watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Alfred Hitchcock tuyển chọn-Kẻ Thù - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Kẻ Thù

Tác giả: nhiều tác giả

Họ ngồi nán lại bàn ăn trưa, và sau đó kéo nhau qua một phòng mờ mờ, lành lạnh, trần cao, trong thư viện của Ngài thẩm phán. Qua trao đổi nho nhỏ, quá khứ của người già và tương lai của người trẻ như lồng với nhau và cảm thông với nhau. Nhưng vào lúc 3 giờ 20 phút chiều một thứ Bảy, tháng Sau, việc hiện tại bùng lên. Đường phố đang yên tĩnh thì nổi lên tiếng ồn ào.
Thẩm phán Kittinger điều chỉnh kính kẹp mũi, dẫn đầu ra hàng hiên xây kiểu cổ, để có thể nhìn ra ngả ba có vòm cây che phủ giữa hẻm Greenwood và phố Hannibal Street. Cạnh thềm cửa của căn nhà góc phố đối diện, có một bọn trẻ lố nhố và một ông già. Rồi một phụ nữ mặc cái áo xanh mỏng, từ căn nhà bên trái thẩm phán, băng qua phố, sang chỗ huyên náo. Một chiếc xe cảnh sát thắng gấp sát ngả ba, trên phố Hannibal. Một nhân viên cảnh sát cao lớn, vẹt đám đông ra, túm lấy tay một cậu bé đang la lối om sòm.
Mike Russell nói với chủ nhà: "Xin lỗi Ngài”, rồi băng băng qua đường. Gây rối là một cậu bé mười, mười một tuổi, tóc vàng nhạt, mắt xinh ánh nâu, mũi dọc dừa, mày thanh tú. Cậu đang mất bình tĩnh, vùng vẫy trong tay người cảnh sát. Bà mặc áo xanh đang lải nhải nói với cậu:
- Freddy! Freddy! Freddy!
Lời van xin dừng như không đến lỗ tai cậu bé.
- Ông già phá đám, ông già mất nết, ông già điên!
Cả tâm hồn cậu bé bày ra ở những từ cậu dùng. Người cảnh sát lắc mạnh cậu bé:
- Im đi, nghe đây…
Cậu vẫn cố căng ra, nhưng làm sao thoát nổi bàn tay gọng kìm của người cảnh sát. Lời thóa mạ của cậu đủ làm mặt ông cụ tím lại.
Ông cụ đứng tựa lưng vào tường như thể bị địch bao vây, béo lùn, trán hói, đôi mắt thô lố vì bị cặp kính lão dầy phóng lớn lên. Ông cụ lớn tiếng rên rỉ:
- Chúng đánh tôi, chúng giựt chuông nhà tôi, chúng thực sự nhào vào xé xác tôi.
Bảy, tám đứa nhỏ vây quanh nhao nhao nói những câu chẳng đâu vào đâu với giọng the thé, đại khái ta chỉ hiểu được là chúng tức giận với cụ già. Một phụ nữ nhỏ nhắn mặc áo bông, một ông mặc quần soọc, cái ngực trần của ông trắng như tuyết, đứng hơi xa, vẻ băn khoăn. Trên hàng hiên nhà, chiếc cửa lưới hé mở, một bà cụ ngồi trên chiếc le lăn nhìn ra ngoài đăm chiêu lo lắng. Trên vạt cỏ xanh dưới bóng ngôi nhà, cách rào trước chín, mười mét, một con chó nhỏ trắng đốm nâu nằm chết.
Người thanh niên, khách ăn trưa của ông thẩm phán quan sát kỹ và nghe mọi chuyện. Khi ông thẩm phán đến gần, đám đông bớt ồn ào. Ông thẩm phán lên tiếng:
- Đây là cậu Freddy Titus, đúng không? Ông Matlin? Có chuyện gì vậy?
Ông cụ hất đầu thanh minh:
- Tôi chẳng làm gì con chó cả, việc gì tôi phải làm hại con chó của cậu ta? Tôi cố sống an phận ở đây mà. Ông thẩm phán thấy đó. Nhưng mấy cậu nhỏ này khủng khiếp quá, các cậu ấy làm cho khu phố này và gia đình tôi như sống trong địa ngục - Giọng cụ già thật xúc động. Vợ tôi không được khỏe, con gái tôi thì bị thọt chân. Những thằng nhỏ này lại y như một lũ du côn. Chúng quỉ quái quá! Thằng nhỏ đó giựt chuông nhà tôi… và hành hung…! Tôi sẽ thưa nó về tội hành hung! Tôi…
Mặt ông thẩm phán trắng bạch như ngà, chẳng biểu cảm gì.
Trên lối ra, đang đi né qua một bên chiếc xe đẩy của bà lão, một cô gái có dáng đi lao về trước.
Mike Russell hỏi nhỏ nhẹ:
- Tại sao lũ trẻ lại nói là bác làm hại con chó, bác Matlin?
Lũ trẻ nhao nhao lên:
- Ông ấy là già đê tiện…
- Ông ấy khùng…
- Chỉ vì…
- … lấy nón của Clive
- … đuổi chúng cháu…
- … cố đổ mọi tội cho chúng cháu…
- … bảo mẹ cháu nói láo…
- … chỉ tại…
- Chúng luôn nói: “ông ấy là kẻ thù của chúng cháu, kẻ thù của chúng cháu…”
Ông cụ Matlin nói “chúng…." rồi giận nghẹn họng.
- Đợi chút đã! - Người cảnh sát thứ hai, người gầy, bước lại chỗ con chó chết.
Mike Russell lại nói nho nhỏ:
- Phải có ai nói cái gì giúp cậu bé chứ.
Ông thẩm phán cúi nhìn cậu bé đang tức giận, ôn tồn nói:
- Tôi rất buồn, rất thông cảm với em, Freddy.
Nhưng trong thâm tâm ông, ông đã biết quá nhiều, thấy quá nhiều chó chết. Dù ông có thông cảm, ông cũng không thể buồn đủ bằng cách buồn của Freddy vì con chó của mình chết được. Cậu bé ngoảnh mặt chỗ khác từ chối niềm thông cảm của ông, quay lại nhìn kẻ thù.
Russell bước tới gần người phụ nữ áo xanh. Bà ấy là người nhà của cậu bé.
- Bà là mẹ cậu bé phải không?
- Cha mẹ cậu ấy đi vắng. Tôi đến đây chăm sóc cậu ấy.
Bà ấy nói như thể chính mình gặp một khủng hoảng đột xuất, không trù tính trước để đối phó.
- Có thể liên lạc với họ được không?
- Không. - Bà ấy nói quả quyết.
Thanh niên lạ đặt tay lên đôi vai cứng cáp của cậu bé. Nhưng thái độ thân thiện này cũng bị cậu từ chối. Mắt Freddy long lên vì tức giận, không rời kẻ thù. Một hận thù câm nín.
Người cảnh sát cao lớn nói:
- Này anh bạn, giữ giùm tôi thằng nhỏ một lúc.
Russell chối:
- Không được đâu.
Ông cảnh sát gầy trở lại:
- Như thể nó bị đánh bã. Tìm thấy con chó lúc nào?
- Mới đây thôi. - Cậu bé trả lời.
- Ở đâu? Chính chỗ ấy à?
- Trên đường Hannibal, gần ranh giới phần đất sau nhà ông Matlin.
- Bên ranh giới nhà tôi? - Mặt cụ Matlin lại đỏ bừng. Sao cậu không nói trên lề đường, tại sao phải nói dối!
- Chúng tôi nói thật, không nói dối.
Ông cảnh sát nạt:
- Các cậu im miệng, không được ồn ào nữa.
Già Matlin lại lớn tiếng:
- Có trời làm chứng, lúc đó tôi đâu có ở nhà! Tôi chơi một ván golf chín lỗ. Tôi đâu có về nhà trước... mấy giờ nhỉ, May?"
Ông quay đầu lại hỏi vọng vào trong:
- Bố về nhà mấy giờ nhỉ?
Cô gái từ trên hàng hiên bước xuống lối ra cổng, khấp khểnh trên cặp chân thọt. Cô khoảng hai mươi tuổi, không còn bé nữa. Cô cũng phải là phụ nữ đã có chồng. Cô nói nhấm nhẳng:
- Khoảng ba giờ, bố Earl ạ, nhưng lúc đó con chó đã chết rồi.
- Cô này là ai?
- Con gái riêng của vợ tôi.
Cô gái nói:
- Con chó đã chết trước khi ông ấy về nhà. Tôi nhìn thấy con chó chết ở đó trước ba giờ, ngay cạnh lối, đi từ trên lầu.
- Ông lái xe về nhà theo phố Hannibal phải không, ông Mallin? Vậy thì ông có thể thấy con chó lúc đó chứ?
Ông cố suy tính để trả lời nhưng lại bối rối ngập ngừng:
- Tôi không rõ. Đầu óc tôi... vâng, tôi...
- Ông ấy nói dối!
- Freddy, im lặng.
Cô May Matlin:
- Xin các ông tin lời tôi.
- Cô ấy cũng nói láo đó!
Ông cảnh sát lại lắc mạnh Freddy để nó im. Cụ Matlin kêu lên chán nản tuyệt vọng, bảo cô gái:
- Con vào với mẹ, May.
Rồi ông nói vọng vào với bà cụ trên xe lăn với vẻ hồ hởi giả tạo nghe rất ngang tai.
- Chuyện sẽ êm thôi cưng, không có gì phải lo lắng cả.
Hàm dưới cậu Freddy mấp máy, chàng thanh niên Russell quan sát cậu rồi nheo mắt làm hiệu. Cô gái tập tễnh đi vào nhà. Ông Matlin lại phân trần:
- Chính vợ tôi phải gọi điện thoại báo cảnh sát. Gì thì gì, bọn chúng đã nhào vô đánh tôi như một bầy sói. Bây giờ thì tôi biết rồi, cậu nhỏ ấy điên khùng rồi. Nhưng có điên khùng thế cũng phải biết... Cậu ấy không thể... cậu ấy phải hiểu rằng... Tôi sẽ không... Tôi đã chịu đựng quá nhiều rồi, đủ trò quỉ quái, làm khổ, hành hạ người ta đủ rồi.
Freddy không hề chớp mắt.
Cụ Matlin rít lên như cuồng như loạn:
- Chúng phải chấm dứt cái trò phá phách này.
Mike Russell biểu đồng tình nhỏ nhỏ:
- Vâng, tôi cũng nghĩ vậy.
Thẩm phán Kittinger gục gặc mái đầu bạc đồng ý.
Ông cảnh sát cao gầy nói với vẻ chững chạc chuyên nghiệp:
- Tôi đã nghe có nhiều vụ đầu độc chó qua điện thoại ở vùng Redfem, nhưng chưa nghe có vụ nào ở vùng này.
Ông ở trần, mặc quần soọc tiến lên tham gia câu chuyện:
- Ai ở đây có thể làm một chuyện như vậy?
Một cậu bé mạnh bạo nói:
- Già Matlin dám làm.
Cậu có cái cằm xệ, cặp kính cận nằm gọn trên sống mũi cao nhọn:
- Cháu là Phil Bourchard.
Cậu nói với ông cảnh sát chẳng có vẻ sợ hãi gì.
- Cháu là Ernic Allen - Tính chất hùa theo bạn toát ra khắp thân hình gầy gò của cậu. Chúng cháu mới khám phá ra, già Matlin chẳng muốn ai đi trên vườn ngôi nhà cổ của ông ấy cả.
- Đúng đấy, ông ấy chẳng bằng lòng ai đứng lên đất của ngôi nhà cũ cả. Chính là già Matlin.
Freddy Titus hét toáng lên:
- Đúng ông ấy, đúng ông ấy.
Bà chăm sóc cho Freddy mặc áo xanh bây giờ mới lên tiếng:
- Bây giờ cháu nên giữ yên lặng để người lớn giải quyết. Tôi sẽ mách bố cậu đấy.
Đó là cách kìm giữ trẻ con ít ồn ào nhất. Nhưng dường như cậu bé không nghe thấy.
Thẩm phán Kittinger kiên nhẫn thử một lần nữa:
- Cháu muốn đổ tội cho ông cụ thì cháu phải có bằng chứng chứ, Freddy.
- Con Bones đâu có làm hư tài sản của cụ ấy. Nó chẳng phá hỏng cái gì cả. Chính già Matlin làm.
- Thằng quỉ nhỏ nói láo!
- Ông ấy nói láo!
Ông cảnh sát lại lắc vai Freddy lần nữa:
- Thế làm sao mà tụi mày thấy con chó?
- Chúng cháu đang ở nhà Bourchard, đang định xuống nhà Titus.
- Và thấy con chó đã chết rồi. - Freddy thêm vào.
Cụ Matlin uể oải đáp lại:
- Tôi không biết chuyện đó. Chẳng biết tí gì cả.
Ông cảnh sát đứng giữa đám, bực mình hỏi:
- Có ai ở đây thấy chuyện gì không?
Ông mặc quần soọc phát biểu:
- Tôi là Daugherty, người hàng xóm của ông Matlin nhưng nhà quay ra phố Hannibal. Tôi vẫn ngồi trong vườn sau nhà. Tôi không thấy chuyện gì cả.
Phụ nữ nhỏ nhắn mặc áo bông cũng lên tiếng:
- Tôi là Page, ở góc đối diện, phía bên kia đường. Tôi thấy rõ ràng một người đàn ông lạ đi vào lối xe đi nhà ông Matlin sáng nay.
- Thưa bà lúc mấy giờ ạ?
- Khoảng mười một giờ, ông ấy ăn mặc luộm thuộm, đi vào lối xe và quanh quẩn ở gara.
- Ông ấy không đi vào nhà chính à?
- Không. Ông ấy chỉ ở trong khuôn viên nhà khoảng ba phút. Tôi tin là ông ấy có ôm theo một cái gì, ăn mặc tồi tàn, điệu bộ rất khả nghi, giống như dân cầu bơ cầu bất.
Lời khai này khiến những người lớn cảm thấy nhẹ nhõm. Mike Russell nhận xét:
- Ồ, thật là một ông già du thủ du thực mà lương thiện. Bà có chắc không, bà Page? Chuyện khó xảy ra quá!
Người phụ nữ sửng cồ lên:
- Ông cho là tôi nói láo à?
Russell mở miệng định nói, anh thấy bàn tay ông thẩm phán chạm tay anh, rồi giọng nói ôn tồn của ông:
- Đây là khách của tôi, ông Russell... Freddy. Thầy để cho cậu ấy đi đi: chắc giờ đây cậu ấy đã hiểu. Cháu Freddy này, cụ Matlin không ở nhà sáng nay. Có thể là người lạ đó... hay chỉ là một tai nạn bất ngờ.
- Không phải người sống lang thang, không có tai nạn nào cả!
Giọng ông thẩm phán lần này có vẻ cương quyết:
- Cháu không thể chắc chắn như vậy, Freddy.
Freddy không nói gì, ông cảnh sát buông tay cậu ra, cậu tự động bước lùi ra sau. Những cậu bé khác ùa lại đứng vây quanh Freddy. Kẻ thù còn kia, con quỉ già giết chóc và nói láo. Những người lớn có chút chín chắn lại vào hùa với con quỉ. Nhưng những cậu bé đều biết những gì Freddy biết. Chúng đoàn kết với nhau.
Khách của ông thẩm phán nói nhỏ nhẹ:
- Có ông bà nào giúp được cậu Freddy một chút chứ.
Và ông thẩm phán thở dài.
Hai ông cảnh sát bước trên phố Hannibal, đến sân cỏ sau nhà ông Matlin, cùng với ông Daugherty. Cụ Matlin nấn ná ở góc đường, nói chuyện với bà Page. Tấm màn sau kính cửa sổ mặt tiền trong nhà Matlin được buông xuống.
Mike Russell xán lại gần phụ nữ áo xanh coi nhà cho ông bà Titus.
- Cậu Freddy còn có chú bác, cô dì trong thành phố này không? Bà ngoại, bà nội gì chẳng hạn.
- Không!
Cụt ngủn.
- Nó còn anh chị em nào không, thưa bà…?
- Tôi là Somers. Không, nó là con một. Ông bà ấy không mang nó theo vì chỉ còn một tuần nữa là bãi trường, cậu ấy cũng không muốn nghỉ học.
Đôi mắt nâu của Russell ánh lên mượt như nhung nhưng đượm buồn. Bà Somers lảng tránh sự thu hút của đôi mắt, rồi nói:
- Cậu ấy phải gánh chịu lấy thôi, như mọi người khác.
Russell nghe rất chăm chú:
- Bà có thích chó không?
- Tôi chẳng để ý gì đến chó.
Bà ấy nghển cổ lên định gọi Freddy.
- Bà đợi một chút hãy gọi. Gia đình họ có đi nhà thờ không? Có mục sư hay linh mục nào biết rõ cậu bé không?
- Theo chỗ tôi biết thì họ không đi.
Bà trả lời rồi nhìn Rusaell như thế cho anh là người gàn.
- Vậy thì ở trường, cậu ấy có một thầy giáo. Cậu ấy học lớp mấy?
- Lớp sáu, học cô Dana. Ô, mà rồi cháu nó sẽ đâu vào đấy thôi mà. Cậu ấy giỏi lắm.
Thiếu phụ cố gắng nói lớn để cậu bé nghe được.
Russell hỏi tha thiết:
- Không có cách nào liên lạc điện thoại với cha mẹ cậu ấy à?
- Họ đang trên đường về. Họ có thể về tới bất cứ lúc nào ngày mai. Tôi chỉ biết có vậy.
Giọng bà hơi bồn chồn, nhưng rồi bà lại lên giọng một cách tinh quái, dỗ dành:
- Bởi vậy tôi mới ở đây chăm sóc cậu ấy. Thôi Freddy ơi, đi rủa mặt mũi đi. Tôi biết còn vài cái bánh sô cô la đấy.
Ánh mắt mượt như nhung của Russell biến mất, hai mắt cứng như hai hòn bi ve, chiếu chằm chặp vào bà ta một lúc.
Anh ta đi loanh quanh vài bước, rồi rời chỗ bà ta. Anh đến chỗ bọn nhỏ đang rón rén tiến dần đến chỗ con chó. Anh nói với cậu bé:
- Bones có bác sĩ thú y riêng phải không? Cho tôi biết tên ông ta đi.
Mắt cậu bé chớp chớp.
- "Ta phải xem con chó đã ăn gì. Bác sĩ thú y có thể biết đấy và bác sĩ của Bones là tốt nhất, đồng ý không Freddy?
Cậu bé gẫt đầu, lắp bắp một cái tên, một địa chỉ. Russell nhớ ngay tên và địa chỉ, không cần cậu bé lập lại, chứng tỏ anh rất quan tâm. Vả lại, đó cũng là phẩm chất của anh, nghe cái gì một lần là nhớ.
- Tôi mang nó đi đến bác sĩ cho, được không Freddy? Tôi có xe. Ta cần một tấm đắp, mềm và sạch.
Một cậu bé nói nhanh gọn:
- Tớ có rồi.
Chúng quay lưng lại, đi là thành hàng ngũ hẳn hoi.
Bà Somers cau mày. Russell báo cho bà ấy trước, đôi mắt lạnh tanh:
- Bà phải để cho chúng lấy tấm đắp. - Ông thẩm phán cũng nói ngay. Tôi sẽ giải thích cho bà Titus sau.
- Thật là rối tinh rối mù - Bà Somers nói, hất đầu một cái rồi băng qua đường.
Russell nháy ông thẩm phán một cách tinh quái, rồi bước tới đón hai ông cảnh sát đang trở lại:
- Chắc hai ông cũng cần kiểm nghiệm con chó. Bác sĩ riêng của con chó làm được không?
- Được chứ, nhưng chức trách lại thuộc một viên chức thể nhân chịu trách nhiệm. Điều này thì thú y sĩ không có.
- Vậy thì tôi sẽ mang nó đến pháp y. Các ông có thấy dấu vết gì trên đó không?
- Chẳng có vết tích gì cả.
- Các ông sẽ giải thích tiến trình điều tra cho cậu bé chứ?
Ông cảnh sát đổi chân:
- Viên chức thể nhân sẽ làm hết sức. Có lẽ vào thứ hai, sau khi chúng tôi xác định được chất độc, ông ấy sẽ cho điều tra từ các tiệm thuốc. Thường thì một người hàng xóm kỳ quặc, ông ta đã đưa một đơn khiếu nại về con chó. Nhưng đằng này ông không hề thưa gửi. Viên chức trách nhiệm về thể nhân sẽ thụ lý vụ này vào thứ Hai. Hôm nay ông ấy vắng mặt ở thành phố. Cái rắc rối của những vụ như thế này, là chúng ta chẳng chứng minh được cái gì cả. Nếu biết ai làm chuyện đánh bã chó, ta chỉ có thể hù người ấy đừng làm nữa, chúng chỉ thuộc tội vi cảnh, chưa ai bị xử án về các vụ như thế này.
- Nhưng các ông sẽ giải thích vụ này cho bọn trẻ chứ?
Russell ngưng lại, cắn môi và ông thẩm phán thở dài.
Ông cảnh sát sau cùng nói:
- Đánh bã con chó như thế này hơi tàn nhẫn đối với cậu bé.

* * *

Khi người khách của ông thẩm phán quay lại đã gần năm giờ chiều. Anh nói:
- Thưa ông thẩm phán, tôi đến để từ giã và cám ơn về…
Nhưng anh không để ý đến câu nói và quên mất, anh ngập ngừng ngước lên.
Ánh mắt ông thẩm phán đầy nhân ái:
- Anh còn có gì băn khoăn?
Thanh niên trẻ nói:
- Thưa ông thẩm phán, có cần cho Freddy ăn thêm không? Tim đâu ra quanh khu nhà sang trọng này một phụ nữ có lương tâm thông cảm? Tôi đưa chúng vào nhà bà Allen đó, nhưng bà ấy nhăn mặt, lảng tránh chúng nó, bà ấy không muốn dính tới chuyện rắc rối, không quan tâm tới vấn đề tế nhị của chúng. Bà ấy chỉ mời chúng bánh ngọt, cô ca, và để chúng chơi đùa.
- Nhưng anh bạn thân mến…
- Ngày nay người ta dạy các em những gì, ngài thẩm phán? Ăn cho no bụng, uống cho đỡ khát, tránh đối diện với thực tế, chơi cho đã, đừng có khóc cho người thân chết, ráng vượt qua và hãy nghĩ tới một chuyện nào khác.
Ông thẩm phán hiền từ nói:
- Tôi e rằng cậu bé hôm nay cô đơn, nhưng chỉ tối nay thôi. - Giọng ông thành du dương - Không ai tránh khỏi buồn phiền khi tình huống ập tới.
- Ông bỏ qua cho, tôi lại muốn cậu ấy còn buồn khổ được chút đỉnh. Để cậu ấy khóc cho mở tấm lòng ra, rửa sạch những hận thù đen đúa đi. Tôi phải về đây. Chuyện này chẳng liên quan gì tới tôi. Đây là chuyện, chỉ cần trái tim một phụ nữ là giải quyết được.
Anh bắt đầu hành động, với tay lấy telephone:
- Cậu ấy còn cô giáo chủ nhiệm, tôi không thể bàng quan. Ngài đồng ý cho tôi thử cố gắng xem.
- Dĩ nhiên rồi, Mike.
Nói rồi, ông thẩm phán buông tấm thân gày gò, xương xẩu xuống ghế bành. Mike cố tìm hỏi số điện thoại của cô Dana từ Ban Giáo Dục.
- Cô Lillian Dana phải không ạ? Tôi là Russell. Cô có nhớ cậu họ trò Freddy Titus không ạ?
Giọng cô rất vui vẻ:
- Vâng, có chứ. Em ấy ở trong lớp tôi.
- Cô Dana ạ, có một chuyện nho nhỏ. Cô biết nhà Thẩm phán Kittinger chứ ạ? Cô có thể quá bộ tới đây được không ạ?
- Có chuyện gì thế ông?
- Con chó con của Freddy chết vì bã. Tôi e rằng Freddy buồn lắm. Không có ai ở đây chia sẻ với cậu ấy cả. Cha mẹ cậu ấy đi vắng chỉ có một bà nào đó coi sóc cậu ấy thôi.
Những câu giải thích gọn, cẩn thận của Mike bùng nổ thành tức giận, “không có một thông cảm tưởng tượng nào hơn được chỉ giúp một mẩu cây để chống đỡ".
Anh nghe thấy một tiếng thở ra:
- Tôi muốn giúp cậu ấy, cô Dana ạ, nhưng tôi là đàn ông, lại lạ, không ở khu đó, còn ông thẩm phán thì… - Anh ngập ngừng.
- … thì già - Ông thẩm phán ngồi trong ghế nhắc. _
Giọng trên điện thoại chậm chậm:
- Tôi rất tiếc, em Freddy lại rất giỏi.
- Cô xử sự như bạn cậu ấy chứ?
- Vâng, chúng tôi như bạn…
- Vậy thì cô sẽ đến chứ? Chúng tôi moi được trong đầu cậu ấy một tư tưởng thật kinh khủng. Cậu ấy nghĩ rằng một ông ở nhà đối diện cố tình đánh bã con chó của cậu ấy. Cậu ấy tin chắc như vậy. Cậu ấy không khóc mới đáng ngại.
Cô Dana lại thở ra. Mike nói tiếp.
- Greenwood Lane và Hannibal Street - góc Đông Nam.
Cô giáo quyết định:
- Tôi sẽ đến, tôi có xe, càng nhanh càng tốt.
Russell quay lại, bắt gặp ông thẩm phán đang cắn môi. Anh nhún nhường hỏi:
- Tôi có làm quá không, thua ông?
Giọng thẩm phán khô rang và rõ ràng:
- Tôi không chịu được cái thành kiến ngang bướng của cậu bé nữa, cũng như bạn. Tôi đồng ý là phải làm cho cậu ấy hiểu. Nhưng… - thẩm phán trở mình trên ghế - ông cụ Matlin cũng điên, Mike à. Có cái gì đó trầm trọng và ngốc nghếch, nên ông ấy trở thành nạn nhân. Ông ấy chẳng may, cưới một góa phụ có đứa con gái thọt. Cưới nhau chẳng bao lâu, bà ấy ngã bệnh. Ông ấy lại chẳng giàu có, phải bảo trì một cơ ngơi quá lớn.
- Ông ấy làm nghề gì ạ?
- Nhiếp ảnh gia. Ông ấy cố phấn đấu hết mình nhưng trong hoàn cảnh căng như vậy, Mike ạ. Cô bé tật nguyền cố chăm sóc nhà cửa, tận tụy với mẹ. Ông cụ Matlin cũng làm việc hết mình và tận tụy. Thê mà hậu quả là vẫn nhấm nhẳng với nhau, căng thẳng với nhau, xô xát, to tiếng. Mặc dù vậy, dĩ nhiên chẳng nên gây thù oán với lũ trẻ.
Mike sâu sắc nhận xét:
- Bọn trẻ cũng có phần trách nhiệm. Chúng khoái tưởng tượng ra một ông hàng xóm ba bị để tăng cảm giác đe dọa. Vậy là ông cụ trở thành đối tượng các trò tinh quái của chúng. Một kẻ thù.
Ông thẩm phán thở dài:
- Đúng thế.
- Như vậy là câu chuyện hoang đường, tưởng tượng của chúng được thêu dệt. Những tin chúng đồn đại ra thế nào cũng có chi tiết về cụ Matlin. Ta không thể một sớm một chiều mà phá bỏ chuyện tưởng tượng của chúng được.
- Làm sao mà làm cho chúng hết hoang tưởng ngay được - Ông thẩm phán nói mà trĩu nặng ưu tư, đứng dậy khỏi ghế.
Chàng thanh niên bóp trán:
- Thưa ông, tôi không chịu được những chuyện như vậy. Chúng ta chẳng hề biết trong đầu bọn trẻ nghĩ gì, hoặc những ai là anh hùng của chúng. Cụ thể chúng chỉ là một bọn nhóc, ông thấy nên khuyên chúng những gì?
- Cuối cùng chúng ta phải khuyên chúng gì đây - ông thẩm phán nói rõ và sâu xa - Dù cụ Matlin có nói gì chăng nữa, ở đây không phải khu nhà ổ chuột.
Ông bồn chồn bước lại cửa sổ, ông táy máy cái núm chỉnh màu. Thình lình ông bảo Mike:
- Từ căn nhà mát của tôi ở cuối vườn, anh bạn có thể nghe lén chúng nói gì. Chúng tụ tập dưới cây sồi ấy. Đi nghe coi Mike.
Chàng thanh niên đứng nghiêm:
- Vâng ạ!
Ông thẩm phán nói bẽn lẽn:
- Vì chúng ta cần biết…
Bọn trẻ ngồi dưới tán cây sồi, nơi chỗ trũng nhiều cỏ, Freddy ngồi giữa. Mặt căng thẳng. mắt không rời quan sát nhà kẻ thù. Các đứa khác nhìn nó, cúi đầu hay quan sát những bàn tay dính đất mân mê những cọng cỏ.
Chúng không nói chuyện, chúng như chìm ngập trong bầu không khí nặng nề, dỗi hờn vì bị ức hiếp, buồn bực vì phải chịu bất công. Lâu lâu, một đứa lại tuyên bố gì đó rồi lại chìm vào yên lặng, càng làm tình trạng xấu hơn.
Ông thẩm phán ngước mắt lên khỏi tờ báo:
- Có nghe được gì không?
Mike trả lời nho nhỏ:
- Có ạ, chúng than phiền về luật pháp, tham nhũng thối nát. Chúng quả quyết cụ Matlin đã đánh bã con chó. Chúng đóng vai Hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood phải khôn khéo bênh vực kẻ yếu, người bị áp bức và chó. Chúng cho là chúng đang bàn tới công lý. Chúng đang đợi đêm tới. Chúng nói tới vũ khí - những thứ duy nhất mà chúng có - những khẩu súng nhựa.
- Trời đất!
- Ngài đừng lo. Sẽ không có gì ngyy hiểm đâu.
- Anh định sẽ làm gì?
- Ngăn chặn chúng.

* * *

Bà Somers đang nấu ăn chiều thì Mike gõ cửa.
- Ồ, ra là ông. Có chuyện gì vậy?
- Tôi mong bà cộng tác để giúp đỡ Freddy.
Bà ấy vênh mặt lên nói lớn:
- Freddy sẽ ăn tối, rồi đi ngủ đúng giờ thường lệ. Với Freddy chỉ có vậy. Ông còn muốn nói thêm gì nữa đây?
- Tôi muốn được rủ cháu về ngủ ở nhà tôi tối nay.
Bà ấy cự liền:
- Tôi không thể nào làm như vậy được.
- Ông thẩm phán sẽ bảo đảm mà…
- Xin ông nghe đây. Tên ông là gì nhỉ - Russell; đây không phải là nhà tôi. Freddy cũng không phải là con tôi. Tôi chịu trách nhiệm với ông bà Titus. Ông và tôi lại chưa quen nhau. Theo tôi thấy, Freddy có can hệ gì đến ông?
Russell hỏi đanh thép:
- Phòng cậu ấy đâu?
Bà Somers sửng cồ, giọng nghi ngờ:
- Tại sao ông phải biết?
- Cậu ấy để súng nhựa ở đâu?
Bà ấy buột miệng trả lời
- Trong nhà phụ, phía sau.
Mike cho bà ấy biết hết chuyện. Bà ấy châm chọc:
"Thật là chuyện con nít. Ông đâu có hiểu biết gì về con nít, chàng thanh niên? Freddy sẽ đi ngủ một mạch cho đến sáng. Chắc chắn sẽ như vậy.
- Có thể bà nói đúng. Tôi cũng mong được vậy.
Bà Somers hất toẹt khoai nghiền vào chảo rán. Môi bà run lên vì tức giận. Bà ấy bực mình vì không dám chắc sự việc sẽ suông sẻ như lời mình nói. Anh ta lại tin rằng mình làm được như vậy.

* * *
Alfred Hitchcock tuyển chọn
Phải tống khứ George đi
Kho Báu
Vật Tội Chứng
Kẻ Thù
Kẻ Thù (tt)
Con Ma Thiếu Kinh Nghiệm
Án Tử Hình
Cái Thùng Gỗ ở Tiền Trạm 1
Người Chẳng Đẹp Chút Nào Của Tôi
Những Tên Sát Nhân Mới Giết Hung Thủ Cũ
Cơn Sốt Mùa Xuân