CHUYệN Sư THIềU
Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp
Sư Thiều mồ côi cha mẹ. Năm 15 tuổi có người trông thấy tướng lạ bảo: Nên xuất gia, trong trần gian không có chỗ chứa cậu . Sư Thiều nghe lời, đi du phương nhiều nơi, tìm hiểu qua nhiều bậc thiện tri thức nhưng chẳng ngộ. Sư Thiều nói: Nay phật ở nơi không có Phật. Lại nói:
Đạo không tâm hợp người
Người không tâm hợp đạo.
Sư Thiều tìm thấy một nền chùa cũ bèn phát công đức, tìm cách tu dựng lại, không hiểu sao gọi là Bạch xỉ tự (Chùa trắng răng). Sư Thiều hay đọc thơ, có câu:
Cô luân độc chiếu giang sơn tịnh
Tự tiếu nhất thinh thiên địa kinh.
Nghĩa là:
Một vầng riêng chiếu non sông lặng
Chợt cười một tiếng đất trời kinh.
Lại có câu:
Lộ phùng kiếm khách tu trình kiếm
Bất thị thi nhân mạc hiến thi
Nghĩa là:
Gặp tay kiếm khách nên trình kiếm
Chẳng phải nhà thơ chớ hiến thơ.
Sư Thiều bảo: Phật dạy con người tu một cách thực tế, tìm lại bản lai diện mục của mình. Phật quá thực tế nên không phải ai cũng hiểu.
*
Tôi và Quyên về nhà. Dì Lưu nước mắt lã chã gọi: Cháu! Cháu ơi! Quyên ngồi bên giường bảo: Bố mẹ cháu nhớ ngày giỗ ông nhưng bận không về được, bảo gửi cho cô chú ít tiền. Dì Lưu bảo: Cô chú không cần tiền, chỉ cần tình cảm. Quyên lấy ở túi ra năm triệu đồng đưa cho dì Lưu. Quyên bảo: Chị cho Mị cái áo. Cái Mị cười bẽn lẽn bảo: Em cám ơn chị. Tôi bảo dì Lưu: Cháu về đây. Tôi nhét trả dì Lưu hai nghìn đồng xuống gối rồi về.
ở nhà đang tuốt lúa. Chị Ngữ hỏi: Con bé Quyên có xinh không? Tôi bảo: Xinh!
ăn cơm xong thì tối mịt. Trời đổ mưa rào. Sấm sét nổ vang trời. Cả nhà tôi lục đục chuyển thóc ra khỏi chỗ dột. Xong mọi việc thì đồng hồ đã 11 giờ khuya. Trời vẫn mưa. Tôi bỗng thấy bồn chồn lòng dạ, không ngồi yên được. Tôi bảo mẹ tôi: Con muốn ra đồng bắt ếch. Mưa này có nhiều ếch. Mẹ tôi bảo: Con không sợ sấm sét ư con? Tôi cười.
Mẹ tôi chẳng hiểu nụ cười của tôi đâu. Tôi cười như một tên thổ phỉ, cười như một gã nặc nô, cười như một tên quỷ sứ cười móng chân tay mình sao lại đen dài như thế.
BàI HáT PHụ ĐóNG BắT ếCH
Hồn ếch ta đã về đây
Phải nằm khô cạn, ta nay lên bờ
ở bờ những hốc cùng hang
Chăn chiếu chẳng có trăm đường xót xa
Lạy trời cho đến tháng ba
Được trận mưu lớn ta ra ngồi ngoài
Ngồi ngoài rộng rãi thảnh thơi
Phòng khi mưa nắng ngồi ngoài kiếm ăn
Trước kia ta vẫn tu thân.
Ta tu chẳng được thì thân ta hèn
Ta gặp thằng bé đen đen
Nó đứng nó nhìn nó chẳng nói chi
Ta gặp thằng bé đen sì.
Tay thì cái giỏ tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh thay
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy ngoé con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ son son dài dài
ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
ếch tôi ở tận hang cùng
Bên bờ rau muống phía trong bè dừa
Thằng Măng là con chú Tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng Hành cho chí thằng Hoa
Mắm muối cho vào cay hỡi đắng cay
Bụt ơi bụt hiện xuống đây
Lượm oan hồn ếch đón bay về trời
Trăm năm lẫn lộn khóc cười
Kiếp ếch kiếp người cay hỡi đắng cay...
Đồng vắng lặng. Tiếng ếch ộp oạp. Tiếng ễnh ương rất vang, rất to. Tiếng côn trùng rỉ rắc.
Mưa
Mưa miên man.
Tôi cầm đèn pin, chân xéo bừa lên các chân rạ ẩm ướt. ếch có nhiều, đờ đẫn dưới ánh đèn, chỉ cần bắt cho vào rọ. Sấm sét nổ vang trời. Chớp lóe sáng. Vũ trụ mở ra vô cùng vô tận. Gió ào ào, nghe như có muôn vàn cánh chim bay đang vỗ trên đầu. Một cảm giác kinh dị xâm chiếm toàn thân khiến tôi bủn rủn. Tôi rõ ràng thấy có một bóng hình vĩ đại đang lướt nhanh qua, đang chuyển vận mãnh liệt trên đầu. Tôi nằm áp xuống bờ rạ, tâm trạng bàng hoàng, thổn thức. Tôi tin chắc ở lực lượng siêu việt bên trên tôi kia, đang chuyển vận rầm rộ kia, thấu hiểu tất cả, phân minh lắm, rạch ròi, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện trong tâm linh con người, có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận. Điều ấy khiến tôi an lòng.
Tôi đã đúng
Tôi an lòng bởi sự lựu chọn hình thức
biểu đạt này
Hình thức khó khăn, tầm thường,
vô nghĩa, phù phiếm
Để sáng danh giá trị thiện tri thức
Trên cánh đồng hoang này
Cánh đồng hoang của mê muội và cái ác
nhởn nhơ
Ai đấy?
Ai cất lên tiếng sáo nỉ non trong đêm
Và những anh linh nào, nhũ ng hồn ma
nào quờ quạng
Tiếng thở nào rất khẽ
Nụ cười nào rất khẽ
Cất lên ghê rợn từ hàm răng trắng
Những tiếng thì thầm nào
Những lời rên rỉ côn trùng, không nghĩa lý gì
Chỉ riêng tiếng sáo mục đong nhỏ nhoi,
Đi hoang trên cánh đồng lòng
Đi hoang trên cánh đồng người
Kẻ tha nhân nào sống sót
Gã tri âm nào lắng nghe
Cội rễ nào gọi về
Rung tiếng tơ đồng
Đêm vô minh này còn ai thức chong
Ai rảo bảo phiêu du trên đông
Trong cõi trần ai mênh mông
Mưa ngớt dần. Tôi đi qua khoảnh ruộng này, khoảnh ruộng khác. Bọn ếch củng biến đâu mất. Thỉnh thoảng chỉ thấy một con nhái bén phóng vèo theo rạch nước. Thấp thoáng chân trời phía vòng cung Đông Sơn ánh lửa le lói. Tôi cảm giác thấy mình lạc hướng. Tôi không biết bây giờ là mấy giờ nhưng bỗng nhiên nghe thấy tiếng gà kêu. Tiếng gà kêu khắc khoải, chẳng trình tự gì, khi đổ hồi khi tiếng một. Tôi đi lúc lâu chẳng thấy có con ếch nào, bỗng nhiên nhận ra mình đã lạc đến tận rạch sông Cấm lúc nào chẳng biết. Trên trời, đơn độc một vì sao Mai.
Mãi đến tận mờ sáng tôi mới lần về đến rìa làng. Không khí rất sạch. Làng quê quen thuộc, yên tĩnh. Sau mưa, quang cảnh hiện lên vừa đỏm dáng, vừa tinh khiết.
Qua nhà thím Nhung, tôi dừng lại. Ngôi nhà nhỏ nép ven đường. Phiên liếp hé mở. Một bóng người vội vã lách ra. Người ấy trông trước trông sau rồi vụt chạy nhanh khuất sau bụi duối. Trộm chăng? Tôi định kêu lên thì nhận ra chú Phụng. Một lát, thím Nhung mở cửa bước ra, vẻ bình thản, mặc bộ đồ váy ngủ phong phanh. Thím Nhung hơn ba mươi tuổi, người cân đối, xinh đẹp.
Tôi xách giỏ ếch đi sau chú Phụng. Đến chỗ rẽ, chú Phụng ngoái lại thấy tôi. Chú Phụng hỏi: ếch có nhiều không? Tôi không trả lời. Chú Phụng thoáng giật mình. Chú căn vặn: Mày sao thế? Tôi bỗng thấv buồn da diết. Tôi buồn cho thím Nhung, buồn cho chú Phụng, cho ông giáo Quỳ.
Tôi buồn cho tôi.
Chú Phụng bỏ đi, vẻ bất cần. Tôi về nhà. Hóa ra cũng chỉ có khoảng hai chục con ếch. Chị Ngữ bảo: Chẳng bõ. Thế mà cũng đi suốt đêm. Mẹ tôi cười: Chắc cu cậu vừa bắt ếch, vừa ngủ gật. Cái Minh sửa soạn đến trường để sinh hoạt hè. Nó mặc quần phăng xanh, áo trắng, đây là bộ diện nhất mà nó chỉ mặc trong dịp hè. Cái Minh ghé tai tôi bảo: Em biết anh đi đâu rồi, nhưng em không nói. Không phải anh đi bắt ếch. Cái Minh cười. Tôi nhìn vào mắt nó. Nó biết. Tôi đâu ngờ rằng chỉ vài giờ sau tôi đã phải khóc nó. Nó biết, đơn giản vì gần như nó đã trải qua, thấu suốt. Đến lúc ấy, lúc nó chết, chỉ còn hơn bốn giờ nữa để nó đùa cợt và ngộ cho xong hết thảy mọi điều. Mẹ tôi bảo: Con mang mấy con ếch sang cho nhà bác giáo Quỳ nhắm rượu. Tôi bảo: Vâng.
Nói xong đi tắm.
Mẹ tôi và chị Ngữ ra đồng dỡ lạc. Đấy cũng là công việc của tôi buổi sáng. Tôi xách xâu ếch qua nhà ông giáo Quỳ. Qua nhà dì Lưu thấy Quyên gọi: Anh gì ơi!. Tôi bảo. Tôi là Nhâm. Cái Mị đâu rồi? Quyên bảo: Mị đến trường. Anh đi đâu cho tôi đi với.
Chúng tôi đến nhà ông giáo Quỳ.
Sư Thiều mồ côi cha mẹ. Năm 15 tuổi có người trông thấy tướng lạ bảo: Nên xuất gia, trong trần gian không có chỗ chứa cậu . Sư Thiều nghe lời, đi du phương nhiều nơi, tìm hiểu qua nhiều bậc thiện tri thức nhưng chẳng ngộ. Sư Thiều nói: Nay phật ở nơi không có Phật. Lại nói:
Đạo không tâm hợp người
Người không tâm hợp đạo.
Sư Thiều tìm thấy một nền chùa cũ bèn phát công đức, tìm cách tu dựng lại, không hiểu sao gọi là Bạch xỉ tự (Chùa trắng răng). Sư Thiều hay đọc thơ, có câu:
Cô luân độc chiếu giang sơn tịnh
Tự tiếu nhất thinh thiên địa kinh.
Nghĩa là:
Một vầng riêng chiếu non sông lặng
Chợt cười một tiếng đất trời kinh.
Lại có câu:
Lộ phùng kiếm khách tu trình kiếm
Bất thị thi nhân mạc hiến thi
Nghĩa là:
Gặp tay kiếm khách nên trình kiếm
Chẳng phải nhà thơ chớ hiến thơ.
Sư Thiều bảo: Phật dạy con người tu một cách thực tế, tìm lại bản lai diện mục của mình. Phật quá thực tế nên không phải ai cũng hiểu.
*
Tôi và Quyên về nhà. Dì Lưu nước mắt lã chã gọi: Cháu! Cháu ơi! Quyên ngồi bên giường bảo: Bố mẹ cháu nhớ ngày giỗ ông nhưng bận không về được, bảo gửi cho cô chú ít tiền. Dì Lưu bảo: Cô chú không cần tiền, chỉ cần tình cảm. Quyên lấy ở túi ra năm triệu đồng đưa cho dì Lưu. Quyên bảo: Chị cho Mị cái áo. Cái Mị cười bẽn lẽn bảo: Em cám ơn chị. Tôi bảo dì Lưu: Cháu về đây. Tôi nhét trả dì Lưu hai nghìn đồng xuống gối rồi về.
ở nhà đang tuốt lúa. Chị Ngữ hỏi: Con bé Quyên có xinh không? Tôi bảo: Xinh!
ăn cơm xong thì tối mịt. Trời đổ mưa rào. Sấm sét nổ vang trời. Cả nhà tôi lục đục chuyển thóc ra khỏi chỗ dột. Xong mọi việc thì đồng hồ đã 11 giờ khuya. Trời vẫn mưa. Tôi bỗng thấy bồn chồn lòng dạ, không ngồi yên được. Tôi bảo mẹ tôi: Con muốn ra đồng bắt ếch. Mưa này có nhiều ếch. Mẹ tôi bảo: Con không sợ sấm sét ư con? Tôi cười.
Mẹ tôi chẳng hiểu nụ cười của tôi đâu. Tôi cười như một tên thổ phỉ, cười như một gã nặc nô, cười như một tên quỷ sứ cười móng chân tay mình sao lại đen dài như thế.
BàI HáT PHụ ĐóNG BắT ếCH
Hồn ếch ta đã về đây
Phải nằm khô cạn, ta nay lên bờ
ở bờ những hốc cùng hang
Chăn chiếu chẳng có trăm đường xót xa
Lạy trời cho đến tháng ba
Được trận mưu lớn ta ra ngồi ngoài
Ngồi ngoài rộng rãi thảnh thơi
Phòng khi mưa nắng ngồi ngoài kiếm ăn
Trước kia ta vẫn tu thân.
Ta tu chẳng được thì thân ta hèn
Ta gặp thằng bé đen đen
Nó đứng nó nhìn nó chẳng nói chi
Ta gặp thằng bé đen sì.
Tay thì cái giỏ tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh thay
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy ngoé con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ son son dài dài
ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
ếch tôi ở tận hang cùng
Bên bờ rau muống phía trong bè dừa
Thằng Măng là con chú Tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng Hành cho chí thằng Hoa
Mắm muối cho vào cay hỡi đắng cay
Bụt ơi bụt hiện xuống đây
Lượm oan hồn ếch đón bay về trời
Trăm năm lẫn lộn khóc cười
Kiếp ếch kiếp người cay hỡi đắng cay...
Đồng vắng lặng. Tiếng ếch ộp oạp. Tiếng ễnh ương rất vang, rất to. Tiếng côn trùng rỉ rắc.
Mưa
Mưa miên man.
Tôi cầm đèn pin, chân xéo bừa lên các chân rạ ẩm ướt. ếch có nhiều, đờ đẫn dưới ánh đèn, chỉ cần bắt cho vào rọ. Sấm sét nổ vang trời. Chớp lóe sáng. Vũ trụ mở ra vô cùng vô tận. Gió ào ào, nghe như có muôn vàn cánh chim bay đang vỗ trên đầu. Một cảm giác kinh dị xâm chiếm toàn thân khiến tôi bủn rủn. Tôi rõ ràng thấy có một bóng hình vĩ đại đang lướt nhanh qua, đang chuyển vận mãnh liệt trên đầu. Tôi nằm áp xuống bờ rạ, tâm trạng bàng hoàng, thổn thức. Tôi tin chắc ở lực lượng siêu việt bên trên tôi kia, đang chuyển vận rầm rộ kia, thấu hiểu tất cả, phân minh lắm, rạch ròi, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện trong tâm linh con người, có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận. Điều ấy khiến tôi an lòng.
Tôi đã đúng
Tôi an lòng bởi sự lựu chọn hình thức
biểu đạt này
Hình thức khó khăn, tầm thường,
vô nghĩa, phù phiếm
Để sáng danh giá trị thiện tri thức
Trên cánh đồng hoang này
Cánh đồng hoang của mê muội và cái ác
nhởn nhơ
Ai đấy?
Ai cất lên tiếng sáo nỉ non trong đêm
Và những anh linh nào, nhũ ng hồn ma
nào quờ quạng
Tiếng thở nào rất khẽ
Nụ cười nào rất khẽ
Cất lên ghê rợn từ hàm răng trắng
Những tiếng thì thầm nào
Những lời rên rỉ côn trùng, không nghĩa lý gì
Chỉ riêng tiếng sáo mục đong nhỏ nhoi,
Đi hoang trên cánh đồng lòng
Đi hoang trên cánh đồng người
Kẻ tha nhân nào sống sót
Gã tri âm nào lắng nghe
Cội rễ nào gọi về
Rung tiếng tơ đồng
Đêm vô minh này còn ai thức chong
Ai rảo bảo phiêu du trên đông
Trong cõi trần ai mênh mông
Mưa ngớt dần. Tôi đi qua khoảnh ruộng này, khoảnh ruộng khác. Bọn ếch củng biến đâu mất. Thỉnh thoảng chỉ thấy một con nhái bén phóng vèo theo rạch nước. Thấp thoáng chân trời phía vòng cung Đông Sơn ánh lửa le lói. Tôi cảm giác thấy mình lạc hướng. Tôi không biết bây giờ là mấy giờ nhưng bỗng nhiên nghe thấy tiếng gà kêu. Tiếng gà kêu khắc khoải, chẳng trình tự gì, khi đổ hồi khi tiếng một. Tôi đi lúc lâu chẳng thấy có con ếch nào, bỗng nhiên nhận ra mình đã lạc đến tận rạch sông Cấm lúc nào chẳng biết. Trên trời, đơn độc một vì sao Mai.
Mãi đến tận mờ sáng tôi mới lần về đến rìa làng. Không khí rất sạch. Làng quê quen thuộc, yên tĩnh. Sau mưa, quang cảnh hiện lên vừa đỏm dáng, vừa tinh khiết.
Qua nhà thím Nhung, tôi dừng lại. Ngôi nhà nhỏ nép ven đường. Phiên liếp hé mở. Một bóng người vội vã lách ra. Người ấy trông trước trông sau rồi vụt chạy nhanh khuất sau bụi duối. Trộm chăng? Tôi định kêu lên thì nhận ra chú Phụng. Một lát, thím Nhung mở cửa bước ra, vẻ bình thản, mặc bộ đồ váy ngủ phong phanh. Thím Nhung hơn ba mươi tuổi, người cân đối, xinh đẹp.
Tôi xách giỏ ếch đi sau chú Phụng. Đến chỗ rẽ, chú Phụng ngoái lại thấy tôi. Chú Phụng hỏi: ếch có nhiều không? Tôi không trả lời. Chú Phụng thoáng giật mình. Chú căn vặn: Mày sao thế? Tôi bỗng thấv buồn da diết. Tôi buồn cho thím Nhung, buồn cho chú Phụng, cho ông giáo Quỳ.
Tôi buồn cho tôi.
Chú Phụng bỏ đi, vẻ bất cần. Tôi về nhà. Hóa ra cũng chỉ có khoảng hai chục con ếch. Chị Ngữ bảo: Chẳng bõ. Thế mà cũng đi suốt đêm. Mẹ tôi cười: Chắc cu cậu vừa bắt ếch, vừa ngủ gật. Cái Minh sửa soạn đến trường để sinh hoạt hè. Nó mặc quần phăng xanh, áo trắng, đây là bộ diện nhất mà nó chỉ mặc trong dịp hè. Cái Minh ghé tai tôi bảo: Em biết anh đi đâu rồi, nhưng em không nói. Không phải anh đi bắt ếch. Cái Minh cười. Tôi nhìn vào mắt nó. Nó biết. Tôi đâu ngờ rằng chỉ vài giờ sau tôi đã phải khóc nó. Nó biết, đơn giản vì gần như nó đã trải qua, thấu suốt. Đến lúc ấy, lúc nó chết, chỉ còn hơn bốn giờ nữa để nó đùa cợt và ngộ cho xong hết thảy mọi điều. Mẹ tôi bảo: Con mang mấy con ếch sang cho nhà bác giáo Quỳ nhắm rượu. Tôi bảo: Vâng.
Nói xong đi tắm.
Mẹ tôi và chị Ngữ ra đồng dỡ lạc. Đấy cũng là công việc của tôi buổi sáng. Tôi xách xâu ếch qua nhà ông giáo Quỳ. Qua nhà dì Lưu thấy Quyên gọi: Anh gì ơi!. Tôi bảo. Tôi là Nhâm. Cái Mị đâu rồi? Quyên bảo: Mị đến trường. Anh đi đâu cho tôi đi với.
Chúng tôi đến nhà ông giáo Quỳ.