Hồi 07
Tác giả: Nguyễn Văn Thủy
Đời nhà Tống bên Tàu, vua Chơn Tôn, tức Thái Tử Hằng (con vua Thái Tôn Triệu Khuông Nghĩa, kêu Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn bằng bác. Tống Chơn Tôn trị vì từ năm 998 đến năm 1023 sau Chúa Giáng sinh, sinh 25 năm) lên ngôi năm Mậu Tuất, phong vợ lớn là Lưu thị làm hoàng hậu, vợ thứ là Lý thị chưa thần phi.
Từ năm 1004 sau tây lịch, rợ Khiết Đơn nước Liêu thế lực mạnh, dấy đao binh, ồ ạt xâm lấn biên thùy, vua Chơn Tôn phải ngự giá thân chinh. Rồi mặc dầu về sau, hai nước Tống, Liêu nghị hòa, vua Tống hằng năm phải nạp lễ cống. Chinh chiến dây dưa mãi cho đến hơn một thế kỷ sau, nước Tống dưới thời vua Huy Tôn, liên hiệp với nước Kim, một nước nằm về mạn Đồng nước Liêu, miền thượng du sông Hắc Long, mới tiêu diệt được hẳn nước Liêu, vào năm 1125.
Đây nhắc lại, triều vua Tống Chơn Tôn, trong hàng ngũ bá quan, trung có nịnh có. Bên trung, thì Thái sư Lý Hàng, tể tướng Khấu Chửng, Bao Chửng tức Bao Công đang giữ chức Phủ doãn tại Khai Phong; bên nịnh, thì có bọn Bàng Hồng, Khu mật phó sứ và rể y là Tôn Tú, đang làm tri giám viên, là hai tên đầu dọc, chước quỷ mưu thần, mãn đời chuyên ăn của hối, tâu ra tâu vào, hãm hại tôi ngay, chung quanh lại có một phồn gian thần làm vi cánh, đục khoét của công.
Vua sai kén 80 mỹ nữ tấn cung. Trong sốn người được chọn, thứ nhứt có Địch Thiên Kim, em gái Tổng binh tỉnh Nguyên Địch Quảng, dòng dõi trung thần. Nhì có nàng Khấu Thừa Ngự.
Tuy vua thấy Thiên Kim vừa ý, nhưng nghĩ đến cảnh cô đơn của Bát vương, anh bà con của mình, nếu nhường lại cho người, xung Nam thanh cung hầu hạ. Còn Khấu Thừa Ngự thì cho vào Chiêu dương cung, đứng đầu 78 mỹ nhân còn lại, cho Lưu hoàng hậu sử dụng và phân phát cho tam cung lục viện.
Lúc sửa soạn bình Liêu, vua rất hài lòng vì cả hai bà đang có mang sắp đến ngày sinh nở. Lòng vua lúc nào cũng mong có được hoàng nam để nối nghiệp mình.
Trong thời gian vắng bóng thiên tử, hai bà đều lâm bồn. Lưu hoàng hậu hạ sanh một gái. Lý trần phi lại được con trai. Hoàng hậu rất lo sợ cho số phận mình, bèn cho loan tin là mình cũng sanh được con trai. Ngày kia, bà cho đòi viên Thái giám Quách Hòe vào để bàn luận về việc đã lỡ phao tin thất thiệt và yêu cầu viên Thái giám bày mưu thiết kế, hầu tránh cho bà cái tội khi quân về sau, và giữ vững ngôi Hoàng hậu. Quách Hòe liền nghĩ ngay được một kế độc, là phải đem một con mèo đánh tráo hoàng tử hại Lý thần phi cho dứt hậu hoạn.
Hoàng hậu khen kế màu. Bèn cùng Quách Hòe và cung nữ ẵm công chúa sang Bích Vân cung, giả vờ đi thăm Lý thần phi. Sau câu chuyện ấm lạnh bề ngoài Lưu hoàng hậu mời Lý thần phi sang cung Chiêu dương chơi giao hoàng tử cho Quách Hòe bồng. Hoàng hậu nói:
“Hoàng – thượng đi vắng, chị buồn lắm. Vậy mẹ con em qua cung chị mà chơi một ngày cho khuây. Hãy giao hoàng tử cho Quách Thái giám vốn y là người hết lòng trung – hậu thì em khỏi lo ngại chi cả”.
Hoàng – hậu thì bồng công chúa, Quách Hòe thì ẵm hoàng tử, đồng thời về Chiêu dương cung. Đến nơi hoàng hậu truyền thết tiệc đãi đằng Lý thần phi rất trọng thể và chị chị em em cho đến chiều tối mà chưa mãn tiệc. Khi hỏi đến hoàng tử thì Hoàng hậu kiếm lời nói cho trôi. Đến khi từ tạ về Bích vân cung, thì trời đã sập tối. Hỏi cung nữ hoàng tử đâu, thì chúng bảo Thái giám dạy không nên làm kinh động, hoàng tử hãy còn ngaon giấc. Khi thần phi thay y phục, vào trướng, giở mền thì, hỡi ôi! Hoàng tử đâu không có, chỉ thấy một xác con mèo chết cứng từ bao giờ! Thần phi thét lên và ngất xỉu. Khi tỉnh lại, biết đã mắc kế Hoàng hậu và Quách Hòe. Vua thì chưa về, oan ức này biết kêu với ai? Đang khi sững sờ chết điếng, nước mắt ràn rụa, bỗng nghe gõ cửa. Mở ra, thì thấy cung nữ Khấu Thừa Ngự bên Chiêu dương cung. Thừa Ngự run rẩy lập cập trình rằng: “Tâu lịnh bà, người ta âm mưu hại bà. Qua canh ba thì Bích Vân cung sẽ cháy mà bà cũng không khỏi bị hại. Vậy xin bà kịp lo lắng mặt. Có thể đến Nam Thanh cung mà ẩn trú một thời gian, chời khi Thánh thượng ban sư rồi sẽ hay. Tôi có đem theo một tấm kim bài và y phục của nội giám, xin bà chớ diên trì”.
Tội cho Thần phi tâm hồn bấn loạn phải trốn ngay khỏi cung mình, đêm hôm tối như mực, không thuộc đường lối, phần thì vừa ra khỏi chẳng bao xa, quay lại thấy lửa đỏ trời… Bích Vân cung đang cháy. Dân chúng trong thành đều hãi hùng. Lý thần phi thoát khỏi, nhưng không vào Nam thanh cung.
Lưu hoàng hậu và Quách Hòe bèn sai cung nữ Khấu Thừa Ngự bồng hoàng tử đem quăng nơi Kim Thùy trì cho mất tích. Khấu Thừa Ngự vâng lịnh, khi tới bờ ao thì không nỡ nhẫn tâm, bèn ngồi đó mà khóc. May thay, Thái giám Trần Lâm vừa đi hái hoa Bát Vương, đến gần nghe tiếng khóc, hỏi ra mới rõ là một quốc gia đại sự. thái giám họ Trần cả kinh. Bèn bảo Khấu Thừa Ngự trao hoàng tử cho mình đem về Nam thanh cung. Trần Lâm vốn là một trung thần nên Thừa Ngự không ngần ngại. Trao xong hoàng tử, Thừa Ngự liền nhảy xuống ao mà chết.
Hoàng tử được Nam thanh cung Địch phi nuôi dưỡng, đặt tên là Triệu Thọ Ích, năm sau Địch phi sanh được một trai đặt tên là Triệu Bích.
Đến năm Thọ Ích 9 tuổi, Bát vương từ trần. Hai năm sau, vua dẹp xong rợ Khiết Đơn và hồi trào, nghe thuật chuyện Bích vân cung bị thiêu hủy và mẹ con Lý thần phi và cung nhân đều bị hại. Vua thương tiếc vô cùng, nên lập Thọ Ích làm đông cung thái tử cải tên là Triệu Trinh. Con của Bát vương thì phong làm Lộ huê vương.
Đến năm thái tử 14 tuổi, vua Chơn Tôn băng, triều thần tôn Triệu Trinh lên ngôi cửu ngũ, lấy hiệu là Nhơn Tôn, niên hiệu là Thiên Thành nguyên niên.
Về sau, nhơn dịp xứ Trần Châu thất mùa, vua hạ chỉ sai Bao Công đi chẩn bần, trên đường về kinh sư, bị một con trốt làm rớt mão, quân hầu bảo đó là “lạc mạo phong”. Bao Công sai đi bắt, hai người tùy viên là Trương Long, Triệu Hổ bị luồng gió mạnh thổi bay tờ trát tới tay một chàng bán rau, họ bèn bắt dẫn về. Bao Công hỏi dò rồi tìm đến một lò gạch hư, gặp một người đàn bà mù, tức là Lý thần phi, mẹ nuôi người bán rau Quách Hải Thọ. Cái án Quách Hòe khởi điểm từ lúc ấy.
Đọc xong đoạn truyện này, ai cũng ngẫm nghĩ: Lưu hoàng hậu bảo đã lỡ báo tin sanh được hoàng nam, e vua biết thì phải tội khi quân; thì tại sao không giữ luôn con Lý thần phi làm con mình, còn con gái của mình thì lưu một nơi khác, có tiện không? Lại đem giết hoàng tử đi? Nhà viết truyện sơ suất: giết mẹ con hoàng tử, đành rồi… Nhưng khi vua biết hoàng hậu sanh con gái mà bảo sanh con trai, thì mới trả lời làm sao? Như vậy, mưu kế của Quách Hòe có ích chi cho hoàng hậu?
Tôi không muốn kể thêm nữa. Chỉ xin lạm bàn qua cái tội của gian thần Quách Hòe và thử hỏi: “nếu y ở vào thời nay, sẽ bị hành hình ra sao?”
Thì đây: âm mưu đốt Bích vân cung (là một dinh thự), tòa sẽ kêu tử hình, chiếu điều 434 Hình Luật. Đem xác một con mèo tráo hoàng tử, nếu đổi hoàng tử với công chúa, đem hoàng tử về cho hoàng hậu. Quách Hòe chỉ phạm tội hoánh nhi (substitution d’en fant) điều 345 Hình luật phạt cầm cố. Đồng lõa cũng bị như chính phạm. Quách Hòe và Lưu hoàng hậu sai cung nữ Khấu Thừa Ngự đem hoàng tử đi giết, ấy là tội đồng lõa mưu sát trẻ sơ sinh. Các điều 297, 298, 299 và 300 Hình luật phạt tử hình.
Khi Bao Công hết thúc vụ án hi hữu này rồi. Lưu thái hậu hổ thẹn tự ái mà chết. Lúc ấy Thái giám Trần Lâm hãy còn sống. Bao Công mới đến dự cuộc xử lăng trì Quách Hòe. Quân sĩ áp giải tử tội đến quỳ trước mặt Trần Lâm, Bao Công nói: Cho hay hai người cùng làm thái giám, mà kẻ nịnh người trung, nhục vinh có khác! Thật là: ti11ch thiện phùng thiện, tích ác phùng ác vậy”.
Quách Hòe bị căng xác ra , quân sĩ lóc từng miếng thịt, móc ruột gan ra cho vào một thùng nước giữa pháp trường.
Hình luật cổ tân thời tuy có tàn khốc, nhưng quân gian lấy đó răn mình. Trường hợp Quách Hòe phạm nhiều trọng tội đại hình. Đời nay, dầu với tình trạng giảm khinh, chưa chắc khỏi rơi đầu. Nhưng nếu tòa án áp dụng thời hiệu về hình sự, thì sao? Nói đến đây, lại thấy nếu ban phớt qua hai thứ thời hiệu tố quyền và thời hiệu hình phạt.
Thời hiệu tố quyền có nghĩa là trong một thời gian nào đó, tòa án chưa kêu, nếu không truy tố thì không có quyền truy tố nữa. Đối vớ bị cáo tự tử, công tố viên xin tòa tuyên cáo hình sự tố quyền tiêu diệt. Và tòa phải tuyên cáo như thế.
Thời hiệu hình phạt, thì bắt đầu “chạy” khi bản án thành nhứt định. Nếu vì một lẽ gì không đem thi hành trong thời hạn luật định, thì bản án đó mất hết hiệu lực. Người bị kết án khỏi thọ hình. Đó là một vấn đề liên hệ đến trật tự công cộng. Bị cáo tình nguyện thọ hình cũng không được. Khước biện có thể nêu lên lần đầu trước tòa Phá án. Người đồng lõa cũng được hưởng như chánh phạm. Nếu có một đạo luật mới sửa đổi thời hiệu, tòa án tùy nghi áp dụng luật thế nào có lợi cho bị can.
Lại còn một thứ thời hiệu nữa là thời hiệu dân sự tố quyền, nghĩa là quyền của người bị thiệt hại kiên kẻ phạm tội trước tòa hình để đòi tiền bồi thường thiệt hại.
Một khi nạn nhân sự phạm pháp, hay thừa kế của nạn nhân, đứng nửa hình nửa hộ, kiện đòi thiệt hại đúng phép tắc, thì tố quyền ấy cũng có hiệu lực giống như hình sự tố quyền, của ông biện lý, ông chưởng lý. Vả lại, miễn công tố viên đứng truy tố tội trạng, thì tố quyền dân sự được bảo vệ, vì sự truy tố làm ngưng thời hiệu tiêu diệt. Đối với tố quyền dân sự, thời hiệu cũng giống như tố quyền hình sự. Tuy nhiên, nếu sự phạm pháp không đủ yếu tố để tòa kết án bị can, thì tố quyền dân sự còn dùng được trong 30 năm. Nếu giữa bị can và nạn nhân có giao kèo gì khác, thì trong 30 năm nạn nhân hay người thừa kế vẫn còn kiện đòi bồi tổn được.
Trở lại thời hiệu hình sự tố quyền, tòa án áp dụng nó theo tất cả tội phạm kể luôn các tội thật nặng. Các thời hạn không giống nhau: 10 năm cho tội đại hình (điều 637 Hình sự tố tụng Pháp); 3 năm cho tội tiểu hình (điều 638 HSTTP); 1 năm cho tội vi cảnh (điều 640 HSTTP).
Nghĩa là trong những khoảng thời gian ấy àm không truy tố, không lập biên bản, không mở cuộc thẩm vấn, thì thời hiệu “chạy” kể từ khi xảy ra vụ phạm pháp, không bị gián đoạn. Nếu quá thời hạn, thì không còn quyền truy tố nữa.
Luật pháp rất tỉ mỉ: người ta phân biệt các vi phạm ra nhiều thứ, nào là vi phạm tức thành (in – fractions instannées), nào là vi phạm liên tiếp (infractions contirues), vi phạm quán hành (infractions d’habitude) mà ấn định khởi điểm của thời hiệu tố quyền.
Ví dụ như tài xế lái xe hơi cán một trẻ em, y sẽ bị truy tố về tội ngộ sát nếu do tai nạn ấy nó chết đi. Thời hiệu tố quyền hình sự bắt đầu từ ngày xảy ra tai nạn kia, chớ không phải từ ngày nạn nhân chết, vì tội ngộ sát là một vi phạm tức thành.
Còn về thời hiệu hình phạt, thì như vầy: 20 năm cho hình phạt đại hình (điều 635 HSTTP); 5 năm cho hình phạt tiểu hình (điều 636 HSTTP); 2 năm cho hình phạt vi cảnh (điều 639). Xin nhắc: đó là một vấn đề trật tự chung: tình nguyện thọ hình cũng không được.
Quách Hòe là nôi bọn đốt Bích Vân cung, sai giết hoàng tử, thời hiệu khởi “chạy”, vì không có truy tố; nếu tính đến 10 năm sau, thì công tố viện hết truy tố nữa được. Mà cho d0ến khi vỡ lở thì 18 năm đã trôi qua. Không có gì làm gián đoạn thời hiệu tố quyền hình sự. cả bọn có thể khỏi bị truy tố. Chỉ còn nước đạp cổ chúng ra khỏi dinh thự mà thôi…