Chương 3
Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp
Cố đạo Tây bị Chiểu đánh tên là Jean Puginier rất có thế lực. Ðường công danh của Chiểu thế là đứt gánh giữa đường, Chiểu về nhà, bất đắc chí, suốt ngày nằm phục trong ngôi từ đường ở Kẻ Noi. Dân làng kháo Chiểu có chân trong nhóm văn thân chống Pháp, tri huyện Tiên Du là tướng của ông Ðề Nắm, Ðề Thám trên Yên Thế. Lại đồn Chiểu làm quan thanh liêm, không ăn cánh với triều đình bấy giờ đang vọng ngoại tộc, do đó mới bị bãi chức. Một đồn mười, mười đồn trăm, tên tuổi Chiểu trong vùng bỗng thành danh giá. Chiểu không nói năng gì, nghiễm nhiên coi việc đánh cố đạo Tây là cử chỉ nghĩa khí nhất trong đời làm quan. Bấy giờ ở Kẻ Noi người ta đứng ra quyên góp tiền bạc để xây đường gạch, Chiểu nghĩ mình chưa làm được gì cho thôn xóm, bèn trích một số tiền lớn ra sửa đình và xây toàn bộ cổng làng. Bởi thế người ta nói đến Chiểu như nói đến bậc thánh nhân. Bấy giờ cánh văn thân và hào lý trong vùng đều trọng nể Chiểu. Chiểu ngồi buồn, thỉnh thoảng lại giở bộ thẻ ngà ra coi, thở dài mãi.
Bà Diêu thấy mình không có con trai, rủ Chiểu đi chùa Hương cầu tự. Chiểu nghe lời. Nhằm ngày mồng 1 tháng Hai, hai người dậy từ ga gáy, cơm nước xong, khăn áo ra đi. Qua Hà Ðông, bà Diêu mua năm chục oản, vàng, hương, sớ cầu tự, rồi ra thuê xe ngựa đi. Hôm ấy trời mưa phùn, gió rét lắm. Chủ xe ngựa trạc năm mươi tuổi, trán thấp, tướng mạo bần tiện, mặc cả với bà Diêu hệt như một mụ hàng tôm. Qua Vân Ðình, thấy nhiều người cũng đi chùa Hương, các bà già mắc áo tứ thân, khoác áo tơi, đi thành đoàn, có đoàn đến ba chục vị. Lại có mấy công tử đội khăn xếp, mặc quần ống sớ cũng đi thành nhóm. Lên bờ đê, mưa phùn lất phất, gió thổi mạnh, đoàn người cứ chúi về phía trước hệt như những toán linh hồn lang thang trong tích chèo cổ. Qua một quán rượu ven đường, Chiểu bảo dừng xe lại.
Chiểu vào quán, gọi rượu, thịt chó. Bà Diêu ngăn chồng bảo đi chùa Hương đừng ăn tạp. Chiểu cười: "Xưa nay vẫn nói Phật ở tâm, ai nói Phật ở bụng? Thịt chó Vân Ðình nổi tiếng, không ăn là dại". Bà Diêu không biếu nói sao, giở cơm nắm ra ăn.
Chủ quán bê ra một đĩa thịt chó luộc, mỗi đĩa dồi hấp, một đĩa nhựa mận, một đĩa chả nướng, một bát xáo xương, một bát tiết canh, một ve rượu trắng. Chiểu ăn uống nhồm nhoàm, hệt như một gã trương tuần. Bà Diêu ăn xong, mua một cặp bánh chưng mang cho người đánh xe ngựa rồi ngồi trong xe đợi chồng.
Chiểu đang ăn, thấy một người đội khăn xếp, mặc áo the, cầm ô lục soạn đi vào. Người đó nhìn thấy Chiểu, vội bó ô, chắp tay vái. Chiểu cầm đũa chỉ người đó hỏi: "Ông cần gì tôi?". Người đó bảo: "Quan bác không nhận ra em à? Em là Hàn Soạn, trước ở Tiên Du, quan bác có lần cứu em khỏi tội". Chiều "à" một tiếng rồi mời ngồi. Hàn Soạn bảo: "Hồi đó có bọn trộm ở Cẩm Sơn bị lính huyện bắt, chúng vu cho em cầm đầu chúng nó. Quan bác khám nhà, thấy có đồ ăn trộm nhưng lờ đi cho". Chiểu bảo: "Phải rồi. Sau ông lễ tạ một chục nồi thóc với bộ đỉnh đồng". Hàn Soạn gật đầu.
Hàn huyên một lúc. Hàn Soạn hỏi: "Quan bác đi chùa Hương cầu gì?". Chiểu bảo: "Cầu tự". Hàn Soạn cười: "m thấy bà chị trong xe ngựa rồi. Bà chị cũng đã luống tuổi, có cầu tự thì Phật cũng cho nhưng mà cho ép. Trong chùa Hương có ni cô Huệ Liên là con gái tuần phủ Ninh Bình, xinh đẹp mà nết na lắm. Chán đời không thấy ai đáng mặt nên mới cắt tóc đi tu được nữa năm nay. Trong nửa năm, phép thiền chưa thấm được đâu. Quan bác nên cầu duyên rồi hãy cầu tự". Chiểu là người mê gái, nghe thấy vậy thích lắm, hỏi rằng: "Thế cầu duyên thì phải thế nào?". Hoàn Soạn không trả lời, mắt nhìn vào ve rượu. Chiểu biết ý, gọi thêm một suất ăn nữa.
Hàn Soạn ăn uống xong, bảo Chiểu: "Em vốn có quen ni cô Huệ Liên. Nàng cốt cách thanh cao, rất mê truyện anh hùng nghĩa khí. Trước nàng nghe truyện Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, cũng đã định cắt tóc cải trang đi theo. Cha nàng biết chuyện, giận lắm, nọc ra đánh. Sau này, vị hôn phu theo ông Ðề Thám, chết ở Phúc Yên, vì vậy mới phẫn chí đi tu. Việc quan bác đánh cố đạo Tây cả nước đều biết, ai cũng cảm phục. Nếu bác ngỏ ý thì việc tất thành". Chiểu mừng lắm, nghĩ một lúc rồi bảo: "Chuyện này khó. Kéo gái ra khỏi buồng khuê thì ta làm nhiều lần rồi, không sợ, nhưng kéo gái ra khỏi buồng Phật thì chịu, chưa làm bao giờ". Hàn Soạn cười: "Việc này có năm bước. Em quen hòa thượng trụ trì ở chùa Thiên Trù là nơi ni cô Huệ Liên ở đó. Ðến đấy, quan bác giả đò đau bụng rồi bảo bà chị cứ đi vào chùa Trong trước, quan bác đưa biếu hòa thượng một lạng vàng, nếu hòa thượng không nhận thì thôi, coi như hỏng việc. Nếu hòa thượng nhận, thế là được một bước. Ðêm đó hòa thượng cho quan bác nghỉ ngơi trong trai phòng, quan bác đưa cho em một lạng vàng để em lo gác bên ngoài, hòa thượng mời cơm chay, có ni cô hầu rượu. Quan bác ép ni cô uống một cốc rượu có pha thuốc mê, nếu ni cô không uống thì thôi, coi như hỏng việc. Nếu ni cô uống, thế là được hai bước. Dọn mâm xong, ni cô say thuốc, hòa thượng quay đi, quan bác bế ni cô lên giường, thế là được ba bước. Quan bác cởi y phục nhà chùa của ni cô ra, muốn làm gì thì làm, thế là bốn bước. Sáng hôm sau, ni cô tỉnh lại, hòa thượng với em vào, chửi mắng quan bác với ni cô làm nhục cửa thiền, bắt quan bác phải ký văn tự nhận ni cô về, quan bác nộp vào hòm công đức một lạng vàng xá tội, thế là năm bước". Chiểu cười: "Ðược, nhưng ông anh nói nhanh quá, thế là mấy lạng vàng?". Hàn Soạn bảo: "Ba lạng". Chiểu nghĩ ngợi: "Ba lạng thì ta có thể mua được sáu bà vợ". Hàn Soạn bảo: "Tùy quan bác, nhưng ni cô Huệ Liên thì chỉ có một". Chiểu bảo: "Ông nói phải". Nói xong, trả tiền rượu, dẫn Hàn Soạn ra xe. Bà Diêu hỏi: "Ai đấy?". Chiểu bảo: "Bạn tôi". Hàn Soạn chào bà Diêu rất cung kính rồi ngồi nép vào một góc xe, cái ô đặt lên đùi, mắt nhìn thẳng, cả chặng đường không nói năng gì.
Ðến bến Ðục vừa đúng giờ Ngọ. Người đi hội rất đông. Thuyền thúng đỗ chụm lại dưới suối Yến đến vài chục cái. Bà Diêu thuê một đò nhỏ có sáu chỗ ngồi, cả lượt đi lượt về màgiá chỉ tương đương với năm đấu gạo. Lái đò là một cô gái rất xinh, mau mồm miệng. Ðò lướt đi trên suối êm như ru, phong cảnh hữu tình. Mái chèo đong đưa rẽ sang hai bên những cây rong và cây lau nước. Và con chuồn chuồn kim, chuồn chuồn nước bay theo đậu cả bên sạp đò. Vào chùa Trình, bà Diêu dâng sớ. Chiểu đứng đằng sau, lầm rầm khấn: "Nếu Phật cho ni cô Huệ Liên, xin hậu tạ một bữa tiệc chay thật hậu".
Hàn Soạn thông thạo vùng này, đi đến đâu kể sự tích dến đấy, bà Diêu rất khâm phục. Thuyền đi ngược, thuyền đi xuôi, ai cũng chào nhau thật lễ độ.. Ði trên suối, con người như thoát tục, tự nhiên thấy cảm động, mới thấy mình sống ở đời thật bụi bặm.
Ðến bến Ðá, lái đò neo lại ngồi chờ. Hàn Soạn đi trước, bà Diêu và Chiểu đi theo. Xung quanh Thiên Trù chật ních người, khói hương ngào ngạt. Người bán hàng ngồi la liệt. Những hàng cơm và lều trọ dựng sơ sài bằng tre nứa nhưng sạch sẽ. Hàn Soạn dẫn Chiểu và bà Diêu vào chào hòa thượng trụ trì. Hòa thượng béo tốt, hồng hào, lông mày như vẽ, đôi mắt lờ đờ trông như mắt cá, không đoán được đấy là hiền hay ác, kiến thức nông hay sâu. Bà Diêu dâng lễ vật. Chiểu thấy hòa thượng gật đầu, thâu lễ vật rất thạo và nhanh, bèn nghĩ bụng: "Việc chắc thành". Ngồi một lát, nói dăm câu chuyện bâng quơ, thấy ni cô Huệ Liên bước ra chào, Chiểu liếc mắt, ngẫm lời Hàn Soạn nói quả không sai, bụng mừng lắm.
Cúng vái xong, Chiểu kêu đau bụng. Bà Diêu là người thật thà, không biết đấy là mưu của Hàn Soạn, cứ cuống quýt lên, Chiểu và Hàn Soạn dỗ mãi, bà Diêu mới để đồ đạc lại rồi vào chùa Trong một mình, vừa đi vừa áy náy không yên.
Chiểu ở lại, cứ y kế Hàn Soạn mà làm. Thương thay cho ni cô Huệ Liên, muốn đi tu để quên sự đời mà không trót được.
Huệ Liên tên thật là Ðỗ Thị Ninh, về làm vợ ba của Chiểu thì một năm sau sinh con trai đặt tên là Phạm Ngọc Phong.
Phạm Ngọc Phong được mười sáu tuổi thì mất cả cha lẫn mẹ. Hôm ấy là ngày tiệc làng 11 tháng Tư. Chiểu ra đình lễ, về nhà thấy người ngây ngất mới vào buồng nằm. Buổi chiều thấy gây gấy sốt, ăn có nữa bát cơm rồi bỏ mứa. Bà Diêu sai cô Ninh đi hái lá hương nhu, lá bưởi, lá tre về nấu nước xông. Chiểu không nghe. Sẵn nước nóng, cô Ninh mang đi tắm. Nữa đêm, thấy vợ ba thơm tho, Chiểu nổi máu phong tình. Sau cuộc mây mưa, người Chiểu cứ lịm đi, đến sáng thì mất. Cô Ninh sợ quá, khóc ầm lên. Bà Diêu giận lắm, mắng rằng: "Ðồ con đĩ. Tu không trót. Bây giờ lại giết chồng". Cô Ninh tủi phận, nghĩ mình bị lừa về làm vợ ba chẳng khác con ở, làm đủ việc nhà, ngủ với chồng cũng phải giấu giếm, bây giờ mang tiếng oan giết chồng, thế là đi tắt qua đê ra sông tự vẫn. ™ nhà đang nhập quan Chiểu thì đám chài ở sông vào báo vớt được xác cô ba. Bà Diêu đập đầu xuống đất than rằng: "Con dâm phụ thật là tiền oan nghiệp chướng". Hai đám tang một lúc, áo quan chàng đi trước, áo quan nàng theo sau. Chuyện này ầm ĩ cả vùng, ba chục năm sau người ta còn kể. Cánh hương lý trong làng thấy cơ hội làm tiền được, đòi khám nghiệm tử thi, coi cô Ninh chết do bức tử. Bà Diêu phải lo lót, bán đi năm mẫu ruộng mới yên chuyện.
Sau lần ấy, bà Diêu ốm nặng, thành người lẫn lộn, dở khôn dở dại.
Phong lớn lên, học chữ quốc ngữ. Tính nết Phong lông bông, ương ngạnh. Phong được ăn tự cả cơ ngơi hơn chục mẫu ruộng nhưng không thiết, tất cả giao cho chị gái quản lý. Chị Phong tên là Cẩm, con bà hai, ở vậy không lấy chồng, tính nết nhu mì, hiền thục.
Phong ra Hà Nội học, thỉnh thoảng mới về nhà. Một hôm, Phong dẫn về một người đàn bà hơn Phong đến chục tuổi, người cao lớn, đen đúa, răng vàng, bụng chửa khệ nệ. Phong bảo bà Cẩm: "Ðây là cô Lan, sinh viên trường thuốc, cháu của ông Tân Dân làm báo ngoài Hà Nội. Chúng em ăn ở với nhau được một năm rồi". Bà Cẩm tái mặt, ngồi im không biết nói sao. Cô Lan cúi đầu, mặt đỏ như gấc, tay mân mê tà áo may bằng thứ vải lụa Bom-bay, cổ khoét rộng, lộ một chuỗi dây chuyền bằng vàng. Bà Cẩm hỏi: "Thế cậu mợ tính sao?". Phong bảo: "Cô Lan ở nhà. Em ra Hà Nội hùn vốn làm báo". Bà Cẩm bảo: "Cậu ơi, nhà ta xưa nay làm ruộng, mổ thịt lợn. Tôi nghiệm những người bỏ quê ra ngoài múa may đều không ra gì. Cái chí của cậu, tôi là đàn bà không biết nói sao, chỉ khuyên cậu nên chừng mực thôi". Phong thọc hai tay vào túi áo vét, mỉm cười: "Merci". Bà Cẩm ngơ ra không hiểu em trai nói gì. Ðến bữa, cô Lan xơi có nữa bát cơm, ngồi gẩy gẩy từng hạt một. Có món canh khế nấu thịt nạc rất ngon, bà Cẩm chan vào bát ép ăn. Phong giãy nảy: "Chết, nhà em kiêng ăn hành". Bà Cẩm đỏ bừng mặt. Cơm xong, Phong phải ra chợ Kẻ Noi mua hai chiếc bánh dày cặp chả cho vợ ăn.
Cô Lan ở nhà một tuần đầu không ra khỏi buồng, chỉ toàn nằm đọc sách. Bà Cẩm sợ Phong, cứ nín nhịn không nói năng gì. Một hôm cô Lan hỏi bà Cẩm: "Nhà ta có bao nhiêu ruộng?". Bà Cẩm bảo: "Hơn chục mẫu. Cậu Phong bán đi tám mẫu mang tiền ra Hà Nội làm ăn. Nhà bây giờ còn ba mẫu. Lại còn một phản thịt lợn ở chợ Kẻ Noi". Cô Lan hỏi: "Phản thịt ai trông?". Bà Cẩm bảo: "Tôi thuê ông Bỉnh là người trong họ. Vốn mình bỏ ra, còn lãi chia đôi". Cô Lan bảo: "Từ mai tôi trông coi phản thịt". Hôm sau ra chợ xem xét, bụng mang dạ chửa nhưng cắt đắt việc đâu vào đấy, tiền nong rạch ròi, bà Cẩm với ông Bỉnh hãi lắm. Ông Bỉnh không dám ăn bớt một xu.
Bà Diêu ngày càng yếu, lẫn lộn, cứ quanh quẫn trong buồng, ỉa đái ngay chỗ nằm. Phong bảo: "Sao con mẹ này sống dai thế?". Cô Lan bảo: "Cho liều thuốc chuột là yên". Phong bảo: "Không cần, cứ để đói vài ngày". Nói xong quay ra bảo bà Cẩm: "Từ hôm nay đừng cho mẹ Cả ăn nữa, tám mươi hai tuổi rồi, sống làm quái gì?". Bà Cẩm sợ hãi: "Cậu ơi, cậu nghĩ lại đi, phải để phúc đức cho con cháu chứ?". Phong trừng mắt, bảo: "Con ác tặc này nó giết mẹ tôi chị có biết không?". Bà Cẩm cứ kêu khổ. Phong khóa cửa lại rồi cất chìa khóa vào túi áo vét.
Bà Diêu bị nhốt trong buồng, đói khát lắm, bốc cả phân ăn. Mỗi ngày một lần, Phong mở cửa khóa xem đã chết chưa. Ðến hơn nữa tháng, bà Diêu vẫn sống nhăn răng. Phong phát hoảng, bảo vợ: "Con mẹ này là phù thủy chắc? Hay nó luyện được thuốc trường sinh?". Cô Lan đến xem, thấy có một hạt cơm rơi ở dưới chân giường, cười nhạt bảo rằng: "Mẹ Cả anh còn sống lâu lắm. Khéo nó còn sống để chôn anh với tôi cơ đấy". Lại hỏi Phong: "Chìa khóa để đâu?". Phong chỉ vào áo vét treo ở tường. Cô Lan bảo: "Thảo nào. Anh đưa đây để tôi phá phép của con phù thủy này cho". Nói rồi cầm chìa khóa cho vào cái ví xách tay.
Khoảng nữa đêm, cô Lan bấu Phong dậy. Cái áo vét Phong treo ở sập gụ gian ngoài. Dưới bóng trăng mờ mờ, thấy một bóng đen đang lần sờ túi áo. Cô Lan cầm tay thước gỗ lim quật thẳng vào đầu bóng đen, chỉ nghe "ối" một tiếng rồi ngã vật xuống. Phong thắp đèn lên thấy bà Cẩm máu me đầm đìa trên trán. Cô Lan bảo: "Khổ quá, tôi cứ tưởng trộm". Phong gắt bà Cẩm: "Chị lần ra đây làm gì?". Bà Cẩm rên hừ hừ, mặt úp vào bát cơm nguội đầy máu trên sập gụ.
Ba ngày sau, bà Diêu mất. Phong làm ma tử tế, đặt tên hiệu là Ðoan Thuận. Còn bà Cẩm, vai trò quản lý lu mờ đi. Cô Lan đứng ra điều hành toàn bộ công việc. Ðứa con gái cô Lan đẻ đặt tên là Huệ. Cô Lan thuê một người vú để trông nom nó. Con bé lớn lên, kháu khỉnh, nhưng mẹ nó không thích nó. Việc nuôi dạy nó được giao hoàn toàn cho người vú và bà Cẩm.
Ông Tân Dân tên thật là Nguyễn Anh Thường. Trong làng báo, làng văn, ông khá nổi tiếng. Người ta cũng có trách ông là hay la liếm, ăn tham như mõ, nhưng việc đó không can hệ gì. Ông Tân Dân bảo Phong: "Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh". Phong chỉ gật đầu. Ông Tân Dân và Phong hùn vốn làm ăn, nói là làm báo, nhưng thực chỉ buôn giấy.
Một hôm, ông Tân Dân bảo Phong: "Tôi vừa xin được giấy phép buôn muối. Chú ra tay đi. Chú xuống Phát Diệm, ở đấy có cha Tất là người tôi quen. Việc lấy hàng cha Tất lo. Ta lên miền núi bán. Tôi đi Sơn La, tìm lão tri châu Cầm Vĩnh An bàn bạc". Phong gật đầu.
Phong đến Phát Diệm, tìm đến nhà thờ đá. Ðấy là một khu đất rộng đến vài ba mẫu gồm cả một hệ thống vừa công viên, vừa lăng tẩm, vừa nhà thờ, vừa trường dòng, xây cất rất công phu. Phía trước có một hồ bán nguyệt rộng, nước trong văn vắt, nhìn rõ cả những con cá bơi lội tung tăng. Lại có cả những núi đá giả đặt tượng Ðức Mẹ và Chúa Giêsu trắng toát. Phong đứng nhìn, lòng rất thán phục, bèn ngh thầm: "Mẹ khỉ, cả nước mình có lẽ chỉ có công trình này được gọi là công trình kiến trúc của muôn đời. Ðạo Thiên Chúa là thứ đạo gì ghê gớm vậy?"
Quanh quẫn một lúc, thấy có người bõ già đi ra dẫn Phong đi vào. Cha Tất còn trẻ, trắng trẻo, trán cao, có đôi mắt rất hóm. Ðọc xong thư của ông Tân Dân, cha Tất mời Phong ngồi, đoạn vẫy tay ra phía đằng sau. Có một thiếu niên mặc áo chùng đen bưng trà ra mời. Lại thấy hai thiếu niên cũng mặc áo chùng đen đứng sau lưng hầu quạt. Phong uống nước, thấy trà thơm lừng. Phong hỏi: "Thưa cha, việc chúng con nhờ cậy liệu có thành không?" Cha Tất nhỏ nhẹ: "Kinh Thánh nói:'Có ai trong anh em, khi con mình xin bánh lại cho nó hòn đá không?'. Con cứ yên tâm, cứ ở đây nghỉ rồi đâu vào đấy". Phong xin phép ra ngoài nhà trọ, Cha Tất bằng lòng.
Phong nằm trên gác nhà trọ, trời mưa tí tách. Kè kè một túi tiền nên Phong không dám đi đâu. Chủ quán trọ suốt ngày cứ ngồi ủ rũ trước hiên nhà trông ra ngoài đường. Phong buồn quá, hết đứng lại ngồi, giở đi giở lại cuốn truyện Trê Cóc in trên giấy bản, đọc đi đọc lại. Phong không biết nhà này có bao nhiêu người mà chẳng có ai đi ra đi vào gì cả. Một hôm, Phong đánh liều hỏi chủ quán: " đây có con điếm nào xinh không?". Chủ quán gật đầu. Phong bảo: "Gọi cho tôi một đứa". Chủ quán hỏi: "Ông thích loại còn tân hay đã mất tân?". Phong vỗ đùi đánh đét: "Còn tân thì nói gì nữa?". Chú quán đứng dậy, đi xuống nhà ngang, lát sau dẫn lên đứa con gái trạc mười lăm tuổi. Chủ quán bảo: "Ðây là con gái tôi". Phong uống nước, suýt nữa thì nghẹn.
Ðứa con gái mới lớn, chưa biết gì về chuyện hoa nguyệt, Phong cũng thương thương nhưng rồi tặc lưỡi: "Băn khoăn làm gì, tất cả rồi sẽ qua đi". Phong kéo nó lên gác, con bé vừa đi vừa làm dấu, miệng kêu tên chúa.
Ðược vài ngày, ông bõ già đến gặp Phong bảo: "Chuyện của cậu cha Tất lo xong rồi. Cậu về Hà Nội mà nhận hàng". Phong cầm giấy tờ, giao tiền cho ông bõ già, cứ thầm phục tay cha cố trẻ măng mà làm việc đâu vào đấy.
Phong về Hà Nội, tìm đến nhà ông Tân Dân. Ðây là lần đầu tiên Phong đến nhà riêng của lão. Phong bấm chuông gọi, một con chó Tây lao ra. Một người bồi đi sau gọi: "lu lu". Con chó cụp đuôi đi vào. Người bồi hỏi: "Ông cần gì?". Phong bảo: "Tôi là Phong". Nói rồi đưa danh thiếp rạ Người bồi bảo: "Ông Tân Dân đi Sơn La chưa về, nhưng có thư gửi ông để ở trong nhà. Mời ông vào gặp bà chủ". Phong đi theo người bồi vào nhà, thấy nhà cửa, đồ đặc sang trọng, bài trí rất có gu. Phong nghĩ thầm: "Lão này đểu. Thế mà cứ giả nghèo giả khổ. Lúc nào cũng vay tiền mình". Ngồi một lát, thấy có tiếng dép loẹt quẹt rồi một thiếu phụ trạc ba mươ tuổi đi ra. Phong đứng dậy chào, thấy thiếu phụ đẹp rất đài các. Thiếu phụ bảo: "Chào ông Phong. Tôi là Thiều Hoa. Ông nhà tôi có thư gửi ông". Hai người cùng ngồi, nói dăm câu chuyện bâng quơ, đại để như chuyện thời tiết, giá cả. Phong thấy Thiều Hoa lịch lãm, trong lòng thích lắm. Thiều Hoa khép vạt áo bảo: "Ông đọc thư đi". Nói xong mỉm cười. Phong cầm thư bảo: "Xin lỗi bà". Thư viết:
"Kính gửi ông Phong, bạn armour của tôi. Tôi đi Sơn La từ hôm 16 tháng Junons. Việc bán hàng cho Cầm Vĩnh An đã đâu vào đấy, chỉ chờ hàng lên là lấy tiền. Phiền ông lo giúp việc đưa hàng lên sớm ngày nào hay ngày ấy. Nếu cần thì ông lấy mấy tên người nhà cu/a tôi đi theo. Với trí mẫn tiệp và sự tháo vát của ông, tôi tin vạn sự như ý. Bệnh thấp khớp khiến tôi không về lo việc cùng ông được. Mong gặp ông ở Sơn La. Chúc ông với gia quyến bình an. Rất kính trọng ông. Ký tên: Tân Dân".
Phong đọc thư xong, cười nhạt. Thiều Hoa hỏi: "Thưa ông Phong, ông thấy công việc ra sao?". Phong bảo: "Thưa bà, xin bà đừng bận tâm, chồng bà là một thiên tài". Thiều Hoa đỏ mặt: "Ông quá khen, nhiều khi tôi thấy nhà tôi ích kỷ ghê gớm". Phong cười: "Ðấy cũng là một tính cách thiên tài". Thiều Hoa bảo: "Nhà tôi rất khen ông". Phong hỏi: "Thưa bà, về mặt nào?". Thiều Hoa bảo: "Nhà tôi bảo ông là một gentleman". Phong bảo: "Thư a bà, tôi muốn mời bà một bữa cơm nhạt ở phố Hàng Buồm. Nếu bà từ chối thì tôi không xứng với lời khen ấy". Thiều Hoa lưỡng lự rồi gật đầu.
Phong về nhà ( Phong có một nhà riêng ngoài phố) nghĩ ngợi: "Lão Tân Dân đểu thật, vốn mình bỏ ra, bao nhiêu công việc vất vả cũng mình, lão ấy chỉ ngồi hưởng. Ðược, xem lão ấy hưởng những gì". Bèn đứng dậy, gọi xe tay bảo đưa đến Hàng Buồm đặt tiệc. Ðến hiệu cao lâu, Phong gọi lão hoa kiều Vương Bình đến bảo: "Ngộ làm cho tôi một bữa ăn đặc biệt hai người. Cho nhiều thuốc kích dục vào". Vương Bình gật đầu.
Buổi chiều, Phong đến đón Thiều Hoa. Hai người ăn uống vui vẻ, đầu tiên giữ ý, về sau thuốc ngấm, cứ kề vai nhau lơi lả. Phong dìu Thiều Hoa vào buồng. Lão Vương Bình đóng cửa ngồi canh. Sau lần ấy, họ còn đi lại với nhau vài lần nữa. Thiều Hoa gặp Phong trẻ trung, thật như đại hạn gặp mưa rào. Hai người thề thốt sẽ sống với nhau.
Ðến ngày hẹn, Phong ra bến sông Cái nhận hàng rồi đi Sơn La.
Cố đạo Tây bị Chiểu đánh tên là Jean Puginier rất có thế lực. Ðường công danh của Chiểu thế là đứt gánh giữa đường, Chiểu về nhà, bất đắc chí, suốt ngày nằm phục trong ngôi từ đường ở Kẻ Noi. Dân làng kháo Chiểu có chân trong nhóm văn thân chống Pháp, tri huyện Tiên Du là tướng của ông Ðề Nắm, Ðề Thám trên Yên Thế. Lại đồn Chiểu làm quan thanh liêm, không ăn cánh với triều đình bấy giờ đang vọng ngoại tộc, do đó mới bị bãi chức. Một đồn mười, mười đồn trăm, tên tuổi Chiểu trong vùng bỗng thành danh giá. Chiểu không nói năng gì, nghiễm nhiên coi việc đánh cố đạo Tây là cử chỉ nghĩa khí nhất trong đời làm quan. Bấy giờ ở Kẻ Noi người ta đứng ra quyên góp tiền bạc để xây đường gạch, Chiểu nghĩ mình chưa làm được gì cho thôn xóm, bèn trích một số tiền lớn ra sửa đình và xây toàn bộ cổng làng. Bởi thế người ta nói đến Chiểu như nói đến bậc thánh nhân. Bấy giờ cánh văn thân và hào lý trong vùng đều trọng nể Chiểu. Chiểu ngồi buồn, thỉnh thoảng lại giở bộ thẻ ngà ra coi, thở dài mãi.
Bà Diêu thấy mình không có con trai, rủ Chiểu đi chùa Hương cầu tự. Chiểu nghe lời. Nhằm ngày mồng 1 tháng Hai, hai người dậy từ ga gáy, cơm nước xong, khăn áo ra đi. Qua Hà Ðông, bà Diêu mua năm chục oản, vàng, hương, sớ cầu tự, rồi ra thuê xe ngựa đi. Hôm ấy trời mưa phùn, gió rét lắm. Chủ xe ngựa trạc năm mươi tuổi, trán thấp, tướng mạo bần tiện, mặc cả với bà Diêu hệt như một mụ hàng tôm. Qua Vân Ðình, thấy nhiều người cũng đi chùa Hương, các bà già mắc áo tứ thân, khoác áo tơi, đi thành đoàn, có đoàn đến ba chục vị. Lại có mấy công tử đội khăn xếp, mặc quần ống sớ cũng đi thành nhóm. Lên bờ đê, mưa phùn lất phất, gió thổi mạnh, đoàn người cứ chúi về phía trước hệt như những toán linh hồn lang thang trong tích chèo cổ. Qua một quán rượu ven đường, Chiểu bảo dừng xe lại.
Chiểu vào quán, gọi rượu, thịt chó. Bà Diêu ngăn chồng bảo đi chùa Hương đừng ăn tạp. Chiểu cười: "Xưa nay vẫn nói Phật ở tâm, ai nói Phật ở bụng? Thịt chó Vân Ðình nổi tiếng, không ăn là dại". Bà Diêu không biếu nói sao, giở cơm nắm ra ăn.
Chủ quán bê ra một đĩa thịt chó luộc, mỗi đĩa dồi hấp, một đĩa nhựa mận, một đĩa chả nướng, một bát xáo xương, một bát tiết canh, một ve rượu trắng. Chiểu ăn uống nhồm nhoàm, hệt như một gã trương tuần. Bà Diêu ăn xong, mua một cặp bánh chưng mang cho người đánh xe ngựa rồi ngồi trong xe đợi chồng.
Chiểu đang ăn, thấy một người đội khăn xếp, mặc áo the, cầm ô lục soạn đi vào. Người đó nhìn thấy Chiểu, vội bó ô, chắp tay vái. Chiểu cầm đũa chỉ người đó hỏi: "Ông cần gì tôi?". Người đó bảo: "Quan bác không nhận ra em à? Em là Hàn Soạn, trước ở Tiên Du, quan bác có lần cứu em khỏi tội". Chiều "à" một tiếng rồi mời ngồi. Hàn Soạn bảo: "Hồi đó có bọn trộm ở Cẩm Sơn bị lính huyện bắt, chúng vu cho em cầm đầu chúng nó. Quan bác khám nhà, thấy có đồ ăn trộm nhưng lờ đi cho". Chiểu bảo: "Phải rồi. Sau ông lễ tạ một chục nồi thóc với bộ đỉnh đồng". Hàn Soạn gật đầu.
Hàn huyên một lúc. Hàn Soạn hỏi: "Quan bác đi chùa Hương cầu gì?". Chiểu bảo: "Cầu tự". Hàn Soạn cười: "m thấy bà chị trong xe ngựa rồi. Bà chị cũng đã luống tuổi, có cầu tự thì Phật cũng cho nhưng mà cho ép. Trong chùa Hương có ni cô Huệ Liên là con gái tuần phủ Ninh Bình, xinh đẹp mà nết na lắm. Chán đời không thấy ai đáng mặt nên mới cắt tóc đi tu được nữa năm nay. Trong nửa năm, phép thiền chưa thấm được đâu. Quan bác nên cầu duyên rồi hãy cầu tự". Chiểu là người mê gái, nghe thấy vậy thích lắm, hỏi rằng: "Thế cầu duyên thì phải thế nào?". Hoàn Soạn không trả lời, mắt nhìn vào ve rượu. Chiểu biết ý, gọi thêm một suất ăn nữa.
Hàn Soạn ăn uống xong, bảo Chiểu: "Em vốn có quen ni cô Huệ Liên. Nàng cốt cách thanh cao, rất mê truyện anh hùng nghĩa khí. Trước nàng nghe truyện Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, cũng đã định cắt tóc cải trang đi theo. Cha nàng biết chuyện, giận lắm, nọc ra đánh. Sau này, vị hôn phu theo ông Ðề Thám, chết ở Phúc Yên, vì vậy mới phẫn chí đi tu. Việc quan bác đánh cố đạo Tây cả nước đều biết, ai cũng cảm phục. Nếu bác ngỏ ý thì việc tất thành". Chiểu mừng lắm, nghĩ một lúc rồi bảo: "Chuyện này khó. Kéo gái ra khỏi buồng khuê thì ta làm nhiều lần rồi, không sợ, nhưng kéo gái ra khỏi buồng Phật thì chịu, chưa làm bao giờ". Hàn Soạn cười: "Việc này có năm bước. Em quen hòa thượng trụ trì ở chùa Thiên Trù là nơi ni cô Huệ Liên ở đó. Ðến đấy, quan bác giả đò đau bụng rồi bảo bà chị cứ đi vào chùa Trong trước, quan bác đưa biếu hòa thượng một lạng vàng, nếu hòa thượng không nhận thì thôi, coi như hỏng việc. Nếu hòa thượng nhận, thế là được một bước. Ðêm đó hòa thượng cho quan bác nghỉ ngơi trong trai phòng, quan bác đưa cho em một lạng vàng để em lo gác bên ngoài, hòa thượng mời cơm chay, có ni cô hầu rượu. Quan bác ép ni cô uống một cốc rượu có pha thuốc mê, nếu ni cô không uống thì thôi, coi như hỏng việc. Nếu ni cô uống, thế là được hai bước. Dọn mâm xong, ni cô say thuốc, hòa thượng quay đi, quan bác bế ni cô lên giường, thế là được ba bước. Quan bác cởi y phục nhà chùa của ni cô ra, muốn làm gì thì làm, thế là bốn bước. Sáng hôm sau, ni cô tỉnh lại, hòa thượng với em vào, chửi mắng quan bác với ni cô làm nhục cửa thiền, bắt quan bác phải ký văn tự nhận ni cô về, quan bác nộp vào hòm công đức một lạng vàng xá tội, thế là năm bước". Chiểu cười: "Ðược, nhưng ông anh nói nhanh quá, thế là mấy lạng vàng?". Hàn Soạn bảo: "Ba lạng". Chiểu nghĩ ngợi: "Ba lạng thì ta có thể mua được sáu bà vợ". Hàn Soạn bảo: "Tùy quan bác, nhưng ni cô Huệ Liên thì chỉ có một". Chiểu bảo: "Ông nói phải". Nói xong, trả tiền rượu, dẫn Hàn Soạn ra xe. Bà Diêu hỏi: "Ai đấy?". Chiểu bảo: "Bạn tôi". Hàn Soạn chào bà Diêu rất cung kính rồi ngồi nép vào một góc xe, cái ô đặt lên đùi, mắt nhìn thẳng, cả chặng đường không nói năng gì.
Ðến bến Ðục vừa đúng giờ Ngọ. Người đi hội rất đông. Thuyền thúng đỗ chụm lại dưới suối Yến đến vài chục cái. Bà Diêu thuê một đò nhỏ có sáu chỗ ngồi, cả lượt đi lượt về màgiá chỉ tương đương với năm đấu gạo. Lái đò là một cô gái rất xinh, mau mồm miệng. Ðò lướt đi trên suối êm như ru, phong cảnh hữu tình. Mái chèo đong đưa rẽ sang hai bên những cây rong và cây lau nước. Và con chuồn chuồn kim, chuồn chuồn nước bay theo đậu cả bên sạp đò. Vào chùa Trình, bà Diêu dâng sớ. Chiểu đứng đằng sau, lầm rầm khấn: "Nếu Phật cho ni cô Huệ Liên, xin hậu tạ một bữa tiệc chay thật hậu".
Hàn Soạn thông thạo vùng này, đi đến đâu kể sự tích dến đấy, bà Diêu rất khâm phục. Thuyền đi ngược, thuyền đi xuôi, ai cũng chào nhau thật lễ độ.. Ði trên suối, con người như thoát tục, tự nhiên thấy cảm động, mới thấy mình sống ở đời thật bụi bặm.
Ðến bến Ðá, lái đò neo lại ngồi chờ. Hàn Soạn đi trước, bà Diêu và Chiểu đi theo. Xung quanh Thiên Trù chật ních người, khói hương ngào ngạt. Người bán hàng ngồi la liệt. Những hàng cơm và lều trọ dựng sơ sài bằng tre nứa nhưng sạch sẽ. Hàn Soạn dẫn Chiểu và bà Diêu vào chào hòa thượng trụ trì. Hòa thượng béo tốt, hồng hào, lông mày như vẽ, đôi mắt lờ đờ trông như mắt cá, không đoán được đấy là hiền hay ác, kiến thức nông hay sâu. Bà Diêu dâng lễ vật. Chiểu thấy hòa thượng gật đầu, thâu lễ vật rất thạo và nhanh, bèn nghĩ bụng: "Việc chắc thành". Ngồi một lát, nói dăm câu chuyện bâng quơ, thấy ni cô Huệ Liên bước ra chào, Chiểu liếc mắt, ngẫm lời Hàn Soạn nói quả không sai, bụng mừng lắm.
Cúng vái xong, Chiểu kêu đau bụng. Bà Diêu là người thật thà, không biết đấy là mưu của Hàn Soạn, cứ cuống quýt lên, Chiểu và Hàn Soạn dỗ mãi, bà Diêu mới để đồ đạc lại rồi vào chùa Trong một mình, vừa đi vừa áy náy không yên.
Chiểu ở lại, cứ y kế Hàn Soạn mà làm. Thương thay cho ni cô Huệ Liên, muốn đi tu để quên sự đời mà không trót được.
Huệ Liên tên thật là Ðỗ Thị Ninh, về làm vợ ba của Chiểu thì một năm sau sinh con trai đặt tên là Phạm Ngọc Phong.
Phạm Ngọc Phong được mười sáu tuổi thì mất cả cha lẫn mẹ. Hôm ấy là ngày tiệc làng 11 tháng Tư. Chiểu ra đình lễ, về nhà thấy người ngây ngất mới vào buồng nằm. Buổi chiều thấy gây gấy sốt, ăn có nữa bát cơm rồi bỏ mứa. Bà Diêu sai cô Ninh đi hái lá hương nhu, lá bưởi, lá tre về nấu nước xông. Chiểu không nghe. Sẵn nước nóng, cô Ninh mang đi tắm. Nữa đêm, thấy vợ ba thơm tho, Chiểu nổi máu phong tình. Sau cuộc mây mưa, người Chiểu cứ lịm đi, đến sáng thì mất. Cô Ninh sợ quá, khóc ầm lên. Bà Diêu giận lắm, mắng rằng: "Ðồ con đĩ. Tu không trót. Bây giờ lại giết chồng". Cô Ninh tủi phận, nghĩ mình bị lừa về làm vợ ba chẳng khác con ở, làm đủ việc nhà, ngủ với chồng cũng phải giấu giếm, bây giờ mang tiếng oan giết chồng, thế là đi tắt qua đê ra sông tự vẫn. ™ nhà đang nhập quan Chiểu thì đám chài ở sông vào báo vớt được xác cô ba. Bà Diêu đập đầu xuống đất than rằng: "Con dâm phụ thật là tiền oan nghiệp chướng". Hai đám tang một lúc, áo quan chàng đi trước, áo quan nàng theo sau. Chuyện này ầm ĩ cả vùng, ba chục năm sau người ta còn kể. Cánh hương lý trong làng thấy cơ hội làm tiền được, đòi khám nghiệm tử thi, coi cô Ninh chết do bức tử. Bà Diêu phải lo lót, bán đi năm mẫu ruộng mới yên chuyện.
Sau lần ấy, bà Diêu ốm nặng, thành người lẫn lộn, dở khôn dở dại.
Phong lớn lên, học chữ quốc ngữ. Tính nết Phong lông bông, ương ngạnh. Phong được ăn tự cả cơ ngơi hơn chục mẫu ruộng nhưng không thiết, tất cả giao cho chị gái quản lý. Chị Phong tên là Cẩm, con bà hai, ở vậy không lấy chồng, tính nết nhu mì, hiền thục.
Phong ra Hà Nội học, thỉnh thoảng mới về nhà. Một hôm, Phong dẫn về một người đàn bà hơn Phong đến chục tuổi, người cao lớn, đen đúa, răng vàng, bụng chửa khệ nệ. Phong bảo bà Cẩm: "Ðây là cô Lan, sinh viên trường thuốc, cháu của ông Tân Dân làm báo ngoài Hà Nội. Chúng em ăn ở với nhau được một năm rồi". Bà Cẩm tái mặt, ngồi im không biết nói sao. Cô Lan cúi đầu, mặt đỏ như gấc, tay mân mê tà áo may bằng thứ vải lụa Bom-bay, cổ khoét rộng, lộ một chuỗi dây chuyền bằng vàng. Bà Cẩm hỏi: "Thế cậu mợ tính sao?". Phong bảo: "Cô Lan ở nhà. Em ra Hà Nội hùn vốn làm báo". Bà Cẩm bảo: "Cậu ơi, nhà ta xưa nay làm ruộng, mổ thịt lợn. Tôi nghiệm những người bỏ quê ra ngoài múa may đều không ra gì. Cái chí của cậu, tôi là đàn bà không biết nói sao, chỉ khuyên cậu nên chừng mực thôi". Phong thọc hai tay vào túi áo vét, mỉm cười: "Merci". Bà Cẩm ngơ ra không hiểu em trai nói gì. Ðến bữa, cô Lan xơi có nữa bát cơm, ngồi gẩy gẩy từng hạt một. Có món canh khế nấu thịt nạc rất ngon, bà Cẩm chan vào bát ép ăn. Phong giãy nảy: "Chết, nhà em kiêng ăn hành". Bà Cẩm đỏ bừng mặt. Cơm xong, Phong phải ra chợ Kẻ Noi mua hai chiếc bánh dày cặp chả cho vợ ăn.
Cô Lan ở nhà một tuần đầu không ra khỏi buồng, chỉ toàn nằm đọc sách. Bà Cẩm sợ Phong, cứ nín nhịn không nói năng gì. Một hôm cô Lan hỏi bà Cẩm: "Nhà ta có bao nhiêu ruộng?". Bà Cẩm bảo: "Hơn chục mẫu. Cậu Phong bán đi tám mẫu mang tiền ra Hà Nội làm ăn. Nhà bây giờ còn ba mẫu. Lại còn một phản thịt lợn ở chợ Kẻ Noi". Cô Lan hỏi: "Phản thịt ai trông?". Bà Cẩm bảo: "Tôi thuê ông Bỉnh là người trong họ. Vốn mình bỏ ra, còn lãi chia đôi". Cô Lan bảo: "Từ mai tôi trông coi phản thịt". Hôm sau ra chợ xem xét, bụng mang dạ chửa nhưng cắt đắt việc đâu vào đấy, tiền nong rạch ròi, bà Cẩm với ông Bỉnh hãi lắm. Ông Bỉnh không dám ăn bớt một xu.
Bà Diêu ngày càng yếu, lẫn lộn, cứ quanh quẫn trong buồng, ỉa đái ngay chỗ nằm. Phong bảo: "Sao con mẹ này sống dai thế?". Cô Lan bảo: "Cho liều thuốc chuột là yên". Phong bảo: "Không cần, cứ để đói vài ngày". Nói xong quay ra bảo bà Cẩm: "Từ hôm nay đừng cho mẹ Cả ăn nữa, tám mươi hai tuổi rồi, sống làm quái gì?". Bà Cẩm sợ hãi: "Cậu ơi, cậu nghĩ lại đi, phải để phúc đức cho con cháu chứ?". Phong trừng mắt, bảo: "Con ác tặc này nó giết mẹ tôi chị có biết không?". Bà Cẩm cứ kêu khổ. Phong khóa cửa lại rồi cất chìa khóa vào túi áo vét.
Bà Diêu bị nhốt trong buồng, đói khát lắm, bốc cả phân ăn. Mỗi ngày một lần, Phong mở cửa khóa xem đã chết chưa. Ðến hơn nữa tháng, bà Diêu vẫn sống nhăn răng. Phong phát hoảng, bảo vợ: "Con mẹ này là phù thủy chắc? Hay nó luyện được thuốc trường sinh?". Cô Lan đến xem, thấy có một hạt cơm rơi ở dưới chân giường, cười nhạt bảo rằng: "Mẹ Cả anh còn sống lâu lắm. Khéo nó còn sống để chôn anh với tôi cơ đấy". Lại hỏi Phong: "Chìa khóa để đâu?". Phong chỉ vào áo vét treo ở tường. Cô Lan bảo: "Thảo nào. Anh đưa đây để tôi phá phép của con phù thủy này cho". Nói rồi cầm chìa khóa cho vào cái ví xách tay.
Khoảng nữa đêm, cô Lan bấu Phong dậy. Cái áo vét Phong treo ở sập gụ gian ngoài. Dưới bóng trăng mờ mờ, thấy một bóng đen đang lần sờ túi áo. Cô Lan cầm tay thước gỗ lim quật thẳng vào đầu bóng đen, chỉ nghe "ối" một tiếng rồi ngã vật xuống. Phong thắp đèn lên thấy bà Cẩm máu me đầm đìa trên trán. Cô Lan bảo: "Khổ quá, tôi cứ tưởng trộm". Phong gắt bà Cẩm: "Chị lần ra đây làm gì?". Bà Cẩm rên hừ hừ, mặt úp vào bát cơm nguội đầy máu trên sập gụ.
Ba ngày sau, bà Diêu mất. Phong làm ma tử tế, đặt tên hiệu là Ðoan Thuận. Còn bà Cẩm, vai trò quản lý lu mờ đi. Cô Lan đứng ra điều hành toàn bộ công việc. Ðứa con gái cô Lan đẻ đặt tên là Huệ. Cô Lan thuê một người vú để trông nom nó. Con bé lớn lên, kháu khỉnh, nhưng mẹ nó không thích nó. Việc nuôi dạy nó được giao hoàn toàn cho người vú và bà Cẩm.
Ông Tân Dân tên thật là Nguyễn Anh Thường. Trong làng báo, làng văn, ông khá nổi tiếng. Người ta cũng có trách ông là hay la liếm, ăn tham như mõ, nhưng việc đó không can hệ gì. Ông Tân Dân bảo Phong: "Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh". Phong chỉ gật đầu. Ông Tân Dân và Phong hùn vốn làm ăn, nói là làm báo, nhưng thực chỉ buôn giấy.
Một hôm, ông Tân Dân bảo Phong: "Tôi vừa xin được giấy phép buôn muối. Chú ra tay đi. Chú xuống Phát Diệm, ở đấy có cha Tất là người tôi quen. Việc lấy hàng cha Tất lo. Ta lên miền núi bán. Tôi đi Sơn La, tìm lão tri châu Cầm Vĩnh An bàn bạc". Phong gật đầu.
Phong đến Phát Diệm, tìm đến nhà thờ đá. Ðấy là một khu đất rộng đến vài ba mẫu gồm cả một hệ thống vừa công viên, vừa lăng tẩm, vừa nhà thờ, vừa trường dòng, xây cất rất công phu. Phía trước có một hồ bán nguyệt rộng, nước trong văn vắt, nhìn rõ cả những con cá bơi lội tung tăng. Lại có cả những núi đá giả đặt tượng Ðức Mẹ và Chúa Giêsu trắng toát. Phong đứng nhìn, lòng rất thán phục, bèn ngh thầm: "Mẹ khỉ, cả nước mình có lẽ chỉ có công trình này được gọi là công trình kiến trúc của muôn đời. Ðạo Thiên Chúa là thứ đạo gì ghê gớm vậy?"
Quanh quẫn một lúc, thấy có người bõ già đi ra dẫn Phong đi vào. Cha Tất còn trẻ, trắng trẻo, trán cao, có đôi mắt rất hóm. Ðọc xong thư của ông Tân Dân, cha Tất mời Phong ngồi, đoạn vẫy tay ra phía đằng sau. Có một thiếu niên mặc áo chùng đen bưng trà ra mời. Lại thấy hai thiếu niên cũng mặc áo chùng đen đứng sau lưng hầu quạt. Phong uống nước, thấy trà thơm lừng. Phong hỏi: "Thưa cha, việc chúng con nhờ cậy liệu có thành không?" Cha Tất nhỏ nhẹ: "Kinh Thánh nói:'Có ai trong anh em, khi con mình xin bánh lại cho nó hòn đá không?'. Con cứ yên tâm, cứ ở đây nghỉ rồi đâu vào đấy". Phong xin phép ra ngoài nhà trọ, Cha Tất bằng lòng.
Phong nằm trên gác nhà trọ, trời mưa tí tách. Kè kè một túi tiền nên Phong không dám đi đâu. Chủ quán trọ suốt ngày cứ ngồi ủ rũ trước hiên nhà trông ra ngoài đường. Phong buồn quá, hết đứng lại ngồi, giở đi giở lại cuốn truyện Trê Cóc in trên giấy bản, đọc đi đọc lại. Phong không biết nhà này có bao nhiêu người mà chẳng có ai đi ra đi vào gì cả. Một hôm, Phong đánh liều hỏi chủ quán: " đây có con điếm nào xinh không?". Chủ quán gật đầu. Phong bảo: "Gọi cho tôi một đứa". Chủ quán hỏi: "Ông thích loại còn tân hay đã mất tân?". Phong vỗ đùi đánh đét: "Còn tân thì nói gì nữa?". Chú quán đứng dậy, đi xuống nhà ngang, lát sau dẫn lên đứa con gái trạc mười lăm tuổi. Chủ quán bảo: "Ðây là con gái tôi". Phong uống nước, suýt nữa thì nghẹn.
Ðứa con gái mới lớn, chưa biết gì về chuyện hoa nguyệt, Phong cũng thương thương nhưng rồi tặc lưỡi: "Băn khoăn làm gì, tất cả rồi sẽ qua đi". Phong kéo nó lên gác, con bé vừa đi vừa làm dấu, miệng kêu tên chúa.
Ðược vài ngày, ông bõ già đến gặp Phong bảo: "Chuyện của cậu cha Tất lo xong rồi. Cậu về Hà Nội mà nhận hàng". Phong cầm giấy tờ, giao tiền cho ông bõ già, cứ thầm phục tay cha cố trẻ măng mà làm việc đâu vào đấy.
Phong về Hà Nội, tìm đến nhà ông Tân Dân. Ðây là lần đầu tiên Phong đến nhà riêng của lão. Phong bấm chuông gọi, một con chó Tây lao ra. Một người bồi đi sau gọi: "lu lu". Con chó cụp đuôi đi vào. Người bồi hỏi: "Ông cần gì?". Phong bảo: "Tôi là Phong". Nói rồi đưa danh thiếp rạ Người bồi bảo: "Ông Tân Dân đi Sơn La chưa về, nhưng có thư gửi ông để ở trong nhà. Mời ông vào gặp bà chủ". Phong đi theo người bồi vào nhà, thấy nhà cửa, đồ đặc sang trọng, bài trí rất có gu. Phong nghĩ thầm: "Lão này đểu. Thế mà cứ giả nghèo giả khổ. Lúc nào cũng vay tiền mình". Ngồi một lát, thấy có tiếng dép loẹt quẹt rồi một thiếu phụ trạc ba mươ tuổi đi ra. Phong đứng dậy chào, thấy thiếu phụ đẹp rất đài các. Thiếu phụ bảo: "Chào ông Phong. Tôi là Thiều Hoa. Ông nhà tôi có thư gửi ông". Hai người cùng ngồi, nói dăm câu chuyện bâng quơ, đại để như chuyện thời tiết, giá cả. Phong thấy Thiều Hoa lịch lãm, trong lòng thích lắm. Thiều Hoa khép vạt áo bảo: "Ông đọc thư đi". Nói xong mỉm cười. Phong cầm thư bảo: "Xin lỗi bà". Thư viết:
"Kính gửi ông Phong, bạn armour của tôi. Tôi đi Sơn La từ hôm 16 tháng Junons. Việc bán hàng cho Cầm Vĩnh An đã đâu vào đấy, chỉ chờ hàng lên là lấy tiền. Phiền ông lo giúp việc đưa hàng lên sớm ngày nào hay ngày ấy. Nếu cần thì ông lấy mấy tên người nhà cu/a tôi đi theo. Với trí mẫn tiệp và sự tháo vát của ông, tôi tin vạn sự như ý. Bệnh thấp khớp khiến tôi không về lo việc cùng ông được. Mong gặp ông ở Sơn La. Chúc ông với gia quyến bình an. Rất kính trọng ông. Ký tên: Tân Dân".
Phong đọc thư xong, cười nhạt. Thiều Hoa hỏi: "Thưa ông Phong, ông thấy công việc ra sao?". Phong bảo: "Thưa bà, xin bà đừng bận tâm, chồng bà là một thiên tài". Thiều Hoa đỏ mặt: "Ông quá khen, nhiều khi tôi thấy nhà tôi ích kỷ ghê gớm". Phong cười: "Ðấy cũng là một tính cách thiên tài". Thiều Hoa bảo: "Nhà tôi rất khen ông". Phong hỏi: "Thưa bà, về mặt nào?". Thiều Hoa bảo: "Nhà tôi bảo ông là một gentleman". Phong bảo: "Thư a bà, tôi muốn mời bà một bữa cơm nhạt ở phố Hàng Buồm. Nếu bà từ chối thì tôi không xứng với lời khen ấy". Thiều Hoa lưỡng lự rồi gật đầu.
Phong về nhà ( Phong có một nhà riêng ngoài phố) nghĩ ngợi: "Lão Tân Dân đểu thật, vốn mình bỏ ra, bao nhiêu công việc vất vả cũng mình, lão ấy chỉ ngồi hưởng. Ðược, xem lão ấy hưởng những gì". Bèn đứng dậy, gọi xe tay bảo đưa đến Hàng Buồm đặt tiệc. Ðến hiệu cao lâu, Phong gọi lão hoa kiều Vương Bình đến bảo: "Ngộ làm cho tôi một bữa ăn đặc biệt hai người. Cho nhiều thuốc kích dục vào". Vương Bình gật đầu.
Buổi chiều, Phong đến đón Thiều Hoa. Hai người ăn uống vui vẻ, đầu tiên giữ ý, về sau thuốc ngấm, cứ kề vai nhau lơi lả. Phong dìu Thiều Hoa vào buồng. Lão Vương Bình đóng cửa ngồi canh. Sau lần ấy, họ còn đi lại với nhau vài lần nữa. Thiều Hoa gặp Phong trẻ trung, thật như đại hạn gặp mưa rào. Hai người thề thốt sẽ sống với nhau.
Ðến ngày hẹn, Phong ra bến sông Cái nhận hàng rồi đi Sơn La.