Ngô Quân
3 - Ảnh Hưởng Của Pháp Gia
Tác giả: Ngô Quân
Pháp gia coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo. Là một bước tiến lớn, trong tư tưởng chính trị thời cổ Trung Hoa. Mục đích chính của quyền lực là để giúp cho nhà lãnh đạo có đủ phương tiện, mưu cầu quốc gia phú cường, bằng chính sách "Canh chiến" do Hàn Phi đề xướng. Tuy rằng Khổng Tử đã từng chủ trương "Tiên phú hậu giáo", nhưng thật sự thì chữ "Phú” đó, chỉ chiếm một tỉ số rất nhỏ, trong nấc thang giá trị của nhà Nho. Đến Mạnh Tử thì lại càng coi trọng nhân nghĩa hơn phú cường, rõ ràng có khuynh hướng đi ngược lại với đòi hỏi của chính trị thời đại, nên không được vua chúa các nước hoan nghênh. Mãi cho đến thời Tuân Tử, nhà Nho mới bắt đầu để ý tới vấn đề làm sao cho quốc gia giàu mạnh, là bởi chịu ảnh hưởng về tư tưởng và thành quả cụ thể của Pháp gia cùng thời.
Hàn Phi coi phú cường là mục tiêu tối cao của quốc gia. Để đạt tới mục tiêu phú cường đó, Hàn Phi chủ trương áp dụng chính sách "Canh chiến", đưa hết trăm họ vào hệ thống tổ chức "Canh chiến". Được như vậy thì vào thời bình, nhân dân sẽ nỗ lực canh tác, làm cho nước giàu, nhờ có pháp lệnh khuyến khích; một khi xây ra chiến tranh, thì khối nông dân đã được tổ chức sẵn trong thời bình, đều trở thành lính chiến, có thể đưa ngay ra chiến trường chống giặc, như Hàn Phi đã nói: vô sự tắc quốc phú, hữu sự tắc binh cường". (Ngày thường vô sự, thì làm cho nước giàu, khi biến cố hữu sự, thì có sẵn quân mạnh) và "Hữu nạn tắc dụng kỳ tử, an bình tắc dụng kỳ lực". (Khi hoạn nạn thì họ bỏ mình vì nước, lúc an bình thì họ ra sức xây dựng quốc gia).
Nếu chng ta nhìn bằng con mất thời đại, thì thấy chính sách "Canh chiến" thời xưa của Hàn Phi, chẳng khác gì cho lắm, so với chế độ "Công xã nhân dân" thời nay của Mao Trạch Đông, coi nhân dân như l công cụ, nô lệ của tập đoàn thống trị. Trên lịch sử Trung Hoa, tư tưởng của Pháp gia đã gây nên ảnh hưởng chính trị, tạo cho Tần Thủy Hoàng thành tên bạo chúa.
Chung