Giã Từ
Tác giả: OCR
'Khi biết rõ vạn pháp đều là hư huyễn, con người sẽ giải thoát khỏi mọi xiềng xích của chấp thủ ràng buộc.'
Dharamsala, Ấn Đô.
Chú rắn hổ mang trườn mình băng qua khu vườn và thản nhiên lè lưỡi chích nọc độc vào mọi chướng ngại gặp phải trên lối đi. Từ hơn 400 năm nay điều này cũng chẳng có gì thay đổi ở đây.
Một nhóm tăng sinh đầu cạo sạch tóc, khoác trên người bộ tăng y đang hăng say tham dự buổi tranh luận giáo lý sôi nổi. Họ vỗ tay, dậm chân và lớn tiếng đối đáp. Nơi khu vườn, khung cảnh sinh hoạt xảy ra như một cuộc khiêu vũ lạ lùng. Các sư vặn người như chuẩn bị ném banh, vung tay vào không khí, hai bàn tay vỗ mạnh vào nhau, chân dậm mạnh và cất giọng sang sảng: 'Ngộ! Ngộ!' Âm thanh chữ Ngộ vang rền dội ngược lại từ phía cuối vườn.
Bây giờ là 9 giờ sáng tại viện Lý Luận Phật Học. Các tăng sinh đang tham dự một buổi lý luận về giáo lý. Thầy Konchog Kusho Osel là người yên lặng nhất trong nhóm. Thầy là cậu bé từng có tên Donlad Phạm từ thành phố Laguna Niguel, California, Hoa Kỳ. Cậu bé người Mỹ gốc Việt Donald thích truyện khoa học giả tưởng, nghe nhạc trẻ và thích ăn món Del Taco bây giờ là một tăng sĩ hành trì giới luật nghiêm cẩn và nói tiếng Tây Tạng một cách thông suốt. Tay lần chuỗi tràng hạt, thầy đang sử dụng những kiến giải Phật Pháp để lý luận và chất vấn hai vị tăng sinh lớn tuổi khác. Thầy bảo: 'Không phải tất cả mọi chúng sinh đều hiểu được bản thể vô thường của âm thanh.'
Giọng của thầy nhẹ nhàng thân ái khác hẳn những người khác. Khi thầy vỗ hai tay vào nhau cũng dịu dàng hơn. Khi đối phương bị kém thế, thầy cất tiếng nói chữ 'Ngộ!' theo nghi thức cũng khoan hòa hơn. Những buổi thực tập lý luận Phật học gay go như thế này là phương tiện các vị Lạt Ma Tây Tạng giúp tăng sinh mài dũa trí tuệ để đạt được những kiến giải thâm diệu trong giáo lý Phật môn. Đây là phần quan trọng trong suốt học kỳ 20 năm đào tạo các vị Luận Sư Phật Học. Vị tăng đang đối chất với thầy vừa chuẩn bị cật vấn thầy trở lại, thì bỗng có người la lớn. 'Rắn! Rắn hổ mang.'
Thầy Kusho cùng các tăng sinh khác chạy ùa về hướng chú rắn nhỏ đang lẫn nhanh vào đám cỏ. Đó chỉ là một chú rắn con. Nhưng bây giờ cậu bé từng lớn lên trong một gia đình hiếm khi có một con ruồi trong nhà đã hiểu rằng nọc đọc của một chú rắn hổ mang nhỏ bé cũng nguy hiểm vô cùng. Thầy bước lùi về phía sau khi chú rắn thè lưỡi như muốn tấn công. Sát sinh là điều cấm kỵ trong Phật giáo. Bởi vì chú rắn nhỏ bé kia có thể là người thân của mình trong một tiền kiếp nào đó. Thầy cầm một cành cây dài tiến về chú rắn nhưng không phải để tự vệ. Thầy không nỡ sát hại một sinh vật. Nhẹ nhàng và cẩn thận thầy dùng thanh cây từ từ đưa chú rắn ra khỏi khu vườn.
Thầy Kusho đang sống ở một nơi xa thật xa căn nhà của thầy trước đây. Căn nhà với những thảm cỏ xanh mướt luôn được chăm sóc cẩn thận hàng tuần.
Ý Chí Sắt Đá
Cụ Nguyễn Văn Nam, ông ngoại của Donald, vô cùng tức giận khi biết tin cô con gái quyết định gửi đứa cháu ngoại sang sống trong tu viện ở Ấn Độ.
Cụ lập tức triệu tập khẩn cấp một buổi họp toàn gia đình. Hàng chục người con của cụ đều hiện diện nơi phòng khách tại căn nhà ở Hunginton Beach. Chị Huyền cũng có mặt với nhiều lo âu hồi hộp.
Một buổi thảo luận sôi nổi trong gia đình đã diễn ra. Các cậu và dì của Donald cho rằng cháu trai mình mới có 12 tuổi đầu. ' Tại sao chị có thể bắt cháu một thân một mình sống xa gia đình cả nửa vòng trái đất như vậy?'
Chị Huyền trả lời rằng cháu đâu có phải sống một mình. Donald sẽ được sự chăm sóc của bậc đạo sư đáng kính nhất trong thời đại của cháu. Đại sư Lati cũng là vị phụ tá tinh thần của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Nhưng tại sao chị lại chia cách cháu với gia đình? Cháu là một học sinh xuất sắc đang sống tại Hoa Kỳ, một đất nước mà mọi người trên thế giới đều muốn con mình được theo học. Tại sao chị lại gửi cháu sang Ấn Độ, một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới? Chị Huyền cho gia đình biết rằng Donald là người ngoại quốc đầu tiên được chấp nhận vào tu viện Gaden Shartse nổi danh. Đây là một đặc biệt lớn lao trong suốt 600 năm quạ Và chương trình học tại đây còn khó hơn những trường tư thục tại Hoa Kỳ.
Ông ngoại bảo rằng Donald là đứa cháu ngoan và dễ thương. Cháu muốn giúp đỡ người khác là điều đáng khuyến khích. Nhưng Donald đâu có muốn vào sống trong tu viện. Đây chỉ là ước muốn của cha mẹ cháu mà thôi. Cháu không có con đường nào khác để lựa chọn.
Chị Huyền trả lời cụ rằng chị không hề ép buộc Donald. Mà chính Donald đã tự nguyện như thế. Ngay từ lúc mới 8 tuổi, Donald cũng đã muốn đi tu rồi. Chị tin chắc rằng trong tiền kiếp vừa qua Donald là một vị cao tăng. Chị cũng tin rằng chính Donald đã đưa chị về với Phật Giáo Tây Tạng ngay khi còn trong bụng mẹ.
Chị Huyền tin rằng đây là một hướng đi mà cháu cũng nên thử quạ Nếu không thích, bất cứ lúc nào cháu cũng có thể trở về với gia đình. Chị có biết một vị là tu sĩ trong 20 năm, từng là thông dịch viên cho Đức Đạt Lai Lạt Mạ Nhưng sau đó người này xả giới và học lấy văn bằng tiến sĩ của đại học California (UCLA) và hiện đang giảng dạy tại đại học Santa Barbarạ Chị Huyền bảo rằng Donald rất thông minh, và là công dân Hoa Kỳ, cháu có thể xả giới trở về với gia đình, theo học lấy văn bằng tiến sĩ bất cứ lúc nào cháu muốn.
Chị Huyền tin rằng, được sinh ra làm người là một phước báu và con người phải sống một cuộc đời có ý nghĩa cao thượng. Người thế tục có thể tạo lập công đức bằng cách làm những công việc phước thiện thế gian. Nhưng một tăng sĩ quy nguyện cả cuộc đời với giáo lý của Đức Thế Tôn sẽ có được công đức vô lượng. Điều này không những giúp tự giải thoát cho chính mình mà còn có thể xoa dịu khổ đau của chúng sinh trong hạnh nguyện tự độ độ thạ Nhờ thế trong kiếp lai sinh cháu sẽ có một cuộc sống toàn mỹ hơn. Đây chính là điều vô cùng quan trọng đối với chị Huyền.
Chị Huyền nói với gia đình: 'Con chỉ muốn cháu thử qua. Rồi ngoại sẽ thấy. Đây là con đường thích hợp nhất cho cháu.'
Những Ngày Cuối Cùng
Trong nhiều tháng, Donald vẫn tiếp tục theo học tại trường trung học Aliso Viejo, và chăm chỉ làm bài cho chương trình lớp 7 tại trường. Vào những ngày thứ Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật hàng tuần, Donald cũng đều đặn theo mẹ đến chùa để luôn ghi nhớ trong đầu rằng: 'Nếu không được soi sáng bởi chánh kiến chúng sinh sẽ mãi mãi chìm đắm trong đau khổ của bóng tối vô minh.'
Nhưng mọi việc đã không còn bình thường như trước nữa.
Từ bé đến giờ, Donald chưa hề rời khỏi Hoa Kỳ, ngoại trừ một chuyến du lịch sang Canadạ Đó là lần duy nhất Donald sống xa gia đình trong một vài ngày. Từ lúc nào đến giờ hai chị em gái và các anh em con cậu dì là những người bạn thân nhất đối với Donald. Ở nhà đã có mẹ chăm lo mọi thứ, từ làm giường, dọn phòng đến mua sắm áo quần cùng lo những bữa ăn. Từ lúc bé cho đến giờ, Donald vẫn luôn ngủ bên cạnh bố.
Rồi đây cậu bé sẽ sống cách xa gia đình cả 10.000 dặm với 12 múi giờ sai biệt.
Căn phòng ngủ là một thế giới riêng biệt của Donald. Những con thú nhồi bông cùng các nhân vật phim ảnh tuổi thơi như Batman, Mickey Mouse, Wile Ẹ Coyote chất đầy nơi kệ tủ. Trên trần nhà được gắn đầy những ngôi sao lân tinh sáng lung linh khi tắt đèn. Một bộ đồ bơi treo nơi tủ áo quần. Chiếc giường ngủ gọn gàng được phủ tấm trải giường thẳng nếp và thơm mùi vải sạch. Căn phòng được lót thảm dày êm mịn, phòng vệ sinh sạch sẽ không một vết bẩn. Từ phòng ngủ nhìn ra khung cửa sổ là biển Thái Bình Dương với màu xanh thẫm bao la trải rộng cuối chân trời.
Hầu như mọi buổi tối, chị Connie luôn thích vào nghịch phá trong căn phòng của Donald. Chị hai Connie rất thích đứa em trai. Donald là người mà chị Connie có thể chuyện trò tỉ tê Chị thì thích nói luôn miệng, em thì im lặng ngồi chăm chú nghe. Connie luôn thao thao nói về mọi đề tài bất công trong cuộc sống, từ những biến động trên thế giới cho đến những sinh hoạt trong trường lớp. Nhưng kể từ khi biết tin gia đình sẽ gửi Donald sang Ấn Độ tu học giọng nói của Connie trở nên trầm buồn khác xưa.
Connie rất lo lắng cho đứa em trai. Chú em luôn sẵn sàng làm mọi điều để vui lòng cha mẹ. Connie cảm thấy bổn phận của mình là phải cho Donald biết rõ những gì em sẽ phải từ bỏ một khi sống xa gia đình. Căn nhà êm ấm tiện nghi, trường học và bè bạn, cùng những áo quần đắt tiền và ngay cả những món ăn ngon do mẹ nấu. Connie cho biết: 'Tôi không khuyến khích cũng chẳng chống đối sự việc nầy. Tôi chỉ muốn Donald biết rõ những gì em đang làm.'
Hàng đêm, Connie thường hỏi em: 'Em có biết chắc rằng em thật sự muốn sống như vậy hay không?' Và cứ mỗi lần nghe chị hỏi, câu trả lời của Donald cũng vẫn giống nhau. Đó là im lặng thản nhiên.
'Donald chỉ im lặng nhìn lên trần nhà và đôi lúc liếc nhìn tôi như muốn nói, 'Bộ chị khùng rồi sao? Chị nghĩ rằng em sẽ làm như vậy dù em không thích?'. Nhưng Donald không hề trả lời thẳng với tôi. Em không bao giờ nói rõ ràng một tiếng 'ừ.' Điều này khiến tôi rất khó chịu, và ngay cả đến hôm nay tôi cũng chẳng an tâm tí nào.'
Lịch trình cho chuyến đi đã được chuẩn bị. Cả gia đình sẽ cùng sống với Donald tại Ấn Độ trong 6 tuần lễ. Donlad, chị Connie, em gái Christine cùng mẹ và một người dì sẽ được vị đại sư trụ trì chùa Tây Tạng ở Los Angeles hướng dẫn qua Ấn Độ. Đi theo phái đoàn còn có thêm một số đệ tử của Geshe-lạ Mọi người sẽ khởi hành trong tháng Hai năm 1999. Nha sĩ Hỷ vì phải trông coi phòng mạch không thể vắng mặt lâu ngày nên hẹn sẽ gặp mặt con trai cùng gia đình tại Ấn Độ vào tháng Bạ Sau đó, cả nhà sẽ trở về Mỹ vào ngày 18 tháng Ba, riêng Donald thì ở lại Ấn Độ. Một sự trùng hợp lạ lùng. Hôm ấy cũng chính là ngày sinh nhật thứ 13 của Donald Phạm.
Donald lo thu xếp đồ đạt cho chuyến ra đi. Cậu con trai mang theo những vật dụng cần thiết, vài quyển sách, giày vớ, CD và máy nghe nhạc, thêm một vài nhân vật Batman, Goofy, Wile Ẹ Coyote. Cậu bé hoàn toàn chưa có khái niệm gì về cuộc sống mới đang chờ đón.
Ấn Độ.
Chuyến phi cơ hạ cánh vào lúc trời sẫm tối. Ấn Độ vẫn còn trong mùa đông, nên thời tiết tương đối mát mẻ dễ chịu.
Sau 24 giờ bay, đôi mắt cả ba chị em đều mỏi mệt vì thiếu ngủ. Donald, Connie và Christine chen nhau ngồi trong chiếc taxi đưa mắt nhìn ra cửa. Dọc theo con đường từ phi trường về thành phố là những khu nhà nghèo nàn tồi tệ liên tục hiện qua khung cửa xe, như những hình ảnh bất tận phản chiếu qua lại từ hai mảnh gương đối mặt. Những căn nhà tồi tàn được dựng lên sơ sài bằng một vài tấm tôn và những tờ giấy hộp. Căn nọ tựa sát căn kia, lởm chởm, xiêu vẹo, nghiêng ngả như một con người say rượu đang lè nhè bước thấp bước cao. Đám trẻ con nô đùa đuổi chạy trên những mảnh đất ngập đầy rác rưới.
Qua khỏi khu nhà ổ chuột, chiếc taxi đưa mọi người vào thành phố với những kiến trúc cũ kỹ từ thời Victoria đang vào thời kỳ hư nát. Những người đàn bà Ấn Độ quấn những chiếc sari đỏ vàng xanh tím như đang trôi bồng bềnh lạc lỏng giữa những kiến trúc trang trí kiểu Gothic của đế quốc Anh. Trên cao dọc theo những hành lang, áo quần nhiều màu sặc sở vừa được giặt xong đang treo phơi còn nhỏ nước. Những chú bò chậm rãi bước đi trong dòng xe cộ đông đúc, thỉnh thoảng dừng chân sục sạo nơi những đống rác cao ngất. Những chiếc xe bus hai tầng sơn màu đỏ lượn lờ chung quanh bức tượng nữ hoàng Victoria rồi lao thẳng vào khu thị tứ ồn ào hỗn loạn. Đây là thành phố với hơn 13 triệu người đang sinh sống. Một nửa trong số đó vẫn chưa có điện và nước máy.
Những chiếc xe bán thức ăn cũ kỹ như đang rên mình vì các mớ thức ăn lạ lẫm được chất từng đống cao nghệu. Đám người bán hàng rong lớn tiếng rao mời khách mua trầu cau nhai cho vui miệng. Đàn ông Ấn Độ thường có thói quen nhai trầu. Họ vừa nhai vừa nhổ vương vải những vệt nước trầu đỏ loét trên tường hoặc dọc lối đi.
Donald và Christine run rẩy thu người trong ghế khi hàng chục người ăn xin ùa nhau chen lấn bên ngoài cửa xe. Những người ăn xin bị bệnh phong cùi với những vết thương lở lói đưa tay về phía trước. Có những bàn tay đã rụng hết ngón chỉ còn trơ lại khoảng xương trắng đục ghê mình. Những đứa bé gái ăn xin nghèo nàn rách rưới chỉ vừa khoảng tuổi Conniẹ Chúng bế ngang hông những đứa em ốm chỉ còn da bọc xương đưa tay năn nỉ: 'Baksheesh, baksheesh.' ('Tiền. Tiền.')
Donald muốn cho họ một ít tiền, nhưng trong túi cậu không có một đồng. Chị Huyền có cảm tưởng những người ăn xin đang muốn nuốt chửng mọi người trong xe.
Ngôi Nhà Mới
Gia đình phải mất hai ngày nữa để tiếp tục cuộc hành trình, lúc bằng phi cơ khi dùng xe bus qua những chặng đường đầy bụi bặm. Cuối cùng phái đoàn đã đến tu viện Tây Tạng tại thành phố Mundgod thuộc bang Karnataka vùng Nam Ấn . Khí hậu ở đây khá nóng. Tu viện Gaden Shartse tọa lạc trên một ngọn đồi, hoàn toàn độc lập với thế giới bên ngoài.
Bấy giờ là 10 giờ đêm. Mọi người đều mỏi mệt sau chuyến hành trình. Trời đã tối khiến Donald không nhận rõ được khung cảnh nơi cậu sẽ sống trong thời gian tới.
Nhiều tăng sĩ ra tận cổng để đón khách. Mọi người đều vui mừng khi biết cả gia đình bình an, không gặp trở ngại dọc đường dù đã bị trễ hơn 4 tiếng đồng hồ. Sau khi cúi đầu chào mọi người, các vị tăng hướng dẫn khách ra mắt đại sư Latị Con đường nhỏ dẫn mọi người đến một căn nhà 3 tầng, với một khu vườn hoa có hàng rào sắt chung quanh. Đây là nơi đại sư Lati trú ngụ, vị đạo sư mới của Donald. Lati Rinpoche sẽ là bậc đạo sư giữ vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời Donald Phạm.
Cả gia đình tiến vào một căn phòng nhỏ, bài trí đơn giản. Đây là căn tịnh thất của đại sư Latị Ở tuổi 77, đại sư có dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt hơi gầy, tay chân khẳng khiu và đôi vai hơi còng xuống. Đỉnh đầu đại sư được cạo sạch tóc, vòng theo hai bên đầu là những sợi tóc bạc phơ mọc lưa thưa. Đôi mắt đen tuyền của ngài ngời sáng. Được ấn chứng là tái sinh của một vị cao tăng, đại sư được mọi người kính trọng tuyệt đối và xem người như là một vị thánh tăng cùng là một học giả uyên thâm Phật Pháp. Đại sư là một trong số rất ít các vị Lạt Ma tại thế đã từng xuất thân từ tu viện cổ xưa ở ngay trên đất nước Tây Tạng. Đại sư cũng là tác giả cuốn Tử Thư mà nhờ đó đã đưa chị Huyền về với Phật Giáo Tây Tạng.
Hiện tại, ngài chỉ hướng dẫn riêng biệt cho các tăng sinh được ấn chứng là tái sinh của những vị Lạt Ma cao cấp. Ngài đã kỳ vọng rất nhiều vào tương lai của Donald và dành cho cậu một chương trình tu học đặc biệt.
Donald cung kính chấp hai tay, cúi đầu sát đất lạy ba lần hành lễ ra mắt vị đạo sự Điều này không những chứng tỏ sự cung kính đối với bề trên mà còn là một nghi lễ dùng phá tan những kiêu căng ngã mạn còn tiềm ẩn trong con người.
Đại sư Lati vui vẻ cười nhận lễ cùng ban phép lành cho Donald để chào đón người đệ tử Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên trong đời của ngài. Sau khi nghi thức ra mắt, mọi người được mời dùng trà và kể chuyện về cuộïc hành trình của gia đình. Trong câu chuyện đại sư Lati cho gia đình biết tin về buổi lễ xuất gia dành cho Donald. Buổi lễ sẽ được thực hiện trong một vài ngày tới. Đây quả là một biến cố quan trọng đối với cậu bé. Donald vui mừng vô hạn, lòng nôn nao chờ đợi như cặp trai gái đang hồi hộp trông chờ ngày lễ cưới.
Đại sư mời cả gia đình cùng ăn tối với các đệ tử của ngài nơi một chiếc bàn dài trong nhà bếp. Sau đó Donald được hướng dẫn về phòng riêng của mình.
Căn phòng nằm trên tầng hai của tòa nhà, hoàn toàn khác biệt với căn phòng riêng của cậu ở nhà. Cửa được khóa bởi một chốt then cài. Trong phòng, ba chiếc giường ngủ kê thành một dãy trên sàn xi măng trơ trụi. Tường được sơn màu xanh nhạt như trong bệnh viện. Trên trần là một chiếc quạt máy treo hững hờ. Kệ tủ chứa đầy những quyển sách, chai lọ thuôc men cùng những vật dụng cá nhân lặt vặt. Donald đặt những con thú nhồi bông vào nơi ngăn kệ dành riêng cho mình. Nơi cửa sổ được trang trí một hoa văn Tây Tạng truyền thống bằng sắt. Đó là hoa văn một nút thắt vô tận không đầu mối, tượng trưng cho sự liên hệ chập chùng giữa muôn vật. Dưới cầu thang là nhà vệ sinh với chiếc bồn cầu kiểu Á châu mà Donald sẽ sử dụng chung với hai bạn đồng tu cùng sống chung phòng. Người nào cũng gấp đôi tuổi đời của cậu. Họ biết nói tiếng Anh rất ít. Donald thì chưa biết tiếng Tây Tạng.
Gia đình của Donald sẽ sống nơi khu vực dành riêng cho khách. Nhà vệ sinh ở đây là nơi duy nhất có bàn cầu kiểu Tây phương. Connie khuyên em hãy dùng nhà vệ sinh này khi cần, nhưng Donald từ chối đặc ân này. Cậu không muốn mình quá đặc biệt so với người khác như lúc còn ở nhà nữa. Những chuyến bay dài mệt mỏi khiến mọi người chợp mắt đi vào giấc ngủ một cách khó khăn.
Tiếng chuông nơi tu viện vang lên bắt đầu cho một ngày khi mặt trời chưa mọc. Hàng trăm tăng sĩ trong những bộ tăng y màu đỏ thẫm yên lặng tiến về Phật đường cho thời công phu sáng khiến khung cảnh trở nên trang nghiêm lạ thường. Lời kinh trầm hùng của mọi người trở thành những âm thanh linh thiêng thoát tục vang đều đều khắp Phật đường.
Sau thời công phu sáng, tăng sinh bắt đầu dùng điểm tâm. Buổi ăn sáng hoàn toàn mới lạ đối với Donald. Mọi người dùng trà có pha muối và bơ cùng những mẫu bánh mì nâu xám cứng ngắt khó nhai.
Chuyển Hóa
Sự chuyển hóa một cậu bé Hoa Kỳ gốc Việt để trở thành một vị Lạt Ma Tây Tạng bắt đầu từ buổi lễ thế phát. Đầu tóc của Donald đã mấy tháng trời chưa cắt. Những lọn tóc đen bồng bềnh phủ dài che kín mắt. Một vị tăng dùng tấm vải che quanh cổ Donald và trao cho Geshe-la lưỡi dao cạo. Vị đại sư nhẹ nhàng cuộn từng mớ tóc và dùng lưỡi dao cắt ngắn. Từng lọn tóc đen mượt quyện rơi xuống sàn nhà. Lễ thế phát xuất gia là một nghi thức từ chối mọi vẻ đẹp hư huyễn thế gian và nguyện lòng quy hướng nếp sống tâm linh mới. Sau khi cắt ngắn, vị đại sư hành lễ cẩn thận cạo tận chân tóc. Đầu của Donald bây giờ đã trở nên bóng loáng sạch nhẵn tóc với hình ảnh của một vị tăng sĩ xuất gia. Mẹ của Donald cúi xuống nhặt một vài lọn tóc giữ làm kỷ niệm.
Donald đưa hai tay lên vò chiếc đầu nhẵn nhụi và cười ngơ ngác. Connie lên tiếng để em trai an lòng: 'Donald. Trông em thật ngộ.'
Hôm sau là ngày 14 tháng Hai năm 1999. Đây là ngày đầu năm mới của lịch Tây Tạng. Lễ tết Losar là một ngày rất tưng bừng đối với người Tây Tạng cũng là ngày cậu bé Donald chính thức nhận lễ thọ giới xuất gia. Buổi lễ sẽ được tổ chức theo nghi thức cổ truyền. Từ đây Donald sẽ trở thành một tu sĩ, pháp danh Konchog Kusho Osel - Quang Minh - quy nguyện thân tâm sống đời tăng sĩ trong tu viện.
Thầy Kusho thức giấc vào lúc 3 giờ sáng, dùng một buổi điểm tâm nhẹ để chuẩn bị cho buỗi lễ thọ giới xuất gia. Đại sư Lati trang trọng trao cho thầy bộ tăng y linh thiêng đầu đời màu đỏ thẫm mịn êm, rực rỡ. Thầy đã từng nhìn những vị cao tăng mặc những bộ y này. Điều này thật ngoài sự mong ước của thầy. Giờ đây thầy cũng sẽ khoác lên người chiếc tăng y như thế.
Bộï tăng y gồm nhiều lớp vải được khoác nhẹ chung quanh người và sẵn sàng rơi tuột khi lơ đãng. Điều này cũng nhằm mục đích răn nhắc tăng sinh phải luôn giữ sự tỉnh thức thân tâm trong mọi hành vi tạo tác. Những vị tăng phụ lễ giúp thầy khoác bộ tăng y đầu đời. Đắp xong chiếc y Donald bước về hướng hành lang để gặp mẹ cùng sẵn sàng cho buổi lễ.
Nhìn đứa con trai trong hình dáng hoàn toàn đổi mới, tim chị Huyền đập mạnh. Donald lúc ấy trông như vị một cao tăng lớn tuổi, tuy dáng người nhỏ nhắn. Chị Huyền nói: 'Donald bây giờ hoàn toàn thay đổi. Ngay phút giây đó, tôi biết cháu không còn là của mình nữa.'
Hơn 1,500 tăng sĩ của tu viện cùng tiến về hướng Phật đường. Buổi lễ cho ngày đầu năm rộn rã và nhộn nhịp như một đám cưới đầu xuân. Tiếng kèn đồng, thường chỉ dùng trong dịp lễ cung nghinh những vị cao tăng khả kính, vang lên liên tục đón mừng Donald bước vào điện Phật. Tiếng chuông và tiếng chập chõa hòa cùng tiếng trống dập dồn khi buổi lễ bắt đầu. Những nén nhang thơm được đốt lên. Phật đường lại vang rền thời kinh cầu nguyện và bài kệ tán thán công đức Tam Bảo, Phật - Pháp - Tăng. Donald cảm thấy lòng choáng ngợp nỗi vui mừng trong ngày đại lễ quan trọng.
Những vị Lạt Ma cao cấp ngồi xếp bằng nghiêm cẩn trên tòa cao được phủ vải vàng và đỏ ngay phía trước bàn thờ. Donald cúi đầu lạy những bậc đạo sư, cầu nguyện cho các vị luôn được khinh an trường thọ và thành kính dâng lên các ngài những tấm khăn trắng đã được ban phép lành theo nghi thức Phật Giáo Tây Tạng. Một buổi điểm tâm được dành riêng cho gia đình gồm lúa mạch, nho khô và trà chuẩn bị cho suốt một ngày hành lễ.
Gia đình chị Huyền bắt đầu lễ cúng dường cho 1500 vị tăng trong tu viện. Chị Huyền mặc một chiếc áo già lam màu nâu theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam, tay khệ nệ Ôm từng xấp tiền Ấn Độ lần bước qua từng hàng tăng sĩ. Tiếng cầu kinh vang lên khắp Phật đường. Đến trước mỗi vị tăng chị Huyền cung kính cúi đầu đặt vào tay mỗi vị 30 rupee để cúng dường. Donald theo sau mẹ, trao tặng cho mỗi huynh đệ đồng môn 10 rupee. Chị hai Connie và em gái Christine cũng cúng dường mỗi chư tăng 5 rupeẹ Số tiền khoảng hơn một dollar Mỹ cho mỗi vị. Đây là một gia tài nhỏ đối với các tăng sĩ trong tu viện. Buổi lễ cúng dường chư tăng nhằm tạo lập công đức giúp cho gia đình thoát khỏi những chướng ngại trong tương lai. Khi buổi lễ cúng dường kết thúc, mọi người trong gia đình đều cảm thấy lưng mỏi nhừ vì phải cúi gập người trong suốt bao nhiêu lần trước tăng chúng.
Những chiếc trống thật to nơi Phật đường được đánh vang lên rộn rã. Cậu bé trai này có xứng đáng được gia nhập tăng đoàn trong tu viện hay không? Cậu đã từng từ bỏ ngai vàng và sự luyến ái vợ chồng con cái? Cậu đã từng là nô lệ, ác quỷ, sát nhân, trộm cướp hay bạo chúa?
Không. Thầy đã được giải thoát. Như tất cả mọi tăng sĩ đã từng trải qua, hôm nay thầy thành tâm ăn năn sám hối nguyện tiêu trừ mọi nghiệp chướng đã tạo ra trong kiếp này cũng như trong vô lượng kiếp trước. Thầy thành tâm sám hối những lỗi lầm đã tạo ra từ thân khẩu ý do tham sân si sai khiến.
Tiếp theo là lễ thọ giới được tổ chức nhưng gia đình không được phép tham dự. Thầy sẽ thọ 36 giới tỳ kheo giúp thầy sống cuộc đời kham nhẫn trong tu viện, nguyện chứng quả giác ngộ, thoát khỏi sinh tử luân hồi và cứu độ chúng sinh. Nguyện tuân theo giới luật, thầy không được phạm giới sát sinh giết hại sinh vật, không được trộm cắp, say sưa, ca hát và luyến ái tình dục. Những giới luật này cần phải được hành trì nghiêm cẩn dù khó trì khó giữ. Tăng sĩ phải nguyện giữ giới suốt đời. Một khi phạm giới cũng có nghĩa là nghiệp chướng sẽ trùng trùng trổi dậy, không những gây nguy hại đến huệ mạng của chính cá nhân mà còn ảnh hưởng đến vô số chúng sinh khác.
Vị đại sư chủ lễ đọc một bài kinh ngắn, thổi những làn hơi ban phép lành và tay chạm nhẹ vào chiếc tăng y để kết thúc buổi lễ truyền giới cho thầy Kusho.
Gần 5 tiếng đồng hồ đã trải qua cho buổi lễ truyền giới. Mặt trời đã lên cao. Cậu bé Donald Phạm giờ đây không còn nữa. Mẹ của thầy thổn thức khóc trong sung sướng. 'Tôi choáng ngợp bởi một niềm an lạc vô biên. Giờ đây tôi cảm thấy thực sự nhẹ nhàng. Mọi ràng buộc và những tầm thường của thế gian trong đời sống thường ngày hoàn toàn tan biến. Lòng tôi vô cùng sung sướng và an lạc. Tôi đã hoàn thành trong nhiệm vụ nuôi nấng và đưa thầy về nơi tự viện. Đó là nơi chốn mà thầy luôn mong muốn trở về.'
Lễ Ban Phép Lành Đặc Biệt
Sau buỗi lễ thọ giới của thầy Kusho, cả phái đoàn khởi hành đi Dharamsala, một thành phố nhỏ nằm dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn gần biên giới Trung Hoa và Pakistan. Tại đây gia đình sẽ tham dự những buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong 3 tuần lễ, và giới thiệu đến ngài vị tiểu tăng người Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên của Phật Giáo Tây Tạng.
Mấy năm trước đây gia đình chị Huyền cũng đã từng tham dự những buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào mỗi dịp ngài viếng thăm Hoa Kỳ. Ngài là hóa thân của Đức Quán Thế Âm trở lại thế giới này với bổn nguyện cứu độ chúng sinh. Giờ đây cả gia đình có cơ hội được yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vinh dự lớn lao và cơ duyên quý báu đối với mọi người.
Chiếc taxi chở mọi người chậm chạp leo con đường dốc thẳng đứng với nhiều ổ gà to tướng. Dọc theo đường tài xế phải cẩn thận né tránh những chú bò và chó hoang cùng những chiếc xe bus lao ngược chiều. Con đường chật hẹp trông thật đáng sợ, bám vào sườn đồi như một sợi dây nơ rã rời chực đứt. Nhiều lúc mọi người phải hoảng hồn giật thót khi một chiếc xe tải thình lình hiện ra ngay trước mặt qua một khúc cua thật gắt. Nghe tiếng kèn xe, người tài xế taxi phải đạp mạnh chân thắng và bẻ gấp tay lái để nhường đường.
Cuối cùng gia đình cũng đến biệt điện Tsuglagkhang một cách an toàn. Đây là một tòa kiến trúc khiêm nhường tượng trưng cho thánh điện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thủ đô Lhasa nơi quê hương Tây Tạng. Ngôi biệt điện vươn cao, nổi bật giữa những cánh đồng. Phái đoàn tiến về khu tịnh thất dành riêng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi kiểm soát người lính gát cổng Ấn Độ lần lượt cho từng người một qua cánh cổng thường được khóa kỹ.
Không khí mát mẻ của vùng núi cao khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái. Phái đoàn tiếp tục đi trên con đường dốc về ngôi nhà nhỏ nằm trên đỉnh đồi giữa khu vườn hoa màu tím. Từ đây nhìn xuống, thành phố Tiểu Lhasa của Tây Tạng như đang bám vào vách núi cheo leo một cách cương quyết, như tâm hồn người dân Tây Tạng luôn kiên trì bảo tồn truyền thống dù sống cuộc đời lưu vong.
Mọi người được hướng dẫn tiến vào căn phòng chờ để được tiếp kiến. Connie tò mò nhìn vào sổ danh sách khách viếng thăm thì mới biết rằng nam tài tử điện ảnh nổi tiếng Hoa Kỳ Richard Gere vừa mới đến đây. Sau đó cả gia đình tiến về khu vườn nhiều bông hoa xanh biển và tím hồng đang nở rộ được tự tay Đức Đạt Lai Lạt Ma chăm sóc cẩn thận.
Thầy Kusho cảm thấy khô cả miệng khi Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện tiếp kiến phái đoàn. Ngài không dùng chiếc cẩm bào đính vàng dát ngọc rực rỡ dành cho vua chúa như những vị LạÏt Ma tiền nhiệm mà chỉ khoác trên người một chiếc tăng y đơn giản như thầy đang mặc trên người. Đức Đạt Lai Lạt Ma nheo mắt sau đôi kính một cách thân tình và nhoẻn miệng cười tươi chào đón những vị khách đến từ Hoa Kỳ.
Thầy Kusho bắt đầu sụt sùi khóc trong vui sướng và hạnh phúc. Hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má. Đại diện cho gia đình chị Huyền, Geshe-la nghiêm trang cúi rạp mình sát đất hành lễ ra mắt Đức Đạt Lai Lạt Mạ Sau khi hành lễ, Geshe-la trân trọng giới thiệu thầy Kusho cùng ngài, và thưa rằng đại sư hy vọng một ngày nào đó thầy Kusho sẽ đem những sở đắc Phật Pháp thầy có được dùng vào công việc hoằng pháp nhằm lợi lạc cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhoẻn miệng cười thân ái. Sự hiện diện của cả hai cha mẹ chứng tỏ sự hoan hỉ và đồng lòng ủng hộ của gia đình để thầy có đủ thiện duyên đi theo con đường đã chọn. Ngài làm lễ ban phép lành cho thầy Kusho và dùng tiếng Anh để khuyến khích thầy trên con đường tu học. 'Hãy cố gắng tu học để trở thành một tu sĩ tốt, và một tu sĩ có đời sống đơn giản.'
Thầy Kusho không thốt ra được một lời nào vì quá xúc động. Một vị tăng phụ lễ quàng những chiếc khăn trắng đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma ban phép lành lên cổ từng người. Sau đó thầy Kusho cùng chụp một tấm hình với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Buổi lễ tiếp kiến được hoàn tất trong vòng 10 phút và phái đoàn chào từ biệt. Tuy nhiên thầy Kusho hầu như hoàn toàn thay đổi. Sự hiện diện của vị lãnh đạo tối cao trong hệ thống Phật Giáo Tây Tạng đã khiến thầy cảm nhận một niềm hân hoan khó diễn tả nhưng đã ảnh hưởng đến thầy sâu thẳm tận đáy lòng. Thật vậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma không chỉ là một người bình thường. Đạt Lai Lạt Ma trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là Biển Trí Tuệ. Và ngài là hiện thân của lòng đại từ đại bị Đây là những hạnh bồ tát mà thầy nguyện noi theo suốt cuộc đời. Có cơ duyên chiêm ngưỡng khuôn mặt từ bi phúc hậu của ngài khiến thầy tin chắc rằng thầy đã chọn đúng đường để nương về.
Giã Từ
Hôm ấy là sáng ngày 18 tháng ba năm 1999. Mặt trời mọc rất sớm. Không khí ấm áp trong lành. Hôm nay gia đình chị Huyền sẽ từ giã thầy Kusho để trở về Mỹ. Và hôm nay cũng là ngày sinh nhật thứ 13 của thầy Kusho.
Một buỗi lễ mừng sinh nhật bất ngờ dành cho thầy được mọi người tổ chức. Trên chiếc bánh sinh nhật ghi hàng chữø Chúc Mừng Sinh Nhật thầy Kusho, không phải là Donald Phạm. Cả gia đình cùng khoảng chục vị tăng cùng hát bài Mừng Sinh Nhật, và cùng nhau ăn bánh sinh nhật vui vẻ. Mọi người cố gắng tạo một bầu không khí vui vẻ để xóa tan ấn tượng chia tay từ giã của gia đình trong ngày sinh nhật của thầy Kusho.
Hôm nay gia đình của thầy sẽ trở về Hoa Kỳ sau 6 tuần lễ sống tại Ấn Độ. Các vị tăng giúp gia đình sắp xếp hành lý đem ra ngoài sân. Thầy Kusho cũng lui tới nhắc chừng mọi người để khỏi quên hành lý.
Chiếc xe bus đón gia đình cũng vừa tới. Hành lý được chất lên xe. Nha sĩ Hỷ quay lại nói lời từ giã cậu con trai. Đứa con trai mà anh đã từng ru ngủ hằng đêm trên giường. Giờ đây cậu con trai đã theo chân Đức Thế Tôn, không còn là con của gia đình nữa. Nha sĩ Hỷ bật khóc. Và Christine cũng khóc òa theo. Thầy Kusho cố gắng kềm giữ tâm an định để tránh gây xúc động cho gia đình trong giờ phút chia taỵ Chị Huyền và Connie ngoảnh mặt không dám nhìn, cố gắng bận rộn lục lọi từng gói hành lý để kềm dòng nước mắt. Connie sợ rằng một khi đã chảy nước mắt chắc mình sẽ khóc mãi không thôi.
Đại sư Lati thân mật an ủi gia đình. Ngài bảo: 'Gia đình không nên lo lắng. Lão tăng sẽ là cha mẹ của Kusho. Lão tăng cũng sẽ là thầy và bạn của thầy Kusho trong thời gian tới.'
Khoảng chục vị tăng sinh vây quanh thầy Kusho, vẫy tay chào từ giã khi gia đình bước lên xe. Thầy Kusho nói nhỏ với mẹ.' Mẹ hãy yên tâm, đừng nên lo lắng nhiều cho con.' Chị hai Connie lên xe cuối cùng. Connie vội vàng quay đầu lại thật nhanh cố gắng ghi nhận những hình ảnh cuối cùng của đứa em trai. Nhưng trước mắt Connie là cả một đại dương gồm những chiếc tăng bào màu đỏ thẫm khiến cô gái không phân biệt được em mình là ai.
Chiếc xe bus bắt đầu chuyển bánh. Connie thảng thốt mở to mắt nhìn ra khung cửa cố gắng tìm từng khuôn mặt khi chiếc xe từ từ xa dần đoàn tăng chúng. Cuối cùng, Connie cũng nhận ra được khuôn mặt của thầy Kusho giữa đám tăng ỵ Thầy đang nhoẻn miệng cười và vẫy tay chào từ biệt gia đình. Ngay phút giây ấy, Connie bỗng có suy nghĩ rằng thầy Kusho sống ở đây là điều dĩ nhiên. Nhìn vào cung cách thầy bước đi, cách thầy khoác chiếc tăng y và sự từ chối đôi giày đắt tiền để cho người ăn xin Ấn Độ. Thầy không muốn có một cuộc sống xa cách với mọi người. Connie biết rằng đây chính là gia đình mới của thầy. Đây chính là nơi thầy muốn quay về.
Căn Nhà Cô Đơn
Tại căn nhà ở Laguna Niguel, Hoa Kỳ, bức hình của thầy Kusho chụp chung với Đức Đạt Lai Lạt Ma được treo ngay trên bệ lò sưởi nơi phòng khách. Trong hình, Đức Đạt Lai Lạt Ma nở một nụ cười từ ái. Bên cạnh là khuôn mặt của Kusho đẫm đầy nước mắt.
Nha sĩ Hỷ lại vùi đầu vào công việc. Chị Huyền lo lắng cho sức khỏe của thầy Kusho rất nhiều. Chị tự hỏi không biết thầy Kusho có quen với thức ăn và nước uống bên Ấn Độ hay chưa? Không biết thầy có đau ốm gì hay không? Bệnh suyễn của thầy có trở lại hay không? Chị nhớ con trai rất nhiều. Đó là điều bình thường và dĩ nhiên. Nhưng chị luôn tự nhắc nhở với lòng mình, về phương diện tinh thần và tâm linh thầy không còn là đứa con trai của chị nữa.
Vắng thầy, căn nhà trở nên im lặng một cách khác thường. Thầy là niềm an ủi cho Christine mỗi khi buồn lòng. Thầy là đối tượng để chị hai Connie trút bầu tâm sự. Giờ đây cả hai cảm thấy mình chẳng buồn nói năng, và cũng chẳng còn ai để nói.
Nhớ em, Connie thường thẩn thờ bước vào căn phòng ngủ của thầy, nhìn những ngôi sao lân tinh còn gắn trên trần nhà và chú chuột Mickey đã bị bỏ lại. Giờ đây trông chúng bơ vơ lạc lỏng như cũng đang nhớ người bạn cũ. Christine thì bận rộn tính toán về sự cách biệt giữa các múi giờ. Bây giờ là mấy giờ bên Ấn Độ nhỉ? Có lẽ lúc Christine thức giấc là lúc anh Donald đang chuẩn bị đi ngủ.
Vào lúc ăn cơm, xem tivi hoặc khi hai chị em đang làm bài. Connie hoặc Christine thường ngơ ngác buông câu hỏi: 'Không biết bây giờ Donald đang làm gì nhỉ?' Donald có cảm thấy cô đơn hay không? Donald có ai để nói chuyện không?
Thầy là người Hoa Kỳ duy nhất trong cả một biển người Tây Tạng. Thầy có cảm thấy lẻ loi, sợ hãi hay nhớ nhà không? Thầy có vui vẻ khi sống trong một tu viện xa nhà nửa vòng trái đất không? Thầy có dám nói ra điều này khi thầy không vui vì sống xa gia đình?