Truyện thứ mười
Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp
Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát.
Nghe nói ngày xưa mẹ nàng bị ma chài, để nàng trong rừng. Nàng gầy gò, bé nhỏ, trông rất đáng thương. Nàng không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc váy áo đẹp. Thân phận côn hươn(1) nàng sống thui thủi như con chim cút.
ở Hua Tát, trên đường đi vào rừng ma, có cái miếu nhỏ. Miếu này thờ chàng Khó, người từng giết con hổ dữ ngày nào. Trong miếu có hòn đá nhỏ bằng nắm tay người, để trên bệ gạch. Hòn đá nhẵn thín như bào, sâu trong lớp đá có những vân đỏ li ti như mạch máu người. Ai muốn cầu xin thì sờ tay vào hòn đá, ghé sát miệng vào kể lể với nó. Hòn đá nằm trên bệ thờ từ bao đời rồi, chứng kiến rất nhiều cuộc đời, rất nhiều số phận. Hòn đá trở thành mốt thứ ngẫu vật thiêng liêng, ban đêm có người trông thấy hòn đá tỏa sáng như một cục lửá. Những nỗi đau khổ, những lời cầu xin tích tụ trong hòn đá nhỏ.
Một bận, có một người khách lạ từ dưới xuôi lên, ông ta cao lớn, cưỡi trên một con ngựa ô khỏe mạnh. ông rẽ vào nhà trưởng bản, thăm các bô lão, la cà khắp nơi đây đó, ông hiểu rất rõ phong tục ở bản. Dân bản Hua Tát đoán ông là người buôn cao hoặc lông thú hiếm. ông rất nhiều tiền, cư xử hào hiệp và sang trọng lắm. Một bữa, ông khách qua miếu chàng Khó, trông thấy hòn đá định cầm lên xem. Nhưng thật lạ lùng, ông không làm sao nhấc được hòn đá lên khỏi bệ thờ. Ngạc nhiên, ông về gọi dân bản đến xem. Người ta xúm xít xung quanh miếu nhỏ. ông khách thử cho từng người lần lượt vào miếu để nhấc hòn đá lên tay, nhưng đều bất lực. Hòn đá nặng đến kinh người.
- Chắc có chuyện gì uẩn khúc? - ông khách căn vặn mọi người. - Trong bản liệu còn có ai chưa đến miếu này nhấc thử?
Người ta soát lại thấy thiếu Sinh. Người ta quên bẵng mất nàng.
Ông khách bảo với mọi người đi tìm Sinh đến. Nàng đang đi đào củ mài mãi trong nguồn nước. Sinh đến miếu thờ. Mọi người rẽ lối cho nàng. Ông khách bảo nàng nhấc thử hòn đá. Như có phép lạ, Sinh nhấc hòn đá lên tay dễ dàng như bởn. Mọi người ngạc nhiên, tất cả reo hò sửng sốt. Sinh cầm hòn đá đưa cho ông khách. ánh sáng mặt trời chiếu vào đôi bàn tay nàng, đôi tay chai sạn, ngón không ra ngón. Sinh bóp khẽ vào cái ngẫu vật thiêng liêng. Hòn đá bỗng tan thành nước trước mắt mọi người. Những giọt nước ấy trong như nước mắt, chảy qua kẽ tay nàng rơi xuống mặt đất, in hình trên đó như những ngôi sao. Ông khách lặng người rồi khóc. ông xin dân bản được đón Sinh đi. ông sắm váy mới, áo mới cho nàng. Sinh bỗng trở nên xinh đẹp lạ thường.
Hôm sau, ông khách rời bản Hua Tát ra đi. Người ta đồn rằng về sau Sinh rất sung sướng. Ông khách là một Hoàng đế cải trang vi hành. ở Hua Tát, con đường rải đá đi ra bên ngoài thung lũng, con đường nhỏ, vừa lối đi, hai bên đầy cây mè loi , tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì, con đường đó được gọi là Đường Nàng Sinh.
Cái con đường ấy còn đến bây giờ.
(1) Đẳng cấp thấp nhất
Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát.
Nghe nói ngày xưa mẹ nàng bị ma chài, để nàng trong rừng. Nàng gầy gò, bé nhỏ, trông rất đáng thương. Nàng không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc váy áo đẹp. Thân phận côn hươn(1) nàng sống thui thủi như con chim cút.
ở Hua Tát, trên đường đi vào rừng ma, có cái miếu nhỏ. Miếu này thờ chàng Khó, người từng giết con hổ dữ ngày nào. Trong miếu có hòn đá nhỏ bằng nắm tay người, để trên bệ gạch. Hòn đá nhẵn thín như bào, sâu trong lớp đá có những vân đỏ li ti như mạch máu người. Ai muốn cầu xin thì sờ tay vào hòn đá, ghé sát miệng vào kể lể với nó. Hòn đá nằm trên bệ thờ từ bao đời rồi, chứng kiến rất nhiều cuộc đời, rất nhiều số phận. Hòn đá trở thành mốt thứ ngẫu vật thiêng liêng, ban đêm có người trông thấy hòn đá tỏa sáng như một cục lửá. Những nỗi đau khổ, những lời cầu xin tích tụ trong hòn đá nhỏ.
Một bận, có một người khách lạ từ dưới xuôi lên, ông ta cao lớn, cưỡi trên một con ngựa ô khỏe mạnh. ông rẽ vào nhà trưởng bản, thăm các bô lão, la cà khắp nơi đây đó, ông hiểu rất rõ phong tục ở bản. Dân bản Hua Tát đoán ông là người buôn cao hoặc lông thú hiếm. ông rất nhiều tiền, cư xử hào hiệp và sang trọng lắm. Một bữa, ông khách qua miếu chàng Khó, trông thấy hòn đá định cầm lên xem. Nhưng thật lạ lùng, ông không làm sao nhấc được hòn đá lên khỏi bệ thờ. Ngạc nhiên, ông về gọi dân bản đến xem. Người ta xúm xít xung quanh miếu nhỏ. ông khách thử cho từng người lần lượt vào miếu để nhấc hòn đá lên tay, nhưng đều bất lực. Hòn đá nặng đến kinh người.
- Chắc có chuyện gì uẩn khúc? - ông khách căn vặn mọi người. - Trong bản liệu còn có ai chưa đến miếu này nhấc thử?
Người ta soát lại thấy thiếu Sinh. Người ta quên bẵng mất nàng.
Ông khách bảo với mọi người đi tìm Sinh đến. Nàng đang đi đào củ mài mãi trong nguồn nước. Sinh đến miếu thờ. Mọi người rẽ lối cho nàng. Ông khách bảo nàng nhấc thử hòn đá. Như có phép lạ, Sinh nhấc hòn đá lên tay dễ dàng như bởn. Mọi người ngạc nhiên, tất cả reo hò sửng sốt. Sinh cầm hòn đá đưa cho ông khách. ánh sáng mặt trời chiếu vào đôi bàn tay nàng, đôi tay chai sạn, ngón không ra ngón. Sinh bóp khẽ vào cái ngẫu vật thiêng liêng. Hòn đá bỗng tan thành nước trước mắt mọi người. Những giọt nước ấy trong như nước mắt, chảy qua kẽ tay nàng rơi xuống mặt đất, in hình trên đó như những ngôi sao. Ông khách lặng người rồi khóc. ông xin dân bản được đón Sinh đi. ông sắm váy mới, áo mới cho nàng. Sinh bỗng trở nên xinh đẹp lạ thường.
Hôm sau, ông khách rời bản Hua Tát ra đi. Người ta đồn rằng về sau Sinh rất sung sướng. Ông khách là một Hoàng đế cải trang vi hành. ở Hua Tát, con đường rải đá đi ra bên ngoài thung lũng, con đường nhỏ, vừa lối đi, hai bên đầy cây mè loi , tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì, con đường đó được gọi là Đường Nàng Sinh.
Cái con đường ấy còn đến bây giờ.
(1) Đẳng cấp thấp nhất