watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cuộc chiến tranh bắt buộc-Chiến dịch K5 - tác giả Nguyễn Văn Hồng Nguyễn Văn Hồng

Nguyễn Văn Hồng

Chiến dịch K5

Tác giả: Nguyễn Văn Hồng

Cuộc cách mạng của mỗi nước phải do chính nhân dân nước đó quyết định! Đó là một nguyên lý bất di bất dịch, dù ở thời đại nào cũng vậy.
Ở Campuchia, sau gần 2 năm cầm quyền, chính phủ phản động Campuchia Dân chủ đã phản bội nhân dân Campuchia, thực hiện một chính sách hà khắc, biến đất nước Campuchia-đất nước có nền văn hóa Ăngko huy hoàng, trở thành đống đổ nát, hoang tàn, phá vỡ toàn bộ một nền móng xã hội.
Với quy luật “có áp bức thì có đấu tranh”, nhân dân Campuchia đã dám đứng lên, chống lại chế độ diệt chủng để tự cứu lấy mình…
Song, những ngày đầu cuộc chính biến, những nhà cách mạng Campuchia chân chính chưa có cơ sở, lực lượng để tự mình lật đổ chính quyền tay sai phản động. Nói đúng hơn là chưa có một chính Đảng lãnh đạo, một bộ máy chỉ huy thống nhất và chưa có đủ thực lực để đập tan chính phủ phản nước, hại dân bằng con đường bạo lực.
Vì vậy, theo yêu cầu của “Uỷ ban Mặt trận cứu nước Campuchia”-người đại diện hợp pháp duy nhất lúc bấy giờ-Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam và quân tình nguyện Việt Nam đã có mặt trên đất nước Campuchia. Được sự giúp đỡ chí tình của Đảng và Nhà nước ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã cùng với nhân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1979.
Cách mạng Campuchia đã giành được thắng lợi. Sau 5 năm giúp Bạn xây dựng lại đất nước, chúng ta đã đạt được những kết quả như đã nói ở trên. Nhưng cuối cùng sự nghiệp cách mạng Campuchia vẫn phải do nhân dân Campuchia tự quyết định lấy vận mệnh của mình.
Nắm vững chủ trương đường lối đó, trong những năm đầu của thập niên 1980, quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam cùng với chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã nỗ lực “tích luỹ về lượng” để có sự “chuyển biến mạnh mẽ về chất” cho cách mạng Campuchia.
Năm 1983, các lực lượng của ta và Bạn trên chiến trường vừa hoạt động vừa xây dựng “kế hoạch phòng thủ quốc gia” một cách toàn diện để đưa cách mạng Campuchia tiến lên một bước mới. Đó là kế hoạch K5 (xây dựng tuyến phòng thủ quốc gia).
“Phòng thủ quốc gia” là một khái niệm mới đối với quân và dân Campuchia. Đối với bộ đội Tây Nguyên Việt Nam và chuyên gia Việt Nam, vấn đề này cũng chưa được nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc, ý nghĩa của nó.
Lúc đầu, chúng tôi chỉ hình dung là phải có một sự nỗ lực rất lớn của tất cả các tầng lớp nhân dân Campuchia, của toàn bộ lực lượng quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia nhằm phát triển lực lượng, củng cố và xây dựng chính quyền nhân dân vững mạnh trên chiến trường. Đây mới thực sự là một pháo đài kiên cố để phòng thủ quốc gia.
Thực hiện được các ý tưởng đề ra ở trên, sẽ tạo cho cách mạng Campuchia có bước phát triển vượt bậc “về chất”, về khả năng quản lý đất nước của quân và dân Campuchia. Nhưng vấn đề ở đây hoàn toàn khác; nó mang ý nghĩa cụ thể, nhằm chống địch xâm nhập vào nội địa Campuchia.
Phòng thủ quốc gia nói chung, nước nào cũng phải có để đánh bại mọi kẻ thù, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Còn đối với Campuchia, xây dựng tuyến phòng thủ quốc gia trước mắt là làm chỗ dựa cho các lực lượng vũ trang để chiến đấu chống địch xâm nhập, hỗ trợ cho việc xây dựng chính quyền và các hoạt động trong nội địa, với phương châm là “tiêu diệt địch để làm chủ đất nước; xây dựng thế trận trên tuyến biên giới để tiêu diệt địch, phát triển thực lực của cách mạng Campuchia”.
“Tiêu diệt địch để làm chủ địa bàn. Làm chủ địa bàn, xây dựng thế trận để tiêu diệt địch”. Tuy hai phạm trù khác nhau, nhưng hỗ trợ nhau cùng một mục đích là xây dựng và phát triển thực lực cách mạng Campuchia để cho nhân dân Campuchia làm chủ và xây dựng đất nước.
Cuối tháng 3 năm 1983, tiền phươg Bộ Tổng tham mưu triệu tập cán bộ các Quân khu, Quyết định, các Mặt trận và chỉ huy các lực lượng hoạt động trên chiến trường về họp tại hậu cứ đại bản doanh, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Nội dung hội nghị lần này rất phong phú, song tất cả đều xoay quanh hai vấn đề chính:
-Một là đẩy mạnh các hoạt động về quân sự trên chiến trường, tạo thêm một bước mạnh mẽ về thế và lực cho cách mạng Campuchia, để có thể nâng cao hơn nữa vai trò chiến đấu củ bộ đội chủ lực cách mạng Campuchia, đưa dần bộ đội chủ lực của Việt Nam về phía sau.
-Hai là tiếp tục đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân; qua đó, nâng cao khả năng quản lý đất nước của chính quyền các cấp lên một bước mới.
Trên hướng của Mặt trận 479, chúng tôi đã trao đổi nhiều đến nhiệm vụ xây dựng tuyến phòng thủ tại hai tỉnh Xiêm Riệp và Bát Tam Băng. Thời gian này Bạn đã thành lập tỉnh Bần-tia Miên-chây trên cơ sở một phần đất của tỉnh Bát Tam Băng và một phần đất của tỉnh Xiêm Riệp. Thủ phủ của tỉnh đặt tại Sisôphôn ngã ba đường số 5 và đường số 6. Như vậy Bần-tia Miên-chây cũng là một tỉnh có chung đường biên giới với Thái Lan, có cửa khẩu Pôi Pét-là một cửa khẩu chính sau này thông thương với Thái Lan bằng đường bộ và đường sắt. Những vấn đề đặt ra cho công tác xây dựng tuyến phòng thủ này là:
-Phải tiến hành chiến dịch truy quét triệt để các căn cứ dọc tuyến biên giới, rà phá sạch bom mìn, triển khai thế trận phòng ngự trên một phòng tuyến, dọc biên giới Campuchia-Thái Lan hàng trăm km.
-Huy động một lực lượng rất lớn các tầng lớn nhân dân, các cơ quan Quân, Dân chính Đảng từ Trung ương đến địa phương để chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thi công các công trình phòng thủ, khoảng thời gian từ mùa khô 1984, chậm nhất là sang đến đầu mùa mưa năm ấy.
Hai vấn đề mấu chốt đó được cụ thể hóa trên địa bàn của Mặt trận 479 như sau:
-Các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia sẽ mở chiến dịch tiến công đánh chiếm và làm chủ tất cả các căn cứ địch trên tuyến biên giới. Tổ chức dò, gỡ sạch mìn trên phạm vi chiều rộng từ biên giới vào nội địa khoảng 500 m và trên các trục đường để các lực lượng phía sau lên thi công các công trình phòng thủ.
-Phải tiến hành các lớp tập huấn cho những lực lượng trực tiếp trên tuyến biên giới về kỹ thuật rà phá bom mìn, vê việc cấu trúc các loại công sự vật cản… để các lực lượng này làm nòng cốt và hướng dẫn cho các đơn vị thi công.
-Ngoài kế hoạch đánh chiếm mục tiêu, trên các hướng phải có phương án đánh địch tại chỗ, bảo vệ lực lượng thi công trong suốt mùa khô và có thể kéo dài đến đầu mùa mưa.
-Giúp Bạn lập kế hoạch và huy động lực lượng nhân dân cả nước thi công các công trình trong mùa khô này và có thể, kéo dài sang những năm tiếp theo.
-Tổ chức công tác bảo đảm và các vấn đề khác…
Ngoài lề hội nghị, tôi cũng được các anh trên cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu hỏi về tình hình địch trên tuyến của sư đoàn đảm nhận; khả năng ta mở chiến dịch tiến công vào căn cứ Phnôm Mê Lai; về việc sử dụng lực lượng của ta và Bạn cùng nhiều vấn đề khác.
Hội nghị kết thúc đã trao cho chúng tôi những công việc rất nặng nề. Dự bữa tiệc liên hoan ở sân bay Tân Sơn Nhất xong, ai nấy đề vội vàng lên xe về đơn vị mà nét mặt cứ trầm ngâm suy nghĩ…
Giữa năm 1983, Bộ tư lệnh 719 cử một số đồng chí xuống để thông qua các kế hoạch. Đoàn do tham mưu trưởng tiền phương 719, thiếu tướng Lê Nam Phong dẫn đầu.
Tôi được triệu tập về thị xã Bát Tam Băng để báo cáo. Cùng dự cuộc họp báo cáo có cả đại diện của sư đoàn bộ binh 5, đoàn chuyên gia của tỉnh đội và một số đơn vị liên quan khác. Riêng sư đoàn bộ binh 302 và một số đơn vị sẽ được triệu tập về Sở chỉ huy Mặt trận 479 ở thị xã Xiêm Riệp để báo cáo riêng. Vì địa bàn tỉnh Bát Tam Băng và tỉnh Bần-tia Miên-chây là hai tỉnh trọng điểm của Mặt trận 479, cũng là tỉnh khó khăn nhất hiện nay.
Kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ (kế hoạch K5) đối với tôi là hoàn toàn mới mẻ. Do vậy, tôi đã cùng với cơ quan tham mưu, nhất là Ban tác chiến và Ban công binh là hai cơ quan trung tâm xây dựng kế hoạch. Ban tác chiến có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiến công, đánh chiếm các căn cứ địch dọc tuyến biên giới; kế hoạch chiến đấu bảo vệ lực lượng thi công. Còn ban công binh thì làm kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ. Phải nói rằng, đồng chí Nguyễn Quốc Thìn-chủ nhiệm công binh sư đoàn và các trợ lý của đồng chí nắm rất chắc, rất sáng tạo, thiết kế các mô hình phòng thủ, bao gồm kích thước, khối lượng đất đá đào đắp và thời gian thi công của các hạng mục công trình. Các đồng chí đã giúp tôi có được một tài liệu báo cáo rất đầy đủ, chi tiết.
Toàn bộ kế hoạch là một sơ đồ phòng thủ tổng quát trên phạm vi sư đoàn đảm nhiệm và những khu vực có liên quan. Mỗi một trọng điểm đều có phụ lục riêng. Trong những phục lục đó có đầy đủ sơ đồ, chú thích các hạng mục công trình. Đến nỗi khi nghe tôi báo cáo xong, thiếu tướng Lê Nam Phong ngạc hiên hỏi:
-Ai bày cho cậu làm kế hoạch này?
Tôi trả lời:
-Thực ra thì đây là một công việc rất mới, chúng tôi chưa được trải qua bao giờ. Từ kinh nghiệm trên chiến trường, chúng tôi nghĩ rằng đã là một công trình phòng thủ thì không thể không có những hạng mục như trong kế hoạch đã nêu. Có gì thì anh chỉ đạo bổ sung thêm!
Anh Nam Phong tỏ ý hài lòng, chưa có ý kiến gì nhiều. Ý của anh là để các đơn vị báo cáo hết, rồi tổng hợp lại để có kết luận chính thức trong cuộc hội nghị tại Sở chỉ huy Mặt trận 479 sắp tới.
Trong kế hoạch của sư đoàn, chúng tôi đã dự kiến như sau:
-Về nhiệm vụ tiến công đánh chiếm các căn cứ địch dọc tuyến biên giới sẽ giao cho trung đoàn bộ binh 31, 96, tiểu đoàn 23, Tăng-Thiết giáp, trung đoàn 487 pháo binh, phối hợp cùng với sư đoàn bộ binh 6, bộ đội cách mạng Campuchia, đánh chiếm tất cả các căn cứ địch từ bắc Phnôm Mê Lai xuống đến bắc Ô-đa.
Cũng xin nói lại rằng, tất cả những căn cứ này trong những năm qua, ta đã đánh chiếm hai lần, làm chủ một thời gian trong các mùa khô. Mùa mưa đến chúng ta lại lùi về tuyến 2, do đó địch đã khôi phục lại như cũ.
Trên hướng Pailin-Tà Sanh giao cho trung đoàn bộ binh 812, 250 phối hợp với sư đoàn bộ binh 196 bộ đội chủ lực Campuchia đảm nhệim truy quét các căn cứ của sư đoàn bộ binh 415, 221 của địch từ nam Ô-đa đến Pailin và nam Pailin.
Trọng điểm của sư đoàn chúng tôi được xác định là: Đoạn từ bắc Pailin đến nam Phnôm Mê Lai, với chiều dài khoảng 40-50 km.
Sau khi làm chủ hoàn toàn các căn cứ, các lực lượng hỗn hợp ta và Bạn triển khai chiến đấu, bảo vệ cho lực lượng thi công các công trình. Từ Ô-đa đến Phnôm Mê Lai giao cho trung đoàn bộ binh 96 và sư đoàn bộ binh 6 của Bạn đảm nhiệm. Từ nam Ô-đa đến bắc Pailin giao cho trung đoàn bộ binh 812, phối hợp với sư đoàn bộ binh 196 Campuchia đảm nhiệm. Thời gian này chủ yếu là phải phát huy cho được vai trò và khả năng tác chiến của Bạn.
Còn trung đoàn bộ binh 31 được rút ra làm lực lượng cơ động chung.
-Về kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ: Chúng tôi cho rằng, đây là chỗ dựa của các lực lượng trực tiếp chiến đấu với địch trong tình hình bọn phản động Pol Pot-Ieng Sary đang còn được các thế lực phản động trong khu vực tiếp tục nuôi dưỡng, cung cấp vũ khí để chống lại chính quyền cách mạng Campuchia. Rằng, đây sẽ là nơi diễn ra những trận chiến đấu ác liệt với quân thù không phải một tháng, một năm, mà sẽ là nhiều năm, trong trường hợp quân tình nguyện Việt Nam rút dần về phía sau.
Vì vậy, chúng tôi suy nghĩ đến tất cả những công trình nhằm phục vụ cho yêu cầu chiến đấu trên tuyến biên giới. Do đó, kế hoạch của chúng tôi sẽ tiến hành thi công các công trình sau đây:
+Trên dọc tuyến biên giới từ Cao Mê Lai xuống đến Pailin, trong chiều sâu từ 2-300 m sẽ chặt cây đổ chồng lên nhau tạo thành một lớp vật cản bằng cây. Các loại cây chỉ cưa ½ thân cây rồi bẻ xuống sao cho cây đổ chồng lên nhau mà vẫn sống. Tất nhiên là dưới lớp cây ngã đổ này là các bãi mìn sát thương bộ binh và một số chông sắt.
+Bên trong lớp chướng ngại vật bằng cây đó là lớp rào kẽm gai (tuỳ theo khả năng mà sử dụng hàng rào đơn hoặc lò xo).
+Tiếp đến là đường tuần tra, tuỳ theo địa hình cụ thể mà quyết định khoảng cách từ đường đến lớp rào kẽm gai.
+Tuyến công sự hầm, hào được thiết kế chắc chắn: Phía trước là hào chống tăng (ở một số nơi sau này trở thành “bồn” chứa nước, sản xuất, chăn nuôi được. Đoạn từ Pôi Pét đến gần Đăng Cum, sư đoàn bộ binh 179 bộ đội cách mạng Campuchia tận dụng sinh hoạt rất tốt).
+Xây dựng các điểm tựa, cụm điểm tựa có đầy đủ các loại công sự ẩn nấp, công sự chiến đấu, giao thông hào, chiến hào nối liền nhau. Kết hợp với hệ thống hoả lực như các trận địa pháo, cối, ĐKZ và súng máy 12,7 mm tạo thành lưới lửa trên từng khu vực.
+Xây dựng các công trình sinh hoạt cho bộ đội như nhà ăn, nhà bếp, trạm xá, kho tàng và các công trình khác.
+Và cuối cùng là hệ thống đường cơ động từ nội địa ra biên giới…
Với một công trình tầm cỡ quốc gia, có một khối lượng đào đắp rất lớn đòi hỏi phải huy động một lực lượng thi công cao, có tổ chức chặt chẽ và tinh thần lao động hăng say mới có thể hoàn thành được theo ý định. Từ đó, đặt ra cho các tổ chức Đảng, cho đội ngũ cán bộ chính trị và người chỉ huy các cấp phải động viên cho được sức mạnh của quần chúng, đặc biệt là giúp Bạn huy động các tầng lớp nhân dân, bắt tay xây dựng lại đất nước với tất cả mọi khả năng có thể. Và, chúng ta tin chắc rằng qua chiến dịch này chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia sẽ có bước trưởng thành vượt bậc. Thế và lực cách mạng Campuchia sẽ chuyển biến mạnh mẽ.
Trước khi bước vào mùa khô 1984, tức là khoảng trung tuần tháng 10 năm 1984, Bộ tư lệnh Mặt trận 479 tổ chức hội nghị quân chính tại Sở chỉ huy Mặt trận ở Xiêm Riệp. Hội nghị đã đánh giá tình hình ta và địch một cách toàn diện trên cả nước Campuchia nói chung và trên chiến trường thuộc Mặt trận 479 nói riêng. Mặt trận xác định rằng: trong những năm qua, với sự nỗ lược vượt bậc của các đơn vị trên chiến trường, giúp Bạn chiến đấu, đã làm thất bại những âm mưu thủ đoạn của địch, từng bước giúp Bạn xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang, đưa cuộc cách mạng Campuchia không nhừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đã đến lúc chúng ta cần mạnh dạn và kiên quyết, tạo điều kiện để Bạn tự đảm đương công việc của mình. Muốn vậy, trong mùa khô này-mùa khô 1984-1985 tâphỉ xây dựng thế trận vững chắc cho cách mạng Campuchia ở cả trên tuyến biên giới và trong nội địa. Cụ thể là tiến hành chiến dịch tuyến phòng thủ quốc gia dọc biên giới Campuchia-Thái Lan. Công việc thật nặng nề và phức tạp, nhưng với quyết tâm của tất cả các lực lượng của ta và Bạn, cùng với sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân Campuchia, chúng ta sẽ hoàn thành những yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Sau khi đồng chí tư lệnh Mặt trận 479 giao nhiệm vụ cho các đơn vị, và sau khi Bộ tham mưu phổ biến các kế hoạch, đồng chí thượng tướng Nguyễn Minh Châu-Tư lệnh Quân khu 7-đã nói lên ý nghĩa tầm vóc của việc xây dựng tuyến phòng thủ. Đồng chí nói:
-Cần phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia công tác này. Các đồng chí hãy hình dung sắp tới cả nước Campuchia sẽ xuống đường, toàn dân ra trận với sức mạnh long trời lở đất! (Tôi vẫn còn nhớ mãi câu này và sau này thực tế cũng đã như vậy).
Thế là các lực lượng treê chiến trường lại bước vào một mùa khô thứ năm nóng bỏng. Song mùa khô này được coi là mùa khô sôi động nhất trong những năm làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Campuchia.
Bước vào đầu mùa khô, các kế hoạch chiến đấu và xây dựng công trình K5 đã được thông qua.
Xét thấy tính chất phức tạp, cũng như nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu căn cứ của địch trên hướng chính diện mà sư đoàn bộ binh 309 đảm nhiệm là rất nặng nề, Bộ tư lệnh Mặt trận đã quyết định tăng cường cho sư đoàn bộ binh 309 trung đoàn bộ binh 271 thuộc sư đoàn bộ binh 302. Trung đoàn do đồng chí trung tá trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Thảo, chỉ huy. Đây là một trong những trung đoàn mạnh của sư đoàn bộ binh 302 và cũng là một trong những trung đoàn bộ binh khá nhất của mặt trận. Đồng chí Thảo và các đồng chí chỉ huy lãnh đạo khác của trung đoàn đã tỏ ra là những cán bộ nhanh nhẹn, tinh quái, đặc biệt là ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm. Giao nhiệm vụ cho các đồng chí chúng tôi rất yên tâm. Tôi trao đổi với đồng chí Nguyễn Thành Út-Phó sư đoàn trưởng về chính trị, cùng với cơ quan chính trị tranh thủ gặp các đồng chí cán bộ chỉ huy trung đoàn bộ binh 271 để nắm lại tình hình của trung đoàn và quán triệt nhiệm vụ cho anh em.
Bộ tư lệnh Mặt trận đã triển khai Sở chỉ huy tiền phương và cụm pháo binh hỗn hợp (trong đó có cả pháo nòng dài 130 mm) tại Nam-sấp từ đầu mùa khô năm 1984. Trước khi tiến công vào mục tiêu chủ yếu của chiến dịch là căn cứ Phnôm Mê Lai-nơi đây là văn phòng trung ương của ba phái (Pol Pot-Xrayka-Molinaka) thuộc chính phủ phản động, lưu vong Campuchia-Cụm pháo Mặt trận đã bắn dữ dội vào đây.
Tại Sở chỉ huy tiền phương Mặt trận 479 lúc này, có các đồng chí thượng tướng Nguyễn Minh Châu-tư lệnh Quân khu 7, thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoà-phó tư lệnh về chính trị, thiếu tướng Khiếu Anh Lân-phó tư lệnh, tham mưu trưởng (mới được điều về thay đồng chí thiếu tướng Vũ Thược đi nhận công tác khác) và đầy đủ các đại diện cơ quan Mặt trận. Vì tình hình và nhiệm vụ hết sức quan trọng trên hướng chiến dịch này, mà Mặt trận đã tập trung sự quan tâm chỉ đạo và chỉ huy tất cả các đơn vị trong vấn đề phối hợp hành động.
Những ngày này tại khu vực Nam-sấp “vui như hội”. Suốt mấy năm qua, nhất là các mùa mưa, trung đoàn bộ binh 96 đã trụ bám ở đây dưới sức ép của địch và khí hậu khắc nghiệt, cuộc sống của bộ đội vô cùng gian khổ và căng thẳng. Giờ đây cả một khu vực rộng lớn, đầy xe pháo cơ độgn lên xuống tấp nập. Trên trời máy bay trực thăng quần đảo… tạo nên một không khí nhộn nhịp, nóng bỏng. Chúng tôi tổ chức cho bộ đội đón tết nguyên đán ngay tại trận địa. Trong không khí đón giao thừa, mặc dù đang chiến đấu tại chiến trường, nhưng không sao kìm lại được niềm xúc động trong giờ phút thiêng liêng này của chiến sĩ ta khi bước sang năm mới. Tuy đã có quan triệt từ trước, nhưng nhiều chiến sĩ ta đã dùng súng bắn lên trời, thay cho tiếng pháo nổ, đón mừng năm mới.
Có thể ghi nhận là chiến dịch mùa khô 1984-1085 được bắt đầu từ ngày 1-11-1984. Ngày đó, tại Sở chỉ huy tiền phương của Mặt trận 479 ở Nam-sấp, tư lệnh đã chỉ thị cho các lực lượng bắt đầu hoạt động. Trên hướng này, sư đoàn bộ binh 309 cùng với các lực lượng tăng cường tiến hành một đợt chiến đấu tạo thế. Nói là “tạo thế” chứ thực ra là bắt đầu bung các lực lượng tiến hành các hoạt động quân sự buộc địch phải co về các căn cứ của chúng, loại trừ các tổ chức, toán địch quấy rối trong nội địa, để Bạn tiến hành công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ xây dựng các công trình phòng thủ K5.
Trong khoảng thời gian một tháng, đơn vị vừa truy quét địch ở tuyến trung gian, vừa cơ động triển khai lực lượng cho việc tiến công đánh chiếm các căn cứ địch. Tuy nhiên các lực lượng cho việc tiến công đánh chiếm các căn cứ địch. Tuy nhiên các lực lượng của sư đoàn cũng đã chiến đấu một số trận nhỏ lẻ, loại khỏi vòng chiến đấu 62 tên, thu 13 súng các loại chủ yếu là tao ngộ chiến. Trong giai đoạn này, trung đoàn bộ binh 250 nổi lên như một ngọn cờ đầu về tốc độ tiến công, về ý thức tổ chức kỷ luật và trình độ tác chiến đánh địch trên điểm cao. Là một trung đoàn, trong những năm qua chiến đấu phòng giữ ở khu vực Tà Sanh-Sầm Lốt, tuy nằm trong đội hình sư đoàn, nhưng do địa hình phức tạp cách trở bởi con sông Săng-ke, lại quá xa sư đoàn, nên trung đoàn bộ binh 250 như một đơn vị độc lập. Cũng từ những đặc điểm đó mà cán bộ chiến sĩ ở đây luôn nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, chịu đựng gian khổ, chủ động giải quyết mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Phải công nhận rằng trên toàn bộ chiến trường do Mặt trận 479 đảm nhận, thì khu vực Tà Sanh-Sầm Lốt và Nam-sấp-Cao Mê Lai là nơi địa hình khó khăn nhất, thời tiết khắc nghiệt nhất và kẻ địch nham hiểm nhất. Trong hai khu vực này thì Tà Sanh-Sầm Lốt lại là nơi khó khăn, phức tạp hơn cả.
Vì vậy khi được giao nhiệm vụ đánh vận động trong đội hình sư đoàn thì bộ đội thuộc trung đoàn bộ binh 250 rất phấn khởi, thể hiện được khả năng chiến đấu của mình không thua kém gì so với các trung đoàn bộ binh khác. Người trung đoàn trưởng ngày ấy, thiếu tá Vũ Đình Nhị, sau đó là một đại tá sư đoàn trưởng dày dạn kinh nghiệm trong khói lửa chiến trường. Nhiều đồng chí cán bộ của trung đoàn hiện nay đã là nhứng sĩ quan cao cấp của quân đội. Chúng ta hãy trở lại diễn biến tình hình đầu mùa khô 1984-1985.
Sau khi cơ động trung đoàn bộ binh 250 lên tham gia tiến công các căn cứ ở phía Tây Nam-sấp, dưới sự chi viện hoả lực pháo binh của sư đoàn và hoả lực đi cùng, trung đoàn bộ binh 250 đã lần lượt đánh chiếm tất cả các điểm cao mà địch án ngữ, khống chế như: điểm cao 308, 316 ở phía tây Bua và điểm cao 505 sát biên giới ở khu vực Ô-đa. Từ đây trung đoàn bộ binh 250 triển khai dọc tuyến biên giới phía nam Ô-đa, bảo đảm cánh sườn trái cho đội hình của sư đoàn.
Trong kế hoạch đánh chiếm các căn cứ địch trên hướng trọng điểm này, trung đoàn bộ binh 31 và 96 cùng với tiểu đoàn 23 Tăng-Thiết giáp của sư đoàn mở màn bằng trận tiến công vào căn cứ của trung đoàn 905 thuộc sư đoàn bộ binh 320 Pol Pot. Tiếp đến lực lượng này được tăng cường thêm tiểu đoàn xe tăng T54 của Bạn và trung đoàn bộ binh 271 (thuộc sư đoàn bộ binh 302) phát triển tiến công đánh chiếm các căn cứ còn lại của sư đoàn bộ binh 320 địch ở Sơ-đa.
Đợt tiến công cuối cùng trên hướng này là trận tập kích đánh chiếm căn cứ Cao Mê Lai-là nơi đặt văn phòng của trung ương ba phái của chính phủ phản động Campuchia và hệ thống kho tàng của chúng. Trận này sẽ sử dụng lực lượng của hai sư đoàn là sư đoàn bộ binh 309 (thực chất lúc này chỉ có trung đoàn bộ binh 31, trung đoàn bộ binh 271, một tiểu đoàn xe tăng của Bạn) và sư đoàn bộ binh số 7, thuộc Quân đoàn 4.
Ngày 28-1-1984, Sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 309 được triển khai dưới chân cao điểm 229, về phía đông, để chỉ huy trận mở màn đánh chiếm căn cứ trung đoàn bộ binh của địch ở bắc Ô-đa. Trên cao điểm này là đài quan sát của trinh sát sư đoàn và một tổ thông tin liên lạc được trang bị cả máy vô tuyến và hữu tuyến.
Trung đoàn bộ binh 31 là lực lượng chủ yếu, tiến công từ hướng đông nam vào mục tiêu. Trung đoàn bộ binh 96 làm nhiệm vụ luồn sâu, vu hồi qua đất Thái Lan chặn địch tháo chạy. Trung đoàn bộ binh 271 tổ chức một mũi đánh chia cắt địch và chặn địch từ căn cứ này chạy về hướng Sơ-đa.
Nói tóm lại kế hoạch đánh chiếm căn cứ bắc Ô-đa lần này gần giống với lần trước, chỉ có khác là thêm mũi vu hồi vượt qua biên giới để đánh vào phía sau căn cứ của chúng. Còn lực lượng thì có thay đổi là trung đoàn bộ binh 271 đảm nhiệm tiến công trên hướng của trung đoàn bộ binh 96 trước đây (tức là từ phía đông tiến ra chia cắt địch ở đoạn giữa Ô-đa và Sơ-đa).
Đêm ngày 2 tháng 2, các đơn vị bộ binh vào chiếm lĩnh.
Tại Sở chỉ huy của sư đoàn, các cán bộ chỉ huy có mặt đông đủ, gồm tôi, đồng chí Nguyễn Thành Út (phó sư đoàn trưởng về chính trị), đồng chí Trần Văn Kế-phó sư đoàn trưởng-tham mưu trưởng và các đồng chí đầu ngành, chủ chốt của các cơ quan sư đoàn, theo dõi sự ra quân của các đơn vị với một tâm trạng hồi hộp, lo lắng. Lo nhất là mũi vu hồi của trung đoàn bộ binh 96. Bởi vì đường hành quân tiếp cận của trung đoàn vừa xa, vừa phức tạp về địa hình, lại phải vượt qua biên giới Thái Lan trong điều kiện ban đêm. Tuy trung đoàn bộ binh 96 hoạt động ở khu vực này đã mấy năm qua, nhưng bản thân đồng chí thiếu tá trung đoàn trưởng Đặng Thế Sơn chưa có nhiều kinh nghiệm. Là một cán bộ khung của học viện lục quân mới điều về, đồng chí chưa có dịp để đưa những kiến thức ở nhà trường vào trong thực tế chiến đấu.
Để tạo điều kiện cho trung đoàn bộ binh 96 thực hiện ý định của trận đánh, sư đoàn đã tăng cường một tổ trinh sát cho trung đoàn. Chúng tôi cũng đã kéo dây điện thoại từ Sở chỉ huy sư đoàn đi theo trung đoàn để kịp thời nắm tình hình và chỉ đạo trung đoàn bộ binh 96 trong hoàn cảnh có thể.
Trên các hướng khác, tình hình có thuận lợi hơn. Địch ở trong căn cứ thỉnh thoảng bắn cối 120 mm ra. Nhiều quả đạn rơi sát Sở chỉ huy. Kinh nghiệm cho thấy, khi địch bắn vu vơ, ngại nhất là quả đạn đầu. Sau khi đã xác định được hướng bắn của địch thì mọi người đều vô tư mà nhảy lên khỏi công sự.
Trong hầm chỉ huy, thỉnh thoảng đồng chí trợ lý tác chiến lại gọi dây nói cho trung đoàn 96:
-Hiện nay trung đoàn đến đâu rồi, anh Sơn?
-Đang đi!-Đầu dây bên kia trả lời.
Lát sau, đồng chí trợ lý tác chiến lại gọi dây hỏi và cũng chỉ nhận được câu trả lời như vậy. Do đó, đồng chí trợ lý tác chiến không biết vẽ mũi tên màu đỏ lên bản đồ ở chỗ nào.
Thấy sốt ruột quá, tôi liền phái cán bộ cơ quan lần theo đường day điện thoại để đi xuống kiểm tra. Quả nhiên đội hình đi rất chậm, có lúc hầu như ngồi tại chỗ. Đã 5 giờ sáng, thay vì đã triển khai đội hình ở phía sau căn cứ địch rồi mà đội hình trung đoàn bộ binh 96 còn xa đường biên giới phía Campuchia khoảng 2-3 km. Chúng tôi cho rằng, về khách quan, trên hướng trung đoàn bộ binh 96 có khó khăn về nhiều mặt, nhưng cái chính là người chỉ huy chưa có những biện pháp kiên quyết và kịp thời để tổ chức thực hiện bằng được kế hoạch chiến đấu đã đề ra. Và sau khi các hướng đã nổ súng (xin nói là tất cả các trận tiến công của ta vào các căn cứ địch đều được thực hiện vào ban ngày), đúng ra trung đoàn phải theo hướng súng nổ mà tiếp tục vận động, hình thành thế bao vây bên sườn và phía sau căn cứ địch, nhưng trung đoàn bộ binh 96 cũng vẫn không làm được.
Đúng 6 giờ trên hướng chủ yếu, sau những loạt pháo bắn chuẩn bị, trung đoàn bộ binh 31 dưới sự chi viện trực tiếp của hoả lực đi cùng và xe tăng đã tiến công mãnh liệt vào căn cứ địch. Bọn địch tháo chạy về hướng Bắc, gặp phải mũi chia cắt, đón lõng của trung đoàn bộ binh 271, bị tiêu diệt một số (trung đoàn bộ binh 271 tiêu diệt được một toán địch thu được một số súng, trong đó có một khẩu ĐKZ75). Toàn bộ số địch còn lại vượt qua biên giới sang đất Thái Lan.
Ta hoàn toàn làm chủ căn cứ địch và tiếp tục phát triển lên hướng Bắc đánh chiếm khu vực Sơ-đa.
Trong trận này ta đã tiêu diệt 59 tên, thu 11 khẩu cối 120 mm, 2 khẩu ĐKZ75 cùng nhiều vũ khí đạn được của chúng. Tại Sở chỉ huy tiền phương của Mặt trận 479, tôi báo cáo lại toàn bộ tình hình diễn biến chiến đấu đợt 1 của sư đoàn.
Đồng chí thượng tướng Lê Đức Anh, tư lệnh Mặt trận 719 đã tỏ ý không hài lòng với mũi vu hồi của trung đoàn bộ binh 96. Đồng chí tư lệnh 719 rất nghiêm khắc, may sao đồng chí thượng tướng Nguyễn Minh Châu phát biểu:
-Với đối tượng này đánh tiêu diệt rất khó. Ngay từ đầu chúng tôi cũng chỉ đặt ra mục tiêu đánh chiếm căn cứ để thực hiện ý định là xây dựng tuyến phòng thủ…
Nhớ lai cuộc hội nghị quân chính ở Mặt trận, trước khi bước vào chiến dịch, chúng tôi cũng đã bàn bạc rất kỹ về mục tiêu, nhiệm vụ của chiến dịch, về tư tưởng chỉ đạo tác chiến. Cuối cùng vấn đề được đặt ra là: Mục tiêu chính là xây dựng tuyến phòng thủ dọc biên giới, còn đánh chiếm các căn cứ là một trong những biện pháp hàng đầu của các lực lượng vũ trang nhằm bảo đảm đưa dân lên để thi công các công trình phòng thủ.
Tôi hiểu ý của đồng chí tư lệnh Quân khu 7 là lấy việc đánh chiếm căn cứ địch để xây dựng tuyến phòng thủ. Còn tiêu diệt sinh lực địch là yêu cầu phải đạt được để làm chủ căn cứ của chúng.
Là những người chỉ huy thừa hành nhiệm vụ, dẫu sao chúng tôi cũng thấy mình có lối. Trước hết, dù hình thái chiến thuật nào cũng vậy, phải quán triể tư tưởng chỉ đạo tác chiến là đánh tiêu diệt. Có tiêu diệt sinh lực địch mới làm chủ được trận địa và làm cho chúng ngày càng suy yếu. Trong trận này-như đã nói ở trên-néu mũi vu hồi thành công thì thật là đẹp. Dù không diệt gọn được địch, nhưng trận đánh vẫn thể hiện được tư tưởng chỉ đạo trong chiến thuật tiến công.
Song song với việc đánh chiếm các căn cứ trên tuyến biên giới, trong nội địa, chính quyền cách mạng Campuchia từ Trung ương đến địa phương đã huy động rất lớn lực lượng nhân dân từ các tỉnh và thành phố đổ về các khu vực để xây dựng tuyến phòng thủ. Trên các ngả đường khắp đất nước, từng đoàn người xe cộ ùn ùn kéo lên biên giới. Chưa có lúc nào khí thế cách mạng lại dâng cao như những ngày này. Thế mới biết, khi đã làm tốt công tác vận động quần chúng, thì sức mạnh của nhân dân là vô bờ bến.
Trên tuyến biên giới phía Tây tỉnh Bát Tam Băng, tập trung hàng vạn người dân từ các tỉnh và thành phố Phnôm Pênh hối hả làm việc. Dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các ban chỉ đạo, công trường bắt đầu tiến hành thi công các hạng mục công trình, trước hết là mạng đường sá từ trong nội địa ra. Trên các con đường như đường số 10, từ khu vực Ba Núi vào đạp nước Pinh Pôi đến Tà Hen, rồi theo đường 58 lên Sơ-rên-an-tiếc; đường từ Bà Vâl lên Ămpin-Prămđơm đến Nam-sấp, hoặc đường từ Sisôphôn lên Sa-vai-chếch và nhiều con đường khác tấp nập người, xe. Chỉ cách đây có mấy năm, dưới thời Pol Pot, những con người này là nạn nhân của chế độ hà khắc, họ lao động khổ sai dưới mũi súng, dao búa của bọn đồ tể thì ngày nay, họ lại lao động với tinh thần hăng say, tự nguyện. Dưới chế độ mới, họ đang xây dựng lại đất nước với tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân. Những chàng trai, những cô gái từ nông thôn đến thành thị, từ các công nông trường, xí nghiệp đến cơ quan, trường học… tất cả đều đổ về đây để được đóng góp sức mình cho sự nghiệp cách mạng, để bảo vệ xây dựng đất nước ngày một tốt hơn.
Trong các ban chỉ đạo hỗn hợp, bộ đội tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam sát cánh cùng cán bộ chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã tận tình hướng dẫn cho nhân dân làm mọi công việc. Tiếng nổ phá đá ầm ầm trên các sườn núi. Những đoàn xe bò, xe đẩy, xen kẽ với xe ô tô trên chở đất đá cùng dân công hối hả làm việc. Mặt đường, khói bụi bay mù mịt. Dưới ánh nắng chói chang của mùa khô, ai nấy mồ hôi ướt đẫm cả quần áo, nhưng nét mặt vui tươi, vẫn nói cười rạng rỡ.
Chúng tôi cảm phục và xúc động trước khí thế Campuchia của quần chúng.
Những con đường trước đây chỉ là một lối mòn, hai bên đường cây cối rậm rạp, mùa mưa thì lầy lội, đang dần dần được mở rộng ra, được đắp cao lên và rải đá. Những chiếc cầu đã bị hư hỏng do địch đánh phá hoặc do lâu ngày bị sập, mùa mưa thường bị chia cắt giữa các khu vực, thì đã và đang được bắc lại chắc chắn hơn.
Để hoàn thành nhiệm vụ quét sạch căn cứ địch trên tuyến biên giới, để các lực lượng kỹ thuật rà phá mìn địch, và để tổ chức thì công các ông trình phòng thủ, ngày 25-2-1985, Sở chỉ huy tiền phương Mặt trận 479 quyết định tiến công đánh chiếm các mục tiêu, chủ yếu là căn cứ Phnôm Mê Lai, căn cứ của cái gọi là “Văn phòng trung ương 3 phái” thuộc chính phủ phản động Campuchia. Đây là mục tiêu chủ yếu của chiến dịch và là mục tiêu cuối cùng trên hướng này. Song song với việc tiến công căn cứ Cao Mê Lai, trên biên giới của Campuchia ở hướng bắc, các lực lượng khác của ta và Bạn cũng tiến công đánh chiếm căn cứ Đăng-cum của sư đoàn bộ binh 519 địch.
Tại căn cứ Phnôm Mê Lai tất cả các lực lượng thuộc sư đoàn bộ binh 320 Pol Pot từ Ô-đa, Sơ-đa và trong nội địa, bịtiến công đều dồn về đây, ước tính có cả hàng ngàn tên và gia đình của chúng. Nơi đây có đường biên giới hình vòng cung tạot hành một góc gần 90°. Phía trong vòng cung là đất Campuchia, phía ngoài vòng cung này là lãnh thổ Thái Lan. Do đó, địch dựa vào còng cung này chống trả ta quyết liệt, khi có nguy cơ bị tiêu diệt, thì dễ dàng chạy thoát sang đất Thái Lan.
Lực lượng tham gia tiến công căn cứ Cao Mê Lai gồm có hai sư đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn xe tăng và các lực lượng pháo binh được tăng cường. Cụm pháo binh hỗn hợp của Mặt trận 479 vẫn đặt ở Nam-sấp chi viện chung cho các hướng.
Hướng tiến công chủ yếu là sư đoàn bộ binh số 7 của Quân đoàn 4; do đại tá sư đoàn trưởng Nguyễn Hữu Mão chỉ huy. Ở trên chiến trường Campuchia tôi đã được nghe nói đến đồng chí Mão, nhưng chưa được gặp bao giờ. Đồng chí là một cán bộ thuộc Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, được điều về Quân đoàn 4 và trở thành người chỉ huy sư đoàn. Đồng chí ít tuổi hơn tôi, có dáng người cao, thanh thoát và vui tính. Trong công việc, đồng chí hăng hái, trong sinh hoạt đồng chí rất mạnh dạn phê phán những điều sai trái. Do đó có nhiều người ủng hộ, nhưng cũng không ít có những ý kiến trái ngược. Sau này, từ những năm 90 trở đi, tôi và đồng chí Mão cùng công tác với nhau ở Quân đoàn 4: đồng chí là phó tư lệnh chung, còn tôi là phó tư lệnh-tham mưu trưởng Quyết định. Trong trận này sư đoàn của đồng chí đảm nhiệm tiến công trên hướng chủ yếu theo trục đường từ phía đông tiến thẳng vào căn cứ Cao Mê Lai.
Ở phía Nam, sau khi sư đoàn bộ binh 309 đánh chiếm Sơ-đa, cách căn cứ Phnôm Mê Lai khoảng dưới 3 km, chúng tôi được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hướng tiến công thứ yếu từ phía Nam lên. Trên hướng này, hình thành hai mũi: một mũi đánh chiếm dãy điểm cao phía Nam căn cứ địch, còn một mũi dọc theo đường đất đỏ từ Sơ-đa tiến thẳng vào căn cứ. Phía sau căn cứ địch không có lực lượng và thuộc phần lãnh thổ của Thái Lan. Hướngnày, có thể trong quá trình tiến công ta sẽ sử dụng pháo binh bắn chặn.
Trước ngày tiến công (25-2) cụm pháo binh Mặt trận đã tiến hành bắn phá liên tục vào căn cứ địch. Trên hướng của sư đoàn bộ binh số 7 cũng đã sử dụng đến hoả tiễn BM13 (cachiusa) tham gia cùng với cụm pháo để bắn dọn đường.
7 giờ sáng ngày 25 tháng 2, ta bắt đầu nổ súng. Sau những đợt pháo bắn dồn dập, bộ binh trên các hướng, dưới sự chi viện trực tiếp của hoả lực xe tăng và pháo cối đồng loạt tiến công. Địch trong căn cứ dùng cối 120 mm và sơn pháo 85 bắn chặn. ĐKZ75 của chúng đặt trên Phnôm Mê Lai bắn xuống đội hình của sư đoàn bộ binh 309. Tuy nhiên trên hướng này có thuận lợi hơn về mặt địa hình.
Đến 9 giờ, một tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 271 tăng cường cho sư đoàn bộ binh 309 đã đánh chiếm được cao điểm Phnôm Mê Lai. Trung đoàn bộ binh 31 thuộc sư đoàn bộ binh 309 tiến theo đường biên giới cùng với xe tăng cũng đã áp sát được mục tiêu vòng ngoài của căn cứ địch, cách tung thâm của chúng chừng 500 m.
Trên hướng của sư đoàn bộ binh số 7, sau khi lực lượng của ta lên đánh chiếm cao điểm 318 (phía đông căn cứ địch khoảng 500 m), thì đội hình sư đoàn bộ binh 7 tiến công theo trục đường. Song, tốc độ tiến công có phần chậm lại, vì địch ngăn chặn và trên đường rất nhiều mìn.
Tôi biết trên hướng này chỉ có một con đường độc đạo, rải đá từng đoạn, có đến 2-3 cái cầu nhỏ và nhất là hai bên đường rậm rạp rất khó đi. Nếu không tổ chức thật tốt việc khắc phục vật cản-nhất là mìn địch thì tốc độ tiến công sẽ rất chậm, có khi phải trả giá đắt.
Tôi còn nhớ vào khoảng gần cuối mùa khô 1982, cũng trên khu vực này-ở phía nam Phnôm Mê Lai, do không khắc phục được vật cản mìn địch, sư đoàn bộ binh số 5 đa xbị mất 2 chiếc xe tăng. Đội hình tiến công phải dừng lại. Lập tức, địch từ trong căn cứ dùng các loại hoả lực như cối 120 mm, cối 82 mm bắn ra xung quanh những chiếc xe đang nằm dó, bộ đội ta đang trong hành tiến, không có công sự, bị thương vong khá nhiều. Đồng chí thiếu tướng Lê Chí Thuận, phó tư lệnh Mặt trận 479 đã lệnh cho sư đoàn bộ binh 309 chúng tôi tổ chức một lực lượng từ phía tây nam lên giải quyết hậu quả.
Còn bây giờ, trên hướng của sư đoàn bộ binh số 7, chúng tôi cũng đã lường trước được những khó khăn ở đây. 10 giờ, trên hướng thứ yếu sư đoàn bộ binh 309 (xin nói rõ là trên hướng này chỉ sử dụng có hai trung đoàn bộ binh là trung đoàn bộ binh 31 và trung đoàn bộ binh 271. Còn trung đoàn bộ binh 96 chốt giữ các mục tiêu vừa mới chiếm được từ Ô-đa đến Sơ-đa) đã đánh chiếm được toàn bộ căn cứ Phnôm Mê Lai và phát triển xuống phía đông. Đến 10 giờ 45 phút cùng ngày thì bắt liên lạc được với sư đoàn bộ binh số 7.
Toàn bộ địch còn lai trong căn cứ Phnôm Mê Lai chạy qua biên giới Thái Lan và sau này lại gây nhiều phức tạp cho nhà cầm quyền Thái.
Như vậy đến 11 giờ, ta hoàn toàn làm chủ căn cứ địch, kết thúc giai đoạn tiến công trên hướng tây tỉnh Bát Tam Băng. Trên hướng bắc, sư đoàn bộ binh số 5 và các lực lượng khác cũng đã làm chủ được căn cứ Đăng Cum của địch.
Kết quả, riêng hướng của sư đoàn bộ binh 309 đã tiêu diệt tại chỗ 101 tên địch, thu một số vũ khí, và một kho súng trên 1.000 khẩu các loại cùng toàn bọo quân trang quân dụng của địch.
Tổng kết toàn bộ hoạt động quân sự mùa khô 1984-1985, sư đoàn bộ binh 309 đã được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ, với 125 trận đánh lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 545 tên địch, thu 1249 khẩu súng các loại-trong đó có 11 khẩu cối 120 mm, 6 khẩu ĐKZ75, 4 khẩu 12,7 mm, 4 khẩu súng chống tăng B40, 132 tấn đạn dược và nhiều đồ dùng quân sự khác. Sư đoàn cùng các đơn vị Bạn trên hướng này đã đánh tan sư đoàn bộ binh 320 Pol Pot gồm các trung đoàn bộ binh 909, 905, 370 và hai trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 415, chiếm toàn bộ các căn cứ của chúng trên chiều dài 60-80 km dọc biên giới Campuchia-Thái Lan. Đặc biệt sư đoàn đã cùng với sư đoàn bộ binh số 7, thuộc Quân đoàn 4 đập tan cái gọi là “Văn phòng trung ương 3 phái” tại căn cứ Phnôm Mê Lai.
Từ kết quả hoạt động của mùa khô, về mặt tác chiến, sư đoàn bộ binh 309 được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng huân chương Độc lập hạng nhất, huân chương Chiến công hạng nhất và 34 huân chương Chiến công các loại cho các tập thể và cá nhân đã lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và giúp Bạn.
Như vậy là trong hơn một tháng đầu mùa khô 1984-1985, ta đã hoàn thành cơ bản một trong hai nhiệm vụ của chiến dịch K5 là tiến công triệt phá hoàn toàn các căn cứ của địch dọc tuyến biên giới Campuchia-Thái Lan. Nhiệm vụ này thắng lợi có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với sự phát triển của cách mạng Campuchia nói chung và đối với việc thực hiện chủ trương của hai Nhà nước nói riêng về vấn đề xây dựng tuyến phòng thủ quốc gia Campuchia. Đồng thời đẩy địch vào thế suy yếu, nguy cơ bị thất bại hoàn toàn về chiến lược của chúng là không thể tránh khỏi.
Sau khi đã loại bỏ được các căn cứ của địch trên các hướng trọng điểm, sau khi đã triển khai lực lượng ta và Bạn theo kế hoạch chiến đấu bảo vệ, các lực lượng đã đồng loạt thi công các công trình phòng thủ dọc biên giới trên một tuyến liên hoàn từ phía đông căn cứ Đăng-cum đến Pôi Pét-Cao Mê Lai-Ô-đa. Sư đoàn bộ binh 309 đã đưa trung đoàn bộ binh 31 xuống phía nam Ô-đa-bắc Com Riêng để tiếp tục truy quét tàn quân sư đoàn bộ binh 320 của địch và cùng với các lực lượng trên hướng đó hoạt động trên đoạn biên giới phía bắc Pailin. Thời gian này các lực lượng công binh từ Mặt trận đến sư đoàn và các phân đọi công binh của các trung đoàn bắt đầu phát huy khả năng chuyên môn của mình trong việc hướng dẫn nhân dân và cùng với nhân dân tổ chức rà phá bom mìn, phát cây, làm đường, đào giao thông hào, xây dựng các công trình chiến đấu và nhiều việc khác.
Cường độ lao động ở đây rất cao. Dưới cái nắng của mùa khô, lại thiếu nước nghiêm trọng, nhưng mọi người vẫn vui vẻ, phấn khởi hăng say lao động.
Từ trong nội địa, mạng đường sá cũng được sửa chữa, làm mới. Từng đoàn xe chở vật liệu, chở nước, chở xăng dầu và từng đoàn người lại ùn ùn kéo lên biên giới. Các lán trại được dựng lên dọc hai bên đường số 58, đường Bà Vâl đi Ămpin-Prămđơn và lên gần sát biên giới. Ở một số nơi sâu trong nội địa, lực lượng dân công còn mang theo cả máy phát điện loại nhỏ, ban đêm ánh điện toả sáng trong các túp lều, tiếng cười, tiếng nói vang vang. Cả nước Campuchia như một công trường đang hối hả xây dựng.
Bộ tư lệnh sư đoàn chúng tôi lại phải phân tán mỗi người đi mỗi hướng. Đồng chí Nguyễn Thành Út và cơ quan chính trị bám sát dân cùng với chính quyền tỉnh Bát Tam Băng và thành phố Phnôm Pênh để làm công tác vận động quần chúng, giúp Bạn phát hiện những “phần tử hai mặt” trà trộn vào phá hoại. Đồng chí Trần Văn Kế, phó sư đoàn trưởng-tham mưu trưởng và một số đồng chí trong cơ quan tham mưu đi chỉ đạo các đơn vị tiếp tục truy quét địch trên hướng bắc Pailin, Com Riêng. Đồng chí Nguyễn Khánh, phó sư đoàn trưởng đi hướng trung đoàn bộ binh 250, hoạt động ở khu vực Nam đường 10.
Xin nói thêm về đội ngũ cán bộ Bộ tư lệnh sư đoàn trong các thời kỳ.
Từ khi mới thành lập tại thị xã Buôn Ma Thuột ngày 27 tháng 9 năm 1978, Bộ tư lệnh đầu tiên gồm các đồng chí:
-Thượng tá Lê Chí Thuận-sư đoàn trưởng.
-Thượng tá Nguyễn Văn Chước-chính uỷ.
-Trung tá Lê Tá-phó sư đoàn trưởng.
-Trung tá Trần Dực-phó chính uỷ.
-Thiếu tá Huỳnh Bình-chủ nhiệm chính trị sư đoàn.
-Trung tá Nguyễn Hữu Đại-tham mưu trưởng sư đoàn.
Sau khi đội hình cơ động sang Bát Tam Băng thì đồng chí Đào Quang Năm được điều về thay đồng chí Lê Tá.
Đến năm 1980, khi đồng chí Lê Chí Thuận được điều về làm Phó tư lệnh Mặt trận 479, thì đồng chí Nguyễn Văn Chước là sư đoàn trưởng, kiêm chính uỷ.
Sang năm 1982, khi đồng chí Nguyễn Văn Chước lên cơ quan chính trị Mặt trận thì đồng chí trung tá Lê Đức Thiện, trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 812 lên thay đồng chí Nguyễn Văn Chước ở vị trí sư đoàn trưởng.
Bộ tư lệnh sư đoàn lúc này gồm các đồng chí: Lê Đức Thiện-sư trưởng, Nguyễn Thành Út-phó sư đoàn trưởng về chính trị, Trần Văn Kế-phó sư trưởng-tham mưu trưởng, trung tá Đoàn Ngũ-phó sư đoàn trưởng.
Sau đó, Bộ tư lệnh trong từng thời kỳ được tăng cường, bổ sung thêm như đồng chí thượng tá Nguyễn Văn Bạch-chính uỷ sư đoàn, trung tá Nguyễn Văn Tâm-phó tham mưu trưởng sư đoàn, trung tá Nguyễn Khánh, trung tá Nguyễn Thành Ức đều giữ chức ở cương vị phó sư đoàn trưởng.
Đầu năm 1983, theo yêu cầu công tác chuyên gia, đồng chí Lê Đức Thiện được chuyển sang làm chuyên gia sư đoàn trưởng, sư đoàn bộ binh 196, bộ đội cách mạng Campuchia. Tôi được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng và được thăng quân hàm đại tá. Trong những năm tiếp theo làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, quân đội ta chuyển sang chế độ một chỉ huy và các phó chỉ huy ở tất cả các cấp. Còn quân hàm thì chuyển thẳng từ trung tá lên đại tá.
Sau ngày sư đoàn bộ binh 309 và các sư đoàn bộ binh 7 đánh chiếm căn cứ Phnôm Mê Lai, kết thúc giai đoạn tiến công đánh chiếm căn cứ địch trên tuyến biên giới, thì tôi được điều động về nước để dự khóa bổ túc cán bộ tại Học viện quân sự cấp cao của Bộ Quốc phòng; đồng chí đại tá Phùng Kim Chính từ sư đoàn bộ binh 302, đi học về được điều về sư đoàn bộ binh 309 thay tôi. Từ đó cho đến nay, đã có nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ kế tiếp nhau, theo chiều dài lịch sử của sư đoàn bộ binh 309.
Đến đây cho phép tôi được nói lên rằng tất cả các thế hệ cán bộ chúng ta đều đã làm tốt cương vị của mình, dù trong hoàn cảnh nào, tập thể cán bộ trong các thời kỳ đều bảo đảm được sự đoàn kết nhất trí cao, đều đem hết khả năng của mình xây dựng nên thành tích oanh liệt của sư đoàn.
Trở lại với tình hình hoạt động của sư đoàn trong giai đoạn giúp Bạn xây dựng tuyến phòng thủ biên giới ở phía Tây tỉnh Bát Tam Băng, tiểu đoàn công binh 25 của sư đoàn được rải ra để hướng dẫn các tổ kỹ thuật dò gỡ mìn và cùng với các lực lượng khác, thi công các hạng mục công trình trên tuyến biên giới.
Với sự nỗ lực của ta và lực lượng dân công được tăng cường cho sư đoàn, trong đợt 1, trên hướng Bát Tam Băng, nơi sư đoàn bộ binh 309 đảm nhiệm, đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp hai trục đường chính: trục đường thứ nhất từ xã Bà Vâl đi Ămpin-Prăngđơm-Nam sấp lên đến biên giới; và trục đường thứ hai từ đường số 10 (Ba Núi) lên xã Tà Hen theo đường 58 lên Sơ-rê-an-tiếc-Com Riêng. Với tổng chiều dài các con đường trên là 116 km. Lực lượng công binh của sư đoàn gỡ được hàng ngàn quả mìn các loại.
Trên phía tây biên giới tỉnh Bát Tam Băng, sư đoàn bộ binh 309 tổ chức cho nhân dân thi công các công trình phòng thủ dài 60 km từ nam Phnôm Mê Lai đến bắc thị trấn Pailin. Lực lượng trực tiếp thi công là nhân dân thủ đô Phnôm Pênh và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bát Tam Băng.
Với một chiều dài như thế, chúng tôi đã bàn bạc với các cơ quan chính quyền thành phố Phnôm Pênh và tỉnh Bát Tam Băng là sẽ chia ra từng đoạn. Trên từng đoạn đó, chính quyền cấp tỉnh lại phân ra cho các huyên, thị. Từ đó nâng cao được trách nhiệm của các địa phương và phát động phong trào thi đua trong nhân dân. Do đó, đã đẩy nhanh được tiến độ thi công các công trình.
Các lực lượng vũ trang ta và Bạn cũng đã triển khai để trực tiếp bảo vệ nhân dân.
Xây dựng tuyến phòng thủ quốc gia Campuchia là một công trình to lớn, với một khối lượng công việc khổng lồ, lại thi công chủ yếu bằng sức lao động của nhân dân, do đó công trình này phải kéo dài đến năm 1987. Tuy nhiên để kịp thời phục vụ theo yêu cầu chiến đấu, các cấp, các ngành đã động viên nhân dân nỗ lực rất lớn, nên trong một thời gian chưa đầy 2 năm (1985-1986) các công trình cơ bản ở phía trước đã có thể bảo đảm cho các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia dựa vào đó để chiến đấu bảo vệ biên giới, chống sự xâm nhập của địch từ bên đất Thái Lan vào nội địa Campuchia. Bước đầu, công trình phòng thủ đã phát huy được tác dụng, kẻ địch gặp rất nhiều khó khăn.
Để nâng cao tính vững chắc của các hạng mục công trình và để phát huy cao hơn tính hiệu quả của nó, các cấp, các ngành, các đơn vị của ta và Bạn đã tổ chức rút kinh nghiệm bước đầu trong nhiệm vụ này, để kịp thời bổ sung cho các năm tiếp theo.
Về ý nghĩa của việc xây dựng tuyến phòng thủ như mục đích từ đầu đề ra. Mọi người đều dễ thấy những mặt tích cực của nó nhất là đối với các lực lượng vũ trang của ta và Bạn. Bởi vì, họ coi các công trình chiến đấu ở đây là “nhà”, và biên giới là “quê hương”. Nơi đây là chỗ dựa, là “áo giáp” của người lính ngày đêm mặt giáp mặt với quân thù. Từ đây và những năm về sau sẽ gắn bó với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống lại mọi sự xâm nhập của kẻ thù. Thực tế là trong những ngày đầu, các công trình được sử dụng đã có những hiệu quả thiết thực. Đó là việc xâm nhập của đám tàn quân từ bên kia biên giới vào nội địa Campuchia đã giảm rõ rệt. Ở một số đoạn, hầu như đã loại trừ. Còn thì ít ra, sự xâm nhập của địch cũng không được tự do, ồ ạt như trước nữa. Nhiều tên địch đã bỏ mạng trong các lớp chướng ngại vật dọc biên giới. Các lực lượng vũ trang đã giảm đến mức tối thiểu thương vong trong chiến đấu. Từ những tác dụng tích cực trên tuyến biên giới đã đẩy mạnh được phong trào hành động cách mạng trong nội địa lên cao. Trình độ tổ chức, điều hành của chính quyền các cấp của Bạn đã trưởng thành rõ rệt. Điều này có một ý nghĩa to lớn là giảm thiểu được vai trò của đội ngũ chuyên gia Việt Nam.
Song trên thực tế cũng đã chỉ cho ta, cho các cấp chỉ đạo từ trên xuống dưới những vd cần được quan tâm nghiên cứu và khắc phục những điều bất hợp lý: Đó là chất lượng các công trình và tính hiệu quả của nó.
Như mọi người đều biết, nhân dân ta, quân đội ta đã đánh Pháp, đuổi Nhật từ chiếc gậy tầm vông, giáo mác, sau đó mới phát triển lên những trận chiến đấu quy mô lớn được trang bị hiện đại. Ta thắng đế quốc Mỹ cùng từ chiến tranh du kích rộng khắp, mới có được cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1975.
Nói tóm lại, Việt Nam là người thầy của chiến tranh du kích trong khu vực. Chúng ta rất hiểu kẻ thù của nhân dân Campuchia và nhân dân Việt Nam đang tiến hành một cuộc chiến tranh du kích với ta. Như lúc đầu đã đề cập: Đặc trưng của chiến trường Campuchia là mìn. Phải nói rằng “Nghệ thuật-Kỹ thuật” sử dụng mìn của địch trên chiến trường Campuchia là không thể coi thường. Thế mà trong quá trình xây dựng tuyến phòng thủ ở đây, các nhà cung cấp hành quân sự đã đem đến cho chúng tôi hàng ngàn, hàng vạn quả “mìn vàng” và “mìn hộp gỗ” dùng chủ yếu trong tiến công. Bởi vậy, khi bố trí các bãi mìn xong, đứng từ xa có cảm tưởng như có vô số những quả Campuchia chín vàng rụng xuống từ một vườn Campuchia. Còn “mìn hộp gỗ” thì sau một mùa mưa hầu như không còn tác dụng, vì vỏ hộp làm bằng gỗ bị mối, mọt, mục mùa khô thì bị cháy. Đó là một thực tế. Một thực tế nữa cho thấy là lớp chướng ngại vật tự nhiên (có cây) kết hợp với chướng ngại vật nhân tạo (chông, mìn) đầu tiên và ngoài cùng đã ít tác dụng, nếu như không nói là không có tác dụng ngay từ đầu.
Còn lớp hàng rào kẽm gai thì sao?
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, chúng ta đã áp dụng rất nhiều các biện pháp để mở đường qua các lớp rào kẽm gai đủ loại, đủ kiểu bằng những phương tiện thô sơ và hiện đại. Đơn cử như trận tiến công căn cứ Gia Vụt, tỉnh Quảng Ngãi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà lữ đoàn 52 Quân khu 5, đa mở qua 9 lớp hàng rào kẽm gai rất phức tạp của địch, và nhiều trận khác.
Còn ở đây, với địa hình rừng núi, sau khi ta đã dựng lên được một lớp hàng rào đơn bằng kẽm gai, với một hàng cọc sắt chắc chắn. Không lâu sau đó, địch đã cắt phá nhiều đoạn. Đành rằng, việc ngăn chặn địch xâm nhập, việc tiêu hao sinh lực của chúng là phải áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp. Ở đây cũng không có tham vọng là ngăn chặn hoàn toàn được sự xâm nhập của địch chỉ bằng một hai biện pháp, mà tôi chỉ muốn nói lên những vấn đề còn hạn chế nhiều đến hiệu quả của hạng mục công trình.
Việc xây dựng thi công tuyến đường vành đai cũng là một vấn đề đặt ra cho chúng ta nghiên cứu. Với mục đích đã được xác định từ đầu, đường vành đai là để các lực lượng trực tiếp ở tuyến một tuần tra, phát hiện các đường hành lang xâm nhập của địch; từ đó đề ra các biện pháp tiêu diệt chúng có hiệu quả hơn. Tỉ dụ như ta sẽ đưa lực lượng ra dó phục kích lại, hoặc gài mìn để bịt các lối đi, hoặc có thể kết hợp với các hệ thống hoả lực và các hoả điểm gần đó để chi viện cho bộ đội chiến đấu.
Nhưng xin thưa rằng, với một phạm vi chính diện chiều dài từ 60-80 km, thậm chí có cả trăm km đường rừng, thì lực lượng bố trí trên tuyến đó là bao nhiêu, để có thể thực hiện được yêu cầu của cấp trên là “phải quản lý được các lớp chướng ngại vật dọc tuyến biên giới!”.
Trong toàn bộ các hạng mục công trình thì phải công nhận là việc xây dựng các điểm tựa, cụm điểm tựa, khu vực phòng thủ vững chắc là có tác dụng thiết thực nhất đối với quá trình chiến đấu của các lực lượng vũ trang ở đây. Tuy rằng các hạng mục công trình khác cũng không phải hoàn toàn là không có tác dụng.
Vấn đề cuối cùng có tính chất quyết định nhất-đó là con người. Con người phải có những yếu tố cần thiết cho cuộc chiến đấu với kẻ thù. Các tập thể con người đó phải được bố trí, tổ chức như thế nào đó để phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của con người và những điều kiện khác (công sự, vật cản và hệ thống hoả lực).
Vì vậy mà có một số ý kiến cho là việc xây dựng tuyến phòng thủ K5 vừa qua tốn kém và ít tác dụng, dẫu sao cũng có cơ sở.
Trong thực thế cũng đã chỉ ra rằng không có cái gì là tuyệt đối cả. Theo quan điểm chung thì: chủ trương của ta và Bạn xây dựng tuyến phòng thủ K5 là đúng và cần thiết. Mặc dù còn rất nhiều hạn chế như đã nói ở trên; song đây là một biện pháp nhằm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân để nâng cao một bước cơ bản khả năng quản lý đất nước của chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Và, cũng từ đó để quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam có thể kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình một cách chủ động.
Từ quan điểm đó, trong những năm tiếp theo chúng ta vẫn tiếp tục giúp Bạn đẩy mạnh hơn nữa, động viên sự nỗ lực hơn nữa của các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao tính vững chắc của hệ thống công sự, vật cản, hệ thống giao thông cơ động… đảm bảo được độ tin cậy trong việc chiến đấu, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Campuchia anh em.
Tổng hợp những nội dung cơ bản trong công tác giúp Bạn xây dựng tuyến phòng thủ biên giới phía tây tỉnh Bát Tam Băng mà sư đoàn bộ binh 309 đảm nhiệm, với chiều dài trên 60 km đã xây dựng được ba cụm điểm tựa cho ba tiểu đoàn, hai khu vực phòng thủ cho hai trung đoàn bộ binh, xây dựng tuyến vật cản nổ và không nổ 42 km, bố trí 1.450.800 mũi chông, rào phân tuyến 54 km, dò gỡ 4864 quả mìn các loại của địch và bố trí lại hàng nghìn quả mìn khác; phát đường tuần tra được 55 km, sửa chữa đường vành đai 48 km, làm đường quân sự mới 168 km, làm mới 32 ngầm có tổng chiều dài 473 m, sửa chữa ngầm cũ 3 cái dài 17 m, sửa chưa và làm mới 6 cầu có chiều dài 118 m, khai thác đuợc 32.025 m3 đá, 125 m3 gỗ và nhiều công việc khác.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của quân ta trên các chiến trường và trong công cuộc lao động của quân và dân Campuchia, kết quả bước đầu của việc xây dựng tuyến phòng thủ biên giới trên địa bàn Mặt trận 479 nói chung và trên phía tây biên giới tỉnh Bát Tam Băng nói riêng cũng chỉ dừng lại ở những nơi trọng điểm. Các khu vực khác, do địa hình rất phức tạp và khả năng của Bạn còn hạn chế nên, chưa thể đạt được một cách toàn diện theo ý muốn chủ quan.
Căn cứ lớn nhất của địch ở Phnôm Mê Lai đã bị mất. Suốt một tuyến biên giới từ Ô-đa đến Phnôm Mê Lai, vòng về phía đông đến Đăng Cum… đã bị bộ đội ta và Bạn đánh chiếm và chốt giữ. Song sinh lực địch bị tiêu diệt không nhiều. Phần lớn chúng chạy sang đất Thái Lan. Chúng tôi nhận định tình hình lúc này như sau:
-Địch không thể lùi sâu trong đất Thái Lan để lập các căn cứ. Vì như vậy sẽ rất phức tạp và gây nguy hiểm cho nhà cầm quyền Thái.
-Nếu chúng lập các căn cứ đối diện với các đại đội đã bị mất thì sẽ chịu không nổi với những đòn tiến công của lực lượng ta và Bạn-nếu chúng ta vượt sang biên giới Thái Lan tấn công chúng, hoặc chúng sẽ nằm dưới tầm đạn hoả lực của các đơn vị ta trên tuyến này.
-Về phía ta, từ nam Ô-đa xuống phía tây Pailin và tây Tà Sanh là những khu vực từ đầu mùa khô đến nay, ta chưa tổ chức được những trận tiến công nào đáng kể. Theo tin bọn tù binh khai: Sau khi căn cứ Phnôm Mê Lai thất thủ, tàn binh của sư đoàn 320 Pol Pot đã di chuyển xuống phía nam-đoạn từ Com Riêng đến tây Pailin. Sư đoàn 415 và 221 địch bị đẩy xuống phía tây Pailin và khu vực Tà Sanh.
Đứng trên đài quan sát đặt ở mỏm núi Ô-đa, trinh sát của ta phát hiện hàng đoàn người di chuyển dọc theo biên giới trên phần lãnh thổ của Thái Lan từ Ô-đa xuống phía Nam. Như vậy là đã rõ: Địch di chuyển toàn bộ lực lượng sư đoàn 320 xuống phía tây Pailin.
Từ những nhận định trên tôi đã báo cáo lên Sở chỉ huy tiền phươngmt4 và đề nghị:
-Giao cho sư đoàn bộ binh 6-lực lượng cách mạng Campuchia chốt giữ đoạn từ Ô-đa đến Phnôm Mê Lai. Rút toàn bộ sư đoàn bộ binh 309 xuống phía Nam để truy quét các căn cứ của địch ở đây, để có thể kết thúc chiến dịch trước khi mùa mưa đến.
Đồng chí thiếu tướng Lê Chí Thuận-phó tư lệnh Mặt trận 479 tại Sở chỉ huy tiền phương, sau khi nghiền ngẫm, xem xét đã nhất trí với đề xuất này của chúng tôi.
Như vậy, Sở chỉ huy, công tác bảo đảm hậu cần-kỹ thuật và các công tác khác sẽ phải di chuyển toàn bộ về hướng Pailin. Tại đây, sư đoàn 196 chủ lực Campuchia cũng đã triển khai xung quanh thị trấn Pailin. Mọi công tác bảo đảm cho sư đoàn bộ binh 309 sẽ vận chuyển theo đường số 10.
Nêu lên những diễn biến trong giai đoạn này để thấy được bản chất ngoan cố của kẻ thù chống phá cách mạng Campuchia đến cùng và đồng thời chúng ta cũng không được thoả mãn với những gì đã làm được trong những năm qua, mà phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công tác giúp Bạn để có thể loại trừ được nguy cơ đe dọa đến cách mạng Campuchia sau khi quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ quốc tế và rút về nước.
Đầu mùa mưa năm 1985, với mục đích kéo dài việc xây dựng tuyến phòng thủ xuống phía Tây thị trấn Pailin, sư đoàn bộ binh 309 tổ chức chiến đấu một số trận nhằm quét sạch các căn cứ còn lại trên khu vực này để đưa lực lượng dân công xuống đây thi công tiếp các công trình phòng thủ.
Đợt hoạt động này chúng ta có nhiều bất lợi.
Trước tiên phải nói về yếu tố thời tiết (thiên thời). Các thế hệ đã chiến đấu trên chiến trường này, địa bàn này đều viết. Mùa mưa ở đây kẻ địch có điều kiện phát huy được sở trường đánh du kích. Chúng không nhằm mục đích chính là chiến đấu để chiếm đất, chiếm một chỗ đứng, trong khi khả năng của chúng sẽ không chịu nổi những đòn tiến công của quân ta. Cái chính là chúng tiếp tục thực hiện âm mưu tiêu hao sinh lực ta, buộc quân tình nguyện Việt Nam phải sa lầy vào cuộc chiến tranh du kích để tạo nên một thời cơ về chiến lược có lợi cho chúng.
Đối với các lực lượng của ta cũng như lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia, sau một thời gian dài hoạt động tích cực, sức khỏe đã giảm sút, mọi vấn đề liên quan đến nhiệm vụ trong giai đoạn này đã bị mai một. Do đó yếu tố thứ hai cũng không được thuận lợi cho lắm.
Còn địa hình khu vực này thì Bạn cũng đã biết-hoàn toàn bất lợi đối với ta.
Song, cái bất lợi chính có tính chất chi phối ở đây là mùa mưa đã đến và sức chiến đấu của bộ đội đã giảm sút.
Trước khi thực hiện đợt hoạt động này cũng đã có nhiều ý kiến: Rằng thời tiết đã bước vào mùa mưa, rằng phải đẩy nhanh các hoạt động trong khi kẻ địch đã bị mất các căn cứ, đang lúng túng, gặp nhiều khó khăn, và còn nhiều vấn đề khác…
Cũng biết rằng trong chiến đấu, người chỉ huy, lãnh đạo không được lấy những khó khăn về khách quan để biện hộ cho những nguyên nhân không thành công, kể cả những lúc hoạt động độc lập, không có sự chi viện, giúp đỡ của cấp trên và của đơn vị Bạn, mà phải xuất phát từ ý đồ của một chiến dịch, một chiến lược hoặc là một ý định cụ thể nào đó do người chỉ huy cấp trên đã đặt ra. Phải gắn chặt giữa yêu cầu nhiệm vụ và sự nỗ lực bằng nhiều biện pháp của người lãnh đạo, chỉ huy. Người chỉ huy khi ra lệnh phải xuất phát từ những yếu tố có tính “khả thi”. Người thừa hành cũng phải bằng mọi cách để thực hiện thắng lợi mệnh lệnh đó. Đó là sức mạnh của một cơ chế, của một tổ chức, dù trong quân đội hay ngoài tổ chức quân đội cũng vậy.
Đối tượng tác chiến trong đợt hoạt động này bao gồm toàn bộ tân binh của sư đoàn bộ binh 320 ở khu vực Phnôm Mê Lai chạy xuống. Lực lượng địch tại chỗ trên khu vực này là sư đoàn bộ binh 415 và 221 Pol Pot. Hai sư đoàn bộ binh này trong những năm qua chưa bị sứt mẻ gì nhiều do những đơn vị của ta ở đây hoạt động ít hiệu quả.
Còn nhớ mùa mưa năm 1982, lực lượng địch tập kích vào trung đoàn pháo binh 487 và tiểu đoàn công binh 25 của sư đoàn đã gây cho ta những thiệt hại đáng kể. Đó chính là sư đoàn bộ binh 415 địch gây ra.
Theo chỉ thị của tiền phương Mặt trận 479, sư đoàn bộ binh 309 tổ chứ truy đánh, truy quét địch ở khu vực nam Com Riêng đến bắc Pailin. Sau đó, bảo dảm cho nhân dân thi công xây dựng tuyến phòng thủ ở khu vực này.
Mặc dù khó khăn về thời tiết và về sức khỏe của bộ đội như đã nói ở trên nhưng sư đoàn quyết tâm là sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ huy, động viên bộ đội chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, để hoàn thành nhiệm vụ. Sư đoàn đã tổ chức cán bộ chỉ huy đi trinh sát thực địa, xác định mục tiêu và nhanh chóng lập kế hoạch chiến đấu.
Với ý định bước đầu là sử dụng trung đoàn bộ binh 96 tiến công đánh chiếm điểm cao 321 ở phía bắc thị trấn Pailin, cách biên giới Campuchia-Thái Lan khoảng 200-300 m. Sau đó, từ điểm cao khống chế này, tiến hành truy quét dọc biên giới từ Bắc thị trấn Pailin đến Nam Com Riêng. Trận địa pháo và đài quan sát bố trí ở điểm cao 230, phía bắc thị trấn Pailin-nơi có đồn điền cà phê cũ.
Từ ngày 22 đến 23 tháng 4 năm 1984, sư đoàn tiến hành đi trinh sát nắm địch ở cao điểm 321 đồng thời gấp rút chuẩn bị bộ đội sẵn sàng chiến đấu. Bộ phận trinh sát chỉ huy do Phó sư đoàn trưởng-Tham mưu trưởng Trần Văn Kế trực tiếp tổ chức.
Thời gian này, Mặt trận điều đồng chí đại tá Phùng Kim Chính từ sư đoàn bộ binh 302 về để thay tôi, song đồng chí chưa kịp về đến đơn vị. Vì vật trong đợt hoạt động này đồng chí Trần Văn Kế đảm nhiệm chỉ huy chung.
Đồng chí Trần Văn Kế là một cán bộ trẻ, có năng lực, nhanh nhẹn và rất có triển vọng. Từ một cán bộ ở sư đoàn bộ binh số 5 thuộc Quân khu 7, đi học về, đồng chí được điều động sang sư đoàn bộ binh 309. Với tác phong cởi mở, chân tình, đồng chí được cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn quý mến, gần gũi. Trong trận tiến công vào căn cứ Phnôm Mê Lai, đồng chí đi cùng với Sở chỉ huy và cơ quan tham mưu sư đoàn. Đồng chí được giao nhiệm vụ đi cùng trung đoàn bộ binh 31, kiểm tra căn cứ Phnôm Mê Lai, sau khi ta đã đánh chiếm. Đồng chí còn gửi ra Sở chỉ huy chúng tôi mấy chai bia gọi là chiến lợi phẩm. Những kỷ niệm đời lính trên chiến trường chúng tôi vẫn còn nhớ mãi.
Còn trong trận này đồng chí tổ chức trực tiếp trinh sát lên điểm cao 321 để chuẩn bị tiến công.
Khi một toán trinh sát và cán bộ của ta đã bám lên được sườn điểm cao 321, thì đã thấy rõ được địch ở trên đỉnh đồi. Xung quanh đỉnh đồi là một dãy công sự được xếp bằng những phiến đá to. Địch đã bố trí các bãi mìn dày đặc từ dưới chân cao điểm 321 lến đến 2/3 sườn đồi. Lực lượng bộ binh địch tập trung chủ yếu ở phía tây cao điểm 312, kể cả trên đất Thái Lan. Còn trên đỉnh đồi là một lực lượng khoảng một trung đội hoặc hơn. Chủ yếu là hoả lực của chúng.
Sau khi trinh sát thực địa xong, trên đường trở ra, đồng chí đại uý, trợ lý tác chiến Đinh Văn Tự đạp phải mìn địch, bị thương nặng. Ngay lập tức đồng chí được chuyển về đội phẫu thuật của sư đoàn bộ binh 196 bộ đội cách mạng Campuchia tại thị trấn Pailin. Do vết thương bị hoại tử, đồng chí Đinh Văn Tự đã hy sinh…
Đồng chí Đinh Văn Tự là một cán bộ rất hăng hái. Với dáng người thấp, đậm nhưng tác phong rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Là một sĩ quan tác chiến thông thạo nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm. Đồng chí đã có mặt từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam. Trong trận đánh đầu tiên vào căn cứ XA-XB của địch ở vùng Đông Bắc Campuchia, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9, trung đoàn bộ binh 31, được tăng cường cho trung đoàn bộ binh 95. Sau khi ta chiếm được hai căn cứ này, đồng chí tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn 9 đứng lại cùng với trung đoàn bộ binh 31 đánh địch phản kích, giữ vững trận địa trong suốt mùa mưa năm đó. Trong trận đánh chiếm cao điểm 312, giải toả trục đường 19, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn 9, đảm nhiệm một huớng tiến công lên mỏm 3 cùng với trung đoàn bộ binh 31, đánh chiếm toàn bộ cao điểm 312. Với bề dày thành tích trong chiến đấu, huấn luyện, đồng chí đã được điều về phòng tham mưu sư đoàn, phụ trách một trong những bộ phận then chốt của cơ quan tham mưu. Về đời tư, cũng có những khó khăn, nhưng đồng chí cũng đã vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ của một người lính, một cán bộ chỉ huy cơ quan. Chúng tôi cũng đã có ý định chuyển đồng chí về Bắc Thái-quê hương đồng chí theo nguyện vọng của gia đình. Nhưng tiếc thay, chưa thực hiện được ý định đó, thì đồng chí đã hy sinh một cách anh dũng.
Ngày 25 tháng 4, sư đoàn nổ súng tiến công địch ở cao điểm 321 theo kế hoạch đã định.
Tại Sở chỉ huy sư đoàn lúc này có đủ các đồng chí: Phó sư đoàn trưởng-tham mưu trưởng Trần Văn Kế, phó sư đoàn trưởng về chính trị Nguyễn Thành Út và phó tham mưu trưởng sư đoàn Nguyễn Thành Ức, cùng một số đồng chí khác trong cơ quan sư đoàn.
Trực tiếp chỉ huy lực lượng tiến công là trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 96-Nguyễn Văn Vọng.
Ngay lúc đầu, lực lượng lên sườn đồi triển khai đội hình đã đạp phải mìn. Địch từ trên cao dùng các loại hoả lực bắn xuống. Bộ đội ta có một số bị thương vong. Đội hình bị rối loạn. Chỉ huy không nắm được bộ đội, không có những biện pháp mạnh để chế áp địch. Cứ thế, địch dùng các loại súng hoả lực bắn ra xung quanh điểm cao 321. Bộ đội ta bị thương vong nhiều do mìn và do đạn hoả lực của địch…
Cuối cùng trung đoàn bộ binh 96 phải rút lui, để lại một số tử sĩ…
Đây là trận đánh không thành công, có nhiều điểm đáng phê phán. Nó đã để lại nhiều hậu quả không tốt cho trung đoàn bộ binh 96 trong việc xây dựng đơn vị sau này và còn nhiều hậu quả khác nữa.
Nguyên nhân về khách quan có nhiều khó khăn như đã nói ở trên.
Nhưng về chủ quan, cũng cần phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm. Đối với trung đoàn bộ binh 96 trong những năm qua chiến đấu ở khu vực Bua, Nam-sấp đã thể hiện là một trung đoàn có tinh thần kiên cường chiến đấu giữ vững trận địa, tinh thần chịu đựng khó khăn trên một địa bàn khắc nghiệt nhất ở phía Tây tỉnh Bát Tam Băng. Tuy nhiên, trung đoàn bộ binh 96 chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu tiến công địch trên điểm cao. Vấn đề chủ yếu trong trận đánh không thành công này là về công tác tổ chức chỉ huy, công tác bảo đảm các yếu tố để giành thắng lợi: như vấn đề tổ chức đội hình, vấn đề khắc phục vật cản, vấn đề tổ chức hoả lực chi viện, vấn đề sử dụng lực lượng, xây dựng quyết tâm cho các chiến sĩ và còn nhiều vấn đề khác…
Sau trận đánh này, đồng chí Trần Văn Kế cũng đã bị thương nặng do mìn địch. Vì vậy công tác bảo đảm khắc phục vật cản mìn là phải đặc biệt quan tâm.
Thế là mùa mưa lại bắt đầu. Kết thúc chiến dịch mùa khô năm ấy trong tình hình như vậy…
Bước sang mùa khô năm sau-năm 1985, sư đoàn tiếp tục hoạt động ở khu vực này và đã giải quyết được mục tiêu trên, đưa được lực lượng dân công lên để tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ.
Từ những kết quả đạt được trong chiến dịch K5, chúng ta đã tạo cho lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia thực sự quản lý được lãnh thổ. Trên tuyến biên giới trong phạm vi Mặt trận 479, các sư đoàn chủ lực của Bạn đã được triển khai trên tuyến phòng thủ này. Phía tây tỉnh Bát Tam Băng, sư đoàn bộ binh 6 triển khai từ Phnôm Mê Lai xuống đến Ô-đa. Sư đoàn bộ binh 196 triển khai từ Nam Ô-đa đến thị trấn Pailin. Trên tuyến biên giới phía bắc, sư đoàn bộ binh 179 triển khai từ Pôi Pét đến Đăng-cum. Phía bắc tỉnh Xiêm Riệp vẫn là sư đoàn bộ binh 286.
Quân tình nguyện Việt Nam được chuyển về tuyến 2 làm lực lượng cơ động và phối hợp cùng với các đơn vị tuyến 1 để đánh địch xâm nhập lãnh thổ.
Từ những năm 1985-1986 trở đi, quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam còn tiếp tục giúp Bạn hoàn thiện trong việc tổ chức chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương lên đến tỉnh. Cách mạng Campuchia phát triển không ngừng.
Năm 1986, tôi ra trường và về lại Mặt trận 479.
Trên chiến trường lúc bấy giờ, tình hình cách mạng Campuchia đã có những bước phát triển một cách toàn diện. Chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang cách mạng của Bạn đã có thể đảm đương được toàn bộ công việc. Song trong thâm tâm của mỗi cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam vẫn còn phân vân và lo lắng. Liệu trước những khó khăn lúc này, Bạn đã đảm đương được mọi việc chưa? Đã có thể giữ vững và phát huy được những thành quả cách mạng đã đạt được?
Nỗi lo lắng đó hoàn toàn chính đáng. Bởi vì từ trên đống đổ nát, từ con số “0”, sau gần 10 năm, quân đội ta và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã hy sinh biết bao công lao, xương máu mới có thể xây dựng được chính quyền và quân đội cách mạng như ngày nay; trong khi kẻ thù vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu phá hoại chính quyền còn non trẻ của Bạn.
Song, một thực tế cho thấy, trong những năm qua, nhất là trong phong trào hoạt động cách mạng của các tầng lớp nhân dân, đã chứng tỏ được sức mạnh của Đảng nhân dân Campuchia, sự tổ chức điều hành đất nước của chính quyền các cấp và khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng có thể tự đảm đương mọi công việc. Đã đến lúc chúng ta cần mạnh dạn tạo mọi điều kiện để Bạn chủ động tự giải quyết mọi vấn đề. Đó là yêu cầu đối với tất cả các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam. Điều này đã được nêu lên thành nghị quyết của các cấp uỷ Đảng và trong các chỉ thị của người chỉ huy các cấp, thuộc Mặt trận 479.
Còn kẻ địch đang có nguy cơ bị thất bại hoàn toàn về chiến lược cũng như trên thực tế chiến trường. Bởi vì hầu hết các căn cứ đã bị triệt phá. Chúng chỉ còn dựa vào một số khu vực nhỏ hẹp ở vùng rừng núi, nhưng cũng đã bị truy đánh liên tục. Trong nội địa thì chính quyền cách mạng Campuchia đã mạnh lên về nhiều mặt. Thực sự là địch không còn chỗ dựa. Thế và lực của chúng đang trên đà tụt dốc. Âm mưu của chúng sẽ bị thất bại hoàn toàn trong một giai đoạn không xa.
Từ khi các lực lượng chủ lực bộ đội cách mạng Campuchia đảm nhiệm bảo vệ biên giới. Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam lui về tuyến 2, nhất là từ cuối năm 1986 đến đầu năm 1987 trở đi, thì trên chiến trường không còn xảy ra những trận chiến đấu nào từ cấp tiểu đoàn trở lên. Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tận dụng điều kiện trong thời gian này để củng cố bộ đội, nâng cao khả năng chiến đáu và sẵn sàng cơ động chi viện cho tuyến 1.
Giai đoạn này chủ trương của Mặt trận 479 là củng cố lại đội ngũ chuyên gia quân sự ở các đơn vị vị trí cách mạng Campuchia. Nhưng kiên quyết không bao biện, làm thay. Để củng cố quan điểm đánh giá tình hình trên chiến trường về ta, về địch và nhất là về sự trưởng thành và khả năng của chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đã được tổ chức từ cơ quan Mặt trận cho đến các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và các đoàn chuyên gia Việt Nam trên toàn bộ chiến trường Campuchia. Qua đó, đội ngũ chuyên gia được củng cố một bước. Trong giai đoạn này, tôi được điều động sang làm chuyên gia cho đồng chí sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 179 bộ đội chủ lực Campuchia.
Là một sư đoàn chủ lực thuộc Quân khu 4, sư đoàn bộ binh 179 được thành lập vào tháng giêng năm 1979. Do đó, lấy phiên hiệu là sư đoàn bộ binh 179. Cùng một thời gian lịch sử ra đời của nhiều sư đoàn bộ binh khác (sư đoàn bộ binh 196, 286, 6 và 4) đã đươc sinh ra trong cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài phản động và diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon.
Trong những năm qua, các sư đoàn bộ binh này đã sát cánh cùng quân tình nguyện Việt Nam tiến bước dưới ngọn cờ “liên minh chiến đấu Việt Nam-Campuchia” đã làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn kẻ thù.
Tin tưởng rằng các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia nói chung, các đơn vị vị trí trên địa bàn của Mặt trận 479 nói riêng sẽ lớn mạnh không ngừng; là chỗ dựa vững chắc của cách mạng Campuchia, cùng với Quyết định nhân dân Việt Nam vững bước trên con đường tiến vào thế kỷ 21.
Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia của quân và dân ta được tiến hành trong suốt 10 năm. Chúng ta đã đánh thắng một kẻ thù-nói đúng hơn là làm thất bại một âm mưu chiến lược của địch-và xây dựng lại một đất nước từ con số “0” trở thành một quốc gia có địa vị xứng đáng trên trường quốc tế. Công lao đó lớn lắm chứ!
Song cũng có một điều cần suy nghĩ đến tầm vóc chiến thắng vĩ đại này của chúng ta.
Chúng ta tiến hành chiến tranh trong một không khí “không ồn ào” như các cuộc chiến tranh trước đây. Chiến tranh chống Pháp lâu dài, gian khổ được kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.
Chiến tranh chống xâm lược của đế quốc Mỹ, kẻ thù mạnh nhất, hung bạo nhất được kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Mặc dù vai trò quyết định thắng lợi trong các cuộc chiến tranh vừa qua là thuộc về Đảng và sự hy sinh to lớn của cả dân tộc. Nhưng không thể không nói đến sự giúp đỡ to lớn có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, đã tăng thêm sức mạnh cho quân và dân ta chiến thắng.
Còn trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế lại diễn ra hoàn toàn khác, trong một bối cảnh lịch sử khác. Nếu như trong cuộc chiến tranh giải phóng, các nước tiến bộ trên thế giới nhiệt tình ủng hộ ta, thì trong cuộc chiến tranh này, họ thờ ơ, không thông cảm nổi, thậm chí giúp kẻ địch chống lại chúng ta.
Kẻ thù tưởng rằng sau năm 1975 nước ta đã bị kiệt quệ về kinh tế. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh không còn đủ sức để bảo vệ thành quả cách mạng. Chúng côi đây là thời cơ tốt nhất để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược mới trên một nửa nước ta.
Song chúng đã nhầm. Chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta trên biên giới Tây Nam, tuy chưa có nhiều sách vở nói đến, đã chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta với đường lối sách lược và chiến lược đúng đắn, vơi sự hy sinh to lớn của nhân dân vì độc lập tự do của Tổ quốc, thì dù cuộc chiến tranh nào, trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng giành được thắng lợi.
Để các thế hệ mai sau được biết đến, tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó các nhà viết sử sẽ nói lên những điều mà hiện tại chưa nói đến một cách đầy đủ và chi tiết về cuộc chiến tranh này.
Như trên đã nói, chúng ta tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam trong thế bắt buộc. Bắt buộc bởi vì chúng ta hoàn toàn không gây ra chiến tranh, không muốn chiến tranh. Sau năm 1975 chúng ta hoàn toàn muốn có hoà bình để xây dựng lại đất nước đã bị tàn phá. Nhưng kẻ thù không để chúng ta yên. Vì vậy trong suốt giai đoạn lịch sử này, Đảng ta đã khéo kết hợp giữa hai nhiệm vụ: Nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế để đem đến thắng lợi một cách trọn vẹn. Điều đó chứng tỏ rằng việc vận dụng một cách sáng tạo đường lối chiến lược và sách lược của Đảng ta luôn phù hợp trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc.
Đối với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam, trong một thời gian rất ngắn, chúng ta đã dùng sức mạnh quân sự của những binh đoàn chủ lực, đập tan cả một chính quyền phản động với một đội quân đông đảo ngay trên đất đối phương. Khi chuyển sang làm nghĩa vụ quốc tế giúp Bạn xây dựng lại chính quyền và lực lượng vũ trang Campuchia thì chúng ta lại chuyển sang một phương thức tác chiến khác. Từ những năm 1980 trở đi, chúng ta đã tổ chức ra các Bộ tư lệnh Mặt trận 479, 579, 779, 979 cho phù hợp với nhiệm vụ đặt ra. Sau các Bộ tư lệnh Mặt trận, hệ thống các đoàn chuyên gia từ trung ương xuống đến địa phương cũng đã được tổ chức một cách kịp thời để giúp Bạn cả về quân sự, chính trị và ngoại giao.
Đây là một sự sáng tạo trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ.
Tôi muốn nói lên điều này để thấy được mỗi cuộc chiến tranh có một quy luật riêng, một gương mặt riêng, nhưng trong mỗi một cuộc chiến tranh Đảng ta đã vận dụng quy luật vào thực tiễ rất đúng đắn và sáng tạo.
Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, Đảng ta đã chủ trương một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện “trường kỳ khánh chiến; vừa đánh Pháp, vừa đuổi Nhật; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”.
Chiến tranh chống xâm lược của đế quốc Mỹ, ở miền Nam, chúng ta đã thực hiện phương châm kết hợp “hai chân, ba mũi”, quân sự, chính trị song song, ba mũi giáp công. Trên chiến trường chúng ta phát động một cuộc chiến tranh du kích sâu rộng kết hợp với những chiến dịch, những trận đánh quy mô của quân chủ lực. Chúng ta đã xây dựng và phát triển mạnh mẽ ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, tiến công địch đều khắp trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị, làm cho kẻ địch mất ăn mất ngủ. Ở đâu chúng cũng cảm thấy không an toàn, phải dàn mỏng lực lượng ra để đối phó. Chúng ta đã đưa chiến tranh vào thành phố, vào tận sào huyệt của địch ở Sài Gòn bằng lực lượng biệt động, tiêu hao địch ở các vùng ven khi chúng đi càn quét và tiêu diệt chúng ngay trong các căn cứ quân sự bằng những quả đấm quyết định của quân chủ lực ta.
Trong khi quân và dân ở miền Nam tiến công, làm thất bại từ âm mưu chiến lược này đến âm mưu chiến lược khác của đich; thì ở miền Bắc Đảng ta vẫn chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội và quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch. Miền Bắc là hậu phương lớn của cả nước, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược”.
Còn đối với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia là một sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ: nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế, với quan điểm của Đảng ta và nhân dân ta là “Giúp Bạn là tự giúp mình”.
Cuối năm 1986 đầu năm 1987, tôi về công tác ở sư đoàn bộ binh 179, bộ đội cách mạng Campuchia, làm chuyên gia cho đồng chí sư đoàn trưởng So Sa Vươn thay đồng chí đại tá Nguyễn Văn Giang. Đây là công việc mới mẻ đối với tôi. Điều trước tiên, tôi phải làm là tiếp xúc với đồng chí sư trưởng và gần gũi với các cán bộ cơ quan của Bạn, qua đó để nắm được thực chất về khả năng và những hạn chế của đội ngũ cán bộ Bạn ở đây. Đồng thời, bàn bạc thống nhất trong nội bộ chuyên gia của ta, để lập kế hoạch giúp Bạn, nhằm làm chuyển biển những mặt còn yếu trong năng lực tổ chức, chỉ huy tác chiến và các công tác khác.
Sau một thời gian ngắn, tôi đã nhận ra nhiều vấn đề có liên quan đến công tác chuyên gia giúp Bạn. Nhìn chung, đúng như đánh giá của Đảng uỷ mặt trận về những băn khoăn, lo lắng của đội ngũ chuyên gia trước tình hình trên chiến trường và khả năng tự đảm đương công việc bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Từ những băn khoăn lo lắng đó, đã có những tác động ngược lại… Hiện tượng bao biện làm thay, dù hình thức này hay hình thức khác, vẫn còn. Từ đó, đã gây cho Bạn tư tưởng ỷ lại và thiếu mạnh dạn trong công việc.
Sau khi triển khai một đợt sinh hoạt chính trị quán triệt nghị quyết của Đảng uỷ Mặt trận về công tác giúp Bạn, tôi cùng đồng chí đại tá Vũ Đức Long-chuyên gia về công tác chính trị-đồng chí Vũ Đức Long thay đồng chí đại tá Nguyễn Văn Bạch chuyên gia trưởng về chính trị đi nhận nhiệm vụ khác-chúng tôi thống nhất với nhau một số công việc cần triển khai để tạo điều kiện cho cán bộ Bạn làm tốt chức trách của mình:
-Các chuyên gia chính trị giúp Bạn bồi dưỡng các nội dung về công tác Đảng-công tác chính trị, công tác thanh niên v.v… cho một số cán bộ chủ chốt. Từ đó, số cán bộ này sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ chính trị ở cơ quan và đơn vị cơ sở.
-Các chuyên gia về quân sự giúp Bạn mở những lớp học nhắn ngày để bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ ở cơ quan tham mưu và các cán bộ quân sự cơ sở về các nội dung: Tổ chức và phương pháp huấn luyện chiến đấu, nguyên tắc chiến thuật tiến công, phòng ngự, kỹ thuật dò, gỡ và bố trí mìn, kỹ thuật bắn súng các loại…
Sau các lớp bồi dưỡng này, hướng dẫn cho Bạn làm giáo án để Bạn tự tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ và huấn luyện bộ đội thuộc quyền.
-Công tác chuyên gia về hậu cần-kỹ thuật cũng được tiến hành theo phương pháp như trên.
Từ đó, đội ngũ chuyên gia của ta cũng đã tự nâng cao được trách nhiệm và kiến thức của mình về các mặt công tác. Đội ngũ cán bộ của Bạn cũng đã chủ động được trong công việc giáo dục, huấn luyện và tổ chức quản lý bộ đội của mình được tốt hơn.
Cuối mùa khô năm 1987, tôi cùng với đồng chí sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 179 bộ đội Campuchia đi kiểm tra tình hình ở các đơn vị phía trước dọc tuyến biên giới từ Đăng Cum đến Pôi Pét. Trên một tuyến dài 10 km chính diện, những năm trước, khu vực này đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Đường đi từ Sơvai Chếch lên Đăng Cum, hai bên rậm rạp, địch thường hay phục kích, gài mìn. Đã có biết bao nhiêu đồng chí, kể cả bộ đội ta và Bạn thương vong trên con đường này. Mỗi lần cán bộ lên kiểm tra, đều phải tổ chức dò gỡ mìn địch, cho quân lùng sục hai bên đường, và chốt lại ở những nơi hiểm yếu, mới có thể đi được lên đó. Nhưng từ khi xây dựng được tuyến phòng thủ đến nay, hai bên đường đã phát quang, đường được nâng cấp, và nhất là từ khi căn cứ Đăng Cum bị triệt phá, kẻ địch chưa lần nào đột nhập được vào đây. Trên tuyến chiến hào chống tăng, bờ hào được đắp cao lên như một con đê. Bộ đội được bố trí trong các điểm tựa có công sự chắc chắn. Đứng trên bờ đê này ta có thể thấy rõ được đồng ruộng, làng mạc phía bên kia biên giới Thái Lan. Thời tiết cuối mùa khô mà dưới các đoạn hào chống tăng vẫn đề có nước. Những vườn rau xanh tốt nằm dọc theo đường hào, bên cạnh nhà bếp của các đơn vị. Đồng chí sư đoàn trưởng nói với tôi:
-Từ khi xây dựng được tuyến phòng thủ này, anh em sống ở đây thoải mái anh ạ! Lo nhất là nước, nhưng nay cũng đã khắc phục được rồi nhờ có con hào chống tăng này!
Chúng tôi đi tiếp lên hướng cửa khẩu Pô Pét. Buổi chiều thấy một số bộ đội Bạn đang tưới nước cho vườn rau, một bộ phận thì đangngồi trong các công sự nửa chìm, nửa nổi cảnh giới, trực chiên; còn lại thì đang chơi bóng chuyền… Thấy không khí sinh hoạt ở đây như vậy chúng tôi rất mừng.
Đến Pôi Pét, xe của chúng tôi dừng lại cách cửa khẩu khoảng 500 m. Ở đây có một tiểu đoàn bộ binh của Bạn đóng giữ. Chúng tôi đi bộ theo còn đường quốc lộ số 6 vào đến đầu cầu bên này biên giới. Nơi đây, trước kia đã diễn ra những trạn chiến đấu quyết liệt. Chiếc cầu bắc qua biên giới giữa hai nước đã bị phá sập. Phía bên này cầu, cả hạ lưu và thượng lưu của con suối là những bãi mìn dày đặc. Hai bên đường các hố đạn pháo chồng lên nhau, cây cối ngổn ngang. Đã có lần quân lính của hai bên bắn nhau qua lại. Tôi còn nhớ cuối năm 1979, lính Thái Lan từ bên kia cầu dùng súng máy được bố trí trên một cái nhà hai tầng bắn sang bên này cầu. Lập tức ở bên này anh em bố trí sẵn mìn “định hướng” cho nổ làm mái ngói của phía bên kia bay mất một mảng. Từ đó đến nay, cả hai bên đều rất cảnh giác. Vì vậy mà lần này, chúng tôi rất vui mừng, ngạc nhiên trước một không khí yên tĩnh bao trùm lên khu vực của hai bên đầu cầu. Chỉ nghe thấy tiếng ve kêu mùa hè và cả tiếng gà gáy bên đất Thái Lan. Trên trận địa của bộ đội Campuchia được nguỵ trang kín đáo và lực lượng canh gác luôn sẵn sàng chiến đấu. Tôi nói với đồng chí So Sa Vươn:
-Hiện tại khu vực này đang trong trạng thái chiến tranh, nhưng sau này có thể sẽ là nơi buôn bán sầm uất, qua lại giữa hai nước!
-Chúng tôi cũng đang mong được như vậy!-Đồng chí sư đoàn trưởng nói.
Từ những năm 1985 trở đi, nếu bạn vào các chợ ở Xiêm Riệp, Bát Tam Băng, hoặc các chợ lớn ở thủ đô Phnôm Pênh như cợ Ôk’xây, Olympic… thì hàng hoá Thái Lan đã tràn ngập thị trường Campuchia.
Nhà cầm quyền Thái Lan đã cho xây dựng dọc tuyến biên giới với Campuchia những khu vực tập kết hàng hoá. Những kho hàng đủ loại, cao ngất rồi tuồn qua thị trường Campuchia và sang đến cả Việt Nam bằng những con đường nhập lậu. Hồi đó, những ai đã công tác, chiến đấu ở Campuchia, khi về nước ít nhất cũng một lần đã vào caá chợ này mua những món quà khi thì tút thuốc lá Sa-mít, lúc thì xấp vải Thái Lan đem về gia đình, hoặc tặng lại người thân. Đến khi giải quyết được vấn đề Campuchia, nơi đây sẽ là cửa khẩu quốc tế giao lưu buôn bán giữa hai nước.
Sau một ngày đi kiểm tra, chúng tôi đã cảm thấy yên tâm và suy nghĩ đến vấn đề đánh giá tình hình, khả năng chiến đấu và các vấn đề khác của Đảng uỷ Mặt trận là hoàn toàn có cơ sở.
Tuy được chuyển sang làm công tác chuyên gia, nhưng tôi vẫn theo dõi tình hình diễn biến trên tuyến biên giới phía tây tỉnh Bát Tam Băng. Ở đó sư đoàn bộ binh 309 đang cùng với hai sư đoàn chủ lực của Bạn làm nhiệm vụ.
Từ khi sư đoàn bộ binh 309 rút về tuyến 2, bộ đội Bạn đã hoàn toàn đảm nhiệm quản lý trên tuyến biên giới đã hơn 1 năm qua. Tuy nhiên tình hình vẫn không có gì thay đổi. Bộ đội ta đã có một thời gian tương đối để củng cố lại thế bố trí, thường xuyên luyện tập các phương án, cơ động chi viện cho Bạn khi bị địch tấn công. Trong nội địa, các nhà máy, xí nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất cho ra những sản phẩm. Sáng sáng trẻ em vẫn cắp sách đến trường, công nhân viên chức vẫn đến công sở làm việc. Trên các cánh đồng rộng lớn, những “con trâu sắt” chạy phăng phăng để lại phía sau những đường cày phẳng tắp, đem đến cho nhân dân nơi đây những vụ mùa bội thu… Nhìn thấy khung cảnh nhộn nhịp của một đất nước, có ai nghĩ rằng nơi đây vừa mới thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian dưới chế độ diệt chủng của Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon?… Thế mới thấy được trong những năm qua quân đội ta cùng với nhân dân Campuchia đã nỗ lực rất lớn mới có được những thắng lợi như thế. Thắng lợi này là thắng lợi của “liên minh chiến đấu Việt Nam-Campuchia”, thắng lợi của mối đoàn kết truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc, không một kẻ thù nào có thể phá vỡ nổi.
Đã đến lúc chúng ta hoàn thành sứ mệnh lịch sử, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang mà Đảng ta, Nhà nước và nhân dân ta giao phó.
Cuối năm 1988, theo sự thoả thuận của hai Đảng và chính phủ Việt Nam-Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam chuyển giao toàn bộ nhiệm vụ cho quân đội cách mạng Campuchia và chính quyền các cấp của Campuchia để chuẩn bị cho việc rút quân về nước.
Trong những ngày tháng này, trên đất nước Campuchia, từ nông thôn đến thành thị đã diễn ra những hoạt động tuyên truyền cho việc rút quâ về nước của quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam. Có biết bao những hình ảnh cảm động mà nhân dân Campuchia đã dành cho bộ đội Việt Nam và chuyên gia Việt Nam. Ở đâu hình ảnh tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ cũng sáng ngời lên trong lòng người dân Campuchia. Những cuộc liên hoan, họp mặt thâu đêm suốt sáng; những cuốn sổ ghi đầy những dòng lưu niệm cảm động: “Cảm ơn bộ đội Việt Nam đã cứu sống nhân dân Campuchia chúng tôi! Công ơnnày chúng tôi nguyện suốt đời ghi nhớ”, “Liên minh chiến đấu giữa hai quân đội Campuchia-Việt Nam đời đời bất diệt!”, hoặc là “Chúng tôi sẽ trở lại đất nước này khi nhân dân Campuchia anh em yêu cầu”, “Cảm ơn các mẹ, các chị đã giúp đỡ rất nhiều cho bộ đội Việt Nam trong những năm qua! Việt Nam-Campuchia Xa-ma-ki!” v.v…
Giữa năm 1989, tất cả đội ngũ chuyên gia cơ bản đã rút hết về nước. Các đơn vị bộ đội tình nguyện trên các Mặt trận, trước khi rút về nước, còn để lại một số trung đoàn bộ binh hỗ trợ với Bạn hoạt động thêm một thời gian nữa. Trong số các đơn vị ở lại đó có trung đoàn bộ binh 31 thuộc sư đoàn bộ binh 309. Trung đoàn bộ binh 31 được đưa về đứng tại vị trí của sở chỉ huy sư đoàn-đập Pinh Puôi.
Trung đoàn bộ binh 31 ở lại một thời gian nữa phối thuộc cho Quân khu 9 tiếp tục hoạt động, đòi hỏi công tác Đảng-công tác chính trị phải đặc biệt quan tâm. Trong thời điểm này, nếu không xác định tốt cho bộ đội, thì dễ có những diễn biến phức tạp. Một lần nữa, trung đoàn bộ binh 31 luôn thể hiện là ngọn cờ đầu của sư đoàn bộ binh 309, xứng đáng với truyền thống hai lần Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày 26 tháng 9 năm 1989, trước sự chứng kiến của quốc tế, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia trong sự lưu luyến, tiễn đưa của Đảng, Chính phủ và nhân dân Campuchia.
Đây là một sự kiện có ý nghĩa nổi bật trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Campuchia và khu vực Đông Nam châu Á.
Trước ngày quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam rút quân, tại tỉnh Bát Tam Băng và nhiều nơi trên đất nước Campuchia tổ chức những cuộc mít tinh của các tầng lớp nhân dân Campuchia, ca ngợi công lao to lớn của quân tình nguyện Việt Nam chuyên gia Việt Nam trong 10 năm qua đã tận tình giúp đỡ cuộc cách mạng của nhân dân Campuchia đi đến thắng lợi; ca ngợi truyền thống lâu đời của hai dân tộc Việt Nam-Campuchia.
Trên các phố phường từ thành thị đến nông thôn, quốc kỳ hai nước Việt Nam-Campuchia phấp phơi tung bay. Khẩu hiệu, biểu ngữ, áp phích… được giăng lên khắp nơi dưới ánh nắng vàng rực rỡ trên đất nước Chùa Tháp.
Để bảo đảm cho cuộc rút quân của ta được an toàn, trên các trục đường chính từ các tỉnh về thủ đô Phnôm Pênh, bộ đội Bạn và các lực lượng rút sau của quân ta đã được triển khai bảo vệ chu đáo.
Những hình ảnh cảm động trên đường rút về nước của quân ta đã nói lên tất cả tình cảm tha thiết của Nhà nước Campuchia, của nhân dân Campuchia đối với quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam. Có nhiều gia đình từ những vùng nông thôn, thành thị ở tận miền cực Bắc và Tây Bắc Campuchia đã thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị hành lý đi theo, tiễn đưa bộ đội Việt Nam đến tận biên giới hai nước. Có nhiều người dân đã khóc ròng mấy ngày qua.
Tại cửa khẩu Mộc Bài, nơi diễn ra cuộc tiễn đưa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia, và cũng là nơi đón tiếp của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ta đối với quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam thật cảm động… Những giọt nước mắt của nhân dân hai nước như hoà quyện vào nhau, làm cho những người lính chúng tôi mãi mãi không thể nào quên được.
Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế một cách vẻ vang
Cuộc chiến tranh bắt buộc
PHẦN MỘT - Chiến tranh
Trước khi bước vào chiến dịch tổng tiến công
PHẦN HAI: Tổng tiến công giải phóng Campuchia
Hoàn thành nhiệm vụ bước 2 của chiến dịch giải phóng hoàn toàn Campuchia
Hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang
Sự ra đời của mặt trận 479
Giải quyết tốt công tác bảo đảm
Vấn đề xây dựng lực lượng ta ở chiến trường
Chiến dịch K5
PHẦN BA