watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tây du ký-Hồi 36 - tác giả Ngô thừa Ân Ngô thừa Ân

Ngô thừa Ân

Hồi 36

Tác giả: Ngô thừa Ân

Tôn Hành Giả nghĩ lại biết rồi, bởi tại thầy mình mắc nạn, liền nói xuôi rằng:
- Vậy thời tôi trả đủ cho ông .
Thái Thượng lão quân thâu năm báu, đổ Hồ lô và Tịnh bình, có hai ngọn hào quang sáng bay ra, Thái Thượng lão quân chỉ một cái, hiện ra hai vị đồng tử như thường, đồng về cung Ðâu Suất.


Khi ấy Tôn Hành Giả xuống thưa lại với thầy, rồi cùng nhau đi tới.
Ngày kia gặp hòn núi cản đường.
Tam Tạng nói:
- Núi đó rất cao, đồ đệ phải coi chừng ma quỷ .
Tôn Hành Giả nói:
- Xin thầy đừng lo sợ, hễ trong dạ vững vàng, thì tự nhiên vô sự .
Tam Tạng nói:
- Ðồ đệ ơi! Sao mà đi hoài không tới Tây Phương? Kể từ ra khỏi thành Trường An đến nay đã năm năm mà đường đi còn thăm thẳm!
Tôn Hành Giả cười hả hả nói rằng:
- Thầy ôi! Ði chưa tới đâu là đâu, cũng như mới ra khỏi cửa ngõ, thầy đừng hỏi thăm xa gần chi hết, hãy bền lòng đi mãi, thì cũng có thuở đến Tây Phương .
Thầy trò đi tới mặt trời lặn, thấy dựa chân núi có một kiểng chùa lớn, Tam Tạng giục ngựa tới, thấy ngoài cửa núi có treo tấm biểng đề năm chữ: Sắc Tử Bửu Lâm Tự .
Biết là cảnh chùa Bửu lâm của vua lập.
Tôn Hành Giả hỏi:
- Ai vào chùa ấy nói với sãi xin ngủ nhờ?
Tam Tạng nói:
- Ðể ta đi cho .
Nói rồi xuống ngựa cầm gậy bước vào. Thấy vòng cửa ngoài có hai cốt ông Kim Cang, vòng cửa giữa thấy có cốt bốn ông Thiên Vương đứng bốn phía.
Bốn ông Thiên Vươngấy là: Trì Quốc thiên vương, Ða Văn thiên vương, Tăng Trưởng thiên vương, Quãng Mục thiên vương.
Ðến vòng cửa trong có bốn cây tòng sum sê. Bước tới nữa là chùa lớn.
Tam Tạng bước vào lạy Phật và lạy bàn thờ Quan Âm.
Phía thờ Quan Âm cũng rộng giống hịt cảnh Nam Hải rõ ràng dựa vách tường đều tạc hình tôm cá rùa trạch ẩn trong sông.
Tam Tạng xem thấy gật đầu mà nói rằng:


Rất đổi cá rùa còn lạy Phật,
Huống chi người thế chẳng tu hành.


Xảy thấy đạo sĩ bước tới, Tam Tạng bái và thưa rằng:
- Ðệ tử ở nước Ðại Ðường, đi qua Tây Phương thỉnh kinh lỡ đường xin cho tá túc . Ðạo sĩ nói:
- Sư phụ ôi, tôi là kẻ thắp hương quét đất, đánh trống dộng chuông. Bởi chùa nầy của vua, nên có đại sư là sãi quan làm chủ, nên tôi không dám tự chuyên, để vào thưa lại đã .
Nói rồi vào phương trượng bạch rằng:
- Có người đến chùa nên tôi bạch cho lão gia đặng rõ .
Sãi quan mặc áo tràng mở cửa nghinh tiếp.
Ngó thấy Tam Tạng, nổi giận mắng đạo sĩ rằng:
- Ðạo sĩ, tội ngươi đáng đánh lắm, ngươi há chẳng biết ta là sãi quan, nếu có bực chức phận đi dâng hương, ta mới ra nghinh tiếp, chớ như Hòa Thượng nầy là sãi du phương lỡ bước, kiếm chỗ ngủ nhờ, lẽ nào ta mời vào phương trượng! Bảo nằm chèo queo ngoài hàng ba mà ngủ, phải báo với ta làm chi .
Nói rồi trở vào phương trượng.
Tam Tạng ứa nước mắt, than rằng:
- Tội nghiệp thì thôi, thiệt là đi xa xứ thì người khi, tôi tu hành từ nhỏ đến nay, chẳng ăn môït miếng đồ mặn, không biết kiếp trước tội chi lắm, nên nay hằng gặp kẻ chẳng lành, không cho tá túc thì thôi, nỡ nào biểu nằm chèo queo dưới đất! Tuy vậy mình cũng phải thủ lễ, vào ra mắt coi thử thể nào!
Nói rồi đi thẳng vào phương trượng, thấy sãi quan cổi áo rộng, ngồi đỏ mặt phừng phừng!
Tam Tạng bái mà nói rằng:
- Ðệ tử ra mắt đại sư .
Sãi quan không ưng bụng, đáp lễ gọi là, rồi hỏi rằng:
- Ngươi ở đâu đến đây?
Tam Tạng bạch rằng:
- Ðệ tử ở nước Ðại Ðường, vâng chỉ đi qua Tây Phương thỉnh kinh, bởi lỡ đường xin vào tá túc, rạng đông nhứt tôi sẽ dời chân, xin sư phụ từ bi rộng lượng .
Sãi quan hỏi:
- Ngươi đi thỉnh kinh sao không thuộc đường. Ði bốn năm dặm nữa, đến tiệm Tam thập lý. Tiệm ấy rộng rãi có phòng ngủ, có bán cơm, vào đó thì tiện lắm, chớ chỗ phương trượng ta không rộng, khó nỗi giúp người. Bởi lời xưa có câu rằng:

Cọp dữ chạy ngoài đường,
Mỗi nhà đều đóng ngõ,
Tuy không vấu tới ai,
Tiếng hung người đã rõ.


Tam Tạng hỏi rằng:
- Người tu mà có tiếng dữ hay sao ?
Sãi quan nói:
- Năm trước có nhiều sãi đi thất thơ thất nghiệp, tới ngồi xo rỏ ngoài cửa chùa, ta thấy chúng nó quần áo lang thang, mão giày không có, bộ vó nghèo nàn như vậy, nên mời vào phương trượng đãi cơm, lại đưa quần áo thay đổi, chẳng ngờ lũ ấy thấy ngon cơm ngọt canh, thì ở mãi không chịu dời chân, ở bảy tám năm ta cũng rán mà nuôi, ngặt còn sanh sự nữa!
Tam Tạng hỏi:
- Chẳng hay sanh sự ra sao?
Sãi quan nói:
- Ở không thì quăng đá vô vách tường, rắn mắc nhổ đinh phá cửa, mùa hạ thì rấp ngõ, mùa đông lại bẻ song, ăn cắp trà đổi đồ ăn, rồi rốt lại trộm dầu bàn phật, lo ăn uống mà thôi!
Tam Tạng nghe nói than rằng:
- Tội nghiệp thì thôi! Ðệ tử chẳng như các sãi ấy .
Nói rồi lau nước mắt trở ra.


Khi ấy Tôn Hành Giả thấy thầy trở ra châu mày ủ mặt; liền nóng mắt hỏi rằng:
- Thầy bị đánh hay bị mắng vậy?
Tam tạng lắc đầu than rằng:
- Họ không cho tá túc .
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Tại thầy nói không xuôi, để tôi vào coi thử .
Nói rồi cầm thiết bảng xong vào. Thấy đạo sĩ thắp hương các bàn phật.
Tôn Hành Giả xì một tiếng, đạo sĩ giựt mình té nhào, mới lồm cồm chờ dậy, thấy mặt dị kỳ, ngã lăn bò càng vào phương trượng.


Khi ấy sãi quan thấy đạo sĩ mặt mày hơ hãi, run lặp cặp, báo rằng:
- Lão gia ôi, có Hòa Thượng khác đến nữa!
Sãi quan giận rằng:
- Ngươi thiệt bất thông quá, ta đã dặn ngươi bảo chúng nó nằm ngoài hàng ba, sao còn vào báo nữa. Nếu ngươi không nhớ lời dặn, ta đánh hai chục kẻo quên .
Ðạo sĩ bạch rằng:
- Lão gia ôi! Hòa Thượng nầy không phải như thầy hồi nãy. Ông nầy có lông đầy mặt, tướng tợ Thiên Lôi, xách thiết bảng kiếm người mà đánh!
Sãi quan nghe nói, liền mở cửa mà dòm, thấy bộ tướng dữ dằn, thất kinh đóng cửa. Tôn Hành Giả dộng bay cửa mà nói lớn rằng:
- Cái người xấu xa, buông lời lỗ mãng. Tuy kiểng chùa nầy lớn hơn hết mà chưa tới ba trăm căn, phòng ở đâu cả ngàn mà dọn cho nó ngủ!
Ðạo sĩ bạch rằng:
- Sư phụ ôi! Tôi đã vỡ mật kinh tâm, nói không ra tiếng, xin sư phụ trả lời .
Sãi quan làm gan nói rằng:
- Bớ thầy ngủ nhờ, bởi chùa chiền tôi ở thú quê mùa, nên cầm khách không đặng, xin đến chỗ khác mà tá túc thì tiện hơn .
Tôn Hành Giả thổi thiết bãng lớn bằng cái chậu, dựng chính giữa nói lớn rằng:
- Nếu hòa thượng không cho ta ngủ nhờ, thì dọn đồ đi hết thảy .
Sãi quan nói:
- Chùa tôi năm trăm sãi, biết dọn đi đâu bây giờ?
Tôn Hành Giả nói:
- Nếu không chịu dọn ra thì cúi cho ta đánh một gậy!
Sãi quan bảo đạo sĩ rằng:
- Thôi, ngươi cúi chịu đánh một gậy cho êm .
Ðạo sĩ:
- Trời ôi! Ông coi cây gậy lớn bằng cái mâm, tôi chịu một hèo sao nỗi .
Tôn Hành Giả nói:
- Phải, ngươi chịu nửa roi cũng tan xác, để ta đánh thử một món cho ngươi coi!
Nói rồi ngó quanh quất, thấy con sư tử bằng đá ngoài sân, liền đập một cái tan nát. Sãi quan ở trong phòng, dòm lỗ hở ngó thấy kinh hãi nói rằng:
- Thiệt cây gậy lão gia nặng quá, tôi chịu cho ngủ nhờ .
Tôn Hành Giả nói:
- Như vậy thì ta không đánh ngươi, mà trong chùa hết thảy bao nhiêu sãi?
Sãi quan nói:
- Nội chùa tôi năm trăm sãi, các hạng hai trăm tám mươi lăm căn phòng .
Tôn Hành Giả nói:
- Rồi thời truyền năm trăm sãi, mặc y khâu ra rước thầy ta .
Sãi quan nói:
- Xin lão gia đừng đánh, tôi truyền chúng đem võng khiêng thầy vào .

Nói rồi bảo đạo sĩ đi truyền lập tức.
Thương hại cho người nhát, không dám đi gần Hành Giả, liền chun lỗ hẻm đi vòng ra đến trước Ðại hùng bửu điện, đánh trống dộng chuông.
Các sãi đồng tựu đến, hỏi có chuyện chi?
Ðạo sĩ nói:
- Mau mau mặc áo tràng đi theo Tăng quan nghinh tiếp quý khách .
Các sãi vâng lời, kẻ thì mặc cà sa, người thì bận phá nạp, có kẻ không có áo tràng, thì mặc nhựt bình, ngặt có một sãi nghèo quá, không áo mà bận, túng phải lấy quần tròng vào hai tay giả đò áo rộng, ngỡ là trà trộn theo người không ai ngó thấy, rủi bị Tôn Hành Giả lanh con mắt, bước tới hỏi rằng:
- Ngươi bận cái áo gì lạ vậy?
Sãi ấy thưa rằng:
- Tôi xin vải ngoài thành, đem về đây may quấy quá mà bận đở, vì chốn nầy không có thợ may!
Tôn Hành Giả cười ngất.
Sãi quan dẫn thầy chùa ra cửa núi, đồng quì xuống luôn luôn.
Sãi quan thưa rằng:
- Xin mời Ðường lão gia vào phương trượng .
Nói rồi rắc rắc lạy đưa.
Tam Tạng ái ngại, đáp lễ bảo rằng:
- Xin mấy thầy chờ dậy .
Sãi quan mời Tam Tạng lên võng, các sãi khiêng vào, còn kẻ thì cỏng Bát Giới, người thì cỏng Sa Tăng, thầy thì gánh đồ, đạo thì dắt ngựa, đồng rước vào phương trượng, dọn cơm nước đãi đằng, Tam Tạng tạ ơn.
Sãi quan chịu lỗi.
Tam Tạng hỏi rằng:
- Tính cho thầy trò tôi ngủ tại liêu nào?
Sãi quan thưa rằng:
- Tiểu tăng tính rồi, xin lão gia an dạ .
Nói rồi truyền dọn bốn căn thanh tịnh, giăng mùng trãi nệm, và bảo cắt cỏ cho ngựa ăn tử tế.


Khi ấy Sãi quan và đạo sĩ với mấy thầy trộng, đều mời thầy trò vào liêu, đèn đuốc sáng như ban ngày, mấy người ấy đứng hai hàng hầu hạ.
Tam Tạng bảo rằng:
- Xin mấy vị về liêu, để thầy trò tôi nghỉ .
Các sãi vâng lời, mới dám đi nghỉ.


Còn Tam Tạng mở cửa ra ngoài đi dạo giải buồn, thấy trăng tỏ, liền kêu các đồ đệ ra xem.
Hành Giả, Bát Giới và Sa Tăng đều ra thưởng nguyệt.
Tam Tạng hứng cảnh ngâm một bài thơ rằng:


Phách quế gương trong thấy rõ ràng,
Sơn hà muôn cụm bóng chang chang,
Rọi trên ngọn cỏ sương in ngọc,
Gieo dưới dòng sông nước trỗ vàng,
Thế nọ còn nhiều tròn khuyết nữa,
Ðêm nầy nhờ chút khói mây tan,
Canh khuya chùa vắng bâng khuâng dạ,
Chẳng biết ngày nào lại cố bang.


Khi ấy Tôn Hành Giả cười rằng:
- Thầy xem trăng mà nhớ xứ, chưa lấy làm rõ việc thái âm, tôi xin cắt nghĩa: Mặt nguyệt đem ba mươi tiêu hết khí dương gọi là ngày hối, qua đêm sóc là mồng một nhờ giao với mặt trời nên có chút khí nhứt dương, đến mồng ba mới sáng một mảnh, qua mồng tám đặng khí nhị dương sáng nửa mặt trên như ái cung úp xuống, gọi là ngày thượng huyền, qua rằm đủ khí tam dương, nay sáng chói bốn phương gọi là ngày vọng, đến mười tám khí nhứt âm sanh, khuyết hết phân nửa, như cái cung để ngửa, nên gọi là ngày hạ huyền, rồi lại ba mươi đêm hối, tối đen như mực. Vậy mặt trăng hết tròn tới khuyết, hết khuyết tới tròn, cũng ví như người đời hết thạnh tới suy, hết suy tới thạnh, chớ thấy tròn mà mừng, hết sức tròn rồi khuyết, đừng thấy thạnh mà ỷ, thạnh quá rồi suy. Vậy lúc nầy thầy trò ta như trăng mồng một, hãy dày công càng bữa càng tròn, lo chi không tới Tây Phương, trở về cố quốc .
Tam Tạng khen phải, nên đổi buồn làm vui.
Sa Tăng nói:
- Anh luận tuy phải, song chưa giảng thấu chuyện nầy. Từ xưa đến nay cũng một mắt trăng ấy. Người đời thay đổi, mà mặt nguyện còn hoài, là vì có âm dương nương nhau mới sáng. Như chúng ta đồng tâm hiệp lực đi mới thấu Tây Phương .
TamTạng cũng khen phải. Bát Giới níu Tam Tạng nói rằng:
- Thầy ôi! Ðừng nghe hai người ấy nói xàm mà trễ giấc ngủ .
Tam Tạng nói:
- Thôi các trò mỏi mệt thì đi ngủ trước, để cho ta đọc kinh .
Tôn Hành Giả nói:
- Thầy đọc kinh làm chi, làm hòa thượng trong lúc xuân xanh, kinh nào không thuộc, quên hay sao mà phải đọc ôn. Còn như kinh mới bên Tây Phương thì thỉnh chưa đặng, chẳng hay thầy đọc kinh chi?
TamTạng nói:
- Mấy năm nay bỏ luống sợ quên, nên sẳn đêm thanh đọc ôn kinh cũ .
Nói rồi đồng trở vào liêu.
Ba trò đều ngủ hết, còn Tam Tạng lấy kinh ra xem.



Tôn Hành Giả nghĩ lại biết rồi, bởi tại thầy mình mắc nạn, liền nói xuôi rằng:

- Vậy thời tôi trả đủ cho ông .

Thái Thượng lão quân thâu năm báu, đổ Hồ lô và Tịnh bình, có hai ngọn hào quang sáng bay ra, Thái Thượng lão quân chỉ một cái, hiện ra hai vị đồng tử như thường, đồng về cung Ðâu Suất.




Khi ấy Tôn Hành Giả xuống thưa lại với thầy, rồi cùng nhau đi tới.

Ngày kia gặp hòn núi cản đường.

Tam Tạng nói:

- Núi đó rất cao, đồ đệ phải coi chừng ma quỷ .

Tôn Hành Giả nói:

- Xin thầy đừng lo sợ, hễ trong dạ vững vàng, thì tự nhiên vô sự .

Tam Tạng nói:

- Ðồ đệ ơi! Sao mà đi hoài không tới Tây Phương? Kể từ ra khỏi thành Trường An đến nay đã năm năm mà đường đi còn thăm thẳm!

Tôn Hành Giả cười hả hả nói rằng:

- Thầy ôi! Ði chưa tới đâu là đâu, cũng như mới ra khỏi cửa ngõ, thầy đừng hỏi thăm xa gần chi hết, hãy bền lòng đi mãi, thì cũng có thuở đến Tây Phương .

Thầy trò đi tới mặt trời lặn, thấy dựa chân núi có một kiểng chùa lớn, Tam Tạng giục ngựa tới, thấy ngoài cửa núi có treo tấm biểng đề năm chữ: Sắc Tử Bửu Lâm Tự .

Biết là cảnh chùa Bửu lâm của vua lập.

Tôn Hành Giả hỏi:

- Ai vào chùa ấy nói với sãi xin ngủ nhờ?

Tam Tạng nói:

- Ðể ta đi cho .

Nói rồi xuống ngựa cầm gậy bước vào. Thấy vòng cửa ngoài có hai cốt ông Kim Cang, vòng cửa giữa thấy có cốt bốn ông Thiên Vương đứng bốn phía.

Bốn ông Thiên Vươngấy là: Trì Quốc thiên vương, Ða Văn thiên vương, Tăng Trưởng thiên vương, Quãng Mục thiên vương.

Ðến vòng cửa trong có bốn cây tòng sum sê. Bước tới nữa là chùa lớn.

Tam Tạng bước vào lạy Phật và lạy bàn thờ Quan Âm.

Phía thờ Quan Âm cũng rộng giống hịt cảnh Nam Hải rõ ràng dựa vách tường đều tạc hình tôm cá rùa trạch ẩn trong sông.

Tam Tạng xem thấy gật đầu mà nói rằng:




Rất đổi cá rùa còn lạy Phật,

Huống chi người thế chẳng tu hành.




Xảy thấy đạo sĩ bước tới, Tam Tạng bái và thưa rằng:

- Ðệ tử ở nước Ðại Ðường, đi qua Tây Phương thỉnh kinh lỡ đường xin cho tá túc . Ðạo sĩ nói:

- Sư phụ ôi, tôi là kẻ thắp hương quét đất, đánh trống dộng chuông. Bởi chùa nầy của vua, nên có đại sư là sãi quan làm chủ, nên tôi không dám tự chuyên, để vào thưa lại đã .

Nói rồi vào phương trượng bạch rằng:

- Có người đến chùa nên tôi bạch cho lão gia đặng rõ .

Sãi quan mặc áo tràng mở cửa nghinh tiếp.

Ngó thấy Tam Tạng, nổi giận mắng đạo sĩ rằng:

- Ðạo sĩ, tội ngươi đáng đánh lắm, ngươi há chẳng biết ta là sãi quan, nếu có bực chức phận đi dâng hương, ta mới ra nghinh tiếp, chớ như Hòa Thượng nầy là sãi du phương lỡ bước, kiếm chỗ ngủ nhờ, lẽ nào ta mời vào phương trượng! Bảo nằm chèo queo ngoài hàng ba mà ngủ, phải báo với ta làm chi .

Nói rồi trở vào phương trượng.

Tam Tạng ứa nước mắt, than rằng:

- Tội nghiệp thì thôi, thiệt là đi xa xứ thì người khi, tôi tu hành từ nhỏ đến nay, chẳng ăn môït miếng đồ mặn, không biết kiếp trước tội chi lắm, nên nay hằng gặp kẻ chẳng lành, không cho tá túc thì thôi, nỡ nào biểu nằm chèo queo dưới đất! Tuy vậy mình cũng phải thủ lễ, vào ra mắt coi thử thể nào!

Nói rồi đi thẳng vào phương trượng, thấy sãi quan cổi áo rộng, ngồi đỏ mặt phừng phừng!

Tam Tạng bái mà nói rằng:

- Ðệ tử ra mắt đại sư .

Sãi quan không ưng bụng, đáp lễ gọi là, rồi hỏi rằng:

- Ngươi ở đâu đến đây?

Tam Tạng bạch rằng:

- Ðệ tử ở nước Ðại Ðường, vâng chỉ đi qua Tây Phương thỉnh kinh, bởi lỡ đường xin vào tá túc, rạng đông nhứt tôi sẽ dời chân, xin sư phụ từ bi rộng lượng .

Sãi quan hỏi:

- Ngươi đi thỉnh kinh sao không thuộc đường. Ði bốn năm dặm nữa, đến tiệm Tam thập lý. Tiệm ấy rộng rãi có phòng ngủ, có bán cơm, vào đó thì tiện lắm, chớ chỗ phương trượng ta không rộng, khó nỗi giúp người. Bởi lời xưa có câu rằng:


Cọp dữ chạy ngoài đường,

Mỗi nhà đều đóng ngõ,

Tuy không vấu tới ai,

Tiếng hung người đã rõ.




Tam Tạng hỏi rằng:

- Người tu mà có tiếng dữ hay sao ?

Sãi quan nói:

- Năm trước có nhiều sãi đi thất thơ thất nghiệp, tới ngồi xo rỏ ngoài cửa chùa, ta thấy chúng nó quần áo lang thang, mão giày không có, bộ vó nghèo nàn như vậy, nên mời vào phương trượng đãi cơm, lại đưa quần áo thay đổi, chẳng ngờ lũ ấy thấy ngon cơm ngọt canh, thì ở mãi không chịu dời chân, ở bảy tám năm ta cũng rán mà nuôi, ngặt còn sanh sự nữa!

Tam Tạng hỏi:

- Chẳng hay sanh sự ra sao?

Sãi quan nói:

- Ở không thì quăng đá vô vách tường, rắn mắc nhổ đinh phá cửa, mùa hạ thì rấp ngõ, mùa đông lại bẻ song, ăn cắp trà đổi đồ ăn, rồi rốt lại trộm dầu bàn phật, lo ăn uống mà thôi!

Tam Tạng nghe nói than rằng:

- Tội nghiệp thì thôi! Ðệ tử chẳng như các sãi ấy .

Nói rồi lau nước mắt trở ra.




Khi ấy Tôn Hành Giả thấy thầy trở ra châu mày ủ mặt; liền nóng mắt hỏi rằng:

- Thầy bị đánh hay bị mắng vậy?

Tam tạng lắc đầu than rằng:

- Họ không cho tá túc .

Tôn Hành Giả cười rằng:

- Tại thầy nói không xuôi, để tôi vào coi thử .

Nói rồi cầm thiết bảng xong vào. Thấy đạo sĩ thắp hương các bàn phật.

Tôn Hành Giả xì một tiếng, đạo sĩ giựt mình té nhào, mới lồm cồm chờ dậy, thấy mặt dị kỳ, ngã lăn bò càng vào phương trượng.




Khi ấy sãi quan thấy đạo sĩ mặt mày hơ hãi, run lặp cặp, báo rằng:

- Lão gia ôi, có Hòa Thượng khác đến nữa!

Sãi quan giận rằng:

- Ngươi thiệt bất thông quá, ta đã dặn ngươi bảo chúng nó nằm ngoài hàng ba, sao còn vào báo nữa. Nếu ngươi không nhớ lời dặn, ta đánh hai chục kẻo quên .

Ðạo sĩ bạch rằng:

- Lão gia ôi! Hòa Thượng nầy không phải như thầy hồi nãy. Ông nầy có lông đầy mặt, tướng tợ Thiên Lôi, xách thiết bảng kiếm người mà đánh!

Sãi quan nghe nói, liền mở cửa mà dòm, thấy bộ tướng dữ dằn, thất kinh đóng cửa. Tôn Hành Giả dộng bay cửa mà nói lớn rằng:

- Cái người xấu xa, buông lời lỗ mãng. Tuy kiểng chùa nầy lớn hơn hết mà chưa tới ba trăm căn, phòng ở đâu cả ngàn mà dọn cho nó ngủ!

Ðạo sĩ bạch rằng:

- Sư phụ ôi! Tôi đã vỡ mật kinh tâm, nói không ra tiếng, xin sư phụ trả lời .

Sãi quan làm gan nói rằng:

- Bớ thầy ngủ nhờ, bởi chùa chiền tôi ở thú quê mùa, nên cầm khách không đặng, xin đến chỗ khác mà tá túc thì tiện hơn .

Tôn Hành Giả thổi thiết bãng lớn bằng cái chậu, dựng chính giữa nói lớn rằng:

- Nếu hòa thượng không cho ta ngủ nhờ, thì dọn đồ đi hết thảy .

Sãi quan nói:

- Chùa tôi năm trăm sãi, biết dọn đi đâu bây giờ?

Tôn Hành Giả nói:

- Nếu không chịu dọn ra thì cúi cho ta đánh một gậy!

Sãi quan bảo đạo sĩ rằng:

- Thôi, ngươi cúi chịu đánh một gậy cho êm .

Ðạo sĩ:

- Trời ôi! Ông coi cây gậy lớn bằng cái mâm, tôi chịu một hèo sao nỗi .

Tôn Hành Giả nói:

- Phải, ngươi chịu nửa roi cũng tan xác, để ta đánh thử một món cho ngươi coi!

Nói rồi ngó quanh quất, thấy con sư tử bằng đá ngoài sân, liền đập một cái tan nát. Sãi quan ở trong phòng, dòm lỗ hở ngó thấy kinh hãi nói rằng:

- Thiệt cây gậy lão gia nặng quá, tôi chịu cho ngủ nhờ .

Tôn Hành Giả nói:

- Như vậy thì ta không đánh ngươi, mà trong chùa hết thảy bao nhiêu sãi?

Sãi quan nói:

- Nội chùa tôi năm trăm sãi, các hạng hai trăm tám mươi lăm căn phòng .

Tôn Hành Giả nói:

- Rồi thời truyền năm trăm sãi, mặc y khâu ra rước thầy ta .

Sãi quan nói:

- Xin lão gia đừng đánh, tôi truyền chúng đem võng khiêng thầy vào .



Nói rồi bảo đạo sĩ đi truyền lập tức.

Thương hại cho người nhát, không dám đi gần Hành Giả, liền chun lỗ hẻm đi vòng ra đến trước Ðại hùng bửu điện, đánh trống dộng chuông.

Các sãi đồng tựu đến, hỏi có chuyện chi?

Ðạo sĩ nói:

- Mau mau mặc áo tràng đi theo Tăng quan nghinh tiếp quý khách .

Các sãi vâng lời, kẻ thì mặc cà sa, người thì bận phá nạp, có kẻ không có áo tràng, thì mặc nhựt bình, ngặt có một sãi nghèo quá, không áo mà bận, túng phải lấy quần tròng vào hai tay giả đò áo rộng, ngỡ là trà trộn theo người không ai ngó thấy, rủi bị Tôn Hành Giả lanh con mắt, bước tới hỏi rằng:

- Ngươi bận cái áo gì lạ vậy?

Sãi ấy thưa rằng:

- Tôi xin vải ngoài thành, đem về đây may quấy quá mà bận đở, vì chốn nầy không có thợ may!

Tôn Hành Giả cười ngất.

Sãi quan dẫn thầy chùa ra cửa núi, đồng quì xuống luôn luôn.

Sãi quan thưa rằng:

- Xin mời Ðường lão gia vào phương trượng .

Nói rồi rắc rắc lạy đưa.

Tam Tạng ái ngại, đáp lễ bảo rằng:

- Xin mấy thầy chờ dậy .

Sãi quan mời Tam Tạng lên võng, các sãi khiêng vào, còn kẻ thì cỏng Bát Giới, người thì cỏng Sa Tăng, thầy thì gánh đồ, đạo thì dắt ngựa, đồng rước vào phương trượng, dọn cơm nước đãi đằng, Tam Tạng tạ ơn.

Sãi quan chịu lỗi.

Tam Tạng hỏi rằng:

- Tính cho thầy trò tôi ngủ tại liêu nào?

Sãi quan thưa rằng:

- Tiểu tăng tính rồi, xin lão gia an dạ .

Nói rồi truyền dọn bốn căn thanh tịnh, giăng mùng trãi nệm, và bảo cắt cỏ cho ngựa ăn tử tế.




Khi ấy Sãi quan và đạo sĩ với mấy thầy trộng, đều mời thầy trò vào liêu, đèn đuốc sáng như ban ngày, mấy người ấy đứng hai hàng hầu hạ.

Tam Tạng bảo rằng:

- Xin mấy vị về liêu, để thầy trò tôi nghỉ .

Các sãi vâng lời, mới dám đi nghỉ.




Còn Tam Tạng mở cửa ra ngoài đi dạo giải buồn, thấy trăng tỏ, liền kêu các đồ đệ ra xem.

Hành Giả, Bát Giới và Sa Tăng đều ra thưởng nguyệt.

Tam Tạng hứng cảnh ngâm một bài thơ rằng:




Phách quế gương trong thấy rõ ràng,

Sơn hà muôn cụm bóng chang chang,

Rọi trên ngọn cỏ sương in ngọc,

Gieo dưới dòng sông nước trỗ vàng,

Thế nọ còn nhiều tròn khuyết nữa,

Ðêm nầy nhờ chút khói mây tan,

Canh khuya chùa vắng bâng khuâng dạ,

Chẳng biết ngày nào lại cố bang.




Khi ấy Tôn Hành Giả cười rằng:

- Thầy xem trăng mà nhớ xứ, chưa lấy làm rõ việc thái âm, tôi xin cắt nghĩa: Mặt nguyệt đem ba mươi tiêu hết khí dương gọi là ngày hối, qua đêm sóc là mồng một nhờ giao với mặt trời nên có chút khí nhứt dương, đến mồng ba mới sáng một mảnh, qua mồng tám đặng khí nhị dương sáng nửa mặt trên như ái cung úp xuống, gọi là ngày thượng huyền, qua rằm đủ khí tam dương, nay sáng chói bốn phương gọi là ngày vọng, đến mười tám khí nhứt âm sanh, khuyết hết phân nửa, như cái cung để ngửa, nên gọi là ngày hạ huyền, rồi lại ba mươi đêm hối, tối đen như mực. Vậy mặt trăng hết tròn tới khuyết, hết khuyết tới tròn, cũng ví như người đời hết thạnh tới suy, hết suy tới thạnh, chớ thấy tròn mà mừng, hết sức tròn rồi khuyết, đừng thấy thạnh mà ỷ, thạnh quá rồi suy. Vậy lúc nầy thầy trò ta như trăng mồng một, hãy dày công càng bữa càng tròn, lo chi không tới Tây Phương, trở về cố quốc .

Tam Tạng khen phải, nên đổi buồn làm vui.

Sa Tăng nói:

- Anh luận tuy phải, song chưa giảng thấu chuyện nầy. Từ xưa đến nay cũng một mắt trăng ấy. Người đời thay đổi, mà mặt nguyện còn hoài, là vì có âm dương nương nhau mới sáng. Như chúng ta đồng tâm hiệp lực đi mới thấu Tây Phương .

TamTạng cũng khen phải. Bát Giới níu Tam Tạng nói rằng:

- Thầy ôi! Ðừng nghe hai người ấy nói xàm mà trễ giấc ngủ .

Tam Tạng nói:

- Thôi các trò mỏi mệt thì đi ngủ trước, để cho ta đọc kinh .

Tôn Hành Giả nói:

- Thầy đọc kinh làm chi, làm hòa thượng trong lúc xuân xanh, kinh nào không thuộc, quên hay sao mà phải đọc ôn. Còn như kinh mới bên Tây Phương thì thỉnh chưa đặng, chẳng hay thầy đọc kinh chi?

TamTạng nói:

- Mấy năm nay bỏ luống sợ quên, nên sẳn đêm thanh đọc ôn kinh cũ .

Nói rồi đồng trở vào liêu.

Ba trò đều ngủ hết, còn Tam Tạng lấy kinh ra xem.
Tây du ký
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44-45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100