Chương 8
Tác giả: Nhất Linh
Một buổi chiều vàng, gió mát nhẹ nhàng thổi. Trong vườn, Loan mặc áo trắng, đầu quấn tóc trần ngồi trên chiếc chõng tre, đương mải cúi nhìn mấy bông hoa hồng mơn mởn, chúm chím hé nở như còn giữ trong cánh mềm mại tất cả những vẻ êm ái của mùa xuân đã qua. Một mùa xuân qua và cùng với mùa xuân nồng nàn yêu thương, đời làm vợ của nàng đã trôi qua những ngày khô khan, trống rỗng, không tình ái. Mấy bông hoa, Loan trông như mấy con mắt dịu dàng nhắc Loan tưởng đến những sự ái ân đầm ấm mà đời nàng thiếu thốn. Nàng muốn yêu mà không thể được. Mấy tháng, nàng luôn luôn phải sống trong một gia đình mà người nào cũng muốn làm cho nàng khổ, mà không lúc nào nàng không nghĩ đến bổn phận, cái bổn phận cay nghiệt của nàng đối với mọi người trong nhà. Bổn phận đó, trong thâm tâm nàng, nàng không cho là bổn phận, chỉ là sự bó buộc gây nên bởi tập quán nó làm cho mọi người quanh quẩn quấy rầy nhau mà không có kết quả gì tốt.
Loan ngửng nhìn lên. Một vài cái diều nhỏ bé lư lửng ở trên dãy tre lại càng rõ vẻ cao rộng của bầu trời bao la. Trời đất rộng rãi thế kia, can chi mà ràng buộc lấy nhau ở trong cái xó nhỏ hẹp này, rồi không có việc gì làm cho qua thì giờ, nghĩ cách làm khổ người khác để tự làm khổ mình. Loan biết là vô nghĩa lý và lấy làm lạ rằng chính nàng cũng đương ở trong đó mà không thoát ly ra được.
Bỗng Loan chú ý lắng tai. Ở xa xa tiê’ng sa’o ai thổi đưa lại, Loan nghe như lời than vãn của một xuân nữ đa tình ngồi trong vườn đầy hoa thơm, nhớ tới tình nhân xa vắng. Rồi mơ mộng, Loan tưởng tượng người tình nhân đó giống Dũng... và thẫn thờ để tiếng sáo du dương đưa tâm hồn nàng phiêu lưu đến những cảnh mộng xa xăm...
- Mợ ngồi tính toán gì đấy,
Loan giật mình quay lại và cười khi thấy chồng đứng sau lưng. Loan chỉ đầu chõng và tình tứ bảo Thân:
- Mình ngồi xuống đây.
Thân ngồi xuống chõng tay rứt mấy cái lá hồng lau bụi ở mũi giày. Loan hỏi:
- Cậu vừa đi đâu về?
- Tôi vừa đi lễ cầu mát về. Lại còn hỏi, lúc tôi đi, tôi bảo mợ đi mãi, mợ không đi. Mợ đã quên rồi à?
Loan cười đáp:
- Ừ nhỉ? Rõ em đãng trí quá. Có gì vui không cậu?
- Cầu lấy bình yên, chứ vui với viếc gì. Hỏi dở lắm.
Loan thấy nói đến cầu mát, bỗng nghĩ đến sự nghỉ mát để có dịp thoát khỏi ít lâu cái chốn buồn tẻ này.
Nàng hỏi chồng:
- Năm nay cậu đi nghỉ mát đâu?
Thân quay lại lấy làm lạ về câu hỏi ấy, nhưng không trả lời. Loan cũng không hỏi gặng, cúi mình với ngắt một đóa hoa hồng đặt lên môi, lẳng lơ nhìn Thân:
- Em đố anh biết môi em đâu?
Rồi nàng mỉm cười, trả lời câu hỏi của mình:
- Môi em là đóa hoa hồng này.
Nàng dịu dàng đặt hoa hồng lên má Thân rồi nói:
- Em hôn anh.
Không thấy Thân nói gì, nàng hơi ngượng, vứt bông hoa xuống ao, rồi vơ vẩn đưa mắt nhìn mấy con nhện gió lướt trên mặt ao trong và mấy gợn sóng vòng tròn từ từ lan to ra làm rung động bóng mây màu phớt hồng in đáy nước.
- Trời hôm nay đẹp nhỉ, mình nhỉ?
Thân đáp:
- Trời thế này thì ngày mai nóng lắm đấy. Mợ đã bảo mua dầu xăng cho vào quạt máy chưa?
- Chưa.
- Mợ thì việc gì cũng quên.
Bỗng Loan cau mày lắng nghe tiếng bà Phán Lợi đứng ở điện thờ mắng đầy tớ:
- Tôi nuôi các người để các người giúp đỡ tôi chứ để các người ăn không ngồi đùa giỡn đấy à? Chướng mắt lắm, không chịu nổi!
Tiếng sau cùng bà kéo dài ra và cao giọng như có ý để Loan nghe thấy. Loan cũng biết là bà Phán Lợi mượn cớ mắng đầy tớ để nói cạnh mình.
Loan thở dài, ngẫm nghĩ:
- Sao người ta có thể ác như thế được. Nào mình có lười biếng cho cam.
Rồi Loan nhớ lại bao nỗi vất vả trong mấy tháng về làm dâu. Bao nhiêu việc khó nhọc là về phần nàng cả. Mấy hôm đầu, chính Thân cũng ngỏ ý rằng chàng cưới Loan về để hầu mẹ. Phải, người ta cưới nàng về để hầu chứ không phải để làm một người vợ. Việc này là việc phụ. Vì vậy, đầu tiên người ta dạy bảo Loan như người ta dạy bảo một con ở. Nhưng đối với Loan, việc dạy đó không phải là để cho nàng khôn lên, chỉ là việc bắt nàng ăn ở vào khuôn phép nhà chồng. Khuôn phép ấy nàng cho là vô lý mà nàng không thể không theo được.
Loan lật ngửa hai bàn tay nhìn những chỗ đã chai vì làm nhiều công việc nặng nề. Nhà chồng giàu, lắm việc đầy tớ có thể làm được, nhưng mẹ chồng muốn cho nàng đảm đang, một là để dạy nàng cho quen, hai là xưa kia bà về làm dâu bà đã chịu khổ sở, nên bà muốn bắt người khác cũng khổ như mình cho được thăng bằng.
Nhưng Loan cho một trăm việc khó nhọc không đau đớn bằng một lời nói.
Như buổi chiều nay trời đẹp, được lúc thư nhàn ngồi nói chuyện với chồng mong được yên thân một chốc cũng không xong, vì người ta không thể nào hiểu được một cô dâu lại có quyền đùa giỡn với chồng hay ngồi ngắm vẻ đẹp buổi chiều trong khi bà mẹ chồng đương bận hương hoa dầu đèn ở điện.
Bỗng Thân bảo Loan:
- Tay mợ có sạch không?
- Không được sạch lắm.
- Thế thì mợ đi rửa tay rồi hái lấy ít hoa hồng.
Loan ngắt lời:
- Phải đấy, buồng chúng mình không có hoa. Để em vào lấy cái lọ sứ ra đã... Nhưng sao lại phải rửa tay hở cậu?
Thân đáp:
- Mợ vào lấy cái đĩa ra đây, vì tôi định bảo mợ ngắt hoa để cúng điện, hôm nay là ngày rằm mợ không nhớ sao!
Loan thất vọng thốt ra một tiếng:
- À!
Rồi nàng tiếp luôn:
- Để tôi vào thắp hương nhé. Nhưng cậu này, chiều mai chúng ta lên chùa Láng chơi. Tôi có chuyện muốn nói với cậu.
Thân đáp:
- Đi thế nào được. Mai bận lắm, công việc ở nhà còn bề bộn ra đấy, ai lại đi chơi. Chuyện gì mợ cứ nói ngay bây giờ được không?
Loan đã đi được một quãng lại quay trở lại, ngồi bên cạnh Thân. Câu chuyện này đã nhiều lần ngỏ qua với Thân. Nàng nghĩ chỉ còn cách ấy là có thể thoát ly ra khỏi gia đình được, và có ra khỏi cái chốn gay go, ngày ngày quanh quẩn với những bổn phận không đâu, mới có thể nghĩ đến sự lập thân cho chồng, rồi dần dà đổi một người chồng vụn vặt tỉ mỉ ra một người chồng có thể cùng nàng chung sống một cuộc đời rộng rãi, khoáng đạt: một cuộc đời mới.
Thong thả nàng hỏi Thân:
- Cậu đã nghĩ kỹ chưa?
- Nghĩ gì cơ?
- Nghĩ đến việc ra Hà Nội buôn bán như tôi đã nhiều lần nói với cậu.
Thân cau mày đáp:
- Tôi đã bảo mợ đừng nhắc đến nữa. Thầy me không cho phép. Không những thế, me lại còn giận mợ nữa đấy, mẹ giận lắm.
- Giận vì cớ gì cậu?
- Cớ mợ tự tiện.
Loan vội nói:
- Tôi tự tiện? Đó mới là nói chuyện như thế. Nào tôi đã tự tiện gì đâu? Vả lại khi nào cần đến tự tiện thì cũng phải biết tự tiện. Việc lập thân của cậu, cậu không lo.
Thân nói sẵng:
- Mợ không phải nói nhiều. Tôi lấy mợ về không phải là để mợ dạy khôn tôi. Việc của tôi tôi lo. Nhưng lập thân? Thân danh như tôi thế này mà đi làm anh bán chiếu, mợ coi thế tiện lắm à?
Loan lạnh lùng đáp:
- Đã vậy thì được. Cậu không muốn làm, thì cậu để mặc tôi. Tôi sẽ xin phép thầy me.
Rồi Loan ngồi sát gần Thân, dịu lời nói:
- Vợ chồng lấy nhau cũng mong lập lên một gia đình có hạnh phúc. Cậu nên nghĩ lại mà thương tôi, thử hỏi xem từ khi lấy nhau, hai ta đã được cùng nhau sống mấy ngày vui chưa?
Thân cũng hơi trạnh lòng thương vợ, ngọt ngào nói:
- Nhưng gia đình chúng ta yên ổn thế này, mợ còn ước gì nữa.
Loan đáp:
- Tôi cũng muốn nghĩ như cậu lắm. Nhưng cậu khác, tôi khác.
- Thế nghĩa là thế nào?
- Nghĩa là... tôi chắc không bao giờ cậu nghĩ đến rằng gia đình này chỉ là gia đình cậu mà gia đình cậu chưa hẳn là gia đình của tôi.
Ngừng một lát Loan nói tiếp:
- Cậu ở nhà cậu, tôi là một người xa lạ đến; người xa lạ ấy ở dưới quyền những người khác thì chỉ còn một cách là cúi đầu theo lệnh. Tôi, tôi chỉ biết cậu là chồng, còn đối với những người khác, vì nể cậu mà tôi chịu nhịn. Nhưng, nếu một ngày kia, người ta làm cho tôi không thể nhịn được nữa, chắc sẽ có nhiều chuyện lôi thôi. Cậu nên liệu trước đi là hơn.
Thân nói:
- Mợ lắm nhời lắm.
Rồi chàng uể oải đứng lên như không buồn nghe lời vợ nói, song trong lòng, chàng sợ hãi vì thấy vợ có những ý tưởng lạ lùng mà không bao giờ chàng nghĩ tới. Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, biết rằng người vợ hiền lành, thuần thục của chàng trước kia không phải là hiền lành thuần thục.
Một buổi chiều vàng, gió mát nhẹ nhàng thổi. Trong vườn, Loan mặc áo trắng, đầu quấn tóc trần ngồi trên chiếc chõng tre, đương mải cúi nhìn mấy bông hoa hồng mơn mởn, chúm chím hé nở như còn giữ trong cánh mềm mại tất cả những vẻ êm ái của mùa xuân đã qua. Một mùa xuân qua và cùng với mùa xuân nồng nàn yêu thương, đời làm vợ của nàng đã trôi qua những ngày khô khan, trống rỗng, không tình ái. Mấy bông hoa, Loan trông như mấy con mắt dịu dàng nhắc Loan tưởng đến những sự ái ân đầm ấm mà đời nàng thiếu thốn. Nàng muốn yêu mà không thể được. Mấy tháng, nàng luôn luôn phải sống trong một gia đình mà người nào cũng muốn làm cho nàng khổ, mà không lúc nào nàng không nghĩ đến bổn phận, cái bổn phận cay nghiệt của nàng đối với mọi người trong nhà. Bổn phận đó, trong thâm tâm nàng, nàng không cho là bổn phận, chỉ là sự bó buộc gây nên bởi tập quán nó làm cho mọi người quanh quẩn quấy rầy nhau mà không có kết quả gì tốt.
Loan ngửng nhìn lên. Một vài cái diều nhỏ bé lư lửng ở trên dãy tre lại càng rõ vẻ cao rộng của bầu trời bao la. Trời đất rộng rãi thế kia, can chi mà ràng buộc lấy nhau ở trong cái xó nhỏ hẹp này, rồi không có việc gì làm cho qua thì giờ, nghĩ cách làm khổ người khác để tự làm khổ mình. Loan biết là vô nghĩa lý và lấy làm lạ rằng chính nàng cũng đương ở trong đó mà không thoát ly ra được.
Bỗng Loan chú ý lắng tai. Ở xa xa tiê’ng sa’o ai thổi đưa lại, Loan nghe như lời than vãn của một xuân nữ đa tình ngồi trong vườn đầy hoa thơm, nhớ tới tình nhân xa vắng. Rồi mơ mộng, Loan tưởng tượng người tình nhân đó giống Dũng... và thẫn thờ để tiếng sáo du dương đưa tâm hồn nàng phiêu lưu đến những cảnh mộng xa xăm...
- Mợ ngồi tính toán gì đấy,
Loan giật mình quay lại và cười khi thấy chồng đứng sau lưng. Loan chỉ đầu chõng và tình tứ bảo Thân:
- Mình ngồi xuống đây.
Thân ngồi xuống chõng tay rứt mấy cái lá hồng lau bụi ở mũi giày. Loan hỏi:
- Cậu vừa đi đâu về?
- Tôi vừa đi lễ cầu mát về. Lại còn hỏi, lúc tôi đi, tôi bảo mợ đi mãi, mợ không đi. Mợ đã quên rồi à?
Loan cười đáp:
- Ừ nhỉ? Rõ em đãng trí quá. Có gì vui không cậu?
- Cầu lấy bình yên, chứ vui với viếc gì. Hỏi dở lắm.
Loan thấy nói đến cầu mát, bỗng nghĩ đến sự nghỉ mát để có dịp thoát khỏi ít lâu cái chốn buồn tẻ này.
Nàng hỏi chồng:
- Năm nay cậu đi nghỉ mát đâu?
Thân quay lại lấy làm lạ về câu hỏi ấy, nhưng không trả lời. Loan cũng không hỏi gặng, cúi mình với ngắt một đóa hoa hồng đặt lên môi, lẳng lơ nhìn Thân:
- Em đố anh biết môi em đâu?
Rồi nàng mỉm cười, trả lời câu hỏi của mình:
- Môi em là đóa hoa hồng này.
Nàng dịu dàng đặt hoa hồng lên má Thân rồi nói:
- Em hôn anh.
Không thấy Thân nói gì, nàng hơi ngượng, vứt bông hoa xuống ao, rồi vơ vẩn đưa mắt nhìn mấy con nhện gió lướt trên mặt ao trong và mấy gợn sóng vòng tròn từ từ lan to ra làm rung động bóng mây màu phớt hồng in đáy nước.
- Trời hôm nay đẹp nhỉ, mình nhỉ?
Thân đáp:
- Trời thế này thì ngày mai nóng lắm đấy. Mợ đã bảo mua dầu xăng cho vào quạt máy chưa?
- Chưa.
- Mợ thì việc gì cũng quên.
Bỗng Loan cau mày lắng nghe tiếng bà Phán Lợi đứng ở điện thờ mắng đầy tớ:
- Tôi nuôi các người để các người giúp đỡ tôi chứ để các người ăn không ngồi đùa giỡn đấy à? Chướng mắt lắm, không chịu nổi!
Tiếng sau cùng bà kéo dài ra và cao giọng như có ý để Loan nghe thấy. Loan cũng biết là bà Phán Lợi mượn cớ mắng đầy tớ để nói cạnh mình.
Loan thở dài, ngẫm nghĩ:
- Sao người ta có thể ác như thế được. Nào mình có lười biếng cho cam.
Rồi Loan nhớ lại bao nỗi vất vả trong mấy tháng về làm dâu. Bao nhiêu việc khó nhọc là về phần nàng cả. Mấy hôm đầu, chính Thân cũng ngỏ ý rằng chàng cưới Loan về để hầu mẹ. Phải, người ta cưới nàng về để hầu chứ không phải để làm một người vợ. Việc này là việc phụ. Vì vậy, đầu tiên người ta dạy bảo Loan như người ta dạy bảo một con ở. Nhưng đối với Loan, việc dạy đó không phải là để cho nàng khôn lên, chỉ là việc bắt nàng ăn ở vào khuôn phép nhà chồng. Khuôn phép ấy nàng cho là vô lý mà nàng không thể không theo được.
Loan lật ngửa hai bàn tay nhìn những chỗ đã chai vì làm nhiều công việc nặng nề. Nhà chồng giàu, lắm việc đầy tớ có thể làm được, nhưng mẹ chồng muốn cho nàng đảm đang, một là để dạy nàng cho quen, hai là xưa kia bà về làm dâu bà đã chịu khổ sở, nên bà muốn bắt người khác cũng khổ như mình cho được thăng bằng.
Nhưng Loan cho một trăm việc khó nhọc không đau đớn bằng một lời nói.
Như buổi chiều nay trời đẹp, được lúc thư nhàn ngồi nói chuyện với chồng mong được yên thân một chốc cũng không xong, vì người ta không thể nào hiểu được một cô dâu lại có quyền đùa giỡn với chồng hay ngồi ngắm vẻ đẹp buổi chiều trong khi bà mẹ chồng đương bận hương hoa dầu đèn ở điện.
Bỗng Thân bảo Loan:
- Tay mợ có sạch không?
- Không được sạch lắm.
- Thế thì mợ đi rửa tay rồi hái lấy ít hoa hồng.
Loan ngắt lời:
- Phải đấy, buồng chúng mình không có hoa. Để em vào lấy cái lọ sứ ra đã... Nhưng sao lại phải rửa tay hở cậu?
Thân đáp:
- Mợ vào lấy cái đĩa ra đây, vì tôi định bảo mợ ngắt hoa để cúng điện, hôm nay là ngày rằm mợ không nhớ sao!
Loan thất vọng thốt ra một tiếng:
- À!
Rồi nàng tiếp luôn:
- Để tôi vào thắp hương nhé. Nhưng cậu này, chiều mai chúng ta lên chùa Láng chơi. Tôi có chuyện muốn nói với cậu.
Thân đáp:
- Đi thế nào được. Mai bận lắm, công việc ở nhà còn bề bộn ra đấy, ai lại đi chơi. Chuyện gì mợ cứ nói ngay bây giờ được không?
Loan đã đi được một quãng lại quay trở lại, ngồi bên cạnh Thân. Câu chuyện này đã nhiều lần ngỏ qua với Thân. Nàng nghĩ chỉ còn cách ấy là có thể thoát ly ra khỏi gia đình được, và có ra khỏi cái chốn gay go, ngày ngày quanh quẩn với những bổn phận không đâu, mới có thể nghĩ đến sự lập thân cho chồng, rồi dần dà đổi một người chồng vụn vặt tỉ mỉ ra một người chồng có thể cùng nàng chung sống một cuộc đời rộng rãi, khoáng đạt: một cuộc đời mới.
Thong thả nàng hỏi Thân:
- Cậu đã nghĩ kỹ chưa?
- Nghĩ gì cơ?
- Nghĩ đến việc ra Hà Nội buôn bán như tôi đã nhiều lần nói với cậu.
Thân cau mày đáp:
- Tôi đã bảo mợ đừng nhắc đến nữa. Thầy me không cho phép. Không những thế, me lại còn giận mợ nữa đấy, mẹ giận lắm.
- Giận vì cớ gì cậu?
- Cớ mợ tự tiện.
Loan vội nói:
- Tôi tự tiện? Đó mới là nói chuyện như thế. Nào tôi đã tự tiện gì đâu? Vả lại khi nào cần đến tự tiện thì cũng phải biết tự tiện. Việc lập thân của cậu, cậu không lo.
Thân nói sẵng:
- Mợ không phải nói nhiều. Tôi lấy mợ về không phải là để mợ dạy khôn tôi. Việc của tôi tôi lo. Nhưng lập thân? Thân danh như tôi thế này mà đi làm anh bán chiếu, mợ coi thế tiện lắm à?
Loan lạnh lùng đáp:
- Đã vậy thì được. Cậu không muốn làm, thì cậu để mặc tôi. Tôi sẽ xin phép thầy me.
Rồi Loan ngồi sát gần Thân, dịu lời nói:
- Vợ chồng lấy nhau cũng mong lập lên một gia đình có hạnh phúc. Cậu nên nghĩ lại mà thương tôi, thử hỏi xem từ khi lấy nhau, hai ta đã được cùng nhau sống mấy ngày vui chưa?
Thân cũng hơi trạnh lòng thương vợ, ngọt ngào nói:
- Nhưng gia đình chúng ta yên ổn thế này, mợ còn ước gì nữa.
Loan đáp:
- Tôi cũng muốn nghĩ như cậu lắm. Nhưng cậu khác, tôi khác.
- Thế nghĩa là thế nào?
- Nghĩa là... tôi chắc không bao giờ cậu nghĩ đến rằng gia đình này chỉ là gia đình cậu mà gia đình cậu chưa hẳn là gia đình của tôi.
Ngừng một lát Loan nói tiếp:
- Cậu ở nhà cậu, tôi là một người xa lạ đến; người xa lạ ấy ở dưới quyền những người khác thì chỉ còn một cách là cúi đầu theo lệnh. Tôi, tôi chỉ biết cậu là chồng, còn đối với những người khác, vì nể cậu mà tôi chịu nhịn. Nhưng, nếu một ngày kia, người ta làm cho tôi không thể nhịn được nữa, chắc sẽ có nhiều chuyện lôi thôi. Cậu nên liệu trước đi là hơn.
Thân nói:
- Mợ lắm nhời lắm.
Rồi chàng uể oải đứng lên như không buồn nghe lời vợ nói, song trong lòng, chàng sợ hãi vì thấy vợ có những ý tưởng lạ lùng mà không bao giờ chàng nghĩ tới. Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, biết rằng người vợ hiền lành, thuần thục của chàng trước kia không phải là hiền lành thuần thục.