Chương 13
Tác giả: Maxim Gorki
Tôi lại đến ở với ông tôi.
-Sao thế, thằng tướng cướp?
-ông tôi kêu lên và đập tay xuống bàn khi thấy tôi.
-Bây giờ tao không nuôi mày nữa, mặc cho bà mày nuôi!
-Được, tôi sẽ nuôi,
-bà tôi nói,
-ông tưởng việc đó khó lắm đấy!
-Đấy thì bà nuôi!
-ông tôi nói to, nhưng lại dịu đi ngay khi cắt nghĩa cho tôi:
-Tao và bà mày đã dứt khoát ở riêng rồi, bây giờ mọi thứ của ông bà đều riêng biệt. Bà tôi ngồi gần cửa sổ làm đăng-ten nhanh thoăn thoắt, đôi kim đụng vào nhau kêu leng keng nghe rất vui tai, chiếc gối cắm đầy kim găm bằng đồng lấp lánh dưới ánh mặt trời mùa xuân nom như một con chim bằng vàng. Bà tôi cũng giống như một pho tượng đồng vậy, không thay đổi gì cả! Còn ông tôi thì càng ngày càng quắt lại, có nhiều nếp nhăn hơn, mái tóc hung đã chuyển thành xám, phong thái trang trọng được thay thế bằng những cử chỉ hấp tấp nóng nảy, cặp mắt xanh nhìn đầy vẻ nghi kỵ. Bà tôi cười và kể cho tôi nghe câu chuyện chia gia tài giữa hai ông bà: ông chia cho bà tất cả chai lọ, nồi niêu, bát đĩa và bảo:
-Đấy là những thứ của bà, ngoài ra đừng có xin xỏ gì tôi nữa! Sau đó ông tôi tước hết mọi đồ đạc, quần áo cũ, áo choàng bằng lông cáo của bà tôi và đem bán được bảy trăm rúp, rồi đem số tiền ấy cho đứa con đỡ đầu của ông
-một người Do Thái buôn bán hoa quả
-vay lấy lãi. ông tôi trở nên keo kiệt vô độ và không còn biết hổ thẹn là gì nữa: ông tôi đến nhà những người quen biết cũ
-những người trước đây cùng ở trong phường thợ với mình
-đến nhà những phú thương, than thở rằng mình đã bị phá sản vì con cái và xin họ tiền tiêu cho đỡ túng. ông tôi lợi dụng lòng quý trọng của mọi người. Người ta biếu ông tôi những món tiền lớn. Về nhà ông thường vung vẩy những tờ giấy bạc ngay trước mũi bà tôi, và khoe khoang, trêu chọc bà tôi như một đứa trẻ con.
-Thấy chưa, mụ ngốc! Bà thì một phần trăm số tiền này người ta cũng chẳng thí cho đâu! ông tôi đem số tiền thu nhập được cho hai anh em một nhà buôn vay lãi: ông anh là một người bạn mới của ông tôi
-một người làm nghề thuộc lông thú, cao lêu nghêu, đầu hói, biệt hiệu trong làng là Khơlưxt, bà em là một mụ bán hàng béo ụt ịt, má đỏ, mắt màu nâu sẫm, làm lụng thì uể oải, nhưng mồm mép lại ngọt như mật. Tất cả mọi thứ trong nhà đều chia hẳn ra: hôm nay bà xuất tiền ra mua thức ăn, hôm sau ông mua và cứ đến lượt ông là bữa ăn kém hơn: bà thường mua thịt ngon, chứ ông thì lần nào cũng chỉ mua lòng, gan, phổi, dạ dày. Trà và đường thì của ai người ấy dùng, nhưng trà thì thường pha chung vào một ấm. ông thường lo lắng hỏi:
-Khoan, gượm hẵng, bà cho bao nhiêu trà rồi? ông tôi dốc búp trà vào lòng bàn tay và đếm cẩn thận từng búp một, rồi nói:
-Búp trà của bà bé hơn của tôi, búp trà của tôi vừa to hơn vừa được nước hơn, nên tôi phải cho ít hơn. ông tôi rất chú ý theo dõi xem bà tôi rót nước trà có đặc như nhau không và có uống nhiều hơn không.
-Uống nốt chứ?
-Bà tôi hỏi trước khi rót hết nước trà. ông tôi nhìn vào ấm và nói:
-Thôi được, rót nốt đi! Ngay đến dầu thắp đèn trước tượng thánh hai người đã cùng chung lưng đấu cật với nhau hàng nửa thế kỷ nay cũng mua riêng! Tất cả những trò ti tiện đó của ông tôi, tôi thấy vừa lố bịch vừa ghê tởm, nhưng bà tôi thì chỉ thấy buồn cười thôi.
-Thôi, cháu đừng nghĩ nữa!
-Bà tôi an ủi tôi.
-Cái đó có gì đáng bận tâm đâu? ông lão già rồi nên đâm ra gàn dở đấy! ông cháu đã tám chục tuổi đầu rồi, có phải chuyện đùa đâu! Cứ mặc cho ông cháu gàn dở, có hại gì đến ai đâu? Còn bà sẽ kiếm được đủ miếng ăn cho bà và cháu, không sợ cháu ạ!
Tôi cũng bắt đầu kiếm tiền: cứ đến ngày chủ nhật và ngày lễ là tôi dậy sớm, vớ lấy cái bị và đến các sân nhà, các phố để nhặt xương bò, giẻ rách, giấy vụn, đinh. Những người mua đồ cũ thường mua hai mươi kôpêch một pút giẻ rách và giấy vụn, sắt cũng vậy, mười hoặc tám kôpêch một pút xương. Cả những ngày thường, cứ tan học là tôi đi nhặt, thứ bảy nào tôi bán các thứ linh tinh cũng được chừng ba mươi hoặc năm mươi kôpêch, có khi gặp may còn được nhiều hơn nữa. Bà tôi cầm lấy số tiền của tôi, vội vàng nhét vào túi váy rồi vừa nhìn xuống đất vừa khen tôi:
-Cám ơn cháu, cháu ngoan của bà! Cả hai bà cháu mà lại không kiếm nổi miếng ăn hay sao? Có phải là chuyện gì ghê gớm lắm đâu! Một hôm tôi nhìn trộm thấy bà tôi giữ những đồng năm kôpêch của tôi trong lòng bàn tay, nhìn những đồng tiền ấy và lặng lẽ khóc, một giọt nước mắt đục ngầu đọng trên cái mũi xôm xốp như đá bọt. Có một cách kiếm được nhiều tiền hơn đi nhặt giẻ rách, đó là ăn trộm củi và ván trong những kho gỗ ở trên bờ sông ska hoặc Pêxki
-một hòn đảo, nơi người ta thường buôn bán sắt trong những quán gỗ dựng vội trong kỳ hội chợ. Hội chợ xong người ta dỡ các quán đi, còn cột và ván thì xếp thành từng đống, và gần như chúng cứ nằm ở đó
-ở Pêxki
-mãi cho đến kỳ nước lũ mùa xuân. Những tiểu thị dân có nhà mua mỗi tấm ván tốt là mười kôpêch, một ngày có thể lấy được hai ba tấm. Nhưng chỉ có thể làm ăn được vào những ngày xấu trời, khi bão tuyết hoặc mưa xua đuổi và bắt buộc những người gác đi ẩn náu. Chúng tôi tập họp được một bọn rất ăn ý với nhau: thằng Xanka Viakhi lên mười tuổi, con trai một mụ ăn mày người Morđvin, một thằng bé rất đáng yêu, tính tình dịu dàng và luôn luôn vui vẻ điềm đạm; thằng Kôxtrôma không cha không mẹ, tóc lúc nào cũng rối bù, người gầy giơ xương, mắt đen và to (sau này, năm mười ba tuổi nó đã thắt cổ tự tử trong trại giam các trẻ em phạm tội, nó bị đưa vào đây vì ăn cắp một đôi chim bồ câu); thằng bé Khabi người Tacta, một đại lực sĩ mười hai tuổi, tính tình hồn nhiên và tốt bụng; thằng Iaz mũi to bẹt, con một người coi nghĩa địa và đào huyệt, tuổi chừng lên tám, tính tình trầm lặng, bị bệnh động kinh; còn đứa lớn nhất trong bọn chúng tôi là thằng Griska Tsurka, con một bà thợ may góa chồng, nó là một đứa biết suy tính, công bằng và lúc nào cũng sẵn sàng đánh nhau; tất cả đều là trẻ con cùng phố. ở cái xóm ngoại ô này việc ăn cắp không bị coi là một tội lỗi, mà đã thành tập quán và hầu như là cách sinh sống duy nhất đối với những người tiểu thị dân sống bữa no bữa đói. Một tháng rưỡi hội chợ không nuôi sống được cả năm, vì vậy có rất nhiều vị chủ nhà danh giá cũng đi kiếm thêm về đằng sông nước. Họ vớt củi và gỗ bị nước lũ cuốn đi, chuyên chở các hàng hóa nhỏ bằng thuyền gỗ, nhưng chủ yếu là ăn cắp ở các sà-lan. Và nói chung là họ thường "xuất quỷ nhập thần" trên sông Vonga và ska, thó tất cả những gì để hớ hênh bừa bãi. Vào các ngày lễ, người lớn thường đem những "thành tích" của mình ra khoe, bọn trẻ nghe được và bắt chước. Đến mùa xuân, vào thời kỳ sôi nổi nhất trước ngày khai mạc hội chợ, cứ tối đến là trên các đường trong xóm đầy những thợ các xưởng máy, những người đánh xe ngựa và đủ loại thợ thuyền say mềm. Bọn trẻ con trong xóm thường đi móc túi họ, đó là một nghề đã được hợp pháp hóa, được chúng làm một cách bạo dạn, ngay trước mắt người lớn. Chúng đánh cắp dụng cụ của thợ mộc, lấy khóa mô-lết của những người đánh xe khách, lấy nồi trục và những miếng đệm trục xe bằng sắt của những người đánh xe chở hàng. Nhóm chúng tôi không làm những việc như vậy. Một hôm Tsurka tuyên bố dứt khoát:
-Tớ sẽ không ăn cắp đâu, mẹ tớ không muốn thế.
-Còn tớ thì sợ lắm!
-Khabi nói. Kôxtrôma ghét cay ghét đắng những đứa ăn cắp vặt. Hễ nói đến tiếng "thằng ăn cắp " là nó sẵng giọng rất gắt, và khi nhìn thấy những đứa trẻ khác ăn cắp của những người say rượu là nó đuổi đi, còn nếu tóm được đứa nào là nó giã cho nên thân. Thằng bé mắt to, rầu rĩ đó cứ tưởng mình là người lớn, nó có một dáng đi đặc biệt, lắc lư đôi vai như phu bốc hàng, nói thì cố bắt chước cho được cái giọng ồm ồm thô lỗ. Lúc nào nó cũng có vẻ như căng thẳng, không tự nhiên làm cho nó trông già đi. Viakhi thì tin chắc rằng ăn cắp là có tội. Nhưng lấy ván và cột ở Pêxki thì không bị coi là ăn cắp, không đứa nào trong bọn chúng tôi sợ việc đó cả, và chúng tôi đã nghĩ ra một loạt cách giúp chúng tôi có thể làm việc đó rất dễ dàng. Buổi tối hoặc hôm nào trời mưa gió, Viakhi và Iaz vượt qua sông, ở quãng rộng nhất, đi trên mặt băng ẩm ướt đã nổi lên. Chúng đi công khai, cố làm cho những người gác chú ý. Còn bốn đứa chúng tôi thì, lần lượt từng đứa một, lẻn sang bên đó. Trong khi những người gác đang lo ngại vì Iaz và Viakhi, chỉ để ý theo dõi chúng thì chúng tôi tập trung tại một đống gỗ đã định trước, chọn những tấm sẽ lấy về. Rồi trong lúc hai đứa nhanh chân đang trêu chọc những người gác, làm cho họ đuổi theo, thì chúng tôi trở về. Mỗi đứa chúng tôi có một sợi dây, đầu buộc một chiếc đinh lớn uốn cong như cái móc. Chúng tôi móc đinh vào những tấm ván hoặc cột gỗ, rồi kéo đi trên tuyết và trên mặt băng. Những người gác hầu như không bao giờ trông thấy chúng tôi, mà có thấy cũng không sao đuổi kịp. Sau khi bán những thứ đã lấy, chúng tôi chia số tiền thu được thành sáu phần. Mỗi đứa được năm kôpêch, đôi khi được đến bảy kôpêch. Với số tiền đó có thể sống một ngày rất no nê, nhưng Viakhi bị mẹ nó đánh, nếu nó không mang về đủ tiền mua cho bà ta một cốc hoặc nửa chai rượu vôtka. Kôxtrôma dành dụm tiền vì nó đang mơ đi đánh chim bồ câu.
Mẹ Tsurka bị ốm, nó ra sức kiếm tiền. Khabi cũng gom góp số tiền, mong quay về cái thành phố quê hương của mình. Bác nó đã đưa nó đến Nijni, và được ít lâu thì bác nó chết đuối. Khabi đã quên mất tên thành phố đó, nó chỉ còn nhớ là thành phố ấy nằm trên bờ sông Kama, gần sông Vonga. Không hiểu tại sao cái thành phố ấy làm cho chúng tôi thấy rất buồn cười và chúng tôi thường trêu chú bé Tacta lác mắt ấy bằng cách hát lên: Có một thành phố Trên sông Kama Ngay đến chúng ta Cũng không ai biết Chân đi biền biệt Tay với không vừa. Tìm đâu cho ra? Tìm đâu cho thấy? Ban đầu Khabi cáu với chúng tôi, nhưng một hôm Viakhi -bằng một giọng gù gù như chim bồ câu, rất đúng với cái biệt danh của nó -bảo Khabi rằng:
-Mày làm sao vậy? Chẳng lẽ đối với bạn bè mà cũng cáu à?
Thằng bé Tacta tỏ vẻ ngượng nghịu, và rồi chính nó cũng hát cái điệp khúc ấy về "thành phố trên sông Kama". Dù sao chúng tôi cũng thích đi nhặt giẻ rách và xương hơn là đi ăn trộm gỗ. Việc này đặc biệt thú vị vào mùa xuân, khi tuyết đã tan hết và sau những trận mưa đã rửa sạch những con đường lát đá ở khu hội chợ hoang vắng. ở đây, trong khu hội chợ này, lúc nào cũng có thể nhặt được trong các cống rãnh rất nhiều đinh, mảnh sắt vụn. Chúng tôi thường nhặt được cả tiền đồng và tiền bạc. Nhưng để cho những người gác các dãy quán khỏi đuổi và khỏi tước mất bị của chúng tôi, chúng tôi hoặc phải biếu họ vài đồng kôpêch, hoặc phải Lạy lục họ rất lâu. Nói chung, chúng tôi kiếm được không phải dễ dàng, nhưng chúng tôi sống với nhau rất thân ái, và mặc dầu thỉnh thoảng có cãi nhau tí chút, nhưng tôi nhớ là không hề có một cuộc đánh nhau nào giữa chúng tôi cả. Người thường đứng ra hòa giải chúng tôi là Viakhi, nó luôn luôn biết nhằm đúng vào lúc mà nói với chúng tôi những lời đặc biệt đơn giản, làm chúng tôi phải ngạc nhiên và ngượng nghịu. Chính Viakhi cũng ngạc nhiên khi nói những lời đó. Những ngón ngỗ ngược của Iaz không làm cho Viakhi bực mình, cũng chẳng làm nó hoảng, nó coi những lối chơi xấu là không nên có và thường đáp lại một cách bình tĩnh và xác đáng.
-Hừ, làm thế để làm gì cơ chứ?
-Nó hỏi và lập tức chúng tôi thấy rõ là đã sai lầm! Viakhi gọi mẹ nó là "bà Morđvin của tao", nhưng cái đó không làm cho chúng tôi buồn cười.
-Hôm qua bà Morđvin của tao về nhà lại say bí tỉ,
-nó vui vẻ kể, hai con mắt tròn xoe màu vàng sáng long lanh.
-Bà ấy đẩy cửa ra, ngồi xuống ngưỡng cửa và cứ hát lải nhải, y như một con gà mái cục tác! Thằng Tsurka cái gì cũng muốn biết cặn kẽ, liền hỏi:
-Hát thế nào? Viakhi đập tay vào đầu gối, và bằng giọng cao vút nó bắt chước hát lại bài hát của mẹ nó: Có tiếng gõ cạch cạch: Chàng mục đồng dễ thương Gõ gậy vào cửa sổ, Chúng tôi chạy ra đường! Đó là chàng Borika, Chiều chiều thường thổi sáo, Làm cả làng ngẩn ngơ, Hết ồn ào, huyên náo. Nó biết rất nhiều những bài hát ngắn lôi cuốn như vậy và hát những bài đó rất hay.
-ừ,
-nó nói tiếp,
-thế là bà ta ngủ luôn ngay ở ngưỡng cửa, làm gió lùa vào phòng lạnh quá, tớ rét run lên, suýt nữa thì chết cóng, nhưng lôi bà ta vào thì không đủ sức. Sáng nay tớ mới hỏi mẹ tớ: "Mẹ say gì mà khiếp thế?" Mẹ tớ nói: "Không sao, hãy chịu khó một tí, tao sắp chết rồi!". Tsurka nói với thái độ nghiêm trang:
-Bà ấy sắp chết thật đấy, người sưng phù cả lên rồi.
-Mày có thương không?
-Tôi hỏi.
-Sao lại không?
-Viakhi ngạc nhiên đáp lại.
-Mẹ tao đối với tao rất tốt. Và mặc dầu tất cả chúng tôi đều biết rằng người đàn bà Morđvin ấy đánh đập Viakhi như cơm bữa, nhưng chúng tôi vẫn tin rằng bà ta là người tốt. Thậm chí có hôm không kiếm được tiền, Tsurka còn đề nghị:
-Nào, chúng ta hãy góp mỗi đứa một kôpêch để mua rượu cho mẹ Viakhi, kẻo mẹ nó lại đánh nó! Trong bọn có hai đứa biết chữ là Tsurka và tôi. Viakhi rất thèm muốn được như chúng tôi, nó lấy tay giật cái tai nhọn như tai chuột và nói bằng giọng gù gù:
-Bao giờ tao chôn cất xong bà Morđvin của tao, tao cũng sẽ đến trường, tao sẽ thụp xuống dưới chân thầy giáo để ông ta nhận tao vào học. Học xong, tao sẽ đi làm vườn thuê cho giám mục, không thì sẽ đi làm cho chính Nga hoàng!... Đến mùa xuân thì người đàn bà Morđvin cùng với ông lão vẫn đi quáên tiền của để xây nhà thờ, và mang theo cả một chai rượu vôtka nữa, bị đống củi đổ đè phải. Người ta chở bà ta vào nhà thương. Thằng Tsurka trịnh trọng bảo Viakhi:
-Đến ở với tao, mẹ tao sẽ dạy mày học... Và chỉ ít lâu sau, Viakhi đã nghển cổ đọc những tấm biển:
-Cửa hàng "thức" phẩm... Tsurka chữa lại:
-Cửa hàng "thực" phẩm, đồ ngốc ạ!
-Tớ nhìn thấy, nhưng sao "tữ" nó cứ nhảy lung tung.
-"Chữ" chứ!
-Nó nhảy vì nó sướng khi được người ta đọc đến đấy! Viakhi làm cho tất cả chúng tôi rất buồn cười và ngạc nhiên vì lòng yêu cây cỏ của nó. Xóm nằm rải trên vùng cát nên rất nghèo cây cỏ, chỉ rải rác đây đó, trong các sân nhà, lơ thơ vài ngọn bạch liễu đâm lên lẻ loi, những bụi hương mộc cong queo và chân hàng rào là những bụi cỏ khô xam xám nằm nép mình như sợ sệt. Thảng hoặc có đứa nào trong chúng tôi ngồi lên những bụi cỏ đó, Viakhi liền càu nhàu bực bội:
-ồ, sao lại làm nát cỏ thế? Ngồi tránh ra chỗ cát kia không được à? Trước mặt nó, bẻ một nhánh bạch liễu, ngắt một cành hoa hương mộc hoặc chặt một cành liễu ở trên bờ sông ska đều thấy ngượng. Nó thường tỏ vẻ ngạc nhiên, nhún vai và dang hai tay ra:
-Sao chúng mày bạ cái gì cũng bẻ thế? Thật là lũ quỷ sứ! Và tất cả đều cảm thấy xấu hổ trước vẻ ngạc nhiên của nó. Cứ đến thứ bảy là chúng tôi lại tổ chức trò vui. Chúng tôi đã chuẩn bị suốt cả tuần bằng cách đi nhặt trên các đường phố những đôi giày gai rách và giấu vào những xó kín. Chiều thứ bảy, khi những tốp phu bốc hàng người Tacta rời bến tàu Xibêri về nhà, chúng tôi liền chiếm lĩnh trận địa ở một chỗ nào đó trên ngã ba đường và lấy giày gai ném vào họ. Ban đầu họ nổi nóng, họ rượt theo chúng tôi và chửi rửa, nhưng chẳng bao lâu chính họ cũng thích trò chơi này. Họ biết trước những gì đang chờ đợi họ, nên khi xuất trận họ cũng vũ trang bằng vô số giày gai, không những thế họ còn rình xem chúng tôi giấu vũ khí ở đâu và đã nhiều lần lấy trộm của chúng tôi. Chúng tôi phản kháng:
-Không chơi thế! Khi đó họ bèn đem chia lại cho chúng tôi một nửa số giày gai, và cuộc chiến đấu bắt đầu. Thường thì họ dàn quân ở một chỗ trống, chúng tôi vừa hét vừa chạy xung quanh, lấy giày gai ném vào họ. Họ cũng la hét và cười hô hố mỗi khi có đứa nào trong bọn chúng tôi đang chạy mà ngã chúi đầu xuống cát vì bị giày ném đúng vào chân. Cuộc chơi sôi nổi kéo dài rất lâu, có khi đến tối mịt. Nhân dân kéo ra xem, họ nấp vào các xó và nhìn ra, miệng càu nhàu lấy lệ. Những chiếc giày đầy bụi, xám xịt bay trong không khí như những con quạ, thỉnh thoảng một đứa trong chúng tôi bị ném rất đau, nhưng vẫn thích thú hơn là đau đớn và tức giận. Những người Tacta cũng hăng không kém chúng tôi. Thường cứ đánh nhau xong là chúng tôi cùng đi với họ về acten, họ thường thết chúng tôi món thịt ngựa nấu ngọt và một món canh rau rất lạ miệng. ăn tối xong chúng tôi uống nước trà đặc và ăn bánh ngọt làm bằng bột trộn bơ viên thành những viên nhỏ. Chúng tôi rất mến những con người cao lớn đó, tất cả đều như những nhà đại lực sĩ. Họ có một cái gì rất giống trẻ con, rất dễ hiểu. Điều làm cho tôi hết sức ngạc nhiên là tính tình hồn nhiên, bản chất hiền lành không thay đổi và thái độ đứng đắn, ân cần đối với nhau của họ. Tất cả mọi người trong bọn họ đều hay cười rất say sưa, cười sặc sụa đến chảy nước mắt. Trong bọn họ có một anh người ở Kaximôp, mũi gãy, một mujich có sức mạnh kỳ diệu. Có lần anh ta vác từ dưới sà-lan lên bờ sông rất cao một quả chuông nặng hai mươi bảy put, anh vừa cười vừa la hét om sòm:
-Ha, ha! Lời nói là cỏ rác, là đồng xu sứt mà cũng là bạc vàng đấy nhé! Có lần anh để Viakhi ngồi lên bàn tay rồi nâng bổng nó lên cao và nói:
-Đó, cậu bé nhà Trời phải sống cao như thế này này! Vào những hôm mưa gió chúng tôi tụ tập lại nhà Iaz ở nghĩa địa, trong chòi canh của bố nó. Bố nó là một người có bộ xương xộc xệch, hai tay dài, mình mẩy bẩn thỉu. Trên cái đầu bé tí và bộ mặt đen sạm của bác ta có những đám tóc và lông xam xám. Đầu bác ta nom tựa như một quả ngưu bàng khô, còn cái cổ nhỏ và dài thì giống như cái cuống. Bác lim dim cặp mắt vàng ệnh vẻ thích thú và nói lí nhí rất nhanh:
-ôi, Lạy Chúa đừng làm con mất ngủ! Chúng tôi mua ba jôlôtnich trà, năm mươi gam đường, một ít bánh mì, và nhất thiết phải có một cốc rượu vôtka cho bố của Iaz. Bằng một giọng nghiêm nghị, Tsurka ra lệnh cho bác ta:
-Lão Mujich vô dụng kia, đi đặt ấm xamôva! Lão "Mujich" mỉm cười và nhóm cái ấm xamôva bằng sắt tây. Trong lúc đợi nước trà, chúng tôi bàn luận về công việc của mình, bố Iaz thường khuyên chúng tôi những điều chí lý:
-Này, ngày kia nhà Truxôp sẽ làm lễ bốn mươi ngày đấy, có cỗ to lắm, chúng mày đến đấy thì tha hồ mà nhặt xương nhé!
-Xương ở nhà Truxôp đã có mụ bếp nhặt rồi,
-thằng Tsurka lọc lõi nói. Viakhi nhìn qua cửa sổ ra nghĩa địa, mong mỏi:
-ôi, chúng ta sắp được vào rừng rồi! Iaz bao giờ cũng lặng thinh, nó ngắm nghía tất cả mọi người rất chăm chú bằng cặp mắt buồn bã. Nó im lặng cả khi đưa cho chúng tôi xem những đồ chơi của nó: những người lính bằng gỗ nhặt được ở các hố rác, những con ngựa gẫy chân, những mảnh đồng vụn, những chiếc cúc áo. ông bố Iaz bày lên bàn đủ thứ cốc chén linh tinh và đặt ấm xamôva lên. Kôxtrôma ngồi rót trà ra chén, còn bố Iaz thì sau khi nốc cạn cốc rượu liền leo lên lò sưởi, vươn cái cổ dài ngoẵng từ trên ấy xuống, nhìn chúng tôi bằng cặp mắt cú vọ và càu nhàu:
-Chết mẹ chúng mày đi! Chúng bay có phải trẻ con nữa đâu, hử?
-Hừ, quân ăn cắp, Lạy Chúa đừng làm con mất ngủ! Viakhi bảo bác ta:
-Chúng cháu không phải là quân ăn cắp một tí nào!
-Chao ôi, thì là lũ ăn cắp vặt vậy... Khi nào bác ta làm chúng tôi chán ngấy quá Tsurka liền quát bác ta bằng một giọng cáu kỉnh:
-Thôi đi, lão Mujich vô dụng kia! Tôi, Viakhi và Tsurka rất không muốn nghe bác ta giở giọng kể lể nhà nào đang có người ốm, trong xóm có ai sắp chết. Bác ta kể lể với vẻ thích thú và nhẫn tâm. Khi thấy chúng tôi không thích nghe chuyện của bác, bác liền cố ý chọc tức và thách thức chúng tôi:
-Hừ, sợ à, lũ quỷ con? Thì ra thế! Sắp có một lão béo phị chết đấy! Chà, chắc phải lâu lắm mới rữa hết! Chúng tôi bảo bác im đi, nhưng bác vẫn không chịu thôi:
-Rồi chúng bay cũng sẽ phải chết kia mà, quanh quẩn ở mấy cái hố rác thì chẳng sống lâu đâu!
-Kệ, chết thì chết,
-Viakhi nói,
-chết lại được làm thiên thần...
-Chúng mày ấy à?
-Bố Iaz nín thở vì ngạc nhiên.
-Chúng mày mà đòi làm thiên thần ư? Bác ta cười hô hố và lại kể đủ thứ chuyện ghê tởm về người chết để chọc tức chúng tôi. Nhưng cũng có khi con người ấy bỗng hạ giọng thủ thỉ kể một chuyện lạ lùng:
-Nghe đây, bọn nhãi ranh! Gượm tí nào! Hôm kia người ta chôn một người đàn bà, tao đã hỏi lai lịch mụ ta, chúng mày ạ! Tao hỏi mụ ta là ai? Bác ta rất hay nói đến phụ nữ, và nói rặt những chuyện tục tĩu. Nhưng những câu chuyện bác ta kể vẫn chứa đựng một điều gì như thắc mắc, ai oán; bác như muốn mời chúng tôi cùng suy nghĩ với bác, và chúng tôi thường chăm chú nghe chuyện của bác. Bác ta nói không được khéo, không có mạch lạc, lại thường chen vào giữa câu chuyện những câu hỏi, nhưng những câu chuyện của bác thường để lại trong tâm trí mọi người những chi tiết khiến người ta phải băn khoăn:
-Người ta hỏi mụ: "Ai đốt? "
-"Tôi đốt đấy!"
-Thế là thế nào, mụ đần độn kia? Đêm hôm đó mụ có ở nhà đâu, mụ nằm ở nhà thương kia mà!"
-"Tôi đốt đấy!" Mụ ta nói như thế để làm gì cơ chứ! ôi, Lạy Chúa đừng làm con mất ngủ! Bác ta biết rõ lai lịch của hầu hết những người trong xóm mà bác đã chôn trong đống cát của cái nghĩa địa buồn thảm và trơ trụi ấy. Dường như bác đã mở ra trước chúng tôi những cánh cửa của các ngôi nhà, và chúng tôi bước vào, thấy mọi người sống như thế nào; chúng tôi cảm thấy trong câu chuyện của bác có một cái gì trang nghiêm và quan trọng. Có lẽ bác có thể nói đầu hôm suốt sáng, nhưng cứ đến lúc cửa sổ chòi gác mờ trong ánh nhá nhem là Tsurka lại dịch ghế đứng lên:
-Tớ phải về kẻo một mình mẹ tớ sợ. Có cậu nào đi với tớ không? Cả bọn đều ra về. Iaz tiễn chúng tôi ra tới hàng rào, đóng cổng lại rồi áp bộ mặt đen sạm, xương xẩu vào chấn song cửa và nói bằng giọng khàn khàn:
-Tạm biệt! Chúng tôi cũng kêu to: "Tạm biệt". Bao giờ chúng tôi cũng thấy không yên lòng khi để nó ở lại trong nghĩa địa. Có lần Kôxtrôma ngoái lại nhìn rồi nói:
-Này, một ngày kia chúng mình ngủ dậy thấy nó chết rồi cũng chưa biết chừng đấy nhé!
-Thằng Iaz sống khổ hơn cả
-Tsurka thường nói như vậy, nhưng Viakhi luôn luôn phản đối:
-Chúng ta chẳng khổ tí nào...
Và theo tôi, thì chúng tôi sống cũng chẳng khổ. Tôi rất thích cái cuộc sống độc lập, tự do ở đầu đường xó chợ này, tôi cũng rất thích những thằng bạn của tôi. Chúng đã gây cho tôi một tình cảm sâu sắc, và bao giờ tôi cũng cảm thấy bứt rứt muốn làm được một điều gì tốt đẹp cho chúng. ở trường, tôi lại gặp phải chuyện bực mình. Bọn học trò thường chế giễu tôi là thằng đi nhặt giẻ rách, thằng ăn xin. Có lần, sau một trận cãi nhau, chúng thưa với thầy giáo là người tôi có mùi hố rác và chúng không thể ngồi cạnh tôi được. Tôi còn nhớ lúc ấy tôi đã xót xa như thế nào khi nghe thấy lời thưa đó và sau tôi đã khổ sở ra sao mỗi khi đến trường. Lời phàn nàn được bịa ra do ác ý: sáng nào tôi cũng tắm rửa kỹ càng và không bao giờ đến trường trong bộ quần áo vẫn mặc để đi nhặt giẻ rách. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng lên được lớp ba. Tôi được thưởng một cuốn sách Phúc âm, một tập thơ ngụ ngôn của Krưlôp đóng bìa cứng và một cuốn sách nhỏ không bìa với cái nhan đề khó hiểu: "Fata
-Morgana"; tôi còn được một cái bằng khen nữa. Khi tôi đem những phần thưởng đó về nhà, ông tôi rất mừng rỡ và xúc động, tuyên bố rằng tất cả những thứ đó đều phải giữ gìn cẩn thận, và ông tôi sẽ đem cất những cuốn sách vào trong chiếc hòm nhỏ của ông. Bà tôi ốm đã mấy hôm, không có tiền; ông tôi rên rỉ và la hét:
-Bà rượu chè hết cả của cải của tôi, bà bòn rút tôi đến xương tủy! Chao ôi, lũ chúng bay... y... y thật là... Tôi đem mấy cuốn sách đến cửa hàng bán được năm mươi lăm kôpêch về đưa cho bà tôi, còn cái bằng khen thì tôi bôi nguệch ngoạc và giao luôn cho ông tôi. ông tôi đem cất thật cẩn thận, vì không giở ra nên ông cũng không trông thấy trò nghịch ngợm của tôi. Sau khi từ giã nhà trường, tôi lại bắt đầu cuộc sống đầu đường xó chợ, mà tôi càng thích thú hơn trước. Giữa mùa xuân, có thể kiếm được nhiều tiền. Cứ đến chủ nhật là bọn chúng tôi từ sáng sớm lại kéo nhau ra cánh đồng, vào rừng thông, và mãi đến tối mịt mới về đến xóm, người mỏi mệt một cách khoan khoái và lại càng gắn bó với nhau hơn. Nhưng cuộc sống đó kéo dài không lâu: bố dượng tôi bị thải và lại biến đi đâu mất. Mẹ tôi cùng với đứa em trai nhỏ của tôi là Nikôlai đến ở với ông tôi, và thế là cái trách nhiệm vú em được đặt lên vai tôi. Bà tôi bỏ ra thành phố và đến ở nhà một thương gia giàu có làm nghề thêu khăn thánh. Người mẹ lặng lẽ, hốc hác của tôi thường kéo lê đôi chân khó Khăn có thêu hình Chúa Giêsu nằm trong quan tài và nhìn mọi vật bằng cặp mắt đáng sợ, thằng em trai tôi thì bị tạng lao, loét ở mắt cá chân. Nó yếu đến nỗi khóc cũng không ra tiếng, nếu đói thì chỉ rên lạc cả giọng đi, còn nếu no thì thiu thiu ngủ, đang ngủ nó cũng thở dài đến là lạ, lại còn kêu hừ hừ y hệt một con mèo con. ông tôi sờ nắn nó hồi lâu rồi bảo:
-Đúng ra thì phải tẩm bổ cho nó một chút, nhưng tao đào đâu ra thức ăn cho cả lũ chúng mày... Mẹ tôi ngồi trên chiếc giường kê ở góc nhà, thở dài, nói bằng giọng khàn khàn:
-Nó chỉ cần ít thôi...
-Đứa này một ít, đứa kia một ít, cộng lại sẽ thành to. ông tôi phẩy tay và bảo tôi:
-Nên cho thằng Nikôlai ra ngoài trời, cho nó ra nắng, chỗ có cát ấy. Tôi lôi về một bao cát khô và sạch, đổ thành đống ở dưới cửa sổ, chỗ có nhiều nắng, và vùi đứa em vào trong cát cho ngập đến cổ như ông tôi bảo. Thằng bé thích ngồi trong cát, nó lim dim ra vẻ thích thú và nhìn tôi bằng cặp mắt khác thường, không có lòng trắng, chỉ thấy hai con ngươi màu xanh nằm giữa những vòng tròn nhỏ màu sáng bao quanh. Ngay từ mấy ngày đầu, tôi đã gắn bó với em tôi. Tôi có cảm tưởng rằng nó hiểu hết tất cả những điều tôi suy nghĩ, khi tôi nằm với nó trên đống cát gần cửa sổ; từ trong cửa sổ vẳng đến bên tai chúng tôi giọng nói rin rít của ông tôi:
-Chết thì có gì là khó khăn, mày mà biết sống cho ra sống mới là tài! Mẹ tôi ho từng cơn dài... Kôláa rút tay lên, chìa về phía tôi, lúc lắc cái đầu nho nhỏ tóc nâu. Tóc nó thưa, long lanh ánh bạc, bộ mặt nó trông nghiêm nghị như một ông cụ non. Mỗi khi có con gà hay con mèo đến gần chỗ chúng tôi, Kôláa chăm chú nhìn chúng rất lâu, rồi nhìn tôi và thoáng mỉm cười. Nụ cười đó thường làm tôi bối rối, không hiểu nó có cảm thấy rằng tôi chán giữ nó lắm và chỉ muốn bỏ nó đấy mà chạy ra đường hay không? Sân nhà chúng tôi thật chật hẹp và rác rưởi. Từ cổng đi vào là một dãy nhà kho bé tí, nhà để củi và nhà hầm làm bằng ván chưa lột vỏ; đi một quãng chúng quặt sang bên và trong cùng là nhà tắm. Trên mái chất đầy những mảnh ván thuyền, gỗ củi, gỗ xẻ và những vỏ bào còn tươi. Tất cả đều là những thứ mà những người dân nghèo đã vớt được trên sông ska trong lúc băng tan và trong khi nước to. Khắp sân cũng đầy những đống gỗ linh tinh nom rất bẩn, những đống gỗ ứ nước, bị nắng mưa làm mục nát, tỏa ra mùi gỗ mục. Cạnh nhà là một cái lò sát sinh chuyên giết gia súc nhỏ. Hầu như sáng nào bên đó cũng vang lên tiếng bê rống, tiếng cừu kêu be be. Mùi máu xông lên nồng nặc đến nỗi đôi khi tôi có cảm tưởng rằng nó rung động trong bầu không khí bụi bặm như một cái màng lưới đỏ trong suốt... Cứ nghe thấy tiếng những con vật rống lên khi bị búa bổ vào khoảng giữa hai sừng là Kôláa lại nheo mắt lại và phồng môi lên, chắc muốn bắt chước tiếng rống, nhưng nó chỉ thổi ra được chút hơi:
-Ph... phù... Giữa trưa, ông tôi thò đầu ra ngoài cửa sổ, gọi:
-n trưa! ông tôi tự tay bón cho thằng bé, giữ nó trên đầu gối mình, nhai ít khoai, bánh mì rồi lấy ngón tay khòng khòng nhét vào cái miệng nhỏ xíu của Kôláa, làm nhoe nhoét cả ra cặp môi mỏng và cái cằm nhọn của nó. Mới cho ăn được mấy miếng, ông tôi đã vén áo thằng bé lên, ấn ngón tay vào cái bụng ỏng của nó và nói:
-No rồi chứ? Hay còn muốn ăn nữa? Từ trong một góc tối om cạnh cửa tiếng mẹ tôi cất lên:
-Bố cũng thấy là nó đang giơ tay về phía miếng bánh đấy thôi!
-Bé dại như nó thì biết gì! Nó làm thế nào biết được là ăn bao nhiêu thì vừa... Và ông tôi lại nhét vào mồm Kôláa miếng bánh đã nhai... Nhìn cảnh cho ăn đó tôi thấy xấu hổ đến đau xót, tôi cảm thấy nghẹt thở và buồn nôn.
-Thôi được rồi!
-Cuối cùng ông tôi nói.
-Này, bế nó lại cho mẹ mày! Tôi đỡ lấy Kôláa, nó rên rỉ và vươn người về phía bàn. Mẹ tôi thở khò khè, ngồi dậy giơ hai cánh tay khô đét chỉ còn da bọc xương ra đón lấy Kôláa. Mẹ tôi nom dài đuồn đuỗn và mảnh khảnh như một cây thông chỉ còn trơ lại mấy cái cành đã bị tỉa hết lá. Không còn nghe thấy tiếng nói sôi nổi của mẹ tôi nữa, suốt ngày mẹ tôi cứ nằm im trong một xó. Mẹ tôi sẽ chết
-tôi cảm thấy thế và biết rõ thế. Và chính ông tôi cũng cứ lải nhải luôn mồm về cái chết, nhất là vào buổi chiều, lúc ngoài sân đã tối và mùi gỗi mục ngầy ngậy, nồng nồng như mùi da cừu luồn qua cửa sổ vào trong nhà. Giường ông tôi kê ở góc ngoài, gần ngay dưới các tượng thánh. ông tôi nằm quay đầu về phía các tượng và chiếc cửa sổ con. ông tôi lên giường nằm và làu bàu một lúc lâu trong bóng tối:
-Giờ chết đã điểm rồi đấy. Chúng ta sẽ đứng trước Chúa với mặt mũi như thế nào? Chúng ta sẽ nói gì? Dù sao chúng ta cũng đã lăn lóc suốt cả một đời, đã làm việc nọ việc kia... Thế rồi chúng ta đã đạt được những gì?... Tôi ngủ ở khoảng giữa lò sưởi và cửa sổ, ngay trên sàn nhà. Chỗ nằm ngắn quá, tôi phải cho chân vào gầm lò, gián đến bò vào chân làm tôi buồn như bị cù. Cái xó bếp này đã đưa đến cho tôi nhiều niềm vui quái ác. Trong lúc làm bếp, ông tôi hay làm đụng đầu chiếc gậy thông lò và gậy kéo nồi vào cửa sổ làm vỡ kính. Thật là buồn cười và kỳ lạ: một người thông minh như ông tôi mà không nghĩ ra cách cưa bớt đầu gậy đi. Có lần không hiểu có cái nồi gì đã sôi quá lâu, ông tôi hấp tấp dùng gậy kéo nồi giật mạnh cái nồi làm bắn tung chiếc thanh ngang trên khung cửa sổ ra cùng với hai miếng kính, còn chiếc nồi trên bếp thì bị lật và vỡ tan. Chuyện rủi đó làm cho ông già đau khổ đến nỗi ông ngồi xệp ngay xuống sàn nhà và khóc:
-Trời ơi là trời ơi... Ban ngày, lúc ông tôi vắng nhà, tôi lấy con dao cắt bánh mì chặt ngắn bớt chiếc gậy kéo nồi đi độ một phần tư. Nhưng lúc thấy thế, ông tôi liền mắng:
-Thằng quỷ tha ma bắt kia! Phải lấy cái cưa mà cưa. Những cái đầu gậy ấy còn có thể bán cho người ta làm trục lăn được đấy, đồ quỷ sứ! ông phẩy tay chạy ra phòng ngoài:
-Mày nhúng vào làm gì?...
-Mẹ tôi nói. Mẹ tôi chết, vào một ngày chủ nhật tháng tám, khoảng gần trưa. Bố dượng tôi vừa mới trở về sau một chuyến đi và đã lại tìm được việc làm. Bà tôi cùng với Kôláa đã đến ở với bố dượng tôi trong một căn nhà sạch sẽ ở gần ga, và đang định vài hôm nữa sẽ đưa cả mẹ tôi đến đấy. Vào buổi sáng hôm mẹ tôi mất, mẹ tôi nói với tôi bằng một giọng khe khẽ, nhưng rõ ràng và nhẹ nhàng hơn thường lệ:
-Con đến tìm Epgêni Vaxiliêvitạ, bảo rằng mẹ mời bố lại ngay! Mẹ tôi nhổm dậy, chống tay vào tường và ngồi lên, nói thêm:
-Chạy nhanh lên! Tôi cảm thấy hình như mẹ tôi mỉm cười, và có một cái gì mới mẻ ánh lên trong cặp mắt của người. Bố dượng tôi còn đang làm lễ ở nhà thờ, bà tôi bèn sai tôi đi mua thuốc lá của người đàn bà Do Thái làm nghề gác chắn xe lửa. Thuốc lá thái sẵn không có, tôi phải đợi bà ta thái xong mới có thuốc đem về cho bà tôi. Khi tôi về đến nhà ông tôi thì mẹ tôi đang ngồi ở bàn mặc chiếc áo dài tím sạch sẽ, tóc chải gọn gàng, vẻ đoan trang như trước đây.
-Mẹ đỡ rồi à?
-Tôi hỏi, không hiểu tại sao cảm thấy sờ sợ. Mẹ tôi quắc mắt nhìn tôi:
-Lại đây! Mày la cà ở đâu, hả? Tôi chưa kịp trả lời thì mẹ tôi đã túm lấy tóc tôi, tay kia vớ lấy một con dao dài, dẻo, làm bằng lưỡi cưa, và quật luôn mấy cái vào người tôi. Con dao tuột khỏi tay mẹ tôi.
-Nhặt lên! Đưa đây... Tôi nhặt con dao ném lên mặt bàn. Mẹ tôi đẩy tôi ra. Tôi ngồi xuống lò sưởi, sợ hãi theo dõi mẹ tôi. Mẹ tôi rời bàn đứng dậy, men tới góc nhà, nằm xuống giường và lấy khăn tay lau mặt đầm đìa mồ hôi. Tay mẹ tôi cử động chệch choạc, hai lần sượt qua mặt rơi xuống gối, kéo chiếc khăn tay lướt trên mặt gối.
-Cho tao chén nước... Tôi múc ở trong thùng một chén nước. Mẹ tôi ngóc đầu lên vẻ khó nhọc, nhấp một tí nước rồi đưa bàn tay lạnh toát ẩy tay tôi ra và thở dốc. Sau đó mẹ tôi ngước nhìn các tượng thánh ở góc nhà, rồi đưa mắt nhìn tôi, đôi môi mấp máy như mỉm cười và từ từ buông hai hàng mi dài xuống mắt. Hai khuỷu tay mẹ tôi khép chặt vào sườn, và hai bàn tay vừa khẽ động đậy các ngón, vừa lần lên ngực, nhích đến gần cổ họng. Một bóng đen lướt trên khuôn mặt mẹ tôi, như ăn sâu vào khuôn mặt, làm cho lần da vàng căng lên và cái mũi thêm nhọn. Mồm mẹ tôi há ra như tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng hơi thở thì không còn nghe thấy nữa. Tôi đứng yên rất lâu với chiếc chén trong tay bên giường mẹ tôi, nhìn khuôn mặt mẹ tôi đang đờ ra và xám lại. ông tôi bước vào, tôi bảo ông tôi:
-Mẹ cháu chết rồi! ông tôi ngó lên giường:
-Mày nói nhằng cái gì thế? ông tôi đến bên bếp lò và lấy bánh nướng ra; tiếng miếng sắt nắp lò và vỉ nướng bánh vang lên đinh tai. Tôi nhìn ông tôi; biết chắc là mẹ tôi đã chết, tôi cứ chờ xem đến bao giờ ông tôi mới biết điều đó. Bố dượng tôi đến, mặc chiếc áo vét-tông bằng vải thô, đội mũ lưỡi trai trắng. ông ta khẽ nhấc một chiếc ghế đến đặt xuống cạnh giường mẹ tôi, nhưng đột nhiên ông ta dận chiếc ghế xuống sàn, kêu to như tiếng kèn đồng:
-Nhưng, mẹ nó chết rồi, trông kìa... ông tôi tròn xoe mắt, từ từ rời khỏi bếp với mảnh sắt nắp lò trong tay, bước loạng choạng như người mù. Khi chiếc quan tài của mẹ tôi đã được chôn xuống dưới lớp cát khô, bà tôi tha thẩn giữa những ngôi mộ như một người mù; bà tôi vấp phải một cây thánh giá và bị rách toạc cả mặt. ông bố Iaz dẫn bà tôi vào chòi gác, và trong khi bà tôi rửa mặt, thì bác ta khẽ nói với tôi những lời an ủi:
-ôi, cháu của bác! Cháu làm sao vậy? Lạy Chúa đừng làm con mất ngủ! Sự đời là thế thôi... Tôi nói có phải không, cụ? Giàu nghèo thì cũng đến ra nghĩa địa cả thôi. Có phải thế không cụ? Bác nhìn ra cửa sổ và bỗng nhảy ra khỏi chòi canh, nhưng ngay sau đó bác quay trở lại cùng với Viakhi, mặt mày tươi tỉnh, hớn hở.
-Này, trông kìa!
-Bác nói và chìa cho tôi xem chiếc đinh thúc ngựa đã gẫy.
-Nhìn xem, tuyệt quá đấy! Đó là quà của bác và Viakhi tặng cháu đấy. Cháu trông xem, chiếc bánh xe nhỏ đây này, phải không? Nhất định đây là của một người Kôzăc nào đánh mất đây... Bác định mua lại của Viakhi vật này, bác trả bảy kôpêch...
-Bác chỉ nói điêu!
-Viakhi nói nhỏ, nhưng giọng đượm vẻ cáu kỉnh, còn bố Iaz thì nhảy lên trước mặt tôi, nháy mắt làm hiệu về phía Viakhi và nói:
-Trông Viakhi kìa. Nghiêm gớm là nghiêm! Thôi được, không phải của bác tặng mà là của nó tặng cháu đấy, nó... Bà tôi rửa mặt xong, trùm chiếc khăn vuông lên khuôn mặt sưng húp, tím bầm và gọi tôi ra về. Tôi không về vì biết rằng trong bữa cỗ tang ở nhà mọi người sẽ uống rượu vôtka và cãi nhau. Ngay từ lúc còn ở nhà thờ, cậu Mikhain đã vừa thở dài vừa bảo với cậu Iakôp:
-Hôm nay chúng ta sẽ được bữa say túy lúy, hả? Viakhi cố làm cho tôi phải vui: nó cặp chiếc đinh thúc ngựa vào cằm và cố thè lưỡi xuống chiếc bánh xe, còn bố Iaz thì cố ý cười vang và hét:
-Trông kìa, cháu trông, nó làm cái gì kia kìa! Nhưng nhận thấy tất cả những trò đó đều không làm cho tôi vui lên được, bác liền cất giọng nghiêm trang:
-Này thôi đi, cháu đừng nghĩ ngợi gì nữa! Tất cả chúng ta đều sẽ chết; ngay chim chóc rồi cũng chết kia mà! Thôi, thế này vậy, bác trồng cỏ lên mộ mẹ cháu nhá, được không? Bây giờ cháu, Viakhi và bác, mấy bác cháu ta ra ruộng đi. Cả thằng Xanka của bác cũng cùng đi. Bác cháu ta sẽ đem cỏ về đắp lên mộ, như vậy rất tốt! ý kiến đó làm tôi rất thích, và chúng tôi đi ra ruộng. Sau khi chôn cất mẹ tôi được vài ngày, ông tôi bảo tôi:
-Này, Lêcxây mày không phải là cái mề-đay, mày không thể lủng lẳng mãi trên cổ tao, mày hãy đi vào đời mà kiếm sống... Và thế là tôi bước vào đời.
Hết