Chương 2
Tác giả: Nc T Bội Ngọc
Tôi được nghĩ giã hạn 6 tháng để trở về Việt Nam thăm chồng con. Huy thi đang sục sạo khắp nơi để dọ hỏi tung tích của Huyền Châu nhưng đến nay vẫn chưa có tăm hơi. Tôi biết hiện giờ Huy đang lòng vòng ở Marseille để tiếp tục cuộc dò tìm. Tội nghiệp, Huy là một người bạn chân tình, chí nghĩa.
Tôi ngồi ở phòng đợi tại phi trường Orly. Tháng 11 trời Paris tuyết rơi. Gió mùa Đông không len vào phòng đợi khiến căn phòng ngột ngạc khó chịu. Tôi đứng lên rão bướt ra phía ngoài tìm đến một bờ ghế đặt trước sân phòng đợi. Những hạt bông tuyết mềm lất phất điểm trắng chiếcc áo lạnh khoác ngoài của tôi. Tôi ngồi xuống, mở ví lấybao thuốc Gauloise rút một điếu châm lửa. Không có gì ở đây có thể sánh nổi với những giây phút ngồi trầm tư một mình với điếu thuốc đắng quện khói tỏa hơi dưới màn tuyết trắng phủ đầy. Tôi đang nghĩ tới chồng, tới con, tới mái nhà ấm cúng ở quê mẹ. Con gái tôi bây giờ không biết đã cao thêm được tới chừng nào rồi? Hải, chồng tôi có già thêm chút nào hay không vì những cấm cúi mò mẫm suốt ngày suốt tháng bên những chai, lọ, công thức, hóa chất ở viện Pasteur Sài Gòn.
Tôi đang thèm một tô phở gà phao câu ở đường Hiền Vương, một tách cà phê bơ Năm Dưỡng, một tô bún rêu ở quán bà Ba Bủng gần chợ Bến Thành, một ổ bánh mì thịt của quán Michaux ở đường Cống Quỳnh. . .Ở đây những thứ đó cái gì cũng có nhất là tại vùng Paris nơi có nhiều kiều bào Việt Nam sinh sống nhưng miếng thịt gà ở đây da thịt không ngọt ngào và thơm vì chúng được nuôi vỗ quá đầy đủ, quá kỹ
19
lưỡng. Cà phê của Pháp có tiếng là ngon và thơm lừng nhưng nó lại không có được cái không khí chòm hõm lụp sụp nơi những quán cóc ở các lề đường phố của Việt Nam. Bún rêu ở đây làm gì có được cua đồng để nồi nấu nổi lên thành từng về rêu cua đầy mùi vị dân tộc. Bánh mì ở đây bơ lắm thịt nhiều nhưng thịt Jambon của họ làm sao có thể so sánh với cuộn thịt ba rọi nửa nạtt nửa mỡ với cuộn da khìa ướp đỏ mà khi nhìn thấy, dù đã no bụng, nhưng vẫn cứ thật thèm ăn. . .Và tôi thấy thèm đủ thứ, thèm những cái gì của người Việt Nam, tại Việt Nam. Tủ áo dài của tôi ở bên đó hơn ba mươi chiêcc, tôi sẽ mặc mỗi ngày một cái khác nhau để rong chơi dạo ngắm trên đường Tự Do, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn. Tôi sẽ ghé ngang hong chợ Bến Thành để nhắm nháp một ly chè đậu xanh bánh lọt với nước cốt dừa béo ngậy. Tôi sẽ cùng với con gái tôi đến đường bà Huyện Thanh Quan cạnh trường nữ trung học Gia Long để thưởng thức mùi vị chua ngọt của đĩa gõi đu đủ kèm với thịt bò khô, rau thơm cùng với màu đỏ hấp dẫn của tương ớt dính vòng trên những sợi đu đủ thái chỉ thật đẹp mắt. Vợ chồng con cái nhà tôi sẽ đưa nhau ra Vũng Tàu, không đì bằng xe nhà mà ngồi trên chiếcc tàu hành khách đường sông Bạch Tuyết để có dịp ngắm nhìn lại sông nước hiền hòa với những đám cây đước, cây bần tua tủa ra lá ngăm mình trong nước ở dọc bờ sông bên phía Thủ Thiêm. Chúng tôi sẽ ra Ô Quắn (Au Vent), Đá Đen (Roche noire), Bãi Sau lặn hụp giởn sống cho đến lúc bụng đói nhừ để vào quán ăn thưởng thức món canh chua dậy mùi rau tần dầy lá cùng với những món hải sản đặc biệt của Vũng Tàu biển cát.
Tiêng gọi hành khách từ loa phóng thanh kéo tôi về thực tại. Tôi chưa lên máy bay mà đã tưởng như mình đã về tới quê nhà rồi. Lòng tôi rộn rã nao nức. Ước gì tôi có đôi cánh của chim đại bàng để bay một mạch về chốn nguồn cội thân yêu. Tôi ngồi trên ghế nệm êm ấm của chiếc phản lực cơ mà tưởng mình như đang nằm cạnh chồng con. Trong giấc ngủ không trung, tôi có một giấc mơ dài thật đẹp, giấc mơ của người ly hương khi được quay về đất tổ.
20
Hồng Ngọc đứng cạnh bên bố giống hệt như bức ảnh kỷ niệm của tôi và Hưng chụp ngày mới cưới. Tôi đẹp nhưng Hồng Ngọc còn đẹp hơn tôi nhiều. Mới 17 tuổi nhưng Hồng Ngọc đứng cao gần ngang với bố. Dáng người của Hồng Ngọ†c đang độ nẩy nở và trông có vẻ gọn gàng hơn tôi ngày tôi còn trẻ. Đôi chân Hồng Ngọc cũng lại là đôi chân trường túc nhưng thon đều chứ không cong vẹo như quả chuối, đó là đôi chưng của những cô gái tây phương, cùng một loại chân dài "không biết mệtt" giống như tôi.
Tôi ôm con vào lòng, rờ rẫm, sờ soạn, tưởng như mình nằm mơ: con tôi lớn nhanh quá khiến cho tôi bở ngỡ. Tôi xoay sang Hưng ghì cứng lấy chàng. Tay tôi sờ soạn
vùng cửa quần tây của Hưng, tôi muốn ôm hôn nhưng chợt nhớ ra đây là phi trường Tân Sơn Nhứt chứ không phải ở Orly. Nhìn mắt Hưng cũng biếtt chàng đang thèm hôn tôi lắm nhưng cả hai chỉ ôm ghì nhau thắm thiết rồi nhìn nhau thông cảm.. Hưng có vẻ béo ra và già đi. Tròng kính cận bốn độ bảy làm cho đôi mắt cương nghị của chàng như biến đi đâu mất! Tôi thấy mái tóc của Hưng lóm đóm điểm bạc, Hưng già nhanh quá còn tôi thì hình như mỗi ngày lại trẻ thêm ra. Tôi đứng gần Hồng Ngọc giống như chị với em. Tóc tôi đen nhánh cắt uốn theo kiểu nữ hoàng Ai Cập Cleopatra cùng với nét điểm trang tây phương khiến cho tôi trở thảnh xa lạ một cách rõ rệt với mọi người xung quanh.
Tôi về đây không mang theo nhiều hành lý, chỉ có một chỉếc túi da xách tay trong đó toàn son phấn, dầu thơm ngoại quốc và một vài món quà nhỏ cho chồng, cho con cùng với 2 cây thuốc lá Gauloise.
Tôi muốn ngồi với con gái ở phía sau xe nhưng Hưng cũng không muốn mất hơi hám của tôi. Cuối cùng Hưng bỏ xe lại nơi bãi đậu xe ở phi trường rồi gọi Taxi. Cả 3 người đều ngồi ở băng sau. Tôi háo hức thèm một cái hôn. Tôi biết Hưng cũng đồng tâm trạng. Máu trong người tôi sôi nóng bừng bừng: gần một năm nay tôi thiếu đàn ông, tôi muốn lên giường ngay với chàng.
21
Hưng nhìn tôi mỉm cười hiểu ý nhưng lại nheo mắt ra hiệu nhìn về phía Hồng Ngọc. Tôi thấy thương Hưng vô hạn. Tay tôi vuốt êm mặt Hưng và đặt nhẹ một chiếc hôn triều mến lên làn tóc hoa râm của chàng.
Hồng Ngọc không nói năng gì, chỉ ôm ghì lấy tôi như sợ mất:
" Lần nầy về rồi mẹ đừng đi nữa mẹ ơi! . ."
Tôi ôm chầm lấy con gái. Tôi thấy Hồng Ngọc đang mếu máo, đôi mắt đẹp bắt đầu rớm ướt.
" Nào. . .Con gái cưng của mẹ. . .Có chuyện gì vậy? Đã có bố ở nhà với con kia mà. . . Mẹ phải đi làm chứ! . . "
" Có ba nhưng không có mẹ. Ba thì suốt ngày vắng nhà chỉ được gặp mặt trong buổi ăn tối rồi mạnh ai về phòng nấy. . .Mẹ không thấy con bơ vơ sao? . ."
Lại chúa tôi! Đứa con gái nầy có cha bên cạnh, vật chất đầy đủ sung túc vậy mà lại bơ vơ hay sao? Còn Huyền Châu, không cha không mẹ, đang lêu bêu đói khổ giữa chợ đời đầy cạm bẫy thì thế nào? Tôi thoát khỏi trời Tây để chối bỏ sự ray rứt nhưng rồi về đây cũng gặp lại cảnh nầy sao? Huyền Châu bơ vơ, Hồng Ngọc bơ vơ, cả hai đều là nạn nhân mất mẹ, cùng một người mẹ! Tội lỗi của tôi to lớn quá, có vũ trụ nào sánh được chăng? Ở lại trời Đông với Hồng Ngọc ư? Còn đứa con gái kia ở trời Tây thì sao? Ai là con tôi? Ai không phải là con tôi?
Tôi vuốt tóc con mình: tóc Hồng Ngọc tóc mây óng mượt thoáng đọng mùi hương nước hoa êm dịu. Tóc của Huyền Châu có được như vậy chăng? Tôi nói với con mình:
" Đừng khóc, con cưng của mẹ, nín đi. Con khóc trông xấu lắm. "
Đứa con gái ngước nhìn mẹ nó: người đàn bà ngồi đó trông thật là " bà đầm "; người đàn bà nầy đâu phải là người Việt Nam! Những bà mẹ của bạn bè cùng lớp với Hồng Ngọc đâu có giống như thế. Họ lam lũ, họ nhịn ăn. nhịn mặc cho chồng cho con; họ không tô vẽ son phấn đầy mặt, móng tay của họ đâu có dài ngoằn đỏ ối như thế kia. Họ mong con
22
từng phút giờ tan học, chờ chồng từng giây giờ tan sở. Họ luôn thèm nghe những chuyện kể lể của đứa con, của người chồng. Họ đâu cần than hồng để sưởi ấm mùa Đông vì đã có chồng, có con họ ôm ấp. Hạnh phúc thay cho những đứa con có được một bà mẹ thật Việt Nam.
*
Vào khoảng tháng 9 năm 1945, tôi biết được rằng ông D đã bị đón bắt trên đường đi từ Sài Gòn ra Huế gặp QT để khuyến cáo QT không nên thương lượng và hợp tác với chính quyền của ông . . . . Ông D bị đưa lên giam giữ ở vùng cao nguyên gần biên giới Trung Quốc và ở đó ông D tưởng đã phải bỏ thây nơi rừng sâu nước độc vị bệnh rét rừng. Ông được những người dân thiểu số lén lút thuốc men chạy chữa nên mới thoát khỏi sự chết chóc vùi thây nơi rừng hoang. Khi còn bị giam nhốt nơi trại tù của ông D nghe đồn rằng những người bắt cóc ông đãt hại người anh của ông là K cùng với người con trai của ông K. Sau đó tôi cũng được biết rằng ông D trong lúc còn bị giam giữ đã được đưa ra gặp ông M và trong cuc gặp gỡ nầy ông M đã kêu gọi ông D hợp tác nhưng ông D đã quyết liệt từ chối không nhận. Sau đó không hiểu vì lý do gì mà ông M không ra lệnh triệt hạ ông D nhưng lại phóng thích ông D, một kẻ đối đầu ngoan cường và đáng nể sợ của ông M về sau nầy.
Ngày 25 tháng 6 năm 1954, tôi ở trong phái đoàn ngoại giao của chính phủ ra đón ông D về nước chấp chính. Có khá đông giáo dân công giáo ra đón ông D. Đa số họ là những người di cư sau hiệp định Geneva: họ được Mỹ và đồng minh của Mỹ xem là những người thoát chạy, từ miền Bắc xuôi Nam hầu tìm một
23
một người lãnh đạo có thể bảo bọc cho họ và ông D chính là vị cứu tinh của họ mà đây cũng là một lợi thế cho ông D vì khi ông về nước thì đã có sẵn gần một triệu người di cư đứng yểm trợ sau lưng.
Còn dân miền Nam chính gốc thì vẫn còn lơ mơ, phân vân và e dè chưa dứt khoát đứng hẵn về phía nào. Họ chỉ nghe đồn đãi . Đối với người miền Nam lúc nầy, những câu chuyện do những người di cư kể lại có vẻ như là những sự đặt điều quá lố hầu che lấp đi lý do chính yếu của họ về việc rời bỏ nơi chôn nhao cắt rốn nghèo khốn để tìm đến một nơi sinh sống trù phú hơn.
Khi vào Nam, người dân di cư đáng tội nghiệp được đưa đi ra những vùng ngoại ô xa thành phố Sài Gòn, những vùng lụp xụp đầy nước đọng ao tù mặc dù chỉ xa cách thành phố chừng vài mươi cây số, những vùng đất mà ngay những người miền Nam mạt vận nhất cũng chưa bao giờ bén mảng tới. Họ là những người dân miền Nam gốc Bắc Kỳ, những người dân hạng nhì bị nghi ngờ khinh rẻ! Không những họ bị những người miền Nam chính gốc kỳ thị mà lại còn phải gánh chịu tiếng thị phi Bắc Kỳ cũ, Bắc Kỳ mới gữa những người đồng hương của họ nữa. Họ nhẫn nhục tiếp nhận tất cả mọi sự đối xử nghiệt ngã bất công nơi đất lạ để được gán cho mình là người Quốc Gia đi tìm tự do! Có thể nói rằng, trong giờ phút ông D về nước, chỉ có họ là những người dám đương đầu một sống một chết với chế độ mới ở miềnn Bắc và số đông đảo sự có mặt của họ đón rước ông D đã nói lên đìều quyết tâm đó. Còn những kẻ khác thì nằm nhà vặn radio để theo dõi một cách thờ ơ các diễn biến tình hình chính trị trong nước giống như những kẻ đứng ngoài thời cuộc.
Khi đến bộ ngoại giao trình diện, tôi được xem như là đại diện tòa đại sứ của Nam Việt Nam ở Pháp và được yêu cầu có mặt trong phái đoàn tiếp đón ông D. Tôi có quyền từ chối vì tôi đang trong thời gian nghỉ phép nhưng vì tò mò nên nhận lời.
Tôi cho Hưng biết là tôi sẽ đại diện tòa đại sứ Nam Việt Nam ở Paris trong phái đoàn bộ ngoại giao của cựu chính phủ để đón tiếp ông D. Hưng nhìn tôi thốt ra lời ngao ngán "Rồi thì cũng chẳng ăn thua gì! ".
Ba tháng sau đó, trước ngày hết hạn nghỉ phép, tôi được bộ ngoại giao cử định làm tham vụ đặc biệt của tòa đại sứ Nam Việt Nam ở Paris còn Hưng thì cũng được bộ y tế chỉ định vào một chức vụ cao hơn ỏ viện Pasteur Sài Gòn.
Nhiệm vụ mới của tôi tại tòa đại sứ Việt Nam ở Paris là một chức vụ ngầm nặng về mặt thông tin, tuyên truyền cho chính sách mới của Ông D, một chính sách đối nghịch triệt đễ với chính sách của miền Bắc Việt Nam. Nhiệm vụ của tôi không có gì gọi là nặng nề nhưng lại hết sức phức tạp vì ông D không được lòng người Pháp và tôi cũng chưa tin tưởng vào ông D nhiều cho nên hoạt động của tôi trong lãnh vực mới có thể sẽ không được tích cực lắm.
Người Pháp vẫn giữ mối liên lạc ngoại giao với chính phủ mới của miền Nam Việt Nam chẳng qua là vi họ còn núng níu với những rừng cao su ngút ngàn và giới tài phiệt người Pháp vẫn còn ở lại làm ăn ở Việt Nam . Họ rời Việt Nam, họ rời Đông Dương vì người Mỹ hất chân họ ra, khiến cho họ phải bị mất mặt trên thao trường chính trị thế giới . Chính sách ngoại giao của người Pháp đối với miền Nam Việt Nam kể từ lúc nầy là một chính sách thọc gậy bánh xe vì ông D được người Mỹ ủng hộ . Kiều bào Việt Nam ở Pháp thì hơn 1/2 là những người tự mãn với nếp sống hiện tại không còn muốn lý sự dây dưa tới chính trị và tương lai sống còn của quê hương chính gốc của mình. Những thành phần đón gió xôi thịt thì cũng không ít. Chính những thành phần nầy là những phần tử cấu kết với phe đối nghịch để tạo dựng các phong trào biểu tình, chống đối và bêu xấu chế độ của ông D tại nước Pháp và các nước Âu Châu . Thành phần sinh viên Việt Nam du học tại nước Pháp đã bị thu hút một cách mê hoặc, nghe theo lời đồn đãi tuyên truyền về một cá nhân đứng đầu miền Bắc Việt Nam kể từ khi ông nầy có mặt tại Paris để thương lượng với người Pháp về tương lai của một nước Việt Nam độc lập.
*
Năm 1955
Tôi đưọc toà đại sứ cử về Việt Nam nhận chỉ thị của bộ ngoại giao
Tình hình miền Nam Việt Nam vẫn chưa ổn định vì nhiều lực lượng quân đội riêng rẽ chưa được quy về một mối. Ông D tuyên bố phải thống nhứt quân đội, không thể để tình trạng địa phương tự trị kéo dài . Trong số các lực lượng quân sự nầy, các đơn vị quân sự riêng của nhiều giáo phái ở miền Nam chống đối chương trình hợp nhất quân đội của ông D, gây áp lực đòi ông D phải chia xẻ quyền lực trong chính quyền. Ông D đồng ý nhưng với điều kiện là các lực lượng của các giáo phái phải chịu đặt dưới quyền chỉ huy của một quân đội quốc gia duy nhất.
Tướng TNT của một giáo phái tình nguyện đứng ra làm trung gian hoà giải giữa chính phủ của ông D và các giáo phái . Trong khi việc chưa ngã ngũ thì ông D cách chức nhiệm vụ trưởng ngành cảnh sát công an do một sĩ quan của lực lượng quân sự BX đang nắm giữ. Người Pháp lại nhảy vào gây rối rắm. Quân đội BX nổi dậy khắp nơi ở Sài Gòn chống chính quyền. . . .
*
Sáng nay tôi không muốn cho Hưng đi làm vì tình hình rối ren hiện tại. Không khí ngột ngạt, căng thẳng, chờ đợi bao trùm khắp nơi trên đường phố . Hưng lái xe đưa tôi ra bộ ngoại giao tọa lạc ở công trường Khải Định. Thiên hạ ngoài đường phố nhốn nháo . Xe đạp, cyclo ba bánh, xe gắn máy bỏ lăn đầy khắp nơi . Tôi thắc mắc "không biết có chuyện gì xảy ra đây". Rồi bổng chốc có tiếng súng máy nổ vang thật gần. Hưng mở cửa xe kéo tôi nhào lăn nằm sát xuống mặt lề đường. Tôi xanh mặt hoảng kinh hồn phách. Chung quanh chúng tôi tiếng la, tiếng khóc vang lên khắp cùng, người người đều nằm lăn, bò lết trên mặt đường để tìm chỗ tránh đạn. Tiếng súng kéo dài không lâu lắm rồi ngừng êm. Hưng kéo tôi tràn nhanh lên xe rú ga thật gắp. Dân tình thấy chúng tôi đứng lên cũng hùa theo nhỏm dậy chạy tứ tán khắp nơi .
Vừa đến nơi, chưa kịp lấy lại hơi, đổng lý văn phòng bộ ngoại giao đã lùa nhanh tôi vào xe, miệng hớt hải:
"Chị Bích Ngọc làm ơn theo tôi vào dinh thủ tướng, không còn người nào khác....Tất cả đều biến mất dạng. . ."
Tôi không hiểu gì hết. Tôi nhìn xuyên qua khung cửa xe để tìm Hưng nhưng không thấy xe của Hưng đâu nữa.
Từ trong phòng lễ tân trong dinh thủ tướng, tôi nghe rõ cuộc đối chất trong điện thoại giữa ông D và đại tướng P.E. của Pháp:
"Tôi báo cho ông đại tướng biết, dinh thủ tướng đã và đang bị đạn pháo kích của nhóm nổi loạn BX được ông ngầm yểm trợ bắn phá. Như vậy tức là họ đã phá vỡ những sự dàn xếp thỏa thuận giữa chính phủ hợp pháp của chúng tôi với họ rồi đó, ông đại tướng có hay biết không? Chúng tôi chủ trương giải quyết ôn hòa, không muốn thấy có cảnh đổ máu. Bây giờ là lỗi ở họ, họ đã nổ súng trước".
"Thưa ngài thủ tướng, tôi không rõ ngài muốn nói gi... Tôi chẳng nghe thấy một tiếng súng nổ nào hết ! .
Một tiếng nổ vang dội ở phía góc trái dinh thủ tướng. Tôi tái mặt. Giọng ông D gay gắt:
"Ông đại tướng rõ thật không nghe thấy gì sao ? Tôi chỉ muốn thông báo cho ông đại tướng biết là BX đã vi phạm những điều mà họ đã hứa với chính phủ . . .Còn một điều nữa, cuộc điện đàm nầy giữa chúng tôi và ông đại tướng cũng có ngưòi đại diện của tòa đại sứ Mỹ lắng nghe để làm chứng. . . Kể từ phút nầy thì tôi sẽ không mất thì giờ đễ bàn chuyện với một người không biết nghe như ông đại tướng, mà cũng không thấy cần thiết phải bàn bạc với ông đại tướng nữa. Tôi đã chỉ thị cho quân đội trung thành của chính phủ phản công. . ."
Quân đội của chính phủ đã bắt đầu những cuộc hành quân truy lùng. Loạn quân BX vẫn còn chống cự dũng mãnh ở nhiều nơi. Các vụ xung đột giữa lực lượng BX và quân chính phủ vẫn tiếp tục ở khu vực trường trung học Pétrus-Ký, trên đường Trần Hưng Đạo, ở khu Bàn Cờ, khu chợ Cầu Ông Lãnh. Dân chúng chạy trốn tán loạn khắp ngoài đường phố . Một số tướ'ng lãnh của ba giáo phái lớn đã tuyên bố ủng hộ ông D trong số đó tướng TMT được giao chỉ huy mặt trận phản công ở vùng Tân Thuận.
Tại dinh thủ tướng giờ đây đã có sư hiện diện của nhiều tướng lãnh, sĩ quan cao cấp của chính phủ để theo dõi các cuộc hành quân dẹp loạn. Ở về phía Chợ Lớn, quân chính phủ đã vượt qua con kinh nước đen Arroyo Chinois, quân BX bắt đầu rút chạỵ
Từ phòng khách, tôi nghe được giọng nói trầm trầm của viên đại tá L người Mỹ:" Kính thưa thủ tướng và quý vị sĩ quan cao cấp hiện diện ở đây, chúng tôi được chỉ thị từ Hoa Thịnh Đốn là không được can dự vào công việc nội tình của quý vị nhưng như thế không có nghĩa là tôi không có quyền kể cho quý vị nghe một câu chuyện như thế nầy: tại một quốc gia nọ, trong khi vị thủ tướng và các sĩ quan cao cấp của ông ta đang hân hoan thoải mái với các tin tức thắng trận từ khắp nơi gửi về thì một vị tướng trẻ tài ba đầy nhiệt quyết đang xong pha đối đầu tại một mặt trận khốc liệt ở mạn Đông của thủ đô . Quân của vị tướng trẻ nầy bị quân nổi loạn cầm chân vì họ không được pháo binh của chính phủ bắn yễm trợ mặc dù chung quanh dinh của vị thủ tướng và trong sân của bộ tổng tham mưu quân đội chính phủ có rất nhiều khẩu trọng pháo hướng nòng súng lên trời một cách vô tích sự. Với tình trạng nầy, nếu dân chúng đang muốn ủng hộ chính phủ, thì nhất định họ sẽ nổi nóng và tức giận vô cùng vì vị tướng trẻ kia rất đẹp lòng dân chúng. Ngay cả bản thân tôi cũng đang bốc giận muốn điên lên được vì sự thờ ơ phó mặc cố tình nầy của vị thủ tướng kia và hàng tướng lãnh cao cấp của ông ta. . .Hiện giờ chúng tôi lại đang gặp một trường hợp tương tựa như câu chuyện tôi vừa mới kể ra hầu quý vị . . . "
Sau những lời nói của viên đại tá Mỹ, phòng hợp trở thành yên lặng, một sự yên lặng ngột ngạt và căng thẳng. Rồi tôi nghe tiếng của ông D chỉ thị cho tướng M phải lập tức cho pháo binh yểm trợ cho đoàn quân của tướng TMT đang bị BX chận đứng ở mặt trận Tân Thuận và các tướng tá vội vã quay ra khỏi phòng hợp. Trong phòng hợp giờ chỉ còn có ông D và viên đại tá Mỹ . Qua sự bàn bạc giữa hai người, tôi biết rằng người đại diện cho Hoa Kỳ trong giờ phút nầy đã nổi nóng vì cách đối xử vô tình của ông D với hàng tướng TMT. Người tướng trẻ nầy đã dẹp bỏ quyền lợi riêng tư bè phái để về hợp tác với chính phủ, tự nguyện đưa đoàn quân thuộc hạ của mình đi đánh dẹp nhóm nổi loạn BX. Rõ ràng TMT là một người quốc gia chính gốc, đầy nhiệt tình nhưng ông D vẫn chưa dám tin dùng một cách tuyệt đối vì ông có cái cảm giác mơ hồ rằng TMT là con ngựa phòng hờ của người Mỹ để thay thế ông chứ không phải vì ông không biết dụng tướng.
Trời sụp tối thật nhanh, tôi thấy viên đại tá Mỹ mở cửa phòng hợp đúng lúc ông cố vấn N, em trai của ông D sắp sửa vặn tay nấm cửa phòng. Ông N nhìn viên đại tá Mỹ rồi quay sang nói với ông D:
"Tướng TMT bị tử trận rồi ! "
Tôi thấy ông D đứng sững yên lặng, còn viên đại tá Mỹ thì ngồi phịch xuống bộ ghế nhung, nét thất vọng và u buồn hiện rõ trên mặt. Ông ta nhìn ông D rồi nhìn ông N:
" Chúng ta đã mất đi một chiến hữu quốc gia chân chính. . . Tiếc thay !. . ."
Trên đôi mắt thâm u của ông D, tôi thấy hai hàng nước mắt đau thương nhỏ dàị . .
Cuối tháng 5 năm 1955 thì lực lượng BX kể như hoàn toàn tan rã . Tướng TMT được ông D truy tặng cấp bậc Trung tướng và huy chương bảo quốc, thi hài được mang về mai táng ở Tây Ninh. Tài sản của nhóm BX bị tịch thu lên đến hơn trăm triệu bạc Việt Nam. Người ta đồn rằng quân binh trên đường truy kích loạn quân BX đã thu lượm được rất nhiều tiền do tàn quân BX rãi ra khắp nơi nhằm mục đích làm chậm bước tiến của quân chính phủ .
Hầu hết tàn binh của BX không còn đất dung thân nên đành phải chạy vào những mật khu theo nhóm nhóm du kích nằm vùng ở lại miền Nam sau ngày tập kết.
Vài tháng kế tiếp, nhiều đoàn thể chính trị, tôn giáo, thanh niên, lao động viết kiến nghị đòi chính phủ trưng cầu dân ý để giải quyết dứt khoát về vị thế của ông hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn. Bộ Nội Vụ phụ trách tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 10 năm 1955. Quốc trưởng BĐ bị truất phế, ông D được tạm thời giữ chức Tổng Thống. Miền Nam Việt Nam trở thành một nước Cộng Hòa, lấy ngày 26 tháng 10 làm ngày Quốc Khánh.
Tôi cũng bỏ phiếu cho ông D mặc dù tôi biết rằng không có lá phiếu của tôi thì ông D cũng đắc thắng vẻ vang vì cuộc trưng cầu dân ý nầy có người Mỹ đứng sau lưng. Thật sự thì kể từ ngày về nước chấp chính, những việc làm của ông D có thể nói là hoàn toàn tách rời khỏi quyền lực kiểm soát của quốc trưởng BĐ. Đối với người dân Việt Nam thì trang sữ của dòng họ nhà Nguyễn đã được lật qua từ lâu kể từ ngày ông BĐ hàng phục và tự nguyện làm một công dân bình thường dưới chính quyền của ông M.
Ông D muốn danh chính ngôn thuận nhưng dư luận nhiều nơi trên thế giới lại hiểu lầm rằng ông D muốn củng cố quyền lực của mình bằng lá phiếu yểm trợ của dân chúng miền Nam. Có một điều phải công nhận rằng, dưới sự điều hành guồng máy chính quyền của ông D, miền Nam bắt đầu được ổn định một các tương đối và sự chống đối đường lối và chính sách cai trị của ông M tại phía bên kia vĩ tuyến thứ 17 có chiều hướng đi lên trong nhiều tầng lớp của dân chúng của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Người dân miền Nam chính gốc vẫn chưa biết rõ chế độ miền Bắc hay hơn hay chế độ miền Nam tốt hơn nhưng thực tại trước mắt thì nếp sống của dân chúng ở miền Nam đã vượt quá xa so với mức sống của người dân miền Bắc và do đó có thể là người miền Nam không còn muốn phiêu lưu để tìm một thiên đường hạ giới với một minh chủ mới .
*
Sau ngày trưng cầu dân ý, vợ chồng con cái tôi dắt nhau đi một vòng Sài Gòn. Có những đám người biểu tình kéo nhau diễn hành trên nhiều đường phố . Cờ vàng ba sọc đỏ được treo khắp cùng. Ảnh của cựu quốc trưởng BĐ bị đốt xé, chà đạp quăng vứt khắp nơi .
Chúng tôi vào nhà hàng Givral nằm ở góc đường Bonard và Catinat đối diện xéo ngang với nhà hát Tây để ngồi nghỉ xả hơi và giải khát. Gần bàn của chúng tôi, hai người ngoại quốc, một nam một nữ, đang líu lo nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Tôi tò mò lắng nghe.
Người phụ nữ hỏi:
"Anh thấy tình hình thế nào ?"
"Chẳng thấy gì gọi là Cộng Hòa cả . . .Sáng nay khi đi ngang qua tòa đô chính suýt chút nữa thì bị u đầu vì cái khung ảnh của ông BĐ bị vứt ra từ một cửa sổ trên cao . Chẳng khác gì nước Pháp vào lúc cuộc cách mạng năm 1789 bùng nổ ? Có điều sự thay đổi ở đây được chính quyền yểm trợ. Quân Bx cũng giống như đám vệ binh của vua Louis ngày xưa, đã bị đánh đuổi chạy tán loạn; tướng TMT thay vì bị lên đoạn lầu đài như Robespière thì lại bị đẩy ra mặt trận rồi phó mặc cho ông ta chết ở đó . . ."
"Nghe đồn hình như tướng TMT bị bắn từ phía sau phải không ?"
" Có thể đúng, và thiên hạ đổ tội cho người Pháp đã bí mật giết ông ta . Cũng có một số dư luận khác cho rằng các tướng lãnh Việt Nam vì gờm ông TMT nên đã ra lệnh ám sát ông ấy . . ."
"TMT rất được lòng người Hoa Kỳ phải không ?"
"Người Mỹ giúp việc đắc lực nhất cho ông D là đại tá L. Có thể tướng TMT là con cờ dự phòng của viên đại tá nầy để thay thế ông D trong trường hợp ông D bắt tay với người Pháp để hất chân người Mỹ . Có thể tình báo của ông cố vấn N-em trai của ông D- đã biết được ý đồ của người Mỹ cho nên đã khuyến cáo ông D không nên tin dùng tướng TMT mặc dù người tướng trẻ tuổi nầy đã đem hết thuộc hạ của mình đặt dưới quyền sai phái của ông D. Tướng TMT đã bị người Mỹ lợi dụng mà không biết !"
"Đại tá Mỹ L là người như thế nào ?"
"Văn phòng Đồng Minh Sự Vụ của ta ở Paris có lưu giữ hồ sơ về cá nhân của người Mỹ nầy nhưng chỉ là một hồ sơ vá víu, lượm lặt từ báo chí hoặc tin đồn không chính xác . . . Có thể xem ông ta như là hiện thân của một con người không cần đàn bà, hoặc là một kẻ đồng tình luyến ái, một con người tàn nhẫn, thô tục và chống Pháp một cách cuồng tín. Đúng ra thì viên đại tá Mỹ nầy không phải thần thánh gì mà lại không thích đàn bà; chỉ vì muốn lấy lòng ông D cho nên mới phải tỏ ra ta đây là thánh thiện trong trắng đấy thôi . Ngay cả bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng không có mấy thiện cảm với ông ta mà cũng không tin tưởng ông ta nhiều . Tuy nhiên ông ta kẻ làm được việc dù lắm lúc lạm quyền qua mặt các cấp chỉ huy cao cấp của bộ ngoại giao Mỹ . Họ phải dùng đại tá L chỉ vì họ sợ 400 triệu Mỹ kim viện trợ cho chính quyền miền Nam do ông D cầm đầu sẽ tiêu tan thành mây khóị"
"Có thể nào CIA nhún tay vào vụ sát hại tướng TMT không với lý do là vì họ sợ vị tướng nầy chỉ trung thành với ông D chứ không chịu làm con cờ phòng hờ của người Mỹ?"
"Điều đó cũng có thể đúng. Tuy nhiên sau cái chết của tướng TMT thì người Mỹ đã đổ tội cho người khác; còn người Pháp chúng ta thì lại cứ yêm hơi lặng tiếng, không công nhận mà cũng không phủ nhận. Ai đúng ai sai, vụ nầy chưa được minh bạch lắm. Nhưnh theo ý tôi thì có thể đây là một sự thanh trừng nội bộ giữa các hàng tướng tá của ông D."
"Còn các nhóm giáo phái và dư luận quần chúng thì sao ?"
"Tôi có gặp một vài sĩ quan cao cấp Việt Nam. Họ có vẻ vui sướng và tự mãn. Tôi hỏi chừng nào họ mới lên tiếng hô hào cho việc thiết lập một chính thể mới thật dân chủ thì được một ông tướng trẻ trả lời rằng `có nhiều vấn đề khác cần được giải quyết cho xong cái đã nhất là cần phải có một quốc hội để chọn vị tổng thống tương lai và nếu lúc đó ông D không được dân chúng chọn và nếu ông D giải tán quốc hội thì tình hình sẽ trở nên rắc rối hơn, tới lúc đó thì quân đội lại phải ra tay hành động. Những lúc thời cuộc bất ổn như thế nầy có lẽ nên để một người trong giới quân sự nắm quyền lãnh đạo quốc gia thì tốt hơn'. Tôi liền nói rằng `như vậy thì chỉ cần phong cho ông D một quân hàm cấp tướng là xong ngay!'. Họ hằn học nhìn tôi mà không thèm nói gì thêm khiến tôi ngỡ ngàng, đành phải rút lui êm rồi đi tìm gặp một vài chức sắc của các giáo phái".
"Họ nói gì với anh?"
"Họ bảo rằng người lãnh đạo tương lai của miền Nam Việt Nam phải là một người có một quyền lực thần giao tối thượng . . ."
"Thế là sao ?"
"Có nghĩa là vị nguyên thủy tương lai phải là một giáo chủ của một giáo phái rất quyền lực nào đó của miền Nam Việt Nam. . . ."
"Tôi cũng có linh cảm là họ muốn như thế !"
Nghe xong câu chuyện, tôi và Hưng nhìn nhau lắc đầu chán ngán. Chúng tôi cảm thấy như mọi người đều vì miếng đỉnh chung phú quý và quyền lực hơn là vì quyền lợi quốc gia dân tộc trong những lúc dầu sôi lửa bỏng như thế nầỵ
*
Trước ngày lên đường trở qua Paris, tôi được người nữ phụ tá đặc biệt của bà cố vấn N mời tôi đến gặp mặt. Người nầy đưa cho tôi xem bản sao bức thông điệp của ông M từ miền Bắc. Bức thông điệp nầy đề ngày 19 tháng 7 năm 1955 gửi vào cho ông D để yêu cầu Ông D thực thi việc tổng tuyển cử toàn quốc thống nhứt hai miền đất nước theo tinh thần của bản hiệp định Geneva . Tôi hỏi người nữ phụ tá:
"Ông D và chính phủ phản ứng ra sao ?"
Người nữ phụ tá lại trao cho tôi một bản tuyên bố đề ngày 16 tháng 7 năm 1955 của thủ tướng D mà nội dung có thể tóm lược như sau: chính phủ Việt Nam ở miền Nam không ký kết vào hiệp định Geneva cho nên không bị ràng buộc. Tuy nhiên chính phủ nầy vẫn chủ trưong một chính sách hoà bình và sẵn sàng tổ chức tổng tuyển cử nếu người dân khắp cả nước đều được bầu cử một cách tự do. Hiện nay không có một dấu hiệu nào tốt đẹp để bảo đảm cho quyền tự do lựa chọn của dân chúng ở miền Bắc ".
Tôi đặt bản tài liệu lên bàn rồi nhìn người nữ phụ tá:
"Như vậy có nghĩa là không bao giờ có chuyện thông nhứt đất nước bằng phương pháp tổng tuyển cử ôn hòa phải không? "
"Đúng !"
"Và chuẩn bị đánh nhau ?"
"Đúng ! Nhưng lần nầy là giữa ta với ta, giữ những người Việt Nam với nhau !"
Tôi buồn vô hạn . Còn gì đau xót hơn ! Chỉ khổ cho người dân Việt Nam ! Hai chủ thuyết đối nghịch của hai thế lực đế quốc khổng lồ đang tranh bá đồ vương và những quốc gia nhược tiểu chỉ là những quân cờ thí điểm, là những môi trường cho cả hai đế quốc thử nghiệm các loại vũ khí tân kỳ và áp dụng những chủ thuyết bành trướng của họ.
Tôi chán ngán hỏi người nữ phụ tá:
"Bây giờ chị muốn tôi phải làm gì ?"
"Theo chỉ thị của bà cố vấn TLX thì tất cả nữ viên chức của ngoại giao đoàn cũng như kiều bào Việt Nam thuộc phái nữ ở Paris phải được tổ chức thành đoàn thể Thanh nữ Cộng Hòa hoặc làm hội viên của Phong trào Phụ Nữ Liên Đới của bà N. Nhiệm vụ của chị là lôi keó kiều bào nữ giới theo về với phe ta. Người Pháp đang cay cú vì bị ông D hất ra khỏi Việt Nam cho nên họ luôn luôn có chiều hướng thọc gậy bánh xe, ưu đãi những thành phần người Việt Nam trên đất Pháp đối nghịch với ông D , để cho họ tự do tuyên truyền bôi nhọ chính thể miền Nam . . . ."
Tôi cầm tập tài liệu viết về việc tổ chức và điều hành Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới và tổ chức đoàn Thanh Nữ Cộng Hòa ở hải ngoại mà lòng ngổn ngang trăm mối.
Trong buổi cơm tối gia đình, tôi nhìn sững Hồng Ngọc mà quên ăn. Nét khờ dại của đứa con làm tôi lo âu . Một năm, hai năm, ba năm nữa, nếu cuộc chiến giữa hai miền đất nước vẫn cứ tiếp diễn thì con gái tôi sẽ ra sao ? Hình ảnh của đoàn Thanh Nữ Cộng Hòa đang chịu sự huấn luyện quân sự với những cảnh tượng bò, lết, trường mình dưới những hàng kẽm gai nhọn bén chằn chịch kèm theo những tràng súng liên thanh bắn phủ đầu đạn bay vi vút khiến cho tôi như bị đóng thành băng giá trên vùng Bắc cực. Rồi đây Hồng Ngọc cũng phải nếm mùi học tập quân sự như thế. Những chiếc áo dài tha thướt, những bộ quần Jean bó sát trẻ trung sẽ được thay thế một cách bó buộc bằng những bộ đồng phục nam nhân vãi ka ki màu xanh dương dày cọm và nóng nực. Bên nầy tố cáo bên kia đưa trẻ con ra trận để hứng đạn, còn bên kia tố cáo bên nầy là tập cho thanh niên thiếu nữ cầm súng để bắn giết đồng bào ruột thịt. Khẩu hiệu "Giặc tới nhà đàn bà phải đánh" ngày xưa được dùng để khích động tinh thần giới phụ nữ theo gương đàn ông chống giặc ngoại xăm. Ngày nay cũng khẩu hiệu đó được dùng để thúc hối giới phụ nữ phải hưởng ứng các phong trào phụ nữ do người thân trong chính quyền của ông D tổ chức.. Có một điều là chỉ có lớp người phụ nữ hạ tầng mới được chiếu cố thi hành huấn luyện học tập quân sự còn những thành phần con ông cháu bà thì chỉ cần khoát bộ đồng phục màu xanh một cách tượng trưng, khỏi phải thụ huấn khổ cực và chống giặc bằng miệng là đủ rồi !
Bộ đồng phục Ka ki màu xanh xuất hiện khắp nơi tại các công sở . Nó là biểu tượng của tinh thần chống đối quyền lực miền Bắc, là bằng chứng của sự trung thành với chế độ mới của miền Nam Việt Nam . Nhưng cũng có những lời bàn tán xì xầm về lực lượng Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa, và đảng Cần Lao Nhân Vị : người ta cho rằng người em của ông D là ông N đã tạo dựng các lực lượng nầy như là đoàn vệ binh riêng để làm hậu thuẫn cho ông bước lên ngôi vị nắm quyền cai trị miền Nam Việt Nam trong tương lai. Người ta lại xì xầm rằng mọi đường lối chinh sách của ông D là do ông N đề nghị và cố vấn: chính sách khu trù mật của ông N dùng để tách người dân ở nông thôn ra khỏi ảnh hưởng của "du kích nằm vùng". Trên mặt lý thuyết mới nghe qua thì rất hay nhưng lý thuyết đó đã bỏ qua yếu tố tâm lý "xóm làng" của người dân quê đồng ruộng: bắt ép họ phải rời bỏ ruộng vườn, làng mạc, mồ mả tổ tiên để vào ở bên trong những khu rào kẽm gai tù túng thì cũng chẳng khác gì quân phát xích Đức ngày xưa đã lùa hàng triệu người Do Thái giam nhốt vào những trại tập trung. Những kẻ thừa sai có nhiệm vụ thi hành quốc sách mới mẻ của chính phủ thì chỉ làm để lấy điểm với cấp trên mà không lý gì tới lòng dân đang óan than. Họ lùa dân vào các nơi đó rồi đối xử như là những kẻ bị tù đày; trợ cấp mưu sinh cho dân ở khu trù mật, bị cắt xén, thâm lạm, ăn chận và ngay cả an ninh mạng sống của họ cũng không được bảo đảm vì các khu nầy là mục tiêu đánh phá thường xuyên của du kích nằm vùng. Những nơi dân chúng đã bỏ trống vì phải vào bên trong khu trù mật thì đối phương lại ào tơi chiếm cứ và rồi máy bay và pháo binh của chính phủ sẽ bắn phá tiêu diệt khiến cho làng mạc, thôn xóm, ruộng vườn, tang hoang và người ta thấy rằng chỉ có chính phủ của chế độ mới là chủ trương đốt phá nhà cửa ruộng vườn của dân. Chỉ cần một lá cờ nhỏ của quân du kích đối phương treo trên ngọn tre thì có khi cả một thôn, hay một ấp bị phi cơ oanh tạc của chính phủ vội bom thành bình địa . Như vậy, đối phương đâu cần gì phải tập trung nhiều quân để phá phách. Họ chỉ cần nhử mồi để cho chính phủ đốt phá xóm làng dùm cho họ !