watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đứa Con Hai Dòng Máu-Chương 3 - tác giả Nguyễn Vạn Lý Nguyễn Vạn Lý

Nguyễn Vạn Lý

Chương 3

Tác giả: Nguyễn Vạn Lý

Dục Thủy đang ngồi soi gương trong căn phòng đặc biệt dành riêng cho nàng trong căn nhà mênh mông này. Nàng quỳ gối quay ra khu vườn tắm trong ánh nắng cuối cùng của một ngày. Chiếc gương là nắp của một tủ quần áo kiểu Trung Hoa, cao khoảng một thước bằng gỗ đen bóng. Nàng đã thay quần áo đi học, và mặc một chiếc kimono màu hồng nhạt, thêu một cành anh đào màu hồng thẫm.
Nàng tự hỏi người Mỹ coi thế nào là đẹp? Ñt nhất da nàng trắng như màu hạt hạnh. Môi dưới của nàng dầy mọng. Có lẽ nàng trông quá mạnh khoẻ. Má nàng hồng như hoa anh đào, hồng hơn là lụa hồng của chiếc kimono đang mặc. Mắt nàng là mắt Nhật Bản, và có lẽ chàng sẽ coi mắt nàng không đẹp, mặc dù mắt nàng có hai mí, trong khi phần đông người Nhật chỉ có một mí. Hiển nhiên mũi nàng được coi là thấp theo quan điểm của người Mỹ. Nếu bây giờ nàng vẫn còn ở Hoa Kỳ, liệu nàng có bạn trai không? Cuối cùng mọi người đã ra khỏi trại tập trung rồi. Họ nói người Mỹ bây giờ lại tử tế với người Nhật. Họ hầu như không gặp vấn đề gì. Nhiều tờ báo đăng lại chuyện của tiểu đoàn Kiến Sơn chiến đấu tại Ý, cho biết tiểu đoàn ấy rất can đảm. Một vài báo kể lại chuyện Kiến Sơn. Chàng là người đầu tiên xông lên ngọn đồi mà tiểu đoàn được lệnh chiếm. Kiến Sơn dẫn đầu mọi bgười, và vì thế chàng tử trận. Nhìn tấm hình của Kiến Sơn trên báo Mỹ, mẹ nàng đã khóc và than thở, "Phải chi nó đừng quá can đảm!"
Nếu ngày mai gặp lại chàng thanh niên Mỹ, nàng sẽ làm gì? Đáng lẽ nàng không nên cho biết tên. Nhưng nếu không cho thì sẽ quá bất lịch sự. Nàng rút ở ngực ra tấm danh thiếp nhỏ bé mà chàng đưa cho nàng, và khẽ đọc tên chàng - James Peterson. Trong gia đình chắc người ta gọi chàng là Jim hoặc Jimmỵ Cái tên này có nghĩa gì? Nàng không biết. Cái tên họ Peterson chắc là phải có ý nghĩa. Và Virginia nữa? Nàng biết tiểu bang ấy ở xa California. Đó là một tiểu bang quá xa, thuộc miền đông Hoa Kỳ. Nàng không thể nhớ được gì khác, ngoài sách học của nàng. Ngày mai nàng sẽ tìm lại trong cuốn sách địa lý tại đại học. Nàng cất tấm danh thiếp vào ngực, và lại soi gương. Nàng trông thấy đường cong của môi, và hai mí mắt xụp xuống. Nàng dùng lòng bàn tay ôm lấy hai má. Má nàng nóng bừng. Bàn tay nàng nhỏ nhắn và mát lạnh. Tay nàng bao giờ cũng mát lạnh. Nếu chàng muốn đụng vào tay nàng, lắc tay nàng trong tay chàng trong cách bắt tay của người Mỹ, nàng sẽ không cho phép chàng làm thế. Lòng bàn tay của một cô gái là một chỗ riêng tự Không được để người lạ đụng chạm một cách cẩu thả. Chỉ chồng nàng mới được phép nâng niu vuốt ve lòng bàn tay của nàng.
Trong lúc nàng mải nghĩ ngợi thì cửa bình phong bị kéo ra và con ở Nhu Mị đang đứng đó, mập mạp vững chãi trong bộ kimono xanh. Con ở ngạc nhiên thấy Dục Thủy đang soi gương. Nó nói:
"Ba cô muốn cô tới gặp ông. Ông đang ở chỗ ba cây thông."
Dục Thủy vội khép chiếc nắp gương lại. "Bảo cho ba tôi biết tôi sẽ ra ngaỵ"
Bác sĩ Sơn Điền đang đi bách bộ dưới lùm thông thì Nhu Mị ra báo cáo. Cỏ rêu xanh mềm mại dưới chân ông và không khí vương cái mùi sạch sẽ của nhựa thông tươi, do mặt trời ban ngày hâm nóng lên.
Nhu Mị cúi người và nói, "Cô Dục Thủy nói sẽ ra ngaỵ"
Bác sĩ Sơn Điền hỏi, "Nó đang làm gì?"
"Cô ấy đang soi gương."
Nhu Mị bỏ đi vào nhà, trong lúc bác sĩ Sơn Điền đứng lặng người. Dục Thủy đang soi gương! Việc này đáng nghi ngờ không? Có thể nào con gái ông cũng đã gặp người Mỹ ấy? Có thể buổi sáng hai người đã quen nhau, và đã nói với nhau đôi điều. Lính Mỹ bao giờ cũng muốn nói chuyện với bất cứ người con gái nào họ gặp, và Dục Thủy lại rất đẹp - quá đẹp nữa. Ông phải tìm cho ra. Không được có một giấu diếm nào. Không thể tin người Mỹ về chuyện đàn bà được. Không ai dược phép coi Dục Thủy, con gái ông, như là một ca kỹ, hoặc một người con gái ngoài đường.
Dục Thủy đang khoan thai đi lại gần cha, gặp đôi mắt dò hỏi của ông. Cặp lông mày của ông nhíu ngược lên. Ông đang cau mặt, hai hàng lông mày vươn lên như đôi cánh chim, hoặc như hai cánh bướm, nhưng ai có thể so sánh một con bướm đậu trên hai mắt đen của cha nàng?
Ông bắt đầu hung hăng, không thể kiềm chế được. "Ba cảm thấy con giấu diếm ba một cái gì!"
Nàng chưa bao giờ bị tấn công bất ngờ như thế, và hơi giật mình. Hồi còn ở Hoa Kỳ, ông là người tính khí nóng, đôi khi cáu giận, rồi lại ăn năn mau lẹ, và không kiềm chế được sự giận dữ khi ông bực mình. Chỉ vài năm sau khi trở về Nhật, ông đã trở nên một người lặng lẽ và biết kiềm chế, bằng cách cố gắng trầm tư để tự trấn tĩnh.
Nàng ngẩng đầu lên. "Con giấu ba cái gì?"
Ông nóng nảy tuyên bố, "Ba không ngu đâu. Ba không phải chỉ là một bác sĩ. Ba còn là một nhà tâm lý nữa. Tâm tính con thay đổi. Con không phải là người con gái ngày hôm qua nữa. Chuyện gì đã xảy ra với con?"
Ông chỉ đoán sự việc bằng trực giác, nhưng nàng kinh ngạc trước sự hiểu biết khá chính xác của ông. Có phải nàng đã dễ dàng bộc lộ cho ông biết không?
"Chẳng có gì xảy ra cả. Có lẽ ba đúng. Cái quang cảnh lính Mỹ sáng nay đã làm con nhớ lại những gì con tưởng con đã quên rồi. Ba ơi, con sống ở đó mười lăm năm, và mới chỉ ở đây có năm năm thôi."
Ông hất đầu ra hiệu cho nàng đi cạnh ông. Ông cảm thấy khó chịu, quá bồn chồn không thể ngồi xuống được. Nàng hiểu và hai người bước đi dưới khóm thông. Lúc đó là hoàng hôn, và nắng quái hắt lên cỏ rêu tạo ra một thứ ánh sáng huỳnh quang.
Ông bố lên tiếng, "Con hãy tin bạ Con là tất cả những gì ba có. Mẹ con là một người vợ tốt, một bà mẹ tuyệt vời. Một người đàn ông có thể đòi hỏi gì hơn thế nữa? Nhưng trí óc con giống trí óc bạ Anh con giống mẹ con, nhưng con giống bạ"
Nàng nói một cách phản kháng. "Con rất khác bạ"
Ông đồng ý. "Bây giờ con khác ba hơn là sau này. Sự khác nhau của hai thế hệ bây giờ nổi bật nhất ở con. Sau này, khi cuộc đời đã an bài rồi, lúc đó con sẽ không cần phải chống đối ba nữa để chứng tỏ sự độc lập của con, rồi con sẽ thấy con giống ba đến thế nào."
Nàng cảm thấy cái mạng lưới của tình phụ tử đã quấn chặt lấy nàng. Nàng vùng vẫy với tất cả sức mạnh, nhưng là một người bề trên, ông đã bao bọc nàng trọn vẹn. Trong ngực nàng là một vũ khí nhỏ bé, một lưỡi dao nhỏ bé có thể cắt đứt được mạng lưới. Nàng thò tay vào ngực và lấy ra tấm danh thiếp nhỏ. Nàng chìa ra cho ông, không nói một lời. Ông cúi xuống để đọc tên, và ngay lập tức ông biết đó là cái gì. Ông cũng thò tay vào lòng, rút ra một tấm danh thiếp tương tự.
Nàng kinh ngạc kêu lên. "Ở đâu ba có danh thiếp ấy?"
Ông trả lời một cách nghiêm trọng. "Ba cũng muốn hỏi con câu hỏi ấy."
"Có một người đưa cho con."
"Người ấy tới đây lúc ba vắng nhà. Hắn đưa danh thiếp này cho mẹ con."
Hai người nhìn nhau, ông cúi hàng lông mày rậm xuống nàng, và nàng ngẩng lên nhìn ông, quyết tâm không sợ nữa.
Ông gọi bằng giọng trầm sâu. "Dục Thủy."
Nàng rũ xuống, không nói một lời và đặt tấm danh thiếp vào tay ông. Ông cầm lấy và bỏ cả hai danh thiếp vào lòng. Ông nói rất dịu dàng và buồn bã, "Con thấy không, ba đúng. Nào, bây giờ con gái của ba, hãy kể cho ba biết cái gì đã xảy ra cho con?"
Nhưng nàng không thể kể cho ông biết. Những giọt nước mắt chảy tràn xuống má nàng. Hai người lại bước đi, và nàng giơ tay áo kimono lên lau nước mắt.
Sau một lúc im lặng, ông lên tiếng. "Ba xin con đừng giấu diếm cha mẹ một điều gì. Ba không ngăn cấm con bất cứ điều gì tốt cho con. Ba nghĩ con sẽ làm ba tan nát lòng nếu con bỏ cha mẹ, nhưng ba tin con sẽ không làm thế. Trái tim ba bị tan nát một lần rồi."
Nàng ngẩng lên. "Vì cái chết của Kiến Sơn?"
"Không. Chuyện này xảy ra lâu trước khi Kiến Sơn sinh ra. Khi ba còn trẻ - nhưng thôi. Bây giờ chuyện ấy không còn quan hệ nữa."
Quả thực chuyện ấy không còn quan hệ nữa. Ông đã gằn năm mươi tuổi rồi, và Dục Thủy nghĩ cái gì xảy ra lúc ông còn trẻ không quan hệ nữa. Nàng co người lại vì biết cái gì đã xảy ra. Nàng cảm thấy cha nàng chỉ có thể là một con người mà nàng từng biết, cao ngạo, dịu dàng một cách hung dữ, ngoan cố, áp đảo mọi người chung quanh.
Ông nói một cách như năn nỉ. "Cho ba biết tại sao con giữ tấm danh thiếp ấy?"
Thái độ của ông làm nàng cảm động, và nàng bắt đầu vừa khóc vừa nói, cố gắng đè nén cơn nức nở bằng cách cắn ống tay áo.
"Con có biết gì đâu. Không có gì để kể cả. Hắn chặn con dưới gốc cây tử đằng hoa và hỏi tên con. Con - con bảo cho hắn biết. Tất cả chỉ có thế."
"Con đã gặp hắn mấy lần rồi?"
"Chỉ có một lần - ngày hôm nay - con hứa với ba như thế. Hắn trông thấy con hồi sáng và quay lại. Có quá nhiều lính Mỹ - con không trông thấy hắn lần đầu họ đi quạ"
Cha nàng bây giờ dịu dàng hơn vì ông đã biết sự thực. "Ba không trách con về cái hắn làm. Đáng lẽ con không nên cho hắn biết tên. Dẫu sao, như con nói, con đã sống quá nhiều năm tại Hoa Kỳ."
"Con không nói như thế!"
Ông nhượng bộ. "Vậy thì nhiều năm. Nhưng chúng ta sẽ không quay trở lại Hoa Kỳ nữa. Chúng ta sẽ sống ở đây mãi. Con gái của ba, đời sống của con là ở đây. Con sẽ lập gia đình tại đây. Ba không ép con phải lấy chồng, ba hứa thế. Con có thể từ từ, nhưng theo tâm lý học thì nên lấy chồng khi còn trẻ, khi lòng ham muốn đầu tiên tới. Không nên chờ đợi quá lâu, nhất là đối với một người đàn bà. Lòng khao khát tự nhiên sẽ suy giảm, và những sở thích khác thay thế. Ba đã thấy nhiều đàn bà tại Hoa Kỳ mất đi sự khao khát tự nhiên. Họ đam mê sự nghiệp, tuy rất tốt về phương diện khác, nhưng phá hủy tính chất đàn bà của họ. Vậy chúng ta hãy xem chúng ta có thể làm gì. Nếu không phải là Hoà Lang Mạc Sầu thì sẽ tìm một người khác. Con sẽ lựa chọn - ba không chủ trương ép hôn."
Nàng rất tội nghiệp ý muốn của ông muốn làm nàng an tâm, che giấu cái lòng yêu mến không nói ra lời được của ông, đến nỗi nàng không còn lòng dạ nào từ chối ông. "Chỉ còn một năm nữa là con xong đại học rồi. Con muốn học xong đã."
"Dĩ nhiên ba đồng ý thế. Chúng ta đồng ý và không nói thêm về chuyện này nữa nhé?"
Nàng bất đắc dĩ khẽ nói, "Vâng."
"Vậy thì - " ông ngừng nói, và trong lúc nàng nhìn, ông lấy ra hai tấm danh thiếp và xé vụn ra. Xong ông cúi xuống, nhấc lên một tảng cỏ rêu, nhét những mảnh vụn của hai tấm danh thiếp xuống, rồi đặt tảng cỏ lên, như chôn lấp một ngôi mộ nhỏ. Ông đứng dậy và nói, "Thôi, hãy vào nhà. Đêm xuống rồi."
Quả thực đêm đã xuống. Dưới khóm thông, những con đom đóm bắt đầu lập lòe sáng.
° ° °
James Peterson trằn trọc đổi mình trên tấm nệm dầy. Những cái giường Nhật Bản thực là lừa dối. Khi người ta nằm xuống thì cái giường có vẻ mềm, tấm nệm nhồi lông tơ và bọc lụa, nệm bên dưới rất dầy và êm ái. Nhưng sau khi nằm một lúc rồi, sự cứng ngắc của sàn nhà gỗ bên dưới nệm mỗi lúc một rõ hơn. Chàng không quá mệt mỏi, và đây là vấn đề. Lòng ngất ngây và sự ham muốn bừng cháy trong máu chàng. Người con gái xinh đẹp ấy đã làm đảo lộn tính tình trầm trọng, và thói quen của chàng. Chàng ghét sự thô tục của binh sĩ thời chiến, nhưng chàng cũng cảm thấy những khao khát bên trong chàng. Chàng không tin rằng chàng có khả năng cưỡng chiếm một thân thể đàn bà, nhưng dĩ nhiên chàng có thể. Nhu cầu lúc nào cũng có của chàng, mà chàng không muốn thoa? mãn trong một nhà điếm, dù thèm muốn đến thế nào, đã dâng lên trong người chàng tối naỵ Chàng muốn nghĩ dến người con gái như là một bức tranh đẹp, nhưng chàng nghĩ đến nàng như một người nữ, một sinh vật sinh ra để cho đàn ông chiếm đoạt.
Chàng ngồi bật dậy và ôm hai chân, đầu tựa lên đầu gối. Chàng ao ước chàng không nhầm lẫn giữa tình yêu và ham muốn tình dục. Chàng cho rằng trong người chàng có một cái gì tinh khiết thừa hưởng từ mẹ chàng, cái con người nhỏ bé thanh nhã có ý chí mãnh liệt ấy đã làm cho tình yêu và lòng ham muốn tình dục không tách rời nhau trong lòng chàng. Chàng đã vài lần lựa chọn một gái điếm, nhưng chàng chỉ thấy bất lực và mất hứng thú. Chàng bắt buộc phải yêu trước khi lòng ham muốn tình dục được thỏa mãn. Đây là nguyên nhân của sự xấu hổ. Chàng thèm muốn được như những kẻ thô tục khao khát đi vào nhà điếm và đi ra thỏa mãn. Nhưng bản chất chàng đã bẩm sinh rồi, không thể như họ được.
Chàng đứng dậy, quá bồn chồn không thể cố gắng ngủ được. Chàng khoác một chiếc áo choàng mà khách sạn Nhật nào cũng có sẵn cho khách dùng. Phong cách tao nhã bao giờ cũng là nét đặc thù tại Nhật Bản, và có lẽ đó là lý do tại sao chàng thích cái quốc gia này. Chiếc áo sợi rẻ tiền màu xanh và trắng được may rất đẹp. Chỉ khi nào người Nhật muốn cố gắng bắt chước tây phương thì phong cách tao nhã không còn nữa. Mẹ chàng có lẽ sẽ rất thích những đồ sứ cầu kỳ, những nét vẽ đẹp, lụa rất mềm mịn, và trên tất cả là căn nhà Nhật Bản. Hồi chiều bà Sơn Điền không cho chàng bước vào nhà, nhưng khi bà cúi đầu xuống, chàng đã trông thấy hết phòng này đến phòng khác, thắp sáng bởi mặt trời qua những cửa mắt cáo bằng giấy. Cái quang cảnh đẹp chấm dứt với khu vườn. Chàng đã trông thấy thác nước bạc trắng. Chàng chưa có cơ hội gặp được một người Nhật có học và văn hoá cao. Luật lệ nghiêm cấm không cho phép người Nhật vào khu vực dành riêng cho người Mỹ. Ngay trên xe lửa họ cũng không được phép ngồi chung.
Nhưng cái người con gái đứng dưới cây tử đằng hoa thuộc về một căn nhà như thế. Và tên nàng, Dục Thủy - chàng không biết đọc thế nào cho đúng, trừ phi nàng dạy chàng. Chàng không thể quên được khuôn mặt nàng, quá tinh khiết, quá xinh đẹp, đôi mắt tuyệt vời và môi dưới căng mọng. Chàng đã quen và thích mắt người Á Đông. Và nàng còn nói tiếng Anh giống như người Mỹ, mặc dù hơi khó khăn. Những âm nàng đọc và giọng của nàng thực là nhẹ nhàng. Nàng là người có giáo dục, và điều đó cũng bất thường quá. Những người con gái có văn hoá thường tránh né người Mỹ, và không cho người Mỹ cơ hội gặp gỡ. Nhưng Dục Thủy đã từng ở Hoa Kỳ. Dẫu sao nàng cũng hơi nhút nhát. Nhưng nếu nàng bạo dạn thì chàng đã không thích nàng.
Chàng đứng ở cửa mở ra một khu vườn rất nhỏ, có một cái hồ tắm nhỏ, chỉ bằng cái bồn tắm, và một vài cây lùn. Chàng tự hỏi chàng thích cái gì ở người con gái có tên là Dục Thủy này. Giả dụ chàng để mặc lòng ham muốn tình dục của chàng được tự do - có nghĩa là chàng không đè nén lòng ham muốn ấy - thì cuối cùng sẽ là gì? Chuyện tình này sẽ chẳng ra gì hết, mà chỉ là một chuyện tình rắc rối và đau lòng. Chàng nghĩ nàng không phải là một gái ca kỹ để cho người ta yêu rồi bỏ.
Đêm tối đen và im lặng. Đường viền mờ bên ngoài rặng núi đậm hơn bầu trời, nổi lên bên ngoài bức tường thấp. Chàng tới Kyoto để xem cái đẹp của lịch sử, nhưng chàng không thấy gì cả. Tại sao không để mặc như chàng đã dự định? Bây giờ không cần phải quyết định gì cả vào lúc gần sáng này. Đây là lúc không tốt để làm một quyết định, trong cái giờ phút buồn bã đè nén của ban đêm. Sáng mai khi thức dậy, chàng sẽ nghiên cứu cuốn sách hướng dẫn du lịch và làm một chương trình riêng cho chàng. Chàng có thể ở lâu bao nhiêu cũng được để nhìn cái đẹp của Kyoto, rồi chàng sẽ quay trở về Đông Kinh. Nếu chàng bận rộn, chàng sẽ quên cô gái. Hoặc nàng sẽ nấp tránh như những người con gái Nhật đàng hoàng khác.
Chàng cảm thấy dễ chịu sau khi quyết định như thế. Chàng lại nằm xuống và nhắm mắt lại. Bắp thịt chàng rãn ra thoải mái, xương chàng không còn chống lại cái giường cứng ngắc nữa, và chiếc mền trở nên nhẹ và ấm áp.
° ° °
Nếu ngày hôm sau mưa thì nàng sẽ dễ dàng ở nhà. Dục Thủy chỉ có một lớp toán thôi, cái môn nàng không thích. Nàng cũng cảm thấy hơi lạnh nữa, hoặc chính nàng tưởng tượng như thế, bởi vì nàng trằn trọc không ngủ được. Khi nàng thức giấc trước lúc bình minh, nàng thấy chiếc mền tuột xuống sàn nhà. Nàng ngủ với một chiếc gối mềm. Trước kia nàng thường dùng gối Nhật rất cứng, cổ nàng sẽ nằm đúng chỗ và không trở mình được nữa. Những người con gái khác học cách ngủ như vậy, nhưng nàng không. Đó là rắc rối của nàng, vì nàng không quyết định được có nên chấp nhận toàn thể cuộc đời ở đây không. Cha mẹ nàng, cả hai can đảm hơn nàng. Nghĩa là cha nàng đòi hỏi như thế, và mẹ nàng vâng lời. Vì lý do này, nàng vẫn giữ một sự phản kháng nhỏ bé, mà cái gối là một. Nàng phản đối cho cả mẹ nàng nữa.
Nhưng ngày hôm nay trời tốt, mặt trời nhô lên trên bầu trời quang đãng, và chỉ trên núi mới thấy một giải tơ hồng, và sẽ bị mặt trời làm tan đi. Nàng bắt buộc phải dậy, và vì ngày đẹp, nàng cũng bắt buộc mặc một chiếc áo mới, màu vàng nhạt. Có một vài lý do nàng muốn mặc áo kimono ngày hôm nay, nhưng các bạn học của nàng sẽ ngạc nhiên.
Chiếc áo vàng thì nhẹ nhàng và không có những nút áo cứng màu trắng. Một chiếc vòng cổ nhỏ thêu trắng làm cho mái tóc đen của nàng nổi bật. Nàng không xức dầu lên tóc, như người khác. Một vài sợi tóc mềm phất phơ bên thái dương, không uốn lên nhưng cũng không thẳng.
Cha nàng nhìn nàng khi nàng bước vào phòng ăn.
"Con sẽ không đi học như giờ thường lệ. Con sẽ đến sớm để con có thể học hình học một giờ."
Ông hiểu là nàng muốn tránh không gặp người thanh niên Mỹ. Nếu hắn tìm kiếm nàng thì hắn sẽ đến đúng cái giờ hắn gặp nàng hôm quạ Ông trả lời:
"Nếu con đi sớm thì trời mát mẻ đấy. Hôm nay trời sẽ nóng hơn hôm quạ"
Mọi người im lặng ăn sáng. Mẹ nàng không nói một lời. Mọi người lặng lẽ đứng lên, và ngay lập tức Dục Thủy đi ra vườn để tìm hoa, lá và cành, bất cứ thứ gì của cây, để cắm vào bình hoa. Đây là một bổn phận, nhưng lại là một công việc thích thú. Cha nàng hay phê bình cái nàng đang làm, ít khi khen ngợi, để cho mỗi khi ông khen thì nàng sẽ coi trọng và nhớ lại như một cái gì đáng quý. Hôm nay, lang thang ngoài vườn, nàng tìm kiếm hoa và cành cây thích hợp nhất. Bây giờ là mùa xuân nên nàng không được dùng nhiều hoa. Hoa chỉ nở nhiều về mùa hạ, và những bình hoa phải phản ảnh đúng theo mùa. Nàng quyết định chọn hoa mọc lên từ đất khộ Nàng kiếm được cây tường vi màu xanh khuất sau một bụi dương màu tím. Nàng cắt một cành dương và một cành tường vị Nửa giờ sau nàng đứng trước bàn trong bếp, chuyên chú cắm hoa. Nàng phải cắm cành và hoa hướng về phía mặt trời. Nàng chăm chú làm việc, không biết cha nàng đang ngắm nàng từ phòng thiền, tại đó ông ngồi trầm tư trước khi đến bệnh viện làm việc. Mẹ nàng luẩn quẩn trong bếp cũng ngắm nhìn nàng nữa. Hài lòng trước bình hoa cắm xong, Dục Thủy thận trọng bưng bình hoa ra bàn thờ. Nàng ngó nhìn bức trướng. Đó là bức tranh cây liễu trong sương mù. Nhưng nàng thay đổi vật trưng bầy. Nàng chọn một miếng ngọc, khảm vào một khúc gỗ hồng. Rồi nàng bước lùi lại và ngắm toàn bộ bàn thờ.
Cha nàng khen, "Đẹp lắm rồi."
Nàng quay lại mỉm cười. Ông đứng đó, mặc âu phục, sẵn sàng đi làm. Ông trông mạnh khoẻ trong y phục bằng hàng vải cứng, chiếc nón dạ trong tay trái, bao tay, chiếc gậy và bộ quần áo ủi cẩn thận, tất cả đều đúng cách. Nhưng ông không hoàn toàn là người Nhật. Không người Nhật nào có thể mặc quần áo dễ dàng như thế. Chính ông đã làm cho ký ức của nàng về Hoa Kỳ sống mãi, nhưng nàng không bao giờ nói điều ấy ra.
Ông bố nói, "Trông vui mắt lắm. Ba không nghĩ tường vi màu xanh và màu đỏ của cành dương có hợp nhau không. Thế mà bình hoa của con trông rất hoà hợp. Thật là độc đáo. Và minh ngọc kết hợp tường vi và cành dương với cây liễu trong sương mù."
Ông gật đầu, khẽ mỉm cười và bước ra khỏi phòng.
Một ngày bắt đầu như thế. Nàng không cố ý tìm kiếm ai trên từng đường phố nàng đi qua, nhưng ít nhất nàng cũng thay đổi đôi chút. Nàng đến trường sớm, đi thẳng tới phòng học của nàng và bắt đầu chăm chú học bài. Môn hình học rất hữu ích để tâm trí nàng bận rộn. Nàng thận trọng vẽ những vòng tròn, nghiên cứu những tam giác bên trong vòng tròn, và tính các góc. Tất cả đều lạnh lẽo, trong cái cách đẹp đẽ nhưng vô hồn. Thủy tinh, đá hoá thạch, những hình thể đối xứng đều vô hồn và lạnh lẽo đối với trí tưởng tượng mau lẹ của một trái tim hào hứng. Nàng làm việc đều đặn, không ngẩng đầu lên, trừ trường hợp phải chào hỏi, và một ngày cứ thế trôi quạ Nàng tới những lớp học rồi bỏ đi, và cảm thấy xa cách. Đến cuối một ngày, nàng đi về nhà, hơi sớm hơn thường lệ. Đường phố vắng lặng. Nàng tự nhủ chắc là hôm nay chàng đã đi Nara để nhập bọn với bạn bè rồi. Không có lý do gì chàng không đi. Hiển nhiên là nàng sẽ không gặp chàng nữa.
Ngày hôm sau, nàng cảm thấy không được khoẻ. Đó là một buổi sáng lộng lẫy hơn trước, nhưng nàng thức dạy cảm thấy run lạnh và ngơ ngác. Nàng nằm lại trong phòng. Khi không thấy nàng đi ra, mẹ nàng sai Nhu Mị đến hỏi tại sao.
Dục Thủy nói, "Tôi cảm thấy buồn bã. Tôi nghĩ tôi bịnh."
Nhu Mị đem cái tin báo động ấy cho cha mẹ nàng, và hai người nhìn nhau.
Bà Sơn Điền nói với chồng, "Mấy hôm nay ông khó với nó quá." Lời trách nhẹ nhàng ấy nói bằng một giọng rất dịu dàng.
Bác sĩ Sơn Điền cãi lại. "Tôi không khó với nó. Hôm qua tôi có nói gì với nó đâu, trừ lời khen cắm hoa. Bà biết hôm qua tôi về rất trễ mà."
Bà Sơn Điền không đổi ý. "Tôi nói ngày hôm trước cợ"
Bác sĩ Sơn Điền nói dứt khoát. "Tôi và nó đồng ý với nhau mà. Hãy nhớ sáng hôm qua nó trông mạnh khoẻ như thế nào, và cắm hoa rất khéo. Nó hoàn toàn bình tĩnh mà."
Bà Sơn Điền nói, "Sáng nay hoa đã héo rồi. Ông hãy quan sát mà xem. Điều này có nghĩa là bàn tay nó bị nóng ngay từ hôm quạ"
Bà đứng dậy trong lúc nói, rồi bước đi, bước chân của bà im lặng trên tấm chiếu. Bà bước vào phòng Dục Thủy và đứng nhìn con gái. Hai bàn tay Dục Thủy để bên ngoài tấm mền, những ngón tay cong lên và không nhúc nhích. Bà Sơn Điền quỳ xuống và đặt ba ngón tay nàng trong lòng bàn tay bà.
"Con bị sốt đây mà, da của con khộ Mẹ sẽ cho ba con biết."
Dục Thủy than, "Ba sẽ cho con uống thuốc đắng."
"Nhưng thuốc ấy tốt cho con."
Bà đứng dậy và tiếp tục lo lắng nhìn khuôn mặt đẹp trên chiếc gối trắng. Bà ngọt ngào năn nỉ con, "Cho mẹ biết cái gì làm phiền con."
Dục Thủy thở dài, "Chẳng có gì cả. Đó mới là vấn đề - con cảm thấy trống rỗng, trống rỗng. Con không có một cảm giác gì."
"Thế thì tệ quá. Ở tuổi con cần phải cảm thấy một cái gì, ngay cả sự bất mãn."
Dục Thủy không trả lời và bà Sơn Điền bỏ đi, hoảng hốt nói với chồng, "Ông phải tới coi nó xem sao. Con nhỏ chẳng cảm thấy gì cả. Nó nằm đấy. Lòng bàn tay nó nóng. Nó không biết tại sao."
Bác sĩ Sơn Điền nói vắn tắt, "Vậy thì chẳng sao cả." Ông đứng dậy và bước ra khỏi phòng, dừng lại lấy túi y sĩ. Cái túi lúc nào cũng trật tự, sẵn sàng để dùng, ống đo nhiệt độ nằm trong lọ cồn, mọi thứ đều khử trùng rồi. Ông bước tới phòng con gái, khẽ gõ cửa và bước vào.
Ông dịu dàng nói, "Con không cảm thấy gì hả?"
"Chẳng thấy gì cả." Dục Thủy trả lời mà không nhìn ông.
Ông hỏi gặng, "Con không giấu ba cái gì phải không?"
"Chẳng có gì cả." Nàng nhắc lại.
Ông đặt ống đo nhiệt độ vào miệng nàng, và quỳ bên cạnh nàng, mắt ông nghiêm lại vì lo lắng. Ông hỏi cho rõ ràng, "Hôm qua con gặp người Mỹ ấy không?"
Không trả lời được, nàng lắc đầu.
Ông chờ đợi rồi lấy ống đo nhiệt độ ra. Nàng bảo ông, "Con không gặp ai cả. Con đến trường, ngồi học rồi về nhà."
Ông dò hỏi, "Con cảm thấy sự trống rỗng ấy từ bao giờ. Con không bị nóng sốt."
"Con thức giấc sáng nay và không muốn dậy nữa."
Vì thận trọng, ông không muốn bảo cho nàng biết cái điều ông đang suy nghĩ. Cái sự trống rỗng này là do nàng không gặp người Mỹ ấy ngày hôm qua.
Ông nói, "Tốt nhất là nằm yên nghỉ trong giường, nếu con cảm thấy như thế. Hãy ăn thật nhẹ, nên ngủ nếu con ngủ được, và đừng quấy rầy trí óc. Ba sẽ về ngay nếu con cần bạ"
"Cám ơn bạ"
Ông đứng dậy và tiếp tục nhìn xuống bộ mặt không khí sắc. Nàng không nhìn ông. Nàng để cho mí mắt nhìn xuống cho tới lúc nhắm lại. Mặt nàng xanh sao, vì thế một ngày nghỉ sẽ tốt cho nàng. Ông cầm túi đồ nghề lên và bước đi. Ông gặp bà vợ đứng bên ngoài chiếc cửa sổ mắt cáo. Ông bình tĩnh nói, "Nó không bịnh gì cả. Đó là sự mệt nhọc có lẽ do nồng độ của mùa xuân. Bà biết năm nay mùa đông tới trễ và bỗng nhiên thời tiết thay đổi. Thời tiết này bao giờ cũng làm mệt một người con gái như Dục Thủy, vì nó quá nhạy cảm. Tôi đã bảo nó phải nằm nghỉ trong giường."
Bà Sơn Điền nói một cách biết ơn, "Cám ơn. Bây giờ tôi biết phải làm gì."
Căn nhà rất lặng lẽ sau khi ông Sơn Điền ra đi rồi. Bà Sơn Điền thay những cây dương trong bình hoa, nhưng lại thay đổi cả chậu hoa. Bà đổ và rửa cái chậu hình chữ nhật, và cất đi. Bà đặt thế chỗ cái chậu là một bình hoa cao và đẹp, trong cắm một vài cành trúc, nhưng lá mới vẫn còn xanh tươi, và hai bông hoa trắng hình ngôi sao mọc dưới khóm trúc. Bà chưa bao giờ học cắm hoa, và rất ít khi cắm hoa. Nhưng bà thích cắm loại hoa đơn sơ này, nhất là khi không có chồng ở bên cạnh phê bình các khuyết điểm của bà.
Khi đã cắm xong, bà đứng ngắm nhìn bình hoa một lúc và Nhu Mị bước vào và nói, "Chúng ta không còn cá nữa."
"Mày nói gì? Hôm qua còn một con cá mà. Tao thả nó vào cái vũng nước nhỏ. Một con cũng đủ rồi."
Nhu Mị trả lời, "Con cá chết rồi."
Bà Sơn Điền kêu lên, "Không thể chết được!"
Nhưng vì một lý do nào đó, con cá chết thật rồi. Nhu Mị cầm con cá lên từ vũng nước nhỏ, chỉ to bằng một bình nước đào xuống bên cạnh nhà bếp, và dùng để giữ cá mới mua ở chợ về cho tươi và sống. Con cá nằm trong tay con ở, chết cứng, trương lên.
Bà Sơn Điền buồn rầu nói, "Đem chôn nó đi. Tao sẽ đi chợ và than phiền với người bán cá. Có lẽ ông ta nhồi cho cá ăn no để cá nặng thêm."
Chợ không xa nhà lắm, và Nhu Mị Ở nhà coi chừng Dục Thủy. Nhưng bà vẫn tới phòng Dục Thủy, bảo cho nàng biết bà đi chợ. Khi bà kéo tấm bình phong ra, Dục Thủy còn đang ngủ. Nàng nằm ngửa, mắt nhắm nghiền, thở bình yên. Bà Sơn Điền không dám đánh thức nàng. Bà dón dén bước ra, sung sướng thấy rằng dù Dục Thủy có rắc rối gì, nàng cũng không bị mất ngủ.
Bà bảo Nhu Mị, "Nó đang ngủ. Tao sẽ về ngaỵ"
Nhu Mị nói, "Chào bà chủ." Nó sửa soạn giặt quần áo bên trong vườn. Rồi sẵn sàng rửa cá khi bà chủ trở về.
Hôm ấy là một ngày đẹp. Ánh nắng bên trong vườn ấm áp, và Nhu Mị dạy sớm như thường lệ. Nó cảm thấy buồn ngủ khi giặt quần áo xong, và muốn nằm ngủ vài phút. Căn nhà quá yên tĩnh.
Nó có thể ngủ vài phút sau bếp lò, và không ai tìm thấy nó. Nếu bà chủ về bắt gặp thì nó sẽ nói nó ngồi đó đợi bà chủ để nhóm lửa. Thế là nó nằm xuống sàn nhà bếp, đầu gối lên một khúc gỗ và ngủ say sưa. Nó là một cô gái quê, mạnh khoẻ, lúc nào cũng sẵn sàng ăn hoặc ngủ, và khi ngủ, nó ngủ thật say và rất khó đánh thức dậy. Vì thế nó không nghe thấy tiếng gõ cửa trước. Cổng vườn không bao giờ khoá, và bà Sơn Điền chỉ khép cổng hờ thôi.
Dục Thủy là người bị đánh thức. Nàng ngủ lơ mơ và phòng nàng gần với cửa trước. Nàng nghe thấy tiếng đấm cửa, thoạt đầu là nắm đấm và sau đó là lòng bàn tay đập vào cửa, rồi đến tiếng chuông leng keng. Nàng thức giấc và lắng nghe, rồi lên tiếng gọi mẹ và con đầy tớ. Không ai trả lời. Tiếng đấm cửa mỗi lúc một to hơn. Nàng bắt buộc phải ngồi dậy, mặc chiếc áo kimono hồng, vuốt lại mớ tóc và đi ra cái cửa hẹp, để xem ai ngoài đó mà không bị người bên ngoài trông thấy. Nàng dón dén đi, và khi tới góc nhà, nàng nhìn qua khe cửa.
Chính là James Peterson! Chàng đứng đó, gõ cửa và không ai mở cửa cho chàng. Nàng thụt lui lại gần sát bức tường gỗ, tại đó chàng không thể nhìn thấy nàng. Nếu nàng đứng im, chàng sẽ không biết nàng ở đó. Chàng sẽ bỏ đi. Nàng đứng im cho tới lúc tiếng gõ cửa ngừng lại. Rồi nàng cảm thấy nàng phải coi xem chàng đã đi chưa. Nàng thò đầu ra, chỉ đủ để nhìn. Chàng vẫn chưa đi. Nàng vội thụt lui vào, nhưng không thụt lui đủ mau. Nàng nghe thấy tiếng chàng cười. Nàng nghe thấy chàng nói bằng cái giọng trầm sâu của chàng, từng chữ chậm chạp và cố tình trêu chọc:
"Tôi thấy cô rồi - Dục Thủy Sơn Điền!"
Nàng không nhúc nhích. Nàng không dám thở. Nếu nàng bỏ chạy về phòng thì liệu chàng có đi theo không? Nếu chàng đi theo thì tệ quá. Chàng không được phép tới phòng nàng. Mẹ nàng đâu? Nhu Mị đâu? Hai người không nên cùng đi ra ngoài, bỏ mặc nàng ngủ một mình.
Cái giọng trầm trầm bên ngoài lại nói một cách lười biếng, vẫn cười.
"Cô ra gặp tôi hay tôi vào gặp cổ"
Nàng trấn tĩnh lại sau câu nói này. Nàng thắt lại kimono, tại thắt lưng và cổ. Chàng không nên trông thấy đôi chân trần của nàng đi đôi dép hồng bên dưới chiếc váy dài. Nàng bước ra một cách đàng hoàng.
"Mẹ tôi đi ra ngoài một lát, và sẽ trở về ngaỵ Tôi sẽ sai con ở ra gặp anh."
Sau câu ấy, nàng lui vào trong nhà ngay, tìm con Nhu Mị. Nàng khẽ goi., "Nhu Mị!" nhưng không có ai trả lời. Nhà bếp trống vắng. Nàng không tìm thấy Nhu Mị. Vì thế nàng không biết làm gì ngoài cách tự nàng ra mở cửa trước.
"Mẹ tôi sắp về rồi." Nàng lại ngập ngừng, mặt đỏ bừng nóng hổi.
"Tôi không muốn gặp mẹ cộ" Chàng đứng đấy, lật nón ra và đứng đó cầm chiếc nón trong tay, khẽ quay tròn chiếc nón.
Nàng đứng đó bối rối. Nàng sẽ làm gì với chàng? Nàng không thể mời chàng vào nhà. Mẹ nàng sẽ không hiểu. Không ai có thể hiểu được.
Chàng hỏi, "Cô không đi học hả, cô Dục Thủy Sơn Điền?"
"Không, tôi - tôi hơi mệt."
Chàng khen ngợi, "Cô trông giống một bông hồng mới nở."
Nàng chắp hai tay lại, vặn chặt hai bàn tay mà không biết.
Nhìn tay nàng, chàng nói, "Tôi nghĩ cô không muốn tôi đứng đây."
Nàng phản đối, "Không phải thế. Lý do là lúc này trong nhà chỉ có một mình tôi, và vì thế... "
"Vì là một cô gái tử tế, cô không biết làm gì với tôi."
Thực là nhầm lẫm khi cho chàng biết nàng ở nhà chỉ có một mình. Không suy nghĩ, nàng thì thầm, "Xin ông đi đị"
Dĩ nhiên nàng không biết mắt nàng long lanh, đôi môi mềm và đỏ hồng, cả khuôn mặt của nàng là một bông hoa nở ra với mặt trời, và ngước lên nhìn chàng. Chàng bước một bước nữa lại gần nàng, và tất cả cơn hấp hối của lòng ham muốn của chàng từ lâu vẫn bị đè nén, bỗng bừng dậy trong con người chàng. Lòng ham muốn này không thể từ chối được. Chàng bất thần hoa mắt với lòng khao khát. Chàng không thể trông thấy rõ khuôn mặt nàng, và chàng không thể dừng lại nữa. Chàng nghiêng xuống người nàng, cố gắng đầu hàng một nhu cầu quá đỗi khao khát, và biết chàng phải làm thế. Hôn đôi môi nàng là đủ rồi, đôi môi một cô gái mong manh và tinh khiết, trong khu vườn đẹp này, không khí thơm ngát và âm thanh duy nhất là tiếng thác đổ. Nàng chỉ có một mình ở nhà. Chàng rên rỉ và choàng tay ôm lấy nàng với một sự dịu dàng vô tả, từ từ kéo nàng sát vào người chàng. Rồi chàng trông thấy khuôn mặt nàng và đôi môi đỏ thẫm. Chàng cúi đầu và đặt môi lên môi nàng, uống hết cái hơi thở hổn hển của nàng, tay ôm lấy mặt nàng, trong lúc nàng cưỡng lại, quay mặt tránh bên này bên kia, cho tới lúc nàng chịu thua, và để mặc chàng ôm lấy nàng.
Đây là cái giây phút lâu dài mà chàng mơ ước cả đêm hôm qua, cái giây phút mà nàng chưa đủ biết, hoặc chưa thể tưởng tượng được. Cuối cùng nàng hầu như ngất đi trong cánh tay chàng, và chàng khẽ lùi lại, mặc dầu vẫn ôm nàng trong vòng tay của chàng.
Nàng không nhìn chàng. Nàng không cố gắng tránh né chàng, nhưng nàng quay đầu đi chỗ khác, má nàng tựa vào vai chàng, để giấu mặt. Chàng gục đầu xuống đỉnh đầu nàng, trên tóc nàng, mái tóc quá đen và quá mềm.
Chàng lẩm bẩm, "Phải như thế này."
Nàng không thể nói, và khi nàng im lặng, chàng nâng mặt nàng lên, mân mê cái cằm mềm và nhọn của nàng. Chàng hỏi, "Em biết sẽ phải thế này, phải không?"
Nàng thì thầm. "Tôi không biết. Tôi chưa làm thế này bao giờ."
Nghe nàng thú nhận sự ngây thơ trong trắng, chàng cảm thấy vô cùng sung sướng. Chàng cúi xuống thì thầm, "Ôi, em yêu quý!"
Nàng năn nỉ, "Không được làm thế nữa. Lần đầu như thế đủ rồi. Tôi sẽ phải làm gì? Tôi cần phải suy nghĩ chuyện này sẽ là gì."
"Nghĩa là anh yêu em."
"Anh chưa biết tôi mà!"
"Người đàn ông không cần phải biết người đàn bà để yêu. Anh sẽ tìm hiểu em bằng cách yêu em."
"Ha, đây là nước Nhật Bản."
"Anh và em - một người nam một người nữ."
Nàng canh chừng chiếc cổng. Mẹ nàng sẽ trở về bất cứ lúc nào. Nàng nghĩ mẹ đi chợ như thường lệ, và Nhu Mị cũng đi theo mẹ.
"Tôi không thể đợi ở đây. Mẹ tôi sẽ trở về."
Chàng nói ngay, "Hay để anh gặp mẹ em."
Nàng vội vàng nói, "Không, không. Không dễ dàng như thế đâu. Ba tôi ghét người Mỹ. Ba tôi yêu tôi lắm."
Khi nhắc tới cha, nàng thối lui lại, và chàng buông ra cho nàng đi, cảm thấy sự thay đổi ở nàng.
"Dục Thủy, em bao giờ cũng vâng lời ba em ử"
"Tôi ao ước vâng lời ba tôi."
"Em cho anh một cơ hội không?"
"Một cơ hội?"
"Để em biết rõ anh hơn."
Nàng thở dài, "Chúng ta làm sao có cơ hội được?"
"Darling ơi, anh sẽ tìm cách."
Nàng đã quên chữ "darling," nhưng bây giờ nàng nhớ lại chữ ấy. Một lần Kiến Sơn dùng chữ này cho người con gái chàng hứa hôn. Đây là một chữ của tình yêu. Nghe thấy chữ ấy nói bằng giọng trầm ấm đầy vẻ ao ước, người nàng bỗng run rẩy. Nàng có thể tìm thấy tình yêu thế này ở đâu? Nàng chỉ có thể tìm thấy tình yêu ấy ở Hoa Kỳ mà thôi. Ở đó người ta không sợ tình yêu.
Nàng bỗng nhìn chàng thật chăm chú. "Tôi sẽ tin anh, anh James. Tôi gọi tên anh có đúng không?"
"Anh thích nghe cách em gọi tên anh."
Nàng thấy chàng lại cúi xuống nàng. "A, thôi anh đi dị"
"Chúng ta sẽ gặp lại ở đâu? Anh đến đây được không?"
"Không, không - để tôi nghĩ đã."
"Dưới cây tử đằng hoa ngày mai được không?"
"Được!"
Chàng cúi xuống và nàng cảm thấy môi chàng một lần nữa, dịu dàng nhưng rất đòi hỏi. Hai người cùng không biết gì nữa. Lần này nàng hiểu nàng đã yêu chàng! Bỗng nhiên có âm thanh của lá cây xào xạc. Hai người cùng nghe thấy và giật mình. Môi rời nhau, hai người nhìn khóm trúc nghiêng cành xuống bên trên cửa trước. Những lá xanh non lấp lánh và nhảy múa trong một làn gió nhẹ. Dục Thủy kêu lên, "Thực lạ lùng quá!"
Chàng ngạc nhiên hỏi, "Ngoài đó có gì không?"
Trong một lúc hai người quên nhau, và nhìn khóm lá nhảy múa. Rồi chợt nhớ nàng vẫn còn đứng trong vòng tay của chàng, nàng lùi lại và bỏ chạy vào trong nhà.
Đứa Con Hai Dòng Máu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15