watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lũy Hoa-Phần III - tác giả Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng

Phần III

Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng

Hoa đua nở trên những dinh đào lóng lánh hạt ngọc sương đêm. ửng hồng một vùng trời rộng. Một buổi sáng êm dịu như đang thuở thanh bình. Làng hoa ngoại thành lâng lâng như một cảnh đào nguyên, in trên nền xanh mềm mại của những bụi tre thanh thoát. Mắt ta nhường không trông thấy những cây đào, cành đào, lá đào, mà chỉ thấy như tưng bừng trẩy hội, muôn vàn cánh hoa vừa tỉnh giấc mơ đang tỏa ánh hồng ra mọi vật chung quanh, làm cho trời, đất, làng xóm đều thắm tươi và có một cái gì huyền ảo. Hoa mai điểm duyên cho màu hồng thêm mơn mởn, vừng đào làm tôn cái phong cách thanh tao của hoa mai trắng tinh không gợn bụi. Có tiếng chim hót véo von. Hình như không phải là gió, mà là tiếng chim rung rung những cánh hoa đào. Người ta cảm thấy yêu đời, lòng nhẹ nhàng phơi phới. Người ta như không nghĩ gì cả ngoài cái thú được đắm say trong màu sắc, trong niềm vui của sự sống, trong cái êm ái của mùa xuân.
Người ta mơ màng như ra ngoài cái thế giới hữu hình. Ta càng xao xuyến khi lạc vào giữa dinh đào. ở đây, những cánh bướm cùng một màu như hoa. Những luống đất, những bóng cây cũng đều óng ánh màu hồng. ở đây sạch sẽ phong quang. Thể xác không còn nặng trĩu mà như cất cánh. Tâm hồn được giải phóng, chơi vơi trong hương sắc, mênh mang như tạo vật. Ta chợt nghe tiếng nói thanh thanh của mấy cô gái hàng hoa. Ta thấy Nhân giữa những người bạn gái. Họ cùng một lứa tuổi mười chín đôi mươi. Ta tưởng như họ nhởn nhơ vui thú trong vườn đào mai cũng đương độ đào tơ như họ. Mắt họ đều sáng như gương. Má họ như xoa phơn phớt phấn hồng. Viền môi họ bóng và thắm tươi. Hào quang của vườn hoa, lung linh ánh mặt trời nhẹ như tơ, quá ện lấy họ và reo vui. Môi họ nở nụ cười với vườn hoa hân hoan chào đón. Nhân đứng dưới một gốc cây đào già, thân và cành khô quánh, gân guốc và cổ kính, khổ luyện như những cây cảnh trăm năm. Sức sống ở đây được ghìm lại để đợi thời đang tràn ra những giọt nhựa quá ện vào thân vào cành, trong như hổ phách, lớp lớp như thạch nhũ. Cái cây bám sâu xuống đất, như để hưởng thụ cho hết những tinh hoa của màu mỡ. Nhưng nó vẫn nâng lên, ạiêu thoát như mây gió, cả một đài hoa đồ sộ, rực rỡ, kiêu kỳ, có vẻ thách thức người chơi hoa muốn lấy bao nhiêu cũng không hết được. Nhân vịn một cành đẹp nhất để cắt. Tiếng Nhân cười ròn rã.
-Cành này còn nhiều nụ, ra giêng nở thì vừa đẹp. Tiếng một cô bạn cười đá p lại:
-Hoa năm nay đẹp quá . Chả bù cho ngày đói năm ngoái, mất cả mùa hoa. Cô bạn cầm một cành hoa vừa cắt. Hoa ánh vào mặt. Mặt ánh vào hoa. Trong cái cảnh thanh bình ấy, ta tưởng như mấy cô con gái đang chuẩn bị những cành đào để bán cho những người Hà Nội yên vui đang rạo rực sắm tết đón xuân. Nhưng không! Xa xa vọng lại tiếng sấm ran ran của đại bác, rồi tiếng nổ của những tràng liên thanh cục cục cục... tằng tằng tằng... Cái thực tế của chiến tranh trở lại với những người đang nhởn nhơ với xứ hoa của họ. Chiến tranh chưa lan tới đây, nhưng vườn đào mai đã chịu cái ảnh hưởng khắc nghiệt của nó. Đã lâu những người chủ hoa không lui tới săn sóc vườn hoa. Cỏ đã mọc rậm rì trên các luống. Trên mặt đất, đầy những xác hoa bị rập vùi. Trong vắng lặng, như có ai rung mạnh gốc cây, khắp dinh đào, những cành hoa tươi không còn ai dùng đến, đang ầm thầm tự rụng. Hoa rụng chung quanh Nhân và các cô bạn. Hoa rơi trên nếp khăn vuông, trên vai áo, hoa rơi dưới chân và bị họ dẵm lên. Phía có tiếng súng tức là nội thành, các cô nhìn thấy những cột khói bốc lên đen nghịt bầu trời.
Trời ở đấy và trời ở đây là hai cảnh trái ngược. Cả vườn đào rung chuyển sau một tiếng bom nổ dữ dội, rồi lại những tiếng bom nổ dồn dập. Trời ở phía Hà Nội càng mù mịt. Trong vườn, hoa càng rụng tả tơi. Những đàn chim bay ngơ ngác, như mang theo đi một chút ánh hồng. ầm ì tiếng động cơ của máy bay mỗi lúc một gần, làm rối loạn cảnh thanh bình và tối sầm niềm vui trong trẻo. Người ta cảm thấy bão táp đang cuốn về đây, nơi mà màu sắc và cảnh xuân đang như mời người ta hưởng thụ. Nhân nhắm nghiền mắt lại, và hình dung thấy Dân nép mình bên những chiến lđá . Tim Nhân nhói đau. Nhân lắc đầu để xua đuổi một ý nghĩ gở. Nhân cắt nhanh cái cành hoa. Đôi mắt mơ màng như thấy cành hoa đang được các chiến sĩ nâng niu. Một chị nói:
-Nhân ơi! Nó ném bom thế kia thì trong ấy các anh chạy đi đâu? Nghĩ mà thương quá . Một chị khác:
-Không có các anh thì làm gì chúng mình còn ở đây mà ăn tết! Chị trên:
-Thấm thoát một tháng rồi
-ở đây mình vẫn vững như đồng. Nhân ơi, mày kể chuyện các anh đi.
-Kể mãi rồi.
-Kể nữa cơ.
-à, tao quên chưa kể cái này. Các anh thân nhau lắm cơ. Trong ấy, ai cũng như ai, không như ngày xưa nhà giầu Hà Nội khinh người nghèo chúng mình như mẻ. Tiền thì các anh coi như rác, vứt đi không ai nhặt.
-Hay quá . Thế các anh quý nhất cái gì?
-Quý nhất là những quà hậu phương. Hoa các anh lại càng quý.
-Yêu hoa như thế chắc là còn trẻ lắm, mày nhỉ.
-Mày hỏi để làm gì? Nhân ơi! Cho nó vào với mày, cho nó xem mặt các anh, rồi ở luôn trong đó. Nhân ném một bông hoa vào người bạn:
-Con ranh! Những tiếng cười trong vắt. Và Nhân thấy thẹn thùng. Nhân nói:
-Thôi làm đi! Họ nâng niu từng cành để chiết. Nhân ngậm ngùi:
-Hoa ở đây thì thừa mứa thế này mà các anh ở trong ấy thì mong từng cành một. ước gì đem cả cái vườn này vào cho các anh vừa đánh giặc vừa chơi xuân chúng mày nhỉ? Hoa rụng chung quanh họ. Mấy cô con gái biến đi trong một trận mưa hoa. Ta nghe thấy tiếng động cơ máy bay rít lên như tiếng sáo rè... Trên con đường làng lát gạch. Bên kia bờ ao, dinh đào rực rỡ trong nắng chiều, soi bóng trên mặt nước hồng hồng. Một đoàn phụ nữ đi qua. Họ gánh những gánh bánh chưng, có cả giò thịt, su hào, bắp cải, súp-lơ, hành tỏi, cà chua. Và gánh nào cũng có hoa. Gánh thì hoa đào, hoa mai, gánh thì hoa lan, gánh thì lay-ơn, hải đường. Hai cành đào buộc gọn trên hai đầu đòn gánh của Nhân. Nụ mơn mởn. Nước vừa tưới, lóng lánh như ngọc. Trong gánh của Nhân, ta còn thấy mấy quả cam sành đỏ ối. Bà con đi theo tiễn họ, phần lớn là phụ nữ. Tiếng ríu rít:
-Chẳng có gì mừng tuổi các anh. Chỉ mong các anh mạnh khỏe, thắng lợi.
-Các chị thì đi đến nơi về đến chốn. Nhân quay lại nhìn mẹ già. Nhân nói:
-Thôi, mợ về đi.
-Nhân ơi, thấy nói đường vào bây giờ nguy hiểm lắm.
-Con đi bao nhiêu lần thì làm sao?
-Mợ chỉ có mày là nhớn, thằng em thì còn nhỏ. Tết này chỉ ru rú có tao và nó. Chóng chóng rồi lại ra ngay con nhé. Bao giờ mày ra?
-Rồi con lại ra mà.
Nhiều người xô tới, đặt thêm quà vào các gánh, người chiếc bánh chưng, người quả cam, người bó hoa, người vài quả trứng. Mấy cô bạn đi lấy cành đào với Nhân ban sáng, xúm lại gánh của Nhân, gài vào bánh chưng những phong bì thư nho nhỏ. Một cô nói:
-Vài hôm nữa ra lại kể chuyện Hà Nội nhé.
-ừ. Đến chơi luôn với mợ mình nhé. Các bạn níu lấy tay Nhân. Nhân vừa đi vừa ngoảnh lại, vẫy tay. Mẹ Nhân nhìn con, miệng như cười như khóc. Đằng sau, vườn đào rực rỡ trong nắng chiều. Đêm tối như mực. Nhân và các bạn lần đi trên bãi vắng tanh, hoang tàn, cỏ mọc um tùm. Mập mờ hình cầu Long Biên trước mặt. Tia đèn pha như một cái chổi lớn quét lên trời. Bỗng các chị lấy tay bịt mũi. Bàn chân Nhân dẫm lên một xác chết đã rữa. Nhân suýt ngã. Chị bủn nhủn cả người. Muốn nôn muốn ọe, chị em sợ hãi, dùng dằng không muốn đi nữa. Có một cánh tay đã chương giơ lên
-chị em chúi cả vào nhau. Một tiếng kêu khẽ:
-Nó đằng kia kìa... Họ nhìn lên trên phố. Một chấm đỏ lập lòe. Bóng một thằng lính gác hút thuốc lá đi đi lại lại, Nhân băng lên trước. Tay xem lại cành hoa trên đầu gánh. Dân đứng trên gác, sau dãy chậu thau. Những cây rau cải đã lên, xanh mơn mởn. Mưa xuân bay lất phất. Các lá rau rung rung. Trên lá, đọng những giọt nước mưa như bông tuyết. Văng vẳng bên tai Dân, tiếng nói của Nhân: "Nay mai mưa xuân, nó sẽ lên đẹp lắm". Tiếng Nhân văng vẳng hòa với tiếng rúc rích vui vầy của đàn chim sẻ trên đỉnh một cột đèn sắt bên cạnh gác. Phố đã bị tàn phá nặng. Nhiều gác đổ nát. Nhiều mái ngói xô xuống. Nhiều biển hàng bị long ra, nham nhở vết đạn. Trước mặt Dân, bên kia đường, một cái gác trống hơ trống hác. Gạch ngói đổ, làm ngập một cái bàn thờ, đèn nến lổng chổng. Còn đứng vững bát hương, bó vàng. Trên tường, xộc xệ mấy khung ảnh. Dưới đường, cảnh cũng hỗn độn hơn trước. Dây điện khắp nơi, những cột đèn bê tông đều đổ hết. Suốt từ cái hào giao thông tới đầu phố, các vật chướng ngại không bóng loáng như xưa nữa mà đã xỉu màu đất. Nhiều thứ bị văng ra từ các nhà bị bom, hoặc do người ta vứt ra để thỏa cái thú phá phách: đỉnh đồng, con hạc, giầy tây, giầy cườm, cái gương vỡ, cái hộp phấn, những chai rượu vỡ, những bao thuốc lá không, và rất nhiều quần áo, áo tây, áo hoa phụ nữ, quần đùi, xi-líp, cái đã nhớp như rẻ, cái còn mới.
Một tà áo phụ nữ vắt lên lưng con hươu sao. Trong vắng lặng, có ai quăng ra một cái áo sơ mi. Người ta đã thấy cỏ mọc lên trên miệng hào và nhiều chỗ khác. Đặc biệt là rất nhiều giấy bạc Đông Dương, giấy đồng, giấy hào, cái xé đứt đôi, cái đóng nguyên tập, cái dưới đất, cái quăng trên các vật chướng ngại. Đồng tiền ở đây đã mất giá trị và trở thành rác rưởi. Duy những chậu thau rau cải nổi lên trong tàn phá tươi đẹp lạ lùng. Sự sống như được thu hút cả vào đây. Mặt Dân cũng tươi sáng. Anh đang nhổ những cỏ dại chung quanh các cây cải. Cả một thời gian dài đã trôi qua, từ lúc mới đầu chia nhau mấy quả lựu đạn. Tưởng như xe tăng, thiếp giáp tràn vào ngay trong phố. Thế mà cuộc chống cự cứ kéo dài. Chiến đá ngày càng cao mãi lên. Cái khẩu hiệu "Cảm tử-Thà chết không hàng giặc" vẫn sừng sững một cách ương ngạnh. Mấy thằng lính Pháp đầu phố Lê Thái Tổ nhìn cái khẩu hiệu một cách hậm hực ở đây, cải đã sắp đến ngày ăn được. Dân vừa nhổ cỏ, vừa lắng nghe tiếng chim sẻ ríu rít trên cột đèn, trong mưa xuân.
Anh chúm miệng huýt sáo. Dưới hào giao thông, một cái mũ sắt đeo sao vành từ từ nhô lên. Nó nhô lên khỏi miệng hào, rồi lên cao nữa, cao nữa. Nó xoay trên đầu một cái gậy trùm áo đi mưa, trông như một hình nhân. Cái mũ sắt chạy dọc hào. Dưới hào có tiếng huýt sáo. Tức thì từ đầu phố tiếng liên thanh tằng tằng. Đạn vun vút bắn tới, đất và những bàn ghế gẫy, tung lên trong khói tỏa. Cái mũ sắt chạy sang bên này. Đạn lại vun vút bắn theo. Mũ sắt lại chạy sang bên kia. Đạn lại bắn. Cái mũ sắt thụt xuống. Tiếng cười khanh khách nổi lên từ dưới hào. Thắng nói lên:
-Anh có muốn nghe pháo nổ mừng tết nữa không, anh Dân? Dân cười, nhìn Thắng. Thắng chạy lại, đưa cái mũ sắt trên miệng hào. Nhưng lần này, đạn giặc không bắn tới nữa. Thắng xoay tít cái mũ sắt trên đầu gậy. Thắng cười:
-Lại chán rồi! Thắng chạy vút sang đầu hào bên kia. Dân hỏi:
-Đi đâu đấy, nhí nhoáy?
-Nhí nhoáy lên Hàng Buồm sắm tết đây. úi dà, rau cải lên tốt lắm rồi. Nhổ đi thôi. Hay đợi chị Nhân vào? Từ trong hào, Thắng chạy tọt vào cái nhà bên kia dãy phố. Thắng hé cửa, nhìn lên Dân. Thắng thò cái gậy ra, xoay cái mũ sắt để khiêu khích giặc. Thắng cười khúc khích, tụt vào, cửa đóng đánh rầm một cái. Đạn bắn tới rào rào. Vai vác một cây chuối đã chặt hết lá, tay xách một thùng nước, Dân lom khom chui qua một cái lỗ. Trong nhà có tiếng cười nói vui vẻ. Tiếng kéo đàn. Người ta đang trang hoàng gian phòng. Loan đang dán hình Tháp Rùa bằng giấy trang kim lên tuờng. Tháp nào cũng có cờ đề: Xuân thắng lợi. Thấy Dân vào, anh reo:
-Bông giua, sếp! Dân vừa cười vừa đặt cây chuối xuống sàn. Mọi người tíu tít ngừng công việc. Loan hỏi:
-Kiếm ở đâu ra đấy?
-ở Hàng Bút. Vừa mới lấy xong thì bọn lõ đánh vào. Loan cười ha hả:
-Hay lắm. Hay lắm. Đánh giặc bốn nhăm ngày, tao đang thiếu chất tươi, răng tuổi hai mươi đã lung lay như răng bà lão đây rồi. Tóc thì bù, râu ria không cạo... Người ta cười ầm cả lên. Họ nhìn nhau, người nào trông cũng có vẻ khôi hài. Thu Phong ngả nghiêng kéo đàn. Loan nói:
-Dân ơi! Mày xục xạo đi tìm giặc, mày xục xạo đi tìm thức ăn cho anh em, mày khá lắm. Nhưng mày hãy coi chừng, chui nhiều lỗ quá , lưng mày đã còng rồi đấy. Dân nói:
-Nay mai giải phóng Thủ đô, chúng ta sẽ được đồng bào tặng cho cái tên là chiến sĩ gù. Thu Phong ngừng đàn:
-Nhưng con gái sẽ cứ nhè những thằng gù này mà lấy! Quyên đang dán khẩu hiệu, chị lườm Thu Phong. Anh nheo mắt như một tài tử xi nê. Mặt phớt lạnh, anh đến xách cái thùng nước:
-Dù cho cạn hết nước của trời đất đi nữa thì tao cũng phải giữ lấy cái thùng này, để pha cà phê, pha chè. Đêm giao thừa hôm nay, nhất định sẽ cắm lá cờ này lên đỉnh Tháp Rùa, rồi thằng nào còn sống thì về thưởng thức những chén chè sen thơm nhất và mừng tuổi nhau. Anh phất một lá cờ có đề: Trung đoàn Thủ đô. Quyên nói:
-Tôi sẽ là người cắm lá cờ này.
-Xin lỗi. Đàn bà thì biết cái gì?
-Không. Tôi đi cơ. Anh đừng khinh phụ nữ.
-Nói đùa đấy. Đừng khóc mà xúi quẩy cả năm. Hoan hô cô lính địch vận. Loan nói:
-Dân ơi, mày đến xem khẩu hiệu địch vận của Quyên đây này. Khẩu hiệu đính trên một miếng vải lụa rất dài. Trên đề: Pour qui combattre với một cái dấu hỏi to
-Dưới vẽ mấy thằng mũ đỏ cầm súng, canh cho một lũ Tây đầm bụng phệ đang nhét những tập giấy Đông Dương vào két bạc
-Tiếp đến một dòng chữ: Exigez le rapatriement với một dấu than to. Dưới vẽ một người đầm ẵm con vẫy một con tầu thủy cập bến. Dưới cùng là hai dòng chữ: Paix Bone annnée Dân nói:
-Tao có biết tiếng Tây, tiếng Tàu gì đâu.
-Quyên và tao cứ theo ý kiến mày mà dịch ra tiếng Pháp đấy. Đây nhé Pour qui combattre là đánh cho ai. Exigez le rapatrie- ment là đòi hồi hương. Peix là hòa bình. Bonne annnée là chúc năm mới. Đang đánh nhau có nên nói hòa bình không?
-Càng phải nói. Mình có muốn chiến tranh đâu?
-Thế chúc tết nó?
-Địch vận mà lại. Cứ chúc, đi đâu mà thiệt. Càng tỏ ra cái nhân đạo của mình. Cho nó ăn tết, chẳng sao. Loan nói:
-Được rồi chứ. Thôi, bây giờ đến việc của chúng mình. Trang hoàng đi. Cái gì cũng phải đẹp, phải lịch sự, phải lộng lẫy, trong cái tết lạ nhất của Hà Nội từ trước đến nay. Gian buồng đã được quét dọn sạch sẽ. Bàn thờ Tổ quốc đã được dựng. Có ảnh Hồ Chủ tịch, có cờ. Nhiều khẩu hiệu: "Việt Nam Độc lập muôn năm", "Hồ Chủ tịch muôn năm", "Xuân mới chiến thắng mới". Người ta treo cả những câu đối đỏ, một số tranh tết. Đỉnh trầm nghi ngút. Hương nén. Hương vòng. Rất nhiều những bạch lạp lớn. Trên trần kết hoa giấy. Khắp các tường đều dán hình Tháp Rùa. Trước bàn thờ, là một bàn lớn trên bầy rất nhiều mứt, kẹo, các chai rượu mùi. Bóng. Vây. Mực. Hạt dưa. Các giấy hoa để chùi bát đĩa. Điều đáng chú ý nhất là không biết bao nhiêu là bánh pháo, cái tròn, cái hình chữ nhật, chồng chất lên nhau, lòe loẹt. Kê sát tường là những ghế bành cổ bọc gấm. Cửa bên ngoài trông ra một cái sân nhỏ
-Rồi đến một cái nhà đổ. Bên nhà đổ ấy, có một lối nhỏ trông ra cổng. Cái cổng sắt ấy đã được vít chặt, chăng dây thép. Dây thép treo nhiều ống bơ và các mảnh sắt. Qua cái cổng ấy có thể nhìn được thấy Hàng Gai, dãy phố giặc đã đóng. Loan ngồi xuống một cái ghế bành, nhìn quang cảnh cái phòng đổi mới. Anh hút một điếu thuốc lá:
-Trong khói lửa, tết vẫn huy hoàng. Vẫn có bóng, có vây, có mực. Có những thứ mứt ngon nhất của Hà Nội. Có những bánh pháo nhiều nhất từ xưa đến nay, nổ vỡ trời. Loan đứng phắt dậy, đến trước mặt Dân:
-Liệu có ai ở ngoài hậu phương vào không? Liệu cô hàng hoa của mày có vào không? Dân ơi! Chỉ cần thêm một cành đào nhỏ, một vài chiếc bánh chưng thôi là đủ vị.
-Tất cả chúng mày ơi! Tao đố chúng mày, có ai vào không? Đứa nào đoán được? Mọi người ngồi trầm ngâm. Khói hương trầm nghi ngút. Thấp thoáng trước mặt mọi người những cảnh tết đầm ấm khi xưa, gia đình sum họp chung quanh nồi bánh chưng, ngắm những cành đào, cành quất. Phố xá người đi như nước. Chợ Đồng Xuân rực rỡ ngày tết. Những chậu cá vàng, những cây cảnh, những dãy hàng hoa... Rồi họ mơ màng nghĩ đến cái cảnh tết của đồng bào ở hậu phương, lúc này, những con mắt lo âu hướng về Hà Nội. Loan và Quyên hỏi nhau:
-Không biết cậu mợ chúng mình lúc này ăn tết thế nào nhỉ? Cậu mợ sẽ nghĩ chúng mình như thế nào nhỉ? Dân mơ màng thấy Nhân đang vội vã gánh quà hậu phương vào. Nhân lần mò qua cái bãi Phúc Xá của anh, bây giờ đã thành đống tro tàn. Anh nhắm nghiền mắt lại, anh thấy như Nhân bị bắn ngã trên bãi.
-Thái chuối đi đã, bầy lên làm cỗ vậy, cho có ngọt có bùi và có cả chát nữa. Bê cả một chậu rau cải vào đây, cho có chất xanh của màu há vọng. Dân lấy ở túi áo ra một tông đơ:
-Đứa nào húi đầu thì ra đây. Tao đoán nhất định là có người vào. Phải sửa soạn đón cho ra trò. Chiến sĩ phải tươm mới được. Anh kéo Thu Phong lại. Tất cả mọi người lăn ra cười. Khói trầm làm mờ gian phòng. Lưỡi tông đơ đưa lên cái đầu bù của Thu Phong. Một mớ tóc rụng xuống. Loan vừa cười vừa đưa một cái gương cho Thu Phong. Hàng Buồm tương đối ít bị tàn phá. Không có vật chướng ngại. Biển phướn của các hàng còn nguyên: Đông Hưng Viên, Nhị Thiên Đường, Mỹ Kinh, v.v... Nhiều giấy đỏ viết chữ Tàu, có cờ thanh thiên bạch nhật. Các xó nhà đều thắp hương. Các chiến sĩ Thủ đô đi nghênh ngang trên hè, giữa đường. Họ ăn mặc lịch sự, người nào cũng quàng khăn đỏ. Ta thấy có cả Ben-la, vẫn áo màu gạch, quần màu chai, vai đeo máy ảnh. Họ cắn hạt dưa. Có người thỉnh thoảng đốt pháo. Nhiều người ở trong các hàng đi ra, ôm những hộp bánh, hộp kẹo. Những chủ hiệu Hoa kiều gật gật chào khách. Một vài hàng ăn mở cửa: các chiến sĩ đang ăn lục cháo quẩy, cười nói ồn ào. Một vài nhà mở một nửa cửa. Ngồi trên những ghế đẩu trong nhà, những ông già ngậm tẩu dài, những bà già cài trâm, người lim dim mắt, người lặng lẽ nhìn ra ngoài đường, người nào cũng tay thu vào trong ống tay áo. Một vài Hoa kiều đi đi lại lại ngoài đường. Trong số ấy, ta thấy ông Khách bán phá xang, lủi thủi đi, cái đầu đội mũ dạ cúi xuống, cái lưng còng còng, một tay chống gậy. ông ta đeo trước ngực cái hòm lạc rang. Gặp chiến sĩ ta, ông Khách rao:
-Phá xang. Phá xang à... Một vài chiến sĩ mua lạc rang, rút ví lấy tiền, ông Khách đưa gói lạc cho họ, nhưng xua xua tay tỏ ý không lấy tiền. Nhưng chiến sĩ cứ rúi tiền cho ông. Thắng nghênh ngang vừa đi qua đấy. Chú cũng quàng khăn đỏ, mình mặc một cái áo tơi là sà, đầu đội mũ ca lô sao vành, chân lệt sệt kéo đôi giầy ống. Thắng vác một cái bọc khá to mà ta đoán ngay là những hàng sắm tết. Trông thấy ông Khách, Thắng nói:
-Năm mới, mừng tuổi ông phá xang lố.
-ừ, mừng tuổi lố. Kính của ông ta tụt xuống đầu mũi. ông ta gằm gằm nhìn Thắng. Bỗng ông ta bốc một nắm lạc rang đút vào túi áo Thắng rồi ông lại bốc một nắm khác:
-Cái nị không lấy tền tâu lố.
-Lấy tiền chứ.
-Tền tền cái gì. Tem về ăn tết. Thắng chỉ vào cái bọc:
-Tôi có nhiều rồi, đây này... ông còn để bán chứ.
-Pây giờ pán pán cái gì. ủy pan cho gạo rồi. Cứ lấy ti. Không lấy không pằng lòng tâu.
-Thế thì cám ơn ông nhé. ông tốt lắm. ông Khách phá xang gật gật đầu nhìn Thắng. Cái kính tụt quá đầu mũi. ông lủi thủi đi, nghĩ ngợi điều gì không ai biết. Thắng đang cắm đầu chạy, bỗng có tiếng gọi:
-Thắng ơi! Trông thấy Nhân ở đầu phố, Thắng reo:
-Giời ơi! Chị Nhân! Thắng đã đứng trước mặt Nhân. Thắng cầm lấy tay chị:
-Chị vào bao giờ đấy? Tưởng chị không vào, chị có mang gì vào không? Các anh ấy mong chị lắm. Có bánh chưng, có hoa không?
-Có chứ. Có cả thư nữa. U Thắng khỏe lắm, gửi quà cho Thắng đấy.
-Đâu đâu?
-Chị sẽ mang đến cho. Các anh ấy bây giờ ở đâu?
-Đổi chỗ lung tung. Nhưng vẫn quanh quẩn đây thôi. Độ này địch vận ghê lắm. Chị Quyên cũng được việc ra trò. Mình đứng bên này, nó đứng bên kia, nói chuyện cứ như không đánh nhau ấy. Anh Loan nói tiếng Tây giỏi lắm... Trước mặt hai người bày ra cảnh Hàng Gai. Bên này trên gác, Thu Phong đứng kéo đàn, Quyên ngồi trên một ghế bành. Chị hát. Họ ăn mặc rất sang trọng. Dân đứng bên nói:
-Lại cứ những bài du dương mà hát. Quyên hát bài "ại tu revienạ". Quyên hát xong. Họ lắng nghe. Loan cũng rất điệu. Anh đứng ở cửa ra hiên. Anh quay lại hỏi Dân:
-Bây giờ tao gọi chúng nó ra nhé.
-Cứ gọi. Hôm qua chúng nó đã hẹn rồi. Nếu có giở trò thì mình bắn lại. Tao làm cái việc ấy cho. Tiểu liên đây. Thắng ngồi bên cái tiểu liên, đặt sau cửa sổ. Thắng hỏi:
-Nếu có thằng ở Bờ Hồ, cho em bắn nhé. Dân nói:
-ấy chết, không được, hỏng kiểu. Loan nói vào cái loa giấy luồn qua một lỗ cửa sổ. Loan gọi:
-Các ông ơi! Bên ấy vẫn nghe đấy chứ? Có tiếng Pháp ồ ồ:
-Vẫn nghe đấy. Hát nữa đi. Hay lắm. Không thể cưỡng được.
-Bây giờ đến bên ấy hát. Này, các ông ơi, đề nghị thế này nhé. Hôm qua các ông đã nhận lời rồi. Chúng tôi sẽ ra ngoài hiên hát. Các ông bên ấy cũng vậy. Thi nhau bên nào hát hay chứ không phải bên nào bắn súng giỏi. Các ông có nhận lời thách này không? Tây ồ ồ bên kia:
-Nhưng bên ấy có giữ lời nói danh dự không?
-Chúng tôi là người Hà Nội, nghĩa là lịch sự và biết trọng danh dự. Loan hỏi Dân:
-Tao ra, Dân nhé.
-Cứ ra đi. Không sợ gì đâu. Quyên và Loan nhìn nhau mặt tái lại. Loan tỏ vẻ ngang tàng:
-Trần Nhật Duật ngày xưa tay không vào trại giặc kia mà. Tao ra rồi chúng mày ra nhé. Loan mở hé cửa, nhìn sang bên kia. Anh nói để tự trấn tĩnh:
-Này, ra này. Loan đứng ngoài hiên:
-Tôi đã ra đây. Bây giờ các ông ra nào. Các ông trông thấy chưa? Tôi chỉ có hai bàn tay trắng. nguyễn huy tưởng Luy hoaBên kia, có tiếng mở cửa. Một cái đầu Pháp ló ra. Loan chào và hỏi:
-Thế nào? Các anh có tin tức gia đình không? Tốt chứ? Nó nhún vai. Loan nói:
-Rất mong các anh được chóng trở về nước Pháp, không phải sa lầy trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Cả Thu Phong, Quyên cũng ra. Họ đứng bên Loan. Thu Phong kéo đàn. Quyên hát. Bên kia, mấy tên lính Pháp nhìn sang. Chúng vỗ tay đánh nhịp cùng bắt bài hát của Quyên. Loan hỏi:
-Chúng ta cứ vui như thế này có hơn không? Sao lại giết nhau? Sao lại chiến tranh? Một thằng lính nhún vai:
-Có lẽ thượng đế cũng không biết!
-Các anh có thấy chiến tranh là một trò chơi nguy hiểm không?
-Nhưng biết làm thế nào? Cô thiếu nữ xinh tươi ơi, cô lại hát nữa đi nào. Thu Phong ngồi lên bao lơn. Anh lại kéo đàn. Quyên lại hát. Bọn lính nghiêng người đứng nghe. Có thằng cúi mặt xuống hút thuốc lá, vẻ suy nghĩ. Bỗng có một tên chạy ra, ghé vào tai tụi đang nghe hát. Chúng nó vội vã quay vào. Một tên còn nói với:
-Một ngày khác nhé. Cám ơn các bạn. Cẩn thận đấy chúng tôi lại được lệnh bắn đây. Loan, Thu Phong và Quyên chạy tụt vào trong nhà, đóng cửa lại. Dân nhìn qua một cái lỗ? Bên kia tiếng liên thanh nổ lên dữ dội, nhưng các viên đạn đều bắn chỉ thiên... Nhân cười, mặt tươi như hoa. Thắng nói:
-Chị mang bánh và hoa đến ngay nhé. Tết tươi lắm rồi. Có cả báo xuân đây. Chị đi, em dẫn đường.
-Chị còn chờ gặp anh Kiên.
-Chị đến mà xem, rau cải của chị tốt ghê lắm. Anh Dân anh ấy nhổ cỏ luôn.
-Anh ấy có bảo gì không?
-Chị đến mà hỏi anh ấy. Nhân phát nhẹ vào vai Thắng. Họ chia tay nhau. Thắng nhảy nhót, reo:
-Báo Chiến thắng số tết ơ! Xuân thắng lợi ơ! ơ, ơ... Những ngọn bạch lạp sáng trưng trong gian phòng. Trầm và hương nghi ngút. Quyên đặt hai cái bánh chưng lên cái khay trên bàn thờ Tổ quốc. Từ khi tác chiến, hôm nay Quyên mới lại đánh phấn. Quyên mặc áo dài như sắp đi chơi. Dưới ánh sáng của những ngọn bạch lạp, Quyên trông lộng lẫy. Quyên ngắm nghía bó hoa lay-ơn đỏ thắm cắm trong một bình bạc đặt giữa cái bàn bày mứt, bánh pháo, các tờ báo xuân. Quyên nâng niu từng cánh hoa lay-ơn. Quyên đến một góc bàn cầm cành hoa đào mà ta nhận ra là cái cành mà Nhân đã cắt ở dinh đào. Thấy cành hoa đẹp, Quyên nhoẻn miệng cười. Dân và Thu Phong lật đật trở về. Người nào cũng chỉ mặc một bộ quần áo mỏng. Họ run cầm cập. Trông thấy hoa, họ reo:
-Hoa ở đâu thế này? Vui quá ! Có người vào à? Quyên giữ ý không nhìn họ. Chị hỏi:
-Có thành công không? Thu Phong:
-Cờ của chúng ta đã bay trên đỉnh Tháp Rùa. Cờ của chúng nó thì đi thủy tề. Trời ơi! Chỉ có mấy bông hoa mà Hà Nội kháng chiến tươi thắm hẳn lên.
-Đi thay quần áo đi. Giao thừa đến nơi rồi. Thu Phong mặc bộ quần áo xám, gi lê trắng của anh. Anh bơm nước hoa lên đầu. Dân vẫn mặc bộ lu dông cũ của anh. Quyên đưa cành đào cho Dân:
-Chị Nhân đến thì anh vừa đi. Đây là cành hoa của riêng anh.
-Của công hết. Không ai có của riêng cả.
-Anh cứ cầm lấy. Loan bảo nên đem cắm bên các chậu rau cải thì cả phố sẽ tươi lên.
-Phải đấy. Loan đâu?
-Loan đi cắm hoa trên các chiến lđá .
-Nên có hoa trên mộ các đồng chí đã há sinh nữa. Họ ngồi trên ghế bành. Dân và Thu Phong hút thuốc lá. Thu Phong nói:
-Tết này là tết đẹp nhất từ trước đến nay. Tao đi pha ấm chè sen để đón giao thừa kháng chiến. Có người vào. Dân hỏi:
-Ai đấy?
-Nhí nhoáy đây. Thắng hiện ra trước cái lỗ. Tay giơ lên một phong thư.
-Thư Hồ Chủ tịch. Thư Hồ Chủ tịch. Họ chạy cả đến cái lỗ, kéo Thắng vào. Thu Phong:
-Dân ơi! Đây là sự thật hay là giấc mơ? Những ngọn bạch lạp sáng như ban ngày. Trầm hương bay như trong nhà thờ. Lửa bốc trên cái đèn cồn bên chân Thu Phong. Lửa reo, nước trong ấm cũng reo vui. Bốn bề im lặng. Loan, Thu Phong vịn lên tay vịn ghế bành. Dân đứng đằng sau, cằm tì vào cái ca lô của Thắng. Quyên và Thắng ngồi trên ghế bành. Thắng cầm thư, ngón tay chỉ lên từng chữ, vừa đánh vần vừa đọc:
-C...ác... các em... Dân đọc giúp Thắng:
-...n... ăn... Thắng lại đánh vần:
-Các em ăn t...ết tết th...ế thế n...ào nào? Các em ăn tết thế nào? Quyên cầm lấy tờ giấy đọc:
-Các em ăn tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn tết... Mọi người:
-Bác gọi chúng mình là em ư? Họ nhìn nhau, nước mắt long lanh. Một giọt nước mắt của Quyên rỏ xuống bức thư. Thắng hỏi:
-Lúc này Bác ở đâu? Thắng cúi xuống đọc, nhưng Thắng chỉ thấy chữ lóa lên. Trước mặt Thắng và mọi người, hiện lên mơ màng hình ảnh Hồ Chủ tịch với vầng trán cao, với đôi mắt sáng và hiền từ. Hình ảnh ấy khi ẩn khi hiện, khi ở trong một cái gian nhà gianh bên một ngọn đèn lù mù, khi ở trên một con đường làng lầy lội, khi lẫn với hình ảnh của đồng bào hậu phương, với mẹ Thắng, với cậu mợ Loan, cậu mợ Quyên, khi lại ở ngay trong cái gian phòng sáng và khói trầm hương đang bốc. Mắt Hồ Chủ tịch long lanh nhìn họ. Tiếng nói âm ấm lồng vào tiếng Thắng:
-Các em hăng hái tiến lên. Lòng già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em... Các chiến sĩ cười nhìn nhau, nhưng mắt người nào cũng ướt. Cũng vừa lúc ấy, tiếng pháo vang lên, ròn rã, tưng bừng, náo nhiệt. Cả Hà Nội như vùng thức dậy. Gian phòng sáng lung linh. Khói trầm dày đặc. Những cánh hoa lay-ơn trong bình bạc, những cành hoa đào, đều rung rinh như gió thổi. Họ đứng cả lên. Dân nói:
-Năm mới tới rồi. Mừng tuổi các đồng chí. Kính chúc Hồ Chủ tịch mạnh khỏe sống lâu. Loan xắn tay nhảy lên:
-Pháo hãy nổ vang lên, không bao giờ dứt, để đón chào xuân kháng chiến. Anh chạy ra đốt bánh pháo treo ở lỗ đục. Tiếng pháo nổ tưng bừng. Xác pháo bắn tung vào. Gian phòng càng nhộn nhịp. Người ta nhảy. Người ta reo. Những hình Tháp Rùa chung quanh tường cũng rập rờn như trôi trên sóng nước, những lá cờ trên đỉnh tháp phất cao lên. Những lá cờ ấy như kéo đi ra hồ Gươm.
Trên vòm chợ, Dân đang đánh nhau với một lũ ba bốn thằng. Một tay cầm cái búa đinh bao giờ anh cũng có sẵn trong túi, một tay giặc nắm chặt, anh đập thằng bên trái, anh quai thằng bên phải, mạnh như khi anh quai búa. Một thằng bị búa nện trúng vào thái dương. Nó ngã lăn tròn trên nóc chợ. Tay nó quờ quông như muốn níu lấy một vật gì. Nhưng cả cái khối nặng nề của nó đã văng ra khỏi nóc chợ. Những thằng khác loông choông. Dân sấn tới vung búa đập. Đứa bị đánh, đứa mất thăng bằng, chúng lăn như sung rụng. Dân cũng bị cuốn theo. Anh thoáng thấy một thằng lính rơi phịch xuống đường, không cựa quậy. Rồi cả đống giặc bị xô xuống. Mặt Dân đỏ bừng, mồ hôi ướt đẫm như mưa. Cái máy bay bà già vè vè trên đầu, tóc Dân bay dựng đứng. Anh vuốt lại tóc. Người anh vẫn tụt xuống. Anh nằm ngửa ra, tay bíu lấy một mảnh tôn. Một tràng liên thanh từ trên máy bay bắn xuống. Phía đối diện, chỗ Dung đứng, liên thanh cũng bắn sang. Đạn rơi lộp bộp trên nóc, lăn rào rào... Dưới đường, xe tăng giặc bắn vào các chiến lđá đầu phố Hàng Đường, những bao đường đổ lổng chổng. Đường bắn ra, trắng tinh. Bộ binh giặc ào ào xông tới. Tiếng thét của viên sĩ quan cất lên:
-A-văng-xê! A-văng-xê! Chiếm sang Phố Mới! Roi của viên sĩ quan chĩa về phía trước. Trời đã về chiều. Quân giặc từ đường bờ sông đánh vào, từ bãi chợ Bắc Qua đánh xuống, từ cái ngõ thông chợ Đồng Xuân với Phố Mới đánh ra. Ba mặt kẹp lấy s Quan Chưởng. Nơi cửa ô này ngổn ngang những nhà đổ nát, những cột đèn, cây cối. Giặc đã chiếm dãy Phố Mới bên phía chợ Đồng Xuân. Liên thanh bắn sang dãy Phố Mới đối diện yểm hộ cho bộ binh xung phong. Đứng trên một hiên gác, Dung nói với viên sĩ quan Tây lai:
-Bọn chỉ huy Việt minh ở cả phố Hàng Bạc. Tôi chỉ xin được cái vinh dự vào trước, chỉ mặt từng thằng để ngài biết. Có những thằng trông khù khờ, thì chính lại là chúa trùm. Viên sĩ quan nói:
-Bắt chúng nó không còn khó nữa. Nhưng tôi muốn chúng nó đầu hàng quân đội Pháp, mà lại đầu hàng chúng ta kia. Như thế ảnh hưởng chính trị mới lớn. Lúc này, lời kêu gọi của me xừ Dung lợi hơn tất cả các súng đạn.
-Tôi sẽ thân hành làm cái việc ấy. Họ nhìn ra phía s Quan Chưởng. Một toán đã lọt vào cái ngõ bên cửa s Quan Chưởng đánh vào sườn quân ta. Các chiến sĩ nằm trong các nhà đổ nát. Họ vừa bị toán giặc này uy hiếp, vừa bị một lực lượng lớn đánh trước mặt. Lực lượng này đang hùng hổ xung phong dưới sự yểm hộ của liên thanh đặt ở dãy Phố Mới đối diện. Đằng sau họ, bom và đại bác nổ đùng đùng. Họ chỉ có lẻ tẻ một vài cây súng. Bắn rời rạc. Một chiến sĩ quay súng định chạy. Một chiến sĩ níu lấy anh ta, quắc mắt:
-Đồng chí đi đâu?
-Hết đạn rồi. Nó đông thế kia, cả trước mặt, cả sau sườn, không rút vào trong khu thì chết hết à? Tiếng thét a la-xô, a-văng-xê vang dội bên ngoài. Trước mặt bên sườn các chiến sĩ sào sạo tiếng giầy đinh.
-Mất Phố Mới, thì lấy gì bảo vệ khu? Anh chiến sĩ định chạy rít lên:
-Nhưng hết đạn rồi! Tiếng Dung bên dãy phố đối diện nói trong loa:
-Anh em Việt minh, tôi với các bạn cùng da vàng máu đỏ, xin có mấy lời tâm huyết nói với các bạn. Chân lý đã rõ ràng là chúng ta không thể đem hai bàn tay trắng mà địch với xe tăng, đại bác, máy bay... Các bạn hãy nghe chúng tôi, nghe chính phủ mới của các bạn, mà hạ súng xuống. Các bạn sẽ được khoan hồng và trọng dụng. Chính phủ sẽ chỉ nghiêm trị những tên Việt minh đầu sỏ... Tiếng Dung khi to khi nhỏ, khi chìm trong muôn vàn tiếng nổ đùng đùng. Các chiến sĩ đều bịt tai lại. Thấy anh chiến sĩ hết đạn ngồi tần ngần có ý lắng nghe một người quát:
-Bịt tai lại. Tiếng Dung lại nổi lên:
-Các bạn có lòng yêu nước, nhưng các bạn đã đi lầm đường... Anh bạn quát to:
-Này lầm đường này! Và anh bắn một phát súng ra ngoài. Kiên và một số chiến sĩ chui qua một cái lỗ, đi vào một cái nhà đổ, đầy những đống vôi cát và những đồ đạc lổng chổng. Quần áo Kiên và các chiến sĩ đều trắng như rắc bột. Họ đi rất vội. Kiên nói:
-Bằng cách này hay cách khác, phải đánh bật giặc ra khỏi Phố Mới! Họ trèo lên một đống gạch lấp đầy một cái sân. Đạn ríu rít trên đầu họ. Bụi bốc mù mịt. Bỗng có tiếng gọi tuyệt vọng.
-Anh Dân ơi! Anh Dân ơi! Kiên trông thấy Thắng, đang lần mò trong các đống bụi. Thắng giắt dao găm, tay cầm một khẩu súng lục. Mắt Thắng sưng húp. Trông thấy Kiên, Thắng nói:
-Đã tìm thấy anh Dân chưa?
-Rồi anh ấy sẽ về. Thắng không được đi lang thang thế, nguy hiểm. Kiên đã khuất sau một đống gạch. Thắng chạy theo:
-Anh Dân ơi! Anh có còn sống không? Về đây với em. Anh Kiên ơi! Cho em đi với. Em báo thù cho anh Dân. Khói lửa bốc lên ngùn ngụt sau đống gạch nát. Nấp sau những cánh cửa đã long lở, các chiến sĩ đều lăm lăm lựu đạn chờ bọn giặc ở cái ngõ đánh vào. Mắt các chiến sĩ long lên, nhìn Kiên. Tất cả đều hồi hộp. Kiên vẫn im lặng. Giặc đã tới gần. Kiên đưa mắt cho các chiến sĩ. Cùng một lúc, họ rút kíp lựu đạn, nắm trong tay. Những quả lựu đạn đã xì xì khói. Bọn giặc nhảy vào lối trước cửa, thì một tiếng hô xung phong nổi lên như gào. Lựu đạn ném ra đều một loạt. Tiếng nổ ầm ầm. Tiếng kêu rùng rợn của giặc quằn quại trong khói mù. Mấy cái bóng giặc lảo đảo chạy, ngã lổng chổng. Các chiến sĩ nhảy nhót reo hò. Gươm tuốt sáng ngời. Kiên nói nhanh:
-Bám thật sát chúng nó mà tiến, các đồng chí. Các chiến sĩ từ trong các nhà nhảy ra. Kiên vung gươm đi trước. Thắng chạy theo anh. Suốt từ cửa s Quan Chưởng vào đến giữa phố, chỗ nào cũng thấy gươm hoa loáng loáng. Quân giặc trèo lên các vật chướng ngại mà chạy. Các chiến sĩ đuổi riết. Gươm chém tới tấp lên đầu, lên vai, vào lưng, vào tay bọn lính giặc. Chúng kêu như lợn bị chọc tiết. Đứa chạy qua cửa ô, đứa chạy vào cái ngõ chợ Đồng Xuân, đứa chạy về bãi Bắc Qua. Tiếng reo của các chiến sĩ:
-Đánh bật chúng nó ra khỏi Phố Mới! Kiên giẫm chân lên một thằng giặc. Mũi gươm của anh vừa thọc vào lưng nó thì một quả moóc-chi-ê vừa nổ ở gần s Quan Chưởng. Kiên đẩy Thắng ngã soài trên đường. Đồng thời anh cũng ngã. Thắng gỡ những gạch ngói, cành cây đè lên Kiên, lôi anh ra. Thắng chìa vai cho Kiên:
-Đưa em cõng. Mau lên anh...
-Chú không cõng được tôi đâu... Anh nói to:
-Các đồng chí cứ tiến lên. Trên các chướng ngại vật, những lưỡi gươm vẫn vung lên đuổi giặc. Thắng đặt hai tay Kiên lên vai mình, cố cõng Kiên vào. Kiên lết đi. Lết đến đâu, máu chảy đến đấy. Một vệt máu dài để lại sau hai người. Họ vướng phải một thân cây lớn, không vượt được. Thắng mệt nhoài, thở hổn hển. Thắng bỗng sờ phải cái đùi nát của Kiên. Thắng òa lên khóc và kêu lớn:
-Có anh nào băng bó cho anh Kiên không? Dãy Phố Mới trước mặt. Viên sĩ quan Tây lai và Dung vẫn đứng trên gác. Viên sĩ quan nói trong điện thoại:
-A lô! Tiếp viện đến mau lên. Câu moóc- chi-ê chặn đường rút của chúng nó. Nó vừa đặt máy xuống thì nghe tiếng kêu của Thắng dưới đường. Dung bỗng níu lấy cánh tay viên sĩ quan, reo lên:
-Trời ơi! Có lẽ thằng Kiên, một cán bộ quan trọng của chúng nó, bị thương rồi. Chỗ cây đổ, có cả thằng bé đánh giầy. Viên sĩ quan và Dung nhô đầu ra khỏi hiên. Cũng vừa lúc ấy, Kiên nhìn lên. Nòng khẩu súng lục chĩa vào viên sĩ quan Tây lai. Thắng cũng vừa nhận ra Dung. Thắng giơ khẩu súng lục của Thắng. Viên sĩ quan vừa bóp cò thì súng của Kiên đã nổ, vào mặt nó. Cùng một lúc Thắng nhằm Dung bóp cò. Dung chưa kịp rụt đầu vào thì hai cánh tay đã dang ra ôm lấy ngực. Dung rướn lên loông choông và ngã lộn xuống đường. Trên gác, đầu thằng sĩ quan gục xuống, nhô ra ngoài hiên. Kiên và Thắng bắn luôn mấy phát súng liền. Thắng đứng dậy reo lên:
-Thằng Việt gian, mày chạy đi đâu? Sướng quá ! Sướng quá ! Còn thằng giặc Bờ Hồ nữa. Ra đây mà nộp mông nốt đi. Thắng ngắm cái nòng súng còn vương mấy sợi khói. Thắng chúm miệng thổi cho khói bay đi. Quay lại, Thắng thấy Kiên gượng đứng dậy. Nhưng Kiên lại khuỵu xuống. Thắng xốc anh lên vai mình, cố trèo qua cái thân cây đổ. Vệt máu loang cả một khúc cây. Trong viện quân y nhà hội quán Hàng Buồm. Kiên nằm trên một miếng phản. Anh đắp một cái chăn dạ máu loang đỏ hẳn một bên. Đôi mắt anh có phần mệt mỏi, lờ đờ. Dưới ánh sáng ngọn đèn măng-sông che giấy, ta thấy mặt anh xạm lại vì anh đã mất nhiều máu. Nhưng anh cố giữ vẻ bình tĩnh, cố giữ nụ cười trên môi. Kiên nói với người bác sĩ:
-Cưa thợ mộc cũng được. Bao nhiêu anh em rồi, có riêng gì tôi phải cưa. Bác sĩ nói không quả Quyết:
-Vâng. Nhưng khó khăn là không có thuốc mê, tìm mãi không ra... Mắt Kiên gặp mắt lo âu của bác sĩ. Anh nói:
-Hồi tôi ở tù, nó tra điện, nó đánh lộn mề gà, nó kẹp ghim vào năm đầu ngón tay, rồi cũng chịu được cả. Cứ thử xem. Đau cũng được. Miễn là không chết. Làm thật nhanh cho, còn nhiều việc lắm. Tiếng nói của anh vẫn rắn rỏi. Mới nghe tưởng như anh vẫn khỏe như ngày thường. Dân xồng xộc chạy vào bệnh viện. Quyên đang ngồi gắp bông hấp cách thủy ở một chõ xôi ra. Một nữ cứu thương khác chạy ra, lấy bông rồi lại thoăn thoắt chạy vào. Bên ngoài, bốn bề ầm ầm tiếng nổ của các cỡ súng to nhỏ. Cái bệnh viện rung lên. Quyên ngước mắt nhìn Dân, nước mắt Quyên đầm đìa trên mặt hốc hác. Chị cho một lứa bông khác vào chõ hấp. Thấy Dân định chạy vào, Quyên giữ anh lại, đưa một bàn tay lên xua xua, ra hiệu bảo đừng vào, Dân hỏi khẽ:
-Thế nào? Quyên không trả lời. Dân nhìn qua cái liếp gỗ. Bên trong, dưới ánh sáng ngọn đèn măng-sông, bác sĩ xoay lưng ra phía Dân, đang cùng với một y tá kéo một cái cưa thợ mộc nhỏ. Cả hai đều thở hổn hển. Mấy y tá khác xúm chung quanh giữ chân Kiên. Tay đầy máu, áo trắng cũng đỏ lòm. Dân bỗng nhìn thấy mặt Kiên xanh tái. Miệng Kiên mím chặt. Hai hàm răng rít lại. Cái cằm động đậy, rồi im, rồi lại động đậy, các bắp thịt nổi lên. Kiên mím môi lại. Mắt đang mở bỗng nhắm nghiền. Răng cắn chặt lấy môi dưới. Anh khẽ cựa mình. Một tiếng xuýt xoa xì ra từ cuống họng Kiên. Mắt Kiên choàng mở, nước mắt ứa ra nơi đuôi mắt. Trán anh vã mồ hôi. Anh trườn người lên. Hình như để khỏi làm ảnh hưởng đến công việc của các nhân viên quân y, anh đánh vật với đau đớn, cố trấn tĩnh lại. Hai bàn tay nắm chặt như có thể bóp nát những vật cứng nhất trên đời. Cái cưa vẫn xè xè, rít lại vì mắc, bật nẩy lên. Người ta lúi húi đặt cưa vào cái đường cưa. Tiếng cưa lại xè xè. Tiếng cưa làm cho ta sởn da, buốt óc, ghê ghê trong gân, trong thịt. Dân cũng nghiến răng, như người có bệnh nghiến răng cọt kẹt trong đêm. Quyên lấy tay bịt hai tai. Mắt Dân nhắm nghiền lại. Anh khe khẽ vịn vào cái liếp rồi ngồi xuống một cái ghế. Tay anh ôm trán. Tiếng cưa vẫn xè xè, lục cục. Anh nghe rõ tiếng Kiên xuýt xoa vì đau đớn. Tiếng thở của bác sĩ. Tiếng Kiên hỏi:
-Sắp xong chưa? Bỗng có tiếng kêu răng rắc như cành khô gẫy. Quyên rúm người lại, nắm lấy tay Dân. Dân đứng lên, nhìn vào. Tiếng một y tá khe khẽ:
-Được rồi đấy! Không ai chú ý đến những tiếng nổ ầm ầm bên ngoài. Mắt mọi người như đang dồn vào chỗ cưa, lóa lên dưới ánh đèn. Trên mặt Kiên, mồ hôi toát ra đầm đìa. Hai bàn tay Kiên, đặt lên chăn, nắm chặt lấy nhau. Một bàn tay như bóp giữ ngón tay cái của bàn tay kia. Hai nắm tay buông ra, rồi nắm lại. Thái dương Kiên ướt đầm, nổi lên mấy sợi gân căng thẳng quằn lại như giun. Kiên không rên, không xuýt xoa nữa. Hình như anh chết lặng đi. Bỗng có một tiếng rơi phịch, như tiếng rơi của một cái gói nặng nặng. Bác sĩ trao cưa cho một y tá. Hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên gò má của Dân. Qua nước mắt, Dân trông thấy cả cái đùi của Kiên trong một cái chậu đầy máu. Chỗ cưa thịt còn tươi, nhưng cái đùi xám ngoét, còng còng. Kiên đắp chăn. Hai tay để ra ngoài, khoanh trước ngực. Cái chăn lùm xuống nơi cái chân vừa bị cưa. Vẻ mặt anh bình tĩnh. Anh nói với Dân:
-Từ đây đến khi rút đánh mạnh khắp nơi. Khi có lệnh rút, mới cho anh em biết. Mỗi người chuẩn bị một bộ mặc, một bộ thay. Súng đạn đem đi hết. Không mang được thì chôn.
-Lương thực có mang không?
-Đem đủ ba ngày. Nói là để đánh một trận thật lớn. Bên ngoài tiếng súng vẫn nổ dữ. Kiên bắt tay Dân, miệng mỉm cười:
-Thế thôi, Dân nhé. Hai người nhìn nhau. Dân hỏi:
-Anh cũng ra chứ?
-Ra chứ. Dân bỗng nắm chặt lấy tay Kiên:
-Hôm qua, nghe các anh nói đến việc rút, tôi cho là các anh mất tinh thần... Anh nắm chặt lấy tay Kiên. Kiên nói:
-Chuẩn bị tốt nhé. Không sót một người. Không mất một viên đạn. Nhất định vượt vòng vây trước mũi súng giặc. Một chiếc đò nan giạt vào một cái bãi. Đêm tối. Sương mù. Sóng réo. Gió thổi ù ù. Ta thấy Nhân bước xuống bãi. Một bóng người chạy ra, hỏi:
-Xong chưa? Nhân chỉ về hướng bờ bên kia, mênh mông như bể:
-Toàn đò nan bơi rất nhanh. Tiếng anh bạn thì thào:
-Có tin anh Kiên bị thương nặng, phải cưa.
-Thôi chết, có ra được không? Không có tiếng trả lời. Nhân hỏi:
-Thế còn anh Dân?
-Dân nào?
-Đánh ở chợ Đồng Xuân ấy mà. Bị vây trong chợ, có ra được không?
-Bảo không ai ra được. Nhân như bị trượt chân, ngã xuống bãi. Người chiến sĩ đỡ Nhân dậy. Bóng tối bao trùm lấy họ. Chị nghe thấy tiếng nói:
-Nó chiếm hết Phố Mới, sát nách khu rồi. Đêm nay không ra được thì nguy lắm. Họ đi vào một bãi ngô. Một bóng người bước tới.
-Chị Nhân đấy phải không?
-Phải. Thuyền sẵn sàng rồi. Trong ấy đã bắt đầu ra chưa?
-Đã bắt đầu ra rồi. Nhưng không hiểu sao, bây giờ ba-tui của nó vẫn còn luẩn quẩn ở bãi Phúc Xá chưa về trong phố. Xa xa, trong đêm tối, vệt đèn pha ở cầu Long Biên quét lên trời, rồi ngả xuống. Tiếng chó béc giê sủa. Họ bò lại phía cầu. Họ bỗng nằm rạp xuống. Có nhiều mẩu thuốc lá còn cháy dở trên một cái bãi cháy trụi. Trong bóng tối, họ thấy lố nhố một lũ lính giặc. Đèn pin loang loáng. Nổi lên những bọc, những gói, những xác người. Bọn lính huýt sáo, gọi chó béc giê. Nhân nhìn vào trong phố. Có nhiều đám cháy. Tiếng súng nổ dữ. Khắp bốn bề, đều có tiếng súng nổ của giặc. Trong cái nhà máy, nơi Nhân và Dân gặp nhau hôm qua, dưới ánh sáng một ngọn nến, Dân đang rập cái huy hiệu Tháp Rùa với hàng chữ Trung đoàn Thủ đô ở dưới. Anh làm việc một cách say sưa. Cái xưởng máy im lìm, hiện lên mấy dòng chữ lờ mờ: Các anh giữ nhà máy cho chúng tôi nhé. Dân nhìn những Tháp Rùa lần lượt hiện lên trên những miếng đồng hình chữ nhật màu đỏ sáng. Những cái huy hiệu nối tiếp nhau rời khỏi máy. Một bàn tay nhỏ nhắn lần lượt nhặt những huy hiệu đã thành hình. Đấy là bàn tay của Thắng. Dân vẫn đứng rập. Mắt anh chỉ thấy Tháp Rùa sừng sững trước mặt, với lá cờ vững trên đỉnh Tháp. Những cái huy hiệu ấy, như tờ giấy bạc rời nhau, kéo dài ra, lấp lánh trong đêm tối, giữa tiếng nổ ùng oàng của đại bác. Những cái huy hiệu ấy nằm trong bàn tay các chiến sĩ. Những bàn tay lặng lẽ đính lên cánh tay áo. Chiến sĩ đều đeo khăn quàng đỏ, nai nịt chỉnh tề.
Ta thấy huy hiệu lấp lánh trên cánh tay Thu Phong. Mặc cho tiếng súng nổ gần, Thu Phong vẫn ngồi đánh dương cầm, trong bóng tối. Anh đeo khẩu súng trường trên vai, thắt lưng giắt lựu đạn, một vai đeo một bao đựng gạo. Đầu đội ca lô đính sao vành, khi ngả khi nghiêng. Vai anh cũng ngả nghiêng. Mắt mơ màng. Những ngón tay vờn trên phím. Có những lúc anh há miệng hát thầm theo tiếng đàn thánh thót, nhớ nhung. Thu Phong ngừng đàn, đánh diêm hút thuốc lá, anh nhìn cái huy hiệu, anh thở dài. Anh đậy mạnh nắp đàn. Rồi anh lại bật nắp ra một cách giận dữ. Anh lại đánh đàn. Khói thuốc lá bốc chung quanh Thu Phong. Bỗng anh đứng dậy. Anh nhìn cái đàn, đắm đuối như khi ta nhìn người yêu. Anh như trông thấy mặt mấy thằng Tây ở đây. Anh tuốt gươm. Lưỡi gươm sáng loáng chém lên cái đàn, làm khuấy lên những tiếng nhạc loạn. Anh thở dài não nuột. Ta thấy huy hiệu Tháp Rùa lấp lánh trên cánh tay Quyên. Quyên mặc áo vét ngắn, đầu đội mũ dạ vành to, như mũ hướng đạo. Quyên đeo súng lục, túi cứu thương và ruột tượng gạo. Trong bóng tối, Quyên ngắm nhìn cái giường của bố mẹ vẫn nằm, cái bàn học xinh xinh của Quyên. Quyên mở cái tủ đầy những đồ chơi của Quyên từ nhỏ. Những con púp-pê nhỏ xíu, những con púp-pê lớn gần bằng Quyên, rơi lộp bộp xuống đất. Quyên ẵm một con búp bê, rồi lại ẵm một con khác, như sợ không ẵm con nào thì nó tủi. Quyên nhìn lâu lâu một con púp-pê đẹp như bạch tuyết mà có lẽ Quyên yêu nhất. Quyên định bóp nát nó. Nước mắt Quyên ứa ra. Quyên nói:
-Mày ở lại nhé. Rồi chị sẽ về. Quyên lấy một cái nơ đính lên trên tóc con púp-pê, Quyên nhặt tất cả những con púp-pê cho vào tủ khóa lại. Huy hiệu lấp lánh trên cánh tay Loan. Loan đội mũ sắt đeo súng lục, giắt lựu đạn, vai quàng một ruột tượng gạo. Anh đứng trong cái vườn cảnh nhỏ, nơi mà họ đã chôn cái đầu lâu của một người bạn sau buổi lễ Quyết tử. Nấm đất mờ mờ cỏ đã mọc xanh rì. Lất phất mưa phùn. Loan thắp một bó hương lớn, cắm lên nấm đất. Anh khẽ nói:
-Đồng chí ngủ yên nhé. Đợi ngày chúng tôi lại trở về giải phóng Thủ đô. Bên kia phố, giặc ăn uống ầm ĩ. Lại tiếng kèn hát. Lại tiếng đầm kêu rú, dâm loạn. Loan rút súng lục, bắn một phát. Đạn giặc bắn rào rào trên đầu Loan. Anh đưa tay lên ngang trán chào nấm mộ. Hai cái huy hiệu lấp lánh trên cánh tay Dân và Thắng. Dân vẫn mặc bộ lu-dông rách khủy tay. Anh quàng khăn đỏ. Đầu đội bê-rê. Anh đeo súng lục và giắt lựu đạn, dao găm. Cũng ruột tượng gạo. Thắng cũng quàng khăn đỏ. Chú đội mũ sắt, đeo ba lô nhỏ. Ta thấy cái kèn mà Dân cho Thắng ngày nào cắm trên miệng ba lô. Thắng vẫn đi đôi ủng chiến lợi phẩm. Hai anh em đứng trên cái hiên gác, sau những chậu rau cải đã lên cao và cành đào mà hoa đang nở thịnh. Dưới đường, cảnh vật chướng ngại hỗn độn. Cỏ mọc. Dân nhai rau cải và Thắng cũng nhai rau cải. Tay Thắng cầm hòn than đang viết lên tường. Dân nói:
-Hờ...en...hen...nặng.
-Em biết rồi. Dân cầm tay Thắng. Thắng nguệch ngoạc viết trên tường:
-Hẹn ngày về lấy lại Thủ đô! Một ánh chớp đại bác làm rõ cái dòng chữ mới trên tường. Dân nhổ mấy cái lá rau cải. Thắng nói:
-Nhớ lắm anh ạ. Ra đi thì buồn chết. Nhưng bao giờ thì về? Dân nhìn cảnh phố xá đổ nát trước mặt, dưới đường:
-Có khi ngày đó Thắng bằng anh bây giờ không biết chừng.
-Thế thì lâu quá .
-Thắng chạy đi báo các tiểu đội chuẩn bị. Trên đường ra, tuyệt đối im lặng. Sẵn sàng chiến đấu, có lệnh là đánh ngay. Huy hiệu Tháp Rùa lấp lánh trên cánh tay Loan, Thu Phong, Ben-la. Họ ngồi trầm ngâm, nhìn lại cái vị trí của mình. Gian phòng trang hoàng mừng Tết vẫn còn cái phong vị ngày xuân. Hai chiếc bánh vẫn treo trên tường. Quả cam vẫn còn. Bó hoa lay-ơn rực rỡ. Dưới cầu thang, chất đống những len dạ. Người ta chuẩn bị đốt vị trí. Chốc chốc một chiến sĩ ở đơn vị khác tới, hất hàm hỏi:
-Xong chưa?
-Chuẩn bị đây. Loan quăng mấy quả lựu đạn thối vào đống len dạ:
-Chốc nữa nổ thật to lên cho tao. Trời ơi! Tao không muốn ra khỏi Hà Nội một chút nào. Bây giờ có lệnh: tất cả ở lại thì tao sướng bằng chết. Một toán chiến sĩ khác chạy vào. Một người hỏi:
-Sao chúng mày còn ở đây?
-Đi hết chưa?
-Hà Nội chỉ còn là một bãi tha ma. Nhiều bộ phận đã vượt gầm cầu rồi. Cho chúng tao rút qua chỗ chúng mày. Chúng nó đốt chung quanh bốn bề, chúng tao không còn lối nào đi nữa. Lấp lánh ánh lửa, Loan nhìn cái lỗ. Anh chui ra. Loan lại chui vào. Ngoài phố, nhiều chiến sĩ rút xuống cái hào giao thông. Lố nhố những người biến vào các ngõ tối. Nhiều người quay lại, đưa tay lên mũ chào phố xá đổ nát. Đó đây, một vài cái nhà cháy bừng bừng. Đêm tối như mực. Gió bấc thổi ào ào. Mưa phùn bay lâm râm. Trời rét như cắt ruột. ại cái đêm rút ra! Lòng các chiến sĩ Thủ đô thật là ngổn ngang trăm mối. Họ vui vì sắp được rời cõi chết. Họ mừng sắp được trông thấy gia đình, được ăn những bát cơm thơm dẻo, tắm rửa thỏa thuê, được thấy lại cuộc đời. Nhưng những nỗi vui mừng ấy còn mung lung, còn trừu tượng, không thiết tha, trực tiếp bằng các niềm nhớ nhung Hà Nội. Sau những ngày chiến đấu, các chiến sĩ cũng thấy yêu thương Hà Nội, thấy Hà Nội gắn liền với mình như da với thịt. Họ ngao ngán nhìn lại phố phường mà họ phải bỏ lại, cho quân giặc tiến vào. Bao giờ trở lại? Ngày đó sao mà xa xôi thăm thẳm. Nhớ nhung và bịn rịn trong buổi ra đi. Cuộc rút lui liệu có toàn vẹn không? Các chiến sĩ cảm thấy lo âu, hồi hộp. Các chiến sĩ ùn ùn tới ngõ Phất Lộc. Ngõ hẹp, đường lầy. Gió hun hút. Mưa sa. Lạnh lẽo. Tốp đã nhanh nhẹn vượt qua đường bờ sông, bò lên đê. Tốp đang qua đường thì đèn pha xe giặc chiếu tới. Họ nằm im như xác chết. Tốp thì chùn cả lại trong ngõ.
Không ai nói với ai. Họ không hút thuốc lá, nhưng miệng người nào cũng bốc khói. Đây là cái ngõ cuối cùng của thành phố. Đây là bắt đầu một cuộc trường chinh mà họ chưa hình dung được cụ thể. Ai sẽ chết, ai sẽ sống để một ngày nào đó lại trở lại chốn này? Chỉ thấy gió thổi. Mưa làm loang các mũ sắt, các huy hiệu Tháp Rùa trên cánh tay. Bãi cột Đồng hồ hiện mờ mờ trước mặt, lộn nhào trong đêm tối. Xa xa, một cái khung cầu Long Biên. Có lẽ mắt họ không trông thấy, mà chỉ cảm thấy. Đèn pha của các xe giặc chạy trên cầu lừ lừ như ma trơi. Tiếng động cơ ì ì. Rồi bốn bề lại tối đen như mực. Mưa sa, gió thổi. Vệt dài dằng dặc của cái đèn pha kiểm soát trên cầu, quay đi các ngả, làm rõ những góc làng xanh xanh, những góc phố trắng, cái vòm nhà Bảo tàng. Nó chiếu lên trời mù mịt mây và khói, rồi lại quệt xuống đất. Cái chổi lớn ấy chĩa lâu lâu về phía cột Đồng hồ. Làm rõ mặt các chiến sĩ hốc hác, xanh xao. Họ nhìn nhau như để hỏi tình hình. Ben-la, vai đeo máy ảnh, hông đeo súng lục, mặt tái nhợt, thầm thì hỏi Loan:
-Nó đóng trên cầu thế kia thì đi thế nào? Trong phố còn có chỗ nấp. Hai răng của Ben-la đánh vào nhau như gõ mõ. Loan cũng đang rét run. Anh nói:
-Suỵt. Qua cầu mà cậu run như thế thì lộ hết.
-Sao lâu thế này. Hay là có cái gì. Không đi được.
-Vẫn đi đấy chứ. Những tiếng liên thanh bỗng nổi lên, mỗi lúc một dữ phía ngoài bờ sông. Các chiến sĩ đứng trong ngõ Phất Lộc ngơ ngác nhìn nhau. Có người giậm chân:
-Lộ hết rồi.
-Đi cũng chết. ở lại cũng chết. Tiếng liên thanh vẫn nổ ran. Ben-la càng run bắn lên. Những bộ phận đi trước vẫn tiếp tục hành quân. Nhiều bộ phận đã vượt gầm cầu họ đi dưới chân đê. Ai nấy đều trầm ngâm. Sao lấp lánh trên mũ dạ, trên mũ rộng vành của phụ nữ. Nòng súng nhấp nhô. Kiếm, lưỡi lê đập vào đùi theo một điệu nhạc buồn buồn. Những ba lô, những ruột tượng. Rất nhiều đàn: băng giô, vĩ cầm, đàn xếp, ghi ta, v.v... ống nhòm. Máy ảnh. Nhiều chiến sĩ chống gậy, chống ba toong đi khập khiễng. Một vài cái cáng. Một vài chú thiếu sinh quân đi thoăn thoắt. Chú nào cũng có đàn. Họ đi, hết tốp này đến tốp khác. Lộn xộn. Huy hiệu Tháp Rùa lấp lánh trên cánh tay. Họ ngoảnh lại nhìn cầu Long Biên. Họ nhìn lại thành phố hồng hồng chớp giật. Trên cao, suốt từ đầu cầu lên đê Yên Phụ, những đội ba tui của giặc, thay phiên nhau đi đi lại lại. Chúng hút thuốc lá, nói chuyện om xòm. Chúng nhìn xuống bãi, im lìm trong bóng tối. Một toán ba tui vừa ở dưới bãi đi lên. Họ hỏi chuyện nhau. Chỉ nghe thấy tiếng gió bấc thổi vù vù. Và tiếng mưa phùn bay nhè nhẹ. Xa xa, ngoài bãi, dưới chân đê, các chiến sĩ vẫn rầm rộ đi. Gió lùa vào nòng súng vo vo. Gió đánh vào các dây đàn. Đèn pha chiếu một vệt dài làm lấp lánh nước sông Hồng. Những tràng liên thanh bỗng nổ dữ dội về phía chiến sĩ. Rồi lại những tràng liên thanh khác, một vài chiến sĩ dừng bước.
Nhưng đại bộ phận vẫn cứ đi. Các mũ sắt bóng loáng vì nước mưa. Dưới gầm cầu, dòng người lặng lẽ đi. Cáng của Kiên vừa đến gầm cầu. Một chiến sĩ, đầu băng bó, tay chống gậy, vừa lết tới đấy, thì vì đuối sức quá , ngã chúi xuống, không sao đi được nữa. Anh ta không kêu, nhưng tay chơi vơi vẫy các bạn. Không ai đứng lại. Người ta ai cũng cố vượt cho nhanh cái cửa ải nguy hiểm nhất. Anh chiến sĩ vớ được cái cáng của Kiên, cố níu lấy. Những người khiêng cáng không làm sao đi được. Ta nghe thấy tiếng thở hổn hển của người thương binh. Một chiến sĩ khiêng cáng cho Kiên tuốt kiếm. Bàn tay Kiên thò ra, giữ lại. Trên cầu, một thằng lính gác đi đi lại lại. Nó hút thuốc lá. Gió thổi vù vù bên tai nó. ánh sáng đèn pha vẫn từ từ lia đi các ngả. Lia vào một phố đang rực rực cháy. Tên lính đứng vịn thành cầu. Miệng phì phèo điếu thuốc lá. Mẩu thuốc lá rơi xuống cái cáng của Kiên đỏ lừ. Mắt Kiên không động đậy, nhưng lấp lánh nhìn xuống. Gió đánh cái mẩu thuốc lá xuống đường, một bàn chân chiến sĩ giẫm lên. Kiên gượng ngồi dậy. Anh khe khẽ bước xuống cáng. Anh chúi vào thành cầu để giữ thăng bằng. Anh đứng nguyên không động. Trên cầu, xe giặc chạy đều đều. Kiên ra hiệu cho người thương binh lên cáng. Kiên chống gậy qua gầm cầu. Nhiều chiến sĩ đứng nhìn anh. Kiên giơ tay ra hiệu bảo họ tiến lên trước.
Anh khập khiễng đi được một vài bước rồi lại bíu lấy bờ đê. Anh đứng thở, nhìn các chiến sĩ rầm rộ vượt lên. Các chiến sĩ rầm rộ đi, huy hiệu lấp lánh trên cánh tay, sao vàng lóng lánh trên mũ. Nòng súng nhấp nhô, gió thổi vo vo, gió đánh vào các dây đàn. Dấu giầy của các chiến sĩ in trên con đường đất, kéo dài mãi, xóa lẫn nhau. Gió rít, mưa bay. Miệng các chiến sĩ bốc khói. Một vài người mệt quá , ngồi thụp xuống không đi nữa. Một vài người lạc đơn vị, chạy nhớn nhác. Kiên cứ tập tễnh chống gậy đi, rớt mãi lại đằng sau. Anh đau lắm, nhưng vẫn cố gượng đi. Gặp một chiến sĩ ngã lăn ra vì mệt, Kiên cố bò lại, nói nhỏ:
-Đồng chí mang nặng quá đấy. Đường đi còn xa, phải cho nhẹ. Cương Quyết vứt đi những cái gì không cần thiết. Kiên lại mỗi lúc một bước chậm thêm. Trên đường đầy những bọc, những gói, những ba lô, những giầy mới, những quần áo, những hộp bánh, hộp kẹo, cả những gương những lược, mà các chiến sĩ trút lại. Vệt sáng của đèn pha chiếu tới. Tiếng chó béc giê sủa những hồi dài. Trên con đường lên Yên Phụ, xe tăng chạy ầm ầm, loáng loáng đèn pha. Mấy thằng lính ba tui đưa tay lên vành tai nghe ngóng. Kiên đứng lại lắng nghe, rồi anh lại chống gậy đi. Họ cùng ngoảnh lại. Sau lưng họ, Hà Nội cháy đỏ rực. Đám cháy bốc cao cùng với lửa bốc, tiếng nổ như pháo ran, tiếng nổ nhanh như bom. ánh lửa cao như vừng đông. Và in trên nền trời rực sáng, cầu Long Biên sừng sững với những nhịp nhấp nhô, dài dằng dặc, đỏ như nung. Những con mắt sáng rực nhìn về Thủ đô, nhìn về cái cầu xa xa. Ta thấy miệng Quyên bậm bịu, cổ nghẹn ngào. Không ai muốn đi nữa. Họ đứng ngây người nhìn Hà Nội bốc cháy. Những tiếng thở dài thườn thượt. Một cán bộ níu lấy Kiên:
-Rõ lắm, đi thì lộ mất. Kiên nói:
-Không sao. Lửa càng cao bờ đê càng tối. Men theo bờ đê mà đi. Giặc không trông thấy chúng ta mà chúng ta lại thấy rõ đường. Các chiến sĩ nấp vào bờ đê. Chỉ thấy bờ đê đi vun vút, xa xa Hà Nội càng đỏ rực. Cầu Long Biên càng đỏ như nung. Kiên không gượng được nữa. Anh ngã xuống bên một xác chết từ bao giờ. Anh nằm im, gần như không cử động. Bóng một chiến sĩ cao lớn vừa đi tới. Đấy là Dân. Anh cõng Thắng trên lưng rộng, tay cầm gậy để dò đường. Đầu Thắng ngả vào cổ anh. Thắng thiu thiu ngủ, thắt lưng Thắng buộc đôi giầy ống chiến lợi phẩm. Nhận ra Kiên, Dân sửng sốt:
-Anh Kiên. Cáng anh đâu?
-Nhường cho một đồng chí. Trong ấy thế nào?
-Chúng nó chưa biết gì cả. Đi, anh Kiên. Dân cúi xuống, xốc vai Kiên kéo dậy:
-Sao không có ai bảo vệ? Tôi dìu anh đi cho. Vai cõng Thắng, tay dìu Kiên, Dân đi trên cái bãi Phúc Xá của anh. Cái bãi chỉ còn là những đống tro tàn ẩm ướt; chỗ này, chỗ nọ, những xác chết rữa, xác người, xác vật. Dân lầu bầu:
-Không còn nhận ra cái bãi Phúc Xá của mình nữa, anh Kiên ạ.
-Sau này về, ta làm cái mới. Đám cháy ở sau lưng họ càng to. Cầu Long Biên xa xa càng đỏ rực. ánh sáng chiếu bừng lên như hào quang chung quanh Dân. Anh cõng Thắng và dìu Kiên lội một khe nước để sang bãi giữa. Chỉ nghe thấy tiếng lội nước óc ách. Nước sóng ạánh. Trời đã gần sáng. Sương mù. Bên bãi, nước sông chảy rào rào. Dân đang dìu Kiên trong bãi ngô thì Thắng dắt tay Nhân tung tăng chạy lại. Nhân rẽ những cây ngô, bước tới. Chị nói:
-Em sốt ruột quá . Mãi không thấy anh. Vừa nói, Nhân vừa đưa mắt nhìn Dân. Anh đang vươn vai thở hít khí trời. Nhiều chiến sĩ cũng đang làm như anh. Nhân mỉm miệng cười như bằng lòng là anh đã ra được đến đây. Dân và Nhân cùng dìu Kiên ra bờ sông. Loan, Quyên, Thu Phong, Ben-la cũng vừa tới. Họ reo lên. Loan vừa ngắt một bắp ngô, vừa nói:
-Trông thấy chị Nhân là thắng lợi hoàn toàn rồi. Đến đây là yên trí rồi. Họ đưa tay lên mũ chào Nhân, chị chúm chím cười, ho vài tiếng. Kiên nói:
-Nhân ho nhiều quá !
-Không, anh S chỉ có ông cụ lái đò là vất vả. Suốt từ nửa đêm đến giờ, không lúc nào ngớt chèo đò. Em có ý kiến là đề nghị Chính phủ khen gia đình ông cụ. Chốc nữa, anh cũng nên khuyến khích ông ấy. Trong sương mù, ta thấy chiến sĩ đứng đen trên bờ, trên bãi. Người giơ chân, người ruỗi tay, người vươn vai, người tập thể dục, người hít không khí, người cầm những bắp ngô non gặm một cách ngon lành. Người ngồi trên bờ rửa mặt. Bóng các chiến sĩ bập bềnh trên mặt nước. Cái vệt đèn pha, chiếu tới, yếu ớt, vô duyên. Con sông rộng nước đổ cuồn cuộn. Bờ cao bên kia, lố nhố các chiến sĩ đã sang sông. Mấy con đò trong sương mù đang đè sóng sang ngang. Một con đò chở các chiến sĩ gặp mấy con đò ấy ở giữa dòng. Các chiến sĩ giơ cao nòng súng chào những người lái. Nhân đứng trên bờ, nói với ông cụ lái đò:
-Chuyến này có một đồng chí thương binh nặng. Cụ chở cẩn thận cho. Chở nhanh hộ, cụ nhé. ông cụ lái ngáp dài:
-Tôi rũ cả người ra rồi. Nhưng cứ xin là cố. Mặt ông cụ bơ phờ. Chòm râu bạc phất phơ trước gió, có một vẻ riêng cổ kính. Nhân đỡ Kiên xuống đò. Kiên nắm tay Nhân, mỉm cười:
-Hoan nghênh chị Nhân nhé. Chợt trông thấy một đồng chí trong tiểu đội trinh sát của Nhân, anh nói:
-Cô Nhân không được khỏe lắm đồng chí ạ. Nên để cho nghỉ thôi. Nhân nói:
-Em có làm sao đâu anh. Các anh sang trước nhé. Nói với ông cụ lái:
-Rồi cụ đón cháu nhé. ông lái đò vuốt râu:
-Chả đón cô thì đón ai? Chuyến đò chở Kiên, Dân, Thắng, Quyên, Thu Phong từ từ ra khỏi. Họ vẫy tay chào Nhân. Nhân cũng vẫy tay chào họ. Kiên nói:
-Hôm nào lành vết thương, tôi sẽ đến thăm cụ. Dân cũng đến đấy. Tha hồ xem hoa. 197 198 Prev Page 16 Next Nhân nói theo:
-Thế nào các anh cũng đến nhé. Mợ em sẽ vui lắm. Mắt Nhân gặp mắt Dân. Thắng nhìn hai người, bỗng bấm đùi Dân:
-Cứ giấu... Mọi người cười khiến cho cái đò chòng chành. Nhân không hiểu họ cười vì lý do gì, chị trông theo ngơ ngác. Đò đã xa. Loan và Quyên ngồi bên nhau. Loan bắt được một con rận trên cổ áo Quyên. Quyên rùng mình. Loan vừa cười vừa vứt con rận xuống sông. Hai người vừa rửa mặt vừa cười ròn tan. Trước cái cảnh ấy, Nhân tự nhiên thấy ngượng với mình. Nhân quay đi. Nhân nấp trong một bụi ngô, nhìn cái đò. Nhân thấy Dân đang nhìn về phía bụi ngô, mà gió khẽ lay động. Nhân và một số chiến sĩ trong tiểu đội trinh sát ngồi trong bụi ngô. sáng đã rõ mặt người. Một anh nói:
-Tôi đã đi điều tra một lần cuối cùng rồi. Có thể nói là sang hết rồi đấy. Nhân nói:
-Em có ý kiến là cứ nên xem lại một lần nữa. Nhiều bộ phận lạc lung tung.
-Đồng ý. Nhưng chị Nhân thì cứ sang trước đi. ý đồng chí Kiên lúc nãy là muốn cho chị nghỉ đấy. Mấy đêm liền chị không ngủ rồi. Nhân cười hồn nhiên:
-Xong xuôi đâu vào đấy rồi thì tha hồ mà ngủ. Họ vừa đứng dậy thì bỗng nghe có tiếng xì xồ đâu đây. Một toán lính Pháp, trang bị toàn tiểu liên, đang theo vết chân người lần tới. Nhân và các chiến sĩ trong tiểu đội nhìn nhau. Trống ngực họ đánh mạnh. Họ nín thở. Họ ngồi im để không làm động những cành ngô. Quân giặc tới gần. Chúng giẫm nát những cây ngô. Những cây ngô ngã xuống.
Những mũ sắt có thập tự Lorraine nổi lên. Lá ngô kêu soàn soạt. Tiếng giầy đinh nghe mỗi lúc một rõ. Một chiến sĩ rút súng lục định bắn. Một chiến sĩ khác quắc mắt ra hiệu cho anh bạn ngồi im. Nhân cố nhịn ho, nhưng không được. Chị cúi xuống đất, úp miệng vào hai tay và ho. Đạn rào rào bắn tới. Các chiến sĩ nằm rạp xuống. Nước mắt Nhân trào ra. Chị hối hận nhìn các bạn. Tiếng Việt gian léo nhéo:
-Hàng đi. Hàng đi. Các quan sẽ khoan hồng cho. Chung quanh bãi ngô đen đặc những quân giặc. Một chiến sĩ bàn:
-Chúng ta đã làm tròn nhiệm vụ. Đến đây chẳng may gặp giặc. Nhưng nếu chúng ta phải chết, thì cũng không để cho chúng nó sống. Tất cả mọi người rút lựu đạn. Bàn tay nhỏ nhắn của Nhân cầm một quả lựu đạn Nhật. Thoáng trong trí Nhân cuộc gặp gỡ cuối cùng với Dân vừa rồi, và hình ảnh mẹ già. Mặt các chiến sĩ sắt lại. Mắt tia những luồng sáng dữ dội về phía giặc. Nhưng khi họ nhìn Nhân, thì mắt họ dịu đi. Họ đều ứa nước mắt, miệng mỉm cười đau đớn. Họ nhìn thấy Nhân xinh tươi hơn cả mọi ngày. Quân giặc đã tới sát . Lựu đạn trên tay các chiến sĩ xì khói. Quả lựu đạn trong nắm tay nhỏ nhắn của Nhân cũng đã xì khói. Nhân mỉm cười nhìn các bạn. Quân giặc đã xông thẳng tới chỗ các chiến sĩ. Tiếng lựu đạn nổ vang trời. Khói bốc trên bãi ngô. Khói bay lên cao, và theo gió, bạt mãi về phía Hà Nội, nhập vào đám khói đang dâng lên ngùn ngụt. Bên bãi ngô, nước sông vẫn cuồn cuộn chảy. Trong bãi ngô xơ xác, tan hoang, ngổn ngang xác giặc. Một thằng cuối cùng vùng lên, rồi ngã xuống. Giữa mấy xác chiến sĩ, thoáng hiện lên khuôn mặt bầu bĩnh của Nhân. Nhân nằm như ngủ. Nhiều cành ngô phủ lên người. Nụ cười cuối cùng vẫn in trên môi Nhân. Một dòng máu ri rỉ từ thái dương. Cùng một lúc ấy, đầu phố Hàng Đào, quân giặc nã đại bác dữ dội, dọn đường cho xe tăng, bộ binh tiến. Nhưng chúng chưa dám xông xáo. Chúng còn dò dẫm. Cái khẩu hiệu: Cảm tử
-Thà chết không hàng giặc vẫn sừng sững, oai phong nhìn sang Bờ Hồ. Nhà cửa đổ. Những vật chướng ngại bị tung lên. Nhiều đám cháy bốc to. Trong tàn phá, trong khói lửa, ta vẫn thấy thắm tươi mấy bông hoa lay-ơn, hoa mai cắm trên chiến lđá . Trên cái hiên gác nhìn xuống cái hào giao thông, mái nhà đang bắt lửa. Những cây rau cải giồng trong các chậu thau đã bị ngắt một ít lá. Nhưng những lá còn lại, sau trận mưa đêm, lại tươi tốt hẳn lên, còn đọng những giọt sương long lanh như ngọc. Bên cạnh những cây rau cải, cành đào của Nhân đem vào ngày tết, vẫn tươi mơn mởn. Hoa nở huy hoàng. Rau và hoa bừng sáng lên trong ánh lửa, nổi lên cái khẩu hiệu nguệch ngoạc của Thắng: Hẹn ngày về lấy lại Thủ đô. Lửa đã cháy to. Ngói đổ xuống. Một vài lá rau héo đi, xám lại. Hoa đào rung rung. Vài cánh hoa rụng trên hiên, bay lả tả xuống đường xuống hào giao thông mà ngày nào Nhân và Dân tranh nhau thử nước. Khói ùn ùn lên. Trong khói, vẫn thấp thoáng những chậu rau cải và cành đào. Trong bãi ngô, Nhân nằm như người ngon giấc ngủ. Bên thái dương, vệt máu đang loang rộng. nguyễn huy tưởng Luy hoa
Các chiến sĩ đứng trên bờ sông. Bóng họ in rập rờn trên mặt nước đỏ ngầu. Gió bấc thổi làm rung những lá của một cây đa cổ thụ. Khăn quàng đỏ của các chiến sĩ tung bay trong gió. Trời đã sáng. Một sáng mùa xuân chưa tan hết sương nhưng chim đã líu lo hót trên cành, trên các lđá tre. Cuộc rút quân thần kỳ qua mũi súng giặc làm cho các chiến sĩ hào hùng. Cuộc sống đang nảy lộc trong mùa xuân làm cho lòng họ phơi phới. Nhưng trong khóe mắt của mỗi người, vẫn có nhiều u uẩn. Họ hướng về Hà Nội xa xa chìm trong bể khói hãi hùng. Khói bốc lên cùng với trăm nghìn tiếng nổ đang tiếp tục tàn phá cái thành phố mới hôm qua còn ở trong tay họ, và bây giờ đang phải tự chống đỡ lấy mình. Những đám khói mù mịt như những mớ tóc xõa đau thương. Những cột khói vật vờ như những cánh tay vẫy gọi. Họ tần ngần. Chân chưa muốn bước. Tất cả các chiến sĩ đều kiễng cả chân lên để nhìn Hà Nội một lần nữa trước khi đi xa. Kiên chống gậy. Nhưng chân lành cũng kiễng lên. Thắng nói với Dân:
-Anh cho em nhìn một tí nữa thôi! Thắng ngồi trên vai Dân. Thắng thấy mắt Dân ướt đẫm. Mắt tất cả các chiến sĩ đều ướt đẫm. Bóng họ rung rung trên mặt nước lẫn với bóng cây cũng rung rung. Không ai bảo ai, cánh tay họ đều chỉ về phía Hà Nội. Những ngón tay của họ chỉ xuống dòng sông, ta nghe Kiên nói:
-Chúng tôi thề sẽ trở về chiếm lại quê hương. Mỗi người một câu nói, nhưng vang lên những tiếng: Chúng tôi thề:
-Chúng tôi thề lấy lại Thủ đô.
-Chúng tôi thề giải phóng Thủ đô. Lời thề vang lên như trong ngày lễ Quyết tử. Tiếng vang vang trong gió, tiếng vang vang trên sóng nước. Những ngón tay trỏ in bóng dưới dòng nước đỏ như máu. Nổi lên tiếng đàn: Thủ đô huyết thệ của Thu Phong, tiếng đàn ta đã nghe trong đêm lễ Quyết tử. Thu Phong vừa nhìn Hà-Nội, vừa nhìn dòng sông. Anh kéo đàn, nước mắt chảy theo đuôi mắt. Loan và Quyên hát, các chiến sĩ hát theo. Và Ben-la chạy chỗ này, chạy chỗ khác. Anh tìm được chỗ đứng để chụp các chiến sĩ đang chỉ dòng sông thề. Và anh bấm máy. Họ từ giã bến sông. Trên đê, một cây gạo lớn. Cây gạo đã bị bom. Phần lớn các cành đều cụt, chỉ còn trơ hai cái cành co ro như vai người lệch. Nhưng hoa vẫn đỏ rực trên cành. Hoa đỏ rực trên mặt đất.
Lũy Hoa
Phần I
Phần II
Phần III