watch sexy videos at nza-vids!
Truyện BONG BÓNG LÊN TRỜI-Chương 3 - tác giả Nguyễn nhật Ánh Nguyễn nhật Ánh

Nguyễn nhật Ánh

Chương 3

Tác giả: Nguyễn nhật Ánh

Từ ngày ông Phong đột ngột mất đi, mẹ con Thường bỗng trở nên khốn đốn. Lúc ông còn sống, gia đình Thường vốn đã chẳng dư dả gì. Ông làm thợ hồ, công việc lúc có lúc không. Có khi cả tháng trời rỗi việc, ông phải nằm nhà ăn bám vào đồng lương còm cõi của vợ. Nhưng dù vậy, những đóng góp dù chẳng nhiều nhặn gì của ông cũng giúp gia đình không lâm vào cảnh ngặt nghèo, quẫn bách.
Bà Tuệ dạy toán ở một trường cấp ba . Thời trẻ, bà học Sư phạm. Tốt nghiệp ra trường, đi dạy được một năm thì bà xin nghỉ vì lý do sức khỏẹ Sau đó, bà xin vào làm thư ký đánh máy trong một công ty xây dựng. Tại đây, bà quen ông Phong, một người thợ giỏi, phụ trách một tổ xây lắp.
Một tháng trước khi bà và ông Phong cưới nhau, ông bị cho nghỉ việc trong một đợt giảm biên chế sau khi quyết liệt bênh vực cho một công nhân trong tổ bị sa thải một cách mờ ám. Từ đó, ông Phong trở thành mội người thợ làm thuê .
Buồn phiền về hoàn cảnh của chồng, lại vừa sinh Thường, bà Tuệ rời bỏ công ty xây dựng để làm đơn xin đi dạy lại . Bà trở lại với nghề dạy học một phần vì đó là nghề bà yêu thích, phần khác với thời giờ của một nhà giáo, bà có được một buổi ở nhà để vừa soạn giáo án vừa chăm sóc con cái .
Khi Thường được năm tuổi, bà sinh bé Nhi . Với đứa con thứ hai, bà vẫn tiếp tục từ chối đi dạy thêm buổi chiều theo lời rủ rê của các đồng nghiệp tốt bụng chỉ để được gần gũi dạy dỗ và giúp đỡ con cái . Đối với bà, con cái phải được chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo . Bà mong mỏi nếu Thường và Nhi không tạo dựng được sự nghiệp gì lớn lao mai sau thì ít ra cũng trở thành những công dân lương thiện. Như ba của chúng.
Từ trước đến nay, bà Tuệ vẫn sống trung thành với quan niệm của mình. Cuộc sống đạm bạc, đôi lúc khó khăn, nhưng thanh thản. Nhưng từ ngày ông Phong mất đi, ba mẹ con lâm vào cảnh ngặt nghèo . Tiền bạc túng thiếu, cơm ăn phải chạy từng bữa, gánh nặng trước đây hai người cùng gánh bây giờ đè nặng trên đôi vai mệt mỏi của bà.
Cuối cùng, không còn cách nào khác, bà Tuệ đành nhận lời đi dạy thêm các lớp học tư vào mỗi buổi chiều . Rồi một thời gian sau, bà lại nhận dạy thêm các lớp bổ túc văn hóa ban đêm. Cũng may là Thường và Nhi đều đã lớn, Thường mười bảy tuổi, học lớp mười một, Nhi mười hai tuổi, học lớp sáu; hai anh em lại cùng đi học buổi sáng, do đó vào buổi chiều và buổi tối bà vắng nhà, Thường và Nhi có thể trông nom lẫn nhau . Điều đó có làm bà Tuệ yên tâm phần nào, nhưng giữa những cơn ho húng hắng giữa đêm khuya, bà luôn chạnh lòng tự nhủ: ta chỉ đi dạy thêm một thời gian thôi, chừng nào cuộc sống đỡ vất vả hơn, ta sẽ lại ở nhà chăm sóc chúng nó!
Những lúc trằn trọc như vậy, bà Tuệ cảm thấy như mình có lỗi với các con. Nhưng biết làm sao hơn khi cuộc sống bươn chải không cho phép bà gần gũi Thường và Nhi như trước. Nhiều đêm nằm thao thức một mình, bà lại nhớ đến ông Phong. Và âm thầm bật khóc.



Từ ngày ông Phong đột ngột mất đi, mẹ con Thường bỗng trở nên khốn đốn. Lúc ông còn sống, gia đình Thường vốn đã chẳng dư dả gì. Ông làm thợ hồ, công việc lúc có lúc không. Có khi cả tháng trời rỗi việc, ông phải nằm nhà ăn bám vào đồng lương còm cõi của vợ. Nhưng dù vậy, những đóng góp dù chẳng nhiều nhặn gì của ông cũng giúp gia đình không lâm vào cảnh ngặt nghèo, quẫn bách.
Bà Tuệ dạy toán ở một trường cấp ba . Thời trẻ, bà học Sư phạm. Tốt nghiệp ra trường, đi dạy được một năm thì bà xin nghỉ vì lý do sức khỏẹ Sau đó, bà xin vào làm thư ký đánh máy trong một công ty xây dựng. Tại đây, bà quen ông Phong, một người thợ giỏi, phụ trách một tổ xây lắp.
Một tháng trước khi bà và ông Phong cưới nhau, ông bị cho nghỉ việc trong một đợt giảm biên chế sau khi quyết liệt bênh vực cho một công nhân trong tổ bị sa thải một cách mờ ám. Từ đó, ông Phong trở thành mội người thợ làm thuê .
Buồn phiền về hoàn cảnh của chồng, lại vừa sinh Thường, bà Tuệ rời bỏ công ty xây dựng để làm đơn xin đi dạy lại . Bà trở lại với nghề dạy học một phần vì đó là nghề bà yêu thích, phần khác với thời giờ của một nhà giáo, bà có được một buổi ở nhà để vừa soạn giáo án vừa chăm sóc con cái .
Khi Thường được năm tuổi, bà sinh bé Nhi . Với đứa con thứ hai, bà vẫn tiếp tục từ chối đi dạy thêm buổi chiều theo lời rủ rê của các đồng nghiệp tốt bụng chỉ để được gần gũi dạy dỗ và giúp đỡ con cái . Đối với bà, con cái phải được chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo . Bà mong mỏi nếu Thường và Nhi không tạo dựng được sự nghiệp gì lớn lao mai sau thì ít ra cũng trở thành những công dân lương thiện. Như ba của chúng.
Từ trước đến nay, bà Tuệ vẫn sống trung thành với quan niệm của mình. Cuộc sống đạm bạc, đôi lúc khó khăn, nhưng thanh thản. Nhưng từ ngày ông Phong mất đi, ba mẹ con lâm vào cảnh ngặt nghèo . Tiền bạc túng thiếu, cơm ăn phải chạy từng bữa, gánh nặng trước đây hai người cùng gánh bây giờ đè nặng trên đôi vai mệt mỏi của bà.
Cuối cùng, không còn cách nào khác, bà Tuệ đành nhận lời đi dạy thêm các lớp học tư vào mỗi buổi chiều . Rồi một thời gian sau, bà lại nhận dạy thêm các lớp bổ túc văn hóa ban đêm. Cũng may là Thường và Nhi đều đã lớn, Thường mười bảy tuổi, học lớp mười một, Nhi mười hai tuổi, học lớp sáu; hai anh em lại cùng đi học buổi sáng, do đó vào buổi chiều và buổi tối bà vắng nhà, Thường và Nhi có thể trông nom lẫn nhau . Điều đó có làm bà Tuệ yên tâm phần nào, nhưng giữa những cơn ho húng hắng giữa đêm khuya, bà luôn chạnh lòng tự nhủ: ta chỉ đi dạy thêm một thời gian thôi, chừng nào cuộc sống đỡ vất vả hơn, ta sẽ lại ở nhà chăm sóc chúng nó!
Những lúc trằn trọc như vậy, bà Tuệ cảm thấy như mình có lỗi với các con. Nhưng biết làm sao hơn khi cuộc sống bươn chải không cho phép bà gần gũi Thường và Nhi như trước. Nhiều đêm nằm thao thức một mình, bà lại nhớ đến ông Phong. Và âm thầm bật khóc.
BONG BÓNG LÊN TRỜI
.........................
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29