Tuổi Già Quý Giá
Tác giả: Matthew Lê
Ai khi tặng quà, thì thường mua những món quà có giá trị lâu dài như tặng một chục trứng gà. Họ đem về cho gà ấp nở ra một bày gà con rồi nuôi lớn, hay mua một con bò sữa cho ra sữa mỗi ngày, hoặc mua một cây cam, cây táo đem ra vườn trồng, khi lớn lên sẽ cho ra trái quanh năm. Nhưng ở trần gian, tặng thưởng quý giá của con người, là ai có ông bà cha mẹ sống được tới tuổi già. Họ có thời gian lâu dài chăm sóc con cháu, lo toàn mọi việc nhà cho con cháu ăn tâm đi học đi làm. Đó là về vật chất, còn về tâm linh và y học, thì ông bà cha mẹ, con cháu vì cùng chung máu huyết nên khi vui cùng vui, khi buồn cùng buồn, chia ngọt sẻ bùi lẫn đắng cay. Những trái tim nếu cùng một dòng máu như một khâu dây chuyền, thì hoà một nhịp đập, tiếp sức cho nhau nên con cháu thường mạnh khỏe, dễ làm ăn. Nói cho dễ hiểu là như con thuyền có nhiều người chèo chống không sợ gió táp mưa sa, như bày chiên có chủ chăn thì không sợ sói lang, như lớp học có thầøy dạy dỗ thì học viên có nhiều kiến thức để khôn lớn vào đời dễ dàng. Có ông bà cha mẹ già như có cây to bóng mát, như mái nhà che mưa nắng.
Ông bà cha mẹ khi già yếu không còn làm được việc gì nữa, con cháu phải phụng dưỡng tử tế để báo đáp công đức sinh thành vì các ngài đã cống hiến cả đời mình cho gia đình và cho xã hội. Các ngài dù là công nhân, thợ thuyền, thày giáo, nhà buôn, bác sĩ, kỹ sư, đều là những người phục vụ tha nhân về vật chất lẫn tinh thần. Đến khi tuổi già, tuổi về chiều như cảnh hoàng hôn, mặt trời và vật đều nghỉ tay làm việc, chim về tổ. Bên này trái đất là cảnh hoàng hôn, thì đồng thời bên kia trái đất bình minh sẽ ló rạng, xoá tan màn đêm đen tối. Mặt trời mọc, mở ra một ngày mới tươi sáng, chim luí lo ca hót, bướm ong bay lượn vườn hoa, như vậy nhờ có hoàng hôn nên chỗ kia mới có bình minh. Nhờ có tuổi già mới có tuổi trẻ, tre già măng mọc, nước chảy bèo trôi, non xanh nước biếc.
Khi sinh hoạt hội già không phân biệt thân sơ, không phân biệt giai cấp, ai cũng như ai, tôn giáp hoà đồng, một lòng hướng thiện, từ bi hỉ xả, mến Chúa yêu người, thật là tuổi già thân thiện không gì vui bằng.
Cha mẹ vui hưởng tuổi già.
Phước cho con cháu ở xa ở gần.
Ai có lòng hiếu kính tổ tiên, ông bà cha mẹ ấy là bậc chân tu. Mà tổ tiên đầu tiên nhất chính là Đấng Tạo Hoá, có người gọi là Ông Trời. Ở Việt Nam nhiều người thường đặt bàn Ông Thiên ở ngoài trời trước sân nhà để thờ phượng. Người có đạo thờ phượng Đấng Tạo Hoá ở nhà thờ thì tạ ơn Thiên Chúa. Các cụ nay đã tuổi già bóng xế thường chỉ nhớ về tích cũ chuyện xưa, còn hiện tại thì các cụ không nhận định được nhiều vì trí óc không còn sáng suốt minh mẫn lắm, như cỗ xe chạy lâu ngày nay đã hao moon. Các con cháu có nói gì thì nói ngắn gọn đơn sơ thì các cụ mới hiểu nổi. Con cháu các cụ là những người Việt Nam, được định cư ở Mỹ, một đất nước tự do, nhân quyền, là những người ăn no mặc ấm. Họ cảm thấy mình hạnh phúc hơn nhiều, người ở các nước chậm tiến nên hay có long tử thiện, chia sẻ ơn phước hay ân sủng để giúp đỡ những người kém may mắn hay đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Ví như con tàu lớn chở đày hàng hoá và lương thực, nếu quá tải, khi sóng to gió lớn dễ bị chìm tàu. Nếu đem san bớt ra con thuyền nhỏ, thì an toàn vô bờ, vì con thuyền nhỏ (ví như người nghèo khổ), đã quá nhẹ, mà lại không có gì để chở, cũng dễ dàng bị lật trong cơn bãûo. Như vậy, con tàu lớn vừa cứu mình mà vừa con thuyền nhỏ. Ơn phước trao ra giống như trời mưa to gió lớn, nước tràn đày vùng đất. Vùng đất cao phải chảy xuống chỗ trũng rồi chả ra sông ra
biển thì mọi nơi đều an toàn, nếu không chảy vào chỗ trũng, hay không có chỗ trũng đễ chảy vào, nước mưa lớn lâu ngày sẽ ngập lụt. Cũng như vậy, người giàu giúp người nghèo và người nghèo lại giúp người giàu, chỗ có cho chỗ không có.
Con cháu các cụ có người ở gần, có người ở xa, mỗi người mỗi hoàn cảnh không ai giống ai. Mỗi khi con cháu đi xa về gần thì có khi mừng rỡ, có khi nghẹn ngào. Để giải khuây nỗi ưu tư các cụ có hội già để lui tới hàng ngày, lấp đày khoảng trống vắng, cô đơn.
Matthew Lê