Chương 5
Tác giả: Nguyễn nhật Ánh
Rồi cũng đến ngày tôi khăn gói ra thành phố, chuẩn bị cho năm học lớp mười .
Đúng như Hà Lan mô tả, thành phố đẹp nguy nga và lộng lẫy . Tôi tò mò ngắm nghía những đại lộ thênh thang, những tòa nhà cao vút, những cửa hàng bóng lộn và chất đống hàng hóa . Tôi như thằng ngố khi đứng trước các bảng điện nhấy nháy muôn màu của các rạp chiếu bóng và các vũ trường.
Sau vài ngày đi dạo quanh thành phố, tôi chắc chắn rằng nó giàu sang hơn cái làng nghèo khó của tôi gấp hàng tỉ lần. Tuy nhiên, tôi không chắc rằng nó có đẹp hơn làng tôi hay không. Nó quá ồn ào, lại lắm rác rến và bụi bặm, điều không hề có ở làng Đo Đo .
Thành phố vắng bóng những cây xanh. Ở trên cao, bầu trời bị chia cắt thành từng mảng nhỏ và tầm mắt tôi luôn luôn bị chặn lại bởi những dãy cột điện. Ở thành phố, khó lòng nhìn ngắm những đám mây bay, những đêm trăng sáng. Tôi không thể nào bắt gặp vẻ rầu rĩ huy hoàng của mặt trời lúc từ giã trời xanh. Đó là những điều Hà Lan không hề nhắc tới khi kể với tôi về thành phố.
*****
Tôi không ở chung với cô Thịnh. Cô Thịnh ở nhà chị Nhường. Nhà chị Nhường rộng mà hóa chật. Phía trước là cửa hàng, phía sau là nhà kho, thỉnh thoảng tới chơi, tôi vẫn phải len lỏi giữa những cây vải chất thành từng đống, choán hết lối đi .
Tôi ở trọ nhà cậu Huấn. Cậu Huấn là anh ruột bác gái tôi . Xét ra, tôi với cậu chẳng bà con gì. Nhưng tôi vẫn gọi cậu bằng cậu . Tôi bắt chước chị Nhường.
Nhà cậu Huấn rất giàu, cậu có cửa hiệu thuốc tây . Thoạt tiên, thấy nhà cậu sang quá, tôi không dám ở. Nhưng bác tôi nằng nặc dẫn tôi đến đó. Bác trấn an tôi: "Cậu Huấn giàu nhưng sống giản dị, lại biết trọng kẻ sĩ". Tôi chỉ là cậu học sinh lớp mười, nhưng bác tôi vẫn liệt tôi vào hạng... kẻ sĩ. Và bác dắt tôi đến ra mắt cậu Huấn. Tôi ở trọ nhà cậu Huấn từ đó.
Cậu Huấn có ba người con. Nhỏ nhất là thằng Liêm, đang học lớp bảy . Chị kế thằng Liêm là nhỏ Mai, bằng tuổi tôi . Nhỏ Mai học hết lớp chín, nghỉ ngang, ra bán ngoài hiệu thuốc tây, chuẩn bị làm bà chủ tương lai . Lớn nhất là Dũng, bạn bè thường gọi nó là Dũng Thanh Lâm. Thanh Lâm là tên hiệu thuốc của cậu Huấn. Dũng không thích tên đó, nó bảo nghe giống kép cải lương. Dũng tự đặt biệt hiệu cho mình: Dũng Marcel. Và, bắt chước Jo Marcel, nó thường nhún nhảy và rên rỉ hát "Thôi, em đừng khóc, em đừng khóc, đừng khóc nữa làm gì..." nghe rầu muốn chết.
Dũng lớn hơn tôi ba tuổi, nhưng trên giấy tờ nó bằng tuổi tôi . Nó phải khai sụt tuổi để trốn quân dịch. Dũng hát hay, nhảy giỏi nhưng học dở ẹc. Mải vui chơi, đàn đúm, nó quảng sách vở vào xó nhà, chấp nhận ở lại lớp nhìn đời trôi qua . Vì vậy, khi vào lớp mười, tôi học chung lớp với nó. Ngay hôm đầu tiên, cậu Huấn đã bảo tôi: "Cậu nghe nói cháu học giỏi, có gì cháu chỉ cho thằng Dũng với . Nó lười lắm!". Tôi gật đầu .
Tôi nhận lời với cậu Huấn nhưng tôi chẳng làm tròn. Thằng Dũng là chúa lười, đúng như cậu Huấn nhận xét. Mỗi lần tôi kêu nó học, nó đều lảng đi chỗ khác. Nó chỉ khoái mỗi khoản cóp-pị Ở lớp, tôi và nó ngồi kế nhau, nó chép bài của tôi tha hồ. Nhờ có tôi, lần đầu tiên Dũng không phải học đúp lại lớp mười . Cuối năm, nó hí hửng khoe với cậu Huấn nó được lên lớp. Cậu Huấn mừng lắm và cậu cảm ơn tôi rối rít. Cậu tưởng tôi đã "cải tạo" được thằng Dũng.
Dũng chẳng lo học. Nó thường tụ tập với những đứa nhà giàu khác thành một băng và rủ nhau phóng honda ào ào trên phố hoặc chạy đua ra tận ngoại ô . Nó chơi billard rất thiện nghệ . Tôi đã từng lác mắt khi xem nó biểu diễn những cú đánh gom bi cực khó. Nó cũng mê đàn hát xướng. Trong phòng của nó có hai cây guitar điện và một bộ trống. Ngày nào đám bạn của nó cũng kéo tới chơi nhạc ầm ĩ khiến tôi không tài nào học bài được. Những lúc đó, tôi phải ôm tập xuống phòng nhỏ Mai và thằng Liêm ngồi học.
Hôm mới dọn đến, thấy trong hành lý của tôi có cây guitar, Dũng nheo mắt hỏi:
- Mày cũng chơi đàn nữa hả ?
Tôi cười cười . Dũng nói:
- Mày đàn nghe coi!
Tôi đàn. Dũng chăm chú nghe, và chê:
- Cổ điển quá!
Tôi không hiểu:
- Cổ điển là sao ?
- Là ... là nhà quê !
Câu nói của Dũng khiến tôi đỏ mặt. Tôi buông đàn xuống ngồi im. Dũng chẳng thèm để ý đến vẻ sượng sùng của tôi, nó bước lại góc phòng, cầm lên cây guitar điện, hí hoáy so dây .
Dũng dạo tưng tưng vài nốt rồi nhìn tôi, hỏi:
- Mày biết chơi trống không?
Thấy tôi lắc đầu, Dũng khẽ so vai . Rồi nó bắt đầu hát. Bản "Beautiful Sunday". Dũng vừa hát vừa lắc người, hệt những ca sĩ biểu diễn trên ti-vi . Giọng nó khá hay, vang và ấm. Trước một khán giả quê mùa và ngờ nghệch như tôi, Dũng cao hứng hát liền tù tì ba bài . "L'amour c'est pour rien". Rồi "Aline". Hát xong, nó hỏi tôi:
- Hay không?
Tôi gật đầu:
- Hay .
Dũng khoái lắm. Nó vỗ vai tôi:
- Nếu mày thích, tao sẽ kéo mày vào chơi chung với bọn tao .
Dĩ nhiên tôi từ chối . Dũng hát hay . Những bản nhạc cũng hay . Nhưng tất cả chẳng ăn nhập gì đến tâm trạng của tôi . Tôi thích những bản nhạc "cổ điển" của tôi hơn. Chúng đánh thức trong tôi những kỷ niệm xôn xao của làng quê yêu dấu . Chúng thủ thỉ với tôi về tình yêu thầm lặng. Chúng luôn hướng về người tôi thương.
*****
Người tôi thương ở nhà bà cô . Cô Hà Lan là người chị cả trong dòng họ. Sau cô, đến ba Hà Lan, rồi mới đến ông chú chạy xe đò. Họ hàng bên nội Hà Lan hầu hết đều đi làm ăn xa, chỉ có ba Hà Lan là ở lại làng.
Chồng cô là thương gia cỡ lớn, chủ hãng sản xuất vỏ xe ô-tô . Nhưng hai vợ chồng lại không có con. Khi Hà Lan ra thành phố học, đến ở nhà cô, hai vợ chồng mừng như bắt được vàng.
Hà Lan ở nhà cô y như ở trên thiên đường. Đồ ăn, thức uống, áo quần, giày dép, kể cả tiền tiêu vặt, Hà Lan không thiếu một thứ gì. Bà cô chiều chuộng Hà Lan như chiều chuộng một thiên thần. Bạn Hà Lan cũng được cưng lây . Mỗi lần tôi đến chơi, cô đón tôi như đón khách quí. Cô dọn bánh biscuit mời tôi ăn. Cô mở tủ lạnh, khui cocacola bắt tôi uống. Tôi xấu hổ chín người . Cô làm như tôi chết đói chết khát đến nơi .
Biết tôi ngượng, Hà Lan cầm bánh nhét vào tay tôi, dỗ như dỗ con nít:
- Ngạn ăn đi, đừng ngại!
Không phải tôi ngại, nhưng tôi cảm thấy không được tự nhiên. Căn phòng khách sang trọng này hình như không thích hợp với tôi . Tôi cảm thấy lúng túng và gò bó khi ngồi vào chiếc ghế bành to tướng. Tôi thích như ngày xưa hơn. Mỗi lần đến chơi nhà Hà Lan, chúng tôi thường ngồi bên nhau trên những khúc gỗ đặt dưới giàn thiên lý. Giữa khung cảnh đơn sơ mà gần gũi đó, chúng tôi trò chuyện với nhau thoải mái và thân mật biết bao . Còn ở đây, mọi chuyện đâm ra khác hẳn. Tôi nói năng cứ ngượng nghịu thế nào . Nhìn những chùm đèn lấp lánh treo lơ lửng trên trần nhà và những dãy tủ kính sang trọng kê dọc tường, tôi xụi lơ, hết muốn nói chuyện. Những câu chuyện mà tôi định nói, những câu chuyện về phiên chợ làng, về mùa thị chín, về những buổi chiều len lỏi trong rừng tìm bông dủ dẻ, tỏ ra chẳng thích hợp trong khung cảnh choáng lộn này một chút nào . Chúng trở nên lạc lỏng làm sao .
Những lúc như vậy, lòng nguội lạnh, tôi ăn qua loa vài miếng bánh rồi vội cáo từ. Cô Hà Lan đưa tôi ra đến tận cửa, và dặn: "Ngày mai, cháu đến chơi nhé!". Tôi gật đầu, và ngày hôm sau tôi chẳng đến. Tôi thích gặp Hà Lan ở ngoài phố hơn.
*****
Từ hồi lên lớp mười, tôi và Hà Lan không còn học chung trường như trước. Hà Lan học trường Nữ, toàn con gái . Chiều chiều, sau giờ tan học, tôi thường đạp xe qua trường Hà Lan, đứng lóng ngóng trước cổng, đợi nó ra . Hồi đó, không chỉ mình tôi đứng nghệt mặt trước cổng trường con gái vào mỗi buổi chiều . Có cả khối đứa lởn vởn như tôi, mặt đứa nào đứa nấy lấm lét như kẻ trộm.
Trường Nữ giờ tan học là một kỳ quan đối với bọn con trai chúng tôi . Mãi về sau này, tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh thơ mộng của những tà áo trắng lững lờ trôi ra khỏi cổng trường như một dòng sông nghi ngút sương mù. Dòng sông ảo ảnh đó đã có một thời cuốn theo nó bao nhiêu mắt nhìn ngây ngất, những mối tình vẫn vơ và thầm lặng, đã sản sinh ra bao nhiêu thi sĩ và những kẻ viết tình ca nổi tiếng và vô danh của cuộc đời .
Tôi chong mắt về phía cổng trường, dáo dác nhìn. Tìm Hà Lan giữa một biển áo trắng mênh mông chẳng khác nào tìm một hạt cát giữa đại dương. Nhưng bằng lòng kiên trì không mệt mỏi, cuối cùng bao giờ tôi cũng tìm ra hạt cát của tôi và bao giờ tôi cũng nhìn thấy nó trước khi nó nhìn thấy tôi . Và chỉ cần nó liếc tôi cười một cái, bao nhiêu mệt nhọc của tôi trong lúc chờ đợi bay biến đâu mất.
Tôi lẳng lặng đạp xe theo Hà Lan, cách một quãng xa . Suốt một chặng đường dài . Hà Lan đạp xe lững thững phía trước, tôi đạp xe lẽo đẽo phía sau, y như hai kẻ xa lạ. Chưa rời xa trường Nữ, tôi chưa dám tiến lên đi song song với Hà Lan. Tôi đã nghe tụi bạn cùng lớp kháo nhau đủ chuyện về nữ sinh trường này . Chuyện nào cũng động trời . Nào là tụi trường Nữ từng vác guốc đánh nhau với tụi nam sinh trường Hoàng Diệu . Chiếc guốc nào của tụi nó cũng đóng đinh lởm chởm, phang trúng là tét đầu . Đánh nhau một hồi, tụi Hoàng Diệu chạy vắt giò lên cổ. Nào là tụi nó từng nắm tay giăng hàng ngang trước cổng trường, chặn một đám lính biệt động quân lớ ngớ đi qua đó, đòi tịch thu mấy chiếc mũ nâu làm... kỷ niệm. Trước bầy nữ quái dữ dằn này, mấy tay lính biệt động súng ống đầy mình nhũn như con chi chi, đành bỏ nón chạy lấy người . Tôi không biết hư thực ra sao nhưng nghe riết các mẩu giai thoại rùng rợn kiểu đó, tôi đâm ngán. Tụi bạn còn dọa: "Đứa nào vô phúc đi ngang trường Nữ một mình coi như đi vào ... tử địa".
Tôi không muốn đi vào tử địa . Tôi chỉ đến đón Hà Lan vào những lúc đông người . Và trên đường về, đợi cho Hà Lan đi thật xa, đến lúc nó rẽ ngoặt vào góc phố, tôi mới dấn xe lên. Tôi không dám đuôi theo Hà Lan ngay còn vì một lẽ khác. Tôi sợ gặp cô Thịnh. Cô Thịnh học chung trường với Hà Lan, lớp mười hai . Cô đã bắt gặp tôi lang thang ở đây một lần. Lần đó, tôi giật bắn người khi đang đuổi Hà Lan bỗng nghe có tiếng gọi sau lưng:
- Ngạn ơi, đi đâu đó ?
Tôi quay lại và nhận ra cô Thịnh. Tôi dừng xe, ấp úng đáp:
- Ngạn đi chơi .
Cô Thịnh nhìn tôi nửa tin nửa ngờ:
- Đi chơi mà đi một mình?
Tôi lúng túng chỉ tay về phía trước:
- Ngạn đi với thằng bạn cùng lớp. Nó chạy đằng kia kìa!
Cô Thịnh nhìn theo tay chỉ của tôi . Cô không biết trong đám con trai đang chạy xe giữa đường có đứa nào là bạn tôi không. Nhưng cô không hỏi, chỉ cười cười:
- Chứ không phải Ngạn đang chạy theo cô bé nào à ?
Tôi đỏ mặt:
- Đâu có.
Tôi chối biến. Tôi không muốn cô Thịnh biết chuyện tình cảm của tôi với Hà Lan. Từ ngày tôi nhận ra khoảng cách giữa tôi và cô, tôi không muốn tâm sự với cô nữa . Tôi thấy xấu hổ. Còn cô, sau lần đó cô cũng không bao giờ hỏi thăm về "cô bé" của tôi . Không hiểu cô đã biết gì chưa .
Lần đầu tiên tôi đến đón Hà Lan, khi thấy tôi cả tiếng đồng hồ sau mới đạp xe lên, Hà Lan ngạc nhiên hỏi:
- Ngạn hư xe hả ?
- Đâu có.
- Sao bây giờ Ngạn mới tới ? Hà Lan thấy Ngạn từ nãy .
- Tôi sợ bạn của Hà Lan chọc.
- Tụi nó không chọc đâu .
Tôi liếm môi:
- Tôi không biết. Tôi nghe người ta nói học sinh trường Nữ ghê lắm.
- Ghê sao ?
Tôi kể cho Hà Lan nghe những chuyện tôi nghe được về học sinh trường Nữ. Nghe xong, Hà Lan mỉm cười:
- Người ta bịa đó. Tụi bạn Hà Lan hiền thấy mồ.
Hà Lan nói, tôi tin ngay . Tôi chưa thấy học sinh trường Nữ giở trò gì ghê gớm, chỉ toàn nghe đồn. Tôi không tin ngôi trường dịu dàng mà cô Thịnh và Hà Lan đang theo học lại đầy rẫy nguy hiểm như tụi con trai vẫn hay kể. Dù vậy, mỗi lần đến đón Hà Lan, tôi vẫn đi tụt lại đằng sau nó suốt một chặng đường dài . Tôi quen như vậy . Tôi sợ cô Thịnh nhìn thấy .
Thường, tôi đưa Hà Lan về tận nhà. Nhưng tôi không vào . Tôi ngồi trên xe cười với Hà Lan và đợi cho nó đi khuất sau cánh cửa, tôi mới lững thững đạp xe đi .
*****
Hà Lan ít về làng, dù chú nó chạy xe trên tuyến đường nối liền thành phố và huyện lị. Mỗi lần tôi rủ, nó đều bảo bận ở lại học thêm. Hà Lan có đi học thêm thật, nhưng nó phải vì vậy mà nó không có thì giờ về thăm làng hay không thì tôi chẳng rõ. Không có Hà Lan, tôi về làng một mình. Tháng nào tôi cũng về. Tôi ngồi xe đò ngủ gà ngủ gật. Hơn nửa ngày trời, xe mới về đến huyện. Từ huyện, tôi đạp xe về làng, trên con đường năm nào tôi và Hà Lan vẫn thường đi bên nhau những chiều thứ bảy . Con đường cũ chẳng có gì thay đổi, chạy dọc hai ven đường vẫn những cây bông gòn cao vút, những cây keo tây nơi trú ẩn của những con cánh quýt tuyệt đẹp, những cây sầu đông xơ xác và những hàng rào dâm bụt đỏ chói . Xa hơn nữa là những cánh đồng rập rờn sóng lúa, màu xanh trải dài đến tận lũy tre xa .
Cảnh vật vẫn thế, chỉ khác là chiều nay, trên đường về dằng dặc chỉ có mình tôi lặng lẽ đạp xe đi .
Đi ngang rừng Sim, tôi không ghé, dù tim tôi đập từng hồi rộn rã. Tôi sợ kỷ niệm níu chân tôi . Tôi sợ ngồi một mình giữa rừng Sim, lòng tôi sẽ ngập đầy lá rụng.
Hôm đầu tiên về làng, tôi ngạc nhiên thấy làng tôi khang khác. Mọi vật vẫn ở nguyên chỗ cũ nhưng khoảng cách giữa chúng dường như có ai đó thu ngắn lại . Tôi đi từ giếng Cây Duối về chợ Đo Đo, thấy đoạn đường sao mà ngắn ngủi, một chớp mắt đã tới nơi . Khoảng cách giữa chợ Đo Đo và nhà tôi cũng vậy, gần nhau đến buồn cười . Tôi nhìn vào chợ, thấy chợ bé đi nhiều . Cây bàng già không còn cao ghê gớm như tôi hằng tưởng. Mới đi khỏi làng có mấy tháng, khi trở về, tôi như người khổng lồ trong câu chuyện bà kể. Nếu bà còn sống hẳn tôi sẽ hỏi: "Bà ơi, ai đã thu nhỏ làng mình lại hở bà?". Hẳn là bà sẽ đáp: "Không ai cả, cháu ạ. Tại vì cháu lớn lên đó thôi . Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ dường như bé đi!". Nhưng bà tôi đã không còn để tôi hỏi và nghe bà âu yếm trả lời . Tôi chỉ nghe thấy cuộc trò chuyện kia trong trí tưởng tượng của tôi thôi .
Mỗi lần về làng, tôi chỉ ở chơi được hai ngày . Tôi dành một ngày để đi thăm thầy cô và bạn bè thuở nhỏ. Thầy Cải đã nghỉ dạy hẳn. Cô Thung vẫn dạy lớp ba và vẫn còn than khát nước giữa giờ học. Lớp vỡ lòng của thầy Phu vẫn đông học trò và cũng giống như bọn tôi hồi trước, lũ nhóc sau này bị thầy phạt nhảy cóc phờ người . Đến trường thăm thầy Phu, ngoái nhìn về cuối lớp, chỗ ngày xưa tôi và Hà Lan ngồi học cạnh nhau, lòng tôi không khỏi bâng khuâng tiếc nhớ.
Tôi đứng trước cổng vườn ông Cửu Hoành, bồi hồi nhìn cây thị năm nào . Cây thị vẫn như xưa, nó chẳng chịu già đi dù dưới gốc ngập đầy lá rụng. Những trái thị vàng nằm lẫn trong đám lá chắc đã bị bọn học trò trường thầy Phu nhặt đi hết rồi . Lát nữa đây, sau giờ học, hẳn sẽ có đứa dán những mảnh vỏ thị lên bàn để tưởng tượng đó là hoa quì hoa cúc. Hệt như tôi hồi nhỏ. Lòng tôi xao xuyến, tôi bứt một chiếc hoa lồng đèn cạnh hàng rào, ngậm trên môi và rảo bước về nhà.
Bao giờ về làng, tôi cũng đến chơi nhà Hà Lan, có khi tôi ở đó trọn ngày . Tôi lôi khoai lang trong góc nhà ra, lùi vào bếp trấu và trong khi chờ khoai chín, tôi leo lên võng nằm đọc sách. Mùi khoai chín dễ biết, thơm nức mũi . Nhưng lắm khi nằm đu đưa trên võng, gió ngoài hè thổi vào mát rượi, tôi ngủ khì. Khi giật mình thức dậy, khoai đã cháy khét lẹt.
Mẹ Hà Lan vẫn đãi tôi món canh nấu bằng hoa thiên lý. Canh ngon, mà sao tôi nuốt không trôi . Nhìn tô canh quen thuộc, bỗng dưng tôi nhớ Hà Lan qúa chừng. Nỗi nhớ khiến cổ tôi như nghẹn lại . Tôi vừa uể oải và cơm vừa trả lời những câu hỏi của mẹ Hà Lan. Bao giờ bà cũng trò chuyện trong bữa ăn. Bà thích vậy . Nhưng lần này mẹ Hà Lan không kể về chuyện ông tôi đã cưú bà như thế nào nữa . Mà bà hỏi:
- Sao cháu không rủ Hà Lan về chơi ?
Giọng bà buồn buồn. Tôi không dám nói là tôi có rủ nhưng Hà Lan không về. Tôi chỉ đáp:
- Hà Lan bận học thêm, bác ạ!
Mẹ Hà Lan nhìn tôi:
- Còn cháu thì sao ? Cháu không bận học thêm à ?
Câu hỏi có vẻ gì trách móc khiến tôi bối rối . Tôi đáp, giọng lúng túng:
- Cháu cũng có học. Nhưng cháu học ngày khác.
Mẹ Hà Lan không hỏi nữa . Bà nhìn ra ngoài sân nắng, vẻ xa vời . Tôi thầm hỏi bà đang nghĩ ngợi điều gì. Bà có nhớ Hà Lan như tôi đang nhớ hay không.
*****
Rất nhiều năm về sau này tôi thường tự trách mình tại sao hồi đó tôi không nói thẳng với Hà Lan là tôi yêu nó. Nếu tôi nói ra điều đó, hẳn cuộc đời của chúng tôi đã rẽ sang hướng khác, sáng sủa hơn và ít xây xát hơn. Nhưng thời gian càng lùi xa, tôi hiểu rằng điều đó thật ra không cần thiết như tôi nghĩ. Tôi đã viết những bản tình ca và hát chúng lên. Đó là lời tỏ tình của tôi . Trong những ngày tháng đó, Hà Lan đã nhìn thấu đáy lòng tôi như người làng Đo Đo nhìn thấu những viên sỏi phơi mình dưới lòng suối Lá vào những mùa nước cạn. Vậy thì, tôi cần gì phải nói ra những điều đã không còn là bí ẩn với cả hai đứa tôi . Và liệu có ích gì nếu tôi nói Hà Lan rằng tôi yêu nó và được nghe nó nói nó cũng yêu tôi, khi mà tất cả những điều đó đều có thể đổi thay trong một sớm mai nào ?
Vả lại, đã muộn mất một năm nếu tôi định làm cái chuyện tỏ tình ngớ ngẩ đó. Năm lớp chín thuận lợi hơn nhiều . Nếu muốn, tôi có hàng đống cơ hội . Năm lớp mười, mọi chuyện đã khác. Tôi không thể vừa chạy xe vừa đảo mắt canh chừng cô Thịnh lại vừa nói yêu Hà Lan. Tôi cũng không thể hé môi một điều gì trong phòng khách sang trọng ở nhà cô Hà Lan. Hơn nữa, tôi rất ít đến đó. Ngược lại, Hà Lan cũng chẳng đến tôi . Từ hồi tôi ở trọ nhà cậu Huấn, nó chẳng ghé thăm lấy một lần. Hà Lan không ghé, tôi càng mừng. Nhà cậu Huấn tuy không sang bằng nhà cô Hà Lan, tôi vẫn thấy tù túng và lạc lõng. Tôi không muốn bạn bè đến đó chút nào .
Chỉ có gần đây, Hà Lan mới ghé qua một lần. Đang ôn thi cuối năm, thiếu tài liệu, nó đến hỏi mượn cuốn "L'art de conjuguer".
Hôm đó, tôi đang ngồi học bài, bỗng thấy thằng Dũng thò đầu vào:
- Ai đang tìm mày kìa!
- Ai vậy ?
Dũng nháy mắt:
- Một con bé xinh thật xinh!
Tôi bước ra cửa và ngạc nhiên khi nhìn thấy Hà Lan.
- Hà Lan đi đâu vậy ? - Tôi bồi hồi hỏi .
- Hà Lan đi mượn sách.
- Sách gì ?
- Cuốn "L'art de conjuguer". Ngạn có không, cho Hà Lan mượn đi!
Tôi gật đầu:
- Có. Hà Lan đợi một chút, tôi vào lấy .
Ý tôi không muốn mời Hà Lan vào nhà. Nhưng thằng Dũng đứng bên cạnh lại phá bĩnh. Nó liếc tôi:
- Sao không mời khách vào nhà chơi, mày ?
Rồi không đợi tôi trả lời, Dũng quay sang Hà Lan, niềm nở:
- Hà Lan vào nhà ngồi chơi đi!
- Thôi, Hà Lan đứng đây được rồi! - Hà Lan đáp với vẻ bẽn lẽn.
Dũng vẫn khăng khăng:
- Ai lại đứng đây! Tới chơi, đứng ngoài cửa coi sao được!
Không biết làm sao, Hà Lan đành bước vào nhà.
Tôi chạy lên lầu lấy sách đem xuống thấy Dũng và Hà Lan đang ngồi trò chuyện vui vẻ ở phòng khách. Cả hai đang nói về các bản nhạc thời thượng và các điệu nhảy đang thịnh hành. Toàn những đề tài tôi mù tịt. Hà Lan nói chuyện một cách say sưa, dường như nó quên mất nó tới đây làm gì. Tôi cầm cuốn sách lóng ngóng trên tay, không biết có nên đưa Hà Lan hay không. Tôi sợ làm nó cụt hứng. Thế là tôi đành ngồi xuống bên cạnh, đợi .
Mãi đến lúc ra về, Hà Lan mới chợt nhớ tới mục đích của nó. Nó chìa về phía tôi:
- Sách của Hà Lan đâu ?
Tôi lặng lẽ đưa cuốn sách cho nó. Hà Lan cầm lấy cuốn sách và mỉm cười nhìn tôi:
- Ngạn cho Hà Lan mượn lâu lâu chút nghen!
Tôi gật đầu .
Dũng rảo bước lên trước tôi, giành tiễn Hà Lan ra tận cửa . Nó làm như Hà Lan là bạn nó. Tự nhiên tôi thấy buồn buồn. Tôi chẳng buồn Dũng, mà buồn Hà Lan. Nó đến đây, chẳng thèm nói chuyện với tôi . Nó chẳng hỏi thăm về làng quê . Nó bỏ tôi ngồi một mình. Trong khi tôi có biết bao điều muốn nói với nó. Tôi muốn kể với nó rằng thầy Cải đã nghỉ dạy, thầy ở nhà đi câu và đan giỏ sống qua ngày . Tôi muốn kể với nó về cơn gió dữ vừa thổi qua làng tháng trước suýt xô ngã cây bàng già giữa chợ và đã thổi đi đâu mất những tổ chim chào mào trên ngọn tre sau nhà nó. Và cả mẹ nó nữa, tôi cũng muốn kể chuyện mẹ nó chờ nó về ăn khoai lang luộc ra sao, nó không về, mẹ nó đành phải xắt khoai đem phơi khô để dành tháng này qua tháng khác.
Nhưng tôi chẳng nói được gì. Những câu chuyện của tôi cứ hoài hoài ấp ủ.
Dũng quay vào, gật gù nhìn tôi:
- Mày có con bạn dễ thương ác!
Tôi chỉ cười . Dũng lại hỏi:
- Bồ mày hả ?
Tôi chúa ghét chữ "bồ", tôi thích chữ "người yêu" hơn, nhưng tôi cứ gật đầu đại . Tôi có linh cảm nếu tôi không thừa nhận điều đó, Dũng sẽ không buông Hà Lan. Nhưng Dũng trâng tráo hơn tôi nghĩ nhiều, nó nháy mắt ranh mãnh:
- Mày nhường nó cho tao đi!
Tôi lại cười, không cười thì biết làm gì. Dũng bước lại gần, đặt tay lên vai tôi:
- Đồng ý hén ?
Tôi ngước lên, nhăn nhó:
- Anh nói nghe kỳ cục quá!
Dũng lớn tuổi hơn tôi, lại là vai anh của chị Nhường, nên tôi vẫn gọi nó bằng anh mặt dù tôi ngán nó tới tận cổ. Trước thái độkhó chịu của tôi, nó thản nhiên nhún vai:
- Có gì đâu kỳ cục! Tại sao thấy nó có vẻ khoái tao hơn là khoái mày!
Giọng điệu trịnh thượng của Dũng khiến tôi tự ái đỏ mặt. Tôi nói, cố giữ giọng bình thản:
- Nếu anh thấy vậy thì anh cứ việc!
Dũng hí hửng:
- Vậy là mày chịu rồi hén?
Ở đây không có vấn đề chịu hay không chịu! - Tôi nói - Nếu quả thật Hà Lan thích anh thì đó là quyền của cô ấy . Tôi chịu hay không chịu liệu có ý nghĩa gì !
Dũng nắm chặt tay tôi, lắc lắc:
- Tốt! Mày xứng đáng là một thằng đàn ông!
Nói xong, nó bỏ đi mất.
Tôi ngồi lại, buồn nản vô cùng. Dũng vai anh, nhưng nó cũng như bạn tôi . Thế là từ nay tôi mất một người bạn.
*****
Chiều hôm sau, tôi lọc cọc đạp xe đến trường Hà Lan. Đúng như tôi nghĩ, Dũng đã có mặt ở đó. Dũng đi chiếc Yamaha đỏ, diện kẻng từ đầu tới chân, mắt đeo kính râm dù trời chiều nhạt nắng. Khi tôi tới, Dũng đang ngồi trong quán nước trước cổng trường, mắt đăm đăm nhìn về bên kia con đường nên nó không trông thấy tôi .
Tôi tấp xe vào lề, ngồi nép sau một xe nước mía . Tôi muốn xem thử nó giở trò gì.
Lát sau, Hà Lan ra . Nhác thấy Dũng, Hà Lan tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng ngay sau đó nó lại nhoẻn miệng cười . Tự dưng, tôi thấy lòng nhói buốt. Tôi tự nhủ một nụ cười thì đâu có nghĩa lý gì, nhưng ý nghĩa đó vẫn chẳng giúp tôi thanh thản chút nào .
Hà Lan không nhìn thấy tôi . Nó thong thả đạp xe đi . Dũng vội vàng phóc lên chiếc Yamaha, nổ máy rượt theo . Hà Lan đi xe đạp nên Dũng không phóng nhanh được. Nó chạy rề rề bên cạnh. Nó mưu toan chiếm chỗ của tôi .
Tôi chạy một mình phía sau, buồn thỉu buồn thiu . Trước mặt tôi là một đám nữ sinh nghịch ngợm đang chạy giăng hàng ngang giữa đường. Nhờ lẩn khuất sau những tà áo trắng, tôi không bị Hà Lan và Dũng phát hiện dù cả hai thỉnh thoảng vẫn ngoái cổ nhìn lại đằng sau .
Tôi cứ lẽo đẽo bám theo như thế, vừa đạp xe vừa tự nguyền rủa hành động lố bịch của mình. Tôi bảo tôi: đuổi theo họ làm gì, đây chỉ là trò tản tỉnh lăng nhăng của thằng Dũng, có gì phải thấp thỏm lo âu! Nghĩ vậy, nhiều lúc tôi muốn bỏ về quách. Nhưng tôi không điều khiển được tay lái của mình. Tôi vẫn lẵng nhẵng bám theo, hoang mang và buồn nản.
Tới nhà cô Hà Lan, Dũng và Hà Lan chia tay nhau . Khi Hà Lan khuất sau cánh cửa, tôi thở phào và quay xe về. Tôi đã thôi bần thần. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm. Và tôi tự cười thầm những ý nghĩ vớ vẫn của mình. Tôi giống như chàng trai cả ghen trong thơ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính thật tài . Ông biết hết ý nghĩa trong đầu tôi, va ` ông nói hộ :
Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi, và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm người
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn khuất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Chàng trẻ trai nào trong giấc mơ
Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên
Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi
Đúng, tôi như thế đấy! Đến bây giờ, khi tình yêu của tôi bắt đầu bị đe dọa, tôi mới nhận ra tôi đã yêu Hà Lan biết chừng nào . Tình yêu của tôi với Hà Lan hẳn đã hình thành từ những ngày thơ ấu và gắn bó với bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào, những kỷ niệm đã không ngừng vượt qua không gian và thời gian để lúc nào cũng cháy rực rỡ trong tôi như những ngọn nến hồng. Những kỷ niệm tươi đẹp đã nuôi dưỡng tình yêu tôi như đất đai nuôi cây trái, đợi một ngày cành biếc sẽ ra hoa . Và tôi, tôi đã đợi .
Lặng thầm, tôi đợi . Dũng thổi qua đời tôi như một cơn gió dữ. Nhưng cũng như cơn gió dữ dạo nào thổi qua làng, chỉ lay động nhưng không làm sao xô ngã cây bàng già giữa chợ Đo Đọ Cũng đến, rồi đi . Như nó sắp sửa đi khỏi nhà Hà Lan, chẳng được tích sự gì. Như dã tràng xe cát.
Tôi ngoảnh đầu lại, và ngạc nhiên thấy con dã tràng vẫn còn ở đó, không chịu nhúc nhích lấy một li . Dũng ngồi trên xe, chân chống đất và bình thản hút thuốc. Như thể đợi chờ ai .
Quả nhiên, một lát sau Hà Lan bước ra trong bộ váy đầm tuyệt đẹp. Tôi trông nó lạ lẫm quá chừng. Nếu bất chợt bắt gặp Hà Lan ngoài phố trong bộ cánh như thế, chắc tôi không nhận ra . Tôi đã quen nhìn thấy Hà Lan trong chiếc áo nữ sinh thướt tha và giản dị. Tôi đã quen với hình ảnh gần gũi và dịu hiền của nó từ thời hai đứa rời làng đi học ngoài phố huyện, sao bây giờ nó chẳng giống hồi xưa . Tôi nhắm mắt lại, và nghe tiếng Yamaha nổ máy . Khi mở mắt ra, tôi chỉ kịp nhìn thấy chiếc váy hồng thấp thoáng trên ngọn đèn lái chớp đỏ phía sau .
Tôi thẫn thờ đạp xe đi và nghe lòng quặn thắt. Trái tim tôi bỗng run lên khúc hát ngày nào:
Gửi mùa hè
Giữ hộ chút tình yêu
Khi chia xa
Vẫn nhớ ngày gặp lại
Lúc ấy
Em có là cô gái
Đốt tôi bằng ngọn lửa
Của riêng em?
Tôi gửi tình yêu cho mùa hè, nhưng mùa hè không giữ nổi . Mùa hè chỉ biết ra hoa, phượng đỏ sân trường và tiếng ve nỉ non trong lá. Mùa hè ngây ngô, giống như tôi vậy . Nó chẳng làm được những điều tôi ký thác. Nó để Hà Lan đốt tôi, đốt rụi . Trái tim tôi cháy thành tro, rơi vãi trên đường về.
Rồi cũng đến ngày tôi khăn gói ra thành phố, chuẩn bị cho năm học lớp mười .
Đúng như Hà Lan mô tả, thành phố đẹp nguy nga và lộng lẫy . Tôi tò mò ngắm nghía những đại lộ thênh thang, những tòa nhà cao vút, những cửa hàng bóng lộn và chất đống hàng hóa . Tôi như thằng ngố khi đứng trước các bảng điện nhấy nháy muôn màu của các rạp chiếu bóng và các vũ trường.
Sau vài ngày đi dạo quanh thành phố, tôi chắc chắn rằng nó giàu sang hơn cái làng nghèo khó của tôi gấp hàng tỉ lần. Tuy nhiên, tôi không chắc rằng nó có đẹp hơn làng tôi hay không. Nó quá ồn ào, lại lắm rác rến và bụi bặm, điều không hề có ở làng Đo Đo .
Thành phố vắng bóng những cây xanh. Ở trên cao, bầu trời bị chia cắt thành từng mảng nhỏ và tầm mắt tôi luôn luôn bị chặn lại bởi những dãy cột điện. Ở thành phố, khó lòng nhìn ngắm những đám mây bay, những đêm trăng sáng. Tôi không thể nào bắt gặp vẻ rầu rĩ huy hoàng của mặt trời lúc từ giã trời xanh. Đó là những điều Hà Lan không hề nhắc tới khi kể với tôi về thành phố.
*****
Tôi không ở chung với cô Thịnh. Cô Thịnh ở nhà chị Nhường. Nhà chị Nhường rộng mà hóa chật. Phía trước là cửa hàng, phía sau là nhà kho, thỉnh thoảng tới chơi, tôi vẫn phải len lỏi giữa những cây vải chất thành từng đống, choán hết lối đi .
Tôi ở trọ nhà cậu Huấn. Cậu Huấn là anh ruột bác gái tôi . Xét ra, tôi với cậu chẳng bà con gì. Nhưng tôi vẫn gọi cậu bằng cậu . Tôi bắt chước chị Nhường.
Nhà cậu Huấn rất giàu, cậu có cửa hiệu thuốc tây . Thoạt tiên, thấy nhà cậu sang quá, tôi không dám ở. Nhưng bác tôi nằng nặc dẫn tôi đến đó. Bác trấn an tôi: "Cậu Huấn giàu nhưng sống giản dị, lại biết trọng kẻ sĩ". Tôi chỉ là cậu học sinh lớp mười, nhưng bác tôi vẫn liệt tôi vào hạng... kẻ sĩ. Và bác dắt tôi đến ra mắt cậu Huấn. Tôi ở trọ nhà cậu Huấn từ đó.
Cậu Huấn có ba người con. Nhỏ nhất là thằng Liêm, đang học lớp bảy . Chị kế thằng Liêm là nhỏ Mai, bằng tuổi tôi . Nhỏ Mai học hết lớp chín, nghỉ ngang, ra bán ngoài hiệu thuốc tây, chuẩn bị làm bà chủ tương lai . Lớn nhất là Dũng, bạn bè thường gọi nó là Dũng Thanh Lâm. Thanh Lâm là tên hiệu thuốc của cậu Huấn. Dũng không thích tên đó, nó bảo nghe giống kép cải lương. Dũng tự đặt biệt hiệu cho mình: Dũng Marcel. Và, bắt chước Jo Marcel, nó thường nhún nhảy và rên rỉ hát "Thôi, em đừng khóc, em đừng khóc, đừng khóc nữa làm gì..." nghe rầu muốn chết.
Dũng lớn hơn tôi ba tuổi, nhưng trên giấy tờ nó bằng tuổi tôi . Nó phải khai sụt tuổi để trốn quân dịch. Dũng hát hay, nhảy giỏi nhưng học dở ẹc. Mải vui chơi, đàn đúm, nó quảng sách vở vào xó nhà, chấp nhận ở lại lớp nhìn đời trôi qua . Vì vậy, khi vào lớp mười, tôi học chung lớp với nó. Ngay hôm đầu tiên, cậu Huấn đã bảo tôi: "Cậu nghe nói cháu học giỏi, có gì cháu chỉ cho thằng Dũng với . Nó lười lắm!". Tôi gật đầu .
Tôi nhận lời với cậu Huấn nhưng tôi chẳng làm tròn. Thằng Dũng là chúa lười, đúng như cậu Huấn nhận xét. Mỗi lần tôi kêu nó học, nó đều lảng đi chỗ khác. Nó chỉ khoái mỗi khoản cóp-pị Ở lớp, tôi và nó ngồi kế nhau, nó chép bài của tôi tha hồ. Nhờ có tôi, lần đầu tiên Dũng không phải học đúp lại lớp mười . Cuối năm, nó hí hửng khoe với cậu Huấn nó được lên lớp. Cậu Huấn mừng lắm và cậu cảm ơn tôi rối rít. Cậu tưởng tôi đã "cải tạo" được thằng Dũng.
Dũng chẳng lo học. Nó thường tụ tập với những đứa nhà giàu khác thành một băng và rủ nhau phóng honda ào ào trên phố hoặc chạy đua ra tận ngoại ô . Nó chơi billard rất thiện nghệ . Tôi đã từng lác mắt khi xem nó biểu diễn những cú đánh gom bi cực khó. Nó cũng mê đàn hát xướng. Trong phòng của nó có hai cây guitar điện và một bộ trống. Ngày nào đám bạn của nó cũng kéo tới chơi nhạc ầm ĩ khiến tôi không tài nào học bài được. Những lúc đó, tôi phải ôm tập xuống phòng nhỏ Mai và thằng Liêm ngồi học.
Hôm mới dọn đến, thấy trong hành lý của tôi có cây guitar, Dũng nheo mắt hỏi:
- Mày cũng chơi đàn nữa hả ?
Tôi cười cười . Dũng nói:
- Mày đàn nghe coi!
Tôi đàn. Dũng chăm chú nghe, và chê:
- Cổ điển quá!
Tôi không hiểu:
- Cổ điển là sao ?
- Là ... là nhà quê !
Câu nói của Dũng khiến tôi đỏ mặt. Tôi buông đàn xuống ngồi im. Dũng chẳng thèm để ý đến vẻ sượng sùng của tôi, nó bước lại góc phòng, cầm lên cây guitar điện, hí hoáy so dây .
Dũng dạo tưng tưng vài nốt rồi nhìn tôi, hỏi:
- Mày biết chơi trống không?
Thấy tôi lắc đầu, Dũng khẽ so vai . Rồi nó bắt đầu hát. Bản "Beautiful Sunday". Dũng vừa hát vừa lắc người, hệt những ca sĩ biểu diễn trên ti-vi . Giọng nó khá hay, vang và ấm. Trước một khán giả quê mùa và ngờ nghệch như tôi, Dũng cao hứng hát liền tù tì ba bài . "L'amour c'est pour rien". Rồi "Aline". Hát xong, nó hỏi tôi:
- Hay không?
Tôi gật đầu:
- Hay .
Dũng khoái lắm. Nó vỗ vai tôi:
- Nếu mày thích, tao sẽ kéo mày vào chơi chung với bọn tao .
Dĩ nhiên tôi từ chối . Dũng hát hay . Những bản nhạc cũng hay . Nhưng tất cả chẳng ăn nhập gì đến tâm trạng của tôi . Tôi thích những bản nhạc "cổ điển" của tôi hơn. Chúng đánh thức trong tôi những kỷ niệm xôn xao của làng quê yêu dấu . Chúng thủ thỉ với tôi về tình yêu thầm lặng. Chúng luôn hướng về người tôi thương.
*****
Người tôi thương ở nhà bà cô . Cô Hà Lan là người chị cả trong dòng họ. Sau cô, đến ba Hà Lan, rồi mới đến ông chú chạy xe đò. Họ hàng bên nội Hà Lan hầu hết đều đi làm ăn xa, chỉ có ba Hà Lan là ở lại làng.
Chồng cô là thương gia cỡ lớn, chủ hãng sản xuất vỏ xe ô-tô . Nhưng hai vợ chồng lại không có con. Khi Hà Lan ra thành phố học, đến ở nhà cô, hai vợ chồng mừng như bắt được vàng.
Hà Lan ở nhà cô y như ở trên thiên đường. Đồ ăn, thức uống, áo quần, giày dép, kể cả tiền tiêu vặt, Hà Lan không thiếu một thứ gì. Bà cô chiều chuộng Hà Lan như chiều chuộng một thiên thần. Bạn Hà Lan cũng được cưng lây . Mỗi lần tôi đến chơi, cô đón tôi như đón khách quí. Cô dọn bánh biscuit mời tôi ăn. Cô mở tủ lạnh, khui cocacola bắt tôi uống. Tôi xấu hổ chín người . Cô làm như tôi chết đói chết khát đến nơi .
Biết tôi ngượng, Hà Lan cầm bánh nhét vào tay tôi, dỗ như dỗ con nít:
- Ngạn ăn đi, đừng ngại!
Không phải tôi ngại, nhưng tôi cảm thấy không được tự nhiên. Căn phòng khách sang trọng này hình như không thích hợp với tôi . Tôi cảm thấy lúng túng và gò bó khi ngồi vào chiếc ghế bành to tướng. Tôi thích như ngày xưa hơn. Mỗi lần đến chơi nhà Hà Lan, chúng tôi thường ngồi bên nhau trên những khúc gỗ đặt dưới giàn thiên lý. Giữa khung cảnh đơn sơ mà gần gũi đó, chúng tôi trò chuyện với nhau thoải mái và thân mật biết bao . Còn ở đây, mọi chuyện đâm ra khác hẳn. Tôi nói năng cứ ngượng nghịu thế nào . Nhìn những chùm đèn lấp lánh treo lơ lửng trên trần nhà và những dãy tủ kính sang trọng kê dọc tường, tôi xụi lơ, hết muốn nói chuyện. Những câu chuyện mà tôi định nói, những câu chuyện về phiên chợ làng, về mùa thị chín, về những buổi chiều len lỏi trong rừng tìm bông dủ dẻ, tỏ ra chẳng thích hợp trong khung cảnh choáng lộn này một chút nào . Chúng trở nên lạc lỏng làm sao .
Những lúc như vậy, lòng nguội lạnh, tôi ăn qua loa vài miếng bánh rồi vội cáo từ. Cô Hà Lan đưa tôi ra đến tận cửa, và dặn: "Ngày mai, cháu đến chơi nhé!". Tôi gật đầu, và ngày hôm sau tôi chẳng đến. Tôi thích gặp Hà Lan ở ngoài phố hơn.
*****
Từ hồi lên lớp mười, tôi và Hà Lan không còn học chung trường như trước. Hà Lan học trường Nữ, toàn con gái . Chiều chiều, sau giờ tan học, tôi thường đạp xe qua trường Hà Lan, đứng lóng ngóng trước cổng, đợi nó ra . Hồi đó, không chỉ mình tôi đứng nghệt mặt trước cổng trường con gái vào mỗi buổi chiều . Có cả khối đứa lởn vởn như tôi, mặt đứa nào đứa nấy lấm lét như kẻ trộm.
Trường Nữ giờ tan học là một kỳ quan đối với bọn con trai chúng tôi . Mãi về sau này, tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh thơ mộng của những tà áo trắng lững lờ trôi ra khỏi cổng trường như một dòng sông nghi ngút sương mù. Dòng sông ảo ảnh đó đã có một thời cuốn theo nó bao nhiêu mắt nhìn ngây ngất, những mối tình vẫn vơ và thầm lặng, đã sản sinh ra bao nhiêu thi sĩ và những kẻ viết tình ca nổi tiếng và vô danh của cuộc đời .
Tôi chong mắt về phía cổng trường, dáo dác nhìn. Tìm Hà Lan giữa một biển áo trắng mênh mông chẳng khác nào tìm một hạt cát giữa đại dương. Nhưng bằng lòng kiên trì không mệt mỏi, cuối cùng bao giờ tôi cũng tìm ra hạt cát của tôi và bao giờ tôi cũng nhìn thấy nó trước khi nó nhìn thấy tôi . Và chỉ cần nó liếc tôi cười một cái, bao nhiêu mệt nhọc của tôi trong lúc chờ đợi bay biến đâu mất.
Tôi lẳng lặng đạp xe theo Hà Lan, cách một quãng xa . Suốt một chặng đường dài . Hà Lan đạp xe lững thững phía trước, tôi đạp xe lẽo đẽo phía sau, y như hai kẻ xa lạ. Chưa rời xa trường Nữ, tôi chưa dám tiến lên đi song song với Hà Lan. Tôi đã nghe tụi bạn cùng lớp kháo nhau đủ chuyện về nữ sinh trường này . Chuyện nào cũng động trời . Nào là tụi trường Nữ từng vác guốc đánh nhau với tụi nam sinh trường Hoàng Diệu . Chiếc guốc nào của tụi nó cũng đóng đinh lởm chởm, phang trúng là tét đầu . Đánh nhau một hồi, tụi Hoàng Diệu chạy vắt giò lên cổ. Nào là tụi nó từng nắm tay giăng hàng ngang trước cổng trường, chặn một đám lính biệt động quân lớ ngớ đi qua đó, đòi tịch thu mấy chiếc mũ nâu làm... kỷ niệm. Trước bầy nữ quái dữ dằn này, mấy tay lính biệt động súng ống đầy mình nhũn như con chi chi, đành bỏ nón chạy lấy người . Tôi không biết hư thực ra sao nhưng nghe riết các mẩu giai thoại rùng rợn kiểu đó, tôi đâm ngán. Tụi bạn còn dọa: "Đứa nào vô phúc đi ngang trường Nữ một mình coi như đi vào ... tử địa".
Tôi không muốn đi vào tử địa . Tôi chỉ đến đón Hà Lan vào những lúc đông người . Và trên đường về, đợi cho Hà Lan đi thật xa, đến lúc nó rẽ ngoặt vào góc phố, tôi mới dấn xe lên. Tôi không dám đuôi theo Hà Lan ngay còn vì một lẽ khác. Tôi sợ gặp cô Thịnh. Cô Thịnh học chung trường với Hà Lan, lớp mười hai . Cô đã bắt gặp tôi lang thang ở đây một lần. Lần đó, tôi giật bắn người khi đang đuổi Hà Lan bỗng nghe có tiếng gọi sau lưng:
- Ngạn ơi, đi đâu đó ?
Tôi quay lại và nhận ra cô Thịnh. Tôi dừng xe, ấp úng đáp:
- Ngạn đi chơi .
Cô Thịnh nhìn tôi nửa tin nửa ngờ:
- Đi chơi mà đi một mình?
Tôi lúng túng chỉ tay về phía trước:
- Ngạn đi với thằng bạn cùng lớp. Nó chạy đằng kia kìa!
Cô Thịnh nhìn theo tay chỉ của tôi . Cô không biết trong đám con trai đang chạy xe giữa đường có đứa nào là bạn tôi không. Nhưng cô không hỏi, chỉ cười cười:
- Chứ không phải Ngạn đang chạy theo cô bé nào à ?
Tôi đỏ mặt:
- Đâu có.
Tôi chối biến. Tôi không muốn cô Thịnh biết chuyện tình cảm của tôi với Hà Lan. Từ ngày tôi nhận ra khoảng cách giữa tôi và cô, tôi không muốn tâm sự với cô nữa . Tôi thấy xấu hổ. Còn cô, sau lần đó cô cũng không bao giờ hỏi thăm về "cô bé" của tôi . Không hiểu cô đã biết gì chưa .
Lần đầu tiên tôi đến đón Hà Lan, khi thấy tôi cả tiếng đồng hồ sau mới đạp xe lên, Hà Lan ngạc nhiên hỏi:
- Ngạn hư xe hả ?
- Đâu có.
- Sao bây giờ Ngạn mới tới ? Hà Lan thấy Ngạn từ nãy .
- Tôi sợ bạn của Hà Lan chọc.
- Tụi nó không chọc đâu .
Tôi liếm môi:
- Tôi không biết. Tôi nghe người ta nói học sinh trường Nữ ghê lắm.
- Ghê sao ?
Tôi kể cho Hà Lan nghe những chuyện tôi nghe được về học sinh trường Nữ. Nghe xong, Hà Lan mỉm cười:
- Người ta bịa đó. Tụi bạn Hà Lan hiền thấy mồ.
Hà Lan nói, tôi tin ngay . Tôi chưa thấy học sinh trường Nữ giở trò gì ghê gớm, chỉ toàn nghe đồn. Tôi không tin ngôi trường dịu dàng mà cô Thịnh và Hà Lan đang theo học lại đầy rẫy nguy hiểm như tụi con trai vẫn hay kể. Dù vậy, mỗi lần đến đón Hà Lan, tôi vẫn đi tụt lại đằng sau nó suốt một chặng đường dài . Tôi quen như vậy . Tôi sợ cô Thịnh nhìn thấy .
Thường, tôi đưa Hà Lan về tận nhà. Nhưng tôi không vào . Tôi ngồi trên xe cười với Hà Lan và đợi cho nó đi khuất sau cánh cửa, tôi mới lững thững đạp xe đi .
*****
Hà Lan ít về làng, dù chú nó chạy xe trên tuyến đường nối liền thành phố và huyện lị. Mỗi lần tôi rủ, nó đều bảo bận ở lại học thêm. Hà Lan có đi học thêm thật, nhưng nó phải vì vậy mà nó không có thì giờ về thăm làng hay không thì tôi chẳng rõ. Không có Hà Lan, tôi về làng một mình. Tháng nào tôi cũng về. Tôi ngồi xe đò ngủ gà ngủ gật. Hơn nửa ngày trời, xe mới về đến huyện. Từ huyện, tôi đạp xe về làng, trên con đường năm nào tôi và Hà Lan vẫn thường đi bên nhau những chiều thứ bảy . Con đường cũ chẳng có gì thay đổi, chạy dọc hai ven đường vẫn những cây bông gòn cao vút, những cây keo tây nơi trú ẩn của những con cánh quýt tuyệt đẹp, những cây sầu đông xơ xác và những hàng rào dâm bụt đỏ chói . Xa hơn nữa là những cánh đồng rập rờn sóng lúa, màu xanh trải dài đến tận lũy tre xa .
Cảnh vật vẫn thế, chỉ khác là chiều nay, trên đường về dằng dặc chỉ có mình tôi lặng lẽ đạp xe đi .
Đi ngang rừng Sim, tôi không ghé, dù tim tôi đập từng hồi rộn rã. Tôi sợ kỷ niệm níu chân tôi . Tôi sợ ngồi một mình giữa rừng Sim, lòng tôi sẽ ngập đầy lá rụng.
Hôm đầu tiên về làng, tôi ngạc nhiên thấy làng tôi khang khác. Mọi vật vẫn ở nguyên chỗ cũ nhưng khoảng cách giữa chúng dường như có ai đó thu ngắn lại . Tôi đi từ giếng Cây Duối về chợ Đo Đo, thấy đoạn đường sao mà ngắn ngủi, một chớp mắt đã tới nơi . Khoảng cách giữa chợ Đo Đo và nhà tôi cũng vậy, gần nhau đến buồn cười . Tôi nhìn vào chợ, thấy chợ bé đi nhiều . Cây bàng già không còn cao ghê gớm như tôi hằng tưởng. Mới đi khỏi làng có mấy tháng, khi trở về, tôi như người khổng lồ trong câu chuyện bà kể. Nếu bà còn sống hẳn tôi sẽ hỏi: "Bà ơi, ai đã thu nhỏ làng mình lại hở bà?". Hẳn là bà sẽ đáp: "Không ai cả, cháu ạ. Tại vì cháu lớn lên đó thôi . Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ dường như bé đi!". Nhưng bà tôi đã không còn để tôi hỏi và nghe bà âu yếm trả lời . Tôi chỉ nghe thấy cuộc trò chuyện kia trong trí tưởng tượng của tôi thôi .
Mỗi lần về làng, tôi chỉ ở chơi được hai ngày . Tôi dành một ngày để đi thăm thầy cô và bạn bè thuở nhỏ. Thầy Cải đã nghỉ dạy hẳn. Cô Thung vẫn dạy lớp ba và vẫn còn than khát nước giữa giờ học. Lớp vỡ lòng của thầy Phu vẫn đông học trò và cũng giống như bọn tôi hồi trước, lũ nhóc sau này bị thầy phạt nhảy cóc phờ người . Đến trường thăm thầy Phu, ngoái nhìn về cuối lớp, chỗ ngày xưa tôi và Hà Lan ngồi học cạnh nhau, lòng tôi không khỏi bâng khuâng tiếc nhớ.
Tôi đứng trước cổng vườn ông Cửu Hoành, bồi hồi nhìn cây thị năm nào . Cây thị vẫn như xưa, nó chẳng chịu già đi dù dưới gốc ngập đầy lá rụng. Những trái thị vàng nằm lẫn trong đám lá chắc đã bị bọn học trò trường thầy Phu nhặt đi hết rồi . Lát nữa đây, sau giờ học, hẳn sẽ có đứa dán những mảnh vỏ thị lên bàn để tưởng tượng đó là hoa quì hoa cúc. Hệt như tôi hồi nhỏ. Lòng tôi xao xuyến, tôi bứt một chiếc hoa lồng đèn cạnh hàng rào, ngậm trên môi và rảo bước về nhà.
Bao giờ về làng, tôi cũng đến chơi nhà Hà Lan, có khi tôi ở đó trọn ngày . Tôi lôi khoai lang trong góc nhà ra, lùi vào bếp trấu và trong khi chờ khoai chín, tôi leo lên võng nằm đọc sách. Mùi khoai chín dễ biết, thơm nức mũi . Nhưng lắm khi nằm đu đưa trên võng, gió ngoài hè thổi vào mát rượi, tôi ngủ khì. Khi giật mình thức dậy, khoai đã cháy khét lẹt.
Mẹ Hà Lan vẫn đãi tôi món canh nấu bằng hoa thiên lý. Canh ngon, mà sao tôi nuốt không trôi . Nhìn tô canh quen thuộc, bỗng dưng tôi nhớ Hà Lan qúa chừng. Nỗi nhớ khiến cổ tôi như nghẹn lại . Tôi vừa uể oải và cơm vừa trả lời những câu hỏi của mẹ Hà Lan. Bao giờ bà cũng trò chuyện trong bữa ăn. Bà thích vậy . Nhưng lần này mẹ Hà Lan không kể về chuyện ông tôi đã cưú bà như thế nào nữa . Mà bà hỏi:
- Sao cháu không rủ Hà Lan về chơi ?
Giọng bà buồn buồn. Tôi không dám nói là tôi có rủ nhưng Hà Lan không về. Tôi chỉ đáp:
- Hà Lan bận học thêm, bác ạ!
Mẹ Hà Lan nhìn tôi:
- Còn cháu thì sao ? Cháu không bận học thêm à ?
Câu hỏi có vẻ gì trách móc khiến tôi bối rối . Tôi đáp, giọng lúng túng:
- Cháu cũng có học. Nhưng cháu học ngày khác.
Mẹ Hà Lan không hỏi nữa . Bà nhìn ra ngoài sân nắng, vẻ xa vời . Tôi thầm hỏi bà đang nghĩ ngợi điều gì. Bà có nhớ Hà Lan như tôi đang nhớ hay không.
*****
Rất nhiều năm về sau này tôi thường tự trách mình tại sao hồi đó tôi không nói thẳng với Hà Lan là tôi yêu nó. Nếu tôi nói ra điều đó, hẳn cuộc đời của chúng tôi đã rẽ sang hướng khác, sáng sủa hơn và ít xây xát hơn. Nhưng thời gian càng lùi xa, tôi hiểu rằng điều đó thật ra không cần thiết như tôi nghĩ. Tôi đã viết những bản tình ca và hát chúng lên. Đó là lời tỏ tình của tôi . Trong những ngày tháng đó, Hà Lan đã nhìn thấu đáy lòng tôi như người làng Đo Đo nhìn thấu những viên sỏi phơi mình dưới lòng suối Lá vào những mùa nước cạn. Vậy thì, tôi cần gì phải nói ra những điều đã không còn là bí ẩn với cả hai đứa tôi . Và liệu có ích gì nếu tôi nói Hà Lan rằng tôi yêu nó và được nghe nó nói nó cũng yêu tôi, khi mà tất cả những điều đó đều có thể đổi thay trong một sớm mai nào ?
Vả lại, đã muộn mất một năm nếu tôi định làm cái chuyện tỏ tình ngớ ngẩ đó. Năm lớp chín thuận lợi hơn nhiều . Nếu muốn, tôi có hàng đống cơ hội . Năm lớp mười, mọi chuyện đã khác. Tôi không thể vừa chạy xe vừa đảo mắt canh chừng cô Thịnh lại vừa nói yêu Hà Lan. Tôi cũng không thể hé môi một điều gì trong phòng khách sang trọng ở nhà cô Hà Lan. Hơn nữa, tôi rất ít đến đó. Ngược lại, Hà Lan cũng chẳng đến tôi . Từ hồi tôi ở trọ nhà cậu Huấn, nó chẳng ghé thăm lấy một lần. Hà Lan không ghé, tôi càng mừng. Nhà cậu Huấn tuy không sang bằng nhà cô Hà Lan, tôi vẫn thấy tù túng và lạc lõng. Tôi không muốn bạn bè đến đó chút nào .
Chỉ có gần đây, Hà Lan mới ghé qua một lần. Đang ôn thi cuối năm, thiếu tài liệu, nó đến hỏi mượn cuốn "L'art de conjuguer".
Hôm đó, tôi đang ngồi học bài, bỗng thấy thằng Dũng thò đầu vào:
- Ai đang tìm mày kìa!
- Ai vậy ?
Dũng nháy mắt:
- Một con bé xinh thật xinh!
Tôi bước ra cửa và ngạc nhiên khi nhìn thấy Hà Lan.
- Hà Lan đi đâu vậy ? - Tôi bồi hồi hỏi .
- Hà Lan đi mượn sách.
- Sách gì ?
- Cuốn "L'art de conjuguer". Ngạn có không, cho Hà Lan mượn đi!
Tôi gật đầu:
- Có. Hà Lan đợi một chút, tôi vào lấy .
Ý tôi không muốn mời Hà Lan vào nhà. Nhưng thằng Dũng đứng bên cạnh lại phá bĩnh. Nó liếc tôi:
- Sao không mời khách vào nhà chơi, mày ?
Rồi không đợi tôi trả lời, Dũng quay sang Hà Lan, niềm nở:
- Hà Lan vào nhà ngồi chơi đi!
- Thôi, Hà Lan đứng đây được rồi! - Hà Lan đáp với vẻ bẽn lẽn.
Dũng vẫn khăng khăng:
- Ai lại đứng đây! Tới chơi, đứng ngoài cửa coi sao được!
Không biết làm sao, Hà Lan đành bước vào nhà.
Tôi chạy lên lầu lấy sách đem xuống thấy Dũng và Hà Lan đang ngồi trò chuyện vui vẻ ở phòng khách. Cả hai đang nói về các bản nhạc thời thượng và các điệu nhảy đang thịnh hành. Toàn những đề tài tôi mù tịt. Hà Lan nói chuyện một cách say sưa, dường như nó quên mất nó tới đây làm gì. Tôi cầm cuốn sách lóng ngóng trên tay, không biết có nên đưa Hà Lan hay không. Tôi sợ làm nó cụt hứng. Thế là tôi đành ngồi xuống bên cạnh, đợi .
Mãi đến lúc ra về, Hà Lan mới chợt nhớ tới mục đích của nó. Nó chìa về phía tôi:
- Sách của Hà Lan đâu ?
Tôi lặng lẽ đưa cuốn sách cho nó. Hà Lan cầm lấy cuốn sách và mỉm cười nhìn tôi:
- Ngạn cho Hà Lan mượn lâu lâu chút nghen!
Tôi gật đầu .
Dũng rảo bước lên trước tôi, giành tiễn Hà Lan ra tận cửa . Nó làm như Hà Lan là bạn nó. Tự nhiên tôi thấy buồn buồn. Tôi chẳng buồn Dũng, mà buồn Hà Lan. Nó đến đây, chẳng thèm nói chuyện với tôi . Nó chẳng hỏi thăm về làng quê . Nó bỏ tôi ngồi một mình. Trong khi tôi có biết bao điều muốn nói với nó. Tôi muốn kể với nó rằng thầy Cải đã nghỉ dạy, thầy ở nhà đi câu và đan giỏ sống qua ngày . Tôi muốn kể với nó về cơn gió dữ vừa thổi qua làng tháng trước suýt xô ngã cây bàng già giữa chợ và đã thổi đi đâu mất những tổ chim chào mào trên ngọn tre sau nhà nó. Và cả mẹ nó nữa, tôi cũng muốn kể chuyện mẹ nó chờ nó về ăn khoai lang luộc ra sao, nó không về, mẹ nó đành phải xắt khoai đem phơi khô để dành tháng này qua tháng khác.
Nhưng tôi chẳng nói được gì. Những câu chuyện của tôi cứ hoài hoài ấp ủ.
Dũng quay vào, gật gù nhìn tôi:
- Mày có con bạn dễ thương ác!
Tôi chỉ cười . Dũng lại hỏi:
- Bồ mày hả ?
Tôi chúa ghét chữ "bồ", tôi thích chữ "người yêu" hơn, nhưng tôi cứ gật đầu đại . Tôi có linh cảm nếu tôi không thừa nhận điều đó, Dũng sẽ không buông Hà Lan. Nhưng Dũng trâng tráo hơn tôi nghĩ nhiều, nó nháy mắt ranh mãnh:
- Mày nhường nó cho tao đi!
Tôi lại cười, không cười thì biết làm gì. Dũng bước lại gần, đặt tay lên vai tôi:
- Đồng ý hén ?
Tôi ngước lên, nhăn nhó:
- Anh nói nghe kỳ cục quá!
Dũng lớn tuổi hơn tôi, lại là vai anh của chị Nhường, nên tôi vẫn gọi nó bằng anh mặt dù tôi ngán nó tới tận cổ. Trước thái độkhó chịu của tôi, nó thản nhiên nhún vai:
- Có gì đâu kỳ cục! Tại sao thấy nó có vẻ khoái tao hơn là khoái mày!
Giọng điệu trịnh thượng của Dũng khiến tôi tự ái đỏ mặt. Tôi nói, cố giữ giọng bình thản:
- Nếu anh thấy vậy thì anh cứ việc!
Dũng hí hửng:
- Vậy là mày chịu rồi hén?
Ở đây không có vấn đề chịu hay không chịu! - Tôi nói - Nếu quả thật Hà Lan thích anh thì đó là quyền của cô ấy . Tôi chịu hay không chịu liệu có ý nghĩa gì !
Dũng nắm chặt tay tôi, lắc lắc:
- Tốt! Mày xứng đáng là một thằng đàn ông!
Nói xong, nó bỏ đi mất.
Tôi ngồi lại, buồn nản vô cùng. Dũng vai anh, nhưng nó cũng như bạn tôi . Thế là từ nay tôi mất một người bạn.
*****
Chiều hôm sau, tôi lọc cọc đạp xe đến trường Hà Lan. Đúng như tôi nghĩ, Dũng đã có mặt ở đó. Dũng đi chiếc Yamaha đỏ, diện kẻng từ đầu tới chân, mắt đeo kính râm dù trời chiều nhạt nắng. Khi tôi tới, Dũng đang ngồi trong quán nước trước cổng trường, mắt đăm đăm nhìn về bên kia con đường nên nó không trông thấy tôi .
Tôi tấp xe vào lề, ngồi nép sau một xe nước mía . Tôi muốn xem thử nó giở trò gì.
Lát sau, Hà Lan ra . Nhác thấy Dũng, Hà Lan tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng ngay sau đó nó lại nhoẻn miệng cười . Tự dưng, tôi thấy lòng nhói buốt. Tôi tự nhủ một nụ cười thì đâu có nghĩa lý gì, nhưng ý nghĩa đó vẫn chẳng giúp tôi thanh thản chút nào .
Hà Lan không nhìn thấy tôi . Nó thong thả đạp xe đi . Dũng vội vàng phóc lên chiếc Yamaha, nổ máy rượt theo . Hà Lan đi xe đạp nên Dũng không phóng nhanh được. Nó chạy rề rề bên cạnh. Nó mưu toan chiếm chỗ của tôi .
Tôi chạy một mình phía sau, buồn thỉu buồn thiu . Trước mặt tôi là một đám nữ sinh nghịch ngợm đang chạy giăng hàng ngang giữa đường. Nhờ lẩn khuất sau những tà áo trắng, tôi không bị Hà Lan và Dũng phát hiện dù cả hai thỉnh thoảng vẫn ngoái cổ nhìn lại đằng sau .
Tôi cứ lẽo đẽo bám theo như thế, vừa đạp xe vừa tự nguyền rủa hành động lố bịch của mình. Tôi bảo tôi: đuổi theo họ làm gì, đây chỉ là trò tản tỉnh lăng nhăng của thằng Dũng, có gì phải thấp thỏm lo âu! Nghĩ vậy, nhiều lúc tôi muốn bỏ về quách. Nhưng tôi không điều khiển được tay lái của mình. Tôi vẫn lẵng nhẵng bám theo, hoang mang và buồn nản.
Tới nhà cô Hà Lan, Dũng và Hà Lan chia tay nhau . Khi Hà Lan khuất sau cánh cửa, tôi thở phào và quay xe về. Tôi đã thôi bần thần. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm. Và tôi tự cười thầm những ý nghĩ vớ vẫn của mình. Tôi giống như chàng trai cả ghen trong thơ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính thật tài . Ông biết hết ý nghĩa trong đầu tôi, va ` ông nói hộ :
Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi, và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm người
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn khuất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Chàng trẻ trai nào trong giấc mơ
Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên
Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi
Đúng, tôi như thế đấy! Đến bây giờ, khi tình yêu của tôi bắt đầu bị đe dọa, tôi mới nhận ra tôi đã yêu Hà Lan biết chừng nào . Tình yêu của tôi với Hà Lan hẳn đã hình thành từ những ngày thơ ấu và gắn bó với bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào, những kỷ niệm đã không ngừng vượt qua không gian và thời gian để lúc nào cũng cháy rực rỡ trong tôi như những ngọn nến hồng. Những kỷ niệm tươi đẹp đã nuôi dưỡng tình yêu tôi như đất đai nuôi cây trái, đợi một ngày cành biếc sẽ ra hoa . Và tôi, tôi đã đợi .
Lặng thầm, tôi đợi . Dũng thổi qua đời tôi như một cơn gió dữ. Nhưng cũng như cơn gió dữ dạo nào thổi qua làng, chỉ lay động nhưng không làm sao xô ngã cây bàng già giữa chợ Đo Đọ Cũng đến, rồi đi . Như nó sắp sửa đi khỏi nhà Hà Lan, chẳng được tích sự gì. Như dã tràng xe cát.
Tôi ngoảnh đầu lại, và ngạc nhiên thấy con dã tràng vẫn còn ở đó, không chịu nhúc nhích lấy một li . Dũng ngồi trên xe, chân chống đất và bình thản hút thuốc. Như thể đợi chờ ai .
Quả nhiên, một lát sau Hà Lan bước ra trong bộ váy đầm tuyệt đẹp. Tôi trông nó lạ lẫm quá chừng. Nếu bất chợt bắt gặp Hà Lan ngoài phố trong bộ cánh như thế, chắc tôi không nhận ra . Tôi đã quen nhìn thấy Hà Lan trong chiếc áo nữ sinh thướt tha và giản dị. Tôi đã quen với hình ảnh gần gũi và dịu hiền của nó từ thời hai đứa rời làng đi học ngoài phố huyện, sao bây giờ nó chẳng giống hồi xưa . Tôi nhắm mắt lại, và nghe tiếng Yamaha nổ máy . Khi mở mắt ra, tôi chỉ kịp nhìn thấy chiếc váy hồng thấp thoáng trên ngọn đèn lái chớp đỏ phía sau .
Tôi thẫn thờ đạp xe đi và nghe lòng quặn thắt. Trái tim tôi bỗng run lên khúc hát ngày nào:
Gửi mùa hè
Giữ hộ chút tình yêu
Khi chia xa
Vẫn nhớ ngày gặp lại
Lúc ấy
Em có là cô gái
Đốt tôi bằng ngọn lửa
Của riêng em?
Tôi gửi tình yêu cho mùa hè, nhưng mùa hè không giữ nổi . Mùa hè chỉ biết ra hoa, phượng đỏ sân trường và tiếng ve nỉ non trong lá. Mùa hè ngây ngô, giống như tôi vậy . Nó chẳng làm được những điều tôi ký thác. Nó để Hà Lan đốt tôi, đốt rụi . Trái tim tôi cháy thành tro, rơi vãi trên đường về.