Chương 24
Tác giả: Nguyên Hồng
Ba hôm sau, lúc Năm Sài Gòn đương bông lơn với một cô hàng mía, Tám Bính ở đâu chạy lại, nắm cánh tay Năm kéo đến hàng nước gần đấy.
Năm toan hỏi, Bính trỏ một đứa bé đang đọc nhật trình. Năm Sài Gòn hiểu ý, đến bên nghe. Đó là một bài lai cảo như sau:
"Tên tôi là Trần Thiệu Phú ở số 8, phố Khách Hải Phòng. Hôm mười tám tháng giêng ta, tôi đi tàu An Xương từ Ninh Giang ra Hải Phòng, có đánh rơi cái ví trong đựng một thẻ tùy thân, một giấy căn cước và ít giấy má quan hệ. Ngài nào bắt được xin quá bộ đưa lại nhà tôi, hoặc ai biết ai bắt được xin viết thư bảo tôi, tôi sẽ hậu tạ".
Năm Sài Gòn hầm hầm ngay mặt làm Bính phải đứng ngay cạnh để đề phòng. Sau đó, Tám Bính vội lôi Năm ra chỗ khác, vừa đi vừa nắm chặt cánh tay Năm. Qua phố Hàng Cháo, qua cầu Ca dông, vợ chồng Năm rẽ sang con đường cạnh nhà thương về lối làng An Dương.
Trời sập tối. Gió lạnh cất lên. Rặng xoan reo ào ào bên đường. Hơi men đã bớt rạo rực trong người Năm, Năm nguôi cơn giận, bắt đầu thấy rét, vột kéo cổ áo dạ chùm kín lấy gáy, đánh diêm châm thuốc lá hút, đoạn bảo Tám Bính:
- Đấy mình xem tôi đoán có sai đâu!
Không đợi giả lời Năm nói luôn:
- Cái "cá" ấy bị "mồi"(1) mất chứ không phải rơi mất.
Bính ngờ vực:
- Nhưng ai "mồi"?
Năm Sài Gòn dừng bước, cười khanh khách:
- Biết được thằng nào còn nói làm gì?!!...
Để chồng im im, Tám Bính mới hỏi:
- Này mình sao người có ví không khai ví bị "mồi" và nói đến món tiền trong ví?
- Thế thằng cha ấy mới khôn ngoan...
Tám Bính ngắt nhời:
- Ngu chứ lị!
- Có mình ngu thì chớ! Nó khai đánh rơi và không nói đến số tiền cốt để dử kẻ nào hám tiền chuộc, đem cái ví lại và nó, lúc ấy không những nó dò xét được kẻ ấy, mà món tiền mất đi chả bao lâu cũng sẽ tìm thấy. Mình không xem đấy như báo đăng câu: "Ai biết ai bắt
_________________________
1. Cái ví tiền ấy bị móc mất...
được xin viết thư chỉ bảo tôi, tôi sẽ hậu tạ" là nó ranh mãnh lắm.
Nghe Năm Sài Gòn cắt nghĩa Tám Bính nhận rõ ngay. Bính thấy dù sao Năm cũng sành sỏi hơn mình nhiều, và khi cảmthấy thế, Bính căm hờn hơn Năm.
- Mình ạ! Kẻ hớt tay trên mình gớm thật!
Năm Sài Gòn cười gằn nối nhời Bính:
- Vậy phải sỉa cho nó vài nhát nếu biết nó là ai!...
Tám Bính vội dịu ngay giọng:
- ấy chết, tôi van mình.
Năm không nói nữa, im lặng bên cạnh Tám Bính. Điếu thuốc lá đã cháy hết, hắn đưa ngón tay cái lên miệng cắn. Hắn cố nhớ xem chuyến tàu ấy ngoài Ba Bay còn có dân "chạy" nào không. Hắn hồi tưởng cái lúc đau bụng xong, hắn cố gượng dậy, mon men đến gần người vận âu phục thì thấy cả ba, bốn túi đều nhẹ thênh. Cái ví mất rồi.
Nghĩ đến đấy, Năm tự nhủ:
- Hay ta "soạng" vội quá, rõ sờ tay vào cái túi có ví mà nhầm là túi không, để thằng nọ lên bờ mất với một "vỏ" nào đấy chăng?
Năm lắc đầu:
- Không thể thế được! Hơn hai mươi năm trời cái bàn tay này nó thiêng lắm, có thể nào lú lẫn đến như thế được. Mấy lại còn mắt ta, cặp mắt thiên lý nhãn này, cũng không khi nào nhầm lẫn nốt. Vậy chỉ...
Năm Sài Gòn liền ngắt ý nghĩ bằng một câu hỏi đột nhiên:
- Này mình, hôm ấy chỉ có Ba Bay ở lại hút thôi nhỉ?
Bính ngẫm nghĩ một lát rồi quả quyết đáp:
- Phải.
- Đúng chứ?
- Đúng, tôi nhớ rất đúng mình ạ.
Năm Sài Gòn liền thở một cái đoạn gằn tiếng nói:
- Gớ... ớ... gớm... thật. Ba... a Ba Bay gớm thật!
Tức thì cái hình ảnh Ba Bay khi phiện phó say sưa xong, ngất nghểu ấn từng tập bạc giấy vào túi ở sòng Lý Thanh ra, hiện lên rất rõ ràng trong trí tưởng Năm, khiến Năm càng tin thật Ba đã đỡ nhẹ cái ví bạc kia, chứ không bỗng dưng Ba làm gì có lắm tiền mà thua nhiều tiếng bạc canh đêm trước to thế? Bảo của Ba được để dành còn lại thì thật vô lý hết sức, đối với hắn, túi có bao nhiêu hắn cũng dốc ra hết để ngốn và phiện phò.
Chợt Năm ngẩng đầu lên, nheo mắt nhìn hút một bóng người thất thểu trên đường về lối bến đò Niệm. Năm nghển lên nghiêng nghé rồi hét lên một tiếng, cắm cổ chạy. Bính nhận ra ngay là Ba Bay bèn vội chạy theo.
Thoáng cái Năm đuổi kịp Ba. Ba chưa kịp quay đầu lại nhìn đã bị Năm bóp chặt cổ vật xuống đường. Ba Bay ú ớ muốn kêu song không sao cất tiếng lên được vì hai bàn tay sắt của Năm khoá khít lấy họng.
Biết đã vỡ chuyện, Ba hết sức giãy dụa khư khư giữ túi tiền. Năm nóng mặt nghiến răng thoi luôn ba bốn chiếc trúng mạng mỡ Ba. Ba phải dùng tận lực đấm trả vào mặt Năm. Năm hoa cả mắt vẫn không chịu buông tay. Dưới đầu gối Năm, Ba Bay thở không ra hơi, xương ngực Ba như sắp gãy hết mất. Nhìn mắt Năm long sòng sọc, Ba Bay rởn cả da thịt, cảm thấy hết mọi sự ghê gớm sắp xảy ra.
Nhưng, Ba nhất định giữ chặt ví tiền. Còn Tám Bính run cầm cập xanh mắt nhìn chồng và bạn chồng vật lộn.
Mấy phen Năm mím môi thích mạnh khuỷu tay xuống cổ Ba, luồn tay xuống lưng Ba, cố lật sấp Ba đi để rút cái ví tiền gài trong túi dưới nách áo, nhưngNăm đều bị Ba co đầu gối thúc vào chỗ hiểm, Năm Sài Gòn đã sôi máu, rút lưỡi dao giắt ở bắp đùi ra giơ thẳng cánh, dằn tiếng nói:
- Có đưa mau không?
Ba Bay lắc đầu. Năm Sài Gòn nghiến răng nói một lần nữa.
Cánh tay Năm rung rung. Lưỡi dao nhọn lấp lánh dưới trăng mờ...
Tám Bính hốt hoảng chạy xô đến định gỡ hộ cho Ba thì Năm liền hắt bắn vợ đi. Ba Bay thừa cơ toan giật lấy dao, Năm đã đâm thẳng xuống ngực hắn, chẳng để hắn kịp cất một tiếng van lơn xin nhượng bộ.
Máu tươi phọt lên, Năm Sài Gòn nghiêng đầu tránh, rồi bồi thêm một nhát trúng cổ họng Ba.
Ba trợn ngược mắt. Sau hai tiếng ằng ặc, hắn giãy lên một cái đoạn nằm thẳng rằng, cái ví tiền giờ mới rơi ra ngoài. Năm rút mùi xoa lau máu đẫm bàn tay, đoạn nhặt ví tiền nhét vào túi và khẽ gọi Bính:
- Ba "củ" rồi mình ơi!
Bính chạy lại, cuống quít lay người Ba. Thấy Ba cứng đờ, máu ở ngực, ở cổ họng cứ tuôn ra. Bính ríu lưỡi nói:
- Thế này thì chết cả mất!
Nghe Bính nói không nên tiếng, Năm cười rộ lên, rồi lạnh lùng xốc Ba Bay lên vai, chạy lùi lũi về phía bờ ruộng tận đằng xa.
Mảnh trăng vừa nhô ra khỏi đám mây xám, trút xuống cảnh vật một làn ánh sáng xanh trong xanh bóng lẫn với sắc xanh đặc của ruộng rì rào.
Tám Bính chỉ chực khuỵu xuống. Bính hoa mắt trông thấp thoáng trong sương xác Ba Bay rũ trên vai Năm, Bính rợn cả người, sực nhớ tới bức tranh vẽ một người tội lỗi lúc chết bị ma quỷ lôi kéo đi. Bức tranh này treo trên tường ở buồng ông cố đạo già giải tội cho Bính dạo năm xưa.
Phút chốc cái vắng lặng êm đềm của đêm xuân trở nên lạnh lẽo, ghê gớm lạ thường. Bính thấy nó báo trước cho Bính rồi đây, những sự khủng khiếp thế nào cũng đến với Bính không thể nào tránh được.
Ba hôm sau, lúc Năm Sài Gòn đương bông lơn với một cô hàng mía, Tám Bính ở đâu chạy lại, nắm cánh tay Năm kéo đến hàng nước gần đấy.
Năm toan hỏi, Bính trỏ một đứa bé đang đọc nhật trình. Năm Sài Gòn hiểu ý, đến bên nghe. Đó là một bài lai cảo như sau:
"Tên tôi là Trần Thiệu Phú ở số 8, phố Khách Hải Phòng. Hôm mười tám tháng giêng ta, tôi đi tàu An Xương từ Ninh Giang ra Hải Phòng, có đánh rơi cái ví trong đựng một thẻ tùy thân, một giấy căn cước và ít giấy má quan hệ. Ngài nào bắt được xin quá bộ đưa lại nhà tôi, hoặc ai biết ai bắt được xin viết thư bảo tôi, tôi sẽ hậu tạ".
Năm Sài Gòn hầm hầm ngay mặt làm Bính phải đứng ngay cạnh để đề phòng. Sau đó, Tám Bính vội lôi Năm ra chỗ khác, vừa đi vừa nắm chặt cánh tay Năm. Qua phố Hàng Cháo, qua cầu Ca dông, vợ chồng Năm rẽ sang con đường cạnh nhà thương về lối làng An Dương.
Trời sập tối. Gió lạnh cất lên. Rặng xoan reo ào ào bên đường. Hơi men đã bớt rạo rực trong người Năm, Năm nguôi cơn giận, bắt đầu thấy rét, vột kéo cổ áo dạ chùm kín lấy gáy, đánh diêm châm thuốc lá hút, đoạn bảo Tám Bính:
- Đấy mình xem tôi đoán có sai đâu!
Không đợi giả lời Năm nói luôn:
- Cái "cá" ấy bị "mồi"(1) mất chứ không phải rơi mất.
Bính ngờ vực:
- Nhưng ai "mồi"?
Năm Sài Gòn dừng bước, cười khanh khách:
- Biết được thằng nào còn nói làm gì?!!...
Để chồng im im, Tám Bính mới hỏi:
- Này mình sao người có ví không khai ví bị "mồi" và nói đến món tiền trong ví?
- Thế thằng cha ấy mới khôn ngoan...
Tám Bính ngắt nhời:
- Ngu chứ lị!
- Có mình ngu thì chớ! Nó khai đánh rơi và không nói đến số tiền cốt để dử kẻ nào hám tiền chuộc, đem cái ví lại và nó, lúc ấy không những nó dò xét được kẻ ấy, mà món tiền mất đi chả bao lâu cũng sẽ tìm thấy. Mình không xem đấy như báo đăng câu: "Ai biết ai bắt
_________________________
1. Cái ví tiền ấy bị móc mất...
được xin viết thư chỉ bảo tôi, tôi sẽ hậu tạ" là nó ranh mãnh lắm.
Nghe Năm Sài Gòn cắt nghĩa Tám Bính nhận rõ ngay. Bính thấy dù sao Năm cũng sành sỏi hơn mình nhiều, và khi cảmthấy thế, Bính căm hờn hơn Năm.
- Mình ạ! Kẻ hớt tay trên mình gớm thật!
Năm Sài Gòn cười gằn nối nhời Bính:
- Vậy phải sỉa cho nó vài nhát nếu biết nó là ai!...
Tám Bính vội dịu ngay giọng:
- ấy chết, tôi van mình.
Năm không nói nữa, im lặng bên cạnh Tám Bính. Điếu thuốc lá đã cháy hết, hắn đưa ngón tay cái lên miệng cắn. Hắn cố nhớ xem chuyến tàu ấy ngoài Ba Bay còn có dân "chạy" nào không. Hắn hồi tưởng cái lúc đau bụng xong, hắn cố gượng dậy, mon men đến gần người vận âu phục thì thấy cả ba, bốn túi đều nhẹ thênh. Cái ví mất rồi.
Nghĩ đến đấy, Năm tự nhủ:
- Hay ta "soạng" vội quá, rõ sờ tay vào cái túi có ví mà nhầm là túi không, để thằng nọ lên bờ mất với một "vỏ" nào đấy chăng?
Năm lắc đầu:
- Không thể thế được! Hơn hai mươi năm trời cái bàn tay này nó thiêng lắm, có thể nào lú lẫn đến như thế được. Mấy lại còn mắt ta, cặp mắt thiên lý nhãn này, cũng không khi nào nhầm lẫn nốt. Vậy chỉ...
Năm Sài Gòn liền ngắt ý nghĩ bằng một câu hỏi đột nhiên:
- Này mình, hôm ấy chỉ có Ba Bay ở lại hút thôi nhỉ?
Bính ngẫm nghĩ một lát rồi quả quyết đáp:
- Phải.
- Đúng chứ?
- Đúng, tôi nhớ rất đúng mình ạ.
Năm Sài Gòn liền thở một cái đoạn gằn tiếng nói:
- Gớ... ớ... gớm... thật. Ba... a Ba Bay gớm thật!
Tức thì cái hình ảnh Ba Bay khi phiện phó say sưa xong, ngất nghểu ấn từng tập bạc giấy vào túi ở sòng Lý Thanh ra, hiện lên rất rõ ràng trong trí tưởng Năm, khiến Năm càng tin thật Ba đã đỡ nhẹ cái ví bạc kia, chứ không bỗng dưng Ba làm gì có lắm tiền mà thua nhiều tiếng bạc canh đêm trước to thế? Bảo của Ba được để dành còn lại thì thật vô lý hết sức, đối với hắn, túi có bao nhiêu hắn cũng dốc ra hết để ngốn và phiện phò.
Chợt Năm ngẩng đầu lên, nheo mắt nhìn hút một bóng người thất thểu trên đường về lối bến đò Niệm. Năm nghển lên nghiêng nghé rồi hét lên một tiếng, cắm cổ chạy. Bính nhận ra ngay là Ba Bay bèn vội chạy theo.
Thoáng cái Năm đuổi kịp Ba. Ba chưa kịp quay đầu lại nhìn đã bị Năm bóp chặt cổ vật xuống đường. Ba Bay ú ớ muốn kêu song không sao cất tiếng lên được vì hai bàn tay sắt của Năm khoá khít lấy họng.
Biết đã vỡ chuyện, Ba hết sức giãy dụa khư khư giữ túi tiền. Năm nóng mặt nghiến răng thoi luôn ba bốn chiếc trúng mạng mỡ Ba. Ba phải dùng tận lực đấm trả vào mặt Năm. Năm hoa cả mắt vẫn không chịu buông tay. Dưới đầu gối Năm, Ba Bay thở không ra hơi, xương ngực Ba như sắp gãy hết mất. Nhìn mắt Năm long sòng sọc, Ba Bay rởn cả da thịt, cảm thấy hết mọi sự ghê gớm sắp xảy ra.
Nhưng, Ba nhất định giữ chặt ví tiền. Còn Tám Bính run cầm cập xanh mắt nhìn chồng và bạn chồng vật lộn.
Mấy phen Năm mím môi thích mạnh khuỷu tay xuống cổ Ba, luồn tay xuống lưng Ba, cố lật sấp Ba đi để rút cái ví tiền gài trong túi dưới nách áo, nhưngNăm đều bị Ba co đầu gối thúc vào chỗ hiểm, Năm Sài Gòn đã sôi máu, rút lưỡi dao giắt ở bắp đùi ra giơ thẳng cánh, dằn tiếng nói:
- Có đưa mau không?
Ba Bay lắc đầu. Năm Sài Gòn nghiến răng nói một lần nữa.
Cánh tay Năm rung rung. Lưỡi dao nhọn lấp lánh dưới trăng mờ...
Tám Bính hốt hoảng chạy xô đến định gỡ hộ cho Ba thì Năm liền hắt bắn vợ đi. Ba Bay thừa cơ toan giật lấy dao, Năm đã đâm thẳng xuống ngực hắn, chẳng để hắn kịp cất một tiếng van lơn xin nhượng bộ.
Máu tươi phọt lên, Năm Sài Gòn nghiêng đầu tránh, rồi bồi thêm một nhát trúng cổ họng Ba.
Ba trợn ngược mắt. Sau hai tiếng ằng ặc, hắn giãy lên một cái đoạn nằm thẳng rằng, cái ví tiền giờ mới rơi ra ngoài. Năm rút mùi xoa lau máu đẫm bàn tay, đoạn nhặt ví tiền nhét vào túi và khẽ gọi Bính:
- Ba "củ" rồi mình ơi!
Bính chạy lại, cuống quít lay người Ba. Thấy Ba cứng đờ, máu ở ngực, ở cổ họng cứ tuôn ra. Bính ríu lưỡi nói:
- Thế này thì chết cả mất!
Nghe Bính nói không nên tiếng, Năm cười rộ lên, rồi lạnh lùng xốc Ba Bay lên vai, chạy lùi lũi về phía bờ ruộng tận đằng xa.
Mảnh trăng vừa nhô ra khỏi đám mây xám, trút xuống cảnh vật một làn ánh sáng xanh trong xanh bóng lẫn với sắc xanh đặc của ruộng rì rào.
Tám Bính chỉ chực khuỵu xuống. Bính hoa mắt trông thấp thoáng trong sương xác Ba Bay rũ trên vai Năm, Bính rợn cả người, sực nhớ tới bức tranh vẽ một người tội lỗi lúc chết bị ma quỷ lôi kéo đi. Bức tranh này treo trên tường ở buồng ông cố đạo già giải tội cho Bính dạo năm xưa.
Phút chốc cái vắng lặng êm đềm của đêm xuân trở nên lạnh lẽo, ghê gớm lạ thường. Bính thấy nó báo trước cho Bính rồi đây, những sự khủng khiếp thế nào cũng đến với Bính không thể nào tránh được.