watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tự bạch - tác giả Nguyễn Khải Nguyễn Khải

Tự bạch

Tác giả: Nguyễn Khải

Cũng như nhiều người viết khác, tôi vào nghề văn bằng một truyện ngắn được đăng trên tạp chí LúA MớI của Chi hội Văn nghệ khu Ba, khoảng cuối năm 1950. Năm sau lại viết một truyện vừa, năm 1955 lại viết một truyện vừa nữa. Cả truyện ngắn lẫn truyện vừa viết trong khoảng thời gian này đều thất bại, không le lói một chút tài năng viết lách nào, như một người không có duyên với văn chương. Không ngờ cuối năm 1956 lại viết được truyện ngắn nằm vạ, năm sau viết được tiểu thuyết xung đột, được bạn bè trong nghề bắt đầu chú ý. Nên tôi coi truyện ngắn nằm vạ là truyện chính thức trình làng, truyện vào nghề của mình. Từ bấy đến nay, trong bốn mươi ba năm, tôi viết được khoảng bảy chục truyện ngắn, nay tuyển lại được non nữa, in làm một tập để bạn đọc tiện theo dõi hành trình sáng tạo của một tác giả.
Trong ba mươi năm làm biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, tôi được dành hầu hết thời gian cho việc đi và viết, là người viết chuyên nghiệp, không phải làm bất cứ việc nào khác của cơ quan. Nếu phải làm cũng là do bị ép buộc, làm đâu hỏng đấy nên không được anh em tín nhiệm, rút lại vẫn chỉ có một việc làm thông thạo là đi và viết cho tới tận bây giờ. Có những năm tôi vừa viết truyện ngắn cho tạp chí vừa viết tiểu thuyết, lại có những năm chỉ viết tiểu thuyết không viết truyện ngắn và có cả chục năm chỉ viết có truyện ngắn không hề đụng bút đến truyện dài. Đó là tùy sự cảm hứng của từng thời kỳ, tôi không bao giờ tự ép nếu không thấy thích, không thấy cần.
Nhưng tiểu thuyết và truyện vừa, truyện ngắn của tôi không bao giờ bắt đầu từ sự tưởng tượng hoàn toàn, từ sự mộng mơ hoàn toàn. Tôi chỉ có thể đặt bút viết nếu tôi được chạm vào người, vào việc và những cảnh ngộ có thật trong cyộc sống. Tất nhiên không phải nhìn vào đâu, gặp bất cứ ai, nghe bất cứ chuyện gì đều có thể viết thành truyện được cả. Mà chỉ những người, những việc, những cảnh ngộ có dính líu ít nhiều tới tiểu sử của tôi, những kỷ niệm xa gần của tôi hoặc một nguyện vọng, một mơ tưởng đã khao khát từ năm còn trai trẻ. Mỗi lần đi tôi đều ghi chép rất tỉ mỉ như một nhà báo vì tôi có trí nhớ kém. Nhưng đó chỉ là sự bắt đầu, sự gợi ý, cái nháng lửa đầu tiên, còn khi ngòi bút đã lia trên trang giấy thì mọi nhân vật đều là những hóa thân của tôi cả. Tôi chỉ mượn có cái vỏ, cái xác của người này người kia còn cái hồn phải là của chính mình. ở cô Đào (Mùa Lạc), cái Tấm (Đứa con nuôi), Hòa (Bố con) đều có một phần tôi trong đó. Trong truyện ngắn Hai ông già ở đồng tháp mười, phần nào ao ước của tôi là ông già trưởng trạm máy kéo, phần đã có những năm tháng trải qua là ông già thư ký gặp nhiều bất hạnh. Cặp vợ chồng ở chân động từ thức thì tôi chính là anh thương binh mù dẫu rằng chưa bao giờ tôi phải sống trong cảnh ngộ đó. Nhưng cái tính khẳng khái của một người có quá nhiều lòng tự trọng nên phải nhận phần thua thiệt thì chính tôi đã có lúc được nếm trải. Trong LãnG tử, hình ảnh một anh chàng lãng du, thích sống một cuộc đời phiêu lưu, tự do, nhàn tản cũng là tôi nốt, nhưng là cái tôi của ao ước, của mơ mộng bởi cuộc sống hàng ngày của mình quá buồn, quá nhạt. Còn trong ông cháu, có lúc tôi là ông già, có lúc tôi là đứa trẻ, mỗi dòng đều có tâm sự của chính mình.
Nếu một truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết chỉ có chuyện của mình thì mạng sống của nó không thể dài hơn một bài báo. Nó chỉ có thể cho người đọc một số thông tin nào đó, là cái báo chí có thể cung cấp đầy đủ hơn, người đọc biết xong là quên liền chứ không thể tạo được một ám ảnh lâu dài. Mọi truyện ngắn và tiểu thuyết của tôi, nói cho cùng đều là tôi cả hoặc có thể là tôi, nên có những truyện được viết cách đây đã trên dưới bốn chục năm, nay đọc lại vẫn đem lại cho tôi những cảm nghĩ của bây giờ, những xúc động của bây giờ.
Những truyện ngắn in trong tập này xếp theo thứ tự thời gian sáng tác. Những sáng tác lúc trẻ thì tươi hơn nhưng những sáng tác lúc về nhà lại chứa đựng nhiều chiêm nghiệm, nó là một đời người thấm vào từng con chữ.
Người viết có thể viết hay lúc trẻ mà cũng có thể viết hay cả lúc già, miễn là thời nào ra thời ấy, khi trẻ thì văn chớ nên quá già, lúc già đừng nên viết câu văn quá trẻ, phải luôn luôn là chính mình, lúc thơ ngây lúc từng trải, lúc vui lúc buồn, bao giờ cũng tự nhiên, thành thực.
Một tác giả khi tuyển lại những tác phẩm của một đời viết thường nghĩ một cách chủ quan, một cách thơ ngây là những truyện đã chọn đều hay cả, đều xứng đáng giới thiệu với bạn đọc cả. Cho dù người ấy đã rất tỉnh táo cũng khó mà nhận ra những cái dở của văn mình. Thì các cụ đã nói: "văn mình..." Cái thói xấu ấy cũng rất "người", rất mong bạn đọc rộng lượng.
Tháng 12 năm 1998
NGUYỄN KHẢI



Cũng như nhiều người viết khác, tôi vào nghề văn bằng một truyện ngắn được đăng trên tạp chí LúA MớI của Chi hội Văn nghệ khu Ba, khoảng cuối năm 1950. Năm sau lại viết một truyện vừa, năm 1955 lại viết một truyện vừa nữa. Cả truyện ngắn lẫn truyện vừa viết trong khoảng thời gian này đều thất bại, không le lói một chút tài năng viết lách nào, như một người không có duyên với văn chương. Không ngờ cuối năm 1956 lại viết được truyện ngắn nằm vạ, năm sau viết được tiểu thuyết xung đột, được bạn bè trong nghề bắt đầu chú ý. Nên tôi coi truyện ngắn nằm vạ là truyện chính thức trình làng, truyện vào nghề của mình. Từ bấy đến nay, trong bốn mươi ba năm, tôi viết được khoảng bảy chục truyện ngắn, nay tuyển lại được non nữa, in làm một tập để bạn đọc tiện theo dõi hành trình sáng tạo của một tác giả.
Trong ba mươi năm làm biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, tôi được dành hầu hết thời gian cho việc đi và viết, là người viết chuyên nghiệp, không phải làm bất cứ việc nào khác của cơ quan. Nếu phải làm cũng là do bị ép buộc, làm đâu hỏng đấy nên không được anh em tín nhiệm, rút lại vẫn chỉ có một việc làm thông thạo là đi và viết cho tới tận bây giờ. Có những năm tôi vừa viết truyện ngắn cho tạp chí vừa viết tiểu thuyết, lại có những năm chỉ viết tiểu thuyết không viết truyện ngắn và có cả chục năm chỉ viết có truyện ngắn không hề đụng bút đến truyện dài. Đó là tùy sự cảm hứng của từng thời kỳ, tôi không bao giờ tự ép nếu không thấy thích, không thấy cần.

Nhưng tiểu thuyết và truyện vừa, truyện ngắn của tôi không bao giờ bắt đầu từ sự tưởng tượng hoàn toàn, từ sự mộng mơ hoàn toàn. Tôi chỉ có thể đặt bút viết nếu tôi được chạm vào người, vào việc và những cảnh ngộ có thật trong cyộc sống. Tất nhiên không phải nhìn vào đâu, gặp bất cứ ai, nghe bất cứ chuyện gì đều có thể viết thành truyện được cả. Mà chỉ những người, những việc, những cảnh ngộ có dính líu ít nhiều tới tiểu sử của tôi, những kỷ niệm xa gần của tôi hoặc một nguyện vọng, một mơ tưởng đã khao khát từ năm còn trai trẻ. Mỗi lần đi tôi đều ghi chép rất tỉ mỉ như một nhà báo vì tôi có trí nhớ kém. Nhưng đó chỉ là sự bắt đầu, sự gợi ý, cái nháng lửa đầu tiên, còn khi ngòi bút đã lia trên trang giấy thì mọi nhân vật đều là những hóa thân của tôi cả. Tôi chỉ mượn có cái vỏ, cái xác của người này người kia còn cái hồn phải là của chính mình. ở cô Đào (Mùa Lạc), cái Tấm (Đứa con nuôi), Hòa (Bố con) đều có một phần tôi trong đó. Trong truyện ngắn Hai ông già ở đồng tháp mười, phần nào ao ước của tôi là ông già trưởng trạm máy kéo, phần đã có những năm tháng trải qua là ông già thư ký gặp nhiều bất hạnh. Cặp vợ chồng ở chân động từ thức thì tôi chính là anh thương binh mù dẫu rằng chưa bao giờ tôi phải sống trong cảnh ngộ đó. Nhưng cái tính khẳng khái của một người có quá nhiều lòng tự trọng nên phải nhận phần thua thiệt thì chính tôi đã có lúc được nếm trải. Trong LãnG tử, hình ảnh một anh chàng lãng du, thích sống một cuộc đời phiêu lưu, tự do, nhàn tản cũng là tôi nốt, nhưng là cái tôi của ao ước, của mơ mộng bởi cuộc sống hàng ngày của mình quá buồn, quá nhạt. Còn trong ông cháu, có lúc tôi là ông già, có lúc tôi là đứa trẻ, mỗi dòng đều có tâm sự của chính mình.

Nếu một truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết chỉ có chuyện của mình thì mạng sống của nó không thể dài hơn một bài báo. Nó chỉ có thể cho người đọc một số thông tin nào đó, là cái báo chí có thể cung cấp đầy đủ hơn, người đọc biết xong là quên liền chứ không thể tạo được một ám ảnh lâu dài. Mọi truyện ngắn và tiểu thuyết của tôi, nói cho cùng đều là tôi cả hoặc có thể là tôi, nên có những truyện được viết cách đây đã trên dưới bốn chục năm, nay đọc lại vẫn đem lại cho tôi những cảm nghĩ của bây giờ, những xúc động của bây giờ.

Những truyện ngắn in trong tập này xếp theo thứ tự thời gian sáng tác. Những sáng tác lúc trẻ thì tươi hơn nhưng những sáng tác lúc về nhà lại chứa đựng nhiều chiêm nghiệm, nó là một đời người thấm vào từng con chữ.

Người viết có thể viết hay lúc trẻ mà cũng có thể viết hay cả lúc già, miễn là thời nào ra thời ấy, khi trẻ thì văn chớ nên quá già, lúc già đừng nên viết câu văn quá trẻ, phải luôn luôn là chính mình, lúc thơ ngây lúc từng trải, lúc vui lúc buồn, bao giờ cũng tự nhiên, thành thực.

Một tác giả khi tuyển lại những tác phẩm của một đời viết thường nghĩ một cách chủ quan, một cách thơ ngây là những truyện đã chọn đều hay cả, đều xứng đáng giới thiệu với bạn đọc cả. Cho dù người ấy đã rất tỉnh táo cũng khó mà nhận ra những cái dở của văn mình. Thì các cụ đã nói: "văn mình..." Cái thói xấu ấy cũng rất "người", rất mong bạn đọc rộng lượng.

Tháng 12 năm 1998

NGUYỄN KHẢI

Các tác phẩm khác của Nguyễn Khải

Ước gì tôi được trẻ lại

Người ngu

Người mơ mộng

Nếp Nhà

Nắng chiều

Mùa lạc

Má Hồng

Gặp gỡ cuối năm

Đời khổ

Đất Mỏ

Đàn ông

Đàn bà

Đã từng có ngày vui

Chị Mai

Cái thời lãng mạn

Buổi sớm mai

Bố con

Bảy đô một đêm

Bắt đầu từ một câu nói

Bạn viết cũ

Anh Thanh Tịnh

Đứa con nuôi