watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Danh Nhân Đất Việt-Lê Thánh Tông - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Lê Thánh Tông

Tác giả: nhiều tác giả

T ên tuổi và sự nghiệp Lê Thánh Tông gắn chặt với một giai đoạn cường thịnh của Việt Nam ở nửa sau thế kỷ 15.
Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn Hà Nội ngày nay, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).
Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược".
Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn...
Nhà cải tổ và xây dựng đầy nhiệt huyết

Nhờ sự ủng hộ sáng suốt, quyết liệt của nhóm đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt..., Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn. Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo. Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Lợi từ 5 đạo đổi thành 12 đạo (tức 12 thừa tuyên). Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông đã được phản ánh khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế... Dưới thời Lê Thánh Tông, lực lượng quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường hùng hậu. Trước kia, quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.
Người khởi xướng bộ luật Hồng Đức

Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ 15. Lê Thánh Tông, người khởi xướng luật Hồng Đức, là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
Người phát triển những giá trị văn hóa dân tộc

Về phương diện văn hóa Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại một nền văn hóa với một diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng như vai trò của trí thức lại được đề cao như đời Lê Thánh Tông. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn. Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái.
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Hồng Đức quốc âm thi tập, Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Thiên Nam dư hạ... là những giá trị văn hóa tiêu biểu của triều đại Lê Thánh Tông.
Nói tới công lao của ông đối với nền văn hóa dân tộc, không thể không kể đến một việc có ý nghĩa lịch sử mà ông đã làm. Đó là việc ông hủy án minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn Nguyễn Trãi đã bị tiêu hủy sau vụ án "Lệ Chi viên". Chính Lê Thánh Tông đã cho tạc bia về Nguyễn Trãi: "ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao Khuê).
Một nhà thơ hào tráng

. Đứng đầu hội văn học Tao Đàn, Lê Thánh Tông cũng dẫn đầu phong trào sáng tác. Thơ Lê Thánh Tông để lại khá nhiều và có giá trị cao về nội dung tư tưởng. Qua thơ ông, chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn nhân cách, tâm hồn ông, một tâm hồn gắn bó mật thiết với non sông, đất nước, với nhân dân, với những truyền thống anh hùng của dân tộc, của Tổ tông, mà còn thấy được khí phách cả một thời đang vươn lên, đầy hào tráng:
Nắng ấm nghìn trượng tỏa trên ngọn cờ,
Khí thế ba quân át cày cáo.
Phương Đông Mặt trời mọc, áng mây nhẹ trôi,
Phóng mắt ngắm núi sông muôn dặm.
(Buổi sớm từ sông Cấm đi tuần biển Đông)

Lê Thánh Tông làm vua lúc 19 tuổi. Một năm sau, khi trách lỗi cựu thần Ngô Sĩ Liên, Nghiêm Nhân Thọ, vị hoàng đế 20 tuổi bảo họ: "Ta mới coi chính sự, sửa mới đức tính, ngươi bảo nước ta là hàng phiên bang của Trung Quốc thời xưa, thế là ngươi theo đường chết, mang lòng không vua". Đó là tiếng nói của một ý chí tự cường dân tộc, động lực mãnh liệt đưa Lê Thánh Tông đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hồi thế kỷ 15.

Giáo sư Đặng Đức Siêu
Danh Nhân Đất Việt
Lê Văn Hưu
Vua Trần Nhân Tông
Hưng Đạo vương
Thái sư Trần Quang Khải
thi nhân trong thơ Trần Quang Khải
Trần Thái Tông
Trần Thủ Độ
Hoàng Thái Hậu ỷ Lan
Lý Thường Kiệt
Lý Công Uẩn
Lê Đại Hành
Đinh Tiên Hoàng
Ngô Quyền
Khúc Thừa Dụ
Phùng Hưng
Mai Hắc Đế
Triệu Quang Phục
Lý Bí
Bà Triệu
Hai Bà Trưng
Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Trường Tộ
Ngô Thì Sĩ
Lê Quý Đôn
Lê Hữu Trác
Lê Thánh Tông
Lý Nhân Tông
Ngô Sĩ Liên
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Lê Thái Tổ
Nguyễn Trãi
Lý Tử Tấn
Tuệ Tĩnh
Phan Phu Tiên
Hồ Quý Ly
Trần Khát Chân
Trần Khánh Dư
Trần Nhật Duật
Chu Văn An
Nguyễn Bá Lân