watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cờ lau dựng nước-Chương 2 - tác giả Ngô Văn Phú Ngô Văn Phú

Ngô Văn Phú

Chương 2

Tác giả: Ngô Văn Phú

Xương Ngập đi rồi, Dương Tam Kha bỗng hoang mang. Các viên chỉ huy sứ, trấn giữ ở cõi xa, không ai chịu thần phục, trừ có hai viên tướng là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc.
Trong khi đó, nếu họ liên minh với nhau, lấy cớ giành lại cơ nghiệp cho họ Ngô xưa, thì chỉ cần Phạm Phòng Át và Trần Lãm hợp với nhau, đem quân đến Cổ Loa, đủ để Dương Tam Kha phải đối phó chật vật rồi. Dương bí kế liền vào hầu Dương Thái Hậu. Thái hậu nói:
-Ta đã bảo, cậu không nghe. Ngô Vương là bậc anh hùng, lại là con rể của cha ta là Dương Đình Nghệ, cậu cứ phò các cháu có phải là vinh hiển một đời không? Lại cứ khăng khăng cho rằng, cơ nghiệp của họ Ngô suy cho kỹ là do họ Dương mà có, bây giờ cậu chỉ lấy lại từ tay họ Ngô thôi. Lộc trời phải có phúc phận, lại phải là người quên mình lúc Đại Việt nguy nan mới đáng hưởng. Điều ấy Ngô Vương có mà cậu không có! Cậu cứ tưởng làm cho họ Dương nhà ta vinh quang hơn cả thời cha ta làm thứ sử Giao Châu, biết đâu lại làm cho họ Dương mang tiếng với thiên hạ!
Dương Tam Kha vò đầu, bứt tai hỏi:
-Thái hậu ban lời xem bây giờ Dương Tam Kha này phải như thế nào?
Thái hậu nói:
-Ta nói cậu nghe thì nghe, không nghe thì thôi, kẻo lại bảo ta vì họ Ngô không vì họ Dương, vì chồng con mà quên mất ruột thịt. Việc nước không phải trò đùa! Nếu cậu khôn ngoan hãy đi đón Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn về.
Dương Tam Kha thấy Thái hậu nói có lý nhưng lại nghĩ: nếu đón cả hai đứa cháu về, chúng nó cấu kết với nhau, chống lại mình thì khác gì nuôi ong tay áo! Vả lại Xương Ngập bị mình cướp ngôi, lại truy đuổi bức bách đến ráo riết, nên Ngập oán mình từ lâu, chi bằng đón Ngô Xương Văn về là hơn. Liền đem quân đi đón Xương Văn về nhận làm con. Ngô Xương Văn tuy ghét Dương Tam Kha, nhưng vì hai em là Ngô Càn Hưng và Ngô Nam Hưng còn nhỏ, lại nể mẹ là ruột thịt của Bình Vương Dương Tam Kha nên chịu lạy cậu làm nghĩa phụ và chịu sự sai khiến của Tam Kha.
Lúc ấy, được tin Trần Minh Công và Đinh Bộ Lĩnh đem quân đến thôn Đường và thôn Nguyễn, Dương Tam Kha gọi Ngô Xương Văn cùng hai viên tướng thân cận nhất, cho đem một ngàn chiếc thuyền đến đánh.
Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi ngay.
Ngày đầu tiên, hai bên giáp trận, bên kia Đinh Bộ Lĩnh dẫn Đinh Điền và Nguyễn Bặc dàn quân thủy giáp chiến. Bộ Lĩnh bầy thế trận xa xa, gần gần, cờ xí rợp trên sóng nước và hai bên bờ sông. Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc vốn đã nghe danh của Bộ Lĩnh, nay thấy dàn trận thủy chiến khá mạch lạc, cứ ngây người mà nhìn, cùng phán đoán xem, các đám cờ trong sương khói kia, đâu là hư, đâu là thực.
Ngô Xương Văn cũng đang suy nghĩ nên đánh vào chỗ nào trước thì mới phá được thế trận của quân xứ Giao Thủy.
Chợt nghe thấy một tiếng khỏe mà vang, một thuyền chiến lớn có đủ quân lính, thủy thủ rẽ nước tiến lên hàng trận, phía sau có bốn thuyền do bốn tướng sát kề hộ tống.
Đinh Bộ Lĩnh rút từ ngang người một bông lau, giơ lên cao mà nói:
-Bạn cũ, bạn cũ có nhớ ta không? Ta là Ðinh Bộ Lĩnh đây! Đinh Bộ Lĩnh con nha tướngÐinh Công Trứ đấy mà!
Thấy không khí hòa dịu, không gay gắt,Ngô Xương Văn cũng ân cần trả lời:
-Đinh Bộ Lĩnh còn nhớ đến Ngô Xương Văn này ư? Chốc đã hơn hai chục năm rồi đấy nhỉ! Anh bây giờ khác quá, nếu không xưng danh, tôi không nhận ra đấy!
Đinh Bộ Lĩnh cười hỏi:
-Liệu anh có thúc quân đánh nhau với tôi không đấy? Nếu đánh nhau tôi xin nghênh tiếp. Nhưng bây giờ là trận mạc thật sự, máu chảy đầu rơi đấy, không như thuở trước tôi với anh, theo cha lên phủ thứ sử, đánh nhau theo trò trẻ con đâu.
Ngô Xương Văn nói:
-Tôi vâng mệnh cha nuôi là Bình Vương đến hỏi tội cha con anh. Nếu anh chịu quy phục thì việc gì phải quyết chiến!
Đinh Bộ Lĩnh cười to mà nói:
-Nếu như Ngô Vương còn thì cha con tôi thế nào chẳng theo về. Còn như gã Dương Tam Kha kia, là đồ bất nghĩa, phản lại Ngô Tiên Chúa, cướp quyền của cháu, thiên hạ khinh bỉ phỉ nhổ, coi như loại cáo, cầy... Tôi mà theo ư! Thật là sỉ nhục. Trận tôi đã bầy, anh cứ vào, tôi sẽ sẵn sàng nghinh đón. Nhưng nếu tôi bắt sống rồi giết anh, thì anh liệu còn khôi phục cơ nghiệp họ Ngô được chăng? Ngô Xương Ngập còn bị xua đuổi, nữa là thân anh. Thằng Tam Kha chỉ mượn anh để đối phó với các viên tướng cũ. Anh hết lòng với cha nuôi, đến khi dẹp hết các chỉ huy sứ ở các vùng đất cho Dương Tam Kha, thì đến lượt anh sẽ rụng đầu trước lưỡi gươm của hắn đấy. Thôi chào anh.
Nói rồi cất tiếng cười vang, lui quân về giữ thế trận.
Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc nhìn nhau rồi đều lui quân. Hai bên đều đối mặt trong thế kìm giữ.
NgôXương Văn đêm ấy thức đến tận sáng không ngủ nổi. Lời của Đinh Bộ Lĩnh không phải là lời khiêu khích, mà chính là ý tứ gợi mở cho mình để biết đâu là phải, trái, từ đó mà hành động.
Ngô Xương Văn lui quân về Từ Liêm, đóng cả ngàn chiến thuyền ở một căn cứ thủy quân.
Đêm ấy, Ngô Xương Văn cho mời Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đến mà hỏi:
-Ta hỏi hai tướng, tiên vương của ta công lao với đất nước này như thế nào? Các ông trước đây đều là tướng của cha ta. Khi giành được ngôi báu, cha ta đối xử với các tướng sĩ, không quên công, từ một kẻ chèo thuyền và coi ngựa. Tướng nào công lớn, thưởng lớn, công nhỏ thưởng nhỏ, do đó mà vua tôi như cha con, trên dưới một lòng. Ta biết các ông chưa quên được tiên vương đâu.
Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đưa mắt nhìn nhau rồi cúi đầu không nói gì cả.
Ngô Xương Văn nhắp một ngụm trà, nói tiếp:
-Ta lần đầu tiên cầm quân đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn, gặp Đinh Bộ Lĩnh. Ta biết quân sĩ rất có tâm phù tá cho ta, sẵn sàng chết vì ta. Nhưng may thay, Đinh Bộ Lĩnh vốn là bạn thuở nhỏ của ta, trong lòng cũng trọng tiên vương ta, nên mới không đổ máu. Sự nghiệp họ Ngô sẽ cứu vãn được, nếu được các ông phù trợ. Đỗ Cảnh Thạc còn ngại Dương Cát Lợi là người thân của Dương Tam Kha nên chờ chưa nói. Dương Cát Lợi cúi đầu, suy nghĩ lung lắm.
Ngô Xương Văn lại ra sức thuyết phục hai tướng:
-Đức của Ngô Tiên Chúa ta, thấm khắp tận lòng dân. Chính lệnh của cha ta không ai là không theo. Do đó toàn cõi Lĩnh Nam này mới thu về một mối. Không may, người mất đi. Bình Vương Dương Tam Kha làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta. Tội ấy thật trời không dung, đất không tha. Do đó, các tướng cũ của tiên vương ta không theo, còn khinh bỉ cho Dương là kẻ phản phúc. Người nào cũng giữ nguyên vùng đất của họ. Nay sai bọn ta đi thu phục, thế là chúng ta đã vô tình tiếp tay cho tội ác, lòng dạ chúng ta trong sáng cũng bị việc mờ tối của Tam Kha làm cho thiên hạ khinh nhờn. Các ông từng là kẻ đuổi Hoằng Tháo, theo tiên vương ta lập công, lẽ nào chịu tiếng xấu để cho đời sau mai mỉa!
Dương Cát Lợi cắn môi, gật đầu bảo:
-Hậu chúa nói rất phải. Chúng tôi chưa quên họ Ngô đâu. Bây giờ hậu chúa nên tính sao?
Ngô Xương Văn được lời, nói ngay:
-Ta muốn quay về đánh úp Bình Vương để khôi phục lại cơ nghiệp của tiên vương ta, có nên không?
Đỗ Cảnh Thạc thấy Dương Cát Lợi đã xiêu lòng liền hăng hái nói: - Việc hợp với lòng thiên hạ, kẻ trượng phu ở trên đời, sao lại không làm.
Ngô Xương Văn hội quân sĩ lại, đem lời tâm huyết nói trước hàng quân. Đám quân lính cũ của Ngô Vương đều hô ran:
-Hậu chủ vạn tuế, vạn vạn tuế!
Ngô Xương Ngập kéo quân gấp về Loa Thành, chia làm ba mũi, bao vây, tiến thẳng vào hậu cung, bắt sống Dương Tam Kha.
Quân sĩ trong kinh thành thấy Ngô Xương Văn quay lại đánh thành, bắt Dương Tam Kha, đều đem quân đến quy phục.
Ngô Xương Văn lên ngôi xưng là Nam Tấn Vương, giữ nguyên triều nghi như cũ. Phong chức đầu triều cho Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, đón mẹ và hai em vào cung điện như cũ.
Ngô Xương Văn hỏi ý Đỗ Cảnh Thạc về xử sự với Dương Nam Kha. Thạc tâu:
-Kẻ kia đã bức thái tử, giam lỏng hai em và Thái hậu, nhà vua còn chần chừ gì nữa mà không giết đi...
Vốn là người nhân hậu, Ngô Xương Văn không nỡ mang tiếng giết cha nuôi, đồng thời là cậu ruột của mình. Nam Tấn Vương liền hỏi Dương Cát Lợi. Cát Lợi ngẫm nghĩ một lúc rồi thưa:
-Bình Vương tội rất lớn. Nhưng nghĩ, khi cướp ngôi, chưa giết một người thân thích nào của tiên vương. Đó chẳng phải cũng là tình nghĩa hay sao? Còn như việc đuổi theo thái tử Ngô Xương Ngập cũng là chuyện cưỡi lưng hổ rồi, phóng lao thì phải theo lao thôi, nếu ta giết Dương Tam Kha, e rằng, thiên hạ cho nhà vua là hẹp hòi, thiếu ân nghĩa.
Ngô Xương Văn thấy Dương Cát Lợi nói rất trúng ý mình, liền bảo:
-Bình Vương đối với ta, dù sao cũng có ơn riêng, ta đâu nỡ giết cậu ruột! Tuy nhiên không thể giữ ở kinh đô được, e đem lòng kia khác. Nói rồi viết chiếu giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công, ban cho ấp phong ở đó và bức phải đi khỏi kinh thành ngay.
Ngô Xương Văn vốn là người thương người, trọng lễ. Khi sắp xếp triều đình ở Loa Thành xong, một bận vào hầu mẹ, Dương Thái Hậu nói:
-Con là người có chí khí, đã lấy lại được cơ nghiệp họ Ngô từ tay cậu Kha. Lại khôngnỡ bỏ cái thân tàn của cậu. Mẹ và hai em giờ được hưởng phú quý cùng con. Nhưng anh cả con là Ngô Xương Ngập, đáng lý nó được làm vua, do bị cậu bức bách, trôi nổi tận đâu đâu, ta thương nó lắm!
Ngô Xương Văn hỏi Thái hậu:
-Ý mẹ thế nào?
-Ta muốn con đón anh con về cùng ở ngôi để lo việc thiên hạ...
Ngô Xương Văn nghĩ lâu lắm, mờiĐỗ CảnhThạc lên, nói lại ý của Thái hậu, rồi bảo Thạc bầy kế cho.
Đỗ Cảnh Thạc nói:
-Không nên mời về, mà chỉ cho Xương Ngập một thực ấp. Đã ngồi lên ngai vàng, thì chỉ một ông vua thôi. Hậu chủ nên tính kỹ. Xương Văn hỏi Dương Cát Lợi.
Lợi nói:
-Trị nước không phải là việc gia đình mà bảo trên, dưới quy củ. Vả lại Xương Ngập, tài hèn, trí đoản, thân làm thân chịu, đem về, ở ngôi vua, thì ban lệnh là hậu chủ hay Xương Ngập? Nếu điều hai vua cùng một ý thì không có chuyện gì, nhưng nếu trái ý nhau về việc dùng người, trị nước thì biết làm sao đây?
Ngô Xương Văn chần chừ, nhưng trong lòng lại sợ Thái hậu, nghĩ thương anh ruột nên cho người đi đón Xương Ngập về, cùng trông nom triều chính.
Xương Ngập về kinh đô, xưng là Thiên Sách Vương. Khi coi triều chính, Xương Ngập ngồi bên trái, Xương Văn ngồi bên phải. Nghe tấu, ban lệnh, Xương Ngập lúc đầu còn quay lại hỏi ý em rồi mới nói. Nhưng sau, cho mình là anh trưởng, tự quyết đoán cả. Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, chỉ ngồi làm vì. Thiên Sách Vương lại đưa người của mình lên địa vị ngang hàng với Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, vì cho đó là người của Nam Tấn Vương. Càng nắm được quyền lực, Xương Ngập càng kiêu nhờn.
Một bận, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi cùng đi săn với Ngô Xương Văn. Hôm ấy bắn được một con nai. Ba người chất củi lên uống rượu, ăn thịt nướng ở ngay giữa rừng. Đám quân sĩ cũng được chia thịt, ăn uống ở vòng ngoài.
Rượu đã ngà ngà, thấy tay chân ngứa ngáy, Đỗ Cảnh Thạc rút gươm múa và hát. Giọng hát cảm khái mà buồn. Thạc lại vung gương, chém cụt hết cả các ngọn cây lúp xúp bên cạnh.
Ngô Xương Văn hỏi:
-Đỗ chỉ huy sứ hôm nay có điều gì mà buồn vậy?
ĐỗCảnh Thạc nói:
-Tôi cùng Dương chỉ huy sứ phò tá cho hậu chủ, lấy lại cơ nghiệp cho họ Ngô. Những việc làm ban đầu ấy, quả hợp với lòng người.Nếu như đại vương đừng gọi Ngô Xương Ngập mà xuống chiếu kêu gọi các tướng giỏi như Phạm Phòng Át, Trần Lãm về triều cùng nhau lo việc nước, trấn áp đám không muốn giang sơn tụ về một mối thì việc triều đình không đến nỗi có mầm bất ổn như hôm nay.
Ngô Xương Văn thở dài. Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi từ bữa ấy cũng xa dần hậu chủ không gần gũi như trước nữa. Hai người bàn nhau, ai nắm lấy đám quân thân tín của mình, rồi một người đóng ở vòng thành phía nam, một người đóng ở vòng thành phía tây.
Ngô Xương Văn biết ý hai tướng không phục Ngô Xương Ngập nên cũng đành để họ xa mình. Từ khi hai tướng giỏi, có thế lực là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi tách khỏi Nam Tấn Vương thì Ngô Xương Ngập nắm trọn binh quyền vào tay. Thiên Sách Vương đem vây cánh của mình vào triều rất đông. Nam Tấn Vương biết rõ anh, coi thường, quên cả cái nghĩa anh em, quên việc em đón mình về làm vua, để cùng lo chấn hưng vương nghiệp!
Lòng đất buồn nhưng Nam Tấn Vương là người khiêm nhường, không hề có vẻ bực bội, mà chỉ dốc sức làm hết trí lực lo giúp cho anh nắm được binh quyền.
Thôn Đường và thôn Nguyễn lại nổi loạn. Hai thôn này là vùng ngoại vi của kinh thành. Do đó các chỉ huy sứ đều bỏ trống, không với tới. Triều đình cũng mải lo những chuyện lớn.
Hai làng lại là đất nghịch. Đám lục lâm, trộm cướp, hảo hán ở kinh đô đều tụ họp ở đây. Do đó có hai gã đầu lĩnh cầm đầu một làng. Chúng cũng sắm đủ vũ khí, lại là những kẻ sẹo chằng chịt ngang người ngang mặt, đâm thuê chém mướn đã quen. Chúng họp nhau, cứ hễ thuyền buôn lớn nào đi qua, đều cho người ra, đốt muội hương thả vào thuyền, xông lên cướp hết hàng hóa, của nả, tẩu tán vào trong thôn rồi chia nhau.
Lại có thuyền của triều đình từ châu Hoan, châu ái đem các cống vật của các địa phương về cho Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng bị chúng tung quân ra cướp hết.
Tin truyền về đến Loa Thành, Thiên Sách Vương bàn với Nam Tấn Vương: - Cái họa của hai thôn Đường, Nguyễn như gậy chọc bánh xe, như gai đâm vào mắt. Anh muốn em cầm quân đi đánh có được không?
Nam Tấn Vương ngồi lặng không nói gì cả. Thiên Sách Vương hỏi gặng:
-Ý của em nên như thế nào?
-Đánh thôn Đường, thôn Nguyễn không phải dễ đâu?
-Có hai thôn nhỏ, binh lực của chúng chỉ độ mươi chiếc thuyền, vài trăm tên, sao lại không đánh được?
Nam Tấn Vương nói:
-Thôn Đường, thôn Nguyễn tuy nhỏ, có thể dẹp được ngay, nhưng đằng sau chúng là có người chúng dựa dẫm, không thể coi thường được.
-Người đó là ai?
-Thôn Đường, thôn Nguyễn là đường biên của vùng đất của Trần Lãm. Lãm bây giờ giao hết binh quyền ở Giao Thủy cho Đinh Bộ Lĩnh, họ lập căn cứ, đóng thuyền, mua ngựa, luyện quân rất gấp gáp. Nếu đầu lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn bị đánh, cầu cứu Đinh Bộ Lĩnh thì rất bất lợi.
-Vậy phải làm thế nào?
-Muốn diệt được thôn Đường, thôn Nguyễn, ta phải đem quân đi đánh Đinh Bộ Lĩnh, lấy cớ là tại sao không chịu về thần phục, khi đánh được Bộ Lĩnh rồi, thì việc thôn Đường, thôn Nguyễn chỉ như chiếc lá tre vương trên bụi hoa, phẩy sạch lúc nào thì phẩy.
Thiên Sách Vương nghe mừng lắm, liền cất quân cùng em đi đánh Đinh Bộ Lĩnh.
NgôXương Ngập và Ngô Xương Văn đem đại quân đến đánh úp Đinh Bộ Lĩnh ở Giao Thủy. Lúc ấy Trần Minh Công lăn ra ốm, Bộ
Lĩnh đang mải lo chăm sóc cho cha nuôi, trong lòng thương xót rối bời. Lĩnh cũng cho rằng Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập còn lo củng cố triều đình, đất Giao Thủy xa, họ chưa để mắt đến.
Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đánh thẳng vào doanh trại của Bộ Lĩnh, chia cắt không cho quân của Đinh Điền và Nguyễn Bặc đến cứu, do đó, quân tướng ở Giao Thủy lúng túng không đối phó nổi.
Đinh Bộ Lĩnh vội đem theo binh, thuyền chạy về Hoa Lư, cố thủ không chịu ra. Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cho quân vây kín. Đinh Bộ Lĩnh đang lo người chăm sóc Trần Minh Công, để rảnh tay đối phó với Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương.
Vừa hay, tướng thân tín của Giao Thủy cho người lên đón Trần Minh Công. Đinh Bộ Lĩnh cho rằng giữ Minh Công ở đây cũng bất lợi, liền cho người tắt rừng, tắt núi, đưa Trần Lãm về đất cũ để khôi phục binh lực, làm thế ỷ dốc sau này...
Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn vây Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng chặt. Quân của triều đình ỷ nắm được đường thủy bộ, chặn hết các ngả vào Hoa Lư, không cho tiếp tế muối gạo và các đồ quân dụng vào.
Thế của Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng suy yếu.
Đinh Bộ Lĩnh mời Đinh Điền và Nguyễn Bặc để bàn kế.
Đinh Điền nói:
-Cái thế bao vây họ xiết càng ngày càng chặt. Ta không giữ nổi, nếu họ cho đánh thẳng vào dinh trấn của ta thì sau này có gượng được mà đứng dậy cũng khó. Chi bằng chọn lấy một ngàn binh lính giỏi, xem vòng vây chỗ nào yếu nhất, quyết chiến, mở một đường máu, chạy thoát ra là hơn.
Nguyễn Bặc nói:
-Đinh Điền nói có lý, song kế đó là hạ sách. Ta bây giờ đã bị quân Loa Thành đánh cho sứt mẻ, cần phải bảo toàn thực lực. Tôi nghĩ Ngô Xương Ngập là kẻ tham quyền lấn em, Ngô Xương Văn hiếu thuận nhưng nhu nhược. Hai tướng đáng gờm là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi, vốn phò Ngô Xương Văn, nay Ngô Xương Ngập về, chán Ngập mà lảng ra... Ngô Xương Ngập đa nghi, đánh ta ở đây nhưng ở nhà, vẫn lo ngay ngáy hai tướng Đỗ, Dương làm phản, chắc ngày một ngày hai sẽ phải kéo quân về, nếu ta kìm giữ giỏi.
Bộ Lĩnh liền cho quân lên các chốt hiểm, lấy đá chẹn lại, dùng tên tẩm độc bắn, mỗi khi Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đưa quân lên đánh. Phía sau lại cho đào các hố bẫy voi, ngựa, quân Loa Thành liều vào, ắt sẽ bị sập.
Tuy nhiên, quân triều đình vẫn vây càng chặt hơn. Đinh Bộ Lĩnh bèn cho bắn thư ra phía quân vây ép rằng, nếu chịu rút binh thì Đinh Bộ Lĩnh sẽ thần phục triều đình của hai Vương.
Ngô Xương Ngập liền đòi Bộ Lĩnh phải cho người ra làm con tin và làm tờ cam kết rồi sẽ rút binh.
Đinh Bộ Lĩnh không muốn viết tờ cam kết, nhưng bị vây chặt quá. Quân phía ngoài lại la hét bốn phía sẵn sàng tràn vào Hoa Lư...
Đinh Bộ Lĩnh bàn với Đinh Điền và Nguyễn Bặc rồi gọi con trai là Đinh Liễn tới. Bộ Lĩnh hỏi con:
-Con có gan của người anh hùng không?
Đinh Liễn trả lời cha:
-Con con hổ thì gan phải là gan hổ!
Đinh Bộ Lĩnh nghe, ưng ý lắm, vỗ mạnh vào vai Liễn mà nói:
-Cha từ tay không mà lập nghiệp. Cái bông lau thật, cầm quân trẻ trâu nay đã được thêu lên cờ hiệu, tung hoành ngang dọc. Nhưng bây giờ, quân triều đình vây khốn, con phải sang làm con tin. Chắc là Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng nể ngại ta. Chừng nào ta còn, họ không dám giết con đâu. Nhưng nguy hiểm thì tất không tránh khỏi. Con hãy vì cha mà đi. Cha sẽ đón con trở về động Hoa Lư một ngày gần đây.
Đinh Liễn khảng khái, một mình một ngựa cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh sang trại quân của Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn.
Đinh Liễn sang doanh trại quân triều đình. Ngô Xương Ngập vừa nhìn thấy Liễn đã chỉ mặt nói rằng:
-Ông nội mày là bạn và là tướng của tiên chúa. Cha mày quên nghĩa xưa, không chịu thần phục triều đình. Mày sang đây, không khuyên được cha mày mở cửa thành cho quân chúng ta vào, thì ta bóp cổ mày cho lè lưỡi ra rồi quẳng xác cho cha mày đó.
Đinh Liễn không hề sợ hãi, rút từ ngực áo ra một bức thư của Đinh Bộ Lĩnh, quỳ xuống, hai tay dâng lên:
- Tâu hai vương, tôi được cha tôi cho sang làm con tin, có thư đem theo đây, hai vương xem sẽ rõ hết mọi nhẽ. Còn như, hai vương giết tôi thì tôi cũng phải chịu. Ông nội tôi rất yêu quý tiên chúa. Mà tiên chúa cũng trọng ông tôi. Khi ông tôi mất, tiên chúa còn gửi lời đến an ủi bà nội tôi và cho đại thần đến viếng. Cha tôi trước đây rất thân với hai vương, coi như anh em. Tôi là con Đinh Bộ Lĩnh cũng như con của hai vương. Giết con bạn cũ khác gì giết con mình. Xin tùy hai vương liệu định.
Ngô Xương Văn thấy Đinh Liễn còn trẻ mà rất khảng khái, trong bụng rất yêu, nhưng cũng nghiêm sắc mặt mà bảo:
-Trước kia, chúng ta với cha cháu là bạn để chỏm. Nhưng nay cha cháu không chịu khuất phục, lại là một chuyện khác. Đất nước không thể chia thành năm bè, bẩy mối. Cháu nên khuyên cha cháu về thần phục triều đình.
Rồi cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh cùng anh đọc. Xem hết thư, Ngô Xương Ngập đập bàn quát:
-Thư này đâu phải là quy phục mà chỉ là kế hoãn binh mà thôi. Đinh Bộ Lĩnh quá lắm...
Rồi thúc quân vây ép gắt gao hơn. Đinh Bộ Lĩnh lo toan ra mặt. Nguyễn Bặc dâng kế: - Ta có liên kết với hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn. Tuy Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đem hết quân vây hãm ở đây, vì so với các thế lực chểnh mảng với triều đình, họ ngại ta nhất. Bây giờ nên sai người đến thôn Nguyễn và thôn Đường, khuyên hai thủ lĩnh cất quân vào tận Loa Thành mà quấy rối. Kinh đô xáo động, thế nào Xương Văn và Xương Ngập sẽ rút quân về.
Đinh Điền bàn thêm:
-Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập còn ngại thêm một người nữa, sao ta không dùng kế phao tin hoang mang ở Loa Thành để Xương Ngập, Xương Văn bán tín, bán nghi.
Đinh Bộ Lĩnh à lên một tiếng rồi nói ngay:
-Có phải là Dương Tam Kha không! Đúng là nên phao tin Dương Tam Kha đưa quân vào thành thì hẳn Xương Ngập, Xương Văn sẽ hoảng hốt. Mà biết đâu, người thôn Nguyễn, thôn Đường vào quấy rối, Dương Tam Khachẳng mang quân về thật. Nhưng ai là người thoát được vòng vây về thôn Nguyễn và kinh thành bây giờ?
Nguyễn Bặc cười tủm tỉm nói:
-Tôi đã nhằm rồi. Người làm việc này phi Ngô Chân Lưu không ai làm nổi! Nhưng thỉnh được Ngô Chân Lưu phi chủ tướng thân vào chùa mời thì không xong.
Đinh Bộ Lĩnh giao cho Đinh Điền và Nguyễn Bặc lo chống trả với triều đình, rồi sai đem gạo nếp, đậu xanh đến, gánh lên chùa Hoa Lư. Lúc đó hòa thượng đã mất, Ngô Chân Lưu đã lên thay chủ trì.
Mới đến chân núi đã nghe thấy tiếng chuông thỉnh và tiếng mõ vang xuống, như thể, nhà chùa không hề biết đến chiến trận phía bên ngoài là gì!
Tiếng kinh Bi hoa, tụng đều đều từ phía tam bảo vọng ra.
Đinh Bộ Lĩnh thấy sư chăm chú đọc kinh, sợ kinh động không dám vào.
Nhưng kìa, chuông đã dứt, mõ đã đổ hồi, tăng thống đã từ tam bảo bước ra. Đến bậc cửa, sư cười ầm lên mà bảo rằng:
-Bộ Lĩnh mới bước chân ra khỏi nhà đi thỉnh ta, ta đã biết rồi!
-Có phải là chim khách đến báo tin cho sư thầy chăng?
Ngô Chân Lưu tuy là bạn cũ của Đinh Bộ Lĩnh, nhưng là một hòa thượng rất được trọngvọng ở trong vùng, thấy bạn, Chân Lưu đùa bảo:
-Có phải người cầm quân đến gọi thầy chùa đi giải vây cho họ không đây?
Đinh Bộ Lĩnh rất ngạc nhiên, thán phục. Hóa ra Ngô Chân Lưu tuy khoác áo thiền, say kinh, mê Phật, song vẫn không rời mắt khỏi việc nước.
Sư nói:
-Ta biết mẹo của anh rồi. Thế là áo cà sa lại một phen nhuốm bụi trần đấy. Anh có lắng tai nghe đoạn kinh, ta vừa tụng không?
Đinh Bộ Lĩnh nói:
-Bẩm thầy, tôi mới nghe qua chưa hiểu được.
Sư nói:
-Đoạn kinh ấy nói đến công đức của vua Thiện Luân. Nhờ thiên căn và lòng thành sáng láng nên ngài đã nghiễm nhiên trở thành một đức Phật, một đấng Thế Tôn.
Đinh Bộ Lĩnh nghĩ ra, cảm động lắm, thưa:
-A di đà Phật, không biết cái gã trai ở miền đất bông lau này, có theo nổi gót người xưa không?
-Không sao! Không sao! Miễn là lúc nào cũng nghĩ đến chúng sinh hằng hà sa số...
Sư mời Đinh Bộ Lĩnh vào nhà trai, tiếp đón ân cần. Bộ Lĩnh đưa lời nhờ cậy sư về kinh đô làm kế phản gián, để kéo quân vây hãm của triều đình ra khỏi Hoa Lư. Ngô Chân Lưu chầnchừ một lát. Đinh Bộ Lĩnh cố nài, sư nể lòng, liền nhận lời.
Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đang vây hãm Hoa Lư gắt gao. Trong thành, quân lính đã phải ăn cơm một bữa, bữa kia là ngô vỏ và sắn. Được cái dê ngựa có sẵn, nên lương thực có thiếu cũng chưa đến nỗi nào! Hai vương thấy Đinh Bộ Lĩnh không ra thần phục, rất bực, liền cho đem Đinh Liễn ra trước cửa thành làm giá mà treo lên. Đinh Liễn bị treo đến nửa ngày, rất bức xúc, đầu vẫn cố ngẩng cao. Mồ hôi túa ra đầy mặt và ướt đẫm quần áo.
Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đứng ở trước trận gọi Bộ Lĩnh ra đối thoại. Xương Ngập chỉ vào Đinh Liễn, nói với Bộ Lĩnh:
-Ngươi có thấy con ngươi đang bị ta treo trước thành không. Cư xử thế nào, tùy ngươi!
Đinh Bộ Lĩnh nhìn con trai, đứt từng khúc ruột, nhưng vẫn điềm tĩnh hỏi: - Đinh Liễn, con nên nhớ, nhà mình là cha hổ sinh con hổ đấy nhé!
Đinh Liễn chắc mình sẽ chết, và, để giữ cho lời hứa với cha, nên càng giữ thật thẳng người, uy nghi, mặc dù, người bị kéo ra như xé thịt.
Đinh Bộ Lĩnh vung giáo lên, nói rất to, giọng đầy giận dữ:
-Đại trượng phu chỉ lo thực thi chí lớn, lập công danh, há đâu bắt chước bọn đàn bà mà thương con trẻ.
Rồi quát lớn:
-Cung thủ đâu, đem cung ra, nhằm Đinh Liễn mà bắn cho ta!
Đinh Liễn không chút sợ hãi, vươn ngực ra chờ chết. Liễn nghĩ rằng, cha mình thà tự cho bắn mình chết còn hơn là để giặc giết.
Cung thủ vừa rút tên ra nhằm vào Đinh Liễn. Có vài phát tên đầu tiên đã vút ra, nhưng chỉ đi sát người mà không trúng.
Ngô Xương Ngập kinh hoàng nói:
-Đinh Bộ Lĩnh dám bỏ cho con chết thật ư?
Ngô Xương Văn vốn là người trọng nghĩa khí, biết nếu bức Đinh Bộ Lĩnh thì chỉ chuốc lấy thù oán sâu sắc thêm, nên nói với Thiên Sách Vương:
-Ta treo con nó lên là muốn để nó dứt ruột, thương xót, đầu hàng cho chóng vánh, nào ngờ bụng dạ Đinh Bộ Lĩnh tàn nhẫn, coi con đẻ như người dưng, thì treo, thì giết phỏng có ích gì?
Rồi sai thôi không treo Đinh Liễn lên nữa.
NgôChân Lưu về kinh đô cho phao tin người thôn Đường, thôn Nguyễn sẽ đánh vào kinh thành và Dương Tam Kha cũng rục rịch sắm thuyền, sắm ngựa về đòi lại binh quyền... Kinh thành nhốn nháo hẳn lên, vội cho người vào Hoa Lư báo cho Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương...
Mà, người thôn Nguyễn, nhân lúc hai vương đem quân đánh Đinh Bộ Lĩnh cũng vào thành, xông vào chợ cướp của nả hàng hóa. Dương Thái Hậu đã già, phải đi kiệu đến thỉnh Dương Cát Lợi, đem quân vào truy đuổi bọn chúng, chúng mới chịu lui.
Thiên Sách Vương thấy nếu cứ vây giữ Đinh Bộ Lĩnh dài ngày thì kinh thành sẽ sinh biến, liền bàn với Ngô Xương Văn rút quân về.
Từ khi về triều đình, Ngô Xương Ngập vẫn kiềng Ngô Xương Văn, vì cho rằng Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi vẫn bất hợp tác vớimình mà vẫn có ý phò tá Nam Tấn Vương. Xương Ngập liền thay hết người của Ngô Xương Văn ở các chức vụ quan trọng, nghiễm nhiên coi mình là vua, còn Ngô Xương Văn chẳng qua là tướng để sai đi đánh dẹp các nơi.
Ngô Chân Lưu vẫn ở kinh thành, chưa quay lại Hoa Lư. Ông có ý muốn giúp họ Đinh dựng nghiệp. Thủ lĩnh của thôn Đường, thôn Nguyễn vốn cũng chuộng đạo Phật, liền rước ông về, rất trọng đãi. Ông bảo họ:
-Nghề lục lâm không phải là kế lâu dài.
Hai ông võ nghệ cao cường, sao không nghĩ đến chuyện lập thân, dựng nghiệp?
Hai thủ lĩnh buồn bã nói:
-Bọn chúng tôi quen nghề trộm cướp trên sông nước, lấy liều lĩnh để giết người, cướp của, sống buông thả đã quen, vào quy củ không nổi. Có muốn theo ai, người ta cũng không nhận vì sợ tính hung dữ, tráo trở, đành suốt đời làm nghề này thôi...
Ngô Chân Lưu nói:
-Có thể, các tín chủ không thích sự ràng buộc đó thôi. Ta xem, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, coi thôn Đường, thôn Nguyễn như cái gai trước mắt đấy! Hai ông liệu bề mà phòng bị.
Thủ lĩnh thôn Đường vái sư mà nói:
-Vậy bây giờ làm thế nào?
Ngô Chân Lưu bảo:
-Quân triều đình vẫn thường coi lũ các ông là bọn trộm, cướp nhỏ, nên sẽ bất ngờ đánh lấy từng thôn. Vậy ta phải liên kết với nhau cùng cứu ứng. Nếu thôn Đường bị đánh thì hãy đốt lửa báo hiệu để người thôn Nguyễn đến cứu, nếu thôn Nguyễn bị đánh cũng đốt lửa để người thôn Đường nhanh chóng kéo sang. Hai ông phải rào làng cho kỹ, khi bị đánh thì hãy nghi binh trong làng để quân của triều đình hư thực không biết đánh vào đâu là chính. Vào làng thì tướng cũng khó quay cựa. Làm sao phục binh giết tướng thì quân phải lui...
Hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn rất cảm phục, mang vàng lụa ta ơn, song sư chối từ, ngay đêm ấy đã khoác nải, rời làng, nói là đi giảng kinh ở chùa Kiên Phúc...
Ngô Xương Ngập vẫn ghét đám người thôn Đường, thôn Nguyễn luôn cản trở công việc, quấy rối sự an bình của kinh đô, quyết nhổ cho bằng được liền bảo Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn:
- Đám giặc cỏ ở thôn Đường, thôn Nguyễn như cái gai trong mắt, phải nhổ đi thôi, càng để lâu càng không có lợi. Em hãy đem quân đi dẹp bọn chúng cho ta...
Ngô Xương Văn từ ngày bị anh lấn quyềnkhông còn trọng và nhường nhịn Xương Ngập như trước nữa, liền dùng dằng không chịu đi. Không những thế lại thường sang dinh trại của Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi uống rượu múa kiếm, hát những lời đầy cảm khái, bi phẫn...
Ngô Xương Ngập biết em giận mình, cũng đang tìm cách dàn hòa, trao thêm quyền cho em, thì đột nhiên lâm bệnh nặng, rồi mất. Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc tôn phù Nam Tấn Vương chính thức lên ngôi báu.
Ngô Xương Văn vốn là người hiếu đễ, từ khi anh mất, ân hận, lúc sống không hết lòng với anh. Lại nghĩ đến việc Ngô Xương Ngập sai đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn vẫn chưa làm được, liền cất quân đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn ngay.
Bữa đó, Ngô Xương Văn nằm mộng thấy một chuyện hãi hùng. Nam Tấn Vương đang đi săn giữa rừng sâu, bỗng thấy một con hổ vàng và một con hổ vằn đen bất ngờ tấn công. Nam Tấn Vương đã dùng tên bắn vào giữa trán một con hổ, nhưng con hổ vằn đen đã từ phía sau nhảy đến. Người và hổ vật lộn với nhau, sau Vương bị hổ khỏe hơn, đè xuống, đang sắp cắn vào cổ họng.
Vương kêu thét lên. Tỉnh dậy, trán vã mồ hôi. Nghĩ đến cơn ác mộng, Vương thao thức đến tận sáng vẫn không ngủ được. Trong lòng chần chờ, không muốn tiến binh vào buổi sớm mai nữa!
Nhưng lại nghĩ, lệnh đã ban xuống hàng quân, lui lại không nên. Vả lại, quân lính vốn cũng ghê ngại bọn lục lâm ở hai thôn Đường và thôn Nguyễn, nếu lại bãi binh, thì họ sẽ cho là chủ tướng cũng sợ, thì lần sau điều binh làm sao họ hăng hái được. Liền cứ dẫn quân đi.



Xương Ngập đi rồi, Dương Tam Kha bỗng hoang mang. Các viên chỉ huy sứ, trấn giữ ở cõi xa, không ai chịu thần phục, trừ có hai viên tướng là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc.

Trong khi đó, nếu họ liên minh với nhau, lấy cớ giành lại cơ nghiệp cho họ Ngô xưa, thì chỉ cần Phạm Phòng Át và Trần Lãm hợp với nhau, đem quân đến Cổ Loa, đủ để Dương Tam Kha phải đối phó chật vật rồi. Dương bí kế liền vào hầu Dương Thái Hậu. Thái hậu nói:

-Ta đã bảo, cậu không nghe. Ngô Vương là bậc anh hùng, lại là con rể của cha ta là Dương Đình Nghệ, cậu cứ phò các cháu có phải là vinh hiển một đời không? Lại cứ khăng khăng cho rằng, cơ nghiệp của họ Ngô suy cho kỹ là do họ Dương mà có, bây giờ cậu chỉ lấy lại từ tay họ Ngô thôi. Lộc trời phải có phúc phận, lại phải là người quên mình lúc Đại Việt nguy nan mới đáng hưởng. Điều ấy Ngô Vương có mà cậu không có! Cậu cứ tưởng làm cho họ Dương nhà ta vinh quang hơn cả thời cha ta làm thứ sử Giao Châu, biết đâu lại làm cho họ Dương mang tiếng với thiên hạ!

Dương Tam Kha vò đầu, bứt tai hỏi:

-Thái hậu ban lời xem bây giờ Dương Tam Kha này phải như thế nào?

Thái hậu nói:

-Ta nói cậu nghe thì nghe, không nghe thì thôi, kẻo lại bảo ta vì họ Ngô không vì họ Dương, vì chồng con mà quên mất ruột thịt. Việc nước không phải trò đùa! Nếu cậu khôn ngoan hãy đi đón Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn về.

Dương Tam Kha thấy Thái hậu nói có lý nhưng lại nghĩ: nếu đón cả hai đứa cháu về, chúng nó cấu kết với nhau, chống lại mình thì khác gì nuôi ong tay áo! Vả lại Xương Ngập bị mình cướp ngôi, lại truy đuổi bức bách đến ráo riết, nên Ngập oán mình từ lâu, chi bằng đón Ngô Xương Văn về là hơn. Liền đem quân đi đón Xương Văn về nhận làm con. Ngô Xương Văn tuy ghét Dương Tam Kha, nhưng vì hai em là Ngô Càn Hưng và Ngô Nam Hưng còn nhỏ, lại nể mẹ là ruột thịt của Bình Vương Dương Tam Kha nên chịu lạy cậu làm nghĩa phụ và chịu sự sai khiến của Tam Kha.

Lúc ấy, được tin Trần Minh Công và Đinh Bộ Lĩnh đem quân đến thôn Đường và thôn Nguyễn, Dương Tam Kha gọi Ngô Xương Văn cùng hai viên tướng thân cận nhất, cho đem một ngàn chiếc thuyền đến đánh.

Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi ngay.

Ngày đầu tiên, hai bên giáp trận, bên kia Đinh Bộ Lĩnh dẫn Đinh Điền và Nguyễn Bặc dàn quân thủy giáp chiến. Bộ Lĩnh bầy thế trận xa xa, gần gần, cờ xí rợp trên sóng nước và hai bên bờ sông. Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc vốn đã nghe danh của Bộ Lĩnh, nay thấy dàn trận thủy chiến khá mạch lạc, cứ ngây người mà nhìn, cùng phán đoán xem, các đám cờ trong sương khói kia, đâu là hư, đâu là thực.

Ngô Xương Văn cũng đang suy nghĩ nên đánh vào chỗ nào trước thì mới phá được thế trận của quân xứ Giao Thủy.

Chợt nghe thấy một tiếng khỏe mà vang, một thuyền chiến lớn có đủ quân lính, thủy thủ rẽ nước tiến lên hàng trận, phía sau có bốn thuyền do bốn tướng sát kề hộ tống.

Đinh Bộ Lĩnh rút từ ngang người một bông lau, giơ lên cao mà nói:

-Bạn cũ, bạn cũ có nhớ ta không? Ta là Ðinh Bộ Lĩnh đây! Đinh Bộ Lĩnh con nha tướngÐinh Công Trứ đấy mà!

Thấy không khí hòa dịu, không gay gắt,Ngô Xương Văn cũng ân cần trả lời:

-Đinh Bộ Lĩnh còn nhớ đến Ngô Xương Văn này ư? Chốc đã hơn hai chục năm rồi đấy nhỉ! Anh bây giờ khác quá, nếu không xưng danh, tôi không nhận ra đấy!

Đinh Bộ Lĩnh cười hỏi:

-Liệu anh có thúc quân đánh nhau với tôi không đấy? Nếu đánh nhau tôi xin nghênh tiếp. Nhưng bây giờ là trận mạc thật sự, máu chảy đầu rơi đấy, không như thuở trước tôi với anh, theo cha lên phủ thứ sử, đánh nhau theo trò trẻ con đâu.

Ngô Xương Văn nói:

-Tôi vâng mệnh cha nuôi là Bình Vương đến hỏi tội cha con anh. Nếu anh chịu quy phục thì việc gì phải quyết chiến!

Đinh Bộ Lĩnh cười to mà nói:

-Nếu như Ngô Vương còn thì cha con tôi thế nào chẳng theo về. Còn như gã Dương Tam Kha kia, là đồ bất nghĩa, phản lại Ngô Tiên Chúa, cướp quyền của cháu, thiên hạ khinh bỉ phỉ nhổ, coi như loại cáo, cầy... Tôi mà theo ư! Thật là sỉ nhục. Trận tôi đã bầy, anh cứ vào, tôi sẽ sẵn sàng nghinh đón. Nhưng nếu tôi bắt sống rồi giết anh, thì anh liệu còn khôi phục cơ nghiệp họ Ngô được chăng? Ngô Xương Ngập còn bị xua đuổi, nữa là thân anh. Thằng Tam Kha chỉ mượn anh để đối phó với các viên tướng cũ. Anh hết lòng với cha nuôi, đến khi dẹp hết các chỉ huy sứ ở các vùng đất cho Dương Tam Kha, thì đến lượt anh sẽ rụng đầu trước lưỡi gươm của hắn đấy. Thôi chào anh.

Nói rồi cất tiếng cười vang, lui quân về giữ thế trận.

Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc nhìn nhau rồi đều lui quân. Hai bên đều đối mặt trong thế kìm giữ.

NgôXương Văn đêm ấy thức đến tận sáng không ngủ nổi. Lời của Đinh Bộ Lĩnh không phải là lời khiêu khích, mà chính là ý tứ gợi mở cho mình để biết đâu là phải, trái, từ đó mà hành động.

Ngô Xương Văn lui quân về Từ Liêm, đóng cả ngàn chiến thuyền ở một căn cứ thủy quân.

Đêm ấy, Ngô Xương Văn cho mời Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đến mà hỏi:

-Ta hỏi hai tướng, tiên vương của ta công lao với đất nước này như thế nào? Các ông trước đây đều là tướng của cha ta. Khi giành được ngôi báu, cha ta đối xử với các tướng sĩ, không quên công, từ một kẻ chèo thuyền và coi ngựa. Tướng nào công lớn, thưởng lớn, công nhỏ thưởng nhỏ, do đó mà vua tôi như cha con, trên dưới một lòng. Ta biết các ông chưa quên được tiên vương đâu.

Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đưa mắt nhìn nhau rồi cúi đầu không nói gì cả.

Ngô Xương Văn nhắp một ngụm trà, nói tiếp:

-Ta lần đầu tiên cầm quân đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn, gặp Đinh Bộ Lĩnh. Ta biết quân sĩ rất có tâm phù tá cho ta, sẵn sàng chết vì ta. Nhưng may thay, Đinh Bộ Lĩnh vốn là bạn thuở nhỏ của ta, trong lòng cũng trọng tiên vương ta, nên mới không đổ máu. Sự nghiệp họ Ngô sẽ cứu vãn được, nếu được các ông phù trợ. Đỗ Cảnh Thạc còn ngại Dương Cát Lợi là người thân của Dương Tam Kha nên chờ chưa nói. Dương Cát Lợi cúi đầu, suy nghĩ lung lắm.

Ngô Xương Văn lại ra sức thuyết phục hai tướng:

-Đức của Ngô Tiên Chúa ta, thấm khắp tận lòng dân. Chính lệnh của cha ta không ai là không theo. Do đó toàn cõi Lĩnh Nam này mới thu về một mối. Không may, người mất đi. Bình Vương Dương Tam Kha làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta. Tội ấy thật trời không dung, đất không tha. Do đó, các tướng cũ của tiên vương ta không theo, còn khinh bỉ cho Dương là kẻ phản phúc. Người nào cũng giữ nguyên vùng đất của họ. Nay sai bọn ta đi thu phục, thế là chúng ta đã vô tình tiếp tay cho tội ác, lòng dạ chúng ta trong sáng cũng bị việc mờ tối của Tam Kha làm cho thiên hạ khinh nhờn. Các ông từng là kẻ đuổi Hoằng Tháo, theo tiên vương ta lập công, lẽ nào chịu tiếng xấu để cho đời sau mai mỉa!

Dương Cát Lợi cắn môi, gật đầu bảo:

-Hậu chúa nói rất phải. Chúng tôi chưa quên họ Ngô đâu. Bây giờ hậu chúa nên tính sao?

Ngô Xương Văn được lời, nói ngay:

-Ta muốn quay về đánh úp Bình Vương để khôi phục lại cơ nghiệp của tiên vương ta, có nên không?

Đỗ Cảnh Thạc thấy Dương Cát Lợi đã xiêu lòng liền hăng hái nói: - Việc hợp với lòng thiên hạ, kẻ trượng phu ở trên đời, sao lại không làm.

Ngô Xương Văn hội quân sĩ lại, đem lời tâm huyết nói trước hàng quân. Đám quân lính cũ của Ngô Vương đều hô ran:

-Hậu chủ vạn tuế, vạn vạn tuế!

Ngô Xương Ngập kéo quân gấp về Loa Thành, chia làm ba mũi, bao vây, tiến thẳng vào hậu cung, bắt sống Dương Tam Kha.

Quân sĩ trong kinh thành thấy Ngô Xương Văn quay lại đánh thành, bắt Dương Tam Kha, đều đem quân đến quy phục.

Ngô Xương Văn lên ngôi xưng là Nam Tấn Vương, giữ nguyên triều nghi như cũ. Phong chức đầu triều cho Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, đón mẹ và hai em vào cung điện như cũ.

Ngô Xương Văn hỏi ý Đỗ Cảnh Thạc về xử sự với Dương Nam Kha. Thạc tâu:

-Kẻ kia đã bức thái tử, giam lỏng hai em và Thái hậu, nhà vua còn chần chừ gì nữa mà không giết đi...

Vốn là người nhân hậu, Ngô Xương Văn không nỡ mang tiếng giết cha nuôi, đồng thời là cậu ruột của mình. Nam Tấn Vương liền hỏi Dương Cát Lợi. Cát Lợi ngẫm nghĩ một lúc rồi thưa:

-Bình Vương tội rất lớn. Nhưng nghĩ, khi cướp ngôi, chưa giết một người thân thích nào của tiên vương. Đó chẳng phải cũng là tình nghĩa hay sao? Còn như việc đuổi theo thái tử Ngô Xương Ngập cũng là chuyện cưỡi lưng hổ rồi, phóng lao thì phải theo lao thôi, nếu ta giết Dương Tam Kha, e rằng, thiên hạ cho nhà vua là hẹp hòi, thiếu ân nghĩa.

Ngô Xương Văn thấy Dương Cát Lợi nói rất trúng ý mình, liền bảo:

-Bình Vương đối với ta, dù sao cũng có ơn riêng, ta đâu nỡ giết cậu ruột! Tuy nhiên không thể giữ ở kinh đô được, e đem lòng kia khác. Nói rồi viết chiếu giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công, ban cho ấp phong ở đó và bức phải đi khỏi kinh thành ngay.

Ngô Xương Văn vốn là người thương người, trọng lễ. Khi sắp xếp triều đình ở Loa Thành xong, một bận vào hầu mẹ, Dương Thái Hậu nói:

-Con là người có chí khí, đã lấy lại được cơ nghiệp họ Ngô từ tay cậu Kha. Lại khôngnỡ bỏ cái thân tàn của cậu. Mẹ và hai em giờ được hưởng phú quý cùng con. Nhưng anh cả con là Ngô Xương Ngập, đáng lý nó được làm vua, do bị cậu bức bách, trôi nổi tận đâu đâu, ta thương nó lắm!

Ngô Xương Văn hỏi Thái hậu:

-Ý mẹ thế nào?

-Ta muốn con đón anh con về cùng ở ngôi để lo việc thiên hạ...

Ngô Xương Văn nghĩ lâu lắm, mờiĐỗ CảnhThạc lên, nói lại ý của Thái hậu, rồi bảo Thạc bầy kế cho.

Đỗ Cảnh Thạc nói:

-Không nên mời về, mà chỉ cho Xương Ngập một thực ấp. Đã ngồi lên ngai vàng, thì chỉ một ông vua thôi. Hậu chủ nên tính kỹ. Xương Văn hỏi Dương Cát Lợi.

Lợi nói:

-Trị nước không phải là việc gia đình mà bảo trên, dưới quy củ. Vả lại Xương Ngập, tài hèn, trí đoản, thân làm thân chịu, đem về, ở ngôi vua, thì ban lệnh là hậu chủ hay Xương Ngập? Nếu điều hai vua cùng một ý thì không có chuyện gì, nhưng nếu trái ý nhau về việc dùng người, trị nước thì biết làm sao đây?

Ngô Xương Văn chần chừ, nhưng trong lòng lại sợ Thái hậu, nghĩ thương anh ruột nên cho người đi đón Xương Ngập về, cùng trông nom triều chính.

Xương Ngập về kinh đô, xưng là Thiên Sách Vương. Khi coi triều chính, Xương Ngập ngồi bên trái, Xương Văn ngồi bên phải. Nghe tấu, ban lệnh, Xương Ngập lúc đầu còn quay lại hỏi ý em rồi mới nói. Nhưng sau, cho mình là anh trưởng, tự quyết đoán cả. Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, chỉ ngồi làm vì. Thiên Sách Vương lại đưa người của mình lên địa vị ngang hàng với Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, vì cho đó là người của Nam Tấn Vương. Càng nắm được quyền lực, Xương Ngập càng kiêu nhờn.

Một bận, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi cùng đi săn với Ngô Xương Văn. Hôm ấy bắn được một con nai. Ba người chất củi lên uống rượu, ăn thịt nướng ở ngay giữa rừng. Đám quân sĩ cũng được chia thịt, ăn uống ở vòng ngoài.

Rượu đã ngà ngà, thấy tay chân ngứa ngáy, Đỗ Cảnh Thạc rút gươm múa và hát. Giọng hát cảm khái mà buồn. Thạc lại vung gương, chém cụt hết cả các ngọn cây lúp xúp bên cạnh.

Ngô Xương Văn hỏi:

-Đỗ chỉ huy sứ hôm nay có điều gì mà buồn vậy?

ĐỗCảnh Thạc nói:

-Tôi cùng Dương chỉ huy sứ phò tá cho hậu chủ, lấy lại cơ nghiệp cho họ Ngô. Những việc làm ban đầu ấy, quả hợp với lòng người.Nếu như đại vương đừng gọi Ngô Xương Ngập mà xuống chiếu kêu gọi các tướng giỏi như Phạm Phòng Át, Trần Lãm về triều cùng nhau lo việc nước, trấn áp đám không muốn giang sơn tụ về một mối thì việc triều đình không đến nỗi có mầm bất ổn như hôm nay.

Ngô Xương Văn thở dài. Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi từ bữa ấy cũng xa dần hậu chủ không gần gũi như trước nữa. Hai người bàn nhau, ai nắm lấy đám quân thân tín của mình, rồi một người đóng ở vòng thành phía nam, một người đóng ở vòng thành phía tây.

Ngô Xương Văn biết ý hai tướng không phục Ngô Xương Ngập nên cũng đành để họ xa mình. Từ khi hai tướng giỏi, có thế lực là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi tách khỏi Nam Tấn Vương thì Ngô Xương Ngập nắm trọn binh quyền vào tay. Thiên Sách Vương đem vây cánh của mình vào triều rất đông. Nam Tấn Vương biết rõ anh, coi thường, quên cả cái nghĩa anh em, quên việc em đón mình về làm vua, để cùng lo chấn hưng vương nghiệp!

Lòng đất buồn nhưng Nam Tấn Vương là người khiêm nhường, không hề có vẻ bực bội, mà chỉ dốc sức làm hết trí lực lo giúp cho anh nắm được binh quyền.

Thôn Đường và thôn Nguyễn lại nổi loạn. Hai thôn này là vùng ngoại vi của kinh thành. Do đó các chỉ huy sứ đều bỏ trống, không với tới. Triều đình cũng mải lo những chuyện lớn.

Hai làng lại là đất nghịch. Đám lục lâm, trộm cướp, hảo hán ở kinh đô đều tụ họp ở đây. Do đó có hai gã đầu lĩnh cầm đầu một làng. Chúng cũng sắm đủ vũ khí, lại là những kẻ sẹo chằng chịt ngang người ngang mặt, đâm thuê chém mướn đã quen. Chúng họp nhau, cứ hễ thuyền buôn lớn nào đi qua, đều cho người ra, đốt muội hương thả vào thuyền, xông lên cướp hết hàng hóa, của nả, tẩu tán vào trong thôn rồi chia nhau.

Lại có thuyền của triều đình từ châu Hoan, châu ái đem các cống vật của các địa phương về cho Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng bị chúng tung quân ra cướp hết.

Tin truyền về đến Loa Thành, Thiên Sách Vương bàn với Nam Tấn Vương: - Cái họa của hai thôn Đường, Nguyễn như gậy chọc bánh xe, như gai đâm vào mắt. Anh muốn em cầm quân đi đánh có được không?

Nam Tấn Vương ngồi lặng không nói gì cả. Thiên Sách Vương hỏi gặng:

-Ý của em nên như thế nào?

-Đánh thôn Đường, thôn Nguyễn không phải dễ đâu?

-Có hai thôn nhỏ, binh lực của chúng chỉ độ mươi chiếc thuyền, vài trăm tên, sao lại không đánh được?

Nam Tấn Vương nói:

-Thôn Đường, thôn Nguyễn tuy nhỏ, có thể dẹp được ngay, nhưng đằng sau chúng là có người chúng dựa dẫm, không thể coi thường được.

-Người đó là ai?

-Thôn Đường, thôn Nguyễn là đường biên của vùng đất của Trần Lãm. Lãm bây giờ giao hết binh quyền ở Giao Thủy cho Đinh Bộ Lĩnh, họ lập căn cứ, đóng thuyền, mua ngựa, luyện quân rất gấp gáp. Nếu đầu lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn bị đánh, cầu cứu Đinh Bộ Lĩnh thì rất bất lợi.

-Vậy phải làm thế nào?

-Muốn diệt được thôn Đường, thôn Nguyễn, ta phải đem quân đi đánh Đinh Bộ Lĩnh, lấy cớ là tại sao không chịu về thần phục, khi đánh được Bộ Lĩnh rồi, thì việc thôn Đường, thôn Nguyễn chỉ như chiếc lá tre vương trên bụi hoa, phẩy sạch lúc nào thì phẩy.

Thiên Sách Vương nghe mừng lắm, liền cất quân cùng em đi đánh Đinh Bộ Lĩnh.

NgôXương Ngập và Ngô Xương Văn đem đại quân đến đánh úp Đinh Bộ Lĩnh ở Giao Thủy. Lúc ấy Trần Minh Công lăn ra ốm, Bộ

Lĩnh đang mải lo chăm sóc cho cha nuôi, trong lòng thương xót rối bời. Lĩnh cũng cho rằng Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập còn lo củng cố triều đình, đất Giao Thủy xa, họ chưa để mắt đến.

Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đánh thẳng vào doanh trại của Bộ Lĩnh, chia cắt không cho quân của Đinh Điền và Nguyễn Bặc đến cứu, do đó, quân tướng ở Giao Thủy lúng túng không đối phó nổi.

Đinh Bộ Lĩnh vội đem theo binh, thuyền chạy về Hoa Lư, cố thủ không chịu ra. Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cho quân vây kín. Đinh Bộ Lĩnh đang lo người chăm sóc Trần Minh Công, để rảnh tay đối phó với Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương.

Vừa hay, tướng thân tín của Giao Thủy cho người lên đón Trần Minh Công. Đinh Bộ Lĩnh cho rằng giữ Minh Công ở đây cũng bất lợi, liền cho người tắt rừng, tắt núi, đưa Trần Lãm về đất cũ để khôi phục binh lực, làm thế ỷ dốc sau này...

Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn vây Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng chặt. Quân của triều đình ỷ nắm được đường thủy bộ, chặn hết các ngả vào Hoa Lư, không cho tiếp tế muối gạo và các đồ quân dụng vào.

Thế của Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng suy yếu.

Đinh Bộ Lĩnh mời Đinh Điền và Nguyễn Bặc để bàn kế.

Đinh Điền nói:

-Cái thế bao vây họ xiết càng ngày càng chặt. Ta không giữ nổi, nếu họ cho đánh thẳng vào dinh trấn của ta thì sau này có gượng được mà đứng dậy cũng khó. Chi bằng chọn lấy một ngàn binh lính giỏi, xem vòng vây chỗ nào yếu nhất, quyết chiến, mở một đường máu, chạy thoát ra là hơn.

Nguyễn Bặc nói:

-Đinh Điền nói có lý, song kế đó là hạ sách. Ta bây giờ đã bị quân Loa Thành đánh cho sứt mẻ, cần phải bảo toàn thực lực. Tôi nghĩ Ngô Xương Ngập là kẻ tham quyền lấn em, Ngô Xương Văn hiếu thuận nhưng nhu nhược. Hai tướng đáng gờm là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi, vốn phò Ngô Xương Văn, nay Ngô Xương Ngập về, chán Ngập mà lảng ra... Ngô Xương Ngập đa nghi, đánh ta ở đây nhưng ở nhà, vẫn lo ngay ngáy hai tướng Đỗ, Dương làm phản, chắc ngày một ngày hai sẽ phải kéo quân về, nếu ta kìm giữ giỏi.

Bộ Lĩnh liền cho quân lên các chốt hiểm, lấy đá chẹn lại, dùng tên tẩm độc bắn, mỗi khi Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đưa quân lên đánh. Phía sau lại cho đào các hố bẫy voi, ngựa, quân Loa Thành liều vào, ắt sẽ bị sập.

Tuy nhiên, quân triều đình vẫn vây càng chặt hơn. Đinh Bộ Lĩnh bèn cho bắn thư ra phía quân vây ép rằng, nếu chịu rút binh thì Đinh Bộ Lĩnh sẽ thần phục triều đình của hai Vương.

Ngô Xương Ngập liền đòi Bộ Lĩnh phải cho người ra làm con tin và làm tờ cam kết rồi sẽ rút binh.

Đinh Bộ Lĩnh không muốn viết tờ cam kết, nhưng bị vây chặt quá. Quân phía ngoài lại la hét bốn phía sẵn sàng tràn vào Hoa Lư...

Đinh Bộ Lĩnh bàn với Đinh Điền và Nguyễn Bặc rồi gọi con trai là Đinh Liễn tới. Bộ Lĩnh hỏi con:

-Con có gan của người anh hùng không?

Đinh Liễn trả lời cha:

-Con con hổ thì gan phải là gan hổ!

Đinh Bộ Lĩnh nghe, ưng ý lắm, vỗ mạnh vào vai Liễn mà nói:

-Cha từ tay không mà lập nghiệp. Cái bông lau thật, cầm quân trẻ trâu nay đã được thêu lên cờ hiệu, tung hoành ngang dọc. Nhưng bây giờ, quân triều đình vây khốn, con phải sang làm con tin. Chắc là Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng nể ngại ta. Chừng nào ta còn, họ không dám giết con đâu. Nhưng nguy hiểm thì tất không tránh khỏi. Con hãy vì cha mà đi. Cha sẽ đón con trở về động Hoa Lư một ngày gần đây.

Đinh Liễn khảng khái, một mình một ngựa cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh sang trại quân của Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn.

Đinh Liễn sang doanh trại quân triều đình. Ngô Xương Ngập vừa nhìn thấy Liễn đã chỉ mặt nói rằng:

-Ông nội mày là bạn và là tướng của tiên chúa. Cha mày quên nghĩa xưa, không chịu thần phục triều đình. Mày sang đây, không khuyên được cha mày mở cửa thành cho quân chúng ta vào, thì ta bóp cổ mày cho lè lưỡi ra rồi quẳng xác cho cha mày đó.

Đinh Liễn không hề sợ hãi, rút từ ngực áo ra một bức thư của Đinh Bộ Lĩnh, quỳ xuống, hai tay dâng lên:

- Tâu hai vương, tôi được cha tôi cho sang làm con tin, có thư đem theo đây, hai vương xem sẽ rõ hết mọi nhẽ. Còn như, hai vương giết tôi thì tôi cũng phải chịu. Ông nội tôi rất yêu quý tiên chúa. Mà tiên chúa cũng trọng ông tôi. Khi ông tôi mất, tiên chúa còn gửi lời đến an ủi bà nội tôi và cho đại thần đến viếng. Cha tôi trước đây rất thân với hai vương, coi như anh em. Tôi là con Đinh Bộ Lĩnh cũng như con của hai vương. Giết con bạn cũ khác gì giết con mình. Xin tùy hai vương liệu định.

Ngô Xương Văn thấy Đinh Liễn còn trẻ mà rất khảng khái, trong bụng rất yêu, nhưng cũng nghiêm sắc mặt mà bảo:

-Trước kia, chúng ta với cha cháu là bạn để chỏm. Nhưng nay cha cháu không chịu khuất phục, lại là một chuyện khác. Đất nước không thể chia thành năm bè, bẩy mối. Cháu nên khuyên cha cháu về thần phục triều đình.

Rồi cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh cùng anh đọc. Xem hết thư, Ngô Xương Ngập đập bàn quát:

-Thư này đâu phải là quy phục mà chỉ là kế hoãn binh mà thôi. Đinh Bộ Lĩnh quá lắm...

Rồi thúc quân vây ép gắt gao hơn. Đinh Bộ Lĩnh lo toan ra mặt. Nguyễn Bặc dâng kế: - Ta có liên kết với hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn. Tuy Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đem hết quân vây hãm ở đây, vì so với các thế lực chểnh mảng với triều đình, họ ngại ta nhất. Bây giờ nên sai người đến thôn Nguyễn và thôn Đường, khuyên hai thủ lĩnh cất quân vào tận Loa Thành mà quấy rối. Kinh đô xáo động, thế nào Xương Văn và Xương Ngập sẽ rút quân về.

Đinh Điền bàn thêm:

-Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập còn ngại thêm một người nữa, sao ta không dùng kế phao tin hoang mang ở Loa Thành để Xương Ngập, Xương Văn bán tín, bán nghi.

Đinh Bộ Lĩnh à lên một tiếng rồi nói ngay:

-Có phải là Dương Tam Kha không! Đúng là nên phao tin Dương Tam Kha đưa quân vào thành thì hẳn Xương Ngập, Xương Văn sẽ hoảng hốt. Mà biết đâu, người thôn Nguyễn, thôn Đường vào quấy rối, Dương Tam Khachẳng mang quân về thật. Nhưng ai là người thoát được vòng vây về thôn Nguyễn và kinh thành bây giờ?

Nguyễn Bặc cười tủm tỉm nói:

-Tôi đã nhằm rồi. Người làm việc này phi Ngô Chân Lưu không ai làm nổi! Nhưng thỉnh được Ngô Chân Lưu phi chủ tướng thân vào chùa mời thì không xong.

Đinh Bộ Lĩnh giao cho Đinh Điền và Nguyễn Bặc lo chống trả với triều đình, rồi sai đem gạo nếp, đậu xanh đến, gánh lên chùa Hoa Lư. Lúc đó hòa thượng đã mất, Ngô Chân Lưu đã lên thay chủ trì.

Mới đến chân núi đã nghe thấy tiếng chuông thỉnh và tiếng mõ vang xuống, như thể, nhà chùa không hề biết đến chiến trận phía bên ngoài là gì!

Tiếng kinh Bi hoa, tụng đều đều từ phía tam bảo vọng ra.

Đinh Bộ Lĩnh thấy sư chăm chú đọc kinh, sợ kinh động không dám vào.

Nhưng kìa, chuông đã dứt, mõ đã đổ hồi, tăng thống đã từ tam bảo bước ra. Đến bậc cửa, sư cười ầm lên mà bảo rằng:

-Bộ Lĩnh mới bước chân ra khỏi nhà đi thỉnh ta, ta đã biết rồi!

-Có phải là chim khách đến báo tin cho sư thầy chăng?

Ngô Chân Lưu tuy là bạn cũ của Đinh Bộ Lĩnh, nhưng là một hòa thượng rất được trọngvọng ở trong vùng, thấy bạn, Chân Lưu đùa bảo:

-Có phải người cầm quân đến gọi thầy chùa đi giải vây cho họ không đây?

Đinh Bộ Lĩnh rất ngạc nhiên, thán phục. Hóa ra Ngô Chân Lưu tuy khoác áo thiền, say kinh, mê Phật, song vẫn không rời mắt khỏi việc nước.

Sư nói:

-Ta biết mẹo của anh rồi. Thế là áo cà sa lại một phen nhuốm bụi trần đấy. Anh có lắng tai nghe đoạn kinh, ta vừa tụng không?

Đinh Bộ Lĩnh nói:

-Bẩm thầy, tôi mới nghe qua chưa hiểu được.

Sư nói:

-Đoạn kinh ấy nói đến công đức của vua Thiện Luân. Nhờ thiên căn và lòng thành sáng láng nên ngài đã nghiễm nhiên trở thành một đức Phật, một đấng Thế Tôn.

Đinh Bộ Lĩnh nghĩ ra, cảm động lắm, thưa:

-A di đà Phật, không biết cái gã trai ở miền đất bông lau này, có theo nổi gót người xưa không?

-Không sao! Không sao! Miễn là lúc nào cũng nghĩ đến chúng sinh hằng hà sa số...

Sư mời Đinh Bộ Lĩnh vào nhà trai, tiếp đón ân cần. Bộ Lĩnh đưa lời nhờ cậy sư về kinh đô làm kế phản gián, để kéo quân vây hãm của triều đình ra khỏi Hoa Lư. Ngô Chân Lưu chầnchừ một lát. Đinh Bộ Lĩnh cố nài, sư nể lòng, liền nhận lời.

Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đang vây hãm Hoa Lư gắt gao. Trong thành, quân lính đã phải ăn cơm một bữa, bữa kia là ngô vỏ và sắn. Được cái dê ngựa có sẵn, nên lương thực có thiếu cũng chưa đến nỗi nào! Hai vương thấy Đinh Bộ Lĩnh không ra thần phục, rất bực, liền cho đem Đinh Liễn ra trước cửa thành làm giá mà treo lên. Đinh Liễn bị treo đến nửa ngày, rất bức xúc, đầu vẫn cố ngẩng cao. Mồ hôi túa ra đầy mặt và ướt đẫm quần áo.

Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đứng ở trước trận gọi Bộ Lĩnh ra đối thoại. Xương Ngập chỉ vào Đinh Liễn, nói với Bộ Lĩnh:

-Ngươi có thấy con ngươi đang bị ta treo trước thành không. Cư xử thế nào, tùy ngươi!

Đinh Bộ Lĩnh nhìn con trai, đứt từng khúc ruột, nhưng vẫn điềm tĩnh hỏi: - Đinh Liễn, con nên nhớ, nhà mình là cha hổ sinh con hổ đấy nhé!

Đinh Liễn chắc mình sẽ chết, và, để giữ cho lời hứa với cha, nên càng giữ thật thẳng người, uy nghi, mặc dù, người bị kéo ra như xé thịt.

Đinh Bộ Lĩnh vung giáo lên, nói rất to, giọng đầy giận dữ:

-Đại trượng phu chỉ lo thực thi chí lớn, lập công danh, há đâu bắt chước bọn đàn bà mà thương con trẻ.

Rồi quát lớn:

-Cung thủ đâu, đem cung ra, nhằm Đinh Liễn mà bắn cho ta!

Đinh Liễn không chút sợ hãi, vươn ngực ra chờ chết. Liễn nghĩ rằng, cha mình thà tự cho bắn mình chết còn hơn là để giặc giết.

Cung thủ vừa rút tên ra nhằm vào Đinh Liễn. Có vài phát tên đầu tiên đã vút ra, nhưng chỉ đi sát người mà không trúng.

Ngô Xương Ngập kinh hoàng nói:

-Đinh Bộ Lĩnh dám bỏ cho con chết thật ư?

Ngô Xương Văn vốn là người trọng nghĩa khí, biết nếu bức Đinh Bộ Lĩnh thì chỉ chuốc lấy thù oán sâu sắc thêm, nên nói với Thiên Sách Vương:

-Ta treo con nó lên là muốn để nó dứt ruột, thương xót, đầu hàng cho chóng vánh, nào ngờ bụng dạ Đinh Bộ Lĩnh tàn nhẫn, coi con đẻ như người dưng, thì treo, thì giết phỏng có ích gì?

Rồi sai thôi không treo Đinh Liễn lên nữa.

NgôChân Lưu về kinh đô cho phao tin người thôn Đường, thôn Nguyễn sẽ đánh vào kinh thành và Dương Tam Kha cũng rục rịch sắm thuyền, sắm ngựa về đòi lại binh quyền... Kinh thành nhốn nháo hẳn lên, vội cho người vào Hoa Lư báo cho Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương...

Mà, người thôn Nguyễn, nhân lúc hai vương đem quân đánh Đinh Bộ Lĩnh cũng vào thành, xông vào chợ cướp của nả hàng hóa. Dương Thái Hậu đã già, phải đi kiệu đến thỉnh Dương Cát Lợi, đem quân vào truy đuổi bọn chúng, chúng mới chịu lui.

Thiên Sách Vương thấy nếu cứ vây giữ Đinh Bộ Lĩnh dài ngày thì kinh thành sẽ sinh biến, liền bàn với Ngô Xương Văn rút quân về.

Từ khi về triều đình, Ngô Xương Ngập vẫn kiềng Ngô Xương Văn, vì cho rằng Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi vẫn bất hợp tác vớimình mà vẫn có ý phò tá Nam Tấn Vương. Xương Ngập liền thay hết người của Ngô Xương Văn ở các chức vụ quan trọng, nghiễm nhiên coi mình là vua, còn Ngô Xương Văn chẳng qua là tướng để sai đi đánh dẹp các nơi.

Ngô Chân Lưu vẫn ở kinh thành, chưa quay lại Hoa Lư. Ông có ý muốn giúp họ Đinh dựng nghiệp. Thủ lĩnh của thôn Đường, thôn Nguyễn vốn cũng chuộng đạo Phật, liền rước ông về, rất trọng đãi. Ông bảo họ:

-Nghề lục lâm không phải là kế lâu dài.

Hai ông võ nghệ cao cường, sao không nghĩ đến chuyện lập thân, dựng nghiệp?

Hai thủ lĩnh buồn bã nói:

-Bọn chúng tôi quen nghề trộm cướp trên sông nước, lấy liều lĩnh để giết người, cướp của, sống buông thả đã quen, vào quy củ không nổi. Có muốn theo ai, người ta cũng không nhận vì sợ tính hung dữ, tráo trở, đành suốt đời làm nghề này thôi...

Ngô Chân Lưu nói:

-Có thể, các tín chủ không thích sự ràng buộc đó thôi. Ta xem, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, coi thôn Đường, thôn Nguyễn như cái gai trước mắt đấy! Hai ông liệu bề mà phòng bị.

Thủ lĩnh thôn Đường vái sư mà nói:

-Vậy bây giờ làm thế nào?

Ngô Chân Lưu bảo:

-Quân triều đình vẫn thường coi lũ các ông là bọn trộm, cướp nhỏ, nên sẽ bất ngờ đánh lấy từng thôn. Vậy ta phải liên kết với nhau cùng cứu ứng. Nếu thôn Đường bị đánh thì hãy đốt lửa báo hiệu để người thôn Nguyễn đến cứu, nếu thôn Nguyễn bị đánh cũng đốt lửa để người thôn Đường nhanh chóng kéo sang. Hai ông phải rào làng cho kỹ, khi bị đánh thì hãy nghi binh trong làng để quân của triều đình hư thực không biết đánh vào đâu là chính. Vào làng thì tướng cũng khó quay cựa. Làm sao phục binh giết tướng thì quân phải lui...

Hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn rất cảm phục, mang vàng lụa ta ơn, song sư chối từ, ngay đêm ấy đã khoác nải, rời làng, nói là đi giảng kinh ở chùa Kiên Phúc...

Ngô Xương Ngập vẫn ghét đám người thôn Đường, thôn Nguyễn luôn cản trở công việc, quấy rối sự an bình của kinh đô, quyết nhổ cho bằng được liền bảo Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn:

- Đám giặc cỏ ở thôn Đường, thôn Nguyễn như cái gai trong mắt, phải nhổ đi thôi, càng để lâu càng không có lợi. Em hãy đem quân đi dẹp bọn chúng cho ta...

Ngô Xương Văn từ ngày bị anh lấn quyềnkhông còn trọng và nhường nhịn Xương Ngập như trước nữa, liền dùng dằng không chịu đi. Không những thế lại thường sang dinh trại của Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi uống rượu múa kiếm, hát những lời đầy cảm khái, bi phẫn...

Ngô Xương Ngập biết em giận mình, cũng đang tìm cách dàn hòa, trao thêm quyền cho em, thì đột nhiên lâm bệnh nặng, rồi mất. Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc tôn phù Nam Tấn Vương chính thức lên ngôi báu.

Ngô Xương Văn vốn là người hiếu đễ, từ khi anh mất, ân hận, lúc sống không hết lòng với anh. Lại nghĩ đến việc Ngô Xương Ngập sai đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn vẫn chưa làm được, liền cất quân đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn ngay.

Bữa đó, Ngô Xương Văn nằm mộng thấy một chuyện hãi hùng. Nam Tấn Vương đang đi săn giữa rừng sâu, bỗng thấy một con hổ vàng và một con hổ vằn đen bất ngờ tấn công. Nam Tấn Vương đã dùng tên bắn vào giữa trán một con hổ, nhưng con hổ vằn đen đã từ phía sau nhảy đến. Người và hổ vật lộn với nhau, sau Vương bị hổ khỏe hơn, đè xuống, đang sắp cắn vào cổ họng.

Vương kêu thét lên. Tỉnh dậy, trán vã mồ hôi. Nghĩ đến cơn ác mộng, Vương thao thức đến tận sáng vẫn không ngủ được. Trong lòng chần chờ, không muốn tiến binh vào buổi sớm mai nữa!

Nhưng lại nghĩ, lệnh đã ban xuống hàng quân, lui lại không nên. Vả lại, quân lính vốn cũng ghê ngại bọn lục lâm ở hai thôn Đường và thôn Nguyễn, nếu lại bãi binh, thì họ sẽ cho là chủ tướng cũng sợ, thì lần sau điều binh làm sao họ hăng hái được. Liền cứ dẫn quân đi.
Cờ lau dựng nước
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4