. Thêm một lượt vỗ tay nữa rồi đám khán giả đứng dậy. Người vội vã bước ngay ra cánh cửa che bức màn mong manh, người lục đục chồng những chiếc ghế vừa ngồi, đẩy vào một góc, quanh mấy cái bàn sắt nhỏ. Thể như khi ngày rạng sáng, thiên hạ lại giở bàn ghế này ra, vui vẻ bày tách cà phê buổi sớm.


Mùa hè năm nay chắc sẽ ra đi nhanh hơn, ông đoán thế. Khi cái nóng cứ rút cao đến cực điểm lúc đứng trưa, song chỉ đôi giờ là đột ngột bị ngọn gió không biết từ đâu nổi lên cuốn hút, đẩy thốc lên trời, cho thành phố bất chợt dịu mát cuối buổi chiều. Thường như vậy là mùa thu ngấp nghé. Hơn bao giờ, từ ngày dọn sang ở bên này con sông ông đã để tâm nhìn trời và ngó không gian. Nửa thành phố bên đây sông mang vẻ u trầm của gạch đá lẫn sự bình dị của một thứ đời sống hòa trộn lửng lơ giữa người và mặt nước lặng lẽ. Hình như không ai phải chạy đâu xa để kiếm tìm, từ điều thực dụng tới mộng mơ. Cứ thong dong vài bước là có thể vào ngay một cửa hiệu bày bán nghìn thứ linh tinh. Những thứ chẳng ăn nhập với nhau, khó lòng xếp chung theo một hệ thống lô -gích của cuộc sống. Ở tủ kính vài món đồ chơi bên cạnh cái giá lồng mấy cuộn giấy WC, dăm ba cái soong dưới chân tấm cạc- tông dựng hình cô gái đẹp cười tình tứ, tay uốn ngọn mascara chải vành mi cong. Quành sang góc phố bên kia là một phòng triển lãm mà tranh dựa chân tường, và trên sàn dở dang mô hình một phần Ấu Châu nằm hai bên một giải sông xanh uốn lượn. Nhiều lần ông đi qua, những mảnh gỗ ép dùng xây dựng nào thành Viên, nào Luân Đôn.vẫn ngổn ngang bừa bộn. Có lẽ người nghệ sĩ, hay chỉ đơn giản là một nghệ nhân thủ công thực hành lắp ráp, thích bỏ những buổi chiều lơ lửng cạnh ly bia, dưới tán cây đầy hương nồng mùa hạ hơn là qùi bò trên sàn để dán ghép, hít thở một thứ văn hoá quá xa vời.



Cũng chẳng bao lâu, sau khi đến ở căn phòng trên bụi trúc, ông khám phá ra cái kịch trường nhỏ bé bình dân, sau sân gạch ấy. Chỉ là hàng hiên một căn nhà mái kéo dài ra, lợp thêm vài mảnh, ngăn với vuông sân bằng ba bức tường gạch thô sơ. Khó biết được đó là nơi chốn người ta có thể đến tìm, bắt gặp đôi điều ở ngoài cuộc sống. Không đèn màu rực rỡ, không bảng tên lóe sáng, chẳng có gì gợi hình trừ một tấm bảng đen học trò với nét phấn trắng quẹt vội tên vở kịch và ngày trình diễn dựng sát bờ tường. Lắm khi người ta quên ghi cả giờ mở màn. Chắc đâu cần thiết cho chừng ba bốn chục khán giả dường đã quen thuộc nơi chốn. Nào có sân khấu để vén màn, họ diễn trên cùng sàn đất với người xem, đầu những hàng ghế thấp, giữa mấy đọt cột đỡ mái che vốn là thân cây già cỗi. Nhiều lần, lúc chờ đợi vở kịch bắt đầu, ông nhìn ngắm chúng, ở những vết sẹo loang lổ nơi cành bị chặt lià thân. Trong bóng tối lập lửng, vết đứt nhô lên, sần sùi, bệnh hoạn, nhưng có gì cứ rút sâu tầm mắt ông vào đó. Cũng may, một chốc thôi thì ba ngọn đèn đã rực nhóa, người đàn bà áo đỏ từ lúc nào lừng lững đứng đấy, đánh thức đám khán giả bằng lời rao sang sảng về bi kịch của bà ta. Rồi người nam diễn viên sau thân cây đi ra, nhập cuộc. Cả hai vừa vùng vẫy vừa quấn lấy nhau trong một tấn tuồng khép kín. Những đối thoại lúc rức cao, buốt xoáy với ánh đèn nhức sáng, phơi trần, lúc bỗng dưng đứt hẳn, ngưng bặt, im lặng, không cả hơi thở, chỉ còn tiếng trầm ngân của những sợi giây đàn.



Cô ta xuất hiện ở màn thứ nhì, khi người đàn bà đã bỏ đi. Cô là đứa con lạc về để vực ông bố đang cúi gục trên những trang đời viết dở. Viết nhưng trống không, viết để bôi xoá. Bôi xoá nhưng chẳng gạt sạch được những gì thuộc quá khứ. Càng không thể manh lên một vớt vát, nói chi phép màu, cho ngày sắp đến. Cúi xuống trên vai người cha với màu áo xanh nhàn nhạt khói, gương mặt cô biểu lộ những cảm xúc không phải xót xa mà ánh lên điều gì lấp lánh, tương phản với niềm tuyệt vọng của người đàn ông. Cô di chuyển chậm trên nền gạch, mỗi bước chân, cử động chính xác trong tự nhiên lẫn bất ngờ. Lời nói của nhân vật là những câu rành mạch, đau, sâu và sắc. Tiếng cô cất lên với thanh âm là lạ? Khán giả xì xào cô ta từ nơi khác đến và ban kịch này lần đầu ghé qua đây.


Người đến xem đã đi hết rồi, ông vẫn đứng lại đầu sân, dưới bóng tối phủ cả bức tường gạch rạn nứt của một ngôi nhà hai từng bọc khoanh một phiá. Cạnh bên kia của mảng sân cũng bọc bởi một căn nhà tương tự với những nhành cây leo bám chặt vào tường, và tuốt trên cao, hai cửa sổ đóng kín. Màu xanh bầu trời sắc lại, thẳm hơn với đêm khuya. Ngày còn ở hữu ngạn con sông, chiều tối đi về trong phần thành phố hiện đại, ngập nhoà đèn đóm ấy, chẳng có mấy lần ông để ý nhìn trời. Như thể thực tế của đời sống con người chỉ đọng lại ở tầng lớp sền sệt thấp, có vươn lên thì cao lắm là kích thước vài chục tầng lầu. Nên sao, trăng, mây trời là điều vời vợi, lửng trên đời sống. Có lẽ ông bắt đầu nhìn lên đêm xanh từ hôm đến nhà kịch này. Cũng không hiểu vì lý do gì ông nán lại, sau khi khán giả đã ra về. Rồi sau đó bước theo tiếng cười của cô ấy, chạy suốt từ khoảnh sân ông đang đứng đến con tàu điện. Những chuyến tàu điện đưa ông và bốn người trong ban kịch về nơi họ ở mỗi đêm. Anh chàng nam diễn viên luôn luôn là người đầu tiên bước khỏi khung cửa trống, khi hai mảnh màn đã vén lên. Dừng lại giữa sân châm điếu thuốc, anh có bâng quơ hướng mắt về phiá ông. Người đàn bà áo đỏ ra sau, đôi mắt sâu còn đọng những vệt chì sậm xanh dù sự hoá trang của những người trong ban kịch này thật đã là đơn giản. Cuối cùng là cô ta và anh nhạc sĩ đại hồ cầm. Luôn luôn, ở lúc ấy, ông thấy mái tóc cô càng ngắn hơn, cái ngắn rất vị thành niên khiến mọi đường nét trên gương mặt tựa đều thu gọn lại, cùng một lúc trở thành mong manh trong không khí hơi se sắt nửa đêm và dưới bầu trời dường ngút cao hơn. Cặp diễn viên chính vừa đi vừa nói chuyện rào rào đùa bỡn, như thể vở kịch dài gần ba giờ đồng hồ với vỏn vẹn ba nhân vật chưa đủ làm họ thấm mệt. Cô ta ít nói nhưng tiếng cười thỉnh thoảng vang lên, trong và nghịch ngợm, đã khiến ông nghĩ đến ánh mắt cùng những vì sao lấp láy. Ông đi theo họ, con đường mở rộng với đêm. Trạm tàu điện ở cuối phố, hai con tàu với tuyến đường khác nhau. Nhưng ngay buổi đầu ông đã lững thững leo lên cùng một chuyến. Không ngại gì, ông sẽ đổi sang tuyến khác để về đến căn phòng trên bụi trúc. Ông còn cả một đêm trước mặt. Sau nhiều năm tháng, bất chợt một ngày người ta nhận ra đêm không cùng.


Người đạo diễn luôn ở lại nhà kịch lâu hơn. Cặp diễn viên chính thường hôn nhau bất chợt, cười rít lên và xuống cùng một trạm. Người đàn bà áo đỏ hay mặc áo thun chẽn ngoài vở kịch, tóc xoã màu đồng óng, dáng đi đong đưa khêu gợi, có gì già dặn. Nhưng ông đoán đấy chỉ là già hơn tuổi bởi giọng nói còn vang ấm thanh xuân. Anh chàng chơi đàn dáng trẻ sinh viên, là người duy nhất đem âm nhạc vào vở kịch, nhưng tiếng đàn anh đã biết thúc hối thêm những cuồng nhiệt, đứt đoạn hơn những chia biệt, mênh mông hơn những khoảng trống, và đẩy sâu tận cùng cảm xúc khi tiếng nói đã ngừng. Chàng ta đi đứng nhẹ nhàng, đùa nghịch với hai chân, có khi chực đổ cả đàn xuống đất. Bước bên cạnh, mấy lần cô giơ tay níu, giọng cười rúc lên tự nhiên, từng chuỗi. Không hiểu tại sao ông thích nghe chúng, như thể bắt gặp lại tiếng reo của những chiếc phong linh treo từng chùm ở cửa nhà một thời thơ ấu, rung lên khi gió chuyển.


Trên xe, người đàn bà ngồi thẳng người, hai chân mở ra, vững chãi. Trong khi ở ghế đối diện cô hơi dựa vào vai chàng nhạc sĩ. Mắt khép hờ, miệng vén nét cười trẻ thơ trên gương mặt, lặng im nghe ba người kia nói chuyện. Thỉnh thoảng anh đánh đàn gõ nhịp mấy ngón tay trên đùi, tự nhiên huýt sáo hay hát một đôi câu. Khi ba người ấy đã xuống xe điện thì bấy giờ cô duỗi người ra, gác chân thản nhiên lên bờ ghế đối diện. Cử chỉ bất ngờ buông thả. Chẳng còn mấy ai trên xe, ngoài ông ngồi cách hai hàng. Hẳn cô nhận ra ông là người khán giả chăm chỉ và kẻ đã đồng hành mấy đêm nay trên chuyến xe khuya cuối cùng, cho đến lúc cô tới trạm ngừng và bước xuống. Có khi bỗng nhiên ngoảnh lại, cặp mắt lánh lên dưới ngọn đèn soi trạm đỗ. Có lúc quay đi vội vã, dáng người biến nhanh vào bóng tối phủ đầy bên kia bờ đường. Cứ nhìn theo thế, cô đơn thoáng từ đâu ngập ngợp, chập chùng. Hình như chẳng phải nó chỉ phủ chụp mình ông mà cả cô ta nữa, nó dập tắt ngúm chuỗi cười reo trong trước đó. Nỗi cô đơn tỏa như lụa quấn lấy đôi chân, ông chực vấp ngã khi bước xuống toa xe. Vuốt những sợi tóc hơi ẩm sương đêm, lao đao, ngây ngất. Có phải sự mỏi mệt của linh hồn hay chính là thời gian. Đã lâu, ông chẳng còn nghĩ đến ngày và tháng, cuộc sống trật tự yên ổn, già khốc, bao bọc bằng những ràng buộc thân thiết, hệ lụy miên man thành một bức tường kiên cố. Sự yên ổn vây kín đó chẳng những chặn đứng thời gian mà cả không gian. Tất cả kín bưng, không cánh cửa, hoặc giả nếu có thì khác gì cái cửa văn phòng ông từng ngồi đó bao năm, nó mở ra một hành lang trơ rỗng, rồi hành lang lại đâm vào những căn phòng làm việc vuông vức, nghẹt thở khác.


Đêm hôm đó, phấn trắng nguệch ngoạc tên vở tuồng mới trên tấm bảng đen. Đám khán giả thêm vài khuôn mặt lạ. Ông vẫn chăm chăm nhìn ngắm vết sẹo chương bấy xù xì trên thân cây già, cho đến lúc tiếng dây đàn bứng lên bục bục thay cho những hạt mưa nặng khởi đầu của vở kịch. Chỉ vách tường gạch mỏng ngăn cách không gian này và con đường xe cộ ngoài kia. Nhưng không ai khó chịu vì tiếng ồn của phố, ít nhất là ông, chẳng còn gì hiện hữu ngoài vùng sáng đang khoanh tròn quanh mấy nhân vật. Họ đang tra tấn và thương xót lẫn nhau, trong một định mệnh thản nhiên, phi lý nhưng sát gần cuộc đời như sự thật. Tuy thế chẳng có gì nặng nề, không có đối thoại gay gắt, cố ý nhận chìm người nghe, không có những kêu đau sướt mướt. Nhưng là những vết tước chậm, từng phân, từng sợi, với ý thức để hiển lộ dần dần mặt dưới vết thương.


Cô ấy giữ vai người đàn bà lúc tỉnh lúc say, khi hiền hoà đến nhút nhát, pha cả ngây thơ, khi lên cơn bạt mạng, phóng túng. Ông rợn người theo với chuỗi cười khăng khắc, và bàng hoàng ở hình ảnh cuối cùng. Cô ta, không, người đàn bà trong vở kịch, đã bị đời quật ngã, nằm tan hoang trên mặt đất, hai ngáng chân dạng ra như tình cờ. Giữa chúng, sự tình cờ rưng trắng bởi màu da trong sâu khuất vừa hé lộ, làm đám người xem lặng thở, ray rứt thật lâu. Thật lâu, sau khi người kéo đàn đã ngừng cây mã vĩ.


Cũng khuya hôm ấy, cơn giông cuối mùa đổ xuống thành phố, đúng ngay lúc cô ta bước rời con tàu điện. Chiếc váy xanh nhạt và tấm áo trắng mỏng manh lạ, khác hẳn vai trò vũ bão cô vừa bỏ lại. Không nghĩ ngợi, ông xuống theo, cô ấy đang cuống quít núp dưới một tàn cây rộng. Cùng một lúc, lằn sét xanh xoẹt ngang trời. Không đắn đo, ông chạy tới vội vàng kéo cô rời xa gốc cây, đợt sấm cũng vừa nổ dồn từ bên kia con sông chia đôi thành phố. Những hạt mưa to, nặng đã kịp đáp ướt mái tóc cô và thấm sát manh áo vào khuôn ngực. Cô ta kéo khép hai bờ vải rồi ngửng lên, vừa đủ bắt gặp ánh nhìn của ông rạng ngời sự thảng thốt. Cùng lúc đó, trong tiếng đập vỡ tung của nước có tiếng vặn mình rên xiết rất gần. Hai người quay lại nhìn, cả thân cây cô vừa đứng trú đang quặn quẹo, trĩu gập, những tán lá xoè toang sắp ôm choàng mặt đất. Mắt xoáy vào dấu cành cắt cụt mưng trồi chỉ chực nứt bung, cô ta thốt kêu lên run rẩy. Những tiếng kêu làm ông bàng hoàng như vừa bị cứa cắt xót xa trên thân thể đồng thời lại được ban tặng một nỗi gì ngập tràn khoái cảm. Cúi ngay xuống, ông ngậm xiết lấy đôi môi đang hé mở trên khuôn mặt dính sát viền tóc mai đẫm nước. Ông hôn cô sâu suốt, mê mải hôn lên da thịt nứt rạn đau đớn, hân hoan giao hoà với vết sẹo trên cành cũng vừa toang vỡ. Chung quanh họ, những mảng vỏ cây rung chuyển, bựt nứt rồi tróc ra, lồng lộng cuốn theo từng vạt gió.


Khi ông rời khỏi căn phòng cô thì đêm đã trở lại trong xanh, mun mút, nhưng nước đọng trên cây còn lững thững rơi. Vài cánh lá bay trong gió đêm rồi chạm vào vai ông, như một lời chào, một san sẻ, trước khi rớt xuống trôi dần theo rãnh nước. Đi về hướng dòng sông, ông bước chậm, hít thật sâu khí trời và thích thú với cảm giác mát rượi trên da. Chiếc áo sơ-mi bây giờ buông thõng, hai vạt thong dong, không còn bị quấn gọn trong quần bằng sợi thắt lưng tề chỉnh. Sau cơn giông mà mặt nước sông phẳng lặng đến chẳng ngờ, mịn như tấm lưng cô ngả bày trên chăn nệm. Nửa khuya có tiếng sáo từ đâu đưa đến căn phòng ấy, đơn độc nhưng trong vắt, có lúc lại xoáy tròn để lút sâu vào xúc cảm. Ông đã nằm xuống bên cô, bập bềnh trong không gian tối, chỉ ánh một vệt đèn đường xuyên qua khung cửa nhỏ. Nằm nghe hơi cô thở, nghe từ làn da cổ và bờ ngực cô ngát một mùi hương gì vừa quen thuộc vừa xa vời như đã có từ thời thơ trẻ, rồi bay mất với dòng sống, nay lại bất ngờ trở về. Hốt nhiên chẳng còn những giới hạn vô hình chia đời người thành ba mảng, quá khứ, hiện tại và những gì người ta cứ thấp thỏm đợi chờ nó xảy ra. Ông lặng nhìn gương mặt co mê thiếp, không thể đếm tuổi đời trên những nét mong manh. Rồi sờ nhẹ tay lên bụng mình, lần đầu tiên, đã từ lâu lắm, ông ý thức được sự căng cứng của sức lực, bắt gặp tràn trề một thứ nhựa cây xanh.


Ông lâng lâng lẫn ngập chìm trong mấy đêm sau. Có khi vào ngồi trong kịch trường nhưng ông không chăm chú nhìn sân khấu, chỉ lắng nghe những giọng nói lúc vang toang, tách bạch, lúc âm u hoà trộn với tiếng đàn. Mắt vẫn hướng về mấy thân cây nhưng lòng nhẹ nhàng, như thể những vết sẹo đã được giũa mài, nhẵn mịn tựa lớp da trên thân thể ông vừa tìm lại được trạng thái phơi phới đong đầy của cánh đồng cỏ mùa xuân. Sau khi xuống trạm xe, ông lôi cô ấy lẩn vào dãy phố chập chờn bóng cây khuya. Mùa hè nực lên bao mùi hương lạ, suốt con đường ông dẫn cô về căn lầu trên đám trúc sẫm đen. Tiếng cười trong cao bây giờ nhỏ lại, chúi rúc, khi ông đẩy cô vào một ngách cửa hiệu đóng im, để cúi xuống trên bờ vai, cánh tay, rồi kéo cao chiếc váy trên hai sống chân buông thả. Những cửa tiệm bầy linh tinh muôn thứ, bình dị. Đời sống có thể sáng rưng lên qua những điều đơn giản, nhưng cảm nhận ấy là trong suốt. Tâm hồn thư thản mở ra, không còn khép kín một thế giới bưng bức. Chẳng còn những căn phòng chỉ có cửa chụm vào một hành lang, mà là không gian tháo tung hết ngăn chia, mà là thời gian không hạn định. Mỗi chiều, từ trung tâm đô thị lễu nghễu, tấp nập, ông đáp chuyến xe băng qua dòng sông, trở về căn phòng đơn độc bên này như lọt vào cõi sống khác, một cố tình bứt bung những níu kéo, phong bao. Ông nói với với cô ta điều đó, và cô đã cẩn trọng, dịu dàng,?ôm lấy khuôn mặt ông bằng hai bàn tay nổi đường gân xanh sót. Ông chẳng biết cô bao nhiêu tuổi, cô cũng không kể cô từ đâu đến. Họ chỉ nói với nhau về những vở kịch, về nỗi đam mê sống với con người thể hiện đầy ắp qua các vai cô diễn và qua từng giờ phút cô chia với ông bao cảm xúc tràn ngập đêm khuya.

Cho đến một buổi chiều, ông nghĩ mình hãy đến nhà kịch ấy sớm hơn, khi nắng chưa hoàn toàn tắt hẳn. Để nhìn tường tận mấy đọt cột trong ánh sáng ngày, mà giờ đây, ông đã có thể bình thản vuốt lên những dấu sẹo. Nhưng tới đầu sân nhìn vào, trên tấm bảng đen chỉ còn vạt phấn xoá vội, dường như bằng một miếng giấy khô. Những chiếc ghế lổng chổng sau bức màn mỏng. Quang cảnh trống lạnh, không có ai, không dấu hiệu một vở kịch sẽ được diễn tối nay. Chẳng có gì đã từng hiện hữu, ngoài mấy thân cây nâu già. Lúc ông bước hẳn vào, chúng bỗng rung chuyển, chừng như có sức mạnh gì trên cao đè xuống nên chúng phình ra bất ngờ. Các vết cành chặt đứt lại phù lên, sưng chướng. Ông chao đảo, vội vàng ra khỏi cửa. Hè phố còn đông người, chuyến xe điện bên kia con đường đã tới trạm dừng. Đôi mắt vẫn cố tình kiếm tìm một hình ảnh, ông ngỡ vừa thấy bóng cây đàn lềnh kềnh đeo theo chàng nhạc sĩ. Hấp tấp chạy tới, nhưng chỉ là một cậu học trò đi học đàn về, sửa soạn lên xe.


Người đàn ông tiếp tục bước trong dòng người, rồi chẳng hiểu nghĩ gì quay trở về nhà kịch, ngồi xuống ở bực thềm, giữa hai tấm màn vén toang. Gió cuối chiều lắc rung những tán lá. Trên cao, mây đang chạy về tụ hết nơi chân trời ráng đỏ, để lại ở khoảng giữa một vùng xanh nhẵn. Phố phường người đi qua lại cách ông một khoảng sân, nhưng cảnh tượng chẳng có một liên hệ gì, không ở trong tầm nhìn của cặp mắt. Những tiếng động cơ xe cộ, tiếng người ta rầm rập ồn ào cũng là ngoài đôi tai. Bao nhiêu náo nhiệt ấy rồi sẽ lắng dần với ánh sáng của ngày tắt ngấm. Khi đó, bầu trời sẫm lại, cùng với ngọn sao hôm sẽ có năm vì sao nam lấp lánh. Rồi sau lưng ông, tiếng đại hồ cầm cất lên mới đầu lắng nhẹ để sau đó kéo mạnh những dòng nhạc rộn ràng. Người ta vội vàng bày mấy hàng ghế, đèn màu trên cột gỗ chớp nháy, sửa soạn chiếu vào nơi mà cô ta sắp bước ra với đầy xúc cảm. Ông tin là như thế.


Tất cả những gì đã xảy ra, các vở kịch, cặp nam nữ diễn viên, anh chàng nhạc sĩ, tiếng đàn trầm hay tiếng sáo reo cao dù có thật hay không, thì ông vẫn tin rằ?g cô đã thực sự hiện hữu và bất biến. Nên ông ngồi lại đó đợi chờ, đợi cô, đợi đêm xanh trong suốt trên những con đường ông đi cùng với cô, không có tuổi.


Mai Ninh
(mùa xuân, 2001)



■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■

nguồn: http://www.hopluu.org

Các tác phẩm khác của Mai Ninh

Ổi thơm mùa hè năm ấy

Vách Mận Trắng

Ngồi mãi bóng đêm

Mưa đá âm dương

Đoản Khúc Vùng Sậy Khô

BÃO CÁT

Cá Voi Trầm Sát